“Về với mẹ”- Giọt nước mắt
Nhà thơ Ngô Đình Hải có một bài bình rất hay khi đọc bài
thơ Về với mẹ trong tập thơ “Gia ơi, đời xanh đấy!” của La Mai
Thi Gia. Cái tình của người con với mẹ, cái tình của mẹ với con được nhân lên
nhiều lần từ những rung cảm của chính một người đọc cũng từng mất mẹ sớm, khi mới
ngoài tuổi hai mươi: “… vĩnh viễn không còn cơ hội, kể cả cái cơ hội nhỏ nhoi và
hạnh phúc nhất là được thấy mẹ cười. Những nụ cười hiếm hoi, như chỉ để dành
cho con, ít thấy trên khuôn mặt có quá nhiều vết hằn của mưa nắng cuộc đời…”.
Cái có mẹ lớn lao biết chừng nào: “Có mẹ là có tất cả. Có mẹ sao mọi chuyện
dễ dàng và trôi chảy quá! Có mẹ con đường trước mặt con thênh thang. Có mẹ đi
trên đá vẫn êm, đi dưới mưa vẫn ấm. Có mẹ con như được ngồi sẵn trên một
con đò, đến bất cứ bến bờ nào con muốn!...”
Nhiều bạn yêu thơ khác cũng nghĩ như vậy khi đắm vào ngôn từ
của chính bài thơ Về với mẹ: Tình mẹ và tình con cao cả lớn lao biết
nhường nào. Nhưng khi đọc bài thơ, tôi nghĩ tác giả La Mai Thi Gia không chỉ muốn
nói về điều đó, điều quan trọng hơn, ẩn sâu dưới những âm điệu, dưới lớp vỏ
ngôn từ ấy, nhà thơ muốn chúng ta cảm nhận thêm một điều khác nữa, đó cũng là vấn
đề xuyên suốt tập “Thơ Trắng“ và “Gia ơi, đời xanh đấy!”: tính Nữ; quyền của
Người Nữ; hay nói cách khác là Nữ Quyền, là thân phận của người phụ nữ trong cuộc
sống quá khứ và hiện tại ở trên đất nước này…
Về với mẹ tên được đặt nguyên thủy
là Á Đù! nhưng khi đưa vào tập “Gia ơi, đời xanh đấy!”, vì sợ sự
nhạy cảm ngôn ngữ, La Mai Thi Gia đã đổi lại tựa thành Về với mẹ. Với
một người sinh ra ở Trung Trung Bộ, tôi cũng hơi có chút khó chịu với cái tiêu
đề có vẻ như một tiếng chửi thề “Á đù!”, nhưng với nhiều bạn thơ, họ lại thấy từ
đó rất hợp bài thơ, là một từ rất đắt và đặt đúng chỗ, để thốt lên được cái đau
đớn của người con khi nghĩ về mẹ, về cuộc đời của mẹ, của một người con Nam Bộ
khi phải đối diện với thực tế cuộc sống: “Thiệt hết chịu nỗi”, “Đời mất
mát, đau đớn quá, bất công quá!”
Bài thơ kể một câu chuyện về một gia đình có người
cha gia trưởng, nghiện ngập và vô dụng, khi giận lên mất khôn thì có thể đánh
con như đánh thù:
“Nhà tau dột từ trên dột xuống
Dột từ cha khốn đốn bần cùng
Dột trong cơn say người chồng nghiện ngập…
Dột từ cha khốn đốn bần cùng
Dột trong cơn say người chồng nghiện ngập…
“Bữa bạn xỉn, tụt quần khoe mớ sẹo
Chằng chịt bờ mông lằn nhỏ lằn to
Bạn nhếch mép, roi ba tau tuốt xác…”
Chằng chịt bờ mông lằn nhỏ lằn to
Bạn nhếch mép, roi ba tau tuốt xác…”
Ở gia đình ấy, tất cả việc mưu sinh, nuôi nấng con cái đều dồn
lên vai người mẹ:
“Bữa bạn xỉn khóc bù lu như con nít
Tau từng tưởng mẹ tau không phải đàn bà
Gạch đá vữa vôi đội đầu thoăn thoắt
Đội bốn thằng con như không có cha...”
Tau từng tưởng mẹ tau không phải đàn bà
Gạch đá vữa vôi đội đầu thoăn thoắt
Đội bốn thằng con như không có cha...”
Chỉ với một hình ảnh ẩn dụ “đội bốn thằng con” đã nói lên với
chúng ta tất cả. Người phụ nữ trong bài thơ phải gánh tất cả gánh nặng của gia
đình, và đúng hơn không chỉ “đội bốn thằng con”, mà sẽ phải “đội cả thằng cha”
nghiện ngập. Đôi khi việc “đội người chồng nghiện ngập” mới là gánh nặng nhất đối
với người đàn bà ấy…
Hình mẫu những gia đình như vậy có quá nhiều
trong xã hội Việt Nam, từ thời phong kiến “tam tòng, tứ đức”, đến “gần 100 năm dưới
ách thực dân” và đến cả bây giờ khi đã sang thế kỷ 21 văn minh. Không chỉ ở các
miền quê, mà cả ở độ thị, đâu đó trong chính nhiều gia đình gọi là trí thức,
hình ảnh một ông chồng gia trưởng vẫn còn lừng lững. Trong những gia đình ấy,
người chồng hầu như không phải làm gì, nhưng có đủ các quyền: quyền ăn, quyền
nói, quyền sai phái, dạy dỗ người khác. Người chồng luôn quần là áo lượt, bảnh
bao, ngày thong dong xóm trên xóm dưới, đàn đúm nhậu nhẹt, tối về hạch sách vợ
con, và đánh đòn trừng phạt họ. Không hiếm những ông chồng khi thua cờ bạc còn
sẵn sàng bán vợ, đợ con. Khi hết tiền tiêu thì về khảo vợ.
Những người vợ chỉ biết chịu thương, chịu khó, chịu khổ,
hy sinh tất cả vì chồng con:
“… Tau từng tưởng mẹ tau không phải đàn bà
Gạch đá vữa vôi đội đầu thoăn thoắt
Đội bốn thằng con như không có cha...”
Gạch đá vữa vôi đội đầu thoăn thoắt
Đội bốn thằng con như không có cha...”
Hay ầm thầm, cam chịu:
“Và mẹ hằng đêm đắp thuốc
khóc òa”
Có thể với nhiều người phụ nữ không hẳn là “bao dung”, mà cam chịu và nhịn nhục.
Về với mẹ làm tôi nhớ đến một người đàn bà ở xóm nghèo,
nơi một thời tôi sống. Bà có người chống chuyên cờ bạc (đá gà), có tiền thì ông
ở sới bạc, hết tiền ông uống rượu say mềm, ói ra khắp nhà và nằm nhà chơi với
kiến. Tất cả công việc nhà nông đều do tay vợ. Một đám con nheo nhóc, lít nha
lít nhít 6-7 đứa. Khi nhỏ chúng vắt kiệt bầu sữa tươi của người mẹ gầy gò. Khi
lớn chúng lại tiếp tục vắt kiệt sức khỏe, tiền bạc của bà mẹ già nua, ốm yếu.
Những đứa con gái đã đi lấy chồng, lâu lâu trở về vẫn xin tiền của bà: để may
áo mới cho con, để phụ chồng mua chiếc xe máy… Tôi chưa bao giờ thấy bà may áo
mới, đầu năm đến cuối năm chỉ mặc độc một chiếc áo màu đen cũ, bợt bạt…, không
dám ăn, không dám tiêu, mọi thứ đều để dành cho con cái… Rồi bà mất. Đám
con kéo về khóc lóc, vật vã: “Mẹ ơi, sao mẹ bỏ chúng con đi!”. Khi đó, tôi chỉ
cầu cho bà sẽ ra đi đến một thế giới khác, và sẽ được sống trong một thân phận
phụ nữ khác, thân phận của những người vợ, người mẹ hạnh phúc, no đủ và đầm ấm!...
Cái tiếng kêu “Á đù” của nhân vật chính trong bài thơ, chính
là tiếng kêu thương đau về một người mẹ đã yêu thương, nâng đỡ, bao bọc đời
mình, tiếng kêu của một đứa con về tình mẫu tử… Nhưng đó cũng là tiếng kêu đau
đớn của người con về thân phận đau khổ của người mẹ, một người phụ nữ mà cuộc đời
đã bị “phá nát bởi sự bao dung”, hay đúng hơn bị phá nát bởi đã sống trong một
hoàn cảnh do một xã hội đầy gia trưởng, một xã hội mà người phụ nữ chưa được
bình quyền và được trân trọng…
Cái tiếng “Á đù”, đau đớn tận tâm can ấy, cái tiếng kêu bật
lên trước sự phí phí của cuộc đời này đối với mẹ, sao mẹ phải khổ vậy, sao mẹ
phải nhẫn nhục vậy, sao mẹ phải hi sinh vậy, sao mẹ chấp nhận sự bất công đến vậy!… Cũng mở ra, trong tâm tưởng, trong nhận thức của chúng ta một điều khác, một
điều tuyệt vời thiêng liêng về NGƯỜI MẸ: Đó chính là tình yêu, tình yêu mênh
mông, bao dung, không đo đếm… của MẸ với những đứa con… Chính tình yêu con đã làm
cho những người mẹ chấp nhận những sự phi lý của đời này.
Và khi thấu hiểu điều đó, chúng ta sẽ Về với mẹ với
những cảm nhận đẹp hơn, đau đớn hơn, nhưng cũng thiêng liêng hơn!....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét