Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2025
Theo trend "Chữa lành" ở "Bến quê"
Theo trend "Chữa lành"
Tôi muốn mượn biểu tượng “bến quê” của nhà văn Nguyễn Minh Châu để nói về “nơi tôi sinh”. Trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu “bến quê” của nhân vật Nhĩ là một hình ảnh tượng trưng cho cái đẹp. Một cái đẹp ở ngay bên mình, không phải tìm kiếm nơi chân trời góc bể đâu xa. Nó rất dễ tìm, rất dễ thấy nhưng không phải ai cũng đến và nhận ra ngay được, bởi “con người ta trên đường đời thật khó tránh được cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”. Chính cái khó tránh khỏi ấy đã khiến cho Nhĩ, một người “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất” nhưng cũng không thể nhận ra và đến ngay được. Cho đến khi Nhĩ phát hiện và nhận ra được cái đẹp đích thực của “bến quê” thì lại không còn đủ sức, không còn đủ thời gian để đến với nó. Đúng là một ngịch lý thật trớ trêu. Cũng bởi thấu hiểu được bài học cuộc đời của nhân vật Nhĩ mà mỗi khi có thời gian rảnh rỗi tôi liền về ngay với cái “bến quê” của mình. Về “bến quê” để được sống lại với những năm tháng tuổi thơ trên những cánh đồng ngạt ngào hương lúa. Về “bến quê” để được thả hồn vào những hồ nước mênh mông xanh biếc như tiên cảnh. Về “bến quê” để được hòa mình cùng với dòng suối trong veo mát ngọt. Về “bến quê” để được lang thang vui thú với chốn sơn lâm thanh vắng nguyên sơ. Và, nói như ngôn ngữ đang “hot” là về quê để được “chữa lành” cho thân tâm, về quê để thanh lọc tâm hồn, cho thân tâm của mình được an lạc trước bao bộn bề âu lo của cuộc sống; tránh xa những bụi bặm, ồn ào của phố phường.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Những mái rêu xưa
Những mái rêu xưa "Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ!" Nhẩm lại bài thơ của th...

-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Nguyễn Phan Hách và bài thơ "Làng quan họ" Chúng ta thường nghe ca khúc “Làng quan họ quê tôi”, với hình ảnh, ca từ giàu...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét