Năm 1946, Phạm Tuyên đỗ tú tài. Với ước mơ học đại học, ông
xin vào học Trường Đại học Pháp lý ở Thái Nguyên. Một năm sau, giặc Pháp đánh
lên chiến khu Việt Bắc, trường giải tán, học sinh phân tán về các địa phương.
Ông được Cục Chính trị giới thiệu về học tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ về sự nghiệp
âm nhạc của mình với khán giả
Ông kể: Trong kháng chiến, phương tiện nghệ thuật duy nhất là
âm nhạc, báo chí không có, các hoạt động sân khấu cũng không có. Gian khổ đã
rèn luyện tôi. Chùm ca khúc đầu tiên viết về người lính là các bài hát viết tại
trường. Niềm cảm hứng để tôi sáng tác là sự động viên của đồng đội. Họ mong muốn
được hát và hát say sưa bài hát của đồng chí mình sáng tác; thể hiện tình cảm,
niềm khát khao cống hiến của những người học viên, chiến sĩ. Lãnh đạo Nhà trường
nhận thấy tôi có chút năng khiếu về âm nhạc, nên động viên thêm. Đầu tiên là
bài "Đường về trại" mang tinh thần, tình cảm chân thành của một thanh
niên Hà Nội lãng mạn lần đầu tiên vào lĩnh vực quân sự. Đến bài "Vào Lục
quân" như một trường ca, từ lúc giới thiệu hoàn cảnh đất nước, đến lúc vào
trường ăn ngủ, tập tành như thế nào, kết thúc là ca từ rất lãng mạn. Tôi rất bất
ngờ khi bài này được anh em thích, hát hào hứng; những đoạn như "Vào Lục
quân tìm lấy ánh sáng, sáng trong thi đua, sáng trong luyện rèn, vào Lục quân
tìm lấy chiến thắng, hẹn ngày phá tan quân thù". Sau nhịp hành khúc hào
hùng, bài hát kết thúc bằng lời ca trữ tình "Đêm đêm dưới ánh trăng tà. Vầng
trăng mênh mông chiếu qua vọng canh.
Người lính Lục quân thấy tràn ngập niềm tin, vượt mọi biên cương bao la một tình thương". Trong sinh hoạt tập thể hay hành quân rèn luyện, 2 bài hát của Phạm Tuyên cùng với bài “Trường Lục quân đang cần lính đánh Tây” của nhạc sĩ Tô Hải, cũng là học viên Lục quân Khóa V, được dùng phổ biến. Sau này gặp một số bạn cùng khóa học thời ấy, giờ đã là trung tướng, thiếu tướng vẫn hát bài hát này nên ông rất cảm động.
Người lính Lục quân thấy tràn ngập niềm tin, vượt mọi biên cương bao la một tình thương". Trong sinh hoạt tập thể hay hành quân rèn luyện, 2 bài hát của Phạm Tuyên cùng với bài “Trường Lục quân đang cần lính đánh Tây” của nhạc sĩ Tô Hải, cũng là học viên Lục quân Khóa V, được dùng phổ biến. Sau này gặp một số bạn cùng khóa học thời ấy, giờ đã là trung tướng, thiếu tướng vẫn hát bài hát này nên ông rất cảm động.
Giở tuyển tập dày mấy trăm trang, ông bảo: Ghi dấu ấn riêng
cho Nhà trường là bài Đây khóa chuẩn bị tổng phản công, sáng tác năm 1950. Lúc
đó, nghe tin chuẩn bị tổng phản công thì khí thế toàn trường phấn khởi, quyết
tâm lắm. Nhà trường đặt tên Khóa V là khóa chuẩn bị tổng phản công. Tôi đã lấy
khóa học để đặt tên cho bài hát. Bài hát thể hiện khí thế sục sôi của Nhà trường
trong thi đua dạy học, luyện rèn. Bài hát này rất phổ biến trong trường, đến
các khóa sau.
Tốt nghiệp Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, ông được tổ chức
phân công về làm đại đội trưởng của Trường Thiếu sinh quân Việt Nam toàn quốc,
sau đó chuyển về công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong hơn 700 tác phẩm âm
nhạc, nhạc sĩ Phạm Tuyên có rất nhiều sáng tác về người lính. Năm 2012, ông đã
được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Nhạc sĩ
vui vẻ chỉ cho tôi xem bức ảnh ông chụp cùng ban nhạc của Trường Lục quân năm
1950, lúc đó Nhà trường có đội văn nghệ với đủ các loại nhạc cụ. Ông đã tặng
tôi cuốn sách tiểu sử bằng ảnh của mình.
Chùm ca khúc đầu tiên được nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác ở mái
trường Lục quân Trần Quốc Tuấn. Sau này, ông có sáng tác tặng Nhà trường một
bài hát nữa. Đó là bài "Trái tim Lục quân". Nhạc sĩ Phạm Tuyên nhớ lại:
"Tháng 11/1988, tôi cùng Ban Liên lạc Khóa 12 (tức Khóa V, Trường Lục quân
Trần Quốc Tuấn) về thăm trường. Điều bất ngờ là hôm đó, các anh em vẫn nhắc đến
bài hát "Đường về trại", "Vào Lục quân" rồi "Đây khóa
chuẩn bị Tổng phản công". Các đồng chí bảo, như vậy Trường Lục quân đã có
những nhạc sĩ quen biết, làm thế nào có một bài hát nhân dịp kỷ niệm 45 năm
ngày thành lập trường thì tốt.
Tôi bảo: "Được rồi, nếu các bạn nhiệt tình thế thì tôi sẽ cố gắng". Buổi thăm trường hôm ấy, rộn lên trong nhạc sĩ Phạm Tuyên cảm xúc khó tả. Những kỷ niệm một thời trai trẻ khi còn là học viên trường Lục quân đã tạo cảm hứng trong người nhạc sĩ tài năng này. Ngay tối hôm đó, ông đã viết bài hát “Trái tim Lục quân”. Ông muốn nhắc lại truyền thống của nhà trường mang tên người anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với trường. "Năm xưa Trần Quốc Tuấn viết binh thư ngày đêm nung nấu. Trái tim người thao thức, hòa nhịp với nhân dân khổ đau. Năm xưa Hồ Chí Minh giữa rừng sâu luyện quân cách mạng. Trái tim giữa đêm thâu càng ngời lên niềm tin tươi sáng...", để rồi vang lên điệp khúc: "Ôi nồng cháy trái tim Lục quân, trái tim chiến sĩ, trái tim vì dân. Lửa trái tim mang truyền thống cha ông, rực hồng niềm tin bao khát vọng lập công. Ôi nồng cháy trái tim Lục quân, trái tim trung hiếu, trái tim Việt Nam. Gìn giữ cho cuộc đời mới hôm nay. Luyện rèn gắng công, đền ơn núi sông". Sáng tác xong, ông trở lại trường, trực tiếp tập cho anh em. Học viên của trường hào hứng đón nhận bài hát hát và hát say sưa. Ông cười và bảo: Giờ tôi đã 86 tuổi rồi, thấy các bạn ở trường nhắc đến các bài hát ấy, đặc biệt là bài "Trái tim Lục quân", đó là nguồn động viên lớn đối với tôi. Tôi mong bài hát sẽ trở nên quen thuộc đối với cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ của Nhà trường, tạo được dấu ấn trong lòng khán giả và xứng tầm với một nhà trường đầu tiên trong Quân đội, nhà trường anh hùng.
Tôi bảo: "Được rồi, nếu các bạn nhiệt tình thế thì tôi sẽ cố gắng". Buổi thăm trường hôm ấy, rộn lên trong nhạc sĩ Phạm Tuyên cảm xúc khó tả. Những kỷ niệm một thời trai trẻ khi còn là học viên trường Lục quân đã tạo cảm hứng trong người nhạc sĩ tài năng này. Ngay tối hôm đó, ông đã viết bài hát “Trái tim Lục quân”. Ông muốn nhắc lại truyền thống của nhà trường mang tên người anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với trường. "Năm xưa Trần Quốc Tuấn viết binh thư ngày đêm nung nấu. Trái tim người thao thức, hòa nhịp với nhân dân khổ đau. Năm xưa Hồ Chí Minh giữa rừng sâu luyện quân cách mạng. Trái tim giữa đêm thâu càng ngời lên niềm tin tươi sáng...", để rồi vang lên điệp khúc: "Ôi nồng cháy trái tim Lục quân, trái tim chiến sĩ, trái tim vì dân. Lửa trái tim mang truyền thống cha ông, rực hồng niềm tin bao khát vọng lập công. Ôi nồng cháy trái tim Lục quân, trái tim trung hiếu, trái tim Việt Nam. Gìn giữ cho cuộc đời mới hôm nay. Luyện rèn gắng công, đền ơn núi sông". Sáng tác xong, ông trở lại trường, trực tiếp tập cho anh em. Học viên của trường hào hứng đón nhận bài hát hát và hát say sưa. Ông cười và bảo: Giờ tôi đã 86 tuổi rồi, thấy các bạn ở trường nhắc đến các bài hát ấy, đặc biệt là bài "Trái tim Lục quân", đó là nguồn động viên lớn đối với tôi. Tôi mong bài hát sẽ trở nên quen thuộc đối với cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ của Nhà trường, tạo được dấu ấn trong lòng khán giả và xứng tầm với một nhà trường đầu tiên trong Quân đội, nhà trường anh hùng.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên là một trong những người đi tiên phong
trong phong trào sáng tác ca khúc về Nhà trường. Những cảm xúc đầu đời đó đã khở
đầu cho sự nghiệp sáng tác ca khúc cách mạng của ông. Nối tiếp ông, Nhà trường
có nhiều nhạc sĩ, như: Doãn Nho, Doãn Quang Khải, Đỗ Nhuận... Và trong phong
trào văn hóa văn nghệ, một số cán bộ, học viên của trường đã sáng tác nhiều ca
khúc mang hơi thở Lục quân, như các đồng chí Mai Vinh, Trường Thanh, Đỗ Xuân
Đô… Đó là các thế hệ nhạc sĩ, chiến sĩ bằng các ca từ âm nhạc đã thể hiện tình
cảm yêu mến mái trường Lục quân qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển của nhà trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét