Hơn 60 năm trước, khi trọ học ở Hà Nội, tôi thường được ông
chủ nhà cho cùng ông nghe buổi phát thanh ca nhạc của Đài phát thanh Pháp Á. Vì
vậy, dần dà, tôi đã thuộc được lời và âm điệu của những bài ca mà tôi yêu
thích, trong đó có bài “Quê nghèo” của Phạm Duy mà tôi có cảm giác như
cái quê nghèo trong bản nhạc ấy cũng chính là quê mình, cũng “không xa
kinh kỳ sáng chói”, cũng “có lũy tre còm tả tơi”…
Sau ngày giải phóng Thủ đô năm 1954, tôi vĩnh viễn không còn được nghe đài Pháp Á nữa, không phải vì không còn trọ học mà vì dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi. Những bản nhạc bấy lâu đã thuộc trôi dần vào lãng quên trước nỗi vất vả kiếm sống của một thời trai trẻ cùng sự cấm đoán hát những bản nhạc ấy. Lại thêm khắp các làng quê được khơi dậy phong trào hợp tác xã, lòng người phơi phới hát vang lời ca "Dân có ruộng dập dìu hợp tác/ Lúa mượt đồng ấm áp làng quê/ Chiêm mùa cờ đỏ ven đê...". Vì thế hai tiếng “Quê nghèo” cũng lặn mất tăm trong tâm trí của tôi.
Sau ngày giải phóng Thủ đô năm 1954, tôi vĩnh viễn không còn được nghe đài Pháp Á nữa, không phải vì không còn trọ học mà vì dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi. Những bản nhạc bấy lâu đã thuộc trôi dần vào lãng quên trước nỗi vất vả kiếm sống của một thời trai trẻ cùng sự cấm đoán hát những bản nhạc ấy. Lại thêm khắp các làng quê được khơi dậy phong trào hợp tác xã, lòng người phơi phới hát vang lời ca "Dân có ruộng dập dìu hợp tác/ Lúa mượt đồng ấm áp làng quê/ Chiêm mùa cờ đỏ ven đê...". Vì thế hai tiếng “Quê nghèo” cũng lặn mất tăm trong tâm trí của tôi.
Ai hay, hôm nay hai tiếng “Quê nghèo” lại hiện lên
rõ nét trước mắt tôi. Không phải là nhạc phẩm “Quê nghèo”một thời vang
bóng của nhạc sĩ Phạm Duy mà là bài thơ“Quê nghèo” còn như mới tinh
nét chữ của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến!
Bài
thơ Quê nghèo gồm 4 khổ chính, khổ nào cũng cất lên câu mở đầu: Quê
tôi nghèo lắm nghe như một tiếng thở dài buồn thảm và dai dẳng không hòng
tìm thấy điểm ngừng. 4 khổ thơ chính và 2 câu thơ kết đã phô ra 5 cái
nghèo lắm:
Trước hết là cái nghèo lắm về cảnh vật đến cuộc sống của người
dân quê tôi:
Vẫn
lác đác nhà tranh
Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạt
Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặn chát
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ
Ba tiếng vẫn ở ba đầu ba câu thơ liên tiếp biểu
thị sự tiếp tục, tiếp diễn của trạng thái nghèo nàn mà không gì có thể thay đổi
được qua năm tháng. Tuy nhiên, vẫn lác đác nhà tranh thì phần
nào còn hy vọng nhà tranh sẽ hết. Nhưng Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp
hạt/ Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặn chát” thì không dễ gì thoát được
khi mà người dân quê đã lam lũ dốc kiệt sức vào việc kiếm ăn và đã phải một đời
chắt chiu từ củ khoai nắm thóc, vậy mà hạt gạo không đủ nấu cơm. Bởi
thế, từ Vẫn thứ tư phải tiếp nối:
Khoai
sắn vẫn len vào giấc ngủ
Và biết bao tuổi thơ lâm vào cảnh:
Tuổi thơ tôi đói ngủ
Thương cánh cò bấu bíu lời ru.
Rất dễ hiểu ra, không phải là cánh cò bay lả bay la/ bay
từ cửa phủ bay ra cánh đồng hay những cánh cò trắng phau phau/ ăn no
tắm mát rủ nhau đi nằm; mà phải là những cánh cò đi ăn
đêm, những cánh cò lặn lội bờ sông…
Bài thơ Quê nghèo của Đặng Xuân Xuyến hôm nay nhắc
tôi nhớ lại bản nhạc Quê nghèo từ năm 1948 của Phạm Duy với những
cảnh mà từng ấy năm đã qua không một ai có thể vẽ lên hình ảnh môt quê nghèo
tuyệt vời đến vậy: lũy tre còm tả tơi, những ông già rách vai cuốc đất bên
đàn trẻ gầy... Rồi là một tiếng kêu thống thiết:
Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
Hiu hắt tiếng bà mẹ cười
Vui vì nồi cơm ngô đầy
Hiu hắt tiếng bà mẹ cười
Vui vì nồi cơm ngô đầy
Nhưng trong tiếng kêu thống thiết ấy vẫn còn có niềm
vui là nồi cơm độn đầy ngô. Người mẹ trẻ nghèo khó dẫu cũng thở dài nhưng trẻ
thơ vẫn được đi vào giấc ngủ bằng sự vỗ về yêu thương của mẹ:
Có tiếng o nghèo thở dài
Vỗ về trẻ thơ bùi ngùi.
Vỗ về trẻ thơ bùi ngùi.
Quê nghèo
Phạm Duy - Thái Thanh
Sau hơn 60 năm đi theo con đường của chủ nghĩa xã hội rồi lại
thực hiện đường lối đổi mới, những tưởng quê tôi sẽ đổi thay và phát triển đầy ấm
no, hạnh phúc. Ai ngờ Quê tôi của nhà thơ, một làng quê của một tỉnh nằm ở
trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội chỉ hơn sáu chục cây số, một
vùng đất đã nổi danh từ 200 năm trước với Phố Hiến, một thương cảng đô hội quan
trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài trong câu: “Thứ nhất Kinh Kỳ thứ nhì Phố Hiến” vẫn
không thoát cảnh Quê nghèo, vẫn chỉ là nhà tranh, là tiếng thở dài, là bát
cơm mặn chát mồ hôi, là khoai sắn len vào giấc ngủ của người lớn, là cánh cò bấu
bíu lời ru trong giấc đói ngủ của con trẻ.
Quê
tôi nghèo lắm còn được phơi bầy không giấu giếm trong cảnh chợ làng:
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi
Mẹt sắn, mẹt ngô
Hàng hóa chỉ có thế, không thấy con tôm, con cá, con gà, miếng
thịt lợn…
Chợ quê không nhiều người và phong phú hàng hóa như chợ huyện,
chợ tỉnh nhưng từ nghìn đời nay chợ quê không chỉ là nơi đổi chác mua bán
mà đối với dân làng còn là một nơi gần gụi thân thương chung của mọi người đồng
thời cũng là một sắc thái riêng của văn hóa làng trong văn hóa chung của dân tộc. Bởi
thế từ nghìn đời nay, bao người ao ước:
Muốn cho gần chợ mà chơi
Gần sông tắm mát, gần nơi đi về
Gần sông tắm mát, gần nơi đi về
Nhưng bây giờ cái chợ quê của nhà thơ chỉ còn là một cái chợ “èo
ọt’ với vài dăm món hàng rẻ tiền như nải chuối, mớ rau, mẹt sắn mẹt ngô
thì hiển nhiên cảnh họp chợ phải gần như vắng hoe:
Lèo
tèo dăm người bán
Lẻ tẻ mấy người mua
Kẻ bán người mua, tất cả đều chung một tâm trạng buồn chán
trước một phiên chợ đang tàn tạ không còn sự sống:
Ế bán
Chán mua
Phiên chợ quê xác xơ già cỗi.
Quê tôi nghèo lắm, nghèo đến xót xa cõi lòng khi thấy hình
hài lũ trẻ:
Lũ trẻ
gầy như con cá mắm
Lũ trai mặt mũi mốc meo
Nhìn lũ trẻ Quê nghèo trong thơ Đặng Xuân Xuyến, bỗng
dưng tôi nghe vẳng tiếng hát trẻ trung trong câu ca dao:
Gió đưa gió đẩy… về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua…
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua…
Rồi lại ùa về thêm trong tôi những lời kể của nhà văn Tô
Hoài:
“Cái thuở bé sao mà lâu thế, dài thế. Bắt châu chấu bán cho
người chơi chim họa mi. Bán không hết thì vặt cánh, bóp bụng cứt, rang khan với
muối, ăn vã. Rồi thì kéo bọn đi hun chuột đồng, chuột luộc, chuột rán đều ngon.
Quả sấu, quả nhót dầm nước mắm ớt, bây giờ đến mùa vẫn nhớ thèm và nói đến vẫn
còn tứa nước rãi. Hôm nắng hanh thì lùng các bụi tre bắt rắn ráo ra phơi mình,
chúng nó là rắn, nhưng rắn ráo, rắn nước, rắn mỏng không có nọc độc, thịt mềm
như thịt gà con luộc..." (trích Chiều chiều).
Bây giờ đâu còn dễ kiếm được con còng, con cá, con cua đồng,
đâu còn bắt được châu chấu, chuột đồng, rắn ráo, rắn nước rắn mòng, đâu còn hái
được quả sấu quả nhót nơi quê nhà… nên lũ trẻ mới ra cái hình hài, cá mắm mốc
meo đáng thương kia.
Những thân hình đói khổ ấy làm sao chứa đựng được những tâm hồn
lành mạnh mà trong họ chỉ có:
Nơm nớp âu lo đời như chiếu bạc
Với sự sống quẩn quanh chật hẹp tù hãm như những:
Con cò
con vạc
Mỏi cổ chồn chân trên đồng đất của mình
Quê tôi nghèo lắm. Vậy nguồn gốc của nông nỗi nghèo lắm ấy là
từ đâu? Hãy nghe nhà thơ cắt nghĩa:
Trước hết là nỗi khổ đau truyền đời chưa dứt:
Nước
mắt rơi từ thời chị Dậu
Tiếng oan khiên từ thời Giáo Thứ
Âm ỉ bủa quanh
Bám đeo đặc quánh
Và
giờ đây cộng thêm:
Chiếc cổng
làng dựng lên thật đẹp
Ô
hay, sao lại là tội của chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp ấy?
Cổng làng có từ xa xưa ở làng quê Việt Nam. Ngoài ranh giới
phân chia, cổng làng thể hiện rõ hồn cốt của làng. Nó được dựng lên để bảo vệ
làng khi có giặc giã, trộm cướp và thường được dựng bằng tre, nối liền với những
lũy tre bao bọc quanh làng. Bên cạnh cổng làng có điếm canh, ngày cổng mở để
dân làng đi lại, đêm làng cử người canh ở điếm, kiểm tra người lạ vào làng. Những
chiếc cổng làng xưa cũ ấy đã đi vào thơ ca với những nét đẹp giản đơn mà thơ mộng:
Ngày nay dù ở nơi xa
Nhưng khi về đến cây đa đầu làng
Thì bao nhiêu cảnh mơ màng
Hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre
(Bàng Bá Lân)
Giờ cổng làng xưa không còn nữa. Quê thì nghèo rớt mồng tơi
mà người ta lại xây cổng làng hoành tráng quá. Cổng làng không còn là nơi thông
báo cho người khác biết về địa giới hành chính của làng nữa mà dường như chỉ để
khoe mẽ:
Sừng sững bê tông cốt thép
Ngạo nghễ tượng đài
Ngạo nghễ trần ai
Và chính vì thế, người ta đâu biết:
Chiếc cổng làng thành tai hại
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.
Bài thơ kết thúc với hai câu nhưng câu thứ nhất cũng đai lại
ba tiếng: Quê tôi nghèo. Và trong mọi cái nghèo đã nói, xót xa hơn cả
là cái nghèo trong câu kết thứ hai:
Nghèo
cả giấc mơ
Đến
giấc mơ cũng nghèo thì nói gì đến hoài bão ước mơ lớn mà biết bao sự đổi thay tốt
đẹp ở đời thì chỉ thuộc về những người có hoài bão, biết ước mơ!.
Trong muôn vạn bài thơ của các kiểu người người làm thơ, nhà
nhà làm thơ ngày nay với tràn ngập những bài thơ sáo mòn, nhạt thếch và cũ
rích, thậm chí có nhiều bài như cỏ dại và nấm độc, thì bài thơ Quê nghèo của
Đặng Xuân Xuyến là một bài thơ xứng đáng được những người yêu thơ đích thực đón
nhận. Trước sự nghèo khổ của Quê hương, nhà thơ đã không câm lặng mà đã cất lên
những tiếng thơ chân thật và đầy xúc động thể hiện những nỗi xót lòng đối với
làng quê, với người dân quê của mình. Những tiếng thơ chân thật đến xót lòng ấy
cũng là tiếng nói chung cho nhiều người đang còn có những “Quê tôi” chưa thoát
cảnh đói nghèo.
Mặc dù Bộ máy truyền thông Nhà nước đang tán dương mức tăng
hơn 11 lần về thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam trong 20 năm qua, nhưng
tôi không hề tin đến cuối thế kỷ này, CNXH sẽ hoàn thiện ở Việt Nam; tôi
cũng không hề trông chờ vào sự đổi thay kỳ diệu trong ảo tưởng như câu thơ từ nửa
sau thế kỷ trước:
Năm năm mới bấy nhiêu ngày
Mà
trông trời đất đổi thay đã nhiều (Tố Hữu)
Tôi chỉ mong rằng, trên mọi miền đất nước, bà con dân quê
chúng ta sẽ tự cứu mình để sớm hết cảnh “Quê nghèo”, nghèo đến xót xa
cõi lòng như trong thơ Đặng Xuân Xuyến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét