Thiên
Thai và Trương Chi của Văn Cao là hai ca khúc nổi tiếng từ nửa
thế kỷ nay, cấu trúc trên hai truyền thuyết được lưu hành lâu đời. Thiên
Thai là chuyện Lưu Nguyễn lạc vào cõi bồng lai, Trương Chi kể lại
niềm đau đớn của chàng ngư dân có tiếng hát hay, tuyệt vọng vì tình: ai cũng hiểu
như thế và hiểu đúng. Gần đây Phạm Duy có phát triển thêm ý nghĩa của hai bài
hát, trong một loạt bài rất hay đăng trên Văn
Học (California), số 16&17 (tháng 10&11.1987) [đăng lại trên Hợp
Lưu số 8]. (1)
Nay chúng tôi muốn đưa một lối nhìn khác về hai nhạc phẩm, không phải để đi tìm cái độc đáo, lập dị, mà để đưa Thiên Thai và Trương Chi vào toàn bộ sự nghiệp thơ nhạc họa của Văn Cao, như một đồng bộ thống nhất: hai bài hát đó, chúng tôi xem như là tuyên ngôn nghệ thuật của Văn Cao - những nguyên tắc thẩm mỹ đưa ra từ thuở hai mươi, sẽ chung thủy với Văn Cao đến tuổi xế chiều.
Thiên Thai
Thiên Thai mở ra bằng một tiếng hát:
Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng...
Bồng Lai, ở đây, chỉ là tiếng hát: Thiên Thai là lịch sử một tiếng hát, một tác phẩm nghệ thuật lừng danh và vô danh. Tiếng hát, không à ơi trên võng, không tỉ tê bên gối, không ê a dưới ánh đèn màu, không rè rè qua máy phát thanh, mà vang lừng trên sóng, vượt tới vũ trụ và lấn át vũ trụ. Tiếng hát át tiếng sóng là một âm thanh tự thức đè lên những âm thanh vô thức. Tiếng ai hát... ai hát? Ta không biết và không cần biết. Một tác phẩm nghệ thuật, khi lìa tác giả, không còn cần tác giả, như đứa con khi trưởng thành không còn cần mẹ như trước. Chúng ta yêu Truyện Kiều mà không cần liên hệ với Nguyễn Du. Liên hệ, dĩ nhiên, "thì cũng tốt thôi" nhưng không phải là điều chính yếu trong nghệ thuật. Cái sai lầm của cô Mỵ Nương là đã muốn đồng hoá tiếng hát với người hát: "Hồ nghe tiếng hát thì thương... Hồ trông thấy bóng anh chàng thì chê..." như lời ca dao có kể lại. Không cứ gì một cô bé lầu Tây sai lầm, mà cả nền văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa (đã) sai lầm, khi đánh giá những bài hát nói của Nguyễn Công Trứ qua Nguyễn Công Trứ, đánh giá tiểu thuyết Nhất Linh qua con người Nhất Linh - mà lại đánh giá sai.
Thiên Thai là gì? là "cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi". Sự đối lập, hay song lập, giữa vĩnh viễn và mong manh, giữa những định hình và những chơi vơi, là thế giới nghệ thuật. Nụ cười mong manh trở thành miên viễn trong bức hoạ La Joconde. Không gian như có dây tơ trong buổi chiều Xuân Diệu – hay bóng chiều Nguyễn Du, thướt tha bên cầu tơ liễu, là những ánh sáng mong manh ấy, là cả một thiên thu.
Một mặt, nghệ thuật là tiếng đàn vui ai quên đời dương thế..., tách rời khỏi thực tế; nghệ thuật là một thế giới riêng, với những quy luật riêng, bảo vệ và phát huy bản năng sáng tạo độc lập với hiện thực. Mặt khác, nghệ thuật cần bám rễ vào thực tại để phát triển, và phả sắc, nhả hương về lại trần gian. Nói giản dị hơn: nghệ thuật cần thực tại để nảy sinh và cần quần chúng để trưởng thành, nghệ thuật là ánh trăng thanh mơ tan thành suối trần gian. Nghệ thuật là một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần, là những cánh hoa trong một bức tranh tuyệt mỹ, không nở không tàn, nhưng chỉ sống thực khi gặp cái nhìn của người xem; sóng mắt con người đánh thức cành hoa trong hội hoạ, và trong ánh mắt đó, nó sẽ nở sẽ tàn như mọi thứ hoa trần thế; và chỉ có giờ phút bừng sống đó, cành hoa nghệ thuật mới đạt tới đời sống thực và có khả năng trở thành một cành hoa lý tưởng. Trong khi chờ đợi, cành hoa huệ của Tô Ngọc Vân, cành hoa cúc của Lê Phổ... vẫn còn là những hoa xuân chưa gặp bướm trần gian.
Người nghệ sĩ khi cầm cây cọ, ngòi bút trên tay vẫn biết rằng phút mê cuồng có một lần và chỉ một lần thôi, nếu có. Và có thể phút mê cuồng ấy không đến: phút linh cầu mãi không về như lời thơ Hồ Dzếnh. Hoặc đến không phải nơi phải lúc. Phút mê cuồng ấy linh thiêng, tuyệt đối, là động cơ cuối cùng của sáng tạo mà mỗi nghệ sĩ, mỗi xã hội đều có nhiệm vụ bảo vệ vì nó chỉ có một lần. Khi khai triển, chuyển phút có một lần thành cả một thiên thu, người nghệ sĩ lại phải tỉnh táo: trước để chuẩn bị, và sau đó, để hoàn tất. Lúc tỉnh táo, trước và sau đó, anh là người thợ, phải có dụng cụ, có tay nghề. Anh đừng cả tiếng khinh thường thợ thơ, thợ vẽ: không có người thợ trong tay, anh suốt đời chỉ nguệch ngoạc, hoặc rung đùi đợi vợ con hầu rượu và lạc rang, và khinh đời "không có trình độ".
Thiên Thai là luồng điện hai chiều: người trần gian mơ hạnh phúc bồng lai trong khi những tiên cô khao khát "khúc tình duyên" trần thế. Lưu Nguyễn khi ở Thiên Thai đã "quên đời dương thế", khi về trần, muốn tìm lại cõi tiên thì Đào Nguyên nơi nao? Nghệ thuật cũng vậy. Nghệ thuật là cuộc đời hoá thân thành màu sắc, âm thanh; mà cũng là những âm sắc khô cứng muốn trở lại làm hoa làm lá. Nghệ thuật là đoá hoa mong chín mọng thành trái đầu mùa, mà cũng là quả cây chín muộn, nhung nhớ cánh bướm hoang đường từ một mùa xuân xa vắng. Là những lối đi trùng với lối về, nghệ thuật là cõi hẹn hò ngang trái. Mỗi ngang trái là một chung thủy và hạnh phúc của sáng tạo nảy sinh từ sự thuỷ chung đó. Nghệ sĩ cùng bầy tiên đàn ca bao năm, không còn nhớ đường về; anh sống với nghệ thuật cũng vậy: trước giá vẽ, anh chỉ biết vui với cây cọ và màu sắc, mà không cần nhớ cuộc sống, không chịu thêm vào một bó hoa hồng để tranh dễ bán, không chịu bớt đi một đoá hoa sen cho hợp đường lối, lập trường. Anh vẽ cuộc sống, nghĩa là vẽ cuộc sống trong anh; dù vẽ cái ly trước mặt, anh vẫn vẽ ra hàng ngàn cái ly đã chứng kiến đời anh, bằng một cái ly trong tâm tưởng. Tĩnh vật trước mặt chỉ là cái cớ, làm trung gian giữa tác giả và người xem tranh. Những mối tình lớn không cần trung gian. Những hoạ phẩm lớn không cần đề tài. Nhưng ngược lại, khi rời khỏi giá vẽ, trở lại đời sống bình thường của xã hội, thì anh lại phải sống bình thường, đau cái đau của con người, vui cái vui của vợ con, buồn nỗi buồn của dân tộc. Nguyễn Du không lăn lóc suốt đời thì không thốt lên được tiếng đoạn trường. Nguyễn Khuyến không lo sốt vó vì vụ lụt lội mất mùa, phần thuế quan thu, phần trả nợ thì không thể viết nổi câu nước trong veo. Nói vậy để trả lời những người hỏi Văn Cao: Sao tài hoa xuất chúng mà đi lãnh việc trong ban khủng bố? Sao lại không? Chẳng lẽ là tài hoa, anh lãnh phần làm nhạc quốc ca thôi, còn việc tầm thường thì để người khác làm thay? Hỏi như thế thì khác gì trách Nguyễn Công Trứ cầm quân dẹp loạn, hay trách André Malraux chỉ huy lữ đoàn thép Alsace Lorraine?
Thiên Thai là cõi vô thủy vô chung, không có thời gian. Mà không có thời gian thì không có âm Nhạc. Lôgíc. Không có khúc nghê thường. Gió hát trầm tiếng ca, tiếng phách ròn lắng xa là nghệ thuật, là trần gian, là ý thức của huỷ thể. Âm ba thoáng rung cánh đào rơi trong một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần. Nghệ thuật đã làm rụng chiếc lá đầu tiên xuống Đào Nguyên. Nghệ thuật là cố gắng của con người vượt qua khỏi vật thể, tội lỗi và cái chết trong trần thế, là tiếng hát vang lừng trên sóng sau cơn bão.
Trương Chi
Có nhiều huyền thoại Trương Chi. Tình sử Trung Quốc kể chuyện một cô gái mê tiếng hát của một người lái buôn rồi chết, tim hoá đá, cho đến khi người đàn ông trở lại, nhỏ một giọt nước mắt, khối tình mới tan. Theo truyền thuyết Việt Nam, người đàn ông là một người thuyền chài, có tiếng hát hay, nhưng bị chê nghèo (hoặc xấu); nhân vật nữ là cô Mỵ Nương. Có thuyết cho là nàng chết, thuyết khác cho chàng chết, tim hoá gỗ bạch đàn hay ngọc đá. Văn Cao nhấn mạnh hai chủ đề nhạc và giai cấp, và chuyện chấm dứt ở cái chết của Trương Chi, chỉ còn lại tiếng hát nức nở trên sông. Không có chuyện trái tim và nước mắt. Phạm Duy, trong Khối tình Trương Chi (1945), kể lại truyền thuyết từ đầu đến cuối. Hai bản nhạc đồng thời với nhau và Phạm Duy đã có lần giải thích rất hay tác phẩm bạn mình (báo Văn Học, đã dẫn).
Bài hát Trương Chi mở đầu trong một thế giới sơ khai: Một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ, một thế giới chưa có nghệ thuật, chưa có sáng tạo; sau đó không gian mới rung thành tơ: con người đã phát triển được bản năng thẩm mỹ, bằng cách tiếp thu một cách tiêu cực vẻ đẹp của vũ trụ, rồi dần dần sáng tạo ra nghệ thuật, ôi tiếng cầm ca thu tới bao giờ. Con người trước tiên tiếp xúc với vũ trụ để tự vệ và sản xuất. Nhờ có nghệ thuật, họ đã giao tiếp với ngoại giới bằng những rung cảm mới, ngoài phạm vi nhu cầu tồn tại. Tương quan giữa tiếng cầm ca và thu tới bao giờ là tương quan giữa bản năng thẩm mỹ, bản năng sáng tạo và cái đẹp của thiên nhiên. Thiên nhiên thì vẫn vậy thôi, hay chuyển hoá rất chậm và rất ít theo chu kỳ, nhưng ý thức thẩm mỹ của con người càng ngày càng phát triển nhanh, càng tiến bộ trở thành phức tạp, tinh tế. Cho đến một lúc nào đó, con người bỗng thấy lòng chiều bơ vơ lúc thu vừa sang... Buổi chiều. Mùa thu. Niềm bơ vơ: chúng ta đã đến những chủ đề cổ điển của văn thơ thế giới, từ nhiều nguồn văn minh khác nhau. Con người chủng tộc, văn hoá khác nhau có thể cùng rung cảm như nhau, vì cái đẹp khách quan bàng bạc dưới ánh sáng hài hoà của vũ trụ và cái đẹp chủ quan ấp ủ trong bản năng thẩm mỹ của con người, bản chất gần nhau. Từ đó, nghệ thuật là mớ vốn chung cho toàn thể nhân loại, nó phải có tham vọng đáp ứng lại nhu cầu thẩm mỹ của con người - dĩ nhiên là qua lăng kính ngôn ngữ, văn hoá của từng dân tộc một. Sáng tạo nghệ thuật làm vũ trụ và con người càng ngày càng giàu có thêm. Buổi chiều, cũng như buổi sáng, buổi trưa, không đẹp, không xấu: buổi chiều là giờ an nghỉ, phút chia tay, một ánh trầm tư, một thoáng u hoài trước cảnh vật phai màu nhạt sắc. Buổi chiều, một thoáng bơ vơ, trở thành một tình cảm văn nghệ.
Nhưng theo đà tiến hóa, nghệ thuật - và con người nữa - cách ly ra khỏi thiên nhiên, độc lập và có khi đối lập với thiên nhiên. Nghệ thuật ngày một ngày hai trở thành một hoạt động chuyên nghiệp có qui chế trong xã hội. Ngày nay, ai thích lời chim ríu rít tiếng oanh ca không nhất thiết phải thích âm nhạc; ai yêu phong cảnh sông Lô bến sóng vàng từng nhà mờ biếc chìm một màu khói thu, người ấy không nhất thiết phải yêu hội họa.
Nhưng nghệ thuật, cụ thể là âm nhạc, hội họa và văn thơ khơi sâu ý thức về cái đẹp trong con người, giúp con người yêu thêm, yêu sâu sắc hơn ngôn ngữ và những âm sắc thiên nhiên. Không phải tự nhiên mà con người nghe suối hát theo đôi chim quyên hay ngoài song mưa rơi trên bao cung đàn... Trong trường ca Những người trên cửa biển, Văn Cao nói rõ hơn:
Có người không biết trăng là đẹp
Bỗng nhiên chiều đứng ngắm trăng lên
Nghe như ai hát trong lòng...
Có người quên hàng chục năm dĩ vãng
Chợt nhớ ra tất cả nhữ ng ước mơ
Của những ngày niên thiếu
(Lá, tr. 72)
Như một câu thơ, một khúc nhạc. Nghệ thuật là bội số của cuộc đời nhân cuộc đời thành ngàn vạn giấc mơ, từ đó, Văn Cao đã có thể khẳng định những bức tranh tăng dân số chúng ta. Và anh giải thích:
Bao tình yêu khát khao hy vọng
Gửi từng cuộc đời nhỏ bé
Từng thế giới con con
Với tôi tất cả
Đều rộng lớn vô cùng
Vì những nhỏ bé con con ấy lớn lên trong nghệ thuật, đều trở thành cái vung tay hùng tráng của người gieo (le geste auguste du semeur).
Nhưng cái đẹp trong nghệ thuật không phải lúc nào cũng lung linh ánh trăng, long lanh tiếng suối, lóng lánh hơi mưa, nó có thể lem nhem than khói:
Nhạc đang biến thành sự thực quanh ta
Tôi càng yêu hơn
Những cuộc đời sau bức tường xám xa
lem nhem than khói
Những lá thuyền chen chúc nép bên nhau
Qua chiếc lưới phơi thấp thoáng bóng người
Cả đến cuộc đời những con hà lóng lánh
(Lá, tr. 71)
Tác dụng của nghệ thuật thật lớn lao trong cuộc sống của loài người. Cô Mỵ Nương vốn ở lầu Tây, con quan Thừa tướng ngày ngày cấm cung trong ca dao làm sao có tầm hiểu biết như thế.
Tây hiên Mỵ Nương khi nghe tiếng ngân hò khoan
Mơ bóng con đò trôi
Giai nhân cười nép trăng sáng lả lơi
Lả lơi bên trời
Sai lầm của cô gái lầu Tây là đã mơ người hát qua lời hát, mơ tác giả qua tác phẩm, sau đó lại muốn chiếm hữu tác giả - nghĩa là chiếm hữu toàn bộ tác phẩm lẫn nguồn sáng tạo cho riêng một mình - rồi lại chê nhặt chê khoan. Cô là hiện thân của những hệ thống chính trị cưỡng đoạt văn nghệ từ xưa đến nay. Đường Minh Hoàng chuộng Lý Bạch, Louis XIV nâng đỡ Molière, bất quá là để mua vui như Lê Thái Tôn dùng nhạc Lương Đăng; còn chế độ chuyên chính vô sản, từ Staline đến nay, chiếm đoạt văn nghệ ra sao, thì chúng ta không cần dài lời. Trong bài hát, Văn Cao phớt qua hình ảnh Mỵ Nương, chút nhan sắc của cô bé dậy thì này không đáng cho anh dừng mắt lại lâu, anh chỉ trách ai khinh nghèo quên nhau. Quên nhau là thôi, là hơn. Trương Chi dừng chèo là Văn Cao dừng chuyện. Không cần gì tim phải hóa đá để đòi nợ nước mắt. Vả lại không ngọc đá nào quý bằng trái tim con người, trái tim biết yêu, biết nhớ, trái tim khi ngừng đập là tan rã với cỏ cây. Trái tim Trương Chi, trái tim Văn Cao không có gì sánh được. Còn món nợ kia? Ở đời, một là anh phủi nợ, thì hết vấn đề. Hai là anh nhận nợ, thì không bao giờ anh trả hết: chết đi, chết kiểu gì đi nữa, thì anh cũng chỉ mới thoát nợ chứ chưa phải là trả nợ. Lẩn thẩn mà Văn Cao đòi nợ thì phiền lắm: cả nước nợ anh một bản quốc ca, mỗi chúng ta còn nợ anh một điệu nhạc tình, cả mấy cô tiên trên Thiên Thai vẫn còn nợ Văn Cao trái đào thơm. Năm nay bảy mươi tuổi, Văn Cao đã ăn được trái đào thơm nào đâu? Còn quả đắng, thì suốt một đời, anh phải ăn nhiều lắm. Văn Cao là chú đạo đồng dâng mật ngọt cho bữa tiệc trần gian rồi suốt đời phải ăn trái đắng.
Trái tim Trương Chi thì đã tan rã. Nhưng tiếng hát vọng ngàn xưa còn rung... Đây là định mệnh của tác phẩm nghệ thuật, là ý nghĩa đặc biệt của nhạc phẩm Trương Chi, chứ không phải là chuyện tình lẩn thẩn. Phải hiểu như thế mới bắt được mạch thơ Văn Cao:
Đêm nay dòng sông Thương dâng cao
Mà ai hát dưới trăng ngà
Ngồi đây ta gõ ván thuyền
Ta ca trái đất còn riêng ta
Ta ở đây không phải là cá nhân Trương Chi, cũng không phải là Văn Cao, mà là Con Người, Nhân Loại sáng tạo ngôn ngữ, rồi sáng tạo nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, văn minh, để làm chủ trái đất còn riêng ta. Con người gõ ván thuyền mà ca, giữa cảnh trăng nước sông Thương, đẹp hơn cả hình ảnh Trang Sinh khi vỗ bồn mà hát. Hát rằng: Ta có trời đất làm quan quách, nhật nguyệt làm ngọc bích, tinh tú làm ngọc châu, vạn vật làm lẽ sống... Mà còn thêm chi cho lắm việc (Liệt ngự khấu, Ngoại Thiên). Bối cảnh có khác nhau, nhưng nội dung chính yếu của chuyện gõ thuyền, gõ chậu mà ca không khác nhau: Con Người tự thức, làm chủ thể của ý thức và ngoại vật. Tự thức ở Trang Tử là tư tưởng lớn lao của ông, tự thức của Văn Cao là nghệ thuật của mình, là tiếng hát vang lừng trên sóng, mà cũng là tiếng sóng. Tiếng sóng Kêu khát suốt ngày đêm - Suốt ngày đêm kêu khát. Nghệ thuật phải là những làn môi. Những làn môi nóng bỏng căng mình chờ đợi:
Nước ngọt của dòng sông
Bao giờ đổ đầy lòng biển
(Câu khép trường ca Những người trên cửa biển).
Chú thích của AmNhac.fm:
(1) Ba bài Nhạc Tình Văn Cao của Phạm Duy đăng trên Văn Học số 15, 16 va 17 năm 1987 đã được đăng lại trên AmNhac.fm:
- Nhạc Tình Văn Cao (1)
- Nhạc Tình Văn Cao (2)
- Nhạc Tình Văn Cao (3)
Nay chúng tôi muốn đưa một lối nhìn khác về hai nhạc phẩm, không phải để đi tìm cái độc đáo, lập dị, mà để đưa Thiên Thai và Trương Chi vào toàn bộ sự nghiệp thơ nhạc họa của Văn Cao, như một đồng bộ thống nhất: hai bài hát đó, chúng tôi xem như là tuyên ngôn nghệ thuật của Văn Cao - những nguyên tắc thẩm mỹ đưa ra từ thuở hai mươi, sẽ chung thủy với Văn Cao đến tuổi xế chiều.
Thiên Thai
Thiên Thai mở ra bằng một tiếng hát:
Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng...
Bồng Lai, ở đây, chỉ là tiếng hát: Thiên Thai là lịch sử một tiếng hát, một tác phẩm nghệ thuật lừng danh và vô danh. Tiếng hát, không à ơi trên võng, không tỉ tê bên gối, không ê a dưới ánh đèn màu, không rè rè qua máy phát thanh, mà vang lừng trên sóng, vượt tới vũ trụ và lấn át vũ trụ. Tiếng hát át tiếng sóng là một âm thanh tự thức đè lên những âm thanh vô thức. Tiếng ai hát... ai hát? Ta không biết và không cần biết. Một tác phẩm nghệ thuật, khi lìa tác giả, không còn cần tác giả, như đứa con khi trưởng thành không còn cần mẹ như trước. Chúng ta yêu Truyện Kiều mà không cần liên hệ với Nguyễn Du. Liên hệ, dĩ nhiên, "thì cũng tốt thôi" nhưng không phải là điều chính yếu trong nghệ thuật. Cái sai lầm của cô Mỵ Nương là đã muốn đồng hoá tiếng hát với người hát: "Hồ nghe tiếng hát thì thương... Hồ trông thấy bóng anh chàng thì chê..." như lời ca dao có kể lại. Không cứ gì một cô bé lầu Tây sai lầm, mà cả nền văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa (đã) sai lầm, khi đánh giá những bài hát nói của Nguyễn Công Trứ qua Nguyễn Công Trứ, đánh giá tiểu thuyết Nhất Linh qua con người Nhất Linh - mà lại đánh giá sai.
Thiên Thai là gì? là "cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi". Sự đối lập, hay song lập, giữa vĩnh viễn và mong manh, giữa những định hình và những chơi vơi, là thế giới nghệ thuật. Nụ cười mong manh trở thành miên viễn trong bức hoạ La Joconde. Không gian như có dây tơ trong buổi chiều Xuân Diệu – hay bóng chiều Nguyễn Du, thướt tha bên cầu tơ liễu, là những ánh sáng mong manh ấy, là cả một thiên thu.
Một mặt, nghệ thuật là tiếng đàn vui ai quên đời dương thế..., tách rời khỏi thực tế; nghệ thuật là một thế giới riêng, với những quy luật riêng, bảo vệ và phát huy bản năng sáng tạo độc lập với hiện thực. Mặt khác, nghệ thuật cần bám rễ vào thực tại để phát triển, và phả sắc, nhả hương về lại trần gian. Nói giản dị hơn: nghệ thuật cần thực tại để nảy sinh và cần quần chúng để trưởng thành, nghệ thuật là ánh trăng thanh mơ tan thành suối trần gian. Nghệ thuật là một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần, là những cánh hoa trong một bức tranh tuyệt mỹ, không nở không tàn, nhưng chỉ sống thực khi gặp cái nhìn của người xem; sóng mắt con người đánh thức cành hoa trong hội hoạ, và trong ánh mắt đó, nó sẽ nở sẽ tàn như mọi thứ hoa trần thế; và chỉ có giờ phút bừng sống đó, cành hoa nghệ thuật mới đạt tới đời sống thực và có khả năng trở thành một cành hoa lý tưởng. Trong khi chờ đợi, cành hoa huệ của Tô Ngọc Vân, cành hoa cúc của Lê Phổ... vẫn còn là những hoa xuân chưa gặp bướm trần gian.
Người nghệ sĩ khi cầm cây cọ, ngòi bút trên tay vẫn biết rằng phút mê cuồng có một lần và chỉ một lần thôi, nếu có. Và có thể phút mê cuồng ấy không đến: phút linh cầu mãi không về như lời thơ Hồ Dzếnh. Hoặc đến không phải nơi phải lúc. Phút mê cuồng ấy linh thiêng, tuyệt đối, là động cơ cuối cùng của sáng tạo mà mỗi nghệ sĩ, mỗi xã hội đều có nhiệm vụ bảo vệ vì nó chỉ có một lần. Khi khai triển, chuyển phút có một lần thành cả một thiên thu, người nghệ sĩ lại phải tỉnh táo: trước để chuẩn bị, và sau đó, để hoàn tất. Lúc tỉnh táo, trước và sau đó, anh là người thợ, phải có dụng cụ, có tay nghề. Anh đừng cả tiếng khinh thường thợ thơ, thợ vẽ: không có người thợ trong tay, anh suốt đời chỉ nguệch ngoạc, hoặc rung đùi đợi vợ con hầu rượu và lạc rang, và khinh đời "không có trình độ".
Thiên Thai là luồng điện hai chiều: người trần gian mơ hạnh phúc bồng lai trong khi những tiên cô khao khát "khúc tình duyên" trần thế. Lưu Nguyễn khi ở Thiên Thai đã "quên đời dương thế", khi về trần, muốn tìm lại cõi tiên thì Đào Nguyên nơi nao? Nghệ thuật cũng vậy. Nghệ thuật là cuộc đời hoá thân thành màu sắc, âm thanh; mà cũng là những âm sắc khô cứng muốn trở lại làm hoa làm lá. Nghệ thuật là đoá hoa mong chín mọng thành trái đầu mùa, mà cũng là quả cây chín muộn, nhung nhớ cánh bướm hoang đường từ một mùa xuân xa vắng. Là những lối đi trùng với lối về, nghệ thuật là cõi hẹn hò ngang trái. Mỗi ngang trái là một chung thủy và hạnh phúc của sáng tạo nảy sinh từ sự thuỷ chung đó. Nghệ sĩ cùng bầy tiên đàn ca bao năm, không còn nhớ đường về; anh sống với nghệ thuật cũng vậy: trước giá vẽ, anh chỉ biết vui với cây cọ và màu sắc, mà không cần nhớ cuộc sống, không chịu thêm vào một bó hoa hồng để tranh dễ bán, không chịu bớt đi một đoá hoa sen cho hợp đường lối, lập trường. Anh vẽ cuộc sống, nghĩa là vẽ cuộc sống trong anh; dù vẽ cái ly trước mặt, anh vẫn vẽ ra hàng ngàn cái ly đã chứng kiến đời anh, bằng một cái ly trong tâm tưởng. Tĩnh vật trước mặt chỉ là cái cớ, làm trung gian giữa tác giả và người xem tranh. Những mối tình lớn không cần trung gian. Những hoạ phẩm lớn không cần đề tài. Nhưng ngược lại, khi rời khỏi giá vẽ, trở lại đời sống bình thường của xã hội, thì anh lại phải sống bình thường, đau cái đau của con người, vui cái vui của vợ con, buồn nỗi buồn của dân tộc. Nguyễn Du không lăn lóc suốt đời thì không thốt lên được tiếng đoạn trường. Nguyễn Khuyến không lo sốt vó vì vụ lụt lội mất mùa, phần thuế quan thu, phần trả nợ thì không thể viết nổi câu nước trong veo. Nói vậy để trả lời những người hỏi Văn Cao: Sao tài hoa xuất chúng mà đi lãnh việc trong ban khủng bố? Sao lại không? Chẳng lẽ là tài hoa, anh lãnh phần làm nhạc quốc ca thôi, còn việc tầm thường thì để người khác làm thay? Hỏi như thế thì khác gì trách Nguyễn Công Trứ cầm quân dẹp loạn, hay trách André Malraux chỉ huy lữ đoàn thép Alsace Lorraine?
Thiên Thai là cõi vô thủy vô chung, không có thời gian. Mà không có thời gian thì không có âm Nhạc. Lôgíc. Không có khúc nghê thường. Gió hát trầm tiếng ca, tiếng phách ròn lắng xa là nghệ thuật, là trần gian, là ý thức của huỷ thể. Âm ba thoáng rung cánh đào rơi trong một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần. Nghệ thuật đã làm rụng chiếc lá đầu tiên xuống Đào Nguyên. Nghệ thuật là cố gắng của con người vượt qua khỏi vật thể, tội lỗi và cái chết trong trần thế, là tiếng hát vang lừng trên sóng sau cơn bão.
Trương Chi
Có nhiều huyền thoại Trương Chi. Tình sử Trung Quốc kể chuyện một cô gái mê tiếng hát của một người lái buôn rồi chết, tim hoá đá, cho đến khi người đàn ông trở lại, nhỏ một giọt nước mắt, khối tình mới tan. Theo truyền thuyết Việt Nam, người đàn ông là một người thuyền chài, có tiếng hát hay, nhưng bị chê nghèo (hoặc xấu); nhân vật nữ là cô Mỵ Nương. Có thuyết cho là nàng chết, thuyết khác cho chàng chết, tim hoá gỗ bạch đàn hay ngọc đá. Văn Cao nhấn mạnh hai chủ đề nhạc và giai cấp, và chuyện chấm dứt ở cái chết của Trương Chi, chỉ còn lại tiếng hát nức nở trên sông. Không có chuyện trái tim và nước mắt. Phạm Duy, trong Khối tình Trương Chi (1945), kể lại truyền thuyết từ đầu đến cuối. Hai bản nhạc đồng thời với nhau và Phạm Duy đã có lần giải thích rất hay tác phẩm bạn mình (báo Văn Học, đã dẫn).
Bài hát Trương Chi mở đầu trong một thế giới sơ khai: Một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ, một thế giới chưa có nghệ thuật, chưa có sáng tạo; sau đó không gian mới rung thành tơ: con người đã phát triển được bản năng thẩm mỹ, bằng cách tiếp thu một cách tiêu cực vẻ đẹp của vũ trụ, rồi dần dần sáng tạo ra nghệ thuật, ôi tiếng cầm ca thu tới bao giờ. Con người trước tiên tiếp xúc với vũ trụ để tự vệ và sản xuất. Nhờ có nghệ thuật, họ đã giao tiếp với ngoại giới bằng những rung cảm mới, ngoài phạm vi nhu cầu tồn tại. Tương quan giữa tiếng cầm ca và thu tới bao giờ là tương quan giữa bản năng thẩm mỹ, bản năng sáng tạo và cái đẹp của thiên nhiên. Thiên nhiên thì vẫn vậy thôi, hay chuyển hoá rất chậm và rất ít theo chu kỳ, nhưng ý thức thẩm mỹ của con người càng ngày càng phát triển nhanh, càng tiến bộ trở thành phức tạp, tinh tế. Cho đến một lúc nào đó, con người bỗng thấy lòng chiều bơ vơ lúc thu vừa sang... Buổi chiều. Mùa thu. Niềm bơ vơ: chúng ta đã đến những chủ đề cổ điển của văn thơ thế giới, từ nhiều nguồn văn minh khác nhau. Con người chủng tộc, văn hoá khác nhau có thể cùng rung cảm như nhau, vì cái đẹp khách quan bàng bạc dưới ánh sáng hài hoà của vũ trụ và cái đẹp chủ quan ấp ủ trong bản năng thẩm mỹ của con người, bản chất gần nhau. Từ đó, nghệ thuật là mớ vốn chung cho toàn thể nhân loại, nó phải có tham vọng đáp ứng lại nhu cầu thẩm mỹ của con người - dĩ nhiên là qua lăng kính ngôn ngữ, văn hoá của từng dân tộc một. Sáng tạo nghệ thuật làm vũ trụ và con người càng ngày càng giàu có thêm. Buổi chiều, cũng như buổi sáng, buổi trưa, không đẹp, không xấu: buổi chiều là giờ an nghỉ, phút chia tay, một ánh trầm tư, một thoáng u hoài trước cảnh vật phai màu nhạt sắc. Buổi chiều, một thoáng bơ vơ, trở thành một tình cảm văn nghệ.
Nhưng theo đà tiến hóa, nghệ thuật - và con người nữa - cách ly ra khỏi thiên nhiên, độc lập và có khi đối lập với thiên nhiên. Nghệ thuật ngày một ngày hai trở thành một hoạt động chuyên nghiệp có qui chế trong xã hội. Ngày nay, ai thích lời chim ríu rít tiếng oanh ca không nhất thiết phải thích âm nhạc; ai yêu phong cảnh sông Lô bến sóng vàng từng nhà mờ biếc chìm một màu khói thu, người ấy không nhất thiết phải yêu hội họa.
Nhưng nghệ thuật, cụ thể là âm nhạc, hội họa và văn thơ khơi sâu ý thức về cái đẹp trong con người, giúp con người yêu thêm, yêu sâu sắc hơn ngôn ngữ và những âm sắc thiên nhiên. Không phải tự nhiên mà con người nghe suối hát theo đôi chim quyên hay ngoài song mưa rơi trên bao cung đàn... Trong trường ca Những người trên cửa biển, Văn Cao nói rõ hơn:
Có người không biết trăng là đẹp
Bỗng nhiên chiều đứng ngắm trăng lên
Nghe như ai hát trong lòng...
Có người quên hàng chục năm dĩ vãng
Chợt nhớ ra tất cả nhữ ng ước mơ
Của những ngày niên thiếu
(Lá, tr. 72)
Như một câu thơ, một khúc nhạc. Nghệ thuật là bội số của cuộc đời nhân cuộc đời thành ngàn vạn giấc mơ, từ đó, Văn Cao đã có thể khẳng định những bức tranh tăng dân số chúng ta. Và anh giải thích:
Bao tình yêu khát khao hy vọng
Gửi từng cuộc đời nhỏ bé
Từng thế giới con con
Với tôi tất cả
Đều rộng lớn vô cùng
Vì những nhỏ bé con con ấy lớn lên trong nghệ thuật, đều trở thành cái vung tay hùng tráng của người gieo (le geste auguste du semeur).
Nhưng cái đẹp trong nghệ thuật không phải lúc nào cũng lung linh ánh trăng, long lanh tiếng suối, lóng lánh hơi mưa, nó có thể lem nhem than khói:
Nhạc đang biến thành sự thực quanh ta
Tôi càng yêu hơn
Những cuộc đời sau bức tường xám xa
lem nhem than khói
Những lá thuyền chen chúc nép bên nhau
Qua chiếc lưới phơi thấp thoáng bóng người
Cả đến cuộc đời những con hà lóng lánh
(Lá, tr. 71)
Tác dụng của nghệ thuật thật lớn lao trong cuộc sống của loài người. Cô Mỵ Nương vốn ở lầu Tây, con quan Thừa tướng ngày ngày cấm cung trong ca dao làm sao có tầm hiểu biết như thế.
Tây hiên Mỵ Nương khi nghe tiếng ngân hò khoan
Mơ bóng con đò trôi
Giai nhân cười nép trăng sáng lả lơi
Lả lơi bên trời
Sai lầm của cô gái lầu Tây là đã mơ người hát qua lời hát, mơ tác giả qua tác phẩm, sau đó lại muốn chiếm hữu tác giả - nghĩa là chiếm hữu toàn bộ tác phẩm lẫn nguồn sáng tạo cho riêng một mình - rồi lại chê nhặt chê khoan. Cô là hiện thân của những hệ thống chính trị cưỡng đoạt văn nghệ từ xưa đến nay. Đường Minh Hoàng chuộng Lý Bạch, Louis XIV nâng đỡ Molière, bất quá là để mua vui như Lê Thái Tôn dùng nhạc Lương Đăng; còn chế độ chuyên chính vô sản, từ Staline đến nay, chiếm đoạt văn nghệ ra sao, thì chúng ta không cần dài lời. Trong bài hát, Văn Cao phớt qua hình ảnh Mỵ Nương, chút nhan sắc của cô bé dậy thì này không đáng cho anh dừng mắt lại lâu, anh chỉ trách ai khinh nghèo quên nhau. Quên nhau là thôi, là hơn. Trương Chi dừng chèo là Văn Cao dừng chuyện. Không cần gì tim phải hóa đá để đòi nợ nước mắt. Vả lại không ngọc đá nào quý bằng trái tim con người, trái tim biết yêu, biết nhớ, trái tim khi ngừng đập là tan rã với cỏ cây. Trái tim Trương Chi, trái tim Văn Cao không có gì sánh được. Còn món nợ kia? Ở đời, một là anh phủi nợ, thì hết vấn đề. Hai là anh nhận nợ, thì không bao giờ anh trả hết: chết đi, chết kiểu gì đi nữa, thì anh cũng chỉ mới thoát nợ chứ chưa phải là trả nợ. Lẩn thẩn mà Văn Cao đòi nợ thì phiền lắm: cả nước nợ anh một bản quốc ca, mỗi chúng ta còn nợ anh một điệu nhạc tình, cả mấy cô tiên trên Thiên Thai vẫn còn nợ Văn Cao trái đào thơm. Năm nay bảy mươi tuổi, Văn Cao đã ăn được trái đào thơm nào đâu? Còn quả đắng, thì suốt một đời, anh phải ăn nhiều lắm. Văn Cao là chú đạo đồng dâng mật ngọt cho bữa tiệc trần gian rồi suốt đời phải ăn trái đắng.
Trái tim Trương Chi thì đã tan rã. Nhưng tiếng hát vọng ngàn xưa còn rung... Đây là định mệnh của tác phẩm nghệ thuật, là ý nghĩa đặc biệt của nhạc phẩm Trương Chi, chứ không phải là chuyện tình lẩn thẩn. Phải hiểu như thế mới bắt được mạch thơ Văn Cao:
Đêm nay dòng sông Thương dâng cao
Mà ai hát dưới trăng ngà
Ngồi đây ta gõ ván thuyền
Ta ca trái đất còn riêng ta
Ta ở đây không phải là cá nhân Trương Chi, cũng không phải là Văn Cao, mà là Con Người, Nhân Loại sáng tạo ngôn ngữ, rồi sáng tạo nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, văn minh, để làm chủ trái đất còn riêng ta. Con người gõ ván thuyền mà ca, giữa cảnh trăng nước sông Thương, đẹp hơn cả hình ảnh Trang Sinh khi vỗ bồn mà hát. Hát rằng: Ta có trời đất làm quan quách, nhật nguyệt làm ngọc bích, tinh tú làm ngọc châu, vạn vật làm lẽ sống... Mà còn thêm chi cho lắm việc (Liệt ngự khấu, Ngoại Thiên). Bối cảnh có khác nhau, nhưng nội dung chính yếu của chuyện gõ thuyền, gõ chậu mà ca không khác nhau: Con Người tự thức, làm chủ thể của ý thức và ngoại vật. Tự thức ở Trang Tử là tư tưởng lớn lao của ông, tự thức của Văn Cao là nghệ thuật của mình, là tiếng hát vang lừng trên sóng, mà cũng là tiếng sóng. Tiếng sóng Kêu khát suốt ngày đêm - Suốt ngày đêm kêu khát. Nghệ thuật phải là những làn môi. Những làn môi nóng bỏng căng mình chờ đợi:
Nước ngọt của dòng sông
Bao giờ đổ đầy lòng biển
(Câu khép trường ca Những người trên cửa biển).
Chú thích của AmNhac.fm:
(1) Ba bài Nhạc Tình Văn Cao của Phạm Duy đăng trên Văn Học số 15, 16 va 17 năm 1987 đã được đăng lại trên AmNhac.fm:
- Nhạc Tình Văn Cao (1)
- Nhạc Tình Văn Cao (2)
- Nhạc Tình Văn Cao (3)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét