Nhiều năm sống ở xứ Hàn buốt giá, năm nay Thúy mới lại được về
đón xuân ở quê nhà. Thúy bồi hồi xúc động nghĩ đến cảnh vui vầy đầm ấm với gia
đình trong bữa tất niên. Cậu con trai Kim Gin-Hyeon lần đầu tiên được đi xa hỏi
luôn miệng về những cảnh vật phía ngoài cửa sổ máy bay. Kim Gin-Hyeon cũng nóng
lòng về thăm quê ngoại, nó hỏi nhiều về nơi sắp đến. Xuống sân bay gặp mưa bụi
Thúy cảm thấy gần gũi, tưởng như về tới nhà rồi. Con trai không quen khí hậu hắt
hơi từng tràng dài. Nước mắt nó giàn giụa:
- Mẹ ơi về nhà mình thôi! Con nhớ ba lắm không muốn đi nữa
đâu! Nội vừa nhìn con bảo phải về.
Kim Gin-Hyeon chỉ vào màn sương đục. Thúy nhìn theo bóng áo
xanh lẫn vào dòng người. Thằng bé say máy bay nên nói sảng thôi. Thiếu gì người
Hàn làm ăn ở Việt Nam mặc theo kiểu ông nội của nó. Thúy động viên:
- Lát nữa mẹ đưa con về nhà bà ngoại. Mùa xuân ở đây đẹp lắm,
chơi mấy ngày mẹ sẽ cho con về Hàn.
Tuy nóng lòng muốn thấy lại căn nhà xưa nhưng Thúy vẫn phải
đưa con ghé qua Viện Nhiệt đới. Mang được con đi, Thúy muốn ở lại nhà không trở
về Hàn Quốc nữa nhưng đứa con không quen khí hậu bắt Thúy phải suy nghĩ lại. Nó
sinh ra ở xứ Hàn, nói tiếng Hàn và là người của nước Hàn… Sống trong nhung lụa
nơi xứ người nhưng không khi nào Thúy nguôi nhớ quê hương. Đặc biệt là mỗi mùa xuân về, Thúy nhớ những cơn mưa xuân, dầm dề dịu nhẹ. So với các loại mưa
khác, mưa xuân êm đềm và gợi cảm hơn cả. Ở xứ Hàn, Thúy chưa thấy có những cơn
mưa như thế này. Thúy về làm dâu xứ người cũng trong một ngày mùa xuân. Trời
hôm đó không có mưa.
Mặc dù gia đình yêu cầu không tổ chức đón dâu rầm rộ nhưng giờ
lành tới cũng có ba chiếc ô tô hạng sang đón Thúy về khách sạn. Lấy chồng
không có tình yêu, Thúy muốn ra đi âm thầm. Nhưng người làng vẫn biết, họ hướng những con mắt săm soi nhìn cô dâu. Trong những cặp mắt đó có cả đôi mắt
buồn thăm thẳm của Phong. Tối khuya mở cửa sổ phòng ngủ, Thúy vẫn nhận ra Phong
đứng dưới đường nhìn lên. Anh yêu cô thật lòng, nhưng vì căn bệnh của mẹ phải
có tiền chạy chữa Thúy phải lấy chồng. Mẹ còn sống là còn gia đình, các em của
Thúy không phải mồ côi. Dù ở đâu thì đời này Thúy cũng chỉ yêu mình Phong thôi.
Đời con gái trinh trắng của cô đã tặng cho anh trước ngày đón dâu. Đứa con này
sinh ra ở Hàn Quốc nhưng bản thân Thúy cũng không biết nó là con ai. Lần
này về quê Thúy sẽ lấy trộm tóc của Phong đi thử AND. Kết quả thế nào thì
cũng chỉ mình cô được biết. Chú rể đêm tân hôn ở khách sạn cũng không phải là
chồng Thúy. Hắn chỉ là người đi lấy vợ giúp em họ của mình. Trong lúc ông chú
quá chén, hắn đã muốn nẫng tay trên cái ngàn vàng của đứa em khuyết tật. Bởi vậy
khi biết Thúy không còn là con gái hắn vẫn phải lặng im. Trong vai người chồng
hắn diễn rất đạt. Mặc dù không nói được tiếng Việt nhưng hắn hiểu Thúy muốn gì.
Cô được nhận những món quà mà do điều kiện kinh tế khó khăn, Phong chưa từng
mua tặng người yêu. Về tới nước Hàn, Thúy mới biết đó không phải là vị phu quân
của mình. Bán thân cho gia đình họ rồi, ngủ với ai thì cũng thế thôi, không lấy
được người yêu, đời Thúy coi như đã hết. Thúy choáng váng khi gặp người mình sẽ
phải sống cả đời. Cặp mắt của anh ngây thơ như một đứa trẻ. Vợ chồng ông
Kim Seung-gyu chuẩn bị cho con dâu mới không thiếu thứ gì. Họ muốn
bù đắp những thiệt thòi mà Thúy phải gánh chịu.
Vì quá thương con, nên họ mới phải đưa Thúy vào việc đã rồi. Hai vợ chồng ông muốn Thúy chấp nhận đứa con trai tật nguyền của mình. Họ tự nói với Thúy bằng tiếng Việt: “Khi nào làm mẹ con sẽ hiểu.” Cá trong chậu, chim trong lồng, Thúy đâu có đường thoát thân mà không chấp nhận? Nếu gia đình đối xử với Thúy như cô đã từng đọc trên báo thì cũng chẳng có đường lui. Ngôn ngữ và chữ Hàn chưa biết, đường ngang ngõ tắt cũng không thì trốn đi hướng nào? Thôi cũng là cái số ông trời sắp đặt. Thúy đã từng cam chịu như vậy nhưng giờ mọi thứ đã thay đổi. Thúy thạo ngôn ngữ và chữ viết như một người Hàn. Cô sống và làm việc như một người bản địa. Được tiếp cận với xã hội văn minh Thúy mới thấy mình phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Cô muốn thoát ra khỏi ràng buộc. Nhưng tấm lòng của bố mẹ chồng khiến Thúy phải dằn vặt.
Với chồng, Thúy không có tình yêu nhưng có tình thương. Anh họ ngủ với vợ ngay trong nhà mình mà không biết. Mỗi lần mây mưa xong hắn ra về, Thúy lại tự nhủ đây là lần cuối cùng nhưng cô không cưỡng nổi bản năng của đàn bà và cánh tay khỏe mạnh của hắn. Dù sao Thúy cũng chỉ là một con người với những nhu cầu tầm thường như bao kẻ khác. Từ khi bố mẹ chồng qua đời, Thúy vừa là người vợ, vừa là người mẹ của chồng. Biết vợ về quê ăn tết anh cũng chỉ biết buồn mà không ngăn cản. Sự chuẩn bị cho chuyến đi xa của Thúy, là kẻ bình thường sẽ nhận ra ngay cô đi không hẹn ngày về. Chồng Thúy không hiểu, lăng xăng giúp vợ những việc cô sai bảo. Thúy không thể gắn bó cả đời với một kẻ chậm trí tuệ. Thời gian vừa đi qua cũng là quá đủ với một người phụ nữ. Sống bên chồng nhiều năm không khi nào cô cảm thấy có hạnh phúc. Chồng Thúy như một cỗ máy lập trình. Anh không có sự âu yếm yêu thương, không có những lời ngọt ngào, bỡn cợt, không có cái hôn nồng thắm, không biết xiết chặt vòng tay… Thúy thèm được chồng chở đi chơi. Cô muốn được cùng anh đi siêu thị và thích được nhận những bó hoa trong ngày sinh nhật… Mấy năm nay vắng bóng bố mẹ chồng, Thúy phải tự lo cho mình tất cả. Chẳng có ai chia sẻ quan tâm đến mẹ con cô. Với Thúy, một lời thăm hỏi của chồng thôi cũng là quá đủ để giữ chân cô lại.''
Vì quá thương con, nên họ mới phải đưa Thúy vào việc đã rồi. Hai vợ chồng ông muốn Thúy chấp nhận đứa con trai tật nguyền của mình. Họ tự nói với Thúy bằng tiếng Việt: “Khi nào làm mẹ con sẽ hiểu.” Cá trong chậu, chim trong lồng, Thúy đâu có đường thoát thân mà không chấp nhận? Nếu gia đình đối xử với Thúy như cô đã từng đọc trên báo thì cũng chẳng có đường lui. Ngôn ngữ và chữ Hàn chưa biết, đường ngang ngõ tắt cũng không thì trốn đi hướng nào? Thôi cũng là cái số ông trời sắp đặt. Thúy đã từng cam chịu như vậy nhưng giờ mọi thứ đã thay đổi. Thúy thạo ngôn ngữ và chữ viết như một người Hàn. Cô sống và làm việc như một người bản địa. Được tiếp cận với xã hội văn minh Thúy mới thấy mình phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Cô muốn thoát ra khỏi ràng buộc. Nhưng tấm lòng của bố mẹ chồng khiến Thúy phải dằn vặt.
Với chồng, Thúy không có tình yêu nhưng có tình thương. Anh họ ngủ với vợ ngay trong nhà mình mà không biết. Mỗi lần mây mưa xong hắn ra về, Thúy lại tự nhủ đây là lần cuối cùng nhưng cô không cưỡng nổi bản năng của đàn bà và cánh tay khỏe mạnh của hắn. Dù sao Thúy cũng chỉ là một con người với những nhu cầu tầm thường như bao kẻ khác. Từ khi bố mẹ chồng qua đời, Thúy vừa là người vợ, vừa là người mẹ của chồng. Biết vợ về quê ăn tết anh cũng chỉ biết buồn mà không ngăn cản. Sự chuẩn bị cho chuyến đi xa của Thúy, là kẻ bình thường sẽ nhận ra ngay cô đi không hẹn ngày về. Chồng Thúy không hiểu, lăng xăng giúp vợ những việc cô sai bảo. Thúy không thể gắn bó cả đời với một kẻ chậm trí tuệ. Thời gian vừa đi qua cũng là quá đủ với một người phụ nữ. Sống bên chồng nhiều năm không khi nào cô cảm thấy có hạnh phúc. Chồng Thúy như một cỗ máy lập trình. Anh không có sự âu yếm yêu thương, không có những lời ngọt ngào, bỡn cợt, không có cái hôn nồng thắm, không biết xiết chặt vòng tay… Thúy thèm được chồng chở đi chơi. Cô muốn được cùng anh đi siêu thị và thích được nhận những bó hoa trong ngày sinh nhật… Mấy năm nay vắng bóng bố mẹ chồng, Thúy phải tự lo cho mình tất cả. Chẳng có ai chia sẻ quan tâm đến mẹ con cô. Với Thúy, một lời thăm hỏi của chồng thôi cũng là quá đủ để giữ chân cô lại.''
Sản nghiệp cả đời của bố mẹ chồng giờ đứng tên con trai Thúy.
Kim Jin-Hyeon còn nhỏ, cô có thể toàn quyền quyết định. Thúy có thể chuyển một
nửa số tiền đó về Việt Nam. Ngần nấy thôi cũng đủ hai mẹ con sống một đời
nhung lụa. Thúy tự thấy mình xứng đáng được hưởng vì nhiều năm qua cô đã gắn bó
với gia đình không nửa lời trách móc. Thúy cam chịu bổn phận làm vợ và làm con.
Giờ là lúc cô được bay nhảy, giờ là lúc Thúy được đền bù. Mưa xuân rắc nhẹ trên
mái tóc, vai áo, trên gương mặt tươi vui của mỗi người đi trên phố, để lại
cảm giác mát mẻ, trong lành. Không đâu bằng quê mình. Từ khi có con trai, ông
Kim Seung-gyu cũng cho Thúy đôi lần về thăm quê nhưng lúc nào cũng có người nhà
cùng đi. Ông cũng lo Thúy sẽ ở lại Việt Nam không về Hàn nữa. Không quen thời
tiết, Kim Gin-Hyeon ho suốt đêm, mặt trời lên Thúy cho con ra sân đón tia nắng ấm.
Thằng bé nhớ nhà, nhớ ba nó đòi về. Ở đây với Kim Hyeon luôn cảm thấy lạc lõng.
Phong đã có một gia đình riêng hạnh phúc. Thúy về là anh tới chơi ngay. Phong hứa
sẽ ly hôn vợ để quay về với Thúy nếu cô đồng ý ở lại quê nhà. Vô tình nghe được
chuyện mẹ Thúy phản đối ngay: “Con phải trở lại xứ Hàn làm tròn nghĩa vụ
mà bố mẹ chồng giao phó. Con người quý nhất là cái tình, cái nghĩa.” Mẹ đâu hiểu
nỗi khổ của Thúy bao năm qua. Thúy cũng chỉ là một người đàn bà, cô cũng cần được
yêu thương chiều chuộc. Như cái nhành non cần sự âu yếm vuốt ve của những
tia nắng.
Dưới ánh nắng ban mai tinh khiết, mưa xuân đọng dọc theo
nhánh lá trông giống như chuỗi ngọc lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Thúy hờ hững ngắm
cảnh. Mẹ đi bên động viên: “Không có người ta mẹ đâu còn được sống tới ngày hôm
nay. Phụ nữ là phải chịu đựng thiệt thòi. Hơn mười năm, ông Kim Seung-gyu chưa
tháng nào quên gửi tiền về giúp đỡ gia đình. Nhờ đó mà các em con được học hành
thành đạt.” Đúng là vậy nhưng cái giá của những đồng tiền đó với Thúy
cũng không nhỏ. Ai có thể sống lâu như thế với một người chồng làm việc theo bản
năng. Ngay cả việc chiều vợ cũng phải dạy bảo nhắc nhở. Thấy người khác giới
trong phòng riêng của vợ cũng không một chút ghen tuông. Thúy khao khát chồng
mình có một chút bản lĩnh của đàn ông. Thà anh cứ mắng chửi Thúy hay đánh đập
cô còn cảm thấy thoải mái hơn gương mặt tươi cười đón kẻ tình địch. Anh có hiểu
hai người làm gì trong căn phòng khép cửa không? Một kẻ như thế Thúy phải gọi
là chồng khác nào cực hình. Con trai họ như vậy nên phải quan tâm tới gia đình
lấy lòng con dâu cũng đúng thôi. Nghe mẹ nói Thúy mới nhớ từ khi ông Kim
Seung-gyu qua đời, cô chưa một lần gửi tiền về cho mẹ. Hai đứa em của Thúy giờ
cũng khá giả, mẹ đâu cần tiền của Thúy. Mẹ chỉ cần tình cảm, bà bay cả sang Hàn
chơi với con gái.
Mưa xuân đậu trên mạng nhện chăng trên vệ cỏ ven đường khiến
chúng giống như những mảnh ren mỏng nhẹ sáng long lanh. Tự nhiên Thúy thấy nhớ
những bông tuyết xứ Hàn. Miền đất ấy giờ có nhiều người đàn bà đang hướng về
quê hương. Theo bố chồng về nông thôn làm từ thiện, Thúy đã gặp những người phụ
nữ Việt phải làm lụng quanh năm suốt tháng trên cánh đồng bông. Họ rơi nước mắt
khi nhận được những bộ quần áo cũ. Họ không biết đến những trang phục đắt tiền,
những siêu thị mỹ phẩm. Họ không nhớ ngày sinh của mình. Lấy chồng Hàn Quốc đâu
phải ai cũng có hạnh phúc.
Mẹ chồng cô cũng là người Việt. Ông Kim Seung-gyu thuộc đội
quân của Hàn Quốc, đánh thuê cho quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Ông gặp bà trong một trận càn. Lợi dụng lúc hỗn loạn hai người trốn sang Lào rồi chuyển tới Thái Lan. Họ trở về Hàn khi chiến tranh kết
thúc. Đứa con duy nhất của vợ chồng ra đời là người khuyết tật, bà ở lại
Hàn chăm con, chưa một lần trở lại quê nhà. Ông Kim Seung-gyu bị phơi nhiễm chất da cam nên họ không dám sinh đứa con thứ hai. Cả bà nữa, trước
khi đi theo ông, ngôi làng tựa núi Trường Sơn của bà cũng bị chất diệt cỏ phát
quang. Trong chuyến về Việt Nam lấy vợ cho con, ông cũng về ngôi làng đó
tìm lại người thân của vợ nhưng không còn ai nhớ đến bà.
Mưa xuân lất phất bay xen trong những sợi nắng vàng tươi.
Phong bảnh bao trong bộ quần áo mới của Thúy tặng, anh ngỏ ý muốn đưa hai mẹ con cô đi thăm một số nơi trong tỉnh. Ánh mắt của mẹ đã bảo Thúy từ chối:
“Phong đang có một gia đình hạnh phúc, Thúy chen vào là nhẫn tâm. Dù sao thì
cũng cùng chung số phận đàn bà với vợ của Phong.” Mẹ già lạc hậu. Thời
nay như thế là chuyện thường. Những hàng cây hoa sữa, cơm nguội, những mái phố
nhấp nhô. Những con đường nhộn nhịp người xe qua lại… đều nhạt nhoà, lãng đãng
trong mưa. Thúy không tận hưởng tuổi xuân và ngày xuân thì chẳng mấy lại
đi qua. Một ngày gần đây thôi Thúy sẽ già như mẹ, sẽ phải hối tiếc. Nhưng sức
khỏe Kim Gin-Hyeon không được tốt, Thúy lại phải đưa con về Hà Nội. Gián đoạn ngày vui cùng với người tình. Không biết ở lâu Kim Gin-Hyeon có quen được
không? Còn ngôn ngữ nữa chứ, khi nào thì con nói sõi tiếng Việt để tới
trường? Thúy rất lo vì mình mà Kim Gin-Hyeon phải gián đoạn học hành. Nó là cuộc
đời là tương lai của Thúy. Ngày vui rồi sẽ tàn chỉ có gia đình và tình thương
là bền vững. Trái tim người mẹ rung lên khi nghĩ đến con.
Thúy cảm thấy quá ích kỷ vì chỉ nghĩ cho bản thân mình. Cô tự
lái xe chở con đi thăm làng hoa để cho nó không còn đòi về nhà. Trẻ con mau
quên. Thúy sẽ mua một ngôi nhà hai mẹ con ở. Gửi giấy ra tòa ly dị với ba nó.
Chế độ phúc lợi của Hàn Quốc cao, ba của Kim Gin-Hyeon trở thành người độc thân
sẽ được nhà nước chăm sóc. Trong vườn hoa, nụ đào, nụ hồng chúm chím sung sướng
đón nhận mưa xuân, đợi lúc khoe hương, khoe sắc… Kim Gin-Hyeon không chịu ngắm
cảnh, nó vẫn đòi về nhà. Con Thúy luôn nhìn thấy ông nội ẩn trong màn
sương nhắc nó phải về. Ngôi nhà của nó là ở xứ Hàn, có người ba hiền lành chưa
một lần mắng con, có những người bạn nói cùng thứ tiếng, có thể nô đùa cùng Kim
Gin-Hyeon. Dường như nó không cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân quê mẹ. Từ hôm
về quê ngoại, ngoài Thúy ra con không nói chuyện được với ai. Thúy phải tạm gửi
con vào trường quốc tế cho nó có bạn, đỡ nhớ nhà. Trốn mẹ đi chơi cùng Phong, vạn
vật lúc hiển hiện, lúc mơ hồ, đẹp như một bức tranh thủy mặc. Hai kẻ yêu nhau
lâu ngày mới được gặp lại, họ quấn lấy nhau thắm thiết như cơn khát của cỏ cây
với hạt mưa. Nhiều lúc tưởng như thế giới chỉ có hai người. Thúy không còn nhớ
mình có một gia đình. Cô không còn nhớ mình có đứa con. Thúy mê đi trong niềm hạnh
phúc. Mọi thứ đều đẹp như một giấc mơ.
Tiếng chuông điện thoại đưa Thúy về thực tại, trường quốc tế
thông báo Kim Gin-Hyeon lại ốm. Bác sĩ khuyên Thúy nên đưa con trở lại
Hàn. Mối lo nhất của Thúy bây giờ là Kim Gin-Hyeon không thích nghi được với
khí hậu Việt Nam. Trở lại Hàn, Thúy lại phải gắn bó với một người khuyết tật
trí tuệ, chỉ biết làm việc theo chỉ dẫn của vợ. Nụ cười luôn thường trực
trên môi nhưng vô hồn. Trở lại Hàn, Thúy phải xa người tình, Phong có đủ những
thứ Thúy khao khát mà chồng cô không bao giờ có được. Mặc dù từ khi Thúy
chính thức làm chủ gia đình, người anh họ của chồng trốn vợ tới thường xuyên
nhưng Thúy không có cảm giác ngọt ngào như ở bên Phong. Sợ gia đình phát
giác hắn luôn vội vàng gấp gáp. Ngần nấy năm lén lút, vụng trộm, sợ vợ, sợ ông chú hắn cũng chưa mua cho Thúy được một món quà. Cần nhất với Thúy hiện giờ
là sự quan tâm yêu thương san sẻ những chuyện buồn vui. Gần đây hắn bị tiểu đường,
phục vụ vợ chưa xong, sức khỏe đâu dành cho kẻ khác. Những chuyến thăm hỏi quan
tâm của hắn tới nhà Thúy trở thành đúng nghĩa của người trong gia tộc. Trở lại
Hàn cơ hội có những mùa xuân tươi đẹp như năm nay sẽ rất hiếm hoi. Dưới mưa
xuân, muôn loài hoa bừng nở. Mùa xuân xứ Hàn cũng đẹp nhưng Thúy không thể cảm
thụ được. Mùa xuân nơi đất khách quê người cô nhớ nhà nhiều hơn, nhớ xuân
nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Nhớ cỏ cây hoa lá có một chút lành lạnh của gió
xuân, một chút ẩm ướt của mưa xuân, một chút âm ấm của nắng xuân, mấy
hôm lá non đã lên mơn mởn và nhiều loài hoa toả ngát hương thơm quyến rũ
bướm ong. Hơn mười năm nay mới lại thấy Thúy không muốn trở về sớm. Còn bộ ngực
vạm vỡ của Phong, cánh tay chắc khỏe của anh, cặp đùi mềm mại gân guốc, con mắt
luôn hiểu Thúy muốn gì, bờ môi nóng bỏng tràn sức sống, vẫn đang nồng nàn mời gọi.
Mưa xuân đem đến cho mỗi nụ hoa, cành lá, ngọn cỏ… dòng nhựa
căng đầy sức sống. Mùa xuân vạn vật giao hòa để sinh sôi. Cái cây phải được tưới tắm bằng những hạt mưa, Thúy phải được bồi bổ bằng những phút thăng hoa với
người tình. Chưa khi nào Thúy có một mùa xuân viên mãn như năm nay. No đủ về vật
chất, thỏa mãn tâm lý trong vòng tay người yêu. Nếu không có sự ngăn cản của mẹ
và sức khỏe của con thì mùa xuân này đẹp biết bao. Mưa xuân khiến cho cảnh vật
thiên nhiên trở nên đẹp đẽ làm mê đắm lòng người. Tâm trạng của Thúy rạo rực,
xao xuyến như thời con gái mới biết yêu. Nhưng cô luôn bị những cuộc điện thoại
của mẹ và của Kim Gin-Hyeon quấy rầy. Cả người giúp việc trong nhà ở xứ Hàn, họ
bảo từ khi hai mẹ con trở về Việt Nam, ông chủ buồn không thiết ăn uống gì. Nhiều
năm ba của Kim Gin-Hyeon nhận sự chăm sóc của vợ như là một người mẹ. Anh
có khuyết tật như vậy mới phụ thuộc hẳn vào Thúy. Anh có như vậy gia đình mới đưa Thúy về làm vợ. Nếu anh là một người bình thường thì với kinh tế và địa vị
của gia đình, anh thừa khả năng lấy được gái Hàn. Anh là người khuyết tật, gia
sản của gia đình mới về tay cô. Phong bảo: “Chỉ cần một liều thuốc ngủ là ba của
Kim Gin-Hyeon sẽ mãi mãi không còn là chướng ngại vật ngăn cản bước chân của
Thúy.”
Trở thành người tự do, Thúy được tự do vui chơi, thoải mái đưa
những người mình yêu mến về nhà. Hợp pháp chi tiêu số tài sản con trai của Thúy
đang đứng tên. Nhưng nội dung bản di chúc thứ hai ở văn phòng luật sư của
ông Kim Seung-gyu như thế nào Thúy vẫn chưa biết. Trong bản di chúc Thúy cầm
ghi rõ chỉ khi nào Kim Gin-Hyeon tròn mười tám tuổi mới được mở. Khoa học
công nghệ cao, luật pháp điều tra rất kĩ những cái chết đột ngột, Thúy sẽ
phải ngồi tù về tội sát nhân. Mặc dù Thúy có qua được con mắt của luật pháp đi
nữa nhưng lương tâm sẽ bị cắn rứt cả đời. Linh hồn những người quá cố sẽ trở về
giày vò cô… Kim Gin-Hyeon có tha thứ cho mẹ khi biết chuyện? Chẳng có việc gì
giữ kín được hết đời. Khi vui hay khi buồn buột miệng nói ra thì sẽ thế nào?
Nhìn ra cửa sổ nhà nghỉ Thúy thấy ông Kim Seung-gyu đang nhìn cô bằng con mắt
van xin: “Đừng giết con tôi! Nó không có tội.” Thúy cảm thấy thất vọng khi nghe
Phong nói. Không ngờ anh cũng là một người hèn hạ đến thế? Bóng áo
xanh biến mất khi ngọn đèn được bật sáng. Phong bàn với Thúy như vậy có phải là
quá yêu cô không?
Thúy về trường quốc tế đón con. Cái lạnh trong ngọn gió xuân
hây hẩy và trong làn nắng xuân mới hé làm hồng thêm đôi má trẻ thơ. Nhiều người
Việt có điều kiện kinh tế khá họ gửi con ra nước ngoài học. Con Thúy có điều kiện
học ở một trường tốt của xứ Hàn tại sao lại phải trở về đây. Bất đồng ngôn ngữ
khiến nó không thể có một cuộc sống vui vẻ. Nhiều người mẹ ra thành phố làm mướn,
làm thuê nuôi con ăn học. Nhiều người mẹ còn cắt một phần cơ thể cấy ghép cho
con được sống. Thúy không thể vì bản thân mình mà quên đi tương lai của đứa
con. Nó là con ai thì cũng là con của Thúy. Kim Gin-Hyeon là con của thằng anh
khôn hay đứa em đần thì cũng là dòng máu của gia tộc ông Kim Seung-gyu. Nó phải
được thừa hưởng những gì là của mình. Trong không gian rời rợi sắc xuân, buổi sớm Thúy bừng tỉnh, thấy mưa xuân giăng giăng. Mưa xuân đến với đất trời
và con người thật êm đềm, lặng lẽ. Cuộc sống yên bình đáng quý biết bao. Nếu
Thúy trở về tay không, xấu xí, hôi hám, như nhiều người lấy chồng xứ Hàn thì
Phong có còn yêu cô nữa không?
Nếu ông Kim Seung-gyu không giữ đúng lời hứa thì liệu
gia đình cô có được như ngày hôm nay? Nếu ông không mời giáo viên về nhà dạy
con dâu tiếng Hàn, không cho Thúy tham gia các hoạt động của công ty thì cô vẫn
bó hẹp trong những bức tường của gia đình? Lấy chồng Hàn Quốc là vì kinh tế.
Trong làng mấy người được như Thúy. Đó là nhận xét của người ngoài, còn bên
trong ai biết sống với một người khuyết tật trí tuệ khổ đến mức nào? Anh không
tự nấu được cơm ăn, không ngắm được cho vợ cái váy đẹp, không thể cùng vợ đi
chơi xuân. Mưa xuân bao phủ vạn vật trong một màn sương khói huyền ảo kết bằng
muôn vạn bụi nước ly ti màu trắng đục, bay vẩn vơ trong gió nhẹ. Phong chờ ở cổng
đón Thúy đi chơi! Những tin nhắn giục giã hiện lên màn hình điện thoại liên tiếp.
Thúy lưỡng lự rồi cô dứt khoát trả lời. Thúy muốn được đưa con đi
chơi cùng Phong. Nhưng còn vợ anh và hai đứa con, họ cũng muốn được đi chơi với
cả gia đình. Nếu yêu Thúy thật lòng thì sao anh không đợi cô trở về.
Nhiều kẻ yêu nhau chờ đợi năm-mười năm là chuyện thường. Ở nơi buốt giá Thúy đã
viết thư về nói với Phong về cái thai có nhiều khả năng sẽ là con anh, về
người chồng khuyết tật trí tuệ không cho cô có những giây phút mặn nồng nhưng
không nhận được một lời hồi đáp. Phong giờ cũng chỉ quan tâm đến Thúy mà không
mấy nghĩ đến con của cô. Nếu gia đình họ ly dị thì một trong hai đứa con
sẽ phải sống với bố. Nếu Phong và Thúy trở thành người một gia đình thì Thúy sẽ
phải là một bà mẹ ghẻ. Thúy sẽ phải chia sẻ tình cảm của con mình cho một đứa
trẻ khác. Vợ chồng thì phải có con làm sợi dây ràng buộc, Thúy sẽ
phải có con chung với Phong. Cô sẽ phải trói mình vào gia đình. Những khoản
lợi tức của ông nội Kim Gin-Hyeon có đủ cho ngần nấy người chi tiêu. Kim
Gin-Hyeon sẽ trở về Hàn khi có đủ lông cánh. Nó sẽ không thông cảm
với mẹ, Thúy lại mất con. Mặc dù chồng Thúy hiện nay không được như Phong nhưng
anh cũng là một con người. Ở đâu cũng có người nọ kẻ kia, họ tộc nhà chồng cũng
có nhiều người tôn trọng Thúy và thấu hiểu nỗi khổ của cô. Mùa xuân ở đâu cũng
có một vẻ đẹp riêng. Thúy sẽ tự đưa con đi chơi, như những ngày mùa xuân nơi xứ
Hàn. Những con phố Hà Nội đang đợi Thúy, những khu du lịch sang trọng
đang chờ cô nhưng sức khỏe của con không cho phép Thúy đi chơi.
Mẹ chồng cô đã hi sinh cả đời cho đứa con tật nguyền. Bà cũng
đẹp và có đủ điều kiện đi chơi. Nếu Thúy làm dâu một gia đình nông dân ở xứ Hàn
với người chồng lực điền khỏe mạnh liệu cô có được về quê như hôm nay. Bà
ngoại Kim Gin-Hyeon muốn đưa cháu ngoại đi thăm hỏi họ hàng, bà muốn Thúy cùng
đi phiên dịch cho con. Thúy đồng ý với đề nghị của mẹ. Dắt con đi trong nắng
xuân cô thấy lâng lâng thanh thản và tràn ngập một niềm vui, niềm tin vào những
điều tốt lành. Chỉ có sống bằng tình mới nhận lại được cái tình. Giữ
nguyên gia đình như hiện nay, mỗi khi mùa xuân trở về Thúy vẫn có thể đưa con về
thăm quê và cả người chồng tật nguyền nữa. Thúy sẽ đưa anh về quê vợ một lần. Để
cả gia đình thấy cái giá của những đồng tiền gửi về nhà bấy lâu nay. Để dân
làng thấy Thúy không phải là kẻ bạc tình. Để họ tộc nhà chồng thấy con
cháu mình tuy là người khuyết tật nhưng vẫn được vợ tôn trọng. Xa hơn là để Kim
Gin-Hyeon khi lớn lên cảm phục và tôn trọng mẹ.
Mùa xuân khởi đầu cho một năm, mùa xuân này là khởi đầu cho
cuộc đời mới của Thúy. Cô sẽ trở về Hàn cho con kịp tới trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét