Tại sao phải viết?
Bản văn này là trích từ cuộc đàm đạo giữa Cao Hành Kiện
với Denis Langle – một nhà văn, tiến sĩ triết học Pháp là bạn thân với họ Cao.
Cao (Hành Kiện) – Thời kì tôi ở Trung Quốc, kịch bản bị
cấm diễn, tác phẩm cũng không đươc xuất bản. Lúc ấy tôi bèn trốn khỏi Bắc Kinh,
lang thang đến một số tỉnh tận biên giới, xuyên sâu vào các khu rừng nguyên thủy.
Nơi ít dân cư, trong một hoàn cảnh khác biệt như vậy, mới là lúc đạt được sự tẩm
mình trong thế giới nội tâm của chính mình. Ngày nay ở tại thế giới Tây phương,
nói về cuộc sống vật chất, tôi không thiếu một thứ gì, nhưng đối với sự khát
khao tự do cũng chỉ ở trong tưởng tượng mới có thể đạt được sự thỏa mãn.
Viết lách hay sáng tác là vượt khỏi thế giới sự vật, nhu cầu
nghệ thuật và văn học của con người chính là một thứ giải thoát khỏi thế giới sự
vật thường áp bức con người.
Lang (Langle) – Thế anh không cho rằng, có lúc nghệ thuật
hay văn học, nói một cách đại thể, chẳng qua là một thứ liên quan đến quan niệm
tự do siêu nhiên ngoài sự vật. Trong lịch sử tất cả hình thức nghệ thuật biểu
hiện đều liên quan đến sự tự do đương thời, một số mang tính có khả năng phản ứng
hiện thực, nhưng cũng không phải đều là giai đoạn tự do hiện thực.
Cao – Có thể nào đạt đến tự do tuyệt đối không? Đó là vấn
đề biện luân suy tư thuần túy không có ý nghĩa gì to lớn. Tốt hơn là chúng ta
hãy thay đổi vấn đề hiện thực hơn, là hãy nói đến chức năng của văn học hay nghệ
thuật, cứu cánh của chúng có công dụng gì? E rằng đó chỉ như một quốc vương,
khi điều kiện vật chất có đầy đủ cho ông ta chi phối. Có thể tạo tác ra một cá
nhân, về tinh thần nhìn chung lại không sao có thể thỏa mãn. Vì Thượng đế sáng
tạo ra con người với lòng tham muốn vô chừng, do đó mới sinh ra nhu cầu sáng tạo
nghệ thuật. Cũng chỉ có trong tinh thần mới có sự tự do độc lập không di dịch.
Khoa học đã giúp Lang – Anh không cho rằng sự sinh
tồn của cá nhân, từ lúc sinh ra cho đến khi chết, xuyên qua những dục vọng, những
ước muốn so với sự hình thành tác phẩm nghệ thuật cũng có đầy đủ như một sự tồn
tại ngắn ngủi tạm thời, giống như dấu ấn của một sự tuyệt vọng? Thật ra nó
cũng không có khả năng thay đổi hoàn cảnh của nó, không cứ là làm cách nào, do
động cơ nào đi nữa đều không giúp ích được gì.
Cao – Đúng vậy, chẳng qua là cố ý làm ra sự lừa dối con
người. Tôi cho rằng văn học nghệ thuật không có chút gì cải đổi được thế giới
này. Con người hay khoác lác về tác dụng của văn nghệ, cường điệu tính chất
quan trọng của nó, đều là lừa dối người ta mà thôi. Và con người lại cần sự lừa
dối ấy, ưa sống với sự thích thú như thế mới là sống.
Lang – Anh nói rằng nghệ thuật không giúp gì trong việc
việc thay đổi thế giới hiện thực này. Nhưng gần một thế kỷ, sự tiến triển của
thần kỳ đó sao? cho con người hiểu rõ về hoàn cảnh sinh tồn, vậy nghệ thuật há
lại không có cái năng lực Chức năng của nghệ thuật chỉ là nhấn mạnh vào sự tồn
tại của con người thôi ư!
Cao – Theo cá nhân của tôi mà nói, tôi không tin gì vào
sự bất tử hay bất hủ. Một con người khi nó còn tại thế, chỉ mong rằng sau khi
chết đi thì tên tuổi hay sự nghiệp của mình được trở thành bất hủ, đó là chưyên
hoang đường. Tả tác hay sáng tác đối với tôi chỉ làm cho cuộc sống tăng thêm phần
tiếp thụ và cảm xúc. Điều gọi là bất khả tri không xác định gì về vị lai, đối với
tôi không có ý nghĩa.
Lang – Dù với anh sự tả tác là để tăng thêm phần cảm thụ
trong cuôc sống, như thế tả tác cũng xuất phát từ ý chí muốn chuyển đạt đến
cuôc sống. Có thể con người trong khi tả tác, hay trong hoạt động tả tác đều
đưa đến sự sống, như thế không phải cảm thụ trong cuộc đời mà còn có ý hướng
chuyển đạt đến sự sinh tồn, ban cho nó một ý nghĩa.
Cao – Cứ theo ý nghĩa anh vừa nói, tốt hơn hãy nói đó là
một sự khiêu khích, thái độ của một sự khiêu khích nho nhỏ cũng chỉ là thái độ.
Lang – Tại sao lại không phải là sự khiêu khích chân
chính?
Cao – Dĩ nhiên có sự khiêu khích chân chính,
như đối với hành động chính trị, du hành, kháng nghị, tập họp v.v...
Lang - Anh cho rằng đó là sự khiêu khích đích thực;
nhưng tôi cho rằng đó là sự biểu hiện văn chương, có tác dụng gì đâu?
Cao – Không nói đến tác dụng nhiều hay ít, tốt hay
xấu cũng kể là khiêu khích. Đến như có ý đồ tổ chức, lợi ích ở chỗ nào thì hãy
bàn luận ở nơi khác. Sở dĩ tôi xa cách các chính trị gia cũng vì tôi tự nhận là
hiểu họ quá rõ. Lại nói trạng huống sinh tồn của con người, cứu cánh
đã biến đổi lớn, lịch sử cũng đã chỉ rõ. Lịch sử tự nó có phép tắc diễn
biến, con người không có cách gì dự đoán được. Không nói đâu xa, chỉ nhìn trong
mấy năm gần đây, bức tường vây quanh Bá Linh sụp đổ, mọi người phấn chấn. Nhưng
năm ấy trong khi đại đa số phần tử tri thức đều hy vọng mong đợi thực hiện cái
xã hội lý tưởng, lại biến thành chuyên chính đối với trí thức. Thật là tốt,
không dễ gì chờ mong cho sự chuyên chính sụp đổ. Không phải tiếp đón sự phồn
vinh của xã hội, mà là chủ nghĩa dân tộc, cùng với chủ nghĩa tư bản dã man. Phần
tử tri thức ở Đông Âu trước áp lực của nền kinh tế thị trường không
có chỗ trống nào mà không ùa vào, mà cũng chưa thu hoạch được bao
nhiêu tự do. Và sự nguy cơ của nền kinh tế Tây Âu khá phổ biến, mà có vị kinh tế
gia nào, hay xã hội học gia nào từng dự đoán đâu? Con người kém cỏi như thế mà
lại tự nguyện tin tưởng vào cái lý tưởng vĩnh viễn không bao giờ đạt
được. Lịch sử đã một lần quay lại.
Lang - Thứ nghịch lý ấy cũng có thể thuyết minh, khi con
người tả tác cũng chỉ vì sự sống, nên tả tác cùng lúc cũng là một hành vi đối
với sự cấm đoán con người, nó cách ly với người khác cùng với bên
ngoài. Trong sự khép kín, làm sao giải thích được sự nghịch lý ấy?
Cao – Có người thích chính trị, thậm chí lấy đó làm nghề
nghiệp. Làm chính trị để có ảnh hưởng điều động quần chúng. Điều
tôi nói ra, ai có nghe hay không, tôi không quan tâm. Hãy nói rõ, sự việc tôi
viết ra không nhằm giúp đỡ ai, đó là thứ minh trí. Tôi cũng không có ý đồ gây ảnh
hưởng đến ai, do đó mà tôi chán ghét chính trị. Trừ trường hợp bị lợi dụng,
tôi không hề tìm thấy kết quả gì cả. Dĩ nhiên trong cuộc sống hiện thực tương đối
mà nói, chính trị có phần tốt hay xấu, phải hay trái, có thể tôi cũng
có kiến giải và khuynh hướng chính trị của riêng tôi, nên
không cự tuyệt cái thái độ phát biểu chính trị của tôi, nhưng điều đó không
liên quan gì đến sự tôi viết lách. Tôi không hề nghĩ đến việc làm lãnh tụ nhân
dân hay là đại biểu phát ngôn của họ.Tôi viết lách là chỉ để cho tôi. Con người
phức tạp như vậy cũng có thể thành ra một đống rác, được biết mình rõ ràng. Tôi
là như thế đó, nếu như cái tự ngã không bị ràng buộc thêm thì lời nói được bành
trướng vô hạn.
Do đó, trong sự tả tác cho chính bản thân mình, tính tự trào
là điều tất yếu. Đối với Nietzsche, người ta đã nói nhiều rồi, chính cái tự ngã
của ông bành trướng đến độ thành bệnh hoạn.
Lang – Anh cho rằng khi viết lách là một cách
tự trào, tự mình chế diễu mình. Hành vi trào lộng ấy đối với thế giới cũng là đối
với chính mình, có phải nó cũng là một thứ trào lộng vô hiệu lực đối với bản
thân. Dùng sự tả tác đáng thương, thông qua mộng tưởng và tưởng tượng
để đối kháng buộc anh không thể trào lộng hiện tượng hiện thực quá tầm
thường.
Cao – Trong sự tả tác phê bình hay tự trào cái gì đen tối
đều là áp dụng phương pháp quan sát tự ngã, dùng con mắt trung tính lạnh
lùng quan sát sự bành trướng của tự ngã.
Lang – Nhưng cũng có nhiều nhà văn không có sự
bành trướng tự ngã, kể cả các nhà văn thế giới cũng không có như vậy... Có
người được coi như là tiên tri, anh chỉ nói đến sự trào lộng trong tả tác, minh
trí và điên cuồng... thao thao bất tuyệt.
Cao – Có thể họ là bậc minh trí.
Lang - Nhưng đồng thời cũng là điên cuồng,
có khi biện luận mạnh mẽ, không hề có chút khiêm tốn trong tả tác.
Cao – Tôi cho rằng những người ấy là nhân vật
chính trị, chủ yếu là đối kháng chính trị, họ đã vượt qua thân phận
của nhà văn.
Lang – Anh cho rằng đó không phải là vấn đề sao?
Cao – Tôi không có ý phê bình họ, tôi chỉ phê bình đối với
chính trị xã hội. Khác biệt ở chỗ, một loại nhà văn có tính khuynh hướng chính
trị, tác phẩm của họ cùng với khuynh hướng chính trị hợp thành một. Cũng có một
loại nhà văn khác, họ cũng phê bình xã hội, nhưng tác phẩm thì lại là một chuyện
khác. Trong số các nhà văn lưu vong, tôi lại thích một nhà văn của Ba Lan, ông
ta không những phê bình chính quyền đương thời của Ba Lan mà còn phê bình cả xã
hội thời thượng của Pháp. Nói chung có hai loại nhà văn, một loại là
các nhà văn noi theo chính trị, còn một loại là có thái độ nhiệt
tình đối với chính trị, nhưng sáng tác của họ lại không có liên quan trực tiếp
đến chính trị.
Lang - Vừa rồi bàn đến sự đối diện với tả tác
là tự kỷ, đề cập đến sự minh trí; như thế thì nhà văn Orel Nessin được kể như
là kẻ tiên tri, vậy thì sự tả tác đối với ông ta có công dụng gì?
Cao – Ông ta là kẻ đã hi sinh sự sinh nhai của đời nhà
văn, và đã sử dụng một thời gian dài không biết bao nhiêu năm để viết một bản
trường thiên mô tả chế độ chuyên chính của Liên Xô. Khi chính quyền ấy sụp đổ
thì bản án mới có thể công bố, nên tác phẩm của ông không có ý tứ gì to lớn.
Ông ta kể như đã lãng phí cả cuộc đời của một nhà văn. Tôi không phê
bình các nhà văn lao đầu vào chính trị, vì đó là việc riêng của bản
thân họ, đó là việc tôi không nghĩ đến. Nhưng ý nghĩa của việc phê bình xã hội,
tôi cho là, đối với nhà văn mà nói, không thể không có. Dĩ nhiên cái gì chúng
ta cũng phê bình, bao gồm cả chính bản thân, vậy sao lại không phê bình đả kích
chính trị? Đối diện với nhà văn không có gì là cấm kỵ, mà chỉ cần
nói lên sự thật. Nhưng tôi không thể đem hết tinh lực của cuộc đời mình dùng
vào việc đấu tranh với một chính quyền đã hủ mục; cũng không dự báo gì trước,
hay chỉ trông mong vào đó mà mà được bù đắp, đạt được tinh thần lãnh
tụ. Tôi lưu vong là để dành được quyền tự do phát biểu, làm đươc điều mà mình
muốn làm. Dĩ nhiên tôi cũng không chấp nhận rằng tả tác là để phục vụ nghệ thuật
vị nghệ thuật. Vì nghệ thuật là nghệ thuật chỉ có trong điều kiện xã
hội không cho phép mới có ý nghĩa. Đang trong khi cá nhân đối với xã hội, đối với
quyền lực đưa ra những hạn chế đối với nhà văn mà sinh ra sự phản kháng. Nếu tiền
đề đó không tồn tại, thì nghệ thuật vị nghệ thuật chỉ là sự lựa chọn của cá
nhân. Đối với tôi thì trái lại là tự mình hạn chế; đối với xã hội
tôi dựa vào đâu mà nói tự ngã bị tước đoạt, bao gồm cả đối với quyền
lợi phê bình quyền lực chính trị. Đó là nói đến tác dụng của nhà văn
trong xã hội.
Lang – Theo anh trong xã hội nhà văn có tác dụng gì
không?
Cao – Nhà văn có hai vai trò: Một là lập trường riêng lẻ
của nhà văn; hai là địa vị cống hiến sau cùng của nhà văn trong xã hội. Việc
làm của kẻ đi sau, cuối cùng là tác dụng phát ngôn của
nhà văn trong xã hội, cùng với tính cách là thân phận cá nhân, chứ không phải
là thay mặt cho nhân dân mà phát ngôn, mà chỉ là âm thanh của chính
mình; cũng có thể nghĩ đó là tác dụng của những lời khởi điểm. Tôi
cũng không tự tước đoạt các phần quyền lợi đó;
vì vậy mà tôi phản đối nghệ thuật vị nghệ thuật. tôi cho rằng đó là sự yếu hèn,
xã hội đã áp bức con người, tại sao lại không phản kháng.
Lang – Ngược lại tôi không cho rằng đó là vấn đề khiếp
nhược hay không khiếp nhược, mà là nói vơ nói quàng. Thuần túy nghệ thuật vị
nghệ thuật không sao tồn tại, vì thuần túy hình thức cũng không thể tồn tại. Sự
viết lách hay sáng tác dường như làm tăng thêm sự cảm xúc và tiếp thụ
cuộc sống, hơn nữa đời cũng có lắm việc để làm chứ không phải chỉ
có nhu cầu nghệ thuật. Thậm chí làm nghệ thuật vị nghệ
thuật đã sớm tiêu tan rồi, họ đối với quan niệm nghê thuật cũng không có gì là
tân tiên nữa.
Cao – Đúng! Chúng ta hãy trở lại với vấn đề
tác dụng của nhà văn đối với xã hội. Hành vi tả tác, cuối cùng đối với xã hội
chỉ là thứ thách thức tồn tại, dù sự thách thức không giúp ích được gì, ít ra
cũng khiến cho tự ngã được thỏa mãn. Nhìn chung con người thường hay bất mãn,
thậm chí căm hờn; tối thiểu trong, lãnh vực ấy con người có thể hành sử theo ý
chí của mình, người khác nghe hay không lại là một chuyện khác. Đối
mặt với áp lực xã hội hiện thực, con người dàn trải ra hay bộc lộ một
sự phản kháng; do đó nhiều nhà văn có thái độ biểu hiện với chính trị, nhưng ở
đó có cạm bẩy, không ít nhà văn bị rơi vào soong chảo của các chính khách, trở
thành món gia vị của họ.
Lang – Anh cho rằng họ không còn tự chủ được
sao?
Cao – Dĩ nhiên có người như vậy đó.
Lang – Tôi cho rằng họ là kẻ không tự giác để
tiến vào sự mất mát đó,
Cao – Có thể có tình huống ấy. Ban đầu trong phong trào
Đại Cách Mệnh Trung Hoa, Mao Trạch Đông cũng đưa ra bao điều hứa hẹn tốt đẹp mê
hoặc mọi người, tôi cũng đã tùng bị mê hoặc. Nhiều nhà văn Tây Phương như Sade,
và sớm hơn nhu Gide đều bị lừa. Đó là báo cáo của các bậc thức giả về
chính trị, một khi đã bị lôi cuốn vào guồng máy chính trị thì vô cùng bi thảm;
không biết mà lọt vào thì phải chui ra. lại phải đầy dũng khí và nỗ lực mới
chui ra được.
Lang – Tả tác thì phải thông qua hướng con đường tự do
có phải thế không? Phải hay không thông qua cơ cấu khép kín trầm tĩnh, thông
qua cái thời khắc độc lập hướng về tự do, hay là có thể đạt đến ảo tưởng tự do?
Cao – Đó cũng là một thứ lừa dối, không phải như vậy,
khi con người viết lách là do mình cam tâm tình nguyện tiếp thu, vì không có
cách nào chọn lựa tốt hơn.
Lang – Cũng chưa chắc! Còn có thể thực hiện một cách
khác, đánh thẳng vào chính trị chứ sợ gì?
Cao – Tôi hoàn toàn không phủ nhận các nhà hoạt động
chính trị, họ cũng giống như các nhà dấn thân vào tôn giáo, cũng có
người hoàn toàn không vụ lợi, mà vì lý tưởng hay tín ngưỡng, phụng sự một sự nghiệp vì công chúng, có thể hy sinh cả cuộc đời. Nhưng các
thứ người kiệt xuất ấy rất hiếm. Cứ theo kinh nghiệm của tôi, tôi không thể
không ủng hộ quyền lợi bản thân và cùng với các quyền lực và lợi ích
tập thể mà đấu tranh. Đó chỉ là làm tiêu hao sức lực cá nhân, nếu như chưa đạt
hiện tượng ăn tươi nuốt sống. Buổi đầu của phong trào đai
cách mệnh văn hóa, tôi ra mặt tạo phản dẫn đầu một tổ chức Hồng Vệ
binh. Có thể do nội bộ tổ chức quần chúng ấy đấu tranh đoạt quyền lực,
khiến cho tôi phản cảm rất nhanh; nhưng không dễ gì rút mình ra khỏi tổ chức.
Sau sự kiện Thiên An Môn, tôi mới ra khỏi Trung Hoa lục địa, và quyết tâm không
bao giờ trờ lại tham gia bất cứ tổ chức hay hoạt động chính
trị nào..
Nhà tư tưởng đương đại của nước Pháp là Henris Rabelais nói rất
đúng: Một khi người nào phản kháng việc kết đoàn, thì lại rơi vào sự phục
tùng một đoàn thể mới. Chỉ có trốn đi thì mới là con đường tốt
cho cá nhân. Tôi cho rằng, tốt nhất là sống ngoài vòng của xã hội mới
nỗ lực giữ được quyền lợi phê bình.
Lang – Có phải anh cho rằng trong khi viết lách là luôn
luôn đề kháng với xã hội là một thể phải không?
Cao – Cần phải giữ lấy một khoảng cách, có chỗ phải cảnh
giác. Chú ý chớ nhắm mắt để cho nhiệt tình nỗi dậy kéo lôi đi, như thế là tự
sát. Nếu anh không cưỡng bức người ta thì lại bị người ta lợi dụng; không
đi thống trị người khác, thì lại bị người khác thống trị lại mình. Một người chỉ
độc tự mình tả tác thì chỉ tự mình so đo với chính mình, như thế dễ
dàng biết bao nhiêu.
Lang – Cùng với người khác đấu tranh tạo ra u
linh, nhọc công sức mà cũng chẳng được gì.
Cao – Tóm lại phải cáo chung vì thất bại, đó là chuyện
hoang đường, thứ đấu tranh ấy phải xác định mục tiêu. Tóm lại chuyển
thành trò đùa, anh không thể dự liệu được một thứ xử sự khó khăn.
Lang – Lý tưởng con người là điều anh không nhận được nó
là chân thực hay đều là hư giả. Không kể là suy tư chu đáo như thế
nào, nói chung con người không có biện pháp từ điều kiện từ trong tự
thân sinh tồn mà giải thoát được. Tả tác là đề cung một thứ khả năng
để cho con người khiêu khích cái tự kỷ vô năng thành sức lực
Cao – Nhận thức đến độ cá nhân vô năng thành sức lực,
cũng coi như là bậc minh trí, điều mà tôi làm được chỉ là tả tác, nó cũng dính
dáng đến sự phát biểu hay không, cũng không do tôi quyết định.
Nhà xuất bản phải tìm hiểu thị trường tiêu thụ được
hay không, hại hay không hại đến vốn liếng, mới quyết định xuất bản hay
không. Chỉ trong khi viết, ý chí tôi mới là của tôi, viết cái gì tự ngã muốn viết,
như thế mới hoàn toàn là độc lập, mới cảm thấy đầy đủ tự do. Con người hiểu được
sự vô lực của tự thân, mới biết làm gì để có được tự do.
Nietzsche đả đảo Thượng Đế, phụng thờ cái tự ngã làm siêu
nhiên, các thứ bạo chúa cũng dùng phương thức ấy để sùng bái tự ngã, khiến tôi
sinh ra ác cảm. Một số phần tử tri thức tiếp thụ nó quá dễ dàng, tự cho mình
là anh hùng trong thiên hạ, cho nên tất cả toàn bộ có thể đả đảo.
Cách mệnh là khẩu hiệu quá đơn giản, ngày nay tôi càng ngày càng hoài nghi,
cách mệnh càng ngày càng lạc hậu, tôi chỉ xem các diễn biến, hơn nữa cũng không
do ý chí con người quyết định. Có lẻ đó là do phép tắc của con người khi khuynh
tả khi khuynh hữu, đầy kỳ lạ không sao nói được. Quay đầu nhìn lại lịch sử của
loài người, một số vấn đề cơ bản của con người trong xử sự sinh tồn, cho đến
nay cũng chưa biến đổi được bao nhiêu. Điều con người làm được chỉ
là những sự việc nhỏ nhoi, như chế tạo được một số thuốc men mới mẻ, sản xuất
một ít sản phẩm vui chơi, thời trang, hỏa tiển hay khí độc, trong khi nỗi
đau khổ của con người không có cách gì giải thoát.
Lang – Hơn nữa cũng không làm được gì.
Cao – Các thứ như chiến tranh, hận thù giữa các chủng tộc,
sự áp bức giữa người với người, căn tính con người vốn tồi tệ nhỏ nhen, lương
tri con người cũng không sao chữa trị nổi, kinh nghiệm cũng không có cách gì để
truyền thụ, mỗi người ít nhất đều trải qua một lần đánh mất
kinh nghiệm. Nói chung con người khá phức tạp, bản tính tùy tiện,
ngày nay tôn giáo cũng bị thoái trào, tôi không sùng tín một tôn giáo nào,
nhưng có một thứ tôn giáo là tình cảm. Chúng ta được thừa nhận là những
kẻ bất khả tri như thế, ý chí cá nhân không có cách gì khống chế nổi. Trước hết
chúng ta được thừa nhận là mỗi con người đều vô năng vô lực, có lẻ ngược lại
càng nên bình tĩnh.
Lang – Anh bắt đầu viết lách từ lúc nào ?
Cao – Lúc còn nhỏ tôi đã có thói quen tả sự vật. Người
Trung Quốc gọi khoảng 10 tuổi về trước là “Hư tuế”. Khi tôi được 8 tuổi, mẹ
tôi bắt tôi phải viết mỗi ngày một trang nhật ký.
Lang – Do tính cứng rắn quy định phải không?
Cao – Lúc nhỏ cơ thể tôi rất yếu đuối lắm bệnh. Lúc ấy
xã hội Trung Quốc rối ren, cuộc sống không mấy ổn định, do vậy mà về cơ bản tôi
không học tiểu học. Biết chữ và đọc sách đều do mẹ tôi dạy. Thuở ấy tôi đọc được
nhiều chuyện cổ tích nhi đồng, và nuôi dưỡng thói quen viết nhật ký. Đến lúc 10
tuổi, một hôm bác tôi xem qua một bài viết nhật ký của tôi mô tả “bước chân in
dấu trên tuyết”. ông bèn nói với cha mẹ tôi rằng: "thằng bé này tương lai sẽ
thành một nhà văn”, ấn tượng ấy đối với tôi rất sâu đậm.
Lang – Anh viết nhật ký mãi từ đó đến giờ?
Cao – Đến giai đoạn của phong trào cách mệnh văn hóa thì
tôi ngừng viết, vì viết nữa thì nguy hiểm lắm; tôi còn phải đốt hàng mấy chục
ký bản thảo viết tay, toàn thể chứa trong một va-li lớn, trong đó có kịch bản,
trường thiên, đoản thiên tiểu thuyết, trường ca, luận văn mỹ học, và tất cả các
trang nhật ký. Năm 10 tuổi tôi có viết một câu chuyện thuộc loại hư
cấu giống như “Lỗ tân tốn phong” viết được hơn nữa quyển, ngoài ra
còn vẽ rất nhiều bạn trẻ, giống như một sưu tập,. tôi cất kỷ trong
phòng của tôi và rất lấy làm thích thú.
Lang - Không cho ai xem?
Cao - Cuốn nhật ký ấy được mẹ tôi đưa cho bác tôi
xem.
Lang - Về sau anh càng giữ nó rất kỷ?
Cao – Đặc biệt là thứ tiểu thuyết này.
Lang – Lúc ấy anh có nghĩ rằng mình giống như
một nhà văn nào không.
Cao - Đó chỉ là tự mình viết ra cho vui thôi
Lang – Đến lúc nào thì anh mới bắt đầu nhận
ra mình là một nhà văn?
Cao – Vào năm thứ hai ở đại học, lúc ấy tôi đã 18 tuổi,
tôi viết một kịch bản điện ảnh, chính lúc ấy tôi mới ý thức là sáng tác văn học.
Lang – Lúc nhỏ tôi cũng từng viết một số câu chuyện
không mấy rõ ràng, nhưng không hẵn là sáng tác văn học. Lúc trẻ tôi rất cô đơn,
trong khi mô tả sự vật thì đạt được sự thỏa mãn, nhưng đối với tôi thì đó
khôông phải là phần thưởng. Đến khi lớn lên đi vào đời sau khi đi đây đi đó và
tiếp xúc với nhiều người, mới bắt đầu viết lách nên không giống như anh.
Cao – Anh có ý thức rằng đó là sáng tác văn học không?
Lang – Không, chẳng qua đó là do lòng hiếu kỳ, nên không
coi mình là một nha văn. Khi thanh tĩnh tôi từng xem lại cách miêu tả
sự vật của mình, tôi đâm ra hoài nghi. Có lúc tôi cũng tự cho mình là nhà văn,
nhưng thật tình trong cõi lòng tôi chỉ cho mình là thứ trẻ con trần trụi. Dù
cho sau khi sách của tôi được xuất bản rồi, tôi vẫn tự hỏi mình, viết
lách như vậy đã được chưa?
Cao – Anh và tôi có nhiều chỗ giống nhau. Trong lúc tôi
còn là sinh viên ở đại học, ngoại trừ văn học ra, tôi còn đọc rất
nhiều tác phẩm triết học. Nói chung tôi rất khổ não với các câu hỏi: Vì sao tôi lại sống được? Cuộc đời có ý nghĩa gì? Văn học làm tôi
đau khổ nên tôi muốn tìm trong triết học một sự giải đáp.
Lang – Ngày nay tôi cho rằng cuộc đời có một ý nghĩa đặc
biệt, mà không có một thứ lý luận hay nghệ thuật nào có thể giải đáp được.
Nhưng tôi vẫn tin vào sự phân tích tâm lý; cho dù tôi vẫn chưa tìm được ý nghĩa
của cuộc đời, dù tôi không tạo ra lý luận để giải thích, có thể tôi
vẫn trông rằng trong sự sáng tác tìm ra được cái gì đó. Sự thật, sáng
tác có thể khiến cho anh phải nỗ lực mà cảm thấy rằng mình đã sống. Nhưng tôi từng
theo dỏi cuộc sống của một số người, lại cảm thấy hình như họ đã chết rồi.
Cao – Tôi cùng anh đàm đạo. Tôi từng đọc qua tác phẩm
“Faust: của Goethe, chính tác phẩm ấy đã lưu lại trong tôi một ấn tượng
khá sâu. Qua tác phẩm văn học từng giúp tôi hiểu rõ biện
pháp sống ở đời. Vào lúc mà cuộc sống của sinh viên đại học Trung Quốc rất gò
bó, chung cục cuộc đời cái gì cũng báo cáo lên cấp trên, do đó tôi chỉ
ôm chặt lấy sách vở.
Lang - Tôi cũng thế, thuở nhỏ tôi quan sát đối
chiếu với con người trưởng thành của tôi sống như thế nào. Có thể ngày nay, hoặc
tôi gặp được người, hoặc do tôi tiếp xúc, nghe người ta nói năng; sau khi so
sánh tôi ý thức được thông qua sự viết lách, kinh nghiệm của tôi so ra hơn nhiều
người khác. Điều đó không phải đến từ ngôn ngữ, mà là trong quá trình sáng tác,
bắt buộc tôi phải đôi mặt với tự ngã chân thành, từ đó đi xa, nội tỉnh thâm sâu
ắt tránh được sự dối trá.
Tóm lại con người rất dễ chế ra những vấn đề cạn cợt, rồi cứ
theo sự giản dị đó mà giải quyết. Đối mặt với trang giấy trắng thì
cái gì mới là cần thiết. thực ra chỉ là sự tả tác mà thôi. Sự tối thiểu trong
viết lách là sự chân thành, phải chăng đó là điều tất yếu.
Cao – Phải chăng là sự chân thực, đó là điều rất quan trọng. Sự chân thục từ trước đền giờ tôi chỉ tìm thấy trong một số ít tác
phẩm văn học. Từ khi rời khỏi trường học, tiếp đến phong trào cách mệnh mới khiến
tôi hiểu rõ cái chân thực tàn khốc trong một số sách đó,
nó lại ở sát nên tôi. Có thể lúc đó tôi không viết gì được, phải đợi đến lúc về
nông thôn lao động...
Lang - Tiếp nhận học tập cải tạo?
Cao – Đúng vậy. Tôi mới bắt đầu tiêu hóa được những thứ
hiện thực này, rồi mới bắt đầu lén lút viết lách. Những gì tôi viết vào lúc ấy,
nếu có người khám xét tịch thu được thì thật rất nguy hiểm. Nhưng đối với tôi
là một thứ nhu cầu của tinh thần, hơn nữa cũng chưa nghĩ đến việc công bố...
Trong số bản thảo có cả trường thiên tiểu thuyết, đó là quyển tiểu thuyết thứ
nhất có đến 30 vạn chữ, và có kế hoạch viết 5 quyển.
Sự tả tác là hiện thực, nhằm mô tả sự thật trắng trợn trong
công cuộc đại cách mệnh văn hóa, là những sự việc phát sinh quanh tôi.
Để giữ cất những bản thảo ấy phải hao phí bao tâm tư, tôi phải
đào một lổ sâu ngay trong phòng tôi, rồi đặt vào đấy một cái chum, đổ vôi bao
quanh để khỏi thấm nước, đem các bản thảo gói lại trong giấy bóng bỏ
vào chum đậy lại rồi lấp đất lên. Lúc ấy việc viết lách đối với tôi là nhắm vào
sự nhận thức cuộc sống từng trải của thân phận mình, tiến thêm một bước nữa là
hiểu rõ tiêu hóa sự hiện hữu vô cùng tàn khốc, sự tất yếu ấy hoàn
toàn do tự ngã nhận thức.
Lang – Sự thật ấy có lẽ cũng là thứ khẳng
khái đối với người khác, đầy mạo hiểm, phụng sự cho chính mình đúng
mức.
Cao – Vào lúc đó không thể thổ lộ với người khác là tôi
viết lách, đến mức cũng không thể giao lưu cùng người khác. Ở nông thôn tôi
không có một người bạn nào gọi là tâm giao. Có thể tôi cũng cần có một đối thủ để
có thể đàm đạo, nhưng trong sáng tác duy nhất chỉ có tôi là dùng phương cách tự
đối thoại với tôi. Tôi cũng không nghĩ đến tình trạng đó sẽ có ngày kết thúc.
Nhưng cách viết ấy cũng là sự chuẩn bị tinh thần của tôi, tốt nhất là ở nông
thôn giải quyết được cả cuộc đời, không có im ắng tột mực thì không thể có sự tự
phát.
Lang – Như thế thì so với sự viết lách hồi
còn ở đại học có gì khác nhau không?
Cao – Trước đó tôi viết lách vẫn là chuẩn bị
cho sự phát biểu đăng báo, xuất bản, có ý hướng là một ngày nào đó trở thành
nhà văn. Do đó là thứ viết lách có chừng mực, tránh né những điều cấm
kỵ về chính trị và xã hội đương thời. Chỉ sau đó tôi mới phóng tay viết những
gì tôi suy tư. Bởi vì lúc đó tôi mới ý thức được tôi sinh vào cái tuổi không
thể tự do phát biểu được. Đến lúc tôi 38 tuổi, sau khi phong
trào cách mệnh văn hóa kết thúc, tôi mới trình bày bản văn thứ nhất.
Lang – Như thế căn bản việc viết lách đối với tác giả mà
nói, có phải liên hệ với hiện thực không, như vậy là một cách duy nhất cảm thụ hiện
thực phải không? Đó là nói về cách viết tiểu thuyết, còn viết các thứ
khác chưa hẳn đã là như vậy.
Cao – Đó cũng là do hoàn cảnh xác định cách thức sinh hoạt,
nếu không thì khó mà tiếp nhận sự sống ấy. Chính sự viết lách hay sáng tác mới
giúp tôi cảm nhận được là tôi sống trọn vẹn; trong nếp sống hiện thực
không sao giải thoát được, chỉ trong sáng tác viết lách mới diễn đạt được sự
giải thoát.
Lang – Một nhà văn của Liên Xô trước kia, sau khi được
phóng thích, ông ta mới cảm thấy thời khắc trôi qua, viết được khá nhiều, ông
ta mới đối diện với sự tả tác là tất yếu.
Đó cũng là tạo ra mộng mị, hay là mộng tưởng trong khi đối diện
với toàn bộ hiện thực, vì trong hiện thực không đạt được gì. Nói
chung con người phải trốn thoát hiện thực, phải lưu vong, hay tự ngã
phải trốn tránh.
Cao – Đúng là như thế. Viết lách cũng là một thứ lưu
vong trốn tránh, có người trốn tránh vì áp bức chính trị, có người trốn tránh
vì bị kẻ khác đè ngặt thở, chỉ có lưu vong trốn tránh mới cảm thấy là mình sống, mới được tự do nói năng không bị cấm đoán. Trốn tránh lưu
vong là mục đích cho chúng tôi được viết lách.
Lang - Thứ trốn tránh ấy có lúc lại biến thành vây bắt,
có lúc biến thành sự đau khổ vì tứ phương bát hướng đều bị bao vây bắt
bớ.
Cao - Vây bắt, đúng là như vậy, khắp nơi đều có giám thị.
Chỉ có khi nào cách bức hẳn với mọi người, trơ trọi một mình, cửa nẻo đóng kín
một mình ở trong phòng, không bị ai quấy rầy, ngồi trước bàn viết mới cảm thấy
vừa ý. Đối với tôi điều đó đã thành thói quen.
Lang - Vào lúc ấy tại sao anh lại cảm thấy cần có sự cô
đơn?
Cao - Có lẽ lúc viết lách chỉ mình đối diện với mình,
cái tự ngã biến thành con mắt trung tính, chăm chú nhìn vào chính mình, từ đó mới
đạt được sự khoan khoái. Tả tác không hề nghĩ đến khả năng của độc giả, nếu có
sự phản ứng của độc giả, đương nhiên là có ý tứ của sự kiện. Nhưng
đó không phải là mục đích của sáng tác. Như nay tôi đang ở Tây
phương, nhu cầu của thị trường cũng giống như người làm ngạt thở,
khi tôi viết hay sáng tác không hề nghĩ đến độc giả.
Lang - Cũng không nghĩ đến sự xuất bản sao?
Cao – Tôi không phải trông vào viết lách để
sinh sống. Ở Trung Quốc tôi được gọi là nhà văn chuyên nghiệp, có
lương hướng lại có tiền nhuận bút tác phẩm. Ngày nay ở phương Tây,
tôi được cái may mắn là không phải mưu sinh bằng nghề viết.
Cái may của tôi là có thể lấy hội họa nuôi dưỡng văn chương, nên cứ tự do mà viết.
Xài phí xã hội như thế kể là xa xí; nhưng đối với tôi mà nói, nếu không như vậy
thì sự tả tác trở thành hiu quạnh vô vị, thà đổi việc khác mà làm còn hơn.
Lang – Tất nhiên trong phương thức sống có nhiều loại,
nhiều cách, chưa chắc đã viết được. Tôi cũng vậy, trong khi viết lách hay sáng
tác mới cảm thấy là được sống trọn vẹn. Mối liên hệ giữa người với người, dù đó
là tình yêu, hay trong mối quan hệ về giới tính; có lúc tôi cảm thấy rằng mình
không hoàn toàn là chính mình. Cũng không phải là tôi đối với người khác không
chân thành, mà là vì trong mối quan hệ ấy vẫn chưa được tràn đầy, và cảm thấy
còn có sự trống vắng... Có thể là mình đối diện với chính mình
trong khi suy tư và tả tác, thật ra mới nắm được thời gian, có đầy đủ cái chính
ngã của mình. Chỉ có khi ngồi một mình viết lách, tôi mới cảm thấy là mình sống
thực.
Cao – Điều đó có thể lý giải được, nếu sự viết lách đã
trở thành như một thói quen; nó trở thành một thứ không thể thiếu trong cuộc sống,
mà còn làm cho cuộc sống trở thành phong phú, đầy tự do. Đương nhiên
trong hiện thực không thể nào khiến cho con người cảm thấy hoàn toàn thỏa mãn.
Viết lách có thể giúp ta trốn chạy sâu trong dòng cảm xúc.
Lang – Anh có nhận thấy hay không trong sự tả tác còn có
nhiều lý do, chứ không phải chỉ dừng lại như anh vừa mới
nói. Thật ra, nếu muốn tiếp nhận cuộc sống thì phải làm gì, quan điểm
sáng tạo ra sao, cách sống còn có lắm thứ khác nhau.
Cao – Dĩ nhiên là thế .
Lang - Còn có các phương thức giao lưu nữa.
Cũng không phải chỉ trong phạm vi tả tác, mới có thể đạt được tinh thần của tác
gia, hay phần tâm hồn của ông ta, mới trở về được với cái tự ngã trong thế giới
này.
Cao – Cứ theo tôi cần phải sống thật tốt, phải độc lập,
tự chủ và thích hợp, tinh thần đạt được sự thỏa mãn, tự do hoàn toàn chỉ có
trong tả tác, đương nhiên trong đó cũng bao gồm các thứ sáng tác nghệ
thuật khác. Đó cũng là cách tự chọn phương thức sống của chính tôi. Người khác
chắc có cách chọn khác, có lẻ họ cũng không chấp nhận sự lựa
chọn của tôi là tốt. Nhưng tôi thì chỉ chuyên chú vào các sinh hoạt
đó, chứ không thể tiếp nhận một phương thức sinh hoạt nào khác.
Lang - Đối với tiền tài tôi không thấy hứng thú,
vì sự hưởng thụ vật chất, và những thú vui nhỏ nhen mà chạy theo việc
kiếm tiền bỏ việc sáng tác hay viết lách; sống như vậy tôi không sao tiếp thu
được. Dù rằng thể thức sống đó không phải là sai lầm. Tai sao lại như vậy? Tôi
cho rằng có thể sự tả tác là cái mặt nạ to lớn che lấp được nỗi lo sợ
sâu xa về sự tử vong.
Cao – Sự chết chóc luôn luôn uy hiếp cuộc sống lúc
nào mà chẳng có; trong hiện thực con người không có cách nào chống lại được.
Lang – Anh nghĩ sao?
Cao - Điều mà trong tả tác thu hoạch được là
hưởng thụ tính bất khả thi. Sự hưởng thụ tự nhiên này chỉ trong
chớp mắt là biến mất nhưng cuối cùng lại là một thứ đền bù.
Lang – Anh xem cuộc thảo luận đến đây, tôi có thể đưa ra
một định nghĩa: Tả tác cũng giống như nghệ thuật cho con người hưởng thụ được
một hình thức cực tinh vi, nắm bắt được điều không sao nắm bắt được. Con người
vẫn không sao hiểu được ý nghĩa của cuộc đời , tôi đồng ý diểm đó. Nghệ thuật
là cái gì có hình thức cực thấu triệt, cực tinh vi để cho con người hưởng thụ,
anh có đồng ý như thế không ?
Cao – Nghệ thuật không phải là cái gì duy nhất, có lúc bản
thân cuộc sống đẹp như vậy, mà con người không có cách gì làm cho nó
trở thành cố định. Tình cảm và sự xúc động trong nháy mắt, thậm chí
có khi là nỗi sợ hải. Như nói rằng một ngọn núi sụp đổ trước mặt bạn, tai nạn ấy
làm chấn động tâm can con người, giống như một cảnh tượng trong kịch
trường, có thể đó là sự kiện hiện thực sau khi xảy ra không thề tái diễn trở lại.
Lang – Sự hấp dẫn của hí kịch vì nó có bộ mặt sống động
như thật. trong khi sự tả tác có hay không cái tác dụng như vậy? Việc
phục chế chân thực, ngày nay kỷ thuật điện toán cũng có thể tạo được
rất chu đáo. Vấn đề không phải là dùng những số liệu tinh xác để rồi bắt chước
theo đó mà phục chế cho thật chuẩn xác, đó là điều không thể làm được.
Cao – Kỷ thuật mà tiến đến được chỗ đó, thì nghệ thuật sẽ
mất ngay, nó rút lui vào chốn thâm sâu, khó mà chụp bắt được. Cái mà con người
tìm kiếm là điều không sao chụp bắt được, nó vượt ra ngoài ý liệu của con người.
Tả tác chính là như vậy, trước một trang giấy trắng sau khi anh ghi
lại những đoạn cảm xúc rồi, thì không sao phục hồi lại được. Một tác
phẩm khi đã hoàn thành, lúc bạn đọc trở lại, không khỏi kinh ngạc sao lại viết
được như thế. Chính là do sự cảm xúc thúc đẩy bạn viết liên tục cái gì mới mẻ.
Nếu như một hôm nào bạn lại phát hiện là mình đã viết lại cái đã viết rồi thì
thật là vô vị. Do đó việc viết lách như thế đối với ngày nay là tạo ra cái thứ
khoa kỷ cao, không có gì có thể thay thế được.
Lang – Có phải nghệ thuật phải có một chức năng hay
không đối với xã hội; tức là vay mượn cuộc sống cung cấp cho con người,
cái cuộc sống như thế không thể xác định và không thể dự liệu, chớp
mắt trôi qua, thứ cảm xúc ấy như con phù du giữa biển cả. Nghệ thuật truyền đạt
cung cấp cho con người chính là giúp cho con người cảm xúc dù chỉ trong nháy mắt
ngắn ngủi cuộc sống xác thực.
Cao – Cái thứ khoa kỷ cao cấp ấy giúp cho xã hội khỏi sự
hao phí, tạm thời chúng ta không nói đến vấn đề đó nữa. Nhưng dù cho
có đủ điều kiện vật chất sống thư thái, con người vẫn không sao thỏa mãn, con
người vẫn đi tìm kiếm cái điều không sao đạt đến được, cái thứ con người không
thể nào thỏa mãn, đúng là nó vẫn xúi dục con người đi tìm
cái gọi là nghệ thuật hay văn học.
Đối với việc giải thích văn học nghệ thuật đã có lắm
tác phẩm cũng không sao đạt, vì cái điều con người tìm nơi văn học nghê thuật
chính là sự cảm xúc trực tiếp. Chủ nghĩa khoa học cứ tìm cách giải thích nghệ
thuật, trong khi bản thân nghệ thuật lại cự tuyệt thứ giải thích đó.
Lý luận nghệ thuật và những sự kiện liên quan đến nghệ
thuật lý luận, tuy nhiên có khi cũng có những kiến giải sáng suốt, khải phát
cho nghệ thuật gia; nhưng vẫn không có cách nào thuyết minh được cứu
cánh của nghệ thuật là ở đâu?
Tóm lại, lý luận giải thích đưa ra không ngớt, mà sự sáng tác
nghệ thuật cũng không dừng. Hiện nay là sự thích thú đối với cơ cấu
lý luận vượt quá tác phẩm sáng tác. Chủ tể tác gia bình luận là báo chí, chủ
trì tiết mục truyền hình là chủ tể tác gia. Tác phẩm nghệ thuật với
công chúng bị truyền thông đại chúng làm cách ly mỗi ngày
mỗi xa. Nghệ thuật một khi gia nhập vào thông tin đại chúng, tức biến
thành một thứ thao tác, một thứ thương phẩm văn hóa. Con người đối với sự tham
dự vào nghệ thuật sống động bị lãng quên, nên thay vào đó phải có sự
giới thiệu giống như chỉ dẫn cho khách du lịch.
Lang - Cứ như anh nói, thì nghệ thuật không sao nắm bắt
được, vì nó rút lui vào cõi thâm sâu, như thế có thể không phương hại
sao?
Cao - Người làm nghệ thuật không cần phải lưu
tâm đến việc truyền thông đại chúng, việc truyền bá nghệ thuật
không phải là phận sự của nghệ thuật gia. Ngày nay, cái gọi là xã hôi hậu hiện
đại, một tác phẩm khi ra đời là thoát ly khỏi tác giả mà hóa thành sản phẩm do
nhà xuất bản, người chế tác, các phòng tranh chuyển qua các phương tiện thông
tin đại chúng chứ không còn nằm trong sự khống chế của
tác giả. Điều đó cũng không phải mới bắt đầu ngày nay, mà nhìn lại lịch sử
thì đã có từ xưa, chỉ có mức độ khác đi, chứ thực chất thì giống
nhau.
Lang – Như thế con người hay đi tìm kiếm cái không thể
nào nắm bắt được, thông thường con người không thể là chủ nhân của
chính mình. Trong cuộc sống hằng ngày, thật sự cũng có những giây
phút vô cùng tốt đẹp, nhưng không sao dự liệu được. Việc sáng tác
nghệ thuật cũng giống như vậy, khi tả tác chẳng qua là xuyên qua sự liên tưởng nắm
bắt được chút ít thôi. Anh có đồng ý như vậy không? Anh cũng không có cách gì
tự mình cầm nắm được sự sáng tác, khi cầm bút viết, cũng không biết
sẽ viết thành cái gì, cái quyết định ấy chúng ta gọi nó là chân thật. Phía sau
cuộc sống ẩn tàng cái cứu cánh gì? Khoa học cũng không đoán được sự
phát hiện ra cái mới mẻ, có thể cũng không sao cải đổi được cuộc đời. chung qui
đều hướng về sự tử vong.
Cao - Như thế là đã đề cập đến vấn đề cơ bản của triết học
rồi.
Lang – Anh cho rằng như thế là vấn đề nghệ thuật không
giống như triết học sao?
Cao – Triết học gia và nghệ thuật gia mỗi bên có một vai
trò khác nhau, tuy rằng đối với vấn đề thử thách thì như nhau. Triết
học gia thì dựa vào trí lực mà thông qua việc suy tư biện luận, nhắm vào việc đả
phá sự mê muội to lớn của con người; trong khi văn nghệ gia thì phơi bày sự tiếp
thu các cảm xúc, nhưng cả hai cùng đều xuất phát từ lòng ham muốn tràn đầy của
con người.
Lang – Thế thì triết học gia và nghệ thuật gia cùng giống
nhau, đều không có sự thử thách, chẳng qua là dùng suy lý và cơ cấu của nó để
tiếp thu vấn đề. Nghệ thuật gia cũng vậy chỉ dựa vào cảm giác của họ để tiếp
thu vấn đề, không suy tư biện luận, như thế thì không có gì khác biệt
nhau lắm, có thể cũng ý thức đối với sự tử vong .
Cao – Việc làm của triết học gia và nghệ thuật gia dù có
khác nhau đi nữa, đều cùng một thứ đấu tranh với sự tử
vong. Cuộc đời ngắn ngủi tạm bợ này một khi đã sinh ra, cũng bắt đầu đấu tranh
với sự tử vong , tiếp nhận ý nghĩa đấu tranh đến cùng đối với sự tử vong. Đời
có ý nghĩa hay không là do sự đấu tranh đó thôi. Hiểu được ý đồ
đó cũng giống như sự nỗ lực tạo ra cái kết cục của một hố
sâu thăm thẳm. Tôi cho rằng không có một triết học gia nào giải quyết được
vấn đề đó, cũng như không có một văn học gia nào là bất hủ. Khi nó đánh mất cảm
giác tức là chết rồi. Cái đẹp của cuộc đời chỉ ở phần nỗ lực ấy mà thôi, nếu
như nghe tự mình rơi vào chốn bất khả tri, vào cái hố sâu thăm thẳm ấy, thì thật
là đáng sợ, vì như thế là không sống nữa rồi.
Lang – Có lẻ trong cuộc sống không có cái gì là bất khả
tri, hay cái chúng ta gọi là không sao nắm bắt được; chẳng qua là sự phát minh
của chúng ta, hay đợi chờ cái kết cục bi kịch của chúng ta hiển hiện
ra khá đẹp.
Cao – Không bằng cứ nói rằng đó là sự đầu xạ
cái tự ngã của chúng ta, để cho cái không nắm bắt được biến thành cuộc
sống vượt lên. Cuộc sống cá thể rõ ràng có ý đồ hiểu được cái nguồn
vĩnh hằng của cái không nắm bắt được, nó cũng tạo thành cái giá trị của
một cuộc đời. Tôi cũng không đồng ý đem cuộc đời cá thể của tự ngã khoa trương
đến cùng. Đối với nghệ thuật gia cái tự ngã cố nhiên rất
quan trọng, cũng có thể không phải một cái gì khác có khả năng thay
thế cho tất cả là Thượng Đế. Nietzsche dùng siêu nhân thay Thượng Đế, trong thời
ấy cố nhiên đó là thứ phản kháng của cá nhân đối với xã hội.
Đến ngày nay là sự kết thúc sớm của chủ nghĩa lãng mạn, tự
ngã lại bành trướng làm Thượng Đế thật buồn cười, đó là xã hội hiện nay. Một
nghệ thuật gia sáng suốt đều nhận thức được anh không phải là người để được khắc
bia tưởng nhớ là bất hủ, nếu không thì chỉ đưa đến tinh thần bại hoại, điên cuồng giống
như Nietzsche. Nếu có được sự nhận thức như vậy thì cuộc sống của nghệ thuật
gia sẽ cảm thấy đầy hạnh phúc, hoàn toàn tự tại.
Lang – Nói như thế có phải đại khiêm tốn là
phẩm cách của đại nghệ thuật gia, nỗi sợ hải bất khả tri ở trước mặt, con người
yều đuối chỉ có thể làm được những sự việc nhỏ nhen, chứ không có cách gì xét
đoán được thế giơi này, hay có xét đoán cũng không có ý nghĩa. Về phương diện
các thứ minh trí có cái đạo đức của nó, còn nghệ thuật được báo cho biết, những
nhà nghệ thuật yếu đuối phải nỗ lực đi vào cái nội tâm thâm sâu, có phải thế
không?
Cao – Đúng vậy. Nghệ thuật gia, đáng sợ là đại
nghệ thuật gia, cái họ ban cho chúng ta chỉ là đống gạch, bạn hãy tha hồ đập
nát không thôi, lịch sử cũng không nói phải dừng lại ở đâu.
Tôi chán ngấy bạo chúa ngồi trên đầu trên cổ nghệ thuật, cũng
ác cảm với các tay bạo đồ của nghệ thuật. Chủ nghĩa chuyên chế của
nghệ thuật thì cứ mang lại gạch đá mãi không thôi. Chủ nghĩa này đả
đảo chủ nghĩa kia, lại nói đả đảo mãi không nghỉ, còn nghệ
thuật cách mệnh chỉ là thứ ba hoa chích chòe xu nịnh quần chúng. Có đả đảo được
thi hào Shakespeasre không?
Lang – Vả lại cũng không được ích gì .
Cao – Một nhà văn nếu có khả năng chơi trò
tung tác phẩm mình ra khỏi vùng cấm kỵ thì là tuyệt hảo. Bạn viết được
điều tự mình thấy thỏa mãn, đạt đến mức hưởng thụ trong sáng tác, tức là đã sống
không sai lầm, đó là phần thưởng. có truyền lại hậu thế hay không, không phải
là việc của bạn, có nói gì đi nữa cũng không liên quan đến bạn.
Lang – Vừa rồi chúng ta đàm luận đến ý thức của sự tả
tác, đối với cái tự ngã chúng ta mà nói, đã không có mục tiêu mà
cũng không có cái chung cục, cũng không có cách gì để biết con người đi đâu, về
đâu, chúng ta cũng không sao xác định được cái giá trị của xã hội là tốt hay xấu,
cũng không hề có sự giới hạn về thiên nhiên. Tóm lại mà nói, mức độ hay không mức
độ, nếu quay đầu nhìn lại lịch sử nhân loại thì giới hạn tức là không giới hạn.
Cao – Chúng ta có thể xác định tổng
quát về một thời đại. Trong lịch sử kẻ có quyền hành tối cao thường trợ giúp việc
xây dựng một nền văn hóa. Nhưng ngày nay chúng ta lại không sao có thể tiếp thu
được, như cá nhân tôi không thể tiếp thu một quyền lực đè trên đầu trên cổ
mình. Nên tự do là một tiền đề không làm tổn hại đến người khác.
Lang - Nhưng anh vẫn được bán tranh để
mưu sinh, anh vẫn phải uốn mình phục tùng việc thiết lập cơ cấu quyền
lực kinh tế thị trường .
Cao - Cho nên con người vẫn còn phải đấu tranh,
đòi cho được quyền tự do phát biểu. Con người cũng chỉ có thể phấn đấu trong điều
kiện hạn định. Cũng như không có cách nào đòi hỏi xã hội phải thỏa
mãn tất cả những yêu cầu, trong đó bao gồm sự tự do sáng
tác. Thượng Đế và cha mẹ ban cho anh sự sống , nhưng lại không ban cho anh sự tự
do phát biểu. Trong một chế độ đầy cường quyền, có sự áp bức chính trị, như những thương
phẩm xã hội tại Tây phương ngày nay bị sự áp bức của thị trường. Nếu
như anh không có sự bảo vệ về đời sống vật chất, mà lại muốn nghĩ đến
việc được tự do phát biểu, thì đó có phần quá đáng, tức là phải đấu tranh với
chính mình. Phần tôi, tôi không oán trách, vì tự bản thân tôi có được những điều
kiện tất yếu, tôi là người nắm bắt được cái điều không thể nắm bắt,
đó là điểm quá cao, đó là sự hưởng thụ trong sáng tác.
Lang – Anh không cho rằng đối với nghệ thuật
còn có một số nhu cầu ngoại tại sao? Động lực kinh tế thị trường là
nhắm vào lợi tức, các nhà tư bản không bao giờ dừng lại trong việc mưu cầu tích lũy của cải, giống như những nghệ thuật gia quyết lấy cho được cái bất khả nắm
bắt trong cuộc sống. Sở dĩ nghệ thuật có giá trị, thật ra nó giống như các
lãnh vực khác của xã hội, giống như các giá trị xã hội khác, đều là để tránh né
sự tử vong .
Cao – Điều đó không hẳn đã giống nhau, nhà tư bản mưu đồ
thu lấy lợi nhuận, nên vượt bỏ xa nhu cầu tự thân. cố nhiên là hoang đường (không hợp tình hợp lý), nhưng sự hoang đường ấy không phải khởi thủy tự ngày
nay, mà chính là sự kế thừa vốn có từ trước. Tư bản gia đeo đuổi
theo lợi nhuận cũng là xu hướng cơ cấu của xã hội, chứ không phải do ý nguyện của
cá nhân nào quyết định. Trong khi nghệ thuật gia theo đuổi nghệ thuật lại là sự
việc của cá nhân, và xã hội cũng không cần gì đến nghệ thuật, có cần
chăng thì đó là thứ nghệ thuật dối trá.
Nếu một nghệ thuật gia mà làm nghệ thuật theo nhu cầu xã hội,
hay làm nghệ thuật theo một thứ lý tưởng nào của xã hội, thì trái lại là giết
chết nghệ thuật. Xã hội áp đảo đè lên đầu lên cổ cá nhân như thế thì đó là thứ
quái vật khổng lồ không cứ là tả hay hữu, khiến cho dở khóc dở cười.
Cái xã hội lý tưởng của con người, sự thực hiện uy quyền lại càng phản lại cái tôn chỉ,
thậm chí thành ra sự áp bức quá to lớn không khác gì chủ nghĩa phát
xít. Ngày nay còn có xã hội lý tưởng nào có thể đứng vững? Các thứ
lý tưởng của nhân loại đều là giấc mơ của con người. Những cá nhân
nghệ thuật gia đều có sự nhận thức tỉnh táo; họ có thể tiếp tục phê
bình xã hội để có sự cải biến. Nhưng con người cần có sự đề kháng. đó là tác dụng
khách quan của nhà văn ở trong xã hội. Hơn nữa, không phải là bản thân họ không
có sự tự nguyện đảm nhiệm, tả tác là một hành vi đứa bản thân đối phó
với sự tử vong, cũng là sự chống đối với sự áp bức, nhưng e rằng
cũng chỉ là đem công sức đổ xuống sông.
Lang – Cái hay của nghệ thuật gia là không cần đến cái ảo
tưởng lý tưởng để xác nhận chính mình. Điều tôi muốn thảo luận với
anh là, nó không phải sinh ra như vậy, có lẻ thông qua công tác của
nó, mới có thể bài thoát các thứ ảo ảnh của lý tưởng. Thật ra những
ảo tưởng chẳng qua chỉ là do chủ nghĩa phát xít. Nhưng nghệ thuật
giúp cho con người thoát ra ngoài quan niệm của kẻ khác, và thử
thách với sự nghèo nàn của nội tâm cực đoan, để cho bản thân mình trở nên
phong phú.
Cao – Nghệ thuật là hoạt động của con người tìm đến sự
giải thoát cho tự ngã của mình, dĩ nhiên cũng là thứ đối kháng đối với
xã hội. Cá nhân nghệ thuật gia cùng với xã hội có sự xung đột, không
kể là trong xã hội nào, luôn luôn là vai trò chống lại một xã hội vô
năng lực.
Lang - Có lẻ nghệ thuật gia mới là người được sống
rất phong phú.
Cao - Tôi cho rằng, nghệ thuật gia là người có
nhân tính. Nếu như nói rằng có điểm gì giá trị thì đó là
nhân tính. Đó là điều kiện chủ yếu của sự sinh tồn con người. Theo
tôi giữ được sự độc lập cá nhân là phương thức sống tốt nhất.
Sở dĩ tôi hiến thân cho nghệ thuật, cũng chỉ vì chỉ
có ở trong nghệ thuật mới thực hiện được sự độc lập cá nhân. Vào khoảng cuối thế
kỷ này (tức thế kỷ 20)con người đột nhiên mới tỉnh ngộ là đang đối diện với thời
đại mà tư tưởng nguy cơ chưa từng thấy. Cuối thế kỷ này có quá nhiều lý tưởng
hư ảo, chủ nghĩa nhân đạo cũng tốt, chủ nghĩa cọng sản, chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa vô chính phủ cũng đều tốt, mô tả các thứ không tưởng như ngày
nay đều là ảo diệt, lại chỉ có chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi lan tràn khắp
nơi. Kể như đó là một thứ ý thức hệ, cơ cấu lý luận đều chẳng ra gì,
chung quy chỉ là một thứ dân tộc lõa lồ trắng trợn nhằm
tính địa phương, đầt đai và lợi ích của tập đoàn chủng tộc thiển cận.
Lang – Chủ nghĩa dân chủ trổi dậy có phải là một triệu
chứng không? Tỏ ra con người không có quan niệm gì giá trị, chỉ tóm
bắt được cái điểm giá trị là rất đáng thương mà thôi. Và khái niệm dân tộc chẳng
qua cũng chỉ là câu nói suông.
Cao – Thế nhưng dưới cái khẩu hiệu đó, cái gì cũng có thể
làm được tất. Chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa Islam, chủ nghĩa chủng tộc
đều ôm lấy lá cờ đó. Đó cũng là mánh khóe thủ đoạn của bọn chính khách quen
dùng. Tất cả ý chí tập thể không hề bảo vệ quyền lợi cá nhân, đều là kẻ dối
trá. Trong khi nghệ thuật gia xuất phát từ cá nhân, phát biểu tự do, bản thân
nó là khiêu chiến đối với quyền lực chính trị dù không trực tiếp gia nhập vào
cuộc đấu tranh chính trị.
3/9/2008
Cao Hanh Kiện
Khổng Đức dịch
Theo https://www.vanchuongviet.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét