Nói với khoảnh khắc 2
Có ai đi xa xứ mà không nhớ
nhiều về quê hương, bởi vì “Quê hương là chùm khế ngọt”, "Quê hương là cái nôi nuôi nấng ta lớn khôn thành người".
Công tác
tại PGD-ĐT Cam Ranh đã hai mươi mốt năm trời, hai mươi mốt năm ấy gần hơn một nửa
đời người, những kỷ niệm buồn, vui nhiều lắm lắm, nhưng có lẽ niềm vui trội hơn
nỗi buồn, vì mình đã sống với anh em bằng cả tấm lòng, rồi hình như cũng được
đáp trả lại như thế.
Mới hôm nào còn ở cái
tuổi ”Tam thập nhi lập” mà
nay cũng gần liền kề xế bóng tuổi ngũ tuần, mới hôm nào tóc hãy còn xanh; mắt vẫn sáng; chân tay đều rắn chắc khỏe mạnh, đầu óc còn minh mẫn, tháo vác; mà nay tưởng chừng như lụ khụ, khề khà với mớ râu tóc bạc,
trí nhớ kém cỏi dần theo dòng thời gian trôi. Mới hôm nào còn khôi ngô, tuấn tú như
một kiện tướng ngoài mặt trận, mà nay chân đã yếu, gối tưởng mềm gần như một lão ông luống
tuổi. Thôi thì, âu
đành vậy thôi, chứ biết than vãn cùng ai nơi chốn này; chỉ trách là trách sao thời gian kia trôi đi qua quá nhanh.
Dòng đời cứ mãi chảy trôi đi như giòng sông kia lửng lờ trôi chảy cùng tháng năm bất tận; và chắc hẳn chẳng đợi chờ một ai trên cõi đời này. Đành vậy thôi, ta cứ vui, cứ rong chơi cùng năm tháng dòng đời phiêu bạt, cứ thảnh thơi bay lượn như bướm kia đang vờn hoa trong vườn hoa thơm đầy hương sắc, mật ngọt; hãy cứ như một kẻ hát rong mà vui sướng với đời, hãy cứ vui lên như mọi ngày. Chỉ có niềm vui mới vơi dần những tiếc nuối ngày xưa cũ. Có gì nuối tiếc đâu; nếu có, thì chỉ có tiếc một điều đáng tiếc là chưa đóng góp gì cho đời, cho người, cho ta ở cái tuổi thanh xuân đã đi qua, qua đi rồi. Chắc chắn cái ngày tuổi ấy biền biệt đi không bao giờ trở lại trong đời.
Dòng đời cứ mãi chảy trôi đi như giòng sông kia lửng lờ trôi chảy cùng tháng năm bất tận; và chắc hẳn chẳng đợi chờ một ai trên cõi đời này. Đành vậy thôi, ta cứ vui, cứ rong chơi cùng năm tháng dòng đời phiêu bạt, cứ thảnh thơi bay lượn như bướm kia đang vờn hoa trong vườn hoa thơm đầy hương sắc, mật ngọt; hãy cứ như một kẻ hát rong mà vui sướng với đời, hãy cứ vui lên như mọi ngày. Chỉ có niềm vui mới vơi dần những tiếc nuối ngày xưa cũ. Có gì nuối tiếc đâu; nếu có, thì chỉ có tiếc một điều đáng tiếc là chưa đóng góp gì cho đời, cho người, cho ta ở cái tuổi thanh xuân đã đi qua, qua đi rồi. Chắc chắn cái ngày tuổi ấy biền biệt đi không bao giờ trở lại trong đời.
Xin một lời cám ơn thật thà,
nhiệt tình với những ai đã đi qua đời tôi, góp gom cho tôi những hành trang kỷ
niệm vào đời, bao khổ đau và hạnh phúc của những năm tháng tóc hãy còn xanh, giúp cho tôi
lớn khôn lên từng ngày.
Hai mươi mốt năm ấy, là thêm nữa hai mươi mốt tuổi đời, tôi có thể
mạo muội chia ra làm hai giai đoạn cho dễ nhớ: Mười hai năm phụ trách Bổ túc
văn hóa, thứ con chữ cho người lớn tuổi, chín năm làm công tác công đoàn giáo dục, một công việc luôn bênh vực, chở che cho mọi quyền lợi hợp pháp, chính đáng anh chị em trong Ngành giáo dục– đào
tạo. Thế cũng đủ chăng lắm ru!.
Hình như hai con số 9 và 12 luôn gắn bó với đời tôi, với số phận của chính mình, nên có muốn như thế nào thì cũng chẳng được mấy!.
Than ôi! Bao mộng ước vẫn chưa
thành, bao giấc mộng chẳng lẽ tan tành theo mây khói sao!, Mà nay đành như dòng sông từ nguồn tuôn chảy ra biển cả.
Đời người như phù du sớm nở tối tàn!. Năm tháng ấy, thời gian chừng ấy tuy chưa xây được một lâu đài tráng lệ, nguy nga; song với lòng nhiệt tình, sự cặm cuội nỗ lực không ngừng và ít khi nản chí, bận lòng những chuyện đời không đâu, luôn tận tâm với công việc thường ngày nên ít nhiều cũng góp công, góp sức từng viên gạch nhỏ dựng xây lâu đài; cũng đã góp thêm hương, thêm sắc cho đời, cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn với lòng nâng niu, trân trọng từng giờ, từng phút. Thế rồi, tháng ngày qua đi, không đợi chờ một ai và ta cũng không nỡ phụ bạc lòng ta; là ta đã làm nên được những việc nhỏ có ích cho đời, cho người. Từng việc nhỏ ấy, chắc chắn sẽ đúc kết thành những việc to lớn hơn cho mai sau.
Đời người như phù du sớm nở tối tàn!. Năm tháng ấy, thời gian chừng ấy tuy chưa xây được một lâu đài tráng lệ, nguy nga; song với lòng nhiệt tình, sự cặm cuội nỗ lực không ngừng và ít khi nản chí, bận lòng những chuyện đời không đâu, luôn tận tâm với công việc thường ngày nên ít nhiều cũng góp công, góp sức từng viên gạch nhỏ dựng xây lâu đài; cũng đã góp thêm hương, thêm sắc cho đời, cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn với lòng nâng niu, trân trọng từng giờ, từng phút. Thế rồi, tháng ngày qua đi, không đợi chờ một ai và ta cũng không nỡ phụ bạc lòng ta; là ta đã làm nên được những việc nhỏ có ích cho đời, cho người. Từng việc nhỏ ấy, chắc chắn sẽ đúc kết thành những việc to lớn hơn cho mai sau.
Quên làm sao được không gian, thời gian,
những kỷ niệm xưa cũ. Cảnh vật, lòng người , thời gian và không gian cứ như
theo một qui luật của đất trời tạo hóa. Mãn mùa đông rồi sẽ sang xuân thôi, hạ đi thì thu về; cứ như
thế mà tuần hoàn theo vũ trụ bao la. Hết đêm đen rồi ngày lại sáng. Bóng tối của
đêm đen và ánh sáng của một ngày mai huy hoàng, rực rỡ. Ánh sáng và bóng tối là hai thái cực cũng như âm và dương, hạnh phúc và khổ đau vậy.
Cùng với dòng thời gian cuốn trôi đi ngày tháng, cơ quan PGD-ĐT cũng đổi thay ít nhiều, vài nơi, vài chỗ. Nhớ hôm năm nào làm việc trên gần UBND Huyện chỉ có 6 con người:
Thầy Đặng Khắc Bút, Nguyễn Khiêm, Thầy Nguyễn Văn Mùi, Ngô Tấn Lưu, Cô Lê Thị Tỳ Mai và tôi; thực hiện xong công việc hằng ngày, trưa ăn cơm cà mèn đem theo sẵn, rồi nghỉ trưa ngay trên bàn làm việc, chiều thì đạp xe đạp về mà trong lòng chẳng một chút buồn vấn vương, mà ngược lại hình như thấy lòng mình luôn vui vui, sướng sướng, chẳng có gì bận tâm, phiền lòng. Nhớ đêm hôm trời mưa to, gió lớn, bão bùng mọi chốn làm tung cả nóc mái nhà tôn bay vù vù ra biển, anh em ở cơ quan PGD-ĐT khổ sở biết dường nào vì phải có trách nhiệm bảo vệ, trông chừng mọi điều ngay cả bão tố (khi đó chưa có người bảo vệ cơ quan); còn nhớ lại năm đó cơ quan PGD-ĐT còn đóng ở đường Nguyễn Trọng Kỷ gần biển; rồi nhớ lại những đêm soi tôm trên bãi biển để có những con tôm đất, tôm chút cũng làm anh em no nê một bữa cùng với những chai rượu đế uống lai rai mà vui sướng cuộc đời nơi chốn này; nhớ lần hôm đánh bóng chuyền chỉ hai người với anh Vinh giữa trưa hè nắng nóng trên sân gạch, nóng đến nỗi bóc cả da bàn chân sau hơn một tháng trời; lại nhớ lần thầy Mùi té gần hồ nước suýt chết nếu không có người hay biết; nhớ lại ngày cực khổ, vất vả khi đi ôn tập thi ĐHSP Qui Nhơn cùng anh Khiêm, tưởng chừng không thể vượt qua nỗi, nhưng rồi ai ngờ cũng qua cầu, cũng gắng gượng học hành đến nơi, đến chốn, cũng cập đến bến bờ của sự thành công trong học tập; còn lại nhớ hôm nào anh Khiêm bực dọc, cáu gắt vì một ai đó không yên vui; nhớ nhất hôm bữa đánh bóng chuyền ở sân PGD-ĐT khu cư xá, tôi và anh Khiêm mất cả hai chiếc đồng hồ và một vài chục ngàn đồng trong túi áo vào chiều ngày 16/12/1997, nhưng bù lại tôi viết được liền hai bài thơ ”Bị cắp"(Không đồng hồ đeo tay. Thế biết giờ mới hay. Chẳng biết rủi hay may! Nhưng chắc là nhẹ tay. Thoát khỏi "vòng" trói buộc. Thả ga chơi bóng bay) và bài "Không giờ“(Hai đồng hồ biến rồi. Còn đâu giờ giấc nữa. Chỉ thấy ngày, đêm thôi. Sáng soi mặt trời mọc. Tối nhìn trăng, sao rơi. Sao trăng là bất diệt. Của cải là hư vô. Đồng đội cùng cảnh ngộ. Càng hiểu nhau hơn nhiều), anh Khiêm cũng viết hai bài, rồi cả anh Trần Văn Út- Phó phòng GD-ĐT cũng tiễn đưa hai cái đồng hồ bằng một bài thơ khá thú vị. Tôi vẫn còn giữ kỹ luôn năm bài thơ này làm kỷ niệm.
Chuyện đời buồn, vui thật!. Đôi lúc trong cái mất mác có khi biết đâu lại chứa đựng những điều được, mà ai nào có hay, có biết... Còn nhiều kỷ niệm nữa của cả hai mươi mốt năm trời dài dằng dặc, làm sao mà nói hết, nhớ hết, kể lại cho hết được.
Cùng với dòng thời gian cuốn trôi đi ngày tháng, cơ quan PGD-ĐT cũng đổi thay ít nhiều, vài nơi, vài chỗ. Nhớ hôm năm nào làm việc trên gần UBND Huyện chỉ có 6 con người:
Thầy Đặng Khắc Bút, Nguyễn Khiêm, Thầy Nguyễn Văn Mùi, Ngô Tấn Lưu, Cô Lê Thị Tỳ Mai và tôi; thực hiện xong công việc hằng ngày, trưa ăn cơm cà mèn đem theo sẵn, rồi nghỉ trưa ngay trên bàn làm việc, chiều thì đạp xe đạp về mà trong lòng chẳng một chút buồn vấn vương, mà ngược lại hình như thấy lòng mình luôn vui vui, sướng sướng, chẳng có gì bận tâm, phiền lòng. Nhớ đêm hôm trời mưa to, gió lớn, bão bùng mọi chốn làm tung cả nóc mái nhà tôn bay vù vù ra biển, anh em ở cơ quan PGD-ĐT khổ sở biết dường nào vì phải có trách nhiệm bảo vệ, trông chừng mọi điều ngay cả bão tố (khi đó chưa có người bảo vệ cơ quan); còn nhớ lại năm đó cơ quan PGD-ĐT còn đóng ở đường Nguyễn Trọng Kỷ gần biển; rồi nhớ lại những đêm soi tôm trên bãi biển để có những con tôm đất, tôm chút cũng làm anh em no nê một bữa cùng với những chai rượu đế uống lai rai mà vui sướng cuộc đời nơi chốn này; nhớ lần hôm đánh bóng chuyền chỉ hai người với anh Vinh giữa trưa hè nắng nóng trên sân gạch, nóng đến nỗi bóc cả da bàn chân sau hơn một tháng trời; lại nhớ lần thầy Mùi té gần hồ nước suýt chết nếu không có người hay biết; nhớ lại ngày cực khổ, vất vả khi đi ôn tập thi ĐHSP Qui Nhơn cùng anh Khiêm, tưởng chừng không thể vượt qua nỗi, nhưng rồi ai ngờ cũng qua cầu, cũng gắng gượng học hành đến nơi, đến chốn, cũng cập đến bến bờ của sự thành công trong học tập; còn lại nhớ hôm nào anh Khiêm bực dọc, cáu gắt vì một ai đó không yên vui; nhớ nhất hôm bữa đánh bóng chuyền ở sân PGD-ĐT khu cư xá, tôi và anh Khiêm mất cả hai chiếc đồng hồ và một vài chục ngàn đồng trong túi áo vào chiều ngày 16/12/1997, nhưng bù lại tôi viết được liền hai bài thơ ”Bị cắp"(Không đồng hồ đeo tay. Thế biết giờ mới hay. Chẳng biết rủi hay may! Nhưng chắc là nhẹ tay. Thoát khỏi "vòng" trói buộc. Thả ga chơi bóng bay) và bài "Không giờ“(Hai đồng hồ biến rồi. Còn đâu giờ giấc nữa. Chỉ thấy ngày, đêm thôi. Sáng soi mặt trời mọc. Tối nhìn trăng, sao rơi. Sao trăng là bất diệt. Của cải là hư vô. Đồng đội cùng cảnh ngộ. Càng hiểu nhau hơn nhiều), anh Khiêm cũng viết hai bài, rồi cả anh Trần Văn Út- Phó phòng GD-ĐT cũng tiễn đưa hai cái đồng hồ bằng một bài thơ khá thú vị. Tôi vẫn còn giữ kỹ luôn năm bài thơ này làm kỷ niệm.
Chuyện đời buồn, vui thật!. Đôi lúc trong cái mất mác có khi biết đâu lại chứa đựng những điều được, mà ai nào có hay, có biết... Còn nhiều kỷ niệm nữa của cả hai mươi mốt năm trời dài dằng dặc, làm sao mà nói hết, nhớ hết, kể lại cho hết được.
Có thể nói trong hai mươi mốt
năm ấy, những người đã cùng tôi đi cả quảng đường đời. Thầy Bút chuyển công tác
rồi nghỉ hưu, Thầy Mùi nghỉ hưu, Thầy Lưu nghỉ việc. Chỉ còn lại anh Khiêm, cô
Mai và tôi chưa được nghỉ ngơi.
Kể làm sao hết được, nói làm
sao cho cùng, chỉ nhớ một điều nhớ mãi: "Những năm tháng không thể nào quên!"
Ngày tháng nào rồi cũng qua đi,
nhưng kỷ niệm xưa còn mãi trong lòng mọi người. Nay ngồi đây mà ôn lại những kỷ niệm xưa vui, buồn lẫn lộn và rồi lo lắng cho ngày mai chẳng biết ra sao!. Có chăng như những ngày xưa cũ, hay nào khác ai mà biết được. Chỉ còn một lời như nhắn nhủ với lòng mình: Phải làm gì, làm như thế nào và phải làm được gì trong những ngày tháng sắp tới!.
Lòng nhắn nhủ lòng sẽ hết sức
cố gắng, nỗ lực hơn nữa may đâu mới sánh kịp kỷ niệm những ngày xưa cũ.
Môi trường lạ, công
việc mới, quan hệ còn nhiều phức tạp, xa lạ lẫm; lòng người cũng khôn lường hết mọi sự việc;
liệu mình sẽ đối nhân xử thế như thế nào cho trọn vẹn nghĩa tình, cho thấu tình
đạt lý, cho đạt được hiệu quả công việc. Âu cũng là điều lắm gian nan, vất vả.
Thời gian
sẽ trả lời tất cả. Bây giờ thì từng bước, từng bước âm thầm và lặng lẽ một cách
chậm rãi nhưng chắc chắn. Một điều vững tin trong lòng, vì quanh ta biết bao
nhiêu bạn bè thân hữu, những người cùng chí hướng sẵn sàng ủng hộ.
Mệt lắm rồi, đêm đã
khuya ngoài kia côn trùng đang rã rích, màn đêm đen tối đen như đêm ba mươi của
tháng chạp năm nào, tôi chợt nghe văng vẳng bên tai tiếng hát tự bao giờ: “Ai đi xa
mà không nhớ quê nhà .“..”..Quê hương là chùm khế ngọt, là cái nôi nuôi nấng ta lớn
khôn lên từng ngày..”.”..Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần
ai...Ai cũng một thời trẻ trai...”.
Đêm nay là đêm tối trời, ngày mai kia chắc chắn trời lại sáng và ánh bình minh của một ngày mới sẽ bắt đầu. Hy vọng ngày mới sẽ yên vui như mọi ngày và đẹp tươi sáng hơn lên. Ngẫm nghĩ thế mà tôi thầm mừng trong lòng, vui trong dạ. Thế rồi, thân tôi sẽ ra sao, nào ai hay ai biết được!?..
Đêm khuya 01/8/2003
Triều Châu
vé máy bay eva airlines
tìm vé máy bay đi mỹ
hàng không hàn quốc
mua vé máy bay đi mỹ giá rẻ
giá vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich