Thôi à nha, nói nhiêu đó đủ chưa? Mấy bà đừng lên mặt dậy dỗ
bạn bè chớ, sao thì cũng đồng tuổi đồng niên hơn gì nhau mà dậy với bảo, mấy
bà ham vui sớm con lớn, mấy bà mắt nhắm mắt mở xỏ áo cưới về làm vợ người ta
không hề đắn đo hơn thiệt, có gì hay mà khoe với khoang ? Có bà bị bắt lấy chồng
khóc chảy cả máu mắt bây giờ cũng lên mặt dậy tôi ? Ừ tôi khó tính , ừ tôi làm
tàng , ừ tôi “già kén kẹn hom” ừ các bà nói cái gì cũng đúng hết. Thật đúng hết...
Bàn tay ngón thuôn dài sơn đỏ, môi chúm chím làm duyên , ngón áp úp bà đeo cái
nhẫn lấp lánh , nói chuyện rổn rảng tay chỉ tứ tung , ông chồng ngoan ngoãn
nghe bà một phép. Con gái có bằng MS con trai làm công ty lớn , chúng sắp có vợ
có chồng, bà và ông tha hồ về hứ du lịch. Nghe chuyện bây giờ ai biết ngày xưa
có thời bà cùng tôi đi buôn chè, cafe' miền Đông? buôn gạo, thịt miền Tây kia
chứ . Ngày ấy bà lanh hơn tôi mánh lới hơn tôi. Đang mơn mởn phơi phới sinh
viên thành hai cô nàng buôn hàng chuyến , kể hết ra cũng đã ly kỳ tiểu thuyết.
Nhà bà ngay bến xe Pe'trus Ký nằm trên con đường Pe'trus Ký ngã bảy , một sớm một
chiều treo bảng LHP.
Cái bến xe này sao mà nhộn nhịp bán buôn. Bà cụ mẹ của ba,ø chỉ có cái tủ thuốc
lá nhỏ nhưng là nơi mua bán lớn che mắt bọn kinh tế thị trường. Khách hàng của
cụ là những ông bà đi từ Bắc vào Nam thăm họ hàng, những ông “vẹm” đóng bộ đồng
phục nhăn nheo màu cứt ngựa, nồng nặc mùi mồ hôi trộn lẫn bụi đường khăm khắm ,
sau mấy ngày chen chúc trong chiếc xe đò mang tên Thống Nhất. Họ đem thuốc lá
Sông Cầu, Tam Đảo vào Nam bán cho cụ sau khi xuống khỏi xe , và dặn cụ mua cho
họ mì chính (bột ngọt) , phụ tùng xe đạp , vải vóc. Bà và tôi ngồi xem bà cụ
buôn bán , thương trường lầm thầm, dấu diếm , kẻ mở túi xách tay nải giao hàng,
người dúi vội nắm tiền vào tay kẻ bán, cả hai chẳng ngóù mặt nhau. Tôi có cái tủ
bán trà đá, mía ghim bên cạnh bà cụ. Kinh tế cộng sản dậy cho dân Sài Gòn như
tôi biết mua bó mía vài đồng từ chợ Cầu Oâng Lãnh mang về róc vỏ cắt khúc , sai
cô em xếp hàng gần hai tiếng đồng hồ để mua đá cục ở Công Ty Rượu Bia về ướp
mía cho lạnh, bán cho dân chúng chầu chực mua vé ở bến xe.
Mua vé xe đi đó đây năm 1976 vui không chịu được , xăng dầu chính phủ quản lý,
lâu lâu có một chuyến xe được chạy , người dân tha hồ đợi phòng bán vé ra ơn
mưa móc , lâu lâu hé cửa bán vài vé cho có gọi là , phần còn lại dành riêng cho
người nhà, chợ đen chợ đỏ. Nhờ sự tân tiến vượt bực này mà có thêm một nghề nói
ra tưởng bỡn “nghề bán chổ”. Nghề này không đòi hỏi gì trình độ học vấn hay
kinh nghiệm, không xét lý lịch bản thân mà chỉ cần chút kiên nhẫn, lì lợm , dám
cãi vã hay đánh lộn, gia đình càng đông càng tốt trong việc xếp hàng sẵn, giữ
chỗ chờ phòng vé mở cửa, bán lại chỗ mình đứng, cho những người cần mua vé xe để
đi. Giá chỗ đôi khi bằng một nửa giá vé? Xếp hàng đây là mang chiếu ra ngủ ngay
tại quầy vé , ngày đêm người này ra, người nọ vào thay thế. Có những gia đình vợ
chồng con cái nheo nhóc ra sống hẳn tại bến xe , vừa là không cần thuê chỗ ở
(dân quê chạy lên SG) vừa khỏi cần có hộ khẩu phiền phức. Tôi biết có gia đình
bỏ đi vượt biên không thành, trở về , nhà đã mất ra bến xe sống bằng nghề này
cũng đủ kiếm tiền mua gạo nuôi nhau.
Từ bến xe này tôi và bà theo nhau đi buôn. Cafe' , trà mộc, đem từ Bảo-Lộc về
được đến bến xe này (bến xe LHP ) là sống vui cả tháng. Nghe thì dễ thế đấy
nhưng bước chân vào mới biết kiếm được một vốn bốn lời cũng phải đổ máu mắt sôi
mồ hôi.
Bà kết ngay với anh chàng con bà chủ xe , anh chàng nhờ phước nhà giầu trốn
lính , không dính nợ máu nhân dân mà thảnh thơi theo xe thu tiền , dấu hàng buôn
lậu. Bà liếc mắt, bà đẩy bà đưa , bà chanh bà cốm , một bà nhờ, hai bà nhờ cứ
anh anh em em ngọt hơn đường cát, mát hơn đường phèn nên anh chàng nhét hàng
cafe' vào giữa bao than dấu cho bà , anh chàng cho trà vào thùng đựng nước hai
đáy dấu cho bà , đến trạm anh chàng thuê người tại địa phương vác hàng của bà
vòng vèo vượt trạm.
Tình của bà là mối tình buôn lậu, bán chui thế mà cũng thành đôi thành cặp ,
khăng khít keo sơn. Làm sao bà biết song song với mối tình của bà là mối chân
tình tôi dành cho anh chàng xe đạp thồ đen đúa , được mướn thồ hàng vượt trạm.
Nếu không có anh chàng xe thồ chắc gì toàn bộ hàng buôn lậu của tôi với bà đến
bến bình an , bà đâu để ý, chỉ biết quăng mớ giấy bạc bảo tôi đưa cho anh ấy.
Anh ấy có ánh mắt sáng quắt hào quang dù khuôn mặt gầy gò , đen đúa. Chiếc nón
rơm che gần hết khuôn mặt mà tôi vẫn thấy chiếc mụn ruồi ngay góc cằm mạnh mẽ.
Tôi thì còn nhớ, (nhưng chắc bà chẳng hề nhớ gì), đến cái trạm khét tiếng kinh
hoàng đối với dân buôn hàng chuyến miền Đông. Trạm Phương Lâm-Định Quán. Nếu chủ
xe không biết quà cáp tí đỉnh như cây thuốc 3 con 5 hay Pấllml , hay chai rượu
tây bán theo tiêu chuẩn ngoại giao từ khách sạn Palace Đà-lạt, hay cả xấp tiền
gần 4 lần lương chính thức do nhà nước trả , thì toàn xe bị xổ thốc tháo , từng
chiếc nệm ghế hành khách bị tháo tung, gói lớn gói bé bị xâm rách toạc , nào đậu
nào mè tuôn thốc tháo vô tội vạ , chưa kể xe bị giữ lại qua đêm, để uỷ ban nhân
dân làm việc.
Vì một lần bị giữ lại ấy tôi biết anh chàng xe thồ là ai. Anh là chiến sĩ Cộng
Hoà không chịu trình diện kẻ thù, lén lút sống chui nhủi , ngày vào sâu trong rừng
đốt than cho bà chị dâu có sạp hàng ngay chợ xép Phương Lâm , kiếm thêm tiền bằng
cách chuyển hàng lậu băng đường đất, vòng qua lưng trạm gác của bọn kiểm soát
kinh tế thị trường huyện , ngồi đợi xe được phép qua trạm giao trả lại. Tiền kiếm
được anh giúp nhóm bạn cùng chí hướng. Tôi chỉ biết thế là đu,û cho lòng tôi
không sao mở rộng khi bà làm mai ông tài kia thằng lơ nọ cho tôi. Bà mắng tôi dại
, ừ thì tôi dại , tâm tình tôi dành cho người không tiền không thế nhưng bà biết
đâu tôi nể tôi kính vì họ còn hun đúc lý tưởng ngày xưa.
Khuôn mặt bà vẫn đẹp như sáp , đường nét thật rõ ràng , gặp lại bà tôi nhớ biết
bao điều. Bà cũng trách cứ tôi sao không chịu lấy chồng? Năm 75 xong , hai đứa
mình loanh quanh như hai con kiến bò vòng vòng miệng chén. Những buổi chiều
lang thang Tự Do Nguyễn Huệ nhìn đổi thay , nhìn nhốn nháo mà buồn. Ngày bà lấy
chồng vội vã , vì gia đình bà sợ con gái phải lấy “thương binh Bắc quân” , cả
đám bạn trong đó có tôi ra đứng xếp hàng mua bánh tại quầy cafe' khách sạn
Continental một đứa được mua 5 cái bánh sữa... 10 đứa được 50 cái , nâng niu sợ
cái hoa tigon tí ti trên ngọn bánh bị hư khi về đến nhà.
Ngày cưới bà, tôi vẫn còn đơm nốt hạt khuy lên chiếc áo màu hồng kim tuyến và
nhìn bà khóc. Tôi biết bà chưa biết yêu , chẳng một lần hò hẹn , trái tim bà
trong suốt thuỷ tinh. Bà khóc ! có lẽ bà tiếc cuộc chơi đang còn dang dở hay lo
sợ ngày trước mặt bỗng ràng buộc với một người mà tôi biết bà chẳng chút tơ
vương. Nếu không bất ngờ đến thăm tôi vẫn nghĩ bà hạnh phúc. Hình ảnh hai mẹ
con ôm nhau khóc , đứa bé dễ thương 5 tháng tuổi , chuyện gì? Thế là tôi biết
chuyện , anh công tử chồng bà vướng vất với ma tuý , biết ra thì chuyện đã rồi
, hởi ơi.
Tôi theo bà từng bước đoạn trường , những giọt nước mắt tủi thân không biết
trách móc ai , nghẹn ngào không tìm nơi khơi chảy ngọn nguồn. Trường phục hồi
nhân phẩm Bình Triệu kề bên nhà thờ ngày xưa hai đứa hay đến cầu xin, khi ấy rủ
bà vào , bà báng bổ không còn tin gì nữa cả. Đôi mắt to ươn ướt vận vào đời bà
đó sao? Rồi gia đình anh ấy cho anh ấy vượt biển , bà ở lại cùng con , đời bà
bôn ba biển sóng , có chồng rồi lại như chưa , thà chẳng có chồng cho xong bà
nhỉ. Thời gian ấy anh chàng anh họ của bà theo tôi như đỉa , anh chàng từ Hà Nội
vào , bà biết nhưng giữ khẩu như bình không tán ra tán vào gì cả , hai đứa mình
nhờ anh ta mà được làm thư ký, thủ khọ Không đục khoét thì giám đốc công ty đuổi
cổ, đục khoét theo ý họ thì chẳng biết khi nào lưỡi dao tế thần buông xuống.
Cũng đành nhắm mắt đưa chân. Từng xe ba bánh chở sắt được tôi giao cho con buôn
, bà ký giấy xuất kho , tiền ăn cắp chia tam chia tứ đủ cho bà nuôi con, tôi phụ
đỡ gia đình.
Tôi nhớ mãi một lần hai đứa xanh mặt vì đám kinh tế thị trường bắt được xe thép
không về công ty liên hệ mà vào căn nhà lụp xụp trong khu xóm Thiết , cơ sở sản
xuất hàng gia dụng. May là cấp trên sợ động rừng can thiệp kịp thời. Hai đứa
xin chuyển sang khâu khác , không muốn bị đi tù lãng nhách lãng nhơ.
Bây giờ con bà đã lớn , bà vẫn xinh , người chồng thứ hai yêu bà tha thiết , bà
quên nỗi nhục nhằn chồng con nheo nhóc quay lại trách cứ tôi không chịu lấy chồng.
Bà trách tôi không chịu đại ông anh con chú con bác của bà ngày xựa Bà mà hay,
tôi cũng đã có lần ráng bảo con tim ngu ngốc của mình yêu đại ông ấy cho xong
mà nó nhất định không yêu là không yêu. Đi uống cafe anh chàng hút thuốc như ống
khói phà , xúc miệng bằng nước trà xùng xục , đi ăn tối anh chàng xỉa răng xoèn
xoẹt , dĩa thức ăn chàng vét cho đến giọt nước cuối cùng , tưởng tượng mỗi ngày
vào ra đụng nhau như thế tôi thà chết già không chồng hơn là có ông chồng như
thế.
Bà vẫn ồn ào như bao giờ , ồn ào chê bai , ồn ào khen nức nở ngay cả khi than
phiền về ông chồng người Việt gốc Hoa của bà. Tôi cứ ngóng đợi xem khi nào bà kể
cho nghe về niềm hạnh phúc được chồng che chở , thương yêu lo toan sau trước.
Bà không nhớ những đoạn đường khốn khổ ngày xưa tìm cách vượt biên sao? Có giấy
tờ chứng minh người Việt gốc Hoa được đóng tiền đi bán chính thức. Anh chàng nhà
có tiệm thuốc bắc , bà và tôi đến mua trần bì , xí muội từ ngày nảo ngày nào ,
ai ngờ anh chàng âm thầm mang bóng hình bà để vào tim thờ phượng.
Đám cưới của bà tưng bừng tại Soái Kình Lâm cho kịp chuyến tàu thứ 4 vàng đã
đóng đủ 16 cây. Bà hí hửng nôn nao sắp được sang thế giới tự do quên mất giọng
nói lơ lớ , quên mất anh ấy không thơ văn thi phú lãng mạn , quên luôn anh
không cùng sở thích với bà. Bà mê nhạc Phạm Duy , giọng ca Duy Trác , anh lại
mê Lam Phương , Chế Linh , Duy Khánh. Bà khoái đọc thơ đọc truyện, anh chẳng biết
câu lục câu thất thế nào. Bà muốn nghe lời tình tứ , anh nói ra dùi đục mắm nệm
Tôi biết rõ ràng ông Tơ bà Nguyệt se duyên lộm cộm cho bà , nhưng bà ơi trên đời
có điều gì toàn vẹn , quí nhau chăng là ở cái tình. Tôi người ngoài mà thương
chồng bà quá đỗi , một đời dành cho bà như nô lệ , bà sung sướng không hay ,
mãi lo chì chiết hối tiếc sao chồng bà không là nhà thơ , nhà văn , nhạc sĩ , mở
miệng ra tuôn thơ tuôn nhạc nhẹ nhàng ru hồn thiên hạ? Sao chồng bà không là
ông sĩ quan ngày xưa để bà có chút tiếng tăm nghe người ta xưng tụng? Sao chồng
bà không chải chuốt mượt mà để bà hân hoan mang đi khoe cùng thiên hạ. Đi với
chồng bà né tránh âu yếm , bà bỏ anh ấy một mình đi tìm người cùng sở thích để
đấu hót tưng bừng , thế mà bà vẫn bảo tôi sao không nhận lời làm vợ ông anh đã
goá vơ của chồng của bà để một bước biến thành bà đại phú gia?
Cứ mỗi lần tụ họp trong căn phòng nhỏ nhà tôi , các bà lại lôi tôi ra làm đề
tài khuyên nhủ sau khi đã kể lể đủ điều về chồng về con. Mười điều tôi nghe thì
chín điều là không hài lòng không hợp ý. Tôi tự hỏi :” thế thì người ta lấy
nhau làm gì? Đời sống hôn nhân có để làm gì ?”
Các bà muốn tôi chấm dứt cuộc đời độc thân , chí ít, tôi phải thấy điều vui vẻ
hạnh phúc đủ lôi cuốn tôi ra khỏi chiếc vỏ sò bao bọc tôi bấy lâu nay chứ. Các
bà lọt vào 72 phần trăm phụ nữ may mắn có chồng hẳn hoi sau biến cố lịch sử Việt
Nam năm 1975 mà không hay , đáng lẽ các bà phải ăn mừng mỗi năm vào ngày lên xe
hoa cho dù không thật sự hài lòng hợp ý. Các bà tính đi , sau biến cố ấy , các
anh chiến sĩ VNCH đẹp trai oai hùng lẫm liệt , lớp chết , lớp đi tù, lớp vượt
thoát , ngay cả các anh bàn giấy nho nhã thư sinh cũng đi tù đi vượt , thì còn
ai cho tôi lựa, còn ai cho tôi gởi tấm lụa đào. Càng ngày tôi càng tìm ra bao
nhiêu người lâm vào tình cảnh cô độc như tôi , dở dang như tôi. Hơn bốn mươi tuổi
đầu, nét thanh xuân còn đâu mà nhí nhảnh đong đưa, chưa kể tâm hồn khô cạn bao
nhiêu lãng mạn tình tứ thuở nào biến thành lãng nhách thảm thương. Các anh bằng
tuổi ngang tầm thê tử hẳn hoi , anh nào còn độc thân cũng như tôi gàn dở , một
mình bấy lâu quen rồi có người xía vào đời mình liệu chịu nổi hay không? Các
anh goá vợ hay giữa đường đứt gánh , liệu tôi đủ bản lãnh không ghen tương ,
không cho vài khúc xương vào khuôn bánh đúc? Càng nghĩ càng bế tắc chưa kể già
rồi , vác thêm ông già về mà hầu à , nhất là ông già VN , trong máu vẫn luân lứ
con vi trùng gia trưởng.
Có nhiều đêm dật dờ cùng cơn lạnh một mình, tôi cũng mơ vòng tay tri âm tri kỷ
, vùi đầu vào sách đọc cho mê mẩn vẫn chẳng dỗ được cơn buồn.
Ngày đi ngày qua, vòng bánh xe đời đưa tôi dần về mức đến, tôi mơ màng thèm chiếc
áo cưới, thèm chiếc voan che mặt , thèm nụ hôn , thèm lời an ủi vỗ về ngay cả
thèm cơn giận để to tiếng cãi vã nhau , thèm nghe tiếng con nít khóc , thèm
nghe tiếng nói bi bô , nỗi thèm muốn phụ nữ , nếu không có nỗi niềm này tôi đảø
chẳng thuận tình cho các bà dùng nhà tôi làm nơi hội họp , nơi tuôn ra hết những
uẩn ức tâm hồn cho cân bằng nỗi cô độc của tôi. Khi các bà ai về nhà nấy, chén
đĩa ngổn ngang, hơi nước hoa còn thoang thoảng là khi tôi thắp cho tôi điếu thuốc.
Tôi không nghiền hút thuốc mà thèm hơi hướm của người đàn ông trong căn nhà quạnh
quẹ Các bà thì đang cấm cửa các ông không được hút thuốc trong nhà.
Tôi nhớ những mảnh tình con trong đời , những mảnh tình chưa đủ lớn để thành chồng
vợ , những mảnh tình chết non vì thế sự đổi dời , những mảnh tình nuôi tâm hồn
tôi trong đơn lạnh. Trên góc bàn thờ xinh xinh tôi thờ người tình chết trẻ ngày
cuối cuộc chiến , những tờ thơ từ KBC thay hình người đã khuất , tôi ky cóp giữ
gìn dù bao lần thân tôi suýt mất khi đi vượt biên đường bộ sang ngã Cam Bốt , bị
bắt bỏ tù rồi bị trả lại Việt Nam. Tôi cũng thờ viên đá cuội cho người tình
cùng trên đường vượt biên bằng đường thuỷ, bị công an rượt theo bắn chết ngay
trước mắt tôi. Hai người được tôi tôn lên hàng người tình cho đậm đà đời sống
chả dại gì tôi kể cho các bà nghe , tôi lại được thêm tính sát “người tình”.
Còn thêm vài anh chàng ngày xưa theo đuổi tôi thời còn đi học, tôi cũng cứ cho
là vaiø mảnh tình cũ , vô tình gặp lại quả thật hỡi ôi , họ gặp lại tôi chắc
cũng dấu đi tiếng tắc lưỡi tội nghiệp cho thời gian tàn phá. Người đã có vợ , kẻ
đang chăm sóc con vì cô vợ ngoại quốc không hiểu hết được tính chồng , có người
tôi vờ chối đây đẩy là chưa từng quen biết cho đỡ tủi thân nhau.
Cứ tìm cách vượt biên , dám nào cho thuyền cập bến , đất đảo trời nghiêng dám
nào nghĩ chuyện nợ duyên , thà ngây thơ hẳn cho mẹ cha định đoạt , thà khờ khạo
hẳn để chẳng tính thiệt hơn , đàng này tôi sợ tôi lo , tôi không đủ can đảm “lấy
đaị” cho xong. Ngay bây giờ đã đạt được điều mình tìm kiếm , đã đến được thế giới
tự do nhìn ngang nhìn dọc bến nào tương đối ngang ngửa với mình thì đã có thuyền
chiếm chỗ, bến ấm a ấm ớ nhiều vô kể , lại không đủ dại đậu vào. Có nhiều bến ,
thuyền đã bỏ đi , tôi vẫn không đủ can đảm tấp vào sợ trong sợ đục. Lấy chồng
ngoại quốc? Cũng có lúc loáng thoáng trong đầu , nhưng , lại nhưng với nhị ,
khi cãi nhau làm sao họ hiểu câu chì câu chiết láng lẫy của tôi?
Tôi vẫn nhận những lá thơ từ các bạn khác còn đang ở Việt Nam, những người bạn đã đợi
chờ hơn 11 năm để được đoàn tụ cùng gia đình, do anh chị em đang bảo lãnh. Những
người bạn như tôi lủi thủi một mình một bóng, sợ vương vấn ái tình không nỡ kẻ
ở người đi. Cứ đợi cứ chờ mỏi mòn sầu héo, ai tính cho tôi con tính đơn giản,
20 tuổi năm 1975... Trời ơi sang được đến đây đã gần nửa đời, còn gì hương,
còn gì ngọc?
Tôi muốn nói cho các bà nghe hết những điều tôi giấu diếm tận đáy tâm tư, chỉ
mong các bà hiểu các bà đang sung sướng mà không hay, đứng núi này còn trông
núi nọ, cỏ nhà hàng xóm lúc nào lại chẳng mướt xanh. Sợ chạm tự ái làm các bà
buồn, không thèm đến mắng nhiếc tôi nữa. Bao lần tôi nằm mơ, nghe các bà kể
cho tôi nghe, chuyện đầu gối tay ấp, chuyện ngọt ngào yêu thương, chuyện êm đềm
chia xẻ. Gặp được nhau rồi, toàn nghe ác mộng giữa ban ngày.
Hai mươi bẩy năm qua rồi ai cũng nhớ, cũng bàn luận về sự được thua, nhưng
tôi chưa nghe ai nhắc đến thân phận phụ nữ lỡ thời, những người phụ nữ lỡ thời
như tôi, những hệ luỵ sau chiến tranh bao giờ mới hết, chả lẽ các ông giơ vai
ra gánh thêm nửa bà nữa làm phúc? Liệu các bà có đồng ý không? hay khi ấy chợt
thấy cây củi tầm thường biến thành cây quế, cây trầm?. Ấu Tím Theo https://vietmessenger.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét