Phần XVII
Chương 1
Đối tượng của sử học là đời sống của các dân tộc và của nhân loại. Trực tiếp nắm vững và bao quát bằng ngôn ngữ, tức miêu tả cuộc sống không những của nhân loại mà của một dân tộc duy nhất cũng thế là điều không thể làm được. Các sử gia trước kia thường sử dụng một biện pháp đơn giản để miêu tả và cắt nghĩa cái hiện tượng dường như không thể nắm được là đời sống của nhân dân. Họ miêu tả hoạt động của những con người cá biết lãnh đạo dân tộc, và họ cho rằng hoạt động này biểu hiện hoạt động của toàn dân. Khi gặp những câu hỏi: làm thế nào những con người cá biết kia lại có thể bắt các dân tộc hành động theo ý muốn của mình, và ý muốn đó chịu sự chi phối của cái gì, các sử gia trả lời câu hỏi thứ nhất bằng cách nói rằng thần linh muốn dân tộc phục tùng ý muốn của một người, và trả lời câu hỏi thứ hai bằng cách thừa nhận rằng cũng chính vị thần linh ấy lãnh đạo ý muốn của con người được lựa chọn, đưa nó đến mục đích đã định trước. Như vậy những vấn đề này được giải quyết bằng lòng tin ở sự can thiệp trực tiếp của thần linh vào những công việc của nhân loại. Khoa học lịch sử hiện đại, về mặt lý luận đã bác bỏ cả hai lập luận trên. Có thể tưởng chừng như sau khi bác bỏ tín điều của người cổ đại cho rằng con người phụ thuộc vào thần linh và có một mục đích đã định trước, mục đích mà các dân tộc đều bị dẫn đến, khoa học hiện đại lẽ ra không cần phải nghiên cứu những biểu hiện của quyền lực, mà phải nghiên cứu những nguyên nhân gì đã sinh ra nó. Nhưng nó không làm như vậy. Sau khi bác bỏ quan điểm của các sử gia cổ đại về mặt lý luận, nó lại theo những quan điểm ấy trong thực tiễn, rhay cho nhtrng con người được thần linh ban quyền lực và bị ý muốn của thần linh trực tiếp lãnh đạo, sử học hiện đại đưa ra ẩhững vị anh hùng có những năng lực phi thường, siêu nhân, hoặc chỉ là những người có phẩm chất hết sức khác nhau, từ các bậc đế vương đến những người ký giả, có vài trò lãnh đạo quần chúng. Thay cho những mục đích do thần linh định trước cho một vài dân tộc như người Do Thái, người Hi Lạp, người La Mã để lãnh đạo nhân loại, sử học hiện đại đã đưa ra những mục đích khác: quyền lợi của người Pháp, của người Đức, của người Anh và cứ thế nó đi đến sự trừu tượng hóa cao nhất là quyền lợi của nền văn minh toàn thể nhân loại, ý muốn nói đến những dân tộc sống ở cái góc nhỏ bé phía Tây của đại lục. Khoa học lịch sử hiện đại đã gạt bỏ những tín điều ngày xưa nhưng không thay thế những tín điều đó bằng những quan điểm mới của mình, và cái logich của luận điểm đã bắt buộc các sở gia sau khi bác bỏ thuyết thần quyền của vua chúa và thuyết sở mệnh của người cổ đại, lại quay lại hai thuyết đó bằng một con đường khác. Họ đi đến chỗ thừa nhận rằng: 1. Các dân tộc bị những cá nhân lãnh đạo. 2. Có một mục đích nhất định chi phối sự vận động của các dân tộc cũng như của nhân loại. Trong tất cả những tác phẩm của các sử gia gần chúng ta nhất, từ Giphơ [294] đến Buckle, mặc dầu bề ngoài có vẻ bất đồng ý kiến với nhau, và quan điểm có vẻ mới, nhưng về căn bản vẫn xây dựng trên hai luận điểm cũ kỹ và tất yếu này. Thứ nhất, nhà sở học miêu tả hoạt động của một vài nhân vật cá biết mà họ coi là những người lãnh đạo nhân loại. Có người cho rằng chỉ có các vua chúa tướng lĩnh, các bộ trưởng mới là những người như thế. Có người thì ngoài vua chúa lại kể thêm các nhà hùng biện, các nhà bác học, các nhà cải cách, các nhà triết học và các nhà thơ. Thứ hai, nhà sử học tưởng biết được những mục đích mà nhân loại nhằm tiến tới: đối với người này thì đó là sự vĩ đại của nhà nước La Mã, Tây Ban Nha, Pháp, đối với người kia thì đó là tự do, bình đẳng và một kiểu văn minh nào đó trên một góc nhỏ của thế giới gọi là châu Âu. Năm 1789, ở Paris xảy ra một cuộc biến động, cuộc biến động này lớn lên, lan rộng và được biểu hiện ra thành cuộc di chuyển của các dân tộc từ Tây sang Đông. Đã mấy lần, cuộc di chuyển này tiến về hướng đông, vấp phải một cuộc di chuyển khác ngược lại từ Đông sang Tây, và đến 1812, nó đã đến giới hạn cuối cùng của nó là Moskva. Thế rồi với một sự cân đối kỳ lạ, lại xuất hiện một cuộc di chuyển ngược chiều từ Đông sang Tây, cuộc di chuyển này cũng như cuộc di chuyển thứ nhất, đã lôi cuốn các dân tộc Trung Âu theo nó. Cuộc di chuyển ngược chiều này đã đến tận điểm xuất phát của cuộc di chuyển trước, tức là Paris, rồi dừng lại. Trong thời gian hai mươi năm ấy, vô số ruộng đất không được cày cấy vô số nhà cửa bị đốt phá, nếu thương mại chuyển phương hướng, hàng triệu người nghèo đi, giàu lên, và hàng triệu người Cơ đốc là những người vẫn tuyên truyền tình yêu đối với đồng loại đã chém giết lẫn nhau. Tất cả những sự việc đó có ý nghĩa gì? Nguyên nhân của nó là ở đâu? Cái gì đã bắt buộc những con người này đốt nhà và tàn sát đồng loại? Cái gì là nguyên nhân của những biến cố này? Sức mạnh nào đã bắt buộc con người hành động như vậy? Đó là những câu hỏi tự nhiên, giản dị, nhưng chính đáng nhất mà con người tự đặt ra cho mình khi đứng trước những di tích và những kỷ niệm của cái thời kỳ di chuyển đã qua này. Muốn giải quyết các vấn đề này, ta phải nhờ đến khoa học lịch sử là khoa học có mục đích day cho các dân tộc và nhân loại nhận thức được mình. Giả sử sử học vẫn duy trì những quan diểm cũ thì nó sẽ nói: thần linh, để thưởng hay để phạt nhân dân của mình, đã trao quyền lực cho Napoléon, đã lãnh đạo ý chí của ông ta để đạt đến những mục đích thần thánh của mình. Và câu trả lời sẽ đầy đủ và rõ ràng. Người ta có thể tin hay không tin vào sự thụ mệnh, thần thánh của Napoléon, nhưng đối với người nào đã tin điều đó thì toàn bộ lịch sử thời đại này không thể nào có một điều gì mâu thuẫn. Nhưng khoa học lịch sử hiện đại không thể nào trả lời được như vậy. Khoa học không thừa nhận quan điểm của người cổ đại về sự can thiệp trực tiếp của thần linh vào công việc con người, cho nên nó phải đưa ra nhJng câu trả lời khác. Khoa học lịch sử hiện đại, trong khi trả lời những câu hỏi này, nói: Anh muốn biết cuộc di chuyển này có ý nghĩa gì, vì sao nó lại xảy ra và động lực gì gây ra những biến cố ấy phải không? Anh hãy nghe đây: Louis XIV là một người rất kiêu ngạo và tự thị: ông ta có những cô nhân tình này nọ và những ông bộ trưởng nọ kia, ông ta cai trị nước Pháp rất kém. Những người thừa kế ông ta là những người nhu nhược, và họ cũng cai trị những nước Pháp rất kém. Họ cũng có những cô tình nhân và những sủng thần như Louis XIV. Ngoài ra, bấy giờ lại có một vài người viết sách. Vào cuối thế kỷ XVIII, ở Paris có hai chục người tập hợp lại, họ bắt đầu lên tiếng, nói rằng: mọi người đều bình đẳng và tự do. Kết quả là trên toàn cõi nước Pháp người ta bắt đầu chém giết lẫn nhau và dìm nhau chết đuối. Họ giết nhà vua và nhiều người khác nữa. Lúc bấy giờ ở Pháp có một con người thiên tài, Napoléon. Ông ta đánh đâu thắng đấy, nghĩa là ông ta giết được rất nhiều người, bởi vì ông ta là bậc thiên tài. Rồi ông ta đi giết người Phi châu, để làm gì không rõ, ông ta giết họ giỏi quá, ông ta lạ, mưu lược và thông minh quá đến nỗi khi trở về Pháp ông liền ra lệnh cho mọi người phải phục tùng ông ta. Và thế là mọi người phục tùng ông ta. Khi đã lên ngôi hoàng đế, ông ta lại đi giết người ở Ý, ở Áo và ở Phổ. Ở đây ông ta cũng giết được rất nhiều người. Nhưng ở Nga lại có hoàng đế Alekxandr là người kiên quyết lo phục hồi lại trật tự ở châu Âu, cho nên ông ta bèn đánh nhau với Napoléon. Nhưng năm 1807, đột nhiên ông ta kết bạn với Napoléon, rồi đến 1811 hai người lại bất hòa và lại thi nhau giết cho thật nhiều người. Thế rồi Napoléon mang sáu mươi vạn quân vào nước Nga và chiếm lấy Moskva, nhưng rồi ông ta lại bỏ Moskva mà chạy, và bấy giờ hoàng đế Alekxandr theo những lời khuyên nhủ của Stael và những người khác đã liên kết toàn thể châu Âu vũ trang chống lại kẻ phá hoại sự yên tĩnh của nó. Tất cả các bạn đồng minh của Napoléon đột nhiêu trở thành kẻ thù của ông ta, và khối liên minh vũ trang này tấn công những lực lượng mới tập hợp của Napoléon. Khối liên minh đánh bại Napoléon tiến quân vào Paris, buộc Napoléon phải thoái vị và đưa ông ta đến đảo Enbơ nhưng không tước mất tôn hiệu hoàng đế của ông ta và vẫn tỏ ra hết sức kính trọng ông ta, mặc dầu năm năm trước và một năm sau mọi người đều xem ông ta như một tên cường đạo ngoài vòng pháp luật. Và Louis 18, người mà từ trước đến nay nước Pháp cũng như các nước đồng minh đều chế nhạo, lại lên trị vì. Còn Napoléon thì nhỏ mấy giọt nước mắt trước đội cận vệ lão thành của mình rồi thoái vị và lên đường đi đày. Thế rồi những chính khách và những nhà ngoại giao khôn khéo (nhất là Taleyrăng [295] , con người đã nhanh nhẹn ngồi vào một chiếc ghế bành nào đó trước những người khác và nhờ thế mà mở rộng được biên giới của những Pháp), gặp nhau ở Viên để chuyện trò, và do cuộc trò chuyện này, họ làm cho các dân tộc sung sướng hay cực khổ. Đột nhiên các nhà ngoại giao và các bậc vương giả suýt bất hòa, họ đã sẵn sàng ra lệnh cho quân đội họ giết nhau lần nữa, nhưng ngay lúc đó, Napoléon đổ bộ lên đất Pháp với một tiểu đoàn, và người Pháp trước đây vẫn căm ghét ông ta bỗng phục tùng ông ta ngay. Nhưng vua các nước đồng minh bèn nổi giận, và một lần nữa lại cất quân đánh người Pháp. Thế rồi họ đánh bại Napoléon thiên tài và đưa ông ta ra hòn đảo Saint-Helen, ông ta đột nhiên bị coi là một tên cường đạo. Và ở đấy con người bị đày cách xa những người thân thích và những Pháp thân yêu của mình, chết dần trên một mỏm đá và để lại cho hậu thế những hành động vĩ đại của mình. Còn ở châu Âu thì diễn ra một thời kỳ phản động và tất cả các quốc vương lại bắt đầu đàn áp nhân dân mình. Chớ nên nghĩ rằng trình bày như vậy là nhạo báng, là biếm họa sử học. Trái lại, đó là cách diễn đạt mềm mỏng nhất những lời giải đáp đầy mâu thuẫn, và thật ra không hề giải đáp vấn đề, mà toàn bộ nền sử học đã đưa ra, kể từ các tác gia viết hồi lý và viết sách nói về lịch sử của từng nước, cho đến các tác gia viết sách lịch sử thế giới và sách văn hóa sử là loại sử mới của thời kỳ bấy giờ. Sở dĩ những lời giải đáp này kỳ quặc và khôi hài như vậy là vì sở học hiện đại giống như một người điếc trả lời những câu hỏi mà chẳng ai hỏi mình. Nếu mục đích của sử học là miêu tả những cuộc vận chuyển của nhân loại và các dân tộc thì câu hỏi đầu tiên đặt ra mà nếu không giải đáp được thì tất cả những vấn đề còn lai sẽ không thể nào hiểù được nổi là như sau: Động lực gì thúc đẩy các dân tộc di chuyển? Để trả lời vấn đề này, lịch sử hiện đại kể lại một cách cẩn thận rằng Napoléon rất lỗi lạc, hoặc Louis XIV rất kiêu ngạo, hoặc lại kể rằng những tác gia nào đó đã viết ra những quyển sách nào đó. Tất cả những cái đó có thể có, và nhân loại đều sẵn sàng chấp nhận, nhưng nhân loại không hỏi điều đó. Tất cả những cái đó có thể thú vị, nếu chúng ta thừa nhận có một quyền lực thần thánh tự tại bất biến đã lãnh đạo các dân tộc thông qua những Napoléon, những Louis và những tác gia nào đấy, cần phải nêu rõ mối liên hệ giữa những người này với các cuộc vận chuyển của các dân tộc. Nếu có một sức mạnh khác đã thay thế cái quyền lực thần thánh kia thì cần phải cắt nghĩa cái sức mạnh mới này là cái gì, bởi vì đối tượng của sở học chính là ở đấy. Sử học dường như giả thiết rằng sức mạnh này là một cái gì dĩ nhiên và ai cũng biết. Nhưng mặc dầu mọi người đều muốn thừa nhận cái sức mạnh mới này là đã biết, ai đã từng đọc nhiều công trình sử học cũng bất giác đâm ra hoài nghi không biết cái sức mạnh mới này mà mỗi sử gia hiểu một cách khác có thật là được mọi người biết rõ hay không. Chương 2 Động lực thúc đẩy dân tộc vận động? Các tác giả viết lịch sử cá nhân và các sử gia viết về từng dân tộc quan niệm sức mạnh này là quyền lực cố hữu của các vị anh hùng và vua chúa. Theo miêu tả của họ, các biến cố diễn ra hoàn toàn do ý muốn của Napoléon, của những Alekxandr, hay nói chung, của những nhân vật mà các tác giả viết lịch sử cá nhân đã miêu tả cuộc sống. Những trả lời mà các sử gia thuộc loại này đưa ra vấn đề sức mạnh thúc đẩy các biến cố đều thỏa đáng, nếu mỗi biến cố chỉ có một sử gia miêu tả. Nhưng hễ có nhiều sở gia thuộc những dân tộc khác nhau và có những quan điểm khác nhau bắt đầu cùng miêu tả một sự kiện như nhau thì những câu trả lời mà họ đưa ra liền mất hết ý nghĩa, bởi vì mỗi người trong bọn họ quan niệm sức mạnh này một cách, và quan niệm của họ không những khác nhau mà thường còn hoàn toàn đối lập nhau nữa. Sử gia này khẳng định rằng biến cố đã xảy ra là do là do quyền lực của Napoléon, sử gia kia lại khẳng định rằng nó xảy ra do quyền lực của Alekxandr, sở gia nọ lại khẳng định rằng đó là quyền lực của một sự vật thứ ba nào đó. Ngoài ra các sử gia thuộc loại này mâu thuẫn với nhau ngay cả trong cách giải thích cái sức mạnh làm cơ sở cho quyền lực của một nhân vật. Chie thuộc phái Bonaparte nói rằng quyền lực của Napoléon xây dựng trên đạo đức và thiên tài của ông ta. Lanfrey [296] là người thuộc phái cộng hòa nói rằng nó xây dựng trên sự gian trá và mị dân của ông ta. Thành thử các sử gia thuộc loại này thủ tiêu lập luận của nhau, và do đó, họ thủ tiêu ngay cả cái khái niệm về sức mạnh sinh ra các biến cố, và không đưa ra được một lời giải đáp nào cho vấn đề chủ yếu của sử học. Các sử gia viết lịch sử thế giới, là những người phải nghiên cứu tất cả các dân tộc, dường như cho rằng quan điểm của các sử gia nghiên cứu chuyên sử về sức mạnh sinh ra các biến cố là không đúng. Họ không thừa nhận sức mạnh này là một quyền lực cố hữu của các vị anh hùng và các vua chúa, mà cho đó là hợp lực của nhiều phân lực hướng về nhiều phía khác nhau. Trong khi miêu tả một cuộc chiến tranh hay quá trình chinh phục một dân tộc, các sở gia này tìm nguyên nhân của biến cố không phải trong quyền lực của một nhân vật duy nhất, mà lại là trong ảnh hưởng qua lại của nhiều nhân vật có liên hệ với biến cố. Lẽ ra theo quan điểm này, quyền lực của các nhân vật lịch sử, được xem như là sản phẩm của nhiều sức mạnh, không còn có thể coi là một sức mạnh tự nó sinh ra các biến cố nữa. Tuy nhiên, các tác giả viết sử thế giới thường thường vẫn phải dùng đến khái niệm quyền lực với tính cách là mồt sức mạnh tự bản thân nó sinh ra các biến cố và là nguyên nhân của các biến cố. Theo cách trình bày của các sử gia này thì khi thì nhân vật lịch sử là sản phẩm của những sức mạnh khác nhau, khi thì quyền lực của họ lại chính là sức mạnh sinh ra các biến cố. Gervinus, Schlosso [297] chẳng hạn, và một số khác, khi thì chứng minh rằng Napoléon là sản phẩm của cách mạng, của những tư tưởng năm 1789 v.v… khi thì tuyên bố rằng chiến dịch năm 1812 cũng như những biến cố khác không làm cho họ vừa lòng chỉ là kết quả của ý muốn sai lầm của Napoléon và ngay cả những tư tưởng của năm 1789 cũng bị ngăn chặn, không phát triển được do thái độ độc đoán của Napoléon. Còn quyền lực của Napoléon thì đã trấn áp những tư tưởng cách mạng và ý hướng chung của thời đại. Không những nó xuất hiện nhan nhản trong các sách lịch sử thế giới, mà thậm chí toàn bộ nội dung miêu tả của các sách này chẳng qua là một chuỗi liên tục những chuyện mâu thuẫn như vậy kế tiếp nhau. Sở dĩ có tình trạng mâu thuẫn này là vì các tác giả viết lịch sử thế giới, sau khi bước vào con đường phân tích, đã dừng lại ở giữa đường. Muốn cho các phân lực tạo ra một hợp lực hay lực hợp thành, thì nhất định tổng thể số các phân lực phải bằng hợp lực đó. Đó chính là điều kiện mà các tác giả viết lịch sử thế giới không bao giờ tuân theo, và do đó, để cắt nghĩa hợp lực, ngoài những phân lực không đầy đủ của nó, họ nhất thiết phải thừa nhận một lực khác chưa được xác định đã tác động đến hợp lực. Một sử gia khi miêu tả chiến dịch năm 1813 hay thời kỳ hồi dòng Bourbon nói thẳng ra rằng những biến cố này đều xảy ra do ý muốn của Alekxandr. Nhưng Gervinus, một tác giả viết sử thế giới, trong khi bác bỏ luận đề này, đã tìm cách chứng minh rằng chiến dịch năm 1813 hay việc phục hồi dòng Bourbon, ngoài ý muốn của Alekxandr ra, còn có nhiều nguyên nhân khác, đó là hoạt động của Stande, của Meterric, của bà De Stael, của Telayrăng, của Fict, của Satobrien và của nhiều người khác. Rõ ràng là các sử gia này đã chia quyền lực của Alekxandr ra thành những thảnh phần cấu tạo nên nó: Telayrăng, Satobrien, của bà De Stael và của những người khác, dĩ nhiên là không ngang bằng với tất cả hợp lực nghĩa là hiện tượng hàng triệu người Pháp phục tùng họ Bourbon. Như vậy, để giải đáp vấn đề làm sao những phân lực này lại có thể đưa đến sự phục tùng của hàng triệu người, tức làm sao những phân lực bằng một A lại có thể tạo nên một hợp lực bằng một nghìn A, nhà sử học đành phải thừa nhận cái sức mạnh của quyền lực mà ông ta đã phủ nhận, bằng cách cho nó là hợp lực của nhiều lực khác, nghĩa là ông ta phải thừa nhận một sức mạnh chưa được lý giải đã tác động đến hợp lực. Và chính các tác giả viết sử thế giới đã làm như vậy. Chính vì thế cho nên không những họ mâu thuẫn với các tác giả chuyên sử mà còn mâu thuân với chính họ nữa. Những người dân ở nông thôn vốn không có một khái niệm rõ ràng về nguyên nhân của mưa, tuy khi họ muốn có mưa hay muốn trời nắng, sẽ nói: gió đã đuổi mây đi, hay gió dã mang mây đến. Các tác giả viết sử thế giới cũng làm hệt như vậy: khi nào biến cố phù hợp với lý thuyết của họ thì họ nói rằng quyền lực là kết quả của các biến cố, trái lại khi nào cần phải chứng minh một cái gì khác thì họ nói rằng quyền lực tạo ra các biến cố. Hạng sử gia thứ ba mà người ta gọi là những nhà văn hóa sử, bước theo con đường của các sử gia viết sử thế giới, đôi khi xem các nhà vãn và các nhân vật phụ nữ là những lực lượng đã gây nên các biến cố, nhưng lại quan niệm lực lượng này một cách khác hẳn.
Chương 1
Đối tượng của sử học là đời sống của các dân tộc và của nhân loại. Trực tiếp nắm vững và bao quát bằng ngôn ngữ, tức miêu tả cuộc sống không những của nhân loại mà của một dân tộc duy nhất cũng thế là điều không thể làm được. Các sử gia trước kia thường sử dụng một biện pháp đơn giản để miêu tả và cắt nghĩa cái hiện tượng dường như không thể nắm được là đời sống của nhân dân. Họ miêu tả hoạt động của những con người cá biết lãnh đạo dân tộc, và họ cho rằng hoạt động này biểu hiện hoạt động của toàn dân. Khi gặp những câu hỏi: làm thế nào những con người cá biết kia lại có thể bắt các dân tộc hành động theo ý muốn của mình, và ý muốn đó chịu sự chi phối của cái gì, các sử gia trả lời câu hỏi thứ nhất bằng cách nói rằng thần linh muốn dân tộc phục tùng ý muốn của một người, và trả lời câu hỏi thứ hai bằng cách thừa nhận rằng cũng chính vị thần linh ấy lãnh đạo ý muốn của con người được lựa chọn, đưa nó đến mục đích đã định trước. Như vậy những vấn đề này được giải quyết bằng lòng tin ở sự can thiệp trực tiếp của thần linh vào những công việc của nhân loại. Khoa học lịch sử hiện đại, về mặt lý luận đã bác bỏ cả hai lập luận trên. Có thể tưởng chừng như sau khi bác bỏ tín điều của người cổ đại cho rằng con người phụ thuộc vào thần linh và có một mục đích đã định trước, mục đích mà các dân tộc đều bị dẫn đến, khoa học hiện đại lẽ ra không cần phải nghiên cứu những biểu hiện của quyền lực, mà phải nghiên cứu những nguyên nhân gì đã sinh ra nó. Nhưng nó không làm như vậy. Sau khi bác bỏ quan điểm của các sử gia cổ đại về mặt lý luận, nó lại theo những quan điểm ấy trong thực tiễn, rhay cho nhtrng con người được thần linh ban quyền lực và bị ý muốn của thần linh trực tiếp lãnh đạo, sử học hiện đại đưa ra ẩhững vị anh hùng có những năng lực phi thường, siêu nhân, hoặc chỉ là những người có phẩm chất hết sức khác nhau, từ các bậc đế vương đến những người ký giả, có vài trò lãnh đạo quần chúng. Thay cho những mục đích do thần linh định trước cho một vài dân tộc như người Do Thái, người Hi Lạp, người La Mã để lãnh đạo nhân loại, sử học hiện đại đã đưa ra những mục đích khác: quyền lợi của người Pháp, của người Đức, của người Anh và cứ thế nó đi đến sự trừu tượng hóa cao nhất là quyền lợi của nền văn minh toàn thể nhân loại, ý muốn nói đến những dân tộc sống ở cái góc nhỏ bé phía Tây của đại lục. Khoa học lịch sử hiện đại đã gạt bỏ những tín điều ngày xưa nhưng không thay thế những tín điều đó bằng những quan điểm mới của mình, và cái logich của luận điểm đã bắt buộc các sở gia sau khi bác bỏ thuyết thần quyền của vua chúa và thuyết sở mệnh của người cổ đại, lại quay lại hai thuyết đó bằng một con đường khác. Họ đi đến chỗ thừa nhận rằng: 1. Các dân tộc bị những cá nhân lãnh đạo. 2. Có một mục đích nhất định chi phối sự vận động của các dân tộc cũng như của nhân loại. Trong tất cả những tác phẩm của các sử gia gần chúng ta nhất, từ Giphơ [294] đến Buckle, mặc dầu bề ngoài có vẻ bất đồng ý kiến với nhau, và quan điểm có vẻ mới, nhưng về căn bản vẫn xây dựng trên hai luận điểm cũ kỹ và tất yếu này. Thứ nhất, nhà sở học miêu tả hoạt động của một vài nhân vật cá biết mà họ coi là những người lãnh đạo nhân loại. Có người cho rằng chỉ có các vua chúa tướng lĩnh, các bộ trưởng mới là những người như thế. Có người thì ngoài vua chúa lại kể thêm các nhà hùng biện, các nhà bác học, các nhà cải cách, các nhà triết học và các nhà thơ. Thứ hai, nhà sử học tưởng biết được những mục đích mà nhân loại nhằm tiến tới: đối với người này thì đó là sự vĩ đại của nhà nước La Mã, Tây Ban Nha, Pháp, đối với người kia thì đó là tự do, bình đẳng và một kiểu văn minh nào đó trên một góc nhỏ của thế giới gọi là châu Âu. Năm 1789, ở Paris xảy ra một cuộc biến động, cuộc biến động này lớn lên, lan rộng và được biểu hiện ra thành cuộc di chuyển của các dân tộc từ Tây sang Đông. Đã mấy lần, cuộc di chuyển này tiến về hướng đông, vấp phải một cuộc di chuyển khác ngược lại từ Đông sang Tây, và đến 1812, nó đã đến giới hạn cuối cùng của nó là Moskva. Thế rồi với một sự cân đối kỳ lạ, lại xuất hiện một cuộc di chuyển ngược chiều từ Đông sang Tây, cuộc di chuyển này cũng như cuộc di chuyển thứ nhất, đã lôi cuốn các dân tộc Trung Âu theo nó. Cuộc di chuyển ngược chiều này đã đến tận điểm xuất phát của cuộc di chuyển trước, tức là Paris, rồi dừng lại. Trong thời gian hai mươi năm ấy, vô số ruộng đất không được cày cấy vô số nhà cửa bị đốt phá, nếu thương mại chuyển phương hướng, hàng triệu người nghèo đi, giàu lên, và hàng triệu người Cơ đốc là những người vẫn tuyên truyền tình yêu đối với đồng loại đã chém giết lẫn nhau. Tất cả những sự việc đó có ý nghĩa gì? Nguyên nhân của nó là ở đâu? Cái gì đã bắt buộc những con người này đốt nhà và tàn sát đồng loại? Cái gì là nguyên nhân của những biến cố này? Sức mạnh nào đã bắt buộc con người hành động như vậy? Đó là những câu hỏi tự nhiên, giản dị, nhưng chính đáng nhất mà con người tự đặt ra cho mình khi đứng trước những di tích và những kỷ niệm của cái thời kỳ di chuyển đã qua này. Muốn giải quyết các vấn đề này, ta phải nhờ đến khoa học lịch sử là khoa học có mục đích day cho các dân tộc và nhân loại nhận thức được mình. Giả sử sử học vẫn duy trì những quan diểm cũ thì nó sẽ nói: thần linh, để thưởng hay để phạt nhân dân của mình, đã trao quyền lực cho Napoléon, đã lãnh đạo ý chí của ông ta để đạt đến những mục đích thần thánh của mình. Và câu trả lời sẽ đầy đủ và rõ ràng. Người ta có thể tin hay không tin vào sự thụ mệnh, thần thánh của Napoléon, nhưng đối với người nào đã tin điều đó thì toàn bộ lịch sử thời đại này không thể nào có một điều gì mâu thuẫn. Nhưng khoa học lịch sử hiện đại không thể nào trả lời được như vậy. Khoa học không thừa nhận quan điểm của người cổ đại về sự can thiệp trực tiếp của thần linh vào công việc con người, cho nên nó phải đưa ra nhJng câu trả lời khác. Khoa học lịch sử hiện đại, trong khi trả lời những câu hỏi này, nói: Anh muốn biết cuộc di chuyển này có ý nghĩa gì, vì sao nó lại xảy ra và động lực gì gây ra những biến cố ấy phải không? Anh hãy nghe đây: Louis XIV là một người rất kiêu ngạo và tự thị: ông ta có những cô nhân tình này nọ và những ông bộ trưởng nọ kia, ông ta cai trị nước Pháp rất kém. Những người thừa kế ông ta là những người nhu nhược, và họ cũng cai trị những nước Pháp rất kém. Họ cũng có những cô tình nhân và những sủng thần như Louis XIV. Ngoài ra, bấy giờ lại có một vài người viết sách. Vào cuối thế kỷ XVIII, ở Paris có hai chục người tập hợp lại, họ bắt đầu lên tiếng, nói rằng: mọi người đều bình đẳng và tự do. Kết quả là trên toàn cõi nước Pháp người ta bắt đầu chém giết lẫn nhau và dìm nhau chết đuối. Họ giết nhà vua và nhiều người khác nữa. Lúc bấy giờ ở Pháp có một con người thiên tài, Napoléon. Ông ta đánh đâu thắng đấy, nghĩa là ông ta giết được rất nhiều người, bởi vì ông ta là bậc thiên tài. Rồi ông ta đi giết người Phi châu, để làm gì không rõ, ông ta giết họ giỏi quá, ông ta lạ, mưu lược và thông minh quá đến nỗi khi trở về Pháp ông liền ra lệnh cho mọi người phải phục tùng ông ta. Và thế là mọi người phục tùng ông ta. Khi đã lên ngôi hoàng đế, ông ta lại đi giết người ở Ý, ở Áo và ở Phổ. Ở đây ông ta cũng giết được rất nhiều người. Nhưng ở Nga lại có hoàng đế Alekxandr là người kiên quyết lo phục hồi lại trật tự ở châu Âu, cho nên ông ta bèn đánh nhau với Napoléon. Nhưng năm 1807, đột nhiên ông ta kết bạn với Napoléon, rồi đến 1811 hai người lại bất hòa và lại thi nhau giết cho thật nhiều người. Thế rồi Napoléon mang sáu mươi vạn quân vào nước Nga và chiếm lấy Moskva, nhưng rồi ông ta lại bỏ Moskva mà chạy, và bấy giờ hoàng đế Alekxandr theo những lời khuyên nhủ của Stael và những người khác đã liên kết toàn thể châu Âu vũ trang chống lại kẻ phá hoại sự yên tĩnh của nó. Tất cả các bạn đồng minh của Napoléon đột nhiêu trở thành kẻ thù của ông ta, và khối liên minh vũ trang này tấn công những lực lượng mới tập hợp của Napoléon. Khối liên minh đánh bại Napoléon tiến quân vào Paris, buộc Napoléon phải thoái vị và đưa ông ta đến đảo Enbơ nhưng không tước mất tôn hiệu hoàng đế của ông ta và vẫn tỏ ra hết sức kính trọng ông ta, mặc dầu năm năm trước và một năm sau mọi người đều xem ông ta như một tên cường đạo ngoài vòng pháp luật. Và Louis 18, người mà từ trước đến nay nước Pháp cũng như các nước đồng minh đều chế nhạo, lại lên trị vì. Còn Napoléon thì nhỏ mấy giọt nước mắt trước đội cận vệ lão thành của mình rồi thoái vị và lên đường đi đày. Thế rồi những chính khách và những nhà ngoại giao khôn khéo (nhất là Taleyrăng [295] , con người đã nhanh nhẹn ngồi vào một chiếc ghế bành nào đó trước những người khác và nhờ thế mà mở rộng được biên giới của những Pháp), gặp nhau ở Viên để chuyện trò, và do cuộc trò chuyện này, họ làm cho các dân tộc sung sướng hay cực khổ. Đột nhiên các nhà ngoại giao và các bậc vương giả suýt bất hòa, họ đã sẵn sàng ra lệnh cho quân đội họ giết nhau lần nữa, nhưng ngay lúc đó, Napoléon đổ bộ lên đất Pháp với một tiểu đoàn, và người Pháp trước đây vẫn căm ghét ông ta bỗng phục tùng ông ta ngay. Nhưng vua các nước đồng minh bèn nổi giận, và một lần nữa lại cất quân đánh người Pháp. Thế rồi họ đánh bại Napoléon thiên tài và đưa ông ta ra hòn đảo Saint-Helen, ông ta đột nhiên bị coi là một tên cường đạo. Và ở đấy con người bị đày cách xa những người thân thích và những Pháp thân yêu của mình, chết dần trên một mỏm đá và để lại cho hậu thế những hành động vĩ đại của mình. Còn ở châu Âu thì diễn ra một thời kỳ phản động và tất cả các quốc vương lại bắt đầu đàn áp nhân dân mình. Chớ nên nghĩ rằng trình bày như vậy là nhạo báng, là biếm họa sử học. Trái lại, đó là cách diễn đạt mềm mỏng nhất những lời giải đáp đầy mâu thuẫn, và thật ra không hề giải đáp vấn đề, mà toàn bộ nền sử học đã đưa ra, kể từ các tác gia viết hồi lý và viết sách nói về lịch sử của từng nước, cho đến các tác gia viết sách lịch sử thế giới và sách văn hóa sử là loại sử mới của thời kỳ bấy giờ. Sở dĩ những lời giải đáp này kỳ quặc và khôi hài như vậy là vì sở học hiện đại giống như một người điếc trả lời những câu hỏi mà chẳng ai hỏi mình. Nếu mục đích của sử học là miêu tả những cuộc vận chuyển của nhân loại và các dân tộc thì câu hỏi đầu tiên đặt ra mà nếu không giải đáp được thì tất cả những vấn đề còn lai sẽ không thể nào hiểù được nổi là như sau: Động lực gì thúc đẩy các dân tộc di chuyển? Để trả lời vấn đề này, lịch sử hiện đại kể lại một cách cẩn thận rằng Napoléon rất lỗi lạc, hoặc Louis XIV rất kiêu ngạo, hoặc lại kể rằng những tác gia nào đó đã viết ra những quyển sách nào đó. Tất cả những cái đó có thể có, và nhân loại đều sẵn sàng chấp nhận, nhưng nhân loại không hỏi điều đó. Tất cả những cái đó có thể thú vị, nếu chúng ta thừa nhận có một quyền lực thần thánh tự tại bất biến đã lãnh đạo các dân tộc thông qua những Napoléon, những Louis và những tác gia nào đấy, cần phải nêu rõ mối liên hệ giữa những người này với các cuộc vận chuyển của các dân tộc. Nếu có một sức mạnh khác đã thay thế cái quyền lực thần thánh kia thì cần phải cắt nghĩa cái sức mạnh mới này là cái gì, bởi vì đối tượng của sở học chính là ở đấy. Sử học dường như giả thiết rằng sức mạnh này là một cái gì dĩ nhiên và ai cũng biết. Nhưng mặc dầu mọi người đều muốn thừa nhận cái sức mạnh mới này là đã biết, ai đã từng đọc nhiều công trình sử học cũng bất giác đâm ra hoài nghi không biết cái sức mạnh mới này mà mỗi sử gia hiểu một cách khác có thật là được mọi người biết rõ hay không. Chương 2 Động lực thúc đẩy dân tộc vận động? Các tác giả viết lịch sử cá nhân và các sử gia viết về từng dân tộc quan niệm sức mạnh này là quyền lực cố hữu của các vị anh hùng và vua chúa. Theo miêu tả của họ, các biến cố diễn ra hoàn toàn do ý muốn của Napoléon, của những Alekxandr, hay nói chung, của những nhân vật mà các tác giả viết lịch sử cá nhân đã miêu tả cuộc sống. Những trả lời mà các sử gia thuộc loại này đưa ra vấn đề sức mạnh thúc đẩy các biến cố đều thỏa đáng, nếu mỗi biến cố chỉ có một sử gia miêu tả. Nhưng hễ có nhiều sở gia thuộc những dân tộc khác nhau và có những quan điểm khác nhau bắt đầu cùng miêu tả một sự kiện như nhau thì những câu trả lời mà họ đưa ra liền mất hết ý nghĩa, bởi vì mỗi người trong bọn họ quan niệm sức mạnh này một cách, và quan niệm của họ không những khác nhau mà thường còn hoàn toàn đối lập nhau nữa. Sử gia này khẳng định rằng biến cố đã xảy ra là do là do quyền lực của Napoléon, sử gia kia lại khẳng định rằng nó xảy ra do quyền lực của Alekxandr, sở gia nọ lại khẳng định rằng đó là quyền lực của một sự vật thứ ba nào đó. Ngoài ra các sử gia thuộc loại này mâu thuẫn với nhau ngay cả trong cách giải thích cái sức mạnh làm cơ sở cho quyền lực của một nhân vật. Chie thuộc phái Bonaparte nói rằng quyền lực của Napoléon xây dựng trên đạo đức và thiên tài của ông ta. Lanfrey [296] là người thuộc phái cộng hòa nói rằng nó xây dựng trên sự gian trá và mị dân của ông ta. Thành thử các sử gia thuộc loại này thủ tiêu lập luận của nhau, và do đó, họ thủ tiêu ngay cả cái khái niệm về sức mạnh sinh ra các biến cố, và không đưa ra được một lời giải đáp nào cho vấn đề chủ yếu của sử học. Các sử gia viết lịch sử thế giới, là những người phải nghiên cứu tất cả các dân tộc, dường như cho rằng quan điểm của các sử gia nghiên cứu chuyên sử về sức mạnh sinh ra các biến cố là không đúng. Họ không thừa nhận sức mạnh này là một quyền lực cố hữu của các vị anh hùng và các vua chúa, mà cho đó là hợp lực của nhiều phân lực hướng về nhiều phía khác nhau. Trong khi miêu tả một cuộc chiến tranh hay quá trình chinh phục một dân tộc, các sở gia này tìm nguyên nhân của biến cố không phải trong quyền lực của một nhân vật duy nhất, mà lại là trong ảnh hưởng qua lại của nhiều nhân vật có liên hệ với biến cố. Lẽ ra theo quan điểm này, quyền lực của các nhân vật lịch sử, được xem như là sản phẩm của nhiều sức mạnh, không còn có thể coi là một sức mạnh tự nó sinh ra các biến cố nữa. Tuy nhiên, các tác giả viết sử thế giới thường thường vẫn phải dùng đến khái niệm quyền lực với tính cách là mồt sức mạnh tự bản thân nó sinh ra các biến cố và là nguyên nhân của các biến cố. Theo cách trình bày của các sử gia này thì khi thì nhân vật lịch sử là sản phẩm của những sức mạnh khác nhau, khi thì quyền lực của họ lại chính là sức mạnh sinh ra các biến cố. Gervinus, Schlosso [297] chẳng hạn, và một số khác, khi thì chứng minh rằng Napoléon là sản phẩm của cách mạng, của những tư tưởng năm 1789 v.v… khi thì tuyên bố rằng chiến dịch năm 1812 cũng như những biến cố khác không làm cho họ vừa lòng chỉ là kết quả của ý muốn sai lầm của Napoléon và ngay cả những tư tưởng của năm 1789 cũng bị ngăn chặn, không phát triển được do thái độ độc đoán của Napoléon. Còn quyền lực của Napoléon thì đã trấn áp những tư tưởng cách mạng và ý hướng chung của thời đại. Không những nó xuất hiện nhan nhản trong các sách lịch sử thế giới, mà thậm chí toàn bộ nội dung miêu tả của các sách này chẳng qua là một chuỗi liên tục những chuyện mâu thuẫn như vậy kế tiếp nhau. Sở dĩ có tình trạng mâu thuẫn này là vì các tác giả viết lịch sử thế giới, sau khi bước vào con đường phân tích, đã dừng lại ở giữa đường. Muốn cho các phân lực tạo ra một hợp lực hay lực hợp thành, thì nhất định tổng thể số các phân lực phải bằng hợp lực đó. Đó chính là điều kiện mà các tác giả viết lịch sử thế giới không bao giờ tuân theo, và do đó, để cắt nghĩa hợp lực, ngoài những phân lực không đầy đủ của nó, họ nhất thiết phải thừa nhận một lực khác chưa được xác định đã tác động đến hợp lực. Một sử gia khi miêu tả chiến dịch năm 1813 hay thời kỳ hồi dòng Bourbon nói thẳng ra rằng những biến cố này đều xảy ra do ý muốn của Alekxandr. Nhưng Gervinus, một tác giả viết sử thế giới, trong khi bác bỏ luận đề này, đã tìm cách chứng minh rằng chiến dịch năm 1813 hay việc phục hồi dòng Bourbon, ngoài ý muốn của Alekxandr ra, còn có nhiều nguyên nhân khác, đó là hoạt động của Stande, của Meterric, của bà De Stael, của Telayrăng, của Fict, của Satobrien và của nhiều người khác. Rõ ràng là các sử gia này đã chia quyền lực của Alekxandr ra thành những thảnh phần cấu tạo nên nó: Telayrăng, Satobrien, của bà De Stael và của những người khác, dĩ nhiên là không ngang bằng với tất cả hợp lực nghĩa là hiện tượng hàng triệu người Pháp phục tùng họ Bourbon. Như vậy, để giải đáp vấn đề làm sao những phân lực này lại có thể đưa đến sự phục tùng của hàng triệu người, tức làm sao những phân lực bằng một A lại có thể tạo nên một hợp lực bằng một nghìn A, nhà sử học đành phải thừa nhận cái sức mạnh của quyền lực mà ông ta đã phủ nhận, bằng cách cho nó là hợp lực của nhiều lực khác, nghĩa là ông ta phải thừa nhận một sức mạnh chưa được lý giải đã tác động đến hợp lực. Và chính các tác giả viết sử thế giới đã làm như vậy. Chính vì thế cho nên không những họ mâu thuẫn với các tác giả chuyên sử mà còn mâu thuân với chính họ nữa. Những người dân ở nông thôn vốn không có một khái niệm rõ ràng về nguyên nhân của mưa, tuy khi họ muốn có mưa hay muốn trời nắng, sẽ nói: gió đã đuổi mây đi, hay gió dã mang mây đến. Các tác giả viết sử thế giới cũng làm hệt như vậy: khi nào biến cố phù hợp với lý thuyết của họ thì họ nói rằng quyền lực là kết quả của các biến cố, trái lại khi nào cần phải chứng minh một cái gì khác thì họ nói rằng quyền lực tạo ra các biến cố. Hạng sử gia thứ ba mà người ta gọi là những nhà văn hóa sử, bước theo con đường của các sử gia viết sử thế giới, đôi khi xem các nhà vãn và các nhân vật phụ nữ là những lực lượng đã gây nên các biến cố, nhưng lại quan niệm lực lượng này một cách khác hẳn.
Họ nhìn thấy nó trong cái mà người ta gọi là văn hóa, trong
hoạt động trí tuệ. Các nhà văn hóa sử hoàn toàn nhất trí với những người đã mở
đường cho họ là các tác giả viết sử thế giới bởi vì nếu đã có thể cắt nghĩa các
biến cố lịch sử bằng cách nói rằng những nhân vật nhất định đã có những quan hệ
nhất định với nhau, thì tại sao lại không thể cắt nghĩa các biến cố bằng cách
nói rằng những người nào đó đã viết những quyển sách nào đó? Trong vô số những
biểu hiện kèm theo một hiện tượng trọng yếu, các sử gia này chọn lấy biểu hiện
của hoạt động trí tuệ và nói rằng đó chính là nguyên nhân. Nhưng mặc dầu họ ra
sức chứng minh rằng nguyên nhân của biến cố là nằm trong hoạt động trí tuệ,
cũng phải dễ tính lắm mới có thể thừa nhận rằng có một cái gì chung ở giữa hoạt
động trí tuệ và sự vận động của các dân tộc. Nhưng dù sao chăng nữa, người ta
cũng không thể nào thừa nhận hoạt động trí tuệ lãnh đạo hành động của con người,
bởi vì những hiện tượng như những vụ tàn sát khốc liệt của Cách mạng Pháp mà lại
là hậu quả của việc tuyên truyền quyền bình đẳng của con người, những cuộc chiến
tranh và những cuộc hành trình tàn khốc mà lại là hậu quả của việc tuyên truyền
bá tình thương, những hiện tượng thếđều mâu thuẫn với thuyết này. Nhưng dù sao
tất cả những lý luận oái oăm đầy rẫy trong những quyển sử kia có đúng chăng nữa,
dù ta có thừa nhận rằng các dân tộc chịu sự chi phối của một sức mạnh khó xác định
mà người ta gọi là tư tưởng, thì vấn đề chủ yếu của lịch sử cũng vẫn chưa được
giải đáp. Ngoài quyền lực của những vị vua mà trước kia người ta đã thừa nhận,
ngoài ảnh hưởng của những cố vấn và những nhân vật khác mà sử gia thông sử đưa
vào, bây giờ lại còn có một sức mạnh mới, sức mạnh của tư tưởng mà mối liên hệ
của nó với quần chúng còn đòi hỏi được giải thích. Người ta có thể hiểu rằng vì
Napoléon nắm quyền nên một biến cố nào đó đã xảy ra. Người ta còn có thể tạm thừa
nhận rằng Napoléon, cùng với những ảnh hưởng khác, đã là nguyên nhân của biến cố,
nhưng nói rằng quyền lực “Khế ước xã hội” [298] đã làm cho người Pháp giết nhau
thì thật không tài nào hiểu được nếu không giải thích quan hệ nhân quả giữa cái
lực lượng mới này với biến cố đã xảy ra. Hiển nhiên là có một mối liên hệ ở giữa
tất cả những, người cùng chung sống trong một thời đại, và do đó có thể tìm thấy
một mối liên hệ nào đấy giữa hoạt động tinh thần của con người và cuộc vận động
lịch sử của họ, cũng như người ta có thể tìm thấy mối liên hệ giữa những vận động
của nhân loại với thương nghiệp, thủ công nghiệp, nghề làm vườn và bất cứ cái
gì khác. Nhưng tại sao các nhà văn hóa sử lại cho rằng hoạt động trí tuệ của
con người ta là nguyên nhân hay là biểu hiện của toàn bộ cuộc vận động lịch sử”
Thật khó lòng hiểu nổi? Cách suy luận ấy của các sử gia may ra chỉ có thể cắt
nghĩa như sau: 1. Lịch sử là do các nhà học giả viết, cho nên lẽ tự nhiên họ
thích cho rằng hoạt động của tầng lớp họ là nền tảng của cuộc vận động lịch sử
cũng như thương nhân và binh sĩ thích cho rằng hoạt động của họ mới là nền tảng
của cuộc vận động (điều này không lộ ra chẳng qua là vì thương nhân và binh sĩ
không viết lịch sử) và 2. Hoạt động trí tuệ, giáo dục, văn minh, văn hóa, tư tưởng
tất cả những cái đó đều là những khái niệm mơ hồ không được xác định; ở dưới lá
cờ của nó người ta tha hồ dùng những từ ngữ còn ít rõ nghĩa hơn và do đó dễ
dàng thích hợp với bất kỳ lý thuyết nào. Nhưng dù chưa nói đến giá trị nội tạng
của loại sở học này (có lẽ đối với một người nào đó hay đối với một việc nào đó
nó cũng cần thiết và hiện nay nội dung của tất cả các tác phẩm thông sử xét về
thực chất đang bắt đầu có tính chất văn hóa sử ngày càng rõ rệt), các tác phẩm
văn hóa sử, cũng có một điểm này đáng chú ý. Đó là mặc dầu nó nghiên cứu nghiêm
túc và tỉ mỉ các học thuyết tôn giáo, triết học, chính trị, cho đó là nguyên
nhân của các biến cố, nhưng hễ nó phải miêu tả một biến cố lịch sử có thực như
chiến dịch 1812 chẳng hạn thì vô hình chung nó lại miêu tả biến cố này như sản
phẩm của quyền lực và nói không úp mở rằng chiến dịch này là do ý muốn của
Napoléon mà ra. Trong khi nói như vậy, các nhà văn hóa sử vô hình chung đã tự
mâu thuẫn với mình vì họ cho thấy rằng cái sức mạnh mới mà họ đặt ra không biểu
hiện được những biến cố lịch sử và biện pháp duy nhất để hiểu lịch sử lại chính
là cái quyền lực mà đường như họ không thừa nhận. Chương 3 Một đầu máy xe lửa
đang chạy. Thử hỏi cái gì làm cho nó chạy như vậy? Người nông dân nói: quỉ
Satan cho nó chạy. Một người khác nói: nó chạy bởi vì bánh của nó quay. Người
thứ ba khẳng định rằng nguyên nhân của vận động là cái đám khói đang bay theo
chiều gió. Không thể bác người nông dân kia được! Anh ta đã nghĩ ra một cách giải
thích toàn vẹn. Để bác anh ta, cần phải có người chứng minh cho anh ta thấy rằng
không làm gì có quỉ, hay phải có một người nông dân khác cắt nghĩa rằng không
phải quỉ mà chính là người Đức [299] làm cho đầu máy chuyển động. Chỉ có như thế
thì sự mâu thuẫn mới cho họ thấy rằng cả hai đều sai. Nhưng người nói rằng
nguyên nhân là sự vận động của các bánh xe cũng tự bác lại mình, vì nếu đã đi
theo con đường phân tích, thì anh ta lại phải đi xa hơn nữa: phải cắt nghĩa
nguyên nhân của sự vận động của bánh xe. Và hễ còn chưa đi đến nguyên nhân cuối
cùng của sự vận động của chiếc đầu máy, từ là sức ép của hơi nước trong súp-de,
thì anh ta vẫn chưa có quyền đừng lại trong việc đi tìm nguyên nhân. Còn người
nào giải thích sự vận động của đầu máy bằng đám khói bị gió thổi khi nhận thấy
cách giải thích bằng bánh xe không đưa đến nguyên nhân, anh ta chộp ngay lấy bất
cứ dấu hiệu nào và cho đó là nguyên nhân. Khái niệm duy nhất có thể cắt nghĩa
được sự vận động của chiếc đầu máy là khái niệm của một sức mạnh ngang bằng với
toàn bộ sự vận động người ta thấy được. Khái niệm duy nhất có thể cắt nghĩa được
sự vận động của của các dân tộc là khái niệm của một sức mạnh ngang bằng với
toàn bộ sự vận động này. Tuy vậy mỗi sở gia đều quan niệm khái niệm này thành một
lực lượng khác hẳn và tuyệt nhiên không ngang bằng vơi sự vận động mà người ta
thấy được. Có người nhìn thấy ở đấy một sức mạnh nằm ngay trong các vị anh
hùng, cũng như người nông dân cho rằng trong đầu máy có quỉ, có người thấy đó
là một sức mạnh do những sức mạnh khác sinh ra, như sự vận động của những bánh
xe, còn những người khác nữa thấy đó là một ảnh hưởng của tinh thần như là đám
khói bị gió thổi bạt đi. Hễ người ta còn viết lịch sử của những cá nhân, dù cho
những cá nhân đó là Cesar Alecxandre hay Lehte và Vonanr, chứ không phải là lịch
sử của mọi người, không trừ một người nào trong số tất cả những người đã tham dự
vào một sự kiện, thì vẫn không thể nào gán cho một số nhân vật một sức mạnh đã
bắt buộc những người khác phải hướng hoạt động của mình vào một mục đích duy nhất.
Và cái khái niệm duy nhất mà các sở gia biết được là quyền lực chính xác về bản
chất của cái sức mạnh gây nên biến cố lịch sử mà người ta gọi là quyền lực.
Quay trở về tín điều ngày xưa thì không thể được, vì nó đã sụp đổ rồi cho nên
nhất thiết phải cắt nghĩa bản chất của quyền lực. Napoléon đã ra lệnh trưng tập
quân đội và xuất chinh. Cách quan niệm này đối với ta đã quen thuộc, đến nỗi nếu
có ai hỏi: tại sao sáu mươi vạn con người lại xuất trận sau khi nghe Napoléon
nói một câu gì đấy, ta sẽ thấy đó là một câu hỏi vô nghĩa. Ông ta có quyền lực,
cho nên những mệnh lệnh của ông ta đã được thi hành. Câu trả lời này sẽ hoàn
toàn thỏa đáng nếu ta tin rằng quyền lực của ông ta là do thần linh ban cho.
Nhưng một khi ta đã không thừa nhận điều đó thì không thể không xác định xem bản
chất của quyền lực của một con người đối với những người khác là gì. Quyền lực
này không thể là quyền lực trực tiếp do tính ưu việt về thể lực của một người mạnh
đối với một người yếu, tức là tính ưu việt căn cứ vào việc sử dụng thể lực hay
đe dọa sử dụng thể lực, như quyền lực của Heraklet chằng hạn. Nó cũng không thể
căn cứ trên tính ưu việt của sức mạnh tinh thần như một vài sử gia tin tưởng một
cách ngây thơ rằng những người làm ra lịch sử có một sức mạnh tinh thần và trí
tuệ phi thường mà người ta gọi là thiên tài. Quyền lực này cũng không thể căn cứ
vào tính ưu việt của sức mạnh đạo đức bởi vì dù chưa nóí đến những bậc anh hùng
theo kiểu Napoléon, là người mà phẩm chất đạo đức gây nên những ý kiến rất khác
nhau, lịch sử cũng đã chứng tỏ rằng những Louis, những Mettemich, là những kẻ
lãnh đạo hàng triệu người, đều không có một sức mạnh tinh thần nào đặc biệt,
trái lại phần lớn về mặt đạo đức họ còn thua kém bất cứ người nào trong số hàng
triệu con người mà họ thống trị. Nếu nguồn gốc của quyền lực không nằm trong những
phẩm chất thể lực như trong tinh thần của con người nắm quyền lực, thì hiển
nhiên là nó nằm ở ngoài người ấy, tức là trong những mối liên hệ giữa người ấy
với đám quần chúng mà người ấy thống trị. Khoa luật học quan niệm vấn đề quyền
lực đúng như vậy, khoa học này là cái bàn đổi tiền của lịch sử, có nhiệm vụ đổi
quan niệm lịch sử về quyền lực để lấy vàng thực. Quyền lực là tổng số những ý
muốn của quần chúng, mà do một sự thỏa thuận hiển nhiên hay mặc nhiên, được
trao cho những con người được lựa chọn trong đám quần chúng này. Trong lĩnh vực
luật học, một khoa học mà nội dung là những nhận định về cách tổ chức nhà nước
và chính quyền, nếu có thể tổ chức nó thì điều đó rất rõ ràng. Nhưng nếu ứng dụng
nó vào lịch sử thì định nghĩa này về quyền lực còn phải được xác minh. Khoa luật
học quan niệm nhà nước và quyền lực như người cổ đại vẫn quan niệm lửa, tức là
như một vật tồn tại tuyệt đối. Đối với lịch sử thì trái lại, nhà nước và quyền
lực chỉ là những hiện tượng, cũng như đối với vật lý học của thời đại chúng ta
thì lửa không phải là một thực thể mà chỉ là một hiện tượng. Chính sự khác nhau
cơ bản về quan niệm này giữa khoa học lịch sử và luật học đã cho phép khoa luật
học tha hồ bàn bạc về cách tổ chức quyền lực và bản chất của quyền lực được
quan niệm như một cái gì tồn tại một cách im lìm bất động ở bên ngoài thời
gian, nhưng đối với những vấn đề lịch sử đề cập đến ý nghĩa của một quyền lực
thay đổi theo thời gian, thì nó không thể đưa ra một lời giải đáp nào. Khái niệm
này là công cụ duy nhất cho phép ta làm chủ được tài liệu lịch sử trong trạng
thái hiện tại của nó, và người nào làm gãy mất công cụ này như Buckle đã làm mà
không tìm ra một phương pháp khác để xử lý tài liệu lịch sử thì chỉ làm cho
mình mất cái khả năng cuối cùng để xử lý nó. Muốn giải thích các hiện tượng lịch
sử, thế nào rồi cũng phải dùng đến khái niệm quyền lực. Chính các nhà thông sử
và các nhà văn hóa sử đã chứng minh điều đó một cách hùng hồn nhất: họ làm như
thể họ gạt bỏ được khái niệm quyền lực, nhưng thật ra cứ mỗi bước họ lại buộc
lòng phải sử dụng đến nó. Cho đến nay, đối với những vấn đề của nhân loại, khoa
học lịch sử cũng giống như một thứ tiền tệ được lưu hành, nó cũng giống như giấy
bạc và tiền kim loại. Những quyển sử viết về một cá nhân hay về một dân tộc
cũng giống như những tờ giấy bạc. Nó có thể lưu hành, hoàn thành nhiệm vụ của
nó mà không làm tổn hại đến ai, thậm chí còn có ích nữa, trong khi người ta
chưa nêu lên vấn đề cái gì bảo đảm cho nó. Chỉ cần gạt bỏ vấn đề làm sao ý muốn
của các vị anh hùng lại có thể sinh ra các biến cố, là những quyển sử của những
tác giả của Chie sẽ trở thành thú vị. Nhưng khi số giấy bạc tăng lên quá nhiều
vì người ta in giấy bạc một cách quá dễ dàng hay khi người ta muốn đem giấy bạc
đổi lấy vàng, thì bắt đầu có sự hoài nghi về giá trị thực của tờ giấy bạc. Đối
với sử học cũng vậy: người ta cũng hoài nghi ý nghĩa chân chính của những quyển
sử học ấy hoặc vì nó được in ra quá nhiều, hoặc vì có một ông bạn thật thà nào
đó nêu ra câu hỏi: sức mạnh nào đã cho phép Napoléon làm được việc này việc nọ,
tức là có người muốn đổi giấy bạc lấy vàng ròng của một khái niệm chính xác.
Các nhà thông sử và các nhà văn hóa sử giống như những người thừa nhận khuyết
điểm của giấy bạc rồi quyết định đúc tiền bằng một thứ kim khí có tỉ trọng của
vàng. Và thứ tiền này quả thực là tiền mặt nhưng chỉ có cái bề mặt mà thôi. Bạc
giấy còn có thể lừa những người không biết, thứ tiền mặt mà không có giá trị gì
thì lại không thể lừa dối được ai. Cũng như vàng chỉ có thể là vàng khi người
ta có thể dùng nó không những để trao đổi mà còn để đánh tư trang, các tác giả
thông sử cũng chỉ có thể là vàng thực sự khi họ có thể trả lời câu hỏi chủ yếu
của lịch sử: quyền lực là cái gì? Tác giả thông sử đưa ra những câu trả lời mâu
thuẫn để đáp lại câu hỏi này. Trái lại các sử gia về văn hóa gạt hẳn vấn đề ra
một bên và trả lời một cái gì khác hẳn. Và cũng những thứ tiền tệ giống vàng chỉ
có thể được dùng giữa những người cho nó là vàng và những người không biết những
đặc tính của vàng, các tác giả thông sử và các sử gia văn hóa trong khi không
trả lời những vấn đề chủ yếu của nhân loại để phục vụ những mục đích riêng nào
đấy của họ đã đem những thứ tiền tệ như vậy ra dùng cho các trường đại học và
cho đám đông độc giả mà họ gọi là những người ham chuộng loại sách “nghiêm túc”.
Chương 4 Sau khi đã từ bỏ quan niệm trước kia cho rằng thần linh bắt ý muốn của
một dân tộc phải phục tùng một con người duy nhất đã được lựa chọn, và ý muốn ấy
phải phục tùng thần linh, lịch sử không thể tiến lên một bước nào mà không gặp
mâu thuẫn nếu nó không chọn một trong hai cách sau đây: hoặc là quay trở lại
tín điều ngày xưa về sự can thiệp trực tiếp của thần linh vào công việc của
loài người, hoặc là đưa ra một cách giải thích chính xác về bản chất của cái sức
mạnh gây nên các biến cố lịch sử mà người ta gọi là quyền lực. Khoa luật học
quan niệm vấn đề quyền lực đúng như vậy, khoa học này là cái bàn đổi tiền của lịch
sử, có nhiệm vụ đổi quan niệm lịch sử về quyền lực để lấy vàng thực. Quyền lực
là tổng số những ý muốn của quần chúng, mà do một sự thỏa thuận hiển nhiên hay
mặc nhiên, được trao cho những con người được lựa chọn trong đám quần chúng
này. Trong lĩnh vực luật học, một khoa học mà nội dung là những nhận định về
cách tổ chức nhà nước và chính quyền, nếu có thể tổ chức nó thì điều đó rất rõ
ràng. Nhưng nếu ứng dụng nó vào lịch sử thì định nghĩa này về quyền lực còn phải
được xác minh. Khoa luật học quan niệm nhà nước và quyền lực như người cổ đại vẫn
quan niệm lửa, tức là như một vật tồn tại tuyệt đối. Đối với lịch sử thì trái lại,
nhà nước và quyền lực chỉ là những hiện tượng, cũng như đối với vật lý học của
thời đại chúng ta thì lửa không phải là một thực thể mà chỉ là một hiện tượng.
Chính sự khác nhau cơ bản về quan niệm này giữa khoa học lịch sử và luật học đã
cho phép khoa luật học tha hồ bàn bạc về cách tổ chức quyền lực và bản chất của
quyền lực được quan niệm như một cái gì tồn tại một cách im lìm bất động ở bên
ngoài thời gian, nhưng đối với những vấn đề lịch sử đề cập đến ý nghĩa của một
quyền lực thay đổi theo thời gian, thì nó không thể đưa ra một lời giải đáp
nào. Nếu quyền lực là tổng số những ý muốn quần chúng trao cho người lãnh đạo,
thì phải chăng Pugatsov là người đại biểu cho ý muốn của quần chúng? Nếu không
phải thì tại sao Napoléon lại là một người đại biểu? Tại sao Napoléon III [300]
khi bị bắt ở Bolonhơ lại là một tên tội phạm, và tại sao sau đó tội phạm lại
chính là những người mà ông ta bắt được? Trong những cuộc đảo chính ở cung
đình, đôi khi chỉ do hai hay ba người làm, phải chăng đó cũng là ý muốn của
nhân dân trao cho con người mới được chọn? Trong những quan hệ quốc tế phải
chăng ý muốn của bao nhiêu dân tộc được trao cho kẻ chinh phục họ? Phải chăng
năm 1808 ý muốn của Liên minh sông Ranh được trao cho Napoléon? Phải chăng ý muốn
của quần chúng nhân dân Nga năm 1809 được trao cho Napoléon khi quân đội Nga
liên minh với quân đội Pháp để đánh quân Áo? Có thể trả lời những câu hỏi này bằng
ba cách khác nhau: 1. Hoặc thừa nhận rằng ý muốn của quần chúng bao giờ cũng được
giao phó một cách vô điều kiện cho một hay những người cầm quyền mà nó đã chọn,
và do đó, mọi sự xuất hiện của một quyền lực mới, mọi cuộc đấu tranh chống lại
quyền lực này một khi nó đã được giao phó đều phải xem là một hành động vi phạm
quyền lực chân chính. 2. Hoặc thừa nhận rằng ý muốn của quần chúng được trao
cho những người cầm quyền với những điều kiện nhất định và rõ ràng, trong trường
hợp ấy mọi hành động phá hoại cái quyền lực đã được thiết lập sở dĩ thực hiện
được đều do ở chỗ những người cầm quyền không tuân theo những điều kiện kèm
theo việc trao quyền lực cho họ. 3. Hoặc thừa nhận rằng ý muốn của quần chúng
được trao cho những người cầm quyền một cách có điều kiện, nhưng đó là những điều
kiện mơ hồ, không ai biết rõ và sự xuất hiện của những quyền lực khác những cuộc
tranh giành và sự sụp đổ của nó chẳng qua là do mức độ những người cầm quyền đã
thực hiện đúng hay sai những điều kiện mơ hồ đó mà ý muốn của quần chúng chuyển
từ một người này sang người khác. Các sở gia cắt nghĩa quan hệ quần chúng với
những người cầm quyền bằng ba cách như vậy. Chỉ có những sử gia vì quá thật thà
mà không hiểu vấn đề quyền lực, chỉ có những sử gia chuyên sử và những tác giả
viết tiểu sở cá nhân nói trên mới dường như thừa nhạn rằng tổng số ý muốn của
quần chúng được trao cho các nhân vật lịch sử một cách vô điều kiện, vì vậy
trong khi miêu tả một quyền lực nào đó thì các sử gia này giả thiết rằng quyền
lực này là quyền lực duy nhất tuyệt đối và chính đáng, và bất cứ lực lượng nào
khác chống lại cái quyền lực chân chính này đều không phải là quyền lực mà là một
hành động vi phạm quyền lực, một hành vi bại ngược. Lý thuyết của họ thích hợp
với những thời kỳ nguyên thuỷ và hòa bình của lịch sử, nhưng đem áp dụng vào những
thời kỳ phức tạp và bão táp của đời sống các dân tộc, khi trong cùng một lúc có
nhiều quyền lực khác nhau xuất hiện và đấu tranh với nhau, thì nó lại có điều bất
tiện là một sử gia thuộc phái chính thống sẽ chứng minh rằng Quốc dân hội nghị,
uỷ ban Đốc chính và Bonaparte đều chỉ là những kẻ phá hoại quyền lực, trái lại
một người theo phái Cộng Hòa và một người theo phái Bonaparte sẽ chứng minh
khác, người thứ nhất nói rằng Quốc dân hội nghị, người thứ hai nói rằng Đế chế
là những quyền lực chân chính, và tất cả những thứ khác đều là những hành động
vi phạm quyền lực. Hiển nhiên là trong khi bác bỏ lẫn nhau như vậy, những cách
giải thích về quyền lực mà các sử gia này đưa ra chỉ có thể làm thỏa mãn những
đứa trẻ rất ít tuổi. Thừa nhận tính chất sai lầm của cách quan niệm lịch sử như
vậy một loại sở gia nói rằng quyền lực căn cứ vào việc trao có điều kiện cho những
người cầm quyền toàn bộ những ý muốn của quần chúng và các nhân vật lịch sử chỉ
nắm quyền lực với điều kiện họ thực hiện cái chương trình mà ý muốn của quần
chúng đã định cho họ bằng một sự thỏa thuận thầm lặng. Nhưng những điều kiện
này là gì thì các sử gia này không nói cho chúng ta biết, hay có nói chăng nữa
thì cũng luôn luôn mâu thuân với nhau. Mỗi sử gia, tuỳ theo quan niệm của mình
về mục đích vận động của mốt dân tộc, sẽ tìm thấy những điều kiện này trong sự
vĩ đại, sự giàu có, nên tự do, trình độ học vấn của quốc dân nước Pháp hay một
nước nào khác. Nhưng dù không kể đến những mâu thuân giữa các sử gia về những
điều kiện này, thậm chí dù có giả định rằng tất cả các nhà sử học đều có một
cương lĩnh chung về những điều kiện ấy ta cũng sẽ nhận thấy rằng các sự kiện lịch
sử hầu như bao giờ cũng mâu thuẫn với lý thuyết này. Nếu những điều kiện của việc
trao chính quyền là ở sự giàu có, ở quyền tự do, trình độ học vấn của quốc dân,
thì tại sao những Louis XIV và những Ivan IV lại trị vì một cách êm thấm suốt
triều đại của mình, trái lại những Louis XVI và những Charles I lại bị nhân dân
chặt đầu? Để trả lời câu hỏi này, các sử gia nói rằng những hành động của Louis
XIV, trái với cương lĩnh ảnh hưởng đến Louis XV? Tại sao nó lại đợi đến Louis
XVI mới có ảnh hưởng? Ảnh hưởng này phải đợi một thời gian bao lâu mới có tác đụng?
Những câu hỏi này không có và không thể có cách nào giải đáp. Cũng vậy, theo lý
thuyết này người này không cắt nghĩa được vì lý do gì toàn bộ những ý muốn
trong mấy thế kỷ vẫn nằm trong tay những người cầm quyền và những kẻ kế tục họ,
thế rồi sau đó, đùng một cái, trong vòng năm mươi năm nó lại lần lượt được trao
cho Quốc dân hội nghị, Đốc chính, Napoléon, Alekxandr, Louis XVIII, rồi lại
Napoléon, Sáclơ X, Louis Philip, chính phủ cộng hòa năm 1848, Napoléon III? Muốn
cắt nghĩa những sự chuyển di nhanh chóng quyền lực từ một người này sang một
người khác, nhất là ở giữa những quan hệ quốc tế phức tạp, những cuộc chinh phục
và những khối liên minh, ngay các sử gia này cũng phải thừa nhận, trái với ý muốn
của họ, rằng một bộ phận những biến cố này không phải là do sự giao phó ý muốn
của quần chúng một cách quy luật, mà là những việc ngẫu nhiên, lệ thuộc vào một
mưu mô, hay một sai lầm, hay sự xảo quyệt, hay tính nhu nhược của một nhà ngoại
giao của một ông vua hay một lãnh tụ chính đáng. Thành thử phần lớn những biến
cố lịch sử, những cuộc nội chiến, những cuộc cách mạng, những cuộc chinh phục đối
với các sử gia này không còn là sản phẩm của sự giao phó những ý muốn tự do, mà
là sản phẩm của ý muốn sai lầm của một người hay của nhiều người, tức cũng lại
là những hành động vi phạm quyền lực. Và do đó, ngay các sử gia thuộc loại này
cũng trình bày các biến cố lịch sử như những hiện tượng trái với lý thuyết. Các
sử gia này cũng giống như một nhà thực vật học sau khi nhận thấy rằng có một số
cây sinh ra từ những hạt giống có hai lá mầm, liền khẳng định rằng tất cả các
thực vật đều mọc từ hai chiếc lá mầm, và do đó, cây cọ, cây nấm và ngay cả cây
sồi khi đã phát triển đầy đủ không có hai lá mầm nữa đều là những hiện tượng
trái quy luật. Các sở gia thuộc loại thứ ba thừa nhận rằng ý muốn của quần
chúng được trao một, cách có điều kiện cho một nhân vật lịch sử, nhưng ta không
biết được những điều này. Họ nói rằng các nhân vật lịch sử có quyền lực chỉ vì
họ thực hiện ý muốn mà quần chúng đã giao phó cho họ. Nhưng nếu sức mạnh làm
các dân tộc vận động không phải nằm trong các nhân vật lịch sử, mà nằm trong bản
thân các dân tộc, thì ý nghĩa của các nhân vật lịch sử này là ở chỗ nào? Các
nhân vật lịch sử, theo các sử gia này, biểu hiện ý muốn của quần chúng, hoạt động
của các nhân vật lịch sử đại diện cho hoạt động của quần chúng. Nhưng nếu thế
thì có một vấn đề đặt ra, là phải chăng toàn bộ hoạt động của các nhân vật lịch
sử đều thể hiện ý muốn của quần chúng hay chỉ một mặt nào đó trong hoạt động của
họ mà thôi? Nếu toàn bộ hoạt động của các nhân vật lịch sử đều thể hiện ý muốn
của quần chúng, như một vài người quan niệm, thì các sách tiểu sử của những
Napoléon, những Ekaterina với tất cả những chi tiết của nó về những chuyện ngồi
lê đôi mách trong cung đình, cũng đều biểu hiện sinh hoạt của các dân tộc, và
điều đó hiển nhiên là vô lý Trái lại, nếu chỉ có một mặt hoạt động của nhân vật
lịch sử thể hiện đời sống của các dân tộc, như một vài sử gia khác mang danh là
những sử gia triết học quan niệm thì muốn xác định xem mặt nào trong hoạt động
của họ thể hiện đời sống của dân tộc, trước hết ta phải biết đời sống của dân tộc
là cái gì đã. Đứng trước khó khăn này, các sử gia thuộc loại thứ ba đã nghĩ ra
một khái niệm trừu tượng mơ hồ nhất, khó nắm nhất và khái quát nhất, có thể bao
quát một số lượng sự kiện lớn nhất, và nói rằng khái niệm trừu tượng này chính
là mục đích của sự vận động của nhân loại. Những khái niệm trừu tượng thông thường
nhất là khái quát nhất được hầu hết các sử gia chấp nhận là: tự do, bình đẳng.,
tiến hóa, văn minh, văn hóa, giáo dục. Sau khi đã cho mục đích cuộc vận động của
nhân loại là một khái niệm trừu tượng nào đó trong số những khái niệm trừu tượng
này, các sử gia nghiên cứu những nhân vật đã để lại nhiều kỷ niệm nhất, vua
chúa, bộ trưởng, tướng tá, các tác gia, các nhà cải cách, các giáo hoàng, các
nhà báo, nhưng chỉ trong chừng mực mà theo y học các nhân vật này đã góp phần ủng
hộ khái niệm trừu tượng này hay chống lại nó. Nhưng vì không có gì chứng minh rằng
mục đích của nhân loại là tự do, bình đẳng, giáo dục hay văn minh, và vì mối
liên hệ giữa quần chúng với những người cầm quyền và những nhà cải cách của
nhân loại chỉ căn cứ vào một giả thiết độc đoán cho rằng toàn bộ những ý muốn của
quần chúng bao giờ cũng trao cho những nhân vật được chúng ta chú ý nhất, cho
nên hoạt động của hàng triệu con người đã di chuyển, đốt nhà, bỏ việc đồng áng,
chém giết lẫn nhau, quyết không bao giờ có thể thấy được thể hiện trong những
sách vở miêu tả hoạt động của một chục nhân vật là những kẻ không đốt nhà,
không cày cấy, không chém giết lẫn nhau. Mỗi một trang sử đều chứng minh điều
đó. Cuộc vận động của các dân tộc ở phương Tây vào cuối thế kỷ vừa qua và việc
họ muốn tiến về phương Đông phải chăng có thể cắt nghĩa bằng hoạt động của
Louis XIV [301] , của Louis XV, của Louis XVI, của những cô tình nhân, của những
ông bộ trưởng của họ, bằng thân thể của Napoléon của Russeau, của Didro, của
Bomarse và của những nước khác? Cuộc vận động của dân tộc Nga về phía Đông, về
phía Kazan và Sibiri phải chăng có thể cắt nghĩa bằng những chi tiết trong cái
tính cách bệnh tật của Ivan IV và bằng những thư từ ông ta trao đổi với Kurxki?
Cuộc vận động của các dân tộc trong thời kỳ Thập tự chinh phải chăng có thể cắt
nghĩa bằng lịch sử của thân thế của những Godfrue [302] của những Saint-Louis
và các công nương của họ? Đối với chúng cuộc vận động này của các dân tộc từ
phương Tây sang phương Đông, không mục đích, không có người cầm đầu, với một
đoàn người lang thang, với Piere ẩn sĩ [303] , vẫn là một điều kiện không thể
hiểu được. Và có một điều còn khó hiểu hơn nữa là cuộc vận động này dừng lại
khi những người lãnh đạo của nó đã đưa ra cho Thập tự quân một mục đích hợp lý
và thiêng liêng là giải phóng Jerusalem. Các giáo hoàng, các vị vua và các hiệp
sĩ cổ vũ nhân dân giải phóng đất Thánh, nhưng nhân dân không đi bởi vì cái
nguyên nhân bí ẩn trước đây đã khiến cho họ đi giờ không còn nữa. Lịch sử của
những Godfrue và những người hát rong dĩ nhiên không thể nào bao quát được đời
sống các dân tộc. Và trái lại, lịch sử của đời sống và các dân tộc và của những
yếu tố thúc đẩy họ vẫn là một điều chưa được biết đến. Lịch sử các nhà văn và
các nhà cải cách lại còn ít cắt nghĩa được đời sống của các dân tộc hơn nữa. Văn
hóa sử cắt nghĩa cho chúng ta những động cơ, những điều kiện sinh hoạt và những
ý nghĩ của một nhà văn hóa hay một nhà cải cách. Chúng ta biết rằng Luyte là
người hay nổi nóng, và đã nói một số câu nào đấy, chúng ta biết rằng Russeau có
tính đa nghi và đã viết những quyển sách nào đấy, nhưng chúng ta vẫn không biết
tại sao, sau cuộc cải cách tôn giáo các dân tộc lại giết nhau và tại sao trong
cuộc Cách mạng Pháp người ta lại xử tử nhau như vậy. Chương 5 Đời sống của các
dân tộc không nằm gọn trong đời sống của một vài người, bởi vì người ta vẫn
chưa tìm ra được mối hên hệ giữa số người này với các dân tộc. Lý thuyết cho rằng
mối liên hệ năy căn cứ vào sự trao đổi gửi toàn bộ ý muốn của quần chúng vào một
nhân vật nhất định chỉ là một giả thiết không được kinh nghiệm lịch sử xác nhận.
Lý thuyết này có lẽ cắt nghĩa được nhiều việc thuộc lĩnh vực luật học và, có lẽ
nó cần thiết đối với những mục đích của ngành khoa học này, nhưng nếu đem ứng dụng
vào lịch sử thì ta thấy rằng hễ xảy ra những cuộc cách mạng, những cuộc chinh
phục, những cuộc nội chiến, hễ lịch sử bắt đầu, là lý thuyết này không cắt
nghĩa được gì nữa. Lý thuyết này có vẻ không thể bác được chính vì hành động
trao gởi ý muốn của quần chúng là một hành động không thể kiểm nghiệm được. Dù
cho biến cố xảy ra là biến cố gì, dù người lãnh đạo biến cố lãnh đạo là ai, thì
lý thuyết kia bao giờ cũng có thể nói rằng con người lãnh đạo biến cố này chính
vì toàn bộ ý muốn đã được trao là biểu hiện của thời đại của họ. Lý thuyết trao
gửi ý muốn của quần chúng vào những nhân vật lịch sử chỉ là một lối giải thích
quanh co, chỉ là một cách nêu lại vấn đề bằng những danh từ khác mà thôi.
Nguyên nhân của các biến cố lịch sử là cái gì? - Là quyền lực. Quyền lực là cái
gì? - Là tổng số những ý muốn trao gửi cho một nhân vật duy nhất. Ý muốn của quần
chúng được trao cho một nhân vật duy nhất với những điều kiện nào? - Với điều
kiện con người này biểu hiện ý muốn của toàn thể, nghĩa ỉà biểu hiện loại. Nói
khác đi, quyền lực là một danh từ mà chúng ta không thể hiểu ý nghĩa được. Nếu
lĩnh vực của tri thức loài người chỉ là giới hạn trong tư duy trừu tượng mà
thôi, thì nhân loại sau khi phê phán cách giải thích về quyền lực mà khoa học
đưa ra, sẽ đi đến kết luận rằng quyền lực chẳng qua là một danh từ suông, chứ
trong thực tế không tồn tại. Nhưng để nhận thức các hiện tượng ngoài tư duy trừu
tượng, con người còn có một công cụ khác là kinh nghiệm, mà nó dùng để kiểm tra
những kết quả của tư duy. Và kinh nghiệm nói rằng quyền lực không phải là một
danh từ suông mà là một hiện tượng tồn tại thực sự. Chưa kể là không có sự miêu
tả nào về hoạt động tập thể của con người lại có thể không dùng đến khái niệm
quyền lực, sự tồn tại của quyền lực đã được lịch sử cũng như việc quan sát các
biến cố hiện đại chứng minh. Mỗi khi diễn ra một biến cố, bao giờ cũng thấy một
người hay nhiều người xuất hiện và biến cố ấy có vẻ như diễn ra theo ý muốn của
họ. Napoléon II ra lệnh, thế là người Pháp đi Mexico. Vua nước Phổ và Bismac ra
lệnh, thế là quân đội của ông ta tiến vào nước Nga. Alekxandr ra lệnh, thế là
người Pháp phục tùng dòng họ Bourbon. Kinh nghiệm cho ta thấy rằng bất kỳ một
biến cố như thế nào diễn ra, bao giờ nó cũng gắn liền với ý muốn của một hay những
người đã ra lệnh thực hiện nó. Theo thói quen cũ tin rằng có sự can thiệp của
thần linh vào công việc của loài người, các sử gia muốn tìm nguyên nhân của một
biến cố ở ý muốn của một nhân vật nắm quyền lực, những quan niệm này không được
lý luận cũng như kinh nghiệm xác nhận. Một mặt thì sự suy luận cho thấy rằng sự
biểu hiện ý chí của một người, tức là những lời nói của người ấy - chỉ là một bộ
phận của hoạt động chung được biểu hiện trong một biến cố, chẳng hạn trong một
cuộc chiến tranh hay một cuộc cách mạng. Do đó, nếu không thừa nhận sự tồn tại
của một sức mạnh không thể hiểu được, siêu tự nhiên, tức là sự iồn tại của phép
thần thông, thì người ta không hể thừa nhận rằng lời nói có thể là nguyên nhân
trực tiếp của sự vận động của hàng triệu con người. Một mặt khác, dù có thừa nhận
rằng lời nói có thể là nguyên nhân của một biến cố thì lịch sử cũng cho thấy
ràng sự biểu hiện ý chí của những nhân vật lịch sử trong nhiều trường hợp không
gây nên một tác dụng gì, nghĩa là không những mệnh lệnh của họ không được thực
hiện mà nhiều khi sự việc xảy ra còn trái hẳn với mệnh lệnh của họ. Nếu không
thừa nhận sự can thiệp của thần linh và các công việc của nhân loại thì ta
không thể nào xem quyền lực là nguyên nhân của các biến cố. Quyền lực, xét về mặt
kinh nghiệm, chỉ là mối lệ thuộc giữa sự biểu hiện ý muốn của một nhân vật và
việc những con người khác thi hành ý muốn ấy. Để cắt nghĩa những điều kiện của
mối lệ thuộc này, trước hết ta phải phục hồi khái niệm biểu hiện ý muốn bằng
cách ứng dụng nó cho con người chứ không phải cho thần linh. Nếu thần linh ra lệnh
biểu hiện ý muốn của mình, như lịch sử cổ đại thường cho thấy, thì sự biểu hiện
ý muốn này không lệ thuộc vào thời gian, cũng không do một cái gì gây ra cả, bởi
vì thần linh không có liên hệ gì với biến cố. Nhưng khi nói đến những mệnh lệnh
tức là những sự biểu hiện ý muốn của những con người hoạt động trong thời gian
và bị ràng buộc với nhau, thì muốn cắt nghĩa mối liên hệ giữa các mệnh lệnh với
các biến cố, ta cần phải phục hồi: 1. Điều kiện của tất cả những việc đã xảy
ra, tức là sự vận động liên tục trong thời gian của những biến cố cũng như của
con người đã ra lệnh và 2. Điều kiện của mối liên hệ tất yếu giữa người ra lệnh
và những kẻ thi hành mệnh lệnh của người ấy. Chương 6 Chỉ có ý muốn của một vị
thần linh không lệ thuộc vào thời gian mới có thể ảnh hưởng đến cả một loạt biến
cố xảy ra trong vòng vài năm hay vài thế kỷ, chỉ có thần linh mới có thể dùng
ý, nghĩa muốn của riêng mình để quy định phương hướng vận động của nhân loại mà
không bị cái gì hạn chế. Trái lại, con người hoạt động trong thời gian và bản
thân nó tham dự vào các biến cố. Trong khi khôi phục lại điều kiện thứ nhất bị
bỏ qua, tức là điều kiện thời gian, ta sẽ thấy rằng không có một mệnh lệnh nào
có thể được thực hiện nếu không có một lệnh lệnh đi trước khiến cho nó có thể
thực hiện được. Không bao giờ một mệnh lệnh nào xuất hiện một cách tự phát và
chứa đựng cả một loạt biến cố mà mệnh lệnh nào cũng xuất phát từ một mệnh lệnh
khác, và không bao giờ liên quan đến cả một loạt biến cố mà chỉ liên quan đến một
giây phút duy nhất của biến cố. Chẳng hạn ta nói Napoléon ra lệnh cho quân đội
xuất chinh, tức là ta đã quy lại trong một lệnh duy nhất được ban bố trong một
giây phút nhất định, cả một loạt mệnh lệnh kế tiếp nhau và lệ thuộc vào nhau.
Napoléon không thể ra mệnh lệnh xuất chinh sang Nga và không bao giờ ra mệnh lệnh
ấy. Hôm nay ông ta ra mệnh lệnh gửi những công văn nào đó đến Viên, đến Bá
linh, đến Petersburg, hôm sau ông ta lại chuyển những sắc lệnh và những nhật lệnh
nào đó đến quân đội, đến cục quân nhu v.v… Ông ta đã ra hàng triệu mệnh lệnh
trong đó có cả một loạt mệnh lệnh tương ứng với một loạt biến cố đã đưa quân đội
Pháp đến nước Nga. Trong suốt thời gian trị vì, Napoléon ra những mệnh lệnh về
cuộc viễn chinh sang Anh, ông ta chưa bao giờ hao phí nhiều tâm lực và thời
gian như vậy cho bất kỳ kế hoạch nào khác, tuy vậy trong suốt thời gian trị vì,
ông ta không bao giờ thực hiện kế hoạch ấy. Trái lại, ông ta đã thực hiện cuộc
viễn chinh sang Nga, mặc dầu ông ta thường phát biểu rằng liên minh với nước
Nga là có lợi. Sở dĩ như vậy là vì những mệnh lệnh của ông về nước Anh, không
phù hợp với cả một loạt biến cố, trái lại những mệnh lệnh về nước Nga thì lại
phù hợp. Muốn cho những mệnh lệnh được chấp hành một cách chắc chắn thì nó phải
được ban ra dưới một hình thức có thể thực hiện được. Nhưng không thể nào biết được
cái gì là có thể thực hiện hay không thể thực hiện, không những đối với cuộc viễn
chinh của Napoléon chống lại nước Nga, trong đó có hàng triệu người tham dự, mà
ngay cả đối với một biến cố ít phức tạp nhất cũng vậy bởi vì trong cả hai trường
hợp này việc thực hiện bao giờ cũng có thể gặp hàng triệu trở ngại. Bên cạnh một
mệnh lệnh được thực hiện bao giờ cũng có một số lớn mệnh lệnh không được thực
hiện. Tất cả những mệnh lệnh không thể thực hiện đều không liên quan đến biến cố
và không được chấp hành. Chỉ có những mệnh lệnh có thể thực hiện mới gắn liền với
nhau làm thành một loạt mệnh lệnh nhất trí với nhau, tương ứng với các biến cố,
và được chấp hành. Sở dĩ ta có quan niệm sai lầm cho rằng mệnh lệnh đi trước biến
cố và là nguyên nhân khiến cho biến cố xảy ra là vì khi biến cố xảy ra và trong
số hàng nghìn mệnh lệnh được ban ra, chỉ có những mệnh lệnh liên quan không được
chấp hành bởi vì không thể nào chấp hành được. Ngoài ra, nguyên nhân chính khiến
chúng ta sai lầm về mặt này là trong cách trình bày của sử học, cả một loạt gồm
vô số những biến cố khác nhau hết sức nhỏ nhặt, chẳng hạn tất cả những biến cố
đã đưa quân đội Pháp đến nước Nga, đều bị khái quát hóa thành một biến cố duy
nhất dựa vào kết quả của những biến cố kia và cứ theo lời khái quát hóa ấy người
ta quy cả một loạt mệnh lệnh thành một sự biểu hiện ý muốn duy nhất. Chúng ta
nói: Napoléon muốn và được thực hiện cuộc viễn chinh sang Nga. Nhưng thật ra,
trong toàn bộ hoạt động của Napoléon, ta sẽ không tìm thấy có cái gì giống như
sự biểu hiện của ý muốn ấy, trái lại ta sẽ thấy những loạt mệnh lệnh hay những
loạt biểu hiện ý muốn của ông ta, có những phương hướng hết sức đa dạng, hết sức
mơ hồ. Trong vô số những mệnh lệnh của Napoléon có một loạt mệnh lệnh nhất định
đã được chấp hành, nhằm tiến hành cuộc viễn chinh năm 1812, không phải vì những
mệnh lệnh này có gì khác những mệnh lệnh không được chấp hành, mà chỉ vì loạt mệnh
lệnh này đã phù hợp với một loạt biến cố đã đưa quân đội Pháp sang Nga. Điều đó
cũng giống như khi dùng một cái khuôn dùng để vẽ hình, người ta có được hình
này hay hình khác không phải vì người ta đã bôi màu ở một chỗ nào đó, theo một
cách thức nào đó, mà người ta đã lấy màu bôi lên khắp khuôn. Do đó, khi ta quan
sát quan hệ giữa các mệnh lệnh với các sự kiện ở trong thời gian, ta sẽ nhận thấy
rằng một mệnh lệnh không bao giờ có thể là nguyên nhân của một biến cố, nhưng ở
giữa hai cái đó có một mối liên hệ lệ thuộc nhất định. Để hiểu rõ mối quan hệ
này là cái gì, cần phải khôi phục một điều kiện khác, đã bị bỏ qua. Khi nói đến
bất kỳ mệnh lệnh gì không phải do thần linh mà chính do con người ban bố, đó là
việc bản thân con người ra mệnh lệnh cũng tham gia vào biến cố. Chính mối quan
hệ giữa người ra mệnh lệnh và những người chấp hành mệnh lệnh là cái mà người
ta gọi là quyền lực. Nội dung của mối quan hệ ấy như sau: Để cùng hoạt động,
con người bao giờ cũng tập hợp lại thành những tập thể nhất định, trong mỗi tập
thể tuỳ mỗi con người có một mục đích khác nhau nhưng quan hệ giữa người tham
gia hành động bao giờ cũng giống nhau. Trong khi tập hợp lại như vậy, giữa những
con người ấy bao giờ cũng có mối quan hệ khiến đại đa số tham gia một cách trực
tiếp nhất còn thiểu số tham gia một cách ít trực tiếp nhất và hành động chung
đã khiến họ phải tập hợp. Trong tất cả các tập thể mà con người lập nên để thực
hiện những hành động chung, một tập thể rõ nét nhất và minh xác nhất là quân đội.
Quân đội nào cũng gồm những thành phần thấp nhất về quân hàm, đó là binh sĩ, họ
bao giờ cũng là tối đại đa số, rồi đến người trên họ một bậc là các hạ sĩ, các
trung sĩ, với số lượng ít hơn, rồi đến những cấp cao hơn, với một số lượng còn
ít hơn nữa, và cứ như thế cho đến quyền chỉ huy tốl cao tập trung vào một nhân
vật duy nhất. Tổ chức quân sự có thể biểu trưng một cách hoàn toàn chính xác bằng
một hình nón mà đáy là binh sĩ, những tiết diện ở trên đáy là những cấp bậc của
quân đội theo thứ tự từ thấp đến cao và cứ thế cho đến đỉnh chóp của hình nón
là vị tổng chỉ huy. Binh sĩ, vốn chiếm tối đại đa số, là những điểm thấp của
hình nón và cơ sở của nó. Binh sĩ trực tiếp đâm, chém, đốt nhà, cướp của và bao
giờ họ cũng nhận được lệnh làm những việc ấy do những cấp trên ban ra, chứ họ
không bao giờ ra lệnh. Các hạ sĩ quan (số các hạ sĩ quan đã ít hơn số lính) trực
tiếp hành động ít hơn binh sĩ, nhưng họ đã có ra lệnh. Sĩ quan còn ít tham dự
vào hành động trực tiếp hơn và ra lệnh nhiều hơn. Viên tướng chỉ huy cách hành
quân, chỉ định mục tiêu cho quân đội và hầu như không bao giờ dùng đến vũ khí.
Còn vị tổng tư lệnh thì không bao giờ tham dự trực tiếp vào hành động mà chỉ
đưa ra những mệnh lệnh chung về cách vận chuyển của đại quân. Quan hệ này giữa
người với người cũng thấy có trong mọi tập đoàn lập nên nhằm thực hiện một hành
động chung trong nông nghiệp, trong thương nghiệp hay trong bất kỳ công việc
gì. Như vậy, không cần phải tăng thêm một cách giả tạo những tiết diện ngang của
hình nón, tức là tăng thêm tất cảnhững cấp bậc của quân đội hày tất cả những chức
tước và địa vị của bất kỳ cơ quan nào, hay của bất kỳ tổ chức tập thể nào, từ
dưới lên trên ta đều thấy cái quy tắc sau đây: để thực hiện một hành động
chung, con người bao giờ cũng phải ở trong một mối quan hệ nhất định biểu hiện ở
chỗ những người càng tham dự trực tiếp vào hành động thì càng ít có thể chỉ huy
và số lượng càng lớn, trái lại những người càng ít tham dự trực tiếp vào hành động
thì càng chỉ huy nhiều hơn và số lượng nhỏ hơn. Ta cứ đi từ thấp lên cao như vậy
cho đến con người duy nhất và cuối cùng là con người tham dự ít nhất vào biến cố
và quyền ban bố mệnh lệnh nhiều hơl tất cả những người khác. Chính quan hệ này
giữa những người chỉ huy và những người bị chỉ huy là thực chất của cái khái niệm
mà ta gọi là quyền lực. Trong khi khôi phục lại những điều kiện thời gian trong
đó các biến cố xảy ra, ta đã nhận thấy rằng một mệnh lệnh chỉ được chấp hành
khi có liên quan đến cả một loạt biến cố tương ứng. Và trong khi khôi phục lại
điều tất yếu của mối quan hệ giữa người ra lệnh với người chấp hành, ta thấy rằng
những người ra lệnh, do chính bản chất của họ, ít tham dự vào biến cố hơn và hoạt
động của họ chỉ thuần tuý hướng vào việc ra mệnh lệnh.
Chương 7 Khi một biến cố xảy ra người ta bày ý kiến và ước
mong của mình về biến cố này, và vì biến cố bắt nguồn từ hành động chung của
nhiều người, nên thế nào cũng có một ý kiến hay một ước mong được thực hiện, ít
nhất là một cách đại khái. Khi một ý kiến phát biểu được thực hiện, trong trí
óc ta ý kiến này gắn liền với biến cố, và được coi là mệnh lệnh đi trước biến cố
ấy. Mấy người kéo một cây gỗ. Mỗi người phát biểu ý klến của mình về cách kéo
nó và nơi đặt nó. Công việc đã xong và người ta thấy nó được tiến hành như một
người trong bọn đã nói. Thế nghĩa là người này đã ra lệnh: mệnh lệnh và quyền lực
ở dạng nguyên thuỷ của nó là như vậy. Kẻ làm việc bằng tay nhiều hơn thì có thể
ít suy nghĩ đến việc mmh làm hơn, ít suy tính đến kết quả của hành động chung
hơn, và ít ra lệnh hơn. Người nào chỉ huy nhiều hơn thì dĩ nhiên có thể ít vận
dụng đôi tay hơn, vì anh ta chuyên dùng ngôn ngữ. Số người tập trung để hướng
hoạt động của họ vào một mục đích duy nhất càng đông, thì càng nổi bật những hạng
người ít tham dự trực tiếp vào những hoạt động chung và hoạt động của họ càng
hướng vào việc ra mệnh lệnh. Khi một con người hoạt động đơn độc thì bao giờ nó
cũng có một số lý do, mà nó cho là đã chỉ huy hoạt động trước đây của nó, biện
hộ cho hoạt động hiện tại của nó và hướng dẫn nó trong việc dự định những hành
động sau này. Các tập thể người cũng làm đúng như vậy, khi giao cho những người
không tham gia hành động cái nhiệm vụ nghĩ ra những nguyên do, những lý lẽ để
biện hộ và những dự định cho hành động chung của họ. Vì những lý do mà ta biết
rõ hay không biết rõ, người Pháp bắt đầu dìm nhau chết đuối và chém giết nhau.
Thế rồi biến cố kéo theo cách biện hộ của nó: đó là sự biểu hiện ý muốn của những
con người cho rằng điều đó là quyền lợi của nước Pháp, cho tự do, và bình đẳng.
Người ta thôi giết nhau, và biến cố này kéo dài theo cách biện hộ của nó: đó là
sự cần thiết phải tập trung quyền lực, phải chống lại châu Âu v.v… Người ta đi
từ Tây sang Đông để tàn sát đồng loại, và những biến cố này kéo theo những lý lẽ
biện hộ nói về vinh quang của nước Pháp về sự hèn hạ của nước Anh v.v… lịch sử
đã cho thấy rằng những cách bào chữa cho các biến cố như vậy không có một giá
trị khách quan nào hết, nó mâu thuẫn với bản thân cũng nhự nói rằng giết người
là để bảo vệ nhân quyền, tàn sát hàng triệu con người ở nước Nga là để làm nhục
nước Anh. Nhưng những lời biện hộ này đối với những người đường thời có một tác
dụng không thể thiếu được. Những lời biện hộ này làm cho những người đã gây ra
các biến cố khỏi chịu trách nhiệm về tinh thần. Những mục đích tạm thời này
cũng giống như cái gạt đặt ở phía trước đầu máy tàu hỏa để dọn đường sắt: nó dọn
đường cho trách nhiệm tinh thần của con người. Nếu không có những lời biện hộ
này thì người ta không thể trả lời câu hỏi đơn giản nhất được nêu ra khi xét đến
bất kỳ biến cố gì: tại sao hàng triệu con người lại có thể phạm những tội ác tập
thể, chiến tranh, tàn sát v.v? Trong những hình thức sinh hoạt chính trị và xã
hôi phức tạp ở châu Âu có thể nào tưởng tượng một biến cố nào mà lại không được
các quốc vương, các bộ trưởng, các quốc hội, các báo chí, dự kiến, chị thị, ra
lệnh? Có thể nào có một hoạt động tập thể mà lại không tìm thấy lý dữ biện hộ
cho nó trong sự thống nhất của quốc gia, trong nhiệm vụ bảo vệ văn minh, trong
thế quân bình của châu Âu, kết quả là bất kỳ biến cố nào đã xảy ra cũng đều phù
hợp với một nguyện vọng được phát biểu, và một khi đã được biện hộ, thì nó được
xem xét như sản phẩm của ý muốn một người hay nhiều người. Bất kỳ chiếc tàu thuỷ
đi về hướng nào bao giờ người ta cũng thấy ở trước tàu những làn sóng bị chiếc
tàu rẽ ra. Đối với những người đứng trên tàu thì sự vận động của những làn sóng
này sẽ là sự vận động duy nhất có thể thấy được. Chỉ khi nào quan sát gần, từng
thời từng khắc; sự vận động của những làn sóng ấy và so sánh nó với sự vận động
của chiếc tàu thì ta mới hiểu rằng sự vận động của mỗi làn sóng lúc nào cũng bị
sự vận động của chiếc tàu quy định và sở dĩ ta lầm là vì ta không thấy mình
đang chuyển động. Ta cũng sẽ thấy như vậy nếu theo dõi từng bước sự vận động của
các nhân vật lịch sử (tức là nếu ta phục hồi lại điều kiện tất yếu của tất cả
những gì đã xảy ra: tính liên tục của sự vận động trong thời gian) mà không bỏ
qua mối liên hệ tất yếu giữa nhân vật lịch sử với quần chúng. Khi chiếc tàu vẫn
đi theo một hướng duy nhất thì ở đằng trước vẫn thấy có một làn sóng như cũ nổi
lên, khi nó đổi hướng luôn thì những làn sóng chạy ở trước mũi cũng đổi hướng
luôn. Nhưng bất kỳ nó quay vể hướng nào, ở phía trước bao giờ cũng sẽ có một
làn sóng. Dù có việc gì xảy ra, bao giờ ta cũng thấy đó là việc đã được dự kiến
và được ra lệnh. Dù cho chiếc tàu đi về hướng nào nhưng làn sóng tuy không chỉ
huy mà cũng làm cho sự vận động của chiếc tàu nhanh hơn, vẫn cuộn lên ở trước
mũi tàu, và nếu đứng ở đằng xa mà nhìn thì sẽ tưởng rằng không những nó có một
sự vận động độc lập mà chính nó đã chỉ huy sự vận động của chiếc tàu. Vì chỉ
nghiên cứu những biểu hiện ý muốn nào của các nhân vật lịch sử, ta có thể coi
là những mệnh lệnh đối với các biến cố, các sử gia tưởng rằng các biến cố lệ
thuộc vào những mệnh lệnh này. Nhưng nếu quan sát bản thân của các biến cố và mối
liên hệ giữa các nhân vật lịch sử với quần chúng thì ta nhận thấy nhân vật lịch
sử cũng như mệnh lệnh của họ đều lệ thuộc vào các biến cố. Chứng cớ hiển nhiên
của kết luận này là dù có bao nhiêu mệnh lệnh chăng nữa, biến cố vẫn không xảy
ra, bất luận đó là biến cố gì - thì trong số những ý muốn không ngừng được các
nhân vật phát biểu ra thế nào cũng sẽ có những ý muốn mà cứ xét ý nghĩa và thời
gian thì có thể coi là những mệnh lệnh đối với biến cố này. Khi đã đi đến kết
luận này, ta có thể đưa ra một câu trả lời rõ ràng và chắc chắn về hai vấn đề
chủ yếu của lịch sử: 1. Quyền lực là gì? 2. Sức mạnh gì gây nên sự vận động của
các dân tộc? 1. Quyền lực là mối quan hệ của một nhân vật nhất định với những
nhân vật khác dưới những hình thức dưới đây: một nhân vật càng ít tham dự vào
hành động thì càng phát biểu nhiều ý kiến, nhiều giả định và nhiều cách biện hộ
chung cho hành động đang tiến hành. 2. Sự vận động của các dân tộc không phải
là sản phẩm của quyền lực cũng như của hoạt động trí tuệ, thậm chí cũng không
phải là sản phẩm của sự kết hợp giữa hai nhân tố này, như các sử gia vẫn tưởng,
mà là hoạt động của tất cả những người đã tham dự vào biến cố và họ bao giờ
cũng tập hợp lại dưới hình thức này: những người tham dự trực tiếp nhất vào biến
cố là những người ít chịu trách nhiệm nhất và ngược lại. Xét về mặt tinh thần
thì nguyên nhân của biến cố dường như là quyền lực, xét về mặt vật chất, thì những
người phục tùng quyền lực dường như là nguyên nhân của biến cố. Nhưng vì hoạt động
tinh thần không thể quan niệm được nếu không có hoạt động vật chất, cho nên
nguyên nhân của biến cố không nằm trong hoạt động tinh thần, cũng không nằm
trong hoạt động vất chất mà chính là nằm trong sự kết hợp của cả hai. Hay nói
khác đi, khái niệm nguyên nhân không thể áp dụng cho hiện tượng đang được xét.
xét cho cùng, ta đi đến cái vòng luẩn quẩn muôn thuở đi đến biên giới cuối cùng
mà trí tuệ con người đạt đến trong bất kỳ lĩnh vực nào của tư tưởng, nếu nó
không đối đầu với đối tượng của nó: Điện tạo ra sức nóng, sức nóng tạo ra điện.
Các nguyên tở hút nhau, các nguyên tử đẩy nhau. Khi nói đến tác dụng đơn giản
nhất của nhiệt, của điện hay của các nguyên tử, ta không thể nói cái gì là
nguyên nhân, cho nên ta nói rằng bản chất của các hiện tượng này là như vậy, rằng
đó là quy luật cảa nó. Đối với các hiện tượng lịch sử, vấn đề cũng như vậy. Tại
sao lại xảy ra một cuộc chiến tranh hay một cuộc cách mạng? Ta không biết, ta
chỉ biết rằng để thực hiện một hành động nào đó, người ta tập hợp thành một tập
thể nào đó mà mọi người đều tham dự, thế rồi ta nói rằng bản chất của con người
là như vậy, rằng đó là quy luật
Chương 8 Nếu lịch sử chỉ có nhiệm vụ nghiên cứu những hiện tượng
bên ngoài thì nó chỉ cần nêu lên cái quy luật đơn giản và hiển nhiên ấy là đủ rồi,
và cuộc biện luận của chúng ta đã kết thúc. Nhưng quy luật của lịch sử lại liên
quan đến con người. Một phân tử vật chất không thể nói với chúng ta rằng nó
hoàn toàn không cảm thấy có nhu cầu hấp dẫn hay xô đẩy gì cả, và quy luật này
không đúng, trái lại con người là đối tượng của lịch sử lại khẳng định dứt
khoát rằng: tôi tự do, và do đó, không lệ thuộc vào các quy luật. Sự có mặt của
vấn đề tự do ý chí của con người, tuy không được biểu hiện ra, vẫn có thể nhận
thấy ở mỗi bước của lịch sử. Tất cả các sử gia nghiêm túc đều đã vô hình chung
đi đến vấn đề này. Tất cả những chỗ mâu thuẫn, những điểm mơ hồ trên con đường
sai lầm mà khoa học lịch sử đi theo chẳng qua đều do vấn đề này chưa được giải
quyết mà ra. Nếu ý chí của mỗi người đều là tự do, tức nếu mỗi người có thể
hành động theo sở thích của mình thì lịch sử sẽ chỉ là một chuỗi những hiện tượng
ngẫu nhiên không liên quan gì với nhau. Ngay dù trong số hàng triệu con người sống
trong khoảng một ngàn năm chỉ có một người duy nhất có thể hành động tự do, tức
là, theo sở thích của mình, thì hiển nhiên là chỉ cần một hành động tự do, trái
với quy luàt của người này cũng đủ để thủ tiệu khả năng tồn tại của bất kỳ quy
luật nào đối với toàn bộ nhân loại. Và nếu có một quy luật, dù chỉ là một quy
luật thôi, chi phối hành động của con người thì không thể nào không phục tùng
quy luật đó Vấn đề tự do ý chí chính đáng là đang lâm vào tình trạng mâu thuẫn
này, vấn đề này từ thời cổ đại đã bắt những bộ óc ưu tú nhất của nhân loại phải
suy nghĩ, và từ thời cổ đại đã được đặt ra với tất cả tầm quan trọng to lớn của
nó. Nội dung vấn đề này là như sau: khi nhìn con người với tính sách một đối tượng
để quan sát dù đứng trên quan điểm nào cũng vậy, thần học, lịch sử, đạo đức,
triết học, chúng ta đều gặp lại cái quy luật chung của tính tất yếu mà con người
cũng như tất cả những gì tồn tại đều phải tập trung. Trái lại, khi nhìn con người
qua bản thân mình như một đối tượng ý thức được, thì ta lại cảm thấy mình tự
do. Ý thức này là một cội nguồn để tự nhận thức hoàn toàn riêng biết và không
phụ thuộc vào lý trí. Nhờ có lý trí, con người có thể tự quan sát mình, nhưng
nó chỉ có thể tự biết mình qua ý thức. Nếu không còn ý thức về mình thì mợi sự
quan sát, mọi cách sở dụng lý trí đều không thể quan niệm được. Để hiểu để quan
sát, để kết luận, con người trước hết phải có ý thức rằng mình đang sống. Con
người chỉ quan niệm rằng nó tồn tại khi nó có ý muốn, tức là khi nó nhận thức
được ý chí của mình. Đã thế, ý chí là thực chất của đời sống cho nên con người
nhận thức và ắt phải nhận thức nó như một ý chí tự do. Nếu khi tự quan sát
mình, con người thấy rằng ý chí của nó bao giờ cũng hướng theo một quy luật duy
nhất và không thay đổi (bất kỳ quan sát nhu cầu ăn uống hay hoạt động của bộ
óc, hay bất kỳ cái gì khác), thì nó không thể không quan niệm cái hướng không
bao giờ thay đổi này của ý chí của nó là một sự hạn chế đối với ý chí. Cái gì
đã không tự do thì cũng không thể nào bị hạn chế. Ta thấy ý chí của con người bị
hạn chế chính vì ta không có cách nhận thức nào khác ngoài cách khái niệm rằng
ý chí là tự do. Anh nói rằng tôi không tự do. Nhưng tôi đã giơ tay lên và đã hạ
nó xuống. Ai cũng biết rằng câu trả lời phi luận lý này chính là bằng chứng
không thể bác được của tự do. Câu trả lời này là biểu hiện của ý thức vốn không
lệ thuộc vào lý trí. Nếu nhận thức của ta về tự do không phải là một cội nguồn
tự nhận thức không liên quan đến lý trí, thì nó sẽ phục tùng lý luận và kinh
nghiệm, nhưng trong thực tế không bao giờ có và không thể quan niệm được một sự
phục tùng như vậy. Có nhiều kinh nghiệm và lý luận chứng minh cho mỗi người thấy
rằng với tính cách đối tượng khảo sát, họ phải tuân theo những quy luật nhất định.
Họ tuân theo và không bao giờ chống lại quy luật hấp dẫn hay quy luật không thẩm
thấu một khi họ đã thừa nhận những quy luật ấy. Nhưng cũng chính những kinh
nghiệm và lý luận ấy lại chứng minh cho họ thấy rằng cái tự do tuyệt đối mà họ
nhận thức được ở bản thân là một điều không thể có, rằng mỗi hành động của họ đều
bị quy định bởi cấu tạo của nó, bởi tính cách của họ và những động cơ tác động
đến họ, tuy nhiên con người không bao giờ phục tùng những kết luận rứt ra từ những
kinh nghiệm và lý luận ấy. Căn cứ vào thực nghiệm và suy luận, con người biết rằng
hòn đá rơi theo hướng từ trên xuống dưới, nó hoàn toàn tin điều đó và trong mọi
trường hợp nó đều chờ đợi hiệu lực của cái quy luật mà nó đã thừa nhận. Trái, lại,
khi đã biết, cũng một cách chắc chắn như vậy, rằng ý chí của mình cũng phục
tùng những quy luật, thì con người vẫn không tin và không thể nào tin điều đó.
Thực nghiệm và lý luận tha hồ chứng minh cho con người thấy rằng trong những điều
kiện như cũ với một tính cách như cũ, nó sẽ hành động hệt như nó đã hành động
trước đấy. Khi nào nó sắp làm một hành động lần thứ một nghìn trong những điều
kiện như cũ với một tính cách như cũ (một hành động bao giờ cũng được đưa đến một
kết quả như nhau), nó cũng vẫn cảm thấy một cách chắc chắn rằng nó có thể làm
theo sở thích của mình như trước khỉ thực nghiệm. Bất kỳ người nào, người dã
man cũng như nhà tư tưởng, du lý luận và thực nghiệm đã chứng minh cho họ một
cách không thể chối cãi rằng không thể nào quan niệm có hai hành động khác nhau
trong những điều kiện như nhau, họ vẫn cảm thấy không thể nào quan niệm được sự
sống nếu không có cái quan niệm vô lý ấy. Vì quan niệm ấy vốn là thực chất của
tự do. Họ vẫn cảm thấy rằng dù cho điều đó không thể thực hiện được, nó vẫn tón
tại, bởi vì nếu không có cách quan niệm này về tự do thì không những họ không
hiểu được cuộc sống mà thậm chí còn không thể sống được một khoảnh khắc. Không
thể sống được vì tất cả những khát vọng của con người, tất cả những động cơ
thúc đẩy nó sống chẳng qua ià những khát vọng nhằm tăng thêm quyền tự do của
nó. Giàu có hay nghèo khổ, vinh quang hay mai một, nắm quyền lực hay phải phục
tùng, cường tráng hay yếu ớt, lành mạnh hay đau ốm, học thức hay ngu dốt, lao lực
hay an nhàn, no nê hay đói khát, đạo đức hay tội lỗi, chẳng qua chỉ là những
trình độ khác nhau của tự do. Muốn hình dung một con người không có tự do chỉ
có cách hình dung là con người ấy không còn sống nữa. Nếu đối với lý chí, khái
niệm tự do là một điều mâu thuẫn phi lý cũng như cho rằng có thể thực hiện hai
hành động khác nhau trong những điều kiện như nhau, hay một hành động không có
nguyên nhân, thì điều đó chỉ chứng mình rằng ý thức không phục tùng ý chí.
Chính cái nhận thức này về tự đo, một nhận thức không thể lay chuyển, không thể
bác bỏ, không thể phục tùng kinh nghiệm và lý luận, đã được tất cả các tư tưởng
gia thừa nhận và được mọi người cảm thấy, không trừ một ai, chính cái ý thức mà
không có nó thì không thể nào quan niệm được con người, đã làm thành mặt kia của
vấn đề. Con người là một vật do đấng Thượng đế toàn năng toàn thiện toàn chí
sáng tạo ra. Vậy tội lỗi là gì, một khi khái niệm tổi lỗi là xuất phát từ ý thức
của con người về quyền tự do của hắn? Đó là vấn đề do thần học đặt ra. Hành động
của con người phục tùng những quy luật chung, bất biến, được khoa thống kê học
ghi lại, vậy trách nhiệm của con người trước xã hội là gì, một khi khái niệm
này xuất phát từ ý thức của con người về quyền tự do của mình? Đó là vấn đề do
pháp luật đặt ra. Hành động của con người xuất phát từ tính chất bẩm sinh của
nó và những động cơ đã tác động đến nó. Vậy thế nào là lương tâm, là ý thức về
cái thiện, về cái ác, trong những hành động xuất phát từ ý thức của con người về
quyền tự do? Đó là vấn đề do luân lý đặt ra. Con người, nếu xét trong mối liên
hệ với đời sống chung của nhân loại, phải phục tùng những những quy luật chi phối
cuộc sống ấy. Nhưng cũng con người, nếu không kể đến mối liên hệ đó thì lại là
tự do. Đời sống quá khữ của các dân tộc và của nhân loại cần phải được quan niệm
như thế nào? Như là sản phẩm của hoạt động tự do hay là của hoạt động bị chi phối
của con người? Đó là vấn đề do lịch sử đặt ra. Mãi đến cái thời của trí thức phổ
cập, cái thời đại đầy tự phụ của chúng ta, nhờ cái công cụ mạnh mẽ nhất của sự
dốt nát là máy in, vấn đề tự do của ý chí mới bị đẩy lùi lại một địa hạt mà bản
thân nó không thể nào tồn tại. Trong thời đại chúng ta ngày nay, phần lớn những
con người gọi là tiên tiến chỉ là một đám người ngu dốt tưởng đâu rằng những
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học tự nhiên là cách giải quyết toàn bộ
vấn đề, tuy nó chỉ nghiên cứu một mặt của vấn đề mà thôi. Không làm gì có linh
hồn và không làm gì có tự do, bởi vì đời sống của con người được thể hiện bằng
sự vận đọng của các cơ thịt mà sự vận động của các cơ thịt lại do hoạt động của
hệ thần kinh chỉ huy. Không có linh hồn và không có tự do, bời vì ở một thời đại
xa xưa nào không rõ, chúng ta đã từ loài khỉ mà ra. Họ nói, họ viết và họ in
như vậy và không biết rằng trước đây hàng nghìn năm tất cả các tôn giáo, tất cả
các tư lưởng gia, không những đã thừa nhận mà thậm chí không bao giờ phủ nhận
quy luật về tính tất yếu mà ngày nay họ ra sức chứng minh một cách nhiệt tình bằng
sinh lý học và động vật học so sánh. Họ không thấy rằng vai trò của các khoa học
tự nhiên trong vấn đề này chỉ là công cụ để soi sáng một mặt của vấn đề mà
thôi. Bởi vì, nếu đứng trên lập trường quan sát, nói rằng lý trí và ý chí là những
chất bài tiết (sécrétions) của bộ óc, và con người, trong khi tuân theo quy luật
chung, đã có thể phát triển từ một giống động vật hạ đẳng ở một thời kỳ nào
chưa rõ thì đó là cắt nghĩa dưới một khía cạnh cái chân lý đã được tất cả các
tôn giáo và tất cả các hệ thống triết học thừa nhận cách đây hàng ngàn năm: đó
là chân lý nói rằng xét về quan điểm lý trí, con người phục tùng những quy luật
của tính tất yếu. Nhưng điều đó vẫn không làm cho việc giải quyết vấn đề tiến
lên một bước nào bởi vì vấn đề này còn có một mặt đối lập xây dựng trên ý thức
về tự do. Nếu con người phát tnển từ loài khỉ ở một thời kỳ nào chưa rõ, thì điều
đó cũng có thể hiểu được như nói rằng nó do một nắm đất sinh ra ở một thời kỳ
nhất định (trong trường hợp thứ nhất thì X là thời gian, trong trường hợp thứ
hai thì X là nguồn gốc). Nhưng vấn đề lại là ở chỗ ý thức về tự do của con người
kết hợp như thế nào với quy luật về tính tất yếu mà nó phục tùng, và vấn đề này
không thể giải quyết bằng sinh lý học và động vật học so sánh, bởi vì trong con
ếch, con thỏ và con khỉ, ta clủ có thể thấy hoạt động của thần kinh và bắp thịt
trái lại trong con người ta thấy ngoài hoạt động của bắp thịt và thần kinh lại
còn có cả ý thức nữa. Các nhà khoa học tự nhiên và các tín đô của họ là những
người tưởng đâu giải quyết đối với vấn đề này cũng như những anh thợ nề đã nhận
được lệnh trát vữa một mặt tường của nhà thờ, nhân lúc người quản đốc vắng mặt,
vì quá nhiệt tình, đã trát vữa vào những bậc cửa sổ, những tượng thánh, những
dàn cột và những bức tường chưa xây xong rồi vui sướng vì thấy rằng theo quan
điểm nghề nghiệp của họ mọi vật đều phẳng phiu và trơn láng.
Chương 9 So với tất cả những ngành khác của trí thức đã từng
tìm cách giải quyết vấn đề tự do và tất yếu, sử học có một ưu thế, đối với nó,
vấn đề này không đề cập đến bản chất của ý chí con người mà chỉ đề cập đến cách
biểu hiện ý chí ấy trong thời d vãng và trong điều kiện nhất định. Trước vấn đề
này, so với các khoa học khác, sử học ô vào địa vị một khoa học thực nghiệm
trong khi các ngành khác đều là những ngành khoa học thuần tuý. Đối tượng của lịch
sử không phải là bản thân ý chí của con người mà là quan niệm của ta về nó.
Chính vì vậy cho nên, đối với sử học không phải như đối với thần học, logich học
và triết học, không có điều gì bí mật không thể giải quyết được khi nói đến
tính thống nhất của tự do và tất yếu. Sử học nghiên cứu những biểu hiện của đời
sống con người, trong đó tính thống nhấy, của hai mâu thuẫn này đã được thực hiện.
Trong cuộc sống thực tế, mỗi biến cố lịch sử, mỗi hành động của con người đều
được thể hiện một cách hết sức rõ ràng và chính xác không có chút gì mâu thuẫn,
mặc dầu biến cố nào cũng dường như có một phần tự do và một phần tất yếu. Để giải
quyết vấn đề tự do và tất yếu kết hợp với nhau như thế nào và thực chất của hai
khái niệm này là gì, tnết học lịch sử có thể và cần phải đi một con đường đối lập
với con đường mà các khoa học đã đi. Nó không nên bắt đầu bằng cách định nghĩa
những khái niệm về tự do và tất yếu, rồi đem gò những hiện tượng của cuộc sống
vào những cách định nghĩa đó, trái lại sử học cần phải khảo sát một số lượng khổng
lồ những hiện tượng thuộc phạm vi của nó và bao giờ cũng xuất hiện trong tình
trạng lệ thuộc vào tự do và tất yếu rồi từ đó, rút ra cách định nghĩa hai khái
niệm này. Dù quan sát hoạt động của nhiều người hay của một người dưới khái cạnh
nào, ta cũng không thể quan niệm cách nào khác hơn là xem nó như sản phẩm của ý
chí tự do của con người và đồng thời là sản phẩm của những quy lụất tất yếu. Dù
nói đến vấn đề gì - sự di chuyển của các dân tộc và những cuộc xâm lăng của người
man di, hay chính sách của Napoléon III hay một hành động của một con người nào
đó cách đây một giờ đã dạo chơi theo hướng này chứ không phải theo hướng khác,
ta cũng vẫn không thấy có chút gì mâu thuẫn. Phần tự do và phần tất yếu đã chi
phối những hành động này, đối với ta, đều được quy định rõ ràng. Thường thường
tuỳ theo quan điểm của ta khi quan sát hiện tượng. Ta sẽ cho nó nặng nề về mặt
tự do hay mặt tất yếu, nhưng bao giờ hành động của con người đối với ta cũng chỉ
có thể chứa đựng một phần tự đo và một phần tất yếu chử không thể nào khác.
Trong mỗi hành động được khảo sát, ta đều thấy có một phần tự do và một phần tất
yếu. Và bao giờ cũng vậy, trong bất kỳ hành động nào, ta càng thấy nó có nhiều
tính tự do thì lại càng thấy có ít tính tất yếu và ngược lại ta thấy phần tất yếu
nhiều thì phần tự do càng ít đi. Quan hệ giữa tự do và tất yếu tăng hay giảm tuỳ
theo quan điểm của người ta khi quan sát hành động, nhưng quan hệ này bao giờ
cũng là một tỷ lệ nghịch. Một người sắp chết đuối bám vào một người khác và kéo
người ấy chết theo mình; một bà mẹ đói, mệt mỏi vì cho con bú, ăn trộm thức ăn;
một người quen kỷ luật, đứng trong hàng ngũ tuân theo mệnh lệnh cấp trên giết một
người khác không có khả năng tự vệ, và những người có vẻ nhẹ tội hơn, nghĩa là
dưới mắt một người không biết họ đang ở trong những điều kiện như thế nào thì họ
ít tự do hơn và phải phục tùng luật tất yếu nhiều hơn, trái lại dưới mắt một
người không biết người kia sắp chết đuối, rằng bà mẹ kia đang đói lả, rằng người
binh sĩ kia đang ở trong hàng ngũ v.v. thì họ lại có nhiều tự do hơn. Cũng đúng
như vậy, một người cách đây hai mươi năm đã phạm tội giết người và từ đấy ở
trong xã hội vẫn sống một cuộc đời phẳng lặng không hại đến ai, cũng có vẻ nhẹ
tội hơn, dưới mát người xét xử hành động của anh ta sau hai mươi năm, hành động
anh ta dường như tuân theo quy luật tất yếu nhiều hơn, trái lại hành động ấy có
vẻ tự do hơn đóí với người xét xử nó mộ ngày sau khi nó xảy ra. Về những hành động
của một người điên, một người say rượu hay một người bị kích động mạnh, vấn đề
cũng như vậy được. Đối với người nào biết rõ trạng thái thần kinh của họ, thì
hành động của họ có vẻ ít tự do hơn và lệ thuộc vào tất yếu nhiều hơn, nhưng đối
với những người không biết điều đó thì hành động của họ lại có vẻ tự do nhiều
hơn và ít tất yếu hơn. Trong tất cả những trường hợp này, khái niệm tự do tăng
hay giảm, và khái niệm tất yếu cũng theo đó mà giảm hay tăng là tuỳ theo quan
điểm của người xét xử hành động. Kết quả là tính tất yếu càng lớn thì tự do
càng ít đi và ngược lại. Tất cả các trường hợp, không trừ một trường hợp nào,
trong đó quan niệm của ta về tự do và tất yếu tăng hay giảm, đều chỉ căn cứ
trên ba điều: 1. Quan hệ giữa con người đã hành động với thế giới bên ngoài. 2.
Quan hệ giữa con người đó với thời gian. 3. Quan hệ giữa con người đó với những
nguyên nhân đã gây nên hành động. 1. Căn cứ thứ nhất là quan hệ mà ta thấy rõ
được ít nhiều giữa con người và thế giới bên ngoài, là một khái niệm rõ rệt đến
một mức độ nào đấy về vị trí nhất định của mỗi người đối với tất cả những gì
cùng tồn tại đồng thời với nó. Chính vì xuất phát từ căn cứ này cho nên hiển
nhiên người sắp chết đuối là ít tự do hơn và phải phục tùng tất yếu nhiều hơn
so với người đứng trên đất liền, và hành động của người sống liên hệ chặt chẽ với
những người khác trong một khu vực dân cư đông đúc, hành động của một người gắn
liền với gia đình, với công việc, với chức vụ mình hiển nhiên, là có vẻ ít tự
do hơn và phục tùng tất yếu nhiều hơn so với hành động của một con người cô đơn
và độc thân. Nếu ta khảo sát con người một cách đơn độc ở ngoài những quan hệ của
nó với ngoại cảnh, thì ta có cảm giác mỗi hành động của nó đều tự do. Nhưng nếu
ta tìm thấy mối quan hệ nào đó giữa con người với ngoại cảnh, nếu ta nhìn thấy
những mối liên hệ ràng buộc con người với bất kỳ cái gì, với một người đang nói
chuyện với nó, với quyển sách nó đang đọc với công việc nó đang làm, thậm chí với
không khí bao quanh nó và cả ánh sáng chiếu trên các vật nó đang nhìn thì ta sẽ
thấy rằng mỗi điều kiện này đều ảnh hưởng đến nó và ít nhiều đều chỉ huy một mặt
nào đấy trong hoạt động của nó. Và ta càng nhận thức được những ảnh hưởng này
thì quan niệm của ta về quyền tự do của nó càng bớt đi, và ta cảng cảm thấy nó
phục tùng sự tất yếu. 2. Căn cứ thứ hai là quan hệ mà ta thấy rõ được ít nhiều
giữa con người với thế giới trong thời gian, là một khái niệm rõ rệt đến một mức
nào đấy về vị trí của con người trong thời gian. Nếu xét theo quan điểm này thì
sự sa ngã của con người đầu tiên (sự sa ngã đã mở đầu cho sự sinh sôi của nhân
loại) rõ ràng có vẻ ít tự do hơn chế độ hôn nhân của con người ngày nay. Xét
theo quan điểm này, đời sống và hoạt động của những con người sống trước tới
hàng thế kỷ và gắn liền với tôi trong thời gian, đối với tôi không thể nào tự
do như đời sống hiện nay mà tôi chưa biết hậu quả. Phần tự do hay tất yếu mà
tôi gán cho mỗi hành động là lệ thuộc vào khoảng cách thời gian dài hay ngắn từ
khi hành động kết thúc đến khi người ta phê phán nó. Nếu tôi xét mỗi hành động
mà tôi vừa làm cách đây một phút trong những điều kiện hầu như đồng nhất với điều
kiện bây giờ, thì hành động của tôi đối với tôi là dĩ nhiên là tự do. Nhưng nếu
tôi phê phán hành động mà tôi đã làm cách đây một tháng, khi tôi ở trong những
điều kiện khác, thì dù không muốn tôi cũng phải thú nhận rằng, nếu không có
hành động này thì sẽ không xảy ra nhiều điều có ích, thú vị, thậm chí cần thiết.
Nếu tôi hồi tưởng lại một hành độrng còn xa hơn, cách đây mười năm và hơn nữa,
thì những hậu quả của nồ đối với tôi sẽ còn hiển nhiên hơn nữa, và tôi sẽ khó
lòng hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không có hành động ấy. Tôi càng đi xa
hơn vào kỷ niệm hay vào những suy luận về tương lai - đằng nào cũng thế thôi -
thì những kết luận của tôi về tính tự do của hành động lại càng trở nên đáng ngờ.
Trong lịch sử, ta cũng thấy mức độ chắc chắn của sự tham gia của ý chí tự do
vào những công việc của con người tãng hay giảm theo cái cấp số ấy. Một biến cố
vừa xảy ra, thì ta có cảm tưởng đó hiển nhiên là kết quả hành động của tất cả
những con người mà ta được biết, nhưng hễ biến cố này xảy ra đã lâu thì ta chỉ
thấy những hậu quả tất yếu của nó, chứ ngoài ra không còn thấy gì nữa. Và ta
càng lùi về quá khứ mà khảo sát các biến cố thì nhtng biến cố này càng có vẻ ít
tự do. Cuộc chiến tranh Áo - Phổ đối với ta là hậu quả tất yếu của những hành động
xảo quyệt của Bixmac v.v. Những cuộc chiến tranh của Napoléon đối với ta hình
như là sản phẩm của ý chí của một vài vị anh hùng tuy ở đây vấn đề đã ở chỗ
đáng ngờ. Nhưng với thập tự quân thì ta đã thấy đó là một biến cố chiếm một vị
trí nhất định, vá thiếu nó thì không thể nào hình dung nổi lịch sử cận đại châu
Âu, tuy nhiên, các nhà biên niên sử viết về cuộc viễn chinh ấy đã nhận định đó
là sản phẩm của ý chí một vài người. Còn khi nói đến sự di chuyển của các dân tộc,
thì ngày nay không còn ai có ý nghĩ rằng sở dĩ thế giới châu Âu phục hưng là do
sở thích của Attila [304] . Ta càng lùi về quá khứ của lịch sử thì quyền tự do
của những con người tham gia vào biến cố đáng ngờ và quy luật của tính tất yếu
càng hiển nhiên. 3. Căn cứ thứ ba là mức độ ta có thể nắm được mối liên hệ nhân
quả vô tận, vốn là một yêu cầu tất yếu của lý trí, và ngoài cái chuỗi nhân quả
vô tận này, mỗi hiện tượng mà ta hiểu được, và do đó mỗi hành động của con người,
đều phải có một vị trí nhất định, đều phải là hậu quả của những hành động đã xảy
ra và là nguyên nhân của những hành động kế tiếp nhau. Trên cơ sở này ta thấy
hành động của ta và của những người khác càng có vẻ ít tự do và ít lệ thuộc vào
sự tất yếu nếu ta hiểu rõ hơn những quy luật sinh lý, tâm lý, lịch sử rút ra từ
sự quan sát mà con người phải phục tùng, và nếu ta nghiên cứu một cách chính
xác hơn nguyên nhân sinh lý, tâm lý hay lịch sử của hành động. Mặt khác hành động
được quan sát càng đơn giản và tính cách, trí tuệ của con người hành động càng
ít phức tạp, thì đối với người ấy càng ít tự do và càng lệ thuộc vào sự tất yếu.
Khi ta tuyệt nhiên không hiểu nguyên nhân của một hành động
dù đấy là một tội ác, một việc thiện hay một hành động vô thưởng vô phạt về mặt
đạo đức, thì ta sẽ thừa nhận rằng trong hành động này phần tự do chiếm ưu thế.
Nếu đó là một tội ác thì trước hết ta yêu cầu phải trừng phạt, nếu đó là một việc
thiện thì ta tán thưởng. Còn trong trường hợp hành động vô thưởng vô phạt thì
ta cho rằng ở đây có một tính cá biết độc đáo và tự do hơn cả. Nhưng chỉ cần biết
một nguyên nhân trong vô số nguyên nhân, là ta sẽ thừa nhận một phần tất yếu
nào đó và bớt đòi hỏi trừng phạt tội ác, ta sẽ thấy việc thiện bớt giá trị và
hành động mà trước đây ta cho là độc đáo sẽ bớt tính tự do. Nếu một tên tội phạm
vốn được nuôi dưỡng ở giữa những kẻ gian phi, thì tội ác của nó sẽ nhẹ bớt. Sự
hy sinh của một người cha, hay một ớgười mẹ, một sự hy sinh có thể được báo
đáp, đối với ta sẽ dễ hiểu hơn là tinh thần hy sinh không có lý do, cho nên ta
thấy nó không đáng quý bằng và ít tự do hơn. Một người sáng lập tôn giáo, chính
đáng, hoặc một nhà phát minh sẽ ít làm cho ta ngạc nhiên hơn khi chúng ta hiểu
được hoạt động của họ đã được chuẩn bị như thế nào và do cái gì thúc đẩy. Nếu
ta có nhiều kinh nghiệm, nếu sự quan sát của ta luôn luôn hướng tới chỗ khám
phá những quan hệ nhân quả trong những hành động của con người, thì ta càng
liên hệ được một cách đúng đắn kết quả với nguyên nhân, và những hành động này
đối với ta càng có vẻ tất yếu và càng bớt tự do. Nếu những hành động khảo sát lại
đơn giản, và ta có một số lượng đồ sộ những hành động tương tự để quan sát thì
quan niệm của ta về tính tất yếu của những hành động lủa sẽ càng rõ rệt hơn.
Hành động bất chính của đứa con của một người cha bất chính, hành động xấu xa của
một người đàn bà bị đẩy vào một môi trường xấu xa, việc một người nghiện rượu
trở lại với cố tật của mình v.v. là những hành động mà ta càng hiểu rõ nguyên
nhân thì lại càng thấy nó ít tự do. Nếu con người mà ta phân tích hành động lại
ở một trình độ phát triển thấp nhất về trí tuệ, như một đứa trẻ, một người
điên, một thằng ngốc, thì một khi đã biết những nguyên nhân của hành động và
tính chất đơn giản của tính cách, trỉ tuệ ta sẽ thấy ở đây có một phần tất yếu
rất lớn và một phần tự do rất nhỏ, đến nỗi một khi đã biết được nguyên nhân sẽ
gây nên kết quả là chúng ta có thể đoárl trước được hành động. Chính dựa trên
ba căn cứ ấy mà trong tất cả các pháp luật đều có những trường hợp miễn tội và
giảm tội. Trách nhiệm có vẻ lớn hay nhỏ là tuỳ ở chỗ người ta biết được ít hay
nhiều về hoàn cảnh của người bị xét xử trong khi phạm tội, tuỳ khoảng thời gian
từ lúc hành động đến lúc xét xử dài hay ngắn và tuỳ ở chỗ ta hiểu biết nhiều
hay ít nguyên nhân của hành động. Chương 10 Như vậy, quan niệm của ta về vấn đề
tự do và tất yếu giảm bớt hay tăng thêm tuỳ theo mức độ liên hệ giữa hành động
với thế giới bên ngoài, tuỳ theo khoảng cách về thời gian và tuỳ theo mức độ lệ
thuộc vào những nguyên nhân trong đó ta sẽ xét một hiện tượng của đời sống con
người. Cho nên nếu ta xét trường hợp của một người mà những mối liên liên hệ với
thế giới bên ngoài đều được biết một cách rõ tệt nhất, khoảng cách về thời gian
giữa lúc hành động xảy ra và lúc ta phê phán xa nhất, và những nguyên nhân của
hành động ấy dễ hiểu nhất, thì ta có cảm tưởng là trong hành động này phần tất
yếu sẽ tăng lên đến mức độ tối đa và phần tự do sẽ hạ xuống đến mức tối thiểu.
Nhưng nếu ta xét một con người ít liên hệ nhất đến nhữgg điều kiện bên ngoài, nếu
thời gian hành động của người ấy xảy ra gần hiện tại nhất và những nguyên nhân
của hành động đền không thể hiểu được, thì ta sẽ thấy phần tất yếu hạ xuống mức
tối thiểu và phần tự do tăng lên đến mức tối đa. Nhưng trong cả hai trường hợp
này, dù ta có thay đổi quan điểm đến đâu, dù ta xác định được mối liên hệ giữa
con người với thể giới bên ngoài đến mức nào, hay dù chúng ta có hiểu rõ mối
quan hệ này đến đâu, dù ta có thế tăng thêm hay rút ngắn thời gian, hiểu hay
không hiểu những nguyên nhân, ta cũng sẽ không bao giờ quan niệm được một tình
trạng tự do hoàn toàn, hay một tình trạng tất yếu hoàn toàn. 1. Dù ta có quan
niệm của con người thế nào cũng chịu sự quy định của chính thân thể của nó và của
ngoại cảnh. Tôi giơ cánh tay lên rồi buông nó xuống. Cử động của tôi có vẻ tự
do, nhưng nếu tôi tự hỏi liệu tôi có thể giơ tay đủ mọi chiều hay không thì tôi
sẽ thấy rằng tôi đã giơ tay theo chiều mà cử chỉ này gặp ít cản trở nhất, xét về
phương tiện những sự vật chung quanh tôi cũng như về cách cấu tạo thân thể của
tôi. Sở dĩ tôi chỉ chọn một chiều trong số tất cả các chiều có thể có thì đó là
vì ở chiều này tôi gặp ít cản trở nhất. Muốn quan niệm con người tự do là phải
quan niệm nó ở ngoài không gian và điều đó dĩ nhiên là không thể được. 2. Dù có
thể rút ngắn thời gian từ khi hành động đến khi phê phân ta cũng sẽ không bao
giờ đi đến khái niệm tự do trong thời gian. Bởi vì, nếu tôi xét một hành động xảy
ra cách đây một giây thì tôi vẫn cứ phải thừa nhận rằng hành động này không phải
tự đó bởi vì nó gắn liền với giây phút trong đó nó được thực hiện. Tôi có thể
giơ tay lên được không? Tôi giơ nó lên, nhưng tôi tự hỏi: tôi có thể giơ nó lên
trong giây lát vừa qua được không? Để tự làm cho mình tin chắc điều đó tôi
không giơ cánh tay trong giây lát tiếp theo. Nhưng tôi đã không giơ nó lên đúng
ngay lúc mà tôi nêu ra vấn đề tự do. Thời gian đã qua và tôi không có cách nào
giữ nó lại. Cánh tay mà lúc nãy tôi giơ lên và bầu không khí trong đó tôi đã thực
hiện cử động ấy không phải là bầu không khí quanh tôi bây giờ và không phải là
cánh tay tôi giơ đang nằm yên. Giây phút trong đó cử động trước kia đã được thực
hiện bây giờ không thể trở lại nữa, và lúc ấy chỉ có thể làm một cử động duy nhất,
và bất kỳ cử động ấy là cở động gì, nó cũng chỉ có thể là một cử động duy nhất.
Việc tôi không giơ cánh tay lên trong giây phút tiếp theo không hề chứng minh rằng
tôi không thể giơ nó lên trong giây phút trước. Và bởi vì tôi chỉ có thể làm một
cử động trong một giây phút nhất định, cho nên nó không thể nào là cử động
khác. Muốn quan niệm cử động này tự do thì phải hình dung nó ở trong hiện tại, ở
giới hạn giữa quá khứ và tương lai nghĩa là ở ngoài thời gian, và điều đó không
thể nào có được. 3. Sự khó khăn trong việc tìm hiểu nguyên nhân của một hành động
có tăng lên đến đâu nữa, ta cũng không bao giờ hình dung ra được một sự tự do
tuyệt đối nghĩa là không có nguyên nhân. Nguyên nhân của sự biểu hiện ý chí ở
trong bất kỳ hành động nào của ta hay của người khác có khó hiểu đến đâu chăng
nữa thì yêu cầu đầu tiên của lý trí chúng ta cũng vẫn là phải giả thiết và phải
tìm cái nguyên nhân mà nếu không có nó thì người ta không thể quan niệm được bất
kỳ hiện tượng nào. Tôi giơ cánh tay lên để làm một hành động độc lập đối với mọi
nguyên nhân, nhưng chính ý muốn thực hiện một hành động không có nguyên nhân lại
là nguyên nhân của hành động đó. Nhưng dù có giả định rằng có một con người
hoàn toàn thoát ly khỏi mọi ảnh hưởng, dù có xét một hành động của con người đó
ngay trong lúc nó được thực hiện, mà không gắn liền với một nguyên nhân nào, và
thừa nhận một sự tất yếu vô cùng bé chỉ bằng con số không, ta cũng không bao giờ
đi đến chỗ quan niệm được quyền tự do tuyệt đối của con người thoát ra khỏi mọi
ảnh hưởng bên ngoài, ở ngoài thời gian và không liên quan đến một nguyên nhân
nào cả thì không còn là con người nữa. Cũng vậy, ta không thể nào hình dung được
một hành động của con người xảy ra không có chút tự do nào và chỉ lệ thuộc vào
luật tất yếu mà thôi. 1. Sự hiểu biết của ta về những điều kiện không gian
trong đó một con người sống có tăng lên đến đâu đi nữa thì nó cũng không bao giờ
hoàn toàn, bởi vì số lượng những điều kiện này vô cùng lớn cũng như không gian
là vô cùng. Chính vì chưa xác định được tất cả những điều kiện, tất cả những ảnh
hưởng tác động đến con người, cho nên khôngcó tất yếu hoàn toàn mà vẫn còn một
phần tự do nào đó. 2. Dù ta có kéo dài đến đâu cái khoảng cách từ khi một hiện
tượng xảy ra cho đến khi ta phê phán nó, thì khoảng này bao giờ cũng có hạn,
trong khi thời gian thì lại vô cùng, cho nên về mặt này cũng vẫn không bao giờ
có tất yếu hoàn toàn. 3. Dù ta có hiểu rõ đến cái quan hệ nhân quả của một hành
động ta cũng không bao giờ có thể hiểu được toàn bộ quan hệ nhân quả này bởi vì
nó là vô tận, ta không bao giờ có thể đạt đến cái tất yếu tuyệt đối. Không những
thế, mà ngay dù ta có thừa nhận một phần tự do cực nhỏ ngang bằng với số không
và cho rằng trong những trường hợp như một người hấp hối, một cái bào thai, một
thằng ngốc, hoàn toàn không có tự do, thì ta cũng sẽ do đó mà thủ tiêu ngay cả
bản thân khái niệm về con người mà chúng ta đang khảo sát, bởi vì đã không có tự
do thì cũng không còn là con người nữa. Cho nên không thể nào hình dung một
hành động của con người chỉ phục tùng quy luật của tất yếu mà thôi, không còn
chút tự do nào cả, cũng như không thể hình dung hành động ấy là hoàn toàn tự
do. Vậy thì muốn hình dung hành động của con người chỉ phục tùng quy luật tất yếu,
không có tự do, ta phải giả thiết rằng mình biết được một số lượng vô tận những
điều kiện trong không gian.
Một khoảng không gian vô tận và một chuỗi quan hệ nhân quả vô
tận. Để hình dung được con người hoàn toàn tự do, không phục tùng quy luật tất
yếu ta phải hình dung nó một mình ở ngoài không gian, ngoài thời gian và không
lệ thuộc vào những mối liên hệ nhân quá. Trong trường hợp thứ nhất nếu có thể
có tất yếu mà không có tự do, thì ta sẽ đi đến chỗ định nghĩa luật tất yếu bằng
bản thân sự tất yếu tức là đi đến một hình thức không có nội dung. Trong trường
hợp thứ hai, nếu có thể có tự do mà không có tất yếu thì ta sẽ đi đến tự do vô
điều kiện, ở ngoài không gian, ngoài thời gian và ngoài sợi dây nhân quả, và
chính nó vì nó vô điều kiện và không có gì hạn chế cho nên thứ tự do ấy sẽ
không là cái gì hết hay sẽ chỉ là một nội dung không có hình thức. Tóm lại, ta
sẽ đi đến hai cơ sở sau đây làm nên toàn bộ thế giới quan của con người: thực
chất không thể hiểu được cuộc sống và những quy luật quy định cái thực chất ấy,
Lý trí nói: 1. Không gian với tất cả những hình thái khiến cho nó có thẻ thấy
được - tức là vật chất - là vô tận và không thể quan niệm một cách nào khác. 2.
Thời gian là một sự vận động vĩnh viễn không giây phút nào ngừng và không thể
quan niệm cách nào khác. 3. Mối liên hệ nguyên nhân và kết quả không thể có khởi
điểm cũng không thể có kết thúc. Ý thức nói: 1. Tôi chỉ tồn tại một mình và tất
cả những cái gì tồn tại chẳng qua chỉ là tôi mà thôi, như vậy, tôi bao gồm cả
không gian. 2. Tôi đo thời gian vận động bằng một giây phút im lìm của hiện tại
trong đó tôi có ý thức rằng mình đang sống, như vậy, tôi ở ngoài thời gian, và
3. Tôi ở ngoài mọi nguyên nhân bởi vì tôi cảm thấy tôi là nguyên nhân của mọi
hình thức biểu hiện sự sống của tôi. Lý trí biểu hiện những quy luật của tất yếu.
Ý thức biểu hiện bản chất của tự do. Tự do không bị hạn chế là bản chất của sự
sống ở trong ý thức của con người. Tất yếu không có nội dung là lý trí của con
người với ba hình thức của nó. Tự do là cái mà người ta khảo sát. Tất yếu là
cái được khảo sát. Tự do là nội dung. Tất yếu là hình thức. Chỉ có bằng cách
tách rời hai nguồn gốc nhận thức liên quan với nhau như nội dung và hình thức,
người ta mới đi đến những khái niệm tách rời nhau, bài trừ nhau và không thể hiểu
được là tự do và tất yếu Chỉ có cách kết hợp cả hai, ta mởí đi đến một khái niệm
rõ rệt về sự sống của con người. Không có hai khái niệm này vốn kết hợp với
nhau và quy định lẫn nhau cũng như nội dung và hình thức, thì không thể nào
quan niệm được sự sống. Tất cả những điều ta biết được về sự sống của con người
chỉ là một quan hệ nào đó giữa tự do và tất yếu, nghĩa là giữa ý thức và những
quy luật của lý trí. Tất cả những điều ta biết được về thế giới tự nhiên ở bên
ngoài chẳng qua chẳng qua chỉ là một quan hệ nào đó của những lực lượng cta tự
nhiên với tính chất hay là quan hệ của bản chất sự sống với những quy luật. Những
lực lượng của cuộc sống tự nhiên đều ở ngoài ta và ở ngoài nhận thức của ta, và
ta gọi nó là trọng lực, quán tính, điện lực, sinh lực v.v. Nhưng sức sống của
con người thì ta ý thức được, và gọi nó là tự do. Nhưng nếu lực hấp dẫn từ bản
thân no không thể hiểu được mặc dầu ai cũng cảm thấy, và ta chỉ có thể hiểu được
nó trong chừng mực ta hiểu được những quy luật của tính tất yếu mà nó phục tùng
(từ tri thức đầu tiên biết rằng vật thể nào cũng có lượng cho đến luật Newton),
thì ta cũng chỉ hiểu được sức mạnh của tự do, tự bản thân nó vốn không thể hiểu
được nhưng ai cũng nhận thấy, trong chừng mực ta biết được những quy luật của
tính tất yếu mà nó phục tùng (từ cái sự thực là người nào rồi cũng chết cho đến
những quy luật kinh tế hay lịch sử phức tạp nhất). Mọi hiểu biết đều chỉ là việc
quy bản chất của sự sống về những quy luật của lý trí. Tự do con người khác với
bất cứ sữc mạnh nào khác ở chỗ con người có ý thức về sức mạnh này, nhưng đối với
lý trí, thì nó không khác bất kỳ sức mạnh nào. Những sức mạnh như trọng lực, điện
lực hay áp lực hóa học chỉ khác nhau ở chỗ có được lý trí xác định một cách
khác nhau: Cũng vậy, sức mạnh của sự tự do của con người đối với lý trí chỉ
khác những sức mạnh khác của tự nhiên ở cái cách xác định mà lý trí dành cho
nó. Tự do mà tách rời tất yếu, tức là không có những quy luật của lý trí quy định
nó, thì không khác gì trọng lực, nhiệt lực hay sức phát triển của thảo mộc, đối
với lý trí nó chỉ là một cảm giác khoảnh khắc, không thể xác định được của sự sống.
Và nếu bản chất không thể xác định được của sức mạnh làm cho các thiên thể di động,
bản chất không thể xác định được của nhiệt lực, của điện lực hay của áp lực hóa
học, của sự sống, là nội dung của thiên văn học, của vật lý học, củá hóa học, của
thực vật học, của động vật học v.v, thì bản chất của sức mạnh của tự do cũng
chính là nội dung của sở học. Nhưng đối tượng của môi khoa học là hình thức biểu
hiện của cái bản chất này chỉ có thể là đối tượng của siêu hình học. Cũng vậy
hình thức biểu hiện sức mạnh của tự do con người trong không gian, trong thời
gian và sự lệ thuộc vào sợi dây nhân quả chính là đối tượng của sử học, còn bản
thân tự do lại là đối tượng của siêu hình học. Trong các khoa học thực nghiệm
ta gọi cái mà ta biết được là những quy luật tất yếu, còn cái không thể biết được
thì ta goi là sức sống. Sức sống chỉ biểu hiện của cái phần chưa biết còn sót lại
trong những điều ta biết được về bản chất sự sống. Cũng vậy, trong sử học ta gọi
cái gì biết được là quy luật của tất yếu cái gì chưa biết là tự do. Đối với sử
học, tự do chỉ là biểu hiện cái phần chưa biết còn sót lại trong những điều ta
biết được về những quy luật của đời sống con người. Chương 11 Sử học nghiên cứu
những biểu hiện của tự do của con người trong mội liên hệ với thế giới bên
ngoài, trong thời gian và lệ thuộc vào luật nhân quả, tức là xác định sự tự do
này bằng những quy luật của lý trí, chính vì thế, sử học chỉ là một khoa học
trong chừng mực tự do này bị những quy luật này quy định. Đối với sử học, vấn đề
thừa nhận quyền tự do của con người với tính cách một sức mạnh có thể ảnh hưởng
đến những biến cố lịch sử (tức là không lệ thuộc vào quy luật), cũng giống như
vấn đề thừa nhận hiện tượng tự do vận động của những thiên thể đối với thiên
văn học. Thừa nhận vấn đề tức là loại trừ khả năng tồn tại của quy luật, tức là
loại trừ mọi hiểu biết. Nếu quả có một vật có thể vận động tự do, dù chỉ là một
mà thôi, thì những quy luật của Keple và của Newton sẽ không tồn tại nữa và sẽ
không còn một khái niệm gì về sự vận động của các thiên thể. Nếu có một hành động
tự do duy nhất của con người thì sẽ không còn một quy luật lịch sử nào và sẽ
không có một khái niệm gì về những biến cố lịch sử. Đối với lịch sử ý chí của
con người vận động theo những con đường mà một đầu mối mất hút vào một nơi nào
huyền bí, còn đầu kia, tức là ý chí về tự do của con người trong hiện tại, thì
di động trong không gian, trong thời gian và lệ thuộc vào luật nhân quả. Phạm
vi sự vận động này càng mở rộng trước mắt ta, thì những quy luật của nó càng hiển
nhiên. Phát hiện và giải thích những quy luật này là nhiệm vụ của sở học. Nếu
xuất phát từ quan điểm nhìn nhận đối tượng của khoa học hiện nay, nếu đi theo
con đường của nó mà tìm hiểu những nguyên nhân của hiện tượng ở trong ý chí tự
do của con người, thì không thể nào phát hiện được những quy luật này. Dù ta có
hạn chế tự do của con người đến đâu, hễ ta thừa nhận nó là một sức mạnh không
phục tùng các quy luật, thì không thể nào có sự tồn tại của quy luật nữa. Chỉ
trong chừng mực hạn chế tự do này đến cùng cực, nghĩa là chỉ xem nó như là một
lượng lực cực bé, ta mới có thể tin rằng ta tuyệt đối không thể nào hiểu được
nguyên nhân, và lúc bấy giờ sử học sẽ không thể nào hiểu được nguyên nhân, và
lúc bấy giờ sử học sẽ không tìm nguyên nhân mà tự đặt cho mình nhiệm vụ đi tìm
những quy luật. Việc đi tìm những quy luật đã bắt đầu từ lậu và những phương
pháp tư tưởng mà sử học phải tiếp thu hình thành cùng một lúc với quá trình tự
thủ tiêu của sở học cũ trong khi cứ phân tích ngày càng chí lý thêm mãi nguyên
nhân của các hiện tượng. Tất cả các khoa học của loài người đều đã đi theo con
đường này. Một khi đi đến cái vô cùng bé, toán học, khoa học chính xác nhất vứt
bỏ phương pháp phân tích để dùng phương pháp mới là phương pháp tổng hợp những
yếu tố vô cùng nhỏ chưa biết. Trong khi từ bỏ khái niệm nguyên nhân, toán học
tìm một quy luật, tức là tìm những thuộc tính chung cho tất cả những yếu tố vô
cùng bé chưa biết. Các khoa học khác cũng theo con đường này, tuy dưới một hình
thức khác. Khi Newton nêu lên công thức về lực hấp dẫn ông ta không nói rằng một
mặt trời hay quả đất có thuộc tính hấp dẫn một vật khác ông ta nói mọi vật thể
từ những vật lớn đến những vật nhỏ nhất đều có thuộc tính hấp dẫn nhau, tức là
trong khi gạt bỏ vấn đề nguyên nhân vận động của các vật thể, ông ta đã đưa ra
một thuộc tính chung cho tất cả các vật thể, từ những vật vô cùng lớn, đến những
vật vô cùng bé. Các khoa học tự nhiên cũng làm như vậy: gạt bỏ nguyên nhân để
đi tìm quy luật. Sử học cũng đi theo con đường ấy Nếu đối tượng của nó là
nghiên cứu sự vận động của các dân tộc và của nhân loại chứ không phải lniêu tả
những giai đoạn trong đời sống của một vài cá nhân, thì lló cán phải gạt bỏ
khái niệm nguyên nhân để đi tìm những quy luật chung cho tất cả những yếu tố vô
cùng bé, bằng nhau và gắn bó chặt chẽ với nhau. Chương Kết Ngay từ khi hệ thống
của Copernic [305] được phát hiện và chứng minh, chỉ riêng việc thừa nhận quả đất
quay chứ không phải mặt trời quay đã thủ tiêu toàn bộ nền vũ trụ học của người
cổ đại. Người ta có thể bác bỏ hệ thống này và giữ quan niệm cũ về sự vận động
của các thiên thể, nhưng nếu không bác bỏ nó thì hình như không thể nào tiếp tục
nghiên cứu “các thế giới” của Ptoleme. Tuy nhiên, ngay sau khi quy luật của
Copernic được phát hiện, “các thế giới” của Ptoleme vẫn được tiếp tục được
nghiên cứu trong một thời gian dài. Từ khi có người nêu ra và chứng minh rằng một
số người sinh và số tội ác đều do những quy luật toán học chi phối, rằng có những
điều kiện địa lý và chính trị kinh tế quy định những hình thức chính phủ nhất định,
rằng những quan hệ nhất định giữa cư dân và đất đai gây nên những sự vận động của
dân tộc, thì từ đó những cơ sở cũ của sử học đã bị phá huỷ ngay trong bản chất
của nó. Người ta có thể bác bỏ những quy luật mới để duy trì quan hệ cũ về lịch
sử, nhưng nếu chưa bác bỏ được những quy luật ấy thì hình như không thể tiếp tục
nghiên cứu những biến cố lịch sử với tính cách sản phẩm của ý chí tự do của con
người. Vì nếu một hình thức chính phủ nào đó của các dân tộc diễn ra là do những
điều kiện địa lý, nhân chủng hay kinh tế nhất định, thì ý, chí của những người
mà ta tưởng là đã thiết lập hình thức của chính phủ hay tạo nên sự vận động của
các dân tộc không còn có thể coi là một nguyên nhân nữa. Ấy thế mà khoa sử học
cũ vẫn tiếp tục được nghiên cứu song song với những quy luật của thống kê học,
của địa lý, của chính trị kinh tế học, của ngôn ngữ học so sánh, của địa chất học
là những khoa học mâu thuẫn hẳn với những luận điểm của sử học. Trong triết học
tự nhiên giữa những quan điểm cũ và những quan điểm mới đã diễn ra một cuộc đấu
tranh lâu dài và gay go. Thần học bảo vệ những quan điểm cũ và tố cáo những
quan điểm mới là phá hoại sự thần khải. Nhưng đến khi chân lý thắng lợi, thần học
lại được xây dựng lại vững vàng trên cơ sở mới. Cuộc đấu tranh ngày nay giữa
quan niệm cũ và quan niệm mới trong sử học cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài
và gay go như vậy, và thần học vẫn tiếp tục bảo vệ quan điểm cũ và tố cáo quan
điểm mới là thủ tiêu sự thần khải. Trong trường hợp này cũng như trong trường hợp
trên, cuộc đấu tranh làm cho cả hai bên đều say sưa mải mê và không nhìn thấy
chân lý. Một bên thì sợ hãi và thương tiếc tòa nhà đã được xây dựng từ bao
nhiêu thế kỷ, một bên thì lại thiết tha muốn phá hoại. Những kẻ phản đối những
chân lý mới xuất hiện ở trong triết tự nhiên tưởng rằng nếu họ thừa nhận những
chân lý này thì sẽ mất lòng tin vào Thượng đế, vào sự sáng tạo thế giới, vào thần
ích của Joxue [306] , con của Naum. Còn những người bảo vệ những quy luật của
Copernic và của Newton, như Volter chẳng hạn, thì tưởng rằng những quy luật của
thiên văn học tiêu huỷ tôn giáo, Volter sở dụng những quy luật về trọng lực làm
vũ khí chống lại tôn giáo.
Ngày nay cũng vậy, người ta tưởng chừng như chỉ cần thừa nhận
quy luật về tính tất yếu là những quan niệm về linh hồn, về điều thiện, điều
ác, và tất cả những thể chế của nhà nước và của nhà thờ xây dựng trên quan niệm
đó đều phải sụp đổ. Ngày nay cũng vậy, những người bảo vệ về tính tất yếu đã
dùng quy luật này làm một vũ khí chống lại tôn giáo như Volter làm trước kia,
song cũng như định luật về tính tất yếu trong lịch sử, thực ra không những
không thủ tiêu mà thậm chí còn củng cố cái cơ sở trên đó các thể chế của nhà nước
và của nhà thờ được xây dựng. Vấn đề đặt ra sử học ngày nay cũng hệt như vấn đề
đặt ra cho thiên văn học trước kia, sự khác nhau về quan điểm chung quy là ở chỗ
thừa nhận hay không thừa nhận một đơn vị tuyệt đối dùng làm thước đo chung cho
những hiện tượng có thể thấy được. Trong thiên văn học đó là sự im lìm bất động
của quả đất, trong sử học thì đó là sự độc lập của con người - tức là tự do của
ý chí. Đối với thiên văn học cái khó trong việc thừa nhận sự vận động của trái
dất là ở chỗ cần phải vứt bỏ tri giác trực tiếp của ta về sự im lìm bất động của
trái đất và sự vận động của các tinh tú. Đối với sử học cũng vậy, cái khó trong
việc thừa nhận hiện tượng con người phục tùng những quy luật của không gian, thời
gian và luật nhân quả là ở chỗ cần phải vứt bỏ cảm giác trực tiếp của mỗi chúng
ta về sự độc lập của nhân cách mình. Trong thiên văn học cũng vậy, quan điểm mới
nói “Quả nhiên ta không cảm giác được vận động của quả đất nhưng nếu ta cho rằng
nó đứng yêu thì ra sẽ đi đến một kết luận phi lý, trái lại nếu thừa nhận sự vận
động cũủ nó mà ta không cảm thấy, thì ta sẽ đi đến những quy luật”. Quan điểm mới
về lịch sử cũng nói như vậy: “Quả ta không cảm thấy mình lệ thuộc, nhưng nếu ta
cho rằng mình tự đi thì ta sẽ đi đến chỗ phi lý, trái lại nếu ta thừa nhận rằng
mình lệ thuộc vào thế giới bên ngoài, vào thời gian và luật nhân quả thì ta đi
đến những quy luật”. Trong trường hợp thứ nhất cần phải từ bỏ cái cảm giác về sự
im lìm bất ộng trong không gian, và thừa nhận một sự vận động mà ta không cảm
giác được. Trong trường hợp thứ hai cũng thế, ta cũng cần phải từ bỏ cái tự do
mà ta ý thức được và thừa nhận một sự lệ thuộc mà ta không cảm thấy. HẾT [1] Họ
của Napoleon Bonaparte phát âm theo giọng Corse để tỏ ý khinh miệt. [2] Sau cuộc
cách mạng Pháp 1789, một số quí tộc phản cách mạng trốn hoặc bị trục xuất ra nước
ngòai. Số người đó gọi là những người lưu vong (emigré) [3] Lavater (1741-1801)
Nhà văn và giáo sĩ Thuỵ Sỹ đã lập ra một thuyết cho rằng năng khiếu của con người
là do hình dáng và đặc biệt là cái u ở trên đầu quy định. Thành ngữ, có nghĩa
là “đó là một tai ách mà số phải chịu”. [4] Basile (tên Pháp tương ứng với
Vaxili) [5] Được đấy! [6] “Contrat social” Một tác phẩm của J. Rouseau
(1712-1788) rất có ảnh hưởng trong thời Cách mạng Pháp. [7] Tức tháng 11 (theo
lịch của thời cách mạng Pháp). Ngày 18 tháng Sương mù Napoleon đã làm đảo chính
cướp chính quyền và lên làm Đệ nhất tổng tài. [8] Moscow [9] Gia nhân chuyên hầu
hạ trong nhà. [10] Một hội có tính chất tôn giáo, còn gọi là hội “Thợ nề tự
do”. [11] Theo phong tục Nga, khi đánh cuộc hai người nắm tay nhau người thứ ba
làm chứng tách tay hai người ra. [12] Tên thường dùng để gọi con gấu. [13] Tức
là ăn mừng ngày Thánh Natalia. Bá tước phu nhân và cô con gái út đều tên là
Natalia (gọi thân mật là Natasa) nên đến ngày này thì ăn mừng. [14] Cách thắng
ngựa đặc biệt dành riêng cho xe các đại thần. [15] Lọai thuốc lá nghiền thành bột
mịn hít thẳng vào mũi chứ không đốt cháy để hút khói. [16] Elie (tức Ilya) gọi
theo lối Pháp. [17] Lọai kỵ binh hạng nhẹ, vũ trang bằng gươm và súng ngắn,
quân phục rất sáng trọng và sặc sỡ gồm áo đôm-man có cúc thêu kim tuyến chạy
ngang ngực, áo khóac ngắn lót bông-cô có ngù. [18] Juli, tức Julie (là cách gọi
theo lối Pháp). [19] Salamoni nữ danh ca Ý, biểu diễn trong đòan kịch Đức ở
Moskva vào đầu thế kỷ 19 [20] Lọai phòng khách đạt nhiều đi-văng thường dùng để
tiếp tân. [21] Bà Đờ Gianglix, nữ văn sĩ Pháp, viết những tiểu thuyết giáo dục.
[22] Bá tước Orlov tham dự cuộc chinh biến trong cung đình năm 1762 đưa
Ekaterina lên ngôi đầu thế kỷ XlX. Ông nổi tiếng là người hào phóng quảng giao,
hiếu khách. [23] Con người ta vốn dĩ hay lầm (ngạn ngữ la-tinh) [24] Nathalie
[25] Đây là nói lễ bôi dầu lên mặt của người Cơ đốc giáo để rửa tội trước khi
chết. [26] Tức Piotr (Pie là cách gọi lối Pháp) [27] Năm 1805, Vilnov
(Villeneuve) là tư lệnh hạm đội Pháp để đánh Anh. Bấy giờ Napoleon chuẩn bị tập
trung quân ở Bulônhơ định vượt qua eo biển Cale để đánh Anh. Tháng 10, năm ấy hạm
đội Pháp bị đánh bại và kế họach của Napoleon không thực hiện được. [28] Tara
là tên một gia nô. Lúc bấy giờ gia nô cùng bán theo tài sản: chỉ những người
nào có nghề nghiệp chuyên môn mới bán riêng: một ngàn rúp có thể mua sắm. [29]
Lọai đàn có phím ở thế kỷ 17, 18 tiền thân của đàn dương cầm sau này
(clavencin). [30] Lọai đàn có nhiều dây căng trên mặt một cái khung hình tam
giác dựng đứng [31] Điệu vũ dân tộc của Scodland đã trở thành một điệu vũ thời
thượng ở thế kỷ 19. [32] Điệu vũ cổ của nông dân Nga. [33] M.elle Bourienne. Một
thiếu nữ được nuôi trong các gia đình quý tộc đề làm bạn với các tiểu thư. [34]
Petersburg và Moskva. [35] Trong danh sách này chúng tôi có từ “dặm” để chỉ dặm
Nga (vetxta) bằng 1,060 km: đối với các đơn vị đo khoảng cách khác thường dịch
là dặm (mille, lieu v.v…) Chúng tôi sẽ ghi rõ là dặm Anh, hải lý v.v… [36] Ở thế
kỷ 18 những người thượng lưu mang một bộ tóc giả ngắn chỉ xuống đến cổ, phía
sau gáy có một cái bím ngắn thắt nơ. Bộ tóc giả đó màu nhạt và rắc phấn rất
dày. Ở thế kỷ 19 không có mấy ai dùng nữa. [37] Héleise. Ý công tước châm biếm
nhắc đến nhân vật lãng mạn của Rousseau trong tiểu thuyết “Nàng Eloyza mới”. [38]
Basile (tên Pháp) tức là Vaxili. [39] Tấu khúc sọan cho nhạc cụ gồm ba hay bốn
đọan (sonata) [40] Johan Vaixlievats Dusek nhà chơi dương cầm và sọan nhạc người
Tiệp(1761-1821 [41] Đây là ám chỉ kế họach của Vinixngerot nhàm tấn công vào
Pháp từ cả ba mặt: quân Anh, Nga, Áo tấn công vào mặt trung và liên quân Nga -
Anh tấn công mặt nam. [42] Malbrough s en va en guere. Dieu sait quand
reviendra. (Dân ca Pháp có tính hài hước). [43] Người gia nô chuyên trông nom
việc bếp nước tiệc tùng trong các nhà quý tộc [44] Cơ quan quân sự cao nhất của
Áo: Nguyên văn chữ này - Hofskiregsrat - bị lão công tước nói trại ra thành
Hofskriegswurtschnapsrat: nghiã là “Viện ngự tiền quân sự rượu chè xúc xích
tham nghị”. [45] Thành phố Thổ Nhĩ Kỳ bị Xuvorov đánh lấy năm 1788. [46] Trong
chữ Zubov có chữ “Zub” là răng [47] Tên của Kutuzov [48] Baccux: thần rượu
trong thần thọai La mã. [49] Người Nga thường gộp người Áo với người Đức làm một
(hai dân tộc này đều nói tiếng Đức) [50] Thứ bài cổ, hòan tòan dựa vào sự đỏ
đen. [51] Bị vong lục [52] Fraulein: tiểu thư (tiếng Đức) [53] Trường hợp danh
dự nghĩa là đấu kiếm hay đấu súng. [54] Mũ lưỡi trai hình viên trụ cao, có ngù
lông. [55] Một trong “ba ngôi” của Đức Chúa trời (Sanutus Spirilus) sách công
giáo ở nước ta thường dịch là Đức chúa Thánh Thần. [56] Frantx, vua Áo có hai
tước vị là hòang đế và quốc vương. [57] Trong hội nghị Berlin nước Phổ kiên quyết
yêu cầu gửi tối hậu thư cho Napoleon đòi Napoleon bồi thường cho vua Xarzen.
Napoleon cự tuyệt. [58] Don Juan là một nhân vật trong truyền thuyết Tây Ban
Nha bảnh trai, phóng đảng hay quyến rũ đàn bà con gái. [59] Demosthen - Nhà
hùng biện nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại (384 -322 trước công nguyên) vốn có tật
nói lắp. Ông đã bỏ sỏi vào miệng đứng trước bờ bể mà tập diễn thuyết. [60] Một
tỉnh ở miền Nam nước Pháp. Người Gaxcônnhơ thường mang tiếng là hay nói khóac.
[61] Ở đây có một lối “chơi chữ không dịch được, lối chơi chữ này dựa vào nghĩa
đôi của chữ “feu” vừa là “lửa”, vừa là “hỏa lực”. [62] Long kỵ binh: Kỵ binh võ
trang bằng súng trờng có thể chiến đấu trên mình ngựa cũng như không có ngựa.
[63] Phép bố trí một đơn vị bộ binh thành hình vuông quay súng ra bốn phía để
chống lại những cuộc xung kích của kỵ binh. [64] Bộ binh hạng nhẹ đi chuyển
nhanh, có thể dùng trong những trận tập kích lẻ. [65] Ở đây diễn ra cuộc tấn
công mà Thiers có viết là: “Quân Nga đã chiến đấu anh dũng, và người ta thấy một
điều ít có trong chiến tranh: hai đạo bộ binh kiên quyết tiến lên chiến đấu
không có đạo bộ binh nào chịu nhường bước trước khi giao phong”. Và Napoléon ở
đảo Sainte-Helène viết: “Một vài tiểu đòan Nga tỏ ra gan dạ” - chú thích cúa
tác giả. [66] Con trai của vua thành Inion là Prian một người rất đẹp trai đã bắt
cóc nàng Helena diễm lệ, vợ vua Hy Lạp là Menelax (thân thọai Hy Lạp). Ở dãy Piotr
nghĩ đến Parix vì Elen trùng tên với nhân vật nữ trong thần thọai này. [67]
Trong tiếng Pháp thứ tiếng duy nhất mà cô Burien biết chữ hòang tử trùng với
công tước (prince). [68] Một tấu khúc sọan cho nhạc cụ gồm ba hay bốn đọan
(sonata). [69] Petya là cách gọi âu yếm tên Piotr. Pie cũng là tên Piotr gọi
theo kiểu Pháp (Piere). [70] Quả lê. [71] Các con ơi đi ngủ đi (tiếng Pháp bồi).
[72] Arnaut: danh từ của người Thổ Nhĩ Kỳ dùng để gọi người Albani. Ở Nga, chữ
Arnaut dùng để gọi những người gốc Albani ở huyện Izmail tỉnh Bexarabi. [73]
Thái tử nước Áo. [74] Đầu thế kỷ 19 ở châu Âu có ba hòang đế thì đều dự trận
này cả: một bên là Napoléon đệ nhất, Hòang đế Pháp, một bên là Frantx đệ nhị.
Hòang đế Áo - Hung và Alekxandr đệ nhất, Hòang đế Nga. [75] Trong cuộc chiến
tranh giữa Canhago và La Mã, thời cổ đại (218 - 202 trước công nguyên) danh tướng
Canhago là Annibal tiến quân vào lãnh thổ La Mã như vũ bão, đánh tan hết các đạo
quân thiện chiến của La Mã. Bấy giờ Fabiux được công cử làm nguyên sóai. Chiến
lược của Fabiux là tránh giáp trận, kéo dài cuộc cầm cự, dùng thời gian mà tiêu
hao khí thế và lực lượng của đối phương. Nhờ chiến lược khôn ngoan ấy mà La Mã
khỏi bị tiêu diệt. Nhưng người đương thời không hiểu, cho Fabiux là hèn nhát và
phản bội và gọi ông là Cunctator nghĩa là “Người trì hõan”. Trong các ngôn ngữ
Tây Phương Cunctator có nghĩa là người chỉ huy quân sự dè dặt, khôn ngoan,
không hành động sôi nổi, để chờ thời cơ thuận tiện. Trong các cuộc chiến tranh
chống Napoléon, chiến lược của Kutuzov chính là tranh những trận đánh vô ích để
chờ thời cơ, dùng chiến tranh nhân dân mà đuổi địch. [76] Ở đây có chỗ tiền hậu
bất nhất. Trên kia thì nói 10 giờ lúc này lại nói là tám giờ. [77] Ghế bành đệm
ngồi thì thấp, lưng thì cao để tựa đầu vào, lấy tên nhà đại văn hào Pháp trong
thế kỷ 18 [78] Bản đồ chiến trường Austerlix (2-11-1805) Napoléon cho hữu quân
lùi, nhử cho cả quân Nga đuổi theo kế họach Vairother, rồi thừa thế cho trung
quân tiến lên chiếm cao nguyên Pratxen là vị trí quyết định, đánh vòng ra sau lưng,
cắt quân Nga ra từng đọan, dồn xuống ao dầy đóng băng ở hẻm núi mà tiêu diệt. Hữu
dực Nga do Bargartion chỉ huy thì bị đánh lui về Austerlix. [79] Xúc xích thịt
bò là một món ăn ưa thích của người Đức [80] Một lọai kỵ binh hạng nhẹ vũ trang
bằng giáo, gươm và súng ngắn, giáo của người kỵ binh Ulan có cờ đuôi nheo nhỏ
nhiều mầu. [81] Một véc-sốc tương đương với 0,44m. [82] Trong tiếng Nga, hai từ
này (jego vehsextvo và jego vixotsexvo phát âm hơi giống nhau) [83] Cho bọn Nga
ấy về nhà ma! [84] Dân vũ Ba-ta động tác rất nhẹ nhàng [85] Tên một câu lạc bộ
lớn của giới quý tộc giàu có ở Moskva. [86] Trong thần thọai Hy lạp, nhân dương
là một á thần thuộc hạ của Baccus, mình người chân dê, có sừng dê, chỉ biết rượu
chè dâm đãng. [87] Lọai áo ngòai kiểu cổ của đàn ông có vạt dài. [88] Một lọai
giày thấp gót, hở mu, tương tự như giày hạ. [89] Thực đơn là giấy kê những món
ăn. Ở đây dùng hóan dụ, tức là bản thân những món ăn. Phì là béo, nghĩa là những
món thịt, cá… đạm là gầy, nghĩa là những món rau là đưa. [90] Trông nom việc bếp
nước, tiệc tùng v.v… [91] fruschlique - có lẽ là Frunhstuck (bữa ăn sáng - tiếng
Đức). [92] Ở Nga cửa cổ thường có hai khung để chống rét, mùa ấm thì cất bớt đi
một khung [93] Khoảng bằng phẳng ở chỗ ngoặt giữa chừng thang gác. [94] Theo
phong tục Nga, lúc rửa tội người ta quấn một sợi tóc của đứa bé vào một viên
sáp đem thả vào chậu, nếu sáp và tóc nổi lên mặt nước là điềm tốt. [95] Cách gọi
âu yếm Fiodor Dolokhov [96] Lễ kỷ niệm ngày Chúa Cơ đốc được thánh Joan rửa tội
bằng nước sông Jordan. [97] Thời Trung cổ, các kỵ vĩ đều chọn một người thiếu nữ
(hay thiếu phụ) quý tộc làm công nương, và tự xem mình là kẻ phụng sự vị công
nương đó. [98] Barcarolla (tiếng Ý). [99] Amélie de Mansfeld (1803) là tiểu
thuyết của bà Cotin chứ không phải của bà Xuza - Ở đây tác giả nhớ lầm. [100]
Hình sọ người có hai cái xương chéo nhau ở dưới. [101] Nông dân Nga thường úp
chén lại để tỏ ràng mình không uống nữa. Người Nga khi uống trà thường không bỏ
đường vào chén. [102] Một hội kín có tính chất vừa tôn giáo vừa chính trị. Cũng
gọi là “Hội thợ nề tự do”. [103] Người Maninixt: Người Tam điểm theo lý thuyết
của Claude Saint Martiniste. Trong những người Tam điểm Nga có nhiều người
Martiniste. [104] Novikov (1744 - 1818): Một nhà giáo dục Nga xuất sắc ở thế kỷ
18, hội viên Hội Tam điểm. [105] Thomas Kempit (1379 - 1471): Tu sĩ Cơ đốc
giáo, người Đức, nhà văn tôn giáo. Quyển sách nói đây là quyển bắt chước Giê -
su Cơ đốc. [106] Tức người muốn vào hội Tam điểm để đi tìm chân lý. [107]
Salomon, vua nước Israel và là người đã dựng lên ngôi đền Jerusalem. Salomon được
các dân tộc Cận Đông cho là một bậc anh quân và là một nhà hiền triết.
[108] Vinh quang trần thế trôi qua như thế đấy! (tiếng La tinh) [109] Tức Elen. [110] Marat (1743-1773) một lãnh tụ của phái Jacchins (phái tả) trong cuộc cách mạng tư sản Pháp. [111] Những người tán thành quyền lực vô hạn của nhà Vua. [112] Urope: (đáng lý là Europe), châu Âu. [113] Tức Hòang thái hậu [114] Tên gọi một cơ quan địa ốc ngân hàng ở Nga. [115] Kẻ đồng lọai [116] Johann Godfned Herder (1744-1803), văn sĩ lãng mạn, triết gia và sử gia Đức. [117] Kiev là nơi đi hành hương trọng yếu nhất của Nga. Ở đấy có tu viện Petse và các ngôi mộ của 118 vị “phúc lộc” tức những người đã được tôn lên làm thánh sau khi chết (thường là tuẫn đạo). [118] Kolyazin: một thành phố nhỏ ở tỉnh Tver ở đấy cũng có một tu viện nổi tiếng: khách hàng hương đến đấy đặc biệt vào ngày thứ sáu. [119] Ngày trước có những người ngây dại hoặc giả cách ngây dại được tín đồ chính giáo xem là những “người nhà Trời” hay “người của thượng để” biết được những điều bí ẩn của thiên đường. [120] Một thứ hào có lợp mái [121] Trong tiếng Nga: “nhìn qua mấy ngón tay” nghĩa là làm ngơ. [122] U-lan: quân chủng kỵ binh, vũ trang bằng giáo gươm hay súng ngắn. [123] Vào thời bấy giờ võ quan thường đội “mũ hai sừng” rất to, riêng Napoléon đội chiếc mũ đặc biệt, kích thước nhỏ hơn bình thường. [124] Một người do các gia đình quý tộc trong một tỉnh hay một huyện bầu ra để lo các công việc riêng của đẳng cấp và giữ một chức vụ tương ứng trong các cơ quan tự quản của địa phương [125] Chức quan văn đệ bát phẩm [126] Chức quan văn đệ ngũ phẩm [127] Phẩm hàm danh dự trong cung đình; nguyên là chức của các triều thần lo các công việc nội bộ của cung điện (tiếng Đức Kanmerberr) [128] Sila có nghĩa là “sức mạnh” [129] Vòng luẩn quẩn (tiếng La-tinh trong nguyên văn) [130] Code Napoléon [131] Những hội quán dùng để tiến hành nhưng buổi lễ có những hình thức ăn uống và chôn cất tượng trưng. [132] Một thiên hay trong Cựu ước gồm những lời dân ca trữ tình miêu tả và ca ngợi tình yêu nam nữ, nhưng lại được Giáo hội giải thích thành những hình ảnh tượng trưng cho khát vọng của lính hồn mãnh liệt vươn tới Thượng đế. [133] “Đấy sẽ là vợ tôi” [134] Ladvia và Estoni ngày nay. [135] Vùng duyên hải Baltic (theo cách gọi cũ của người Đức). [136] Luigi Cherubini (1760 - 1842). Nhà sọan nhạc người Ý, tác giả nhiều ca kịch có tinh thần cách mạng. [137] Một điệu vũ nhảy bốn người một, gồm có nhiều điệu khúc khác nhau chen với những trò chơi: thường kết thúc một vũ hội lớn. [138] Làm một đấng nam nhi (tiếng Đức) [139] Hết một chầu gồm một số ván nhất định [140] Một đất nước tượng trưng do các nhà tiểu thuyết Pháp ở thế kí 17 đặc biệt là Mme de Scudéry, tưởng tượng ra, trong xứ này ta chỉ lo đến việc yêu đương. [141] Bản đồ của xứ sở nói trên, trong đó có các sông hồ: thị trấn và làng mạc đều mang tên có ý nghĩa liên quan đến tình ái. [142] Một văn kiện về hiến chương của các chi hội Tam điểm đầu tiên. [143] tức Sonya [144] Linh mục chính giáo. [145] Người linh mục có trách nhiệm xưng tội. [146] Theo pháp luật thời ấy, của vợ của chồng đều để riêng, chồng không có quyền thừa kế tài sán của vợ, đó là sở hữu của con sau khi vợ chết [147] Cuộc đi săn nhiều người cưỡi ngựa dùng chó săn để đuổi thú [148] Lọai chó săn mình thon và dài, bụng nhỏ, chàn cao, mõm dài, lông dài, chạy rất nhanh. [149] Lọai roi dùng đánh cho kêu để lùa thú săn [150] Người có nhiệm vụ đi lùng và đuổi thú săn vào một chỗ nào đó. [151] Chó săn đuổi. [152] Ở các nhà quý tộc ngày trước có tục nuôi hề, đến cuộc giải phóng nông nô mới hết [153] Thành ngữ, có nghĩa là “tôi cũng biết cách tự vệ chứ!” [154] Diana (hay Artmix) nữ thần săn bắn trong thần thọai Hy Lạp. [155] Ý muốn chỉ cái tù và bằng sừng của người đi săn. [156] Diadke người đầy tớ chuyên coi số, và đôi khi dạy dỗ trẻ em. [157] Một dân tộc thiểu số vùng núi Kavkaz [158] Trước càng xe tam mã có một thanh gỗ hình vòng cung vất ngang ở phía trên vai ngựa. [159] Tiểu thuyết của Caramdin, thế kỷ 19, kể chuyện một người con gái nông thôn yêu một người quý tộc rồi bị người ấy bỏ nên nhẩy xuống sông trầm mình. [160] Hạng lô ở chung quanh tầng dưới. [161] Vua Ba Tư [162] Dãy đèn dài ở trước sân khấu [163] Lọai đàn hình dáng như đàn violon nhưng rất lớn dùng để chơi những bè trầm (contrebasse) [164] Thánh Maria - Magdalena là một người đàn bà không đoan chính được Chúa Jesus tha thứ “vì nàng đã yêu nhiều”. [165] Grossvater - Điệu nhảy của Đức [166] Cách gọi thân mật tên Fiodor Dolokhov [167] Theo phong tục Nga, khi có người ra đi: mọi người đều đóng cửa ngồi lại với nhau một lát. [168] Trượt dốc là một trò chơi được người Pháp gọi là “Núi Nga” (Montagnes russes) còn người Nga thì lại gọi là “núi Mỹ” (Amerikanskie gorry). Người ta đắp một con đường tuyết lên xuống như làn sóng và cho xe trượt tuyết chạy theo con đường đó. [169] Người tự xem là bị xúc phạm thường đòi người đã xúc phạm mình xin lỗi nếu người này từ chối, người kia sẽ thách đấu súng [170] Tức hệ thống phong tỏa lục địa [171] Một nhóm dân tộc du mục miền Bắc Hắc Hải vào thời cổ đại (Scythes) [172] Tướng lĩnh vĩ đại nhất của thế giới Hy Lạp cổ đại đã chinh phục một khu vực rộng mêng mông kéo dài đến tận biên giới Ấn Độ (356 - 323 trước công nguyên) [173] Vive Empereur - Tên gọi của binh sĩ đặt cho Napoléon [174] Tên gọi đầu của binh sĩ đặt cho Napoléon [175] Vạn tuế (tiếng Ba Lan) [176] (Thần linh) muốn hại người nào: thì làm cho người ấy mất trí khôn. (tiếng La tinh) [177] Mura phát âm sai. Pháp hóa tên họ Balasov và thêm chữ “De =đờ” như trong các tên họ quý tộc Pháp. [178] Lính đánh thuê của vua Ai Cập, vốn là người ngọai quốc bị bắt về nuôi từ bé. [179] Người giám mã mamluk của Napoléon là một vật kỷ niệm của chiến dịch Ai Cập [180] Một thứ rượu cồn nhẹ có pha nước hoa, dùng để rửa (eau - de cologne nghĩa là đen là “nước thành Colonhơ” - tức Koln: một thành phố Đức) [181] Trận đánh lớn ở thế kỷ 17, trong đó Piotr đại đế đánh tan quân Thuỵ Điển do vua Charle XII chỉ huy. [182] Lọai sứ quý do thủ công xưởng nổi tiếng từ xưa ở Xevrơ (thị trấn gần Paris) sản xuất. [183] Tên những công quốc ở Đức và cũng là tên những dòng họ vương công quan hệ thân thuộc với Alekxandr. [184] Chuyện cổ tích của Perrault Charles 1628 - 1703) [185] Phu nhân hay tiểu thư Ba Lan. [186] Ngài, tiên sinh (tiếng Ba Lan). [187] Eo núi hiểm trở ở Bắc Hy lạp do vua Leonidax chỉ huy đã hi sinh anh dũng trong khi ngăn cản đạo quân viễn chinh của Ba Tư năm 480 trước công nguyên. [188] “vận đỏ” thường được biểu trưng bằng hình ảnh một người đàn bà bị mắt chân đi trên một cái bánh xe có cánh. [189] Để yểm trừ vận xấu. [190] Có nghĩa là “chỉ thánh”, “tòan quyển”, cơ quan tối cao của giáo hội chính giáo. [191] Moise. Ghedeon, David: tên những nhân vật trong Thánh kinh đã lãnh đạo dân Do Thái chiến thắng kẻ thù. Amalek, Madiam, Goliath: Tên những kẻ thù của dân tộc Do Thái. [192] Apocalypxo (tiếng Hy Lạp có nghĩa là “truyền báo”), - Thiên cuối trong sách Tân ước, có tính chất tượng trưng và thần bí, gồm những lời tuyên về lương lại đạo Cơ đốc, về sự tòan thắng của đạo Cơ đốc sau khi Ma vương phản Cơ đốc xuất hiện. Trong thiên này có nói nhiều đến một con thú quái đản, về sau được gọi là “con thú Apocalypxo”. Tác giả thiên này là Thánh Joan một trong mười hai tông đồ của Jesus. [193] Pie và Petya đều là những cách gọi tên Piotr [194] Săm-pi-nhông (tiếng Pháp: champignon) là cây nấm. Ở đây dân chúng nhầm chữ này với chữ Spion (gốc tiếng Đức) có nghĩa là mật thám, gián điệp [195] Một di tích lịch sử của thế kỷ 16 để ở điện Kreml. Nòng súng dài 5m34, cỡ nòng 890mm: nặng 40 tấn. Một vài mẫu đáng chú ý của nghệ thuật đúc đồng Nga. [196] Nước giải khát làm bằng lên men bột mỳ, vị hơi chua. [197] Buổi lễ nhiều linh mục cùng hành lễ [198] Tạp chí có xu hướng yêu nước do Glinka (xem phụ lục) xuất bản ở Moskva trong khoảng 1808 - 1824. [199] Thực ra Barclay là người Scotland, nhưng ngày xưa ở Nga danh tử “Đức”, thường dùng để chỉ tất cả những người ngọai quốc nói chung. [200] Tức thái tử hòang đế. [201] Zubov: sủng thần cuối cùng của Ekaterina II. [202] Chức quan trông coi việc riêng của giai cấp quý tộc (cũng gọi là đại biểu quý tộc) [203] Tức Pior đệ tam (1728-1762) một ông vua bị truất phế mà nông dân thường cho là một bậc minh quân. Tuy Piort đã bị ám sát (do âm muu của hòang hậu Ekaterina), họ vẫn tin rằng ông ta còn lẩn khuất trong nước mà mưu toan khôi phục ngôi báu. [204] Tức nông dân tự do, làm ruộng lĩnh canh và nộp địa tô cho trang chủ, khác với nông nô thuộc quyền sở hữu của trang chủ. [205] Một ác-sin bằng 0,324 mét. [206] Tiếng dùng để gọi các hòang thân. [207] Tức người Đức. Ý muốn nói đến bọn tướng Đức đã có một thời lộng hành trong các bộ tư lệnh Nga. [208] Tượng trưng cho lòng hiếu khách. [209] Tục ngữ Nga, ý nói là làm việc gì cũng phải bất chấp những cái hại nhỏ, không đáng kể mà nó có thể gây ra. [210] Những món ăn dân tộc của người Nga. [211] Charon là người trở đò ngang trên sông Sticxơ, con sông ngăn dương thế với âm ty (trong thần thọai Hy Lạp). [212] Một câu tục ngữ Pháp dịch ra tiếng Nga. Ý nói: “Người ấy thiêng thật. Vừa nhắc đến tên đã thấy người rồi”. [213] Jenne d Arc, nữ anh hùng Pháp (1412-1431) đã cầm quân chiến đấu chống quân xâm lược Anh. [214] Theo thần thọai Hy Lạp, Amazon là một xứ sớ ở miền Hắc Hải, dân tòan đàn bà. Đàn bà cưỡi ngựa và chiến đấu rất giỏi. [215] Đóng cọc tội nhân trên một cái giá xong để bêu nó trước quần chúng đứng xung quanh (Pilơri) [216] Đầu binh sĩ cạo trọc, khác hẳn đầu nông dân để tóc rất dài. [217] Sàn diễn kịch hay đấu võ của người Hy Lạp và La Mã cổ đại xung quanh có khán đài bậc thang hình vòng tròn bao bọc. [218] S.N. Marin là một sĩ quan phụ tá của Alekxandr đệ nhất, có làm một bài thơ chế giễu G.V. Gerakov một nhà thơ tồi, đại ý nói: “Sao cứ làm thơ mãi cho độc giả chết mòn? Thà, cứ làm giáo viên trong trường lục quân” [219] Một công sự hình năm góc có nhiều lỗ châu mai ở xung quanh: dùng cho pháo binh, có thể bán ra khắp vùng bao quanh. [220] Đây nói đến việc quân Pháp bị Wellington đánh bại ở Tây Ban Nha ngày 20-7-1812. [221] Tranh của Raphael vẽ cho nhà thờ Xicxtin. (La Mã) [222] biboke (trò chơi): người chơi cắm một cái gậy nhỏ cố đâm xuyên qua một quả cầu bằng gỗ có khoan lỗ thả từ trên rơi xuống. [223] Điển tích lấy trong lịch sử La Mã: Nữ hòang Ai Cập là Cleopatra đã nhờ sắc đẹp lộng lẫy mà quyến rũ được tướng La Mã Antoniux và do đó đã làm cho ý đồ chinh phạt của La Mã thất bại. Người đời sau có lời bàn mỉa mai rằng “Giả sử cái mũi của Cleopatra dài hơn một chút, bộ mặt của thế giới sẽ thay đổi”. Tolstoy dùng điểm này cho một trường hợp tương tự [224] Vụ tàn sát hàng lọat những người theo tôn giáo cải cách (“Tin lành”) dưới thời Charles IX. Đêm 23 tháng tám 1572 (rạng ngày thánh Barthelomy), nhà vua, theo lời xúi giục của hòang thái hậu và bọn triều thần công giáo đã ra lệnh giết hết những người Tin Lành, kể cả trẻ sơ sinh. [225] Lý luận trên một cơ sở sai lầm, nhưng có vẻ hợp lý nhờ một lối suy diễn chặt chẽ, nhằm đưa đến một kết luận không đúng (sophisme). Lý luận quỷ biện nói đây là của Zenon người Hele, triết gia Hy Lạp ở thế kỷ V trước công nguyên. [226] Asil (hay Akhillox), nhân vật nổi tiếng nhất trang anh hùng ca Iliad của Homer, vua dân Miếcmiđông, rất dũng cảm và nóng nảy. Chết trong cuộc đánh chiếm thành Troie. [227] Một dòng tu sĩ công giáo thành lập vào thế kỷ XVI một công cụ đắc lực của Giáo hòang để chống lại phái cải cách và các lực lượng tiến bộ khác. Vốn chủ trương rằng “mục đích biện hộ cho phương tiện”, dòng này dùng những biện pháp tôn giáo để tổ chức do thám ám sát và hủ hóa [228] Cơ đốc giáo (Christianisme) gồm có nhiều tôn giáo khác nhau trong đó có công giáo (catholisme) của một số nước Tây Âu và Chính giáo (orthodoxie), tôn giáo của người Nga. [229] Quả trứng của Columbo thường dùng để chỉ những sáng kiến hay và đơn giản nhưng không ai nghĩ đến [230] Tức chính phủ đối lập với giáo hội là chính quyền tinh thần [231] Trong tiếng Nga chữ “liên kết” và chữ “thắng ngựa vào xe” là một (Xopryngat) [232] Theo phong tục Nga, khi tiễn biệt người đi xa, gia quyến đường ngồi im một lúc. [233] Đại quý tộc Nga, chỗ dựa của Sa hòang (bãi bỏ từ năm 1750) [234] Mura [235] Tượng trưng cho lòng mến khách (theo phong tục Nga) [236] Chìa khóa tượng trưng của thành phố, để tỏ ra rằng thành phố mở cửa không chống cự. [237] Người Nga Beduhop [238] Tên là Phridrich Sttap (1792 - 1809) [239] Quanter (tiếng Đức) hay kvartira (tiếng Nga) đều có nghĩa chỗ ở. [240] Thứ nước giải khát làm bằng nước quả ép, vị hơi chua chua. [241] François Joseph Talma, diễn viên bi kịch ưu tú của thời Napoléon(1763-1826) [242] Catherine Joséphine Duchesnois, nữ diễn viên bi kịch có tiếng (1777-1835) [243] Robet Joseph Pothier (1699 - 1772) nhà luật học: giáo sư và chánh án ở Orléant. [244] Tên trường thần học cao đẳng ở Paris, thành lập năm 1253, về sau là trường Đại học tổng hợp Paris. [245] Y học thời ấy (1812) chưa biết cách ngừa và trị chứng họai thư. Văn hào Anton Tshekhov vốn là bác sĩ. Có nói rằng ông có thể chữa được chứng họai thư của công tước Andrey [246] Một con vật hoang đường trong truyền thuyết Hy Lạp, tượng trưng cho sự bí ẩn, thường được hình dung như một con sư tử đầu người có cánh [247] Người mắc bệnh đi lang thang trong khi đang ngủ. [248] Tức hòang hậu Maria Feodorovna vợ Pavel và đương kim hòang hậu Elizaveta Alekxeyevna, vợ Alekcxandr đệ nhất [249] Hòang hậu Elizaveta Alekxeyvna là công chúa xứ Baden (Đức) nhưng sau khi lấy chồng thì lại biểu dương một lòng ái quốc “đặc biệt Nga” [250] Lời hoan hô chào đón Jesus Cơ dốc (Phúc âm). [251] Goliath là người khổng lồ của quân Philixtin bị David, người chăn cừu xứ Israel giết chết (Cựu ước) [252] Theo truyền thuyết thánh kinh, khi hai con người đầu tiên là Adame và Eva đang ở vườn Eden (thiên đường trần gian) thượng đế cấm họ ăn quả tri thức. Chính vì vi phạm lệnh cấm này mà lòai người bị thượng đế đày đọa (Cựu ước) [253] Uỷ ban đây là uỷ ban điều tra và truy nã những thủ phạm gây nẻn vụ hỏa họan. [254] Nông dân Nga mặc áo rubaska rộng bỏ ra ngòai quần có thắt một sợi dây ngang lưng. [255] Trong tiếng Nga, nông dân (krextyanxki) vá chữ ca đốc gần giống nhau về ngữ âm. [256] Trong tiếng Nga tất cả các danh từ (hay tinh từ: trạng từ cũng thể) có thể cấu tạo thành những từ có nghĩa “âu yểm “ bằng cách thêm những vị tố đặc biệt [257] Câu trong kinh thánh [258] Nhà máy vũ khí nổi tiếng của Nga [259] Ám chỉ một lời của Napoléon nói với binh sĩ khi đi ngang các kim tự tháp, trước khi glao chiến với quân mamluk của Ai Cập: “Hỡi binh sĩ, từ trên các đỉnh kim tự tháp kia, bốn mươi thế kỷ đang chiêm ngưỡng các người!” [260] “Mùa hè của đàn bà”, tiết ấm trời xem vào giữa những ngày rét mướt của mùa thu như một dư âm của mùa hạ. [261] Mme de Stael (1776 - 1817) nhà văn hóa Pháp có xu hướng tự do bị Napoléon khủng bố phải lánh ra nước ngòai từ 1802, năm 1812 bà ở Nga. [262] Vào thời kỳ (1812) ở kíp súng trường và súng tay có lắp một thỏi đá lửa mài nhọn. Khi kíp bật xuống đá lửa phát ra một tia lửa làm cháy ngòi thuốc [263] Venxenny là tính từ phái sinh của Vexna - mùa xuân. Visenya cũng có một âm hưởng khen gợi ý Vexna. [264] Áo lông của vùng núi Kavkaz [265] Phụ lưu bên phải của sông Dniepr. Tháng mười một năm 1812 quân đội Pháp bỏ chạy với bị tổn thất nặng nề ở đây. Napoléon chạy thóat và chín nghìn người đến Vinno. Tòan quân gần như bị tiêu diệt [266] Biệt hiệu của Bayard, danh tướng Pháp (1473-1524) [267] Bút ký của Wilson [268] Grand [269] Lịch sử năm 1812 của Bogdanovich “Đặc tính của Kutuzov và bàn về những kết quả không mỹ mãn của các trận đánh ở Kraxnoye (chú thích của tác giả) [270] Câu nói của Napoléon ở Ai Cập (xem chú thích ở phần 12) [271] Mne de Stael (1776 - 1817) nhà văn hóa Pháp có xu hướng tự do bị Napoléon khủng bố phải lánh ra nước ngòai từ 1802, năm 1812 bà ở Nga. [272] Ám chỉ một câu tục ngữ Pháp: “Không ai là vĩ nhân đối với người hầu buồng của mình” [273] Xin lỗi [274] Ý muốn nói Napoléon. [275] Vua Henri IV muôn năm, nhà vua dũng cảm ấy muôn năm! Thật là một tay cừ khôi, có ba tài năng, là uống rượu, đánh nhau và lịch thiệp với phụ nữ (dân ca Pháp) [276] Thành ngữ: “tiêu huỷ chiến thuyền” có nghĩa là đánh nước cờ liều nếu không thành thì không còn lối thóat nào nữa [277] Một hí trường khán đài vòng tròn rất đồ sộ ở La Mã, ngày xưa dùng làm nơi đấu võ đua xe ngựa hoặc để thú dữ ăn thịt tội nhân cho công chúng xém. Hí trường Coliseum xây dưới hai triều Vespasien và Titus vào khoảng thế kỷ đầu Công nguyên [278] Một đơn vị cận vệ. Sau cuộc chiến tranh 1812, có một phong trào mạnh mẽ chống lại chế độ hà khắc trong quân đội. Trung đòan Xemenovxki khởi nghĩa vào tháng 10 năm 1820 bị trấn áp dữ dội và bị giải tán [279] Tháng 8 năm 1895 Napoléon xin chính phủ phái đến Thổ Nhĩ Kỳ để cải tổ pháo binh. [280] Năm 1897 Napoléon sang Ai Cập. Năm 1899 quân Nga Xuvorov chỉ huy tiến vào Ý, đánh bại Morô ở Calsano, đánh bại Mac Donal ở Trebbia, đánh bại Juben ở Novy [281] Alekxandr sai đúc một huy chương kỷ niệm việc chiến thắng quân Pháp năm 1812 trên huy chương có câu này. [282] Hãy nhớ cái chết (tiếng La tinh) [283] Một tổ chức phản động do A.N. Golitxyn cầm đầu và được Alekxander đệ nhất bảo trợ, gồm có những quan chức và cao cấp và giáo sĩ thành lập ở Petersburg năm 1803. Chủ trương truyền bá Kinh Thánh [284] Người Đức năm 1820 được bầu làm giám đốc hội Thánh kinh [285] Người thành lập một giáo phái thần bí. [286] Bà thầy bói đã có thời rất ảnh hưởng với Alekxander đệ nhất. [287] Nhà văn thần bí người Đức (1752 - 1803) [288] Một người tay chân của Arakseyev đã đưa vào quân đội một chế độ kỷ luật roi vọt hà khắc gây nên những phản ứng dữ dội trong trung đòan Xemonovxki [289] Một người cầm đầu phái quý tộc tiến bộ sau này sẽ làm chủ cuộc khởi nghĩa Tháng chạp. (Ý định ban dầu của Lev Tolstoy là kể lại quá trình hình thành tư tưởng của một người Tháng chạp - Piotr Bezukhov) [290] Một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa chống lại Sa hòang và giai cấp quý tộc (1726-1775) [291] Tughenbund Tegenbunđ (Đạo đức đồng minh). Hội của Đức thành lập vào năm 1808 bị Napoléon giải tán năm 1810, đã được lập lại khi Napoléon bị truất ngôi [292] Bund tiếng Đức là liên minh, còn bunt tiếng Nga là nổi lọan, khởi nghĩa (hai chữ đều phát âm là “buot”) [293] Mixius người La Mã tự đốt tay mình trước mặt quân thù để biểu lộ tinh thần bất khuất. [294] Gibpon (1737-1794). Sử gia tư sản Anh, tác giả bộ “Sự suy đồi và sụp đổ của đế chế La Mã” [295] Ý nói đến những hành động khôn khéo của Teleyrăng ở hội nghị Viên năm 1814 [296] Pierre Lanfrey (1828-1877) tác giả “Lịch sử Napoléon” [297] Gervinus (1805-1871), sử gia Đức. Schlossor (1776- 1861) tác giả "Lịch sử thế giới" gồm 19 quyển (2) [298] "Contrat social" tác: phẩm của nhà văn và tư tưởng Pháp thế kỷ 18 J.J. Russeau [299] Đối với nông dân Nga thời ấy, khái niệm “người Đức” (Nemetx) có thể bao gồm đủ các thứ người ngọai quốc (nghĩa đầu tiên của chữ nemetx là - người câm - tức là người không biết nói tiếng Nga) phần đông là người phương Tay, nơi sản sinh ra các thứ máy móc mới lạ [300] Napoléon III (1808-1873) cháu gọi Napoléon I bằng chú. Làm chủ tịch nước Pháp cộng hòa sau khi cách mạng 1848 thất bại. Bị phế truất sau khi Pháp bị Phổ đánh bại năm 1870. [301] Louis XIV vua Pháp cai trị từ 1643 đến 1715, Ivan IV vua Nga từ 1533 đến 1584. Louis XIV vua Pháp từ 1774 bị cách mạng Pháp xử tử năm 1793. Charles I vua Anh từ 1600 đến 1649 bị cách mạng xử tử năm 1649 [302] Godfue, người lãnh đạo cuộc Thập tự chinh thứ nhất [303] Piere ẩn sĩ - tu sĩ Pháp cổ động cho cuộc Thập tự chinh thứ nhất. [304] Vua Hung nô, khét tiếng tàn ác đã đánh bại các vua chúa châu Âu và châu Á đem quân đến biên giới Pháp. Chết ở Hung năm 453. [305] Copernic (1473 - 1543), nhà thiên văn học Ba Lan đã chứng minh mặt trời là trung tâm của thái dương hệ và quả đất và các hành tinh khác quay xung quanh mặt trời [306] Anh hùng truyền thuyết của xứ Israel, theo Kinh thánh, Joxue đã chặn đứng mặt trời để kéo dài ngày ra cho có đủ thì giờ đánh tan quân địch trước khi trời tối.
[108] Vinh quang trần thế trôi qua như thế đấy! (tiếng La tinh) [109] Tức Elen. [110] Marat (1743-1773) một lãnh tụ của phái Jacchins (phái tả) trong cuộc cách mạng tư sản Pháp. [111] Những người tán thành quyền lực vô hạn của nhà Vua. [112] Urope: (đáng lý là Europe), châu Âu. [113] Tức Hòang thái hậu [114] Tên gọi một cơ quan địa ốc ngân hàng ở Nga. [115] Kẻ đồng lọai [116] Johann Godfned Herder (1744-1803), văn sĩ lãng mạn, triết gia và sử gia Đức. [117] Kiev là nơi đi hành hương trọng yếu nhất của Nga. Ở đấy có tu viện Petse và các ngôi mộ của 118 vị “phúc lộc” tức những người đã được tôn lên làm thánh sau khi chết (thường là tuẫn đạo). [118] Kolyazin: một thành phố nhỏ ở tỉnh Tver ở đấy cũng có một tu viện nổi tiếng: khách hàng hương đến đấy đặc biệt vào ngày thứ sáu. [119] Ngày trước có những người ngây dại hoặc giả cách ngây dại được tín đồ chính giáo xem là những “người nhà Trời” hay “người của thượng để” biết được những điều bí ẩn của thiên đường. [120] Một thứ hào có lợp mái [121] Trong tiếng Nga: “nhìn qua mấy ngón tay” nghĩa là làm ngơ. [122] U-lan: quân chủng kỵ binh, vũ trang bằng giáo gươm hay súng ngắn. [123] Vào thời bấy giờ võ quan thường đội “mũ hai sừng” rất to, riêng Napoléon đội chiếc mũ đặc biệt, kích thước nhỏ hơn bình thường. [124] Một người do các gia đình quý tộc trong một tỉnh hay một huyện bầu ra để lo các công việc riêng của đẳng cấp và giữ một chức vụ tương ứng trong các cơ quan tự quản của địa phương [125] Chức quan văn đệ bát phẩm [126] Chức quan văn đệ ngũ phẩm [127] Phẩm hàm danh dự trong cung đình; nguyên là chức của các triều thần lo các công việc nội bộ của cung điện (tiếng Đức Kanmerberr) [128] Sila có nghĩa là “sức mạnh” [129] Vòng luẩn quẩn (tiếng La-tinh trong nguyên văn) [130] Code Napoléon [131] Những hội quán dùng để tiến hành nhưng buổi lễ có những hình thức ăn uống và chôn cất tượng trưng. [132] Một thiên hay trong Cựu ước gồm những lời dân ca trữ tình miêu tả và ca ngợi tình yêu nam nữ, nhưng lại được Giáo hội giải thích thành những hình ảnh tượng trưng cho khát vọng của lính hồn mãnh liệt vươn tới Thượng đế. [133] “Đấy sẽ là vợ tôi” [134] Ladvia và Estoni ngày nay. [135] Vùng duyên hải Baltic (theo cách gọi cũ của người Đức). [136] Luigi Cherubini (1760 - 1842). Nhà sọan nhạc người Ý, tác giả nhiều ca kịch có tinh thần cách mạng. [137] Một điệu vũ nhảy bốn người một, gồm có nhiều điệu khúc khác nhau chen với những trò chơi: thường kết thúc một vũ hội lớn. [138] Làm một đấng nam nhi (tiếng Đức) [139] Hết một chầu gồm một số ván nhất định [140] Một đất nước tượng trưng do các nhà tiểu thuyết Pháp ở thế kí 17 đặc biệt là Mme de Scudéry, tưởng tượng ra, trong xứ này ta chỉ lo đến việc yêu đương. [141] Bản đồ của xứ sở nói trên, trong đó có các sông hồ: thị trấn và làng mạc đều mang tên có ý nghĩa liên quan đến tình ái. [142] Một văn kiện về hiến chương của các chi hội Tam điểm đầu tiên. [143] tức Sonya [144] Linh mục chính giáo. [145] Người linh mục có trách nhiệm xưng tội. [146] Theo pháp luật thời ấy, của vợ của chồng đều để riêng, chồng không có quyền thừa kế tài sán của vợ, đó là sở hữu của con sau khi vợ chết [147] Cuộc đi săn nhiều người cưỡi ngựa dùng chó săn để đuổi thú [148] Lọai chó săn mình thon và dài, bụng nhỏ, chàn cao, mõm dài, lông dài, chạy rất nhanh. [149] Lọai roi dùng đánh cho kêu để lùa thú săn [150] Người có nhiệm vụ đi lùng và đuổi thú săn vào một chỗ nào đó. [151] Chó săn đuổi. [152] Ở các nhà quý tộc ngày trước có tục nuôi hề, đến cuộc giải phóng nông nô mới hết [153] Thành ngữ, có nghĩa là “tôi cũng biết cách tự vệ chứ!” [154] Diana (hay Artmix) nữ thần săn bắn trong thần thọai Hy Lạp. [155] Ý muốn chỉ cái tù và bằng sừng của người đi săn. [156] Diadke người đầy tớ chuyên coi số, và đôi khi dạy dỗ trẻ em. [157] Một dân tộc thiểu số vùng núi Kavkaz [158] Trước càng xe tam mã có một thanh gỗ hình vòng cung vất ngang ở phía trên vai ngựa. [159] Tiểu thuyết của Caramdin, thế kỷ 19, kể chuyện một người con gái nông thôn yêu một người quý tộc rồi bị người ấy bỏ nên nhẩy xuống sông trầm mình. [160] Hạng lô ở chung quanh tầng dưới. [161] Vua Ba Tư [162] Dãy đèn dài ở trước sân khấu [163] Lọai đàn hình dáng như đàn violon nhưng rất lớn dùng để chơi những bè trầm (contrebasse) [164] Thánh Maria - Magdalena là một người đàn bà không đoan chính được Chúa Jesus tha thứ “vì nàng đã yêu nhiều”. [165] Grossvater - Điệu nhảy của Đức [166] Cách gọi thân mật tên Fiodor Dolokhov [167] Theo phong tục Nga, khi có người ra đi: mọi người đều đóng cửa ngồi lại với nhau một lát. [168] Trượt dốc là một trò chơi được người Pháp gọi là “Núi Nga” (Montagnes russes) còn người Nga thì lại gọi là “núi Mỹ” (Amerikanskie gorry). Người ta đắp một con đường tuyết lên xuống như làn sóng và cho xe trượt tuyết chạy theo con đường đó. [169] Người tự xem là bị xúc phạm thường đòi người đã xúc phạm mình xin lỗi nếu người này từ chối, người kia sẽ thách đấu súng [170] Tức hệ thống phong tỏa lục địa [171] Một nhóm dân tộc du mục miền Bắc Hắc Hải vào thời cổ đại (Scythes) [172] Tướng lĩnh vĩ đại nhất của thế giới Hy Lạp cổ đại đã chinh phục một khu vực rộng mêng mông kéo dài đến tận biên giới Ấn Độ (356 - 323 trước công nguyên) [173] Vive Empereur - Tên gọi của binh sĩ đặt cho Napoléon [174] Tên gọi đầu của binh sĩ đặt cho Napoléon [175] Vạn tuế (tiếng Ba Lan) [176] (Thần linh) muốn hại người nào: thì làm cho người ấy mất trí khôn. (tiếng La tinh) [177] Mura phát âm sai. Pháp hóa tên họ Balasov và thêm chữ “De =đờ” như trong các tên họ quý tộc Pháp. [178] Lính đánh thuê của vua Ai Cập, vốn là người ngọai quốc bị bắt về nuôi từ bé. [179] Người giám mã mamluk của Napoléon là một vật kỷ niệm của chiến dịch Ai Cập [180] Một thứ rượu cồn nhẹ có pha nước hoa, dùng để rửa (eau - de cologne nghĩa là đen là “nước thành Colonhơ” - tức Koln: một thành phố Đức) [181] Trận đánh lớn ở thế kỷ 17, trong đó Piotr đại đế đánh tan quân Thuỵ Điển do vua Charle XII chỉ huy. [182] Lọai sứ quý do thủ công xưởng nổi tiếng từ xưa ở Xevrơ (thị trấn gần Paris) sản xuất. [183] Tên những công quốc ở Đức và cũng là tên những dòng họ vương công quan hệ thân thuộc với Alekxandr. [184] Chuyện cổ tích của Perrault Charles 1628 - 1703) [185] Phu nhân hay tiểu thư Ba Lan. [186] Ngài, tiên sinh (tiếng Ba Lan). [187] Eo núi hiểm trở ở Bắc Hy lạp do vua Leonidax chỉ huy đã hi sinh anh dũng trong khi ngăn cản đạo quân viễn chinh của Ba Tư năm 480 trước công nguyên. [188] “vận đỏ” thường được biểu trưng bằng hình ảnh một người đàn bà bị mắt chân đi trên một cái bánh xe có cánh. [189] Để yểm trừ vận xấu. [190] Có nghĩa là “chỉ thánh”, “tòan quyển”, cơ quan tối cao của giáo hội chính giáo. [191] Moise. Ghedeon, David: tên những nhân vật trong Thánh kinh đã lãnh đạo dân Do Thái chiến thắng kẻ thù. Amalek, Madiam, Goliath: Tên những kẻ thù của dân tộc Do Thái. [192] Apocalypxo (tiếng Hy Lạp có nghĩa là “truyền báo”), - Thiên cuối trong sách Tân ước, có tính chất tượng trưng và thần bí, gồm những lời tuyên về lương lại đạo Cơ đốc, về sự tòan thắng của đạo Cơ đốc sau khi Ma vương phản Cơ đốc xuất hiện. Trong thiên này có nói nhiều đến một con thú quái đản, về sau được gọi là “con thú Apocalypxo”. Tác giả thiên này là Thánh Joan một trong mười hai tông đồ của Jesus. [193] Pie và Petya đều là những cách gọi tên Piotr [194] Săm-pi-nhông (tiếng Pháp: champignon) là cây nấm. Ở đây dân chúng nhầm chữ này với chữ Spion (gốc tiếng Đức) có nghĩa là mật thám, gián điệp [195] Một di tích lịch sử của thế kỷ 16 để ở điện Kreml. Nòng súng dài 5m34, cỡ nòng 890mm: nặng 40 tấn. Một vài mẫu đáng chú ý của nghệ thuật đúc đồng Nga. [196] Nước giải khát làm bằng lên men bột mỳ, vị hơi chua. [197] Buổi lễ nhiều linh mục cùng hành lễ [198] Tạp chí có xu hướng yêu nước do Glinka (xem phụ lục) xuất bản ở Moskva trong khoảng 1808 - 1824. [199] Thực ra Barclay là người Scotland, nhưng ngày xưa ở Nga danh tử “Đức”, thường dùng để chỉ tất cả những người ngọai quốc nói chung. [200] Tức thái tử hòang đế. [201] Zubov: sủng thần cuối cùng của Ekaterina II. [202] Chức quan trông coi việc riêng của giai cấp quý tộc (cũng gọi là đại biểu quý tộc) [203] Tức Pior đệ tam (1728-1762) một ông vua bị truất phế mà nông dân thường cho là một bậc minh quân. Tuy Piort đã bị ám sát (do âm muu của hòang hậu Ekaterina), họ vẫn tin rằng ông ta còn lẩn khuất trong nước mà mưu toan khôi phục ngôi báu. [204] Tức nông dân tự do, làm ruộng lĩnh canh và nộp địa tô cho trang chủ, khác với nông nô thuộc quyền sở hữu của trang chủ. [205] Một ác-sin bằng 0,324 mét. [206] Tiếng dùng để gọi các hòang thân. [207] Tức người Đức. Ý muốn nói đến bọn tướng Đức đã có một thời lộng hành trong các bộ tư lệnh Nga. [208] Tượng trưng cho lòng hiếu khách. [209] Tục ngữ Nga, ý nói là làm việc gì cũng phải bất chấp những cái hại nhỏ, không đáng kể mà nó có thể gây ra. [210] Những món ăn dân tộc của người Nga. [211] Charon là người trở đò ngang trên sông Sticxơ, con sông ngăn dương thế với âm ty (trong thần thọai Hy Lạp). [212] Một câu tục ngữ Pháp dịch ra tiếng Nga. Ý nói: “Người ấy thiêng thật. Vừa nhắc đến tên đã thấy người rồi”. [213] Jenne d Arc, nữ anh hùng Pháp (1412-1431) đã cầm quân chiến đấu chống quân xâm lược Anh. [214] Theo thần thọai Hy Lạp, Amazon là một xứ sớ ở miền Hắc Hải, dân tòan đàn bà. Đàn bà cưỡi ngựa và chiến đấu rất giỏi. [215] Đóng cọc tội nhân trên một cái giá xong để bêu nó trước quần chúng đứng xung quanh (Pilơri) [216] Đầu binh sĩ cạo trọc, khác hẳn đầu nông dân để tóc rất dài. [217] Sàn diễn kịch hay đấu võ của người Hy Lạp và La Mã cổ đại xung quanh có khán đài bậc thang hình vòng tròn bao bọc. [218] S.N. Marin là một sĩ quan phụ tá của Alekxandr đệ nhất, có làm một bài thơ chế giễu G.V. Gerakov một nhà thơ tồi, đại ý nói: “Sao cứ làm thơ mãi cho độc giả chết mòn? Thà, cứ làm giáo viên trong trường lục quân” [219] Một công sự hình năm góc có nhiều lỗ châu mai ở xung quanh: dùng cho pháo binh, có thể bán ra khắp vùng bao quanh. [220] Đây nói đến việc quân Pháp bị Wellington đánh bại ở Tây Ban Nha ngày 20-7-1812. [221] Tranh của Raphael vẽ cho nhà thờ Xicxtin. (La Mã) [222] biboke (trò chơi): người chơi cắm một cái gậy nhỏ cố đâm xuyên qua một quả cầu bằng gỗ có khoan lỗ thả từ trên rơi xuống. [223] Điển tích lấy trong lịch sử La Mã: Nữ hòang Ai Cập là Cleopatra đã nhờ sắc đẹp lộng lẫy mà quyến rũ được tướng La Mã Antoniux và do đó đã làm cho ý đồ chinh phạt của La Mã thất bại. Người đời sau có lời bàn mỉa mai rằng “Giả sử cái mũi của Cleopatra dài hơn một chút, bộ mặt của thế giới sẽ thay đổi”. Tolstoy dùng điểm này cho một trường hợp tương tự [224] Vụ tàn sát hàng lọat những người theo tôn giáo cải cách (“Tin lành”) dưới thời Charles IX. Đêm 23 tháng tám 1572 (rạng ngày thánh Barthelomy), nhà vua, theo lời xúi giục của hòang thái hậu và bọn triều thần công giáo đã ra lệnh giết hết những người Tin Lành, kể cả trẻ sơ sinh. [225] Lý luận trên một cơ sở sai lầm, nhưng có vẻ hợp lý nhờ một lối suy diễn chặt chẽ, nhằm đưa đến một kết luận không đúng (sophisme). Lý luận quỷ biện nói đây là của Zenon người Hele, triết gia Hy Lạp ở thế kỷ V trước công nguyên. [226] Asil (hay Akhillox), nhân vật nổi tiếng nhất trang anh hùng ca Iliad của Homer, vua dân Miếcmiđông, rất dũng cảm và nóng nảy. Chết trong cuộc đánh chiếm thành Troie. [227] Một dòng tu sĩ công giáo thành lập vào thế kỷ XVI một công cụ đắc lực của Giáo hòang để chống lại phái cải cách và các lực lượng tiến bộ khác. Vốn chủ trương rằng “mục đích biện hộ cho phương tiện”, dòng này dùng những biện pháp tôn giáo để tổ chức do thám ám sát và hủ hóa [228] Cơ đốc giáo (Christianisme) gồm có nhiều tôn giáo khác nhau trong đó có công giáo (catholisme) của một số nước Tây Âu và Chính giáo (orthodoxie), tôn giáo của người Nga. [229] Quả trứng của Columbo thường dùng để chỉ những sáng kiến hay và đơn giản nhưng không ai nghĩ đến [230] Tức chính phủ đối lập với giáo hội là chính quyền tinh thần [231] Trong tiếng Nga chữ “liên kết” và chữ “thắng ngựa vào xe” là một (Xopryngat) [232] Theo phong tục Nga, khi tiễn biệt người đi xa, gia quyến đường ngồi im một lúc. [233] Đại quý tộc Nga, chỗ dựa của Sa hòang (bãi bỏ từ năm 1750) [234] Mura [235] Tượng trưng cho lòng mến khách (theo phong tục Nga) [236] Chìa khóa tượng trưng của thành phố, để tỏ ra rằng thành phố mở cửa không chống cự. [237] Người Nga Beduhop [238] Tên là Phridrich Sttap (1792 - 1809) [239] Quanter (tiếng Đức) hay kvartira (tiếng Nga) đều có nghĩa chỗ ở. [240] Thứ nước giải khát làm bằng nước quả ép, vị hơi chua chua. [241] François Joseph Talma, diễn viên bi kịch ưu tú của thời Napoléon(1763-1826) [242] Catherine Joséphine Duchesnois, nữ diễn viên bi kịch có tiếng (1777-1835) [243] Robet Joseph Pothier (1699 - 1772) nhà luật học: giáo sư và chánh án ở Orléant. [244] Tên trường thần học cao đẳng ở Paris, thành lập năm 1253, về sau là trường Đại học tổng hợp Paris. [245] Y học thời ấy (1812) chưa biết cách ngừa và trị chứng họai thư. Văn hào Anton Tshekhov vốn là bác sĩ. Có nói rằng ông có thể chữa được chứng họai thư của công tước Andrey [246] Một con vật hoang đường trong truyền thuyết Hy Lạp, tượng trưng cho sự bí ẩn, thường được hình dung như một con sư tử đầu người có cánh [247] Người mắc bệnh đi lang thang trong khi đang ngủ. [248] Tức hòang hậu Maria Feodorovna vợ Pavel và đương kim hòang hậu Elizaveta Alekxeyevna, vợ Alekcxandr đệ nhất [249] Hòang hậu Elizaveta Alekxeyvna là công chúa xứ Baden (Đức) nhưng sau khi lấy chồng thì lại biểu dương một lòng ái quốc “đặc biệt Nga” [250] Lời hoan hô chào đón Jesus Cơ dốc (Phúc âm). [251] Goliath là người khổng lồ của quân Philixtin bị David, người chăn cừu xứ Israel giết chết (Cựu ước) [252] Theo truyền thuyết thánh kinh, khi hai con người đầu tiên là Adame và Eva đang ở vườn Eden (thiên đường trần gian) thượng đế cấm họ ăn quả tri thức. Chính vì vi phạm lệnh cấm này mà lòai người bị thượng đế đày đọa (Cựu ước) [253] Uỷ ban đây là uỷ ban điều tra và truy nã những thủ phạm gây nẻn vụ hỏa họan. [254] Nông dân Nga mặc áo rubaska rộng bỏ ra ngòai quần có thắt một sợi dây ngang lưng. [255] Trong tiếng Nga, nông dân (krextyanxki) vá chữ ca đốc gần giống nhau về ngữ âm. [256] Trong tiếng Nga tất cả các danh từ (hay tinh từ: trạng từ cũng thể) có thể cấu tạo thành những từ có nghĩa “âu yểm “ bằng cách thêm những vị tố đặc biệt [257] Câu trong kinh thánh [258] Nhà máy vũ khí nổi tiếng của Nga [259] Ám chỉ một lời của Napoléon nói với binh sĩ khi đi ngang các kim tự tháp, trước khi glao chiến với quân mamluk của Ai Cập: “Hỡi binh sĩ, từ trên các đỉnh kim tự tháp kia, bốn mươi thế kỷ đang chiêm ngưỡng các người!” [260] “Mùa hè của đàn bà”, tiết ấm trời xem vào giữa những ngày rét mướt của mùa thu như một dư âm của mùa hạ. [261] Mme de Stael (1776 - 1817) nhà văn hóa Pháp có xu hướng tự do bị Napoléon khủng bố phải lánh ra nước ngòai từ 1802, năm 1812 bà ở Nga. [262] Vào thời kỳ (1812) ở kíp súng trường và súng tay có lắp một thỏi đá lửa mài nhọn. Khi kíp bật xuống đá lửa phát ra một tia lửa làm cháy ngòi thuốc [263] Venxenny là tính từ phái sinh của Vexna - mùa xuân. Visenya cũng có một âm hưởng khen gợi ý Vexna. [264] Áo lông của vùng núi Kavkaz [265] Phụ lưu bên phải của sông Dniepr. Tháng mười một năm 1812 quân đội Pháp bỏ chạy với bị tổn thất nặng nề ở đây. Napoléon chạy thóat và chín nghìn người đến Vinno. Tòan quân gần như bị tiêu diệt [266] Biệt hiệu của Bayard, danh tướng Pháp (1473-1524) [267] Bút ký của Wilson [268] Grand [269] Lịch sử năm 1812 của Bogdanovich “Đặc tính của Kutuzov và bàn về những kết quả không mỹ mãn của các trận đánh ở Kraxnoye (chú thích của tác giả) [270] Câu nói của Napoléon ở Ai Cập (xem chú thích ở phần 12) [271] Mne de Stael (1776 - 1817) nhà văn hóa Pháp có xu hướng tự do bị Napoléon khủng bố phải lánh ra nước ngòai từ 1802, năm 1812 bà ở Nga. [272] Ám chỉ một câu tục ngữ Pháp: “Không ai là vĩ nhân đối với người hầu buồng của mình” [273] Xin lỗi [274] Ý muốn nói Napoléon. [275] Vua Henri IV muôn năm, nhà vua dũng cảm ấy muôn năm! Thật là một tay cừ khôi, có ba tài năng, là uống rượu, đánh nhau và lịch thiệp với phụ nữ (dân ca Pháp) [276] Thành ngữ: “tiêu huỷ chiến thuyền” có nghĩa là đánh nước cờ liều nếu không thành thì không còn lối thóat nào nữa [277] Một hí trường khán đài vòng tròn rất đồ sộ ở La Mã, ngày xưa dùng làm nơi đấu võ đua xe ngựa hoặc để thú dữ ăn thịt tội nhân cho công chúng xém. Hí trường Coliseum xây dưới hai triều Vespasien và Titus vào khoảng thế kỷ đầu Công nguyên [278] Một đơn vị cận vệ. Sau cuộc chiến tranh 1812, có một phong trào mạnh mẽ chống lại chế độ hà khắc trong quân đội. Trung đòan Xemenovxki khởi nghĩa vào tháng 10 năm 1820 bị trấn áp dữ dội và bị giải tán [279] Tháng 8 năm 1895 Napoléon xin chính phủ phái đến Thổ Nhĩ Kỳ để cải tổ pháo binh. [280] Năm 1897 Napoléon sang Ai Cập. Năm 1899 quân Nga Xuvorov chỉ huy tiến vào Ý, đánh bại Morô ở Calsano, đánh bại Mac Donal ở Trebbia, đánh bại Juben ở Novy [281] Alekxandr sai đúc một huy chương kỷ niệm việc chiến thắng quân Pháp năm 1812 trên huy chương có câu này. [282] Hãy nhớ cái chết (tiếng La tinh) [283] Một tổ chức phản động do A.N. Golitxyn cầm đầu và được Alekxander đệ nhất bảo trợ, gồm có những quan chức và cao cấp và giáo sĩ thành lập ở Petersburg năm 1803. Chủ trương truyền bá Kinh Thánh [284] Người Đức năm 1820 được bầu làm giám đốc hội Thánh kinh [285] Người thành lập một giáo phái thần bí. [286] Bà thầy bói đã có thời rất ảnh hưởng với Alekxander đệ nhất. [287] Nhà văn thần bí người Đức (1752 - 1803) [288] Một người tay chân của Arakseyev đã đưa vào quân đội một chế độ kỷ luật roi vọt hà khắc gây nên những phản ứng dữ dội trong trung đòan Xemonovxki [289] Một người cầm đầu phái quý tộc tiến bộ sau này sẽ làm chủ cuộc khởi nghĩa Tháng chạp. (Ý định ban dầu của Lev Tolstoy là kể lại quá trình hình thành tư tưởng của một người Tháng chạp - Piotr Bezukhov) [290] Một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa chống lại Sa hòang và giai cấp quý tộc (1726-1775) [291] Tughenbund Tegenbunđ (Đạo đức đồng minh). Hội của Đức thành lập vào năm 1808 bị Napoléon giải tán năm 1810, đã được lập lại khi Napoléon bị truất ngôi [292] Bund tiếng Đức là liên minh, còn bunt tiếng Nga là nổi lọan, khởi nghĩa (hai chữ đều phát âm là “buot”) [293] Mixius người La Mã tự đốt tay mình trước mặt quân thù để biểu lộ tinh thần bất khuất. [294] Gibpon (1737-1794). Sử gia tư sản Anh, tác giả bộ “Sự suy đồi và sụp đổ của đế chế La Mã” [295] Ý nói đến những hành động khôn khéo của Teleyrăng ở hội nghị Viên năm 1814 [296] Pierre Lanfrey (1828-1877) tác giả “Lịch sử Napoléon” [297] Gervinus (1805-1871), sử gia Đức. Schlossor (1776- 1861) tác giả "Lịch sử thế giới" gồm 19 quyển (2) [298] "Contrat social" tác: phẩm của nhà văn và tư tưởng Pháp thế kỷ 18 J.J. Russeau [299] Đối với nông dân Nga thời ấy, khái niệm “người Đức” (Nemetx) có thể bao gồm đủ các thứ người ngọai quốc (nghĩa đầu tiên của chữ nemetx là - người câm - tức là người không biết nói tiếng Nga) phần đông là người phương Tay, nơi sản sinh ra các thứ máy móc mới lạ [300] Napoléon III (1808-1873) cháu gọi Napoléon I bằng chú. Làm chủ tịch nước Pháp cộng hòa sau khi cách mạng 1848 thất bại. Bị phế truất sau khi Pháp bị Phổ đánh bại năm 1870. [301] Louis XIV vua Pháp cai trị từ 1643 đến 1715, Ivan IV vua Nga từ 1533 đến 1584. Louis XIV vua Pháp từ 1774 bị cách mạng Pháp xử tử năm 1793. Charles I vua Anh từ 1600 đến 1649 bị cách mạng xử tử năm 1649 [302] Godfue, người lãnh đạo cuộc Thập tự chinh thứ nhất [303] Piere ẩn sĩ - tu sĩ Pháp cổ động cho cuộc Thập tự chinh thứ nhất. [304] Vua Hung nô, khét tiếng tàn ác đã đánh bại các vua chúa châu Âu và châu Á đem quân đến biên giới Pháp. Chết ở Hung năm 453. [305] Copernic (1473 - 1543), nhà thiên văn học Ba Lan đã chứng minh mặt trời là trung tâm của thái dương hệ và quả đất và các hành tinh khác quay xung quanh mặt trời [306] Anh hùng truyền thuyết của xứ Israel, theo Kinh thánh, Joxue đã chặn đứng mặt trời để kéo dài ngày ra cho có đủ thì giờ đánh tan quân địch trước khi trời tối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét