Các trào lưu lối sống
1. Mô hình xã hội
Mô hình là khái niệm một hình thức diễn đạt ngôn ngữ mang
tính biểu tượng hình khối để nghiên cứu, người đọc hình dung ra cái trìu tượng
thành dễ hiểu. Mô hình là cái hiện thực thu nhỏ lại không mang giá trị sử dụng,
chỉ có tính trưng bày như mô hình ô tô, máy bay, mô hình sản xuất đồ chơi trẻ
em... Mô hình là những mô tả, phác họa ngôn ngữ ngắn, diễn đạt một giá trị
ngữ nghĩa sâu sắc, người đọc nhận diện ấn tượng về sự vật, hiện tượng tự
nhiên, xã hội.
Nước ta sau đổi mới 1986, giải phóng tư tưởng giới trẻ, mọi
người tương đối tự do bộc lộ mình. Giới trẻ là lực lượng xung kích trên mặt trận
văn hóa tư tưởng, nói đẩy đủ thì họ biểu hiện trên mọi mặt đời sống xã hội. Xuất
phát từ quy luật lịch sử khách quan, buộc Nhà nước phải đổi mới bởi xu thế toàn
cầu nên ta đổi mới có tính ứng phó giải pháp tình thế chưa mang tầm chiến lược
toàn diện vững chắc. Lúc đầu “Những việc cân làm ngay”, chiến thuật này chỉ là
“ăn đong”, “vá áo rách”. Tiếp theo “Nói và làm”, rồi đến “Nói và lờ”. Sự bảo thủ
của phái chống đổi mới gây ra cái ổ dịch, sau này nhìn vào đâu cũng thấy tha
hóa quan liêu của bộ máy công quyền Nhà nước phá vỡ mọi chuẩn mực xã hội. Phái
bảo thủ luôn gậm nhấm quá khứ, khoe khoang chiến thắng hai đế quốc to hùng mạnh
nhất thế giới, không mạnh dạn tiếp nhận xây dựng mô hình xã hội mới. Sự kiện
chiến thắng hai đế quốc to không của riêng ai, mà còn sức mạnh hy sinh to lớn của
nhân dân ta, đặc biệt lương chi tiến bộ nhân dân toàn thế giới, nhân dân trong
lòng hai nước tham chiến. Họ phản đối chiến tranh, xuống đường chặn các đoàn
quân ra trận, biểu tình ngăn chặn những tham vọng chính phủ… chúng ta mới làm
nên lịch sử. Đó là quá khứ vàng son! Không thể kể chuyện cổ tích, ngủ mê chiến
thắng oai hùng. Sau đổi mới cứ ra rả chiến thắng! Không hoạch định tầm nhìn
phát triển đất nước 30-50 năm, tiếp nhân kỹ thuật hiện đại, tư tưởng văn hóa
dân chủ từ Âu Mỹ. Cứ chạy theo nhà nước pháp quyền mô hình Trung Hoa, đây là mô
hình từ thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nhiều năm ta xây dựng tầm nhìn
kinh tế xã hội kế hoạch Năm năn, nhiều lần đến nhà anh Chiêu- thư ký ông Tố Hữu
chơi, một buổi tối tâm sự tôi hỏi: Sao mình cứ theo Tầu thế anh? Ông nói luôn:
Mình xưa nay miệng nói, tay làm theo Tầu! Nghe ông nói câu này, tôi mát
ruột qua! Hóa ra các cụ biết cả! Câu trả lời của ông có phần bức xúc, nhưng
không xoay chuyển nổi, đi đâu… Ra khơi xa? Hổng dám đâu! Sau đổi mới, mô hình cấu
trúc xã hội ta chẳng khác Tàu, chỉ khác ở chỗ thiếu tầm nhìn xa, không dám, hoạc
ít nhập khẩu kỹ thuật hiện đại từ các nước phát triển siêu cường, chỉ chơi với
các nước lỗi thời cổ hủ, chính họ còn đang tìm đường thoát thân. Ở ta hầu như
các Bộ chỉ nhập khẩu kỹ thuật lạc hậu, đồ cũ để ăn chênh lệch giá. Đây là những
ổ dịch hạch lan tỏa vào xã hội, nhìn đâu cũng thấy quan liêu, quan tham, nhũng
nhiễu dân lành.
Tháng 6-2014, tôi xuống Cà Mau gọi điện đến một vị cấp phó hỏi cái gì đều không biết, kết quả tôi tự đi tìm lớp để dạy sinh viên. Sáng hôm ấy, tôi nói lại mấy quan chức địa phương: Các anh coi thường dân quá! Tôi nói: Ở Sài Gòn họ văn hóa lắm! Tại sân bay Tân Sơn Nhất, tối mua vé xong, cô nhân viên nói: Cảm ớn chú! Rồi cô chỉ dẫn đến nơi những gì cần hoàn tất thủ tục bay. Còn ông Lê Thanh Hải nói với cán bộ thành phố: “Tiếp dân là tìm điều luật của Nhà nước để giải quyết cho dân-chứ không phải tìm điều luật nào đó để bác ý kiến của dân” (25-6-2014 trên TV thành phố). Nếu xuất hiện nhiều loại cán bộ quan chức như thế, chắc dân sẽ ít nổi loạn, hành xử chống đối…
Tháng 6-2014, tôi xuống Cà Mau gọi điện đến một vị cấp phó hỏi cái gì đều không biết, kết quả tôi tự đi tìm lớp để dạy sinh viên. Sáng hôm ấy, tôi nói lại mấy quan chức địa phương: Các anh coi thường dân quá! Tôi nói: Ở Sài Gòn họ văn hóa lắm! Tại sân bay Tân Sơn Nhất, tối mua vé xong, cô nhân viên nói: Cảm ớn chú! Rồi cô chỉ dẫn đến nơi những gì cần hoàn tất thủ tục bay. Còn ông Lê Thanh Hải nói với cán bộ thành phố: “Tiếp dân là tìm điều luật của Nhà nước để giải quyết cho dân-chứ không phải tìm điều luật nào đó để bác ý kiến của dân” (25-6-2014 trên TV thành phố). Nếu xuất hiện nhiều loại cán bộ quan chức như thế, chắc dân sẽ ít nổi loạn, hành xử chống đối…
Ngày nay, rộ lên các bài nghiên cứu nêu ra những bức xúc xã hội,
hành sử bạo lực, nền đạo đúc dân tộc đổ vỡ, xã hội thiếu chuẩn… Sự thật chúng
ta đang sống thời đại: Đa nguyên, đa chiều, đa cực, đa chuẩn. Ngày nay, xã hội
không có chuẩn mà nhiều chuẩn: Chuẩn của từng nhóm xã hội. Tuy vậy, một xã hội
văn minh phải có mô hình chuẩn:
Chuẩn: Minh bạch, dân chủ thông tin chính xác.
Chuẩn: Nhân cách lối sống.
Chuẩn: Công lý.
Chuẩn minh bạch dân chủ thông tin, chưa biết bao giờ mới xóa
bỏ rào cản này, dù rằng bây giờ đã tiến bộ lắm đấy! Nhưng chưa đáp ứng phát triển
thực tiễn, còn luôn bị đe dọa phải xiết chặt ngôn luận. Tuy nhiên, nhìn vào các
nguồn thông tin truyền thông: Phát thanh, truyền hình khá rộng đường. Nhiều vụ
tiêu cực tham nhũng, quan chức địa phương ức hiếp dân lành: Lấn chiếm đất đai,
lợi dụng “dồn điền đổi thửa”, tại Sóc Sơn, Dương Nội, Thủy Nguyên hoặc miền núi
vùng cao dân đói nghèo đến cùng cực… do các nhà báo dũng cảm lên tiếng lấy lại
công lý. Nhưng cũng chính các phương tiện này, lại nêu ra những con số
thông tin sai lệch như tai nạn giao thông hàng năm, Bộ giao thông báo cáo thấp,
Đài truyền hình đưa ra cao hơn, số nợ xấu thế giới đưa ra cao, ta nói thấp… Hiện
nay, cơn bão thông tin mạng xã hội, nhiều người quan tâm hàng đầu, giới trẻ
tuyên bố: “Một ngày không lên mạng như không tồn tại”! Đã đến lúc phải đổi mới
báo chí, tiếp cận độc giả, không thể các tờ rập khuôn gần giống nhau. Một y tá
bệnh viện Nhi Thụy Điển khi hỏi về đọc báo ngày, cô nói: Em đọc tờ Pháp luật
bao nhiêu trang chỉ thấy có một bài tạm ổn, sau toàn thông tin vụ án chán quá!
Còn một người nước ngòai nói: Đọc báo Việt Nam sợ quá! Vì toàn tội phạm giết
người… Báo ta thiếu những bài tình cảm tâm lý, hoặc trí tuệ một chút. Thường các
phóng viên đặt bài hay nói: “Anh viết sao bình dân, đừng lý luận nghiên cứu
quá”! Thiển nghĩ: Báo cần nhiều tầm độc giả khác nhau. Mỗi tờ báo một màu sắc
phong cách, một ngôn ngữ đưa tin riêng, dù nói về những vụ án nhưng luôn hấp dẫn,
đọc xong không cảm giác sợ hãi.
Chuẩn nhân cách lối sống, lối sống có nhiều hình thức biểu hiện
sau đổi mới, một số tuổi teen nổi loạn đánh bóng tên tuổi bằng cách lộ hàng,
khoe vòng 1… Lối sống thuần phong mỹ tục dân tộc lùi vào dĩ vãng, lối sống điên
loạn phổ biến trong giới trẻ theo các trào lưu xấu, trào lưu tốt trong họ không
ít nhưng lại không mấy người làm theo. Những trào lưu quái dị thì số đông hưởng
ứng hết mình, có lẽ đây là hệ quả từ nền giáo dục đổ vỡ lủng củng nhiều năm đến
nay 2014, có lẽ mới hé mở một chút hy vọng.
Thời nay làm quan không khó, chỉ cần biết tổng hợp, lắng nghe, mọi chuyện đều nhờ chuyên gia giỏi tham vấn cùng với thực tiễn học hỏi mô hình quản lý tại các nước phát triển có thể ứng dụng vào thực tiễn mỗi tỉnh, làng xã và trên cả nước. Cái khó nhất người làm quan thời nào cũng gặp, làm sao trụ vững không bị đánh ngã để mang hết tâm lực sống làm việc vì dân. Một lần ông Nguyễn Tấn Dũng đến tỉnh Lào Cai nói: Tỉnh ta cần phát triển hai thế mạnh, Thương mại, Du lịch. Theo tôi nên nói thêm: Khai thác khoáng sản, nhưng đừng quá đà phá hỏng tài nguyên thiên nhiên, phạm luật lùm xùm như vừa qua. Lãnh đạo chỉ ra như thế là hay, còn hơn đến đâu cứ diễn: Nuôi con gì, trồng cây gì? Cuối cùng dân nói: Nuôi con cave, trồng cây anh túc, thời ấy phổ biến quá. Bây giờ ca ve, thuốc phiện giảm nhiều, dù nó ẩn chìm nhưng không công khai la liệt như xưa. Đây là một thành công của công tác phòng chống tội phậm, tệ nạn xã hội.
Thời nay làm quan không khó, chỉ cần biết tổng hợp, lắng nghe, mọi chuyện đều nhờ chuyên gia giỏi tham vấn cùng với thực tiễn học hỏi mô hình quản lý tại các nước phát triển có thể ứng dụng vào thực tiễn mỗi tỉnh, làng xã và trên cả nước. Cái khó nhất người làm quan thời nào cũng gặp, làm sao trụ vững không bị đánh ngã để mang hết tâm lực sống làm việc vì dân. Một lần ông Nguyễn Tấn Dũng đến tỉnh Lào Cai nói: Tỉnh ta cần phát triển hai thế mạnh, Thương mại, Du lịch. Theo tôi nên nói thêm: Khai thác khoáng sản, nhưng đừng quá đà phá hỏng tài nguyên thiên nhiên, phạm luật lùm xùm như vừa qua. Lãnh đạo chỉ ra như thế là hay, còn hơn đến đâu cứ diễn: Nuôi con gì, trồng cây gì? Cuối cùng dân nói: Nuôi con cave, trồng cây anh túc, thời ấy phổ biến quá. Bây giờ ca ve, thuốc phiện giảm nhiều, dù nó ẩn chìm nhưng không công khai la liệt như xưa. Đây là một thành công của công tác phòng chống tội phậm, tệ nạn xã hội.
Chuẩn công lý, đây là một xã hội lý tưởng, chắc chúng ta phải
phấn đấu thường xuyên, gian khổ lâu dài. Vì thiếu chuẩn công lý nên chưa bao giờ
bạo lực, hành xử xã hội đen lại nhan nhản như hiện nay. Xã hội đen xử theo luật
rừng vào cả nhưng người trong bộ máy công quyền là điều xưa nay hiếm. Mọi tệ nạn
xã hội bắt nguồn từ hai lẽ:
Nhân cách văn hóa ứng sử của mỗi cá thể.
Công lý.
Đây là thước đo chuẩn mực mọi xã hội. Công lý đem lại công bằng,
ngăn chặn mọi hành vi bạo lực, tội phạm, trật tự an toàn xã hội.
Nhân cách lối sống ứng xử mỗi cá thể, biểu hiện hành vi văn
hóa văn minh một xã hội. Một số người nước ngoài vào ta họ nói: Sao các bạn
không nói lý lẽ? Cứ va chạm là hành sự bằng quả đấm. Ở nước tôi các vụ va chạm
thường giải quyết ôn hòa bằng lý lẽ đúng sai… Đây là điều ta cần suy ngẫm, bình
tĩnh ứng xử văn hóa an toàn văn minh. Từ nhiều bất ổn cho thấy chúng ta cần xây
dựng một mô hình phát triển xã hội mang tầm nhìn lâu dài, xây dựng một nước Việt
nam hùng mạnh. Vững mạnh: Kinh tế - Quân sự - Chính trị xã hội văn hóa, văn minh. Bỏ
qua mô hình xã hội Việt Nam hiên nay: Khập khiễng bước thấp bước cao, chỗ sáng
nơi tối, đây là sự níu kéo đổi mới dân chủ, sợ mở cửa. Nhà thơ Việt Phương những năm đánh giặc ông Viết:
Mở đài địch như mở toang cánh cửa
Nghe nó chửi ta mà tin ở ngày mai…
Sau khi đọc xong thơ Việt Phương, tôi hỏi cố tác giả Tào Mạt:
Anh thấy Sao? Ông chững lại… rồi nhíu đôi mắt trả lời:
Đọc “Cửa mở”* như mở toang cánh cửa
Nghe ta chửi ta mà cứ tưởng thằng nào?
Ngày ấy, ai nghe đài địch bị bắt giam, còn bây giờ thông tin
xa lộ, đó là ngoài luồng. Người dân mong muốn những thông tin chính hãng, dân
chủ cởi mở, đây là xu thế lịch sử không thể khác, chỉ sớm hay muộn mà thôi. Nếu
bình tĩnh tin tưởng lắng nghe, những danh từ nhạy cảm nêu trên chẳng có gì đáng
sợ, như nhà thơ Việt Phương đã khẳng định giá trị đích thực một xã hội tốt đẹp,
còn Tào Mạt thì hóm lại xâu cay.
Nhân loại sống với kỷ nguyên toàn cầu hóa, thời đại khoa
học công nghệ văn minh trí tuệ đỉnh cao, làm biến đổi mô hình chính trị cơ cấu kinh tế, tổ chức xã hội tạo mối quan hệ ứng xử văn
hóa nhân văn. Thế kỷ XXI, xác lập tinh thần thời đại đề cao vai trò tổ chức cá
nhân, giới trẻ tự bộc lộ mình tận hưởng mọi giá trị đời sống.
Giới trẻ Việt Nam chứng tỏ họ làm chủ mọi tình huống trạng thái đời sống xã hội,
tiếp xúc nhanh nhạy tri thức công nghệ cao, không chờ đợi luôn đổi mới. Đây là
số nhỏ thành đạt, họ thuộc giới trẻ nghiêm túc đam mê sáng tạo không bị cuốn
vào vòng xoáy các trào lưu sống hưởng thụ cá nhân. Tuổi trẻ hưởng ứng các phong
trào “Tình nguyện xanh”, “Hiến máu cứu người”, “Ba sẵn sàng”: Sẵn sàng chiến đấu, Sẵn sàng học tập, Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu...
*Tên
tập thơ - Việt Phương.
Phong trào “Thanh niên tình nguyện”: Xây dựng nông thôn mới, Vì cộng đồng... Ai
hưởng ứng phong trào này? Số đông những sinh viên, những thanh niên con nhà gia
giáo. Còn số đông không nhỏ những thanh niên các vùng miền cuốn theo những trào
lưu cám dỗ hưởng thụ khám phá cảm xúc buồn vui cô đơn thống trị toàn cầu. Thời
hội nhập nền kinh tế hàng hóa, toàn cầu hóa góp phần làm mất phương hướng giới
trẻ ngày nay. Thanh niên thành phố, những miền quê... thành lập băng nhóm xã hội
đen thanh toán nhau, tụ tập đua xe, quần áo lố lăng, nhậu nhẹt hò hét,
say xỉn, cờ bạc đỏ đen, cá độ, hút chích, tình dục, vũ trường thuốc lắc, buôn lậu.
Băng nhóm xã hội đen thời nay thấm vào quan chức Nhà nước , buôn bán nhà đất,
có Công ty Nhà lấy họ làm luật giải quyết “công lý”. Một số cơ quan như Trung
tâm Điện ảnh dùng đầu gấu đánh bà phó giám đốc, nơi thì thanh toán những
người lên tiếng bảo vệ lẽ phải bị đánh đập, cá biệt bị giết chết. Thuê đầu gấu
thời nay không nắm thóp họ thì nhận tiền giao ước chỉ “đánh dằn mặt”, nhưng nhiều
vụ chúng giết luôn... Còn học sinh các trường tụ tập bè phái “đánh hội đồng”, đặc
biệt nữ sinh đánh bạn chửi tục, lột quần áo thành mốt tung Clip lên mạng,
facebook thường thấy tại các trường Hà Nội, thành phố Sài Gòn đến các tỉnh miền
núi vùng cao Hà Giang, Lạng Sơn... Nữ sinh phá thai, hát nhạc chế bẩn, tình dục
tập thể... làm vẩn đục môi trường thanh cao nơi thày trò ngưỡng mộ. Giới trẻ
ngày nay mất cân bằng khủng hoảng tư tưởng, lối sống trượt dốc đổ vỡ lý tưởng - Đang
thiếu chuẩn mực xã hội. Tâm thức trao đảo trước sự đổ vỡ nền tảng đạo đức dân tộc.
Họ mất điểm tựa! Dẫn đến hàng ngàn vụ tiêu cực xã hội, từ giới trẻ nói lên những
khủng hoảng tâm sinh lý nhân cách con người. Giới trẻ cuốn theo các trào lưu
toàn cầu, tiếp nhận tích cực cả tiêu cực gây ô nhiễm bầu không khí: Games, quán
internet, sàn nhảy, quán bar... làm nhức nhối xã hội đương đại. Bất cứ ai quan
tâm đến các trang thông tin ngoài luồng, bật mạng ra xem clip, tin facebook thấy
tràn ngập tội ác: Tình dục hiếp dâm, chém giết, giới trẻ cùng nhiều độ tuổi tha
hóa hưởng thụ vật chất- Không tuân thủ chuẩn mực xã hội lý tưởng do các nhà
“Truyền giáo” dày công xây dựng đề cao tốn rất nhiều tiền của, công sức, là những
trang sách bằng vàng... Ngày nay không người đọc, có lẽ nó hết sức thuyết phục,
“Đền thánh” mất thiêng.
Tôi nhớ năm 1960 thế kỷ XX, bước vào Nhạc Viện Hà Nội nhìn
trên lớp học đọc dòng khẩu hiệu: “Học tập - học nữa! Học mãi”! Ôi hạnh phúc
quá! Lý tưởng sống tuổi trẻ tôi đây! Bây giờ nghĩ lại thấy câu nói này vô nghĩa
bởi học không mục đích, học làm con mọt sách... Tuổi trẻ ngày nay học để: Làm việc!
Học để chung sống cộng đồng! Học để khẳng định mình! Tuổi trẻ ngày nay thiết thực
hơn, nhiều mộng ước khát vọng luôn bộc lộ cá tính riêng mình bằng mục đích và
hiệu quả, mặt khác lại phản ánh số đông hoang mang bi đát ham muốn ảo vọng. Giới
trẻ không thích lao động tốn nhiều thời gian công sức nhưng đòi hỏi hưởng thụ
cao, đây là con đường dẫn đến phạm tội những vụ lừa đảo tiền tỷ ngoạn mục, mở
két sắt ngân hàng, đại gia, làm bằng giả, buôn tiền giả, lừa đảo tội phạm công
nghệ cao, buôn ma túy, bán dâm... Phần lớn các nhà “Truyền đạo” chưa hướng chuẩn
tâm lý giới trẻ, chưa có hướng khắc phục điều không tưởng trong giới trẻ. Ngày
nay, giới trẻ đang hành động mất phương hướng, nên biết hệ 8-9x thế kỷ XXI
không tư duy như 9x những năm 60 thế kỷ XX. Thế hệ trước, lấy “cần kiệm, khiêm
tốn” làm lẽ sống, nay chẳng ai theo. Giới trẻ bây giờ muốn đánh bóng tên tuổi,
tạo sicanđan để nổi tiếng, họ dám nghĩ dấn thân dám chơi, nổi loạn cá nhân luôn
bộc lộ mình bằng mọi cách:
Chơi ngông khoe của, nhìn người băng con mắt tiện nghi vênh
ngược.
Thích hở hang, lộ hàng, tự sướng, mặc đồ khác người.
Ăn chơi sành điệu.
Xe đời cao, điện thoại hàng hiệu, Chảnh!
Giới trẻ trọng danh dự luôn muốn vươn tới con người “hoàn thiện”,
thích “phượt”, săn“games bựa”, hát nhạc chế, nhạc buồn, bạo lực, tình dục, cô
đơn, hưởng lạc vật chất. Quên mau lối sống nghĩ đến người khác. Ngay những
thanh niên ngoan - Fever mix cũng xâm nhập games oline, Anime, Kpop, nhạc hít thời
trang...đưa các trào lưu đời sống thực vào thế giới ảo. Giới trẻ phần đông
không quan tâm văn hóa truyền thống, chính trị thì khinh ghét. Ngay những cuộc
thi hát trên truyền hình, nếu gặp phải những bài hát cách mạng “nhạc đỏ” thì ú ớ
ít thuộc lời, hoặc không biết. Họ đang hướng tới “Lý tưởng” chủ nghĩa xã hội:
“Macskeno”, vô cảm hiện thực, đắm mình vào các trào lưu:
Emo: Mọi việc khác người không cần chuẩn.
Xăm đá.
Trào lưu ảnh chế.
Hát cùng dao kéo.
Trào lưu tự hành xác.
Trào lưu confes sion (thú tội).
Sống bụi(Hippy-Yup pie).
Trào lưu tự sướng (sello tapeselfies).
Tràolưu Keepcalm and do something (Hãy bình tĩnh...).
Trào lưu Kiyomi-hát nhạc nhảy đường phố.
Trào lưu Fever mix.
Nhảy “Quẩy”, Harlem shake-chấn động toàn cầu.
Ngay những “Thanh niên nghiêm túc”, họ nghĩ gì:
Chạy đua kiếm tiền.
Chạy đua bằng cấp.
Chạy đua quan chức.
Trong hai năm 2013-2014, giới trẻ tiếp nhận gần 40 trào
lưu mới trong đó 4 trào lưu bùng nổ toàn cầu. Mốt số trào lưu tích cực
họ tự tổ chức cuộc thi trên mạng trong 10 ngày có 300 clip
dự thi, giải thưởng 200 triệu đồng. Hiện thực ấy, phản ánh giới trẻ:
Tự chủ bản thân.
Tự chủ tư duy.
Không thích, không nghe giáo huấn những tấm gương cũ xa
mờ. Ngàn đời xưa, đạo đức người dân Việt không ai mang các bậc thánh hiền ra học
tập, chỉ thờ phụng, nguyện cầu. Giới trẻ thời nay, cần thực tế hiệu quả ngay. Lối
thoát vì tương lai giới trẻ Việt Nam:
Giáo dục đích thực cụ thể, không khẩu hiệu, giáo điều.
Cả cộng đồng quan tâm chăm sóc giới trẻ.
Gia đình cùng xã hội hướng nghiệp, gợi mở, không áp đặt ngăn
cấm.
Dù còn nhiều ô nhiễm tiêu cực thì nhân tố tích cực luôn là điểm
sáng giới trẻ hướng tới. Mục đích đưa giới trẻ Việt Nam đến những ham muốn đam
mê say đắm, bộc lộ bản thân tích cực sống vì cộng đồng.
Nguyên nhân bùng phát các trào lưu giới trẻ xưa nay từng xuất
hiện trong lịch sử tiến hóa nhân loại, vì cuộc sông luôn vận động phát triển
làm thỏa mãn con người. Con người sống hành động để tồn tại, những hành động ấy
làm biến đổi đời sống xã hội. Giới trẻ ngày nay khác xưa bởi các trào lưu bùng
phát nhanh nhiều, thay đổi đến khôn lường từ sa lộ thông tin, thế giới phẳng…
Nguyên nhân là những phản ứng đa chiều giới trẻ khát vọng
vươn lên, động cơ tích cực nhưng các trào lưu họ khởi xướng lại tùy thuộc vào
văn hóa tri thức mỗi tầng lớp thanh niên. Thực tế ấy diễn ra trên toàn cầu, giới
trẻ các nước phát triển thường khởi xướng những trào lưu văn hóa tiến bộ, một bộ
phận thị dân khởi xướng trào lưu đáp ứng cộng đồng lối sống riêng ho. Còn giới
trẻ Việt Nam ít hoặc không khởi xướng các trào lưu tích cực, nếu có lại quái dị
không phù hợp kiểu như một số Show bitz tuyên bố: Sexsy, Thả rông vòng 1, Bà
Tưng, hành xác cắt chân, tay, đốt thuốc lá đầy xẹo… Những trào lưu tích cực một
số người nêu ra không đủ lực hấp dẫn, đơn độc lạnh lùng.
Nguyên nhân bùng phát các trào lưu giới trẻ toàn cầu:
Tính năng động sáng tạo tuổi trẻ, luôn đổi mới thẩm mỹ lối sống,
tự làm đẹp mình.
Khát vọng vươn lên, khẳng định bản thân đang tồn tại.
Sự phát triển văn hóa xã hội, cuộc sống vật chất, khoa học kỹ
thuật công nghệ phát triển tác động vào “Con người cô đơn”.
Những bước phát triển khổng lồ khoa học công nghệ tác động ảnh
hưởng mạnh vào giới trẻ toàn cầu, con người sống cô đơn họ luôn phản ứng lại thế
giới xung quanh. Những thời gian dư thừa là sự khám phá, phát hiện bản thân, giới
trẻ luôn nhạy cảm môi trường sồng tiện nghi nhà hộp, lao động hệ window, thức
ăn nhanh, đi bộ gấp, ô tô, xe điện siêu tốc, nhịp sống vội vã tốc độ… Một phần
xã hội khoa học công nghệ, thúc đẩy giới trẻ khởi xướng nhiều trào lưu nhanh sống
động, cả bế tắc.
1.2. Các trào lưu giới trẻ.
Khía niệm Trào lưu, là sự xuất hiện một xu hướng mới trong hoạt
động đời sống xã hội như văn học, nghệ thuật, tư tưởng triết học, lối sống… Nhiều
người hưởng ứng làm theo:
Trào lưu đọc truyện tranh thiếu nhi, trào lưu đi bộ (Đi phượt),
trào lưu Cái đầu lạnh…
Sự bùng nổ các trào lưu mới trên toàn cầu biểu hiện hai mặt,
giới trẻ khát vọng sống đẹp, cống hiến xã hội nhiều nhất vì cộng đồng. Mặt khác
phản ánh sự phát triển thế giới phẳng, khoa học công nghệ mang đến những bệnh dịch
giới trẻ bị “lây nhiễm” nhanh nhiều, bế tắc không lối thoát. Kết thúc thế kỷ XX
năm 2000, giới trẻ Nhật Bản khởi xướng sáu trào lưu:
Trào lưu Ganguro mang đến thông điệp họ không giống ai bằng
cách để da nâu, tóc tẩy trắng.
Trào lưu Kigurumi, mặc trang phục hình con thú ngồ ngộ
đi dự lễ hội, ra đường.
Trào lưu Decora Trang phục màu sắc nổi bật như trang trí
búp bê đi chơi, dạo phố.
Trào lưu Lolita, trang phục cổ giống nữ hoàng Anh
Vichtoria thế kỷ XVII, đội mũ vải chùm đầu, mặc váy đầm như cô hầu phòng.
Trào lưu Kogal nổi bật cuốn hút gây bão cộng đồng mạng.
Những cô gái mặc như nữ sinh, trông trẻ đẹp. Trào lưu này kế thừa học sinh mặc
đồng phục, phát triển toàn giới nữ Nhật nhiều thiếu nữ hưởng ứng.
Trào lưu Vísuolkei, mặc trang phục lưỡng tính, màu sắc rực
rỡ, mái tóc buông chùm đầu, chải chuốt cầu kỳ công phu.
Người Tầu nổi bật trào lưu “Dắt bắp cải” kéo dài từ năm
2000 đến 2014. Đây một dự án bài bản của Hứa Bình, chụp nhiều ảnh quảng cáo gây
xôn xao dư luận. Dự án kéo dài nhiều năm, trình diễn khắp Trung Quốc, Hồng
Kông, sang quảng trường Mỹ đến nay đã tàn. Mục đích họ muốn mang đến thông điệp
làm thay đổi xã hội, theo quan niệm cây bắp cải đầy tiềm năng chịu rét giúp con
người đi qua mùa đông khắc nghiệt. Theo họ, dắt bắp cải thật yên tĩnh, không lo
toan bận tâm điều gì, khác dắt chó hoặc đi chơi với bạn… Trào lưu này tạo nhiều
hình thức trình diễn đi cùng nghệ thuật sắp đặt nhưng không ai theo, ngoại trừ
thanh niên Dân Quốc.
Năm kết thúc thế kỷ XX, bùng phát nhiều trào lưu khoa học
công nghệ báo hiệu mở ra kỷ nguyên mới, nhân loại đi những bước xa hơn về kỹ
thuật công nghệ mang nhịp sống thời đại.
Trào lưu Stichker, Năm 2001 kéo dài đến 2011.
Trào lưu này còn tên gọi: Chụp ảnh Hàn, Chụp ảnh lấy ngay! Nở
rộ khắp Việt Nam, các nhà nhiếp ảnh thu lợi lớn, công chúng ưa thích vì sự đáp ứng
điều bao người mong đợi xưa nay chưa từng thấy.
Năm 2000, xuất hiện các trào lưu văn hóa vào Việt Nam,
phong trào thuê truyện tranh khắp phố hè Hà Nội, Sài Gòn… đắt khách. Thiếu nhi
chúi đầu đọc chuyện tranh: Đremon, Thám tử lừng danh, Bảy viên ngọc rồng…
Hiện nay (2014), Nhật Bản lại sốt truyện tranh Webtoon từ gép
website mạng và Trung tâm Cartoon. Trào lưu này xuất hiện năm 1990 thế kỷ XX, đến
nay (2014) đang cuốn hút độc giả Nhật. Các nhà văn Nhật ra đời hàng loạt truyện
tranh mới: Kodomo, shaunen, selnen, shaujo, Jousel, Shoupen - Ai…
Nhớ lại ngày ấy, các quán thuê truyện tranh tại Hà Nội mọc
lên như nấm, chỉ với giá 5-10.000đ một quyển, là có sách đọc. Trào lưu này, kéo
dài cả 10 năm cuốn hút tuổi học trò bỏ chơi đùa đi đọc truyện tranh.
Mỗi sự vật bao giờ chẳng biểu hiện hai mặt, cái lợi trước mắt
phụ huynh yên tâm “Con ngoan”.
Nhưng ai biết khi quá say mê vào truyện tranh, con em họ nghĩ gì, học gì từ tâm lý cách hành xử các nhân vật trong truyện. Các em học nói, tư duy theo lối văn nhiều người sau này gọi là “Văn ba xu”, đi đến bài xích không cho con đọc truyện tranh… Tuy vậy, truyện tranh còn hấp dẫn số đông, dù trào lưu này lắng xuống. Truyện tranh chỉ lắng dần vào năm 2011, khi nhón sáng tạo: Eduardo, Saverin, Dustin moskivitz, Andreu Mcollum, những sinh viên Mỹ phát minh trang facebook. Lúc đầu chỉ là trang cá nhân, sau năm 2004 họ chuyển về Foloritđa Califonia. Vào tháng 10 năm 2007, Facebook trên 50 triệu người sử dụng. Năm 2010, trên 600 triệu người nghiện Facebook, Việt Nam xuất hiện vào năm 2011, không người thuê truyện tranh vì hai lẽ:
Nhưng ai biết khi quá say mê vào truyện tranh, con em họ nghĩ gì, học gì từ tâm lý cách hành xử các nhân vật trong truyện. Các em học nói, tư duy theo lối văn nhiều người sau này gọi là “Văn ba xu”, đi đến bài xích không cho con đọc truyện tranh… Tuy vậy, truyện tranh còn hấp dẫn số đông, dù trào lưu này lắng xuống. Truyện tranh chỉ lắng dần vào năm 2011, khi nhón sáng tạo: Eduardo, Saverin, Dustin moskivitz, Andreu Mcollum, những sinh viên Mỹ phát minh trang facebook. Lúc đầu chỉ là trang cá nhân, sau năm 2004 họ chuyển về Foloritđa Califonia. Vào tháng 10 năm 2007, Facebook trên 50 triệu người sử dụng. Năm 2010, trên 600 triệu người nghiện Facebook, Việt Nam xuất hiện vào năm 2011, không người thuê truyện tranh vì hai lẽ:
Sau đổ vỡ kinh tế năm 2008, đến 2011 tạm ổn, những nhà
cưng con bỏ tiền mua cả bộ luôn.
Các cháu lớn, một cú nhấn chuột đọc gì chỉ việc tải về, thích
thì in ra
Từ 2012-2015, xuất hiện ào ạt các trào lưu mới:
Trào lưu hát nhạc chế, nhạc đám cưới, tự làm Anbum, Tự pot
lên trang mạng xã hội những chính kiến khởi xướng các trào lưu.
Giới trẻ Việt như hàng show bitz… lúc đầu học theo, bắt chước
các trào lưu ngoại lai, vì thế mới có chuyện “đạo nhạc,” “đạo văn”… Sau này họ tự
đứng lên khởi xướng các trào lưu: Ca nhạc, lối sống sở thích cá nhân. Tuy nhiên
thường “cove”, biến tướng các trào lưu từ bên ngoài tác động vào giới trẻ: Người
Tầu, Hàn Quốc lấy tây, ta tuổi teen lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, Emo, sống
bụi, trào lưu ảnh chế,
Trào lưu thú tội…
Các thiếu nữ chờ tuyển lấy
chồng Hàn Quốc. Ảnh Google
chồng Hàn Quốc. Ảnh Google
Thiếu nữ Emo - Theo Google.
Trào lưu lấy chồng xứ Hàn, phong trào này khới xướng năm
2004 đến 2013, lắng xuống do cơ quan chức năng vào cuộc. Những năm trước họ hoạt
động công khai, các Má mỳ chạy đua mối lái lừa đảo kiếm tiền.
Tại đồng bằng sông Cửu Long, gái Miền Tây là nạn nhân các cuộc
tuyển chọn mai mối lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc. Miền Bắc, một số huyện xã Hải
Phòng, tuổi teen lấy chồng Hàn, Đài Loan, nhiều đến mức cả xã không còn một thiếu
nữ, hết teen lấy đến loại cao tuổi, cả người dị tật. Tuy nhiên, những người ra
đi như xã Lập Lễ-Thủy Nguyên - Hải Phòng các thiếu nữ lấy chồng Hàn, họ đem tiền
về xây nhà, quán xá, lối ngõ khang trang, có lẽ thế bị lôi cuốn thành trào lưu
giới trẻ dấn thân, không cần biết hệ quả những gì đón đợi phía sau.
Trào lưu Emo! (Emotion-cảm xúc).
Xuất phát từ Mỹ vào năm 1980, Emo là thể loại nhạc
Haadeor-pun, phong cách Rock, Pun pop, Indierock, nổi bật các nhóm: Jawbrea,
Sunny day. Năm 2000, nổi bật các Anbum của Jimny Eatwqarid, Dashboard
coonessinal… Từ đây, Emo thâm nhập đời sống giới trẻ các hình thức trình diễn nhạc:
Emo puk, Emo rock, Emo Pop, Indierock, Pun pop… Mỹ, Emokid Nga, Anh, Emo
pop Thái, Nhật…Từ năm 2002, lắng dần tại Mỹ.
Emo, hoàn chỉnh chủ nghĩa cảm xúc, sống nội tâm, quan tâm lo
lắng đễn người khác. Tình cảm này nhen nhóm từ mối quan hệ nghệ sỹ với các fan,
là tình cảm chân thực. Emo xâm nhập lối sống, thời trang giới trẻ khắp Âu Mỹ,
vượt biển sang châu Á. Tại Việt Nam xuất hiện năm 2010 đến 2014, lắng dần gần
chấm dứt.
Khoảng những năm 2010-2012, Emo tràn vào các sinh viên, học
sinh, thanh niên tự do, lập Hội Emo, ý tưởng những người chung sở thích, chung
cảm xúc, chung chí hướng buồn vui… Điều sai lạc trong giới trẻ tiếp nhận Emo biến
tướng thành trào lưu hành xác, tiêu cực u uất, quá khích khóc nức nở, lăn lộn giữa
đám đông, thời trang lố lăng…
Những biểu hiện:
Buồn khóc rơi nước mắt nhanh, đánh dấu sẹo trên người.
Nam sơn móng tay, vẽ mắt xanh đỏ.
Nữ đính trang sức màu sắc vào nơi gợi cảm, vẽ mắt xanh, tóc
ngắn buông thẳng, trang phục không giống ai.
Trào lưu lập hội Emo, nhiều người chung tuyên ngôn:
“Tôi đau! Tôi đang tồn tại”. Một số nữ sinh các trường đại học hoặc làm nghề tự
do tại Hà Nội, Sài Gòn… Họ gỉai tỏa bức xúc, thất vọng bằng cách lấy lam cắt
tay, rạch lên người… Đây là những phản ứng tam lý, có lẽ giới trẻ đang bế tắc, bị
cô đơn thiếu người quan tâm chăm sóc. Họ chút bầu “tâm sự” vào trào lưu hành
xác.
Trào lưu Emo tai Mỹ phát triển vào giới trẻ có thời gian
thành chuẩn mực văn hóa ứng xử xã hội về thường thức âm nhac, lối sống tình cảm,
thẩm mỹ thời trang. Còn Emo ở giới trẻ Việt là lối sống lầm lạc, phản thẩm
mỹ văn hóa dân tộc. Hiện nay nhiều bạn trẻ đang hối cải, trở lại con người sống
vì lợi ích xã hội.
Trào lưu Harlem Shake - nhảy cuồng điên khắp nước Mỹ,
lan tỏa đến các châu lục. Trào lưu này cuốn hút toàn cầu, xâm nhập mau lẹ
giới trẻ Việt, bùng phát vào tuổi teen các trường phổ thông, trường đại học,
thanh niên làng quê.
Trào lưu Harlem Shake, nguồn gốc ra đời từ những người da đen
ở khu ổ chuột New Yok Mỹ năm 1981. Trào lưu mang tính văn hóa vui giải trí (Sharke), những động tác nhảy rung lắc - lắc vai, rung toàn thân. Những động tác
nhảy tự do giống các cô gái Jigan mang nguồn gốc Ả rập, ít chuyển động, có người
không công nhận là nhảy. Thực ra chỉ là những cách giải tỏa năng lượng tự do,
miễn sao có hành động hòa đồng, nên giới trẻ hào hứng biểu cảm. Năm 2001, thâm
nhập vào các vũ công hiphop: Cam Ron, Didy, Jadakis cùng Baamer sáng tác
nhạc hợp thành điệu nhảy Harlem Sharke nổ tung trên toàn cầu, đánh bại
trào lưu Gang nam style.
Trào lưu nhảy Harlem trong 10 ngày có 14 triệu người tham nhảy
biểu cảm, vào năm 2013 Gang nam style giảm nhiệt, mờ dần trong giới trẻ. Tại Việt
Nam rộ lên từ 2013 đến nay, gần như thay vị trí Gang nam style. Các điệu Gang
nam style, Harlem Sharke… khởi xướng là những trào lưu văn hóa giới trẻ, nhưng
hậu những điệu nhảy này biến tướng nhiều động tác lố, phản văn hóa. Xu hướng
các trào lưu giới trẻ khởi xướng, hay làm theo thường mang tính bản năng ngay lập
tức, dễ chấp nhận.
Một
cảnh nhảy Harlem Shake
Quay coop từ Kenh14.VN. Blooog.
Trào lưu điệu nhảy Gang nam Style, người khởi xướng nghệ
sĩ nhạc Rap - Park Jae Sung, Năm 2012, một clip trên Youtube nhanh chóng gây bão
xứ Hàn lan tỏa khắp châu Á, vào Mỹ cả châu Âu, gần như chàng ca sĩ này
cùng bài hát, điệu nhảy đã chính phục toàn cầu.
Nguồn gốc điệu nhảy xuất phát một ý tưởng châm biếm, phê phán
hài hước những nhà giầu vùng quê Gang Nam nghèo khó bỗng chốc thành những đại
gia “sành điệu”, cái gì cũng thành phong cách Gang nam style. Nhưng phong cách
của họ lại bắt nguồn những động tác cưỡi ngựa, mà thời nay người ta đi xe hơi đời
cao cơ thật lố bịch: Đúng ăn mày vớ được chiếu manh! Điệu nhảy bằng những động
tác đơn giản trên nền nhạc dễ kích động cơ bắp, chẳng bao lâu lôi cuốn giới trẻ
khắp hành tinh.
Ảnh Korea Times.
Tại Việt nam gây “sốt” khắp Bắc - Trung - Nam, người già, trẻ em,
nam nữ ai nghe nhạc là ngọ ngoạy Gang nam style. Họ nhảy trong nhà, nhà hát,
nơi lửa trại, bên Hồ Gươm, trong Rạp xiếc… Các cháu mọi lứa tuổi nghe nhạc là nhảy.
Nhiều đoàn ca múa nhạc, các chương trình biểu diễn: Ca nhạc kịch, múa xiếc lấy
điệu nhảy làm đinh tạo không khí khán giả. Tại Việt Nam điệu nhảy này những biến
tướng chưa tệ, nhưng chính ca sĩ ParSy làm biến thái lố từ năm 2013, khiến nó bị
coi thường lên án.
Cảnh thể dục Bờ Hồ - Hà Nội
Nhảy Gang nam styleTheo Google-F.
Trào lưu Kiyomi, hát nhạc nhảy đường phố. Trào lưu này
ra đời từ trò chơi tập thể xứ Hàn như một hình thức vận động nhảy múa bằng động
tác:Lắc đầu nhún vai, nắm tay, đếm số… sau một thời gian do các sao Hàn lăng xê
nhanh chóng chiếm lĩnh giới trẻ bùng nổ toàn cầu.
Kiyomi, là tên bài hát do nữ ca sĩ Hari diễn chẳng bao lâu
vang dội khắp Hàn Quốc. Sau này nhờ sự đánh bóng các sao tung lên mạng gây sốt
từ nhật sang Indonesia, Thái, Việt Nam… bùng nổ khắp châu Á lan đến toàn cầu.
Giơi trẻ Viết từ Gang nam Style, Har lem Sharke, bùng phát Kiyomi năm
2013 đến nay chưa lắng.
Trào lưu Keep calm and do Something (Bình tĩnh nghĩ ra
điều gì đó), lan rộng toàn cầu vào giới trẻ Việt năm 2014. Đây là trào lưu tích
cực mang tính ứng xử văn hóa.
Nguồn gốc từ một thông điệp chính phủ Anh năm 1939, trước chiến
tranh thế giới II với dòng chữ: Keep calm and cerry on (Hãy bình tĩnh và tiếp
tục). Thông điệp này hàm ý cổ vũ người dân Anh, hãy bình tĩnh đón nhận chiến
tranh và tiếp tục sống. Chiến tranh đi qua, mọi thứ rơi vào quên lãng nhưng khoảng
năm 2010 khi facebook phát triển thì dòng chữ Keep calm and do something mang
thông điệp vào giới trẻ trên áo phông, tranh Graffiti, faceboook cá nhân…Quảng
cáo một lối sống mang tính “hãm phanh”, phản ứng lại nhịp điệu sống con người
thời công nghệ, số hóa. Mọi cái tốc độ xoáy lốc quá nhanh, giới trẻ thấy cần
bình tĩnh xử lý mọi hiện tượng đang diễn ra trước nhịp sống công nghệ. Nên hàng
loạt các biến tướng tiếng Anh trong giới trẻ Việt Nam tại trường Đại học thương
mại Treopostes: Keep calm and Graduate (Hãy bình tĩnh thi tốt nghiệp), Đại học
Ngoại thương: Keep calm and Finish Your théis (Hãy bình tĩnh đạt luận văn xuất
sắc). Các bạn trẻ khẳng định mình bằng dòng chữ: Keep calm and Be
Yourself (Hãy bình tĩnh là chính mình)…
Giới trẻ hôm nay nhanh nhạy, thông thạo tiếng Anh phổ biến
lan rộng, chẳng bù cái thời tôi mít đặc, bây giờ học khồng vào.Thật đau khổ!
Đây là thông điệp tuyệt vời! Xin đừng biến tướng hài hước, châm biếm nó thành một
trào lưu rẻ tiền trong nhịp sống mới.
Trào lưu chào hỏi, chúc mừng bằng giơ hai ngón tay tạo
thành chữ V. Trào lưu nở rộ vào giới trẻ Việt cùng nhiều nước châu Á, trên thế
giới. Đây là trào lưu: Chụp ảnh - giao tiếp, sống đẹp… Trào lưu này nhanh chóng
thấm vào mọi lứa tuổi, các cháu mẫu giáo biết giơ hai ngón tay hình chữ V khi tạm
biệt bạn, lúc chụp ảnh… Nghĩa là vui vẻ, thành công. Còn các bạn trẻ bằng nhiều
cách thể hiện niềm vui, chiến thắng, chúc mừng nhau mọi thành công trong cuộc sống.
Nguồn gốc chữ V, bắt đầu từ nụ cười nữ vân động viên
trượt tuyết Nhật Bản: Jand Lynn giơ hai ngón tay mừng chiến thắng. Sự kiện này
diễn ra vào kỳ Thế vân hội Olimpich mùa đông Sapporo năm 1972, khi cô gái giơ
hai ngón tay thành biểu tượng chiến thắng. Sau này, hình ảnh ấy phổ biến lan tỏa
khắp nơi. Theo tiếng Nhật chữ V phát âm giống Pcace tiếng Anh là hòa bình với
giới trẻ Việt thật đa nghĩa: Dễ thương, vui vẻ, chiến thắng …
Tuy nhiên, đây là một thông điệp ngôn ngữ biểu tượng bằng
hành động đa nghĩa, tùy ngữ cảnh mới hiểu người đưa ra thông điệp muốn nhắn gửi
điều gì. Giới trẻ còn cách giơ ngón út, ngón trỏ biểu tượng đầu sói, mang thông
điệp sự hoang dại. Nhưng với người Anh nếu giơ chữ V quay mu bàn tay về phía
người đứng trước mặt mình, vô tình nói họ: Đồ tồi! Ôi thật tai họa! Khi xử dụng
ngôn ngữ giữa các nề văn hóa khác nhau, khó mà hối cải lỗi lầm.
Cháu Tú Linh - Trường: Lạc Trung - Hà Nội.
Trào lưu thả rông vòng I. Chuyện thả rông vòng I, khi xã
hội loài người mới xuất hiện trên trái đất, điều ấy quá bình thường và đương
nhiên bởi con người hòa hợp tự nhiên. Khi xã hội phong kiến ra đời, xây dựng nền
tảng đạo đức khuôn phép khép kín, Khép kín cơ thể, khép kín đạo lý trong các mối
quan hệ khô cứng ngặt nghèo, tôn ti trật tự trên dưới khuôn mẫu.
Tư liệu ảnh Google - Tư siêu thị thời trang
Bà Tưng (ca sĩ Huyền Anh)
Những đạo lý ấy mang lại nhiều điều hay, nhưng nó lại kìm hãm
mọi sự phát triển tài năng, trí tuệ cá nhân và cộng đồng xã hội. Tộc độ phát
triển xã hội phong kiến cả trăm năm mới có một bước tiến, thậm chí cả chục thế
kỷ mới thấy một phát minh khoa học. Còn ngày nay gần như mỗi năm thay đổi một hệ,
hoăc 5-10 năm xuất hiện một kỷ nguyên khoa học thời đại. Những thành tựu tiến bộ
ấy nhờ sự phá bỏ các lề thói xưa cũ, nhất là các nước tư bản, ngày nay gọi là
những nước phát triển luôn bùng nổ các trào lưu lối sống, ca nhạc, khoa học
công nghệ không theo kịp cập nhật mỗi năm. Trào lưu thả rông vòng I, như trở lại
tự nhiên, xưa nay nhiều người để không. Sau 1975 vào Sài Gòn thấy không ít thiếu
nữ thả rông đi ngoài đường, cả một số người bán hàng chợ Bến Thành. Hiện tượng ấy không thành trào lưu,
nó bình thường như sự thư giãn những ngày hè. Nhưng khi trở thành trào lưu người
ta hay nghĩ tới sự chống đối, hoặc nhiều người không chấp nhận phá bỏ lề thói
cũ. Điều này không chỉ dân châu Á, cả châu Âu một số phản đối quyết liệt, điển
hình là cha của công chúa nhạc pop: Jennifer Lopez, ông bắt con gái ra đường phải
mặc kín đáo nhưng cô lại là người khởi xướng… Hàng loạt sao Hollywood: Anne
Hathaway, nicola Mclean, Jessica Alba… thả rông vòng I, làm nhiều người hâm mộ.
Theo tâm lý phản xạ tự nhiên một cái khác lạ xuất hiện, nhiều người đắm đuối nhìn mê mệt, nhưng thành đại trà lại bình thường quen mắt! Chẳng ai nhìn bởi sợ bị coi là “văn hóa lùn”, hoặc không xem đường đi sẽ bị ô tô đâm chết! Chả bõ, chỉ vì cái chuyện ai chẳng có phần riêng. Theo lời khuyên các bác sỹ: Mặc áo ngực là một trong những nguyên nhân gây ung thư ở giới nữ. Còn các nhà thời trang cho rằng mặc áo ngực sẽ phá hỏng mẫu vẻ đẹp tự nhiên, thực ra đây là sở thích cá nhân không nên can thiệp vào đời tư mỗi con người. Xã hội ta nhiều người hay lấy “Đạo Đức” làm tấm bình phong thuyết lý, nhưng chính họ lại suy thoái thậm tệ về nhân cách. Khi đọc chuyện tình các sĩ quan Ngụy, lại thấy quân đội Sài Gòn - bọn “Ngụy quân” kỷ luật nghiêm hơn Cộng quân Bắc Việt. Chuyện kể viên sĩ quan nọ có vợ còn cặp bồ, chỉ vì hai cái tát người chồng cũ đã ly hôn của Khánh Ly đánh ghen vô cớ, thế mà vị này bị hạ từ Lữ đoàn trưởng xuống cấp phó, đày ra mặt trận. Vào thời đó, những năm tôi là lính đi gần khắp giải Trường Sơn, nghe chiến sĩ kể thì nhiều nhưng mắt thấy 02 trường hợp. Đó là hai thủ trưởng, nhận hai cô gái đẹp nhất rừng làm “con nuôi”. Hai cha con chăm lẫn sóc nhau, sau một thời gian cả hai cô gái bị ễnh bụng ra nhưng không sao hết. Thủ trưởng rút kinh nghiệm trong lãnh đạo, quần chúng không hay biết. Sau đó, một ông thăng chức từ đại úy lên thiếu tá chuyển đi phụ trách đơn vị khác lại ngon hơn, còn hai cô gái về hậu phương sinh đẻ. Nói đi nói lại vẫn là chuyện tình, muôn đời muôn kiếp không tan! Các show bitz Việt bây giờ thích thả rông vòng I không kém sao holly oowd với số lượng áp đảo rộ lên các năm 2012-2013: Huyền Anh, Huyền Trang, Yến trang, Ngô Thanh Vân, Thục Quyên, Mai phương Thúy, Hoàng Yến, Thái Hà, Ngọc Quyên, Ngọc Trinh… (Nguồn Google-Tin 247.com: Sao Việt khuấy động trào lưu thả rông 5-2013).
Theo tâm lý phản xạ tự nhiên một cái khác lạ xuất hiện, nhiều người đắm đuối nhìn mê mệt, nhưng thành đại trà lại bình thường quen mắt! Chẳng ai nhìn bởi sợ bị coi là “văn hóa lùn”, hoặc không xem đường đi sẽ bị ô tô đâm chết! Chả bõ, chỉ vì cái chuyện ai chẳng có phần riêng. Theo lời khuyên các bác sỹ: Mặc áo ngực là một trong những nguyên nhân gây ung thư ở giới nữ. Còn các nhà thời trang cho rằng mặc áo ngực sẽ phá hỏng mẫu vẻ đẹp tự nhiên, thực ra đây là sở thích cá nhân không nên can thiệp vào đời tư mỗi con người. Xã hội ta nhiều người hay lấy “Đạo Đức” làm tấm bình phong thuyết lý, nhưng chính họ lại suy thoái thậm tệ về nhân cách. Khi đọc chuyện tình các sĩ quan Ngụy, lại thấy quân đội Sài Gòn - bọn “Ngụy quân” kỷ luật nghiêm hơn Cộng quân Bắc Việt. Chuyện kể viên sĩ quan nọ có vợ còn cặp bồ, chỉ vì hai cái tát người chồng cũ đã ly hôn của Khánh Ly đánh ghen vô cớ, thế mà vị này bị hạ từ Lữ đoàn trưởng xuống cấp phó, đày ra mặt trận. Vào thời đó, những năm tôi là lính đi gần khắp giải Trường Sơn, nghe chiến sĩ kể thì nhiều nhưng mắt thấy 02 trường hợp. Đó là hai thủ trưởng, nhận hai cô gái đẹp nhất rừng làm “con nuôi”. Hai cha con chăm lẫn sóc nhau, sau một thời gian cả hai cô gái bị ễnh bụng ra nhưng không sao hết. Thủ trưởng rút kinh nghiệm trong lãnh đạo, quần chúng không hay biết. Sau đó, một ông thăng chức từ đại úy lên thiếu tá chuyển đi phụ trách đơn vị khác lại ngon hơn, còn hai cô gái về hậu phương sinh đẻ. Nói đi nói lại vẫn là chuyện tình, muôn đời muôn kiếp không tan! Các show bitz Việt bây giờ thích thả rông vòng I không kém sao holly oowd với số lượng áp đảo rộ lên các năm 2012-2013: Huyền Anh, Huyền Trang, Yến trang, Ngô Thanh Vân, Thục Quyên, Mai phương Thúy, Hoàng Yến, Thái Hà, Ngọc Quyên, Ngọc Trinh… (Nguồn Google-Tin 247.com: Sao Việt khuấy động trào lưu thả rông 5-2013).
Năm 2014 dâng lên cao trào thả rông trên toàn cầu, theo Tạp
chí Thời trang dẫn đầu các siêu mẫu, ca sĩ nhạc trẻ Mỹ: Gisele Bundchen,
Kendall, Jenner, Jennifer Lopez, Nicola Mclen, Britney Spears… Tại Brazin phụ nữ
biểu tình chống chính phủ, mục đích mang thông điệp đòi xóa bỏ những định kiến
xưa cũ. Nối tiếp hàng loạt sao Việt: Vũ Hoàng Điệp, Hồ Hà thêm váy Plasic, Dương
Yến Ngọc, Phí Thanh Vân, Thanh Hằng, Ngọc Quyên, Hoàng yến, Thảo Trang, Mai
khôi, Lý Nhã Kỳ… thả rông vòng I. Đến đây, đang chờ các nhà “Đạo đức học”
thiên tài lên lớp.
Trò lưu thả rông vòng I chỉ bùng nổ trước sức mạnh ba nữ du lịch
người Anh, từ châu Âu sang Mỹ. Họ là sinh viên nghệ thuật gồm các cô: Lydia
Bucker, Ingvild, Marstein Olsen, chụp ảnh trần lên mạng được cả thế giới làm
theo. Hiện nay 2014, tràn ngập châu Âu trên đường phố phụ nữ thả rông vòng I ra
đường cùng số nước châu Á, Việt Nam đang dẫn đầu hàng Show bitz.
Trào lưu cái đầu lạnh, trào lưu này đang gây sốt toàn cầu.
Xuất phát từ tuyên ngôn các nhà thành đạt, theo họ muôn thành công: “Cần cái đầu
lạnh và trái tim nóng”! Sau đó, Pete Frates một vận động viên bóng chấy Mỹ khởi xướng bằng thử thách dội nước đá vào đầu. Clip này phát trên
mạng lan rộng thử thách đến các doanh nhân, nghệ sỹ, chính trị gia, các quan chức
như một trò chơi.
Người chơi thách đố bất cứ ai, nếu không dám thử thách phải nộp
phạt 10 us, đây là tiền nộp quỹ từ thiện giúp các bệnh nhân ung thư, người
nghèo. Tổng thống Obama phải nộp tiền vì không thể thử. Tại Việt Nam rộ lên các
show bitz, một ca sỹ thách đố một Bộ trưởng, chẳng biết ông có quan tâm. Trào
lưu Buicekechallengelucs, lúc đầu ngâm mình trong nước lạnh, sang tháng 7 năm
2014 dội nước đá lên đầu thành cao trào từ thiện. Mới ước tính tháng 7-8 năm
2014, tổ chức từ thiện quyên góp 39,1 triệu US. Tại Việt Nam chỉ là giải trí,
trò chơi nay tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, có thể mất mạng nếu ai không biết lượng sức.
Thời nay, không thể kể hết các trào lưu đang âm ỉ bùng phát trong giới trẻ khắp
hành tinh lửa.
1.3. Kết luận
Trào lưu giới trẻ toàn cầu khởi xướng thường được thanh
niên Việt lặp lại, “Cove” hoặc biếm tướng, sau họ tự nghĩ ra nhưng ít thành
trào lưu như Trà chanh chém gió, Cafe vỉa hè, Sống thử. Trào lưu này thật chua
xót! Thời toàn cầu hóa, giới trẻ hòa nhập nhanh xấu tốt. Họ sống trong lộn xộn
các mô hình kinh tế, chính trị xã hội đổ vỡ, lột xác nhanh. Vật chất dư thừa
nhưng gia tài cha mẹ lại nghèo nàn lạc hậu, quanh họ một thế giới thực ảo, điều
xưa nay chưa từng thấy. Giới trẻ chưa chuẩn bị đầy đủ tri thức tiếp nhận xã hội
khoa học, họ bị cô đơn giữa các thế hệ không hiểu nhau… Giới trẻ coi trọng lối sống
bản thân hơn mọi thứ trên đời, dẫn đến hành động tự quyết bản năng mất kiểm
soát. Họ sống hướng theo thần tượng trước mắt, không tin quá khứ, bằng
nhiều cách khác nhau tự biểu hiện mình. Số đông giới trẻ đủ bản lĩnh tri thức
nhận dạng xã hội đương đại, số còn lại không nhỏ học chưa tới bị chóang ngợp, lầm
lạc. Giới trẻ ngày nay, hãy học tập! Học không bao giờ thừa. Học để khẳng
định mình như các bạn từng biểu hiện: Chinh phục đỉnh cao! Trẻ luôn đúng!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét