Hai sắc hoa tigôn và sự tiên định tình yêu tan vỡ
Hành
trình tình yêu hay hành trình đi tìm một nửa kia của mình luôn là đề tài chiếm
vị trí quan trọng trong các câu chuyện tình hay nhất, những áng thơ dễ đi vào
lòng người và cũng chính là nỗi niềm khao khát của bất kì ai có đời sống sinh
hoạt, tinh thần bình thường. Yêu và được yêu, yêu và giữ được tình yêu cũng
luôn đòi hỏi từ hai phía; trao gửi, cho nhận, hiến dâng,… đều cần thiết sự trân
trọng, và hành xử một cách có văn hóa. Tính yêu càng đẹp càng hứng chịu nhiều
thử thách, gian nan, có khi như những cơn bão tố cuồng phong cuốn phăng đi tất
cả, kể cả thể xác con người để dệt nên những câu chuyện tình diễm lệ, cũng có khi
lặng lẽ, nhỏ nhẹ mà vô cùng đau xót, cứa đứt mọi mối dây liên hệ của đôi tình
nhân để họ âm thầm chia xa, day dứt khôn nguôi về một mối tình đẹp mà dang dở,
duyên tình đẹp mà lỡ làng, xót xa.
Hai
sắc hoa ti gôn của T.T.K.H. là một bài thơ đẹp, xuất hiện trên thi đàn từ những
năm cuối thập kỷ 30 của thế kỷ trước. Thơ đẹp từ ý đến tứ, từ vần đến nhạc, từ
con chữ đến hình ảnh, từ thực đến mộng,…tất cả đan xen, hòa lẫn, huyền ảo như
tình yêu của “tôi” và “người ấy”, gần lắm mà cũng xa xôi, tỉnh mà như mơ trong
cõi vô định đường trần. Chuyện thơ kể rằng:
Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi cảm thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương.
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng.
Người ấy thuờng hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: "Hoa, dáng như tim vỡ
Bài thơ như một tiên định. Tiên định về
một mối tình đẹp mà tan vỡ. Đọc bài thơ, ngay từ con chữ đầu, đã thấy dư vị của
mối tình đẹp mà chia xa với những hình ảnh thơ gợi buồn: mùa thu, hoàng hôn,
cánh hoa rơi, nỗi buồn, ánh nắng tà, chờ đợi,…. Rồi tiên định thứ hai là ở ngay
trong lời “người ấy” thốt lên trong buổi chiều tà, tình ta như dáng hoa tim
vỡ,…Từ đây ý thơ đeo đẳng với cái tứ, trai gái gặp nhau, say nhau và chia lìa
đôi ngả. Hai sắc màu của hoa ti gôn cũng là thông điệp tiên định thứ ba dự báo
về mối tình trẻ sẽ tan theo gió mây, qua theo ngày tháng, như màu hoa phai
trong chiều thu tàn, se lạnh. Giọng thơ cứ thế thâm trầm, buồn bã buông lơi mà
hồi tưởng về ngày tháng, thời khắc, biến cố của mối tình nhiều trắc trở. Giọng
thơ mang nỗi buồn man mác kể về tấm lòng trinh trắng ngây thơ của những buổi
đầu hò hẹn, nhng rồi đột ngột quặn thắt niềm đau, vỡ òa cảm xúc, khi không thể
tin rằng:
Đâu biết một đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá! Tồi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...
Hạnh
phúc, tình yêu đôi khi như bị tạo hóa đem ra để trêu đùa người trần thế, thật
gần đấy, hiện hữu đấy, nhưng ôi sao, cũng thật mong manh, hư ảo,…càng hiểu,
càng yêu nhiều nên cũng càng ghen tuông và lắm nghi kị. Đó được xem như “hai
mặt đối lập” của “thuyết tình yêu” trong mỗi người. Ý chí và con tim, lý và
tình nhiều khi không phân định rõ ranh giới trong tâm hồn người đang yêu. Màu
hoa ti gôn với hai sắc hồng trắng cũng là một thông điệp đầy tính ẩn dụ về thế
giới tình yêu muôn màu, về sự phức tạp của lòng người, về tiền định của một mối
tình đẹp nhưng dở dang,…Nhân vật nữ có tấm lòng trinh trắng, bồng bột ngây thơ
bao nhiêu trong buổi đầu gặp gỡ, chớm nở tình yêu và thoảng thốt, đau đớn, buồn
thương bấy nhiêu khi nhận ra tình yêu đã mất, khi lòng đầy băng giá mỗi tiết
thu về. Nàng chắc hẳn bây giờ cũng nhận ra lời “người ấy” tiên định mối tình
của mình cũng giống như ti gôn, đẹp, mong manh và sớm phai sắc. Cái đáng quý
trong con người nàng là tấm lòng chân thật, chân thật với tính đầu và tính
cuối. Dám nghĩ và dám nói điều nghĩ phải chăng là một lối hành xử văn hóa, đáng
được trân trọng cho dù điều nói ra thật tế nhị, thật quan trọng (hoặc đe dọa)
đối với hạnh phúc cá nhân. Điều này thật khó lắm thay khi tâm hồn của mỗi người
là một thế giới riêng đầy bí ẩn cần cất giữ, rất tế nhị và khó sẻ chia. Bi kịch
của mối tình sắc hoa ti gôn được đẩy lên đỉnh điểm khi nàng thú nhận:
Từ đấy, thu rồi, thu lại thu...
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người.
Bài thơ ra đời trong giai đoạn đời sống
tinh thần của thanh niên thị thành ở Việt Nam đang có nhiều xáo trộn, thay đổi.
Sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hòa Pháp tác động không
nhỏ tới cách nghĩ, cách ứng xử, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của lớp người
trẻ tuổi. Họ đọc và học theo cách yêu trong thơ mới, trong các tiểu thuyết lãng
mạn nên nhiều khi suy nghĩ có vượt qua khỏi khôn phép, nếp nghĩ thường nhật.
Chuyện tình yêu tay ba hay ngoại tình trong tâm tưởng, “ngoại tình trong thơ”,…
cũng là điều dễ nhận thấy và dễ hiểu, dễ cảm thông cho một lớp ngêi trẻ tuổi
lúc bấy giờ. Nhưng cái điều khó nói ấy đâu phải dễ sẻ chia, càng không thể xuất
hiện trong lời nói của một thiếu phụ khuê các, có gia thất sang trọng. Nàng bộc
bạch chân thành về mối chung tình với “người ấy” qua những hành động “lạnh
giá”, “ái ân lạt lẽo”, “hững hờ”, mà có thể nói quá lên là “phản bội” chồng
mình. Hình ảnh “người ấy” vẫn chiếm trọn trái tim nàng, vẫn làm nàng đêm đêm
bên chồng mà lòng vẫn thồn thức về bóng hình người ấy, về màu hoa ti gôn ngọt
ngào trong những buổi đầu hò hẹn, tự tình và say ngất. Câu thơ bây giờ đặc tả
lòng người trong nhịp rung khắc khoải, dồn dập của trái tim thiếu phụ đang thổn
thức khôn nguôi, của tâm trạng đau đớn đến tột cùng khi đánh mất tình yêu, để
sa ngập vào vũng lầy bi kịch tâm hồn chen lồng với bi kịch gia đình là phải
chung sống với người mình không yêu, sống không tình yêu, không hạnh phúc. Ý
thơ là thế, nên nhịp thơ gấp gáp, đớn đau, chua xót, thê thảm trong mâu thuẫn
giằng xé hiện tại và quá khứ, xa và gần, hi vọng và thất vọng về mình, về chồng
và “người ấy”,…
Bài thơ kết thật tế nhị, đủ để cho
người đọc thấp thỏm, mơ hồ về những kịch bản tiếp theo của thiên chuyện tình
dang dở. Nỗi lòng của người trong cuộc cũng được gửi theo “chiều thu nhạt nắng
mờ”, “chiều thu hoa đỏ rụng”, “chiều thu gió về lạnh lẽo chân mây vằng”,…để gửi
hồn mong nhớ tới người xưa. Nên kết thúc bài thơ có sự nghịch lý, rõ ràng nói
về nỗi lòng chia xa, đau khổ vì tình yêu tan vỡ, sự thoảng thốt về sự mất mát
khó tin nhưng người đọc vẫn thấy ấm lòng khi gặp lại sắc hoa năm nào với những
nhịp rung của cánh hoa như nhịp rung thổn thức của trái tim đang đập bồi hồi
trong ngực trẻ. Chuyện tình trong thơ vì thế mà được nhiều người yêu thích, là
tiếng lòng sẻ chia của biết bao người cùng cảnh ngộ qua các thể hệ độc giả tiếp
nối.
Bài thơ là câu chuyện tình diễm lệ đầy
nước m¾t về sự ly tan, hối tiếc, buồn thương của một mối tình đầu. Bai thơ mang
đến một câu chuyện mà được thời gian và hình tượng nghệ thuật thơ dệt nên như
một huyền thoại. Yếu tố mơ hồ, võ đoán, không xác định được tác giả và bạn đọc
qua các thế hệ chủ tâm hoặc vô tình kết tạo nên càng làm cho sức sống, sự lan
tỏa của bài thơ thêm mãnh liệt và sâu rộng. Tính mơ hồ về tác giả (T.T.K.H. là
ai?), rồi những nghi án liên quan đến nhà văn Thanh Châu, đến Trần Tuấn Trình
(Thâm Tâm) sẽ mãi còn là ẩn số hấp dẫn mời gọi sự tìm kiếm, giải mã và thưởng
thức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét