Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2023
Thằng Vọng
CHƯƠNG 1
Vào tề, những nơi sinh hoạt của nhi đồng lạnh ngắt, vắng vẻ
như làng Tường An trước 19-8-1945. Cái chốn vinh hạnh nhất của đời nhi đồng là
những lớp Bình dân học vụ diệt giặc dốt. Nhi đồng đã chiến thắng oanh liệt.
Khoa và Liên đã thắng trận đầu trong trường kỳ kháng chiến. Chốn ấy còn đó,
song thầy giáo nhóc con và học trò phụ nữ, lão ông, lão bà không lai vãng tới nữa.
Bộ trống đồng của thiếu nhi Tường An cất ở đâu? Chắc người ta đã giấu giếm thật
kỹ ở nơi nào hay vất xuống sông. Đêm tập kịch, tập hát chẳng tìm thấy nữa. Cũng
như ngày mít tinh, biểu tình tuần hành đả đảo thực dân Pháp. Sân khấu biểu diễn
kịch ở trong đình đã phá đi. Những khẩu hiệu của cách mạng viết đầy tường, đầy
ngõ đã xoá bằng vôi cả rồi. Tất cả cho chiến thắng, ngày xưa; ngày nay, tất cả
cho Hội Tề!
Khoa chới với. Tại sao bác Hồ lại cho phép dân làng Tường An
lập Hội Tề? Hội Tề là bước những bước chân đầu tiên vào cảnh nô lệ mới. Khoa
nghĩ thế. Tường An chưa đóng góp công lao vĩ đại cho cách mạng, chưa tạo ra những
con người xuất chúng dẫn đến cách mạng. Tường An làng sạch, dân sạch. Không thể
đem sạch nhúng bẩn và rửa lại để nó sạch hơn, thơm hơn và đẹp hơn. Ôi, người lớn
đã thoát ra khỏi chu kỳ con nít nên làm việc gì, nghĩ việc gì đều khác con nít.
Bởi chính trị của bác Hồ cao lêu nghêu lên tận sao Mai chăng? Mà biến Tường An,
làng độc lập, thành làng nô lệ!
- Đẩy các lão ông ra hàng Pháp làm Hội Tề là mục đích của
Bác, Đảng và Nhà nước ta. Pháp ngây thơ không hiểu điều này. Trường hợp của đồng
chí nằm ở Tường An, Đồng Đức và Đại Đồng. Ba làng này bên ngoài theo Pháp, bên
trong, nơi hoạt động hữu ích của ta. Tới đó, đồng chí bắt tay ngay vào việc tuyển
quân và huấn luyện họ, càng sớm càng tốt. Khi đưa họ vào quân đội, họ chiến đấu
ngay, khỏi lãng phí thời gian. Đồng chí đã hiểu quân đội ta là Quân đội nhân
dân. Nhân dân phải từ nông dân ra. Và nông dân hiền lành, chất phác. Hiền lành,
chất phác nên triệt để kỷ luật cao. Quân đội có kỷ luật cao sẽ chế ngự địch và
đem về chiến thắng lẫy lừng.
Nghe như đàn quyến luyến
- Mày giảng lịch sử cho tao rằng, Mã Viện, Thoát Hoan, Ô Mã
Nhi, Hốt Tất Liệt, Trương Phụ, Tôn Sĩ Nghị là tụi Tầu sang chiếm nước ta, đánh
bỏ mẹ chúng nó đi ấy chứ! Nay, bài hát mới, chỗ thì hoan hô Tầu phù, chỗ thì
noi gương Mao Trạch Đông là làm sao?
Ở đâu cũng có Vệ quốc quân. Như thể Vệ quốc quân là tay vịn của
nhân dân. Tại sao Bác, Đảng và Nhà nước lại giải tán Vệ quốc quân?
người không tới họp chợ chiều
- Đồng chí chính ủy tiểu đội 2 báo cáo đầy đủ. Tôi, thay mặt
Bác, Đảng và Nhà nước, biểu dương tinh thần của đồng chí. Có điều, đồng chí sai
lầm lớn, đi ra ngoài chính sách đấu tố địa chủ hôm nay. Hôm nay, giặc Pháp chưa
diệt xong, chúng ta không đấu tố địa chủ được. Phải hòa hoãn, hòa hoãn và hoà
hoãn. Lúc này, chúng ta chỉ nói vu vơ: Địa chủ gian ác là kẻ thù của nhân dân.
Không địa chủ nào nhận mình gian ác hết. Đồng chí không khéo từ chối mời mọc của
địa chủ. Cứ đem công tác bận bịu ra, mà nói thiếu thì giờ, không đáp ứng được
lòng tốt của địa chủ. Nếu để chúng nó biết ta căm thù chúng nó, chúng nó sẽ đề
phòng và có thể kết hợp với bọn phản động chống đối ta. Vậy đồng chí nên thận
trọng.
Đường ném thia lia. Viên ngói nhẩy dài trên mặt hồ, cứ mỗi bước
nhẩy của ngói là ánh trăng rướn mình, tung lên thật dài. Khoa phục Đường quá.
Nó mà biết ném thia lia trước đây, đã biểu diễn cho con Liên mê tít thò lò.
Khoa nhìn theo tay Đường chỉ. Chính ủy Kỳ Bá đến thật. Ký Bá
mặc quần áo nâu, đầu đội mũ ny lông bọc kín, không rõ mầu đen hay tím, chân đi
giép Bình-Trị-Thiên. Trên vai, Kỳ Bá đeo chiếc xặc cột. Rõ là chính ủy. Bộ đội
mới mới đứng hết cả lên. Kỳ Bá đã xuất hiện trước mắt mọi người. Trung đội phó
trung đội 23 hô dõng dạc:
Khoa tù từ mở mắt. Nó ngạc nhiên thấy cha mẹ cùng đứng trong
phòng của nó.
- Anh Vũ làm liên lạc viên cho đại đội 4, trung đoàn 44. Bây
giờ, anh đã vào bộ đội rồi. Dạo nọ, anh viết thư cho nhà hay anh theo quân chuyển
về Tiền Hải dưỡng sức, sau khi đánh giặc tại Hưng Yên.
Lớp nhì năm thứ nhất, Vọng học bài vở toàn bằng tiếng Pháp.
Có vẻ người lớn rồi. Cha nó dành dụm tiền, may cho nó cái áo dài thâm mới
toanh, cái quần chúc bâu và đôi guốc mộc. Học trò ở thị xã không nhất nhất phải
mặc đồng phục. Con nhà giầu mặc âu phục. Con nhà nghèo mặc quốc phục. Thằng Vọng
có mỗi bộ quần áo mồi. Nó giữ gìn cẩn thận lắm. Đi học về, nó treo áo dài lên
vách nhà, xếp quần lên đầu giường. Và đánh bộ quần áo rách vá tứ tung, ngồi học
bài hay đi chơi. Thằng Vọng tiết kiệm đôi guốc mới khiếp. Nó xách guốc đi bộ từ
nhà đến trường và chỉ đi guốc khi nhà trường mở cổng. Tan học, nó bỏ guốc khi
ra khỏi lớp. Bọn nhãi học trò chế riễu nó, đánh đấm nó cái tội đi guốc sợ mòn.
Từ hôm cha chết, Vọng buồn rời rã, không thiết đi học. Nó nằm
nhà cả ngày. Mẹ nó đã đi bán xôi chè trong thị xã. Thầy Hoan đợi nó cả tuần rồi.
Mà nó chưa đến trường. Thầy bèn cất công vào nhà nó. Thằng Vọng gặp thầy Hoan,
là khóc. Thầy Hoan để yên nó khóc. Thầy không an ủi nó, bảo nó đừng khóc nữa.
Nhà văn Nguyễn Công Hoan biết kính trọng nỗi đau khổ của bất cứ ai. Để Vọng
ngưng khóc, thầy Hoan mới nói chuyện cùng nó.
Vẫn trong kỳ hè, nó được xem phõ xiếc Nam Định trình diễn ở
sân bóng Thái Bình. Dở lắm. Chỉ mỗi màn anh hề tung mũ lên cao, chạy một vòng,
cái mũ rơi trúng đầu anh. Như đội lại ngay ngắn. Và một màn nữa, anh mời khán
giả tung những trái táo lên. Rồi anh ngửa miệng bắt hết. Vọng thích nhất màn
sơi táo của anh hề. Nó về tập bằng được. Những đứa con nhà nghèo thường học được
nhiều nghề mọn. Vọng thế đó.
Vọng nhớ rõ một lần nó bị thằng Hách xưng là bố, đòi đưa tay
ghẻ cho nó xem. Vọng nín thinh. Thằng Hách bảo Vọng là đồ câm, đem mẹ Vọng ra
chửi bới, gọi tên Hoa-Vọng, Vọng-Hoa ầm ỹ, khiến học trò kéo tới xem đông. Thằng
Hách cứ con mụ xôi chè bêu riếu. Vọng chịu đựng. Nước mắt Vọng ứa ra, ném cái cặp
da cũ nát xuống sân trường và lậy thằng Hách, bảo nó sai gì Vọng làm nấy,
nhưng đừng nói tới mẹ Vọng. Hách cười khoái chí. Đang lúc quân gian bắt nạt người
yếu thế, hiệp sĩ Triều Dương Hiệp, tức Dã Tượng, tức thằng Vũ xông vào. Vũ xưng
bố với thằng Hách vì thằng Hách dám xưng bố với Vọng. Vũ bảo thằng Hách nhặt
cái cặp của Vọng lên. Thằng Hách văng tục, lao vào đánh Vũ. Vũ cho thằng Hách
đo ván. Vũ đặt chân lên mặt thằng Hách, ra lệnh cho thằng Hách bò ra chỗ cái cặp
lấy trao Vọng, xin lỗi Vọng. Thằng Hách vâng lời răm rắp. Vũ nói lớn:
- Phải can đảm ngẩng mặt lên. Như thằng Vũ. Mới bỏ được nổi tự
ti nhà nghèo.
- Chú xin lỗi cháu, vì chú đến muộn ba ngày, nên mẹ cháu bị
chết và cháu bị đói.
Cho nên, với đoạn này, nói về bước ngoặt từ việc những người
tiểu tư sản chống xâm lăng đến việc người cộng sản giành quyền để đưa đất nước
vào thể chế cộng sản, hồi sinh thời, ông Duyên Anh tính tái bản cuốn Những Đứa
Trẻ Thái Bình, chúng tôi có góp ý kiến, và ông nói trước khi mang in sẽ sửa.
Nhưng việc chưa thành, ông đã ra đi. Nay lục đăng, chúng tôi mạn phép chú
thích:
1/ Ông viết thày giáo Nguyễn Công Hoan, trước năm 1945, đã là
đảng viên cộng sản, và cứu trò Vọng khỏi bị chết trong vụ đói Ất Dậu rồi đỡ đầu
cho gia nhập Đảng. Điều này không đúng, vì Nguyễn Công Hoan chỉ gia nhập Đảng Cộng
Sản vào năm 1947.
Hôm sau, Vọng phổ biến bài hát cho dân làng Đông Cao và chuẩn
bị ngày khởi nghĩa ở Tiền Hải. Nam Anh không nói đến khẩu hiệu, bích chương, Vọng
đã nghĩ tới. Đâu đâu cũng nghe nói sắp tới ngày khởi nghĩa. Vọng nôn nao. nó đếm
từng ngày.
Cuộc tiếp thu huyện đường xong xuôi, Vọng chỉ huy đoàn biểu
tình, vòng qua phố nhỏ, đối diện với phố chính, ngược đường ra sân vận động. Ở
đây, có cái hồ nước lớn. Sân vận động nằm cạnh hồ nước. Đoàn biểu tình dừng
chân. Họ hát và hô khẩu hiệu, lại râm ran. Lúc nào cũng mới. Chẳng bao giờ cũ.
Cách mạng đã giải quyết thỏa đáng vấn đề. Cách mạng đúc người
bằng vàng y cống hiến Lư Hán, Tiêu Văn. Những thằng tướng Tầu hèn mọn này rút
quân về Tầu. Vọng mường tượng ra cảnh Tầu phù tước khí giới Nhật. Chắc bi thảm
hơn cảnh Nhật đảo chính Pháp. Côn đã thương Pháp, tội nghiệp Pháp sa vào sự tàn
nhẫn của Nhật. Nó lại thương Nhật, tội nghiệp Nhật sa vào sự bất nhân của Tầu
cho mà xem. Thằng Côn tình cảm ấm ớ. Vọng đã chê Côn, không đồng ý với Côn vụ
Nhật hành hạ Pháp năm ngoái. Vọng tiếc rẻ, giá nó có mặt ở thị xã ngắm quân Tầu
ô nhỉ?
Hoàng Sĩ Tính chết vài ngày, lệnh tiêu thổ kháng chiến ban
hành. Thị xã bị phá tan tành nhà cửa. Dân chúng kéo nhau về quê. Đầu năm, Kỳ Bá
tốt nghiệp quân sự. Anh theo trung đoàn 84, xung phong đi diệt Pháp ở Hải
Dương, Hưng Yên. Trung đoàn 84 nổi tiếng gan dạ. Giữa năm, Kỳ Bá lên chức chính
trị viên tiểu đội. Kỳ Bá chuyển quân khắp nơi, đóng khắp các huyện lỵ. Trong
năm 1949, Kỳ Bá là chính trị viên trung đội. Năm 1950, Đảng thay đổi nhiều chính
sách. Giải tán Vệ quốc đoàn, thành lập Quân đội nhân dân, và chính trị viên là
chính ủy.
- Người ta là người ta, em không nói thật đâu.
- Tôi có được phép gọi Thi trống không không?
- Hôm nay, anh em mình đấu tranh tư tưởng, để em nắm vững một
vấn đề mà em chưa thông, hoặc em ngoan cố chưa chịu thông suốt!
- Cướp chính quyền thành công xong, cách mạng phải lo đến
giáo dục, kinh tê, tài chính, xã hội... Cách mạng là cách mạng tất cả, thẳng thừng
và không nề hà sự chống lại của cái cũ. Như em đã biết, cách mạng chưa làm được
việc gì, giặc Pháp đã tràn vào xâm lược thủ đô Hà Nội, các thành phố, các thị
xã của chúng ta. Lại còn bị các đảng phái ghen tức, giành giật. Năm 1946, ta tổ
chức bầu cử Quốc Hội, phần đông các đảng phái đại diện nhân dân. Ta yếu quá
đành thua thiệt. Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà toàn người của đảng
phái và thượng thư của triều đình Huế. Ta ở vào thế kẹt, đành hô hào toàn dân
đoàn kết về hậu phương trường kỳ kháng chiến chống giặc Pháp. Trong kháng chiến,
ta loại được đảng phái ra khỏi quốc hội và thượng thư triều đình Huế ra khỏi
chính quyền. Ta đủ sức mạnh đè bẹp những thành phần phản động. Đảng lao động ra
đời. Đảng nắm hết chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đảng cách mạng giáo dục
quân sự... Đảng thay đổi hết những tên ta thường gọi: Chính Phủ là Nhà Nước, Ủy
Ban Kháng Chiến Và Hành Chính là Ủy Ban Nhân Dân, Vệ Quốc Quân là Quân đội Nhân
Dân... Người ta đồn nhau thay đổi hàng loạt chữ cũ thành chữ mới là Đảng muốn
nhân dân học tập danh từ chính trị khó hiểu và ngô nghê. Người ta không hiểu,
đó là công cuộc cách mạng toàn diện phi thường của Đảng.
Một buổi tối mùa đông rét buốt. Bên ngoài, mưa dầm như cuộn
theo gió bấc, vun vút qua cửa liếp. Bên trong, cả nhà quây quần trên ổ rơm gây
chút ấm áp. Me Thi, Thi, thằng Pháng và con Lý ngồi chung một ổ. Không ai để ý
cái lạnh giá nó ướp hồn mình. Cha Thi, ông Hanh, Kỳ Bá cũng ngồi ở ổ rơm kế cận.
Tối nay, chẳng có công tác gì. Kỳ Bá muốn một đêm thật rảnh rỗi, thưa chuyện với
cha mẹ Thi về chuyện anh và Thi yêu nhau. Đêm nay, cả nhà xum họp, đúng là ước
nguyện của Kỳ Bá.
Câu chuyện đang vui, bỗng trở nên buồn bã. Thằng Pháng và con Lý ăn hết ngô rang, lăn ra ngủ trên ổ rơm. Bốn người vẫn còn thức, đăm đăm nhìn vào ngọn lửa của đèn dầu lạc hắt hiu cháy. Ông Hanh lặng lẽ hỏi vu vơ:
Đầu tháng 12, trăng lưỡi liềm còn tỏa ánh sáng mờ nhạt. Đêm đầy sao. Sao không đủ sức làm ấm lòng người, vì vẫn mùa đông. Trời đã hết mưa dầm, và gió bấc nghỉ xoáy những cơn lạnh buốt. Trên bến Đợi, Thi ngồi sát bên Kỳ Bá. Dòng sông Trà Lý êm đềm. Con đò buộc vào bến bất động, thiếu sóng đập vỗ mạn thuyền. Nên chuyện tình ai nghe man mác.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét