Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2023
Khi thất bại người ta thường oán trách cuộc đời
Khi thất bại người ta thường
Biết người đã khó, biết mình càng khó hơn. Hiểu đời đã
khó, hiểu mình càng khó hơn. Cái triết lý sống tưởng chừng bình thường ấy nhưng
không phải ai cũng dễ nhận ra nên “Khi thất bại người ta thường oán trách cuộc
đời” rồi vội vàng ngược xuôi tìm chỗ dựa trong thế giới dị đoan bói toán siêu
hình mà “Quên kẻ đày đọa bản thân đang hiện hữu là mình”. Và trên hành trình cuộc
đời “Lúc mỏi chân người ta hay oán trách con đường” nhưng quên rằng “Không đi sẽ
không bao giờ tới/ Điểm dừng chân thường nằm lại phía sau”. Trong chùm thơ
1-2-3 này nhà thơ Khang Quốc Ngọc còn tái hiện một hình ảnh lạ lùng của sư
bà vốn là bác sĩ khi vào chùa vẫn không ngừng chữa bệnh cho mọi
người: “Thời gian nào dành cho kinh kệ?/ Thời gian nào cho phật pháp mõ
chuông?/ Sư bà đi tu bằng đôi bàn tay chữa bệnh của mình”. Phải chăng đi
tu là sám hối còn nghề y là “nghiệp chướng” bà vẫn phải trả nợ đời với tất cả
lương tâm, tình yêu thương đối với con người?!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bùi Việt Phương và những vần thơ lạ từ miền núi Bùi Việt Phương thuộc thế hệ 8X. Phương sinh ra và lớn lên ở miền núi, học xong khoa Ngữ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét