Tiếng Thu Lưu Trọng Lư dưới ngòi bút của
Nguyễn Thụy Kha
Nguyễn Thụy Kha
Xuất
hiện giữa mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh lẽo, mùa thu mát dịu và mơ màng là
nguồn cảm hứng bất tận của văn nhân, thi sĩ xưa nay. Viết Thu vịnh và Đây mùa
thu tới, Nguyễn Khuyến và Xuân Diệu đã đóng góp cho văn học sử nước nhà hai bài
thơ hay về cảnh thu và tình thu. Với Tiếng thu, Lưu Trọng Lư viết thu thanh và
đã dọn cho mình một chỗ ngồi khá độc đáo trên văn đàn của những thi sĩ mùa thu:
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Chủ
đề tiếng thu đã được nhà thơ thể hiện trước hết bằng từ ngữ. Xuyên suốt bài thơ
là một từ “nghe” xuất hiện ba lần ở đầu mỗi khổ thơ. Người đọc nghe gì?
Chúng ta nghe lời “thổn thức” dưới ánh trăng mờ của mùa thu được nhân
cách hóa, nghe tiếng lòng “rạo rực” của người cô phụ có chồng đi đánh
giặc xa, nghe tiếng lá thu rơi “xào xạc” trong rừng vắng.
Chủ
đề tiếng thu còn được tác giả diễn tả bằng thanh âm. Đó là hai câu thơ có toàn
thanh bằng xuất hiện ở đầu khổ thơ thứ nhất và thứ ba: “Em không nghe rừng
thu”
Trước
cách mạng tháng Tám, trong khi câu thơ Đường và thơ lục bát với luật gián cách
bằng trắc còn ngự trị trên văn đàn, Lưu Trọng Lư đã sáng tạo và độc đáo khi tự
do viết những câu thơ ngũ ngôn có toàn thanh bằng để miêu tả tiếng thu. Đọc
những câu thơ này, cùng với sự hỗ trợ của nguyên âm “u” tròn môi xuất hiện
nhiều lần ở cuối câu thơ, ta như nghe được tiếng thu êm đềm, nhẹ nhàng và vang
vang của tác giả.
Cú
pháp của bài thơ cũng góp phần biểu hiện tiếng thu. Không phải ngẫu nhiên mà cả
ba khổ thơ của bài Tiếng thu đều được viết bằng ba dấu hỏi ở cuối ba khổ thơ
này. Tại sao tác giả phải hỏi liên tục như vậy? Tại vì nhà thơ không tin người
em nào đó có thể nghe được cái tiếng thu quá xa vắng và mơ hồ. Không nghe ư? Em
hãy lắng lòng sâu đậm để tiếp nhận tiếng thu dịu nhẹ và mơ màng ấy.
Cấu
trúc của bài thơ cũng được tác giả sử dụng để thể hiện chủ đề tiếng thu. Hầu
hết các bài thơ cũ và thơ mới đều được viết thành những khổ bốn câu đều đặn. Ở
bài thơ này, số dòng trong mỗi khổ thơ tăng dần đều. Nếu xem mỗi dòng là mỗi
khổ thơ thì khổ thứ nhất có hai câu, khổ thứ hai có ba câu, khổ thứ ba có bốn
câu. Nhà thi sĩ có ý thức khi viết những khổ thơ như vậy để diễn tả một cách có
nghệ thuật cái tính chất ngân nga, lan tỏa của thu thanh. Thêm vào đó, cách
gieo vần liền bằng các từ láy đặt ở cuối câu thơ đã liên kết các câu thơ trong
khổ (“xào xạc” với “ngơ ngác”) và các khổ trong bài (“thổn
thức” và “rạo rực”), vừa làm giàu yếu tố nhạc của thơ, vừa làm cho
các câu thơ và khổ thơ như kéo dài ta và nối lại với nhau, tạo cho bài thơ cái
âm hưởng miên man của khúc thu ca.
Để
thưởng thức trọn vẹn giai điệu mùa thu của Lưu Trọng Lư, hãy đọc lại Tiếng Thu,
đọc liền mạch và chỉ dừng lại một giây khi gặp dấu chấm hỏi. Hãy tưởng tượng có
ai đó ném xuống mặt nước phẳng lặng của hồ thu một viên đá nhỏ. Nhiều vòng tròn
sóng đồng tâm xuất hiện và lan tỏa mãi. Đó là hình ảnh làn sóng âm thanh của
tiếng thu mà nhà thi sĩ Lưu Trọng Lư đã làm vang lên trong tâm hồn mỗi người.
Hai
dòng thơ cuối của Tiếng thu đã vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh:
"Con
nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô"
Ta
nghe gì khi nhìn thấy hình ảnh ấy? Có phải ta nghe tiếng lá vàng khô vỡ vụn
dưới những bước chân nai ngơ ngác? Tiếng thu đích thực của Lưu Trọng Lư là như
vậy đó. Ta không nghe tiếng thu ấy bằng tai mà nghe bằng trí tưởng tượng, nghe
vang lên trong tâm hồn, mỗi khi thấy lá ngoài đường rụng nhiều và những đám mây
bàng bạc trên không...
Tắt
một lời, thu thanh của Lưu Trọng Lư là vô thanh. Đó là cái "vô thanh thắng
hữu thanh" mà tác giả Tỳ Bà Hành là Bạch Cư Dị đã một lần khẳng định trong
cảnh trăng nước tương giao trên bến Tầm Dương. Với nhận thức tinh tế của nhà
thi sĩ, trong Đây mùa thu tới, Xuân Diệu đã cảm được cái tiếng thu ấy khi nhìn
những "thiếu nữ buồn không nói”. Bằng trí tuệ của một nhà phê bình có biệt
tài, trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã "ngộ" được cái thu thanh
ấy khi bình Tiếng thu của Lưu Trọng Lư:
"Tiếng
thu" ấy, riêng gì mùa thu mới có? Tuy nó phát khởi từ mùa thu nhưng nó
đã vang bên tai loài người từ muôn đời thì bao giờ chả còn chút dư âm sau những
ngày thu tàn tạ. Đã sống nhiều trong cuộc đời tư tưởng thì dầu trong mùa đông
hay mùa xuân, mùa thu hay mùa hạ, ai là người không có những buổi “chiều thu”,
những buổi mà cái buồn vẩn vơ nó đến van lơn cám dỗ, những buổi mà tiếng thu
vàng, gieo vừa nhẹ, vừa chìm. Như một phút chợt dừng trong trường tình phiêu lưu của Lưu Trọng Lư,
"Tiếng thu” dội lên âm thanh day dứt của một thời bơ vơ xa xưa. Va còn
vọng mãi đến bao giờ?
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh người chinh phụ
Trong lòng người cô phụ? Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
Bằng
hình thức kết cấu cú pháp. Điệp ngữ phủ định và câu hỏi tu từ, bài thơ
"Tiếng thu” đã được Lưu Trọng Lư thể hiện tới toàn bích trong hơi thở thấm
đẫm của văn học lãng mạn thời Thơ Mới.
Nhà
thơ Nguyễn Vỹ từng viết: "Lưu Trọng Lư bước vào làng thơ Việt Nam, gót
chân lơ đễnh, cặp mắt ngơ ngác, nụ cười xa vắng, tay cầm một quyển truyện mỏng
của anh vừa in xong, nhan đề "Người Sơn Nhân”. Một quyển truyện? Thật ra,
không hẳn là một quyển truyện. Nhan đề Người Sơn Nhân cũng không hẳn là sơn
nhân. Có thể gọi đó là một bài thơ cũng được. Và có thể đổi nhan đề là
"Người thi nhân" cũng được Lưu Trọng Lư đâu có biết Lưu Trọng Lư là
thi sĩ. Lưu Trọng Lư cũng không biết Lưu Trọng Lư là Lưu Trọng Lư... Dễ thương
làm sao?"
Còn
nhà phê bình Hoài Thanh trong "Thi nhân Việt Nam" thì viết: "ở
đời này, ít có người lơ đãng hơn. Thi sĩ đời nay họ khôn lắm, có khi ranh nữa.
Và yêu thơ, thường ta chẳng nên biết người. Thiệt thòi cho họ và thiệt thời
ngay cho mình. Những yêu thơ Lư mà quen Lư thì vô hại, vì đời Lư cũng là một
bài thơ. Nếu quả như người ta vẫn nói, thi sĩ là mời ké ngơ ngơ ngác ngác chân
bước chập chững trên đường đời, thì có lẽ Lư thi sĩ hơn ai hết.
Có
lẽ thế nên khi viết riêng về "Tiếng thu”, mặc dù có ý rằng Lưu Trọng Lư
ảnh hưởng một bài thơ Nhật Bản, Nguyễn Vỹ vẫn cứ cho rằng thơ Lưu Trọng Lư đâm
đặc chất thi sĩ hơn và vì thế có ý ở trên sự tả hơn bài thơ tả cảnh của nhà thơ
Sumaru từ thế kỷ VIII của Nhật Bản. Ông viết: “Lưu Trọng Lư là một ảnh tượng lơ
lửng trong thời gian. Mảnh tim của anh bay vời vợi trên khung xanh như con thều
giấy, đính vào trần gian bằng một sợi tơ mỏng manh, chập chờn trong gió, vi vu
trong mây. Cho nên thơ của Lưu Trọng Lư cũng phảng phất một hơi thu, một nắng
hè thu mát, một khói lam chiều, một thuyền mơ phiêu dạt, một hơi tiêu man mác,
một tiếng hước của con nai vàng xào xạc trên lá vàng khô...".
Ta
thấy điều khác nhau ấy thật rõ ràng khi điệp ngữ phủ định "Em không
nghe" được sử dụng làm môtíp chính để phát triển toàn bộ cảm xúc của tác
giả. Hai lần "Em không nghe" ở khổ đầu và khố tiếp theo với các hình
ảnh "trăng mờ", "chinh phụ”, "cô phụ” đã gợi ra không khí
quạnh vắng cổ điển của "Chinh phụ ngâm". Tự nhiên làm ta nhớ đến câu
thơ "Mặt chinh phụ trăng dọi dọi soi”. Tiếng thu ở đây được phát hiện như
tiếng thở khẽ của nỗi cô đơn. Câu hỏi tu từ được tác giả sử dụng để gợi ý định
hướng độc giả lắng nghe về phía cô đơn ấy mà tác giả không trực tiếp trả lời.
Từ
một ánh trăng mờ đầy ấn tượng thổn thức đến nỗi mong nhớ chồng rạo rực của
người đàn bà cô độc trong căn phòng mang một màu ẩm tối, lần "Em không
nghe" cuối cùng mới hướng độc giả tới nỗi bơ vơ cùng cực. Ở khổ kết này,
sau phương thức chuyển nghĩa nhân cách hóa ở câu thứ hai: "Lá thu kêu xào
xạc", nỗi bơ vơ được chiếc lá mùa thu kêu lên như người, thì sự nhân cách
hóa nói trên. Chính tư tưởng của nhà thơ thời Thơ Mới đã khiến cho Lưu Trọng Lư
tìm ra chữ “kêu” xuất thần đẩy bài thơ đến tầm cao, vươn tới toàn mỹ. Hai câu
thơ cuối được hình thành chuyển nghĩa bằng định ngữ "vàng". Hai màu
vàng đạp lên nhau:
Con
nai vàng ngơ ngác
Đạp lên lá vàng khô?
Con
nai vàng ngơ ngác
Đạp lên lá vàng khô
Đạp lên lá vàng khô
Hai
chất màu: "Vàng ngơ ngác" rồi đến “vàng khô" xiết lên nhau,
khiến ta nhớ đến Nguyễn Gia Thiều với: "Trải vách quế gió vàng hiu
hắt" và Nguyễn Du với: "Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô". Điều
đó đã đẩy tâm trạng độc giả tới sự đồng cảm sâu sắc với tâm hồn của tác giả.
Một lối chuyển nghĩa độc đáo khiến tiếng thu thấm sâu vào ta. Tiếng thu, tiếng
của nỗi cô đơn, bơ vơ của con người thời không phương hưởng trong cảnh nước mất
nhà tan còn ẩn dấu một dự báo về sự "cùng tắc biến" của xã hội ta
thời ấy. Một dự báo về một thời chiến chinh như những thuở xưa. Hãy lắng nghe
tiếng thu mà thấy.
Nhờ
chất nhạc mạnh mẽ trong bài thơ, "Tiếng thu” được khá nhiều nhạc sĩ của
các thế hệ khác nhau phổ nhạc. Thời tiền chiến thì có Võ Đức Thu Lê Thương.
Thời bây giờ thì có Phan Huỳnh Điểu, Hữu Xuân và Hoàng Phức Thắng. Nghe
"Tiếng thu” được hát lên cũng thấy nao nao xúc động. Nhưng thú thực, khi
tự mình đọc "Tiếng thu” lên để nghe hai màu vàng đạp lên nhau trong tâm
tưởng, mới thấy cái tuyệt đỉnh của thơ mà không một sự thêm vào nào làm nó mới
được hơn nữa, hay hơn được nữa. quyến rũ như mùa thu..
Tiếng Thu Lưu Trọng Lư dưới ngòi bút của
Trần Đăng Khoa
Trần Đăng Khoa
Lưu Trọng Lư là nhà thơ tiên
phong của phong trào Thơ mới. Nhận định về nghệ thuật thơ ông, nhà phê bình
thiên tài Hoài Thanh đã có những nhận xét thật chuẩn xác:Tôi biết có kẻ trách
Lư cẩu thả, lười biếng, không biết chọn chữ, không chịu khó gọt giũa câu thơ.
Nhưng Lư có làm thơ đâu Lư chỉ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy.
Nhận định này dường như đã thành nỗi ám ảnh, và rồi suốt đời, Lưu Trọng Lư cứ loạng choạng, cứ bập bõm bước trong cái vòng kim cô mà Hoài Thanh đã tiên đoán và vạch ra ngay từ khi ông mới xuất hiện trên thi đàn,
Còn về con người Lưu Trọng Lư, thiết tưởng cũng chẳng có ai hiểu ông hơn Hoài Thanh: Cả đời Lư cũng là một bài thơ, nếu quả như người ta vẫn nói, thi sĩ là một kẻ ngơ ngơ ngác ngác, chân bước chập chững trên đường đời thì có lẽ Lư thi sĩ hơn ai hết.
Quả đúng vậy, và nếu chọn một bài thơ thơ nhất của Việt Nam, nghĩa là ngoài thơ ra, nó không có gì bấu víu, thì đó chính là Tiếng thu. Đây là bài hay nhất trong đời thơ Lưu Trọng Lư, cũng là bài thơ thơ nhất của thi ca Việt Nam hiện đại:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Nhận định này dường như đã thành nỗi ám ảnh, và rồi suốt đời, Lưu Trọng Lư cứ loạng choạng, cứ bập bõm bước trong cái vòng kim cô mà Hoài Thanh đã tiên đoán và vạch ra ngay từ khi ông mới xuất hiện trên thi đàn,
Còn về con người Lưu Trọng Lư, thiết tưởng cũng chẳng có ai hiểu ông hơn Hoài Thanh: Cả đời Lư cũng là một bài thơ, nếu quả như người ta vẫn nói, thi sĩ là một kẻ ngơ ngơ ngác ngác, chân bước chập chững trên đường đời thì có lẽ Lư thi sĩ hơn ai hết.
Quả đúng vậy, và nếu chọn một bài thơ thơ nhất của Việt Nam, nghĩa là ngoài thơ ra, nó không có gì bấu víu, thì đó chính là Tiếng thu. Đây là bài hay nhất trong đời thơ Lưu Trọng Lư, cũng là bài thơ thơ nhất của thi ca Việt Nam hiện đại:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác,
Đạp trên lá vàng khô...
Trong lòng người cô phụ
Em không nghe rạo rực
Em không nghe rừng thu...
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác,
Đạp trên lá vàng khô...
Bài thơ vẻn vẹn có 9 câu, chia làm ba đoạn, mỗi đoạn lại so le, các ý trong bài
thơ rời rạc, khấp khểnh, chẳng ý nào ăn nhập với ý nào. Nếu cứ theo cách hiểu
máy móc của những nhà phê bình quen thói bắt bẻ, cứ đè thơ ra mà tìm tư tưởng,
tìm ý nghĩa thì đây là bài thơ Đầu Ngô mình Sở. Đã thế, tác giả còn tỏ ra vụng
về, tỳ vết của sự thô vụng ấy nằm trong hai câu chẳng thơ tí nào, nó như câu
văn xuôi bình giảng văn học của học sinh phổ thông:
Hình ảnh kẻ chinh phuTrong lòng người cô phụ
Ấy vậy mà khi gộp tất cả lại, nằm trong một tổng thể, bài thơ hay đến, lạ lùng,
người ta không còn thấy dấu vết thô vụng đâu nữa. Đây là điều duy nhất xảy ra ở
văn học Việt Nam và chỉ xảy ra có một lần. Cái hay của bài thơ này không nằm ở
câu chữ. Nó hoàn toàn siêu thoát, là cái hồn phảng phất đâu đó đằng sau những
con chứ rất sáng tỏ mà lại vời vợi mông lung kia. Người ta chỉ cảm thấy được,
chứ không thể nói ra được một cách rạch ròi. Đây là bức tranh thiên nhiên được
vẽ bằng hồn, bằng cả điệu nhạc rất riêng của tâm hồn thi sĩ. Bởi thế, người đọc
cũng phải dùng hồn để chiêm ngưỡng nó, chứ không thể ngắm nó bằng lý trí tỉnh
táo. Đã không ít nhà phê bình nghiên cứu mang lý trí ra để làm con dao cùn mổ
xẻ những con chữ rất ngơ ngác này. Có người còn viện đến cả thi pháp học để cố
hiểu cho bằng được bài thơ, lấy thi pháp làm chìa khoá mở cánh cửa thực dụng,
đi vào cõi mù mờ tâm linh này. Bằng cách vận dụng thi pháp, có người cho đây là
bài thơ nói về nỗi cô đơn không có sự chia sẻ. Không phải ngẫu nhiên bài thơ có
9 câu mà đã có đến ba câu điệp Em không nghe:
Em không nghe mùa thu Em không nghe rạo rực
Em không nghe rừng thu...
Em không nghe, còn anh thì nghe thấy hết. Nghe thấy hết mà không nói ra được.
Đây là cuộc đối thoại mà kẻ đối thoại lại ẩn sau sự câm lặng. Hoặc giả em cũng
đã nghe thấy, nhưng anh vẫn hỏi như vậy, nghĩa là anh không hiểu em. Đằng nào
thì cũng vẫn cứ là thiếu niềm đồng cảm. Một bên thì thổn thức, rạo rực, kêu xào
xạc, một bên thì không nghe, không nghe, không nghe, cả con nai ngơ ngác, đạp
trên lá vàng khô, nghĩa là nó cũng không nghe nôt. Hiểu một cách sống sít như
thế thì thật thô thiển. Nhà phê bình đã kéo những đám mây ngũ sắc đang bay bảng
lảng trong không trung, rồi rải xuống đường làm rơm rạ lót chân, và như thế còn
đâu cánh rừng thu, tâm hồn thu cho con nai vàng trú ngụ. Mấy câu điệp khúc ấy
thực chất chỉ để tạo giai điệu rất đặc biệt cho bài thơ này. ở đây, nhạc điệu
cũng là một phần nội dung chính làm nên hồn vía bài thơ. Còn ở góc độ khác,
cũng nhìn bằng con mắt lý trí, có người còn cho rằng đây là bài thơ Lưu Trọng
Lư thâu cóp của nước ngoài. Thực tế trong bếp núc sáng tác, có thể có sự trùng
hợp ngẫu nhiên. Người bình luận còn viện cớ rằng: Thực tế Việt Nam làm gì có
khu rừng vàng. Đấy là rừng châu âu. Rừng Việt Nam là rừng luốm nhuốm. Mùa thu
Việt Nam đúng như Nguyễn Du mô tả trong Kiều: Rừng thu rừng biếc chen hồng? Và
con nai Việt Nam cũng nhanh nhẹn lắm, tinh ranh lắm, nó đâu có ngơ ngác? Ơ hay,
Lưu Trọng Lư có nhìn thiên nhiên bằng con mắt thịt đâu! Lại phải mời Hoài Thanh
về làm luật sư bào chữa cho ông thôi: Trong thơ Lư, nếu có cả chim kêu, hoa nở,
ta cũng chớ tin. Hay ta hãy tin rằng tiếng ấy, màu kia chỉ có ở trong mộng.
Mộng! Đó mới là quê hương của Lư. Thế giới thực của ta với bao nhiêu thanh sắc
huy hoàng. Lư không nghe thấy gì đâu. Sống ở thế kỷ 20, ngày ngày nện gót trên
các con đường Hà Nội mà người cứ mơ màng thấy mìn gò ngựa ở những chốn xa xăm
nào
Tương truyền khi viết bài thơ này, Lưu Trọng Lư đến thăm nhà một người bạn. Rồi
nhân cớ thấy cái bình gốm cổ có vẽ con nai đứng giữa núi non. Lưu Trọng Lư bèn
vịnh ngay bài thơ này. Thực chất, nếu chuyện đó là thật, thì con nai trên bình
gốm chỉ là cái cớ rất nhỏ, là tiếng động rất nhỏ đánh thức con nai vàng và khu
rừng vàng trong tâm hồn Lưu Trọng Lư thức dậy và toả hương. Nhờ thế, thi ca
Việt Nam đã có một kiệt tác thật hiếm có, ngỡ như đó là khúc nhạc huyền bí của
thần linh, chứ quyết không phải là tiếng ca phàm tục của người đời... Nhà thơ Trần Đăng Khoa
eva air vietnam
gia ve may bay eva di my
vé máy bay korean airlines
mua vé máy bay đi mỹ
mua vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich