Cẩm nang người vợ hiền
VÀI HÀNG GIỚI THIỆU
Một quyển sách rất cần cho
- Mỗi đấng mẹ hiền
- Mỗi người dâu thảo
- Mỗi bạn gái biết lo
- Mỗi nữ- sinh ham học hỏi
Nghĩa là mỗi gia đình đều phải có một CẨM NANG NGƯỜI VỢ HIỀN
Bà TÙNG-LONG Biên soạn
CẨM NANG NGƯỜI VỢ HIỀN
GỒM 300 PHƯƠNG-PHÁP VÀ MẸO VẶT GIỮ - GÌN, TẨY XÓA, LAU CHÙI VẬT-DỤNG
TRONG NHÀ
VÀI HÀNG GIỚI THIỆU
Kính thưa Quý Bà, Quý cô,
Dù ở địa-vị nào, giai-cấp nào, người phụ-nữ Việt- Nam cũng
xem việc nội-trợ là bổn phận chánh của mình trong gia đình. Có làm tròn bổn-phận
nội-trợ, người phụ-nữ mới thật là Người Vợ Hiền. Mà công việc nội-trợ, ngoài việc
sắp xếp gia-đình, dạy dỗ con cái, may vá thêu thùa, còn có việc bếp núc, giữ
gìn những vật dụng trong nhà.
Riêng trong công việc bếp núc và giữ gìn, lau chùi vật dụng
trong nhà, Quý Bà, Quý Cô thường gặp nhiều trở ngại nho nhỏ, nhưng rất thường,
rất mất thì giờ và nhất là rất bực mình như mực thường hay mực nguyên tử dính ở
chiếc áo mới, bàn ghế vẹt-ni bị dộp vì nước nóng, giày da của ông «xã » bị mốc,
nước uống bị phèn, ly tách thủy tinh bị nứt vì nước sôi, hoặc cách giặc giũ và ủi
quần áo ny lon, len, hàng mõng cách dập tắt chảo dầu, mỡ bị bốc cháy, cách chữa
vết phỏng thường, cách pha trà cho thơm, cách giữ hơi nước suối uống dở, làm mất
mùi hôi ở tay, ở miệng vì đồ ăn, cách giữ hoa lâu héo, cách xài thuốc khử trùng
DDT v…v..
Những trở ngại nho nhỏ nhưng rất bực mình ấy, Quý Bà, Quý Cô
thường nhờ kinh nghiệm thực tế hoặc nhờ học hỏi lẫn nhau bằng những Mẹo Vặt rất
thông thường. Nếu không hiểu rành các Mẹo Vặt ấy, Quý Bà, Quý Cô có thể phải mất
nhiều thì giờ (như tẩy mực nguyên từ, dầu hắc) hay phải mất tiền mua (như ủi
hàng, ny lon bị cháy) v.v...
Công phu hơn, Bà Tùng Long đã có công thu nhặt, góp nháp và
ghi chép lại gần 300 Mẹo Vặt nói trên thành tập nhỏ có tên là CẨM NANG NGUỜI VỢ
HIỀN mà Quý Bà, Quý Cô đang cầm nơi tay đây. Quý Bà Quý Cô đã tín nhiệm Bà Tùng
Long qua các tác phẩm tiểu thuyết tình cảm, xây dựng, chắc chắn cũng sẽ tin cậy
ở Bà qua một người nội-trợ, một người vợ hiền nhiều năm kinh nghiệm trong việc
bếp núc và giữ gìn vật dụng trong nhà.
Tuy nhiên, sự hiểu biết của một người hay một nhóm người
không thể nào đầy đủ được. Nếu có điểm nào chưa rõ ràng hoặc thiếu sót, kính
mong Quý Bà, Quý Cô biên thư cho biết hoặc gởi giúp ý kiến để quyển CẨM NANG
NGƯỜI VỢ HIỀN ngày càng hữu ích hơn.
Trân trọng kính chào Xây dựng Gia đình.
NHÀ XUẤT BẢN
PHẦN I - TẨY CÁC VẾT DƠ
1-TẨY VẾT MỰC VIẾT THƯỜNG
Mực viết thường chẳng may đổ trên áo quần bằng vải, thậl là
khó chịu! Dù có giặt kỹ bao nhiêu, vết mực đó cũng không sạch ngay được, nó để
lại vết dơ trông thật kém thẩm mỹ cho bộ quần áo
Muốn tẩy vết mực đó, không khó, bạn chỉ pha một muỗng sữa (thứ
sữa hộp mà bạn vẫn uống hằng ngày ấy mà) vào trong nước hâm-hẫm nóng, đổ lên vết
mực, chà thật kỹ như là xác xà bông vào quần áo vậy. Sau đó xả bằng nước lạnh
là bộ quân áo của bạn trắng như trước ngay.
Nếu da bạn bị mực dính, hãy tẩy bằng chanh chà lên vết mực. Nếu
mực bị dấy lên sàn gỗ, bàn, giường, tủ chẳng hạn, bạn nãy dùng ét-săn mà tẩy.
Bạn cũng có thể dùng Corrector hoặc nước Javel để tẩy mực
trên quần áo. Nên chú ý là không nên dùng nước Javel tẩy quần áo bằng hàng lụa
mỏng, sẽ mau bị mục.
2 - TẨY VẾT MỰC NGUYÊN TỬ
Vết mực nguyên tử không thể tẩy được bằng xà bông hoặc nước
Javel. Muốn tẩy vết mực nguyên tử, bạn có thể áp dụng một trong các phương-pháp
sau dây:
a) - Mực nguyên tử dính trên quần áo thường:
- Dùng bông gòn nhúng thật nhiều cồn 90° (Alccol 90) chà mạch
lên vết dơ. Khi mực nguyên tử đã mất đi, các bạn xả lại bằng nước lạnh,
- Dùng bông gòn nhúng Acétone (nước rửa móng tay) đắp lên chỗ
có dính mực nguyên tử. Khi mực đã bay đi, giặt lại bằng nước xà-bông.
b)- Mực nguyên tử dính trên len (laine):
- Lấy bông gòn nhúng dầu thông (Essence de Térébenthine) đắp
lên chỗ có vết mực. Đợi vết mực bay đi, Xả lại bằng nước lã.
3- TẨY VẾT MỰC DÍNH TRÊN THẢM
Khi mực đổ trên thảm, nếu giặt cả tấm thảm thì mệt quá. Bạn
hãy lấy bông gòn nhúng sữa đắp lên chỗ bị dấy mực. Thay gòn nhiều lần cho sữa
hút vào thảm. Sau đó, bạn lấy một miếng bọt biển (Éponge) nhúng nước xà bông vỗ
lên chỗ dấy mực, hoặc chà mạnh tay. Xong, bạn dùng miếng bọt biển khác thắm nước
lã chùi lại.
4- TẤY CÁC VẾT MỰC IN ĐEN
Bạn có thể dùng một trong hai cách sau đây để tẩy các vết mực
in đen.
- Nhúng vết dơ vào sữa nóng, để đến khi nào vết dơ mất hãy lấy
ra.
- Dùng Acide Citrique để tẩy. Nếu không có loại Acide này, bạn
có thể dùng chanh để tẩy.
5- TẨY CÁC VẾT MỰC IN MÀU HAY VẾT SƠN
Muốn tẩy các vết mực in màu, đầu tiên bạn dùng dầu ăn (dầu dừa,
dầu phọng v.v„.) chà mạnh lên vết dơ. Sau đó, bạn dùng Benzine pha Éther hay
pha Alcool 90° để tẩy.
Nếu vết dầu vì dính lâu quá nên khó tẩy sạch, bạn hãy làm như
trên rồi phơi khô đi. Xong, bạn lấy bông gòn nhúng một ít Acide acétique bôi phớt
lên vết dơ. Nhớ là bạn chỉ nên bôi phớt qua thôi.
6- TẨY CÁC VẾT CÀ PHÊ
Nếu cà phê dính trên hàng lụa, các bạn có thể tẩy bằng hai
phương pháp sau:
- Dùng nước cốt chanh xát mạnh, sau đó xả lại bằng nước lã.
- Dùng Alcool 90° có pha nước lã chà, giặt.
Nếu cà phê dính trên các loại vải dày như vải làm khăn bàn
hay làm khăn trải giường, các bạn có thể dùng nước Oxy (Eau oxygénée) để tẩy.
- Dùng một ít tròng đỏ trứng gà đánh tan trong một ít nước ấm
chùi lên chỗ dơ. Sau đó, giặt lại bằng xà-bông và nước lã.
7- TẨY CÁC VẾT DẦU MỠ
Muốn tẩy các vết dầu xe, các bạn áp dụng một trong các phương
pháp sau đây:
- Dùng gòn nhúng Benzine chấm lên vết dầu mỡ. Áp dụng phương
pháp này, các bạn nên cẩn thận. Trước khi chắm Benzine lên vết dơ, các bạn nên
rắc bột phấn lên chung quanh vết dơ để cho Benzine khỏi lan ra ngoài.
- Dùng củ cải đâm nhỏ chà xát lên chỗ dính dầu mỡ.
Sau khi vết dầu mỡ đã hết, xả lại bằng nước lã.
- Dùng gòn nhúng vào mỡ nước, chà mạnh lên vết dầu. Sau đó, bạn
ngâm áo quần có dính dầu vào nước ấm có pha xà bông bột.
8- TẨY CÁC VẾT DẦU TRÊN TRANG SÁCH
Muốn tẩy các vết dầu. trên những trang sách quý, bạn hãy làm
như sau:
- Bạn lấy bông gòn thắm nước « đái quỷ » (Ammoniaque) chà nhẹ
lên vết dầu. Sau đó, bạn để trang sách ở nơi thoáng mát cho khô đi.
9 - TẨY VẾT THUỐC ĐỎ (Mercurochrome)
Nếu áo quần bạn bị dính thuốc đỏ, bạn có thể làm như sau:
Nhúng chỗ có dính thuốc đỏ vào nước pha bột giặt và vò xát thật
kỹ lưỡng. Sau đó, bạn lấy một ít xà bông bột đắp lên chỗ dơ và nhỏ lên đó vài
giọt nước đái quỷ (Ammoniaque).
Nếu làm như thế mà vết thuốc đỏ vẫn chưa hết, bạn dùng bông
gòn có tẩm Acide formique đắp lên chỗ dơ. Sau đó, giặt lại bằng nước lã.
10 - TẨY CÁC VẾT RƯỢU CHÁT ĐỎ (Vin rouge)
Muốn tẩy các vết rượu chát đỏ, bạn phải lấy bòng gòn tẩm rượu
chát trắng (Vin blanc) đắp lên chỗ ấy.
Theo kỹ-sư Lâm văn Vãng thì phải tẩy các vết rượu chát đỏ như
sau:
- Rượu vừa dính, hãy lấy muối bọt rải lên cho rút ráo nước rượu
rồi đem xả.
- Rượu đã dính lâu, nên thắm nước cho vừa ướt, rồi vắt cho
ráo. Đoạn lấy diêm sanh (soufre) đốt trong một cái chén cho hút khói, vì chất
khói này là Gaz sulfureux có tánh tẩy vết rượu chát.
Vết máu, vết mủ trái cây như vỏ măng cụt, vết nước tàu vị iểu,
nước tương cũng có thể tẩy bằng cách nói trên.
Ta cũng có thể dùng Bisulfite de soude ngâm tan trong nước
thay thế cũng được.
11- TẨY CÁC VẾT NƯỚC TRÀ
Những vết dơ do nước trà đổ dính quần áo phải tẩy bằng cách
sau đây:
- Ngâm quần áo có dính nước trà vào nước có pha É-té (Éther).
Sau đó, xả lại bằng nước lạnh hoặc giặt lại bằng xà-bông.
- Lấy một miếng chanh chà mạnh lên chỗ vết nước trà, trong
trường hợp không sẵn chanh, bạn nhúng ngay vào nước xà bông được đun nóng rồi
vò đều tay. Cách này chỉ áp dụng khi vết nước trà mới bị dấy mà thôi.
12- TẨY CÁC VẾT NƯỚC CỔ TRẦU
Dùng vôi ăn trầu chà lên vết cổ trầu còn ướt. Sau đó xả bằng
nước lã và giặt luôn bằng xà bông.
Bạn cũng có thể tẩy nước cổ trầu bằng thuốc giặt «Toàn-trắng
» rất công hiệu.
13- TẨY CÁC VẾT CHO CO LA (Chocolat)
Chocolat dính trên áo quần bằng vải thường, các bạn có thể
dùng xà bông vò xát kỹ lưỡng là có thể tẩy được ngay.
Nhưng nếu chocolat dính trên áo quần bằng tơ hay tơ nhân tạo,
muốn tẩy sạch, các bạn phải ngâm áo quần vào nước có pha nước đái quỷ
(Ammoniaque) vò nhẹ lên vết dơ. Sau đó giặt lại bằng nước lạnh.
14 - TẨY CÁC VẾT SI RÔ (sirop)
Rất dễ dàng. Các bạn chỉ cần ngâm quần áo dính si rô vào nước
ấm là vết si rô sẽ mất ngay. Nếu vết sirô dính quá lâu, khi ngâm vào nước ấm,
các bạn phải cần vò cho thật kỹ.
15- TẨY CÁC VẾT NHỰA THUỐC LÁ
Muốn lấy các vết nhựa thuốc lá, các bạn phải dùng một trong
hai cách:
- Dùng gòn nhúng Alcool 90 chữ chà lên vết dơ.
- Dùng gòn nhúng nước muối pha thật đặc chà mạnh lên vết dơ
và xã lại bằng nước lã.
16- TẨY VẾT NITRATE D’ARGENT
Dùng Iodure de potassium pha 10% chấm lên, vết dơ sẽ tiêu mất.
Ta cũng có thể dùng Teinture d'iode pha lợt chấm lên, sau đó,
sẽ tẩy lại bằng Hyposulfite de soude.
17- TẨY CÁC VẾT THUỐC TÍM (Pergmanganate de potasse)
Dùng Bisulfite de soude hay Acide oxalique thấm nước mà chấm
lên chỗ tay hay quần áo dính thuốc tím.
18- TẨY CÁC VẾT RỈ SẮT (SÉT)
Muốn tẩy các vết rỉ sắt trên quần áo, các bạn có thể dùng giấm
có pha nước lã để giặt,
19- TẨY CÁC VẾT MÁU
Các vết máu dính trên áo quần có thể tẩy bằng nhiều cách. Tuy
nhiên, cách giản dị nhứt là ngâm áo quần hay chà xát chỗ có dính máu bằng nước
tiểu, chẳc chắn các vết máu sẽ mất ngay. Dĩ nhiên là sau đó áo quần phải được
giặt lại cẩn thận (xem thêm bài số 10 - Tẩy vết rượu chát đỏ).
20 TẨY CÁC VẾT NƯỚC TRÁI CÂY VÀ NƯỚC TRÁI ANH
ĐÀO (Cerise)
- Tẩy nước trái cây: Ngâm chỗ dơ với dung dịch đậm Perborate
de soude rồi xả lại với nước có pha 10°« Ammoniaque ». Hoặc dùng diêm sanh
(soufre) đốt lấy khói xông chỗ dơ có thấm nước trước. Phải căng chỗ dơ ngay
trên khói soufre trong giây lát, vết dơ sẽ tiêu mất.
- Tẩy nước anh đào (Cerise) ; Ngâm quần áo vào sữa độ một giờ.
Sau đó, các bạn giặt lại bằng nước và xà-bông.
21- TẨY CÁC VẾT MỐC
Vào mùa mưa, khí trời ẫm thấp, áo quần thường bị mốc meo. Muốn
tẩy các vết mốc, các bạn hãy làm như sau:
- Các bạn hãy pha một dung dịch nước và Ammoniaque. Thể tích
nước và thể tích Ammoniaque bằng nhau. Các bạn nhúng quần áo bị mốc vào dung dịch
này. Để ít lâu, các bạn vớt quần áo ra phơi khô. Sau đó, các bạn giặt lại bằng
nước xà-bông hoặc nấu lại.
22- TẨY CÁC VẾT BÙN
Muốn tẩy các vết bùn bắn vào quần áo, các bạn có thể dùng nước
có pha giấm để tẩy. Nếu quần áo có viền đăng ten bị dính bùn, các bạn phải cẩn-thận
dùng bàn chải mềm chải nhẹ vào chỗ đăng ten dơ, rồi sau đó mới ngâm vào nước lạnh
có pha giấm.
Nếu áo quần bị dính bùn làm bằng len, các bạn cũng ngâm như
cách trên, không cần vò xát gì cả.
23 - TẨY CÁC VẾT Ố VÀNG
Nếu quần áo trắng hoặc màu lợt bị ố vàng vì để lâu không mặc
đến, muốn tẩy các vết này, các bạa hãy làm như sau:
- Lấy một củ khoai lang tây luộc cả vỏ, dùng cả củ khoai chà
xát lên áo quần như xát xà-bông. Sau đó xả lại bằng nước lạnh và phơi ở chỗ có
gió và mát.
24 - TẨY CÁC VẾT CANH -TY-DÓT (Teinture diode)
Đây là loại vết dơ ít gặp phải. Tuy nhiên bạn cũng nên biết
qua cách tẩy:
- Các bạn dùng gòn nhúng Alcool 90 chữ đắp hoặc chà lên vết
dơ. Sau đó xi lại bằng nước lã
25- TẨY CÁC VẾT ÁT-XÍT (Acide)
Muốn tẩy các vết át-xít, các bạn có thể áp dụng mội trong hai
pbương pháp sau:
- Dùng nước đái quỷ (Ammoniaque) để tẩy.
- Trung hòa hóa bằng Carbonate de soude,
26- TẨY CÁC VẾT BƠ (Beurre)
Để tẩy các vết bơ, bạn có thể làm như sau:
- Dùng bàn chải mềm có tẩm Benzine chải lên vết dơ. Sau đó, xả
lại bằng nước lã.
27- TẨY CÁC VẾT MỒ HÔI
Thường thường, nhất là trong mùa nắng, các áo thường bị dính
những vết dơ do mồ hôi gây ra. Những vết nầy thường thấy ở chỗ cổ áo, nách áo.
Muốn tẩy sạch các bạn nên làm như sau:
- Ngâm áo quần vào nước ấm có pha nước Javel. Sau đó giặt lại
bằng nước lã và xà-bông.
Tuy nhiên, nếu áo màu hoặc áo ny-lon, bạn không nên dùng nước
Javel, mà phải ngâm áo trong nước lạnh hay nước ấm độ nữa giờ. Sau đó, dùng nước
có pha nước đái quỷ để tẩy chỗ vết dơ.
28 - TẨY CÁC VẾT MỦ CÂY, NHỰA, DẦU HẮC
Mủ cây, nhựa đường hay dẫu hắc dính vào quần áo ta có thể tay
bằng Tétraclorure de Carbone hay Chloroforme hoặc Benzine có pha Éther..
29- TẨY CÁC VẾT ĐÈN CẦY (SÁP)
Áo quần bạn, chẳng may bị một giọt đèn cầy nhểu vào, Muốn làm
mất dấu đèn cầy, bạn làm như sau:
- Thoạt tiên, bạn dùng dao cạo hay móng tay cạc bớt bề dày của
giọt đèn cầy đi. Kế đó, bạn dùng hai tờ giấy chậm ép vào hai mặt của vết dơ, và
dùng bàn ủi thật nóng ủi lên. Sau cùng, bạn dùng Benzine để tẩy các dấu vết còn
lại.
Vết dầu mỡ cũng có thể tẩy bằng cách này.
30 - TẨY VẾT ĐÈN CẦY TRÊN ĐỒ CÓ ĐÁNH VẸTNI
Khi có vết đèn cày dính trên lớp vẹt-ni, tuyệt đối bạn không
nên dùng đồ cứng như dao... để cạo. Các bạn hãy nhúng một miếng giẻ vào nước
sôi mà chùi vết đèn cầy cho tan đi. Sau đó, các bạn phải dùng vải mềm đánh bóng
lại.
31- TẨY VẾT ĐƯỜNG DÍNH TRÊN GỖ
Muốn chùi sạch các vết đường bám trên gỗ, các bạn làm như
sau:
- Bạn hãy hòa cám với nuớc ấm. Dùng khăn mềm tẩm vào các nước
cám ấy mà chùi vết đường.
32 - TẨY VẾT DẦU TRÊN GỖ
Muốn làm mất vết dầu trên gỗ, các bạn làm như sau:
- Lấy dầu thông (Essence de térébenthine) thoa lên chỗ có vết
dầu và đặt lên chỗ nầy hai ba tờ giấy chậm. Áp một cái bàn ủi nóng lên giấy chậm.
Vết dầu sẽ thắm vào giắy chậm, vết dơ sẽ hết. Sau đó, phải đánh bóng lại.. Nên
nhớ khi dùng dầu thông thoa, nên tránh lửa.
33- TẨY CÁC VẾT LÒNG TRẮNG TRỨNG GÀ
Để tẩy các vết tròng trắng trứng gà hoặc trứng vịt gây ra, bạn
có thể làm như sau:
- Ngâm vào nước ấm rồi tẩy bẳng nước oxygénée. Nếu là áo quần
màu hoặc ny-lon, bạn nên làm như sau:
- Ngâm áo quần vào nước ấm có pha nước đái quý (Ammoniaque),
pha theo tỷ lệ 10% nước đái quỷ. Xong xả lạí bằng nước lã.
34 - TẨY CÁC VẾT LÒNG ĐỎ TRỨNG GÀ
Bạn hãy làm như sau:
- Dùng bàn chải có tẩm Benzine chải nhẹ vào vết dơ. Sau đó, xả
lại bằng nước lã.
- Nếu áo quần bị dơ là áo quần ny-lon, bạn chỉ nên dùng nước
và xà-bông để giặt.
35. - TẨY CÁC VẾT VA-SƠ-LIN (Vaseline)
Dùng bàn chải tẩm Benzine chải nhẹ vào vết dơ. Tuy nhiên, nếu
áo quần màu hay ny-lon thì bạn dùng Acéton (nước rửa móng tay) để tẩy.
36 - TẨY CÁC VẾT KEM ĐÁNH GIÀY
Muốn tẩy các vết do kem đánh giày gây ra bạn phải dùng bông
gòn tẩm trichloréthylène chà mạnh lên vết dơ đó. Nếu làm như vậy xong mà vết dơ
vẫn chưa hết, bạn nên dùng nước Javel hay nước Oxygénée để tẩy tiếp theo.
Nếu áo quần bị dơ làm bằng chất ny-lon, bạn chỉ nên dùng xà
bông và nước oxygénée.
37- TẨY CÁC VẾT LỌ NỒI
Để các vết lọ nồi bám trên quần áo mất đi, bạn hãy làm như
sau:
- Ngâm áo quần ấy vào rượu nhờn (alcool gras sulforé) độ vài
giờ, rồi dùng bàn chải mềm có tẩm benzine chải lên chỗ có vết lọ nồi. Sau đó, xả
lại bằng nước lã.
38 - TẨY VẾT MỦ TRÁI CÂY TRÊN SẮT
Muốn làm mất những vết mủ trái cây, rau, cải bám trên những đồ
dùng bằng sắt, bạn hãy dùng tro bếp mà chà rửa, vết mủ sẽ bay mất.
39 - TẨY CÁC VẾT CHÁY XÉM
Muốn làm mất vết cháy xém, bạn có thể làm như sau:
- Dùng nước xà bông chải lên chỗ cháy xém, rồi dùng nước
oxygénée chà lên. Sau đó, đem phơi vào chỗ mát, có gió cho khô. Dùng một chiếc
khăn tẩm nước oxygénée đặt lên chỗ bị cháy xém mà ủi cho phẵng.
- Nếu quần áo màu hoặc ny-lon bị cháy xém bạn phải chải bằng
nước xà-bông và nước oxygénée, xã lại bằng nước có pha giấm hoặc acide và phơi ở
chỗ mát, có gió.
- Khi bàn ủi nóng làm cho đồ vàng cháy, nên lấy hàn the ngâm
tan trong nước, chấm gòn hay dùng bàn chải mịn đánh lên vài lần rồi đánh lại với
nước lã, dấu
cháy sẽ mất.
40 - TẨY CÁC VẾT MỠ BÒ
Muốn tẩy các vết mỡ bò, các bạn chỉ cần dùng bàn chải có tẩm
benzine chải lên các chỗ dơ.
41.- TẨY CÁC VẾT ĐEN TRÊN ĐỒ ĐỒNG
Có rắt nhiều nước tẩy hoặc bột chùi đồ đồng bán trên thị trường.
Nếu bạn không có phương tiện mua được, hoặc không có sẵn, bạn nên dùng giấm
chua hoặc chanh để tẩy các vết đen trên đồ đồng:
- Bạn lấy nửa trái chanh chấm vào muổi rồi chà mạnh lên chỗ
đen. Sau đó, bạn rửa lại bằng nước và dùng khăn sạch và khô đánh bóng.
- Bạn cũng có thể dùng cát thật mịn trộn với giấm chua đánh
lên chỗ ten đen nhiều lần. Sau đó, bạn cũng phải rửa lại lau, khô và chùi bóng
lại bằng khăn sạch. Bạn nhớ phải dùng cát mịn, vì cát to sẽ làm trầy đồ đồng.
42 - TẨY CÁC VẾT DƠ TRÊN ĐỒ BẠC
Đổ vào nồi lối 2 lít và chừng nửa chén muối ăn. Nấu cho sôi
nhiều, đoạn bỏ đồ bằng bạc bị dơ vào nồi. Nếu một lúc lâu, vết bẩn sẽ sạch. Sau
đó, bạn rửa lại bằng nước lã.
43 - TẨY SẠCH GẠCH MEN TRẮNG
Gạch men trắng bị ố, bạn có thể dùng chanh chà lên chỗ ố cho
sạch rồi đánh lại bằng dầu thường.
44 -TẨY VẾT SÉT TRONG BỒN RỬA MẶT
Dùng acide oxalique nguyên chất, thấm nước cho ướt, rắc lên
chỗ sét, Đốm sét mới mau tiêu mất hơn đốm sét cũ.
45 - TẨY VẾT DƠ TRÊN KÍNH, GẠCH VÀ ĐỒ CÓ TRÁNG MEN
Kính, gạch bông hay đồ có tráng men bị đóng dơ, bạn có thể
dùng giấm chua để tẩy.
Riêng nền gạch bông, bạn cũng có thể dùng giấm chua pha nước
để lau.
Người ta cũng thường lấy vải mềm nhúng nước lã lau kính tủ,
kính để bàn. Tốt nhứt là lấy vôi hay phấn sú nước sền sệt thoa thật đều trên mặt
kính, để đến khi phấn hay vôi khô rồi chùi lại bằng vải thật sạch.
46 - TẨY VẾT SÉT HAY NƯỚC PHÈN TRÊN QUẦN ÁO
Quần áo bị dính sét, đinh hay dây sắt, bạn có thể tẩm trước với
dung dịch Tamin 5% rối xả lại bằng nước lã cho sạch. Kế lấy acide oxalipue hay
acide citrique chấm lên, vết sét sẽ tiêu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng giấm chua pha nước lã xoa tẩy
quần áo bị vết rỉ sét.
Quần áo giặt nước phèn bị vàng, bạn cũng dùng acide- oxalique
ngâm tan trong nước rồi nhúng quần áo vào, kế xả bằng nước lã cho thật sạch.
47 - TẨY VẾT BÙN TRÊN LEN (LAINE)
Đồ len bị vết bùn, bạn nên lấy vải mềm hay gòn nhúng giấm
chua có pha nước lau nhẹ lên chỗ dơ.
48 - TẨY VẾT DƠ BÁM VÀO XON, CHẢO
Xon, chảo bị vết dơ bám, bạn hãy rắc muối lên vết dơ, sau đó
vài giờ, bạn hãy rửa xon, chảo bằng nước lã.
49 - TẨY VẾT NHỰA THUỐC TRÊN ĐỒ GẠT TÀN THUỐC
Cũng dùng muối rắc lên chỗ dơ rồi vài giờ sau chùi rửa bằng
nước lã.
50 - TẨY VẾT DƠ TRÊN VẬT DỤNG BẰNG CAO-SU
Các vật dụng bằng caosu dùng lâu ngày thường bị cáu đen. Muốn
tẩy sạch, bạn chỉ cần ngâm chúng vào nước sôi có pha xà bông bột chừng 10 phút.
Ngâm xong, bạn hãy lấy vải sạch chùi lại. Đồ vật của bạn sẽ sạch
và mới như xưa.
51- TẨY CHẤT NHỰA BÁM TRÊN TAY
Nếu bạn bị nhựa rau hoặc nhựa trái cây bám trên tay, bạn đừng
rửa bằng xà bông, không sạch được đâu. Bạn phải dùng đá, tốt nhứt là loại đá bọt
kỳ cho sạch nhựa đi. Sau đó, bạn dùng một miếng chanh tươi kỳ lại. Chắc chắn vết
nhựa sẽ bay mất.
52 - TẨY VẾT DỘP TRẮNG VÀ DƠ TRÊN ĐỒ GỖ CÓ VẸTNI
Dộp : Nếu bạn vô ý để một ấm nước hay một nồi nước nóng
lên mặt gỗ có đánh vẹt-ni (mặt bàn hay đi văng... ) bạn sẽ thấy nơi đó bị dộp
trắng xóa.
Muốn làm mất các vết dộp này, bạn hãy dùng vải có tẩm dầu
parafine chà nhẹ lên chỗ dộp. Bạn để một lúc lâu rồi dùng dầu thông đánh lên và
dùng vải khô đánh
bóng.
Dơ’: Bạn lấy một muỗng muối, một muỗng dầu ăn trộn lại thành
một chất bột nhảo rồi bạn dùng tay quết bột nhào ấy lên vết bẩn. Vài tiếng đồng
hồ sau, bạn dùng khăn nhúng vào dầu hỏa có pha lẫn dầu ăn (mỗi thứ một số lượng
bằng nhau) rồi chà kỹ là vết dơ biến mất ngay.
53 - TẨY VẾT DƠ NHƯ VÔI TRÊN KIM CHÍCH THUỐC
Kim chích thuốc, vì luộc nhiều lần bằng nước lạnh nên
thường bị những vết vôi nhỏ bám vào. Muốn làm mất những vết vôi này, bạn hãy
cho kim vào nước có pha giấm và đun sôi lên cho vôi tan di. Sau đó, bạn luộc kỹ
kim lại với nước lạnh.
54 -TẨY VẾT MỠ TRÊN ĐỒ BẰNG DA
Mỡ dính trên đồ bằng da, bạn dùng bông gòn tẩm Benzine chùi
lên vết dầu mỡ. Chỗ da ấy sẽ phải phai màu, bạn sẽ tùy màu da mà dùng sáp đánh
bóng lại.
55.- TẨY VẾT DƠ TRỀN ĐỒ BẰNG DA
Nếu vật dụng bằng da như giày, cạt-táp... bị mốc bạn cố thể tẩy
bằng vải sạch tẩm dầu thông.
Nếu vết mốc đã lâu, bạn phải dùng giấy nhám thứ thật nhuyển
đánh lên vết mốc. Xong, dùng sáp đánh lại cho láng và đồng màu.
56 - TẨY VẾT TRỨNG SÂU BỌ TRÊN ĐỒ BẠC
Những đồ bạc lâu ngày không thể tránh khỏi có những vết dơ do
trứng của ruồi muỗi, sâu bọ gây nên. Muốn mất những dấu vết nầy, bạn hãy làm
như sau:
- Bạn hãy dùng một cái khăn ẩm thấm muối hột thật nhỏ mà chùi
đi chùi lại nhiều lần nơi vết dơ. Sau đó, bạn rửa sạch bằng nước nóng và
xà-bông
PHẦN II - GIỮ-GÌN VÀ LAU CHÙI VẬT DỤNG TRONG NHÀ
57- CÁCH CHÙI RỬA XOONG NHÔM BỊ ĐEN
Xon nhôm nấu lâu ngày bị đen vì nước phèn, nhựa rau, bạn hãy
lấy nước lã pha giấm chua cho vào xon rồi đem đun sôi là sạch ngay.
*
58. - TẨY VẾT DƠ TRONG XOONG, CHẢO
Xon, chảo bị đóng dơ bên trong, bạn hãy rắc muối lên vết dơ
và để vậy trong vài giờ rồi bạn chùi rửa bằng nước lã, vết dơ sẽ mất ngay.
59 - CÁCH GIỮ GÌN ĐỒ BẰNG THỦY TINH ÍT BỂ DO NƯỚC SÔI
Bạn hay phàn nàn đồ dùng bằng thủy-tinh như ly, ca... không
chịu nổi nhiệt độ cao. Muốn chắc ý, khi mới mua đồ bằng thủy tinh về, bạn hãy bỏ
các món ấy vào nồi nước có pha muối rồi nấu cho nước sôi lên. Sau đó, bạn để nước
nguội mới với ra rửa lại bằng nước lã. « Chắc chắn đồ thủy tinh của bạn sẽ chịu
nước sôi bền bĩ hơn
Tuy nhiên, khi đi mua các món đồ thủy tinh, bạn cũng nhớ đừng
mua các hiệu làm tệ quá, có nhiều bọt, mau bể hơn.
60 - CÁCH GIỮ GÌN CHO LY THỦY TINH KHỎI NỨl KHI RÓT NƯỚC SÔI
VÀO LY
Những ly tách bằng thủy-tinh, nhứt là thứ nội hóa, thường thường
không chịu được sự thay đổi nhiệt độ quá đường đột. Vì thế, chúng thường bị nứt
khi ta đổ nước sôi vào.
Muốn tránh tình trạng này, bạn hãy áp dụng một trong hai
phương pháp sau đây:
- Khi rót nước sôi hoặc nước quá nóng vào ly, bạn hãy lót một
chiếc khăn ướt dưới đít ly.
- Hoặc bạn để vào trong ly một cái đủa, một cái muỗng cà-phê
hay một que sắt bằng kim loại khi đổ nước sôi vào ly. Chất kim sẽ hút nhiệt làm
giảm nhiệt độ của nước sôi
61- CÁCH GIỮ QUẦN ÁO KHÔNG PHAI MÀU
Khi mới mua hàng vải hay áo quần màu về, bạn hãy ngâm ngay
vào nước có pha giấm trong một lúc lâu. Sau đó, quần áo sẽ giữ màu được lâu
hơn.
62- CÁCH GIỮ HÀNG LỤA KHÔNG BỊ VÀNG
Quần áo để lâu bị vàng ố, bạn hãy lấy một củ khoai tây luộc
chín, lột vỏ để nguội rồi xát củ khoai đều lên quần áo như xát xà bông. Sau đó,
xả lại bằng nước lã, phơi chỗ mát, có gió (tránh nắng).
63- CÁCH GIỮ NÚT KHỎI ĐỨT KHI GIẶT BẰNG MÁY
Nhiều nhà đã có máy giặt quần áo, rất tiện. Tuy nhiên có lợi
thì cũng có hại, vì các nút áo quần giặt bằng máy thường bị bể, bị đứt, Muốn
tránh bị đứt nút, bạn hãy lộn trái áo quần lại rồi hãy bỏ vào máy giặt, chắc chắn
sẽ được như ý.
*
64 - CÁCH LÀM ÁO KHỎI NHÀU NÁT KHI XẾP
KhI đI xa, cần xếp quần áo vào va ly, bạn muốn cho áo quần khỏi
nhàu nhè, bạn nên xếp thân áo theo chiều ngang.
65 - CÁCH LÀM QUẦN ÁO CŨ TƯƠI SÁNG HƠN
Quần áo cũ còn chắc, muốn tươi mới hơn, bạn hãy giặt bằng nước
sôi có pha giấm.
66 - CÁCH GIỮ ÁO QUẦN KHỎI BỊ MỐC
Vào mùa mưa, hoặc vào những nơi ẩm thấp, áo quần của bạn thường
bị mốc. Muốn tránh tình trạng nầy, bạn nên làm như sau:
- gói một cục vôi sống để trong góc tủ, hoặc trong rương, va
ly có đựng quần áo, vải vóc.
*
67 - CÁCH GIẶT GIŨ QUẦN ÁO VÀNG VÌ NƯỚC PHÈN
Quần áo thường giặt nước phèn, màu trắng trở nên vàng ngà,
nên dùng acide oxalique ngâm tan trong nước, nhúng quần áo vào rồi xả bằng nước
lã cho sạch.
68 - CÁCH GIẶT GIŨ KHĂN BÀN ĂN BỊ DƠ
Khăn bàn ăn màu trắng hoặc các màu khác sau một bửa ăn tất sẽ
dính đủ các thứ dơ do các thức ăn hay trái cây gây ra. Muốn tẩy sạch, bạn nên
dùng nước đái quỷ (Ammoniaque) cọ xát thật mạnh là tốt. Các vết bẩn sẽ bay đi hết.
69 - CÁCH GIỬ GÌN HÀNG CÓ GẮN KIM TUYẾN
Muốn những áo quần bằng hàng có gắn kim tuyến của bạn lâu hư,
bạn phải tránh, không được để chung ở những nơi ẩm thấp, có nhiều hơi nước.
Nếu tủ áo của bạn để vào nơi ằm-thấp, bạn phải đè vào góc tủ
một gói vôi cục.
70 - CÁCH LÀM MÁT NHỮNG CẠN VOI TRONG BÌNH NƯỚC.
Nếu những bình đựng nước hoặc bình cắm hoa của bạn lâu ngày bị
cặn vôi làm cho trở nên mờ đục, bạn có thể làm sáng, trong suốt trở lại bằng
cách dùng xà bông và cọ hoặc bàn chải, để sút. Tuy nhiên, có những bìnhmiệng nhỏ
mà lại sâu, bạn không thể cho bàn chải vào để kỳ cọ được, bạn hãy làm như sau:
- Cho vào bình những vỏ trứng gà hay trứng vịt đã đập nhỏ và
vài muỗng giấm (hoặc tro than tàu), lắc lại nhiều lần. Sau cùng, bạn hãy sút lại
bằng nước lã. Bình thủy tinh của bạn sẽ trong suốt như trước.
71 - CÁCH CHÙI RỬA LAVABO (bồn rửa mặt)
Muốn cho Lavabo nhà bạn được sáng láng trở lại, bạn hãy làm
như sau:
- Bạn dùng nước eau de Javel quét đều một lớp trên Lavabo. Bạn
để yên như vậy trong một hôm, rồi bạn cọ rửa lại bằng nước lã hoặc nước xà
bông.
72- CÁCH GlỮ GIÀY DA KHÔNG KHÔ CỨNG
Giày bị nước mưa thấm, thường sẽ khô cứng lại. Bạn nên lấy nửa
cũ khoai tây chà xát thật mạnh, thật kỹ lên giày. Xong, bạn đánh bóng lại bằng
xi, giày sẽ hết khô cứng.
73- CÁCH GIỮ GÌN VẬT DỤNG BẰNG DA
Vật dụng bằng da như xắc tay, cặp, va ly... lâu ngày bị cũ, mất
bóng. Bạn lấy một miếng nỉ nhúng sữa tươi chà lên thật mạnh. Sau đó, bạn lấy vải
khô lau sạch, các vật dụng sẽ mớì và bóng ngay.
74 - CÁCH GIỮ GÌN VẬT DỤNG BẰNG DA
Trong nhà có đồ đạc bằng da, bạn phải nhớ những điều sau đây:
- Điều đầu tiên mà bạn cần phải nhớ là đừng bao giờ để những
vật dụng bằng da sát nền nhà, mặc dù nền nhà bạn có lát gạch hay tráng xi-măng,
Hơi đất sẽ làm cho da chóng hư và nhứt là vào mùa mưa, khí ẩm sẽ làm cho da mốc
meo.
- Nếu những vật dụng bằng da hoặc những vật dụng bọc da của bạn
có vẻ cũ kỷ, phai màu, bạn hãy dùng dầu thông (essence de térébenthine) có pha
giấm (ba phần dầu, một phần giấm) hoặc dầu ăn tẩm vào một cái khăn mềm đánh thật
mạnh tay lên mặt da. Khi chùi, bạn nhớ phải xoay tròn miếng giẻ thật đều tay.
- Nếu bạn không có dầu thông, bạn có thể làm theo cách thức
sau: bạn cắt nửa củ hành tây theo chiều ngang, và dùng nửa củ hành này kỳ cọ
lên mặt da.
75 - CÁCH ĐÁNH BÓNG VẬT DỤNG BẰNG DA
Để đánh bóng da, da trơn hay da có đánh vẹt ni, bạn hãy làm
như sau:
- Bạn dùng một miếng nĩ mềm có tẩm sữa tươi mà chà mạnh lên mặt
da. Bạn nhớ chà mạnh tay và chà thật đều. Trong khi chà, bạn cũng nhớ là phải
chà theo lối xoay tròn.
76 - CÁCH LAU CẶP, XẮC BẰNG DA
Bạn lọc lấy tròng trắng trứng gà, đánh tới ra như tuyết. Sau
đó nếu bạn có ví da, xắc tay bằng da dùng lâu ngày bị khô cứng, hãy dùng lòng
trắng trứng nói trên thấm vào một miếng vải sạch đánh mạnh lên ví, cặp da. Sau
đó, chùi kỹ bằng khăn sạch khác. Cam đoan các đồ dùng ấy sẽ mềm mại và bóng lẩy
như khi mới mua về vậy,
77 - CÁCH LÀM MẤT VẾT MỐC TRÊN DA
Nếu đồ dùng bằng da của bạn bị mốc, bạn có thể làm mất vết mốc
đi bằng cách lấy giẻ sạch tẩm dầu thông mà chùi đi. Tuy nhiên, nếu dấu mốc ăn
sâu vào trong da, chùi không sạch, bạn phải làm như sau:
- Bạn dùng giấy nhám, thứ thật nhuyển đánh lên vết mốc cho sạch.
Đánh xong, phải tô chỗ da bị đánh giấy nhám cho đồng màu với da chung quanh.
Sau cùng, bạn dùng sáp đánh giày đánh lại cho bóng.
78 - LAU CHÙI BÌA SÁCH ĐÓNG BẰNG DA
Bạn có nhiều sách đóng bìa da, gáy nạm chữ vàng. Một thời
gian, da thì khô cứng, cong, chữ thì mờ nhạt góc cạnh sờn rách. Bạn hãy dùng giẻ
mịn và ẩm lau cho hết bụi. Quét một lượt dầu nhựa thông (térécenthine 2 phần 3)
pha với dầu thường, không màu (1 phần 3) quét thật nhẹ tay lên trên mặt da. Giở
các góc ra miết cho thẳng mép lớp bìa dày ở trong. Với lớp bìa trắng lán ở
trong sách thì dùng dầu đu đủ (ricin) đã khử hết mùi và một miếng len nhỏ đánh
nhè nhẹ lên các nơi. Bạn không cần dùng đến sáp ong, bìa da vẫn bóng đẹp như mới.
Nhưng nếu gặp trường hợp sách bày trên kệ ngoài thông khí, tốt
hơn bạn nên phớt qua một lượt sáp ong mỏng để bảo vệ sự tàn phá của không khí.
Bạn chỉ có việc đun sáp ong cho chảy ra trong một chút dầu térécenthine.
79 - CÁCH LÀM MẤT VẾT MỞ TRÊN DA
Muốn làm mất các vết dầu mỡ trên mặt da, bạn phải làm như
sau:
- Đầu tiên, bạn phải dùng bông gòn tẩm benzine chùi lên vết dầu
mỡ. Da chỗ ở ấy sẽ lợt đi, không còn hợp với màu da chung nữa. Bạn phải đánh
bóng bằng sáp cùng màu với da.
80 - CÁCH GIỮ GÌN ĐỒ SẮT CHO KHỎI SÉT
Muốn cho đồ bằng sắt không bị sét khi để lâu, bạn đem chúng
nhúng vào nước vôi. Sau đó, bạn lấy vôi bột rắc lên.
Chú ý: Những món đồ sắt này không thể sơn được.
81 - CÁCH LAU CHÙI Ổ KHÓA BỊ SÉT
Nếu ổ khoá nhà bạn bị sét, muốn mở hoặc đóng, thật là khó
khăn. Bạn hãy cho vào ổ khóa một ít dầu chải tóc (paraffine), và bạn dùng chìa
khóa xoay đi, xoay lại nhiều lần. Bạn sẽ vừa lòng vì ổ khóa của bạn sẽ không
còn xoay trở khó khăn nữa.
82 - CÁCH CHỬA CHÌA KHÓA BỊ SÉT
Chìa khóa bị sét gây một trở ngại không nhỏ trong việc đóng,
mở các ổ khóa. Muốn làm cho chìa khóa hết bị sét, bạn làm như sau:
- Bạn pha một phần dầu hôi và hai phần dầu ăn, rồi lấy chìa
khóa bị sét ngâm vào dầu hỗn hợp nầy. Để độ vài giờ, bạn lấy chìa khóa ra lau
khô và dùng giấy nhám nhuyển đánh lại cho láng.
83 - CÁCH GIỮ GÌN VẬT DỤNG BẰNG THÉP
Những vật dụng bằng thép, tuy dùng được bền lâu, nhưng bất tiện
ở chổ là thường bị ố, bị ten đen. Muốn hết dấu vết không đẹp mắt nầy, các bạn
phải làm sao? Các bạn chỉ cần áp dụng một trong ba phương pháp sau đây:
1 - Bạn lấy nửa củ khoaỉ tây cắt theo chiều dọc (để nhựa
khoai ra nhiều), chà mạnh lên chỗ bị ố đen và chà đều lên vật dụng. Sau đó, bạn
dùng vải mềm đánh bóng lại.
2 - Bạn dùng bông gòn chấm vào nước cốt chanh tươi, chà mạnh
lên chỗ bị ố và xoa đều lên cả vật dụng. Bạn để yên độ từ 5 đến 10 phút rồi
dùng vải sạch đánh bóng lại.
3. Muốn áp dụng phương pháp nầy, bạn phải pha dung dịch sau
đây:
- Rượu cồn 90 chữ (alcool 90) pha với một ít nước đái quỷ
(ammoniaque). Bạn lấy vải mềm chấm vào dung dịch trên mà chà mạnh lên vật dụng.
Sau đó, bạn dùng len hay nỉ đánh bóng thật đều tay và thật kỹ.
84 - CÁCH CHỮA DÂY KÉO BỊ NGHẼN (Fermeture)
Trong trường hợp những dây kéo (fermeture) trong các đồ dùng
của bạn bị nghẽn, không kéo được, bạn hãy đừng nóng nảy kéo quá mạnh, dây kéo sẽ
hỏng. Bạn chỉ cần lấy đèn cây hay xà bông khô chà dọc theo chiều dây kéo vài lần,
tự nhiên dây kéo sẽ kéo được dễ dàng.
85 - CÁCH GIỮ BÀN ỦI KHỎI SÉT
Muốn bàn ủi dùng lâu ngày không bị sét, bạn nên dùng đèn cầy
chà lên. Dĩ nhiên, khi ủi đồ, bạn phải gắn bàn ũi nóng và ủi vào một miếng giẻ
cho sạch hết đèn cầy trước khi ủi quần áo.
86 - CÁCH GIỮ GÌN RƯƠNG BẰNG KẼM
Rương bằng kẽm rất bị b| sét, nhứt là vào mùa mưa không khí ẩm
ướt, muốn tránh tình trạng này, bạn nên dùng va sơ lin ( vaseline) thoa một lớp
thật đều và thật nhẹ lên mặt kẽm.
87- CÁCH LAU CHÙI VÁN BỌC TƯỜNG
Vách ván nhà bạn có sơn vẽ đủ màu, lâu ngày bị vàng và hoen ố,
bạn hãy dùng nước trà tàu tẩm vào khăn, lau mạnh lên tường ván ấy là sạch sẽ
ngay.
88 - CÁCH LÀM SÁNG LẠI MÀU SƠN TRÊN GỖ
Muốn màu sơn trên gỗ được tươi sáng lại như mới bạn hãy lau
chúng bằng thứ nước pha như sau: 1 kg cám trộn với 5 lít nước.
Bạn nhớ khuấy cho thật đều và bọc kỹ trước khi dùng.
89 - CÁCH LÀM SÁNG LẠI LỚP VẸT NI TRÊN GỖ
Lớp vẹt ni trên gỗ tuy ít bạm bụi, nhưng nếu ít săn sóc,
chúng cùng bị lu mờ, kém bóng loáng. Muốn chúng bóng loáng như mới, bạn có thể
áp dụng phương pháp sau đây:
- Bạn dùng một ít sữa lau lên lớp vẹt-ni và để cho khô. Sau
đó, bạn dùng bàn chải nhúng nước lã cọ sạch.
Với phương pháp này, vẹt-ni sẽ cứng và bóng.
90- TẨY NHỮNG VẾT DÍNH LÂU NGÀY TRÊN ĐỒ GỖ
Trên đồ gỗ thường có những vết dơ do sự vô ý gây ra. Nếu để
lâu, các vết dơ này rất khó chùi rửa. Muốn làm mất những dấu vết nầy đi, bạn
hãy làm như sau:
- Cho mấy giọt dầu ăn vào một chút sáp ong trắng đem chưng
cách thủy cho sáp ong chảy ra. Đem bôi thứ sáp ấy lên chỗ dơ rồi lấy vải chà thật
mạnh.
91- CÁCH CHÙI ĐỒ GỖ BỊ GIỐNG RUỒl LÀM DƠ BẨN
Muốn làm mất những vết dơ bẩn do giống ruồi gây ra trên đồ gỗ,
bạn phải làm như sau:
- Lấy bột (nếp, gạo hay mì...) trộn với chút dầu ăn đánh cho
thật quánh, thoa đều bột lên chỗ dơ rồi lấy giẻ chùi cho sạch. Sau cùng, rửa kỹ
bằng nước trong và đánh bóng.
92 - CÁCH TẨY VẾT DƠ BÁM LÂU NGÀY TRÊN GỖ TRƠN
Muốn làm sạch những vết dơ bám trên những vật dụng bằng gỗ
trơn, không có đánh vẹt-ni, bạn làm như sau:
- Đầu tiên, bạn hãy pha một thứ nước để lau chùi theo công thức:
- 10 gam muối + 90 gam nước tẩy (soude de caustique) + 1 lít
nước
Sau đớ, bạn lấy một cái chổi bằng bẹ dừa chấm vào nước này mà
quét lên các đồ dùng bằng gổ trơn đó. Một lúc lâu, bạn rửa lại bằng nước lã và
lau khô bằng khăn mềm và sạch.
93 - CÁCH LÀM MỚI LẠI NHỮNC VẬT DỤNG NHỎ BẰNG GỖ
Muốn cho những vật dụng bằng gỗ nhỏ của bạn được bóng loáng
như mới, bạn hãy lấy bông gòn thấm dầu thông (essence de térébenthine) lau lên
thật đều. Sau đó bạn đợi khô và đánh bóng lại bằng nĩ sạch.
94- LÀM MẤT CÁC VẾT DỘP TRẮNG TRÊN BÀN GỖ CÓ ĐÁNH VẸT NI
Bàn hay đi văng bị nước nóng làm dộp trắng trên mặt gỗ có
đánh vẹt-ni, bạn hãy dùng vải có tẩm dầu paraffine chà nhẹ lên chỗ dộp. Để một
lúc lâu rồi bạn dùng dầu thông đánh lên và dùng vải khô đánh bóng.
95 - CÁCH LẤP NHỮNG KHE NỨT TRÊN SÀN GỖ
Bạn muốn lấp kín những khe nứt hoặc kẽ hở trên sàn gỗ, bạn
hãy lấy keo lõng trộn với mạt cưa đã rây nhuyễn. Bạn nhớ trộn cho thật đều, thật
nhuyễn, rồi bạn đem chưng lên cho nóng, đoạn đem trét vào các chỗ hở và miết
cho thật bằng mặt.
Nếu sàn gỗ có đánh vẹt ni, bạn phải lấy vẹt-ni đánh lên các
chỗ đã được trét kín cho tiệp màu.
96 - CÁCH TRỊ MỌT VÀ LẤP CÁC LỖ MỌT TRÊN GỖ
Thường thường đồ gỗ hay bị giống mọt ăn hại, tàn phá, bạn phải
trị chúng như sau:
- Bạn mua thứ thuốc nước ‘‘Liqueur de vanswicten” (bán ở các
nhà thuốc tây) và dùng một ống chích xịt loại thuốc nầy vào từng lỗ mọt. Bạn nhớ
dùng cả kim chích để có thể đưa thuốc vào sâu trong lỗ mọt. Tuy có mất công,
nhưng đối với những món đồ quý hoặc cột kèo quan trọng, bạn cần phải chịu khó.
Mọt đã trừ xong, bạn còn phải lấp các lỗ mọt. Bạn dùng sáp
ong trộn với bột DDT hoặc trộn với hợp chất gồm 10 phần dầu thông, 10 phần dầu
hôi và một phần long nảo, Bạn nhồi thật kỹ và dùng hợp chất nầy nhét vào các lỗ
mọt. Sau cùng, bạn lấy sáp ong nguyên chất trét bằng mặt và dùng vẹt ni đánh
bóng. Nếu gỗ của bạn có sơn thì bạn dùng sơn phết lên trên.
97 – CÁCH NGỪA MỌT? MỐI? HÀ ĂN CÂY
(theo bài của Kỹ sư Lâm văn Vãng) (1)
Muốn ngừa bàn ghế, tủ giường, sườn nhà khỏi bị mọt, mối, hà
ăn, ngoài cách tẩm cây theo lối kỹ nghệ, người ta có thể dùng cách quét lên những
thứ thuốc sau đây:
1 - Cách thứ nhứt: Bichlorure de mercure …… 5 gr
Nước ………………………………………………….. 1 lít
2 - Cách thứ hai: Phèn xanh ……………………… 100 gr
Acide Arsénieux …………………………………….. 5gr
Nước ………………………………………………… 1 lít
(1) Xin phép trích 1 bài trong quyển:: NHỮNG NGHỀ ÍT VỐN của
kỹ sư LÂM VĂN VÃNG (quyển II)
Nên nấu sôi trước khi dùng quét lên mặt gỗ. Tất cả thuốc trên
đây là thuốc độc, nên dùng kỹ lưỡng.
Trong trường hợp thấy có lỗ mọt hay mối đang đục khoét cây,
nên dùng ống chích (thứ ống chích thuốc tây) mà xịch vào lỗ bằng dung dịch pha
10 gr bichlorure de mercure ngâm tan trong 1lít rượu đốt, hoặc dầu thông
(essence de térébenthine,), hoặc sulfure de carbone rồi lấy sáp bít lỗ mọt lại.
98 - CÁCH LÀM MỚI NHỮNG MŨ PHỚT BẰNG NHUNG
Nếu mũ phớt bằng nhung của các con bạn bị cũ muốn chúng đẹp
như mới, bạn dùng đường chà nhẹ lên mặt nhung, chà nhiều lần. Sau đó, bạn dùng
bàn chải mềm chải lại thật nhẹ.
99- CÁCH CHẢI NHỮNG CHIẾC MŨ PHỚT BẰNG LEN (Laine)
Những chiếc mũ phớt bằng len, nhứt là len có tơ rất khó giặt
giũ. Muốn làm sạch chúng, bạn hãy làm như sau:
- Trước tiên, bạn hãy dùng một cái bàn chải cứng chải theo
chiều của sợi len và chải kỹ ở những chỗ tơ len bị sút xuống. Kế bạn dùng giấy
nhám, thứ thật nhuyễn chà nhẹ lên trên. Sau cùng, bạn hãy lấy vải mềm thấm nước
pha như sau để lau lên mặt len:
- 20 gr …… xăng
- 20 gr …… nước
- 20 gr …… nước đá quỷ (ammoniaque)
Khi lau, bạn nhớ phải lắc thật đều dung dịch đã pha và nhớ đừng
để gần lửa. Lau xong, bạn phải phơi ở chỗ có gió và mát.
100 - CÁCH GÌN-GIỮ NHỮNG CHIẾC NÓN BẰNG RƠM
Muốn làm mới lại những chiếc nón bằng rơm, bạn hãy làm như
sau:
- Bạn trộn một cái lòng trắng trứng gà và một muỗng xúp nước
cốt chanh tươi. Sau khi đã trộn hai thứ trên thật đều, bạn dùng một bàn chải nhỏ
nhúng vào và chải lên nón. Sau đó, bạn dùng một miếng bọt biển thấm nước chà nhẹ
lên nón.
Khi nón đã sạch, bạn nên phơi ở chỗ mát và có gió.
101- CÁCH CHÙI RỬA CÁC ĐỒ DÙNG BẰNG RƠM
Để những đồ dùng bằng rơm của bạn như xách tay, nón, ghế...
giữ được mãi vẻ mới mẻ lúc đầu. Bạn phải năng chùi rửa. Bạn có thể chùi rửa
theo phương pháp sau đây:
- Bạn dùng bàn chải mềm thắm vào nước cốt chanh tươi mà kỳ cọ
lên mặt rơm. Sau đó bạn dùng bàn chải mềm và nước lã chải lại cho thật sạch và
phơi ở chỗ mát có gió. Nếu không có chanh, bạn có thể dùng khế để thay.
102- CÁCH PHA KEO CHO KHỎI THÚI
Muốn cho keo dán sau nầy không hôi thúi, lúc pha bạn nhớ là
phải pha bằng nước lạnh. Người ta có thói quen pha keo bằng nước nóng cho keo
mau tan, nhưng pha với nước nóng keo mau hôi thúi.
103- CÁCH GIỮ CHO ĐÈN CẦY (SÁP) CHÁY LÂU
Bạn hãy lấy vài hột muối bỏ dưới chân tim đèn cầy, chắc chắn
cây đèn cầy nầy sẽ cháy lâu tàn hơn.
104 - CÁCH LAU CHÙI BÓNG ĐÈN ĐIỆN
Bóng đèn điện bị bụi bám quá nhiều, làm mờ ánh sáng. Bạn phải
dùng một miếng vải có tẩm cồn đốt đèn (alcool à brûler) để lau chùi. Xong, chờ
khô hãy gắn bóng đèn lại.
105 - CÁCH GIỮ «BIN» ĐÈN MÓI VÀ CŨ
Sống ở đồng quê, muốn dự trử một số bin đèn, bạn có thể chụm
hai đầu nóng của bin vào với nhau, lấy giấy gói kỹ, cứ hai cục một gói, rồi cất
vào chỗ khô ráo mát mẻ, sẽ không mất điện trong bin.
Riêng bin đã xài rồi, có người gói kỷ rồi chôn dưới đất ít
lâu, đào lên xài sẽ sáng hơn trước. Nhưng chỉ xài thêm được một lần thôi.
106 - CÁCH CHÙI RỬA CÁC ĐỒ DÙNG BẰNG MÂY TRƠN
Các bàn, ghế, giỏ làm bằng mây lâu ngày hay bị vàng và thâm
đen. Phương pháp hay nhứt để giữ cho nó luôn luôn đẹp như lúc mới là hằng tháng
bạn nên dùng nước muối thật mặn mà chùi.
Bạn cũng có thể lau chùi bằng nước có pha nhiều, nước eau de
Javel.
107 - CÁCH CHÙI RỬA CÁC ĐỒ DÙNG BẰNG MÂY CÓ ĐÁNH VẸT NI
Nếu đồ đạc của bạn bằng mây có đánh vẹt ni, muốn làm chúng
bóng loáng lại, mỗi lần chùi rửa, bạn nên dùng nước nóng có pha Carbonate de
soude.Nếu bạn không có Carbonate de soude, bạn có thể chùi rửa bằng nước xà
bông, rồi đợi đến khi khô, bạn dùng dầu bóng đánh lại.
108 - CÁCH GIỮ GÌN NHỮNG VẬT DỤNG BẰNG ĐÁ HOA
- Nếu nhà bạn có những vật dụng bằng đá hoa như nhưng bàn ghế
theo kiểu xưa, thì chắc chắn bạn hay phàn nàn vì những vật dụng này sau một thời
gian sẽ trở nên cũ kỹ, kém đẹp. Có rất nhiều phương pháp để làm cho mặt đá hoa
trở nên xinh đẹp như mới. Tuy nhiên, theo chúng tôi, chỉ có những phương pháp
sau đây là dễ áp dụng nhứt và tiện lợi nhứt:
Phương-pháp 1 - bạn dùng nửa quả chanh cắt theo chiều ngang,
chấm muối mà đánh lên mặt bàn ghế bằng đá hoa bị dơ. Bạn phải đánh mạnh tay và
sau đó, bạn rửa lại bằng nước lã.
Phương-pháp 2 - Bạn hãy chùi rửa những bàn ghế này bằng nước
nóng và xà bông đen.
Phương-pháp 3 - Nếu mặt đá hoa dơ quá vì đã lâu không đuợc
lau chùi, trước khi áp dụng phương pháp thứ 2, bạn hãy thoa lên mặt đá hoa một
loại bột chùi đồ sứ (bột Nab chẳng hạn). Sau đó bạn dùng nước nóng và xà bông
đen (savon noir) để lau chùi.
Phương-pháp 4 - Nếu bạn đã áp dụng các phương pháp trên mà vẫn
chưa được hài lòng, bạn dùng thử dầu xăng (essence) xem sao. Có lẻ kết quả sẽ
không làm bạn thất vọng.
109- CÁCH GIỮ GÌN ĐỒ DÙNG BẰNG SỨ
Muốn đồ dùng bằng sứ của bạn luôn luôn xinh đẹp bạn phải nhớ
những điểm sau đây:
- Không bao giờ để cho những vật dụng bằng sử bị va chạm mạnh.
- Không được để chúng gần những bếp lửa, lò sưởi hay những
nơi phát ra nhiệt độ cao.
- Không được rửa chúng bằng nước có nhiệt độ trên 40 độ.
- Nếu chúng bị dơ nhiều, bạn có thể dùng chanh để rửa như vậy,
nước men sẽ được sáng hơn.
110 - CÁCH GIỮ ĐỒ DÙNG BẰNG PLASTIQUE (NHỰA)
Muốn giữ gìn đồ dùng bằng Plastique (nhựa hóa học), bạn hãy
nhớ những điều sau đây:
- Đừng bao giờ để chúng ở gần chỗ có nhiệt độ cao (như bếp lửa
chẳng hạn) và cũng đừng bao giờ chế nước sôi vào chúng.
- Nếu những đồ dùng nầy bị đóng cáu bẩn, bạn có thể chùi rửa
bằng xà bông bột và nước ấm.
- Nếu đồ nầy bị vàng, cũ bạn có thể chùi rửa chúng bằng cồn,
thứ để đốt (alcool à brûler).
- Nếu đồ dùng bằng nhựa hóa học bị vàng, cứng thì bạn hãy
ngâm chúng vào nước muối để chúng trắng ra và trở nên mềm mại.
111 - CÁCH LAU CHÙI ĐỒ BẰNG SỪNG
Đầu tiên, bạn phải lau chùi cho thật hết bụi bặm. Sau đó, bạn
rửa những đồ vật bằng sừng bằng nước có pha nước đái quỷ (ammoniaque). Xả lại bằng
nước trong xong, bạn dùng vải khô lau chùi cho thật khô. Sau cùng bạn nhỏ vài
giọt dầu vào miếng nĩ rồi chà thật kỹ để đánh bóng.
112 - CÁCH GIỮ GÌN BÀN CHẢI MÓNG TAY CŨ
Bàn chải móng tay xài lâu ngày bị cũ đi và mềm yếu vì cặn
xà bông. Muốn làm bàn chải cứng lại như mới, bạn hãy nhúng bàn chải vào một chậu
nước lạnh có pha nhiều giấm. Độ vài giờ đồng hồ, bàn chải của bạn sẽ trở nên tốt
ngay.
113 - CÁCH GIẶT BÔNG BIỂN BẰNG CAO SU HOẶC BẰNG NY LON
Ngày nay, người ta chế tạo ra những bông biển bằng cao su hoặc
bằng ny lon để thay thế cho những bọt biển thật. Muốn giặt rửa các loại bông biển
chế tạo nầy, bạn phải nhớ những điều sau:
- Đối với loại bông biển bằng cao su, chớ bao giờ bạn giặt rửa
với nước sôi, bạn phải giặt bằng nước lạnh có pha nước đái quỷ (ammoniaque).
- Đối với loại bông biển bằng ny-lon, bạn phải giặt bằng nước
ấm có pha chất trừ mỡ (như benzine chẳng hạn). Sau đó, bạn cũng phải xả lại bằng
nước ấm.
114 - CÁCH CHÙI ĐỒ BẰNG ĐỒNG
Ngoài dầu chùi đồ đồng bán ở thị trường, bạn có thể dùng
chanh và muối chà mạnh lên đồ đồng. Sau đó, bạn rửa lại và lấy khăn khô đánh
bóng.
Thường thì người ta vừa chùi lau vừa cho phơi nắng sương
suơng rồi chùi lau lại nữa, như vậy đồ đồng được sáne hơn, như lư đồng chẳng hạn.
115 - CÁCH CHÙI RỬA NHỮNG VẬT DỤNG BẰNG ĐỒNG MẠ VÀNG
Nếu nhà bạn có những đồ dùng bằng đồng có mạ vàng, bạn có thể
áp dụng một trong hai phương pháp sau đây để chùi rửa:
Phương pháp 1- Nhúng những đồ bằng đồng có mạ vàng vào nuớc
sôi có pha xà bông bột. Sau đó, bạn dùng bàn chải, chải thật kỹ, rồi rửa lại bằng
nước lạnh. Sau khi lau khô xong, bạn dùng vải sạch và khô đánh bóng.
Phương pháp 2- Bạn ngâm đồ bằng đồng có mạ vàng trong một
dung dịch được pha như sau:
- 2 phần nước + 1 phần nước đái quỷ (Ammoniaque)
116 - CÁCH LÀM SÁNG LẠI LỚP VÀNG MẠ
Muốn làm mới những vật dụng có mạ vàng bạn hãy áp dụng phương
pháp sau đây:
- Thoạt tiên, bạn dùng cọ mềm hoặc khăn lau cho hết bụi bặm bậm
trên mặt vàng mạ. Sau đó, bạn đánh một cái tròng trắng trứng gà cho nổi bọt với
một ít muối. Bạn dùng khăn mềm nhúng vào hợp chất mà chùi kỹ lên lớp vàng mạ. Để
yên một lúc lâu, bạn dùng khăn khô và sạch đánh bóng. Nhớ đánh đều và mạnh tay.
117 - CÁCH ĐÁNH BÓNG ĐỒ BẠC
Nước trộn rau xà lách (tức dầu giấm) lúc ăn rau còn nước cặn
thừa lại, các bạn chớ có đổ đi mà phí. Nước đó có thể dùng vào việc khác. Nếu
nhà bạn có đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị mờ đục, các bạn hãy dùng nước trộn rau
xà lách còn thừa ấy lau đồ bạc với một tấm khăn cũ. Trong chốc lát, đồ bạc sẽ
bóng loáng như mới ngay.
118 - CÁCH CHÙI RỬA ĐỒ NHÔM
Dùng xà bông và bùi nhùi rửa đồ nhôm tuy có sạch nhưng không
bóng loáng. Muốn đồ nhôm bóng loáng như mới, bạn hãy làm như sau:
- Dùng bùi nhùi chùi rửa rồi chùi lại bằng dung dịch sau:
- 100gr dầu và 100 gr cồn đốt đèn (alcool à brûler). Điều bạn
nên nhờ là phải lắc mạnh dương dịch nầy trước khi dùng.
Ngoài ra, người ta cũng có thể pha thuốc nước chùi đồ nhôm
như sau:
- 20 gr ….. Hàn the
- 5 cc ….. Ammoniaque
- 10 gr ….. Glycérine
- 10 gr ….. Carbonate de chaux
Ngâm tất cả vào 100 cc nước lã rồi dùng chùi đồ bằng nhôm rất
bóng.
119 - CÁCH CHÙI CÁC ĐỒ NGÀ
Muốn cho các đồ ngà của bạn được sạch sẽ, bóng loáng, bạn hãy
chùi rửa như sau:
- Bạn dùng bông gòn thấm nước cốt chanh tươi hoặc thấm nước lạnh
có pha nước oxygène (20 phần trăm) mà kỳ cọ và đánh bóng.
120 - CÁCH GẮN LẠI NGÀ GIẢ HAY XƯƠNG GlẢ
Ngày nay, có rất nhiều vật dụng bằng ngà giả hay sương giả.
Những vật dụng nầy chẳng qua cũng chỉ do một loại nhựa tạo thành mà thôi. Vì vậy,
chúng rất dễ bể, sứt. Muốn gắn lại những vết bể nầy, bạn hãy làm như sau:
- Bạn hãy trộn lẫn 50 gr vôi bột.
- 65 gr carbonate de soude
- 90 gr caséine với nước hẩm.
Bạn hãy lấy hợp chất nầy dùng làm keo để gắn liền các mãnh vở.
Khi gắn xong, bạn dùng vải mềm đánh lại cho bóng.
121 - CÁCH CHÙI RỬA CỬA KÍẾN CHO THẬT SẠCH
Trước hết, bạn hãy dùng một miếng bông gòn thấm dầu xăng chùi
qua một lượt trên mặt kiến. Kế bạn, dùng khăn sạch chùi cho săng khô đi. Sau nữa,
bạn lấy bột phấn (Poudre de Talc) chùi đều một lượt trên mặt kiến Cuối cùng, bạn
dùng khăn sạch đánh bóng lại. Chắc chắn kiến của bạn sẽ bóng ngời như mới.
122 - CÁCH LAU SÀN XI MĂNG BẰNG MUỐI
Sàn xi măng bị dơ, bạn đã rửa bằng nước và xà bông mà không sạch.
Bạn hãy pha một dung dịch theo công-thức sau:
Muối ……………………………. 10 gr
Muõi tẩy (soude caustique)…….90 gr
Nước lạnl ………………………..1 lít.
Sau đó, bạn lấy một cái chổi bằng bẹ dừa thấm vào dung-dịch
này mà quét lên sàn xi-măng, để ít lâu, bạn lau lại bằng nước lã.
123 - CÁCH GIỮ GIẤY TỜ KHÔNG CHÁY
Giấy tờ quan trọng như giao kèo, hóa-đơn, bằng khoán đất hoặc
tiền bạc, muốn khỏi cháy, bạn nên dùng carton d'amiante gói kín lại rồi để vào
một cái hộp thiếc hay sắt, dù có hỏa hoạn cũng không cháy giấy tờ.
124 - CÁCH GIỮ GÌN VẬT DỤNG BẰNG ĐỒI MỒl
Nếu các bạn có những vật dụng bằng đồi mồi như hộp đựng nữ
trang, hộp đựng thuốc, hộp đựng đồ trang sức … hoặc những đồ trang-trí, thì có
lẽ bạn cũng nhận thấy những đồ vật này, sau một thời gian, thường trở nên cứng,
phai màu hoặc bị nứt nẻ.
Muốn giữ gìn những vật dụng này, bạn hãy áp dụng những phương
pháp sau:
- Nếu rỗi rãnh, mỗi ngày bạn nên dùng nỉ khô lau chùi kỹ lưỡng
những vật-dụng này.
- Nếu không lau chùi được mỗi ngày, thỉnh thoảng bạn nên lấy
một miếng len, chấm vaseline đánh thật mạnh lên mặt đồ đồi mồi. Sau đó, bạn
dùng len khô hay da khô đánh bóng lại.
- Để tránh những vật dụng đồi mồi khỏi bị nứt nẻ, bạn có thể
dùng vaseline thoa lên thật đều và để trong vài giờ cho vaseline thấm vào đồi mồi.
Sau đó, bạn hãy dùng len để lau khô và đánh bóng.
- Điều sau cùng bạn nên nhớ là đừng bao giờ bạn để đồ vật bằng
đồi mồi vào những nơi nóng bức hoặc có ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào.
PHẦN III - VIỆC VẶT TRONG BẾP VÀ GIỮ GÌN ĐỒ ĂN
125 - CÁCH ĐỂ DÀNH CHANH ĐÃ XÀI DỞ
Bạn thường có những trái chanh đã xài dở, muốn để dành mà
không sợ bị ê hay khô, bạn hãy úp mặt chanh bị cắt xuống một cái dĩa đã để sẵn
một ít giấm chua, chanh sẽ lâu hư.
126- CÁCH ĐỂ DÀNH THỊT ĐƯỢC LÂU (Không có tủ lạnh)
Nhà không có tủ lạnh, bạn muốn để dành thịt được lâu, bạn hãy
lấy một cái khăn sạch nhúng vào giấm chua cho ướt khăn, gói thật chặc miếng thịt,
để gói thịt ấy vào một tủ thoáng và mát. Như vậy, bạn có thể giữ thịt được
trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
127- CÁCH GIỮ CHO KHOAI TÂY ĐƯỢC TRẮNG
Bạn thử vắt vài giọt chanh vào nồi luộc khoai lúc nước đang
sôi. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng vi khoai tây luộc vừa có màu trắng vừa có mùi vị
ngon.
Muốn khoai tây giữ được vẻ trắng ngần trong các thức ăn, bạn
hãy làm như sau:
- Ngay khi gọt khoai tây, bạn hãy ngâm chúng vào nước lạnh có
nặn vài giọt chanh. Bạn đừng bao giờ để chúng ngoài gió, vì gió sẽ làrn khoai
tây thâm đen.
128 - CÁCH GIỮ BỘT KHÔNG B| MÓC
(Xem bài công dụng của muối - Phần XVI, bài 282)
129 - CÁCH GIỮ MÙ TẠT
(Xem bài công dụng của muối - Phần XVI, bài 283)
130 - CÁCH GIỮ BÁNH MÌ, XÚC XÍCH,DĂM BÔNG (Jambon), BA-TÊ.
Bánh mì, nếu để dành không đúng cách, sẽ trở nên cứng rắn,
nhai không nổi,
Muốn bánh mì để được lâu ngày mà vẫn mèm, khi để dành, bạn phải
dùng giấy dầu hay bao nylon, gói thật chặc rồi để vào chỗ mát.
Nhà bạn nào hay mua xúc xích, ăn không hết, để dành qua ngày
hôm sau, chỗ cắt thường bị khô, và xám lại. Muốn giữ cho miếng xúc xích ấy lúc
nào cũng mềm mại và có màu hồng đẹp, bạn hãy áp vào chỗ cắt ấy một miếng chanh.
131- CÁCH LÀM MỀM SÒ TRAI
Muốn sò trai khỏi bị dai mà không cần phải bỏ thuốc muối
(Bicarbonate de soude) rất có hại cho bộ tiêu hóa, bạn nên ngâm sò trai vào sữa
độ nữa giờ là chúng sẽ mềm ngay mà lại có mùi ngon.
139 - CÁCH ĐỂ DÀNH CÀ CHUA, DƯA, CHANH...
(không có tủ lạnh)
Muốn để dành những thứ này, bạn nên chôn chúng vào trong một
thùng tro (thứ tro đã rây mịn) và bạn nên để thùng tro này ở nơi có không khí,
ráo và mát.
133- CÁCH PHA NHỮNG DUNG DỊCH ĐỂ ƯỚ P LẠNH
Để làm mát thức ăn, thức uống, bạn có thể áp dụng một trong
hai phương pháp sau đây để uớp lạnh các thức ăn, thức uống.
Phương pháp I: Bạn pha 100gr nitrate d’ ammoniaque với 100gr
nước. Bạn dùng dung dịch này để ngâm những chai nước uống hoặc những nồi thức
ăn. Dung dịch này có thể làm thức ăn thức uống hạ được 20 độ so với nhiệt độ
bên ngoài.
Phương pháp 2: Bạn pha 75gr Nitratte de sodium với 100gr nước
và dùng để ngâm thức ăn, thức uống như trên. Dung dịch này có thể làm thức ăn
thức uống hạ được 15 độ so với nhiệt độ bên ngoài.
Điều bạn cần nhớ là bạn phải cẩn thận đừng để cho những dung
dịch trên đây rơi vào thức ăn, thức uống.
134- CÁCH LÀM NƯỚC ĐÁ (Không cần tủ lạnh)
Nếu bạn không có tủ lạnh hoặc bạn có những bạn bè thân thuộc ở
xa châu thành, khó mua được nước đá, bạn hãy áp dụng hoặc chỉ cho họ áp dụng những
phương pháp sau đây để làm nước đá.
- Bạn pha 300gr Sulfate de soude với 100gr acide sulfurique
và 50gr nước. Bạn cho nước vào trong những chai hoặc những khuôn và ngâm vào
dung dịch trên. Nước trong chai và trong khuôn sẽ trở thành nước đá.
Dung dịch này được dùng rất lâu. Tuy nhiên, khi dùng bạn phải
hết sức cẩn thận, đừng cho trẻ em đến phá khuấy.
133- CÁCH GIỮ RAU XANH TƯƠI NGON SAU KHI LUỘC
Một vài loại rau ngày nay không hiểu vì lý do gì, khi ta nấu
hay luộc thường hay bị đen lại, trông mất ngon, Muốn cho rau cải giữ được màu
xanh, khi nấu các bạn hãy cho vào ít muổng bột hòa tan trong nước là được
136-CÁCH GIỮ CẢI CÂY KHÔNG B| HÉO
NẾu cây cải bị héo, bạn vào trong một chậu nước lạnh (phân củ
không nhúng vào nước),một lát cày sẽ trở nên tươi tốt. Bạn nhớ kỹ không nên
ngâm cả ngày, cải sẽ úng lá đi.
137- CÁCH GIỮ CHO ĐỒ UỐNG ĐƯỢC MÁT
(không có tủ lạnh)
Nếu bạn không có tủ lạnh, bạn có thể giữ cho đồ uống được mát
lạnh bằng cách thức giản dị sau đây:
- Bạn bọc khắp chai bằng hai lớp báo cũ rồi nhúng cả vào nước
có pha muối thật mặn. Bạn lấy ra và để ở nơi thoáng mát, có gió, khi thấy lớp
giấy bọc ngoài gần khô, bạn lại nhúng chai vào nước muối và cứ tiếp tục như thế
nhiều lần
Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy thức uống đựng trong chai mát lạnh
gần như để trong tủ lạnh.
Nếu bạn thấy cách thức trên quá mất công, bạn có thể làm như
sau:
- Bạn ấn chai đựng thức uống xuống cát có thấm nước muối thật
mặn, để ở chỗ thoáng, có gió, độ 1 giờ, bạn sẽ có một thức uống mát lạnh.
138 - CÁCH GIỮ CHO ĐỒ ĂN ĐƯỢC MẤT LẠNH
(không có tủ lạnh)
Nếu bạn không có tủ lạnh, bạn có thể áp dụng phương pháp sau
đây để giữ cho thức ăn được mát lạnh.
- Để thức ăn vào nồi hay vào thố, sau đó bạn để nồi thức ăn
này vào một chậu nước, dỉ nhiên là mực nước phải thấp hơn miệng nồi. Bạn đậy
lên chậu nước một cái nắp bằng đất nung. Độ vài giờ, bạn sẽ thay thức ăn của bạn
mát rượi.
Bạn phải nhớ một điều là cái nắp đậy lên chậu nước phải là nắp
bằng đất nung, vì đất nung có đặt tánh hút nước, do đó hơi nước sẽ bốc lên mãi
làm lạnh thức ăn
139- CÁCH GIỮ MỨT CHO KHỎI MỐC
Lọ, hủ hay hộp đựng mứt đang ăn dỡ có thể giữ được lâu hàng
tuần lễ mà không bị lên mốc hay hư gì cả nếu bạn phủ lên trên nó một lượt đường
bột thật dày, sau khi dùng xong.
140- CÁCH LÀM TAN DẦU ĂN BỊ ĐÔNG ĐẶC
Vì ảnh hưởng thời tiết dầu bị đông đặc, các bạn không nên hơ
dầu trên lửa cho dầu tan ra ngay, mà nên ngâm đít chai vào nước ấm cho dầu tan
ra dần dần.
141- CÁCH GIỮ CHO CÁ NGUYÊN VẸN KHI CHIÊN
Bạn thường than phiền là những con cá chiên của bạn không giữ
được nguyên vẹn trong khi chiên. Muốn tránh tình trạng này, bạn chỉ cần làm như
sau:
- Trước khi chiên, bạn chỉ cần lấy vải lau sạch và lau cá thật
khô.
142 - CÁCH THỬ HỘT GÀ BẰNG MUỐI
(xem bài công dụng của muối, phần XVI, bài 280)
143- CÁCH LỰA ĐẬU HỦ
Đậu hu tuy bổ thật, nhưng chỉ bổ khi còn tươi, chớ khi bị hư
cũ, chua thì tai hại thật vô lường. Vậy bạn phải lựa đậu hủ thật kỹ càng khi
mua.
Muốn biết đậu hủ mới và không chua, thì bạn chỉ cần xem màu đậu
có trắng và mịn không.
144 - CÁCH LẤY BÁNH BÔNG LAN Ở KHUÔN RA
Muốn lấy một cái bánh bông lan ở khuôn ra một cách dễ dàng mà
không bể bánh, bạn hãy làm như sau:
- Để khuôn bánh vào một chậu nước lạnh và đậy lên trên bánh một
cái khăn ướt độ mười phút. Tuy nhiên, điều nên nhớ là bạn phải thoa đều một lớp
mỡ trong khuôn trước khi đổ bánh vào nước để tránh cho bánh khỏi dính vào
khuôn.
145- CÁCH ĐUN SỬA TƯƠI KHÔNG BỊ CHÁY SÉM
Khi dùng sữa tươi bao giờ bạn cũng phải đun cho kỹ lưỡng, để
giết hết những vi trùng và vi khuẩn. Tuy nhiên, khi đun nếu không cẩn thận, sửa
tươi thường bị cháy sém ở đáy xoong. Muốn tránh tình trạng này, bạn hãy làm như
sau:
- Bạn nhớ rửa xoong thật sạch sẽ và cứ để nguyên xoong ướt đặt
lên bếp và cho sữa tươi vào. Bạn nhớ đừng lau xoong khô, vì làm như thế sữa sẽ
bị cháy.
146- CÁCH GIỮ CHO MÓN TRỨNG ĐẸP MÀU
Có nhiều món trứng trước khi chiên hay hấp phải đánh cho nổi
bọt lên như bọt xà bông. Nếu đánh kỷ như vậy, bạn không nên dùng đồ bằng nhôm,
khi nấu chín, trứng sẻ có màu xám.
Muốn trứng giữ được nguyên màu, bạn phải dùng đồ sành hay đồ
thủy tinh.
*
147- CÁCH ĐÁNH KEM CHO MAU DẬY
Muốn đánh kem cho mau dậy, bạn chỉ việc cho vào kem một ít muối
bọt, nhớ là một ít mà thôi.
148 - CÁCH LỘT VỎ TRÁI CÂY DỄ DÀNG
Muốn lột vỏ trái cây được dễ dàng, bạn phải làm thế nào?
Thật giản dị, bạn chi cần bỏ chúng vào nước nóng và vớt ra
ngay, trái cây sẽ dễ lột vô cùng.
149- CÁCH XÀO NẤU BÔNG CẢI CHO DỄ TIÊU
Muốn cho bông cải trở nên dễ tiêu, khi xào nấu, bạn nhớ đừng
bao giờ đậy kín nắp vung. Làm như thế bạn còn có thể làm cho rau cải giữ được
màu sắc lúc ban đầu.
150 - CÁCH CHIÊN KHOAI TÂY CHO ĐẸP
Khoai tây chiên muốn có bề ngoài cho đẹp đẻ, không bị nhăn
nhíu, trước khi chiên bạn nên phết bên ngoài khoai tây một lớp dầu ăn.
151 - CÁCH TRÁNH PHỎNG TAY KHI CHIÊN
Các loại thịt ướp làm rô-ti khi bỏ vào mỡ hay bơ (beurre) thường
bắn mỡ ra, đôi khi làm phỏng tay, phỏng mặt lại làm dơ bẩn hết quần áo nữa. Muốn
tránh trường hợp khó chịu này, trước khi đặt chúng vào xoong chiên, nên bôi vào
một ít bột (nếp, gạo, mì) là lúc chiên, các bạn khỏi lo mỡ bắn ra tứ tung nữa.
152 - THUỐC CHỮA PHỎNG DẦU, LỬA HAY NƯỚC SÔI
Ngoài các thứ pommade bán ở nhà thuốc tây, bạn có thì chữa phỏng
tay, chân vì dầu lửa, nước sôi bằng acide picrique ngâm tan trong nước (5%
acidc picrique) hoặc dùng nước vôi đánh với dầu lữa, hay dầu phụng, thoa lên chỉ
phỏng rất công hiệu.
Nếu bị phỏng, lập tức ngâm chỗ phỏng vào nước mấm hoặc dùng
gòn nhúng nước mấm đắp lên chỗ phỏng cho khá lâu, chỗ phỏng sẽ mát mà cùng
không phòng da.
Bạn cũng có thể cắt một khoanh khoai tây sống đắp lên chỗ phỏng
một lúc lâu.
Điều nên nhớ là đừng bao giờ vội rửa nước lạnh vào chỗ phỏng
sẽ bị phòng da ngay.
153 - CÁCH DẬP TẮT NHỮNG KHI CHẢO BÓC CHÁY
Trong lúc làm bếp, những chiếc chảo dâu hay mỡ khi chiên thường
bốc cháy. Muốn dập tắt những ngọn lửa này, bạn nhớ đừng bao giờ tưới nước vào cả,
vì càng tưới nước chừng nào, lửa càng cháy mạnh chừng ấy. Bạn chỉ nên lấy một
mãnh ván hay một tấm sắt đậy kín liền miệng chảo.
154 - CÁCH LÀM CHO TRÀ THÊM THƠM NGON
Để trà thêm phần thơm ngon, bạn hãy lấy một miếng vỏ cam, bỏ
vào hộp trà và đậy thật kín.
155 – CÁCH PHA MỘT ẤM NƯỚC TRÀ TƯƠI
Muốn pha một ấm nước trà tươi cho thật ngon, bạn hãy làm như
sau:
Tráng bình cho nóng đều, bỏ trà vào, chế nước sôi và đổ bỏ
ngay nước này đi, sau đó rót nước sôi vào từ từ từng ít một.
156 - LÀM CHO TRÀ KHÔNG BAY HƠI
Muốn cho trà giữ được hương vị đậm đà lâu ngày, bạn nên để
chúng vào trong lọ sành hay hộp thiết đậy thật kín. Để trong chai thủy tinh trà
rất mau bay hơi,
157- CÁCH LÀM CHO CÀ PHÊ THÊM THƠM NGON
Muốn cho cà phê thêm phần thơm ngon, bạn hãy làm như sau:
- Khi cà phê vừa mới rót ra ly, còn nóng sôi, bạn hãy cho vào
ly một chút ca-cao. Bạn dùng muỗng khuấy thật nhanh cho ca-cao tan ra nhanh.
158 - CÁCH GIỮ HƠI NƯỚCSUỐI TRONG CHAI
Nước suối hoặc những thứ nước có hơi khác (eau- gazeuse) nếu
dùng dang dở, thường bị bay hơi đi. Muốn tránh tình trạng này, khi để dành nước
suối dùng dang dở, bạn hãy làm như sau:
- Bạn hãy đậy nút chai cho thật kỹ và dựng ngược lên trong tủ
thường hay tủ lạnh (đầu chai trở xuống, đít chai trở lên.
Với phương pháp này, bạn có thể để nước suối trong vòng một
tuần lễ mà vẫn giữ được hơi.
159 - CÁCH KHỬ NƯỚC UÓNG
Muốn khử nước uống cho tinh khiết trước khi dùng, không cách
nào hay bằng nấu cho sôi, để nguội, lượt trên bông gòn. Làm như vậy vi trùng đều
chết mà phèn cũng bị loại, pha trà uống cũng ngon, màu nước không sậm,
Tuy nhiên, nếu nấu sôi, nước trở nên khó tiêu, trừ khi dùng để
pha trà, pha cà phê.
Muốn được nước tinh khiết, vừa dễ tiêu; vừa đả khát, nên dùng
nước ngâm 1% acide citrique vì chất này có tính sát nhiều loại vi trùng. Ta có
thể dùng chanh vắt lấy nước pha nước uống thay thế acide citrique. Muốn được
thêm ngon miệng không gì bằng uống nước chanh có thêm đường.
(theo Kỳ sư Lâm-văn-Vãng)
160- CÁCH KHỬ NƯỚC MÁY CÓ SÉT ĐỂ UỐNG
Ở châu thành, nước máy thường có sét do ống sắt dẫn nước. Nước
uống có mùi tanh, nếu pha trà, nước biến ra màu đen. Vậy muốn khử sét cần nấu
nước cho sôi, rồi lượt trên gòn, gòn phải cuống cho cứng, lót vào cai quặng pha
lê, rót nước lên cho lượt đến khi nào nước chảy yếu vì sét (màu đỏ) đóng bít cục
gòn, phải thay gòn mới. Nước lọc như vậy pha trà mới có màu tươi, uống hết
tanh.
(theo kỹ sư Lâm văn Vãng)
161- CÁCH KHỬ NƯỚC PHÈN ĐỂ GIẶT RỬA
Nước phèn giặt rửa bằng xà bông không tốt, ít bọt, trỉnh. Muốn
khử, người ta dùng thuốc tím để vào in ít, quậy tan trong nước. Nếu nước phèn
nhiều thì ban đầu màu tím sẽ biến mất lần, vậy cần phải để thuốc tím cho có dư,
nghĩa là thấy hẳn màu tím.
Đợi 5-10 phút dùng thuốc Hyposulfite de soude quậy vào cho tới
khi nào màu tím tiêu mất. Màu nước sẽ trở nên trong trở lại là nước đã hết
phèn.
Phương pháp này nếu biết cách làm kỹ, đừng cho thừa chất hóa
học nhiều, cũng có thể dùng uống được, vì khử như vậy, vi trùng cũng bị tiêu diệt
hết.
(theo bài Kỹ sư Lâm văn Vãng)
162 - CÁCH MỞ NÚT CHAI QUÁ CHẶT
Một chai rượu quá lâu, nút bị chặt không sao mở được? Bạn hãy
dùng lửa hơ cổ chai cho nóng. Hơi nóng làm cổ chai nở ra, bạn sẽ vặn nút ra một
cách dễ dàng.
163 - CÁCH TẠO THÙNG SĂN ĐỰNG NƯỚC
Trong các loại chum sành đựng nước, loại chum có men bên
trong bao giờ đựng nước cũng sạch và ngon. Thường người ta hay chứa nước mưa
trong chum tráng men để thỉnh thoảng mùa nắng đem ra pha trà hoặc uống cũng rất
mát. Nước mưa để trong chum có vị lờ lợ ngọt rất ngon.
Hiện nay người ta hay dùng phuy étxăng (thứ 200 lít) hay
thùng lớn bằng sắt để chứa nước. Nhưng đựng nước trong loại thùng sắt này nước
hay bị rỉ sét làm cho quần áo bị vàng ố rất bẩn. Để tránh rỉ người ta thường
sơn trong thùng sắt một lớp sơn màu cá vàng là loại sơn lót thường dùng để sơn
dầu. Loại sơn này thường có pha nhiều dầu, mùi tanh, phải để lâu lắm mới hết
mùi. Mặc dù sơn lót tốt đến may, chỉ thời gian ngắn sắt vẫn rỉ như thường, đó
là không kể đến mùi tanh tưởi của dầu sơn làm nước mất ngon.
Nếu bạn thích xài phuy ét-xăng để chứa nước, thì xin mách
ngay phương pháp rẻ tiền mà giản dị là bạn hãy mua xi măng tốt, lối 2 kílô rốc
vào phuy rồi trộn với nước cho loãng ra. Sau đó bạn lấy cọ phết đều xi măng
loãng trên thành phuy. Điều cần là trước khi phết xi măng bạn hãy cạo sạch rĩ sắt
và chà giấy nhám cho sạch đều. Xi măng bám ở đấy sẽ cắn chặt vào làm cho thùng
được chắc chắn hơn.
Nước đựng trong phuy có tráng xi măng tuy không tốt bằng nước
đựng trong chum vại, nhưng ít ra cũng còn dùng để ăn, để giặt được.
164 - CÁCH SÚT BÌNH NƯỚC QUÁ DƠ CHO ĐƯỢC SẠCH
Muốn làm cho sạch một bình nước hoặc một chai nước bị mờ đục
vì thời gian, bạn hãy làm như sau:
- Bạn xé vụn giấy nhựt trình nhét vào cho thặt đầy chai hoặc
bình. Sau đó, bạn đổ nước vào cho thật đầy và nhét nút vào cho thật chặt. Bạn để
yên chai hoặc bình như thế trong vòng một hai ngày đoạn sút lại bằng nước lạnh.
165 - DAO SÉT VÀ TRÁI CÂY
Bạn đừng bao giờ dùng dao sét mà cắt hay gọt trái cây, rau, củ
cải, vì làm như vậy, bạn đã vô tình hủy hoại hết cả sinh tố C trong trái cây và
rau cải.
166 - CÁCH GIỮ GÌN DAO QUÝ
Muốn giữ những con dao quý của bạn tốt, đẹp mãi, khi rửa bạn
chỉ nên rửa bằng nước ấm với xà bông, khi rửa xong, bạn phải lau khô ngay.
PHẦN IV - NHỮNG MẸO LINH TINH
167 - CÁCH CỘT GÓI ĐỒ CHO THẬT CHẶT
Muốn cột các gói đồ thật chặt, bạn phải làm như sau:
- Trước khi cột, bạn phải dùng một miếng bọt biển (éponge) tẫm
nước làm cho ướt dây. Bạn dùng dây ướt nầy mà cột gói đồ, khi khô dây sẽ rút lại,
gói hàng sẽ chặt cứng.
168 - CÁCH DÁN GIẤY LÊN KIM KHÍ.
Kim khí thường không ăn keo. Muốn dán, bạn phải làm một cách
giản dị như sau:
- Bạn lấy nhựa củ hành tây xoa lên phía sau tấm giấy như xoa
keo. Sau đó, bạn áp tấm giấy lên vật kim khí muốn dán. Khi nhựa hành khô, tấm
giấy sẽ không bao giờ tróc ra nữa
169 - CÁCH CHỬA CÁC VẾT ONG CHÍCH
Nếu bạn bị ong chích và vết thương gây cho bạn nhức nhối, khó
chịu, bạn hãy làm như sau:
- Bạn lấy nhíp nhổ ngòi của ong ra. Sau đó, bạn chỉ cần lấy
lá ngò tây vò nát đấp lên chỗ đau. Chỉ độ vài phút, vết thương của bạn sẽ hết
nhức nhối.
170 - CÁCH CHỬA CÁC VẾT MUỖI CẮN
Thật giản dị, bạn chỉ cần cắt những khoanh hành tây đắp lên
chỗ những vết muỗi cắn, kiến cắn, trong vòng vài phút, bạn sẽ hết cảm thấy ngứa
ngáy, khó chịu.
Bạn cũng có thể mua vài thứ Pommade xoa lên chỗ kiến cắn như
loại Pommade Phénergan.
171 - CÁCH CHỬA CẮC VẾT NGỨA DO SỨA GÂY RA
Về mùa hè, nếu có dịp đi nghĩ mát ở vùng biên, chắc các bạn
không khỏi bực mình vì những con sứa nỗi bặp bềnh theo sóng. Nếu chẳng may,
trong khi bơi lội, bạn chạm phải chúng, tức thì bạn cảm thấy ngứa ngáy dữ dội,
và da của bạn, nơi bị sứa quấn, sẽ bị phòng lên như phỏng lửa.
Gặp trường hợp này bạn không nên dùng dầu hoặc alcool để xức.
Bạn nên làm như sau đây theo kính nghiệm của người miền biển:
- Bạn hay lấy đường, thấm một chút nước cho ướt đấp lên chỗ
đau. Đường sẽ hút hết các chất độc do sứa gây ra và vết thương của bạn sẽ hết
ngứa ngay.
172- CÁCH CHỬA TRỊ NGƯỜI SAY RƯỢU
Gặp người say rượu đến nổi không còn biết gì nữa, bạn hãy lấy
ngay một ly nước có pha ít muối rồi nhỏ thêm 20 giọt nước đái quỷ (Ammoniaque)
cho họ uống, chỉ trong vòng ít phút sau, chắc chắn người say rượu sẽ tĩnh táo
như thường.
173- CÁCH PHÒNG NGỪA ĐIỆN GIẬT
Trong nhà, nếu dây điện hở, có thể gây hỏa hoạn vì dây điện
chạm nhau hoặc vô ý bị điện giật.
Điện có hai đầu, một đầu nóng và một đầu nguội. Đầu nguội nhà
đèn cho chôn xuống đất, mặc dầu vậy, nhưng khi truyền tới nhà, điện vẫn đi bằng
hai dây như thường. Nếu ta vô ý sờ phải dây nóng mà chân ta đạp đất không có vật
cách điện (như để giày cao su hoặc bàn ghế cao cách mặt đất) thì ta sẽ bị điện
giật vì dòng điện chạy qua cơ thể ta để xuống đất. Nếu vô ý sờ phải cả hai dây
thì dù không để chân xuống đất, dù để giày đế cao su cách điện cũng vẫn bị giật
như thường.
Nếu không may trong nhà có người bị điện giật thì cần phải
bình tĩnh chạy lại chỗ công tơ, kháa ngay điện lại. Nếu điện câu không có công
tơ, lại không có cái ngắt điện thì hãy Lấy một cái gậy dài (hoặc bằng gỗ không
bị ẩm ướt) để gở dây điện ra, Chớ sờ tay vào nạn nhân hoặc dây điện, bạn sẽ bị
giật lây.
Điện rất tiện lợi song cũng rất nguy hiểm. Vì vậy trong nhà
nên xài thứ dây điện tốt, kỹ. Những chỗ nối nên quấn dây nhựa thật kín. Ngoài
ra cũng không nên để dây lòng thòng trong vừa chướng mắt vừa dễ gây nguy hiểm.
Các cầu chì ngắt điện phải mắc vào đầu dây nóng. Muốn biết đầu
nào là đầu nóng hoặc đầu nguội nên mua một chiếc bút thử điện (hoặc tua vít thử
điện) bán tại các tiệm. Bạn chỉ việc ví chiếc bút vào đầu dây điện nếu thấy đèn
bên trong bút cháy đó là đầu dây nóng.
173 Bis - CÁCH NHỔ ĐINH, VÍT B| SÉT
Đinh, vít bị sét thật khó nhổ. Muốn nhổ chúng, bạn phải làm
như sau:
- Trước khi nhổ, bạn hãy dùng một chiếc đủa sắt nung đỏ áp
vào đầu đinh.
PHẦN V - LÀM MẤT CÁC MÙI HÔI
Không gì làm cho bạn bực mình bằng tay bạn có những mùi hôi
mà rửa mãi vẫn không sạch.
Không gì làm cho bạn bực mình bằng những chai dầu hoặc những
chai nước mắm của bạn vẫn còn hôi dù bạn đã súc, rửa kỹ lưỡng.
Không gì làm cho bạn bực mình bằng những căn phòng ngủ đầy
mùi thuốc lá, mùi mà bạn không hề có một chút cảm tình.
Còn rất nhiều thứ nữa, làm cho bạn bực mình, mùi hành, mùi tỏi
chẳng hạn, tuy rất có ích trong công việc làm tăng thêm hương vị đậm đà của thức
ăn, nhưng lại là những mùi khó làm mất đi nhất.
Muốn tránh những bực mình đó, bạn hãy đọc những điều sau đây
và áp dụng theo. Chắc chắn bạn sẽ được vừa ý.
174 - LÀM MẤT MÙI TỎI TRONG MIỆNG
Tỏi là một món gia vị đặc biệt, giúp cho các bạn rất nhiều
trong công việc chế tạo thức ăn. Tỏi còn là một thức ăn rất bổ phổi. Có nhiêu
món ăn bắt buộc ta phải dùng tới tỏi sống, hoặc tỏi làm chua, như nem chẳng hạn.
Tuy ngon thì ngon thật, nhưng tỏi lại làm cho ta rất khó chịu vì mùi vị của nó
còn phản phất mãi trong miệng. Như vậy, thật bất tiện khi đối thoại. Gặp trường
hợp này bạn phải làm sao để mùi tỏi mất đi?
Rất giản dị, bạn chỉ cần nhai một hột cà phê rang là tỏi mất
ngay,
Ngoài cách trên, bạn còn có thể nhai một kẹo cao su có chất
xanh của rau Tần (chlorophyle)
175 - LÀM MẤT MÙI DẦU HÔI TRONG THÙNG
Bạn có những thùng đựng dầu hôi đã hết và bạn muốn dùng những
thùng này để đựng nước.
Bạn đang thắc mắc không biết phải làm cách nào để cho mùi dầu
hôi không còn nữa, có như thế bạn mới có thể đựng nước được.
Chúng tôi xin hiến cho bạn hai phương pháp sau đây:
Phương pháp 1: Bạn khui hẳn nắp thùng ra, bỏ vào thùng một
mớ giấy (độ bằng một tờ báo) và đốt cháy lên. Khi ngọn lửa cháy lớn, bạn úp miệng
thùng xuống đất và để nguội. Xong, bạn chỉ việc đem rửa thùng bằng nước lã.
Phương pháp 2: Bạn đổ vào thùng nước nóng và vôi (vôi có đổ
nước vào). Bạn lắc thùng cho thật đều, sau đó, để im trong một đêm, sáng hôm
sau, bạn súc lại bằng nước lã.
176- LÀM MẤT MÙI HÀNH DÍNH Ở TAY
Trong khi lột hay xắt hành, dù cẩn thận thế mấy bạn cùng
không thể nào tránh được mùi hành bám ở tay bạn. Bạn đừng rửa bằng xà bông, nước
lã vô ích, vì rửa như thế mùi hành không bao giờ hết đâu, dù thời gian kỳ cọ của
bạn lâu bao nhiêu cũng vậy.
Muốn hết, bạn chỉ nên rửa bằng nước có pha nước đái quỹ, chắc
chắn rnùi hành không còn phảng phất ở tay bạn nữa.
177 - LÀM MẤT MÙI HÀNH BÁM Ở DAO
Nếu dao bạn có mùi hành mà dùng vào việc gọt hay cắt trái
cây, dĩ nhiên bạn sẽ gặp nhiều điều bất tiện vì không ai có thể thích thú khi
ăn một miếng trái cây có dính hành được. Hơn thế nữa, những miếng trái cây đó
chắc chắn sẽ hết ngon.
Mà khổ nỗi, mùi hành dính trên dao rất khó rửa. Vậy bạn phải
làm sao?
Cách tốt nhất là bạn dùng cà-rốt (carotte). Bạn dùng những miếng
cà rốt mỏng chà lên lưỡi dao. Nếu chà một miếng không hết, bạn thay miếng khác,
cho đến lúc dao của bạn hết hôi.
178 - LÀM MẤT MÙI CÁ DÍNH Ở TAY
Mùi tanh của cá thật khó chịu phải không bạn. Bạn sẽ khó chịu
biết bao khi mùi cá cứ phảng phất mãi ở tay.
Muốn hết, bạn hãy rửa bằng nước có pha nước oxy (eau
oxygenée). Chắc chắn mùi tanh tưởi kia sẽ không còn bám trên trên tay bạn nữa.
179 - LÀM MẤT MÙI KHÉT Ở TAY
Trong khi làm bếp, nếu tay bạn có mùi khét, bạn hãy rửa bằng
nước và muối hột. Mùi khét chắc chắn sẽ bay mất.
Nếu tay bạn bị dính mũ rau cải, bạn cũng có thể rửa như trên.
180 - LÀM MẤT MÙI HÔI Ở CHAI NƯỚC MẮM
Bạn có những chai nước mắm không và bạn đang muốn dùng để đựng
các thứ khác, như nước chẳng hạn.
Nhưng bạn không biết làm thế nào để mùi hôì trong chai mất
đi. Chúng tôi vin mách các bạn cách thức sau đây:
- Bạn súc chai bằng nước lã, sau đó bạn bỏ vào chai một ít bả
cà phê (cà phê đã lọc rồi) rồi bạn đổ nước vào đấy và lắc thật mạnh. Bạn để yên
chai trong vòng 24 giờ. Sau đó, bạn súc lại bằng nước có pha xà bông
181- LÀM MẤT MÙI THUỐC LÁ TRONG PHÒNG
Bạn không thích mùi thuốc lá, thế mà trong phòng khách của bạn
đầy rẩy mùi thuốc lá sau mỗi Iần bạn bè đến chơi. Hoặc phòng ngủ của bạn nồng nặc
mùi này vì chồng bạn là người ghiền thuốc. Bạn đang thắc mắc không biết phải
làm thế nào để tống khứ cái mùi đáng ghét này đi. Nếu phòng nhà bạn có nhiều cửa
sổ thì việc làm rất dể, bạn chỉ việc mở tung các cửa sổ và vặn quạt máy cho
quay thật mạnh trong vòng 15 phút là mọi việc yén xong. Nhưng nếu căn phòng của
bạn ấm cúng quá, không có cửa sổ, bạn phải làm sao?
Bạn hãy lấy một cái chén nhỏ, cho vào đấy vài miếng than hồng
và để lên trên than một ít miếng vỏ cam khô. Bạn đem chén này để vào góc phòng.
Hơi khói có mùi vỏ cam tỏa ra sẽ làm mất mùi hôi của thuốc tức khắc.
182 LÀM MẤT MÙI ỚT DÍNH Ở TAY
Trong khi xắt ớt, bạn sơ ý làm cho ớt dính vào tay. Mùi ớt sẽ
làm cho tay bạn có mùi oi nòng và nóng nảy bức rứt, khó chịu.
Bạn đã rửa bằng nước, xà bông, hoặc alcool nhưng vẫn không khỏi.
Càng rửa bao nhiêu thì càng bừng bừng khó chịu bấy nhiêu. Nếu da bạn thuộc loại
da mỏng, chỗ dính ớt sẽ trở nên đỏ như bị phỏng. Bạn phải làm sao?
Chúng tôi xin hiến các bạn phương pháp sau: bạn chỉ việc rửa
tay bằng nước trà tàu đậm. Cam đoan với bạn, tay bạn sẽ mát và sẽ hết mùi oi nồng
ngay.
185 - LÀM MẤT MÙI HÔI CỦA DẦU ĂN
Ngày nay, người ta thường dùng dầu để thay mỡ trong việc xào
nấu vì mỡ quá đắt. Để tiết kiệm bạn cũng muốn như thế, nhưng bạn còn e ngại là
dầu có mùi hôi, khi xào nấu, các thức ăn sẽ không còn thơm ngon nữa.
Điều lo ngại của bạn thật là đúng. Và đó không phải là điều
lo ngại của riêng các bạn mà còn là điều thắc mắc cho tất cả những ai đang dùng
dầu để thay mỡ.
Vậy, muốn dầu mất đi mùi hôi để tiện dùng trong công việc nấu
nường, bạn phải làm thế nào?
Vấn đề tuy khó khăn nhưng giải, quyết rất dễ các bạn ạ, các bạn
chỉ cần cầm chai dầu lắc thật mạnh trong vòng 15 phút trước khi dùng đến. Đó là
cách tốt nhất. Nhưng nếu các bạn cho rằng làm như thế mất nhiều thì giờ quá, mỗi
ngày 2 lần mất đến nửa giờ, thì bạn chỉ cần lắc chai mỗi tuần hai lần thôi và mỗi
lần cũng vẫn kéo dài trong vòng 15 phút.
184 - LÀM MẤT MÙI HÔI Ở CHẢO, XOONG, BẰNG GANG
Khi các bạn nấu hoặc xào thức ăn trong những cái xoong hoặc
cái chảo mới bằng gang thì bạn thường thấy các thức ăn của bạn có mùi hôi do những
vật dụng bằng gang mới này mang lại. Mùi hôi này có thể còn tồn tại trong mười
bữa hay nửa tháng. Như vậy, trong mười bữa hay nữa tháng này, các món ăn của bạn
sẽ hết ngon lành. Dĩ nhiên, chồng con bạn cũng như bạn sẽ không vừa lòng.
Muốn tránh tình trạng này, khi mới mua xoong, chảo bằng gang
về, bạn hãy làm theo phương pháp sau đây: Bạn đổ vào xoong hoặc chảo đầy nước
và bỏ vào đó trà tươi, càng nhiều càng tốt. Bạn bắc lên nấu cho sôi một lúc
lâu, rồi đổ hết đi, thay vào đấy nước và trà tươi khác, làm như vậy ba hay bốn
lần mùi hôi sẽ hết hẳn.
Phương pháp này hơi mất công phải không bạn? Nhưng các bạn
nên cố gắng, vì ngoài ra không còn phương pháp nào khác cả.
PHẦN VI- CÁCH GIẶT, ỦI HÀNG VẢI, LEN, NYLON
Một trong những công việc chánh của người nội trợ là giặt và ủi
áo quần của gia đình. Công việc này, thoạt trông có vẻ dễ dàng nhưng thật ra,
như tất cả các công việc nội trợ khác, công việc giặt, ủi áo quần có rất nhiều
sự phức tạp riêng của nó.
Hẳn đã có lúc các bạn lấy làm thắc mắc là phải làm thế nào để
giặt những thứ tơ lụa mỏng manh, làm thế nào để giặt những thứ hàng nylon... Hoặc,
có các bạn tự hỏi phải làm sao để ủi những loại hàng đặc biệt như nhung, dạ,.,
mà không làm mất đi những tuyết mỏng manh và mềm mại của nó,
Các bạn hãy đọc những điều sau đây để biết cách thức giặt và ủi
một vài loại hàng vải đặc biệt:
185 - PHƯƠNG PHÁP GIẶT MỘT VÀI LOẠI HÀNG VẢI
Hàng vải có rất nhiều loại và mỗi loại đều có cách thức giặt
riêng. Cách thông thường nhất cho các loại hàng vải là giặt bằng xà bông và xả
lại bằng nước lạnh. Ngày nay có loại xà bông bột. Với loại xà bông này, người
ta chỉ cần ngâm quần áo dơ vào để cách đêm, sáng hôm sau đern xả và phơi thì quần
áo cũng đủ sạch sẽ rồi. Người ta cũng còn dùng nước Javel (eau de Javel) để tẩy
những quần áo dơ. Nhưng điều nên nhớ là không nên dùng nước Javel để tẩy đồ màu
vì tẩy như thế màu sẽ bi phai đi.
Dưới đây là một vài cách thức giặt những loại hàng vải đặc biệt.
186 - GIẶT TƠ LỤA
Với loại lụa này người ta cũng có thể giặt như giặt vải thường.
Tuy nhiên, giặt như thế lụa không mướt, không sáng và không óng ả được. Muốn lụa
giữ được nguyên vẻ tươi đẹp lúc mới, các bạn có thể giặt theo một trong hai
cách sau đây:
Cách 1: bạn cắt nhỏ một trái đu đủ sống, nhớ đừng rửa,
vì nếu rửa nhựa đu đủ sẽ mất đi. Rồi bạn ngâm lụa vào nước chung với những miếng
đu đủ mà bạn vừa cắt, độ 15 phút, bạn đem xả lại với nước lã.
Cách 2: bạn ngâm lụa vào nước lã có nặn chanh độ một giờ, sau
đó bạn xả lại với nước lã
Dù áp dụng cách nào, khi phơi bạn cũng nên phơi trong mát, chổ
có gió và bạn nên lấy vào để ủi lúc lụa còn iu-iu.
186 - GIẶT VẢI MÀU
Như trên đã nói, bạn không bao giờ nên dùng nước Javel để tẩy
những áo quần bằng vải màu, vì dùng như vậy màu sẽ phai hết.
Vải màu có thể giặt với xà bông như vải thường. Tuy nhiên, để
giữ cho màu được tươi sáng như mới, trong khi xả nước cuối cùng, bạn nên pha
vào nước vài muống giấm (ít hay nhiều tùy theo số lượng nước). Giấm sẽ giữ cho
màu sáng tươi mãi.
188 - GIẶT TƠ NHÂN TẠO
Tơ nhân tạo rất mềm mại, mỏng manh. Vì thế, khi giặt tơ nhân
tạo bạn phải cẩn thận lắm mới được Bạn nên ngâm chúng vào nước có pha xà bông bột.
Bạn phải vò thật nhẹ và khi xả, tuyệt đối bạn không nên vắt.
Khi phơi, cũng như lụa, bạn phải phơi trong chỗ mát có gió.
189 - GIẶT LEN (laine)
Len tuy không mỏng manh nhưng khi giặt cũng phải cẩn thận lắm
mới được. Khi giặt len, tuyệt đối không bao giờ được dùng nước nóng, không được
nấu và cũng không được vò mạnh tay.
Nếu là len màu. Các bạn cũng nên phơi trong bóng mát. Phơi
như thế tuy len lâu khô nhưng chắc chắn len sẽ không phai màu.
190 - GIẶT HÀNG LỤA
Hàng lụa giặt bằng xà bông thường bị vàng, muốn tránh tình trạng
trên, khi xả nước cuối cùng bạn nên cho vào nước vài muỗng giấm. Như vậy, chắc
chắn hàng lụa sẽ trắng trẻo, đẹp đẻ vô cùng.
Trên đây là cách thức giặt một vài loại hàng mà các bạn cần
nên biết. Điều sau cùng chúng tôi nói với bạn là với bất cứ hàng vải nào, dù có
thể giặt được với nước nóng, bạn cũng không nên ngâm trong nước nóng quá lâu
quá. Ngâm như vậy hàng vải rất chóng hư.
Ngoài ra có lẽ bạn cũng thắc mắc không biết cách dùng nước
Oxy như thế nào. Chúng tôi xin trả lời như sau:
Người ta có thể dùng nước Oxy để tẩy những vết dơ có thể tẩy
được bám trên áo quần (có nhiều loại vết dơ không thể dùng nước Oxy cũng như
không dùng nước Javel được). Tuy nhiên, trong khi tẩy như vậy các bạn phải cẩn
thận vì cũng như nước Javel nước Oxy cũng hay làm phai màu. Có nhiều loại hàng
vải không chịu được nước Oxy. Cách tốt nhứt là bạn phải thử xem thứ vải màu mà
bạn muốn tẩy có thể chịu được nước Oxy không. Nếu không được, bạn đừng dùng.
Còn chịu được, bạn có thể dùng nước Oxy để tẩy.
Cách thử:
Bạn lấy một miếng vải màu (thuộc loại vải màu mà bạn muốn tẩy)
và nhiểu lên đó vài giọt Oxy. Để một lúc lâu mà bạn thấy vải không phai màu thì
bạn có thì kết luận là loại màu đó chịu được nước Oxy.
191- PHƯƠNG PHÁP ỦI MỘT VÀI LOẠI HÀNG
Ủi áo quần không phải là công việc dễ dàng như bao nhiêu người
vẫn tưởng. Trái lại, nó là một công việc tế nhị, đòi hỏi người nội trợ nhiều
kiên nhẫn và khéo léo.
Ngày nay trước sự tiến triển của kỹ nghệ, người ta có rất nhiều
loại bàn ủi đặc biệt và tiện lợi. Nhưng dù tiện lợi và đặc biệt thế nào đi nữa,
những bàn ủi cũng không thể nào thay thế được sự khéo léo của người nội trợ.
Sau đây, chúng tôi xin mách cho các bà một vài phương pháp để
ủi một vài loại hàng vải.
192 - ỦI ĐỒ VẢI
Phương pháp ủi những quần áo bằng vải chắc các bạn ai cũng biết
cả, nhưng tiện đây, chúng tôi cũng xin nhắc sơ qua: Muốn ủi áo quần bằng vải,
các bạn phải dùng bàn ủi nóng và ủi nhanh. Trước khi ủi các bạn nên phun nước
sơ qua cho áo quần ẩm, để ủi mau thẳng.
193 - ỦI HÀNG LỤA
Phương pháp ủi hàng lụa cũng gần giống như phương pháp ủi vải,
Tuy nhiên, trong khi ủí hàng lụa, người ta thường ít phun nước hay nếu có phun
thì cũng phun thật ít. Hàng lụa mỏng, vì thế nên phải ủi thật nhanh và nhớ tắt
điện khi bàn ủi nóng vừa ủi.
194 - ỦI TƠ NHÂN TẠO
Đối với tơ nhân tạo thì các bạn chỉ nên dùng bàn ủi ấm và tuyệt
đối không nên phun nước. Các bạn có thể ủi từ từ và nhẹ nhàng.
195 - ỦI LEN, DẠ
Len, dạ là những thứ vải dầy, khi ủi không sợ dễ hư. Tuy
nhiên, len dạ lại có một lớp lông tơ mỏng và mềm trên mặt. Vì thế nếu không
khéo léo, lớp lông tơ này sẽ bị cháy hoặc bị hư làm mất đi rất nhiều giá trị của
len dạ.
Như vậy, khi ủi len dạ. các bạn nên dùng bàn ủi thật nóng. Đồng
thời, các bạn nên lấy một cái khăn, nhúng nước, vắt kỹ trải lên len hay dạ. Các
bạn ủi thật mạnh tay lên mặt khăn ướt này.
Ủi xong các bạn lấy khăn đi, lớp lông tơ trên len hay dạ
không bị hư hao gì. Đã vậy, những bụi bậm bám trên len, dạ lại dính cả vào
khăn, tiện lợi vô cùng.
Các bạn cứ ủi như thế, sau đó, dùng một bàn chải mềm chải
lên.
196 - ỦI ĐỒ NHUNG
Nhung là một loại hàng khó ủi vô cùng. Nhung sở dĩ mà đẹp, có
giá trị là nhờ ở lớp tuyết mềm mại ở bên ngoài. Vì thế nếu ủi không cẩn thận, lớp
tuyết bị nằm ép xuống, nhung sẽ không còn giá trị gì nữa cả.
Muốn ủi nhung, người ta không bao giờ ủi trực tiếp trên bề mặt
như ủi những loại hàng vải khác, mà người ta ủi trên mặt trái của nhung bằng
bàn ủi ấm và ủi thật nhẹ nhàng.
Muốn cẩn thận hơn nữa, để nhung đẹp đẻ lâu bền, các bạn nên ủi
như sau: căng nhung lên giấy cho thặt thẳng, rồi dùng bàn ủi, ủi nhẹ nhàng vào
mặt trái, nhớ thật đều tay.
Với phương pháp này, nhung sẽ không mất tuyết. Tuy nhiên
phương pháp này hơi mất công phải không các bạn?
197 - ỦI ĐỒ NYLON, DACRON
Nylon và dacron là hai loại hàng vải tiện lợi. Một trong những
tiện lợi mà người ta thường nói tới là không cần phải ủi. Ny-lon và dacron vẫn
thẳng như thường. Tuy nhiên, muốn cho áo quần Nylon, dacron tăng phần đep đẻ,
tăng phần giá trị, sau khi giặt xong, người ta vẫn ủi như thườrg.
Như các bạn đã biết, hai loại hàng này làm bằng những chất liệu
hóa học rất dễ cháy. Vì thế trong khi ủi, nếu không cẩn thận, những quần áo bằng
Nylon, dacron rất dễ bị hư.
Sau đây là phương pháp ủi loại hàng Nylon và dacron:
Các bạn nên dùng bàn ủi ấm và ủi thật nhanh tay. Trong khi ủi,
các bạn chỉ nên phun một ít nước mà thôi. Nếu có thể, tốt hơn hết là các bạn
nên ủi khô.
198 - ỦI ĐĂNG TEN
Khi ủi đăng ten, người nội trợ cần phải khéo léo và cẩn thận
lắm mớì được vì đăng ten rất dễ bị cháy và bị hư. Các bạn nên ủi bằng bàn ủi ấm
và phải ủi thật nhanh tay. Có như vậy, đăng ten mới còn giữ được vẻ mềm mại mà
không bị cháy hay bị nhíu lại.
Trên đây là cách ủi một vài loại hàng vải đặc biệt. Tiện đây,
chúng tôi xin mách cho các bạn cách ủi cà vạt (cravate).
Như các bạn đã biết, ngày nay, cà vạt là vật dụng phải có của
người đàn ông. Hẳn ở gia đình bạn, chồng bạn và các con trai lớn của bạn đều có
dùng cà vạt và dùng thường ngày. Như vậy, thỉnh thoảng cà vạt cũng phải được giặt
ủi như bao nhiêu loại áo quần khác.
Có lẽ trong quá khứ các bạn, đã từng giặt ủi cà vạt rồi và
các bạn cũng nhận thấy rằng dù các bạn có cố gắng thế nào đi nữa, các bạn cũng
không thể nào làm vừa lòng các ông chồng khó tính của các bạn được. Tại sao thế?
Vì cái cà vạt mà các bạn đã giặt ủi một cách cực nhọc đã không còn giữ được cái
vẻ xinh xắn, đẹp đẻ, cứng và thon như lúc ban đầu nữa. Thảm hại làm sao, nó bị
dẹp lép và mềm như một miếng vải thường. Như vậy còn thú gì khi đeo cà vạt, và
các ông chồng của các bạn không bằng lòng cũng có lý phần nào.
Để tránh tình trạng đó, người ta đã nghĩ ra nhiều cách. Có
người đã dùng nước cơm hoặc bột khuấy để hồ cà-vạt sau khi giặt.
Tuy nhiên, cách thức đó cũng không đem lại một tình trạng khả
quan hơn vì tuy cà vạt có thể cứng nhưng khi ủi, vẫn dẹp lép chè bè.
Sau đây, chúng tôi xin mách cho các bạn một phương pháp mà
các bà nội trợ Tây phương vẫn thường hay áp dụng. Theo phương pháp này, trước
khi giặt ủi cà vạt, các bạn nên lấy một miếng giấy cạt tông (carton) cắt theo
hình cái cà vạt. Khi giặt càvạt xong, các bạn nên lấy miếng cạt tông đó luồng
vào trong càvạt và để như vậy mà phơi khô.
Khi cà vạt khô, các bạn lấy miếng cạt tông ra. Các bạn khỏi cần
ủi gì nữa cả. Chiếc cà vạt của chồng bạn vẫn thon, cứng như mới. Và điều chắc
chắn là chồng bạn không chê vào đâu được nữa.
199 - CÁCH TẨY MÀU VÀNG DO BÀN ỦI NÓNG
Khi quần áo bị bàn ủi nóng làm vàng đi, ta lấy hàn the ngâm
tan trong nước, chậm gòn hay dùng bàn chải mịn đánh lên vài lần, rồi đánh lại với
nước lã.
200- GIẶT QUẦN ÁO BẰNG NƯỚC TRO ĐUN BẾP
Tro đun bếp trông bẩn thỉu nhưng dùng được nhiều việc hữu
ích. Tro bếp có thể dùng để bón cây, nước tro dùng để gội đầu, giặt quần áo rất
sạch.
Ở nhà quê, những khi xà bông khan hiếm, người ta thường dùng
nước tro tẩy uế. Nước tro (do rơm rạ đốt cháy để lại) lọc như sau: đổ tro vào
chiếc rá (vẫn dùng để vo gạo), đoạn lấy nước ấm đổ lên trên. Nước tro chảy xuống
lần thứ nhất bị đục, lại đem lọc đi (bằng cách múc và đổ lên giá tro). Làm như
vậy vài ba lần nước tro sẽ trong và có màu hanh hanh vàng.
Dùng nước tro gội đầu rất sạch gầu, óng tóc. Giặt quần áo bằng
nước tro cũng rất sạch, nhưng vì nước tro tẩy mạnh nên quần áo chóng rách. Bởi
thế, những Iúc khan hiếm xà bông nếu muốn giặt quần áo bằng nước tro, thì nên cẩn
thận pha thêm nước vào cho loãng bớt kẻo chóng hỏng quần áo.
PHẦN VII- CÁCH GIỮ CHO HOA LÂU HÉO
Như các bạn đã biết, các loài hoa đã giữ một vai trò quan trọng
và tế nhị trong đời sống con người. Hằng bao nhiêu người đã trút hết tâm tư của
mình để ca ngợi một loài hoa. Hằng bao nhiêu người đã bỏ ra biết bao thời giờ
quý báu để săn sóc cho chậu hoa. Có người lặn lội vào tận núi sâu rừng thẳm để
tìm cho được giống hoa lan hiếm có. Có người đã đi mấy ngày đường để chiêm ngưởng
cho loài hoa quý báu.
Chúng ta, - thiết thực hơn - không ở trong những loại người
này nhưng chúng ta cũng phải công nhặn rằng hoa rất có ích cho đời sống. Còn gì
sung sướng hơn khi các bạn sau những giờ làm việc mệt nhọc, được trông thấy những
loài hoa mỹ-miều tươi mát. Còn gì sung sướng hơn, đẹp đẻ hơn khi trong phòng của
bạn, giữa đồ vật vô tri, cứng chắc, có một binh hoa mềm mại xinh xinh.
Ở đây, chúng tôi không muốn trình bày cùng các bạn về nghệ
thuật cắm hoa. Chúng tôi chỉ muốn giải đáp cho các bạn một vài thắc mắc mà các
bạn thường có. Có lẽ các bạn thường phàn nàn là lọ hoa của các bạn không hiểu
gì lẽ gì mà mau tàn quá. Trong khi ấy, hoa có giá rất đắt, nếu phải thay luôn,
hẳn là đau túi tiền của các bạn lắm.
201- NÓI CHUNG CHO CÁC THỨ HOA
Các bạn hãy đọc những điều mà chúng tôi bày sau đây. Theo đó,
các bạn có thể giữ gìn bình hoa lâu tàn hơn:
- Bạn nên rửa sạch các cành hoa trước khi cho vào bình. Những
bùn đất bám vào các cành hoa, nếu không được rửa sạch sẽ làm cho nước mau dơ hoặc
hôi hám, khó chịu.
- Bạn hãy tướt bỏ hết các cành lá. Nếu muốn có lá cho cành
hoa thêm đẹp, bạn chỉ nên để lại một vài lá ở gần hoa mà thôi. Bạn phải tướt bỏ
tất cả những lá nhất là những lá ở dưới gốc. Nếu bạn để nhiều lá quá, cành hoa
sẽ gặp nhiều cản trở trong việc hút nước nuôi hoa.
- Dù cành hoa ngắn hay dài, bạn cũng nên cắt bỏ đi một phần ở
cuối cành hoa. Với vết cắt mới này, cành hoa sẽ hút được nhiều nước giữ cho hoa
được tươi luôn tốt nhất là bạn nên cắt chéo và nếu có thể, bạn nên chẻ phần cuối
của cành hoa ra làm tư.
- Khi cắm hoa vào bình, bạn không nên cắm dày quá. Phài tùy
theo chiều rộng hẹp, lớn nhỏ của chiếc bình mà bạn cắm ít hay nhiều hoa.
- Bạn nên cắm từng cành vào lọ. Đừng bao giờ bạn cắm cả bó
hoa bạn mua sẳn ngoài chợ cắm cả vào lọ. Muốn cho hoa tươi lâu, bạn phải cắm thế
nào cho nó thoáng khí và rộng rãi. Trừ một vài loại cành nhỏ và ngắn như hoa cẩm
chướng (oeillet), bạn có thể cắm cả bó vào lọ. Tuy nhiên, cắm loại hoa nay, bạn
phải cẩn thận coi chừng đừng cho nó nỗi lên mặt nước. Loại hoa này, bông hoa của
nó rất nặng so với cành lá.
- Khi cắm hoa, bạn nên cho vào lọ một viên Aspirine và vài giọt
Eau de javel. Aspirine sẽ trừ tất cả các độc tố trong nước giúp cho hoa tươi
lâu. Còn nước javel thì kích thích hoa, giúp hoa nở đều.
- Bạn phải nhớ thay nước hoa ít nhất mỗi ngày một lần.
Nước cũ có nhiều chất độc sẽ làm cho hoa kém tươi. Mỗi khi thay nước, bạn nên
cho vào 1/2 viên aspirine.
- Khi thay nước, bạn nên đổ cả nước cũ và đổ nước mới vào.
Làm như vậy sẽ hao nước, nhưng hai, ba gáo nước thì nhằm vào đâu so vói bình
hoa mà bạn ưa thích.
- Nếu không khí trong phòng mà bạn để lọ hoa nóng quá, khi
thay nước bạn nên lấy một cái bơm, bơm nước mới vào từ từ, từ từ cho đến khi nước
cũ tràn ra hết. Gặp trường hợp này, bạn mất nhiều thì giờ nhưng bạn nên nhẫn nại
để lọ hoa của bạn được tươi đẹp lâu dài
- Bạn không được kê lọ hoa của bạn vào chỗ nóng quá hay vào
chỗ có gió lùa. Như vậy, chỗ bạn để lọ hoa phải là chỗ không khí yên lặng. Bạn
phải đặt lọ hoa tránh gần cửa sổ hoặc gần nơi đèn điện, bếp nút.
- Ban đêm, bạn nên để bông ra những chỗ thoáng khí như sân
thượng hay sàn nước. Về điểm này, có nhiều người cho rằng làm như vậy rất có hại
vì sự thay đổi không khí như vậy không phải là một điều tốt. Trái lại, có nhiều
người với kinh nghiệm bản thân lại khuyên như trên. Các bạn hãy áp dụng thử và
xem thử là mình nên theo bên nào.
- Sau một hay hai ngày cắm trong lọ, hoa kém tươi bạn phải
làm sao? Bạn nên nhúng gốc hoa vào nước sôi, rồi cắt bỏ chỗ ấy đi. Sau đó, bạn
cắm hoa vào nước mới thay. Trong khi làm công việc này, bạn nhớ phải làm cho thật
nhanh. Vì giữa hoa và nước sôi, nếu bạn để lâu chuyện gì sẽ xảy ra chắc các bạn
cũng biết trước rồi.
- Nếu gặp lúc trời oi bức quá, bạn có thể phun nước lên cành
hoa hoặc cho vào lọ vài viên nước đá, để cho hoa được tươi mát.
- Bạn nên nhớ đừng bỏ đường vào lọ như vài người thường làm.
Làm như vậy không ích gì lại bẫn nước, tốn đường.
- Điều sau cùng mà chúng tôi nói với các bạn là các bạn đừng
nên lập dị cắm hoa trong những chiếc bình hình thù quái dị và màu sắc sặc sở. Về
điểm này, chúng tôi chỉ muốn nhắc lại ý kiến của một nhà vạn vật học chuyên khảo
cứu về hoa.
Sau đây là phương pháp áp dụng đối với một vài loài hoa đặc
biệt.
202- HOA MAI
Hoa mai cần rất nhiều nước. Vì thế, các bạn phải dùng một lọ
hoa lớn và cao, đựng được nhiều nước, khi cắm hoa vào lọ bạn nên đốt cho gốc
hoa cháy sơ-sơ. Mỗi ngày bạn nên thêm nước luôn luôn.
203 - HOA MẪU ĐƠN
Cũng như hoa mai, hoa mẫu đơn cần rất nhiều nước. Vì thế vài
giờ bạn phải thêm một lần. Về ban đêm, bạn nên rút hoa ra khỏi lọ, ngâm hoa vào
chậu nước cho nước ngặp đến đài hoa.
204- HOA HỒNG
Hoa hồng là loại hoa rất dễ chịu. Vì thế bạn không nên tỉa hết
gai như một vài người thường làm. Tỉa hết gai hoa sẽ bị thương. Bạn cũng không
nên dời chỗ bình hoa. Và sau cùng, khi thay nước, bạn không nên rút hoa ra khỏi
lọ.
205- HOA TỬ ĐINH HƯƠNG (Lilas)
Đây là một loại hoa dài, bạn phải dùng lọ lớn để cắm. Trước
khi cắm, bạn phải tướt vỏ hoa tới độ 1/2 cành hoa, hoặc bạn dùng dao khía chữ
thập lên thân hoa. Như thế thân mới có thể hút nước kịp cho hoa.
206-HOA VỌNG ƯU THẢO (Glaieul)
Đây là loại hoa thông dụng ở Việt Nam. Hoa có hai loại và nhiều
màu:
- Loại trồng ở Đàlạt: cánh dài, thân mập, lâu tàn.
- Loại trồng ở đồng bằng: cánh mõng, thân ốm, mau héo.
Tuy nhỉên, dù loại nào, hoa glaieul cũng lâu héo so với các
loại hoa khác. Muốn giữ hoa này tươi lâu, khi cắm vào lọ, bạn dùng kéo cắt đứt
cái nụ cuối cùng của cành hoa.
Trên đây là cách thức giữ gìn hoa cho lâu tàn héo, Tuy nhiên
dầu thế nào đi nữa, các bạn cũng không thể cải lại thiên nhiên, kéo dài đời hoa
hay muốn cho noa trở nên bất tử. Nhìn một loại hoa tươi đẹp mà các bạn hàng
công chăm sóc, sắp tàn héo, chắc lòng bạn không khỏi bùi ngùi: Nhưng thưa bạn,
nếu không thế, thì người ta đã không có câu đời hoa bạc mệnh.
PHẦN VIII- CÁCH GIỮ GÌN ĐỒ NỮ TRANG
Đồ nữ trang làm tăng thêm sắc đẹp của các bạn. Bạn ưa thích
những chuỗi ngọc trai sáng bóng, những chiếc vòng ngọc thạch lên nước bóng lộn,
những viên kim cương sáng chói. Nhưng, một lúc nào đó, bạn sẽ bực mình vì thấy
những đồ nữ trang của mình vì bụi bặm làm dơ đi, không còn rực rỡ nữa. Có thể bạn
đã dùng nước để rửa hay dùng một thứ bột chùi để đánh bóng. Nhưng thưa bạn, mỗi
loại nữ trang có một cách chùi rửa riêng. Nếu áp dụng, nữ trang sẽ trỡ nên đẹp
đẽ, tăng phần giá trị.
Sau đây là một vài cách cọ rửa đồ nữ trang mà người phụ nữ
Âu-châu đã áp dụng đối với từng loại nữ trang:
207- CHÙI NGỌC THẠCH
Muốn chùi rửa ngọc thạch, bạn hãy áp dụng phương pháp sau
đây:
Bạn có thể dùng vải mềm nhúng vào Alcool 90 chữ hay Eau de
Cologne có pha Alcool 90 chữ lau thật kỹ lên ngọc thạch. Sau đó, bạn dùng vải mềm,
khô, đánh bóng thật mạnh.
208 - CHÙI SAN HÔ
Bạn hãy đem đồ nữ trang bằng san hô ngâm vào nước ấm có pha
sà-bông, để lâu độ 15 phút, bạn vớt ra và dùng vải cọ thật kỹ. Sau đó bạn dùng
nĩ đánh bóng lại, đánh thật mạnh tay.
209- CHÙI HỘT NGỌC TRAI
Những chuỗi ngọc trai của bạn đã vàng và bị lu mờ. Muốn chúng
bóng trở lại bạn hãy làm như sau:
Cho chuỗi ngọc trai vào một cái túi vải mỏng, rắt muối lên
trên, cột túi vải lại. Dùng túi vải này khuấy vào nước ấm cho tới khi muối tan
hết. Thế là xong, bạn chỉ việc lấy chuỗi ra để khô.
210- CHÙI VÀNG
Bạn cho tất cả đồ nữ trang bằng vàng vào một cái lọ nước ấm
có pha xà bông. Xong, bạn lắc lọ nhè nhẹ hoặc dùng đủa khuấy đều trong một lúc
lâu. Bạn vớt nữ trang ra, để trên vải khô cho ngấm hết nước, Sau cùng, bạn dùng
nĩ đánh bóng.
211- CHÙI HỘT XOÀN
Bạn ngâm hột xoàn vào rượu rồi vớt ra, chải bằng bàn chải mềm
rồi ngâm trở lại. Xong bạn vớt ra đánh bóng bằng nỉ.
Trên đây là các cách giữ gìn đồ nữ trang, các bạn hãy áp dụng
thử và xem kết quả như thế nào.
212- CÁCH LÀM SÁNG LẠI LỚP VÀNG MẠ
(xem bài số 116 phần II)
213 — CÁCH GẮN NGÀ GIẢ HAY XƯƠNG GIẢ
(xem bài số I20 phần II)
214 - CÁCH CHÙI ĐỒ SỪNG, NGÀ
(xem bài số 111 và 119 phần II)
PHẦN IX- NHỮNC ĐIỀU CẦN BIẾT KHI XỬ DỤNG TỦ LẠNH
215 - GIỮ TỦ LẠNH LÂU HƯ
Gia đình bạn vừa mua được chiếc tủ lạnh. Bạn đang thắc mắc
không biết phải xử dụng cách nào để tủ lạnh lâu hư. Thì đây, bạn hãy đọc và nhớ
kỹ những điều chỉ dẫn dưới dây chắc chắn rằng bạn sẽ vừa ý.
- Bạn chỉ nên để vào tủ lạnh những thức ăn đã nguội hằn. Đừng
bao giờ bạn để vào tủ lạnh những thức ăn còn nóng hay ấm vị hơi nóng sẽ làm tủ
lạnh bạn chóng hư.
- Không nên mở tủ lạnh thường vì mỡ thường hơi lạnh sẽ thoát
ra.
- Nếu tay bạn dính mỡ, đừng bao giờ bạn sờ vào mép cao su của
tủ lạnh. Nhiều người sơ ý, tay dính mỡ, vẫn cho vào tủ lạnh soạn thức ăn, vô ý
để mỡ dính vào mép cao su. Họ không biết như vậy là rất tai hại, chất mỡ sẽ làm
cao su cứng lại, không còn mềm mại nữa Do đó, mép cao su không ăn khớp với tủ lạnh,
sẽ có nhiều khe hở khiến tủ lạnh thoát khí lạnh ra ngoài luôn
- Đừng bao giờ bạn để cho tủ hạnh ngừng chạy. Dù trong tủ
không có gì, bạn cũng đừng vì tiết kiệm điện mà cho tủ lạnh ngừng chạy.
- Nếu khi bạn vắng nhà trong mội thời gian, bạn phải làm thế
nào? Dĩ nhiên là bạn phải tắt điện ở tủ lạnh. Tuy nhiên, khi ấy bạn phải lấy tất
cả thức ăn thức uống trong tủ lạnh ra, nhất là các thức ăn tươi: rau cải, trái
cây, cá thịt. Sau đó, bạn phải rửa tủ lạnh thật kỹ và lau thật khô. Điều bạn
nên nhớ là bạn phải mở tủ lạnh ra thật rộng trong suốt thời gian mà bạn cho điện
ngừng chạy.
- Bạn phải rừa tủ lạnh ít nhất mỗi tháng một lần. Sau khi rửa
bạn nhớ lau tủ lạnh thật khô.
Trên đây là những điều bạn phải biết khi xừ dụng tủ lạnh. Bây
giờ chúng tôi xin mách cho các bạn một vài mẹo vặt trong cách xử dụng tủ lạnh.
216- LÀM MẤT MÙI HÔI TRONG TỦ LẠNH
Tủ lạnh của các bạn vì để thịt cá, rau cải nên có mùi hôi khó
chịu. Muốn mất mùi hôi này, bạn có thể áp dụng một trong hai phương pháp sau
đây:
- Sau khi rửa tủ lạnh, bạn nên lau lại một lần bằng nước có
pha thuốc tím.
- Bạn để một xoong đựng sữa vào trong lủ lạnh. Với cách thứ
hai này, chắc chắn bạn sẽ vừa lòng: mùi hôi không còn tí gì nữa cả.
217- LÀM THẾ NÀO ĐỂ LẤY RA NHỮNG KHUÔN NƯỚC ĐÁ MỘT CÁCH DỄ
DÀNG
Bạn thường phàn nàn là những khuôn nước đá dính cứng trong tủ
lạnh, rất khó lấy ra. Muốn tránh sự bực mình này, bạn có thể áp dụng một trong
hai phương pháp sau đây:
- Trước khi để vào tủ lạnh bạn nên thoa vào một lớp dầu ăn dưới
đáy khuôn nước đá.
- Trước khi để vào tủ lạnh, bạn lấy một cây nến (đèn cầy) chà
thật kỹ và thật đều dưới khuôn nước đá.
Sau hết khi để các thức ăn tươi, sống vào tủ, bạn nên cho vào
bao nylon. Làm như vậy, thức ăn của bạn sẽ không hư, tủ lạnh của bạn cũng không
hôi.
PHẦN X- CÁCH SỬ DỤNG THUỐC SÁT TRÙNG DDT
DDT là tên viết tắt của loại thuốc sát trùng Dichlcro
Diphényl-Trichloroéthane. DDT là một loại thuốc sát trùng có nhiều hiệu lực. Hằng
ngày, các bạn dùng thuốc DDT để trừ muỗi, ruồi và các giống sâu bọ khác đã và
đang phá rẩy bạn. Các bạn có thể tìm thấy thuốc DDT dưới nhiều hình thức, dưới
nhiều cách trình bày. Các bạn có thể mua thuốc DDT đã pha sẵn để dùng. Tuy
nhiên, dùng những thuốc đã pha sẵn này, các bạn sẽ gặp nhiều bất tiện vì không
phải thứ thuốc này dùng có hiệu quả đối với tất cả các loại sâu bọ. Các bạn thường
phàn nàn rằng những hộp thuốc các bạn mua đã đắc lại không có hiệu lực như các
bạn mong muốn.
Tại sao các bạn không mua DDT bột và tự mình pha lấy để
dùng;. Đọc đến đây, các bạn sẽ bảo: Nhưng muốn pha DDT thì phải làm thế nào?
Rất dễ, thưa các bạn, các bạn hãy đọc kỹ điều mà chúng tôi
trình bày sau đây để biết cách pha DDT theo số lượng bao nhiêu, và cách xử dụng
trong từng trường hợp như thế nào?
218- DÙNG DDT TRỪ SÂU BỌ, RUỒl, MUỖI
Muốn trừ sâu bọ, ruồi, muỗi, các bạn pha DDT theo tỷ-lệ sau:
- 5 phần trăm bột DDT với 95 phần trăm nước.
Bạn hãy lấy cọ nhúng nước này quét vào vách tường, đồ đạc,
hay xịt vào những nơi có rác rến, ô uế. Ruồi bọ hoặc trứng của chúng sẽ bị tiêu
diệt.
219- DÙNG DDT TRỪ BỌ CHÉT
Muốn trừ bọ chét, bạn hãy pha DDT theo tỷ-lệ sau và đem xịt
vào những nơi mà bạn nghi ngờ có chúng:
- 10 phần trăm bột DDT với 90 phần trăm nước.
220- DÙNG DDT TRỪ MỐI
Mối là một loại côn trùng rất có hại Trong một thời gian ngắn
chúng có thể sinh sôi nảy nở thật nhiều và sức phá hoại của chúng thật không thể
nào lường được. Nếu nhà bạn ở vào những khu có mối thì bạn phải luôn luôn đề
phòng mới có thể tránh được sự phá hoại của chúng. (Muốn biết khu nhà bạn có mối
hay không bạn hãy để ý vào đầu mùa mưa, xem có mối cánh bay ra hay không)
Muốn trừ mối, bạn hãy lấy DDT bột rắt lên những chổ mà bạn
nghi ngờ là có mối. Nếu nơi đó là những góc kẹt, bạn hãy nhét bột DDT vào thật
sâu. Bạn không nên xịt vớ vẩn vì như vậy vừa tốn tiền, vừa không trừ được gì cả.
221- DÙNG DDT GIỮ GÌN ĐỒ DÙNG BẰNG LEN HAY DA THUỘC CÓ LÔNG
Bạn có những áo quần bằng len hay da thuộc có lông. Những đồ
này bạn không dùng thường và trong khi treo trong tủ, bạn nên rắc bột DDT lên
những đồ này để tránh những con nhày, con gián đến cắn phá, hư hại.
222- DÙNG DDT CHO CHÓ, MÈO
Bạn thường thấy người ta dùng DDT rắc lên lông những con mèo
hoặc chó để trừ bọ chét. Và kết quả là bọ chét chết hết nhưng con mèo, con chó
không chết thì cũng ngất ngư. Tại sao vậy? Vì họ đã để cho chó liếm lên bột mà
nhất là bột DDT mà họ xử dụng là bột nguyên chất có độc tố rất mạnh.
Muốn tránh tình trạng trên, bạn hãy xức cho, mèo, chó bột DDT
theo phân lượng sau đây:
- 5 phần trăm bột DDT với 95 phần trăm bột phấn.
Bạn rắc bột này lên trên lông mèo, chó và để lâu độ 1 giờ,
sau đó bạn tắm cho chúng thật sạch, cẩn thận hơn, khi rắc bột bạn nên cột mỏm
chó, mèo lại.
223- DÙNG DDT TRỪ CHÍ
Muốn trừ chí bạn hãy lấy DDT trộn với bột phần theo tỷ lệ 10
phần trăm bột DDT với 90 phần trăm bột phấn.
Bạn dùng bột này rắc lên tóc, lấy khăn trùm kín tóc lại để một
đêm. Sáng hôm sau, bạn gội đầu thật kỹ. Chí và trứng sẽ bị tiêu diệt.
224- DÙNG DDT CHO BÒ
Tuyệt đối bạn không nên dùng thuốc DDT đối với bò vì như thế
rất có hại. Nếu bạn xức DDT lên những con bò sữa, độc tố sẽ thắm vào sữa. Nếu bạn
xịt thuốc DDT vào những đống rơm cho bò ăn, bò ăn sẽ bị bệnh nhất là những con
bò sẽ không chịu nỗi độc tố và kết quả như thế nào chắc các bạn cũng đoán ra.
Trên đây là những cách thức áp dụng DDT. Đọc xong, có lẽ các
bạn sẽ tự hỏi là tại sao chúng tôi không nhắc gì đến vai trò của dầu hôi trong
việc pha thuốc DDT.
Thưa các bạn, sự thật vai trò của dầu hôi trong việc pha thuốc
DDT không có gì quan trọng. Nó chỉ giúp cho thuốc DDT bám lâu trên đồ vật mà
thôi. Vậy, nếu bạn muốn thuốc DDT dính lâu vào đồ vật, bạn hãy pha thuốc với dầu
hôi.
PHẦN XI - PHƯƠNG PHÁP TRỪ MỐI, MUỖI, DÁN, RỆP, CHÍ, CON HAI
ĐUÔI
Ở phần trước chúng tôi đã có dịp trình bày với các bạn cách
thức xử dụng thuốc DDT. Tiện đây, chúng tôi cũng xin trình bày cùng các bạn một
vài cách thức tiêu diệt côn trùng, sâu bọ mà không cần dùng đến thuốc sát
trùng.
Như các bạn đã biết ở trên, công hiệu của thuốc sát trùng DDT
không ai có thể phủ nhận được. Tuy nhiên, đôi khi người ta không thể bơm được
thuốc DDT vào những góc, kẹt có sâu bọ ẩn núp, hoặc cũng không thể bơm thuốc
vào những hang kiến bé nhỏ, sâu thẳm. Vì thế, người ta không thể trừ tuyệt gốc
được những loại côn trùng đó. Hơn nữa, người ta không thể xịt thuốc sát trùng
DDT vào những tủ quần áo để trừ các loại sâu bọ gặm nhấm. Vì làm như vậy, những
loài sâu bọ bị tiêu diệt ở đâu không thấy mà chỉ thấy áo, quần bị mục nát hư hại.
Như vậy, các bạn sẽ phải làm thế nào để diệt trừ tuyệt gốc những
loài sâu bọ lúc nào cũng làm phiền bạn? Các bạn hãy đọc những điều dưới đây để
tìm một câu giải đáp thỏa đáng:
225- PHƯƠNG PHÁP TRỪ MỐI
Nhà bạn có những ổ mối lúc nào cũng gây tai họa cho bạn. Bạn
muốn diệt trừ nhưng không có cách. Bạn đã xịt thuốc sát trùng, nhưng thuốc sát
trùng này chỉ làm chết những con mối xuất hiện ngoài khe rãnh, còn những con ẩn
núp bên trong hay những trứng mối ở trong ổ vẫn còn như thường và vẫn chờ dịp
làm hại bạn như thường.
Muốn diệt trừ chúng, bạn hãy làm theo cách thức sau đây: Bạn
dùng một ít nụ đinh hương cắm trên một trái cam tươi. Sau đó, bạn đem trái cam
có cắm nụ đinh hương này để vào nơi mà bạn thấy hoặc bạn nghi ngờ là có ổ mối.
Vài ngày sau, trái cam sẽ bị thúi đi. Mùi cam thúi hợp với mùi đinh hương sẽ
làm cho mối bị tuyệt đường sinh dục và làm cho trứng mối bị hư thúi luôn.
Như vậy, khi trái cam có cắm nụ đinh hương khô đi thì chắc chắn
mối cũng bị tiêu diệt.
Với phương pháp nầy, có lẽ bạn thấy hơi đắc tiền Tuy vậy, thà
làm một lần như thế mà tiêu diệt hết mối còn hơn là cứ để chúng sanh sôi nảy nở
hoài. Điều các bạn nên nhớ là nếu nhà các bạn có nhiều ổ mối thì các bạn phải
dùng nhiều trái cam và dùng cùng một lúc. Xin mách thêm cho các bạn là nụ đinh
hương các bạn có thể mua được ở tiệm thuốc bắc.
226- PHƯƠNG PHÁP TRỪ CAC CON NHÀY
Con nhày là một loại còn trùng nhỏ, mình dài, màu bạc óng ánh
thường thấy ở các khe ván ở nhà tắm hoặc nhà bếp.
Thực ra, con nhày không có làm hại gì chúng ta. Nhưng nếu cứ
để yên cho chúng bò ra bò vào chúng ta vẫn thấy bực mình phải không các bạn? Và
nếu đã bực mình thì tại sao chúng ta không trừ nó đi? Phương pháp trừ chúng rất
dễ.
- Các bạn chỉ có việc trộn đường và hàn the với nhau. Trộn
theo tỷ lệ một phần đường với một phần hàn the. Bạn phải nhớ là đường và hàn
the phải được nghiền nát, càng nhuyển bao nhau càng tốt bấy nhiêu.
Sau đó, bạn đem bột này rắc vào những nơi có con nhày ẩn náo,
chắc chắn là chúng sẽ ăn bột này vào và sẽ bị chết ngay.
227 - PHƯƠNG PHÁP TRỪ KIẾN VÀ KIẾN BAY:
Kiến là một loại côn trùng nhỏ bé nhưng sức sống tiềm tàng của
chúng thật là mạnh. Người xưa đã từng nói rằng « Một lổ kiến có thể làm vỡ cà một
cái đê ».
Đối với chúng ta, tuy sức phá hoại của kiến không đáng kể,
nhưng chúng ta vẫn không khỏi bực mình khi thấy từng bầy kiến hôi hay kiến lửa
kéo nhau đi trên vách hay trên sàn nhà chúng ta. Nổi bực mình của chúng ta còn
hơn thế nữa khi thấy từng đoàn kiến kéo nhau vào kiếm các thức ăn của chúng ta,
mặc dù những thức ăn này đã được đậy đệm cẩn thận.
Ngoài những loại kiến bò dưới đất ra, còn có những loại kiến
có cánh nữa. Loại này thì không phá hoại gì mấy nhưng cũng không nên dung dưỡng
cho chúng sinh sôi nẩy nở tự nhiên. Nói như thế có nghĩa là, nếu biết hang của
chúng, ta cũng nên trừ tuyệt gốc ngay.
Sau đây là những phương pháp trừ các loại kiến:
- Các bạn nghiền nát đường và bột men bánh mì. Số lượng đường
và bột men bánh mì bằng nhau. Khi đường và bột men bánh mì đã thật nát rồi thì
các bạn nhỏ vào đó vài giọt nước và trộn lại như bột làm bánh. Bạn đem bột này
để vào những nơi có ổ kiến. Mùi đường sẽ làm cho kiến kéo ra tha những miếng bột
này vào tổ để ăn với nhau Bột men bánh mì khi chạy vào bụng kiến sẽ nở lớn ra
và kiến sẽ vỡ bụng mà chết. Như vậy, nếu bạn để nhiều bột, đủ cho cả tổ kiến ăn
kiến sẽ chết cả tổ.
Phương pháp này mới nghe có lẽ mới lạ đối với người Việt Nam
nhưng lại là phương pháp thông đụng nhất của Tây phương. Các bạn hãy áp dụng thử
xem kết quả như thế nào?
228 - PHƯƠNG PHÁP TRỪ SÂU BỌ TRONG TỦ ÁO
Không gì bực mình cho bằng cái áo mới vừa treo trong tủ, bị
sâu bọ gặm nhắm. Nổi bực mình đó của bạn, nếu có cũng là nổi bực mình của bao
nhiêu người khác. Mà khốn nỗi, loại sâu bọ đó lại rất khó diệt trừ vì ném chuột
sợ vỡ đồ quí, bơm thuốc sát trùng vào tủ, dĩ nhiên, quần áo trong tủ không sao
tránh được tai hại.
Muốn diệt trừ hoặc phòng ngừa sâu bọ gặm nhắm trong tủ, các bạn
hãy theo phương pháp sau đây:
А - Phương pháp I: các bạn hãy dùng Essence de
citronelle bôi trong các khe, góc tủ áo lúc mới mua về. Và sau đó, thỉnh thoảng
các bạn cũng nên bôi tiếp tục sau khi đã dọn hết quần áo ra.
B- Phương pháp 2: Đây là phương pháp dễ thực hiện nhất, mà hiệu
quả cũng rất khả quan. Các bạn dùng những miếng bòng gòn có thấm dầu khuynh diệp
treo vào góc tủ. Thỉnh thoảng, khi mùi khuynh diệp không còn nữa, bạn nên thấm
dầu thêm vào.
229- PHƯƠNG PHÁP TRỪ CHUỘT
Nói cho cùng, bao giờ chuột cũng vẫn là con vật đáng ghét và
đáng sợ nhất mà chúng ta cần phải đối phó. Ngoài những sự phá phách lục lạo đồ
ăn thức uống, chuột còn là sinh vật gieo rắc bệnh truyền nhiễm có thể giết hại
một lúc hằng triệu người. Đó là bệnh dịch hạch (Peste).
Vì thế, diệt trừ chuột là bổn phận của tất cả mọi người.
Nhưng phải diệt trừ chuột bằng cách thức nào? Từ xưa người ta đã nghĩ ra rất
nhiều cách để giết chuột. Người ta đã dùng bẩy, dùng bẩy rập, bẩy lồng. Tuy
nhiên, những cách thức trên đây, tuy kết quả ngó thấy nhưng không thể nào giết
được tất cả chuột trong nhà được.
Ở Âu Châu, người ta đã áp dụng phương pháp sau đây:
- Người ta gắn những chiếc chuông điện vào những nơi nghi ngờ
có chuột. Rồi trong cùng một lúc, người ta cho tất cả các chuông điện này reo
lên thật lớn và lâu độ hai phút. Sau độ mười phút yên lặng, người ta lại cho tất
cả các chuông điện này reo lên như trên và cứ thế trong vòng một giờ hay lâu
hơn nữa càng tốt.
Các nhà chuyên môn đã giải thích là tiếng chuông reo thình
lình đổ làm cho chuột giật mình và một số các cơ quan thần kinh phải ngưng làm
việc. Những tiếng chuông reo sau đó càng làm cho chuột sợ hãi thêm, do đó chuột
bị chứng tê liệt bộ phận sinh dục, không sinh sản gì được nữa và dĩ nhiên là bị
tuyệt chủng
Đọc xong phương pháp trên đây, có lẽ các bạn ngạc nhiên, buồn
cười lắm nhỉ? Nhưng thưa bạn, đây là một phương pháp rất có hiệu quả. Nếu nhà
các bạn có sẵn chuông điện thì các bạn hãy áp dụng thử xem, vì như các bạn đã
biết là những lời giải thích trên không phải là vô lý. Kinh nghiệm vào các ngày
Tết đốt pháo, có lẽ các bạn cũng thấy chuột đang ở trong nhà bạn vì tiếng pháo
đã biến mất ít nhất cũng trong vòng cả tháng trời.
230- PHƯƠNG PHÁP TRỪ MUỖl
Muỗi là một loài vật rất bé nhỏ, nhưng sự thiệt hại mà nó gây
cho loài người không phải là nhỏ, Ngoài loại muỗi đòn sóc (Anophèle) truyền nhiễm
bệnh sốt rét, gây ra biết bao nhiêu là tai hại cho các dân tộc chậm tiến và bán
khai, còn rất nhiều loài muỗi khác mà sự tai hại do chúng gây ra cũng không phải
là ít.
Ngày nay, trên thế giới, phong trào diệt trừ muỗi đang bành
trướng một cách mạnh mẽ. Người ta tổ chức từng đoàn người đi sâu vào những nơi
rừng sâu nước độc hoặc những làng mạc, thôn xóm xa xôi để xịt thuốc trừ muỗi.
Ở gia đình các bạn, dĩ nhiên, công việc đối phó với loài muỗi
không đến nổi cần thiết và cấp bách như vậy. Nhưng các bạn không thể nào không
để ý đến được.
Muỗi có thể bị diệt trừ bằng nhiều cách như xịt thuốc trừ muỗi,
dùng nhang xông muỗi. Nhưng, các bạn đã biết, thuốc xịt muỗi hoặc nhang xông muỗi
dù có hiệu lực đến đâu cùng không thể diệt trừ tận gốc loài muỗi được. Muốn diệt
trừ tận gốc loài muỗi các bạn phải khởi sự công việc từ điểm khởi đầu. Thế có
nghĩa là các bạn phải triệt để diệt trừ chúng ngay nơi mà chúng sinh sãn.
Thường thường, người ta tìm cách lấp các ao, chum để cho muỗi
không thể sinh sãn được. Tuy nhiên, nếu nhà bạn có những ao, chum hay những nơi
đọng nước mà không thể lấp kín được, thì các bạn phải làm như thế nào?
Chúng tôi xin mách các bạn cách thức sau:
Các bạn hãy đổ vào nơi nước đọng một ít dầu, dầu gì cũng được.
Lớp dầu đọng trên mặt nước sẽ làm cho lăn quăn không thể nào sinh sãn được, và
dĩ nhiên muỗi cũng bị tiêu diệt.
231- PHƯƠNG PHÁP DIỆT TRỪ ỐC SÊN
Nếu gia đình bạn có một vườn rau cải thì chắc chắn là các bạn
ghét loài ốc sên lắm nhỉ. Có gì bực mình hơn là nhìn thay vườn rau cải mà mình
đã dày công vun xới bị loài ốc sên ăn hại hay phá nát trong một đêm ngắn ngủi.
Đối với loài ốc sên này, ngay như ở Âu Châu, người ta cũng
không thể tìm một cách thức nào có thể diệt trừ có kết quả tối đa Ngườì ta cũng
chỉ diệt trừ chúng bằng những loại thuốc sát trùng có bán trên thị trường.
Nhưng cách thức này thường không đem lại kết quả như ý muốn, hơn nữa. lại mất
công và mất thì giờ.
Sau đây, chúng tôi xin hiến cho các bạn một phương pháp mà
các nhà làm vườn tại miền Bắc nước Anh đã thí nghiệm và đã tìm thấy ít nhiều hiệu
quả. Công việc thật là giản dị. Họ chỉ cần nuôi trong vườn vài con cóc (ít hay
nhiều tùy theo vườn rộng hay hẹp) mà thôi. Những con cóc này sẽ xuất hiện vào
ban đêm, thời gian mà những ốc sên đang phá hoại rau cải, và ăn hết những con ốc
sên.
Điểm đặc biệt là bao tử của loài cóc có một sức tiêu hóa kinh
khủng, bao nhiêu ốc sên cũng có thể tiêu hóa được cả. Hơn thế nữa, cóc còn ăn
luôn những loài sâu bọ như mối, kiến cánh, sâu... và lại không phá hoại rau cải
bao giờ.
PHẦN XII - CÔNG-DỤNG CỦA TRÁI CHANH
Sau một buổi làm việc mệt nhọc, uống vào một ly nước chanh, bạn
thấy khoẻ khoắn dễ chịu.
Bát canh rau của bạn, nhờ vài giọt nước chanh, trở nên thanh
thanh.
Tóc của bạn nhờ gội bằng chanh mà trở nên mềm mại, sạch gàu.
Tay của các bạn nhờ rửa bằng chanh mà trở nên trắng trẻo, mất
hết các vết nhựa do rau và trái cây mang lại.
Bạn đã nói chanh có nhiều công dụng quá!
Vâng, thưa bạn, chanh có nhiều công dụng mà bạn đã biết ở
trên. Nhưng, chanh còn nhiều công dụng nữa. Bạn hãy đọc kỹ dưới đây để xem rằng
mình đã biết hay chưa
232.- CHÙI ĐỒ ĐỒNG
Những vật dụng bằng đồng của các bạn thường bị đen. Bạn có thể
chùi bằng cách sau dây: Bạn lấy nửa trái chanh chấm vào muối rồi chà mạnh lên đồ
đồng. Sau đó, bạn rửa lại bằng nước rồi dùng khăn khô đánh bóng.
233- CHÙI ĐỒ BẠC
Muốn làm sáng những vật dụng bằng bạc, bạn hãy lấy nửa trái
chanh xát mạnh lên những vật dụng này. Sau đó, bạn rửa lại bằng nước nóng
rồi có thể đánh bóng bằng một miếng da, tốt nhất là da nai.
234 - CHÙI ĐÁ BÔNG TRẮNG
Bếp hay nhà tắm của bạn được lát bằng gạch bông trắng. Đẹp mắt
thật! Nhưng bạn sẽ bực mình biết bao khi những tấm gạch bông này bị hoen ố. Bạn
có nhiều cách để làm cho đá này sáng bóng trở lại. Nhưng cách tiện nhất là bạn
dùng chanh chà lên gạch bông ấy nhất là các chỗ bẩn. Sau, bạn có thể chà lại bằng
dầu.
234 Bis GIỮ MÀU TRẮNC CHO KHOAI TÂY
Bạn thường phàn nàn là khoai tây của bạn thuộc loại thường bị
thấm đen, trông kém ngon. Bạn thử vắt một vài giọt chanh vào nồi khoai lúc nước
đang sôi xem. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng vì khoai vừa có màu trắng vừa có mùi vị
đặc biệt.
235 - CHỬA CHỨNG DA NHỜN
Da bạn thuộc loại da nhờn, khi thoa phấn, đi nắng, sẽ gặp phải
nhiều bực mình. Muốn tránh tình trạng đó, trước khi thoa phấn bạn hãy xoa lên một
lớp nước chanh và để cho khô.
236 - CHỮA MÓNG TAY DÒN
Muốn móng tay hết dòn, không gãy, bạn hãy dùng chanh chà xát
vào móng tay, mỗi ngày hai bận vào lúc sáng và chiều.
237- CHANH DÙNG ĐỂ ĐÁNH RĂNG
Răng của bạn hay của chồng con bạn thường bị vàng vì nhựa thuốc
lá, vì nước phèn. Mặc dù gia đình bạn đã dùng nhiều loại kem đánh răng nhưng vẫn
không khỏi. Chúng tôi xin mách cho bạn là bạn nên dùng nước cốt trái chanh để
đánh răng. Cam đoan với bạn là răng của bạn sẽ trắng bóng và chắc chắn. Bạn
không cần phải dùng chanh để đánh răng hằng ngày. Mỗi tuần một lần là đủ.
237 Bis - CHANH LÀM TRẮNG CHUỐI CHÁT VA BẮP CHUỐI
Chuối chát và bắp chuối khi xắc thường bị mũ làm cho trở nên
đen, trông kém đẹp và kém ngon. Muốn chúng được trắng trẻo, đẹp mắt, khi xắc bạn
nên ngâm vào nước có vắt nhiều chanh.
Trên đây là một vài cộng dụng của chanh. Sau đây chúng tôi
xin trình bày với các bạn hai trường hợp khác thường mà người Pháp đã dùng
chanh vào những thức ăn của họ (khác thường ở đây là khác thường với chúng ta)
a)- Ăn chanh với đu đủ: Người Pháp đã nặn chanh vào đu đủ của
họ trước khi ăn.
b)- Ăn chanh với bánh mì bơ: Sau khi đã trét bơ và đường vào
bánh mì, họ cũng nặn thêm vài giọt chanh vào mà ăn.
Cách ăn uống này có vẻ lạ đối với chúng ta, phải không các bạn?
Nhưng nếu có dịp bạn nên thử xem có thích thú chút nào không?
PHẦN XIII - CÔNG DỤNG CỦA GIẤM CHUA
Giấm có rất nhiều công dụng. Công dụng đầu tiên phải nói đến
như hằng ngày các bạn thường làm, là pha vào nước mắm. Những công dụng khác tuy
không được các bạn để ý tới nhưng không vì thế mà kém phần quan trọng. Với giấm,
bạn có thể làm được vô số việc và tiết kiệm được rất nhiều thì giờ. Bạn hãy đọc
những điều sau đây để tìm những công dụng của giấm trong công việc nội trợ:
238- DÙNG GIẤM GIỮ GÌN XOONG NHÔM KHÔNG BỊ ĐEN
Những chiếc xoong nhôm của bạn bị đen vì nước phèn vì nhựa
rau cải. Bạn đã bỏ ra rất nhiều thì giờ để kỳ cọ nhưng vẫn không hết. Bạn hãy
dùng phương pháp sau đây chắc chắn bạn sẽ vừa lòng:
Bạn hãy lấy nước có pha giấm cho vào xoong rồi đun sôi lên, vết
đen sẽ mất dần.
239 - DÙNG GIẤM TẨY CÁC VẾT ĐEN TRÊN ĐỒNG
Những vật dụng bằng đồng của bạn thường bị ten đen. Muốn hết,
bạn hãy dùng cát thật mịn trộn với giấm đánh lên nhiều lần. Sau đó. bạn rửa sạch
đi và lau khô. Bạn phải nhớ là cát thật mịn, vì cát lớn hột sẽ làm cho đồng bị
trầy.
240- ĐỂ DÀNH CHANH ĐÃ XÀI DỞ
Bạn thường có những trái chanh đã xài dở dang. Bạn muốn để
dành mà sợ hư hay khô, bạn hãy làm như sau: úp mặt chanh bị cắt xuống một cái
dĩa đã để sẵn ít giấm. Chanh sẽ lâu hư hơn.
241- DÙNG GIẤM TẨY SẠCHI NỀN GẠCH BÓNG TRẮNG, KIẾN VÀ ĐỒ
TRÁNG MEN
Những đồ vật tráng men, những tấm kiến hoặc nền gạch bông của
bạn bị dơ bẩn. Bạn cũng có thể dùng giấm để tẩy. Đối với nền gạch bông, bạn có
thể dùng giấm pha nước để lau. Còn đối với kiến và đồ vật tráng men, bạn hãy
dùng vải mềm nhúng với giấm và lau thật mạnh.
242- DÙNG GIẤM LÀM TƯƠI SÁNG QUẦN ÁO CŨ.
Áo quần của bạn sau một thời gian, có vẻ củ kỷ tuy rằng vẫn
còn chắc và bền. Muõn chúng tươi sáng lại, bạn hãy giặt chúng với nước có pha
giấm, chắc chắn quần áo sẽ mới hơn.
243 - DÙNG GIẤM CHO QUẦN ÁO KHÔNG PHAI MÀU
Bạn thường phàn nàn rằng những quần áo của bạn, chỉ qua vài lần
giặt giũ là đã biến mất đi màu tươi đẹp lúc đầu. Áo quần bạn đã bị phai màu. Muốn
tránh tình trạng này, lúc vải mới mua về, bạn nên đem ngâm chúng vào nước có
pha giấm trong một lúc lâu.
244 - DÙNG GIẤM TẨY VẾT RỈ SÉT TRÊN QUẦN ÁO
Muốn tẩy vết rỉ sét trên quần áo, bạn cũng dùng nước lã có
pha giấm mà tẩy, chắc chắn rỉ sét sẽ bay mất.
245- DÙNG GIẤM TẨY NHỮNG VẾT BÙN TRÊN LEN
Vào mùa mưa, áo quần bạn thường bị những vết bùn do xe chạy bắn
vào. Nếu là hàng vải thường, bạn chỉ có việc giặt với xà bông và nước lã là khỏi.
Nhưng nếu bùn lại bám vào áo len của bạn, bạn phải làm sao? Bạn chỉ việc lấy vải
mềm hay bông gòn nhúng vào nước có pha giấm lau nhẹ lên là sạch, không cần giặt
giũ.
246- DÙNG GIẤM GIỮ HÀNG LỤA KHÔNG BỊ VÀNG
Muốn cho hàng lụa của bạn không bị vàng, khi giặt lúc xã nước
cuối cùng, bạn hãy pha vào nước một ít giấm.
247- DÙNG GIẤM ĐỂ DÀNH THỊT ĐƯỢC LÂU
Bạn muốn để dành môt miếng thịt mà bạn lại không có tủ lạnh,
bạn có thể áp dụng phương pháp sau:
Bạn dùng một cái khăn sạch, nhúng vào giấm, gói thật chặt miếng
thịt. Sau đó, bạn đem gói thịt này để vào một cái tủ lưới thoáng và mát.
Với phương pháp này, thịt của bạn sẽ tươi ngon trong vào vòng
24 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, thịt phải là thịt mới. Nếu thịt cũ chỉ trong vòng
vài giờ là có mùi ngay
248- DÙNG GIẤM ĐỂ DÀNH CÁ ĐƯỢC LÂU
Bạn có cá tươi muốn để dành, bạn phải áp dụng phương pháp
trên sau khi dùng muối hột tẩm lên mình cá. Bạn nhớ là đừng bao giờ rửa cá và
thịt trước khi để dành. Với phương pháp này, bạn có thể để dành cá trong vòng
24 giờ. Bạn nên rửa cá thật kỹ trước khi đem nấu nướng,.
PHẦN XIV - CÔNG-DỤNG CỦA KHOAI TÂY
Như các bạn đã biết, khoai tây là một món ăn rất bổ dưỡng và
có thể mang đến cho cơ thể nhiều nhiệt lượng. Hằng ngày, với tài khéo léo của bạn
có thể biến chế khoai tây ra thành nhiều món ăn ngon lành cho gia đình. Tuy
nhiên, ngoài cái vai trò chính yếu trong các món ăn, khoai tây còn giữ những
vai trò phụ khác nữa mà người nội trợ cần phải biết, Chúng tôi xin trình bày lần
lượt những công dụng của khoai tây trong công việc nội trợ cũng như trong việc
bảo vệ sức khoẻ.
249- KHOAI TÂY CHỮA CÁC VẾT PHÒNG
Trong công việc bếp núc, chẳng may bạn bị phỏng. Dù nguyên
nhân của vết phỏng ấy là dầu sôi, mỡ sôi, nước sôi hay lửa bạn cũng đừng bối rối.
Bạn chỉ việc cắt một khoanh khoai tây sống mỏng đắp lên chỗ phỏng ấy và để yên
một lúc lâu. Điều nên nhớ là trước khi đắp khoai tây lên, bạn không nên rửa nước
lên vết phỏng.
250 - KHOAI TÂY CHỮA CHỨNG PHÙ MẶT
Nếu trong người bạn dư nước, gan bạn làm việc không đều hòa,
mặt bạn sẽ bị phù lên. Bạn sẽ cảm thấy đau đớn, bức rức, khó chịu. Trong trường
hợp nay, giải pháp tốt nhất cho bạn là phải nhờ tới y sĩ. Tuy nhiên, trong
khi chờ đợi y sĩ, bạn có thể áp dụng phương pháp sau đây để làm dịu bớt cơn đau
đớn, khó chịu:
Bạn lấy khoai tây sống, giả nhỏ, để trên một miếng vải thưa,
(vải mùng chẳng hạn) đắp lên mặt độ 30 phút. Bạn sẽ thấy dễ chịu ngay.
251- KHOAI TÂY VỚI NHỮNG ĐÔI GIÀY DA KHÔ CỨNG
Về mùa mưa, các đôi giày da của những người trong gia đình bạn
thường bị ngâm nước mưa. Do đó, giày sẽ khô cứng lại. Các bạn chỉ việc lấy nửa
củ khoai chà xát thật mạnh lên giày, xong bạn đánh xi lại.
252 - KHOAI TÂY LÀM SẠCH VE CHAI DƠ
Ve chai đựng nước lâu ngày sẽ bị dơ, Bạn lấy vỏ khoai tay đã
rửa sạch cho vào chai và thêm ít nước. Bạn cầm chai lắc thật mạnh, sau đó, bạn
súc lại bằng nước lã, ve chai sẽ sạch lại như mới,
253- KHOAI TÂY VỚI NHỮNG BỨC SƠN MÀI
Những bức họa sơn mài ở nhà bạn lâu ngày bị đóng bụi hay bị ố.
Bạn lấy nửa củ khoai tây đã gọt võ và cắt theo chiều dọc (để nhựa ra nhiều)
thoa nhẹ lên bức họa. Sau đó,bạn lấy vải mềm thấm nước thoa nhẹ lên và để khô,
Bức họa của bạn sẽ sáng và bóng trở lại ngay.
254- KHOAI DÙNG CHÙI ĐỒ BẰNG BẠC VÀ THÉP
Đồ dùng bằng bạc và thép bị cũ. Bạn lấy nửa cũ khoai tây chà
thật mạnh lên những đồ dùng này. Sau đó, bạn lấy một miếng nĩ mềm đánh bóng lại.
Đồ dùng của bạn sẽ bóng lại như mới.
255.- KHOAI TÂY CHÙI KÍNH TỦ
Nếu mặt kính tủ của bạn thường bị hơi nước bám vào, bạn lấy nửa
củ khoai tây chà xát thật đều trên kính. Hơi nước sẽ không bám vào kính được nữa.
256 - KHOAI TÂY DÙNG CHẢI THẢM TRẢI NHÀ
Phòng khách của bạn thường có trải thảm, và tấm thảm này bị
dơ bẩn. Nếu các bạn đem giặt với nước lã và xà bông, công việc sẽ rất cực nhọc
và tấm thảm chưa chắc còn tốt đẹp như mới. Muốn tránh sự cực nhọc trên bạn hãy
làm theo phương pháp sau đây:
- Bạn lấy khoai tây, nhiều hay ít tùy theo diện tích tấm thảm,
cắt ra thật nhỏ hoặc giả nhỏ, rắc lên tấm thảm và để một lúc lâu. Sau đó bạn lấy
bàn chải mềm, chà thật mạnh lên tấm thảm. Chắc chắn bạn sẽ vừa ý.
257 - KHOAI TÂY DÙNG CHÙI GẠCH BÔNG
Nền gạch bông nhà bạn bị dơ, ố, bạn đã rửa nước mà không hết.
Bạn hãy lấy khoai tây giả nhỏ, bọc vào vải mà chùi. Nền gạch
hoa của bạn sẽ bóng lại. Tuy nhiên, cách này hơi đắc tiền phải không bạn?
258 - KHOAI TÂY LÀM SẠCH QUẦN ÁO BỊ Ố VÀNG
Nếu áo quần của bạn để lâu bị vàng ố, bạn lấy một củ khoai
tây luộc chín, bóc vỏ và để nguội, xát đều lên quần áo như xát xà bông. Sau đó,
bạn đem xã lại bằng nước lã, phơi chỗ có gió, tránh nắng. Quần áo của bạn sẽ bớt
vàng hoặc sẽ trắng lại.
PHẦN XV - CÔNG DỤNG CỦA SỬA
Sửa!à thức ăn chính yếu của trẻ em. Sữa là thức ăn bổ dưỡng
cho người lớn. Sữa là thức ăn cần thiết cho những người đang ở trong tình trạng
dưỡng bịnh. Sữa là một nguyên liệu chính yếu trong việc chế tạo các món ăn,
bánh kẹo. Tóm lại, sữa giữ một vai trò quan trọng trong công việc dinh dưỡng.
Nhưng, hơn thế nữa, sữa còn có một vài công dụng trong việc nội trợ. Chúng tôi
xin giới thiệu cho các bạn những công dụng sau đây, mà các bạn tây phương đã
tìm ra:
259 - DÙNG SỮA GIỮ GÌN ĐỒ NHÔM
Các bạn mới mua một cái ấm nhôm để nấu nước và các bạn phàn
nàn rằng các ấm của bạn mau hư vì có chất vôi bám ở dưới đáy ấm. Muốn tránh
tình trạng này, bạn hãy áp dụng phương pháp sau đây:
- Bạn cứ đổ vào ấm nửa lít sữa và đem đun sôi lên. Khi ấm
sôi, bạn nhắc xuống để nguội từ từ. Đến khi sữa nguội hẳn, bạn đổ ra và rửa lại
ấm bằng nước lã. Bạn cứ yên trí, ấm của bạn sẽ không bao giờ đóng vôi ở đáy cả.
260 - SỬA DÙNG ĐỂ ĐÁNH BÓNG ĐỒ BẰNG BẠC
Những đồ dùng bằng bạc của bạn thường bị cũ. Bạn muốn chúng
bóng loáng, mới mẻ trở lại, bạn hãy làm như sau: Ngâm những đồ dùng ấy vào sữa
chua độ nữa giờ. Sau đó, bạn lấy ra và chải cho thật kỷ, đoạn dùng một miếng nĩ
đánh bóng.
261.- SỬA DÙNG ĐỂ ĐÁNH BÓNG ĐỒ BẰNG DA VÀ CÂY TRƠN
Bạn có nhiều đồ bằng da như xắc tay, cặp, va-ly hay đồ dùng bằng
cây không có đánh bóng (verni). Lâu ngày những đồ dùng này bị cũ, mất vẻ bóng
loáng lúc đầu. Muốn những đồ vật này bóng lại như trước, bạn chỉ việc lấy một
miếng nĩ, nhúng sữa tươi chà lên thật mạnh. Sau đó bạn lấy vải khô lau đi.
262 - SỬA LÀM MỀM SÒ TRAI
Chắc các bạn thường phàn nàn rằng những con trai, con sò mà bạn
dùng làm thức ăn rất là dai. Và vì thế, nên mặc dù bạn đã cố gắng hết sức, các
món ăn của bạn vẫn không làm vừa lòng được chồng, con bạn. Bạn đã thử nhiều
cách nhưng vẫn không làm cho chúng mềm đi. Bạn càng nấu lâu bao nhiêu thì chúng
lại càng dai bấy nhiêu, mà bỏ thuốc muối (Bicarbonate de soude) vào thì bạn e rằng
món ăn kém ngon và có hại cho bộ máy tiêu hóa. Tại sao bạn không làm theo
phương pháp mà các hiệu ăn lớn thường làm:
Phương pháp ấy rất dễ, bạn chỉ cần ngâm những con sò ấy vào sữa
độ nửa giờ là chúng sẽ mềm ngay, chúng lại có một mùi vị thật ngon thơm đặc biệt.
265- MÓN ĂN BẰNG SỬA VÀ GAN HEO
Gan heo là món ăn bổ dưỡng cho mọi lớp tuổi. Gan lợn làm được
nhiều món ăn. Tuy nhiên, muốn có những món ăn đặc biệt bằng gan lợn, bạn nên
ngâm gan lợn trong sữa độ một ngày.
264 - DÙNG SỮA TẨY CÁC VẾT MỰC DÍNH TRÊN THẢM
Tấm thảm mà các bạn hằng săn sóc đã bị con bạn đổ mực lên. Bạn
phải làm sao? Giặt cả tấm thì mất công quá. Bạn hãy lấy bông gòn nhúng sữa đắp
lên chỗ bị dấy mực. Thay gòn nhiều lần cho sữa hút vào thảm. Sau đó, bạn lấy một
miếng bọt biển (éponge) đã nhúng nước xà bông vỗ lên trên chỗ dấy mực ấy, nếu
có thể hãy chà mạnh tay. Xong, bạn dùng một miếng bọt biển khác thấm nước lã
chùi lại.
265 - DÙING SỮA TẨY CÁC VẾT NHƠ DO TRÁI ANH ĐÀO
Nước trái anh đào dính vào quần áo. Bạn dùng phương pháp sau
đây để tẩy:
- Ngâm áo quần vào sữa độ 1 giờ, sau đó giặt lại bằng nước xà
bông.
Trên đây là những công dụng của sữa. Nhưng những công dụng
này có vẻ xa vời với dân Việt Nam quá phải không các bạn? Chắc các bạn cũng đồng
ý với chúng tôi rằng dân mình chạy sữa cho con còn chưa được có đâu dư sữa để
làm việc kể trên.
Tuy nhiẻn, những công dụng của sữa kể trên các bạn cũng nên
biết đi lúc nào đó chúng ta có cơ hội dùng đến chúng?
PHẦN XVI - CÔNG DỤNG CỦA MUỐI
Muối là một gia vị cần thiết cho mọi gia đình, mọi lứa tuổi.
Muối giúp ích rất nhiều cho con người trong việc chịu đựng những áp lực của
thiên nhiên. Những dân tộc sống ở miền rừng núi, phải chống chọi nhiều với
thiên nhiên, rất cần đến muối và coi muối là một phương thuốc thần diệu. Những
công dụng của muối trong việc chế tạo các món ăn, thì các bạn cũng như chúng
tòi, đều biết đến cả vì chúng ta đều dùng đến nó hằng ngày. Ở đây, chúng tôi
không bàn cùng các bạn những công dụng trên của muối, chúng tôi chỉ muốn mách
cho các bạn những mẹo vật mà các bạn có thể áp dụng với muối:
266 - DÙNG MUỐI ĐỂ BẢO VỆ SẮC ĐẸP VÀ SỨC KHỎE
- Săn sóc nhũ hoa: Nhũ hoa của bạn bị xệ, bạn lấy 200 gr muối
hòa vào một lít nước, bạn dùng dung dịch này rửa nhũ hoa hàng ngày. Nhũ hoa của
bạn sẽ săn, đẹp
267- MUỐI CHỮA BỊNH SƯNG
Chân tay bạn bị sưng vì máu chạy không đều. Bạn lấy muối, hòa
tan theo tỷ lệ 20% muối và 80% nước, rửa nơi bị sưng, bạn sẽ thấy dễ chịu ngay.
268 - MUỐI CHỬA CẢM NẮNG
Bạn hay những người trong gia đình bạn thường bị cảm nắng. Nhẹ
thi thấy vất vã, khó chịu. Nặng thì thấy nóng sốt, ói mữa. Bạn hãy uống hay cho
người nhà uống từng ngụm nước muối và uống như thế cho đến khi hết khó chịu.
269- MUỐI KHỬ ĐỘC
Muối còn có công dụng khử độc. Nếu chất độc bị nhiễm là
Nitrat d’argent, muốn trừ bạn chỉ việc uống một ly nước có hòa 10gr hay I5gr muối.
270- MUỐI PHA NƯỚC TẮM
Nếu bạn bị mệt mỏi vì công việc, vì phải đi bộ nhiều bạn hãy
tắm bằng nước có pha muối theo tỷ lệ 100gr muối với một thùng nước. Tắm xong bạn
sẽ thấy dễ chịu ngay.
Nếu không tắm, bạn có thể ngâm chân trong nước có pha muối
theo tỷ lệ 1 muỗng canh muối với 2 lít nước, bạn có thể bỏ vào dung dịch này một
muỗng hàn the. Ngâm chân vào xong chắc chắn bạn sẽ thấy khỏe khoắn. Người Trung
Hoa rất thích ngâm chân vào nước muối như trên.
271- MUỐI DÙNG RỬA MẮT
Mắt của bạn bị mờ, mệt mỏi vì đã làm việc nhiều. Bạn hãy pha
nước sau đây để rửa, bạn sẽ thấy mắt sáng và hết mỏi: 5gr hoặc 10gr muối vào 1
ly nước.
279- MUỐI DÙNG LÀM THUỐC TRỊ GHẼ NGỨA
Bạn hãy hòa 200gr muối vào một lít nước, rồi lấy nước này lau
thật kỹ vào chỗ ghẻ ngứa. Sau nhiều lần như vậy, ghẻ ngứa sẽ khỏi.
273- MUỐI DÙNG ĐỂ XÔNG
Nếu bạn cảm thấy khó chịu ở cuống họng, nuốt nước miếng thấy
đau, bạn có thể xông bằng nước muối theo cách thức sau đây:
Bạn hòa 10gr muối vào nửa lít nước sôi. Bạn dùng đủa khuấy đều
và hít lấy hơi nước bốc lên. Cổ bạn sẽ thấy dễ chịu.
274- MUỐI DÙNG LAU CỬA KIẾN
Cửa kiến của bạn bị nước mưa bắn vào bị dơ ố. Bạn hãy lấy một
miếng vải bọc muối, xát mạnh lên kiến. Kiến của bạn sẽ trong sáng.
275- MUỐI DÙNG LAU CHÙI SÀN XI MĂNG
Sàn xi măng nhà bạn bị dơ bẩn, bạn đã lau nước hay nước xà
bông nhưng không hết. Bạn hãy pha một dung dịch theo công thức sau đây: l0gr muối,
90gr muối tẩy (soude caustique), 1 lít nước. Sau đó, bạn hãy lấy một cái chùi
nhẹ bằng bẹ dừa thấm vào dung dịch này mà quét lên sàn xi-măng, để ít lâu, bạn
lau lại bằng nước lã.
276- MUỐI DÙNG GIẾT CỎ DẠI
Bạn thường bực mình vì có dại mọc nhiều trong vườn nhà bạn. Bạn
đã nhổ nhiều lần nhưng chúng vẫn mọc ra mãi, chúng tôi xin mách cho bạn phương
pháp sau đây để trừ cỏ. Bạn chọn một ngày có thời tiết oi bức, đem muối rắc đều
và dày lên cỏ dại. Ít lâu sau, cỏ dại sẽ chết và một thời gian rất lâu mới mọc
trở lại.
277- MUỐI DÙNG CHẢI THẢM
Cũng như khoai tây, muối có công dụng làm sạch những tấm thảm
bị dơ. Bạn lấy muối rắc đều lên thảm, để yên trong một giờ. Sau đó, bạn dùng
bàn chải mềm chải thật kỹ. Thảm của bạn sẽ sạch, tốt.
278- MUỐI DÙNG TẨY VÁC VẾT DƠ BÁM VÀO XOONG,CHẢO
Muốn tẩy các vết dơ bám vào xoong, chảo, bạn hãy rắc muối lên
vết dơ. Để yên trong vài giờ rồi rửa bằng nước lã.
Nếu các gạt tàn thuốc của cácbạn bị đen vì tàn thuốc bạn cũng
có thể áp dụng phương pháp trên để làm mất vết cháy,
279 - MUỐI DÙNG GIỮ GÌN ĐỒ THỦY TINH
Bạn thường phàn nàn các đồ dùng bằng thủy tinh của bạn đã vỡ
vì nước sôi vì không chịu đựng được nhiệt độ cao. Muốn tạo cho những đồ dùng
này một sức chịu đựng bền bĩ, khi mua đem về, bạn hãy làm theo cách thức sau
đây:
Bạn hãy cho tất cả những đồ thủy tinh này vào một nồi nước có
pha muối và đem nấu nồi này sôi lên. Sau đó. bạn để thật nguội hãy vớt đồ dùng
bằng thủy tinh này ra và rửa lại bằng nước lã. Chắc chắn đồ bằng thủy tinh của
bạn sẽ có một sức chịu đựng bền bĩ.
280 - MUỐI DÙNG THỬ HỘT GÀ
Hột gà là một món ăn rất bổ duỡng nếu còn tươi. Hột gà cũ, hư
sẽ rất tai hại cho sức khỏe. Muốn chọn được trứng tươi bạn phải thử. Có nhiều
cách thử trứng gà, nhưng dễ nhất là cách thức sau:
Bạn bỏ hột gà vào một lít nước có hòa tan 120gr muối. Nếu còn
tươi, hột gà sẽ chìm. Trái lại, níu bị hư, hột ga sẽ nổi lên.
281- MUỐI DÙNG GIẶT LỤA HÁA HỌC
Những áo quần bằng lụa hóa học của bạn bị cũ, bạn hãy giặt bằng
nước pha muối theo tỷ lệ sau đây:
10 lít nước nóng, 250g muối. Lụa sẽ bóng lại như mới.
282- MUỐI DÙNG GIỮ GÌN BỘT
Bột để lâu thường bị mốc. Muốn bột không bị mốc; bạn hãy trộn
vào một ít muối theo tỷ lệ: 1 kg với 5gr muối. Bột của bạn sẽ không bị mặn vì số
lượng muối quá ít.
283- MUỐI DÙNG GIỮ GÌN MÙ TẠT
Muốn mù-tạt của bạn không bị hư, khi cho vào lọ, bạn hãy trộn
vào nửa muỗng muối.
284- MUỐI DÙNG LÀM ĐÈN CẦY, NẾN CHÁY LÂU
Ngày nay, nến được chế tạo không tốt, đốt rất hao. Để tiết kiệm
bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:
Cho một vài hột muối vào dưới chân tim nến đang cháy. Nến của
bạn chắc chắn sẽ cháy được rất lâu.
285- MUỐI DÙNG GIỮ GÌN KEO
Keo bằng nhựa thông hay a-dao, để lâu thường bị thúi. Muốn
tránh điều ấy, khi nấu, bạn hãy cho 10gr muối vào Ikg keo.
Bà Tùng Long
Theo http://vietnamthuquan.eu/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét