Đăng đàn cung
Đăng đàn cung (giai điệu đăng đàn) là bài quốc thiều
của Triều Nguyễn và Đế quốc Việt Nam.
(Triều Nguyễn tồn tại được 143 năm, từ 1802 đến 1945. Đế quốc
Việt Nam tồn tại được 5 tháng, từ tháng 3-1945 đến tháng 8-1945. Quốc thiều là
phần nhạc của bài quốc ca - bài ca chính thức - của một nước.)
Đăng đàn cung được cho là quốc thiều đầu tiên của
Việt Nam.
Quốc thiều thường được sử dụng để mở đầu các buổi nghi lễ của
các cơ quan nhà nước; lễ kéo cờ ở các công sở, trường học; lễ đón nhận các
nguyên thủ quốc gia nước khác đến thăm chính thức nước sở tại.
Khi Gia Long - vua đầu tiên của Triều Nguyễn - lên ngôi vào
năm 1802, ông đã tổ chức ngay một nghi lễ triều chính cho việc nhận tước vị
này. Gia Long ra lệnh cho J.B. Chaigneau - chuyên gia người Pháp - soạn thảo bản
quốc thiều để sử dụng trong các đại lễ của triều đình. J.B. Chaigneau đã dựa
theo hình thức bản Marche Militaire để dựng lên bản Đăng đàn
cung.
Từ thời vua Gia Long trở đi, Đăng đàn cung còn được
dùng mỗi khi vua du xuân hoặc khi đi từ Đại Nội lên đàn Nam Giao, Huế.
Đến năm 1932, khi vua Bảo Đại về nước sau 10 năm học tập ở
Pháp, Đăng đàn cung được sử dụng để nghênh đón vua, đặc biệt lần này
có thêm cả lời. Lời bài hát do hoàng thân Ưng Thiều soạn ra. Như thế, Đăng
đàn cung đã được sử dụng như bài quốc ca không chính thức (PTH: Quốc thiều
đã có lời, vậy tại sao lại không được công nhận là quốc ca chính thức?)
Vào năm 1945, khi Đế quốc Việt Nam thành lập, Chính phủ Trần
Trọng Kim tiếp tục sử dụng Đăng đàn cung là quốc thiều và có ý định
soạn lời mới để thành quốc ca chính thức nhưng chưa kịp thực hiện thì chính phủ
đã sụp đổ.
Ngày nay, Đăng đàn cung chỉ còn xuất hiện trong các
đám tế lễ cổ truyền, các buổi biểu diễn nhã nhạc Cung đình Huế. Trong cuộc sống
đời thường, trẻ em Huế thường hát theo điệu Đăng đàn cung nhưng với lời
dân gian khác.
Dưới đây là các clips:
1. Đăng đàn cung do ban nhạc Tứ tuyệt nhã nhạc
trình bày.
Đây là ban nhạc con cháu Triều Nguyễn. Người sáng lập ban nhạc
là ông Vĩnh Tuấn. Ông Vĩnh Tuấn là dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn, cháu đời
thứ 4 của Tuy Lý Vương Miên Trinh.
Ông Vĩnh Tuấn và vợ Thanh Thúy có 3 người con là Tôn Nữ Tần
Tranh, Bảo Long và Bảo Thạnh. Khi các con lớn, ông Vĩnh Tuấn thành lập ban
Tứ tuyệt Tơ đồng nhã nhạc, gồm vợ và các con, ở Long Thành, Đồng Nai. Mẹ gảy
đàn nguyệt, Tần Tranh đàn tranh, Bảo Long đàn tỳ bà, còn Bảo Thạnh chơi nhị huyền.
Ngày nào ban Tứ tuyệt cũng cùng nhau chơi nhã nhạc. Hết chơi
nhạc trên bãi cỏ rộng ở vườn nhà, cả gia đình lại đưa nhau lên căn nhà sàn bên
suối Bến Trăng, cùng chơi đàn cho tới tận khuya.
2. Đăng đàn cung với lời mới và trở thành bài Non
sông vang câu ca mừng.
Nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, nhạc sĩ Ngọc Phan
đã hòa âm và soạn lại lời mới cho điệu Đăng đàn cung, tựa đề Non sông
vang câu ca mừng.
Non sông vang câu ca mừng
Khắp đất trời quê ta rộn rã lời ca,
Mừng đất nước đổi mới chan hòa.
Nhịp nhàng gái trai trẻ già, nắn cung đàn cùng hát lời ca,
Mừng đất nước đổi mới chan hòa,
Đời vui ấm no muôn nhà, tiếng ca cùng hòa.
Khắp đất trời quê ta tiếng ca đậm đà.
Mừng đất nước đổi mới chan hòa.
Nhịp nhàng gái trai trẻ già, nắn cung đàn cùng hát lời ca,
Mừng đất nước đổi mới chan hòa,
Đời vui ấm no muôn nhà, tiếng ca cùng hòa.
Khắp đất trời quê ta tiếng ca đậm đà.
Các dân tộc Việt Nam cùng đón niềm vui,
Mừng đất nước rộn rã tiếng cười.
Bạn bè khắp nơi trao lời, chúc mừng đất nước đẹp tươi,
Mừng Thủ đô - Thành phố bao đời,
Sử xanh vẫn luôn rạng ngời
chiến công tuyệt vời.
Bao bạn bè năm châu hát chung niềm vui.
Mừng đất nước rộn rã tiếng cười.
Bạn bè khắp nơi trao lời, chúc mừng đất nước đẹp tươi,
Mừng Thủ đô - Thành phố bao đời,
Sử xanh vẫn luôn rạng ngời
chiến công tuyệt vời.
Bao bạn bè năm châu hát chung niềm vui.
Đây đất trời Thăng Long,
Rồng chiếu hiển linh,
Ngàn năm sáng dải đất ân tình.
Cùng nhau sống trong thanh bình, tô thêm màu mảnh đất đẹp xinh,
Ngàn năm sáng dải đất ân tình,
Cùng vui sống trong thanh bình, tiếng ca ngọt lành.
Vui hát mừng Thủ đô xứng danh Hòa Bình.
Rồng chiếu hiển linh,
Ngàn năm sáng dải đất ân tình.
Cùng nhau sống trong thanh bình, tô thêm màu mảnh đất đẹp xinh,
Ngàn năm sáng dải đất ân tình,
Cùng vui sống trong thanh bình, tiếng ca ngọt lành.
Vui hát mừng Thủ đô xứng danh Hòa Bình.
Vui hát mừng Thủ đô xứng danh Hòa Bình,
Vui hát mừng Thủ đô xứng danh Hòa Bình.
Vui hát mừng Thủ đô xứng danh Hòa Bình.
3. Phật giáo Huế đã dùng Đăng đàn cung trong một
đám rước ngày vía Thích ca mồng 8 tháng Tư (vào khoảng năm 1933).
4. Bản Marche Militaire mà chuyên gia người
Pháp J.B. Chaigneau dựa vào để dựng lên bản Đăng đàn cung.
(PTH biên soạn và viết lại dựa theo wikipedia.
Bài có nhiều điểm cần đặt dấu hỏi, cần kiểm tra thông tin và cần mở rộng nghiên
cứu, vì thế xin tham khảo Bài và
điệu Đăng đàn cung, Về bản quốc ca Triều Nguyễn và những bài khác để có
thông tin lịch sử chính xác).
Đăng đàn cung
Ban nhạc Tứ Tuyệt Nhã Nhạc
Đăng đàn cung
Non sông vang câu ca mừng (Tốp ca
nữ)
Đăng đàn cung
Ngày vía Đản Sanh
Franz Schubert - Marche Militaire
Phạm Thu Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét