Yêu quê hương
Yêu quê hương anh đã gởi tâm hồn vào bài viết:
NƠI ĐÂU CŨNG LÀ QUÊ NHÀ
Quê nhà thân thương ở nơi đâu? Tìm mãi nào gặp mặt. Từ 10 tuổi
phải đi ở đậu. Dưới bao mái nhà của những người chủ xa lạ, tại những nơi chốn
không quen. Rồi đâu đâu cũng trở thành thân thương. Năm ba chủ nhà ngỏ lòng
trông cậy, rồi thương mến xem như con.
Còn quê hương vĩnh hằng ở đâu? Hay đó chỉ là một ước vọng ảo?
Chỉ sống và được nuôi dưỡng trong một giấc mơ, trong tưởng tượng. Tìm nó ở đâu?
địa điểm nào?
Đã đến tuổi sáu mươi. Đâu đâu cũng trở thành đất sống. Sự che
chở và đùm bọc, niềm thân thương và tin cậy, nỗi an tâm và an lạc; phải chăng
đó là một số thuộc tính của quê hương?
Quê hương trong vui buồn, sướng khổ; quê hương trong hiểu biết,
trí tuệ; quê hương với mọi loài, mọi vật cùng sống. Khi đã hoàn toàn hoà nhập
nhau thì còn gì để thắc mắc, tra hỏi? Lý trí, tư duy nào xen vô?
Con người có xa quê hương, có nhớ quê hương mới cảm thông được
tấm lòng thi nhân Quách Tấn qua bài thơ Về Thăm Nhà Cảm Tác trong tập
thơ đầu tay Một Tấm Lòng:
Quê người dong ruổi bấy nhiêu lâu,
Vườn cũ về thăm cảnh dãi dầu!
Trống trải ba gian nhà nhện choáng,
Ngửa nghiêng bốn mặt giậu bìm leo!
Cội tùng bóng ngả sương rơi lệ !
Ngõ trúc mây che cuốc dục sầu!
Lẳng lặng bên thềm ôn chuyện cũ...
...Giựt mình ngỡ đến chốn nào đâu?
Vườn cũ về thăm cảnh dãi dầu!
Trống trải ba gian nhà nhện choáng,
Ngửa nghiêng bốn mặt giậu bìm leo!
Cội tùng bóng ngả sương rơi lệ !
Ngõ trúc mây che cuốc dục sầu!
Lẳng lặng bên thềm ôn chuyện cũ...
...Giựt mình ngỡ đến chốn nào đâu?
Trở lại thăm triền non khu khai thác đá vôi cạnh thành phố
Gosslar. Nơi đây đã cùng sinh viên trồng hàng ngàn cây cảnh quan. Vắng vẻ. Gió
lạnh buốt. Cô đơn.
Ơ kìa! Hoa gì vẫy gọi xa xa... trên dải đất mà chúng tôi đã từng
trồng trọt.
Tôi đến gần.
Ôi! Một nhánh hồng "dại". Mà không. Nó cũng có tên
đấy chứ! Rosa camina, tên khoa học. Chao ơi, thật thân thương ấm áp. Cảm giác lẻ
loi biến mất. Con tim thanh thản khinh an.
Cảm xúc, bồi hồi, những vần thơ chân thật được thốt ra từ
tim:
Quê Nhà Nơi Đây
đồi cao
gió rét cắt da
quê nhà thăm thẳm
đường xa
gối chồn!
ai kia?
vẫy gọi triền non
nhánh hồng dại nở
trăm con bướm ngà
mỉm cười
đầm ấm
thiết tha
hôn hoa trân trọng
quê nhà
nơi đây!
gió rét cắt da
quê nhà thăm thẳm
đường xa
gối chồn!
ai kia?
vẫy gọi triền non
nhánh hồng dại nở
trăm con bướm ngà
mỉm cười
đầm ấm
thiết tha
hôn hoa trân trọng
quê nhà
nơi đây!
Lòng tự nhiên bỗng nhớ đến những loài hoa dại nơi quê hương
đã nở trọn tâm hồn trong những bài thơ của Quách Tấn:
Cánh Hoa Sim
Mưa xửng rừng thêm vắng
Mong tìm một bóng chim
Gió rung cành rụng nắng
Bừng sáng cánh hoa sim.
(Mộng Ngân Sơn)
Mong tìm một bóng chim
Gió rung cành rụng nắng
Bừng sáng cánh hoa sim.
(Mộng Ngân Sơn)
Hoa sim tím chỉ đẹp nơi hoang vắng vì là một loài hoa hoang dại
không hương nhưng ở trong khung cảnh Dưới không gian tạnh mưa trong rừng vắng
chỉ một mình hoa đơn côi hé nở trong nắng . Cái đơn côi, thanh tịnh này đã làm
cho khu rừng vắng sống động và đầy ý nghĩa.
Trong thơ Quách Tấn phần nhiều hoa là hoa đồng nội như hoa
rau muống, hoa dú dẻ, hoa cau v.v... đều gợi đến tình quê hương.
Vườn xưa muôn cách trở
Phảng phất mùi hoa cau
Sương xuống thềm trăng lặng
Đôi trời thương nhớ nhau.
(Mộng Ngân Sơn)
Phảng phất mùi hoa cau
Sương xuống thềm trăng lặng
Đôi trời thương nhớ nhau.
(Mộng Ngân Sơn)
Và Màu Trưa
Nghiêng nghiêng giàn nắng hạ
Hoa mướp trải huỳnh kim
Nương trưa vòng võng lá
Âu yếm tình đôi chim.
(Giọt Trăng)
Hoa mướp trải huỳnh kim
Nương trưa vòng võng lá
Âu yếm tình đôi chim.
(Giọt Trăng)
Quê nhà là nơi chôn rau cắt rốn, là chổ nương tưa thân thương
và an tâm, là nơi tin cậy để trở về sau những ngày tha phương...Quê nhà là ký ức,
là hoài niệm. Có người nói rằng con người chỉ có một quê hương mà thôi. Nói thế
có phần phiến diện. Trong thời đại mới con người có thể có nhiều quê hương. Và
tình yêu quê hương vẫn nồng thắm tuy ở bất cứ nơi đâu.
Nhà thơ Quách Tấn vì sinh kế phải đi đó đây và trên bước đường
sinh sống đã có những dòng thơ tâm sự:
Nhớ Nhà
Nha Trang, Trường Định, Phú Phong
Nước mây chung một tấm lòng chia ba
Khi hôm mộng trở về nhà
Tỉnh ra chẳng nhớ rõ là về đâu.
(Trăng Hoàng Hôn)
Nước mây chung một tấm lòng chia ba
Khi hôm mộng trở về nhà
Tỉnh ra chẳng nhớ rõ là về đâu.
(Trăng Hoàng Hôn)
Quê nhà cũng là nơi chốn an nghĩ cuối cùng, một cõi mộng huyền
diệu đâu đây, "dường như có mà không, dường như không mà có"
(Quách Tấn). Nó quá gần song lại rất xa, không dễ thấy được. Nó không chỉ là cội
nguồn của mộng mơ, của suy nghĩ, tìm kiếm trong hoạt động của đời sống. Nhưng tỉnh
thức được, cảm thụ được quê nhà này, có cần phải khổ nhọc leo tận đỉnh núi cao
hay bước đến chổ tận cùng của vũ trụ chăng?
Đã nhiều lần nhìn ngắm rất lâu những đồng cỏ mênh mông trên
những vùng bảo vệ thiên nhiên có cả Herberhausen. Mỗi mùa một hình trạng và màu
sắc khác nhau. Mùa xuân. Cỏ non xanh. Thật khả ái. Trời xanh ngát. Tiếng chim
ngọt ngào. Những cơn gió ru êm. Một biển sóng mềm mại lượn xa đến tân chân trời..
Nỗi nhớ quê nhà, gia đình và bạn thân lắng dịu. Trời xanh, nắng gió, sóng cỏ lượn,
tiếng chim... nào ai vướng bận với quê nhà. Thong dong tự tại đó đây. Niềm
thanh thản làm cho con tim trống rổng với những gì trói buộc.
Gió trôi mềm sóng lụa
Đồng cỏ chim reo ca
Hư không buông tiếng nhạc
Nào ai bận quê nhà.
Đồng cỏ chim reo ca
Hư không buông tiếng nhạc
Nào ai bận quê nhà.
Lê Triều Phương
Về các trang Web Quách Tấn
Lê Triều Phương đối với thầy (nhà thơ Quách Tấn) với tấm
lòng kính mến và tâm phục. Những gì viết được về thầy anh đều vui vẻ thực hiện.
Ngoài những bài viết về thầy, Lê Triều Phương còn nung nấu
trong lòng một kỳ vọng là lập một trang Web (báo điện tử) về Quách Tấn. Từ
tháng giêng năm 2004 Tâm đã cùng với bạn là Tiến sĩ Đặng Tiết Trung chung sức
chung lòng chuẩn bị thành lập một trang Web có tên www.quach-tan.com.
Trước đó có một trang web http://www.quachtan.com được thiết lập tại nước Úc do con của anh Phan Hồng Châu là Phan Linh Tuệ chủ trương.
Trước đó có một trang web http://www.quachtan.com được thiết lập tại nước Úc do con của anh Phan Hồng Châu là Phan Linh Tuệ chủ trương.
Ngày 16.08.2004 thì công việc chuẩn bị đã hoàn tất. Lê Triều
Phương đã viết bài:
Lời ngỏ của ban biên tập
Quách Tấn Kỳ Hương Việt là tên của trang Web chúng tôi.
Lý do nào đã giúp chúng tôi quyết định lấy tên ấy?
Về Quách Tấn: Quách Tấn (1910-1992) nhà thơ có tên trong Văn
Học Sử Việt Nam. Thơ ông chủ yếu là thơ Đường luật. Quách Tấn đến với chúng tôi
không những bằng hương sắc của thơ mà cũng bằng tấm lòng yêu quê hương nồng thắm
và sâu sắc của ông đã thắp sáng trong chúng tôi tình yêu quê hương nồng nàn và
mở rộng sự hiểu biết về ý nghĩa của hai chữ Quê Hương. Vì vậy chúng tôi ngưỡng
mộ Ông và lấy tên Ông đặt tên chính cho trang Web.
Chúng tôi đã từng sống trong lòng quê hương. Đã bao lần rời
xa để mang nặng nhớ thương. Đã bao lần hân hoan trở lại, ngậm ngùi ra đi. Quê
hương là nơi chôn rau cắt rún, là nơi đùm bọc, nơi tiếp xúc ngôn ngữ đầu tiên -
ngôn ngữ của Mẹ: "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời" hoặc
"Tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi".
Quê hương là nơi nuôi dưỡng tuổi ấu thơ: "Là chùm khế ngọt", "Có hoa có bướm". Là nơi cho chúng tôi điều kiện phát triển và trải nghiệm với tất cả mặn nồng và cay đắng của nó: "là con đường đi học" hay "Có những ngày trốn học bị đòn roi". Là nơi xinh tươi, đáng yêu cho cả bạn bè khắp năm châu bốn biển: "Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi" Và quê hương cũng là: "Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi".
Quê hương là nơi nuôi dưỡng tuổi ấu thơ: "Là chùm khế ngọt", "Có hoa có bướm". Là nơi cho chúng tôi điều kiện phát triển và trải nghiệm với tất cả mặn nồng và cay đắng của nó: "là con đường đi học" hay "Có những ngày trốn học bị đòn roi". Là nơi xinh tươi, đáng yêu cho cả bạn bè khắp năm châu bốn biển: "Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi" Và quê hương cũng là: "Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi".
Trên đây là một số trong hàng loạt khái niệm hoặc định nghĩa
khác nhau về quê hương. Quách Tấn cũng kính yêu quê hương như Mẹ ruột và Mẹ
nuôi (thân mẫu và nghĩa mẫu). Với hai tập Nước Non Bình Định và Xứ
Trầm Hương ông đã giúp chúng tôi nhận rằng quê hương là nguồn đất trời của
nguồn sống, nguốn cảm xúc, tư duy, và thiêng liêng - như một số định nghiã vừa
nêu. Những gì ghi lại vì Ông "nhận thấy đẹp thấy hay, thấy thú, thấy đáng
yêu đáng quý, đáng ra công gìn giữ cho đoàn hậu tiến có lòng cùng nước cùng
non" đã giúp chúng tôi có một tầm nhìn toàn diện về một quê hương mang
tính động thái, không ngừng phát triễn và rộng mở. Quê hương nơi mà truyền thống
gắn liền với hiện đại; là nơi mà Đất nối liền với Trời, cõi trần nối với cõi
Thánh, Thần, Tiên, và Phật.
Xa hơn nữa Quách Tấn đã đưa thuật ngữ quê hương vào mối tương
quan với cảnh quan thiên nhiên và với con người tích cực ảnh hưởng môi trường để
lại dấu ấn về kinh tế, văn hóa, văn học nghệ thuật, lịch sử và hồn thiêng của đất
nước.. Chính những con đường rộng tầm nhìn, sự cảm nhận ý thức về quê hương ra
khỏi khuôn khổ của "nơi chôn rau cắt rốn" để vương tới sự cảm nhận và
ý thức hai chữ "tổ quốc thân yêu"; "Có yêu mới biết, biết rồi
thêm yêu" hoặc:
"Đi cho khắp nước khắp non
Để nhìn tận mặt kẻo còn hồ nghi"
Để nhìn tận mặt kẻo còn hồ nghi"
Chính những con đường - đường bộ, đường thủy, đường hàng không
và những phương tiện giao thông hiện đại - là những nhân tố làm cho khoãng cách
không gian trên mặt địa cầu "ngắn lại" làm cho sự giao lưu và liên kết
giữa các quốc gia cũng như các nền văn hóa khác nhau. Quê hương là viên gạch để
xây dựng sự cộng sinh với Tổ quốc và Tổ quốc lại trở thành viên gạch để xây dựng
cộng đồng các quốc gia như EU hoặc ASEAN. Thậm chí quả đất, sau hội nghị thượng
đỉnh của 178 quốc gia tại Rio de Janero năm 1992 cũng được xem như "mái
nhà chung của nhân loại".
Chúng tôi là những con người Việt Nam. Có người sống trên tổ
quốc của mình, có kẻ lập nghiệp tại nhiều phương trời khác nhau trên thế giới.
Nhờ lãnh hội được cái tầm nhìn và ý thức rộng mở về quê hương của các bậc cha
anh - mà gần gũi nhất là Quách Tấn -, chúng tôi không thấy mình mất quê hương, mất
quê cha đất tổ. Chúng tôi lấy tên Quách Tấn làm tên trang Web của chúng tôi với
mục đích giao lưu, trao đổi cảm nghĩ của người con nước Việt.
Nhưng tại sao bên cạnh tên "Quách Tấn" lại có thêm
"Kỳ Hương Việt"?
Kỳ là tinh ba của cây Gió thuộc họ Trầm, mọc nhiều ở rừng sâu
miền Nam nước Việt và "Tên kỳ nam thường dành cho loại hương thơm và quý
nhất" vì nó có nhiều tinh dầu nhất "với đủ vị cay chua ngọt đắng".
Nó cũng là một vị thuốc hiếm trị được nhiều bệnh và có "tác dụng giảm đau,
trấn tĩnh". Về tính chất thì "Trầm mùi ngát, Kỳ mùi thanh. Khói Trầm
bay vòng quanh rồi tan ra, khói Kỳ bay thẳng vút"
Chúng tôi ý thức rằng đề tài trao đổi rất đa dạng và phong
phú. Cho nên chúng tôi dùng tên phụ "Kỳ hương Việt" để nhấn mạnh: trọng
tâm giao lưu và trao đổi của trang Web Quách Tấn là những bài thơ văn tuy
"với đủ vị cay chua ngọt đứng" mà nếu có thêm "giảm đau, trấn
tĩnh" thì có niềm vui nào bằng
Trân trọng, mời quý bạn đọc vào trang Web www.quach-tan.com
Ban biên tập
Sự thành lập trang Web quachtan.com do Tâm và Trung dự định
và cùng nhau tạo lập. Hai bạn tuy sống cách xa nhau trên ngàn cây số song đêm
đêm thường làm việc với nhau qua điện thoại, qua trang thư điện tử. Nhiều lúc
cùng nhau bàn bạc suốt đêm.
Chúng tôi đều thông tin cho nhau từng ngày một. Đến ngày 27
tháng 4 năm 2004 thì Trung gởi cho chúng tôi một bức thư điện tử ngắn gọn:
Đã thảo luận với anh Tâm về những điểm này: Anh Tâm sẽ phác họa
kỷ về trang Web mới theo đề nghị của anh Giao. Sẽ gắn vào www.ltphuong.com. Vấn đề chánh
hiện nay là chuyễn dịch từ VNI qua UNICODE để tất cả các bạn đọc trên khắp thế
giới không có vấn đề. Tụi này nghiên cứu tiếp. Trang wwwquach-tan.com sẽ không
sửa đổi nữa bắt đầu từ hôm nay (22:40 ngày 27.04.2004. Mọi đề nghị và suy nghĩ
mới sẽ được anh Tâm duyệt thảo.
Trước khi đi ngủ mình có một vài tâm tình:
Những vị tiên đang thì thầm trên đỉnh núi
tìm cách cứu nhân loại khổ đau
Những người xứ Trầm Hương đang say sưa
truyền hòa bình trọn hòa ái
từ những con tim.
tìm cách cứu nhân loại khổ đau
Những người xứ Trầm Hương đang say sưa
truyền hòa bình trọn hòa ái
từ những con tim.
Trung.
Nguồn cảm hứng từ trang web lan truyền trong tâm chúng tôi
như một lửa thiêng và chỉ trong một thời gian ngắn chúng tôi đã hoàn tất nội
dung cho trang web có dung lượng gần một trăm trang về tất cả tư liệu về văn và
thơ của Quách Tấn. Chưa kịp vui trong niềm vui hạnh phúc thì tin Tiến sĩ Đặng
Tiết Trung lâm bệnh nặng và qua đời vào lúc 17,45giờ ngày 21 tháng 4 năm 2004.
Tâm âm thầm vừa khóc bạn vừa loay hoay với trang web vừa mới hoàn tất phần đầu.
Tấm thân tình của Tâm đối với Trung rất thân thương. Hai người
vừa là bạn văn thơ vừa là bạn đồng Đạo.
Trong một bức thư viết cho Trung vào ngày 14.6. 2002 có đoạn:
Trung thân mến
Rất vui vì được thư Trung. Về câu hỏi:
Phật pháp bảo rằng: vô thường, vô ngã. Vậy Phật pháp đúng mãi sao?
Trả lời:
- Ngón tay chỉ mặt trăng. Trăng lặn. Ngón tay chỉ cái gì?
- Ánh sáng rọi, cây cỏ mọc, vi khuẩn chết.
- Ánh sáng tàn, cây cỏ yên, vi khuẩn sanh.
Rất vui vì được thư Trung. Về câu hỏi:
Phật pháp bảo rằng: vô thường, vô ngã. Vậy Phật pháp đúng mãi sao?
Trả lời:
- Ngón tay chỉ mặt trăng. Trăng lặn. Ngón tay chỉ cái gì?
- Ánh sáng rọi, cây cỏ mọc, vi khuẩn chết.
- Ánh sáng tàn, cây cỏ yên, vi khuẩn sanh.
Là hai câu trả lời trực tiếp hay nhất.
Cả hai cùng làm chung với nhau một bài thơ có nhan đề là:
Tâm và Vật
Tâm và Vật chị em một khối
Nhưng cả hai chẳng thuận thảo nhau
Vật chê Tâm biết đời quá ít
Tâm lắc đầu bảo vật thơ ngây
Nhưng cả hai chẳng thuận thảo nhau
Vật chê Tâm biết đời quá ít
Tâm lắc đầu bảo vật thơ ngây
Rồi em Vật liệt giường ngã bệnh
Tâm muốn ra riêng sống một mình
Song ngại ngùng lấy gì hiện hữu?
Và Vật lo chẳng chỗ nương thân!
Tâm muốn ra riêng sống một mình
Song ngại ngùng lấy gì hiện hữu?
Và Vật lo chẳng chỗ nương thân!
Đêm xa Thu, bỗng nàng hiện đến
Một Eva xuân sắc yêu kiều
Tâm và Vật bỗng nhiên hòa thuận
Một thoáng nhìn trăm nét dễ yêu
Một Eva xuân sắc yêu kiều
Tâm và Vật bỗng nhiên hòa thuận
Một thoáng nhìn trăm nét dễ yêu
Duyên đẩy đưa đôi lòng gặp gỡ
Chia sẻ nhau giờ phút nghĩ suy
Người bạn Gái của tâm hồn rộng mở
Vật và Tâm bỗng dại bỗng ngây!
Chia sẻ nhau giờ phút nghĩ suy
Người bạn Gái của tâm hồn rộng mở
Vật và Tâm bỗng dại bỗng ngây!
Như lần trước đã cùng hòa hợp
Barbara với giọng cà lăm
Một "đạo hữu" cùng chung mộng ước
Trao tặng nhau giây phút thương thân
Barbara với giọng cà lăm
Một "đạo hữu" cùng chung mộng ước
Trao tặng nhau giây phút thương thân
Cùng một lúc tôi ôm vạn vật
Vẫn biết rằng "hữu" nối liền "vô"
"Hữu" là "vô" và "vô" là "hữu"
Song bẵng quên quy luật "nhị nguyên"
Vẫn biết rằng "hữu" nối liền "vô"
"Hữu" là "vô" và "vô" là "hữu"
Song bẵng quên quy luật "nhị nguyên"
Tôi bay về nàng Thu nguyên thuở
Ôi! ấm êm, tình cảnh dịu hiền
Ôi hãnh diện đứa con khôn lớn
Ôn lại đời, mong nàng hiểu tôi
Ôi! ấm êm, tình cảnh dịu hiền
Ôi hãnh diện đứa con khôn lớn
Ôn lại đời, mong nàng hiểu tôi
Tôi với tay hướng về muôn thuở
Muôn thuở choàng bất chợt trên tôi
Hai hơi thở hòa chung một nhịp
Vật và Tâm chỉ một tổ tiên.
Muôn thuở choàng bất chợt trên tôi
Hai hơi thở hòa chung một nhịp
Vật và Tâm chỉ một tổ tiên.
Nay em Vật thoát cơn đau bệnh
Sao chị Tâm còn nghĩ loanh quanh
Em giúp chị vững vàng hiện hữu
Chị cho em lời dạy an lành
Sao chị Tâm còn nghĩ loanh quanh
Em giúp chị vững vàng hiện hữu
Chị cho em lời dạy an lành
Trời đất bỗng tối sầm
Rồi bừng lên tia nắng
Mặt trời mọc lúc còn trăng
Ô kìa Tâm, Vật bặt tăm biến rồi...
Rồi bừng lên tia nắng
Mặt trời mọc lúc còn trăng
Ô kìa Tâm, Vật bặt tăm biến rồi...
Mãi cho đến hôm nay ước mong của Tâm có một trang web về
Quách Tấn đăng trọn vẹn với những gì mà Quách Tấn đã để lại, những gì mà các bạn
của Quách Tấn viết về Quách Tấn đều có được trên một trang web riềng biệt này.
Trong những ngày nằm bệnh tại Thành Lộc, Tâm cũng đã được người bạn đã từng cộng
tác với trang web quach-tan.com là anh Phạm Đình Quát giới thiệu một chuyên
viên lập trình một trang web về Quách Tấn nay đang hoạt động: www.quachtan.net.
Bảo Vệ Môi Trường
Ngày 21 tháng 12 năm 2004 gia đình chúng tôi tổ chức lể kỷ niệm
13 năm ngày mất của thân phụ tôi. Vợ chồng anh Lê Triều Phương được mời tham dự.
Buổi lể được tổ chức tại thư viện Khoa học Khánh Hòa. Anh Lê Triều Phương có một
bài nói về Thi Sĩ Quách Tấn với Thiên Nhiên. Bài tham luận như sau:
"Khoảng giữa thập niên 1980 chúng tôi được hầu chuyện
cùng thi sỹ Quách Tấn. Câu chuyện xoay quanh lãnh vực làm việc của tôi tạm gọi
là "Bảo vệ môi trường sinh học, sinh thái học".
Thực ra tên gốc của lãnh vực ấy là "Landespflege",
một khoa học tổng hợp của nước Đức đã có hơn 200 năm lịch sử. Thuật ngữ
Landespflege không thể chuyển dịch sang bất cứ một ngôn ngữ nào khác. Với 4 môn
học chính bao gồm "Bảo vệ thiên nhiên", "Quy hoạch cảnh quan và
du lịch ngoài đô thị", "Bảo vệ quê hương" và "Bảo tồn di
tích" (gồm di tích lịch sử, di tích văn hoá và di tích thiên nhiên)
Có thể nói một cách nôm na là một ngành "chăm sóc vùng
lãnh thổ" hoặc "chăm sóc quê hương" với nhiều mục đích như giử
gìn, làm đẹp, tôn tạo, phát huy, quy hoạch và quản lý phần vật chất lẫn tinh thần
và cả phần thiêng liêng của đất nước.
Nó có thể được hình dung như một dòng sông tiếp tục rộng mở,
hình thành từ sự hội tụ của bao nhiêu nguồn suối tư tưởng và nhận thức thuộc
văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên, triết học, tâm lý học, xã hội học v.v...
Xin đan kể một số nguồn suối chính đã đóng góp vào việc xây dựng nền cho khoa học
này mà ý tưởng và tình cảm của Quách Tấn về thiên nhiên đã biểu lộ rất nhiều
nét tương đồng với nội dung của nó:
Thứ nhất là phong trào "Làm đẹp và làm tốt đất nước"
(1770-1830). Phong trào này có mục đích tạo lập vườn "phong cảnh" và
làm thanh lịch làng nước từ nhà ở, đường đi, công viên đến ranh giới thành phố
và vươn ra tận vườn ruộng, đường xe hỏa... Ước vọng lớn của phong trào là xây dựng
và cải tạo quê hương, đất nước thành một địa đàng.
Thứ hai là phong trào "Bảo vệ quê hương và bảo vệ thiên
nhiên" (1830-1919). Phong trào này đã năng nổ tìm hiểu cũng như gìn giữ và
phát huy gia tài lịch sử, văn hoá và thiên nhiên- trong đó có một khía cạnh mà
nay ta gọi là bảo vệ đa dạng sinh học. Hàng vạn con người tham gia tích cực
trong công việc này, đã thành lập nhiều đoàn thể. Dưới những danh xưng khác
nhau. Ví dụ như: "Hội du ngoạn" chuyên đến vùng núi cao không bóng
người lai vãng để tìm hiểu và mô tả phong cảnh, chim thú, cây cỏ hoang dại nơi
đây. Đoàn thanh niên mệnh danh là "Những cánh chim du ngoạn", muốn
vươn lên trong tư duy khai phóng và muốn đứng vững trên đôi chân của lứa tuổi
mình, đã du khắp mọi miền đất nước. Họ ghi chép sáng tác văn thơ và nhạc rồi
đem phổ biến rộng rãi. Tình yêu quê hương và sự hiểu biết về đất nước đã được
chuyển tải trực tiếp đến mọi người.
Thứ ba, những nhóm tìm hiểu và bảo tồn các khu hoang dã, núi
non, vách đá, đồi cát hoặc bảo vệ chim thú, di tích v.v..đã tiếp tay khơi dậy
thiện cảm và cách nhìn chính xác và sâu sắc hơn về thiên nhiên.
Những phong trào này và các trào lưu lập Vườn quốc gia, Vườn
đô thị, một mặt đã dẫn đến sự bảo tồn thực vật bản địa hữu hiệu hơn; mặt khác
đã góp phần làm tăng vẻ đẹp thành phố, tạo khu du lịch nghỉ ngơi cho dân chúng
hoặc là "Xanh xã hội" đưa hoa lá vào những khu phố xám xịt, nơi có giới
công nhân ăn ở. Nó cũng đã thúc đẩy nhà nước thiết lập cơ quan và ban hành đạo
luật bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ bờ biển, bờ sông và bờ suối như một sở hữu của
toàn dân, không ai được xâm chiếm làm của riêng.
Bên cạnh các phong trào vừa kể, nhiều nhà thơ, nhà văn, triết
gia cũng đóng góp quan trọng cho cách nhìn thẩm mỹ trước cảnh quan, cho sự
"suy nghỉ bằng con tim" trước tạo vật, cho quan niệm về một thiên
nhiên thơ mộng hoặc một thiên nhiên thanh bình, uyên nguyên như Goethe,
Schiller, Holderlin, Hermann Lon đã có phần đóng góp của mình.
Bảo vệ thiên nhiên và Landespflege dần dần trở thành một nhiệm
vụ quan trọng của nhà nước (1919-1945). Sau năm 1945 Landespflege trở nên một
khoa học toàn diện mà bảo vệ thiên nhiên là môn sinh vật sinh thái hiện nay.
Các hoạt động thực tiển của chúng đều dựa trên luật pháp, quy hoạch và chịu sự
quản lý của các cơ quan nhà nước cũng như được sự hổ trợ của các đoàn thể quần
chúng.
Chúng tôi đã thông tin ngắn gọn lãnh vực làm việc của chúng
tôi như vậy. Thi sĩ Quách Tấn im lặng lắng nghe, nhiều lúc gật đầu, đôi khi có
đôi lời bình luận. Thời gian tuy ít song cũng đủ cho chúng tôi cảm nhận được
thái độ ưu ái của thi sĩ đối với chuyên môn của chúng tôi, nhất là đã giúp
chúng tôi phát hiện được cái nhìn sâu sắc về thiên nhiên của thi sĩ. Tôi dự định
triển khai những điều mình đã ghi nhận, nhưng rồi bao nhiêu gánh nặng sinh nhai
dồn dập đổ lên vai nên đành chờ một dịp thuận lợi.
Duy có một câu nói của thi sĩ trong câu chuyện đã khiến tôi
nhớ mãi. Lúc chúng tôi lướt qua môn quy hoạch cảnh quan dựa trên các chuẩn mực
khoa học thẩm mỹ, du lịch và xã hội, chúng tôi đã minh hoạ vài nét tưởng tượng
về sự phối trí cây cảnh, màu sắc lên bờ biển Nha Trang, đặc biệt là hình thù đa
dạng, cỏ, hoa, trái có hương thơm, có sự chuyển màu của hoa lá theo các mục
đích vừa tạo đường nét và màu sắc linh động bắt mắt, vừa gợi cảm và gây ý thức
về thời gian, vừa nuôi dưỡng và nhân rộng côn trùng chim chóc. Thi sĩ tỏ vẻ rất
thích thú và thốt lên:
"Đó cũng là thơ... là đạo đức rồi!".
Lúc đầu câu nói chỉ gây cho chúng tôi một sự ngạc nhiên,
nhưng sau đó vang mãi trong tim. Nhất là sau này khi đọc xong hai cuốn Địa
phương chí: Nước Non Bình Định và Xứ Trầm Hương. Chúng tôi đã nhận thức rõ là
Quách Tấn đã muốn nói gì.
Đoạn tả hoa xoài trong cuốn Nước Non Bình Định đã khiến hồn
chúng tôi say đắm bay bổng trong thế giới màu sắc và hương vị của quê hương
Bình Định.
"Hoa xoài ngắm từng nhánh không đẹp, ngắm cả cành cũng
không đẹp, ngắm cả cây cũng chưa thấy đẹp. Muốn thấy rõ vẻ đẹp của hoa xoài phải
ngắm cả rừng hoa. Và không đâu có thể thưởng thức đầy đủ bằng lúc xoài ra hoa
(tháng chạp, tháng giêng âm lịch)...Trước mặt chúng ta một màu vàng linh động, dính
liền với sắc trời xanh. Không có một màu nào khác (cho đến cả màu xanh của lá)
lẫn lộn vào. Đó là đồng lúa chín của miền lục tỉnh trong Nam? Không, vì sắc lúa
chín vàng đậm, còn màu hoa xoài vàng tươi. Đó là rừng hoa hòe nở hạ? Không, vì
hoa hoè không có mùi hương. Đó là rừng huỳnh cúc, rừng huỳnh mai? Có thể ví được.
Chỉ khác là hương cúc lành lạnh đăng đắng, hương mai dìu dịu và chỉ thoảng qua.
Còn hương hoa xoài thì mùi lờn lợt nhưng vị lại ngòn ngọt, bay vào mũi rồi thấm
lần xuống cổ, khiến khi đứng ngắm hoa xoài, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, ý... của chúng
ta đều chung hưởng thú.
(Nước Non Bình Định, NXB Thanh Niên, TP HCM 1999, trang 99)
(Nước Non Bình Định, NXB Thanh Niên, TP HCM 1999, trang 99)
Ôi thật là thơ! Quách Tấn đưa chúng tôi vào thế giới của màu
sắc và hương vị của xoài, thế giới của hoè, của cúc, của mai, của đồng lúa chín
quê hương, của sắc trời xanh, của thời điểm ngắm nhìn, của con người thưởng ngoạn.
Với Xứ Trầm Hương, chúng tôi lại đi trong sắc vàng của hoa
mai trên đồi Trại Thủy, trong rừng mai Phước Hải và nhất là trong sắc lá đỏ thắm
giữa mùa xuân của lá bàng "mùa đông chỉ rụng cho có lệ. Qua xuân thì xanh
trở vàng, vàng trở đỏ. Đỏ thắm như màu son, đỏ tươi như môi người thiếu nữ
trinh trắng". Những hình ảnh này sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm hồn
người Khánh Hoà dù mai sau không còn cảnh trí này nữa. Với Nha Trang, một bức
tranh toàn cảnh thơ mộng tươi đẹp với tầng lớp núi non xa gần, với sắc màu đan
xen giữa thiên nhiên và công trình nhân tạo, tô điểm cho nhau tạo ra trạng thái
hài hòa mà các nhà quy hoạch cảnh quan hay quy hoạch tổng thể đáng quan tâm,
đáng cố gắng giữ gìn, đáng ngăn chặn những sự vô tình phá vỡ trong phương án
xây dựng phát triển quê hương và phục vụ con người:
"Đứng tại Nha Trang trông sang, những lúc trời quang mây
tạnh, nhất là những lúc mặt trời mới lên và lúc bóng chiều đã ngã, thì chúng ta
mới thấy rõ vẻ đẹp của núi. Không nhiều cây rậm lá màu sắc núi trông lục lìa. Đỉnh
núi không có ngọn đâm lên trời xanh mà chạy lô nhô như những luồng nhưng đường
nét sắc bén như một tấm bìa các em cắt làm thủ công. Và những màu đỏ màu xám của
gạch của ngói, những màu trắng và màu đen của vôi của đá... tô điểm cho bức
tranh màu lục đậm thêm duyên. Ngoài xa những dãy núi cao, màu xanh nhạt làm bối
cảnh và ngoài xa nữa là trời xanh . Càng nhìn càng thích" (Xứ Trầm Hương
trang 63)
Đọc xong Xứ Trầm Hương ta thấy nhà thơ Quách Tấn yêu thiên
nhiên cũng như yêu quê hương Khánh Hoà vô cùng. Và rồi tôi trực nhận ra trong
Quách Tấn còn tiềm ẩn một con người khác: một nhà "Quê hương học", một
vị thầy "Thẩm mỹ học" trong môn quy hoạch cảnh quan, điều mà đáng lẽ
ra tôi phải thấy được trong lúc hầu chuyện.
Tôi thầm nghĩ: Té ra mình đã không đủ tính nhạy để nhận ra một
bậc thầy ngay cả trong chuyên môn của mình.
Thi sĩ Quách Tấn há chẳng lắng nghe và ca ngợi ngành
Landespflege đó sao. Thi sĩ đã nói: "Bác không ngờ là người ta đã có một
chuyên khoa như vậy!" hoặc "Họ giỏi thiệt!".
Quách Tấn há chẳng đã mỉm cười gật đầu liên tiếp khi nghe nhu
cầu làm đẹp cảnh quan, bảo tồn và tôn tạo di tích, phát triển du lịch ngày càng
trở nên quan trọng trên thế giới đó sao!
Trong câu chuyện bảo vệ thiên nhiên, Quách Tấn há chẳng ngạc
nhiên và ca ngợi những quốc gia tuy không có truyền thống đạo Phật song đã sớm
lập vườn quốc gia và ban hành luật pháp bảo tồn giống loại chim thú, cây cỏ
hoang dã đó sao!
Nhìn chung hai quyển "Nước Non Bình Định" và
"Xứ Trầm Hương" đã gói gém đầy đủ tình cảm và tâm ý nồng nàn của
Quách Tấn đối với Quê hương.
Còn thiên nhiên? Thiên nhiên trong hai quyển sách cũng hiện
ra với đa dạng hình sắc: lúc lung linh thơ mộng, lúc hoành tráng vĩ đại, khi
huyền bí mộng mị.
Mạch ngầm nào đã khiến cảm xúc và tư duy của thi sĩ tuôn trào
như vậy?
Giờ đây chúng tôi hết cơ hội được hầu chuyện với thi sĩ, hết
cơ hội để trực tiếp nhận được câu trả lời.
Nhưng thơ văn của Quách Tấn còn đó. Nhiều người quen biết thi
sĩ còn đó. Tôi còn có cơ hội học hỏi, tôi đã gặp lại hai anh, Quách Giao và
Phan Hồng Châu, kẻ sâu nặng với thơ văn, người trầm tư với đạo Phật. Cả hai được
gần gũi với thi sĩ và hiểu rõ thi sĩ hơn tôi, ngay cả cách nhìn ngắm thiên
nhiên qua con mắt văn thơ và con mắt đạo học. Chúng tôi đã bổ túc cho nhau để
cùng nhìn Quách Tấn trong lãnh vực thiên nhiên và quê hương.. Giữa thời đại mà
sự giao lưu và ảnh hưởng qua lại của các nền tư tưởng, văn học, nghệ thuật,
khoa học trên thế giới đã trở nên sinh động và phong phú thì chúng tôi đã bổ
túc cho nhau để cùng nhìn ngắm văn thơ Quách Tấn, nhìn ngắm thiên nhiên trong
tâm hồn Quách Tấn qua con mắt văn thơ, con mắt đạo học và con mắt khoa học. Ba
quan điểm này đã chi phối cách nhìn, sự cảm nhận và tư duy về thiên nhiên.
Chúng cũng có cách cắt nghĩa riêng về nguồn gốc thiên nhiên để từ đó vạch ra
chuẩn mực đánh giá và tiêu chuẩn hành xử đối với thiên nhiên.
Chúng tôi nương theo ba quan niệm có sẵn như những cái khung
tiện lợi cho việc phân tích tìm hiểu "Quách Tấn và Thiên nhiên". Song
chúng tôi chỉ nương theo những gì rất phổ biến và gác sang bên mặt triết lý của
chúng. Chúng tôi không có ảo tưởng rằng mình có thể thấu triệt được hết mọi chiều
sâu để rồi cuối cùng gán ép quan niệm của Quách Tấn vào bất cứ một quan niệm sẳn
có nào.
Vậy ba quan niệm đó là gì?:
Thứ nhất là quan niệm đạo giáo. Qua đó con người và thiên
nhiên đều được Trời hay Chúa sáng tạo ra. Tuy vậy, con người luôn luôn được xem
là "vật chí linh", là sản phẩm chọn lọc được Chúa giao cho nhiệm vụ
gìn giữ Quả Đất với hình dạng một Vườn Địa đàng Còn thiên nhiên chỉ là tặng phẩm,
chỉ là ân sủng của "bề trên" ban cho con người. Thiên nhiên là cái
tách rời khỏi con người. Con người có quyền sử dụng hay bắt nó làm tôi tớ tùy theo ý muốn. Gần đây, giới thần học Tây phương cũng đã nhận thức rằng xu thế huỷ
hoại thiên nhiên về lâu về dài sẽ đem lại cho con người những hệ quả thảm khốc.
Họ đã xuyển dương thêm ý tưởng "phải gìn giữ" những gì do "bề
trên" sáng tạo...
Thứ hai, ngược lại với quan niệm trên, thuyết vật lý - mà lâu
nay làm nền tảng cho khoa học tự nhiên và vẫn còn giá trị trong đời sống thông
thường - nhận thức rằng vũ trụ - bao gồm cả thiên nhiên - là một guồng máy khổng
lồ có tính cơ học được hình thành từ vật chất. Vũ trụ vật lý tự khép kín bên
trong và mang tính định mệnh (như thuyết Quyết định luận Determinism) Tự do ý
chí và tự do hành động của con người chỉ là ảo tưởng (A.M.K. Muller: Die
praparrierte Zeit, Der Mensch in der Krise - Thời gian được xử lý. Con người
trong khủng hoảng, Stuttgart 1972, từ tr. 72) Theo quan niệm này, thiên nhiên
không còn là sinh thể linh động. Nó là đối tượng để khảo sát, để mổ xẻ tìm hiểu
và được xử lý theo lý trí như những khúc, những đoạn, những lát cắt.. Và mục
tiêu tối hậu của lý trí là "kiến lập", là "cải tạo", là
"chế biến". Thiên nhiên là nguyên liệu để làm ra sản phẩm.
Thứ ba là quan niệm Nhất thể, cũng gọi là Toàn thể. Theo đó
thì thiên nhiên là một Đại thể bao trùm khắp nơi nơi. Con người và xã hội loài
người chỉ là những thành phần trong Đại thể ấy. Mối tương quan giữa con người
và thiên nhiên là mối tương quan đối tác, tương tự như giữa người với người,
không xa cách nhau, không thù nghịch nhau, không ngự trị nhau, không hành hạ và
tiêu diệt nhau.
Trong mối tương quan đối tác, con người và thiên nhiên tác động
tương hổ với nhau về các mặt thể xác, trí tuệ và tâm linh. Thái độ của con người
đối với thiên nhiên là đồng cảm, đồng rung động, đồng đau khổ và đồng sinh diệt.
Trong mọi tình huống, quá trình đối tác diễn ra đều mang tính tích cực hay tiêu
cực, song không có mâu thuẫn. Thiên nhiên cũng là cuốn sách để đọc, để học, để
tra cứu, để chỉ lối hòa nhập vào uyên nguyên.
Chúng tôi đã đối chiếu ba quan niệm trên với những mảnh khảm
về Quách Tấn mà chúng tôi tìm thấy để đi đến kết luận rằng:
Thứ nhất, Quách Tấn là con người mến mộ đạo Phật. Những gì
thi sĩ cảm, nghĩ và viết không bắt nguồn từ đạo lý "sáng thế".
Thứ hai, Quách Tấn là nhà thơ. Chế ngự thiên nhiên, bắt thiên
nhiên làm tôi tớ hay mổ xẻ thiên nhiên ra để tìm hiểu và xử dụng là những điều
xa lạ đối với thi sĩ. Thi sĩ cũng không sống giữa một xã hội công nghiệp phát
triển, giữa thời đại của chuyển gien hoặc nhân bản con người theo phương pháp
vô tính. Như vậy Quách Tấn không có cái nhìn thiên nhiên qua con mắt khoa học
và công nghệ.
Chúng tôi đã lắng nghe tiếng lòng của nhà nghệ sĩ qua các văn
phẩm, thi phẩm. Ngoài các tập Địa phương chí, chúng ta còn thấy rất nhiều tình
yêu thiên nhiên trong thơ Quách Tấn nữa:
Chúng tôi đã lắng nghe tiếng lòng của Quách Tấn qua bài
"Tiếng Vui":
Cảm ơn ông hàng xóm
Ngừng mở máy thu thanh
Võng đưa thềm mận chín
Nghe sẻ gọi bình minh.
Ngừng mở máy thu thanh
Võng đưa thềm mận chín
Nghe sẻ gọi bình minh.
Chúng tôi cảm thấy thi sĩ thật đáng thương chịu đựng loa phát
thanh suốt năm tháng, chỉ được đôi khoảnh khắc yên tĩnh để nghe chim hót và ngắm
ánh bình minh.
Chúng tôi cũng chua xót cho thi sĩ đã nhờ vào cái lệnh giới
nghiêm của thời chiến tranh đầy bất trắc để có chút bình an thưởng thức lời
chim gọi đàn và giọt trăng lửng lơ trên cành:
An nhàn học thú người xưa
Mỗi năm thưởng thức vài giờ là may
Phần thì xe cộ máy bay
Phần thu thanh mở sáng ngày tối đêm
Hổm rày nhờ lệnh giới nghiêm
Bình minh thánh thót tiếng chim gọi đàn
Loạn ly đưa lại bình an
Cành chim đôi giọt trăng tàn lửng lơ.
(An nhàn, Nha Trang 1968)
Mỗi năm thưởng thức vài giờ là may
Phần thì xe cộ máy bay
Phần thu thanh mở sáng ngày tối đêm
Hổm rày nhờ lệnh giới nghiêm
Bình minh thánh thót tiếng chim gọi đàn
Loạn ly đưa lại bình an
Cành chim đôi giọt trăng tàn lửng lơ.
(An nhàn, Nha Trang 1968)
Đôi dòng thơ trên đủ cho thấy những gì mà Quách Tấn khao
khát, những gì là chất sống quan trọng của thi sĩ: hoa trái, chim chóc, ánh
bình minh, trăng sao và bao nhiêu thành phần khác của thiên nhiên, một thiên
nhiên hiện hữu từ muôn triệu năm, trước khi loài người có mặt trên quả địa cầu
này.
Thiên nhiên đối với Quách Tấn là thế giới cùng hiện hữu, cùng
chung sống, cùng làm bạn và có những người bạn đáng tin cậy để Quách Tấn có thể
trao gởi tất cả những gì tươi đẹp nhất, lạc quan nhất, tinh túy nhất của cuộc đời
mình:
Lo buồn nghỉ chẳng ích chi
Đời còn vui được ta thì cứ vui
Một mai ba tấc đất vùi
Trần gian để lại nụ cười cho hoa.
(Một Mai, 1979)
Đời còn vui được ta thì cứ vui
Một mai ba tấc đất vùi
Trần gian để lại nụ cười cho hoa.
(Một Mai, 1979)
Từ trong nét cơ bản ấy, chúng tôi lần theo tiếng lòng thi sĩ
tuôn chảy theo những dòng thơ văn. Qua đó khuôn mặt bên ngoài của thiên nhiên
không ngừng ánh lên, tỏa sắc lung linh và bao vẻ đẹp đặc thù:
thanh bình, nhẹ nhàng và nên thơ như bức tranh tả chân với những
hình ảnh quen thuộc ở thôn quê:
Bên dòng khe nước trong
Cây măng vòi cong cong
Lắc lư chim chèo bẻo
Trên nền Trời rạng đông.
(Rạng đông)
Cây măng vòi cong cong
Lắc lư chim chèo bẻo
Trên nền Trời rạng đông.
(Rạng đông)
Uyển chuyển, phơi phới đưa hương, rỡ ràng và vui tươi:
Sóng gợn đồng lúa thơm
Hương theo ngọn gió nồm
Qua hàng tre nắng nhuộm
Dòn dã tiếng cu cườm.
(Đơn giản)
Hương theo ngọn gió nồm
Qua hàng tre nắng nhuộm
Dòn dã tiếng cu cườm.
(Đơn giản)
Lộng lẫy choáng ngợp, chợt hiện ra cuốn hút cả thần hồn:
Thình lình dì gió mở tung cửa
Đưa chị Hằng Nga lộng lẫy vào
(Thình lình)
Đưa chị Hằng Nga lộng lẫy vào
(Thình lình)
Lãng mạn, tình tự quấn quyện nhau:
Hồn hoa chợp mộng thơm hồn gió
Tóc liễu dừng thơ đón tóc trăng
(Đêm tình)
Hồn hoa chợp mộng thơm hồn gió
Tóc liễu dừng thơ đón tóc trăng
(Đêm tình)
Kiều diễm, vương giả làm cho lòng chếnh choáng đắm say:
Thược dược gió bay màu tuý vũ
Hải đường sưong tỉnh giấc xuân tiêu
(Xuân quạnh)
Hải đường sưong tỉnh giấc xuân tiêu
(Xuân quạnh)
Ánh ngời, trân quý, xanh thắm một bầu trời:
Châu thân trùm phí thúy
Đôi mắt ngời kim cương
Mộng ấp trời xanh thắm
Trên cành cửu lý hương.
(Con sâu cửu)
Đôi mắt ngời kim cương
Mộng ấp trời xanh thắm
Trên cành cửu lý hương.
(Con sâu cửu)
Diễm lệ, huyền thoại, tung bay:
Vườn dừa mé biển tung đuôi phựng
Rẩy bắp sườn non thẳng cánh cò
(Qua Phú Yên tức cảnh)
Rẩy bắp sườn non thẳng cánh cò
(Qua Phú Yên tức cảnh)
Thanh tịnh và sung mãn nét đẹp tâm linh:
Lặng lẽ cây thềm giếng
Sao sa nặng trĩu cành
(Ếch kêu)
Sao sa nặng trĩu cành
(Ếch kêu)
Với nhà thơ, thiên nhiên đâu chỉ phơi bày vẻ đẹp của mình,
thiên nhiên còn trao đổi với thi sĩ biết bao tình ý đậm đà.
Bầy én là bạn:
Tuy không người đối bóng
Bầy én bạn tương tri
(Vàng Ngập Bến)
Bầy én bạn tương tri
(Vàng Ngập Bến)
- Mây nước là bạn:
Về đây mây nước bạn mình
(Lờ mờ)
(Lờ mờ)
- Mảnh trăng là bạn:
Đêm đêm nằm đợi canh gà giục
Mảnh nguyệt rừng xa bạn cố tri.
(Lánh cư)
Mảnh nguyệt rừng xa bạn cố tri.
(Lánh cư)
Thiên nhiên bay nhảy cùng trẻ em, gây reo lên niềm vui
trong sáng với tiếng nhạc châu ngọc:
Ô vui thay!
Ồ vui thay!
Hoa soan lay
Đàn bướm bay
Trong nắng hường
Trong gió hương
Tiếng ve gọi
Lời trẻ nói
Ngang qua đường
Sang qua mương.
(Trong nắng hè)
Ồ vui thay!
Hoa soan lay
Đàn bướm bay
Trong nắng hường
Trong gió hương
Tiếng ve gọi
Lời trẻ nói
Ngang qua đường
Sang qua mương.
(Trong nắng hè)
- Trúc đã chung niềm sầu đau nhớ bạn từ buổi chia ly:
Ngõ ngoài trúc đổi bao lần biếc
Còn vướng hoàng hôn lúc biệt ly
(Ngõ trúc)
Còn vướng hoàng hôn lúc biệt ly
(Ngõ trúc)
- Thi sĩ đã cùng rét lạnh với thân phận hẩm hiu của cò:
Co ro thân cò lép
Bến lạnh đứng rình mồi
(Dòng thu)
Bến lạnh đứng rình mồi
(Dòng thu)
Sự rung động và cảm thông của Quách Tấn với các vật hữu tình
đâu có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì thiên nhiên cũng còn biết thương nhau và an ủi
nhau kia mà:
Lá thương nhánh nặng bay hầu hết
Trời sợ non côi xích xuống gần
(Trời Đông)
Trời sợ non côi xích xuống gần
(Trời Đông)
Hoặc:
Sẻ vàng hoa mận trắng
Khắng khít niềm tương thân
(Bóng Chiều Xưa)
Khắng khít niềm tương thân
(Bóng Chiều Xưa)
Và đá cũng mang nặng nghĩa tình sâu nặng:
Khắng khít thớt em nương thớt chị
Vững vàng hòn cháu đỡ hòn ông
(Chơi Hòn Chồng Cảm Đề)
Vững vàng hòn cháu đỡ hòn ông
(Chơi Hòn Chồng Cảm Đề)
Đối với Quách Tấn, vạn vật đã bồi đắp cho thi sĩ niềm rung cảm
và tình thương yêu sâu lắng. Thi sĩ đã đáp lại bằng tình cảm, bằng sự tôn trọng
nhau.
Thi sĩ đã cất bước nhẹ nhàng lúc đi dạo trong đêm khuya vì
tôn trọng giấc ngủ của chim:
Bước hoa dìu gió nhẹ
E động giấc hoàng ly
(Giếng Hương)
E động giấc hoàng ly
(Giếng Hương)
Không hái hoa vì thương hoa:
Thương hoa không nỡ hái
Hoa rụng lòng thêm thương
(Tình Hoa)
Hoa rụng lòng thêm thương
(Tình Hoa)
Và kêu gọi ngọt ngào tha thiết với trẻ em không nên đánh
chim:
... Con chóp mào
Kêu trên cây đào
Nghe hay làm sao
Em nỡ nào?
Đi tìm cây sào
Đánh con chóp mào
Em nỡ nào
Cầm cây sào
Đánh con chóp mào
Hở em?
Em hỡi em
Để cho chim
Đi tìm
Con sâu con bọ
Đem về nuôi
Bầy con nhỏ
Bên cửa tổ
Nằm há mỏ
Chờ mong mẹ về...
(Chim chóp mào)
Kêu trên cây đào
Nghe hay làm sao
Em nỡ nào?
Đi tìm cây sào
Đánh con chóp mào
Em nỡ nào
Cầm cây sào
Đánh con chóp mào
Hở em?
Em hỡi em
Để cho chim
Đi tìm
Con sâu con bọ
Đem về nuôi
Bầy con nhỏ
Bên cửa tổ
Nằm há mỏ
Chờ mong mẹ về...
(Chim chóp mào)
Cứng rắn và cương quyết khuyên kẻ bắn chim dừng tay sát hại:
Ánh lửa hoàng hôn đã lập lòe
Oanh vàng còn nuối bóng hoa lê
Hỡi anh trương ná dừng tay lại
Cửa tổ chim con ngóng mẹ về
(Hoàng Hôn)
Oanh vàng còn nuối bóng hoa lê
Hỡi anh trương ná dừng tay lại
Cửa tổ chim con ngóng mẹ về
(Hoàng Hôn)
Đó là những nét đồng cảm, đồng rung động, đồng chia xẻ vui buồn
trong tấm lòng của thi sĩ đối với thiên nhiên.
Trong quan hệ qua lại giữa Quách Tấn và Thiên Nhiên, tính
tương hổ về thể xác qua trí tuệ đến tâm linh đã phơi bày một cách tích cực và
không mâu thuẩn. Sự thưởng thức hoa xoài mà thi sĩ đã mô tả trong "Nước
Non Bình Định" đã biểu hiện điều ấy. Quách Tấn không chỉ nhìn ngắm hoa
xoài với con mắt thẩm mỹ mà với cả con mắt triết lý và tâm linh.
Quách Tấn đã hòa nhập toàn bộ con người mình, với hoa xoài, cây xoài, rừng xoài. Chúng đại diện cho trăm vẻ, trăm màu của thiên nhiên. Chúng làm điều kiện để khơi động từng phút từng giây, từng sát na cảm xúc của thi sĩ, hỗ trợ thi sĩ ý thức được sự có mặt của ngũ quan và những tính năng của nó mà thuật ngữ của đạo Phật gọi là "nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức" v. v... Cây xoài cũng là một vũ trụ. Nó là hiện thân của đất, nước, không khí, năng lượng mặt trời của sự vận hành tháng năm, của thời gian vô tận. Hòa nhập vào nó cũng là hòa nhập vào suối nguồn của sự sống.
Quách Tấn đã hòa nhập toàn bộ con người mình, với hoa xoài, cây xoài, rừng xoài. Chúng đại diện cho trăm vẻ, trăm màu của thiên nhiên. Chúng làm điều kiện để khơi động từng phút từng giây, từng sát na cảm xúc của thi sĩ, hỗ trợ thi sĩ ý thức được sự có mặt của ngũ quan và những tính năng của nó mà thuật ngữ của đạo Phật gọi là "nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức" v. v... Cây xoài cũng là một vũ trụ. Nó là hiện thân của đất, nước, không khí, năng lượng mặt trời của sự vận hành tháng năm, của thời gian vô tận. Hòa nhập vào nó cũng là hòa nhập vào suối nguồn của sự sống.
Một vỏ sò khô cũng vang vọng nghe tiếng reo của biển khơi. Sự
sống, sự chết nào lại chẳng liên quan với môi trường sống, với thế giới đồng hiện
hữu? Hiện thể của vỏ sò hoặc con sò đâu thể thiếu vắng biển khơi. Tiểu thể và đại
thể tương quan, tương duyên với nhau và mỗi tác động đều gây sự chuyển động
giây chuyền:
Vỏ sò khô ấp ủ
Niềm băng tuyết đêm sương
Muôn xa bờ bến cũ
Vang vọng sóng trùng dương
(Ấp ủ)
Niềm băng tuyết đêm sương
Muôn xa bờ bến cũ
Vang vọng sóng trùng dương
(Ấp ủ)
Hoặc:
Nước ngậm trời long lanh
Con cào cào áo xanh
Bờ cao búng chân nhảy
Mây chiều thu rung rinh.
(Búng Chân)
Con cào cào áo xanh
Bờ cao búng chân nhảy
Mây chiều thu rung rinh.
(Búng Chân)
Đây là nhận thức triết lý - đúng hơn là đạo lý - của Quách Tấn.
Nó bắt nguồn từ sự thấm nhuần đạo Phật
Trong thế giới tương quan, tương duyên và có cả tương tác nữa
thì đâu đâu cũng mang tính động thái và tính tiến trình. Tất cả đều tác động
qua lại, đều vận chuyển, nghĩa là không diển ra một chiều mang tính định mệnh,
mang tính "sáng thế". Tính tương quan tương duyên quyết định cho sinh
diệt cũng như hình ảnh màu sắc của thiên nhiên, cũng quyết định tính vô biên,
vô thường và vô ngã của thiên nhiên.
Thơ văn của Quách Tấn đã giúp chúng tôi hiểu sâu thêm nhận thức
ấy.
Đã nhiều khi chúng tôi tự hỏi đến bao giờ mình mới giữ lòng tự
tại khi trước mặt luôn luôn có sự đổi thay. Đến bao giờ mới trực cảm được
"mộng cũng là chân" để hưởng hương xuân ngào ngạt mãi:
Mười hai mùa lá rụng
Đây mùa hương nở xuân
Theo duyên lòng chẳng đổi
Là mộng cũng là chân
(Nở xuân)
Đây mùa hương nở xuân
Theo duyên lòng chẳng đổi
Là mộng cũng là chân
(Nở xuân)
Con đường của chúng tôi đi còn dài vô tận để có thể được như
Quách Tấn là chấm dứt tất cả mọi bay nhảy, mọi tìm kiếm, đi và đến, để như
"Chim dừng cánh biệt ly" (Mơ đạo), để không còn hỏi "Cảnh hay
lòng" và để nhận thức được rằng "Lòng với cảnh không chia"(Quán
trọ đêm thu) và:
Nước mây hằng tự tại
Vàng đá chẳng vô tri.
Vàng đá chẳng vô tri.
Làm sao đi theo con đường tu sửa thầm lặng trong sự "Ẩn
ánh cõi từ bi" của Quách Tấn để trải nghiệm được"Hương gió thoảng
liên trì"(Mơ đạo),dù chỉ trong một sát na!
Ngày chúng tôi đến thăm nghĩa trang nơi an nghỉ của nhà thơ
Quách Tấn. Lòng chúng tôi hoàn toàn tỉnh lặng sau khi đọc những dòng thơ được
khắc trên bia mộ:
Nghìn xưa không còn nữa
Nghìn sau rồi cũng không
Phảng phất bờ trăng rạng
Hương Ưu đàm trổ bông.
(Thoáng hiện)
Nghìn sau rồi cũng không
Phảng phất bờ trăng rạng
Hương Ưu đàm trổ bông.
(Thoáng hiện)
Nghìn xưa không còn là thực tại. Nghìn sau chưa là thực tại.
Và thực tại cụ thể hiện ra, chưa kịp nhận biết đủ, đã trở thành quá khứ trừu tượng
trong sát na liền theo. Trí tuệ nhận thức được điều đó. Không giữ chặt cái đã
qua, không sống với cái chưa có thực khó khăn. Không để cho những gì của quá khứ
và tương lai chen vào phút giây đang hít thở thì vầng trăng rạng cũng cho
"thấy" cả hương Ưu đàm. Hoa Ưu đàm là hoa Giác ngộ. Hoa này không xuất
hiện trong cuộc sống vang dội loa phát thanh và rộn ràng xe cộ cũng không xuất
hiện ở nơi đâu đâu cũng tấp nập bay nhảy, tìm kiếm, đi và đến. Bốn câu thơ ngắn
trong bài Thoáng hiện của Quách Tấn đã ghi lại điều này.
Tại đây, nếu chấm dứt bài này thì thật là đẹp. Tuy nhiên vì
đã có ý đồ tìm hiểu về Quách Tấn và thiên nhiên thì cũng nên có đúc kết dù là tạm
bợ:
Thứ nhất, trong việc tìm hiểu "Quách Tấn và thiên
nhiên" mỹ cảm của chúng tôi được đánh thức và bay theo bao nhiêu vẻ đẹp,
bao nhiêu nguồn sống linh động, tươi sáng và nồng ấm của quê hương. Chúng tôi
đã phát hiện nhiều nét tương đồng trong thơ văn của thi sĩ so với văn thơ và
triết lý thời lãng mạn về mặt cảm xúc, tư duy và nhận thức, nhất là trong cố gắng
tìm về một quê hương vĩnh hằng. Dầu vậy chúng tôi không nghĩ rằng Quách Tấn là
một nhà thơ thuộc trường phái lãng mạn (romantic). Cõi vĩnh hằng của Quách Tấn
là hương liên trì, là hương Ưu đàm, là bờ Giác ngộ.
Thứ hai, đối với bản thân tôi, khi ngẫm lại con đường học và
hành tuy dài dằng dặc và gồ ghề của mình, tôi càng thú vị khi hiểu rõ hơn lời
thầy Quách Tấn đã nói:
"Đó cũng là thơ,,, rồi"
Và trên quê hương ta cũng có ngành học hay những môn học
tương tự như vậy mà tôi chưa được biết đến vì giới hạn của mình, thì dấu ấn của
Quách Tấn lưu lại có thể xem như một phần linh hồn của ngành học ấy - qua nhận
xét chủ quan của tôi.
Thứ ba, Quách Tấn thường được xem như một nhà thơ Đường cổ điển.
Tuy vậy theo chúng tôi, cái nhìn và nhận thức về thiên nhiên của thi sĩ thực sự
không cổ điển.
Vì sao?
Vì mô hình mới cho suy tư và hành động của con người hiện
nay, mà đông đảo các nhà khoa học xuất sắc, các triết gia và các nhà tôn giáo
tên tuổi tại các nước công nghiệp tiên tiến đang nỗ lực đóng góp xây dựng, bao
gồm bốn trụ chống:
1) Nhìn nhận tính sinh động của vật chất và mọi sinh
thể trong thiên nhiên.
2) Đòi hỏi một tư duy toàn thể
3) Gắn liền chủ thể với khách thể và với thiên nhiên.
4) Bắt đầu đối thoại với thiên nhiên bằng một nền công nghệ và kỹ thuật mang tính giải trừ quan niệm "đóng băng" đối với thiên nhiên, hòa hảo lại với thiên nhiên, phục hồi và tăng cường sức sống của thiên nhiên.
2) Đòi hỏi một tư duy toàn thể
3) Gắn liền chủ thể với khách thể và với thiên nhiên.
4) Bắt đầu đối thoại với thiên nhiên bằng một nền công nghệ và kỹ thuật mang tính giải trừ quan niệm "đóng băng" đối với thiên nhiên, hòa hảo lại với thiên nhiên, phục hồi và tăng cường sức sống của thiên nhiên.
Mô hình mới này muốn cống hiến cho con người, con đường thoát
ra khỏi mô hình nhận thức cổ điển, tuy nó đã làm nền cho sự phát triển kinh tế
và công nghiệp hiện đại, song lại gây ra càng ngày càng nhiều hệ quả tiêu cực
cho con người và quả đất. Nhận thức cổ điển được thiết lập trên bốn trụ chống.
Đó là:
1) Định kiến về vật chất như vật liệu chết
2) Nhìn sự vật như một vật thể cô lập.
3) Phân cực rõ rệt giữa chủ thể và khách thể với hệ quả là sự vong thân và chuyển hoá (manipulate) đối tượng.
4) Chế ngự và xử dụng thiên nhiên tận gốc ngọn.
2) Nhìn sự vật như một vật thể cô lập.
3) Phân cực rõ rệt giữa chủ thể và khách thể với hệ quả là sự vong thân và chuyển hoá (manipulate) đối tượng.
4) Chế ngự và xử dụng thiên nhiên tận gốc ngọn.
Nhận thức về thiên nhiên của Quách Tấn có tiệm cận với mô
hình mới vừa gợi ra hay không, có thể kích thích sự suy nghĩ của thế hệ sau hay
không, có lẽ phải "tùy duyên" và tuỳ theo hai chữ "Sắc
Không" trong đạo Phật. Bởi vì thi sĩ đã khẳng định:
Có mình đời chẳng hơn chi
Không mình cũng chẳng thiệt gì đến ai
(Trôi ngoài)
Không mình cũng chẳng thiệt gì đến ai
(Trôi ngoài)
Và thi sĩ cũng đã tâm sự:
Người nay còn chửa hiểu mình
Người sau đâu dễ thấu tình người nay
Bụi đường khi phủi đôi tay
Nghìn thu tâm sự dấu giày rêu phong
(Tâm Sự)
Người sau đâu dễ thấu tình người nay
Bụi đường khi phủi đôi tay
Nghìn thu tâm sự dấu giày rêu phong
(Tâm Sự)
Lê Triều Phương
Hòn Đỏ (Từ Tôn) - Nha Trang
Sau ngày tưởng niệm chúng tôi được nhà sư trụ trì chùa Từ Tôn
nơi Hòn Đỏ mời sang thăm chùa. Trước đây, giữa cảnh trời biển bao la, vợ chồng
nhà thơ họ Lê đã viết nên những vần thơ lưu niệm:
Triền miên triền miên sóng
Nền đá nhẵn hồng tươi
Hòn Đỏ tên người gọi
Lòng son tự muôn đời.
Nền đá nhẵn hồng tươi
Hòn Đỏ tên người gọi
Lòng son tự muôn đời.
Nghênh ngang gió lồng lộng
Rung cây cành ngã nghiêng
Vòm xanh nằm ẩn bóng
Mái Từ Tôn tịnh yên
Rung cây cành ngã nghiêng
Vòm xanh nằm ẩn bóng
Mái Từ Tôn tịnh yên
Dạo chơi trên Hòn Đỏ
Cận kề bên biển Đông
Giữa lòng trời mênh mông
Màu xanh chen sắc trắng
Cánh buồm mây phẳng lặng
Ngắm hoa biển chập chờn
Thuyền xa về cô đơn
Sóng vỗ quanh đảo nhỏ
Bước chân lên Hòn Đỏ
Gặp vách đá ngàn xưa
An lành cùng nắng mưa
Bờ phía Đông ửng nắng
Lòng biển xanh phẳng lặng
Tình biển cả bao la
Mặt trời tự phương xa
Ửng hồng chân mây thắm
Ngồi trên hòn đá phẳng
Chờ đợi ánh triêu dương
Đây là mảnh thiên đường
Buổi mai hồng dâng tặng
Mây hồng phơn phớt trắng
Xanh biển xanh mặn mà
Vang vọng muôn lời ca
Đàn chim âu giăng cánh
Mặt nước hồng sống sánh
Nâng ánh mặt trời lên
Hòn Đỏ hồng bồng bềnh
Cùng bình minh thức giấc.
Cận kề bên biển Đông
Giữa lòng trời mênh mông
Màu xanh chen sắc trắng
Cánh buồm mây phẳng lặng
Ngắm hoa biển chập chờn
Thuyền xa về cô đơn
Sóng vỗ quanh đảo nhỏ
Bước chân lên Hòn Đỏ
Gặp vách đá ngàn xưa
An lành cùng nắng mưa
Bờ phía Đông ửng nắng
Lòng biển xanh phẳng lặng
Tình biển cả bao la
Mặt trời tự phương xa
Ửng hồng chân mây thắm
Ngồi trên hòn đá phẳng
Chờ đợi ánh triêu dương
Đây là mảnh thiên đường
Buổi mai hồng dâng tặng
Mây hồng phơn phớt trắng
Xanh biển xanh mặn mà
Vang vọng muôn lời ca
Đàn chim âu giăng cánh
Mặt nước hồng sống sánh
Nâng ánh mặt trời lên
Hòn Đỏ hồng bồng bềnh
Cùng bình minh thức giấc.
Hòn Đỏ Ban Trưa
Trên cành đa vững chắc
Chiếc Võng nhẹ đu đưa
Mơn man gió mát đưa
Hương nồng từ biển cả
Hòa cùng hơi mát đá
Nâng giấc nồng lên khơi
Mây trắng bay dạo chơi
Giữa trời xanh sắc biển
Muôn ngàn con sóng lượn
Quanh đảo nhỏ chập chờn
Niềm vui nào vui hơn
Buổi trưa nằm nghe sóng
Dưới biển sác trời đọng
Trong gió lá thì thào
Cánh én vút trời cao
Đoàn ghe nằm trong vũng
Theo nhịp trưa xao động
Hiu hiu giấc trưa nồng
Hồn hòa cùng mênh mông
Một tiếng chim vừa hót
Như pha lê nhỏ giọt
Trên phím đàn trời xanh
Buổi trưa vàng yên lành
Hòn Đỏ đầy thơ mộng.
(Đoàn Thị Gái)
Chiếc Võng nhẹ đu đưa
Mơn man gió mát đưa
Hương nồng từ biển cả
Hòa cùng hơi mát đá
Nâng giấc nồng lên khơi
Mây trắng bay dạo chơi
Giữa trời xanh sắc biển
Muôn ngàn con sóng lượn
Quanh đảo nhỏ chập chờn
Niềm vui nào vui hơn
Buổi trưa nằm nghe sóng
Dưới biển sác trời đọng
Trong gió lá thì thào
Cánh én vút trời cao
Đoàn ghe nằm trong vũng
Theo nhịp trưa xao động
Hiu hiu giấc trưa nồng
Hồn hòa cùng mênh mông
Một tiếng chim vừa hót
Như pha lê nhỏ giọt
Trên phím đàn trời xanh
Buổi trưa vàng yên lành
Hòn Đỏ đầy thơ mộng.
(Đoàn Thị Gái)
Chiều Trên Hòn Đỏ
Mây ráng trải mênh mông
Biển sóng sánh ánh hồng
Vòm cây chiều ủ mộng
Hòn Đỏ ngắm hư không
Lung linh sóng lộng hoàng hôn
Tịnh yên Hòn Đỏ Từ Tôn soi mình
Vẳng ngân vách đá lặng thinh
Hồi chuông thanh thoát đượm tình cố tri.
Biển sóng sánh ánh hồng
Vòm cây chiều ủ mộng
Hòn Đỏ ngắm hư không
Lung linh sóng lộng hoàng hôn
Tịnh yên Hòn Đỏ Từ Tôn soi mình
Vẳng ngân vách đá lặng thinh
Hồi chuông thanh thoát đượm tình cố tri.
Chùa Từ Tôn hiện nay do HT. Thích Viên Mãn làm viện chủ, ĐĐ.
Thích Chúc Minh làm trụ trì.
(Link: http://www.phattuvietnam.net/
Đồng thời Lê Triều Phương cũng đồng ý giúp quy hoạch cảnh
quan thiên nhiên trên Hòn Đỏ sau khi quay về Cộng Hòa Liên Bang Đức. Ngày 2
tháng 3 năm 2005 Tâm gởi cho tôi:
Bản thiết kế sơ bộ cảnh quan trên Hòn Đỏ Từ Tôn:
1.1/ Vị trí địa lý
Hòn Đỏ Từ Tôn là một hải đảo nằm cách bờ biển dưới chân dãy
núi Cù Lao khoảng 200m thuộc khu vực hành chánh của phường Vĩnh Thọ, TP Nha
Trang. Hòn Đỏ Từ Tôn có hình dạng như một "nắm tay phải". Mực nước
lúc 8h là 0.00m và lúc 17h là 1,55m (theo số liệu trên bản đồ do vẽ của Công ty
Địa Chánh Khánh Hòa, ngày 17.7.2003) Chiều ngang lớn nhất theo hướng Đông Tây
khoảng 182m và chiều dọc lớn nhất theo hướng Bắc Nam khoảng 152m. Diện tích đất
liền của đảo là 7,2 ha. Diện tích đất xử dụng là 4.320 m2. Loại hình sử dụng
bao gồm: (a) Chùa Từ Tôn và các công trình hậu cần và (b) vườn cây ăn trái, câu
cảnh.
1.2/ Cấu trúc cảnh quan
Hòn Đỏ Từ Tôn là một cảnh quan "bán tự nhiên",
nghĩa là tác động của khai goang trồng trọt và xây dựng chùa Từ Tôn không phá vỡ
cấu trúc tổng thể đậm nét thiên nhiên của hải đảo. Nét hài hòa giữa các yếu tố
thiên nhiên và công trình xây dựng vì mục đích tín ngưỡng đã tạo thành một cảnh
quan thanh lịch, yên tĩnh và hiếm hoi trong vịnh Nha Trang mà đâu đâu cũng đang
được đầu tư xây dựng phục vụ cho kinh doanh du lịch.
Kể từ năm thành lập chùa Từ Tôn (1960) đến nay, cảnh quan Hòn
Đỏ luôn luôn được tu bổ và cải tạo. Các công trình đục đá đào giếng, chỉnh
trang chùa Từ Tôn, xây hồ chứa nước và dùng máy bơm nước trực tiếp từ đất liền
lên đảo là những công trình cơ bản vừa góp phần ổn định vật chất và tu dưỡng
cho vị trụ trì và ban hộ tự của Phạt tử xa gần đến nghe đạo và tu tập, vừa tạo
điều kiện duy trì và mở rộng hệ thống sinh thái đa dạng cây cỏ. Qua ý kiến của
Đại Đức Thích Chúc Minh, người quản lý Hòn Đỏ, quá trình cải tạo và chỉnh trang
toàn cảnh Hòn Đỏ Từ Tôn còn phải được tiếp tục. Đại Đức đã khẳng định ước nguyện
này nhân dịp chúng tôi đến thăm chùa ngày 22 tháng 12 năm 2004.
Đại Đức Thích Chúc Minh đã tạo cho chúng tôi, những người tư
vấn về thiết kế cảnh quan cơ hội đi thuyền quanh đảo và đi bộ khảo sát sơ bộ cảnh
quan trên đảo. Sau đó chúng tôi đã thảo luận với nhau. Những nhận xét, những
thông tin, các ý kiến trao đổi, những đánh giá đầu tiên tuy chưa đủ làm nền tảng
cho một thiết kế cảnh quan chi tiết song đã giúp cho cúng tôi nhìn rõ vấn đề, mục
tiêu và biện pháp cải thiện cảnh quan của đảo. Sau đây là những đúc kết chính:
1- Tầm nhìn xa và ước nguyện tiếp tục chỉnh trang Hòn Đỏ Từ
Tôn của Đại Đức Thích Chúc Minh là chính đáng.
2- Cần có nhanh một thiết kế cảnh quan sơ bộ để định hướng
cho thiết kế chi tiết sẽ lần lượt được hoàn thiện tại từng điểm, tại từng khu
chức năng trên đảo.
3- Những nhận xét chính về cảnh quan của đảo được tóm lược
như sau:
a) Nhìn toàn cảnh từ xa
Các bãi đá màu đỏ bao quanh chân Hòn Đỏ Từ Tôn luôn luôn đập
mạnh vào mắt.
Diện tích xanh trên đảo, chưa khép thành một khối với đường nét tự nhiên như một quần thể thực vật nguyên sinh, bỡỉ vì (a) những cây phi lao mọc cao lêu nghêu làm cho ngoại hình xanh của đảo trở nên lổm chổm; (b) bảng vàng chữ son gắn trên cổng chùa quá lớn và tường nhà trắng toát đã cắt đứt sự liền khối của quần thể cây xanh. Hai nhân tố này có tác động vừa làm giảm tính chất thiên nhiên và nét thẩm mỹ của đảo, vừa gây nên ấn tượng về sức sống yếu ớt của cây cối trên đảo.
Diện tích xanh trên đảo, chưa khép thành một khối với đường nét tự nhiên như một quần thể thực vật nguyên sinh, bỡỉ vì (a) những cây phi lao mọc cao lêu nghêu làm cho ngoại hình xanh của đảo trở nên lổm chổm; (b) bảng vàng chữ son gắn trên cổng chùa quá lớn và tường nhà trắng toát đã cắt đứt sự liền khối của quần thể cây xanh. Hai nhân tố này có tác động vừa làm giảm tính chất thiên nhiên và nét thẩm mỹ của đảo, vừa gây nên ấn tượng về sức sống yếu ớt của cây cối trên đảo.
b) Quan sát gần
Từ bến đò nhìn lên bậc tam cấp lên chùa. Vẻ đẹp của cảnh sắc
thiên nhiên bị giảm xuống và ánh mắt chiêm ngưỡng tượng đài đức Quán Thế Âm bị
loãng và thậm chí bị rối bởi nhiều hình ảnh và màu sắc nhân tạo: Bảng vàng viết
chữ đỏ trên cổng, bảng trắng (ghi điều lệ) Bảo tháp màu vàng phia xa sau lưng
tượng Quán Thế Âm và dòng chữ Hán viết trên tảng đá lớn. Dòng chữ Việt màu đỏ
(Chùa Từ Tôn) viết trên đá cũng gây tác dụng như vậy.
Tại bãi đá phía Đông của đảo, nhìn lên Nghênh Phong Đài và
bãi đá phía Bắc: Những chữ dựng hay viết trên đá, bàn thờ lộ thiên trên bãi đá
tuy phô bày được niềm tin về Phật pháp, song không giới thiệu được gì hơn cho sự
tự khẳng định của một vị sư đã dày công khai sơn, lập chùa, tu tâp, sống với
thiên nhiên, liên kết với thiên nhiên và sự hiện diện của mọt ngôi chùa đã trãi
qua một lịch trình 45 năm xây dựng gian khổ có bổn đạo xa gần tìm đến tu học.
Hơn nữa các công trình nhân tạo này có thể làm loãng sự thưởng ngoạn của khách
tham quan yêu mến thiên nhiên.
1.3/ Thiết Kế Sơ bộ
Nhằm
- Xác định các khu chức năng trên Hòn Đỏ Từ Tôn
- Giới thiệu một số giải pháp
2. Chỉnh trang cảnh quan Hòn Đỏ Từ Tôn
2.1. Nguyên tắc thiết kế
Những mục tiêu phân khu chức năng và biện pháp cải tạo theo định
hướng quy hoạch cảnh quan hiện đại đều tuân thủ 3 nguyên tắc sau đây:
1. Bảo vệ thiên nhiên và da dạng sinh học
2. Kiến trúc phục vụ tín ngưỡng, nói riêng và vănhóa nói
chung, phải hài hòa với cấu trúc sinh thái của hải đảo
3. Duy trì và tôn tạo một cảnh quan du lịch vănhóa trong một
khung khổ giới hạn và không gây phièn nhiễu hoặc rối loạn cho việc tu hành
thanh tịnh trong khuôn viên chùa và trên toàn bộ hải đảo.
2.2. Phân vùng (vành đai) sinh thái
Hiện nay, ngoại hình của toàn cảnh Hòn Đỏ Từ Tôn, từ chân đảo
lên cao, biểu lọ 3 vành đai sinh thái bao quanh đảo và trên cùng là khuôn viên
kiến trúc chùa và cơ sở hạ tầng phục vụ chùa. Dưới cùng là vành đai bãi đá, liền
theo là vành đai cây bụi rải rác cùng với giây leo và nói tiếp ngay bên trên nữa
là vành đai cây trồng gồm cây thân gỗ và nhiều loài cây ăn quả
2.3. Biện pháp cải tạo
2.3.1 Vành đai bãi đá bao quanh chân đảo
Chân đảo được viền quanh bằng những bãi đá lộ thiên. Đó là
phún thạch có thành phần sắt cao; qua quá trình phong hóa -ỗy hóa- nên toát ra
màu đỏ, màu sắc đặc trưng của đảo và cũng vì vậy mà đảo được đựăt tên là
"Hòn Đỏ"
Diện tích các bãi đá từ mặt nước lên đến vành đai xanh trên đảo
có nhiều kích cở khác nhau. Từ bến đò phía Tây (hoành độ 25.40) chạy dài đến
Tây Nam (hoành độ 25.90) bãi đá có bề rộng 5m (loại trừ nơi có vách đá thì bề rộng
nhân lên gấp đôi). Sau đó bãi đá nở rộng dần và khi đến gần "miếu thờ"
(hoành độ 26.30) thì tăng vọt lên 35-40 m. Từ nơi đây và với bề rộng khoãng 35-
40 m, bãi đá kéo dài lên hướng Bắc rồi bao ngược lại theo hướng Tây. Đến tọa độ
26,10 /67.30 hướng Tây Bắc thì bề rộng nở ra tối đa khoãng 50 m.
Về hướng Đông có 7 quần thể đá khối với chiều cao từ 5- 9 m,
phân phối khá đều theo trục Bắc Nam làm cho hình ảnh các bãi đá nói riêng và
toàn cảh bờ bãi trở nên đa dạng sinh động.
Vành đai bãi đá đó là dấu ấn, là đặc trưng của đảo. Tuy nhiên
không nên giữ nguyên 100% diện tích của nó mà nhiều nơi cần thu hẹplại để tăng
tỷ lệ diện tích xanh.
Giải pháp:
1.) Bến đò
Đại tự chữ Hán viết trên tảng đá ngay lối lên chùa cao 5,75 m
nên (a) xóa bỏ hoặc (b) khắc sâu cúng vào đá rồi thếp vàng. Các bảng bố cáo chỉ
dẫn...nên viết trên thanh gỗ hoặc bảng gỗ. Không treo hoặc đóng đinh chúng trên
cành hoặc thân cây mà dựng tập trung dưới bóng mát của một cây cổ thụ.
2.) Bãi Tịnh Tâm
Là bãi đá hướng Đông Nam, từ tọa độ 26.50 /66.10 đến 27.10
/65.40, có mặt bằng rộng và tương đối phẳng, sẽ nhận chức năng như một khu vực
tịnh tâm - tỉnh lặng và không ồn ào, náo nhiệt. Nơi đây Phật tử chùa Từ Tôn và
khách tham quan yêu thiên nhiên có thể thư giản, tạm bỏ qua một bên những lo âu
và bức xúc của đời thường để tiếp cận với trời biển bao la, ngắm ánh bình minh
lên, chiêm nghiệm về sưh phong hóa và bào mòn của đá qua dòng thời gian và các
tác động của khí hậu cùng sóng biển, ngồi tham thiền hoặc suy ngẫm về lẽ vô thường,
tìm sự tỉnh lặng, tìm Phật trong tâm của chính mình.
Để đạt được chức năng ấy và cũng để phục hồi lại cảnh sắc
thiên nhiên thì (a) di dời bàn thờ lộ thiên, chậu hoa nhân tạo và các cây cảnh
đến một nơi khác ; (b) xóa bỏ các đại tự viết hay dựng đứng trên đá.
3.) Bãi giải trí
Là bãi đá hướng Đông Bắc, từ tọa độ 26.50/ 67.10 đến 26.70/66.70, có mặt bằng rộng, tương đối phẳng, có chức năng như một địa điểm giải
trí cho mọi khách tham quan.
Vành đai cây bụi là vành đai xanh gồm có cây bụi rải rác, dây
leo và cỏ. Mặc dù chưa được nghiên cứu và phân loại một cách khoa học, song
chúng là những loài tiên phong chịu được nhiều điều kiện khí hậu và lập địa khắc
nghiệt. Chúng có giá trị sinh thái rất cao vì giữ đất, tạo mùn, gât ảnh hưởng tốt
cho vi khí hậu (giảm nóng, tăng độ ẩm của đảo). Quần thể và băng dải liên kết của
chúng là nơi sinh sống và trú ẩn của nhiều loài sinh vật, chim chóc. Vành đai
này không hoàn toàn khép kín, ví dụ như tại bến đò tại tọa độ 25.90 /66.20 (điểm
giữa) và tọa độ 26.50/ 66.00 (điểm giữa). Vè phía Bắc của đảo, chúng hợp tác với
cây trồng có tàn rậm (ví dụ như cây me) để cản bớt sức gió và giúp cho các điều
kiện lập dịa nằm bên sau về phía Nam ôn hòa hơn, nhờ vậy cây trồng phong phú và
phát triển hơn.
Giải pháp
Vì mục đích tăng năng xuất và tăng giá trị sinh thái của vành
đai cây bụi.
1,) Mở rộng vành đai cây bụi sâu xuống phía dưới ranh giới thực
vật từ 1,0 đến 2,5 m tại những nơi có điều kiện thuận lợi cho kỷ thuạt trồng
cây trên địa hình khăc nghiệt.
2,(Trồng dặm thêm vào những nơi cây mọcthưa thớt bằng những
loại cây bụi đang có mặt trên đảo hoặc những loài tiền phong bán địa hoang dã của
Khánh Hòa, cây coa gai..cũng trồng bằng kỷ thuật trồng cây trên các địa hình khắc
nghiệt.
3,) Tránh trồng những cây kiểng vào vành đai cây bụi để giữ
tính thiên nhiên của vành đai.
4.) Tránh mở rộng vành đai cây bụi nơi hai địa điểm: Bãi Tịnh
Tâm và Bãi giải trí.
2.3.3 Vành đai cây trồng
Đây là vành đai bán thiên nhiên, chuyển tiếp từ khu vực thiên
nhiên (vành đai bãi đá và vành đai cây bụi) sanh khu vực xây dựng do bàn tay
con người hoàn toàn khống chế.. Vành đai cây trồng chủ yếu là cây thân gỗ, cây
ăn quả và cây kiểng. Ngoài giá trị của vitamin từ trái cây hiểm hoi được thu hoạch
tại chỗ, giá trị sinh thái và thẩm mỹ của vành đai này rất cao.
Thứ nhất, chúng điều hòa vi khí hậu, nghĩa là cúng cho bóng
mát, làm giảm nhiệt độ tăng độ ẩm và che chắn gió cho khuôn viên chùa.
Thứ hai, sự đa dạng sinh vật được tăng lên do nhiều nguồn
"gen" khác nhau của cây cối được con người mang đến trồng mà hoa, phấn
và quả là nguồn thức ăn dinh dưỡng nhiều sinh vật khác nhau. Các chủng loại như
nấm, mầm vi sinh, vi khuẩn, vi sinh vật cũng như sinh vật sống trên tán cây,
nơi thân cây và dưới gốc, trên và dưới vở cây, trong thân gỗ của mỗi loài,
trong thân mục nhờ vậy mà tăng theo (đến nay chùa chưa có phương tiện để mời
chuyên gia nghiên cứu, nhận dạng, phân loại và xác định tên của các loài đang
hiện diện trên đảo cũng như sự phân bố, tính đặc trưng và mối tương tác giữa
chúng với nahu)
Thứ ba, sự kết hợp từng lớp của dây leo, thân bụi thấp, thân
cây cao có tán rậm (me, xoài, si v.v...) tạo nên một bức tường sinh học cản gió,
hướng dẫn gió trượt lên trên cao khiến cho những gì bên sau bức tường ấy được
che chở tốt hơn.
Thứ tư, sự đa dạng về hình dáng của thân, cành, phiến lá và
màu sắc của hoa lá hiện ra vẻ đẹp "muôn màu muôn vẻ" của thiên nhiên
làm tăng sự rung độngvà cảm thụ của con người. Đây là vẻ đẹp của khách yêu
thiên nhiên hoặc cho khách vănchương. Dòng chảy của thời gian và tánh vô thường
của vạn vật luôn luôn hiện diện qua sự "sinh thành, hoại diệt" của cảnh
vật trên đảo, hiện diện trước mặt và trong tâm thức của kẻ đến đây học đạo. Đó
là vẻ đẹp vănhóa của ngưòi mến mộ đạo Phật.
Giải pháp
1.) Trồng cây bảo vệ đa dạng sinh học
Dựa theo khoa "hiện tượng học" về giới thức vật
(chu kỳ đâm chồi ra lá, nở hoa kết trái, thời điểm trái chín cây, lá chuyển
màu, lá rụng) mà trồng thêm những loài mới có màu sắc thi vị (cây bàng chuyển sắc
lá) hoặc giảm bớt số lượng cây tụng lá trơ cành nhiều tháng gây ấn tượng khô khốc
nơi cảnh quan (cây sứ).
2.) Trồng cây chắn gió về phía Bắc của đảo.
Trồng kết hợp cây có lá rậm quanh năm, có chiều cao tối đa
khác nhau thành tầng lớp thấp cao và kín từ bãi đá lên vành đai cây trồng (dây
leo, cây bụi me, xoài, si...) để làm tường chắn gió.
3.) Trồng cây thẩm mỹ
Trồng phân tán đó đây, những cụm cây lưu niên bản địa có thân
và tán đẹp, mặt khác cũng trồng một số cây đơn lẽ chịu được điều kiện lập địa
khắc nghiệt nơi vài hốc đá. Khi thân cao từ 1 đến 5 m sẽ hình thành những dấu ấn
thẩm mỹ trong toàn bộ thẩm quan của đảo.
Trồng dày cây (ví dụ như phi lao có cưởng chế chiều cao)
chung quanh nhà vệ sinh (tác dụng che chắn kín đáo) hoặc hố rác (sẽ tách rác
sinh học riêng để làm phân vi sinh cho việc trồng cây trên đảo; lựa rác thuộc vật
liệu nhựa và kim loại để xữ lý đặc biệt).
Trồng cây và hoa thành ba tầng thấp cao từ trước ra sau để
che vách tường trắn của nhà sinh hoạt xây lưng về phía Tây, nơi có đường lộ
giao thông và nhà dân cư.
4.) Trồng hai cây lưu niên và nuôi dưỡng sao cho
chúng chóng lớn thành đại thụ hai bên cổng lên chùa để làm biểu trưng cho chùa
và cũng để hướng cái nhìn của khách vào ngõ lên chùa.
5.) Trong một số loài cây rừng bản địa có tán rộng thay dần những
cây phi lao (cây dương) lá thưa và cao lêu nghêu.
6.) Chặt một ít cây ở hướng Tây để tầm nhìn thoáng và khách
viếng cảnh có thể thưởng thức trọn vẹn màu biển và ánh mặt trời lặn
7.) Cần có những biện pháp che đậy an toàn cho các giếng đào,
ngừa sự rủi ro có thể xãy ra cho trẻ em, dù xác xuất có thể đánh giá là "số
không".
2.3.4 Khuôn viên kiến trúc
Khuôn viên kiến trúc chùa và cơ sở hạ tầng phục vụ chùa là
khu vực nhân tạo. Các vấn đề xây dựnh và thiết kế cảnh quan trong khuôn viên
này hoàn toàn thuộc thẩm quyền của kiến trúc sư với sự góp ý của ban quản lý
chùa. Tuy nhiên về mặt sinh thái có 4 góp ý như sau:
1.) Dưới nến chùa nên xây một tầng hầm chứa nước.
2.) Nên có một hệ thống máng xối để hứng tối ưu nước mưa từ
mái.
3.) Xây liên két cá hồ chứa nước lộ thiên thấp và được che
khuất sau cây cối.
4.) Tùy theo diện tích còn lại sau khi chùa được chỉnh trang
sẽ chọn hai địa điểm có thể đặt thuận lợi để xây hai sinh cảnh ngập nước gồm
có: một hồ sen súng và một ao cạn từ 4 đến 6 m2) để nuôi trông một số loài thức
vật nước ngọt)
Nổi niềm mong muốn của Lê Triều Phương là Nha Trang sẽ có một
cảnh thiên nhiên trên một hòn đảo nhơ nhắn xinh đẹp gần kề thành phố để du
khách có thể vừa ngắm cảnh trời biển vừa có nơi tịnh tâm sau những phút giây
sinh hoạt mệt nhọc tinh thần. Ngôi chùa Từ Tôn cần được chỉnh trang lại cho phù
hợp với cảnh trí thiên nhiên mà không cần phải tân tạo quy mô đồ sộ vì như thế
nó sẽ phá vở cảnh thiên nhiên trên đảo. Nên trả lại cho thiên nhiên những phong
cảnh tự nhiên, những vách đá ẩn ánh màu từ bi hơn là những nét chữ, những pho
tượng nhân tạo.
Đồng thời chính quyền địa phương cần giúp đở các phương tiện
cần thiết như hệ thống điện nước, các chuyên viên trồng tỉa cây xanh, bố trí cảnh
quan cho nhà chùa để biến khu vực này làm một khu tham quan sinh thái hòa hợp với
tôn giáo. Đà Lạt có khu sinh thái hòa điệu cùng thiền viện Trúc Lâm thì Nha
Trang cũng có Hòn Đỏ hồng tươi với sắc đá và vườn cây sinh thái bao trùm lấy
chùa Từ Tôn. Chùa làm cho cảnh thêm duyên. Cảnh tăng thêm từ bi cho chùa.
(GS.TS Lê văn Tâm)
Chùa Thiên Tứ và chùa Thiên Lộc,
Núi Đất (Địa Sơn), Ninh Hòa
Núi Đất (Địa Sơn), Ninh Hòa
Trước khi lâm bệnh nặng, Lê Triều Phương còn có duyên với
chùa Thiên Tứ nơi Hòn Đất thuộc làng văn hóa Mỹ Trạch, xã Ninh Hà, huyện Ninh
Hòa tỉnh Khánh Hòa. Chùa tọa lạc dưới chân hòn Núi Đất, nơi Lão Tổ Thiền Sư
pháp danh Thiệt Thể, pháp hiệu Triêm Ân thuở còn trẻ tu tại Gò Chùa, về già
lên ẩn tu tại thạch động Núi Đất Cụm Nhỏ và sau khi viên tịch, nhục thân của
Lão Tổ được trà tỳ. Đệ tử của ngài là Tổ Pháp Thân - Đạo Minh tiếp tục việc hoằng
đạo của thầy và sau này cũng lên dầu ngọn Núi Đất viên tịch trong tư thế kiết
già, Nhục thân xá lợi của Ngài vẫn nguyên vẹn cho đến khi dân làng dùng đá che
chắn chung quanh và cất thành bảo tháp hiện nay vẫn còn dấu tích. Đến thăm nơi
đây Lê Triều Phương có một tâm nguyện là nếu trời cho sống thêm được ít lâu thì
Lê Triều Phương sẽ thực hiện qui hoạch khu Hòn Đất.
Những tháng cuối cùng, biết chắc chắn là mình không có thể về
thăm lại được chùa Thiên Tứ và Hòn Đất, Lê Triều Phương và phu nhân có gởi cho
chùa một số tiền là 1.000 euro (khoảng trên 20 triệu) để thầy Thích Như Hoằng
xây cất một tịnh thất tham thiền và lưu trữ kinh sách và di vật kỷ niệm của
chùa. Đồng thời trong khi bệnh thuyên giảm, cơn đau vừa bớt thì Lê Triều Phương
lại chú tâm vào việc nằm đọc và sửa bản thảo cuốn "Tam Tổ Núi Đất, Xứ Trầm
Hương" của thầy Thích Như Hoằng. Sửa chửa xong bản thảo, Lê Triều Phương
còn viết một bài tựa cho cuốn sách này. Ngoài ra cũng còn có hai tập bản thảo nữa
(Cổ Sự Sắc Tứ Thiên Tứ. Đất Phật Ninh Hòa; Bồ Tát Thích Quảng Đức Một Nhân Cách
Siêu Phàm) cũng được sửa lỗi chính tả và viết lời giới thiệu.
Trước khi từ trần, Phương dặn vợ là bác sĩ Đoàn Thị Gái dùng
tất cả số tiền phúng điếu ngày ra đi của Phương bỏ vào một thùng riêng để phụ
dùng trong việc qui hoạch Hòn Đất tại Ninh Hòa. Công tác này hiện đang xúc tiến
việc trùng tu ngôi tháp cổ của Thiền sư Đạo Minh trên ngọn Núi Đất và kế hoạch
trồng rừng trên ngọn núi trọc này. Phương còn để lại một bài viết về tâm nguyện
này:
HÒN ĐẤT (ĐỊA SƠN), NƠI ẨN TU CỦA BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC
Cái tên Thích Như Hoằng và Hòn Đất thường lởn vởn trong tâm
trí tôi.
Sau giờ giải lao buổi trưa tại Hội Thảo "Đạo Phật trước
thách thức của thời đại mới", tôi ngồi vào một ghế trống bên cạnh thầy
Thích Như Hoằng gần cửa ra vào của hội trường. Tôi không nhận ra Thầy, song Thầy
nhận biết tôi ngay bởi vì lúc còn là tăng sinh của Học Viện Phật Giáo Việt Nam
tại thành phố Hồ Chí Minh thầy đã biết tôi vào dịp tôi lên lớp tại Học Viện.
Đây là lần đầu tiên, tôi có duyên làm quen với thầy Thích Như Hoằng. Thời gian
trôi qua.
Nhân dịp anh chị Tùng Phong tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày mất của
nhà thơ Quách Tấn tại thư viện tỉnh Khánh Hòa tôi lại gặp thầy và khi đi thăm
chùa Từ Tôn trên Hòn Đỏ, tôi lại gặp Thầy tại đó. Nét mặt "phong
sương", nụ cười tươi và nhân hậu của Thầy là những ấn tượng còn sống động
trong tôi.
Tôi đến chùa Từ Tôn, một mặt để chào sư ông Thích Viên Mãn vị
Trụ trì của chùa và lạy Phật, mặt khác để viếng cảnh đẹp và góp ý về việc quy hoạch cảnh quan tại đây.
Thầy Thích Chúc Minh, vị đệ tử của sư ông Thích Viên Mãn đã
hướng dẫn nhóm chúng tôi đi thăm khắp hải đảo, Thầy đã quay phim ghi lại những
hình ảnh và ý tưởng đề nghị phân vùng và qui hoạch cảnh quan nơi đây. Thầy
Thích Như Hoằng cũng có mặt trong nhóm. Thầy đã lắng nghe tôi quãng diễn ý tưởng.
Sau cùng Thầy quay sang thầy Thích Trí Dũng và thốt lên:
Chúng ta đã quy hoạch cảnh quan của chùa mình sai rồi.
Rồi Thầy Thích Như Hoằng mời tôi đến thăm chùa của Thầy tại
Hòn Đất để góp ý trong vấn đề qui hoạch sao cho cảnh quan chùa được đúng quy cách hơn. Lúc ấy tôi mới biết Thầy đang trụ trì tại chùa Thiên Tứ nằm ngay dưới
chân núi Hòn Đất, một ngọn núi nhỏ và thấp ở Ninh Hòa, cách Nha Trang khoảng 20
cây số. Trên đỉnh Hòn Đất còn có một ngôi cổ tháp của Đại Lão Thiền Sư Đạo Minh
(1684-1803) và nền của ngôi chùa Thiên Lộc, nơi mà trước kia Bồ Tát Thích Quảng
Đức đã tu tập và giảng đạo. Tôi ngần ngừ suy nghĩ.
Nghe đến tên Bồ Tát Thích Quảng Đức lòng tôi vô vàng xao xuyến.
Niềm tôn kính dâng cao. Ngọn lửa tự thiêu của Ngài vì Đạo pháp và dân tộc vẫn
ngời sáng trong tim tôi. Một mặt tôi cảm thấy việc qui hoạch cảnh quan nơi Hòn
Đất là một vinh dự lớn cho tôi. Một mặt khác tôi thấy điều này vượt quá giới hạn
sức khỏe của bản thân. Cuối cùng tôi từ chối việc đóng góp tôn tạo lại cảnh
chùa song có lời mở ngỏ:
Thưa Thầy hiện nay, sức khỏe không cho phép con đi lại thường
xuyên, con mong sẽ có một cơ hội thuận tiện khác.
Lý do từ chối của tôi rất thuyết phục, tôi bị ung thư lâu năm
nơi ruột già, sau khi cắt khối u xong thì bị di căn ở gan. Cuối năm 2005, 45%
lá gan bị cắt mất, nhưng rồi ung thư tiếp tục di căn ở nhiều nơi khác trong bụng.
Việc đi xa trở nên khó khăn.
Nhìn nét mặt ưu tư của thầy Thích Như Hoằng, long tôi nao
nao. Cảm nhận nao nao này kéo dài mãi và thôi thúc tôi phải đi thăm Hòn Đất một
chuyến.
Ngày 04 tháng 08 năm 2006 anh chị Quách Tùng Phong, anh Phan
Hồng Châu và tôi lên xe đi thăm Hòn Đất. Trên đường đi, tôi không thấy được khỏe
lắm nên chẳng hứng thú nhìn ngắm phong cảnh. Tôi hoặc lắng nghe anh Quách Tùng
Phong kể chuyện hoặc hồi tưởng lại ngọn lửa bùng cháy trên thân thể ngồi thẳng
như tượng đá của Hòa thượng Thích Quảng Đức năm 1963. Ngài đã tự thiêu vì Dân tộc
và Đạo Pháp. Hình ảnh ngọn lửa tự thiêu đã trở thành ngọn lửa thiêng được truyền
đi khắp năm châu, gây xúc động mảnh liệt trong trái tim của vô số con người
trên thế giới và trong tim tôi.
Tôi nhớ đến mấy dòng thơ tuyệt diệu của Thi sĩ Vũ Hoàng
Chương:
... Chỗ người ngồi một thiên thu kiệt tác
Trong vô hình sáng chói nét từ bi.
Rồi đây, rồi mai sau còn chi?
Ngọc đá cũng thành tro
Lụa tre dần mục nát
Với thời gian lê vết máu qua đi
Còn mãi chứ, còn trái tim Bồ tát
Gội hào quang xuống tận ngục A tỳ.
Trong vô hình sáng chói nét từ bi.
Rồi đây, rồi mai sau còn chi?
Ngọc đá cũng thành tro
Lụa tre dần mục nát
Với thời gian lê vết máu qua đi
Còn mãi chứ, còn trái tim Bồ tát
Gội hào quang xuống tận ngục A tỳ.
Hính ảnh tự thiêu và quả tim đại hùng, đại lực, đại từ bi
không cháy và trở thành kim cương bất hoại của Bồ tát Thích Quảng Đức đã giúp
tôi củng cố niềm tin của mình để mạnh mẻ đi trên con đường diệt khổ mà Đức Phật
đã chỉ dạy. Nhờ đó trong suốt thời gian"dầu sôi lửa bỏng" tôi đã
không bị cám dổ hay bị nãn chí trước những mời gọi hay vu khống nhục mạ của nhiều
người.
Trên đường đi đến thăm Hòn Đất, tôi không tin rằng mình sau
chuyến đi này còn có thể có đủ ngày giờ, sức lực và sự sáng suốt để làm trọn vẹn
một việc gì nữa. Bỡi vậy tâm nguyện chính của tôi là mong một trong những nơi
tu hành đầu tiên của Bồ tát Thích Quảng Đức: Thiên Lộc là một trong những
ngôi chùa được ngài khai sinh tại quê hương Ninh Hòa của Ngài được tái lập.
Chúng tôi đến Hòn Đất khoảng 11 giờ. Cảnh xanh mát trong
khuôn viên chùa và phong cảnh phía bên ngoài chùa đã đánh tan sự mệt mỏi lúc đi
đường. Đồng ruộng trước mặt chùa trải một tấm lụa xanh mơn mởn. Tôi hít thật
sâu hương đồng nội theo làn gió nhẹ lướt trên sóng lúa đừa đến. Tinh thần trở
nên sảng khoái.
Thầy Thích Như Hoằng đón chúng tôi nơi sân chùa đầy bóng mát
với nụ cười tươi và nhân hậu. Tôi thoáng nhìn quanh và nhận thấy chùa nằm sát
bên cạnh đình làng. Đây là một đặc điểm hiếm hoi. Một đặc điểm bắt mắt khác là
đó đây có những bài thơ được viết trên bảng gỗ và gắn vào thân cây. Một bài được
gắn vào thân cây trôm cổ thụ trong sân chùa có nội dung như sau:
Người ơi, chùa đất Phật vàng
Xin ai chớ có phụ phàng cảnh xưa
Cho dù tường rách mái thưa
Vẫn còn đụt nắng che mưa tháng ngày.
Xin ai chớ có phụ phàng cảnh xưa
Cho dù tường rách mái thưa
Vẫn còn đụt nắng che mưa tháng ngày.
Bài thơ không có tên tác giả. Tôi thầm nghĩ người sáng tác có
lẽ là Thầy Thích Như Hoằng. Câu" Cho dù tường rách mái thưa" đã khiến
tôi bâng khuâng ít nhiều. Nhưng rồi tôi nghĩ rằng đó là một câu giới thiệu mang
tính cách khiêm tốn đối với khách thập phương đến viếng cảnh chùa với ngụ ý rằng
đây chỉ là một ngôi chùa nhỏ nép mình dưới chân núi trong một vùng nông thôn hẻo
lánh.
Trước khi vào chùa tôi bắt gặp thêm mấy câu thơ nữa:
Đốt nén hương trầm lạy Tổ, Thầy
Núi Đất con về nơi chốn đây
Ơn Thầy, nghĩa Tổ cao hơn núi
Nghĩa nặng tình thâm sánh đất dày.
Núi Đất con về nơi chốn đây
Ơn Thầy, nghĩa Tổ cao hơn núi
Nghĩa nặng tình thâm sánh đất dày.
Qua ý thơ này, tôi tin rằng tác giả phải là Thầy Thích Như Hoằng.
Có lẽ lúc trước Thầy đã về đây tu tập dưới sự hướng dẫn của Bồ tát Thích Quảng
Đức.
Sau khi vào chánh điện lạy Phật và uống trà, tôi đi một mình
khắp đó đây quan sát cảnh vật quanh chùa. Câu thơ" Cho dù tường rách mái
thưa" đã thật sự phản ánh đúng hiện trạng của chùa: tường vách bên trong
thì loang lỗ, bên ngoài thì rêu phong. Mái ngói có nơi bị toét hay xiêu lệch.
Chân tường ngỗn ngan đá gạch, ngói vụn. Tủ kính lưu trữ hiện vật kỷ niệm của Bồ
tát Thích Quảng Đức (ví dụ như tượng Phật, kinh sách, chuông v.v...) vừa nhở vừa
không an toàn. Đã có nhiều vật bị đánh cắp. Đôi kẻ hồi tâm đã mang trả lại vài
thứ bằng không có lẻ tất cả đã trở thành những món sưu tập quí giá của tư nhân
hoặc đã được đưa ra chợ trời đồ cổ rồi. Chùa thật sự đã thiếu bàn tay chăm sóc
và tu bổ. Một nữ Phật tử đến chùa làm công quả cho tôi biết rằng chùa rất vắng
vẻ. Thầy Thích Như Hoằng hầu như ở một mình và phải làm tất cả mọi việc trong
và ngoài chùa. Thầy chẳng có ai bên cạnh để giúp việc. Bà kể cho tôi nghe sinh
hoạt của chùa, nhất là hoàn cảnh nghèo khổ đáng thương thường xuyên xãy ra tại
đây. Ngay cả vào ngày Tết, ngân quỷ của chùa cũng chỉ có non 900.000 đồng,
không đủ để mua nếp nấu xôi đãi khách đến thắp hương. Bà cũng rất hãnh diện về
việc tu tập có kết quả của bà. Bà cũng không dấu diếm rằng bà vốn là một người
đàn bà rất dữ và hổn hào song nhờ đến chùa và nghe Phật pháp nên không còn lớn
miệng chưởi bới nữa.
Nhìn tận mắt cảnh "tường rách, mái thưa" và nghe
qua hoàn cảnh khó khăn của chùa lòng tôi rất xúc động và thầm nghĩ "mình
nên góp ý qui hoạch và đóng góp phần nào để cho khuông mặt cùa và Hòn Đất sáng
sủa hơn". Lòng tôi dâng lên một niềm vui khinh an khó tả và quên cả bệnh
đau của mình.
Rồi Thầy Thích Như Hoằng lại hướng dẫn chúng tôi lên núi
chiêm ngưỡng bảo tháp của Thiền sư Đạo Minh và xem dấu vết còn lưu lại của chùa
Thiên Lộc. Các bạn tôi đều đi trước để nghe Thầy Thích Như Hoằng kể lại bao
chuyện xưa tích cũ. Phần tôi, đi sau vì muốn quan sát phong cảnh và nếu có thể
thì phác thảo ngay tại mỗi điểm quan sát một số nét đại cương cần thiết cho việc
tôn tạo cảnh chùa và Hòn Đất. Anh Quách Tùng Phong nhận lấy phần viết lại những
chuyện được nghe lúc ngồi trong chùa hay khi đi tham quan cảnh núi ví dụ như
chuyện đào ao sen của Ngài Thích Quảng Đức, chuyện cọp sống cạnh người v.v... Như vậy tuy không bàn thảo trước mà như đã có sự phân công rồi.
Cảnh quan núi đất nhìn chung thật tiêu điều. Hình dáng của
núi lồi lõm không còn nguyên vẹn. Nhiều nơi tại chân núi bị đào xới và khoét
vào để lấy đá và làm nền để xây nhà. Vì vậy, nơi thì lồi lõm, nơi thì triền núi
trở nên rất dốc, nơi thì sạt lở do tác động của con người và mưa nắng. Rất nguy
hiểm khi đến gần.
Cây cối trên núi rất thưa thớt. Cây gỗ quí đã biến mất. Một dải
bạch đàn cao lêu nghêu là loài cây đã làm cho đất đã thoái hóa, bạc màu. Dân địa
phương đã lên đem xác người thân đến chôn đôi nơi trên núi.
Đỉnh núi khá bằng phẳng, song khô khan và xác xơ. Cổ tháp của
Đại Lão thiền sư Đạo Minh (Thế kỷ thứ 17 - 19) đã bị gió mưa bào mòn. Chùa Thiên
Lộc do Bồ tát Thích Quảng Đức sáng lập nay chỉ còn lại nền nằm phơi sương nắng.
Tôi tin rằng nếu nhìn cảnh xác xơ tàn tạ ngày hôm nay trên
Hòn Đất chắc chắn Thiền sư Đạo Minh và Bồ tát Quảng Đức vẫn an nhiên thanh tịnh
vì quý Ngài đã thấy rõ tính vô thường của vạn vật. Nhưng Thầy ThíchNhw Hoằng và
nhất là tôi, một con người phàm tục, không thể nào không xót xa trước cảnh sắc
tiêu điều mà trước đây từng là chốn tu tập của các vị đạo hạnh cao thâm.
Tim tôi rửng rưng lệ. Tôi xin mượn tâm sự của thầy Thích Như
Hoằng đã gói ghém trong bài thơ đính trên các trụ cây để nói thay tiếng lòng của
tôi:
Lẽ đâu năm tháng buồn hiu
Địa linh núi đất tiêu điều xác xơ
Vẫn còn cảnh vật hoang sơ
Là đây cổ tháp còn trơ dáng hình
Chùa Thiên Lộc chỉ còn nền
Trơ trơ gạch đất im lìm tháng năm.
Địa linh núi đất tiêu điều xác xơ
Vẫn còn cảnh vật hoang sơ
Là đây cổ tháp còn trơ dáng hình
Chùa Thiên Lộc chỉ còn nền
Trơ trơ gạch đất im lìm tháng năm.
Thật vậy Hòn Đất (cụm nhỏ) quả là một chốn "Địa
Linh". Nơi đây đã từng có những điều kiện thuận lợi hổ trợ cho sự tu tập để
chúng ta có được Thiền sư Đạo Minh và Bồ tát Thích Quảng Đức. Thiền sư Đạo Minh
thị tịch an nhiên trong thế ngồi kiết già. Và Bồ tát Thích Quảng Đức để lại
Trái Tim Kim Cang Bất Hoại.
Một phái đoàn Phật giáo gồm đông đảo chư tôn Đức Trung ương
đã đến viếng nơi này.
Thầy Thích Như Hoằng và chúng tôi đều hy vọng rằng một ngày
nào đó với sự quan tâm đóng góp của Phật tử mười phương, cổ tháp sẽ được trùng
tu, chùa Thiên Lộc sẽ được tái tạo và Hòn Đất sẽ xanh mát trở lại. Đây là một
niềm hy vọng có căn cứ.
Tôi nhìn quanh đỉnh núi khô khan và phát hiện đó đây những
cây nhãn rừng xanh tươi vươn cao lên những bụi cây hoang dại. Chúng điều hòa
khí hậu vi mô, ngăn đất rửa trôi, giữ độ ẩm trả lại đất phân xanh. Chúng là những
loài cây tiền phong từng bước thật nhỏ, thật chậm tạo những điều kiện sống thuận
lợi cho những loài nhạy cảm trước nắng gió, cho những loài chỉ mọc dưới bóng
mát cho cánh rừng tương lai. Con người có thể hổ trợ cho những điều kiện thuận
lợi này để các bước phát triễn được nhanh chóng hơn và cánh rừng con được hình
thành sớm hơn trước khi điều kiện vật chất hội đủ để tái tạo lại chùa Thiên Lộc.
Tôi vượt qua gai gốc đi sâu vào những bụi rậm. Tôi vô cùng ngạc
nhiên khi phát hiện một số loài cây gỗ quý như sao, dầu... Khi gặp lại thầy
Thích Như Hoằng tôi mới biếtnhững cây con thuộc các loài gỗ quí kia đã được
chính tay Thầy trồng. Thầy trồng với tất cả tấm lòng. Thầy phải thường xuyên
chăm sóc và cực nhọc đem nước từ ao lên tưới. Thầy đã vui mừng khi nhìn thấy
cây đã bắt rể trên vùng đất bạc màu và khô khan này. Tôi cũng mừng vui theo niềm
vui của Thầy.
Thầy Thích Như Hoằng đã và đang thúc đẩy sự phục sinh lại rừng
Hòn Đất. Chúng tôi xuống núi. Tôi đứng ngắm những cánh sen trắng đưa hương
thanh khiết trong gió lành. Tôi thấy ánh mặt trời đang tỏa hào quang trong lòng
hoa sứ. Tôi bổng cảm thấy đó là hương của hồ sen xưa mà Bồ tát Thích Quảng Đức
tự tay đào và ánh lửa của trái tim Đại Từ Bi của ngài đang lãng đãng đó đây.
Tôi hỏi Thầy Thích Như Hoằng
- Thầy có mong chùa Thiên Lộc được tái tạo trên nền đất hoang
phế không?
Thầy trả lời:
- Đó là điều tôi vô cùng mong muốn;
Tôi hỏi tiếp:
- Thầy thích tu trong một chùa nguy nga hay là thích đi theo
con đường của Bồ tát Thích Quảng Đức?
Thầy Thích Như Hoằng đáp:
- Tôi quyết chí đi theo con đường tu tập của Bồ tát Thích Quảng
Đức.
Nghe câu trả lời, tôi xin thầy một phút để chụp cảnh hồ sen.
Tôi cố ý ghi hình ảnh những búp sen non bên cạnh những đóa đang nở và đã tàn.
Tôi mỉm cười nhìn thầy rồi chỉ những chậu hoa mai và hỏi:
Tôi mỉm cười nhìn thầy rồi chỉ những chậu hoa mai và hỏi:
- Sao thầy mua nhiều hoa mai vậy? Chắc thầy thích loài hoa
này?
Thầy đáp:
- Vâng, song những cây mai ấy đều do tôi tự gieo trồng.
Tôi mạnh dạn đề nghị:
- Vậy thì quá tuyệt! Nếu được, xin Thầy đưa nhiều mai lên trồng
trên núi và cho chúng tôi đặt tên Hòn Đất là Hoàng Mai Sơn.
Thầy Thích Như Hoằng:
- Tôi sẽ làm việc ấy...
Từ ngày 04-08-2006 đến nay, bao nhiêu ngày tháng đã trôi qua.
Tôi vẫn thường bị bó chân trên giường trong bệnh viện hay tại nhà. Khác với những
tiên đoán của các giáo sư, bác sĩ Đức, Pháp, Việt, chư vị Phật và chư Bồ tát vẫn
hỗ trợ cho tôi tiếp tục sống và tâm hồn tôi hằng lạc quan an tịnh đến hôm nay.
Tôi vẫn nhớ và nghĩ đến Hòn Đất.
Hai tin vui vừa đến với tôi. Thứ nhất, mai đã mọc nhiều nơi
trên Hòn Đất. Thứ hai, anh Trần Tiễn Tiến đã sẳn sàng cùng thầy Thích Như Hoằng
nhận lấy trách nhiệm vận động sự hảo tâm đóng góp của Phật tử bốn phương trong
việc chăm sóc bộ mặtcủa chùa Thiên Tứ và cảnh quan của Hòn Đất. Đây cũng là động
cơ giúp anh Quách Tùng Phong và tôi không còn ngần ngại trong việc quãng bá
thông tin về Hòn Đất, nơi tu tập của Bồ tát Thích Quảng Đức. Chúng tôi chân
thành cảm tạ công đức của những vị đã và sẽ hổ trợ cho ước nguyện của thầy
Thích Như Hoằng được thành tựu viên mãn.
Thành Lộc. Tp HCM 14.10.2007
Gs.Ts Lê Văn Tâm
(Bút danh Lê Triều Phương)
Gs.Ts Lê Văn Tâm
(Bút danh Lê Triều Phương)
Ghi chú: Địa chỉ liên lạc và chương mục ngân hàng của Thầy Như Hoằng:
Chùa Thiên Tứ, Ninh Hà, Ninh Hòa, Khánh Hòa
Thích Như Hoằng: Gởi tên thật là Trần Đình Khôi
Thực hiện lòng mong muốn của bạn, tôi viết một bài về sự tích
đào ao sen của Bồ Tát Thích Quảng Đức:
Ao Sen Nở Trong Đêm Vắng
Sư Thích Quảng Đức về chùa Thiên Tứ một cách lặng lẽ. Sự đi về
của sư không có giờ giấc. Nhà chùa không có sư thường trú nên ít khi người
trong xóm biết rõ việc sư đi về. Những buổi kinh chiều, kinh sớm, đều lặng lẽ
âm thầm. Tiếng chuông, tiếng mõ cũng nhẹ nhàng âm vang trong không khí tỉnh lặng
của thôn quê. Chùa ở cạnh đình làng và hơi cách xa xóm làng. Trước chùa là cánh
đồng bao la. Nhà dân cũng đều có hàng tre che kín.. Chùa cũng như đình chỉ được
nhân dân địa phương đến viếng thăm trong những ngày lể đình và những ngày rằm lớn.
Chùa xây cất đã lâu tuy không to lớn song sân chùa cũng khá rộng
và đã được trồng nhiều cây cổ thụ. YÙ muốn của sư thầy là đào một ao sen nơi gần
cổng chùa. Chức dịch trong làng phần đông đều không tán đồng vì cho là đào ao sẽ
động đến đình làng. Trước sao sau vậy, lề lối cũ cố gắng mà duy trì. Cho nên dù
mong muốn vị sư trụ trì không thể nào thức hiện được.
Một đêm trăng sáng vào ngày rằm tháng 10, sau buổi kinh tối,
sư Quảng Đức đi một vòng lên thăm cổ tháp của Đại Lão Thiền Sư Đạo Minh. Khi về
đến cổng chùa nhà sư lặng lẽ đứng nhìn cổng chùa và thầm nguyện là phải cố công
đào cho được một hồ sen nơi cạnh sân trước chùa.
Việc đào ao bắt đầu ngay từ tối hôm sau. Công việc đào đất tiến
hành từ từ từng bước, không vội vàng mà cũng không chậm trễ. Đêm nào sư cùng hì
hục xắn đất, khuân đất. Đêm ở thôn quê hoàn toàn thầm lặng. Ăn cơm xong, dân
trong xóm đã sớm lên giường. Đường trong thôn vắng vẻ dù cho trăng sáng khắp
làng. Chỉ có tiếng chó sủa trăng vang xa khắp nẻo. Sau ngày rằm trời lại bắt đầu
mưa, thôn xóm lại đắm chìm trong quạnh vắng. Hằng đêm sư Quảng Đức vẫn hì hục
đào ao. Nhờ trời mưa, đất dẽo mềm nên việc xắn đất thêm phần trôi chảy. Mưa gây
ướt át song lại giúp thêm mát mẻ và nhất là bớt muổi đốt. Làm việc trong bóng
đêm dần quen với bóng đêm và công việc đáo ao rất thuận tiện.
Công việc vừa hoàn tất thì trời mưa dầm dã và cơn lụt lại xảy đến. Dân gian thường có câu ca:
Công việc vừa hoàn tất thì trời mưa dầm dã và cơn lụt lại xảy đến. Dân gian thường có câu ca:
Ông tha mà bà không tha
Trời giáng cây lụt hai mươi ba tháng mười.
Trời giáng cây lụt hai mươi ba tháng mười.
Suốt một tuần mưa tuông ròng rã rồi lụt, nước ngập đồng lênh
láng và tràn ngập vào tận thềm chùa. Giao thông gián đoạn nên tuy đã là mồng một
mà chùa vắng bóng người đến dâng hương. Trưa hôm ấy, sư Quảng Đức ra cổng nhìn
cánh đồng trước chùa còn ngập nước bạc thì phát hiện ra mặt hồ đã đào dường như
rộng gấp mười lần lúc trước. Một con suối nhỏ từ mương nước nơi cánh đồng đã bức
bờ chảy vào vườn xoáy làm cho hồ từ một cái ao nhỏ thành ra một cái hồ lớn. Vừa
đúng lúc ấy vị lý trưởng trong làng có việc đi ngang qua chùa gặp Sư Quảng Đức
đang trầm ngâm đứng nhìn hồ nước mênh mông. Tin tức chùa Thiên Tứ lụt chảy
thành hồ trước sân chùa chẵng mấy chốc lan ra khắp thôn xóm. Người người lũ lượt
kéo nhau đến trầm trồ, bàn tán. Kẻ thì cho đó là ý muốn của Phật tổ nên nhờ
long vương dâng lũ tạo thành hồ cho đẹp cảnh chùa. Người thì cho rằng đây là kết
quả của sự tranh dành đất Phật của hai con giao long nhân dịp cơn lụt lớn vừa
qua trôi theo giòng nước muốn đến nương tựa cảnh chùa nhưng vì không ai chịu
nhượng cho ai nên phải giao đấu với nhau song cả hai đều thất vọng và kết quả
là tạo nên một cái hồ trước chùa. Sự việc đã xãy ra ngoài dự đoán của nhà chùa
và đã khiến cho những kẻ bảo thủ về việc ngăn cấm việc đào ao cho chùa sợ đứt
long mạch của đình không còn lý do gì ngoài việc cho là lòng trời Phật đành phải
chấp thuận vậy. Từ hôm ấy sư Quảng Đức ngày ngày lo tu bổ bồi đắp bờ ao và chăm
lo việc trồng sen. Một điều kỳ thú là khi sư lội xuống ao thì phát hiện ra lòng
ao đã đầy ngập bùn cho nên chỉ trong vòng một tháng mặt hồ đã nổi lên những tiền
sen xanh thắm khắp mặt hồ. Rồi không mấy chốc một hồ sen dày đặc lá sen đón
chào các chư tăng phật tử đến viếng chùa trong ngày Phật Đản năm sau.
Mùa hè năm ấy chẳng những hai thôn Mỹ Trạch, Phước Lộc thơm
ngát hương sen mà các thôn lân cận cũng tràn ngập hương từ bi theo gió thoảng về.
Chùa Thiên Tứ được thiện nam tín nữ viếng thăm mỗi ngày một nhiều. Trước viếng
chùa, thắp nhang lạy Phật sau có dịp ngắm hồ sen thơm ngát bông hoa trắng đỏ
cùng chung bóng nước hồ xanh thắm.
Cuộc đời lắm bể dâu. Chiến tranh giữa xâm lược Pháp và dân tộc
Việt Nam yêu nước xãy ra năm 1946. Thị trấn Ninh Hòa cùng các thôn xóm chung
quanh bị chiến tranh làm cho điêu tàn. Chùa Thiên Tứ lại đìu hiu cùng cảnh vật.
Ao sen dần thu nhỏ và hôm nay chỉ còn lại một mảnh nhỏ nằm ở cuối vườn. Sen vẫn
còn trải lá xanh tươi và hoa sen vẫn lan tỏa hương sen theo gió đến tận các
thôn xóm xa xa trong những đêm thanh tịnh hòa lẫn âm thanh tiếng mõ và tiếng
chuông của chùa Thiên Tứ.
Quách Tùng Phong
Ngày 20/9/2008 chúng tôi hội tụ nhau tại chùa Thiên Tứ nơi
Hòn Đất để tham dự ngày tưởng nhớ 100 ngày mất của Lê Triều Phương. Hoa sứ nở đầy
sân chùa.
Ngoài cây Sa la bạn tôi rất muốn nhìn thấy những đóa hoa sứ nở
và rụng trong vườn nhà. Trong thơ của bạn có nhiều câu thơ nói về hoa sứ:
Đầy thềm hoa rụng bóng xuân
Gạch sân chùa trải ửng hồng nắng mai.
(Gió Sớm Sân Chùa)
Gạch sân chùa trải ửng hồng nắng mai.
(Gió Sớm Sân Chùa)
Xin chào chị Mâm xôi
Xin chào anh Hoa sứ
Tôi không là ong bướm
Chỉ làn sương ảo mờ
Cùng ngắm nắng ban sơ
Cuối mùa đông tuyệt diệu.
(Xin Chào)
Xin chào anh Hoa sứ
Tôi không là ong bướm
Chỉ làn sương ảo mờ
Cùng ngắm nắng ban sơ
Cuối mùa đông tuyệt diệu.
(Xin Chào)
Hơn thế nữa, khu vườn nơi quê hương Thuận Hòa của bạn có một
cây hoa sứ trắng, tốt tươi. Lá xanh đậm, hoa trắng nở đầy cành và rụng trắng
trên nền cỏ. Cây hoa sứ lên xanh tốt. Nơi khu vườn có hai mộ song thân Triều
Phương an nghĩ. Tại khu vườn có một ngôi nhà nhỏ được người cháu út chăm lo,
gìn giữ. Mỗi khi về thăm nhà khu vườn này thường xuyên có mặt của Triều Phương
và cây sứ là nơi chàng ngồi ẩn tránh bóng trưa để ngồi ngắm nhìn quan cảnh
trong vườn. Để cho lòng bớt nhớ đến hương vườn cũ bạn tôi đã thầm ước muốn chiết
một cành sứ của vườn nhà vào trông nơi vườn nhà mới. Một thời gian sau lòng
mong muốn này được gia đình thực hiện. Sống cùng bạn được hai tuần, chúng tôi lại
phải về Nha Trang dưỡng bệnh.
Chiều ngày 14 tháng 11 năm 2007 chúng tôi được chị Thanh Trúc
báo tin anh Lê Triều Phương bệnh trở nặng. Nhập viện rồi xuất viện. Sáng 15
chúng tôi qua chùa Từ Tôn Hòn Đỏ nhờ sư Chúc Minh tổ chức một buổi kinh cầu an
cho bạn. Sau buổi lễ, thầy Chúc Minh khi biết được chúng tôi sẽ vào Sài Gòn
thăm anh Lê Triều Phương bèn giúp tôi liên hệ với sư Thích Huệ Thành tức Đồng Đạo
trụ trì chùa An Linh phường Thạnh Lộc quận 12 thành phố Hồ Chí Minh nhờ sư tổ
chức việc cầu an tại nhà cho nhà thơ Lê Triều Phương. Tại Sài Gòn ngay tối hôm
đó sư Đồng Đạo đã đến thăm và tổ chức ngay một buổi cầu an tại nhà anh Lê Triều
Phương.
Sáng hôm sau chúng tôi vào đến Sài Gòn. Sau khi thăm nhà thơ
chúng tôi đến ngay chùa An Linh và được nghe thầy Đồng Đạo kể về mối thiện
duyên giữa thầy và nhà thơ:
Sư Đồng Đạo nguyên tu tại chùa Kỳ Viên trên núi Sinh Trung
sau lại vào tu trong Nam. Việc trụ trì tại chùa An Linh là một kỳ duyên. Chùa
đã trải qua nhiều sư trụ trì song mãi đến khi sư Đồng Đạo đến mới có duyên trụ
trì bền vững.
Tại Nha Trang sư Đồng Đạo quen thân với sư Thích Phước An.
Trong một dịp về thăm xứ Trầm Hương, sư Đồng Đạo được sư Phước An tặng cuốn
kinh Nhập Bồ Tát Hạnh do Nguyên Hiển dịch và Lê Triều Phương hiệu
đính. Sau khi đọc xong, sư Đồng Đạo nhận thức có sự uyên bác và tấm lòng của Lê
Triều Phương đối với hạnh Bồ Tát. Đồng thời sư cũng được sư Phước An tặng cuốn
sách Quách Tấn thiên nhiên và quê hương của các tác giả Trần thị
Phong Hương, Thích Phước An, Trúc Như, Quách Tùng Phong và Lê Triều Phương.
Chiều ngày 15 trong khi đang đọc cuốn Quách Tấn thiên
nhiên và quê hương đến đoạn Lê Triều Phương viết về Hoa thì sư Đồng Đạo nhận
được điện thoại của sư Chúc Minh và chúng tôi về việc nhờ tổ chức cầu an cho
nhà thơ Lê Triều Phương. Vì có sự trùng hợp lạ lùng này cho nên sư Đồng Đạo xem
việc đến với Lê Triều Phương là một duyên hạnh ngộ. Ngay tối hôm đó sư Đồng Đạo
đến thăm nhà thơ Lê Triều Phương và tổ chức ngay lể cầu an cho nhà thơ. Sau đó
là liên tiếp trong 9 ngày, đêm nào sư Đồng Đạo cũng cùng chư vị tăng ni cũng đến
cầu an cho nhà thơ Lê Triều Phương. Cơn bệnh hiểm nghèo đã đi qua.
Nhân trong hai ngày mười bốn và rằm tháng 10 năm Tân Hợi chùa
An Linh có tổ chức hai ngày lập trai đàn giảng kinh cho các đệ tử trong vùng,
chúng tôi có đến tham gia và nhận được sự vô cùng ưu ái của thượng tọa trụ trì
đối với một bức tranh thư pháp của nhà thơ Lê Triều Phương. Đó là tranh thư
pháp bài thơ Lòng Hoa.
Nụ Hôn Đầu
Sau khi ấn hành tập Nhập Hạnh Bồ Tát (2007) anh bạn tôi có
đưa cho tôi xem một đoạn hồi ký viết về cuộc tình của bạn bên Đức. Tập văn chỉ
gọn có 15 trang, Đọc xong tôi góp ý là bạn nên viết kỷ hơn, chi tiết hơn về cuộc
tình này và chỉ chuyên về đời sống sinh hoạt của bạn trên nước Đức và duy nhất
chỉ viết kỹ về mối tình của bạn và Thanh Trúc. Thế là bạn dồn hết mọi tâm trí
vào việc viết hồi ký. Mỗi khi viết xong một đoạn bạn lại chuyển cho tôi xem và
tôi góp ý nơi nào cần viết thêm các chi tiết cho đầy đủ và nhất là cho độc giả
thấy rõ được hoàn cảnh của sinh viên Việt Nam du học bên Đức cũng như các quan
cảnh thiên nhiên đã được phân bố và thiết kế cho hợp với môi trường, Bạn tôi viết
tập hồi ký này một cách say mê và cuối cùng đã hoàn tất trong một thời gian ngắn.
(Tháng 9 năm 2007 sách được NXB Hội Nhà Văn ấn hành)
Ban đầu tập hồi ký có tựa đề là Mối Tình của Triều Phương và
Thanh Trúc. Chúng tôi sau khi thảo luận đã nhất trí là đề tập hồi ký có tính
cách cá biệt cho nên đổi lại là Nụ Hôn Đầu. Sở dĩ lấy tên là Nụ Hôn Đầu vì
trong tập có câu chuyện hai dòng sông Verra và Fulda gặp nhau để tạo thành con
sông rộng lớn là Weser tại miền Bắc nước Đức. Đoạn văn đó như sau:
Nụ Hôn Của Đôi Dòng Sông
Chúng tôi đến "Tảng đá Werser". Tảng đá được dựng
trên bờ nơi hội tụ của ba dòng sông :Werra, Fulda và Weser. Nói khác hơn là được
dựng tại vị trí phát nguồn của sông Weser. Nó không có gì đặc biệt, song trở
nên nổi tiếng nhờ một bài thơ được khắc lên đó:
Wo Werra sich und Fulda knessen Sie ihre Namen buessen
mussen, Und hier entsteht durch diesen Kuss Deutsch bis zum Meer der Weser
Fluss. Hann. Muenden, den 31. Juli 1899
(Tạm dịch: Nơi mà Werra và Fulda ôm nhau hôn, chúng đành chịu
phạt phải đánh mất tên mình. Và ngay tại nơi đây, qua nụ hôn này mà dòng Weser
phát sinh chảy xuyên nước Đức đến tận đại dương. Han. Muenden, ngày 31.07.1899)
Trước tiên là khung cảnh thiên nhiên, nơi hai dòng sông Werra
và Fulda gặp nhau. Nước của hai dòng sông quyện lấy nhau và cùng tạo thành một
dòng sông khách tên là Weser to lớn hơn chạy xuyên qua nước Đức để nhập vào đại
dương.
Thanh Trúc có thấy dòng sông Weser là sự tổng hợp của hai
dòng sông kia hay không? Đó là tuy một mà hai và tuy hai mà một
Bài thơ còn mang ý nghĩa của một nhân sinh quan vô cùng cao
quý là hy sinh cá nhân mình cho đại thể trong hoàn cảnh và điều kiện tồn tại mới.
Tuy nhiên trong sự hy sinh này cá thể không mất đi mà còn cao đẹp trong sự tạo
dựng chung cho đất nước này. Hai con sông hôn nhau vì tự nhiên, vì tình yêu
tiên nhiên. Sự gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh mới, trong niềm yêu thương hội nhập ấy,
đôi dòng sông chấp nhận sự mất tên của mình, để ngay tại nơi gặp gỡ này nhận lấy
một cái tên mới Weser. Dẫu vậy, tên Werra và Fulda vẫn tiếp tục tồn tại trong
cá nhân với hoàn cảnh và điều kiện khác của mình Linh hồn của Weser vẫn là
Werra và Fulda.
Tình yêu hiến dâng hoàn toàn quên mình là bản chất những mối
tình đẹp, những mối tình để mãi sự triều mến và ước ao cho những tâm hồn biết
thưởng thức tình yêu trang lứa. Ai cũng muốn có tên và tên mình vĩnh viễn theo
mình, song ở đây đôi dòng sông đã chịu mất tên vì một nụ hôn bỡi vì nụ hôn kia
là nguồn hạnh phúc vĩ đại hơn cả thần tiên!.
[1] Zusammenfluss von Werra und Fulda - der Weserursprung
(Link: http://de.wiktionary.org/wiki/Weser)
Nụ Hôn Đầu được ấn hành và phân phối cho các thư viện
trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thật là một diễm phúc cho một nhà văn mới có sáng tác.
Tuy nhiên tác phẩm Nụ Hôn Đầu rất xứng đáng là một tác phẩm hay vì đã nói lên
được tình hình của một du học sinh trong giai đoạn đất nước có chiến tranh, tâm
trạng của một thanh niên đứng bên lề chiến cuộc.
Trong thời gian bạn tỉnh dưỡng tại Thạnh Lộc chúng tôi, anh
Trúc Như và tôi luôn luôn có mặt để cùng chung với bạn vui những ngày vui cuối
cùng của đời bạn. Cho nên khi bạn viết xong Hồi ký Nụ Hôn Đầu thì chúng tôi đều
tham gia viết những bài bình tạm gọi là góp bút. Hình năm anh em chúng tôi chụp
chung tại Thạnh Lộc cũng hao hao giống như hình chúng tôi chụp khi về thăm núi
Yên Tử. Thời gian chúng tôi sống bên nhau như anh em trong một nhà cùng chung một
niềm vui với văn chương. Chính thời gian này mà Lê Triều Phương sáng tác rất
nhiều. Ngoài hai tập Hồi ký Nụ Hôn Đầu, Thơ Lê Triều Phương, bạn còn viết chung
với chúng tôi tập Quách Tấn: Thiên Nhiên và Quê Hương và viết tóm lược tập
kinh Nhập Hạnh Bồ Tát. Ngoài ra tôi cũng đã thu băng được những câu chuyện của
Triều Phương về cuộc đời của mẹ Tâm, công việc lập hội của cuộc đời nơi hải ngoại,
bình thơ Quách Tấn, và nói về tình bạn giữa tôi và Triều Phương. Hôm nay ngồi mở
lại các cuộn băng thu âm, tiếng của bạn vẫn còn vang vọng như thuở nào.
Tham luận về Quách Tấn (lần cuối)
Ngày 21 tháng 12 năm 2007 là ngày giổ lần thứ 15 của thân phụ
tôi mà cũng là thầy của Lê Triều Phương. Chúng tôi phối hợp với tạp chí Xưa Và
Nay tổ chức tại trụ sở tòa soạn tạp chí tại Thành Phố Hồ Chí Minh một buổi tưởng
niệm gồm các bạn hữu và thân nhân các nhà thơ Chế Lan Viên, Bích Khê, Yến Lan.
Buổi họp mặt dự trù có mặt của vợ chồng Lê Triều Phương song đến giờ chót Lê
Triều Phương phải nhập viện nên nhà thơ chỉ gởi đến bài "Trần Gian Gởi lại"
dự định đọc trong buổi họp mặt. Bài tham luận này được tạp chí Văn Hóa Phật
Giáo đăng tải vào số 61 ngày 1-7 2008. Nguyên văn như sau:
Trần gian để lại...
Một mai ba tấc đất vùi
Trần gian gởi lại nụ cười cho hoa.
Trần gian để lại... là đề tài mà chúng tôi muốn trình bày với
quý vị về đôi điều tâm sự của thi sĩ Quách Tấn đã gây cho tôi nhiều xúc động và
suy nghĩ nhất. Trần gian để lại... được rút từ câu thơ "Trần gian để lại nụ cười cho
hoa". Có phải Quách Tấn chỉ để cho trần gian duy có một nụ cười cho hoa?
Chắc chắn là không! Quách Tấn đã để lại cho trần gian nhiều thứ lắm chứ. Nào là
gia tài văn thơ đồ sộ với 22 tác phẩm thơ, thơ dịch và 35 tác phẩm văn xuôi,
trong đó có những tác phẩm gồm có 2-4 tập hơn cả nghìn trang. Nào là quan niệm
về văn thơ, về kinh nghiệm sống trong thời chiến tranh, về quê hương v.v... Nhưng tại sao Quách Tấn mong để lại nụ cười cho hoa trước khi đựơc chôn trong
lòng đất?
Từ vùi trong câu Một mai ba tấc đất vùi nghe sao mà đau xót
cho một số phận của một nhà thơ. Và Trần gian để lại nụ cười cho hoa có thể gây
cho người đọc một thoáng cao ngạo nào đó ẩn hiện trong câu thơ.
Bất cứ một câu thơ, một bài thơ nào cũng được sự cảm nhận, sự
đánh giá và phê phán từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng tôi chỉ xin được phép giới
thiệu hai câu thơ ấy như một trong những chìa khoá quan trọng để mở cửa đi vào
một phần nào tâm sự hay nói chính xác hơn là đi vào tư tưởng và đời sống tâm
linh của Quách Tấn. Đó là 2 trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá tầm
vóc quốc tế của thi nhân và văn nhân.
Thứ nhất, chúng tôi xin nói đến hoàn cảnh chiến tranh đã diễn
ra trên quê hương thân yêu của chúng ta. Chúng tôi gọi đó là một "hoàn cảnh
lớn" khó mấy ai thoát khỏi. Bởi vì sự càn quét của nó tương tự như mùa thu
vùng ôn đới. Hoa, lá đều phải lìa cành. Chết chóc, tang thương, khổ đau, nghi
ngờ, thù hận ảnh hưởng sâu sắc vào tâm thức, tư duy và cách hành xử của con người.
Quách Tấn đã chia sẻ tất cả những gì mà toàn thể dân tộc phải
trải qua. Ông đã mất mát và thiệt thòi. Chiến tranh đã cướp mất người con trai
thân yêu của ông. Ông đã khái quát hoá nó là thời loạn mà kiếp nam nhi không thể
nào tránh như bài Khóc con IV đã ghi:
"Không nói lòng đau khổ
Nói, không nói được gì
Canh tàn nằm nuốt lệ
Thời loạn kiếp nam nhi."
(Giọt Trăng)
Nói, không nói được gì
Canh tàn nằm nuốt lệ
Thời loạn kiếp nam nhi."
(Giọt Trăng)
Chính thuốc khai quang, theo Hồi ký của ông, đã giết chết cây
mận vô cùng thương quý của ông, một bảo vật của ông. Sân rợp bóng mận là nơi
đoàn tụ hạnh phúc của gia đình, là nơi sum họp ấm cúng với bạn bè tri âm tri kỷ:
Sân không còn bóng mận
Buồn ngập ánh trăng thanh
(Tình Mận - Giọt Trăng)
Buồn ngập ánh trăng thanh
(Tình Mận - Giọt Trăng)
Là lời than mang nỗi buồn da diết.
Thứ hai, cũng như bao nghệ sĩ khác đời sống tình cảm của
Quách Tấn vô cùng bén nhạy. Sân mận không còn nữa và đau xót thay cho cảnh:
Lui cui ngày vắng tiếp đêm dài
Chuyện vãn khi buồn chẳng có ai.
Bè bạn mỗi người đi mỗi ngã
Anh em ba đứa ở ba nơi.
(Thư Hoài, Phấn Bướm Còn Vương)
Chuyện vãn khi buồn chẳng có ai.
Bè bạn mỗi người đi mỗi ngã
Anh em ba đứa ở ba nơi.
(Thư Hoài, Phấn Bướm Còn Vương)
Và, mỗi một người bạn ra đi là mất đi một con người tin cậy để
gởi gấm tâm sự, mất đi một mái ấm che đỡ gió sương:
Bốn trụ tinh thần gãy một rồi
Thương lòng nhau quá Lộc Đình ơi!
Còn đâu những bức thư đầm ấm
Che bớt phong sương lúc trở trời.
(Khóc Lộc Đình, Xuân Còn Rơi Rớt)
Thương lòng nhau quá Lộc Đình ơi!
Còn đâu những bức thư đầm ấm
Che bớt phong sương lúc trở trời.
(Khóc Lộc Đình, Xuân Còn Rơi Rớt)
Thứ ba, chúng ta có thể hỏi: bạn tri âm tri kỷ vốn khó kiếm,
nhưng Quách Tấn không tìm thấy tình người và niềm vui nơi những bạn giao lưu
thông thường hay sao?
Có, có chứ. Nếu tìm được tình người và niềm vui nơi những bạn
giao lưu thông thường thì đã là diễm phúc rồi. Nhưng Quách Tấn đã gặp phải bao
nhiêu cảnh não lòng (Trắng Mộng Hoa Lê, Xuân Còn rơi Rớt) trong sự giao
du:
Người mong đến không đến
Người đến lại không mong
(Cô Quạnh, Cánh Chim Thu)
Người đến lại không mong
(Cô Quạnh, Cánh Chim Thu)
Từ nay tránh bớt khách xa gần
Khỏi sợ phiền người khỏi lụy thân.
Dù chẳng phải chiên dù chẳng ghẻ
Biết ai là ngụy biết ai chân.
(Tránh Khách, Phấn Bướm Còn Vương)
Khỏi sợ phiền người khỏi lụy thân.
Dù chẳng phải chiên dù chẳng ghẻ
Biết ai là ngụy biết ai chân.
(Tránh Khách, Phấn Bướm Còn Vương)
Từ "chiên" trong câu "Dù chẳng phải chiên dù
chẳng ghẻ" chỉ có thể hiểu như một điển tích" riêng dành cho một hoàn
cảnh vô cùng éo le, bị nghi ngờ đeo đuổi dai dẳng và hàm oan chỉ có trời cao mới
biết:
Giá lẫn vàng thau khôn biện bạch
Tình chung non nước có cao xanh
(Khúc Đường Quanh, Phấn Bướm Còn Vương)
Tình chung non nước có cao xanh
(Khúc Đường Quanh, Phấn Bướm Còn Vương)
Cao xanh thì xa vợi, nhưng không có cao xanh, không có chỗ rỗng
không mù mịt ấy thì cũng chẳng có non nuớc. Nó là chân lý cuối cùng và huyền
nhiệm theo chân lý tuyệt đối của nhà Phật. Non chỉ có thể nhú lên và vươn cao,
nước chỉ có thể chảy và luân lưu nếu không có chỗ rỗng ấy. Có và không tuy dưới
con mắt bình thường, theo chân lý tương đối của nhà Phật, là hai thực thể đối
nghịch, song mất một trong hai thì không có vũ trụ này.
Giả và chân, biện bạch và khôn biện bạch là hai mặt của cuộc
đời. Cái "tình chung non nước", theo thế thường, thì non không thể hiểu
được mà nước cũng chẳng nhận ra. Chỉ có cao xanh huyền nhiệm mới thấy rõ. Quách
Tấn đã nhận rằng mình có chịu ảnh hưởng của Đạo Phật. Vì vậy, dù "tuổi già
thêm tịch mịch" đi nữa ông vẫn chấp nhận làm "thân cô nhạn".
Trước hết là ra ngoài cái dòng sông thế sự trôi ngoài áng mây (Trôi ngoài, Giàn
Hoa Lý) Ngoảnh lại bao bức xúc của mình trước cảnh tướng tá "lì da mặt"
để chỉ nghĩ đến "bầu cơm nặng khúc thân". Quách Tấn không còn muốn
phê phán nữa:
Xưa kia tướng tá gội phong trần
Tướng tá rày lo hưởng thú xuân
Mây vút lâu đài xương chiến sĩ
Hương tràn yến tiệc mỡ lương dân.
(Tướng Tá, Tiếng Vàng Khô)
Tướng tá rày lo hưởng thú xuân
Mây vút lâu đài xương chiến sĩ
Hương tràn yến tiệc mỡ lương dân.
(Tướng Tá, Tiếng Vàng Khô)
Tuy ông không còn muốn tranh danh đoạt lợi để tránh những kẻ
có thể làm cho mình phiền não, song không vì vậy mà tự làm tường lũy ngăn cách
mình với người:
Danh lợi mình không tranh với ai
Vườn không rào kín ngõ không cài
Sân lồng gió biển cháu kèo mận
Hiên ngát hương trời ông thưởng mai
(Xuân Riêng,Tiếng Vàng Khô)
Vườn không rào kín ngõ không cài
Sân lồng gió biển cháu kèo mận
Hiên ngát hương trời ông thưởng mai
(Xuân Riêng,Tiếng Vàng Khô)
Quách Tấn ngày càng rõ rằng:
Có mình đời chẳng hơn chi.
Không mình cũng chẳng thiệt gì đến ai
Rừng chim một nhánh hôm mai
Dòng sông thế sự trôi ngoài áng mây.
(Trôi Ngoài, Cánh Chim Thu \)
Không mình cũng chẳng thiệt gì đến ai
Rừng chim một nhánh hôm mai
Dòng sông thế sự trôi ngoài áng mây.
(Trôi Ngoài, Cánh Chim Thu \)
Quách Tấn đã muốn nhìn sự thật bằng chính con mắt của mình,
không nhìn cuộc đời qua sử sách, qua thông tin được ghi trên giấy hiện ra mờ tỏ
dưới ánh sáng ngọn hàn đăng. Ông đã dùng biểu tượng "tháo kính" để
nói lên tư tưởng loại bỏ cái cách nhìn gián tiếp, không chân thật, không lập
qua một lăng kính nào. Ông muốn nhận thấy và nhận thức với con mắt uyên nguyên
của mình để có thể đi vào bản chất của sự vật của chính nó. Quách Tấn muốn vươn
lên khỏi chân lý thế gian để tiến đến chân lý vĩnh hằng. Ông vẫn ý thức rằng
mình chưa tắm gội được trong ánh hào quang của trăng và thấy đủ mãn nguyện khi
chỉ cảm nhận trực tiếp được qua đôi giọt trăng:
Nghìn xưa trang giấy lật
Hiu hắt ngọn hàn đăng
Tháo kính ra thềm đứng
Cành rơi đôi giọt trăng.
(Tháo kính, Giọt Trăng)
Hiu hắt ngọn hàn đăng
Tháo kính ra thềm đứng
Cành rơi đôi giọt trăng.
(Tháo kính, Giọt Trăng)
Để cúng dường ngày Phật đản, Quách Tấn đã nhận thấy mình vẫn
còn vô minh tức là vẫn chưa nhận thức được sự thật như nó là. Vẫn còn:
Chờn vờn nẻo bướm canh canh mộng.
Quằn quại lòng dâu kiếp kiếp tơ
(Hồi Hướng, Tiếng Vàng Khô)
Quằn quại lòng dâu kiếp kiếp tơ
(Hồi Hướng, Tiếng Vàng Khô)
Khi nhận thức được mình là con thuyền lênh đênh trên biển thức,
thức tỉnh được mình quanh quẩn với bước vong vơ Quách Tấn đã cảm được mình có duyên
thấy được hoa đàm nở. Và Quách Tấn hứa hẹn rằng dù không là Phật tử Quách Tấn vẫn
khẳng định rằng thơ phải đạt được đạo của chân của thiện và của mỹ
Phước duyên được thấy hoa đàm nở
Lòng đạo nguyền dâng trọn ý thơ
(Hồi Hướng, Tiếng Vàng Khô)
Lòng đạo nguyền dâng trọn ý thơ
(Hồi Hướng, Tiếng Vàng Khô)
Đạo của thơ Quách Tấn là đạo mà Quách Tấn tu dưỡng rất nghiêm
nhặt. Về mặt hình thức của thơ Quách Tấn không chạy theo trường thơ mới. Nhiều kẻ
đã gọi ông là kẻ cứng đầu không biết chạy theo thời, ông thấy rất rõ tất cả bạn
bè đều ùn ùn tiến theo con đường thơ mới ông ý thức rằng: "thơ lỗi thời
văn chẳng thích thời" nhưng ông vẫn "ngày ngày cặm cụi viết không
thôi". (Viết Văn, Xuân còn Rơi Rớt) Nhưng ông thà chịu dại để : Không thay
nết thật thà (Tùy Ngộ, Xuân Còn Rơi Rớt)
Người ta xen vào thời thơ mới hàng văn nhân thi sĩ hầu như là
vẫn mặc cái áo cũ rích chật hẹp bó sát con tim, bó sát tư duy, tư tưởng bay
lên.
Nhưng chúng tôi càng được học thêm về thơ văn càng nhận thấy
rằng nhà thơ nhà văn cũng như nhà trình diễn nghệ thuật phải dày công học tập
và hàm dưỡng về kỷ thuật. Chính nhờ sự hàm dưỡng và tôi luyện, nhà nghệ sĩ đã
đưa vào kỷ thuật trí tuệ và nội lực của mình vào giây đàn tiếng nhạc để rồi sự
trình diển nghệ thuật như một sáng tạp tuyệt vời mà không có bất cứ một thầy
nào có thể truyền đạt. Đạo Phật coi sự bừng lên này là trí vô sư (một trí tuệ
không có thầy dạy). Những ai học và nhuần nhuyển về tư duy sáng tạo đều hiểu
rõ. Kỷ thuật càng cao thì càng có thể truyền đạt được nhiều chất liệu càng
chính xác. Với cái áo chật hẹp của luật thơ Đường thì khi đã thể nhập được vào
thi pháp thì ta có thể dể dàng diển tả ý tưởng tình cảm tâm linh của mình sao
cho chính xác như trí tuệ và tâm tưởng của mình quyện nhập vào nhau thành tác
phẩm nghệ thuật. Những năm gần đây thơ Đương luật đã chẳng lại nở rộ trên quê
hương chúng ta đó sao. Quách Tấn đã không chạy theo cái mới nếu mình không thấy
đó là một hình thức sáng tạo mới mà chỉ là một hình thức đã được lập trình ở
đâu đó. Vậy thì thế nào là tiến bộ, thế nào là lỗi thời.
Về mặt tư tưởng và tâm linh chúng không thể cất cánh bay bổng
nếu chúng ta không siêu vượt lên mọi hình thức.
Thơ là Đạo thì hiển nhiên Quách Tấn đã làm thơ với tâm hồn
trang trọng nghiêm túc trong trầm tư tỉnh lặng như khi suy ngiệm về một bài
kinh. Bỡi vậy Quách Tấn khẳng định rằng trước khi cầm bút chấm vào mực
QuáchTấn đã chấm vào máu của mình. Ôi một nhà thơ như vậy làm sao không thể nhập
vào với thơ, với tình thơ, với hương sắc, với tất cả sự thâm sâu của nó. Đối tượng
của tỉnh lặng không phải là sự ồn ào suốt ngày của máy thu thanh, của xe cộ
chay trên đường, của máy bay ào ào xé không gian mà chính là cái vẻ đẹp uyên
nguyên của thiên nhiên dù cho đơn sơ mộc mạc chơn chất như thế nào chăng nữa:
Cảm ơn... ông hàng xóm
Ngừng mở máy thu thanh
Ngừng mở máy thu thanh
Trong tỉnh lặng của không gian và tâm hồn mọi sự vật hiện ra
mọi sự vật kỳ bì mà một tâm hồn bình thường không thể cảm nhận nổi, QuáchTấn đã
để lòng giao thoa với nụ hoa với con sâu với cánh se sẻ với cánh én với hoa
xoài với đá với cây u nần. Chúng là nguyên bản của đất trời chúng đã nhận sự
chiếu rọi và giao thoa trở lại để hiện lên vẻ đẹp phi thường và chúng thể nghệm
chớ không cắt nghĩa được. Đó là chân lý vĩnh hằng. Bởi vậy:
Nước mây hằng tự tại
Vàng đá chẳng vô tri.
Vàng đá chẳng vô tri.
Đó không phải là cảm nghỉ bình thường để có thể biếu lộ được
tính chất triết lý và tâm linh trong tâm tư của thi sĩ. Trong Nước Non Bình Định,
Quách Tấn đã viết "đá cũng biết cúi đầu đảnh lễ... Cũng trong sách ấy,
Quách Tấn đã trang trọng ngắm hoa xoài... Ngắm bằng mắt, bằng tai, bằng lưỡi, bằng
xúc cảm, bằng tâm linh và Quách Tấn đã dẫn được cái đẹp tuyệt vời mà ít ai viết
đến :
... "Hoa xoài ngắm từng nhánh không đẹp, ngắm cả cành
cũng không đẹp, ngắm cả cây cũng chưa thấy đẹp. Muốn thấy rõ vẻ đẹp của hoa
xoài phải ngắm cả rừng hoa. Và không đâu có thể thưởng thức đầy đủ bằng lúc
xoài ra hoa (tháng chạp, tháng giêng âm lịch)... Trước mặt chúng ta một màu vàng
linh động, dính liền với sắc trời xanh. Không có một màu nào khác (cho đến cả
màu xanh của lá) lẫn lộn vào. Đó là đồng lúa chín của miền lục tỉnh trong Nam?
Không, vì sắc lúa chín vàng đậm, còn màu hoa xoài vàng tươi. Đó là rừng hoa hoè
nở hạ? Không, vì hoa hòe không có mùi hương. Đó là rừng huỳnh cúc, rừng huỳnh
mai? Có thể ví được. Chỉ khác là hương cúc lành lạnh đăng đắng, hương mai dìu dịu
và chỉ thoảng qua. Còn hương hoa xoài thì mùi lờn lợt nhưng vị lại ngòn ngọt,
bay vào mũi rồi thấm lần xuống cổ, khiến khi đứng ngắm hoa xoài, nhản, nhỉ, tỷ,
thiệt, ý... của chúng ta đều chung hưởng thú.
(Nước non Bình Định, NXB Thanh Niên (tái bản),
TP HCM 1999, trang 99).
(Nước non Bình Định, NXB Thanh Niên (tái bản),
TP HCM 1999, trang 99).
Quách Tấn đã đãi ngộ thiên nhiên như một người bạn tri âm và
thiên nhiên cũng trao tặng lại tình thông cảm của mình.
Tuy không người đối bóng
Bầy én bạn tương tri
(Vàng Ngập Bến, Mây Cổ Tháp).
Bầy én bạn tương tri
(Vàng Ngập Bến, Mây Cổ Tháp).
Gió đã đưa hương sen phủ đầy thuyền, một con thuyền của dòng
thơ Đường luật, một con thuyền của sự xoá bỏ những mây giăng lớp lớp nhân
tình. Bởi vậy khi thức dậy vào buổi bình minh hương sen và hoa sen đã trao trọn
hương sắc của mình cho tác giả:
Đó là một ngày mới khinh an với sắc hương tinh khiết Đó là bắt
đầu của một kiếp mới rạng rở thơm tho Đó là ánh vàng của "mai vàng bên giếng
chửa quên xuân".
Khi bè bạn "mỗi người đi mỗi ngã", "anh em ba
đứa ở ba nơi" thì có nỗi buồn nào sâu sắc hơn là nỗi buồn không được sum họp.
Khi ngoãnh lại tình người đã tặng cho mình trong cơn thất thế:
Có việc chớ mong nhờ kẻ trí
Sa cơ đành chiu gánh phần ngu
(Bóng Tang Du, Phấn Bướm Còn Vương)
Sa cơ đành chiu gánh phần ngu
(Bóng Tang Du, Phấn Bướm Còn Vương)
Khi tác giả đã lấy thơ làm đạo để tu dưỡng thì ý thức rằng dù
có lo buồn gì đi nữa thì nỗi buồn thể thái chẳng làm được gì, tham gia được gì
và chẵng lẽ để mình trầm lắng vào nỗi trầm cảm không biết vui với cái vui của
người với cái vui của cuộc đời:
Vui buồn nghỉ chẳng ích chi
Đời còn vui được ta thì cứ vui
Đời còn vui được ta thì cứ vui
Đó là tư tưởng lạc quan tin tưởng vào cuộc đời hạnh phúc và
mai sau khi bị vùi vào lòng đất thì nụ cười là biểu tưởng của hạnh phúc khi
Quách Tấn trao lại cho hoa bỡi vì "người nay còn chửa hiểu mình thì người
sau đâu dể thấu tình người nay"... Để lại hoa cho trần thế hiểu mình thì
chỉ là một hành động không đem cho mình tươi vui và cho người hạnh phúc. Hoa là
một biểu tượng cho tinh hoa vũ trụ có mặt trên mọi kinh tuyến vĩ tuyến trên đầu
non, bên bờ hồ cạnh dòng sông và có cả hoa trong lòng biển. Hoa có tàn nhưng
không tận luôn luôn hiện diện theo sự tuần hoàn của vũ trụ. Sắc đẹp muôn màu vẫn
không hề thay đổi và làn hương thanh thoát vẫn không bao giờ đổi thay và sự
vĩnh hằng tươi đẹp đã trao lại cho những ai cảm được hoa sống với hoa giao thoa
với hoa để cùng hoà quyện vời nhau thì đó là sự vĩnh hằng trong vũ trụ. Quách Tấn
không kiêu ngạo khi trao nụ cười cho hoa. Đó là tư tưởng sống đã vượt lên mức độ
bình thường để đi vào vĩnh cửu:
Về con sâu cửu
Hoa mướp trải huỳnh kim
Châu thân trùm phí thúy
Đôi mắt ngời kim cương
mộng trên cành dạ lý hương.
Châu thân trùm phí thúy
Đôi mắt ngời kim cương
mộng trên cành dạ lý hương.
Sương lá nghe được tiếng kinh cũng vọng lại. Thiên nhiên đã
giao thoa với lời cầu và phản hồi lại tâm cầu nguyện. Hoa khế đã nhỏ lệ vì cảm
thông:
Sương lá vọng lời kinh
Thương thân ai thương mình
Sụt sùi hoa khế rụng
Đêm rựng ánh bình minh.
Thương thân ai thương mình
Sụt sùi hoa khế rụng
Đêm rựng ánh bình minh.
Nơi đây chúng tôi mở vòng ngoặc để báo hiệu tại sao Quách Tấn
tìm thấy ở hoa, lá, chim muôn là người bạn tri âm... Vì yêu thiên nhiên nên
Quách Tấn tự nguyện làm một nhà đạo đức để khuyên các em bé đừng sát hại con
chim chớp mào bởi vì nó đã tô đẹp cho thiên nhiên cho nên:
Em nỡ nào
Đánh con chóp mào
Em nỡ nào.
Đánh con chóp mào
Em nỡ nào.
Quách Tấn không những nghỉ đến con chim mà còn nhớ đến:
Bầy con nhỏ
Nằm há mỏ chờ mong mẹ về...
Hình ảnh này ta cũng bắt gặp trong bài
Hởi anh trương ná dừng tay lại
Cửa tổ chim con ngóng mẹ về.
Nằm há mỏ chờ mong mẹ về...
Hình ảnh này ta cũng bắt gặp trong bài
Hởi anh trương ná dừng tay lại
Cửa tổ chim con ngóng mẹ về.
Tác giả đã thực hành đúng nguyên tắc bảo vệ thiên nhiên và bảo
vệ môi trường mà chúng tôi đã được học. Kinh tế phát triến, xã hội bền vững còn
phải bảo vệ thiên nhiên. Đó là 4 trụ để bảo vệ đời sống. Thiếu đạo đức là thiếu
sự quan tâm đến thiên nhiên và sống theo một bộ luật bảo vệ thiên nhiên và môi
trường: Để bảo vệ thiên nhiên, Quách Tấn chẳng những chỉ thương hoa lá, chim
muôn, núi non hồ biển mà còn dám chịu trách nhiệm ngăn chận bàn tay vô ý thức
chỉ muốn lợi riêng cho mình. Ý thức hành động yêu thương sự vật Quách Tấn luôn
luôn trồng hoa mặc dù biết rằng:
Hoa không ấm cật no lòng
Người trồng bắp lúa ta trồng hoa thơm
Khi đời ấm áo no cơm
Hái năm ba nhánh vào đơm bàn thờ
(Trồng Hoa, Trăng Hoàng Hôn)
Người trồng bắp lúa ta trồng hoa thơm
Khi đời ấm áo no cơm
Hái năm ba nhánh vào đơm bàn thờ
(Trồng Hoa, Trăng Hoàng Hôn)
Quách Tấn khi biết rằng mình bất lực trước những cảnh tàn phá
thiên nhiên nên ông chấm dức sự nghĩ suy trên đời vì đã lệ rơi bao lần
Tình đời những khói cùng mây
Nghĩ chi cho lệ vơi đầy gió sương
(Tình Đời, Nửa Rừng Trăng Lạnh)
Nghĩ chi cho lệ vơi đầy gió sương
(Tình Đời, Nửa Rừng Trăng Lạnh)
Chúng tôi vô cùng cảm ơn ban tổ chức đã không để cho Quách Tấn
tủi với tâm sự của mình và hôm nay là một bằng chứng chỉ cho chúng ta thấy tâm
sự của Quách Tấn được soi rọi, được phân tích được đánh giá và như vậy dấu giày
của Quách Tấn để lại không phải là dấu giày rêu phong.
Xin cảm ơn ban tổ chức và các vị diển giả cùng quí vị thính
giả đến tham gia buổi tham luận về nhà thơ Quách Tấn NHÂN DỊP TƯỞNG NIỆM !5 NĂM
NGÀY MẤT NHÀ THƠ được tổ chức tại trụ sở của tạp chí Xưa và Nay. Xin trân trọng
cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày tưởng niệm 15 ngày mất của nhà thơ
Quách Tấn.
(21. 12. 1992 - 21.12.2007)
Giáo sư Tiến sĩ Lê văn Tâm
Giáo sư Tiến sĩ Lê văn Tâm
Đồng thời nhà thơ cũng gởi kèm theo một bài cảm nhận sau khi
đọc tập thi thoại Hương Vườn Cũ mới được nhà xuất Hội Nhà Văn xuất bản năm
2007:
Đọc Thi Thoại Hương Vườn Cũ của Quách Tấn.
Trong văn học Việt Nam từ trước đến nay rất nhiều ngưòi làm
thơ Đường luật nhưng lại rất ít người nghiên cứu và nói về thơ Đường luật. Thời
tiền chiến nhà văn Phan Khôi có in tập Chương Dân thi thoại, Tản Đà có nói chuyện
thơ trên báo An Nam tạp chí. Thời hậu chiến có nhà thơ Đông Hồ viết Úc Viên thi
thoại, Lãng Nhân có Giai Thoại Làng Nho và Chơi Chữ v.v... Trừ cuốn Gia Thoại
Làng Nho số trang hơi dày còn lại đều không trên 200 trang.
Riêng Quách Tấn có đến 4 tập thi thoại, mỗi tập dày trên 500
trang. Năm 2007 nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành tập thi thoại Hương Vườn Cũ và
doanh nghiệp sách Thành Nghĩa 288B An Dương Vương T.P Hồ Chí Minh phát hành.
Sách dày 843 trang có 67 chương mục gồm hầu hết các bài thơ
xưa có giá trị với thời gian cho nên được gọi là Hương Vườn Cũ.
Trong từng chương mục các nhà thơ hữu danh được bàn đến cùng
với những bài thơ đặc sắc và đặc biệt. Có nhiều chương dành riêng cho các nhà
thơ nữ như Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Đoàn thị Điểm cùng các nhà thơ
khác như Ngô Chi Lan, Phạm Lam Anh, Thường Sơn công chúa,Nguyệt Đình công chúa,
Lại Đức công chúa, Ngọc Hân công chúa, Nguyễn thị Ngọc Vinh, Trương Quỳnh Như,
Trương Thượng Hòa, Nguyễn thị Du, Hoàng Vinh Vĩnh, Trương thị Ngọc Chữ, bà Bang
Nhãn, bà Sương Nguyệt Anh v.v...
Lại có nhiều chương nói riêng về các thi nhân vua chúa như
vua Tự Đức, Minh Mạng và các thi nhân hoàng tộc như Tương An quận vương, Tùng Thiện
vương, Tuy Lý vương cùng với các nhà thơ xứ Huế như Tôn thất Mỹ, Nguyễn Khoa
Vy, Tôn Thất Lương, Thúc Giạ Thị v.v...
Về miền Nam thì có các nhà thơ Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình
Chiểu, Tôn Thọ Tường, Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Đỗ Minh Tâm, Phan Tử Nhàn
v.v...
Về Bình Định thì có Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ, bốn cha con
nhà họ Nguyễn thôn Vân Sơn, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Diêu, Đào Tấn v.v...
Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề nghi vấn văn chương, thơ của
người này lại ghi là của người nọ và còn có nhiều nhà thơ bị mai một.
Những chương cuối sách gồm đầy đủ những nhận xét về thơ cũ và
thơ mới sự ảnh hưởng lẫn nhau và theo tôi thì chương 66 là một chương đặc biệt
nhất vì tác giả đã nêu lên bốn nhà thơ Tản Đà, Đông Hồ, Bích Khê, Hàn Mặc Tử để
có nhận xét: Đó là bốn người thơ. Cuộc đời của bốn nhà là bốn bài thơ sống vĩ đại
mà tác phẩm là những hình ảnh phản chiếu vào văn chương.
Tôi đã đọc cuốn thi thoại Hương Vườn Cũ không hề gián đoạn và
có cảm tưởng như tôi đang được ngồi nghe nhà thơ Đường Quách Tấn nói chuyện về
thơ trong một đêm trăng sáng vào giữa mùa thu.
Lê Triều Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét