Quy luật phát triển giai điệu
Âm nhạc là nghệ thuật thời gian không miêu tả, âm nhạc thiếu
tính cụ thể như vật thể, hoặc đặc tính miêu tả văn học. Nhưng âm nhạc phác họa giai điệu, cấu trúc một chuỗi âm thanh tiết tấu theo nguyên tắc xây dựng hình
tượng nghệ thuật.
Hình tượng âm nhạc sinh ra từ cảm xúc tư duy nhận thức hiện
thực thế giới xung quanh, thể hiện vào giai điệu tác phẩm âm nhạc. Hình tượng
âm nhạc biểu hiện trạng thái nội tâm con người, những quan niệm ước
mơ khát vọng, buồn đau thất bại… Âm nhạc biểu hiện cảm xúc không cụ thể, nhưng
không trừu tượng bởi những tình cảm từ âm thanh tỏa ra mang ánh sáng đời sống
con người. Mỗi tác phẩm âm nhạc, cấu trúc theo loại thể, từ cảm xúc tư duy bộc
lộ quan niệm diễn tả, cấu thành nội dung hình thức âm nhạc. Âm nhạc biểu hiện bằng
giai điệu. Giai điệu khái niệm bao trùm, là phương tiện diễn tả cấu trúc tư duy
con người. Giai điệu cấu trúc âm thanh tiết tấu hình thành một làn, điệu, bài bản
dân ca, tác phẩm âm nhạc. Một số nhà nghiên cứu âm nhạc phân chia giai điệu (melody),
còn tiết tấu (rythum) là hai hình thức độc lập. Tiết tấu tổ chức trường độ,
giai điệu nối tiếp cao dộ âm thanh. Theo cách phân lập một số nhà nghiên cứu âm
nhạc, nhìn nhận riêng rẽ âm thanh, tiết tấu chỉ đúng khi là những khái niệm độc
lập. Âm thanh sự nối tiếp các hàng âm từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp.
Âm thanh độ vang của các âm… Tiết tấu sự sắp xếp cấu thành độ dài, ngắn của thời
gian, nhưng hai hình thức âm thanh, tiết tấu không kết hợp lại sẽ chẳng có giai
điệu âm nhạc. Giai điệu là sự kết hợp cấu trúc âm thanh tiết tấu, hình thành
tác phẩm âm nhạc. Không có tiết tấu, chỉ sự tiếp nối âm thanh không phải giai
điệu âm nhạc. Âm điệu, âm hưởng đặc điểm mang phong cách giai điệu âm nhạc, dù
cấu trúc dưới hình thức nào âm nhạc luôn để lại ấn tượng ghi nhớ cảm xúc người
nghe. Người nghe nhận diện phong cách âm nhạc qua âm điệu bản nhạc như nghe
quen quen, đây là âm điệu dân ca quan họ, hát xoan, dân ca Nam Bộ, Nghệ Tĩnh…
Giai điệu âm nhạc cấu thành từ: âm thanh, tiết tấu, tạo thành
hình tượng âm nhạc để lại ấn tượng âm điệu tình cảm dân ca các dân tộc. Giai điệu
dân ca mỗi dân tộc biểu hiện ngôn ngữ âm thanh tiết tấu, hình tượng cảm xúc, âm
điệu từng tộc người, mỗi vùng miền. Giai điệu cấu thành tác phẩm, diễn tả cảm
xúc, tư duy con người thời đại.
Âm điệu là âm và điệu một bài dân ca. Nghe âm điệu nhận biết
loại dân ca, điệu hát. Cổ nhân thường nói cung đàn, điệu đàn. Cung đàn là cung
bậc âm thanh cấu trúc trong một bài đàn, hoặc cung bậc âm thanh một bài hát,
làn hát, điệu hát. Từ những đặc điểm ấy, cổ nhân gọi cung đàn, điệu đàn, điệu
hát.
Âm điệu, khái niệm kết hợp thành âm là âm thanh, điệu là tiết
tấu nhịp điệu. Âm điệu biểu hiện đặc trưng một loại đàn, một giai điệu bài hát,
làn hát, điệu hát dân ca. Dân gian còn thuật ngữ cung bậc. Cung và bậc là hai từ
ghép cung quan hệ khoảng cách giữa các âm, bậc là bậc âm. Các bậc âm trong âm
nhạc mang tên gọi đồ - bậc một, rề - bậc hai… Khoảng cách âm đô lên rê là bậc một,
lên bậc hai theo cấu trúc âm tự nhiên, nếu xuất hiện dấu hóa sẽ biến hóa khôn
lường. Nếu lấy bậc âm tự nhiên gọi tên các mối quan hệ cung bậc, cung khoảng
cách, bậc các bậc âm. Cung bậc kết hợp tiết tấu cao độ, tạo thành âm điệu, giai
điệu dân ca. Một số nhà nghiên cứu âm nhạc nước ngoài nói: âm nhạc phương Đông,
nhạc ngũ cung, giai điệu mở đầu âm khu cao, sau đi xuống, hoặc ngược lại. Cấu
trúc giai điệu âm nhạc các dân tộc phương Đông thường xoay quanh âm chủ, âm gốc,
có thể đây là đặc trưng giai điệu dân ca?
Những nhận định ấy góp phần nghiên cứu giai điệu dân ca dân tộc
Mông Tày Nùng Thái trên các mặt: cấu trúc hình tượng giai điệu, cấu trúc âm điệu
hình tượng giai điệu, diễn tả cảm xúc thẩm mỹ.
1.1. Cấu trúc âm điệu dân ca Mông Tày Nùng Thái.
Cấu trúc âm điệu dân ca các dân tộc phụ thuộc ngôn ngữ tiếng
nói, ngôn ngữ âm nhạc, hình thành giai điệu từng loại dân ca. Mỗi dân tộc mang
phong tục, ngôn ngữ, cư trú trên vùng không gian địa lý khác nhau ra đời các loại
âm điệu dân ca. Âm điệu dân ca phản ánh trung thực bản chất hình tượng giai điệu
từng loại dân ca mỗi tộc người.
Giao duyên Mông.
Những đặc điểm tự nhiên xã hội ra đời dân ca các dân tộc, gắn
liền âm điệu từng thể loại. Dân ca Mông âm điệu các loại hát ru, đồng dao, giao
duyên mo Mông âm điệu riêng. Dân ca Tày Nùng các loại hát ru, đồng dao… mang âm
điệu phong cách dân ca Tày Nùng. Dân ca Thái mỗi thể loại một âm điệu riêng,
nhưng xét về nguyên tắc phát triển giai điệu dân ca dân tộc phát triển quy luật
chung lối tiến hành giai điệu, cấu trúc hình tượng âm nhạc gần giống nhau, hoặc
giống nhau mỗi thể loại dân ca chung một hình thức tiến hành giai điệu, cấu
trúc âm thanh phát triển làn điệu dân ca. Hình thức tiến hành giai điệu bài Nhớ
em yêu - dân ca Mông. Giai điệu trên thang 5 âm: rề pha son la đô rế. Nét mở đầu
vào âm cao nhất các hàng âm giai điệu:
Sau đi xuống, đi lên liền bậc, bất ngờ nhảy xuống quãng 8 nhảy
lên quãng ba, đi lên liền bậc. Nét giai điệu mở đầu vào ngay âm gốc thang âm,
phát triển bằng các âm quanh âm gốc bậc ba, bậc bốn, bậc năm là những âm chính
trên thang âm. Bài dân ca Mông loại tự sự trữ tình trong hình thức giao duyên,
tiến hành giai điệu mở đầu âm cao nhất, đi xuống thấp nhất, sau phát triển quanh
âm gốc đi lên, kết bằng âm gốc như mở đầu. Hình thức phát triển giai điệu thứ
nhất mở đầu âm khu cao, kết thúc âm khu cao, cấu thành âm điệu đặc trưng: rề đô
rề rề, pha son lá đô rế. Đây là một phác hoạ âm điệu loại giao duyên Mông.
Loại thứ hai, bài Dừng chân.
Mở đầu âm khu thấp: rề rề mi rề, đi lên mì la la rề, nhảy
quãng 5 đi xuống thấp nhất là phát triển giai điệu quanh âm gốc trên thang 4
âm: Rề mì son la ré. Phần kết, giai điệu đi xuống âm gốc như mở đầu
nét giai điệu. Qua hình thức phát triển giai điệu bài Dừng chân, mở đầu:
Kết thúc:
Những bước phát triển giai điệu trên cấu thành âm điệu loại
thang 4 âm: Rề rề mì lá rề si là. Nghe những âm vang này phảng phất âm điệu bài
Nhớ em yêu trong hệ âm điệu dân ca Mông.
Loại thứ ba, bài Lòng em.
Giai điệu mở đầu bằng âm bậc trung:
Hình thức phát triển giai điệu từ âm trung, âm gốc trên thang
năm âm: Sòn là sib đô re son. Nét giai điệu xoay quanh những âm cơ bản âm
bốn, âm năm, âm gốc, kết về âm trung bậc hai trên thang âm.
Qua ba hình thức phát triển giai điệu của hàng chục bài hát
giao duyên Mông thường mở đầu giai điệu:
- Mở bằng âm gốc thấp đến cao.
- Mở âm bậc trung.
- Mở bằng âm thấp.
Hình thức phát triển giai điệu chung giống nhau, xoay quanh
âm gốc quan hệ phần âm gốc, những âm chính thang âm. Riêng phần kết:
- Kết âm gốc cao, hoặc âm gốc thấp.
- Kết âm trung không về âm gốc.
- Kết âm thấp không về âm gốc.
Dù hình thức tiến hành giai điệu, mở đầu, kết thúc khác nhau
nhưng hình thức hát giao duyên Mông cấu trúc âm điệu chung phổ biến mang phong
cách dân ca Mông, hoặc pha một chút những làn điệu dân ca gần dân tộc khác. Loại
hát ru Mông có ba hình thức phát triển giai điệu, cấu trúc ba loại âm điệu khác
nhau mang đặc tính chung bản sắc phong cách. Dân ca Mông không lẫn với dân ca
các dân tộc khác, dù có những điệu ảnh hưởng Tầy Nùng Thái nhưng chất Mông là bản
sắc âm điệu dân ca bản địa.
Hát giao duyên Tày Nùng.
Đặc điểm không gian địa lý, xã hội Tày Nùng người dân cư trú
trên nhiều miền đất bằng phẳng, về cơ bản họ là dân miền rừng núi nhưng nhiều
nét gần với không gian người Việt. Những đặc điểm tự nhiên xã hội, lối sống
phong tục… đôi khi cộng cư cùng người Việt trên nhiều vùng đất, nên dân ca Tày
Nùng nhiều làn điệu âm nhạc trữ tình, phóng khoáng nhẹ nhàng, giai điệu ít đột
biến.
Âm nhạc Tày Nùng, nhiều làn điệu cấu trúc giai điệu đều đều,
âm trung như hát giao duyên… Bài Lượn cọi, giai điệu mở đầu âm khu cao nhất: rê
phà rê la, la son phà son pha rề rề phá rê đồ là. Mở đầu âm khu cao, đi xuống
âm thấp nhất, kết âm thấp nhất. Bài Lượn cọi vào đầu bằng âm cao bậc IV trên
thang âm: là đô rê pha son lá. Nét giai điệu xoay quanh các âm cơ bản bậc sáu,
bậc ba về âm gốc. Phần kết: la đố la son pha rề rề phá rề đô là, lặp lại âm
hình kết hết một câu nhạc mở đầu. Bài Lượn cọi, dân ca Tày:
- Mở âm khu cao nhất.
- Kết về âm gốc thấp nhất.
Bài Điệu lứn dân ca Nùng, giai điệu mở đầu âm trung: si son
si la son mì la. Từ âm si đi xuống âm thấp nhất mì nhảy lên âm gốc la. Nét giai
điệu xoay quanh âm gốc, khởi từ âm bậc II (si) xuống son bậc VII, lên si xuống
âm gốc đi xuống âm mì bậc V, nhảy lên âm gốc la, tạo thành âm điệu dân ca Nùng:
Là si mi son lá. Phần kết tiết nhạc: son lá mì son mì la si la. Kết xoay quanh
âm chính la mì về âm gốc la bậc trung. Bài Điệu lứn, phát triển giai điệu mở đầu,
kết:
- Âm bậc trung.
Bài Sli Nùng lòi, nét nhạc mở đầu âm gốc thấp nhất toàn bài,
đi lên bậc V, đi xuống kết câu âm gốc rề trên thang âm: rề pha son la rế. Giai
điệu mở đầu, âm đầu thấp: rề rề pha pha lá… Những âm cấu thành giai điệu xoay
quanh âm gốc, âm ba, âm năm, nét giai điệu bình ổn trữ tình. Phần kết, pha rề
la lá pha rè. Tiết nhạc kết câu về âm ba, lên âm năm xuống âm gốc thấp nhất, lặp
lại âm mở đầu. Bài Sli nùng lòi, phát triển giai điệu mở đầu, kết thúc:
- Âm thấp nhất, âm gốc.
- Kết âm gốc thấp nhất.
Qua bài giao duyên, hình thức phát triển giai điệu chung hát
giao duyên Tày Nùng giống nhau, dù mỗi bài một hình thức, phương pháp cấu trúc
phát triển giai điệu độc đáo nhưng theo quy luật chung mở đầu:
- Âm cao.
- Âm trung.
- Âm thấp.
Kết thúc các bài dân ca, giao duyên:
- Âm gốc cao nhất.
- Âm gốc bậc trung.
- Âm gốc thấp nhất.
Tuy nhiên, không loại trừ có bài cá biệt kết không về âm gốc
nhưng ít xuất hiện trong dân ca các dân tộc.
Giao duyên Thái ra đời từ không gian địa lý đồng bào cư trú
bên những dòng suối, dưới thung lũng đẹp như cánh đồng Mường Lò, Mường Thang,
bên sông Nậm Rốm… Điều kiện tự nhiên thơ mộng, gợi mở chất âm nhạc trữ tình, rộn
ràng trong sáng. Giao duyên Thái, phong phú nội dung hình thức, lời ca mộc mạc
hình ảnh như cách diễn đạt của đồng bào.
Dân ca Thái phát triển suốt rải sông Đà từ Điện Biên, Sơn La,
đến nhiều tỉnh miền núi phía Bắc: sông Mã, Nghệ Tĩnh… Nhiều nơi hội tụ các loại
thể dân ca phong phú, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa…
Nhiều nơi còn lưu truyền tập tục Thái, những kho truyện thơ văn cổ, các hình thức dân ca, huyền thoại truyền thuyết. Tỉnh Hòa Bình là cái vốn của dân ca Thái, ra đời từ các tỉnh miền núi phía thượng nguồn những con sông đến Mai Châu hội tụ nhiều hình thức văn học, dân ca Thái. Hòa Bình, Mường Mùn dưới thung lũng đẹp Mai Châu còn lưu giữ nhiều bài tủa, như Dặn người yêu, Gieo vừng gieo kè, Nhớ Mường… giao duyên Thái như tiếng hát tình yêu các dân tộc, quy luật phát triển giai điệu theo những nguyên tắc cấu trúc âm thanh tiết tấu mang nội dung tình cảm, thể hiện tình yêu tuổi trẻ. Tiếng hát giao duyên Thái không dừng lại ngợi ca cô gái đẹp, trai tài, những mối tình nồng thắm thuỷ trung. Tiếng hát nhắn nhủ bao điều, ngợi ca quê hương, mường bản đẹp tươi, tình yêu và trách mỗi người sống vì sự trường tồn tộc loại. Những bài giao duyên Thái, gợi lên hình ảnh thiên nhiên gần với cảm nhận trực quan con người. Bài Lăm, lời ca:
Nhiều nơi còn lưu truyền tập tục Thái, những kho truyện thơ văn cổ, các hình thức dân ca, huyền thoại truyền thuyết. Tỉnh Hòa Bình là cái vốn của dân ca Thái, ra đời từ các tỉnh miền núi phía thượng nguồn những con sông đến Mai Châu hội tụ nhiều hình thức văn học, dân ca Thái. Hòa Bình, Mường Mùn dưới thung lũng đẹp Mai Châu còn lưu giữ nhiều bài tủa, như Dặn người yêu, Gieo vừng gieo kè, Nhớ Mường… giao duyên Thái như tiếng hát tình yêu các dân tộc, quy luật phát triển giai điệu theo những nguyên tắc cấu trúc âm thanh tiết tấu mang nội dung tình cảm, thể hiện tình yêu tuổi trẻ. Tiếng hát giao duyên Thái không dừng lại ngợi ca cô gái đẹp, trai tài, những mối tình nồng thắm thuỷ trung. Tiếng hát nhắn nhủ bao điều, ngợi ca quê hương, mường bản đẹp tươi, tình yêu và trách mỗi người sống vì sự trường tồn tộc loại. Những bài giao duyên Thái, gợi lên hình ảnh thiên nhiên gần với cảm nhận trực quan con người. Bài Lăm, lời ca:
Bông hoa tươi sáng
Trăng đẹp sáng soi
Ánh lên mấy lời
Vui câu ca…
Giai điệu mở đầu âm khu cao nhất: Si si si la son si la son…
lần lượt đi xuống quanh âm gốc, kết câu một, xuống âm gốc thấp. Âm thấp nhất
toàn bài là âm rề, phần kết nét giai điệu câu kết bài từ âm gốc cao nhất si, đi
xuống âm gốc mì trên thang âm: Mì son la si rê mí. Bài Lăm hình thức tiến hành
giai điệu âm hình mở đầu, âm cao nhất đi xuống, kết âm gốc thấp. Giai điệu toàn
bài dựa vào âm chính: âm một, âm năm, âm bốn, kết về âm gốc. Bài Lăm, mở đầu, kết
thúc:
- Âm cao nhất (bậc V).
- Âm thấp (âm gốc).
Bài Cô gái đẹp, giai điệu mở đầu âm trung (âm gốc) đi xuống kết
câu một âm cao nhất. Phần kết bài âm trung (âm gốc), đi xuống kết câu một âm
cao nhất. Phần kết bài âm trung (âm gốc), lặp lại âm hình mở đầu. Câu kết đi
lên, đi xuống âm gốc trên thang âm: Là đô mi son lá. Bài Cô gái đẹp (Nắng xao
nhiểm), mở đầu, kết thúc giai điệu:
- Âm trung âm gốc.
- Âm trung âm gốc.
Bài Xoè hoa, mở đầu giai điệu âm thấp nhất toàn bài, phát triển
đi lên, kết câu thứ nhất, câu hai kết bài âm trung (âm gốc). Bài Xoè hoa, mở đầu,
kết thúc theo nguyên tắc:
- Âm thấp nhất (âm năm).
- Âm trung âm gốc.
Bài Xòe hoa, kết thúc giai điệu toàn bài đi xuống, đột biến
nhảy quãng bốn lên âm gốc, một sự phong phú biến hóa dân ca Thái.
Giai điệu dân ca Thái, phát triển nhiều hình thức, có phần cá
biệt đôi câu kết, nhưng quy luật chung:
Mở đầu: Âm cao nhất (âm năm hoặc âm gốc).
Âm bậc trung (âm gốc).
Kết bài: Âm thấp nhất (âm gốc).
Âm trung (âm gốc).
Dân ca Thái, phát triển giai điệu phong phú các hình thức kết
câu, kết đoạn, kết bài như hai phần tạo âm điệu ấn tượng toàn bài dân ca, mở đầu,
kết thúc thường nằm trong quy luật phát triển dân ca các dân tộc.
Hát mo then.
Hát mo then, hình thức âm nhạc tiền nhân loại, chỉ có thể
sinh sau loại hát xướng khi thành lệ thức, còn khởi thủy nó là khởi xướng cho một
hình thức âm nhạc. Hát mo then là âm nhạc bởi những hình thức hát nói xuất hiện
trong mo then rất sớm, nhưng chỉ là một giả thuyết nghệ thuật thời nguyên thủy.
Nghệ thuật xã hội nguyên thủy xuất hiện thời đại đồ đá mới, rực
rỡ hậu kỳ đồ đá cũ. Nghệ thuật hang dộng để lại nhiều tranh vẽ mầu sắc, trạm khắc,
tượng đá… biểu hiện ký ức thị giác tổng hợp, tái hiện đời sống, hái lượm, săn
thú rừng mang tâm lý bắt chước ngây ngô trên nét vẽ tạo hình hồn nhiên. Nền nghệ
thuật ấy, đến nay còn tiếp tục khám phá, đề xướng nhiều thuyết nguồn gốc ra đời
chưa thể khẳng định. Sau đổi mới tiếp cận hệ thông tin mở, các nhà nghiên cứu
đưa ra sáu thuyết nguồn gốc nghệ thuật để tham khảo nghiên cứu thực tiễn nghệ
thuật thời nguyên thủy.
Thuyết thứ nhất, nghệ thuật là “bắt chước”, do Aristone khởi
xướng 384 - 322 trước công nguyên. theo ông nghệ thuật do con người sáng tạo bằng
sự bắt chước thế giới khách quan. Trang 13 cuốn Nghệ thuật thơ ca, Nhà xuất bản
Văn hoá Nghệ thuật năm 1964, giá 70 xu, Aristone viết: “Sử thi, bi kịch cũng
như hài kịch, thơ ca, đại bộ phận nói chung là những nghệ thuật bắt chước”.
Theo nghĩa rộng ông nói sự bắt chước của nghệ thuật là lấy thế giới tự nhiên
làm đối tượng bắt chước, tái tạo lại các hiện tượng tự nhiên xã hội. Thuyết này
của Aristone chỉ đúng về cảm nhận khách quan các hiện tượng tự nhiên mà nghệ
thuật phản ánh, biểu hiện qua cảm xúc. Đây là học thuyết sơ khai về nguồn gốc
nghệ thuật. Tính bắt chước thời đại ông còn thô sơ, nghệ thuật mang tính mô tả
hiện thực.
Thuyết thứ hai, nghệ thuật ra đời từ trò du hý do sự hứng khởi
của con người nghĩ ra những trò chơi, bởi thời gian giải trí dư thừa. Thuyết
này, do Kants Chiller Marop đề xướng, phổ biến rộng vào những năm đầu thế kỷ
XX. Những năm ấy, ở nước ta chưa cho phép phổ cập thuyết này, chỉ nghe báo cáo
nội bộ. Thuyết du hý nhiều nhà văn lớn hưởng ứng.
Nguyễn Du quan niệm thơ văn, nghệ thuật là mua vui, du hý,
làm phong phú tâm hồn con người, tâm sự cùng công chúng. Nhà nghệ thuật học
Robert Fros nói: “văn học là trò diễn ngôn ngữ, trong văn học có yếu tố mua
vui”. Thuyết này nhìn vào giá trị nghệ thuật xảy ra các hiện tượng mê hoặc người
xem, người đọc hào hứng quên những vất vả bức xúc đời thường, thậm chí âm nhạc
giúp người ta giải trí trực tiếp tại chỗ. Nghệ thuật là du hý mua vui, biểu hiện
qua hiện tượng chưa nhìn thấy bản chất mỹ học nghệ thuật.
Thuyết thứ ba, nghệ thuật từ ma thuật, mang tính tôn giáo. Những
người khởi xướng: Eduard Bunettylor, Glorge Frazet, T.rozak 1914, quan niệm trước
khi xuất hiện công cụ lao động có ma thuật, từ những điệu hát múa… xúc cảm thể
hiện tâm linh con người như tiền định. Họ cho rằng từ tôn giáo ra đời cac loại
hình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, ca múa nhạc… Thuyết này, là một phát hiện
nhiều người hưởng ứng, thực chất những người theo thuyết này chỉ phát hiện ra cảnh
nghi lễ biểu tượng tôn giáo, nghi thức nghi lễ, còn nghệ thuật ra đời trước những
khái niệm nghi lễ.
Thuyết thứ tư, “biểu hiện”. Theo nhiều nhà văn khoảng
những năm đầu thế kỷ XX, cho rằng khi viết những nỗi đời vào trang sách để mọi
người hưởng thụ là bày tỏ tâm sự. Nghệ thuật ra đời từ cảm xúc muốn biểu hiện
mình, để mọi người tách rời những trải nghiệm đời sống, cuốn hút họ vào niềm
đam mê giải trí. Những thuyết ma thuật là biểu hiện của nghệ thuật trò chơi du
hý. Họ phát hiện ra nhiều đặc tính riêng nghệ thuật và người nghệ sĩ, là con
người muốn vươn tới những đỉnh cao trí tuệ, tình cảm khát vọng cái đẹp.
Thuyết thứ năm, “tổng sinh lực, sinh lực thừa”.
Một nhóm người biên soạn sách giáo khoa cho là học thuyết
riêng khởi xướng “của bộ môn nghệ thuật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đề
xuất” (trích trang 8), sách do Trường Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản. Theo
nhóm biên doạn, thuyết tổng sinh lực và sinh lực thừa, là thuyết lý giải nguồn
gốc nghệ thuật một cách khoa học nhất, đầy đủ nhất. Thuyết này, tiếp thu tất cả
các thuyết trước đây, nhưng đã đưa các thuyết đó vào hệ thống của mình để làm nổi
bật nguồn gốc nghệ thuật là con người khi đạt tới một trình độ sáng tạo trong
lao động bền bỉ đến mức làm ra sinh lực thừa, một nguồn sinh lực trên mức đáp ứng
nhu cầu sống sinh học, nẩy sinh nhu cầu sống thẩm mỹ (sống đẹp), khi đó nghệ
thuật từ cái thực dụng bước ra, tạo nên một hiện tượng độc đáo chỉ riêng loài
người mới có”. Đoạn trích trên, thuyết tổng sinh lực và sinh lực thừa, công nhận
các thuyết nêu ra là đúng nằm trong hệ thống của họ. Học thuyết nhóm biên soạn
trường Đại học quốc gia Hà Nội khởi xướng gồm bốn thuyết hợp thành thuyết tổng
sinh lực và sinh lực thừa, là thuyết thứ năm. Một lý thuyết nêu ra quá nhiều hệ
thống tổng hợp các thuyết, không biết dựa vào hệ thống nào mới hoàn hảo. Theo
tuyên ngôn nhóm biên soạn “Thuyết tổng sinh lực và sinh lực thừa”, là bộ môn
Nghệ thuật Trường đại học quốc gia Hà Nội đề xuất”. Nghiên cứu các thuyết nguồn
gốc nghệ thuật thời nguyên thuỷ, thuyết “tổng sinh lực và sinh lựa thừa”, xuất
hiện vào những năm 1860 do Snecer đề xướng, phát triển tiếp quan niệm nghệ thuật
là trò chơi du hý của Kazrt, Schiller… lý luận về sinh lực thừa. Những nhà khởi
xướng thuyết tổng sinh lực và sinh lực thừa cho rằng: Khi con người đủ nhu cầu
ăn ở, họ chuyển sang hoạt động sáng tạo cao hơn, nẩy sinh hoạt động nghệ thuật.
Nguồn gốc nghệ thuật là sự phát triển sinh lực thừa, thời gian rỗi đẽo gọt tượng,
vòng đá, bày trò chơi, là bản chất nguồn gốc nghệ thuật từ trò chơi ở
trình độ cao.
Thuyết thứ sáu, nghệ thuật ra đời từ lao động, là thuyết truyền
thống theo quan niệm Marx phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ. Thuyết này,
phân tích lao động là quá trình biến đổi con người từ vượn thành người, phát
triển ngôn ngữ giao tiếp. Lao động tạo nhịp điệu, tiết tấu, theo Bucher, Lỗ Tấn,
tiếng dô ta, làm nảy sinh những điệu hò, ra đời ngôn ngữ âm nhạc, những làn điệu
dân ca, khẳng định lao động tồn tại cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật. Thuyết
này, phát hiện mối quan hệ cùng tồn tại lao động và nghệ thuật. Lao động sáng tạo
sản phẩm vật chất tinh thần, nhưng không thể cho rằng nghệ thuật ra đời từ lao
động. Những người lao động chỉ là lao động sản xuất của cải vật chất xã hội, những
phương thức cải tiến kỹ thuật, quan hệ sản xuất thuộc về nhóm người đặc biệt.
Nhóm người đặc biệt ấy xuất hiện trong mọi thời đại. Ngay thời nguyên thủy, họ
là lớp người không đơn giản lao động chân tay săn bắn, hái lượm thỏa mãn sự sống.
Nhóm người ấy, luôn nghĩ đến cải tiến công cụ, phát sinh sáng kiến phương thức
lao động hiệu quả, những người khác nghĩ cách mô tả lại hiện thực cuộc sống bằng
kể chuyện nhảy múa ca hát…
Những nhóm người ấy, ngày nay là kỹ sư, bác học, nhà văn, nhạc
sĩ, biên đạo múa… Thời nguyên thủy, họ lẫn vào bầy người lao động giản đơn săn
bắn, hái lượm kiếm sống nhưng luôn hướng tới những thú vui, biểu hiện mình trước
đám đông. Nhóm người ấy trong cộng đồng người nguyên thuỷ họ hoạt động tồn tại
giống như nghệ thuật folklore, nguyên hợp hỗn đồng phi lịch sử, chưa tách khỏi
nghệ thuật và mục đích đời sống. Vào những thời đại phát triển xã hội, nhóm người
đặc biệt dần tách ra thành những người hoạt động sáng tạo riêng từng chuyên
ngành của họ, thiếu không có nền văn hoá nghệ thuật, văn minh nhân loại. Dựa
vào thực tiễn hoạt động nghệ thuật, tôi đề xướng thuyết thứ bảy.
Dù nhìn nhận dưới góc độ nào, các thuyết nguồn gốc nghệ thuật
lấy mốc lao động sản xuất, nghệ thuật nguyên thuỷ chiếu sáng những nhận định
khách quan hoạt động nghệ thuật. Lao động sản xuất xã hội nguyên thủy, diễn biến
khả năng:
- Lao động sản xuất phát triển xã hội.
- Biểu hiện mình trong nhóm người đặc
biệt.
Khả năng lao động nâng cao nhận thức cải tạo tự nhiên, xây dựng
xã hội loài người, tạo ra ý thức hệ xã hội. Lao động phát triển con người xã hội
không thể phủ nhận. Những thành quả lao động tự thân nó mang tính biểu hiện, ở
các cấp độ xã hội là những cái đẹp. Người nguyên thủy, biểu hiện cái đẹp đẽo gọt
ríu đá, vòng đá, tranh tượng, những đường cong, hình khối… Thời đại công nghiệp,
công nghệ, chế tác kim cương, hệ điều hành máy chủ, nghệ thuật tổng hợp tư duy
đa tầng, đa phương tiện biểu hiện ký hiệu thông tin, vì nhu cầu con người. Những
thành quả nghệ thuật ấy thuộc về những nhóm người đặc biệt, sản xuất ra nền văn
hoá tinh thần. Thời nguyên thuỷ họ là người có khả năng tự biểu hiện mình, hoạt
động vì cái đẹp cộng đồng xã hội. Nhóm người đặc biệt ấy, là những người có
năng khiếu nghệ thuật, văn học, hội hoạ, khoa học… Họ là nguồn gốc ra đời sự
phát triển nghệ thuật. Thuyết thứ bẩy dựa vào những nhóm người đặc biệt: sáng tạo,
hoạt động nghệ thuật từ xã hội nguyên thuỷ di truyền đến ngày nay. Những nhóm
người ấy, chủ nhân mọi giá trị đời sống văn hoá tinh thần nhân loại, số đông
hàng triệu triệu người lao động giản đơn không thể rực sáng nhất thế kỷ
như Leonardo da Vinci, Newton, Beethoven[,Stravinsky, Picasso, Michel
Jackson… Nghệ thuật và các hoạt động thượng tầng trí tuệ thuộc về nhóm người
thiên tài, chuyên nghiệp sáng tạo ra nền văn minh nhân loại ở mọi thời đại.
Nhìn lại nguồn gốc ra đời làn điệu dân ca các dân tộc, hoặc vốn
dân ca nhân loại, nhiều bài hát ghi lại những hiện tượng lao động cụ thể.
Nghiên cứu dân ca Việt Nam, dân ca người Việt, dân ca Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quảng
Bình, Nam Bộ, Bắc Bộ… các vùng miền dân ca các dân tộc, xuất hiện nhiều loại
hò, Quay tơ, hò Kéo chài, Hội cấy… nói về công việc lao động nhưng không có
nghĩa nghệ thuật ra đời từ lao động, mà lao động tác động ảnh hưởng dưới dạng cảm
xúc những bài dân ca ghi lại công việc tạo niềm vui, tiếng hát hưng phấn trong
quá trình chèo đò, đi cấy… Nghệ thuật ra đời từ những khả năng ý thức lao động
trí tuệ, một hình thức lao động đặc biệt, sáng tác ra các mẫu nghệ thuật như
bài ca, điệu múa, kịch, văn học, làm đẹp cuộc sống con người hướng thiện.
Những làn điệu dân ca các dân tộc ra đời từ sự phát triển ý
thức muốn biểu hiện tình yêu, biểu hiện tâm linh ngưỡng mộ cầu mong cuộc sống tốt
đẹp. Hát mo then, là hình thức âm nhạc đầu tiên, ý thức con người về cuộc sống.
Hát mo then các dân tộc, là tiền âm nhạc biểu hiện tín nguỡng các dân tộc thời
xã hội nguyên thủy, hay thị tộc, bộ lạc. Họ quan niệm vạn vật đa thần. Ý thức
ban đầu chưa có nghi lễ, chỉ thờ cúng theo đức tin, mấy câu khấn vái râm ran,
miệng lẩm bẩm không nghe rõ nói gì. Những lời cầu khẩn ấy, là loại hát nói
trong âm nhạc, nói có tiết tấu, đây là bản chất đầu tiên ra đời từ ý thức biểu
hiện lòng thành kính với đấng thiêng, vật thiêng. Sau quá trình nhiều thế kỷ,
tiến lên nghi lễ, nghi thức mo then của dân tộc, theo luật tục tế thần có nhạc
dạo, hát múa, độc diễn, hình thành diễn xướng dân gian trong tín ngưỡng mo
then. Từ đó, ra đời những bài mo, bài hát then theo nghi thức mo then trình
làng, mô tả lại câu chuyện mo then. Nội dung nghi lễ khác nhau nhưng nội dung
hát mo then nhiều nét gần nhau như những bài hát Đi đường, kể chuyện giã sử, những
bài then, cầu chúc, tiến quân, dâng lễ, mừng công… Hệ thống hát mo then, phản
ánh cảm xúc tâm trạng con người như cuộc hành trình sống, ghi lại những trang sử
quá trình phát triển quê hương, mường bản, xã hội các dân tộc. Những bài hát ấy,
phát triển cấu trúc giai điệu theo nội dung, tiến hành âm thanh, nhịp điệu các
loại thể mo then.
Loại phát triển giai điệu mo Mông.
Những bài hát mo Mông phong phú, chỉ khảo sát quy luật duy nhất
qua nghiên cứu, phân tích hàng chục bài để lấy ra ba loại bài có quy luật phát
triển giai điệu. Bài Mời ma, cấu trúc giai điệu theo lời ca:
Ta mời mày ăn uống
Ta để vào mẹt mày không ăn
Để vào cót
Là cho người chết
Mày ăn đi
Người ra dắt mày lên trời
Dắt mày xuống đất
Mày phải ăn uống
Mà đi…
Giai điệu tự sự thể hát nói, nhịp tự do, giai điệu mở đầu âm
trung đi lên la la rê, kết âm cao - âm ba trên thang âm: rề pha son la đô rế.
Âm điệu phát triển xoay quanh âm gốc bằng âm tựa ba năm đi lên, đi xuống liền bậc.
Phần kết bài, giai điệu đi xuống âm gốc. Bài mời ma:
Mở đầu: âm trung.
Kết bài: âm cao (âm gốc)
Bài Gọi vía, giai điệu mở đầu âm cao. Nét giai điệu đứt quãng
liên tiếp các bước nhảy như lời gọi vía tự sự. Câu đầu vào âm khu cao, âm năm
trên thang âm: son la si rê mi són. Giai điệu xoay quanh âm gốc bằng các bậc
năm, ba, sáu, kết âm bậc hai, âm la. Phần kết bài giai điệu đi xuống âm gốc:
son la son, kết âm thấp nhất. Bài Gọi vía:
- Mở đầu: âm cao.
Bài Văn tế, lời ca bày tỏ thắc mắc trong lòng người, xin tế hồn
mong sao mọi điều cầu phúc an lành:
Mọi năm không có chuyện lạ
Năm nay chim chóc nhiều
Về đẻ trứng trên cây sua
Sao vợ chồng anh không về
Sao vợ chồng lại chia của…
Nét giai điệu mở đầu âm gốc son đi xuống, nhảy lên đứt quãng
như lời đọc xúc động lên âm cao nhất nhảy xuống quãng son kết câu âm gốc son.
Phần kết bài, giai điệu đi xuống bất ngờ lên quãng bốn la rề, nhảy xuống quãng
năm rề son, kết âm gốc trên thang trung. Bài Văn tế:
- Mở đầu: âm trung (âm gốc)
- Kết bài: âm trung (âm gốc)
Bài Tiễn hồn, giai điệu mở đầu âm cao nhất: mí đồ rê, nét nhạc
đi lên xoay quanh âm gốc âm đô, kết câu đầu âm gốc. Phần kết bài, giai điệu đi
xuống liền bậc, kết toàn bài về âm gốc đô, trên thang âm: Đồ rề mi la đố. Bài
Tiến hồn:
Mở đầu: âm ba cao nhất, nét giai điệu toàn bài.
Kết bài: âm trung âm gốc.
Qua bốn bài mo Mông, quy luật phát triển giai điệu, nét mở đầu
âm cao, âm trung, kết bài âm cao, âm trung hoặc âm thấp. Mở bài, vào bằng nhiều
âm khác nhau trong hệ thống âm điệu thang âm, kết bài hầu hết âm gốc của thang
âm điệu thức. Những bài mo Mông, phong phú âm điệu giai điệu, loại làn hát nói,
loại nhịp điệu, nội dung gợi hỏi, kể chuyện, cầu chúc mong ước điều lành đến mọi
người mường bản, cây trồng vật nuôi, được mùa vui ấm bản Mông.
Then Tày Nùng.
Then Tày, những điệu hát hay, nội dung là một quá trình nghi
lễ then dù nhiều loại then khác nhau, nhiều bài hát khác nhau theo quy luật
nghi lễ then. Hát then Tày Nùng trình diễn trong nghi thức quy phạm bài bản, những
bài then độc diễn hát múa, nhạc những bài then phản ánh tâm trạng con người
nguyện ước cuộc sống tốt đẹp.
Bài Then Cáo lão, Nông Thị Nhình sưu tầm, ghi âm Mông Lợi
Chung, mở đầu giai điệu âm trung bậc ba - âm pha đi liền bậc ba nhịp âm pha,
sau đi xuống âm thấp nhất si, nhảy lên âm kết rê, âm gốc. Kết câu một, giai điệu
xoay quanh âm gốc, mở đầu âm ba xuống âm sáu lên âm gốc, tạo thành âm điệu
thang âm: rề mì pha la si rế. Phần kết toàn bài, nét giai điệu đi xuống bậc năm
- là , bất ngờ nhảy lên kết âm gốc rê. Bài Then Cáo lão:
- Mở đầu, giai điệu bậc ba, âm trung.
- Kết bài âm gốc, âm thấp.
Giai điệu mở đầu, âm trung nhảy lên, đi xuống liền bậc kết
câu đầu âm ba. Phát triển giai điệu xoay quanh âm gốc bằng các bậc năm, ba về
âm bốn, ba trên âm điệu thang âm: Mì son la si rê mí. Bài Then cầu an:
Mở đầu: âm trung bậc năm.
Kết bài: âm trung bậc ba.
Bài Then sinh nhật, dân ca Nùng, Nông Thị Nhình sưu tầm, biên
dịch. Giai điệu mở đầu âm trung, giai điệu đi lên quãng ba, đi xuống quãng hai,
kết câu một, âm gốc son. Phần kết bài, giai điệu đi xuống bất ngờ nhảy lên bậc
ba, kết âm gốc âm son, âm thấp, thêm tiếng ngắt âm. Đây là âm sắc độc đáo dân
ca Tày Nùng, âm tắc ngắn nên kết âm thấp. Bài Then sinh nhật trên thang âm: Son
la si rê mi son. Phát triển giai điệu:
Mở đầu: âm trung.
Kết bài: âm thấp.
Bài Điếu, giai điệu mở đầu âm thấp, đi lên, đi xuống liền bậc,
kết câu một, âm gốc. Mở đầu âm năm, xoay quanh âm gốc trên âm điệu thang âm: Là
đô rê mi xon lá. Phần kết toàn bài, giai điệu đi lên, đi xuống nhiều âm liền bậc,
bất ngờ nhảy xuống quãng ba, về âm gốc âm ba. Kết bài, âm trung. Bài Điếu đọc
trong đám tang:
Mở đầu: âm thấp (âm năm).
Kết bài: âm trung (âm gốc).
Bài Điếu, đọc trong đám tang ma, giai điệu nhiều luyến láy
như tiếng khóc chia lìa, lời ca:
Nàng ơi! linh thiêng là rinh
Lời cầu noọng thảm thiết
Ơi! lắm thôi là vong anh
Từ vằn sơ quỷ lưởng nả
Cạ đuổi hồn vong anh…
Có thể những bản mo then Tày Nùng còn chưa sưu tầm đầy đủ,
qua nghiên cứu hơn chục bài hát, tổng kết thường có hai loại phác hoạ giai điệu
mở đầu kết thúc. Nhiều bai mở bằng âm trung, kết âm trung. Một số bài mở âm thấp,
kết âm thấp. Lối phác hoạ giai điệu này, chưa phong phú ở những phần
kết câu như những loại làn điệu âm nhạc khác. Qua nghiên cứu mo then các dân tộc
Mông Tày Nùng, còn thiếu nhiều bài mo then chưa có nhạc, xin tạm dừng lại phần
mo then Tày Nùng. Những bước phác thảo giai điệu dân ca Mông Tày Nùng Thái, hai
thể loại hát giao duyên, mo then, có thể rút ra một số quy luật cấu trúc, âm điệu,
giai điệu, thể loại.
Loại hát giao duyên các dân tộc, quy luật chung nét giai điệu
mở đầu bằng âm cao, đi xuống liền bậc quanh âm gốc. Loại hai, mở đầu bằng âm bậc
trung, đi lên quanh âm gốc. Loại ba, mở đầu âm thấp đi lên, kết câu về âm gốc
hoặc âm khác trong âm điệu chính thang âm.
Loại thứ nhất, phần kết, giai điệu đi xuống, hoặc đi lên âm
trung.
Loại hai, kết, giai điệu kết đi lên âm cao.
Loại ba, kết bài, giai điệu đi xuống âm thấp.
Mỗi dân tộc có các loại hát giao duyên khác nhau, khác nhau
thang âm, điệu thức, giai điệu tiết tấu, âm điệu dân ca… Nhưng quy luật chung phác
hoạ giai điệu:
- Cấu trúc âm điệu từ âm gốc đến các
âm cơ bản.
- Các âm phát triển đi lên, đi xuống
quanh âm gốc.
- Thường phát triển từ âm thấp lên âm
cao, hoặc về âm gốc.
Tuy nhiên, cá biệt một số bài giai điệu không kết về âm gốc
nhưng dừng ở những âm tựa chính của âm điệu trên thang âm. Cấu trúc âm điệu những
bài hát giao duyên các dân tộc nhiều loại thang âm, phát triển nhịp điệu, tiết
tấu riêng nhưng quy luật chung tạo các quãng đặc trưng trên âm điệu dân ca các
loại thể. Đặc trưng giao duyên Mông, âm điệu chính gốc, nghe nhận they ngay là:
rề rề la đô rế trên các âm điệu: Rề pha son la đô rế hoặc rề mi son la đô (si)
rế…
Thang âm, âm điệu đặc trưng hát giao duyên Tày Nùng: La sí mì
son sí, trên các thang âm: Lá si mi son lá, hoặc rề pha son la rế… Những mối
quan hệ liên kết quãng giữa các âm tạo thành âm điệu dân ca Tày Nùng, Mông Thái
riêng. Là nguyên tắc phát triển giai điệu, các âm cơ bản xoay quanh trục thang
âm gốc tạo ra âm điệu đặc trưng dân ca các dân tộc. Đây là đặc trưng trên giai
điệu dân ca từng dân tộc, là phong cách, âm điệu bản sắc dân ca mỗi vùng miền,
loại thể.
Hát mo then Mông Tày Nùng Thái, qua nghiên cứu cấu trúc giai
điệu mo Mông thường thấy mở đầu, kết thúc hoặc trùng lặp nhưng khác với hát
giao duyên.
Mở đầu: âm cao, âm thấp.
Kết bài: âm cao, âm thấp.
Những bài hát giao duyên Mông Tày Nùng Thái, quy luật chung
phong phú hơn:
Mở đầu: âm cao, trung, âm thấp.
Kết bài: âm thấp, trung, âm cao.
Những quy luật cấu trúc giai điệu mở đầu, kết thúc khác nhau
giữa hát giao duyên với mo then, mang đến một đặc trưng mỗi thể loại bài hát
dân ca các dân tộc. Mỗi thể loại mang quy luật chung và những đặc tính riêng.
Có thể hát mo then các dân tộc, loại hát nghi lễ, giai điệu tôn nghiêm, sầu thảm,
bi thương lối kết cấu nghiêm khắc không phong phú phóng khoáng. Hát giao duyên,
loại tình yêu trai gái mở rộng tính biến hoá, giai điệu mở, kết phong phú, tự
do, phóng khoáng. Tuy khác nhau nhiều nhưng quy luật cấu trúc giai
điệu chung, âm điệu mở đầu xoay quanh âm cơ bản về âm gốc. Kết thường âm gốc,
cá biệt một số làn điệu kết âm khác, cấu trúc
giai điệu tạo âm đặc trưng làn điệu, loại thể dân ca các tộc
người.
2. Mô hình âm điệu làn điệu dân ca các dân tộc.
Âm điệu làn điệu dân ca Mông Tày Nùng Thái, mỗi loại làn điệu
có âm điệu riêng, nhưng không phải hoàn toàn riêng biệt, biệt lập với các loại
dân ca Việt Nam. Từ lối sống cộng cư trên rả đất đan xen nhiều dân tộc Việt
Mường, Mông Tày Thái Dao… dân ca ảnh hưởng qua lại. Âm điệu các làn điệu, cấu
trúc phát triển giống dân ca các dân tộc trên nguyên tắc tiến hành phát triển
giai điệu. Dân ca các dân tộc quan họ, nghệ tĩnh, Nam Bộ… đều có quy
luật chung: mở đầu giai điệu âm thấp, âm trung, âm cao, đi lên hoặc đi xuống về
âm gốc. Mô hình âm điệu cấu thành các thang âm. Thang âm giống nhau nhưng giai
điệu âm nhạc khác nhau (sẽ nói ở chương sau).
Âm điệu dân ca Việt nhiều hoa mỹ, luyến láy, các loại láy nhấn
vuốt, láy rền, láy hột… Dân ca các dân tộc ít láy, thường luyến. Dân ca Tày luyến
âm tắc như hừ mà hứ, vớ… Dân ca Mông luyến xuống phà rề, đô rế… Những âm luyến
pha rề, đô rế, âm hình đặc trưng dan ca Mông vùng Tây Bắc, các tỉnh phía Bắc.
Dân ca Mông vùng Thanh Nghệ Tĩnh, ít xuất hiện loại dấu luyến trên, đặc trưng:
son la, sí la, mi rề, rề là. Cảm giác nét giai điệu những nốt luyến này biểu cảm
dân ca miền trung du, ít nét giai điệu, hoặc chưa thấy những quãng nhảy xa đô
rê như dân ca Mông phía Bắc. Những năm chiến tranh giải phóng, tôi có dịp sống
với đồng bào Mông ở Nghệ Tĩnh, nhiều nơi dưới chân rải Trường Sơn, đồng bào
không ở trên những đỉnh núi cao mà ở bên các sườn núi thấp, hoặc dưới chân núi
cùng đồng bào Thái, có nơi người Mông ở dưới thung lũng đồng bằng, có lẽ vì thế
những bài dân ca Hoàng Thọ Sơn sưu tầm giai điệu bình ổn khác dân ca Mông phía
Bắc.
2.1. Mô hình những âm luyến láy.
Âm luyến, thể hiện nghệ thuật hát gắn liền với lời ca, luyến
nhằm thể hiện rõ lời hoặc một lối hát riêng. Nhiều âm luyến tạo ra quãng giai
điệu đặc trưng âm điệu dân ca. Âm điệu giai điệu, âm điệu thang âm là những
khác biệt dân ca các dân tộc biểu hiện phong cách riêng qua cấu trúc giai điệu
dân ca các dân tộc.
Những làn hát nói, điệu dân ca các dân tộc hát ít luyến, thường
những âm thẳng giống như ngôn ngữ tiếng nói tư duy, tấm lòng người dân tộc. Tiếp
xúc nhiều dân tộc cách nói không hoa mỹ, nói thẳng, nói thật như cách nói nhà
thơ Dương Thuấn bài Lá giầu:
Sớm mai anh xuống núi
Lá giầu em rọc đôi
Nửa lót dưới gối
Nửa anh mang về xuôi
Anh đi cất cho kỹ
Kẻo có kẻ rình mò
Nhỡ có người nhìn thấy
Họ biết lại cười cho…
(Trích trang 152 Tuyển tập văn học các dân tộc thiểu số. NXB
Văn học 1995)
Đây là bài thơ đọc xong tôi sướng quá, vì bắt gặp
một lối tư duy, phát ngôn dân tộc đầy ấn tượng về cảm xúc tình cảm và ngôn ngữ
thơ. Đọc hết những bài thơ các nhà thơ dân tộc, tìm thấy những bài cách nói dân
tộc ít lắm bởi các nhà thơ bị Việt hoá. Phải chăng cách nói dân tộc, tư duy người
dân tộc bị coi là thấp, nên phải kinh hoá từ cấu trúc đến ngôn ngữ thơ? Bài thơ
hay ở tứ từ lá giầu “nếu để rơi một nửa, làm nửa kia lá đau”. Tình cảm yêu
thương mãi bên nhau bằng cách nói chân thật, mộc mạc rất mạnh bạo thẳng thắn:
“Lá giầu em rọc đôi”, hoặc “Nhỡ có người nhìn thấy, họ biết lại cười cho”. Đọc
đến câu này sao Sướng thế! Đúng cách nói người dân tộc. Nhớ ngày học lớp 10, thầy
dạy văn đọc bài thơ của Cầm Biên đọng lại nhiều ấn tượng, lâu ngày, nhưng song
lòng tôi vương vấn mãi, vì không có trong tuyển tập này nên nhớ chưa
chính xác mấy câu thơ: Về thăm vợ mấy ngày, bàn tay có hơi vợ, tôi đánh thắng
thằng tây… Hoặc nhà thơ Nông Quốc Chấn, bài Anh bộ đội: Lúc bắn bia thì anh
trúng điểm, nhưng bắn hổ chỉ què chân… Bây giờ, ít thấy những câu thơ dân tộc bộc
bạch hình ảnh bình dị tự nhiên, là người kinh gặp những câu thơ ấy, tôi vô cùng
vui sướng như trở về nguồn cội của mình. Phải chăng? cách nói văn chương dân tộc
là cách nói âm nhạc, bằng những làn điệu dân ca ít âm luyến láy, thường những
âm thẳng tuột cùng lời ca. Dù ít luyến láy hoa mỹ, nhưng các làn điệu dân ca
hay như những bài thơ, câu thơ dân tộc còn sót lại giai đoạn đầu các nhà thơ
dân tộc chưa Việt hóa. Những âm luyến dân ca các dân tộc Mông Tày Nùng Thái, định
rõ giai điệu dân ca cổ xưa của đồng bào.
2.2. Âm điệu láy Mông.
Dân ca các dân tộc và toàn nhân loại thường xuất hiện hai loại
âm luyến, âm láy. Âm luyến, một nốt dưới hoặc trên giữa hai âm là luyến lên hay
luyến xuống. Loại luyến nhiều âm, ba âm đến sáu bẩy âm, luyến lên hoặc luyến xuống.
Những loại âm luyến này, nhằm diễn đạt lời ca, hát rõ lời, hoặc luyến theo những
âm điệu của bài hát. Âm láy, rất phong phú: láy rền, dài ngắn, loại một, hai ba
âm láy lên hoặc láy xuống. Những âm láy khác âm luyến, cách ghi là những âm nhỏ
rất phụ: É Ơ © (láy) õ âm luyến. Những loại âm láy biểu hiện
đặc trưng âm điệu bài hát, không nhằm diễn tả lối hát riêng.
Những bài hát ru Mông thường thấy âm láy xuống: quãng 4, xuống
quãng 2. Theo bài Dìa mi nhủa, do Hoàng Thọ ghi về người Mông vùng Nghệ An, Hà
Tĩnh láy xuống: son rề, pha rề. Láy lên: pha son, lá son.
Những bài dân ca Mông phái bắc, láy xuống nhiều hơn thường gặp
quãng 3, cá biệt quãng 4. Bài Tiễn hồn, mo Mông láy xuống phổ biến toàn bài phá
rê, có một chỗ láy xuống son rề. Những âm láy lên: quãng 2, các âm láy: đồ rê,
pha són. Toàn bài một chỗ láy lên đồ lá, quãng 6. Nét đặc biệt dân ca Mông phía
Bắc láy xuống quãng 3, lên quãng 2, có hai âm láy xuống quãng 4 - quãng 6. Những
âm láy tạo nét nhạc đặc trưng như những âm tắc, biểu hiện phong cách hát dân ca
Mông phía Bắc. Bài Nhắn gửi, láy lên quãng 2, quãng 3. Toàn bài một chỗ láy xuống
đố la, quãng 3. Qua khảo sát những bài dân ca Mông, loại miền núi phía Bắc hát
ít âm láy, thường láy lên xuống quãng 2, quãng ba. Loại dân ca Mông vùng Thanh
Hoá nghệ Tĩnh, láy quãng xa phức tạp hơn. Sự khác nhau âm điệu láy dân ca Mông,
biểu hiện đặc điểm phong cách hát vùng miền mang bản sắc địa phương dân tộc.
Âm điệu láy dân ca Mông miền núi phía Bắc, âm láy quanh âm gốc
hoặc từ âm trung gian, bài Nhớ em yêu, âm điệu láy trên thang âm:
Rề pha son la đô rế.
Các âm láy: pha rề, toàn bài chỉ láy pha xuống rề.
Bài Đìa mi nhủa, các âm láy lên xuống quanh thang âm:
Son la, si rê, mi són.
Những âm láy son mi, son rề… là những âm gốc quanh âm gốc, biểu
hiện phong cách Mông vùng Thanh Nghệ Tĩnh.
Những âm láy, dân ca Mông mang âm điệu dân ca vùng miền người
Mông. Âm điệu ấy, từ đặc trưng không gian xã hội, ngôn ngữ vùng miền xuất hiện
lối hát riêng ngay trong cộng đồng xã hội người Mông.
2.3. Âm láy dân ca Tày Nùng.
Như dân ca Mông, những âm luyến chỉ biểu hiện lời hát, những
âm láy diễn tả đặc trưng âm điệu dân ca vùng miền, trong tộc người. Dân ca Tày
có những bài âm láy gần với Nùng, lại còn nhiều bài âm láy riêng âm điệu dân ca
Tày.
Những âm láy dân ca Tày, bài Lượn cọi, láy lên, láy xuống
quãng 2. Toàn bài một chỗ láy lên quãng 4 âm mì la. Những âm láy xuống; sí la,
láy lên son la. Những âm láy lên quanh âm gốc, hoặc âm chính trên thang âm: Mì
son la si mí. Bài này, đôi chỗ láy chùm gồm các âm láy lên: la phà la si la rế,
đây là âm điệu đặc trưng rất Tày. Quãng láy xuống: son lá son mì. Những quãng
láy biểu hiện rõ âm điệu, làn điệu và phong cách hát loại hát Lượn.
Hát Lượn dân ca Nùng, bài Luợn đối: láy lên, láy xuống quãng
3, một số câu láy lên, xuống quãng 2. Bài Lượn đối, dân ca Nùng khác dân ca Tày
chỉ láy lên, láy xuống quãng ba. Láy lên, láy xuống liền bậc quãng hai trở
thành cá biệt. Bài Lượn gốc, dân ca Nùng mở rộng âm láy hơn. Những âm láy lên,
xuống quãng ba, quãng hai, một chỗ láy lên quãng bốn. Bài Lượn gốc nhiều âm láy
giống hệt bài Lượn cọi, dân ca Tày. Đây là sự giao thoa hai bài gần giống nhau
về âm láy, có thể coi hai bài như một phong cách hát. Bài Lượn cọi dân ca Tày,
láy lên, xuống quãng hai, một chỗ lên quãng bốn. Bài Lượn gốc, dân ca Nùng chỉ
khác bài Lượn cọi dân ca Tày bằng những âm láy quãng ba, đây là nét chung và
riêng dân ca Tày Nùng. Nét riêng phong cách Nùng là quãng duy nhất láy lên
quãng 4.
Dân ca Tày Nùng nhiều điệu hát giống nhau, khó phân biệt
riêng, bởi nhiều âm điệu láy giống nhau. Quy luật cấu trúc giai điệu gần nhau,
đôi bài những âm láy cá biệt quãng nhảy xa giống nhau. Dân ca Tày Nùng có mối
quan hệ ngôn ngữ, âm nhạc, cách chung sống gần nhau, nên âm nhạc gần giống
nhau. Phong tục, lề lối, hát những bài dân ca Tày Nùng khá gần nhau trên những
nét bao quát như hát then, giao duyên… Dù đi vào tiểu tiết hoàn toàn khác nhau,
khác nhau từ nghi lễ đến tên các điệu hát, giai điệu nhạc… nhưng những đặc điểm
cơ bản gần nhau.
2.4. Âm láy dân ca Thái.
Âm điệu dân ca Thái phong phú, mang tính sinh hoạt biến hoá
trên giai điệu các loại thể dân ca. Những làn điệu dân ca nhiều âm láy, láy
đơn, láy kép, láy lên xuống nhưng ít quãng xa. Những âm láy chính liền bậc đi
lên đi xuống, ngoài ra những âm láy quãng ba. Dân ca Thái khác biệt Mông Tày
Nùng giai điệu hầu hết âm láy, những âm không láy trên giai điệu trở thành cá
biệt, đây là nét riêng dân ca Thái.
Bài Pụmbe (ru con), hát trên thang âm: Là đô son lá. Các âm
láy là âm gốc, âm ba, âm bốn, láy quanh âm ba, âm gốc. Toàn bài chỉ ba nhịp
không âm láy, còn lại các âm láy liên tiếp. Nguyên tắc âm láy bài Ru con Thái,
giai điệu mở đầu âm chung, âm gốc âm la, phát triển giai điệu đi lên, đi xuống
kết câu, một âm la (âm mở đầu giai điệu). Âm mở đầu, luyến ngay son la, âm tiếp
theo luyến kép đô rê đô, những âm tiếp nối giai điệu luyến hết, đến âm la kết
âm cao, âm ba luyến đô rê đô.
Ví dụ:
Bài Lăm, dân ca Thái. Giai điệu mở đầu âm trung, âm năm, láy
ngay từ sau âm mở giai điệu la si, la si, sau giai điệu đi xuống nhảy lên, đi
xuống, kết âm gốc âm thêu mì. Câu nhạc kết bài, giai điệu đi lên, đi xuống, kết
âm gốc mì trên thang âm: Mì son la si rê mí. Bài Lăm, là điệu Lăm thôn như múa
lăm vông Lào. Nhưng người Thái không múa sinh hoạt bằng lăm mà múa sinh hoạt bằng
xòe, đây là nét riêng người Thái Việt Nam. Nếu sang Lào, Thái, thường thấy
múa Lăm vông, Lăm thôn, phổ biến một nét sinh hoạt văn hóa Thái, Campuchia Lào.
Bài Lăm ít luyến láy hơn bài Pụmbe, nhưng so với những bài dân ca Mông Tày Nùng Thái, thì bài này còn láy quá nhiều. Những âm láy liền bậc lên, không láy liền bậc đi xuống thường thấy các âm la si, một số âm láy nhảy quãng ba đi lên, xuống như pha rề, son si, son mì. Những âm láy quãng rộng nhảy lên, toàn bài chỉ một âm láy nhảy xuống, nét đặc biệt dân ca Thái khác dân ca các dân tộc dù cùng ở miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, người Thái cư trú đặc biệt hơn, họ không ở trên sườn núi, cư trú theo các triền sông suối, bên thung lũng, có lẽ vì thế âm nhạc khác biệt với nhiều dân tộc cùng cư trú trên miền rừng núi. Bài Cô gái đẹp, đây là bài ít luyến hơn. Bài Pụm be, nhiều luyến nhất, bài Lăm thứ hai, bài này âm luyến ít nhất. Nhìn trên âm luyến gần giống dân ca Mông Tày Nùng bởi giai điệu nhiều âm thẳng, ít âm luyến dễ hát. Mở đầu âm trung, không luyến. Nét giai điệu từ âm gốc la, đi lên xuống là kết câu đi lên âm ba. Câu kết bài, âm gốc la, âm trung, nét giai điệu từ âm thấp đi lên âm trung. Những âm luyến phổ biến quãng hai liền bậc luyến lên, hoặc quãng ba lên. Một số quãng cá biệt luyến lên quãng bốn, xuống quãng sáu. Bài dân ca này không bình thường, so với nét giai điệu hơi hướng dân ca mông mông khá nhiều.
Bài Lăm ít luyến láy hơn bài Pụmbe, nhưng so với những bài dân ca Mông Tày Nùng Thái, thì bài này còn láy quá nhiều. Những âm láy liền bậc lên, không láy liền bậc đi xuống thường thấy các âm la si, một số âm láy nhảy quãng ba đi lên, xuống như pha rề, son si, son mì. Những âm láy quãng rộng nhảy lên, toàn bài chỉ một âm láy nhảy xuống, nét đặc biệt dân ca Thái khác dân ca các dân tộc dù cùng ở miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, người Thái cư trú đặc biệt hơn, họ không ở trên sườn núi, cư trú theo các triền sông suối, bên thung lũng, có lẽ vì thế âm nhạc khác biệt với nhiều dân tộc cùng cư trú trên miền rừng núi. Bài Cô gái đẹp, đây là bài ít luyến hơn. Bài Pụm be, nhiều luyến nhất, bài Lăm thứ hai, bài này âm luyến ít nhất. Nhìn trên âm luyến gần giống dân ca Mông Tày Nùng bởi giai điệu nhiều âm thẳng, ít âm luyến dễ hát. Mở đầu âm trung, không luyến. Nét giai điệu từ âm gốc la, đi lên xuống là kết câu đi lên âm ba. Câu kết bài, âm gốc la, âm trung, nét giai điệu từ âm thấp đi lên âm trung. Những âm luyến phổ biến quãng hai liền bậc luyến lên, hoặc quãng ba lên. Một số quãng cá biệt luyến lên quãng bốn, xuống quãng sáu. Bài dân ca này không bình thường, so với nét giai điệu hơi hướng dân ca mông mông khá nhiều.
Dân ca Thái khá phong phú, tạm chọn ba bài phân tích trong số
hàng trăm bài dân ca Thái để thấy sự chung riêng, quan hệ gần dân ca các dân tộc.
Mỗi dân tộc có những làn điệu độc đáo riêng biệt, nhưng có những bài ảnh hưởng
qua lại các mối quan hệ Mông Tày Nùng Thái khá phổ biến một số điệu dân ca. Xét
cấu trúc giai điệu, âm điệu dân ca thang âm, âm luyến có những bài là bằng chứng
sát thực ảnh hưởng ngôn ngữ âm nhạc. Qua nghiên cứu âm láy dân ca Mông Tày Nùng
Thái mang đến cảm nhận dân ca Mông cổ nhất hoang sơ, xuất hiện sớm, tiếp đến
Tày Nùng, sau cùng là Thái. Giai điệu dân ca các dân tộc từ tự nhiên hoang dã đến
biến hóa và hoa mỹ. Dân ca Thái Hoa mỹ gần dân ca Việt, hát dân ca Thái phong
phú giai điệu các hình thức luyến láy. Giai điệu dân ca Thái phóng khoáng, hoa
mỹ, trữ tình mau lẹ, vui tươi, rộn ràng. Dân ca Thái hai biểu hiện cảm xúc trên
giai điệu, loại cổ xưa trầm cảm sâu lắng những bài mo. Chất mo Thái không sầu
thảm, buồn thương mà cổ kính, anh hùng ca trữ tình trong sáng. Những bài giao
duyên, ca ngợi lao động trong sáng trữ tình thanh thoát, nhịp điệu rộn ràng.
Nhiều bài ngợi ca thiên nhiên tươi đẹp, chất vui tươi rộn ràng thấm đượm thiên
nhiên con người, lạc quan tươi trẻ. Dân ca Thái có phần trái ngược với hiện thực
lịch sử dân tộc. Dân ca Thái ít phản ánh mất mát đau thương buồn khổ, gay cấn,
chủ một tình yêu niềm tin tươi sáng đằm thắm, rộn ràng.
3. Đặc điểm âm điệu luyến láy dân ca các dân tộc.
Qua nghiên cứu âm điệu láy Mông Tày Nùng Thái, nét chung giống
dân ca các dân tộc, hát có láy, nhưng mức độ láy khác nhau. Dân ca Mông láy ít
thường hát thẳng từng nốt nhạc. Dân ca Tày Nùng láy nhiều hơn Mông. Dân ca Thái
láy nhiều, các nốt cấu thành giai điệu thường láy. Có thể tạm kết: dân tộc nào
đi xa xuống miền trung di, giai điệu dân ca nhiều hoa mỹ, luyên sláy. Người
Mông ít đi xa, giai điệu dân ca cổ xưa.
3.1. Quan hệ âm điệu láy dân ca Mông.
Dân ca các dân tộc khác biệt giai điệu qua âm láy, âm láy thể
hiện phong cách giai điệu, các âm láy mang phong cách hát. Kết hợp âm láy với
những âm tựa quan trọng trên cấu trúc giai điệu là biểu hiện phong cách dân ca.
Phần cấu trúc giai điệu, biểu hiện đặc trưng dân ca các dân tộc sẽ nói phần
sau. Qua âm láy, một phần biểu hiện đặc trưng dân ca. Dân ca Mông, qua những phần
nghiên cứu âm láy, nét chung: láy xuống pha rề, láy lên pha son, son lá, là nét
riêng người Mông vùng Thanh Nghệ Tĩnh.
Dân ca Mông miền núi phía Bắc nhiều bài chỉ láy xuống quãng
ba, pha rề. Một số bài láy lên, xuống quãng hai, xuống quãng bốn. Dân ca Mông từ
nơi cư trú đầu tiên phía Bắc, cấu trúc âm láy khác biệt một chút khi phát triển
xuống phía Nam. Những âm láy khác nhau, tạo dấu ấn dân ca Mông vùng miền,
nhưng mang âm điệu chung giống nhau. Qua so sánh âm điệu láy hai vùng dân ca
Mông phía Bắc, cấu trúc âm láy khác biệt một chút, khi phát triển xuống
phía Nam. Những âm láy khác nhau tạo dấu ấn dân ca Mông vùng miền, dù mang
am điệu chung giống nhau. Qua so sánh âm điệu láy hai vùng dân ca Mông phía Bắc
và Miền Trung, dân ca Mông hai miền âm láy gần giống nhau:
- Ít âm láy.
- Láy xuống quãng ba, xuống quãng hai.
- Láy quãng rộng.
Sự khác nhau, dân ca Mông phía Bắc, loại láy về âm gốc, một số
loại đi xa hơn về âm bốn, âm năm. Dân ca Mông miền khu IV, thường láy về âm gốc,
cá biệt mới láy về âm khác. Những bài dân ca láy về âm khác, có thể là những
giai điệu từ phía Bắc xuống còn giữ lại.
Âm điệu láy dân ca Mông trên thang 4 âm: Sòn la si rê són.
Láy trên thang 4 âm
Loại thang 3 âm: sòn la rề son, thường nhiều bài không âm
láy, một số bài láy liền bậc lên quãng hai, xuống quãng ba. Những hình thức láy
liền bậc nằm trong âm láy chung dân ca Mông.
Loại 5 âm: son la si rê mi son. Thường láy liền bậc quãng hai
về âm gốc, không khác biệt.
3.2. Quan hệ âm điệu láy dân ca Tày Nùng.
Âm điệu láy dân ca Tày Nùng, những nét chung giống nhau, một
số điệu những nét riêng dân ca Tày, dân ca Nùng. Dân ca Tày biểu hiện đặc điểm
chung giống Nùng hoặc Nùng, âm điệu láy giống Tày, nhưng lại có những âm điệu
láy riêng từng loại dân ca các tộc người.
Dân ca Tày, loại thang ba âm: Mì son la si. Âm điệu láy lên,
xuống, phổ biến láy lên: son la. Một số láy xuống si la. Âm điệu láy quy luật
riêng khác âm điệu láy Mông, láy âm chính, láy âm khác.
Âm điệu loại năm âm: Mì son la si rê mi, hầu như ít láy. Những
loại có âm điệu láy phổ biến liền bậc đi xuống quãng hai, một số láy lên quãng
hai.
Âm điệu láy thang bốn âm: Mì son la si mí, âm điệu láy: son
la, si la. Láy liền bậc đi lên quãng hai như âm thanh đàn tính. Đặc điểm chung
âm điệu láy dân ca Tày, láy từ âm gốc lên âm khác, phổ biến láy quãng hai đi
lên, cá biệt láy quãng ba đi lên. Ngoài nét chung một số bài dân ca Tày, láy
lên xuống quãng hai, ba, đây là những bài mang đặc điểm riêng. Dân ca Nùng nhiều
láy, âm điệu láy giống dân ca Tày, láy lên liền bậc quãng hai, một số bài láy
xuống quãng hai, xuống quãng ba. Dân ca Nùng có những âm điệu láy giống dân ca
Tày là sự giao thoa như cây cùng một gốc, nhưng từ gốc phát triển xa những loại
bài âm láy riêng, không giống dân ca Tày.
Những bài âm điệu láy khác dân ca Tày, thường láy xuống quãng
ba, lên quãng bốn. Loại lay cá biệt thang bốn âm: la si mi son lá. Âm điệu láy;
son la, son si, son mì. Những âm láy, âm tựa láy về âm bậc năm son. Những âm điệu
láy cá biệt, tạo nét giai điệu âm điệu riêng dân ca Nùng, khác biệt dân ca Tày.
Dân ca Tày Nùng, hai loại cấu trúc đặc điểm âm điệu láy, loại
chung giống nhau, loại riêng khác nhau. Dân ca Tày Nùng, gọi chung là một, nhưng
thực chất là hai dòng dân ca khác nhau không bao giờ là một. Tác giả để chung
nhóm dân ca Tày Nùng nghiên cứu mối quan hệ gần nhau, thực chất mỗi loại dân ca
một phong cách làn điệu riêng, không được phép vơ đũa cả nắm nhầm lẫn. Mỗi dân
ca một phong vị âm điệu láy dân ca Tày, Nùng là những phong cách âm nhạc khác
nhau trong vốn dân ca các dân tộc.
3.3. Quan hệ âm điệu láy dân ca Thái.
Quan hệ âm láy dân ca Thái, nhiều khác biệt với dân ca Mông
Tày Nùng, dù dân ca các dân tộc nét chung âm láy. Láy đến mức như là giống
nhau, láy liền bậc quãng hai, đi lên, đi xuống, láy âm điệu quãng ba đi xuống,
nhưng dân ca Thái phát triển hơn, mau lẹ, linh hoạt nàng nhiều âm láy. Nhiều âm
láy liên tục trên các nốt giai điệu tạo sự phong phú ngôn ngữ âm nhạc, uyển chuyển
âm giai điệu lời ca. Dân ca Thái, nhiều sự khác biệt từ âm điệu láy, biểu hiện
nhịp điệu giai điệu nhạc nhiều diễn biến tiết tấu mầu sắc làn điệu.
Âm điệu láy dân ca Thái loại thang năm âm: Là đồ rê pha son
lá, láy lên quãng bốn, xuống chùm hai ba, hoặc lên liền bậc. Những âm láy thường
từ âm gốc về âm khác, hoặc cá biệt âm bảy về âm gốc: son lá, rế đô. Những âm
láy từ các âm khác láy về âm gốc, đây là loại âm điệu Thái như giống âm láy
chung dân ca các dân tộc, nhưng cái riêng là láy chùm không láy đơn. Láy chùm nốt
hai, ba âm là nét riêng dân ca Thái phong phú mầu sắc, tiết tấu âm điệu láy.
Dân ca Thái những nét riêng âm điệu láy:
- Láy chùm.
- Láy quãng rộng, ít quãng liền bậc.
Quan hệ âm điệu láy dân ca Thái, láy từ âm gốc đến âm khác,
hoặc từ âm khác về âm gốc. Mối quan hệ âm điệu láy dân ca Thái, nét chung giống
dân ca Mông Tày Nùng, láy quanh âm gốc. Nét riêng một số điệu dân ca Mông Tày
Nùng Thái, âm điệu láy các quãng nhảy xa quãng bốn. Phổ biến một số làn điệu
dân ca các dân tộc, toàn bài có bước láy quãng bốn, đây là mối quan hệ giống
nhau giữa các làn điệu dân ca. Dân ca Thái một số làn điệu giống âm điệu Mông,
dân ca Tày Nùng một số điệu giống Thái. Mối quan hệ cộng cư Mông Tày Nùng Thái
có những điệu âm dân ca chỉ phảng phất giống nhau ở một câu, một nét mấy nhịp,
chắc chắn là sự gặp nhau giữa các điệu dân ca Mông Tày Nùng Thái.
Âm điệu láy dân ca Thái phong phú nhiều âm láy trên giai điệu,
láy chùm là sự phát triển phong phú làn điệu, không loại trừ nét chung dân ca
các dân tộc.
4. Mấy đặc điểm âm điệu láy dân ca Mông Tày Nùng Thái.
Âm điệu láy dân ca các dân tộc, giữ vị trí quan trọng cấu
trúc đặc trưng giai điệu các loại thể dân ca từng tộc người. Mỗi loại âm điệu
láy tạo nét riêng giai điệu, gây ra những cảm nhận khác nhau quan hệ điệu thức,
phong cách dân ca, sau này hình thành cấu trúc quãng đặc trưng phong cách dân
ca.
So sánh các âm điệu láy với những giai điệu không âm điệu láy
nổi bật phong cách hát, cấu trúc giai điệu khác nhau từng tộc loại dân ca. Dân
ca Mông những bài không láy, quãng đặc trưng giai điệu nằm ở bước nhảy quanh âm
tựa chính hoặc âm gốc. Những bài âm điệu láy xác định đặc trưng giai
điệu riêng nhưng những âm láy son rề, pha son… mang đặc tính Mông ngay khi xuất
hiện âm luyến. Dân ca Tày Nùng Thái, những âm láy khá rõ nét đặc trưng những âm
láy liền bậc như nhìn lại những bước đi, cách gảy đàn tính. Âm điệu láy tạo cảm
giác âm lửng thay đổi tính cách âm nhạc, dân ca Thái những chỗ giai điệu láy
chùm. Láy chùm khác đến âm gốc:
Những âm điệu láy khác nhau, cảm giác thay đổi giai điệu âm
láy thứ nhất, nét nhạc bỏ lửng: ụƠỳ . Âm điệu láy thứ hai giai điệu ổn
định.
Âm điệu láy dân ca các dân tộc đặc điểm chung tạo thành:
- Những nét chung.
- Sự khác biệt.
- Mầu sắc giai điệu.
Âm điệu láy phản ánh một phần tính chất màu sắc giai điệu âm
nhạc, dân ca các dân tộc âm điệu láy chung, láy một âm liền bậc, hoặc nhảy
quãng. Dân ca Thái láy thêm chùm nốt từ hai ba âm, uyển chuyển tạo cảm giác mới
trên những âm giai về âm gốc hoặc phát triển xa. Sự khác biệt âm điệu láy dân
ca các dân tộc, phản ánh những làn điệu thể loại dân ca.
Loại hát ru dân ca Mông Tày Nùng Thái láy đơn âm, láy bậc.
Hát giao duyên các dân tộc láy đơn âm, đa âm, láy lên, xuống
liền bậc, nhảy quãng ba. Một số làn điệu nhảy quãng bốn, cá biệt nhảy quãng sáu
quãng bảy. Nét giống nhau âm điệu láy những bài giao duyên thường nhảy quãng rộng,
phổ biến quãng bốn. Hát mo then ít âm láy, ít nhảy quãng xa, dàn đều cổ kính có
phần hoang sơ.
Dù những bài dân ca Mông Tày Nùng Thái, có chung nét giai điệu
nhảy quãng bốn thường một bước nhảy, hiếm thấy hai bước nhảy quãng bốn nhưng
không vì thế mà giai điệu giống nhau. Sự giống nhau âm điệu láy về cấu trúc
quãng chỉ một số bài, tạo cảm giác âm hưởng gần nhau. Đây là đặc điểm âm điệu
láy, dân ca mang đến sự riêng biệt và những ảnh hưởng giao thoa một số làn điệu
dân ca.
Dân ca Mông Tày Nùng Thái, mỗi loại thể một phác thảo giai điệu
diễn tả nội dung, quy luật chung phát triển làn điệu mang phong cách ngôn ngữ,
không gian xã hội các dân tộc. Những đặc điểm không gian xã hội, phong tục, lối
sống quan hệ sản xuất là nguồn gốc ra đời làn điệu dân ca.
Dân ca các dân tộc có quy luật phát triển giai điệu đặc điểm
chung:
- Loại không âm điệu láy.
- Loại láy đơn âm.
- Ít hát nói, phổ biến loại nhịp điệu.
Nét chung hình thức phác hoạ giai điệu, loại thứ nhất, ít âm
điệu láy có thể là nhiều làn, điệu dân ca ra đời sớm nhất, cổ nhất, do ngôn ngữ
tiếng nói ít phát triển âm nhạc mang tính nguyên sơ. Loại thứ hai, đơn âm phổ
biến các loại hát ru, giao duyên, mo then.
Loại thứ ba, đặc điểm riêng láy đa âm từ hai ba bốn âm, thể
hiện phong phú giai điệu nhạc. Dân ca Mông Tày Nùng thường láy hai âm, hiếm thấy
ba âm. Dân ca Thái láy hai ba âm phổ biến hát ru, giao duyên, những bài hát lao
động. Có thể đây là những điệu dân ca sinh sau, thể hiện phong phú ngôn ngữ tiếng
nói và âm nhạc.
Bức phác họa chung quy luật phát triển dân ca các dân tộc
Mông Tày Nùng Thái miền núi phía Bắc từng loại thể, biểu hiện nhiều hình thức cấu
trúc âm điệu. Dân ca các dân tộc phong phú âm điệu ba bốn năm âm, là những
thang âm cấu trúc giai điệu làn điệu. Mỗi thang âm phản ánh cấu trúc giai điệu
phụ thuộc vào đặc điểm phát triển giai điệu, tạo thành âm điệu đặc trưng từng
loại dân ca các tộc người. Quy luật chung phát triển giai điệu, âm điệu láy, những
âm tựa chính, âm gốc. Quy luật cấu trúc giai điệu:
- Mở âm trung, kết về âm gốc.
- Mở âm thấp, kết âm gốc cao.
- Mở âm cao, kết âm gốc âm trung.
Đặc điểm giai điệu dân ca Mông Tày Nùng Thái, tạo thành phong
cách bằng những âm điệu cấu trúc giai điệu. Những âm điệu láy, âm điệu cấu trúc
quãng giai điệu đặc trưng hình thành những làn điệu dân ca. Dân ca Mông cấu
trúc những quãng âm điệu độc đáo, khác biệt Tày Nùng Thái. Dân ca
Tày Nùng cấu trúc quãng đặc trưng khác Mông Thái. Dân ca Thái, cấu
trúc quãng đặc trưng khác Mông Tày Nùng, là những nguyên tắc cấu trúc giai điệu
riêng để nhận diện phong cách dân ca mỗi dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét