Phân
tích bài thơ “Vội Vàng” của Xuân Diệu
Trước cách mạng tháng tám, hồn thơ của Xuân Diệu hồn
nhiên yêu đời, yêu cuộc sống, say mê với cái đẹp, nhạy cảm với sự trôi chảy
của thời gian. Nhưng càng yêu say, Xuân Diệu càng sợ cuộc sống sợ tình yêu
và vẻ đẹp sẽ bỏ mình và bay đi mất. Chính vì thế mà ta thường gặp trong thơ
ông những trạng thái hốt hoảng, lo âu, yêu - sống một cách tham lam, cuống
quýt, vồ vập. "Vội vàng" là bài thơ tiêu biểu cho trạng
thái cảm xúc ấy của Xuân Diệu.
Mở đầu bài
thơ, Xuân Diệu dùng những từ ngữ có tính chất oai nghiêm, mệnh lệnh.
"Tôi muốn tắt nắng
đi"
"Tôi muốn buộc gió
lại"
Những từ
ngữ ấy thể hiện một cái tôi cá nhân đầy khao khát, khao khát đạt quyền của
tạo hóa, cưỡng lại quy luật của tự nhiên, những vận động của đất trời. Bởi
ông hiểu rằng, sắc thắm nào rồi cũng nhạt, hương nồng nào rồi cũng phai.
Xuân Diệu không muốn những vẻ đẹp tự nhiên của đất trời mất đi. Ông muốn
lưu giữ nó bên mình để được thưởng thức một cách trọn vẹn, mãi mãi.
Sau tâm
trạng ấy là tiếng reo vui của nhà thơ. Trong cái nhìn của Xuân Diệu sự sống
quen thuộc quanh ta bỗng trở nên vô cùng hấp dẫn.
"Của ong bướm này
đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội
xanh rì
Này đây lá của cành tơ
phơ phất
Của yến anh này đây khúc
tình si
Và này đây ánh sáng chớp
hàng mi
Mỗi sáng sớm thần vui hằng
gõ cửa"
Cảnh thiên
nhiên trong thơ Xuân Diệu hiện ra như một khu vườn ngập tràn hương sắc thần
tiên, như là ở một cõi nào xa lạ, chứ không phải là của cõi trời trần tục
này. Cũng vẫn là thiên nhiên non nước ngàn năm ấy thôi nhưng Xuân Diệu phát
hiện ra bao vẻ đẹp bất ngờ, đáng yêu đáng say đắm. Xuân Diệu đã nhìn đời
bằng cặp mắt "xanh non" , "biếc rờn" vui
say, rộn ràng tận hưởng những vẻ đẹp diệu kì mà trời đất đã ban cho mỗi
cuộc đời, mỗi con người. Những từ ngữ "này đây" san sát
nhau đã phô diễn sự phong phú dường như bất tận của thiên nhiên, đã bày ra
một khu vườn địa đàng ngay giữa chốn trần gian - một "thiên đàng
trần thế".
Người ta
nói tháng giêng đẹp, tháng giêng vui, còn Xuân Diệu lại thấy "Tháng
giêng ngon như một cặp môi gần". Văn học trung đại lấy thiên nhiên
làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người. Còn Xuân Diệu thì lại lấy vẻ đẹp
của con người ở giữa tuổi xuân và tình yêu làm chuẩn mực cho cái đẹp. Thơ
xưa ngại nói đến những biểu tượng của các vị giác còn Xuân Diệu đã không
ngần ngại trộn lẫn và huy động tất cả mọi giác quan của mình để thưởng thức
được trọn vẹn những vẻ đẹp của thiên nhiên.
Đang vui
say, Xuân Diệu bỗng chốc lại buồn ngay vì nhận ra một sự thật nghiệt ngã.
"Xuân đang đến nghĩa
là xuân đang qua
Xuân còn non nghĩa là
xuân đã già"
Trước Xuân
Diệu, chưa bao giờ có những câu thơ định danh như vậy. Điệp ngữ "nghĩa
là" vang lên khô khốc diễn tả một bi kịch trong tâm hồn con người
không cách gì nếu giữ được thời gian đang trôi qua. Nỗi nối tiếc vì ngày
vui ngắn ngủi qua mau đó, với Xuân Diệu là đau đớn đến tột cùng. Nhà thơ
cho rằng mình sẽ chết đi cùng với mùa xuân khi mà vẻ đẹp của cuộc đời không
còn nữa.
"Mà xuân hết nghĩa
là tôi cũng mất"
Chính cái ý
thức thời gian xuôi chảy một dòng, một đi không trở lại, thời gian là tuyến
tính chứ không phải tuần hoàn, định lượng chứ không phải định tính đã chi
phối cái nhìn cuộc đời của Xuân Diệu. Do chưa có cái nhìn biện chứng về
thời gian nên Xuân Diệu thấy thời gian là một dòng suy biến và tàn phai, ở
cuối con đường là sự già nua và chết chóc. Thời gian lấy đi của con người
tuổi trẻ và tình yêu mang trả con người tuổi già và cái chết. Ý nghĩ đó là
cho Xuân Diệu cảm nhận đất trời như cũng đối kháng với con người.
"Lòng tôi rộng nhưng
lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ
của nhân gian"
Đời người
thì hữu hạn mà thời gian thì lại vô cùng. Tâm hồn con người ta cứ mãi trẻ
trung, cứ đầy khao khát nhưng thể xác thì phải già nua theo ngày tháng,
không thể nào cứ qua đi rồi lại vòng trở lại như mùa xuân.
"Nói làm chi rằng
xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai
lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng
còn tôi mãi".
Xuân Diệu
buồn biết bao nhiêu khi nhận ra cái bi kịch khủng khiếp ấy của kiếp người.
Chính vì sợ ngày vui ngắn ngủi qua mau, sợ vẻ đẹp sẽ tàn phai nên toàn bộ
thiên nhiên tươi sáng ở trên kia đến đây cũng mất dần tính tự nhiên, vô tư
của nó. Xuân Diệu dường như cảm nhận được mùi vị của tháng năm, nhưng đó là
mùa vị đem đến cho nhà thơ sự nuối tiếc xót xa "vị chia phôi".
Những hợp âm rì rào nghe như lời than thầm vang lên khắp sông núi. Cả đến
cơn gió xinh cũng dỗi hờn, chim chóc cũng "đứt tiếng reo thi"
vì sợ "độ tàn phai sắp sửa". Kết thúc tâm trạng ấy là
tiếng thở dài ngao ngán.
"Chẳng bao giờ,
ôi! chẳng bao giờ nữa"
Vì nhận
thấy sự nghiệt ngã của thời gian nên nhà thơ lại dậy lên một nỗi khát khao
sống hết mình, trọn vẹn. Chính trái tim trẻ tuổi, yêu đời, tràn đầy nhiệt
huyết đã không cho phép nhà thơ buông xuôi, phó mặc. Nhà thơ như giục giã
chính mình "Mau đi thôi ! mùa chưa ngã chiều hôm".
Nhà thơ
muốn tận hưởng cuộc sống, tận hưởng những vẻ đẹp của đất trời khi nó còn
đang trong độ xanh tươi mơn mởn.
"Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu
mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và
gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với
tình yêu
Ta muốn thâu trong một
cái hôn chiều"
Điệp ngữ
"ta muốn" một lần nữa được láy lại dồn dập để bày tỏ một khát
khao lớn lao muốn ôm cả sự sống vào lòng.
"Cho chếnh choáng
mùi hương, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của
thời tươi"
Đấy là một tình yêu nồng
nhiệt tới tột độ đối với cuộc sống. Tình yêu ấy đã xua tan đi cái ủ rũ u
sầu, làm sống lại cái sinh khí vốn có của một chàng trai trẻ. Kết thúc bài
thơ là hình ảnh chàng trai trẻ Xuân Diệu đang hét vang lên niềm đắm đuối,
say mê của mình trước thiên nhiên tươi đẹp.
"Hỡi xuân hồng, ta
muốn cắn vào ngươi".
"Vội vàng" thể
hiện niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống, một nỗi buồn bã, đơn côi khi nhận
ra quy luật nghiệt ngã của đất trời. Tất cả rồi sẽ tàn phai nhưng vượt lên
trên tất cả, nỗi khát khao yêu đời vẫn tràn đầy, mãnh liệt. Nó kích thích
bạn đọc trẻ tuổi niềm đam mê cuộc sống./.
|
hãng eva air có tốt không
giá vé máy bay đi mỹ hãng eva
hãng máy bay hàn quốc
đại lý bán vé máy bay đi mỹ
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch