Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2025

"Giảng đường trò chuyện" - Những góc nhìn về vai trò của người thầy

"Giảng đường trò chuyện" - Những góc
nhìn về vai trò của người thầy

Tôi biết đến chị Vũ Thị Ngọc Thu bút danh Vũ Lam Hiền, hiện nay là giảng viên của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh với một tinh thần trách nhiệm xã hội yêu nghề, yêu công việc giáo dục xem giáo dục như là sự nghiệp của mình. Vũ Lam Hiền bằng kiến thức, kinh nghiệm dạy học của mình đã viết lên cuốn sách: “Giảng Đường Trò Chuyện” nhằm chia sẻ đến cộng đồng những lời chân tình, những trải nghiệm trong công việc giáo dục của bản thân, từ đó rút ra những giá trị đích thực truyền tải đến cộng đồng xã hội rộng lớn hơn.
Cuốn sách “Giảng Đường Trò Chuyện” là một trong những cuốn sách được chị viết trong thời gian gần đây, các bài viết đã đăng tải trên các bài báo, diễn đàn giáo dục, được xuất bản trong quý một của năm 2003.  Xuyên suốt tập sách là những bài viết rất giá trị trong công việc giáo dục, những chia sẻ của những người giảng viên đứng lớp, với những trăn trở đối với ngành giáo dục, cùng với đó là những bài viết đi sâu vào những vấn đề bất cập của giáo dục hiện nay, mà chúng ta thấy ở trong đó có bản thân mình, nếu các bạn là làm nghề sư phạm, hoặc là những sinh viên đang trên con đường học tập, tìm kiếm ngành nghề.
Giảng Đường Trò Chuyện – xuất bản trong quý một của năm 2003– NXB Dân Trí
Những bài viết, như “Người thầy trong thời đại mới có gì khác, những khó khăn của giảng viên trẻ, nhìn nhận về việc dạy thêm và học thêm, vai trò của giáo dục thể chất hiện nay, học thấp học cao, có cần phải là người biết tuốt để dạy học trò…”. Tập sách vừa nhỏ gọn trên tay với 200 trang,  gồm 27 bài viết trong đó có những bài viết vô cùng thực tế của ngành giáo dục. Đặc biệt là những bài nêu rõ những thuận lợi khó khăn trong học tập online rất đáng được chú ý. Trong mùa dịch Covid-19, tác giả Vũ Lam Hiền đã cẩn thận ghi chép để kinh nghiệm quý báu những thực tế trải nghiệm trong việc ứng dụng dạy học tại trường của mình kể từ đó đưa ra một cuốn sách, mà khi đọc từng bài mang tính vừa thực tiễn- vừa lý luận,  các bạn sẽ cảm nhận được những giá trị giáo dục rất cần thiết. Đối với tôi, khi đọc bài viết “Nhìn nhận về việc dạy thêm học thêm”, bài được đăng trên báo văn nghệ số 49 ra ngày 7 tháng 12 năm 2019, có đoạn viết: “Từ quá trình học tập của mình tôi nghĩ rằng học lực khá thì việc học thêm vẫn cần thiết, tôi nghĩ rằng với  học lực khá thì việc học thêm vẫn cần thiết, học thêm là tốt nếu có thì cô giỏi, thời gian học thêm phù hợp. Trong thời gian tới nếu cấm dạy thêm, tôi nghĩ nhà trường nên dạy thêm một lớp phương pháp tự học cho học sinh và phải công khai chương trình học nội dung học, Những việc này ở bậc đại học đã thực hiện khoảng chục năm nay. Hy vọng với những cố gắng cải tiến của nhà nước và xã hội, việc học tập của các bạn học sinh sinh viên sẽ có thêm nhiều thành quả, giúp sau khi học các bạn sẽ dễ dàng có việc làm tốt dễ dàng hòa nhập với quốc tế.”. Một bài viết có giá trị nhìn nhận một cách khách quan hơn về việc dạy thêm học thêm. Một cuốn sách mà chúng ta sẽ có được khi đi qua từng bài viết một hệ thống hóa hơn về việc dạy và học. Như một cuốn sổ tay chỉ ra khó khăn cùng những kinh nghiệm, đưa ra cách nhìn tổng quan về giáo dục hiện nay.
Tác giả Vũ Lam Hiền chăm chỉ  viết và đúc kết  kinh nghiệm trong giáo dục của mình. Cho thấy rằng cô là một người hết  lòng với sinh viên, với người học, hết lòng với sự nghiệp giáo dục của đất nước ta. Trong bài viết “vai trò của giáo dục thể chất hiện nay”, tác giả đã viết như sau: “Khỏe mạnh cho cơ thể, tôi thiết nghĩ trước hết cần phải sạch sẽ cho cơ thể, sạch sẽ cho môi trường sống, tôi nhớ đến một nội dung trong quyển Tony buổi sáng, trong đó có viết về phần hướng dẫn học sinh Singapore chăm sóc vệ sinh cơ thể, lựa chọn lựa chọn sử dụng quần áo, tất vớ. Việt Nam chúng ta sao không tham khảo học hỏi, đưa ra một chương trình điều cơ bản cũng được cho việc vệ sinh làm sạch chăm sóc cơ thể cho cả nam sinh và nữ sinh. Dù có những chương trình ngoại khóa bàn về việc này, nhưng tôi vẫn cho là xác định và chưa được hệ thống, như vậy rất khó để kêu gọi áp dụng cho toàn quốc cho thế hệ tương lai đất nước. Vì thế mà hiệu quả chưa thuyết phục’’. Qua bài viết này chúng ta nhận thấy rằng quan điểm giáo dục  của tác giả Vũ Lam Hiền có những lý tưởng giáo dục rất theo kịp xu thế của thời đại của thế giới hiện nay. Chúng ta không thể dựa vào những tài liệu giáo dục trong nước mà rất cần tham khảo áp dụng những nền tảng mà các nước phát triển đã thành công.
Chúng ta không khỏi băn khoăn, đặt ra những câu hỏi người thầy trong thời đại mới sẽ có  những gì thay đổi, phải làm sao để phù hợp hơn với với xu thế hiện đại, liệu thầy cô giáo có cần thay đổi trong vấn đề giao tiếp với học trò, thầy cô giáo cần trang bị những gì cho việc dạy học của mình trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, thầy cô giáo  làm gì để biết cách hướng dẫn, để kích thích sáng tạo dẫn lối cho học sinh, thầy cô giáo cần làm gì để không còn khắt khe, bắt học trò mình học thuộc lòng.  Những câu hỏi được đặt ra xuyên suốt những bài viết của tập sách, phải chăng là những câu hỏi trăn trở của nhựng người có trách nhiệm với giáo dục. “Giảng đường trò chuyện” đưa ra thông điệp, nếu như người thầy cũng được tôn trọng thì và trả lương xứng đáng, với những gì thì họ tạo nên những bài giảng giá trị, góp phần hình thành nên nhân cách kiến thức cho con người, cho xã hội thì hiệu quả có được sẽ ngày càng nâng lên.  Cuốn sách: “Giảng đường trò chuyện” khái quát cho chúng ta những  góc nhìn về vai trò của người thầy trong thời đại mới hiện nay, và cũng là một trăn trở, những cảm nhận, những trải nghiệm, những định hướng cho người học bắt kịp được xu thế của thời hiện đại. Đây là một cuốn sách giá trị phù hợp với giáo dục xã hội nước ta hiện nay. Tôi nghĩ rằng, tập sách cũng là một cuốn sổ tay để chúng ta hiểu biết hơn về giáo dục hiện nay,   giúp chúng ta hiểu được điều cần thiết gì cho giáo dục, áp dụng những hình thức giáo dục, kịp thời  chấn chỉnh những điều còn bất cập, và để đạt những điều đó, chúng ta phải cùng nhau hoàn thiện, nỗ lực để làm nên một nền giáo dục, sánh ngang với các nước trong khu vực. Tác giả Vũ Lam Hiền đã như một con ong chăm chỉ, làm nên những bài viết mang tính trải nghiệm tốt nhất cho những người đang làm công công việc dạy học, và các em sinh viên, học sinh, những người  đang theo học có một buổi trò chuyện nhìn nhận, thảo luận, là nguồn tài liệu tham khảo, giúp chúng ta cùng học tập, cùng tháo gỡ những khó khăn trăn trở để việc dạy và việc học trở nên thoải mái hơn, nhẹ nhàng hơn, yêu thích giảng đường như là nơi mang lại cho tất cả những giá trị hạnh phúc từ việc học tập suốt đời.
16/8/2023
Hồ Xuân Đà
Theo https://vanchuongphuongnam.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tiếng vỗ cánh của bầy quạ đen

Tiếng vỗ cánh của bầy quạ đen Về chiến tranh, thi sĩ Trung Hoa xưa đã viết: "Nơi vó ngựa chiến đi qua, mười năm sau cỏ chưa mọc và gi...