Chiến tranh và hòa bình - Phần Ia
Phần I Chương 1
- Đấy công tước thấy chưa: Genes và Lucque nay chỉ còn là những thái ấp, những điền trang của dòng họ Buônapáctê [1] mà thôi. Này, tôi xin báo trước: hễ công tước còn cho rằng hiện nay chúng ta chưa ở trong tình trạng chiến tranh, hễ công tước còn dám bào chữa cho những hành động nhơ nhuốc và tàn bạo của tên Ma vương phản Cơ đốc ấy (quả tình tôi cũng tin rằng hắn chính là Ma vương - thì tôi không có quen biết, không có bạn bè gì với công tước nữa đâu, công tước không còn là “kẻ nô lệ trung thành” của tôi như công tước vẫn nói. Nào, thôi, phải hỏi thăm sức khỏe công tước đã chứ! Tôi làm cho công tước đâm hoảng sợ thì phải, công tước ngồi xuống đi, rồi kể chuyện cho tôi nghe. Anna Pavlovna Serer, ngự tiền phu nhân có tiếng, rất thân cận với hoàng hậu Maria Feodorovna, nói như vậy khi phu nhân ra đón công tước Vaxili, một nhân vật quan trọng và có chức vị cao, và là người đầu tiên tối hôm nay đến dự buổi tiếp tân của phu nhân. Bấy giờ là vào tháng bảy năm 1805. Anna Pavlovna ho đã mấy hôm nay, phu nhân bị bệnh cúm - phu nhân nói thế (hồi ấy cúm là một danh từ mới, rất ít người dùng). Buổi sáng một gia nhân mặc áo dấu đỏ đi phân phát những tấm thiếp mời nhất loạt viết: “Thưa bá tước hay (thưa công tước), nếu bá tước không có việc gì hay hơn và không có ý quá lo sợ phải ngồi suốt cả buổi tối với một ngưòi đàn bà đau ốm tội nghiệp, thì tôi sẽ rất vui sướng được tiếp bá tước tại nhà từ 7 đến 10 giờ. Annette Scherer”. Lúc này công tước vừa bước vào phòng, mình mặc phẩm phục thêu kim tuyến, chân đi giày có bít tất cao, ngực đeo huân chương, khuôn mặt phẳng đẹp trông rất tươi tỉnh. Công tước đáp, không hề mảy may lúng túng trước cách tiếp đón của nữ chủ nhân: - Trời, nhiếc móc độc địa thế! Công tước nói một thứ tiếng Pháp cầu kỳ, thứ tiếng mà cha ông chúng ta không nhũng dùng để nói chuyện, mà còn để suy nghĩ nữa; công tước lại có một gióng nói dìu dịu và khoan dung đặc biệt của một người quyền quí đã lõi đời trong xã hội thượng lưu và trong cung đình. Công tước lại gần Anna Pavlovna, cúi cái đầu hói bóng nhoáng, xức nước hoa thơm phức xuống hôn tay phu nhân rồi thoải mãi buông người xuống đi-văng. - Trước hết, xin bà bạn cho biết sức khỏe ra sao? - công tước lại nói - Xin phu nhân nói rõ cho tôi được yên lòng? Công tước cũng vẫn nói với giọng như trước nhưng trong cái giọng nhã nhặn và đượm vẻ ái ngại vẫn để lộ sự thờ ơ, thậm chí cả sự mỉa mai. Anna Pavlova nói: - Tinh thần đã đau khổ thì người còn mạnh khỏe sao được? Thời buổi này, là người có tâm huyết ai có thể bình thản được? Công tước ở lại chơi cả buổi tối nhé! - Thế còn buổi dạ hội của đại sứ Anh thì sao? Hôm nay là thứ tư. Tôi cần phải đi đến đấy cho có mặt. Con gái tôi nó sẽ ghé lại đây đưa tôi đi. - Tôi vẫn tưởng buổi dạ hội đã hoãnn rồi kia đấy. Tôi xin thú thật những trò hội hè và bắn pháo hoa ấy đã bắt đầu trở thành nhạt thếch. - Họ mà biết phu nhân muốn thế, thì họ đã hoãnn buổi dạ hội rồi - công tước nói theo thói quen, như một chiếc đồng hồ đã lên dây sẵn, nói những điều mà mình cũng không muốn người ta tin là thật. - Thôi xin ông đừng làm khổ tôi nữa… Này, về cái tin cấp báo của Novoxilxov người ta quyết định gì? Việc gì ngài cũng biết kia mà. Công tước nói, giọng lạnh nhạt và chán chường: - Tôi biết nói thế nào đây? - Người ta quyết định gì ư? Người ta cho rằng Buônapáctê đã đi nước liều, và tôi tin ta cũng làm như thế. Công tước Vaxili bao giờ cũng nói giọng uể oải như một diễn viên đọc một vai tuồng đã quá cũ. Anna Pavlovna Serer thì trái lại, tuy đã tròn bốn mươi tuổi, nhưng văn hăng hái sôi nổi. Tỏ ra hăng hái đã thành một chức vụ xã hội của phu nhân, và đôi khi, mặc dầu không muốn, phu nhân cũng vẫn làm ra vẻ hăng hái để khỏi phụ lòng mong đợi của những người quen biết. Nụ cười nửa miệng luôn luôn phảng phất trên gương mặt Anna Pavlovna tuy không ăn khớp với những nét mặt đã tàn phai, nhưng cũng nói lên rằng phu nhân chẳng khác gì đứa trẻ được nuông chiều, vẫn có ý thức về cái tật đáng yêu của mình, một cái tật mà phu nhân không muốn, không thể và không thấy cần phải sửa chữa. Giữa chừng câu chuyện về lình hình chính trị, Anna Pavlovna bỗng hăng lên: - Ồ, thôi đừng nói tới cái nước Áo ấy với tôi nữa! Có thể là tôi chẳng hiểu tí gì, nhưng nước Áo xưa nay không hề muốn có chiến tranh. Nó phản bội chúng ta. Một mình nước Nga sẽ phải cứu châu âu. Đấng ân chủ của chúng ta biết rõ sứ mệnh cao cả của người và sẽ trung thành với sứ mệnh đó. Tôi chỉ tin có thế mà thôi. Đức vua nhân từ và kỳ diệu của ta sẽ phải lĩnh lấy cái trách nhiệm trọng đại nhất trên thế giới; người nhân từ và quí hóa như vậy nên Thượng đế sẽ không bỏ người đâu, và Người sẽ làm tròn sự phó thác của Trời là bóp chết con quái xà cách mạng nay đã trở nên ghê tởm hơn bao giờ hết vì hiện thân của nó là cái tên sát nhân kiêm đạo tặc kia. Chúng ta sẽ phải một mình trả thù cho máu của chính nghĩa đã đổ. Còn biết hy vọng vào ai nữa, thưa ngài? Nước Anh với cái đầu óc con buôn của nó sẽ không bao giờ hiểu nổi cái độ lượng như trời bể của hoàng đế Alecxandr. Nó đã từ chối không chịu rút khỏi đảo Malta. Nó muốn tìm xem phía sau các hành động của chúng ta có thâm ý gì. Người Anh đã nói gì với Novoxilxov?… Chẳng nói gì cả. Họ không hiểu, mà cũng không thể hiểu nổi cái lòng vị tha cao cả của Đức hoàng thượng, là người không bao giờ làm gì cho bản thân mình, mà sẵn lòng làm tất cả cho hạnh phúc của thiên hạ. Họ hứa những gì nào? Không hứa gì cả. Mà dù có hứa thì họ cũng chẳng làm gì đâu! Nước Phổ đã tuyên bố rằng Bonaparte là vô địch và toàn thể châu Âu không còn có cách gì chống lại hắn nữa… Tôi không tin một lời nào của Hardenberg hay của Haugevits. Cái nền trung lập trứ danh của nước Phổ chẳng qua là một cái bẫy. Tôi chỉ tin ở Thượng đế và tin vào sự thụ mệnh thiêng liêng của vị hoàng đế kính yêu của chúng ta. Người ta sẽ cứu được châu Âu… Anna Pavlovna bỗng dừng lại, mỉm cười như để tự chế giễu cái thái độ bồng bột của mình. Công tước mỉm cười nói: - Tôi trộm nghĩ giá phu nhân được cử làm sứ giả thay ông Vin Vintxengherod thân mến của chúng ta thì phu nhân đã bắt vua Phổ ưng thuận đứt đi rồi. Phu nhân hùng biện thế kia mà. Phu nhân cho tôi chén đí chứ? - Sắp có đấy ạ- Anna Pavlovna bấy giờ đã bình tĩnh lại. Phu nhân nói thêm: - À này, trong các vị tân khách của tôi hôm nay sẽ có hai nhân vật rất thú vị; đó là tử tước Mortenmar, ông ta là thông gia với họ Montmorency qua họ Rohans, một trong những dòng dõi quý phái bậc nhất ở Pháp. Đó là một người Pháp lưu vong hạng chân chính đấy [2] . Sau nữa là giáo sĩ Moriot, chắc ngài cũng có biết con người trí tuệ uyên thâm ấy chứ? Moriot đã được hoàng thượng tiếp, chắc ngài có biết? - Ô tôi sẽ rất lấy làm hân hạnh. - Rồi công tước nói thêm, giọng đặc biệt lơ đễnh như vừa sực nhớ ra điều gì, nhưng thực ra công tước đến đây hôm nay mục đích chính cũng chỉ là để hỏi việc ấy. - Có phải Hoàng thái hậu muốn bổ nhiệm nam tước Funke làm bí thư thứ nhất ở Viên không? Hình như cái ông nam tước ấy đục lắm thì phải. Số là công tước Vaxili muốn tiến cử con mình nhưng lúc bấy giờ trong triều người ta lại đang xin Hoàng thái hậu lo chức ấy cho nam tước. Anna Pavlovna lim dim đôi mắt, ý muốn nói phu nhân hay ai cũng đều có quyền phê phán những điều mà đủc Hoàng thái hậu đã thích làm hay muốn làm. Phu nhân chỉ nói gọn một câu, giọng buồn và xẵng: - Nam tước Funke là do bà chị của Hoàng thái hậu gửi gắm đấy! Khi Anna Pavlovna nói đến Hoàng thái hậu, gương mặt của phu nhân chợt lộ vẻ sùng kính và ngưỡng mộ chân thành, pha lẫn với vẻ buồn rầu: cứ mỗi lần nhắc đến Hoàng thái hậu là phu nhân như vậy. Phu nhân nói rằng đức Hoàng thái hậu có lòng trọng nể nam tước Funke lắm, - rồi khóe mắt của phu nhân lại đượm vẻ buồn rầu như cũ. Công tước lặng thinh, vẻ thản nhiên, Anna Pavlovna vốn có đủ cái khéo léo tế nhị và nhạy bén của một người đàn bà và một nữ quan quen ra vào chốn cung đình; phu nhân muốn châm chích công tước một tí, vì ông ta đã dám nghĩ như vậy về một nhân vật được tiến cử với Hoàng thái hậu, nhưng đồng thời phu nhân cũng muốn an ủi công tước. Phu nhân nói: - À này, để nói đến việc cửa nhà công tước một thể, chắc công tước cũng biết là quý tiểu thư, từ khi bước chân vào cuộc đời giao tế, được mọi người rất yêu chuộng. Ai cũng bảo là tiểu thư đẹp như ánh thái dương. Công tước nghiêm mình để tỏ ý kích cẩn và cảm kích. Sau một phút yên lặng, Anna Pavlovna nhích đến gần công tước và dịu dàng mỉm cười, dường như để tỏ rằng câu chuyện về chính trị và xã giao đã chấm dứt, và bây giờ đến lượt những mẩu chuyện tâm tình: - Tôi thường nghĩ rằng đôi khi hạnh phúc trên đời được phân phối thật bất công. Tại sao số phận lại cho ngài hai người con đáng yêu như vậy. Trừ Anatol, cậu con út của ngài, mà tôi không ưa - phu nhân nói thêm, lông mày nhướn cao lên, giọng quyền hành và dứt khoát - Mà công tước lại là người ít biết giá trị của con mình hơn cả, vì vậy công tước quả không đáng được hai người con như thế. Và phu nhân mỉm cười, nụ cười phấn khởi. Công tước nói: - Phu nhân bảo tôi làm thế nào được? Nếu có Lavater ở đây thì ông ta sẽ bảo tôi không có cái u làm cha [3] . - Thôi đừng đùa nữa. Tôi đang nói chuyện đứng đắn kia mà. Công tước ạ, tôi không vừa lòng về cậu con trai út của ngài cho lắm. Cái này ta cũng nói riêng với nhau thôi (gương mặt của phu nhân lại lộ vẻ buồn rầu), trong cung đức hoàng thái hậu họ có nói đến cậu ta đấy, và lấy làm ái ngại cho công tước. Công tước không đáp lại, nhưng phu nhân vẫn lặng thinh nhìn công tước, vẻ tư lự, chờ đợi công tước trả lời. Công tước Vaxili cau mày. Cuối cùng, công tước nói: - Tôi còn biết làm thế nào được? Phu nhân biết đấy, tôi đã làm tất cả những gì mà một người cha có thể làm để dạy dỗ chúng nó, thế mà rốt cục cả hai đứa lớn lên vẫn thành hai thằng ngốc như thường. Thằng Ippolit thì ít nhất cũng còn là một thằng ngốc hiền lành, chứ thằng Anatol thì thật là một thừng ngốc ngỗ ngược. Đấy chỉ là khác nhau có thế. Trong khi nói, công tước mỉm cười không được tự nhiên như thường ngày, nhưng lại có vẻ phấn khởi hơn, rồi đột nhiên hai bên mép nhăn lại để lộ cái gì thô bỉ và khả ố. - Những ngưởi như công tước thì có con làm gì? Giá công tước không làm cha, thì tôi thật không thể có điều gì chê bai công tước được nữa, - Anna Pavlovna nói, mắt ngước nhìn lên có vẻ đăm chiêu suy nghĩ. - Tôi là kẻ nô lệ trung thành của phu nhân, và chỉ với phu nhân tôi mới có thế thú nhận điều này, con tôi - nó là mối luỵ của đời tôi - nó quả là cây thập tự mà tôi phải vác lên vai. Tôi tự cắt nghĩa cho mình như vậy đấy. Biết làm thế nào được? Công tước ngừng nói và khoát tay một cái, ngụ ý là mình đành cam chịu phục tùng số mệnh ác nghiệt. Anna Pavlovna trầm ngâm một lúc rồi nói: - Ngài chắc chưa bao giờ nghĩ đến việc cưới vợ cho cậu Anatol phá gia chi tử của ngài nhỉ. Người ta thường bảo là gái quá thời thì hay có cái thói làm mai mối. Tôi chưa cảm thấy mình có cái thói ấy, nhưng tôi có biết một tiểu thư phải chịu khổ sở nhiều vì ông bố, đó là một người họ hàng của chúng tôi, một công tước tiểu thư họ Bonkonxki. Công tước Vaxili không đáp, nhưng với cái trí xét đoán và cái ký ức rất nhạy của những người thuộc giới xã giao, công tước liền khẽ nghiêng đầu để chứng tỏ mình đã lãnh hội và đã quan tâm đến những điều mách bảo của phu nhân. - Phu nhân có hiết không, cái thằng Anatol ấy tiêu của tôi mỗi năm đến bốn vạn rúp, - công tước nói, hẳn là ông ta không đủ sức kìm hãm dòng tâm tư buồn bã của mình. Công tước im lặng một lúc: - Cứ như thế này, rồi năm năm nữa không biết sẽ ra sao đây? - À làm cha thì hơn người ta ở chỗ đấy. - Thế công tước tiểu thư của phu nhân có giàu không?
- Ông bố cô ta rất giàu nhưng rất hà tiện. Ông cụ hiện nay ở
thôn quê. Đó chính là công tước Bolkonxki nổi tiếng, đã về hưu từ thời tiên đế,
mà người ta thường gọi đùa là ông vua nước Phổ. Ông ta là người rất thông minh,
nhưng có nhiều cái gàn dở rất kỳ quặc, lại rất khó tính. Tội nghiệp cho con bé,
nó thật đến khổ, công tước tiểu thư có một người anh cách đây ít lâu vừa kết
hôn với cô Liza Mainen, và làm sĩ quan phụ tá cho Kutuzov. Hôm nay người anh
cũng đến đây. Công tước bỗng dưng cầm lấy tay Anna Pavlovna và không hiểu tại
sao kéo phu nhân cúi thấp xuống, rồi nói: - Này, bạn Annet thân mến, bạn dàn xếp
hộ tôi việc ấy, tôi sẽ suốt đời là kẻ nô lệ trung thành của bạn, là kẻ nô lệ,
như lão trưởng thôn của tôi thường viết trong báo cáo, cô ấy con nhà thế gia,
cô ấy giàu: tôi chỉ cần có thế. Với những cử chỉ thoải mái, thân mật và đẹp mắt
mà ông vẫn có, công tước cầm bàn tay của ngự tiền phu nhân đưa lên môi hôn, và
lắc lắc, rồi ngồi người trên ghế bành, đưa mắt nhìn phía khác. Anna Pavlovna
nghĩ ngợi một lát rồi nói: - Được, để tôi sẽ nói chuyện với Liza (vợ công tước
Bolkonxki trẻ tuổi) ngay hôm nay. Có lẽ rồi việc này sẽ thành. Gia đình nhà ông
sẽ là nơi tôi tập sự làm gái già. Chương 2
Trong phòng khách của Anna Pavlovna, tân khách đã bắt đầu đến mỗi lúc một đông. Họ là những người thuộc lớp quí tộc tai mắt nhất ở Petersburg, nhưng lại giống nhau ở chỗ cùng chung một xã hội. Có người con gái của công tước Vaxili là nàng Elen diễm lệ, ghé lại đây để cùng cha đến dự buổi dạ hội của đại sứ Anh. Nàng mặc y phục khiêu vũ, có đeo phù hiệu của Hoàng hậu trên ngực. Lại có công tước phu nhân Bolkonkaya nhỏ nhắn, một thiếu phụ rất trẻ tuổi nổi tiếng là người đàn bà có duyên nhất Petersburg, vừa mới lấy chồng mùa đông năm ngoái và bây giờ không đến dự buổi dạ hội lớn vì đang có mang, nhưng vẫn có thể đến dự những buổi kế tiếp tân nho nhỏ như thế này. Có cả công tước Ippolit con trai của công tước Vaxili, cùng đến với Montmorency để giới thiệu ông này: lại còn có giáo sĩ Moriot và nhiều người khác nữa. Hễ có vị khách nào mới gặp Anna Pavlovna lại nói: - Ngài chưa chắc gặp - hoặc là - ngài chắc chưa có dịp quen với “dì tôi” - rồi trịnh trọng dẫn họ đến gần một bà già bé loắt choắt đầu tóc thắt nơ cao ngồn ngộn, vừa từ phòng bên lững thững hiện ra. Khi các tân khách bắt đầu tụ tập, Anna Pavlovna lần lượt giới thiệu tên từng người một mới chậm rãi đưa từng vị khách đến chỗ “dì tôi”, rồi lui ra chỗ khác. Tất cả các tân khách đều làm tròn lễ nghi thăm hỏi các bà dì mà chẳng ai biết, chẳng ai thích, và chẳng ai cần đến. Anna Pavlovna vẻ thông cảm trịnh trọng và buồn rầu, chăm chú theo dõi những lời chào hỏi của họ lặng lẽ tán thưởng. Vị tân khách nào cũng được nghe “dì tôi” dùng những lời lẽ giống nhau để nói về sức khỏe của khách, sức khỏe của mình và sức khỏe của Đức Hoàng thái hậu - nhờ trời Người này đã khỏe hơn trước. Vị khách nào đến chào hỏi xong cũng lui ra với một cảm giác nhẹ nhõm như vừa làm tròn một nhiệm vụ nặng nề, nhưng vì xã giao nên ai cũng cố sao không lộ vẻ hấp tấp khi bỏ đi, để rồi suốt buổi tối không đến với bà già ấy lần nào nữa. Công tước phu nhân Bolkonxkaya có mang theo một mẫu đồ thêu đang làm dở đựng trong một cái túi nhỏ bằng nhung thêu kim tuyến. Phía trên đôi môi xinh xắn của nàng phơn phớt một lớp lông tơ óng mịn, môi trên của nàng hơi ngắn nên không che kín hết hàm răng cửa, nhưng cái đó chỉ làm cho nàng thêm duyên dáng và dễ thương khi nàng hé miệng hoặc khi nàng ngậm miệng lại, thỉnh thoảng môi trên lại hơi nhô ra và trông nàng lại càng thêm duyên dáng. ở những người thiếu phụ thật có duyên bao giờ cũng thế: khuyết điểm của nàng- cái môi trên hơi ngắn và cái miệng luôn hé mở - hình như làm thành một vẻ đẹp đặc biệt, chỉ riêng nàng mới có. Ai nhìn thấy người thiếu phụ xinh xắn sắp làm mẹ này cũng phải thích mắt; trông nàng thật linh hoạt, tràn đầy sức khỏe, tuy có mang mà vẫn ung dung nhẹ nhõm như không. Những người già cả hay những thanh niên cau có, buồn bực, chỉ cần đứng gần nàng và nói chuyện với nàng một lúc là có cảm giác như chính mình cũng đâm ra giống nàng. Ai đã từrng nói chuyện với nàng, đã được thấy nụ cười tươi sáng và hàm răng trắng bóng của nàng luôn luôn lộ rõ mỗi khi nàng nói, cũng đều nghĩ rằng mình hôm nay chắc phải nhã nhặn đáng yêu hơn mọi bận nhiều. Mà ai cũng nghĩ như thế. Công tước phu nhân nhỏ nhắn chân hơi nhún nhẩy bước từng bước ngắn nhanh nhẹn đi vòng qua chiếc bàn, tay cầm túi nữ công, rồi vén tà áo ngồi xuống đi-văng bên cạnh chiếc ấm xamova bằng bạc, vẻ tươi vui, tưởng chừng tất cả những gì mà nàng làm cũng đều là một cuộc vui cho mình và cho tất cả người xung quanh. Nàng giở túi thêu ra và nhìn mọi người, nói: - Tôi mang cả đồ nữ công của tôi đến đây này - rồi quay sang nữ chủ nhân, nàng tiếp - Chị Annet, chị xem đừng có chơi khăm em đấy nhé! Trong giấy chị có viết rằng đây là một buổi tiếp tân rất nhỏ, thành thử chị xem, em ăn mặc thế này có chán không? Và nàng dang hai tay ra cho AnnaPavlovna. Pavlovna thấy rõ chiếc áo dài xám trang nhã thêu đăng ten, phía dưới ngực có thắt một giải lụa rộng khổ. Anna Pavlovna đáp: - Cứ yên tâm, Liza ạ, cô bao giờ chả là người xinh nhất! - Vẫn một giọng như cũ, công tước phu nhân quay sang một vị tướng nói tiếp - Ngài xem, chồng tôi bỏ tôi để đi tìm cái chết ngoài chiến trường đấy! - Đoạn nàng lại quay sang công tước Vaxili nói luôn - Xin ngài cho biết, tại sao lại sinh ra cái trò chiến tranh đáng ghét ấy làm gì? - Rồi, không đợi câu trả lời, nàng lại quay sang nói với tiểu thư Elen diễm lệ, con gái công tước Vaxili. - Công tước phu nhân có duyên quá nhỉ? - công tước Vaxili nói nhỏ với Anna Pavlovna. Công tước phu nhân nhỏ nhắn đến được một lúc thì thấy một chàng thanh niên to béo đẫy đà, mắt đeo kính, bước vào phòng. Tóc chàng húi ngắn, mình mặc lễ phục màu nâu, sơ mi cổ cao quần màu nhạt theo thời trang bấy giờ. Chàng thanh niên to béo ấy là con riêng của bá tước Bazukhov một đại thần nổi tiếng thời hoàng hậu Ekaterina và hiện nay đang đau ốm ngắc ngoải ở Moskva. Chàng đi du học ở nước ngoài mới về, chưa nhận chức gì, và đây là lần đầu tiên chàng dự một buổi dạ hội của giới xã giao, Anna Pavlovna tiếp chàng bằng một cái gật đầu dành cho những người ở bậc thấp nhất trong cái thang phẩm trật của phòng khách này. Nhưng tuy dùng lối chào hạng thấp như vậy, khi thấy Piotr vào, gương mặt của phu nhân vẫn lộ vẻ lo sợ, giống như khi người ta thấy một cái gì đó quá lớn và không đúng chỗ. Kể ra thì so với các tân khách nam giới khác trong phòng Piotr, cũng có to lớn hơn ít nhiều, nhưng sở dĩ phu nhân lo sợ lại chính là vì cái nhìn thông minh rụt rè, đôi mắt tinh tế mà tự nhiên đã làm cho chàng khác hẳn tất cả các tân khách khác có mặt trong phòng. - Ông Piotr, ông có lòng tốt đến thăm một người đàn bà đau ốm, tội nghiệp, thật là quí hóa quá! - Anna Pavlovna nói, mắt lo lắng liếc nhìn bà dì trong khi dẫn Piotr đến gần bà ta. Piotr nói lúng túng mấy tiếng gì chẳng ai hiểu, mắt vẫn nhìn xung quanh như đang tìm kiếm một cái gì. Chàng cúi chào công tước phu nhân, miệng mỉm cười vui sướng, mừng rỡ như khi gặp được một người quen thân, rồi đến chào bà dì. Những điều lo sợ của Anna Pavlovna không phải là không có lý do, bởi vì Piotr không đợi bà già nói về sức khỏe của Đức Hoàng thái hậu cho xong đã quay gót toan bỏ đi. Anna Pavlovna hoảng hốt kiếm lời ngăn chàng lại. Phu nhân nói: - Ông chắc chưa quen giáo sĩ Moriot chứ? Ông ta là một người rất thú vị. - Có, tôi có nghe nói đến cái kế hoạch hòa bình vĩnh viễn của ông ta, kế hoạch ấy rất hay, nhưng khó lòng mà thực hiện được. - Ông thấy thế à? - Anna Pavlovna nói một câu lấy lệ, để rồi trở về với những công việc của bà chủ nhà, nhưng Piotr lại phạm lỗi xã giao ngược lại. Lúc nãy, chưa nghe hết lời bà dì, chàng đã vội bỏ đi; bây giờ thì chàng lại chuyện quá nhiều làm cho người tiếp chuyện phải dừng lại nghe trong khi đang muốn đi chỗ khác. Piotr đầu nghiêng về phía trước, hai chân chạng ra, bắt đầu chứng minh cho Anna Pavlovna hiểu rõ tại sao chàng ta cho rằng cái kế hoạch của ông giáo sĩ kia là một ảo tưởng. - Ta sẽ bàn chuyện này sau. - Anna Pavlovna mỉm cười nói. Và sau khi đã thoát khỏi chàng thanh niên kém xã giao kia, phu nhân liền trở về với nhiệm vụ bà chủ nhà, tiếp tục lắng tai nghe ngóng và đưa mắt nhìn quanh, xem chỗ nào câu chuyện hơi tẻ thì lập tức đến tiếp ứng. Như một ông chủ xưởng dệt, sau khi đã cắt đặt thợ thuyền đâu vào đấy, bắt đầu đi đi lại lại trong xưởng, và hễ chỗ nào máy ngừng chạy hay chỗ nào có thoi đưa quá to, có tiếng cót két bất thường là vội vã đến tận nơi để hãm máy lại hay chữa cho nó chạy đều. Anna Pavlovna cũng đi đi lại lại trong phòng khách, thỉnh thoảng lại gần một nhóm nào đó im hơi lặng tiếng hoặc nói chuyện quá nhiều và nói một câu hay chuyển một người nào đó sang nhóm khác, để điều chỉnh cho bộ máy nói chuyện chạy đều đúng mực. Nhưng trong tất cả những mối lo ấy vẫn thấy phu nhân e ngại nhất về Piotr. Phu nhân lo lắng nhìn theo Piotr khi chàng lại gần một nhóm tân khách đứng quanh Montmorency để nghe xem họ nói những gì, rồi lại quay sang một nhóm khác đang lắng nghe giáo sĩ Moriot nói chuyện. Piotr từ trước tới nay ăn học ở nước ngoài nên buổi tiếp tân của Anna Pavlovna hôm nay là buổi đầu tiên chàng được dự từ khi trở về Nga. Piotr biết rằng đây là nơi tụ họp của toàn thể giới trí thức ở Petersburg, cho nên mắt chàng cứ đưa nhìn khắp bốn phía, háo hức như mất một đứa trẻ con trong một gian hàng bán đồ chơi. Chàng luôn sợ bỏ lỡ mất một câu chuyện lý thú mà chàng có thể nghe được. Nhìn vào những vẻ mặt trang nhã và đầy tự tin tập hợp nơi đây, chàng luôn luôn chờ nghe một cái gì đặc biệt lý thú. Cuối cùng Piotr lại gần giáo sĩ Moriot. Chàng nghe loáng thoáng câu chuyện có vẻ thú vị bèn đứng lại lắng nghe, chờ dịp để nói ý mình ra, như những người trẻ tuổi thường thích làm.
Trong phòng khách của Anna Pavlovna, tân khách đã bắt đầu đến mỗi lúc một đông. Họ là những người thuộc lớp quí tộc tai mắt nhất ở Petersburg, nhưng lại giống nhau ở chỗ cùng chung một xã hội. Có người con gái của công tước Vaxili là nàng Elen diễm lệ, ghé lại đây để cùng cha đến dự buổi dạ hội của đại sứ Anh. Nàng mặc y phục khiêu vũ, có đeo phù hiệu của Hoàng hậu trên ngực. Lại có công tước phu nhân Bolkonkaya nhỏ nhắn, một thiếu phụ rất trẻ tuổi nổi tiếng là người đàn bà có duyên nhất Petersburg, vừa mới lấy chồng mùa đông năm ngoái và bây giờ không đến dự buổi dạ hội lớn vì đang có mang, nhưng vẫn có thể đến dự những buổi kế tiếp tân nho nhỏ như thế này. Có cả công tước Ippolit con trai của công tước Vaxili, cùng đến với Montmorency để giới thiệu ông này: lại còn có giáo sĩ Moriot và nhiều người khác nữa. Hễ có vị khách nào mới gặp Anna Pavlovna lại nói: - Ngài chưa chắc gặp - hoặc là - ngài chắc chưa có dịp quen với “dì tôi” - rồi trịnh trọng dẫn họ đến gần một bà già bé loắt choắt đầu tóc thắt nơ cao ngồn ngộn, vừa từ phòng bên lững thững hiện ra. Khi các tân khách bắt đầu tụ tập, Anna Pavlovna lần lượt giới thiệu tên từng người một mới chậm rãi đưa từng vị khách đến chỗ “dì tôi”, rồi lui ra chỗ khác. Tất cả các tân khách đều làm tròn lễ nghi thăm hỏi các bà dì mà chẳng ai biết, chẳng ai thích, và chẳng ai cần đến. Anna Pavlovna vẻ thông cảm trịnh trọng và buồn rầu, chăm chú theo dõi những lời chào hỏi của họ lặng lẽ tán thưởng. Vị tân khách nào cũng được nghe “dì tôi” dùng những lời lẽ giống nhau để nói về sức khỏe của khách, sức khỏe của mình và sức khỏe của Đức Hoàng thái hậu - nhờ trời Người này đã khỏe hơn trước. Vị khách nào đến chào hỏi xong cũng lui ra với một cảm giác nhẹ nhõm như vừa làm tròn một nhiệm vụ nặng nề, nhưng vì xã giao nên ai cũng cố sao không lộ vẻ hấp tấp khi bỏ đi, để rồi suốt buổi tối không đến với bà già ấy lần nào nữa. Công tước phu nhân Bolkonxkaya có mang theo một mẫu đồ thêu đang làm dở đựng trong một cái túi nhỏ bằng nhung thêu kim tuyến. Phía trên đôi môi xinh xắn của nàng phơn phớt một lớp lông tơ óng mịn, môi trên của nàng hơi ngắn nên không che kín hết hàm răng cửa, nhưng cái đó chỉ làm cho nàng thêm duyên dáng và dễ thương khi nàng hé miệng hoặc khi nàng ngậm miệng lại, thỉnh thoảng môi trên lại hơi nhô ra và trông nàng lại càng thêm duyên dáng. ở những người thiếu phụ thật có duyên bao giờ cũng thế: khuyết điểm của nàng- cái môi trên hơi ngắn và cái miệng luôn hé mở - hình như làm thành một vẻ đẹp đặc biệt, chỉ riêng nàng mới có. Ai nhìn thấy người thiếu phụ xinh xắn sắp làm mẹ này cũng phải thích mắt; trông nàng thật linh hoạt, tràn đầy sức khỏe, tuy có mang mà vẫn ung dung nhẹ nhõm như không. Những người già cả hay những thanh niên cau có, buồn bực, chỉ cần đứng gần nàng và nói chuyện với nàng một lúc là có cảm giác như chính mình cũng đâm ra giống nàng. Ai đã từrng nói chuyện với nàng, đã được thấy nụ cười tươi sáng và hàm răng trắng bóng của nàng luôn luôn lộ rõ mỗi khi nàng nói, cũng đều nghĩ rằng mình hôm nay chắc phải nhã nhặn đáng yêu hơn mọi bận nhiều. Mà ai cũng nghĩ như thế. Công tước phu nhân nhỏ nhắn chân hơi nhún nhẩy bước từng bước ngắn nhanh nhẹn đi vòng qua chiếc bàn, tay cầm túi nữ công, rồi vén tà áo ngồi xuống đi-văng bên cạnh chiếc ấm xamova bằng bạc, vẻ tươi vui, tưởng chừng tất cả những gì mà nàng làm cũng đều là một cuộc vui cho mình và cho tất cả người xung quanh. Nàng giở túi thêu ra và nhìn mọi người, nói: - Tôi mang cả đồ nữ công của tôi đến đây này - rồi quay sang nữ chủ nhân, nàng tiếp - Chị Annet, chị xem đừng có chơi khăm em đấy nhé! Trong giấy chị có viết rằng đây là một buổi tiếp tân rất nhỏ, thành thử chị xem, em ăn mặc thế này có chán không? Và nàng dang hai tay ra cho AnnaPavlovna. Pavlovna thấy rõ chiếc áo dài xám trang nhã thêu đăng ten, phía dưới ngực có thắt một giải lụa rộng khổ. Anna Pavlovna đáp: - Cứ yên tâm, Liza ạ, cô bao giờ chả là người xinh nhất! - Vẫn một giọng như cũ, công tước phu nhân quay sang một vị tướng nói tiếp - Ngài xem, chồng tôi bỏ tôi để đi tìm cái chết ngoài chiến trường đấy! - Đoạn nàng lại quay sang công tước Vaxili nói luôn - Xin ngài cho biết, tại sao lại sinh ra cái trò chiến tranh đáng ghét ấy làm gì? - Rồi, không đợi câu trả lời, nàng lại quay sang nói với tiểu thư Elen diễm lệ, con gái công tước Vaxili. - Công tước phu nhân có duyên quá nhỉ? - công tước Vaxili nói nhỏ với Anna Pavlovna. Công tước phu nhân nhỏ nhắn đến được một lúc thì thấy một chàng thanh niên to béo đẫy đà, mắt đeo kính, bước vào phòng. Tóc chàng húi ngắn, mình mặc lễ phục màu nâu, sơ mi cổ cao quần màu nhạt theo thời trang bấy giờ. Chàng thanh niên to béo ấy là con riêng của bá tước Bazukhov một đại thần nổi tiếng thời hoàng hậu Ekaterina và hiện nay đang đau ốm ngắc ngoải ở Moskva. Chàng đi du học ở nước ngoài mới về, chưa nhận chức gì, và đây là lần đầu tiên chàng dự một buổi dạ hội của giới xã giao, Anna Pavlovna tiếp chàng bằng một cái gật đầu dành cho những người ở bậc thấp nhất trong cái thang phẩm trật của phòng khách này. Nhưng tuy dùng lối chào hạng thấp như vậy, khi thấy Piotr vào, gương mặt của phu nhân vẫn lộ vẻ lo sợ, giống như khi người ta thấy một cái gì đó quá lớn và không đúng chỗ. Kể ra thì so với các tân khách nam giới khác trong phòng Piotr, cũng có to lớn hơn ít nhiều, nhưng sở dĩ phu nhân lo sợ lại chính là vì cái nhìn thông minh rụt rè, đôi mắt tinh tế mà tự nhiên đã làm cho chàng khác hẳn tất cả các tân khách khác có mặt trong phòng. - Ông Piotr, ông có lòng tốt đến thăm một người đàn bà đau ốm, tội nghiệp, thật là quí hóa quá! - Anna Pavlovna nói, mắt lo lắng liếc nhìn bà dì trong khi dẫn Piotr đến gần bà ta. Piotr nói lúng túng mấy tiếng gì chẳng ai hiểu, mắt vẫn nhìn xung quanh như đang tìm kiếm một cái gì. Chàng cúi chào công tước phu nhân, miệng mỉm cười vui sướng, mừng rỡ như khi gặp được một người quen thân, rồi đến chào bà dì. Những điều lo sợ của Anna Pavlovna không phải là không có lý do, bởi vì Piotr không đợi bà già nói về sức khỏe của Đức Hoàng thái hậu cho xong đã quay gót toan bỏ đi. Anna Pavlovna hoảng hốt kiếm lời ngăn chàng lại. Phu nhân nói: - Ông chắc chưa quen giáo sĩ Moriot chứ? Ông ta là một người rất thú vị. - Có, tôi có nghe nói đến cái kế hoạch hòa bình vĩnh viễn của ông ta, kế hoạch ấy rất hay, nhưng khó lòng mà thực hiện được. - Ông thấy thế à? - Anna Pavlovna nói một câu lấy lệ, để rồi trở về với những công việc của bà chủ nhà, nhưng Piotr lại phạm lỗi xã giao ngược lại. Lúc nãy, chưa nghe hết lời bà dì, chàng đã vội bỏ đi; bây giờ thì chàng lại chuyện quá nhiều làm cho người tiếp chuyện phải dừng lại nghe trong khi đang muốn đi chỗ khác. Piotr đầu nghiêng về phía trước, hai chân chạng ra, bắt đầu chứng minh cho Anna Pavlovna hiểu rõ tại sao chàng ta cho rằng cái kế hoạch của ông giáo sĩ kia là một ảo tưởng. - Ta sẽ bàn chuyện này sau. - Anna Pavlovna mỉm cười nói. Và sau khi đã thoát khỏi chàng thanh niên kém xã giao kia, phu nhân liền trở về với nhiệm vụ bà chủ nhà, tiếp tục lắng tai nghe ngóng và đưa mắt nhìn quanh, xem chỗ nào câu chuyện hơi tẻ thì lập tức đến tiếp ứng. Như một ông chủ xưởng dệt, sau khi đã cắt đặt thợ thuyền đâu vào đấy, bắt đầu đi đi lại lại trong xưởng, và hễ chỗ nào máy ngừng chạy hay chỗ nào có thoi đưa quá to, có tiếng cót két bất thường là vội vã đến tận nơi để hãm máy lại hay chữa cho nó chạy đều. Anna Pavlovna cũng đi đi lại lại trong phòng khách, thỉnh thoảng lại gần một nhóm nào đó im hơi lặng tiếng hoặc nói chuyện quá nhiều và nói một câu hay chuyển một người nào đó sang nhóm khác, để điều chỉnh cho bộ máy nói chuyện chạy đều đúng mực. Nhưng trong tất cả những mối lo ấy vẫn thấy phu nhân e ngại nhất về Piotr. Phu nhân lo lắng nhìn theo Piotr khi chàng lại gần một nhóm tân khách đứng quanh Montmorency để nghe xem họ nói những gì, rồi lại quay sang một nhóm khác đang lắng nghe giáo sĩ Moriot nói chuyện. Piotr từ trước tới nay ăn học ở nước ngoài nên buổi tiếp tân của Anna Pavlovna hôm nay là buổi đầu tiên chàng được dự từ khi trở về Nga. Piotr biết rằng đây là nơi tụ họp của toàn thể giới trí thức ở Petersburg, cho nên mắt chàng cứ đưa nhìn khắp bốn phía, háo hức như mất một đứa trẻ con trong một gian hàng bán đồ chơi. Chàng luôn sợ bỏ lỡ mất một câu chuyện lý thú mà chàng có thể nghe được. Nhìn vào những vẻ mặt trang nhã và đầy tự tin tập hợp nơi đây, chàng luôn luôn chờ nghe một cái gì đặc biệt lý thú. Cuối cùng Piotr lại gần giáo sĩ Moriot. Chàng nghe loáng thoáng câu chuyện có vẻ thú vị bèn đứng lại lắng nghe, chờ dịp để nói ý mình ra, như những người trẻ tuổi thường thích làm.
Chương 3
Tối tiếp tân của Anna Pavlovna đã có đà. Tiếng thoi đưa ở khắp nơi nghe đều đều và liên tục. Ngoài dì tôi bên cạnh chỉ có một phu nhân già có mặt gầy gò tiều tuỵ như đã khóc nhiều, phần nào xa lạ ở nơi giao tế quan trọng này, tân khách đã phân ra làm ba nhóm. Một nhóm quây quần chung quanh giáo sĩ, nhóm này gồm nhiều khách nam giới hơn là nữ giới. Trong nhóm thứ hai, nhóm của thanh niên, thì trung tâm là công tước tiểu thư Elen diễm lệ con gái công tước Vaxili, và công tước phu nhân Bolkonxkaya, người nhỏ nhắn, hồng hào, hơi đẫy so với tuổi trẻ của nàng. Trong nhóm thứ ba, trung tâm là Montmorency và Anna Pavlovna. Tử tước là một thanh niên đẹp trai, dung mạo dịu dàng, phong cách nhã nhặn. Hẳn trong thâm tâm ông vẫn tự phụ mình là bậc danh sĩ, nhưng bề ngoài thì cũng theo giáo dục thượng lưu mà làm ra vẻ một con người nhún nhường đem trí tuệ của mình hiến cho tân khách ở đây thưởng thức. Hẳn tử tước là một món cỗ trọng yếu của Anna Pavlovna trong buổi chiêu đãi hôm nay. Chẳng khác nào một người đầu bếp giỏi biết đem một món thịt bò mà người ta sẽ không muốn ăn nếu trong thấy nó ở nơi bếp núc bẩn thỉu, dọn lên thành một món ăn sang trọng tuyệt vời, trong buổi tối nay Anna Pavlovna lần lượt đem tử tước ra mời khách trước rồi đến lượt giáo sĩ, coi họ như những món ăn thanh nhã tuyệt vời vậy. Trong nhóm Montmorency người ta bàn ngay đến vụ ám sát công tước D Anghiên. Tử tước cho rằng sở dĩ công tước D Anghiên bị ám sát là vì có lòng khoan dung độ lượng và Buônnapactê thù công tước vì những lý do riêng. - Hay đấy! Tử tước kể cho chúng tôi nghe với! - Anna Pavlovna nói, cảm thấy vui vì câu nói này phảng phất cái phong vị thời Luis - Tử tước kể chuyện cho chúng tôi nghe đi! Tử tước nghiêng mình lĩnh ý và nhã nhặn mỉm cười, Anna Pavlovna mời khách đến ngồi quanh tử tước để nghe chuyện. Phu nhân nói thầm với người ngồi cạnh: “Tử tước có quen riêng Đức ông đấy!”, rồi quay sang một người thứ hai, phu nhân nói “Tử tước kể chuyện thú lắm kia!”- xong lại nói thêm với một người thứ ba: “Người thượng lưu thoạt nhìn biết ngay!”, và tử tước được đem ra đãi khách, tựa như một miếng thịt bò rán trên một cái đĩa nóng hổi có cả rau thơm, dưới hình thức trang nhã nhất và có lợi nhất cho tử tước. Tử tước cũng muốn bắt đầu câu chuyện, bèn mỉm cười một nụ cười tế nhị. - Tiểu thư Elen, mời tiểu thư đến đây! - Anna Pavlovna nói với vị công tước tiểu thư xinh đẹp đang ngồi hơi xa một tí, làm thành trung tâm của một nhóm khác. Công tước tiểu thư Elen mỉm cười, nàng đứng dậy với cái nụ cười không thay đổi của một giai nhân tuyệt sắc nở trên môi từ khi nàng mới bước vào phòng khách. Trong tiếng sột soạt khe khẽ của chiếc áo khiêu vũ trắng tinh viền đăng-ten và nhiễu bồng, và rực rỡ với đôi vai trắng ngần, mớ tóc óng mượt và những hạt kim cương lấp lánh, nàng đi qua giữa những người đàn ông đang rẽ ra hai bên, cứ bước thẳng không nhìn ai, nhưng mỉm cười với mọi người, dường như đang thân ái ban cho họ cái quyền chiêm ngường vẻ đẹp của vóc người, của đôi vai đầy đặn, của bộ ngực và khoảng lưng để hở rất rộng theo lỗi phục sức thời bấy giờ. Và dường như mang trên người tất cả vẻ hào hoa của đêm tiếp tân, Elen đến cạnh Anna Pavlovna. Nàng đẹp đến nỗi không những người ta không thấy nàng có chút vẻ nào làm dáng, mà trái lại nàng hình như có vẻ ngượng ngùng về cái sắc đẹp hiển nhiên và có sức chinh phục quá mãnh liệt của mình. Hình như nàng cũng muốn giảm nhẹ sức thu hút của cái sắc đẹp ấy nhưng không sao được. “Người đâu mà đẹp thế!” - Ai trông thấy nàng cũng đều nói như vậy. Như bị choáng váng trước một cái gì phi thường, tử tước so vai và cúi mặt trong khi nàng ngồi xuống trước mặt và nụ cười bất tuyệt của nàng như dọi ánh quang lên ông ta. “Thưa phu nhân, quả tình đứng trước một cử tọa như thế này, tôi thấy lo ngại cho bản lĩnh của mình quá!” - Tử tước nói và cúi đầu, miệng cười chúm chím. Công tước tiểu thư đặt cánh tay trần dầy đặn lên chiếc bàn con và không thấy cần phải nói gì cả. Nàng mỉm cười, chờ đợi. Trong suốt thời gian nghe kể chuyện, nàng ngồi thẳng, thỉnh thoảng lại nhìn cánh tay xinh đẹp và đầy đặn đặt nhẹ lên bàn hay nhìn bộ ngực của mình, còn xinh đẹp hơn cánh tay kia nữa, sửa lại ngay ngắn chuỗi kim cương trên ngực, sửa lại vài lần trên nếp áo, và khi nào câu chuyện đến chỗ lôi cuốn, lại liếc nhìn Anna Pavlovna và bắt chước ngay vẻ mặt vị ngự tiền phu nhân, rồi sau đó gương mặt của nàng lại ngưng lại trong một nụ cười rạng rỡ. Công tước phu nhân nhỏ nhắn cũng theo Elen rời chiếc bàn trà nhỏ. Nàng nói: - Khoan đã, đợi cho tôi cầm cái túi thêu với! - rồi quay sang công tước Ippolit, nàng hỏi- Kìa ông mải nghĩ gì thế? Ông đem hộ cái túi con lại đây cho tôi! Công tước phu nhân mỉm cười và nói chuyện với tất cả mọi người, rồi đột nhiên đổi chỗ ngồi, và trong khi ngồi xuống lại sửa tà áo dáng rát vui vẻ. - Tôi ngồi thế này được rồi! - nàng nói, và yêu cầu tử tước bắt đầu kể, đoạn bắt tay vào thêu. Công tước Ippolit đưa túi con cho nàng, đổi chỗ theo nàng và kéo cái ghế dựa lại gần rồi ngồi bên cạnh. Chàng Ippolit “khả ái” có một đặc điểm khiến cho người ta chú ý là chàng rất giống với người em gái diễm lệ, nhưng điều đập mạnh vào mắt người ta hơn nữa là tuy giống em như vậy, chàng vẫn xấu xí lạ thường. Những đường nét trên khuôn mặt người em gái, nhưng ở nàng thì tất cả đều rạng rỡ lên vì cái nụ cười bất tuyệt tươi vui, tự mãn và trẻ trung, và vì vẻ đẹp của cái thân hình chẳng kém những mỹ nhân cổ Hy Lạp; trái lại ở chàng ta thì cái khuôn mặt ấy lại bị cái vẻ đần độn làm mờ tối đi, và bao giờ cũng biểu lộ tính cau có tự thi, còn thân hình thì yếu đuối và gầy gò, cặp mắt, cái mũi, cái miệng, tất cả đều dúm dó làm thành một vẻ mặt nhăn nhó bực bội khó tả, và tay chân thì không bao giờ tỏ ra tự nhiên. - Không phải chuyện ma đấy chứ? - Ippolit nói, sau khi đến ngồi gần công tước phu nhân và vội vã đưa cái kính cầm tay lên mặt, tưởng chùng như không có dụng cụ này thì không thể nào bắt đầu nói được: - Không, làm gì có!- Người kể chuyện ngạc nhiên, nhún vai đáp - Số là tôi chúa ghét chuyện ma! - Công tước Ippolit nói. Giọng của công tước làm cho người ta thấy rõ rằng chàng ta nói xong rồi mới hiểu câu mình nói nghĩa là gì. Chàng ta nói với vẻ tự tin đến nỗi không ai có thể hiểu điều đã nói ra là rất thông minh hay rất đần độn. Công tước Ippolit mặc áo lễ phục thường màu lục sẫm, quần chật màu đùi tiên nữ hoảng sợ, như chàng ta thường nói, đi tất cao và đi giầy khiêu vũ. Tử tước kể lại một cách rất có duyên một giai thoại lúc bấy giờ đang lưu hành, nói rằng công tước D Anghiên có lần bí mật lẻn về Paris để gặp cô George và ở đấy công tước đã gặp Buônapáctê lúc bấy giờ cũng đang được nữ nghệ sĩ trứ danh “chiếu cố”. Tình cờ Napoleon ngất đi - đó là một chứng bệnh mà y thường có - và thế là lọt vào tay công tước; nhưng công tước không lợi dụng cơ hội đó để hại y. Về sau Buônapáctê đã trả thù cái lòng khoan dung đại độ của công tước bằng cách ám sát kẻ tình địch cũ của mình. Câu chuyện rất hấp dẫn và lý thú, đặc biệt lúc hai kẻ tình địch đột nhiên nhận ra mặt nhau: chỗ ấy các phu nhân tỏ ra rất xúc động. - Tuyệt! - Anna Pavlovna nói, mắt liếc nhìn công tước phu nhân nhỏ nhắn như để hỏi ý kiến. - Tuyệt! - Công tước phu nhân nhỏ nhắn nói khẽ, tay cắm chiếc kim vào mẫu thêu như muốn tỏ ra rằng câu chuyện lý thú và hấp dẫn quá khiến nàng không thể nào tiếp tục công việc thêu thùa được. Tử tước đánh giá rất cao cách ngợi khen lặng lẽ ấy, liền mỉm cười tỏ vẻ biết ơn, và lại tiếp tục kể. Nhưng trong lúc đó Anna Pavlovna nãy giờ cứ liếc nhìn người thanh niên đang làm cho phu nhân lo sợ, thấy anh ta đang nói chuyện với giáo sĩ hơi quá hăng và quá to bèn vội vã đến tiếp viện cho vị trí đang lâm nguy. Quả nhiên, Piotr đang bàn luận với giáo sĩ về thế quân bình chính trị, và giáo sĩ, hình như được cái nhiệt tình ngây thơ của chàng thanh niên kích thích nên đang trình bầy với chàng những quan niệm mà mình vẫn thích thú. Cả hai người nghe và nói một cách hăng hái, quá tự nhiên, và điều đó không làm cho Anna Pavlovna vừa lòng. Giáo sĩ nói: - Chỉ có một cách là thế quân bình của châu Âu và dân quyền. Chỉ cần một nước hùng mạnh như nước Nga, xưa nay vốn mang tiếng là bán khai, đứng ra cầm đầu liên minh một cách chí công vô tư nhằm thủc hiện thế quân bình của châu Âu, là cứu được thiên hạ. - Ông tìm đâu ra cái thế quân bình ấy? - Piotr bắt đầu nói! Nhưng lúc ấy Anna Pavlovna đã đến bên cạnh và đưa mắt nhìn Piotr một cách nghiêm nghị, rồi phu nhân hỏi vị giáo sĩ người Ý xem ông thấy khí hậu ở đây như thế nào. Sắc mặt của người Ý đột nhiên chuyển sang một vẻ dịu ngọt giả dối đến khó chịu. Hẳn là điều này đã thành thói quen của ông ta mỗi khi nói chuyện với đàn bà. Ông ta nói: - Tôi đang ngây ngất vì được thưởng thức trí tuệ và học vấn của giới thượng lưu ở đây, nhất là của những bậc nữ lưu mà tôi đã được hân hạnh hầu tiếp nên chưa có thì giờ nghĩ đến khí hậu. Vừa lúc ấy, một nhân vật mới bước vào phòng. Nhân vật mới đó là công tước Andrey Bolkonxki trẻ tuổi, chồng của công tước phu nhân nhỏ nhắn. Công tước Bolkonxki là một thanh mên vóc người tầm thước, rất đẹp trai, khuôn mặt xương xương, với những đường nét gẫy gọn. Toàn thân chàng, kể từ cái nhìn uể oải và ủ dột đến dáng đi chậm rãi và đĩnh đạc, đều làm thành một sự tương phản nổi bật với người vợ nhỏ nhắn và linh lợi của chàng. Người ta thấy rõ rằng không những chàng đã quen hết các nhân vật phòng khách, mà họ còn làm cho chàng chán ngấy đến nỗi nhìn mặt họ hay nghe họ nói chàng đều bực mình. Mà trong số tất cả những người ở đây thì hình như người vợ xinh xắn của chàng lại làm cho chàng chán ngấy hơn cả. Chàng cau mày khó chịu, làm xấu khuôn mặt tuấn tú, và quay lưng về phía nàng. Chàng hôn tay Anna Pavlovna mà nheo nheo đôi mắt nhìn lướt qua các tân khách một lượt. Anna Pavlovna hỏi: - Có phải công tước nhập ngũ để ra trận không? - Đại tướng Kutuzov - Bolkonxki nói, nhấn mạnh vào âm tiết “zov” ở cuối như người Pháp - đã có lòng chiếu cố cho tôi làm sĩ quan phụ tá của ngài! - Thế còn phu nhân thì sao? - Nhà tôi sẽ về quê. - Công tước nỡ nào làm cho chúng tôi thiếu mất quý phu nhân xinh đẹp? Công tước phu nhân nói: - Anh Andrey! - khi nói với chồng, nàng cũng dùng cái giọng làm duyên làm giáng như nói với một người lạ,- tử tước vừa kể một chuyện thật thú vị về cô George và Bônapactê. Công tước Andrey cau mày và quay mặt đi. Từ khi công tước Andrey vào, Piotr vẫn nhìn theo chàng với cặp mắt mừng rỡ và trìu mến, bấy giờ anh ta liền đến gần và kéo tay chàng. Công tước Andrey không ngoảnh lại, cau mặt tỏ vẻ bực bội đối với người nào đã kéo tay mình, nhưng khi trông thấy khuôn mặt tươi cười của Piotr, chàng mỉm một nụ cười hiền lành và thân mật rất bất ngờ. - Ô kìa cậu, cậu cũng đến nơi giao tế này ư? - Tôi biết anh tới đây - Piotr đáp, rồi hạ thấp giọng nói tiếp, để khỏi cản trở tử tước bấy giờ đang kể tiếp câu chuyện - Tôi định đến ăn tối ở nhà anh, được chứ? - Không, không được- công tước Andrey nói và mỉm cười siết chặt tay Piotr để cho chàng biết rằng cái đó không cần phải hỏi nữa. Chàng còn muốn nói thêm điều gì nữa nhưng ngay lúc ấy công tước Vaxili cùng tiểu thư đứng dậy, và các viên khách nam giới cũng đứng lên để nhường lối cho họ ra. Công tước Vaxili khẽ kéo ống tay áo vị khách người Pháp xuống ghế để ông ta đừng đứng lên, và nói: - Xin tử tước thứ lỗi. Buổi dạ hội tai hại ở nhà quan đại sứ làm tôi mất cái thú được nghe ngài và phải ngắt quãng câu chuyện của ngài, - rồi công tước nói với Anna Pavlovna - tôi rất buồn vì phải rời buổi tiếp tân thú vị của phu nhân. Công tước tiểu thư Elen, con gái của công tước Vaxili, khẽ nâng những nếp áo dài lên, đi qua giữa hàng ghế và nụ cười lại càng hừng sáng hơn trên khuôn mặt diễm lệ của nàng. Piotr nhìn người đẹp với đôi mắt sững sờ, gần như kinh hãi khi nàng đi qua trước mặt. Công tước Andre nói: - Đẹp thật! - Đẹp thật. - Piotr nói theo. Khi đi ngang qua chỗ Piotr, công tước Vaxili nắm lấy tay chàng và quay về phía Anna Pavlovna nói: - Xin phu nhân huấn luyện con gấu này hộ tôi. Anh ta ở nhà tôi đã được một tháng nay và đây là lần đầu liên tôi thấy anh ta có mặt ở một buổi tiếp tân quan trọng. Không có gì cần thiết cho thanh niên hơn là việc giao tiếp với những người đàn bà thông tụê.
Tối tiếp tân của Anna Pavlovna đã có đà. Tiếng thoi đưa ở khắp nơi nghe đều đều và liên tục. Ngoài dì tôi bên cạnh chỉ có một phu nhân già có mặt gầy gò tiều tuỵ như đã khóc nhiều, phần nào xa lạ ở nơi giao tế quan trọng này, tân khách đã phân ra làm ba nhóm. Một nhóm quây quần chung quanh giáo sĩ, nhóm này gồm nhiều khách nam giới hơn là nữ giới. Trong nhóm thứ hai, nhóm của thanh niên, thì trung tâm là công tước tiểu thư Elen diễm lệ con gái công tước Vaxili, và công tước phu nhân Bolkonxkaya, người nhỏ nhắn, hồng hào, hơi đẫy so với tuổi trẻ của nàng. Trong nhóm thứ ba, trung tâm là Montmorency và Anna Pavlovna. Tử tước là một thanh niên đẹp trai, dung mạo dịu dàng, phong cách nhã nhặn. Hẳn trong thâm tâm ông vẫn tự phụ mình là bậc danh sĩ, nhưng bề ngoài thì cũng theo giáo dục thượng lưu mà làm ra vẻ một con người nhún nhường đem trí tuệ của mình hiến cho tân khách ở đây thưởng thức. Hẳn tử tước là một món cỗ trọng yếu của Anna Pavlovna trong buổi chiêu đãi hôm nay. Chẳng khác nào một người đầu bếp giỏi biết đem một món thịt bò mà người ta sẽ không muốn ăn nếu trong thấy nó ở nơi bếp núc bẩn thỉu, dọn lên thành một món ăn sang trọng tuyệt vời, trong buổi tối nay Anna Pavlovna lần lượt đem tử tước ra mời khách trước rồi đến lượt giáo sĩ, coi họ như những món ăn thanh nhã tuyệt vời vậy. Trong nhóm Montmorency người ta bàn ngay đến vụ ám sát công tước D Anghiên. Tử tước cho rằng sở dĩ công tước D Anghiên bị ám sát là vì có lòng khoan dung độ lượng và Buônnapactê thù công tước vì những lý do riêng. - Hay đấy! Tử tước kể cho chúng tôi nghe với! - Anna Pavlovna nói, cảm thấy vui vì câu nói này phảng phất cái phong vị thời Luis - Tử tước kể chuyện cho chúng tôi nghe đi! Tử tước nghiêng mình lĩnh ý và nhã nhặn mỉm cười, Anna Pavlovna mời khách đến ngồi quanh tử tước để nghe chuyện. Phu nhân nói thầm với người ngồi cạnh: “Tử tước có quen riêng Đức ông đấy!”, rồi quay sang một người thứ hai, phu nhân nói “Tử tước kể chuyện thú lắm kia!”- xong lại nói thêm với một người thứ ba: “Người thượng lưu thoạt nhìn biết ngay!”, và tử tước được đem ra đãi khách, tựa như một miếng thịt bò rán trên một cái đĩa nóng hổi có cả rau thơm, dưới hình thức trang nhã nhất và có lợi nhất cho tử tước. Tử tước cũng muốn bắt đầu câu chuyện, bèn mỉm cười một nụ cười tế nhị. - Tiểu thư Elen, mời tiểu thư đến đây! - Anna Pavlovna nói với vị công tước tiểu thư xinh đẹp đang ngồi hơi xa một tí, làm thành trung tâm của một nhóm khác. Công tước tiểu thư Elen mỉm cười, nàng đứng dậy với cái nụ cười không thay đổi của một giai nhân tuyệt sắc nở trên môi từ khi nàng mới bước vào phòng khách. Trong tiếng sột soạt khe khẽ của chiếc áo khiêu vũ trắng tinh viền đăng-ten và nhiễu bồng, và rực rỡ với đôi vai trắng ngần, mớ tóc óng mượt và những hạt kim cương lấp lánh, nàng đi qua giữa những người đàn ông đang rẽ ra hai bên, cứ bước thẳng không nhìn ai, nhưng mỉm cười với mọi người, dường như đang thân ái ban cho họ cái quyền chiêm ngường vẻ đẹp của vóc người, của đôi vai đầy đặn, của bộ ngực và khoảng lưng để hở rất rộng theo lỗi phục sức thời bấy giờ. Và dường như mang trên người tất cả vẻ hào hoa của đêm tiếp tân, Elen đến cạnh Anna Pavlovna. Nàng đẹp đến nỗi không những người ta không thấy nàng có chút vẻ nào làm dáng, mà trái lại nàng hình như có vẻ ngượng ngùng về cái sắc đẹp hiển nhiên và có sức chinh phục quá mãnh liệt của mình. Hình như nàng cũng muốn giảm nhẹ sức thu hút của cái sắc đẹp ấy nhưng không sao được. “Người đâu mà đẹp thế!” - Ai trông thấy nàng cũng đều nói như vậy. Như bị choáng váng trước một cái gì phi thường, tử tước so vai và cúi mặt trong khi nàng ngồi xuống trước mặt và nụ cười bất tuyệt của nàng như dọi ánh quang lên ông ta. “Thưa phu nhân, quả tình đứng trước một cử tọa như thế này, tôi thấy lo ngại cho bản lĩnh của mình quá!” - Tử tước nói và cúi đầu, miệng cười chúm chím. Công tước tiểu thư đặt cánh tay trần dầy đặn lên chiếc bàn con và không thấy cần phải nói gì cả. Nàng mỉm cười, chờ đợi. Trong suốt thời gian nghe kể chuyện, nàng ngồi thẳng, thỉnh thoảng lại nhìn cánh tay xinh đẹp và đầy đặn đặt nhẹ lên bàn hay nhìn bộ ngực của mình, còn xinh đẹp hơn cánh tay kia nữa, sửa lại ngay ngắn chuỗi kim cương trên ngực, sửa lại vài lần trên nếp áo, và khi nào câu chuyện đến chỗ lôi cuốn, lại liếc nhìn Anna Pavlovna và bắt chước ngay vẻ mặt vị ngự tiền phu nhân, rồi sau đó gương mặt của nàng lại ngưng lại trong một nụ cười rạng rỡ. Công tước phu nhân nhỏ nhắn cũng theo Elen rời chiếc bàn trà nhỏ. Nàng nói: - Khoan đã, đợi cho tôi cầm cái túi thêu với! - rồi quay sang công tước Ippolit, nàng hỏi- Kìa ông mải nghĩ gì thế? Ông đem hộ cái túi con lại đây cho tôi! Công tước phu nhân mỉm cười và nói chuyện với tất cả mọi người, rồi đột nhiên đổi chỗ ngồi, và trong khi ngồi xuống lại sửa tà áo dáng rát vui vẻ. - Tôi ngồi thế này được rồi! - nàng nói, và yêu cầu tử tước bắt đầu kể, đoạn bắt tay vào thêu. Công tước Ippolit đưa túi con cho nàng, đổi chỗ theo nàng và kéo cái ghế dựa lại gần rồi ngồi bên cạnh. Chàng Ippolit “khả ái” có một đặc điểm khiến cho người ta chú ý là chàng rất giống với người em gái diễm lệ, nhưng điều đập mạnh vào mắt người ta hơn nữa là tuy giống em như vậy, chàng vẫn xấu xí lạ thường. Những đường nét trên khuôn mặt người em gái, nhưng ở nàng thì tất cả đều rạng rỡ lên vì cái nụ cười bất tuyệt tươi vui, tự mãn và trẻ trung, và vì vẻ đẹp của cái thân hình chẳng kém những mỹ nhân cổ Hy Lạp; trái lại ở chàng ta thì cái khuôn mặt ấy lại bị cái vẻ đần độn làm mờ tối đi, và bao giờ cũng biểu lộ tính cau có tự thi, còn thân hình thì yếu đuối và gầy gò, cặp mắt, cái mũi, cái miệng, tất cả đều dúm dó làm thành một vẻ mặt nhăn nhó bực bội khó tả, và tay chân thì không bao giờ tỏ ra tự nhiên. - Không phải chuyện ma đấy chứ? - Ippolit nói, sau khi đến ngồi gần công tước phu nhân và vội vã đưa cái kính cầm tay lên mặt, tưởng chùng như không có dụng cụ này thì không thể nào bắt đầu nói được: - Không, làm gì có!- Người kể chuyện ngạc nhiên, nhún vai đáp - Số là tôi chúa ghét chuyện ma! - Công tước Ippolit nói. Giọng của công tước làm cho người ta thấy rõ rằng chàng ta nói xong rồi mới hiểu câu mình nói nghĩa là gì. Chàng ta nói với vẻ tự tin đến nỗi không ai có thể hiểu điều đã nói ra là rất thông minh hay rất đần độn. Công tước Ippolit mặc áo lễ phục thường màu lục sẫm, quần chật màu đùi tiên nữ hoảng sợ, như chàng ta thường nói, đi tất cao và đi giầy khiêu vũ. Tử tước kể lại một cách rất có duyên một giai thoại lúc bấy giờ đang lưu hành, nói rằng công tước D Anghiên có lần bí mật lẻn về Paris để gặp cô George và ở đấy công tước đã gặp Buônapáctê lúc bấy giờ cũng đang được nữ nghệ sĩ trứ danh “chiếu cố”. Tình cờ Napoleon ngất đi - đó là một chứng bệnh mà y thường có - và thế là lọt vào tay công tước; nhưng công tước không lợi dụng cơ hội đó để hại y. Về sau Buônapáctê đã trả thù cái lòng khoan dung đại độ của công tước bằng cách ám sát kẻ tình địch cũ của mình. Câu chuyện rất hấp dẫn và lý thú, đặc biệt lúc hai kẻ tình địch đột nhiên nhận ra mặt nhau: chỗ ấy các phu nhân tỏ ra rất xúc động. - Tuyệt! - Anna Pavlovna nói, mắt liếc nhìn công tước phu nhân nhỏ nhắn như để hỏi ý kiến. - Tuyệt! - Công tước phu nhân nhỏ nhắn nói khẽ, tay cắm chiếc kim vào mẫu thêu như muốn tỏ ra rằng câu chuyện lý thú và hấp dẫn quá khiến nàng không thể nào tiếp tục công việc thêu thùa được. Tử tước đánh giá rất cao cách ngợi khen lặng lẽ ấy, liền mỉm cười tỏ vẻ biết ơn, và lại tiếp tục kể. Nhưng trong lúc đó Anna Pavlovna nãy giờ cứ liếc nhìn người thanh niên đang làm cho phu nhân lo sợ, thấy anh ta đang nói chuyện với giáo sĩ hơi quá hăng và quá to bèn vội vã đến tiếp viện cho vị trí đang lâm nguy. Quả nhiên, Piotr đang bàn luận với giáo sĩ về thế quân bình chính trị, và giáo sĩ, hình như được cái nhiệt tình ngây thơ của chàng thanh niên kích thích nên đang trình bầy với chàng những quan niệm mà mình vẫn thích thú. Cả hai người nghe và nói một cách hăng hái, quá tự nhiên, và điều đó không làm cho Anna Pavlovna vừa lòng. Giáo sĩ nói: - Chỉ có một cách là thế quân bình của châu Âu và dân quyền. Chỉ cần một nước hùng mạnh như nước Nga, xưa nay vốn mang tiếng là bán khai, đứng ra cầm đầu liên minh một cách chí công vô tư nhằm thủc hiện thế quân bình của châu Âu, là cứu được thiên hạ. - Ông tìm đâu ra cái thế quân bình ấy? - Piotr bắt đầu nói! Nhưng lúc ấy Anna Pavlovna đã đến bên cạnh và đưa mắt nhìn Piotr một cách nghiêm nghị, rồi phu nhân hỏi vị giáo sĩ người Ý xem ông thấy khí hậu ở đây như thế nào. Sắc mặt của người Ý đột nhiên chuyển sang một vẻ dịu ngọt giả dối đến khó chịu. Hẳn là điều này đã thành thói quen của ông ta mỗi khi nói chuyện với đàn bà. Ông ta nói: - Tôi đang ngây ngất vì được thưởng thức trí tuệ và học vấn của giới thượng lưu ở đây, nhất là của những bậc nữ lưu mà tôi đã được hân hạnh hầu tiếp nên chưa có thì giờ nghĩ đến khí hậu. Vừa lúc ấy, một nhân vật mới bước vào phòng. Nhân vật mới đó là công tước Andrey Bolkonxki trẻ tuổi, chồng của công tước phu nhân nhỏ nhắn. Công tước Bolkonxki là một thanh mên vóc người tầm thước, rất đẹp trai, khuôn mặt xương xương, với những đường nét gẫy gọn. Toàn thân chàng, kể từ cái nhìn uể oải và ủ dột đến dáng đi chậm rãi và đĩnh đạc, đều làm thành một sự tương phản nổi bật với người vợ nhỏ nhắn và linh lợi của chàng. Người ta thấy rõ rằng không những chàng đã quen hết các nhân vật phòng khách, mà họ còn làm cho chàng chán ngấy đến nỗi nhìn mặt họ hay nghe họ nói chàng đều bực mình. Mà trong số tất cả những người ở đây thì hình như người vợ xinh xắn của chàng lại làm cho chàng chán ngấy hơn cả. Chàng cau mày khó chịu, làm xấu khuôn mặt tuấn tú, và quay lưng về phía nàng. Chàng hôn tay Anna Pavlovna mà nheo nheo đôi mắt nhìn lướt qua các tân khách một lượt. Anna Pavlovna hỏi: - Có phải công tước nhập ngũ để ra trận không? - Đại tướng Kutuzov - Bolkonxki nói, nhấn mạnh vào âm tiết “zov” ở cuối như người Pháp - đã có lòng chiếu cố cho tôi làm sĩ quan phụ tá của ngài! - Thế còn phu nhân thì sao? - Nhà tôi sẽ về quê. - Công tước nỡ nào làm cho chúng tôi thiếu mất quý phu nhân xinh đẹp? Công tước phu nhân nói: - Anh Andrey! - khi nói với chồng, nàng cũng dùng cái giọng làm duyên làm giáng như nói với một người lạ,- tử tước vừa kể một chuyện thật thú vị về cô George và Bônapactê. Công tước Andrey cau mày và quay mặt đi. Từ khi công tước Andrey vào, Piotr vẫn nhìn theo chàng với cặp mắt mừng rỡ và trìu mến, bấy giờ anh ta liền đến gần và kéo tay chàng. Công tước Andrey không ngoảnh lại, cau mặt tỏ vẻ bực bội đối với người nào đã kéo tay mình, nhưng khi trông thấy khuôn mặt tươi cười của Piotr, chàng mỉm một nụ cười hiền lành và thân mật rất bất ngờ. - Ô kìa cậu, cậu cũng đến nơi giao tế này ư? - Tôi biết anh tới đây - Piotr đáp, rồi hạ thấp giọng nói tiếp, để khỏi cản trở tử tước bấy giờ đang kể tiếp câu chuyện - Tôi định đến ăn tối ở nhà anh, được chứ? - Không, không được- công tước Andrey nói và mỉm cười siết chặt tay Piotr để cho chàng biết rằng cái đó không cần phải hỏi nữa. Chàng còn muốn nói thêm điều gì nữa nhưng ngay lúc ấy công tước Vaxili cùng tiểu thư đứng dậy, và các viên khách nam giới cũng đứng lên để nhường lối cho họ ra. Công tước Vaxili khẽ kéo ống tay áo vị khách người Pháp xuống ghế để ông ta đừng đứng lên, và nói: - Xin tử tước thứ lỗi. Buổi dạ hội tai hại ở nhà quan đại sứ làm tôi mất cái thú được nghe ngài và phải ngắt quãng câu chuyện của ngài, - rồi công tước nói với Anna Pavlovna - tôi rất buồn vì phải rời buổi tiếp tân thú vị của phu nhân. Công tước tiểu thư Elen, con gái của công tước Vaxili, khẽ nâng những nếp áo dài lên, đi qua giữa hàng ghế và nụ cười lại càng hừng sáng hơn trên khuôn mặt diễm lệ của nàng. Piotr nhìn người đẹp với đôi mắt sững sờ, gần như kinh hãi khi nàng đi qua trước mặt. Công tước Andre nói: - Đẹp thật! - Đẹp thật. - Piotr nói theo. Khi đi ngang qua chỗ Piotr, công tước Vaxili nắm lấy tay chàng và quay về phía Anna Pavlovna nói: - Xin phu nhân huấn luyện con gấu này hộ tôi. Anh ta ở nhà tôi đã được một tháng nay và đây là lần đầu liên tôi thấy anh ta có mặt ở một buổi tiếp tân quan trọng. Không có gì cần thiết cho thanh niên hơn là việc giao tiếp với những người đàn bà thông tụê.
Chương 4
Anna Pavlovna mỉm cười, hứa sẽ săn sóc đến Piotr mà phu nhân biết là có họ với công tước Vaxili. Người đàn bà có tuổi nãy giờ ngồi cạnh dì tôi vội vàng đứng dậy đi theo công tước Vaxili ra phòng áo. Trên mặt bà đã mất hẳn cái vẻ vờ vĩnh trước kia. Trên gương mãt hiền hậu, tiều tuỵ vì đã khóc nhiều chỉ thấy vẻ lo lắng và sợ hãi. Theo kịp công tước ra phòng áo, bà ta nói: - Thưa công tước, ngài có thể cho biết gì về việc cháu Boris không? (Bà ta đọc chữ Boris nhấn mạnh đặc biệt vào âm ô). Tôi không thể ở lại Peterburg lâu hơn nữa. Xin ngài cho biết liệu tôi có thể đem tin tức gì về cho thãng bé tội nghiệp không? Tuy công tước Vaxili nghe đàn bà có tuổi một cách miễn cưỡng và gần như vô lễ, thậm chí còn để lộ cả vẻ sốt ruột nữa, nhưng bà ta vẫn mỉm cười với một vẻ dụi dàng dễ làm người ta cảm động, và để giữ công tước lại, bà nắm lấy cánh tay ông ta. Bà nói tiếp: - Ngài chỉ tâu giúp một lời với hoàng thượng, có mất gì đâu, là con tôi chuyển được ngay về đạo quân cận vệ: - Xin công tước phu nhân biết cho rằng có thể giúp được đến đâu tôi sẽ hết sức giúp đến đấy. - Công tước Vaxili đáp - nhưng thỉnh cầu hoàng thượng thì đối với tôi thật khó quá; tôi mách phu nhân là nên nhờ Rumiantxez qua công tước Golixyn: như thế chu đáo hơn. Người đàn bà có tuổi này là công tước phu nhân Drubeskaya vốn vào hàng thế gia, vọng tộc bậc nhất nước Nga; nhưng bà rất nghèo, từ lâu không đi lại nơi quyền quí và để mất hết những quan hệ giao thiệp cũ. Bà đến đây để chạy chọt cho cậu con một được thuyên chuyển về quân cận vệ. Vì muốn gặp công tước Vaxili cho nên bà ta đã cố kiếm cho được tấm thiếp mời đến buổi tiếp tân của Anna Pavlovna. Bà đã đến, và chỉ vì mục đích ấy mà phải ngồi nghe câu chuyện của ông tử tước. Câu trả lời của công tước Vaxili làm bà hoảng hốt, bộ mặt đã có một thời xinh đẹp của bà không gỉấu nổi vẻ căm giận, nhưng chỉ có trong phút chốc. Bà lại mỉm cười và nắm chặt hơn nữa cánh tay của công tước Vaxili, rồi nói: - Công tước biết cho điều này; tôi chưa bao giờ xin gì công tước cả, sau này tôi cũng sẽ không bao giờ xin gì thêm nữa; tôi cũng chưa bao giờ nhắc công tước nhớ lại tình bạn của cha tôi đối với ngài, vì chúa, ngài giúp cho con tôi việc này, và tôi sẽ xin coi ngài như đấng ân nhân. Không, ngài đừng giận, ngài hứa với tôi một tiếng đi. Tôi đã nói với Golixyn rồi và ông ta đã từ chối. Công tước xưa nay là người hiền lành tốt bụng, mong rằng lần này nữa ngài cũng vẫn thế! - Và bà cố mỉm cười, tuy đã rơm rớm nước mắt. Elen đứng chờ gần cửa, ngoảnh mặt về phía bố, cái khuôn mặt tuyệt trần trên đôi vai không kém gì các pho tượng cổ Hy lạp. Nàng nói: - Ba ạ, chúng ta đến muộn mất. Nhưng ảnh hưởng trong xã hội là một cái gì vốn cần phải biết dè xẻn, đừng để cho cạn di. Công tước Vaxili biết vậy và đã hiểu rằng nếu ai nhờ gì mà cũng cứ can thiệp giúp, thì chẳng bao lâu không còn có thể xin gì cho bản thân nữa; nên ông ta rất ít khi dùng đến thế lực của mình. Nhưng trong trường hợp này, sau khi nghe công tước phu nhân Drubeskaya cầu khẩn lại lần nữa, thì công tước cảm thấy một cái gì như lời trách móc của lương tâm. Bà vừa nhắc cho công tước nhớ lại sự thật, trong những bước đầu tiên trên đường công danh, công tước đã chịu ơn bố bà ta. Vả lại, cứ nhìn cung cách của công tước phu nhân cũng có ý định gì, thì không bao giờ chịu lùi bước khi được việc; còn nếu không được thì sẵn sàng quấy rầy từng ngày, từng giờ và còn có thể sinh chuyện làm toáng lên nữa là khác. Ý nghĩ này làm công tước xiêu lòng. Ông ta trả lời với vẻ thân mật và chán chường xưa nay trong giọng nói: - Bà Anna Mikhailovna, điều mà bà muốn nhờ đối với tôi thật gần như không thể làm được; nhưng để bà biết là tôi rất mến bà và rất tôn trọng bà và rất tôn kính hương hồn cụ cố nhà, tôi sẽ làm cái việc không làm nổi; cậu con bà sẽ đổi về quân đội cận vệ, tôi xin hứa với bà như vậy. Bà bằng lòng rồi chứ? - Công tước thân mến, công tước thật là ân nhân của tôi! Tôi đã biết chắc thế nào ngài cũng giúp tôi. Tôi biết ngài nhân hậu vô cùng. Công tước đã toan bỏ đi. - Cho tôi nói thêm một điều này nữa. Sau khi nó đã được chuyển sang đội quân ngự lâm… - Nói đến đây, bà ta ngập ngừng- ngài quen thân Mikhail Ilarionovich Kutuzov, mong ngài giới thiệu cho Boris vào làm sĩ quan phụ tá cho ông ta. Được thế tôi rất yên tâm và bấy giờ… Công tước Vaxili mỉm cười… - Việc này thì tôi không dám hứa với bà đâu. Bà không biết là khi được cử làm tổng tư lệnh, Kutuzov đã bị vây hãm đến như thế nào ư? Chính ông ta có nói với tôi là tất cả các phu nhân ở Moskva đều bảo nhau đến bắt ông ta phải thu nhận hết con cái của họ làm sĩ quan phụ tá. - Không, ân nhân phải hứa với tôi đi, tôi không buông ngài ra đâu! - Ba ạ! Chúng ta muộn mất - Elen nhắc lại, cũng giọng như lúc nãy. - Thôi, tạm biệt, tạm biệt nhé? Đấy bà xem. - Thế đến mai, ngài tâu với hoàng thượng chứ? - Chắc chắn thế, nhưng tôi không hứa gì về việc nói với Kutuzov đâu. - Không, hứa đi, Bazil [4] ạ. Anna Mikhailovna với theo, miệng mỉm cười, cái nụ cười của một thiếu nữ làm đỏm xưa kia rất hợp với bà, nhưng bây giờ trên cái bộ mặt đã cằn cỗi trông thật lạc điệu. Có thể thấy rõ rằng là bà ta đã quên cả tuổi tác, và theo thói quen, bà đã vận dụng hết thủ đoạn nữ giới của bà ngày xưa. Nhưng công tước vừa đi khỏi nét mặt của bà trơ lại lạnh lùng, vờ vĩnh như ban nãy. Bà lại đến ngồi với cái nhóm người đang nghe tử tước kể chuyện và lại làm ra vẻ chú ý nghe, chờ đến lúc ra về, vì công việc của bà đã làm xong. - Nhưng các ngài nghĩ gì về tấn hài kịch vừa rồi, cái lễ đăng quang ở Milan ấy mà?- Anna Pavlovna nói - Và về tấn hài kịch mới của dân chúng Genes và Lucques đến chúc tụng ông Buonapactê. Ông Buonapactê ngồi trên ngai vàng và nhận những lời chúc tụng của các dân tộc. Tuyệt! Thế này thì đến phát điên lên mất. Cả thế giới đã mất trí rồi! Công tước Andrey mỉm cười nhìn thẳng vào mặt Anna Pavlovna và nói, lặp lại những lời của bà Buônapáctê trong lễ gia miện ấy: - Thượng đế đã ban cho ta, những ai phạm đến hãy coi chừng. - Chàng lại nói thêm - Người ta kể lại khi nói những lời ấy Buônapáctê đẹp lắm! - Chàng nhắc lại lần nữa những lời của Buônapáctê bằng tiếng Ý: Dio mi la dona, guai a chi la tocca. - Tôi hy vọng - Anna Pavlovna lại nói tiếp - đó là cái giọt nước sẽ làm tràn cốc nước. Các vua chúa không còn có thể chịu đựng được cái con người đang uy hiếp tất cả cái ấy nữa. - Các vua chúa ấy à? Đây tôi không nói đến nước Nga - Tử tước nói một cách lịch sự, nghe như tuyệt vọng - Thưa phu nhân, các vua chúa ấy à! Họ đã làm gì cho Louis XVII, cho hoàng hậu, cho đức Bà Elizabet? Không có gì cả - Ông la lại nói tiếp, giọng sôi nổt lên - Xin quí vị tin lời tôi, họ sẽ bị trừng phạt vì họ đã phản bội quyền lợi của vương triều Buôcbông. Các vua chúa ấy à? Họ đã cử sứ giả đến chúc tụng kẻ cướp ngôi. Rồi thở dài khinh bỉ, ông tra trở mình trên ghế. Công tước Ippolit nãy giờ mải ngắm tử tước qua cái kính cầm tay, bỗng quay phắt lại phía công tước phu nhân nhỏ nhắn và mượn cái kim của nàng, vừa nói vừa vẽ lên mặt bàn để chỉ dẫn cho nàng về tộc huy của họ Condé, Ippolit cắt nghĩa một cách quan trọng, cứ như là chính nàng đã nhờ chàng ta cắt nghĩa vậy. Ippolit nói: - Vạch đỏ tươi viền xanh có ren trơn: họ Condé đấy? Công tước phu nhân vừa nghe vừa cười nụ. Tử tước lại tiếp tục câu chuyện đang nói dở, với cái vẻ của một người không chú ý nghe người nào khác nói, mà chỉ theo dòng tư tưởng của riêng mình, vì đang nói đến một vấn đề mà mình hiểu hơn ai hết. Ông ta nói: - Nếu Buônapáctê còn làm vua nước Pháp một năm nữa thì tình thế không biết sẽ đi đến đâu. âm mưu, bạo lực, những án lưu đồ, những cuộc hành hình sẽ làm cho xã hội Pháp - tôi muốn nói cái xã hội Pháp chân chính, - vĩnh viễn bị tiêu diệt và đến lúc ấy thì… Ông ta nhún vai và dang hai tay ra chiều ngán ngẩm. Piotr muốn nói một câu gì đấy, vì chàng bị câu chuyện lôi cuốn rất mạnh, nhưng Anna Pavlovna nãy giờ vẫn để ý theo dõi chàng liền nói chặn ngay: - Hoàng thượng Alechxandr đã tuyên bố là Người sẽ để người Pháp tự ý chọn lấy chính thể của họ - Phu nhân nói với cái vẻ buồn rầu mà phu nhân vẫn thường có mỗi khi nhắc đến hoàng gia. Và tôi nghĩ rằng chắc chắn sau khi được giải phóng khỏi ách kẻ cướp ngôi thì toàn thể nhân dân Pháp sẽ tự lao mình vào đôi cánh tay của vị quốc vương chính thống của họ. - Phu nhân kết luận như vậy, mong lấy lòng con người bảo hoàng lưu vong ấy. - Chưa chắc, - Công tước Andrey nói - ngài tử tước cho rằng tình hình đã đi quá xa là rất đúng. Tôi thiết tưởng đã thế thì khó mà quay trở lại được. Piotr xen vào câu chuyện, chàng đỏ mặt nói: - Theo những điều tôi được nghe thì hầu hết quý tộc đã quy phục Buônapáctê rồi. - Đấy là bọn theo Buônapáctê chúng nó bảo thế. Tử tước cãi lại mắt không nhìn Piotr - Hiện thời khó lòng mà biết rõ đích xác công luận ở Pháp. Chính Buônapáctê cũng nói thế - Công tước Andrey cười nhạt. Người ta thấy rõ là công tước không ưa ông Montmorency và tuy chàng không nhìn vào ông này, câu nói ấy chính là để bẻ lại ông ta. Sau một phút im lặng, công tước Andrey nói tiếp, lần này cũng lại dẫn lời của Napoleon. “Ta chỉ cho họ con đường vinh qulang thì họ không buồn đi theo, nhưng khi ta mở cửa phòng chở của ta cho họ, họ đổ xô vào hàng đàn”… Tôi không biết ông ta có quyền nói như thế đến đâu. - Không có quyền gì hết - Tử tước cãi lại - Sau vụ ám sát công tước D Anghien chính là những kẻ ủng hộ nhiệt liệt nhất cũng thôi không xem y là một vị anh hùng nữa - Ông ta lại quay về phía Anna Pavlovna nói thêm - Dù đối với một số người, trước kia y có là một vị anh hùng đi nữa thì kể từ vụ ám sát công tước, trên thiên đường đã thêm một vị tử đạo và dưới dương thế đã bớt một người anh hùng. Anna Pavlovna và những người khác chưa kịp mỉm cười tán thưởng câu nói của tử tước thì Piotr đã đâm ngang vào câu chuyện, và tuy đã đoán trước là chàng sắp nói một điều khiếm nhã, Anna Pavlovna vẫn không thể ngăn lại được. Piotr nói: - Hành hình công tước D Anghien là một việc tất yếu của quốc gia, và tôi thấy Napoleon có một tâm hồn cao cả ở chỗ không sợ một mình gánh lấy tất cả trách nhiệm trong việc này. - Trời ơi! Trời ơi! - Anna Pavlovna phát ra mấy tiếng thì thào nghe đến phát sợ. Công tước phu nhân nhỏ nhắn mỉm cười với lấy túi nữ công, nói: - Thế nào, ông Piotr, ông cho rằng ám sát người ta là có tâm hồn cao cả à? - À! Ô? Trong cử tọa có những tiếng kêu lên. - Capital! [5] - Công tước Ippolit vỗ đùi một cái, thốt lên bằng tiếng Anh. Tử tước chỉ nhún vai. Piotr nhìn cử tọa qua vành mắt kính, vẻ đắc thắng. - Sở dĩ tôi nói như vậy - Piotr nói tiếp, giọng liều lĩnh - là vì họ Buôcbông đã chạy trốn trước cuộc cách mạng và bỏ dân chúng trong cảnh, loạn lạc; chỉ có một mình Napoleon là đã hiểu được cách mạng, thắng cách mạng, và do đó, vì lợi ích chung, ông ta không thể lùi bước trước việc hy sinh tính mạng một cá nhân. - Hay là mời ông sang bàn bên kia? - Anna Pavlovna nói. Nhưng Piotr không đáp lại, cứ nói tiếp, càng nói càng hăng: - Vâng. Napoléon vĩ đại vì đã vươn lên cao hơn cách mạng, đã trấn áp những phần quá khích của nó và giữ lại tất cả những cái tốt lành của nó, quyền bình đẳng giữa các công dân, cũng như tự do ngôn luận, tự do báo chí, và chính vì thế mà ông ta đã nắm được chính quyền. - Vâng - Tử tước nói - Nếu nắm được chính quyền rồi, ông ta không lợi dụng nó để giết người mà đem trao trả cho quốc vương hợp pháp thì tôi mới cho là vĩ nhân. - Ông ta không thể làm như vậy được. Sở dĩ quốc dân trao chính quyền cho ông ta chỉ là cốt để ông trừ khử bọn Buôcbông đi cho họ và vì họ đã thấy ông là một bậc vĩ nhân. Cách mạng đã là một sự nghiệp vĩ đại - Piotr lại nói tiếp; đâm ngang một câu quyết liệt và đầy vẻ khiêu khích như vậy, Piotr đã tỏ ra mình còn rất non trẻ và hễ suy nghĩ điều gì là cứ muốn nói phăng ra tức khắc. - Cách mạng và giết vua là sự nghiệp vĩ đại? Thế thì còn… Hay là mời ông sang bàn bên kia? - Anna Pavlovna nhắc lại. - Sách “Khế ước xã hội” [6] đấy- Tử tước mỉm cười dịu dàng nói. - Tôi không nói việc giết vua. Tôi nói đến tư tưởng kia - Một giọng mỉa mai chen vào. - Vâng, tư tưởng cướp bóc, giết người và giết vua. - Dĩ nhiên đó là những việc làm quá khích, nhưng cái chính không phải là ở đấy, mà ở trong nhân quyền, trong việc giải phóng con người ra khỏi các thành kiến, và trong quyền bình đẳng giữa mọi người công dân, tất cả tư tưởng ấy Napoleon đều đã giữ lại với tất cả sức mạnh của nó. - Tự do và bình đẳng - Tử tước nói một cách khinh bỉ, dường như mãi đến bây giờ tử tước mới quyết định chứng minh một cách nghiêm túc cho chàng thanh niên này thấy rõ hết cái ngu ngốc trong lời nói của anh ta - đó là những danh từ rất kêu, nhưng đã bị bôi nhọ từ lâu rồi. Ai mà chẳng thích tự do và bình đẳng? Chúa cứu thế của chúng ta cũng đã thuyết giáo về tự do và bình đẳng. Thử hỏi sau cách mạng người ta có sung sướng hơn không? Trái lại thì có. Chính chúng ta mới muốn tự do, còn Buônapáctê đã thủ tiêu tự do. Công tước Andrey cười tủm tỉm khi thì nhìn Piotr, khi thì nhìn tử tước, khi thì nhìn nữ chủ nhân. Tuy đã thành thạo trong nghề xã giao, Anna Pavlovna cũng thấy hoảng hốt vì những lời táo bạo của Piotr. Nhưng khi thấy rằng lời lẽ của chàng ta dù có báng bổ đến đâu, tử tước cũng không hề mất bình tĩnh và lại tin chắc rằng cuộc nói chuyện đến đây không thể nào dập tắt được nữa, phu nhân liền tập trung hết sức mình trợ lực cho tử tước, tấn công lại nhà hùng biện kia: - Nhưng này, ông Piotr ơi! - phu nhân nói, - Ông làm sao mà cắt nghĩa được rằng một vĩ nhân có thể hành hình công tước D Anghien như vậy, hay chỉ là hành hình một con người thôi cũng thế, không cần xét xử gì hết, mặc dù người ta không có tội? - Tôi xin hỏi - Tử tước nói- Ông cắt nghĩa thế nào cái ngày 18 tháng Sương mù [7]? Đó chẳng phải là một vụ lừa bịp hay sao? Đó là một trò quỷ thuật chẳng giống gì cách hành động của một vĩ nhân cả? - Còn những tù binh ở châu Phi mà y đã tàn sát thì sao? Thật là khủng khiếp - Công tước phu nhân nói đoạn nhún vai một cái. - Quý vị nói gì thì nói, nó cũng chỉ là một đứa tiện dân mà thôi! - Công tước Ippolit nói. Piotr không còn biết trả lời ai nữa, chàng nhìn khắp mọi người một lượt rồi mỉm cười. Nụ cười của chàng không giống như của một số người khác: nụ cười của họ thường pha lẫn với một cái gì chẳng giống chút nào với một nụ cười. Chàng thì trái lại, khi đã bắt đầu mỉm cười thì cái vẻ mặt nghiêm trang và hơi lầm lì bỗng biến đâu mất, nhường chỗ cho vẻ trẻ con, hiền hậu, thậm chí ngây ngô trông như muốn xin lỗi. Tử tước, tuy mới gặp chàng lần đầu, cũng đã thấy rõ rằng anh chàng Jacôbanh này tuyệt nhiên không đáng sợ như những lời lẽ của anh chàng. Mọi người im lặng một lát. Công tước Andrey lên tiếng.
Anna Pavlovna mỉm cười, hứa sẽ săn sóc đến Piotr mà phu nhân biết là có họ với công tước Vaxili. Người đàn bà có tuổi nãy giờ ngồi cạnh dì tôi vội vàng đứng dậy đi theo công tước Vaxili ra phòng áo. Trên mặt bà đã mất hẳn cái vẻ vờ vĩnh trước kia. Trên gương mãt hiền hậu, tiều tuỵ vì đã khóc nhiều chỉ thấy vẻ lo lắng và sợ hãi. Theo kịp công tước ra phòng áo, bà ta nói: - Thưa công tước, ngài có thể cho biết gì về việc cháu Boris không? (Bà ta đọc chữ Boris nhấn mạnh đặc biệt vào âm ô). Tôi không thể ở lại Peterburg lâu hơn nữa. Xin ngài cho biết liệu tôi có thể đem tin tức gì về cho thãng bé tội nghiệp không? Tuy công tước Vaxili nghe đàn bà có tuổi một cách miễn cưỡng và gần như vô lễ, thậm chí còn để lộ cả vẻ sốt ruột nữa, nhưng bà ta vẫn mỉm cười với một vẻ dụi dàng dễ làm người ta cảm động, và để giữ công tước lại, bà nắm lấy cánh tay ông ta. Bà nói tiếp: - Ngài chỉ tâu giúp một lời với hoàng thượng, có mất gì đâu, là con tôi chuyển được ngay về đạo quân cận vệ: - Xin công tước phu nhân biết cho rằng có thể giúp được đến đâu tôi sẽ hết sức giúp đến đấy. - Công tước Vaxili đáp - nhưng thỉnh cầu hoàng thượng thì đối với tôi thật khó quá; tôi mách phu nhân là nên nhờ Rumiantxez qua công tước Golixyn: như thế chu đáo hơn. Người đàn bà có tuổi này là công tước phu nhân Drubeskaya vốn vào hàng thế gia, vọng tộc bậc nhất nước Nga; nhưng bà rất nghèo, từ lâu không đi lại nơi quyền quí và để mất hết những quan hệ giao thiệp cũ. Bà đến đây để chạy chọt cho cậu con một được thuyên chuyển về quân cận vệ. Vì muốn gặp công tước Vaxili cho nên bà ta đã cố kiếm cho được tấm thiếp mời đến buổi tiếp tân của Anna Pavlovna. Bà đã đến, và chỉ vì mục đích ấy mà phải ngồi nghe câu chuyện của ông tử tước. Câu trả lời của công tước Vaxili làm bà hoảng hốt, bộ mặt đã có một thời xinh đẹp của bà không gỉấu nổi vẻ căm giận, nhưng chỉ có trong phút chốc. Bà lại mỉm cười và nắm chặt hơn nữa cánh tay của công tước Vaxili, rồi nói: - Công tước biết cho điều này; tôi chưa bao giờ xin gì công tước cả, sau này tôi cũng sẽ không bao giờ xin gì thêm nữa; tôi cũng chưa bao giờ nhắc công tước nhớ lại tình bạn của cha tôi đối với ngài, vì chúa, ngài giúp cho con tôi việc này, và tôi sẽ xin coi ngài như đấng ân nhân. Không, ngài đừng giận, ngài hứa với tôi một tiếng đi. Tôi đã nói với Golixyn rồi và ông ta đã từ chối. Công tước xưa nay là người hiền lành tốt bụng, mong rằng lần này nữa ngài cũng vẫn thế! - Và bà cố mỉm cười, tuy đã rơm rớm nước mắt. Elen đứng chờ gần cửa, ngoảnh mặt về phía bố, cái khuôn mặt tuyệt trần trên đôi vai không kém gì các pho tượng cổ Hy lạp. Nàng nói: - Ba ạ, chúng ta đến muộn mất. Nhưng ảnh hưởng trong xã hội là một cái gì vốn cần phải biết dè xẻn, đừng để cho cạn di. Công tước Vaxili biết vậy và đã hiểu rằng nếu ai nhờ gì mà cũng cứ can thiệp giúp, thì chẳng bao lâu không còn có thể xin gì cho bản thân nữa; nên ông ta rất ít khi dùng đến thế lực của mình. Nhưng trong trường hợp này, sau khi nghe công tước phu nhân Drubeskaya cầu khẩn lại lần nữa, thì công tước cảm thấy một cái gì như lời trách móc của lương tâm. Bà vừa nhắc cho công tước nhớ lại sự thật, trong những bước đầu tiên trên đường công danh, công tước đã chịu ơn bố bà ta. Vả lại, cứ nhìn cung cách của công tước phu nhân cũng có ý định gì, thì không bao giờ chịu lùi bước khi được việc; còn nếu không được thì sẵn sàng quấy rầy từng ngày, từng giờ và còn có thể sinh chuyện làm toáng lên nữa là khác. Ý nghĩ này làm công tước xiêu lòng. Ông ta trả lời với vẻ thân mật và chán chường xưa nay trong giọng nói: - Bà Anna Mikhailovna, điều mà bà muốn nhờ đối với tôi thật gần như không thể làm được; nhưng để bà biết là tôi rất mến bà và rất tôn trọng bà và rất tôn kính hương hồn cụ cố nhà, tôi sẽ làm cái việc không làm nổi; cậu con bà sẽ đổi về quân đội cận vệ, tôi xin hứa với bà như vậy. Bà bằng lòng rồi chứ? - Công tước thân mến, công tước thật là ân nhân của tôi! Tôi đã biết chắc thế nào ngài cũng giúp tôi. Tôi biết ngài nhân hậu vô cùng. Công tước đã toan bỏ đi. - Cho tôi nói thêm một điều này nữa. Sau khi nó đã được chuyển sang đội quân ngự lâm… - Nói đến đây, bà ta ngập ngừng- ngài quen thân Mikhail Ilarionovich Kutuzov, mong ngài giới thiệu cho Boris vào làm sĩ quan phụ tá cho ông ta. Được thế tôi rất yên tâm và bấy giờ… Công tước Vaxili mỉm cười… - Việc này thì tôi không dám hứa với bà đâu. Bà không biết là khi được cử làm tổng tư lệnh, Kutuzov đã bị vây hãm đến như thế nào ư? Chính ông ta có nói với tôi là tất cả các phu nhân ở Moskva đều bảo nhau đến bắt ông ta phải thu nhận hết con cái của họ làm sĩ quan phụ tá. - Không, ân nhân phải hứa với tôi đi, tôi không buông ngài ra đâu! - Ba ạ! Chúng ta muộn mất - Elen nhắc lại, cũng giọng như lúc nãy. - Thôi, tạm biệt, tạm biệt nhé? Đấy bà xem. - Thế đến mai, ngài tâu với hoàng thượng chứ? - Chắc chắn thế, nhưng tôi không hứa gì về việc nói với Kutuzov đâu. - Không, hứa đi, Bazil [4] ạ. Anna Mikhailovna với theo, miệng mỉm cười, cái nụ cười của một thiếu nữ làm đỏm xưa kia rất hợp với bà, nhưng bây giờ trên cái bộ mặt đã cằn cỗi trông thật lạc điệu. Có thể thấy rõ rằng là bà ta đã quên cả tuổi tác, và theo thói quen, bà đã vận dụng hết thủ đoạn nữ giới của bà ngày xưa. Nhưng công tước vừa đi khỏi nét mặt của bà trơ lại lạnh lùng, vờ vĩnh như ban nãy. Bà lại đến ngồi với cái nhóm người đang nghe tử tước kể chuyện và lại làm ra vẻ chú ý nghe, chờ đến lúc ra về, vì công việc của bà đã làm xong. - Nhưng các ngài nghĩ gì về tấn hài kịch vừa rồi, cái lễ đăng quang ở Milan ấy mà?- Anna Pavlovna nói - Và về tấn hài kịch mới của dân chúng Genes và Lucques đến chúc tụng ông Buonapactê. Ông Buonapactê ngồi trên ngai vàng và nhận những lời chúc tụng của các dân tộc. Tuyệt! Thế này thì đến phát điên lên mất. Cả thế giới đã mất trí rồi! Công tước Andrey mỉm cười nhìn thẳng vào mặt Anna Pavlovna và nói, lặp lại những lời của bà Buônapáctê trong lễ gia miện ấy: - Thượng đế đã ban cho ta, những ai phạm đến hãy coi chừng. - Chàng lại nói thêm - Người ta kể lại khi nói những lời ấy Buônapáctê đẹp lắm! - Chàng nhắc lại lần nữa những lời của Buônapáctê bằng tiếng Ý: Dio mi la dona, guai a chi la tocca. - Tôi hy vọng - Anna Pavlovna lại nói tiếp - đó là cái giọt nước sẽ làm tràn cốc nước. Các vua chúa không còn có thể chịu đựng được cái con người đang uy hiếp tất cả cái ấy nữa. - Các vua chúa ấy à? Đây tôi không nói đến nước Nga - Tử tước nói một cách lịch sự, nghe như tuyệt vọng - Thưa phu nhân, các vua chúa ấy à! Họ đã làm gì cho Louis XVII, cho hoàng hậu, cho đức Bà Elizabet? Không có gì cả - Ông la lại nói tiếp, giọng sôi nổt lên - Xin quí vị tin lời tôi, họ sẽ bị trừng phạt vì họ đã phản bội quyền lợi của vương triều Buôcbông. Các vua chúa ấy à? Họ đã cử sứ giả đến chúc tụng kẻ cướp ngôi. Rồi thở dài khinh bỉ, ông tra trở mình trên ghế. Công tước Ippolit nãy giờ mải ngắm tử tước qua cái kính cầm tay, bỗng quay phắt lại phía công tước phu nhân nhỏ nhắn và mượn cái kim của nàng, vừa nói vừa vẽ lên mặt bàn để chỉ dẫn cho nàng về tộc huy của họ Condé, Ippolit cắt nghĩa một cách quan trọng, cứ như là chính nàng đã nhờ chàng ta cắt nghĩa vậy. Ippolit nói: - Vạch đỏ tươi viền xanh có ren trơn: họ Condé đấy? Công tước phu nhân vừa nghe vừa cười nụ. Tử tước lại tiếp tục câu chuyện đang nói dở, với cái vẻ của một người không chú ý nghe người nào khác nói, mà chỉ theo dòng tư tưởng của riêng mình, vì đang nói đến một vấn đề mà mình hiểu hơn ai hết. Ông ta nói: - Nếu Buônapáctê còn làm vua nước Pháp một năm nữa thì tình thế không biết sẽ đi đến đâu. âm mưu, bạo lực, những án lưu đồ, những cuộc hành hình sẽ làm cho xã hội Pháp - tôi muốn nói cái xã hội Pháp chân chính, - vĩnh viễn bị tiêu diệt và đến lúc ấy thì… Ông ta nhún vai và dang hai tay ra chiều ngán ngẩm. Piotr muốn nói một câu gì đấy, vì chàng bị câu chuyện lôi cuốn rất mạnh, nhưng Anna Pavlovna nãy giờ vẫn để ý theo dõi chàng liền nói chặn ngay: - Hoàng thượng Alechxandr đã tuyên bố là Người sẽ để người Pháp tự ý chọn lấy chính thể của họ - Phu nhân nói với cái vẻ buồn rầu mà phu nhân vẫn thường có mỗi khi nhắc đến hoàng gia. Và tôi nghĩ rằng chắc chắn sau khi được giải phóng khỏi ách kẻ cướp ngôi thì toàn thể nhân dân Pháp sẽ tự lao mình vào đôi cánh tay của vị quốc vương chính thống của họ. - Phu nhân kết luận như vậy, mong lấy lòng con người bảo hoàng lưu vong ấy. - Chưa chắc, - Công tước Andrey nói - ngài tử tước cho rằng tình hình đã đi quá xa là rất đúng. Tôi thiết tưởng đã thế thì khó mà quay trở lại được. Piotr xen vào câu chuyện, chàng đỏ mặt nói: - Theo những điều tôi được nghe thì hầu hết quý tộc đã quy phục Buônapáctê rồi. - Đấy là bọn theo Buônapáctê chúng nó bảo thế. Tử tước cãi lại mắt không nhìn Piotr - Hiện thời khó lòng mà biết rõ đích xác công luận ở Pháp. Chính Buônapáctê cũng nói thế - Công tước Andrey cười nhạt. Người ta thấy rõ là công tước không ưa ông Montmorency và tuy chàng không nhìn vào ông này, câu nói ấy chính là để bẻ lại ông ta. Sau một phút im lặng, công tước Andrey nói tiếp, lần này cũng lại dẫn lời của Napoleon. “Ta chỉ cho họ con đường vinh qulang thì họ không buồn đi theo, nhưng khi ta mở cửa phòng chở của ta cho họ, họ đổ xô vào hàng đàn”… Tôi không biết ông ta có quyền nói như thế đến đâu. - Không có quyền gì hết - Tử tước cãi lại - Sau vụ ám sát công tước D Anghien chính là những kẻ ủng hộ nhiệt liệt nhất cũng thôi không xem y là một vị anh hùng nữa - Ông ta lại quay về phía Anna Pavlovna nói thêm - Dù đối với một số người, trước kia y có là một vị anh hùng đi nữa thì kể từ vụ ám sát công tước, trên thiên đường đã thêm một vị tử đạo và dưới dương thế đã bớt một người anh hùng. Anna Pavlovna và những người khác chưa kịp mỉm cười tán thưởng câu nói của tử tước thì Piotr đã đâm ngang vào câu chuyện, và tuy đã đoán trước là chàng sắp nói một điều khiếm nhã, Anna Pavlovna vẫn không thể ngăn lại được. Piotr nói: - Hành hình công tước D Anghien là một việc tất yếu của quốc gia, và tôi thấy Napoleon có một tâm hồn cao cả ở chỗ không sợ một mình gánh lấy tất cả trách nhiệm trong việc này. - Trời ơi! Trời ơi! - Anna Pavlovna phát ra mấy tiếng thì thào nghe đến phát sợ. Công tước phu nhân nhỏ nhắn mỉm cười với lấy túi nữ công, nói: - Thế nào, ông Piotr, ông cho rằng ám sát người ta là có tâm hồn cao cả à? - À! Ô? Trong cử tọa có những tiếng kêu lên. - Capital! [5] - Công tước Ippolit vỗ đùi một cái, thốt lên bằng tiếng Anh. Tử tước chỉ nhún vai. Piotr nhìn cử tọa qua vành mắt kính, vẻ đắc thắng. - Sở dĩ tôi nói như vậy - Piotr nói tiếp, giọng liều lĩnh - là vì họ Buôcbông đã chạy trốn trước cuộc cách mạng và bỏ dân chúng trong cảnh, loạn lạc; chỉ có một mình Napoleon là đã hiểu được cách mạng, thắng cách mạng, và do đó, vì lợi ích chung, ông ta không thể lùi bước trước việc hy sinh tính mạng một cá nhân. - Hay là mời ông sang bàn bên kia? - Anna Pavlovna nói. Nhưng Piotr không đáp lại, cứ nói tiếp, càng nói càng hăng: - Vâng. Napoléon vĩ đại vì đã vươn lên cao hơn cách mạng, đã trấn áp những phần quá khích của nó và giữ lại tất cả những cái tốt lành của nó, quyền bình đẳng giữa các công dân, cũng như tự do ngôn luận, tự do báo chí, và chính vì thế mà ông ta đã nắm được chính quyền. - Vâng - Tử tước nói - Nếu nắm được chính quyền rồi, ông ta không lợi dụng nó để giết người mà đem trao trả cho quốc vương hợp pháp thì tôi mới cho là vĩ nhân. - Ông ta không thể làm như vậy được. Sở dĩ quốc dân trao chính quyền cho ông ta chỉ là cốt để ông trừ khử bọn Buôcbông đi cho họ và vì họ đã thấy ông là một bậc vĩ nhân. Cách mạng đã là một sự nghiệp vĩ đại - Piotr lại nói tiếp; đâm ngang một câu quyết liệt và đầy vẻ khiêu khích như vậy, Piotr đã tỏ ra mình còn rất non trẻ và hễ suy nghĩ điều gì là cứ muốn nói phăng ra tức khắc. - Cách mạng và giết vua là sự nghiệp vĩ đại? Thế thì còn… Hay là mời ông sang bàn bên kia? - Anna Pavlovna nhắc lại. - Sách “Khế ước xã hội” [6] đấy- Tử tước mỉm cười dịu dàng nói. - Tôi không nói việc giết vua. Tôi nói đến tư tưởng kia - Một giọng mỉa mai chen vào. - Vâng, tư tưởng cướp bóc, giết người và giết vua. - Dĩ nhiên đó là những việc làm quá khích, nhưng cái chính không phải là ở đấy, mà ở trong nhân quyền, trong việc giải phóng con người ra khỏi các thành kiến, và trong quyền bình đẳng giữa mọi người công dân, tất cả tư tưởng ấy Napoleon đều đã giữ lại với tất cả sức mạnh của nó. - Tự do và bình đẳng - Tử tước nói một cách khinh bỉ, dường như mãi đến bây giờ tử tước mới quyết định chứng minh một cách nghiêm túc cho chàng thanh niên này thấy rõ hết cái ngu ngốc trong lời nói của anh ta - đó là những danh từ rất kêu, nhưng đã bị bôi nhọ từ lâu rồi. Ai mà chẳng thích tự do và bình đẳng? Chúa cứu thế của chúng ta cũng đã thuyết giáo về tự do và bình đẳng. Thử hỏi sau cách mạng người ta có sung sướng hơn không? Trái lại thì có. Chính chúng ta mới muốn tự do, còn Buônapáctê đã thủ tiêu tự do. Công tước Andrey cười tủm tỉm khi thì nhìn Piotr, khi thì nhìn tử tước, khi thì nhìn nữ chủ nhân. Tuy đã thành thạo trong nghề xã giao, Anna Pavlovna cũng thấy hoảng hốt vì những lời táo bạo của Piotr. Nhưng khi thấy rằng lời lẽ của chàng ta dù có báng bổ đến đâu, tử tước cũng không hề mất bình tĩnh và lại tin chắc rằng cuộc nói chuyện đến đây không thể nào dập tắt được nữa, phu nhân liền tập trung hết sức mình trợ lực cho tử tước, tấn công lại nhà hùng biện kia: - Nhưng này, ông Piotr ơi! - phu nhân nói, - Ông làm sao mà cắt nghĩa được rằng một vĩ nhân có thể hành hình công tước D Anghien như vậy, hay chỉ là hành hình một con người thôi cũng thế, không cần xét xử gì hết, mặc dù người ta không có tội? - Tôi xin hỏi - Tử tước nói- Ông cắt nghĩa thế nào cái ngày 18 tháng Sương mù [7]? Đó chẳng phải là một vụ lừa bịp hay sao? Đó là một trò quỷ thuật chẳng giống gì cách hành động của một vĩ nhân cả? - Còn những tù binh ở châu Phi mà y đã tàn sát thì sao? Thật là khủng khiếp - Công tước phu nhân nói đoạn nhún vai một cái. - Quý vị nói gì thì nói, nó cũng chỉ là một đứa tiện dân mà thôi! - Công tước Ippolit nói. Piotr không còn biết trả lời ai nữa, chàng nhìn khắp mọi người một lượt rồi mỉm cười. Nụ cười của chàng không giống như của một số người khác: nụ cười của họ thường pha lẫn với một cái gì chẳng giống chút nào với một nụ cười. Chàng thì trái lại, khi đã bắt đầu mỉm cười thì cái vẻ mặt nghiêm trang và hơi lầm lì bỗng biến đâu mất, nhường chỗ cho vẻ trẻ con, hiền hậu, thậm chí ngây ngô trông như muốn xin lỗi. Tử tước, tuy mới gặp chàng lần đầu, cũng đã thấy rõ rằng anh chàng Jacôbanh này tuyệt nhiên không đáng sợ như những lời lẽ của anh chàng. Mọi người im lặng một lát. Công tước Andrey lên tiếng.
- Anh ấy làm thế nào mà trả lời mọi người cùng một lúc được?
Vả lại, trong những hành động của một nhà chính trị còn phải phân biệt những
hành động của một cá nhân, của một vị tướng soái, của bậc hoàng đế. Tôi nghĩ có
lẽ phải như vậy. - Vâng vâng, đúng thế - Piotr tiếp luôn, mừng rỡ đón lấy sự viện
trợ. - Không thể không thừa nhận điều đó. - Công tước Andrey nói tiếp - là người
thì Napoleon đã vĩ đại ở cầu Accôn, ở nhà thương Jaffa khi ông ta đưa tay ra bắt
lấy những người bị bệnh dịch hạch; nhưng mà… nhưng mà cũng có những hành động
khác khó lòng biện hộ được. Công tước Andrey hình như muốn xoa nhạt bớt cái vụng
về trong những lời nói của Piotr. Chàng đứng dậy ra về, và ra hiệu cho vợ. Bỗng
công tước Ippolit nhổm dậy, giờ tay yêu cầu mọi người ngồi, rồi bắt đầu nói: -
A? Hôm nay người ta có kể cho tôi nghe một giai thoại Moskva thú tuyệt; tôi phải
đem ra thết quí vị mới được! Quý tử tước thứ lỗi nhé, tôi phải kể lại bằng tiếng
Nga. Nếu không, các ngài đây không thưởng thức hết ý vị của câu chuyện. Rồi
công tước Ippolit bắt đầu nói tiếng Nga, với cái giọng những người Pháp nói tiếng
Nga sau khi ở đất Nga được một năm. Ai nấy đều quay lại nhìn: vì chàng ta hăng
hái và khẩn khoản yêu cầu cử tọa chú ý đến câu chuyện của mình. - Ở Moscou [8]
có một vị phu nhân. Bà ta rất hà tiện. Bà ta cần hai tên hành bộc để đứng sau
xe song mã. Mà phải là những tên thật cao lớn. Bà ta thích thế. Và bà ta có một
con nữ tỳ còn lớn hơn nữa. Bà ta nói… Ippolit ngừng lại, suy nghĩ một lát tỏ vẻ
vất vả rõ rệt. - Bà ta nói… phải, bà ta nói: “Con ạ (nói với con nữ tỳ) con mặc
lấy bộ áo dấu và theo ta đằng sau xe, đi thăm hỏi các nơi”. Đến đây công tước
Ippolit bắt đầu phì cười, rồi cười lên ha hả trước những người nghe khá lâu,
gây một ấn tượng bất lợi cho người kể chuyện. Nhưng cũng có nhiều người mỉm cười
theo, trong số đó có bà phu nhân có tuổi và Anna Pavlovna. - Bà ta đi. Bỗng một
cơn gió lớn nổi lên. Con thị tỳ bị bay mất mũ và mớ tóc dài xổ tung ra. Đến đây
chàng ta không thể nhịn được nữa, cười nấc lên từng tràng, vừa cười vừa nói: -
Thế là mọi người đều biết… Câu chuyện chỉ có thế. Tuy người ta không hiểu tại
sao chàng lại đem chuyện ấy ra kể và tại sao lại nhất thiết phải kể bằng tiếng
Nga mới được, nhưng Anna Pavlovna và những người khác cũng tán thưởng cái lịch
thiệp xã giao của công tước Ippolit, người đã chấm dứt cuộc đột kích khó chịu
và bất nhã của Piotr một cách nhã nhặn như vậy. Sau mẩu giai thoại ấy, cuộc nói
chuyện tản mạn ra thành những mẩu chuyện lặt vặt vô nghĩa về cuộc khiêu vũ vừa
qua và cuộc khiêu vũ sắp tới, về những buổi kịch, về vấn đề sẽ lặp lại gặp nhau
vào lúc nào ở đâu.
Chương 5
Sau khi cảm ơn Anna Pavlovna về buổi dạ hội nhã thú của bà ta, các tân khách bắt đầu ra về. Piotr rất vụng. To vóc rộng vai, người cao quá khổ, hai bàn tay to lớn và đỏ ối, chàng không biết cách bước vào một phòng khách, như người ta thường nói, lại càng không biết cách đi ra, nghĩa là phải nói một vài lời thật nhã nhặn để lấy lòng chủ nhân trước khi ra về. Đã thế, Piotr còn đãng trí. Khi đứng dậy, chàng không cầm lấy mũ của mình mà lại vớ lấy cái mũ tam giác có ngù của một vị tướng, rồi cứ giật giật cái ngù, mãi cho đến khi vị tướng đến xin lại chàng mới đưa. Nhưng tính đãng trí, sự vụng về của chàng khi vào phòng khách và khi nói năng đều được bù lại bằng vẻ mặt thật thà, giản dị và khiêm tốn của chàng. Anna Pavlovna quay lại nhìn Piotr, khẽ gật đầu một cái để tỏ lòng bao dung Cơ đốc đối với sự thất thố của chàng, rồi nói: - Tôi mong được gặp lại ông ở đây, nhưng tôi cũng mong rằng ông sẽ thay đổi ý kiến, ông Piotr ạ. Piotr không đáp, chỉ nghiêng mình một tí và nhoẻn miệng cười, một nụ cười không nói lên một cái gì cả, hoặc có chăng nữa, thì cũng chỉ là: “Ý kiến khác nhau là chuyện nhỏ các ngươi cũng thấy đấy, tôi là một anh chàng rất trung hậu, hiền lành!”. Và mọi người, kể cả Anna Pavlovna nữa, cũng vô hình chung cảm thấy như thế. Công tước Andrey ngoài phòng áo vào giơ vai cho người nô bộc [9] khoác áo choàng, lãnh đạm lắng tai nghe câu chuyện gẫu giữa vợ chàng với công tước Ippolit lúc bấy giờ cũng đã vào phòng áo. Ippolit đứng gần công tước phu nhân nhỏ nhắn và dùng kính tay nhìn chòng chọc vào mặt người thiếu phụ có mang. - Thôi trở vào đi. Annet, kẻo cảm lạnh bây giờ - Công tước phu nhân nói để từ biệt Anna Pavlovna - nhất định cứ thế nhé!- nàng nói thêm khe khẽ. Số là Anna Pavlovna đã kiếm được một lúc thuận tiện để nói với công tước phu nhân về việc hôn nhân dự định giữa Anatol và em chồng nàng. - Tôi trông cậy vào chị đấy, - Anna Pavlovna cũng nói khẽ, chị sẽ viết thư cho cô ta và sẽ cho biết ông bố nhận định việc ấy như thế nào. Thôi tạm biệt nhé! - Nói xong, phu nhân quay mình đi vào nhà trong. Ippolit xích lại gần công tước phu nhân nhỏ nhắn và ghé sát mặt nàng nói nhỏ mấy tiếng. Hai người hành bộc, một của công tước phu nhân, một của Ippolit, đang đứng chờ hai người nói chuyện, người này cầm cái khăn choàng, người kia cầm chiếc áo khoác đuôi tôm. Nghe hai người nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp, họ chẳng hiểu gì. Công tước phu nhân, vẫn theo thói quen thường ngày, khi nói thì cười nụ, khi nghe thì cười thành tiếng. - Không đến nhà ông Đại sứ, thật là một việc hay cho tôi quá, Ippolit- vì bên ấy tẻ lẳm… Buổi tiếp tân thú vị quá nhỉ, thật là thú vị. Nghe nói cuộc khiêu vũ ở bên ấy sẽ rất vui, - Công tước phu nhân đáp, cái môi trên có phủ lông măng hơi cong lên. Tất cả những người đẹp đều sẽ có mặt ở đấy cả. - Không phải tất cả đâu! Vì không có phu nhân ở đấy: không thể nói tất cả được- Ippolit vừa nói vừa cười vui vẻ, đoạn giật mạnh cái khăn choàng trong tay người hành bộc khiến cho anh ta lảo đảo, rồi choàng lên vai công tước phu nhân. Hoặc vì vụng về, hoặc vì hữu ý (không ai có thể phân biệt cho rõ được), chàng ta đã đặt khăn choàng xong rồi mà cứ để tay mãi, không rút đi, trông như chàng ta đang ôm choàng lấy người thiếu phụ. Nàng né mình một cách duyên dáng, nhưng vẫn mỉm cười và ngoảnh lại nhìn chồng. Mắt công tước Andrey bị nhắm lại, trông chàng có vẻ uể oải và buồn ngủ. - Đã xong chưa? - Công tước hỏi, mắt nhìn qua vợ mình một lượt Công tước Ippolit lật đật mặc chiếc áo đuôi tôm may theo kiểu mới nhất, dài đến tận gót, và vướng víu chạy llen bậc thềm để đuổi theo phu nhân tròng khi người hành bộc đỡ phu nhân lên xe. - Thôi xin chào công tước phu nhân - Ippolit chào rõ to, cái lưỡi cũng vướng víu chẳng kém gì đôi chân. Công tước phu nhân vén áo ngồi vào chỗ trong bóng tối của cỗ xe. Chồng nàng đang xốc lại thanh gươm đeo cạnh sườn. Ippolit làm ra vẻ muốn giúp đỡ người khác lên xe, nhưng chàng ta chỉ làm cho mọi người thêm vướng. Công tước Andrey nói với Ippolit bằng tiếng Nga, giọng lạnh nhạt khó chịu, vì chàng đang lăng xăng làm cho công tước không lên được: - Xin ông cho phép. Rồi cũng tiếng nói của công tước Andrey nhưng nghe dịu dàng trìu mến: - Piotr, mình chờ cậu đấy! Người đánh xe giật cương cho ngựa đi, và chiếc xe bắt đầu lăn bánh ầm ầm trên mặt đường, Ippolit đứng trên bậc thềm, cười khúc khích, đang chờ tử tước để cùng lên xe, vì đã hứa sẽ đưa tử tước về đến tận nhà. - Này, bạn ạ, công tước phu nhân bé nhỏ của bạn khá thật, khá thật đấy! - Tử tước nói, khi đã ổn định chỗ ngồi trong xe bên cạnh Ippolit. Mà khá thật! - Tử tước để ngoan tay lên môi hôn một cái rồi gửi đi - Mà lại Pháp đặc. - Mà bạn có biết không, bạn thật đáo để với cái điệu mặt ngây thơ của bạn - Tử tước nói tiếp.- Tội nghiệp cho anh chồng, chỉ là một sĩ quan quèn mà cứ làm ra dáng ta đây là đức kim thượng. Ippolit cười sặc sụa và nói qua tiếng cười: - Thế mà ông lại cứ bảo đàn bà Nga không sánh kịp đàn bà Pháp. Vấn đề là phái biết cách chứ lại! Piotr về đến nơi trước công tước Andrey và lấy tư cách là người quen thân trong nhà, chàng đi thẳng vào thư phòng của công tước, rồi theo thói quen, ngả mình trên đi-văng, tiện tay với lấy một quyển sách (đó là quyển “Viễn chinh ký” của Cezdar) rồi chống khuỷu giở xem lan man. - Cậu làm ăn thế nào bên nhà bà Serer thế? Bà ta rồi cũng đến ốm mất thôi - Công tước Andrey vừa nói vừa bước vào, hai bàn tay nhỏ và trắng xoa xoa và nhau. Piotr quay hẳn mình trở lại, làm cho chiếc đi-văng két lên một tiếng, gương mặt phấn chấn ngoảnh về phía công tước Andrey, mỉm cười, rồi khoát tay một cái. - Kể ra, cái ông giáo sĩ ấy cũng hay hay, nhưng ông ta quan niệm vấn đề không đúng. Theo ý tôi, nền hòa bình vĩnh viễn là một điều có thể thực hiện được, nhưng… tôi không biết nói như thế nào… Dù sao thì cũng không phải là nhờ thế quân bình, chính trị… Những đề tài nói chuyện trừu tượng ấy rõ ràng là không có hứng thú gì đối với công tước Andrey. - Anh bạn ơi! Không thể bất cứ chỗ nào cũng nói thẳng ý nghĩ của mình ra. - Thế cậu đã nhất định chưa? Cậu sẽ là kỵ binh ngự lâm hay sẽ là ngoại giao? - Chàng hỏi sau một lát im lặng. Piotr nhổm dậy ngồi xếp chân trên đi-văng. - Anh xem, chính tôi cũng vẫn chưa biết nên thế nào. Chưa bên nào tôi thấy vừa ý cả. - Nhưng thế nào thì cũng phải quyết định chứ! Ông cụ đang chờ đấy Từ mười tuổi, Piotr đã đi học ở nước ngoài, có một giáo sĩ đi theo phụ đạo. Ở nước ngoài đến hai mươi tuổi thì trở về Moskva ông bố bãi hồi vị giáo sĩ và bảo chàng: “Bây giờ thì con hãy đi Peterburg, con hãy tự xem xét và lựa chọn lấy. Ý con như thế nào, thì cha cũng thuận tình. Đây là một bức thư viết cho công tước Vaxili và đây là tiền để con tiêu. Con hãy viết thư cho cha biết sự thể như thế nào, và cha sẽ giúp con mọi việc”. Cho đến nay đã được ba tháng rồi mà Piotr vẫn đang chọn nghề và chưa làm gì cả. Đó chính là sự lựa chọn mà công tước Andrey vừa nhắc đến. Piotr vò trán. - Nhưng chắc thằng cha ấy là người hội Tam điểm [10] - Piotr nói, ý muốn nhắc đến ông giáo sĩ vừa gặp trong buổi tiếp tân. - Toàn là những chuyện vớ vẩn! - Công tước Andrey lại ngắt lời Piotr một lần nữa - Tốt hơn là hẵng bàn đến công việc. Cậu đã đi xem kỵ binh cận vệ chưa? - Chưa, tôi chưa đi, nhưng tôi có nghĩ một điều, và tôi cứ muốn hỏi anh. Chúng ta đang đánh nhau với Napoleon. Nếu đây là một cuộc Chiến tranh cho tự do, thì tôi đã hiểu được và đã xin nhập ngũ trước ai hết rồi. Đằng này lại giúp nước Anh và nước Áo chống lại một nhân vật vĩ đại nhất thế giới… đó là một việc không tốt. Công tước Andrey chỉ nhún vai một cái trước những lời lẽ thơ ngây của Piotr như để tỏ ra rằng không thể nào trả lời những điều vớ vẩn như vậy, nhưng nói cho đúng thì cũng khó lòng mà giải đáp câu hỏi ngây thơ ấy bằng cách nào khác hơn là một cái nhún vai. - Nếu ai cũng chỉ muốn tham gia chiến tranh theo lý tưởng của mình, thì sẽ không làm gì có chiến tranh nữa, - Công tước nói. - Như thế thì lại càng tuyệt, nhưng điều đó chẳng bao giờ xảy ra. - Thế tại sao anh tham gia chiến tranh? - Piotr hỏi. - Tại sao à? Tôi cũng không biết. Phải thế thôi. Và lại cũng vì - Công tước ngừng lại một lát… - Tôi đi cũng vì cuộc sống của tôi ở đây chẳng hợp với tôi tí nào.
Sau khi cảm ơn Anna Pavlovna về buổi dạ hội nhã thú của bà ta, các tân khách bắt đầu ra về. Piotr rất vụng. To vóc rộng vai, người cao quá khổ, hai bàn tay to lớn và đỏ ối, chàng không biết cách bước vào một phòng khách, như người ta thường nói, lại càng không biết cách đi ra, nghĩa là phải nói một vài lời thật nhã nhặn để lấy lòng chủ nhân trước khi ra về. Đã thế, Piotr còn đãng trí. Khi đứng dậy, chàng không cầm lấy mũ của mình mà lại vớ lấy cái mũ tam giác có ngù của một vị tướng, rồi cứ giật giật cái ngù, mãi cho đến khi vị tướng đến xin lại chàng mới đưa. Nhưng tính đãng trí, sự vụng về của chàng khi vào phòng khách và khi nói năng đều được bù lại bằng vẻ mặt thật thà, giản dị và khiêm tốn của chàng. Anna Pavlovna quay lại nhìn Piotr, khẽ gật đầu một cái để tỏ lòng bao dung Cơ đốc đối với sự thất thố của chàng, rồi nói: - Tôi mong được gặp lại ông ở đây, nhưng tôi cũng mong rằng ông sẽ thay đổi ý kiến, ông Piotr ạ. Piotr không đáp, chỉ nghiêng mình một tí và nhoẻn miệng cười, một nụ cười không nói lên một cái gì cả, hoặc có chăng nữa, thì cũng chỉ là: “Ý kiến khác nhau là chuyện nhỏ các ngươi cũng thấy đấy, tôi là một anh chàng rất trung hậu, hiền lành!”. Và mọi người, kể cả Anna Pavlovna nữa, cũng vô hình chung cảm thấy như thế. Công tước Andrey ngoài phòng áo vào giơ vai cho người nô bộc [9] khoác áo choàng, lãnh đạm lắng tai nghe câu chuyện gẫu giữa vợ chàng với công tước Ippolit lúc bấy giờ cũng đã vào phòng áo. Ippolit đứng gần công tước phu nhân nhỏ nhắn và dùng kính tay nhìn chòng chọc vào mặt người thiếu phụ có mang. - Thôi trở vào đi. Annet, kẻo cảm lạnh bây giờ - Công tước phu nhân nói để từ biệt Anna Pavlovna - nhất định cứ thế nhé!- nàng nói thêm khe khẽ. Số là Anna Pavlovna đã kiếm được một lúc thuận tiện để nói với công tước phu nhân về việc hôn nhân dự định giữa Anatol và em chồng nàng. - Tôi trông cậy vào chị đấy, - Anna Pavlovna cũng nói khẽ, chị sẽ viết thư cho cô ta và sẽ cho biết ông bố nhận định việc ấy như thế nào. Thôi tạm biệt nhé! - Nói xong, phu nhân quay mình đi vào nhà trong. Ippolit xích lại gần công tước phu nhân nhỏ nhắn và ghé sát mặt nàng nói nhỏ mấy tiếng. Hai người hành bộc, một của công tước phu nhân, một của Ippolit, đang đứng chờ hai người nói chuyện, người này cầm cái khăn choàng, người kia cầm chiếc áo khoác đuôi tôm. Nghe hai người nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp, họ chẳng hiểu gì. Công tước phu nhân, vẫn theo thói quen thường ngày, khi nói thì cười nụ, khi nghe thì cười thành tiếng. - Không đến nhà ông Đại sứ, thật là một việc hay cho tôi quá, Ippolit- vì bên ấy tẻ lẳm… Buổi tiếp tân thú vị quá nhỉ, thật là thú vị. Nghe nói cuộc khiêu vũ ở bên ấy sẽ rất vui, - Công tước phu nhân đáp, cái môi trên có phủ lông măng hơi cong lên. Tất cả những người đẹp đều sẽ có mặt ở đấy cả. - Không phải tất cả đâu! Vì không có phu nhân ở đấy: không thể nói tất cả được- Ippolit vừa nói vừa cười vui vẻ, đoạn giật mạnh cái khăn choàng trong tay người hành bộc khiến cho anh ta lảo đảo, rồi choàng lên vai công tước phu nhân. Hoặc vì vụng về, hoặc vì hữu ý (không ai có thể phân biệt cho rõ được), chàng ta đã đặt khăn choàng xong rồi mà cứ để tay mãi, không rút đi, trông như chàng ta đang ôm choàng lấy người thiếu phụ. Nàng né mình một cách duyên dáng, nhưng vẫn mỉm cười và ngoảnh lại nhìn chồng. Mắt công tước Andrey bị nhắm lại, trông chàng có vẻ uể oải và buồn ngủ. - Đã xong chưa? - Công tước hỏi, mắt nhìn qua vợ mình một lượt Công tước Ippolit lật đật mặc chiếc áo đuôi tôm may theo kiểu mới nhất, dài đến tận gót, và vướng víu chạy llen bậc thềm để đuổi theo phu nhân tròng khi người hành bộc đỡ phu nhân lên xe. - Thôi xin chào công tước phu nhân - Ippolit chào rõ to, cái lưỡi cũng vướng víu chẳng kém gì đôi chân. Công tước phu nhân vén áo ngồi vào chỗ trong bóng tối của cỗ xe. Chồng nàng đang xốc lại thanh gươm đeo cạnh sườn. Ippolit làm ra vẻ muốn giúp đỡ người khác lên xe, nhưng chàng ta chỉ làm cho mọi người thêm vướng. Công tước Andrey nói với Ippolit bằng tiếng Nga, giọng lạnh nhạt khó chịu, vì chàng đang lăng xăng làm cho công tước không lên được: - Xin ông cho phép. Rồi cũng tiếng nói của công tước Andrey nhưng nghe dịu dàng trìu mến: - Piotr, mình chờ cậu đấy! Người đánh xe giật cương cho ngựa đi, và chiếc xe bắt đầu lăn bánh ầm ầm trên mặt đường, Ippolit đứng trên bậc thềm, cười khúc khích, đang chờ tử tước để cùng lên xe, vì đã hứa sẽ đưa tử tước về đến tận nhà. - Này, bạn ạ, công tước phu nhân bé nhỏ của bạn khá thật, khá thật đấy! - Tử tước nói, khi đã ổn định chỗ ngồi trong xe bên cạnh Ippolit. Mà khá thật! - Tử tước để ngoan tay lên môi hôn một cái rồi gửi đi - Mà lại Pháp đặc. - Mà bạn có biết không, bạn thật đáo để với cái điệu mặt ngây thơ của bạn - Tử tước nói tiếp.- Tội nghiệp cho anh chồng, chỉ là một sĩ quan quèn mà cứ làm ra dáng ta đây là đức kim thượng. Ippolit cười sặc sụa và nói qua tiếng cười: - Thế mà ông lại cứ bảo đàn bà Nga không sánh kịp đàn bà Pháp. Vấn đề là phái biết cách chứ lại! Piotr về đến nơi trước công tước Andrey và lấy tư cách là người quen thân trong nhà, chàng đi thẳng vào thư phòng của công tước, rồi theo thói quen, ngả mình trên đi-văng, tiện tay với lấy một quyển sách (đó là quyển “Viễn chinh ký” của Cezdar) rồi chống khuỷu giở xem lan man. - Cậu làm ăn thế nào bên nhà bà Serer thế? Bà ta rồi cũng đến ốm mất thôi - Công tước Andrey vừa nói vừa bước vào, hai bàn tay nhỏ và trắng xoa xoa và nhau. Piotr quay hẳn mình trở lại, làm cho chiếc đi-văng két lên một tiếng, gương mặt phấn chấn ngoảnh về phía công tước Andrey, mỉm cười, rồi khoát tay một cái. - Kể ra, cái ông giáo sĩ ấy cũng hay hay, nhưng ông ta quan niệm vấn đề không đúng. Theo ý tôi, nền hòa bình vĩnh viễn là một điều có thể thực hiện được, nhưng… tôi không biết nói như thế nào… Dù sao thì cũng không phải là nhờ thế quân bình, chính trị… Những đề tài nói chuyện trừu tượng ấy rõ ràng là không có hứng thú gì đối với công tước Andrey. - Anh bạn ơi! Không thể bất cứ chỗ nào cũng nói thẳng ý nghĩ của mình ra. - Thế cậu đã nhất định chưa? Cậu sẽ là kỵ binh ngự lâm hay sẽ là ngoại giao? - Chàng hỏi sau một lát im lặng. Piotr nhổm dậy ngồi xếp chân trên đi-văng. - Anh xem, chính tôi cũng vẫn chưa biết nên thế nào. Chưa bên nào tôi thấy vừa ý cả. - Nhưng thế nào thì cũng phải quyết định chứ! Ông cụ đang chờ đấy Từ mười tuổi, Piotr đã đi học ở nước ngoài, có một giáo sĩ đi theo phụ đạo. Ở nước ngoài đến hai mươi tuổi thì trở về Moskva ông bố bãi hồi vị giáo sĩ và bảo chàng: “Bây giờ thì con hãy đi Peterburg, con hãy tự xem xét và lựa chọn lấy. Ý con như thế nào, thì cha cũng thuận tình. Đây là một bức thư viết cho công tước Vaxili và đây là tiền để con tiêu. Con hãy viết thư cho cha biết sự thể như thế nào, và cha sẽ giúp con mọi việc”. Cho đến nay đã được ba tháng rồi mà Piotr vẫn đang chọn nghề và chưa làm gì cả. Đó chính là sự lựa chọn mà công tước Andrey vừa nhắc đến. Piotr vò trán. - Nhưng chắc thằng cha ấy là người hội Tam điểm [10] - Piotr nói, ý muốn nhắc đến ông giáo sĩ vừa gặp trong buổi tiếp tân. - Toàn là những chuyện vớ vẩn! - Công tước Andrey lại ngắt lời Piotr một lần nữa - Tốt hơn là hẵng bàn đến công việc. Cậu đã đi xem kỵ binh cận vệ chưa? - Chưa, tôi chưa đi, nhưng tôi có nghĩ một điều, và tôi cứ muốn hỏi anh. Chúng ta đang đánh nhau với Napoleon. Nếu đây là một cuộc Chiến tranh cho tự do, thì tôi đã hiểu được và đã xin nhập ngũ trước ai hết rồi. Đằng này lại giúp nước Anh và nước Áo chống lại một nhân vật vĩ đại nhất thế giới… đó là một việc không tốt. Công tước Andrey chỉ nhún vai một cái trước những lời lẽ thơ ngây của Piotr như để tỏ ra rằng không thể nào trả lời những điều vớ vẩn như vậy, nhưng nói cho đúng thì cũng khó lòng mà giải đáp câu hỏi ngây thơ ấy bằng cách nào khác hơn là một cái nhún vai. - Nếu ai cũng chỉ muốn tham gia chiến tranh theo lý tưởng của mình, thì sẽ không làm gì có chiến tranh nữa, - Công tước nói. - Như thế thì lại càng tuyệt, nhưng điều đó chẳng bao giờ xảy ra. - Thế tại sao anh tham gia chiến tranh? - Piotr hỏi. - Tại sao à? Tôi cũng không biết. Phải thế thôi. Và lại cũng vì - Công tước ngừng lại một lát… - Tôi đi cũng vì cuộc sống của tôi ở đây chẳng hợp với tôi tí nào.
Chương 6
Ở phòng bên có tiếng áo dài đàn bà sột soạt. Công tước Andrey giật mình như người đang mơ sực tỉnh, và gương mặt chàng lại có cái sắc thái như ban nãy, khi chàng ở trong phòng khách của Anna Pavlovna, Piotr bỏ chân xuống. Công tước phu nhân bước vào. Nàng đã thay đổi trang phục. Bây giờ nàng chỉ mặc một chiếc áo dài thường mặc trong nhà, nhưng cũng trang nhã và tươi mát như chiếc áo hồi nãy. Công tước Andrey đứng lên, lễ phép đẩy ghế bành về phía nàng. Nàng vội vàng ngồi xuống ghế bành vẻ bận rộn, và vẫn dùng tiếng Pháp như mọi ngày, nàng nói: - Tôi thường tự hỏi, tại sao Annet không lấy chồng? Đàn ông các anh không lấy chị ấy là dại. Xin lỗi các anh chứ thực ra các anh không hiểu tý gì về đàn bà hết. Còn cái cậu Piotr này nữa, cậu thì chỉ ham cãi lộn thôi. - Thì tôi cũng vừa tranh luận với ông anh đấy. Tôi không hiểu tại sao ông anh cứ muốn ra trận, - Piotr nói với công tước phu nhân, không hề có vẻ ngượng nghịu thường thấy trong những mối quan hệ giao thiệp giữa một người đàn ông và một người đàn bà cùng trẻ tuổi như nhau. Công tước phu nhân lộ vẻ bứt rứt. Hình như câu hỏi của Piotr đã chạm vào chỗ đau nhói của nàng. Nàng nói: - Thì tôi cũng bảo thế. Tôi không hiểu, thực tôi không tài nào hiểu tại sao đàn ông không có chiến tranh thì không sống nổi? Tại sao đàn bà chúng tôi lại không muốn gì hết, không cần gì hết? Bây giờ có cậu ở đây, cậu làm trọng tài đi. Tôi vẫn cứ nói mãi với nhà tôi. Ở đây nhà tôi làm sĩ quan phụ tá của ông chú, tức là giữ một địa vị rạng rỡ nhất. Ai cũng biết, ai cũng tôn trọng nhà tôi. Hôm vừa rồi, ở nhà Apraksin tôi nghe một vị phu nhân hỏi: “Có phải công tước Andrey nổi tiếng đấy không?”. Tôi nói thực đấy mà! Nàng cười: - Ở đâu nhà tôi cũng được hoanh nghênh. Nhà tôi có muốn làm sĩ quan phụ tá hoàng thượng thì cũng rất dễ thôi. Cậu cũng biết hoàng thượng đã mấy lần nói chuyện với nhà tôi rất ân cần. Tôi với Annet thấy rằng thu xếp việc đó có lẽ rất dễ. Cậu thấy thế nào? Piotr nhìn công tước Andrey không đáp, vì nhận thấy câu chuyện này làm cho bạn khó chịu. Chàng hỏi: - Bao giờ thì anh đi? - Ôi chao! Cậu đừng có đem cái chuyện đi đứng ấy ra nói với tôi, tôi không muốn nghe đâu- công tước phu nhân nói, giọng nói bông đùa và nũng nịu như khi nàng với Ippolit trong phòng khách, và như vậy rõ ràng là không thích hợp với khung cảnh ở gia đình ở đây, vì Piotr có thể xem là người nhà - Hôm nay khi em phải từ bỏ tất cả những quan hệ thân thiết kia, với lại…, anh Andrey, anh có biết không? - Nàng liếc mắt đưa về phía chồng một cái đầy ý nghĩa, và rùng mình nói thì thào - Em sợ, em sợ lắm! Chồng nàng nhìn nàng có vẻ ngạc nhiên như thế chợt nhận thấy ngoài mình và Piotr lại còn một người nào nữa đang ở trong phòng. Tuy vậy, chàng cũng vẫn hỏi vợ, giọng lãnh đạm và khách khí: - Liza, mình sợ cái gì chứ? Anh chẳng hiểu sao cả. - Đàn ông đều ích kỷ như thế cả. Ai cũng vậy, ai cũng ích kỷ hết. Chỉ vì sở thích riêng, anh ấy tự dưng bỏ tôi, giam tôi ở thôn quê một mình. - Với cha anh và em gái anh nữa chứ, em đừng quên điều đó!- Công tước Andrey nói khẽ. - Sống mà không có các bạn bè của tôi thì cũng chẳng khác gì sống một mình… ấy thế mà anh ấy còn muốn tôi đừng sợ. Giọng nàng đã có vẻ giận dỗi, môi nàng nhếch lên, khiến cho gương mặt nàng kém vui và nom như một con thú rừng, một con sóc. Nàng im bặt, hình như nhận thấy không tiện nói đến việc mình đang có mang trước mặt Piotr, mặc dầu then chốt câu chuyện là ở chỗ ấy. - Dù sao anh cũng không hiểu, em sợ cái gì mới được chứ? - công tước Andrey nói chậm rãi, mắt vẫn không rời khỏi vợ. Công tước phu nhân đỏ mặt, khoát tay ra dáng tuyệt vọng: - Anh Andrey, em phải nói rằng anh thay đổi quá nhiều, nhiều quá đi mất! - Bác sĩ bảo mình phải đi ngủ sớm - Công tước Andrey nói - Mình nên đi ngủ đi. Công tước phu nhân không nói gì, cái môi trên hơi ngắn và có lông tơ bỗng run lên. Công tước Andrey đứng dậy nhún vai, đi đi lại lại trong phòng. Piotr nhìn qua cặp kính một cách ngỡ ngàng và ngây thơ, hết nhìn công tước lại nhìn phu nhân và nhổm người như muốn đứng dậy, nhưng nghĩ thế nào lại thôi. - Có ông Piotr ở đây cũng chẳng hề gì. - Công tước phu nhân nói, và khuôn mặt xinh xắn của nàng đột nhiên cau lại như muốn khóc, - Đã lâu em muốn hỏi anh; anh Andrey ạ, tại sao đối với em anh thay đổi tính tình đến thế? Nào em có làm gì anh đâu? Anh đi tòng quân, anh chẳng thương hại gì em cả. Tại sao thế? - Lise! - công tước Andrey chỉ nói thế, song trong lời nói này có đủ ý khẩn cầu, nhưng nhất là có ý tin tưởng rằng nàng sẽ hối tiếc vì những câu vừa nói, nhưng nàng đã vội vàng nói tiếp: - Anh xem em như người ốm hay như đứa trẻ con. Em thấy hết. Nửa năm trước đây anh có thế đâu? - Lise, tôi van mình, mình đừng nói nữa - công tước Andrey nói, giọng càng khuẩn khoản hơn. Trong lúc hai vợ chồng Andrey lời qua tiếng lại như thế, Piotr mỗi lúc một thêm xúc động. Chàng đứng dậy và đến cạnh công tước phu nhân. Hình như trông thấy nước mắt chàng không sao cầm lòng và bản thân chàng cũng sẵn sàng khóc theo. - Xin phu nhân hãy bình tâm. Phu nhân tưởng như thế đấy thôi, bởi vì, tôi cam đoan với phu nhân rằng bản thân tôi cũng đã biết… vì sao…bởi vì. không, xin lỗi phu nhân, một người ngoài ở đây là thừa… Không, xin phu nhân hãy bình tâm, xin chào… Công tước Andrey giữ lấy tay chàng, cản lại. - Khoan đã, Piotr. Nhà tôi rất tốt nên không muốn làm tôi mất cái thú được ngồi cùng với cậu một buổi tối. - Anh ấy chỉ nghĩ đến mình mà thôi- Công tước phu nhân lẩm bẩm, không sao cầm được những giọt nước mắt hờn giận. - Lise!- công tước Andrey nói rất xẵng, giọng nói đã lên cao đến cái mức chứng tỏ chàng không thể nhịn được nữa. Đột nhiên, vẻ giận dỗi của con sóc trên khuôn mặt xinh xắn của công tước phu nhân nhỏ nhắn nhường chỗ cho một vẻ sợ hãi đáng yêu, khiến người ta dễ mủi lòng, nàng liếc đôi mắt xinh đẹp nhìn chồng, trên gương mặt hiện ra cái vẻ rụt rè và như muốn thú tội của một con chó đang khẽ vẩy nhanh cái đuôi cụp xuống. - Trời! Trời ơi! - phu nhân nói và lấy tay vuốt lại các nếp áo rồi bước đến cạnh chồng và hôn lên trán chồng. - Thôi mình đi nghỉ nhé! - công tước nói trong khi đứng dậy hôn tay nàng một cách khách khí như hôn tay một người xa lạ. Hai người bạn im lặng, chẳng ai mở miệng nói một câu, Piotr nhìn công tước Andrey. Công tước Andrey đưa bàn tay nhỏ nhắn lên vuốt trán. - Đi ăn đi. - Chàng thở dài nói trong khi đứng dậy đi ra cửa sổ. Hai người bước vào căn phòng sang trọng mới bày biện lại. Từ khăn ăn đến đồ dùng bằng bạc, đồ sứ và đồ thuỷ tinh, tất cả đều có cái vẻ mới tinh khôi đặc biệt của một cặp vợ chồng son. Giữa bữa ăn, công tước Andrey chống khuỷu tay lên bàn, và giống như một người lâu năm ấp ủ một điều gì trong lòng và bây giờ đột nhiên quyết thổ lộ ra, chàng bắt đầu nói với một vẻ khích động bứt rứt mà chưa bao giờ Piotr nhận thấy ở bạn. - Cậu ạ, cậu đừng bao giờ lấy vợ, đừng bao giờ hết. Đó là lời tôi khuyên cậu đấy, cậu đừng lấy vợ, trước khi cậu có thể tự nhủ rằng cậu đã làm tất cả những điều có thể làm, và thôi không yêu người đàn bà cậu lựa chọn nữa, trước khi cậu đã hiểu cô ta đến nơi đến chốn, nếu không, cậu sẽ phạm một sai lầm đau đớn không có cách gì cứu vãn. Khi nào cậu đã thành một ông già, không dùng được vào việc gì nữa, thì hẵng lấy vợ. Nếu không, tất cả những cái gì tốt đẹp và cao quý của cậu cũng đều sẽ tiêu ma hết. Tất cả sẽ bị tiêu phí trong những chuyện vặt vãnh. Phải, đúng thế đấy! Cậu đừng có nhìn mình với vẻ mặt kinh ngạc như thế chứ? Nếu cậu còn ôm ấp một hoài bão gì cho tương lai thì lúc nào cậu cũng sẽ thấy rằng đời mình đến thế là hết, mọi con đường đều đóng lại, chỉ trừ cái phòng khách, ở đấy cậu sẽ đứng ngang hàng với một tên thị vệ trong cung đình và một thằng ngốc… lấy vợ làm gì mới được chứ!… Công tước Andrey khoát mạnh tay. Piotr bỏ kính xuống, khiến cho vẻ mặt chàng thay đổi hẳn và càng thêm hiền hậu. Chàng liếc nhìn bạn, vẻ kinh ngạc. Công tước Andrey nói tiếp: - Nhà tôi là một người đàn bà rất tốt. Đó là một trong những người đàn bà hiếm có mà ngưởi ta có thể an tâm về vấn đề danh dự, nhưng, trời ơi, bây giờ nếu mình được làm người chưa vợ, thì bắt chịu gì mình cũng sẵn sàng! Cậu là người đầu tiên và là người duy nhất mà mình nói điều đó, bởi vì mình mến cậu. Khi nói điều đó, công tước Andrey lại càng ít giống anh chàng Bolkonxki mới đây ngồi uể oải trên ghế bành nhà Anna Pavlovna nheo nheo đôi mắt nói tiếng Pháp qua hai hàm răng dính chặt. Các thớ thịt trên khuôn mặt lạnh lùng rung động vì bị kích thích, cặp mắt ở đấy ngọn lửa sống hình như đã tắt ngấm trước đây, nay lại lấp lánh một ánh sáng chói lọi, rực rỡ. Rõ ràng những lúc bình thường chàng càng tỏ ra không có sinh khí thì những giây phút bị kịch thích chàng lại cảm thấy càng có nghị lực. Chàng nói tiếp: - Cậu không hiểu tại sao mình lại nói như vậy. Vì đây là câu chuyện của cả một đời người. Cậu nói đến Buônapáctê và sự nghiệp của ông ta. - Chàng nói, mặc dù Piotr không hề nói gì đến Buônapáctê - nhưng khi Buônapáctê làm việc thì ông ta lần lượt đi từng bước đến mục đích của mình. Ông ta tự do, không thấy gì ngoài mục đích của mình, và ông ta đã đạt đến mục đích. Nhưng cậu cứ thử dính vào một người đàn bà mà xem, cậu sẽ chỉ là một thằng tù bị xích, cậu sẽ mất hết tự do. Thế rồi, tất cả những gì gọi là hy sinh và sinh lực của cậu, đều chỉ làm cho cậu khổ sở, đau xót, hối hận. Những phòng tiếp tân, những câu chuyện ngồi lê đôi mách, những buổi khiêu vũ, thói hư vinh, cuộc sống rỗng tuếch, đó là cái vòng luẩn quẩn mà mình không thể thoát ra được. Nay mình ra trận, tham dự cuộc chiến tranh lớn nhất từ xưa đến nay, ấy thế mà mình không biết gì, không dùng được vào việc gì cả. - Tình tình rất hòa nhã và rất chua chát! - Công tước Andrey nói tiếp - và ở nhà Anna Pavlovna người ta nghe tôi. Còn cái giới xã giao ngu xuẩn kia, mà Nếu không có nó thì vợ mình không sống được, và tất cả những người đàn bà kia nữa… Giá cậu biết tất cả các bà thanh lịch kia và đàn bà nói chung là cái gì? Ông cụ mình nói đúng. Ích kỷ, chuộng hư vinh, ngu xuẩn và rỗng tuếch, đàn bà là thế đấy, khi họ lộ rõ chân tướng. Ngắm họ ở nơi giao tế cậu cứ tưởng đâu họ có một cái gì, nhưng thực ra họ không có gì hết, không có gì hết - Và công tước Andrey kết thúc - Chớ lấy vợ cậu ạ, chớ lấy. - Tôi lấy làm buồn cười là, - Piotr nói, - anh mà lại tự cho mình là người vô dụng, cho rằng đời anh đã hỏng bét. Trước mắt anh có cả một tương lai vô hạn, một tương lai vô hạn. Thế mà anh… Chàng không nói anh như thế nào nhưng giọng nói của chàng cũng chứng tỏ chàng đánh giá bạn rất cao và hy vọng rất nhiều vào tương lai của bạn. Piotr nghĩ bụng: “Tại sao anh ấy có thể nói như thế được nhỉ?” Piotr cho rằng công tước Andrey là một người mẫu mực, hoàn mỹ về mọi mặt, chính vì Andrey đã kết thúc ở một trình độ cao nhất tất cả những phẩm chất mà Piotr không có và có thể gọi một cách gần đúng nhất bằng danh từ “nghị lực”. Piotr bao giờ cũng thán phục cái tài của công tước Andrey biết giữ bình tĩnh trong khi giao thiệp với mọi hạng người, cái trí nhớ phi thường, trình độ học vấn uyên bác của chàng (cái gì chàng cũng đọc, cái gì chàng cũng biết, về vấn đề gì chàng cũng có ý kiến riêng) và đặc biệt về năng lực làm việc và học hỏi của chàng. Nếu như Piotr thường ngạc nhiên về chỗ Andrey thiếu cái khả năng triết lý vẩn vơ (Piotr lại có thiên hướng đặc biệt là về mặt này), thì Piotr không thấy đó là một thiếu sót mà lại cho đó là chỗ mạnh. Trong những quan hệ tốt nhất, thân mật nhất và giản dị nhất, nịnh hót hay tán dương cũng vẫn cần thiết, như chất mỡ cần thiết cho bánh xe chạy. - Tôi là một người bỏ đi rồi! - Công tước Andrey nói - Nói đến tôi làm gì? Hẵng nói đến cậu! - Chàng nói sau một phút im lặng và mỉm cười với những ý nghĩ đang an ủi mình.
Ở phòng bên có tiếng áo dài đàn bà sột soạt. Công tước Andrey giật mình như người đang mơ sực tỉnh, và gương mặt chàng lại có cái sắc thái như ban nãy, khi chàng ở trong phòng khách của Anna Pavlovna, Piotr bỏ chân xuống. Công tước phu nhân bước vào. Nàng đã thay đổi trang phục. Bây giờ nàng chỉ mặc một chiếc áo dài thường mặc trong nhà, nhưng cũng trang nhã và tươi mát như chiếc áo hồi nãy. Công tước Andrey đứng lên, lễ phép đẩy ghế bành về phía nàng. Nàng vội vàng ngồi xuống ghế bành vẻ bận rộn, và vẫn dùng tiếng Pháp như mọi ngày, nàng nói: - Tôi thường tự hỏi, tại sao Annet không lấy chồng? Đàn ông các anh không lấy chị ấy là dại. Xin lỗi các anh chứ thực ra các anh không hiểu tý gì về đàn bà hết. Còn cái cậu Piotr này nữa, cậu thì chỉ ham cãi lộn thôi. - Thì tôi cũng vừa tranh luận với ông anh đấy. Tôi không hiểu tại sao ông anh cứ muốn ra trận, - Piotr nói với công tước phu nhân, không hề có vẻ ngượng nghịu thường thấy trong những mối quan hệ giao thiệp giữa một người đàn ông và một người đàn bà cùng trẻ tuổi như nhau. Công tước phu nhân lộ vẻ bứt rứt. Hình như câu hỏi của Piotr đã chạm vào chỗ đau nhói của nàng. Nàng nói: - Thì tôi cũng bảo thế. Tôi không hiểu, thực tôi không tài nào hiểu tại sao đàn ông không có chiến tranh thì không sống nổi? Tại sao đàn bà chúng tôi lại không muốn gì hết, không cần gì hết? Bây giờ có cậu ở đây, cậu làm trọng tài đi. Tôi vẫn cứ nói mãi với nhà tôi. Ở đây nhà tôi làm sĩ quan phụ tá của ông chú, tức là giữ một địa vị rạng rỡ nhất. Ai cũng biết, ai cũng tôn trọng nhà tôi. Hôm vừa rồi, ở nhà Apraksin tôi nghe một vị phu nhân hỏi: “Có phải công tước Andrey nổi tiếng đấy không?”. Tôi nói thực đấy mà! Nàng cười: - Ở đâu nhà tôi cũng được hoanh nghênh. Nhà tôi có muốn làm sĩ quan phụ tá hoàng thượng thì cũng rất dễ thôi. Cậu cũng biết hoàng thượng đã mấy lần nói chuyện với nhà tôi rất ân cần. Tôi với Annet thấy rằng thu xếp việc đó có lẽ rất dễ. Cậu thấy thế nào? Piotr nhìn công tước Andrey không đáp, vì nhận thấy câu chuyện này làm cho bạn khó chịu. Chàng hỏi: - Bao giờ thì anh đi? - Ôi chao! Cậu đừng có đem cái chuyện đi đứng ấy ra nói với tôi, tôi không muốn nghe đâu- công tước phu nhân nói, giọng nói bông đùa và nũng nịu như khi nàng với Ippolit trong phòng khách, và như vậy rõ ràng là không thích hợp với khung cảnh ở gia đình ở đây, vì Piotr có thể xem là người nhà - Hôm nay khi em phải từ bỏ tất cả những quan hệ thân thiết kia, với lại…, anh Andrey, anh có biết không? - Nàng liếc mắt đưa về phía chồng một cái đầy ý nghĩa, và rùng mình nói thì thào - Em sợ, em sợ lắm! Chồng nàng nhìn nàng có vẻ ngạc nhiên như thế chợt nhận thấy ngoài mình và Piotr lại còn một người nào nữa đang ở trong phòng. Tuy vậy, chàng cũng vẫn hỏi vợ, giọng lãnh đạm và khách khí: - Liza, mình sợ cái gì chứ? Anh chẳng hiểu sao cả. - Đàn ông đều ích kỷ như thế cả. Ai cũng vậy, ai cũng ích kỷ hết. Chỉ vì sở thích riêng, anh ấy tự dưng bỏ tôi, giam tôi ở thôn quê một mình. - Với cha anh và em gái anh nữa chứ, em đừng quên điều đó!- Công tước Andrey nói khẽ. - Sống mà không có các bạn bè của tôi thì cũng chẳng khác gì sống một mình… ấy thế mà anh ấy còn muốn tôi đừng sợ. Giọng nàng đã có vẻ giận dỗi, môi nàng nhếch lên, khiến cho gương mặt nàng kém vui và nom như một con thú rừng, một con sóc. Nàng im bặt, hình như nhận thấy không tiện nói đến việc mình đang có mang trước mặt Piotr, mặc dầu then chốt câu chuyện là ở chỗ ấy. - Dù sao anh cũng không hiểu, em sợ cái gì mới được chứ? - công tước Andrey nói chậm rãi, mắt vẫn không rời khỏi vợ. Công tước phu nhân đỏ mặt, khoát tay ra dáng tuyệt vọng: - Anh Andrey, em phải nói rằng anh thay đổi quá nhiều, nhiều quá đi mất! - Bác sĩ bảo mình phải đi ngủ sớm - Công tước Andrey nói - Mình nên đi ngủ đi. Công tước phu nhân không nói gì, cái môi trên hơi ngắn và có lông tơ bỗng run lên. Công tước Andrey đứng dậy nhún vai, đi đi lại lại trong phòng. Piotr nhìn qua cặp kính một cách ngỡ ngàng và ngây thơ, hết nhìn công tước lại nhìn phu nhân và nhổm người như muốn đứng dậy, nhưng nghĩ thế nào lại thôi. - Có ông Piotr ở đây cũng chẳng hề gì. - Công tước phu nhân nói, và khuôn mặt xinh xắn của nàng đột nhiên cau lại như muốn khóc, - Đã lâu em muốn hỏi anh; anh Andrey ạ, tại sao đối với em anh thay đổi tính tình đến thế? Nào em có làm gì anh đâu? Anh đi tòng quân, anh chẳng thương hại gì em cả. Tại sao thế? - Lise! - công tước Andrey chỉ nói thế, song trong lời nói này có đủ ý khẩn cầu, nhưng nhất là có ý tin tưởng rằng nàng sẽ hối tiếc vì những câu vừa nói, nhưng nàng đã vội vàng nói tiếp: - Anh xem em như người ốm hay như đứa trẻ con. Em thấy hết. Nửa năm trước đây anh có thế đâu? - Lise, tôi van mình, mình đừng nói nữa - công tước Andrey nói, giọng càng khuẩn khoản hơn. Trong lúc hai vợ chồng Andrey lời qua tiếng lại như thế, Piotr mỗi lúc một thêm xúc động. Chàng đứng dậy và đến cạnh công tước phu nhân. Hình như trông thấy nước mắt chàng không sao cầm lòng và bản thân chàng cũng sẵn sàng khóc theo. - Xin phu nhân hãy bình tâm. Phu nhân tưởng như thế đấy thôi, bởi vì, tôi cam đoan với phu nhân rằng bản thân tôi cũng đã biết… vì sao…bởi vì. không, xin lỗi phu nhân, một người ngoài ở đây là thừa… Không, xin phu nhân hãy bình tâm, xin chào… Công tước Andrey giữ lấy tay chàng, cản lại. - Khoan đã, Piotr. Nhà tôi rất tốt nên không muốn làm tôi mất cái thú được ngồi cùng với cậu một buổi tối. - Anh ấy chỉ nghĩ đến mình mà thôi- Công tước phu nhân lẩm bẩm, không sao cầm được những giọt nước mắt hờn giận. - Lise!- công tước Andrey nói rất xẵng, giọng nói đã lên cao đến cái mức chứng tỏ chàng không thể nhịn được nữa. Đột nhiên, vẻ giận dỗi của con sóc trên khuôn mặt xinh xắn của công tước phu nhân nhỏ nhắn nhường chỗ cho một vẻ sợ hãi đáng yêu, khiến người ta dễ mủi lòng, nàng liếc đôi mắt xinh đẹp nhìn chồng, trên gương mặt hiện ra cái vẻ rụt rè và như muốn thú tội của một con chó đang khẽ vẩy nhanh cái đuôi cụp xuống. - Trời! Trời ơi! - phu nhân nói và lấy tay vuốt lại các nếp áo rồi bước đến cạnh chồng và hôn lên trán chồng. - Thôi mình đi nghỉ nhé! - công tước nói trong khi đứng dậy hôn tay nàng một cách khách khí như hôn tay một người xa lạ. Hai người bạn im lặng, chẳng ai mở miệng nói một câu, Piotr nhìn công tước Andrey. Công tước Andrey đưa bàn tay nhỏ nhắn lên vuốt trán. - Đi ăn đi. - Chàng thở dài nói trong khi đứng dậy đi ra cửa sổ. Hai người bước vào căn phòng sang trọng mới bày biện lại. Từ khăn ăn đến đồ dùng bằng bạc, đồ sứ và đồ thuỷ tinh, tất cả đều có cái vẻ mới tinh khôi đặc biệt của một cặp vợ chồng son. Giữa bữa ăn, công tước Andrey chống khuỷu tay lên bàn, và giống như một người lâu năm ấp ủ một điều gì trong lòng và bây giờ đột nhiên quyết thổ lộ ra, chàng bắt đầu nói với một vẻ khích động bứt rứt mà chưa bao giờ Piotr nhận thấy ở bạn. - Cậu ạ, cậu đừng bao giờ lấy vợ, đừng bao giờ hết. Đó là lời tôi khuyên cậu đấy, cậu đừng lấy vợ, trước khi cậu có thể tự nhủ rằng cậu đã làm tất cả những điều có thể làm, và thôi không yêu người đàn bà cậu lựa chọn nữa, trước khi cậu đã hiểu cô ta đến nơi đến chốn, nếu không, cậu sẽ phạm một sai lầm đau đớn không có cách gì cứu vãn. Khi nào cậu đã thành một ông già, không dùng được vào việc gì nữa, thì hẵng lấy vợ. Nếu không, tất cả những cái gì tốt đẹp và cao quý của cậu cũng đều sẽ tiêu ma hết. Tất cả sẽ bị tiêu phí trong những chuyện vặt vãnh. Phải, đúng thế đấy! Cậu đừng có nhìn mình với vẻ mặt kinh ngạc như thế chứ? Nếu cậu còn ôm ấp một hoài bão gì cho tương lai thì lúc nào cậu cũng sẽ thấy rằng đời mình đến thế là hết, mọi con đường đều đóng lại, chỉ trừ cái phòng khách, ở đấy cậu sẽ đứng ngang hàng với một tên thị vệ trong cung đình và một thằng ngốc… lấy vợ làm gì mới được chứ!… Công tước Andrey khoát mạnh tay. Piotr bỏ kính xuống, khiến cho vẻ mặt chàng thay đổi hẳn và càng thêm hiền hậu. Chàng liếc nhìn bạn, vẻ kinh ngạc. Công tước Andrey nói tiếp: - Nhà tôi là một người đàn bà rất tốt. Đó là một trong những người đàn bà hiếm có mà ngưởi ta có thể an tâm về vấn đề danh dự, nhưng, trời ơi, bây giờ nếu mình được làm người chưa vợ, thì bắt chịu gì mình cũng sẵn sàng! Cậu là người đầu tiên và là người duy nhất mà mình nói điều đó, bởi vì mình mến cậu. Khi nói điều đó, công tước Andrey lại càng ít giống anh chàng Bolkonxki mới đây ngồi uể oải trên ghế bành nhà Anna Pavlovna nheo nheo đôi mắt nói tiếng Pháp qua hai hàm răng dính chặt. Các thớ thịt trên khuôn mặt lạnh lùng rung động vì bị kích thích, cặp mắt ở đấy ngọn lửa sống hình như đã tắt ngấm trước đây, nay lại lấp lánh một ánh sáng chói lọi, rực rỡ. Rõ ràng những lúc bình thường chàng càng tỏ ra không có sinh khí thì những giây phút bị kịch thích chàng lại cảm thấy càng có nghị lực. Chàng nói tiếp: - Cậu không hiểu tại sao mình lại nói như vậy. Vì đây là câu chuyện của cả một đời người. Cậu nói đến Buônapáctê và sự nghiệp của ông ta. - Chàng nói, mặc dù Piotr không hề nói gì đến Buônapáctê - nhưng khi Buônapáctê làm việc thì ông ta lần lượt đi từng bước đến mục đích của mình. Ông ta tự do, không thấy gì ngoài mục đích của mình, và ông ta đã đạt đến mục đích. Nhưng cậu cứ thử dính vào một người đàn bà mà xem, cậu sẽ chỉ là một thằng tù bị xích, cậu sẽ mất hết tự do. Thế rồi, tất cả những gì gọi là hy sinh và sinh lực của cậu, đều chỉ làm cho cậu khổ sở, đau xót, hối hận. Những phòng tiếp tân, những câu chuyện ngồi lê đôi mách, những buổi khiêu vũ, thói hư vinh, cuộc sống rỗng tuếch, đó là cái vòng luẩn quẩn mà mình không thể thoát ra được. Nay mình ra trận, tham dự cuộc chiến tranh lớn nhất từ xưa đến nay, ấy thế mà mình không biết gì, không dùng được vào việc gì cả. - Tình tình rất hòa nhã và rất chua chát! - Công tước Andrey nói tiếp - và ở nhà Anna Pavlovna người ta nghe tôi. Còn cái giới xã giao ngu xuẩn kia, mà Nếu không có nó thì vợ mình không sống được, và tất cả những người đàn bà kia nữa… Giá cậu biết tất cả các bà thanh lịch kia và đàn bà nói chung là cái gì? Ông cụ mình nói đúng. Ích kỷ, chuộng hư vinh, ngu xuẩn và rỗng tuếch, đàn bà là thế đấy, khi họ lộ rõ chân tướng. Ngắm họ ở nơi giao tế cậu cứ tưởng đâu họ có một cái gì, nhưng thực ra họ không có gì hết, không có gì hết - Và công tước Andrey kết thúc - Chớ lấy vợ cậu ạ, chớ lấy. - Tôi lấy làm buồn cười là, - Piotr nói, - anh mà lại tự cho mình là người vô dụng, cho rằng đời anh đã hỏng bét. Trước mắt anh có cả một tương lai vô hạn, một tương lai vô hạn. Thế mà anh… Chàng không nói anh như thế nào nhưng giọng nói của chàng cũng chứng tỏ chàng đánh giá bạn rất cao và hy vọng rất nhiều vào tương lai của bạn. Piotr nghĩ bụng: “Tại sao anh ấy có thể nói như thế được nhỉ?” Piotr cho rằng công tước Andrey là một người mẫu mực, hoàn mỹ về mọi mặt, chính vì Andrey đã kết thúc ở một trình độ cao nhất tất cả những phẩm chất mà Piotr không có và có thể gọi một cách gần đúng nhất bằng danh từ “nghị lực”. Piotr bao giờ cũng thán phục cái tài của công tước Andrey biết giữ bình tĩnh trong khi giao thiệp với mọi hạng người, cái trí nhớ phi thường, trình độ học vấn uyên bác của chàng (cái gì chàng cũng đọc, cái gì chàng cũng biết, về vấn đề gì chàng cũng có ý kiến riêng) và đặc biệt về năng lực làm việc và học hỏi của chàng. Nếu như Piotr thường ngạc nhiên về chỗ Andrey thiếu cái khả năng triết lý vẩn vơ (Piotr lại có thiên hướng đặc biệt là về mặt này), thì Piotr không thấy đó là một thiếu sót mà lại cho đó là chỗ mạnh. Trong những quan hệ tốt nhất, thân mật nhất và giản dị nhất, nịnh hót hay tán dương cũng vẫn cần thiết, như chất mỡ cần thiết cho bánh xe chạy. - Tôi là một người bỏ đi rồi! - Công tước Andrey nói - Nói đến tôi làm gì? Hẵng nói đến cậu! - Chàng nói sau một phút im lặng và mỉm cười với những ý nghĩ đang an ủi mình.
Ngay trong giây phút ấy, nụ cười của chàng cũng được phản chiếu
lại trên gương mặt của Piotr. - Nói đến tôi làm gì bây giờ? - Piotr nói nhoẻn rộng
miệng ra trong một nụ cười vui vẻ vô tư - Tôi là cái thứ gì? Tôi là một đứa con
hoang - và đột nhiên mặt chàng đỏ bừng. Có thể thấy rõ là chàng đã cố gắng nhiều
mới nói được mấy chữ đó - Tên họ chẳng có, tài sản cũng không… và thực ra…
Nhưng chàng cũng không nói thực ra như thế nào - Hiện nay tôi tự do và tôi thấy
thế là tốt. Chỉ có một điều, tôi hoàn toàn không biết nên bắt đầu làm gì. Tôi
muốn hỏi ý kiến anh một cách đứng đắn về việc đó. Công tước Andrey nhìn chàng với
cặp mắt hiền từ. Nhưng trong cái nhìn thân mật và dịu dàng ấy vẫn có thể thấy
rõ chàng có ý thức rằng mình hơn hẳn bạn: - Tôi quý cậu nhất vì trong giới thượng
lưu của ta, cậu là người duy nhất còn sống. Cậu thật là sung sướng. Cậu muốn
làm thì cứ làm; cái đó không có gì quan trọng. Cậu ở đâu cũng tốt, duy chỉ có một
điều: cậu phải thôi không được đến nhà bọn Kuraghin và sống cái lối sống ấy nữa.
Cái đó không thích hơp với cậu đâu! Tất cả những trò chè chén, những lối sinh
hoạt kỵ binh ấy, tất cả… - Biết làm sao hở anh? Piotr nhún vai nói - Đàn bà anh
ạ, phải có đàn bà. - Tôi không hiểu được - Công tước Andrey đáp - Đàn bà đứng đắn
lại là việc khác; chứ cái thứ đàn bà ở nhà Kuraghin, cái thứ gái gẩm rượu chè ấy…
thì tôi không hiểu được! Piotr ở nhà công tước Vaxili Kuraghin và tham dự vào lối
sinh hoạt phóng đãng của cậu con trai công tước là Anatol, người mà người ta định
xếp đặt cho lấy em gái công tước Andrey để tu sửa tính nết. - À, anh bạn ạ -
Piotr nói như vừa chợt nảy ra một ý hay- quả thật tôi đã nghĩ đến điều đó từ
lâu. Cứ sống cái lối ấy thì không thể quyết định được gì hết, cũng không suy
nghĩ được gì hết. Đầu thì nhức, tiền không có. Anh ta có bảo tôi tối nay đến
nhưng tôi không đến. Cậu hãy lấy danh dự mà hứa với tôi rằng cậu sẽ không đến!
- Xin hứa… Khi Piotr ra khỏi nhà bạn thì đã hơn một giờ khuya. Đêm ấy là một
đêm trăng tháng sáu của trời Peterburg. Trong khi ngồi trên chiếc xe ngựa chở
khách, Piotr đã có ý định về nhà. Nhưng càng gần về đến nhà chàng lại càng cảm
thấy mình sẽ không sao ngủ được trong một đêm như thế này, nó giống như buổi
chiều hay buổi sáng hơn là ban đêm. Tầm mắt có thể rõi suốt những đường phố vắng
tanh. Dọc đường đi, Piotr sực nhở rằng tối nay cái bọn đánh bạc quen thuộc thế
nào cũng tụ tập ở nhà Anatol Kuraghin, và cũng như mọi ngày, sau khi tàn canh bạc
họ lại ngồi uống rượu say tuý luý rồi kết thúc bằng một trò giải trí mà Piotr vẫn
thích. Chàng nghĩ bụng: “Bây giờ mà về nhà Kuraghin thì thú lắm đấy!” Nhưng rồi
chàng sực nhớ chàng đã hứa với công tước Andrey là sẽ không đến nhà Kuraghin.
Song lúc ấy, cũng như tất cả những người thường gọi là nhu nhược, chàng lại háo
hức muốn hưởng một lần nữa cái cuộc sống phóng túng mà mình đã quen, bèn quyết
định đến đấy. Và ngay lúc ấy chàng nẩy ra cái ý cho rằng một lời hứa chẳng có
giá trị gì bởi vì trước khi hứa với công tước Andrey chàng cũng đã hứa với công
tước Anatol là sẽ đến nhà cậu ta. Cuối cùng chàng cho rằng tất cả những lời hứa
danh dự kia dều là những quy ước chẳng có ý nghĩa gì cho lắm, nhất là khi nghĩ
rằng mai đây người ta có thể chết, hay là sẽ xảy ra một biến cố phi thường đến
nỗi chẳng có cái chuyện có danh dự hay không nữa. Piotr thường có cái lối lập
luận để thủ tiêu mọi quyết tâm và dự định của mình như thế. Chàng đến nhà
Kuraghin. Xe đỗ trước toàn nhà lớn của Anatol bên cạnh doanh trại kỵ binh cận vệ.
Piotr bước lên mấy bậc thềm sáng rực ánh đèn, đi lên cầu thang rồi vào một cái
cửa mở. Trong phòng áo không có ai. Những cái chai không, những chiếc áo khoác
những đôi giầy bọc vất bừa bãi; mùi rượu vang xông lên, có tiếng chuyện trò
huyên náo và tiếng hò hét xa xa. Canh bạc đã tàn và bữa ăn đã xong, nhưng khách
khứa vẫn chưa ra về. Piotr cởi áo khoác và bước vào gian phòng thứ nhất. Ở đấy
còn lại những thức ăn thừa của bữa tiệc vừa tàn, và một người đầy tớ tưởng
không có ai thấy mình nên đang bốc trộm những cốc rượu chưa uống hết. Từ gian
phòng thứ ba vẳng ra những tiếng cười, tiếng reo, giọng nghe quen thuộc, và tiếng
gầm của một con gấu. Tám, chín chàng thanh niên đang bận rộn xúm xít cạnh một
cái cửa sổ mở toang. Ba người đang đùa với một con gấu con. Một người giữ dây
xích dứ cho người kia sợ. - Tớ cuộc Xtiven một trăm rúp đấy. - Một người nói
oang oang. - Chú ý, đừng có đỡ nó đấy nhé. - Một người khác quát. - Tớ cuộc
Dolokhov đấy [11]! Kuraghin! Cậu tách tay chúng tớ ra nào - một người thứ ba
nói: - Thôi để con Misa [12] đấy đã, đánh cuộc đây này. - Một hơi đấy nhé, nếu
không là thua cuộc đấy - một người thứ tư nói - Yakob! Đem chai rượu lại đây,
Yakob! - Chủ nhà kêu lên. Hắn là một người cao lớn, đẹp trai chỉ mặc một cái áo
sơ mi mỏng phanh ngực, đứng ở giữa đám này: - Các vị hãy đợi một lát, Petrusa,
anh bạn thân mến của chúng ta đến đây rồi! - Hắn quay về phía Piotr nói. Từ
phía cửa sổ vang lên một giọng nói khác của một người đáng vóc tầm thước có cặp
mắt sáng xanh biếc, một giọng nói tỉnh táo nghe rất lạ kỳ ở giữa những giọng
say rượu này. - Cậu lại đây mà tách tay chúng tớ. Đó là Dolokhov, một võ quan của
trung đoàn Xemenovxki nổi tiếng cờ bạc và hay gây sự đánh nhau. Ở cùng nhà với
Anatol, Piotr mỉm cười, vui vẻ nhìn quanh và hỏi. - Tôi chẳng hiểu gì cả. Có việc
gì thế? - Khoan đã! Nó chưa say! Đem chai rượu lại đây - Anatol nói và cầm một
cái cốc ở trên bàn, chàng bước đến trước mặt Piotr. - Trước hết, cậu phải uống
đi đã. Piotr bắt đầu uống hết cốc này đến cốc khác, liếc nhìn những người khách
say lúc bấy giờ lại đang xúm xít quanh cửa sổ, và lắng nghe họ nói. Anatol rót
rượu cho chàng và nói rằng Dolokhov đã đánh cuộc với một gã người Anh là
Xtiven, một sĩ quan hải quân hiện có mặt ở đây, rằng hắn, Dolokhov, sẽ nốc cạn
chai rượu “rhum” trong khi ngồi ở bờ cửa sổ tầng gác thứ ba, hai chân buông
thõng ra ngoài. Anatol rót cốc cuối cùng cho Piotr và nói: - Này cậu nốc hết
đi, Nếu không tớ không buông tha đâu. - Không, không uống nữa đâu. - Piotr đẩy
Anatol ra và đến cạnh cửa sổ. Dolokhov đang nắm tay người Anh và nhắc lại những
điều khoản đánh cuộc, giọng rõ ràng, phát âm rành mạch, chú ý cốt nói cho
Anatol và Piotr nghe. Dolokhov vóc người tầm thước, tóc quăn, mắt xanh và sáng.
Hắn trạc hai mươi lăm tuổi… Cũng như tất cả các võ quan bộ binh, hắn không để
râu nên có thể trông rất rõ cái miệng là bộ phận đặc sắc nhất trên khuôn mặt.
Đường nét của cái miệng uốn cong một cách thanh tú lạ lùng. Vành môi trên hằn
góc ở phía giữa khép chặt xuống môi dưới, và ở hai bên mép luôn luôn có một cái
gì như là hai nụ cười, và cả khuôn mặt, đãc biệt là nhờ cái nhìn cương nghị, ngạo
mạn và thông minh, gây nên một ấn tượng làm người ta không thể nào không chú ý.
Dolokhov là một người không có của cải, thần thế gì. Và mặc dầu Anatol tiêu
hàng vạn rúp, Dolokhov cũng đã có đủ thì giờ cao uy tín của mình khiến cho
Anatol và tất cả những người quen biết họ đều kính trọng hắn hơn Anatol.
Dolokhov chơi bất cứ loại cờ bạc gì mà hầu như bao giờ cũng được bạc. Hắn có uống
đến bao nhiêu rượu, đầu óc cũng không bao giờ mất sáng suốt. Anatol và Dolokhov
bấy giờ là những nhân vật trứ danh trong cái thế giới du đãng và truỵ lạc ở
Peterburg. Chai rượu rhum đã đem đến. Hai người đầy tớ, hẳn là hoảng sợ vì những
lời sai bảo và những tiếng hò hét của các ông chủ ở xung quanh, vội vàng phá
cái khung cửa đi, vì nếu để nguyên thì không thể ngồi ở phía ngoài thành cửa sổ
được. Anatol dương đương tự đắc, đến cạnh cửa sổ. Hắn muốn đập phá một cái gì.
Hắn ẩy bọn đầy tớ ra và nắm lấy khung cửa mà lôi, nhưng khung cửa không nhúc
nhíc. Hắn đập vỡ một miếng kính: - Này cậu lực sĩ, cậu thử tí xem! - Hắn nói với
Piotr. Piotr nắm lấy cái then cửa giật mạnh, thế là khung cửa bằng gỗ sồi gãy bật
ra nghe đánh rắc một tiếng. Dolokhov nói: - Phá hết đi không người ta lại tưởng
tớ bám vào đấy. - Anh chàng người Anh kia nói khoác có phải không? - Anatol nói
- Được chưa? - Được rồi! - Piotr nói, mắt vẫn nhìn Dolokhov tay đang cầm một
chai rhum liến đến gần cửa sổ. Qua cửa sổ người ta thấy trên nền trời ánh rạng
đông và ánh hoàng hôn đang hòa lẫn vào nhau. Dolokhov nhảy lên thành cửa sổ,
tay cầm chai rhum. Hắn đứng trong khung cửa sổ, mặt quay vào phòng quát lên. -
Hãy nghe đây! Mọi người im lặng. - Tớ đánh cuộc (hắn nói tiếng Pháp để cho gã
người Anh hiểu, tuy hắn nói thứ tiếng này cũng không sõi gì cho lắm). Tớ đánh
cuộc năm mươi rúp vàng. Hay một trăm rúp nhé? Hăn nói thêm với gã người Anh. -
Không, năm chục thôi! - Gã người Anh nói. - Được, tớ đánh cuộc năm mươi rúp
vàng rằng tớ sẽ uống cạn hết chaỉ rhum, không cất chai ra khỏi miệng, trong khi
vẫn ngồi trên cửa sổ, đúng ở chỗ này (hắn cúi xuống chỉ vào chỗ nhô nghiêng ra
ngoài) mà không cần vịn vào cái gì hết… Được chứ? - Tốt lắm - gã người Anh nói.
Anatol quay về phía gã người Anh, nắm lấy cúc áo lễ phục của hắn nhìn hắn từ
trên xuống (gã người anh vóc người nhỏ bé) bắt đầu nhắc lại điều kiện đánh cuộc
bằng tiếng Anh cho hắn nghe. - Khoan đã - Dolokhov gõ chai vào cửa sổ để mọi
người chú ý và nói - các cậu nghe đây. Nếu có người nào cũng làm được như vậy,
tớ sẽ trả một trăm rúp vàng. Rõ chưa? Gã người Anh gật đầu; chẳng ai hiểu hắn
có ý định nhận lởi đánh cuộc mới này hay không. Anatol không buông tha gã người
Anh. Mặc dầu hắn đã gật đầu để tỏ ra rằng mình hiểu hết, Anatol vẫn dịch lời của
Dolokhov ra tiếng Anh cho hắn nghe. Một viên sĩ quan kỵ binh cận vệ trẻ tuổi
gày gò, chiều tối hôm ấy vừa thua bạc, trèo lên cửa sổ thò đầu ra ngoài nhìn xuống
lề đường lát đá và lẩm bẩm. - Chà! Chà! - Yên! - Dolokhov quát, kéo viên sĩ
quan ra; viên sĩ quan bị cái cựa giầy làm vướng chân, loạng choạng nhảy vào
trong phòng. Sau khi đã đặt cái chai ở thành cửa sổ để lát nữa cầm lấy cho
thõng ra ngoài, hai tay bám lấy thành cửa sổ, hắn ngồi thử, rồi buông hai tay,
dịch sang phải rồi dịch sang trái, đoạn với lấy chai rượu.
Mặc dầu bấy giờ trời đã sáng rõ, Anatol cũng đem hai ngọn nến
đến đặt lên thành cửa sổ. Lưng Dolokhov mặc áo sơ mi trắng và cái đầu tóc quăn
của hắn được chiếu sáng từ cả hai phía. Mọi người đều xúm xít ở cửa sổ. Gã người
Anh đứng trước Piotr mỉm cười không nói gì. Một người trong bọn, nhiều tuổi hơn
cả, vẻ mặt sợ hãi và giận dữ đột nhiên xông ra muốn túm lấy áo sơ mi của
Dolokhov. - Các vị? Thật là dại dột! Anh ta sẽ ngã chết mất! Anatol cản anh ta
lại: - Đừng đụng đến hắn! Mày sẽ làm hắn sợ ngã chết đấy. Hả? Bấy giờ thì sao?
Hả? Dolokhov quay người chống hai tay sửa lại tư thế ngồi cho chắc chắn. - Thằng
nào mà còn quấy rầy tao - hắn nói dõng dạc qua hàm răng nghiến chặt vào đội môi
mỏng - thì tao quẳng nó xuống dưới này. Nào! Sau khi nói “nào” hắn lại quay ra
ngoài buông hai tay, nắm lấy chai rượu đưa lên miệng, đầu hất ngược ra phía sau
cánh tay rảnh giơ cao lên để giữ thăng bằng. Một người đầy tớ đang lúi húi lượm
mảnh kính vỡ bỗng dừng lại, người vẫn cúi lom khom, mắt nhìn đăm đăm vào khung
cửa sổ và vào lưng Dolokhov. Anatol đứng ngây người, hai mắt thao láo. Gã người
Anh chẩu môi ra, nhìn nghiêng sang. Người vừa cản trở Dolokhov bỏ chạy ra một
góc phòng và nằm xuống đi-văng, mặt quay vào tường. Piotr lấy tay che mặt, và một
nụ cười yếu ớl còn sót lại thấp thoáng trên gương mặt, bây giờ lộ ra vẻ lo sợ
và khủng khiếp. Ai nấy đều im lặng. Piotr bỏ bàn tay che mặt ra. Dolokhov vẫn
ngồi y nguyên như cũ, chỉ có cái đầu ngả về phía sau đến nỗi những mớ tóc quăn ở
gáy chạm vào cổ áo sơ mi và cánh tay cầm chai cứ giơ cao, giơ cao mãi trong khi
vẫn run vì cố lên gây lấy sức. Cái chai cạn đi trông thấy và mỗi lúc một dốc
lên, ẩy cái đầu ngả về phía sau. Piotr nghĩ bụng: “Sao mà lâu thế!”. Chàng ngỡ
chừng như hơn một nửa giờ đã qua. Đột nhiên, Dolokhov hơi ngả lưng về phía sau
một cái, cánh tay hắn hơi run bắn lên. Chỉ run như vậy cũng đủ cho thân hình hắn
đang ngồi trên bờ cửa số dốc thoai thoải phải tụt xuống. Trong lúc ấy cánh tay
và cái đầu lại càng run mạnh hơn vì phải lấy sức nhiều. Một cánh tay giơ lên định
bíu lấy khung cửa nhưng rồi lại bỏ xuống ngay. Piotr lại nhắm nghiền mắt lại và
tự nhủ rằng sẽ không mở ra nữa. Bỗng chàng cảm thấy xung quanh náo động. Chàng
mở mắt ra nhìn: Dolokhovđang đứng trên thành cửa sổ, mặt tái nhợt nhưng vui vẻ:
- Hết rồi! Chàng ném cái chai cho gã người Anh, gã này bắt gợn lấy. Dolokhov nhảy
từ cửa sổ xuống. Người hắn nồng nặc mùi rượu rhum. - Tuyệt! Cừ lắm! Thế mới là
đánh cuộc chứ. Quỉ sứ bắt các anh đi - Bốn phía có tiếng trầm trồ. Gã người Anh
rút ví ra đếm tiền. Dolokhov cau mày, im lặng Piotr tiến về phía cửa sổ và đột
nhiên kêu lên: - Này các vị. Có ai muốn đánh cuộc với tôi không? Tôi cũng làm
được cho mà xem. Thôi chẳng cần đánh cuộc nữa. Hãy xem đây! Nào đem chai rượu lại
đây. Tôi sẽ làm… bảo đem lại đây. - Cứ để hắn làm, để hắn làm - Dolokhov mỉm cười
nói. - Ô kìa! Cậu điên rồi sao? Cậu làm gì thế? Ai cho cậu làm kia chứ. Đứng
trên thang gác cậu đã chóng mặt rồi kia mà? - Mọi người nhao nhao nói. - Tôi sẽ
uống cạn, đem chai rượu rhum lại đây? - Piotr thét lên và đạp vào bàn với cái cử
chỉ liều lĩnh của một người say rượu, đoạn trèo lên cửa sổ. Người ta túm lấy
tay anh chàng như chàng khỏe quá nên cứ gạt bắn tất cả những người đến gần.
Anatol nói: - Không được! Làm cái lối ấy thì hắn chẳng nghe đâu. Khoan, để tôi
lừa hắn cho. Này cậu, tớ sẽ đánh cuộc với cậu nhưng đến mai kia, còn bây giờ
thì chúng ta đến nhà con… đi? - Đi nào! - Piotr kêu lên - Đi nào! Mang theo cả
con Misa nữa. Rồi chàng ôm lấy con gấu, bế xốc nó lên và bắt đầu quay tít trong
phòng.
Chương 7
Công tước Vaxili đã làm tròn lời hứa với công tước phu nhân Drubeskaya trong buổi tối tiếp tân ở nhà Anna Pavlovna là sẽ xin giúp cho Boris, cậu con một của một phu nhân. Công tước đã thỉnh cầu nhà vua, và Boris, được đặc cách điều động sang làm thiếu uý trung đoàn cận vệ Xemenovxki. Nhưng anh ta vẫn không được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá hay làm sĩ quan phụ tá của Kutuzov mặc dầu Anna Mikhailovna đã tìm mọi cách chạy chọt xin xỏ. Ít lâu sau buổi tiếp tân ở nhà Anna Pavlovna, Anna Mikhailovna về Moskva ở nhà một người thân thích giàu có là Roxtov, tuy vừa mới nhập ngũ nhưng đã được đề bạt ngay làm thiếu uý cũng được nuôi ở đấy từ lúc còn nhỏ và đã sống mấy năm trời ở đấy. Quân cận vệ đã rời Peterburg ngày 10 tháng 8, còn cậu con của bà vẫn ở lại Moskva để sắm trang phục rồi sẽ đuổi theo đơn vị trên đường đi Ratzivilov. Ở nhà Roxtov đang mừng ngày lễ thánh của phu nhân và của cô gái út, đều tên là Natalia [13] Từ buổi sáng, những chiếc xe lục mã thắng ngựa hàng dọc [14] đi về không ngớt, đưa khách đến toàn nhà đồ sộ của bá tước phu nhân Roxtov nổi tiếng khắp nước Moskva, ở phố Povarxkaya. Bá tước phu nhân và cô con gái lớn xinh đẹp ngồi trong phòng đón tiếp những người khách bấy giờ đang kế tiếp nhau đến rồi về, không lúc nào ngớt. Bá tước phu nhân là một người đàn bà khoảng bốn mươi lăm tuổi, có khuôn mặt xương xương kiểu phương Đông, rõ ràng đã kiệt sức vì phải nuôi con vất vả - phu nhân sinh cả thảy đến mười hai lần - cử chỉ và ngôn ngữ của phu nhân chậm chạp vì thể lực suy nhược, càng tăng cái vẻ trang nghiêm khiến người ta phải kính trọng. Công tước phu nhân, Anna Mikhailovna Drubeskaya với tư cách một người nhà, cùng ngồi ở đấy để giúp bá tước phu nhân tiếp đón và nói chuyện với khách. Thanh niên thì ở trong các phòng sau và cảm thấy không cần phải tham dự vào việc tiếp khách. Bá tước Roxtov đón khách đến và tiễn khách ra về, mời mọi người dự bữa ăn chiều: - Tôi cảm ơn ông bạn, hay bà bạn (ông ta nói (ông) bạn hay (bà bạn) với tất cả mọi người không trừ một ai, giọng không mảy may thay đổi, không kể địa vị họ cao hơn hay thấp hơn mình) về tấm thịnh tình đối với tôi và đối với hai người mà chúng ta ăn mừng lễ thánh hôm nay. Thế nào cũng xin nhớ đến dùng bữa chiều cho. Nếu không thì ông bạn sẽ làm cho tôi giận đấy. Thay mặt cả gia đình, tôi tha thiết mời bà bạn. Ông nói những câu này với hết thảy mọi người không kể họ là ai, luôn luôn tỏ vẻ niềm nở trên khuôn mặt đầy đặn, vui vẻ, cạo nhẵn bóng, và khi bắt tay bao giờ cũng bắt tay rất chặt và cúi mình ngay ngắn khi chào khách. Sau khi đã tiễn một vị khách ra cửa, bá tước lại quay vào tiếp một ông bạn hay một bà bạn khác còn đang ở trong phòng khách. Bá tước dịch ghế bành lại cho khách ngồi với dáng vẻ một con người yêu đời và biết hưởng các lạc thú trên đời; rồi, chạng chân ra một cách ngang tàng, đặt hai tay lên đầu gối, người lắc lư ra vẻ quan trọng, bá tước bắt đầu dự đoán về thời tiết, hỏi thăm về sức khỏe, khi thì nói tiếng Nga, khi thì nói một thứ tiếng Pháp rất tồi nhưng rất bạo miệng, thế rồi với cái vẻ của một con người mệt mỏi nhưng vẫn cố sức làm tròn bổn phận, ông ta lại tiễn khách ra về, vừa đi vừa vuốt lại mớ tóc hoa râm lơ thơ trên cái trán đã gần hói và nhắc lại lời mời dự tiệc. Thỉnh thoảng khi ở trong phòng áo trở về, ông lại đi ra phòng ủ hoa và qua nhà bếp, bước vào căn phòng lớn bằng cẩm thạch nơi đã bày biện tám mươi bộ dao đĩa. Ông nhìn đầy tớ mang những đồ đạc và đồ sứ, sắp đặt bàn ghế và trải những tấm khăn bàn bằng đoạn. Ông gọi Dmitri Vaxilievich một người con nhà quý tộc hiện nay quản lý mọi công việc trong nhà ông, và nói: - Này Mitinka, anh phải chú ý làm sao cho tất cả đều chu đáo đấy nhé. Thế được đấy, được đấy, - Ông ta vừa nói vừa liếc nhìn cái bàn ăn một cách mãn nguyện - Điều quan trọng nhất là cách dọn bàn ăn. Chính thế đấy. Và ông đi ra, thở dài khoan khoái rồi lại bước vào phòng khách. Phu nhân Maria Lvona Karaghina và tiểu thư đến! - Một người hành bộc cao lớn thường đi theo bá tước phu nhân bước đến cửa phòng khách cất tiếng trầm trầm loan báo với chủ nhân. Bá tước phu nhân suy nghĩ một lát, lấy cái hộp thuốc lá bằng vàng có khảm chân dung chồng ra hít một hơi [15] rồi nói: - Những cuộc thăm hỏi này đã làm tôi mệt lả người ra rồi. Thôi tôi tiếp người này là người cuối cùng. Bà ấy câu nệ lắm. Anh mời phu nhân vào - phu nhân bảo người hành bộc, giọng buồn rầu, tưởng chừng như muốn nói: “Đấy các người cứ giết chết tôi đi!” Một bà cao lớn đẫy đà, vẻ mặt kiêu hãnh, và một cô gái mặt tròn trĩnh tươi cười bước vào phòng khách, áo dài kêu sột soạt. - Thưa bá tước phu nhân, đã lâu… Cô bé mắc bệnh rõ khổ thân. Buổi khiêu vũ ở nhà Razumovxki và bá tước phu nhân Apraksin… hôm ấy tôi sướng quá… Nghe lao xao những giọng đàn bà vồn vã, người này bắt lời người kia, hòa lẫn với tiếng áo sột soạt và tiếng kéo ghế. Câu chuyện bắt đầu… nhưng người ta chỉ nói chuyện lấy lệ thế thôi để khi có người ngắt lời là có thể đứng dậy làm chiếc áo dài kêu sột soạt và nói: “Tôi rất lấy làm vui sướng; sức khỏe bà cụ thân sinh… và bá tước phu nhân Apraksin”, rồi lại làm chiếc áo dài kêu sột soạt bước ra phòng áo, mặc áo choàng hay áo khoác và lên xe đi. Câu chuyện xoay quanh cái tin quan trọng của thành phố lúc bấy giờ, là bệnh tình của lão bá tước Bazukhov, ông già nổi tiếng giàu có và đẹp trai thời Ekaterina và xoay quanh người con rơi của bá tước là cậu Piotr, con người đã tỏ ra khiếm nhã trong buổi tiếp tân ở nhà Anna Pavlovna Serer. Một bà khách nói: - Thương hại cho bá tước tội nghiệp. Sức khỏe ông đã kém như thế. bây giờ lại thêm buồn bực về cậu con trai nữa thì e ông ta chết mất. - Có việc gì thế - bá tước phu nhân hỏi, làm như chưa biết gì, mặc dầu phu nhân đã nghe người ta nói ít nhất là mươi lăm lần về nguyên nhân nỗi buồn bực của bá tước Bazukhov. Bà khách nói: - Giáo dục bây giờ là thế đấy! Ngay ở nước ngoài cậu này cũng chẳng có ai kiềm chế và đến bây giờ ở Petersburg lại nghe nói cậu ta làm những việc kinh khủng đến nỗi cảnh sát phải trục xuất ra khỏi thành phố. - Thế nào? Phu nhân kể cho tôi nghe với! - bá tước phu nhân nói. - Anh ta chọn bạn không nên thân, - công tước phu nhân Anna Mikhailovna nói xen vào - Người ta nói cậu con công tước Vaxili, anh ta, và một anh Dolokhov nào đó nữa, đã làm những việc thật quá quắt. Và cả ba đều bị phạt. Dolokhov bị giáng chức xuống làm lính, cậu con trai bá tước Bazukhov bị trục xuất về Moskva, còn cậu - Anatol Kuraghin thì ông bố đã tìm cách thu xếp cho êm chuyện nhưng cũng vẫn bị đuổi ra khỏi Peterburg. - Thế họ làm cái gì mới được chứ? - Bá tước phu nhân hỏi. - Họ thật là những tay kẻ cướp chứ chẳng phải vừa, nhất là anh Dolokhov - Bà khách nói. Anh ta là con bà Maria Ivanovna một bà thật đáng kính, ấy thế mà họ làm gì các vị có tưởng tượng được không? Cả ba người đã tìm đâu ra được một con gấu, đem nó lên xe ngựa đến nhà bọn đào hát. Cảnh sát đến giải tán họ; họ liền túm lấy ông quận trưởng cảnh binh trói ngửa lưng lên một con gấu và thả con gấu xuống sông Moika. Con gấu bơi, mang cả người quận trưởng trên lưng. - Bộ tịch anh quận trưởng chắc là buồn cười lắm - bà bạn nhỉ? - Bá tước vừa nói vừa cười lăn ra. - Ồ! Thật khiếp quá có gì đáng cười đâu thưa bá tước? - Nhưng chính các bà cũng không sao nhịn được cười. Bà khách nói tiếp: Người ta phải khó khăn lắm mới cứu được anh chàng khổ sở kia. Đấy con trai bá tước Kiril Vladimirovich Bezukhov chơi khôn ngoan thế đấy! - Bà ta nói thêm, - Nghe nói cậu ấy là người thông minh, lại được giáo dục cẩn thận. Đấy, kết quả của cái giáo dục ở ngoại quốc là như vậy đấy. Tôi hy vọng rằng không ai tiếp anh ta ở đây mặc dầu anh ta giàu có. Có người muốn giới thiệu anh ta với tôi. Tôi kiên quyết từ chối: nhà tôi có con gái. - Tại sao bà lại nói chàng thanh niên kia giàu có? - Bá tước phu nhân hỏi, người quay sang một bên để cho các tiểu thư khỏi nghe thấy, và các tiểu thư cũng lập tủc làm ra vẻ như mình không nghe - Bá tước chỉ có con rơi mà thôi. Hình như cậu Piotr này cũng là con rơi thì phải. Bà khách khoát tay. - Tôi chắc ông ta có đến hai chục đứa con rơi, - Công tước phu nhân Anna Mikhailovna nói xen vào câu chuyện. Rõ ràng phu nhân muốn tỏ ra mình giao thiệp rộng và hiểu hết thảy mọi việc trong các giới xã giao. - Số là thế này- Phu nhân cũng hạ thấp giọng, nói một cách ý nhị - Mọi người đều biết thanh danh lừng lẫy của bá tước Kiril Vladimirovich. Ông ta không biết số con rơi của mình là bao nhiêu nữa… Nhưng cậu Piotr này vẫn là người ông ta quý nhất. - Ông ta đẹp lão quá - Công tước phu nhân nói - Vừa mới năm ngoái đây thôi… tôi chưa bao giờ thấy người đàn ông nào đẹp hơn. - Bây giờ ông ta đã thay đổi rất nhiều - Anna Mikhailovna nói - Tôi muốn nói như thế này: người thừa kế trực tiếp tất cả gia sản theo quan hệ họ hàng với bên nhà vợ ông ta là bá tước Vaxili. Nhưng bá tước Bazukhov rất yêu quí Piotr, săn sóc đến giáo dục của anh ta và đã viết thư lên hoàng thượng… thành ra không ai hiểu là nếu bá tước qua đời (ông ta hiện nay đang ốm nặng đến nỗi người ta chờ đợi việc ấy từng phút một và bác sĩ Lorrain đã từ Petersburg đến) thì Vaxili hay Piotr sẽ thừa hưởng cái gia tài đồ sộ ấy: bốn vạn nông nô và hàng triệu rúp. Tôi biết rất rõ việc đó bởi vì chính công tước Vaxili đã nói với tôi. Ngoài ra, Kiril Vladimirovich là cậu họ của tôi; ông là cha đỡ đầu của Boris - phu nhân nói thêm, nhưng giả vờ không xem chi tiết này là quan trọng. Hôm qua, công tước Vaxili đã đến Moskva. Nghe nói ông ta đi kinh lý thì phải? - Bà khách nói. - Vâng, nhưng cái này ta nói riêng với nhau - Công tước phu nhân nói - Đó chỉ là một cách nói thôi. Thực ra ông ta đến là vì nghe tin ông Kiril Vladimirovich ốm nặng. - Dẫu sao, thưa bà bạn, đó vẫn là một trò đùa rất lý thú - Bá tước nói, rồi nhận thấy bà khách không nghe mình nói, bà bá tước quay về phía các tiểu thư - Tôi chắc mặt này anh chàng quận trưởng cảnh sát trông phải bưồn cười lắm. Và sau khi bắt chước cách hoa tay của ông quận trưởng cảnh sát, ông cất giọng ồ ồ cười vang nhà, cả thân hình béo đẫy của ông run lên bần bật, như lối cười của những con người vốn quen ăn ngon và nhất là uống nhiều rượu, rồi nói: - Thế nhé! Xin các vị nhớ đến đúng bữa chiều với chúng tôi nhé!
Công tước Vaxili đã làm tròn lời hứa với công tước phu nhân Drubeskaya trong buổi tối tiếp tân ở nhà Anna Pavlovna là sẽ xin giúp cho Boris, cậu con một của một phu nhân. Công tước đã thỉnh cầu nhà vua, và Boris, được đặc cách điều động sang làm thiếu uý trung đoàn cận vệ Xemenovxki. Nhưng anh ta vẫn không được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá hay làm sĩ quan phụ tá của Kutuzov mặc dầu Anna Mikhailovna đã tìm mọi cách chạy chọt xin xỏ. Ít lâu sau buổi tiếp tân ở nhà Anna Pavlovna, Anna Mikhailovna về Moskva ở nhà một người thân thích giàu có là Roxtov, tuy vừa mới nhập ngũ nhưng đã được đề bạt ngay làm thiếu uý cũng được nuôi ở đấy từ lúc còn nhỏ và đã sống mấy năm trời ở đấy. Quân cận vệ đã rời Peterburg ngày 10 tháng 8, còn cậu con của bà vẫn ở lại Moskva để sắm trang phục rồi sẽ đuổi theo đơn vị trên đường đi Ratzivilov. Ở nhà Roxtov đang mừng ngày lễ thánh của phu nhân và của cô gái út, đều tên là Natalia [13] Từ buổi sáng, những chiếc xe lục mã thắng ngựa hàng dọc [14] đi về không ngớt, đưa khách đến toàn nhà đồ sộ của bá tước phu nhân Roxtov nổi tiếng khắp nước Moskva, ở phố Povarxkaya. Bá tước phu nhân và cô con gái lớn xinh đẹp ngồi trong phòng đón tiếp những người khách bấy giờ đang kế tiếp nhau đến rồi về, không lúc nào ngớt. Bá tước phu nhân là một người đàn bà khoảng bốn mươi lăm tuổi, có khuôn mặt xương xương kiểu phương Đông, rõ ràng đã kiệt sức vì phải nuôi con vất vả - phu nhân sinh cả thảy đến mười hai lần - cử chỉ và ngôn ngữ của phu nhân chậm chạp vì thể lực suy nhược, càng tăng cái vẻ trang nghiêm khiến người ta phải kính trọng. Công tước phu nhân, Anna Mikhailovna Drubeskaya với tư cách một người nhà, cùng ngồi ở đấy để giúp bá tước phu nhân tiếp đón và nói chuyện với khách. Thanh niên thì ở trong các phòng sau và cảm thấy không cần phải tham dự vào việc tiếp khách. Bá tước Roxtov đón khách đến và tiễn khách ra về, mời mọi người dự bữa ăn chiều: - Tôi cảm ơn ông bạn, hay bà bạn (ông ta nói (ông) bạn hay (bà bạn) với tất cả mọi người không trừ một ai, giọng không mảy may thay đổi, không kể địa vị họ cao hơn hay thấp hơn mình) về tấm thịnh tình đối với tôi và đối với hai người mà chúng ta ăn mừng lễ thánh hôm nay. Thế nào cũng xin nhớ đến dùng bữa chiều cho. Nếu không thì ông bạn sẽ làm cho tôi giận đấy. Thay mặt cả gia đình, tôi tha thiết mời bà bạn. Ông nói những câu này với hết thảy mọi người không kể họ là ai, luôn luôn tỏ vẻ niềm nở trên khuôn mặt đầy đặn, vui vẻ, cạo nhẵn bóng, và khi bắt tay bao giờ cũng bắt tay rất chặt và cúi mình ngay ngắn khi chào khách. Sau khi đã tiễn một vị khách ra cửa, bá tước lại quay vào tiếp một ông bạn hay một bà bạn khác còn đang ở trong phòng khách. Bá tước dịch ghế bành lại cho khách ngồi với dáng vẻ một con người yêu đời và biết hưởng các lạc thú trên đời; rồi, chạng chân ra một cách ngang tàng, đặt hai tay lên đầu gối, người lắc lư ra vẻ quan trọng, bá tước bắt đầu dự đoán về thời tiết, hỏi thăm về sức khỏe, khi thì nói tiếng Nga, khi thì nói một thứ tiếng Pháp rất tồi nhưng rất bạo miệng, thế rồi với cái vẻ của một con người mệt mỏi nhưng vẫn cố sức làm tròn bổn phận, ông ta lại tiễn khách ra về, vừa đi vừa vuốt lại mớ tóc hoa râm lơ thơ trên cái trán đã gần hói và nhắc lại lời mời dự tiệc. Thỉnh thoảng khi ở trong phòng áo trở về, ông lại đi ra phòng ủ hoa và qua nhà bếp, bước vào căn phòng lớn bằng cẩm thạch nơi đã bày biện tám mươi bộ dao đĩa. Ông nhìn đầy tớ mang những đồ đạc và đồ sứ, sắp đặt bàn ghế và trải những tấm khăn bàn bằng đoạn. Ông gọi Dmitri Vaxilievich một người con nhà quý tộc hiện nay quản lý mọi công việc trong nhà ông, và nói: - Này Mitinka, anh phải chú ý làm sao cho tất cả đều chu đáo đấy nhé. Thế được đấy, được đấy, - Ông ta vừa nói vừa liếc nhìn cái bàn ăn một cách mãn nguyện - Điều quan trọng nhất là cách dọn bàn ăn. Chính thế đấy. Và ông đi ra, thở dài khoan khoái rồi lại bước vào phòng khách. Phu nhân Maria Lvona Karaghina và tiểu thư đến! - Một người hành bộc cao lớn thường đi theo bá tước phu nhân bước đến cửa phòng khách cất tiếng trầm trầm loan báo với chủ nhân. Bá tước phu nhân suy nghĩ một lát, lấy cái hộp thuốc lá bằng vàng có khảm chân dung chồng ra hít một hơi [15] rồi nói: - Những cuộc thăm hỏi này đã làm tôi mệt lả người ra rồi. Thôi tôi tiếp người này là người cuối cùng. Bà ấy câu nệ lắm. Anh mời phu nhân vào - phu nhân bảo người hành bộc, giọng buồn rầu, tưởng chừng như muốn nói: “Đấy các người cứ giết chết tôi đi!” Một bà cao lớn đẫy đà, vẻ mặt kiêu hãnh, và một cô gái mặt tròn trĩnh tươi cười bước vào phòng khách, áo dài kêu sột soạt. - Thưa bá tước phu nhân, đã lâu… Cô bé mắc bệnh rõ khổ thân. Buổi khiêu vũ ở nhà Razumovxki và bá tước phu nhân Apraksin… hôm ấy tôi sướng quá… Nghe lao xao những giọng đàn bà vồn vã, người này bắt lời người kia, hòa lẫn với tiếng áo sột soạt và tiếng kéo ghế. Câu chuyện bắt đầu… nhưng người ta chỉ nói chuyện lấy lệ thế thôi để khi có người ngắt lời là có thể đứng dậy làm chiếc áo dài kêu sột soạt và nói: “Tôi rất lấy làm vui sướng; sức khỏe bà cụ thân sinh… và bá tước phu nhân Apraksin”, rồi lại làm chiếc áo dài kêu sột soạt bước ra phòng áo, mặc áo choàng hay áo khoác và lên xe đi. Câu chuyện xoay quanh cái tin quan trọng của thành phố lúc bấy giờ, là bệnh tình của lão bá tước Bazukhov, ông già nổi tiếng giàu có và đẹp trai thời Ekaterina và xoay quanh người con rơi của bá tước là cậu Piotr, con người đã tỏ ra khiếm nhã trong buổi tiếp tân ở nhà Anna Pavlovna Serer. Một bà khách nói: - Thương hại cho bá tước tội nghiệp. Sức khỏe ông đã kém như thế. bây giờ lại thêm buồn bực về cậu con trai nữa thì e ông ta chết mất. - Có việc gì thế - bá tước phu nhân hỏi, làm như chưa biết gì, mặc dầu phu nhân đã nghe người ta nói ít nhất là mươi lăm lần về nguyên nhân nỗi buồn bực của bá tước Bazukhov. Bà khách nói: - Giáo dục bây giờ là thế đấy! Ngay ở nước ngoài cậu này cũng chẳng có ai kiềm chế và đến bây giờ ở Petersburg lại nghe nói cậu ta làm những việc kinh khủng đến nỗi cảnh sát phải trục xuất ra khỏi thành phố. - Thế nào? Phu nhân kể cho tôi nghe với! - bá tước phu nhân nói. - Anh ta chọn bạn không nên thân, - công tước phu nhân Anna Mikhailovna nói xen vào - Người ta nói cậu con công tước Vaxili, anh ta, và một anh Dolokhov nào đó nữa, đã làm những việc thật quá quắt. Và cả ba đều bị phạt. Dolokhov bị giáng chức xuống làm lính, cậu con trai bá tước Bazukhov bị trục xuất về Moskva, còn cậu - Anatol Kuraghin thì ông bố đã tìm cách thu xếp cho êm chuyện nhưng cũng vẫn bị đuổi ra khỏi Peterburg. - Thế họ làm cái gì mới được chứ? - Bá tước phu nhân hỏi. - Họ thật là những tay kẻ cướp chứ chẳng phải vừa, nhất là anh Dolokhov - Bà khách nói. Anh ta là con bà Maria Ivanovna một bà thật đáng kính, ấy thế mà họ làm gì các vị có tưởng tượng được không? Cả ba người đã tìm đâu ra được một con gấu, đem nó lên xe ngựa đến nhà bọn đào hát. Cảnh sát đến giải tán họ; họ liền túm lấy ông quận trưởng cảnh binh trói ngửa lưng lên một con gấu và thả con gấu xuống sông Moika. Con gấu bơi, mang cả người quận trưởng trên lưng. - Bộ tịch anh quận trưởng chắc là buồn cười lắm - bà bạn nhỉ? - Bá tước vừa nói vừa cười lăn ra. - Ồ! Thật khiếp quá có gì đáng cười đâu thưa bá tước? - Nhưng chính các bà cũng không sao nhịn được cười. Bà khách nói tiếp: Người ta phải khó khăn lắm mới cứu được anh chàng khổ sở kia. Đấy con trai bá tước Kiril Vladimirovich Bezukhov chơi khôn ngoan thế đấy! - Bà ta nói thêm, - Nghe nói cậu ấy là người thông minh, lại được giáo dục cẩn thận. Đấy, kết quả của cái giáo dục ở ngoại quốc là như vậy đấy. Tôi hy vọng rằng không ai tiếp anh ta ở đây mặc dầu anh ta giàu có. Có người muốn giới thiệu anh ta với tôi. Tôi kiên quyết từ chối: nhà tôi có con gái. - Tại sao bà lại nói chàng thanh niên kia giàu có? - Bá tước phu nhân hỏi, người quay sang một bên để cho các tiểu thư khỏi nghe thấy, và các tiểu thư cũng lập tủc làm ra vẻ như mình không nghe - Bá tước chỉ có con rơi mà thôi. Hình như cậu Piotr này cũng là con rơi thì phải. Bà khách khoát tay. - Tôi chắc ông ta có đến hai chục đứa con rơi, - Công tước phu nhân Anna Mikhailovna nói xen vào câu chuyện. Rõ ràng phu nhân muốn tỏ ra mình giao thiệp rộng và hiểu hết thảy mọi việc trong các giới xã giao. - Số là thế này- Phu nhân cũng hạ thấp giọng, nói một cách ý nhị - Mọi người đều biết thanh danh lừng lẫy của bá tước Kiril Vladimirovich. Ông ta không biết số con rơi của mình là bao nhiêu nữa… Nhưng cậu Piotr này vẫn là người ông ta quý nhất. - Ông ta đẹp lão quá - Công tước phu nhân nói - Vừa mới năm ngoái đây thôi… tôi chưa bao giờ thấy người đàn ông nào đẹp hơn. - Bây giờ ông ta đã thay đổi rất nhiều - Anna Mikhailovna nói - Tôi muốn nói như thế này: người thừa kế trực tiếp tất cả gia sản theo quan hệ họ hàng với bên nhà vợ ông ta là bá tước Vaxili. Nhưng bá tước Bazukhov rất yêu quí Piotr, săn sóc đến giáo dục của anh ta và đã viết thư lên hoàng thượng… thành ra không ai hiểu là nếu bá tước qua đời (ông ta hiện nay đang ốm nặng đến nỗi người ta chờ đợi việc ấy từng phút một và bác sĩ Lorrain đã từ Petersburg đến) thì Vaxili hay Piotr sẽ thừa hưởng cái gia tài đồ sộ ấy: bốn vạn nông nô và hàng triệu rúp. Tôi biết rất rõ việc đó bởi vì chính công tước Vaxili đã nói với tôi. Ngoài ra, Kiril Vladimirovich là cậu họ của tôi; ông là cha đỡ đầu của Boris - phu nhân nói thêm, nhưng giả vờ không xem chi tiết này là quan trọng. Hôm qua, công tước Vaxili đã đến Moskva. Nghe nói ông ta đi kinh lý thì phải? - Bà khách nói. - Vâng, nhưng cái này ta nói riêng với nhau - Công tước phu nhân nói - Đó chỉ là một cách nói thôi. Thực ra ông ta đến là vì nghe tin ông Kiril Vladimirovich ốm nặng. - Dẫu sao, thưa bà bạn, đó vẫn là một trò đùa rất lý thú - Bá tước nói, rồi nhận thấy bà khách không nghe mình nói, bà bá tước quay về phía các tiểu thư - Tôi chắc mặt này anh chàng quận trưởng cảnh sát trông phải bưồn cười lắm. Và sau khi bắt chước cách hoa tay của ông quận trưởng cảnh sát, ông cất giọng ồ ồ cười vang nhà, cả thân hình béo đẫy của ông run lên bần bật, như lối cười của những con người vốn quen ăn ngon và nhất là uống nhiều rượu, rồi nói: - Thế nhé! Xin các vị nhớ đến đúng bữa chiều với chúng tôi nhé!
Chương 8
Khách và chủ im lặng một lúc. Bá tước phu nhân nhìn bà khách, mỉm cười nhã nhặn, song nụ cười của phu nhân cũng không giấu diếm rằng nếu bà khách có đứng dậy ra về, thì phu nhân cũng không hề mảy may luyến tiếc. Cô con gái của bà khách đã kéo tà áo lên, mắt nhìn mẹ có ý dò hỏi, thì bỗng từ phòng bên nghe có tiếng chân chạy về phía cửa ra vào, tiếng giày nam giới xen với tiếng giày của phụ nữ, tiếng một chiếc ghế bị vướng vào áo đổ kềnh ra sàn nhà, rồi một cô gái mười ba tuổi vụt chạy vào phòng khách, tay thu thu một vật gì dưới chiếc váy sa ngắn. Cô bé chạy đến giữa phòng thì dừng phắt lại. Hẳn là cô bé chạy quá đà mà tình cờ đâm bổ vào phòng khách. Ngay lúc ấy ở khung cửa hiện ra một chàng sinh viên mặc áo có ve cổ màu gụ, một sĩ quan cận vệ, một cô gái mười lăm tuổi và một cậu bé hồng hào mặc áo chẽn trẻ con. Bá tước vụt đứng dậy và dang rộng hai tay, nhún nhảy bước đến ôm lấy cô bé vừa chạy vào, cười lớn nói: - A! Đây rồi, cô bé được ăn mừng ngày lễ thánh đây rồi! Con gái yêu của tôi đây rồi! Bá tước phu nhân làm ra vẻ nghiêm nghị nói: - Con ơi, chơi đùa cũng phải tuỳ lúc chứ con? - Rồi phu nhân quay sang phía chồng - Eli [16] mình thì lúc nào cũng nuông nó quá. - Chào cô bé, - bà khách nói, - tôi xin có lời mừng cô! - đoạn quay về phía bá tước phu nhân nói thêm - Cô bé kháu quá nhỉ! Cô bé không đẹp, nhưng rất lanh lợi, có đôi mắt đen, cái miệng hơi rộng, đôi vai xinh xinh để hở hơi trật ra khỏi lồng áo vì vừa chạy nhanh, mớ tóc đen lượn sóng hất ngược ra phía sau, hai cánh tay mảnh dẻ để trần; phía đưới chiếc quần đăng-ten, đôi chân thon thon đi giầy hở mu; cô gái đang ở vào cái tuổi đáng yêu khi người thiếu nữ không còn là đứa trẻ nữa, nhưng đứa trẻ cũng chưa thành người thiếu nữ. Cô bé gỡ hai tay bá tước ra rồi chạy lại bên mẹ, và không hề để ý đến lời quở trách nghiêm nghị của bá tước phu nhân, cô bé úp cái mặt đỏ ửng vào chiếc áo choàng thêu đăng ten của mẹ và cười rúc rích. Không biết cô ta thú cái gì mà cứ cười mãi, vừa cười vừa nói líu ríu những câu đứng quãng về con búp bê mà cô ta vừa kéo ở dưới váy ra. - Đấy? Con búp bê… Mi mi… Đấy! Rồi Natasa buồn cười quá không nói được nữa (cái gì cô ta cũng thấy buồn cười). Cô ta ngả người vào lòng mẹ và phá lên cười, cô cười to và giòn đến nỗi mọi người, ngay cả bà khách kiểu cách kia, cũng bất giác cười theo. Bá tước phu nhân vờ giận dữ ẩy con gái ra nói: - Thôi đi đi, mang con búp bê quái quỉ ấy đi đi cho rảnh? - Rồi phu nhân quay sang bà khách nói tiếp- Cháu gái út đấy. Natasa cất đầu lên khỏi chiếc áo choàng đăng ten của mẹ một lát, ngước nhìn lên mẹ, đôi mắt còn ướt vì những giọt nước mắt ứa ra trong trận cươi hồi nãy, rồi lại dúi đầu vào áo mẹ. Bà khách buộc phải chứng kiến cái cảnh nội bộ gia đình này. Tự thấy mình cần phải tham dự phần nào đấy, bà nói với Natasa: - Này cô bé, cái cô Mini ấy với cô là thế nào nhỉ? Con gái của cô đấy phải không? Natasa không ưa cái giọng bề trên cố hạ mình xuống lấy giọng trẻ con nói chuyện với cô như vậy. Cô bé không đáp, nghiêm trang đưa mắt nhìn bà khách. Trong khi đó cả bọn trẻ: chàng sĩ quan Boris, con công tước phu nhân Anna Pavlovna Mikhailovna; chàng sinh viên Nikolai, con trai đầu của bá tước, Sonya, cháu gái của bá tước, năm nay mới năm tuổi; và cậu bé Petrusa - con út của bá tước, đã ngồi trong phòng khách. Trên từng nét mặt lộ rõ vẻ phấn chấn và hớn hở, và có thể thấy rõ họ đang cố gắng kìm hãm bớt những niềm vui bồng bột để khỏi mất khỏi vẻ lịch sự. Hẳn là trước khi chạy vào đây, họ đang nói với nhau một câu chuyện gì thú lắm, vui hơn câu chuyện vu vơ về những việc lặt vặt trong thành phố, về thời tiết và về bá tước phu nhân Apraksin nhiều. Thỉnh thoảng họ lại đưa mắt nhìn nhau, và có vẻ như khó nhọc lắm mới nhịn được cười. Hai chàng thiếu niên, mọt người là sinh viên còn người kia là sĩ quan, kết bạn với nhau từ thửa nhỏ. Họ cùng một lứa tuổi với nhau, cả hai đều rất khôi ngô, nhưng mỗi người một vẻ. Boris là một chàng trai cao dong dỏng, tóc vàng, với những đường nét thanh tú đều đặn trên một gương mặt điềm đạm và tuấn tú. Nikolai là một thanh niên người tầm thước, tóc quăn, nét mặt cởi mở thẳng thắn. Môi trên chàng đã có một lớp lông măng đen, và nhìn chung gương mặt chàng biểu lộ một tâm tính nhiệt thành và bồng bột. Nikolai vừa vào phòng khách đã đỏ rừ mặt lên. Hẳn là chàng ta muốn tìm một câu gì để nói nhưng tìm mãi chẳng ra; Boris thì trái lại, tự chủ được ngay và cất giọng bình tĩnh hài hước kể cho mọi người nghe chuyện cô bé Mimi, chàng ta quen cô Mimi ấy từ khi cô ta hãy còn trẻ và mũi chưa bị sứt kia, nhưng nếu chàng ta nhớ không lầm thì từ bấy đến nay đã năm năm, cô Mimi đã già đi rồi, đầu óc nứt nẻ ra cả. Nói đoạn, Boris nhìn Natasa. Natasa quay mặt đi, nhìn vào cậu em trai đang đứng run cả người lên cười không thành tiếng, mắt híp lại. Rốt cuộc, Natasa cũng không sao nhịn được bèn vùng aậy thả hết tốc lực của đôi chân thon nhỏ chạy vụt ra khỏi phòng. Boris vẫn không cười. Chàng quay sang phía mẹ, mỉm cười nói: Hình như mẹ cũng muốn về phải không ạ? Có cần bảo thắng xe không? - Ừ, có, đi đi, đi bảo nó sửa soạn cho mẹ, - Công tước phu nhân mỉm cười đáp. Boris bước nhẹ ra cửa và đi theo Natasa; cậu bé béo mũm mĩm liền chạy theo, vẻ giận dữ như vừa bị người ta quấy rầy trong khi đang bận.
Khách và chủ im lặng một lúc. Bá tước phu nhân nhìn bà khách, mỉm cười nhã nhặn, song nụ cười của phu nhân cũng không giấu diếm rằng nếu bà khách có đứng dậy ra về, thì phu nhân cũng không hề mảy may luyến tiếc. Cô con gái của bà khách đã kéo tà áo lên, mắt nhìn mẹ có ý dò hỏi, thì bỗng từ phòng bên nghe có tiếng chân chạy về phía cửa ra vào, tiếng giày nam giới xen với tiếng giày của phụ nữ, tiếng một chiếc ghế bị vướng vào áo đổ kềnh ra sàn nhà, rồi một cô gái mười ba tuổi vụt chạy vào phòng khách, tay thu thu một vật gì dưới chiếc váy sa ngắn. Cô bé chạy đến giữa phòng thì dừng phắt lại. Hẳn là cô bé chạy quá đà mà tình cờ đâm bổ vào phòng khách. Ngay lúc ấy ở khung cửa hiện ra một chàng sinh viên mặc áo có ve cổ màu gụ, một sĩ quan cận vệ, một cô gái mười lăm tuổi và một cậu bé hồng hào mặc áo chẽn trẻ con. Bá tước vụt đứng dậy và dang rộng hai tay, nhún nhảy bước đến ôm lấy cô bé vừa chạy vào, cười lớn nói: - A! Đây rồi, cô bé được ăn mừng ngày lễ thánh đây rồi! Con gái yêu của tôi đây rồi! Bá tước phu nhân làm ra vẻ nghiêm nghị nói: - Con ơi, chơi đùa cũng phải tuỳ lúc chứ con? - Rồi phu nhân quay sang phía chồng - Eli [16] mình thì lúc nào cũng nuông nó quá. - Chào cô bé, - bà khách nói, - tôi xin có lời mừng cô! - đoạn quay về phía bá tước phu nhân nói thêm - Cô bé kháu quá nhỉ! Cô bé không đẹp, nhưng rất lanh lợi, có đôi mắt đen, cái miệng hơi rộng, đôi vai xinh xinh để hở hơi trật ra khỏi lồng áo vì vừa chạy nhanh, mớ tóc đen lượn sóng hất ngược ra phía sau, hai cánh tay mảnh dẻ để trần; phía đưới chiếc quần đăng-ten, đôi chân thon thon đi giầy hở mu; cô gái đang ở vào cái tuổi đáng yêu khi người thiếu nữ không còn là đứa trẻ nữa, nhưng đứa trẻ cũng chưa thành người thiếu nữ. Cô bé gỡ hai tay bá tước ra rồi chạy lại bên mẹ, và không hề để ý đến lời quở trách nghiêm nghị của bá tước phu nhân, cô bé úp cái mặt đỏ ửng vào chiếc áo choàng thêu đăng ten của mẹ và cười rúc rích. Không biết cô ta thú cái gì mà cứ cười mãi, vừa cười vừa nói líu ríu những câu đứng quãng về con búp bê mà cô ta vừa kéo ở dưới váy ra. - Đấy? Con búp bê… Mi mi… Đấy! Rồi Natasa buồn cười quá không nói được nữa (cái gì cô ta cũng thấy buồn cười). Cô ta ngả người vào lòng mẹ và phá lên cười, cô cười to và giòn đến nỗi mọi người, ngay cả bà khách kiểu cách kia, cũng bất giác cười theo. Bá tước phu nhân vờ giận dữ ẩy con gái ra nói: - Thôi đi đi, mang con búp bê quái quỉ ấy đi đi cho rảnh? - Rồi phu nhân quay sang bà khách nói tiếp- Cháu gái út đấy. Natasa cất đầu lên khỏi chiếc áo choàng đăng ten của mẹ một lát, ngước nhìn lên mẹ, đôi mắt còn ướt vì những giọt nước mắt ứa ra trong trận cươi hồi nãy, rồi lại dúi đầu vào áo mẹ. Bà khách buộc phải chứng kiến cái cảnh nội bộ gia đình này. Tự thấy mình cần phải tham dự phần nào đấy, bà nói với Natasa: - Này cô bé, cái cô Mini ấy với cô là thế nào nhỉ? Con gái của cô đấy phải không? Natasa không ưa cái giọng bề trên cố hạ mình xuống lấy giọng trẻ con nói chuyện với cô như vậy. Cô bé không đáp, nghiêm trang đưa mắt nhìn bà khách. Trong khi đó cả bọn trẻ: chàng sĩ quan Boris, con công tước phu nhân Anna Pavlovna Mikhailovna; chàng sinh viên Nikolai, con trai đầu của bá tước, Sonya, cháu gái của bá tước, năm nay mới năm tuổi; và cậu bé Petrusa - con út của bá tước, đã ngồi trong phòng khách. Trên từng nét mặt lộ rõ vẻ phấn chấn và hớn hở, và có thể thấy rõ họ đang cố gắng kìm hãm bớt những niềm vui bồng bột để khỏi mất khỏi vẻ lịch sự. Hẳn là trước khi chạy vào đây, họ đang nói với nhau một câu chuyện gì thú lắm, vui hơn câu chuyện vu vơ về những việc lặt vặt trong thành phố, về thời tiết và về bá tước phu nhân Apraksin nhiều. Thỉnh thoảng họ lại đưa mắt nhìn nhau, và có vẻ như khó nhọc lắm mới nhịn được cười. Hai chàng thiếu niên, mọt người là sinh viên còn người kia là sĩ quan, kết bạn với nhau từ thửa nhỏ. Họ cùng một lứa tuổi với nhau, cả hai đều rất khôi ngô, nhưng mỗi người một vẻ. Boris là một chàng trai cao dong dỏng, tóc vàng, với những đường nét thanh tú đều đặn trên một gương mặt điềm đạm và tuấn tú. Nikolai là một thanh niên người tầm thước, tóc quăn, nét mặt cởi mở thẳng thắn. Môi trên chàng đã có một lớp lông măng đen, và nhìn chung gương mặt chàng biểu lộ một tâm tính nhiệt thành và bồng bột. Nikolai vừa vào phòng khách đã đỏ rừ mặt lên. Hẳn là chàng ta muốn tìm một câu gì để nói nhưng tìm mãi chẳng ra; Boris thì trái lại, tự chủ được ngay và cất giọng bình tĩnh hài hước kể cho mọi người nghe chuyện cô bé Mimi, chàng ta quen cô Mimi ấy từ khi cô ta hãy còn trẻ và mũi chưa bị sứt kia, nhưng nếu chàng ta nhớ không lầm thì từ bấy đến nay đã năm năm, cô Mimi đã già đi rồi, đầu óc nứt nẻ ra cả. Nói đoạn, Boris nhìn Natasa. Natasa quay mặt đi, nhìn vào cậu em trai đang đứng run cả người lên cười không thành tiếng, mắt híp lại. Rốt cuộc, Natasa cũng không sao nhịn được bèn vùng aậy thả hết tốc lực của đôi chân thon nhỏ chạy vụt ra khỏi phòng. Boris vẫn không cười. Chàng quay sang phía mẹ, mỉm cười nói: Hình như mẹ cũng muốn về phải không ạ? Có cần bảo thắng xe không? - Ừ, có, đi đi, đi bảo nó sửa soạn cho mẹ, - Công tước phu nhân mỉm cười đáp. Boris bước nhẹ ra cửa và đi theo Natasa; cậu bé béo mũm mĩm liền chạy theo, vẻ giận dữ như vừa bị người ta quấy rầy trong khi đang bận.
Chương 9
Nếu không kể cô con gái lớn của bá tước phu nhân (cô ta hơn em gái bốn tuổi và dáng điệu đã như người lớn) và cô con gái của bà khách, thì trong đám thanh mên chỉ còn Nikolai và cô cháu gái Sonya ngồi lại trong phòng khách. Sonya là một cô gái nhỏ bé, mảnh khảnh, có đôi mắt dịu hiền rợp bóng hai hàng mi dài, làn tóc đen rậm tết lại thành bím quấn hai vòng quanh đầu, nước da hơi phơn phớt vàng, nhất là trên cổ và trên đôi tay để trần hơi gầy nhưng rắn chãc và xinh xắn, với những cử động khoan thai, với đôi tay và đôi chân mềm dẻo, với dáng điệu dè dặt và hơi kiểu cách, Sonya trông giống một con mèo con chưa trưởng thành nhưng đã hữa hẹn sẽ trở nên một ả mèo cái tuyệt đẹp. Hình như cô ta thấy rằng mình cần phải cười để tỏ ra có chú ý đến câu chuyện của mọi người; nhưng dưới đôi hàng mi dài và rậm, đôi mắt cô ta cứ bất giác nhìn vào cậu anh họ sắp tòng ngũ, vẻ tha thiết, say mê đến nỗi nụ cười của cô không có phút nào lừa được ai hết, và người ta có thể thấy rằng con mèo ấy bây giờ có ngồi yên cũng chỉ để chốc nữa lại chơi đùa nhảy nhót hăng hơn nữa với cậu anh họ, khi hai người đã thoát ra khỏi phòng khách như Boris và Natasa. - Đấy bà xem. Bạn nó được đăng vào sĩ quan, thế là vì tình bạn, nó cũng không muốn rời thằng Boris, nó bỏ trường đại học, cả tôi nữa già nua thế này nó cũng bỏ lại để đi tòng ngũ đấy, bà ạ. - Thế là việc bổ dụng nó vào sở lưu trữ đã xong xuôi cả rồi chứ có phải… Tình bạn là như vậy đấy hẳn? - Bá tước nói thêm, giọng có ý dò hỏi. Bà khách nói: - Tôi nghe nói là tuyên chiến rồi. - Nghe nói từ lâu rồi, - Bá tước nói - rồi người ta sẽ còn nói nữa, nhưng nói đấy rồi bỏ đấy cho mà xem. Bà ạ, tình bạn là thế đấy!- Bá tước lặp lạiThằng Nikolai nó đăng vào quân phiêu kỵ [17] đấy! Bà khách không biết nên nói gì, nên chỉ lắc đầu. - Hoàn toàn không phải vì tình bạn - Nikolai đáp, mặt đỏ bừng, vẻ mặt như muốn chống đỡ một lời thóa mạ nhục nhã - hoàn toàn không phải vì tình bạn. Mà chỉ vì con cảm thấy mình có khiếu quân sự. Nikolai quay lại nhìn cô em họ và con gái bà khách: cả hai đều nhìn anh, miệng cười tủm tỉm tỏ ý đồng tình. - Hôm nay đại tá Subert, chỉ huy trung đoàn phiêu kỵ - Pavlograd dùng bữa chiều ở nhà chúng tôi. Ông ta hiện đang nghỉ phép ở đây và khi đi sẽ đem cháu đi luôn. Biết làm thế nào được? Bà bá tước nhún vai nói: - Việc này chắc đã làm cho bá tước buồn phiền rất nhiều, nhưng ông vẫn nói đến nó với một giọng bỡn cợt. - Kìa ba, - cậu con trai nói - con đã thưa với ba rằng nếu ba không muốn cho con đi, thì con xin ở lại. Nhưng con biết rằng ngoài việc quân ra, con không còn có thể làm được trò trống gì nữa; con không phải là nhà ngoại giao, không phải là quan lại, con không biết che giấu những cảm nghĩ. Nikolai vừa nói vừa nhìn Sonya và con gái bà khách, với cái vẻ làm duyên mà những người thiếu niên đẹp trai thường có. Con mèo Sonya mắt dán chặt vào cậu anh họ, tưởng chừng như lúc nào cũng nhấp nhổm chực nhào ra nô giỡn và lộ rõ rất căn bản chất mèo của mình. - Thôi được rồi, được rồi! - Bá tước nói. - Anh chàng này bao giờ cũng nóng nảy…, cái thằng cha Bonaparte nó làm cho bọn chúng phát cuồng cả lên rồi đấy; anh nào cũng cứ tưởng có thể từ thiếu uý nhảy lên làm hoàng đế như hắn cả. Thôi thì cũng phó mặc ý trời, - bá tước nói thêm, không để ý thấy nụ cười chế nhạo của bà khách. Nhóm người lớn quay sang nói chuyện về Bonaparte. Julya [18] con gái Karaghin, nói với chàng thanh niên Nikolai Roxtov: - Hôm thứ năm anh không đến nhà họ Arkharov rõ tiếc. - Rồi cô ta mỉm cười âu yếu nói thêm - không có anh tôi thấy chán quá. Chàng thanh niên thích chí nở một nụ cười đỏm dáng, ngồi nhích lại gần và bắt đầu nói chuyện riêng với cô khách đang cười tủm tỉm, không hề nhận thấy nụ cười hồn nhiên của mình đã đâm một phát dao đau nhói vào lòng ghen tuông của Sonya, bấy giờ đang đỏ mặt lên và cố gượng cười. Giữa chừng câu chuyện Nikolai nhìn cô em họ. Sonya đưa mắt hờn giận và nụ cười gượng gạo, đứng dậy bước ra khỏi phòng. Vẻ linh hoạt của Nikolai vụt biến mất. Chàng đợi đến chỗ câu chuyện hơi ngừng một tí liền ra khỏi phòng, ve mặt nhớn nhác bổ đi tìm Sonya. Anna Mikhailova nhìn theo Nikolai nói: - Chà, những chuyện bí ẩn của các cô các cậu này thật như vải đen may chỉ trắng. - Rồi bà nói thêm - Anh em họ ở với nhau cũng như lửa gần rơm ấy mà. - Phải - bá tước phu nhân nói, khi ánh nắng xuân lúc nãy cùng lũ thanh niên kia lùa vào phòng khách đã dập tắt hẳn, như muốn đáp lại một câu hỏi mà không ai đặt ra, nhưng vẫn luôn luôn khiến mình bận tâm. - Khổ sở lo lắng bao nhiêu, ngày nay mới được trông thấy chúng nó khôn lớn mà mừng! Mà đến bây giờ nữa quả thật cũng vẫn lo sợ nhiều hơn là vui sướng. Thật không lúc nào khỏi lo sợ? Chính cái tuổi này là tuổi nguy hiểm nhất cho chúng nó, con gái hay con trai cũng vậy. - Cũng tuỳ cách giáo dục cả - bà khách nói. - Phải, bà nói đúng đấy - bá tước phu nhân nói tiếp. - Từ trước tới nay nhờ trời các cháu nó xem tôi như bạn và hoàn toàn tin cậy ở tôi, cũng như nhiều bậc cha mẹ khác, phu nhân cứ tưởng rằng đối với mình các con không hề có điều gì giấu giếm. Tôi biết rằng tôi bao giờ cũng là người bạn tâm sự của hai cháu gái, còn thằng Nikolai nhà tôi tuy tính tình bồng bột, nhưng nó có nghịch ngợm (con trai thì bao giờ chả thế) thì cũng không phải như các ông tướng ở Peterburg. - Phải, bọn chúng khá lắm, khá lắm, - bá tước xác nhận, ông ta bao giờ cũng giải quyết những vấn đề khiến mình bối rối bằng cách cho rằng tất cả đều “khá” như vậy. - Đấy bà xem, nó muốn vào quân phiêu kỵ binh cơ đấy! Bà muốn thể nào nữa hở bà bạn? - Cô con gái út của ông bà hay quá! Thật như thuốc súng vậy! - Bà khách nói: - Phải, thuốc súng đấy. Giống tính tôi lạ lùng! Mà giọng hát của nó thì thật là… tuy là con tôi, không tôi cũng phải nói thật: thế nào cháu cũng sẽ trở thành một nữ danh ca cho mà xem, cháu sẽ thành một Salamoni [19] mới! Chúng tôi đã thuê một người ý về dạy cho cháu. - Như vậy có sớm quá chăng? Họ bảo là vào tuổi này mà học hát thì hại giọng. - Ồ không đâu, còn sớm gì nữa! - Bá tước đáp - Thì các bà lớp trước cứ đến mười hai, mười ba tuổi là đi lấy chồng cả đấy thôi. - Cái con ấy chưa chi mà đã cảm cậu Boris rồi đấy? Bà thấy nó thế nào? - Bá tước phu nhân nói, miệng hơi mỉm cười mắt nhìn sang bà mẹ Boris, và hình như để đáp lại một câu hỏi lâu nay vẫn khiến mình bận tâm, phu nhân nói tiếp - Đấy, bà xem, tôi mà nghiêm khắc với nó, cấm đoán này nọ… thì rồi có trời biết chúng nó còn vụng trộm những gì với nhau (ý phu nhân muốn nói rằng nếu thế chắc chúng sẽ hôn hít nhau), nhưng có lẽ như vậy mà hơn đấy. Còn con chị thì tôi xử nghiêm hơn. - Vâng, cháu thì được giáo dục khác hẳn, - cô con gái lớn, bá tước tiểu thư Vera xinh đẹp, mỉm cười nói. Nhưng nụ cười không làm khuôn mặt của Vera đẹp thêm như ở những người con gái khác; trái lại, nó làm cho khuôn mặt có vẻ thiếu tự nhiên hơi khó chịu. Vera đẹp, cô cũng không đến nỗi khờ khạo, cô học rất giỏi, có nền nếp, giọng dễ ưa, câu nói vừa rồi của cô cũng phải lễ và đúng chỗ; nhưng lạ thay, là khách cũng như bá tước phu nhân nghe nói đều ngoảnh lại nhìn Vera dường như ngạc nhiên không hiểu tại sao cô lại nói điều đó, và hai người đều thấy ngượng nghịu. Bà khách nói: - Với đứa con đầu lòng bao giờ cũng vậy: người ta bao giờ cũng làm khôn khéo, ai cũng muốn làm một cái gì cho thật phi thường. Bá tước nói: - Chả giấu gì bà bạn, nhà tôi làm khôn làm khéo với con Vera thật đấy - Rồi bá tước nhìn sang Vera nháy mắt có vẻ đồng tình nói thêm - Mà kể ra thì kết quả cũng khá đấy chứ. Mẹ con bà khách đứng dậy ra về, hứa sẽ trở lại dự bữa tiệc chiều nay. Bá tước phu nhân tiễn khách ra xe. Khi khách đã đi, phu nhân nói: - Cái lối ở đầu mà ngồi dai thế không biết?
Nếu không kể cô con gái lớn của bá tước phu nhân (cô ta hơn em gái bốn tuổi và dáng điệu đã như người lớn) và cô con gái của bà khách, thì trong đám thanh mên chỉ còn Nikolai và cô cháu gái Sonya ngồi lại trong phòng khách. Sonya là một cô gái nhỏ bé, mảnh khảnh, có đôi mắt dịu hiền rợp bóng hai hàng mi dài, làn tóc đen rậm tết lại thành bím quấn hai vòng quanh đầu, nước da hơi phơn phớt vàng, nhất là trên cổ và trên đôi tay để trần hơi gầy nhưng rắn chãc và xinh xắn, với những cử động khoan thai, với đôi tay và đôi chân mềm dẻo, với dáng điệu dè dặt và hơi kiểu cách, Sonya trông giống một con mèo con chưa trưởng thành nhưng đã hữa hẹn sẽ trở nên một ả mèo cái tuyệt đẹp. Hình như cô ta thấy rằng mình cần phải cười để tỏ ra có chú ý đến câu chuyện của mọi người; nhưng dưới đôi hàng mi dài và rậm, đôi mắt cô ta cứ bất giác nhìn vào cậu anh họ sắp tòng ngũ, vẻ tha thiết, say mê đến nỗi nụ cười của cô không có phút nào lừa được ai hết, và người ta có thể thấy rằng con mèo ấy bây giờ có ngồi yên cũng chỉ để chốc nữa lại chơi đùa nhảy nhót hăng hơn nữa với cậu anh họ, khi hai người đã thoát ra khỏi phòng khách như Boris và Natasa. - Đấy bà xem. Bạn nó được đăng vào sĩ quan, thế là vì tình bạn, nó cũng không muốn rời thằng Boris, nó bỏ trường đại học, cả tôi nữa già nua thế này nó cũng bỏ lại để đi tòng ngũ đấy, bà ạ. - Thế là việc bổ dụng nó vào sở lưu trữ đã xong xuôi cả rồi chứ có phải… Tình bạn là như vậy đấy hẳn? - Bá tước nói thêm, giọng có ý dò hỏi. Bà khách nói: - Tôi nghe nói là tuyên chiến rồi. - Nghe nói từ lâu rồi, - Bá tước nói - rồi người ta sẽ còn nói nữa, nhưng nói đấy rồi bỏ đấy cho mà xem. Bà ạ, tình bạn là thế đấy!- Bá tước lặp lạiThằng Nikolai nó đăng vào quân phiêu kỵ [17] đấy! Bà khách không biết nên nói gì, nên chỉ lắc đầu. - Hoàn toàn không phải vì tình bạn - Nikolai đáp, mặt đỏ bừng, vẻ mặt như muốn chống đỡ một lời thóa mạ nhục nhã - hoàn toàn không phải vì tình bạn. Mà chỉ vì con cảm thấy mình có khiếu quân sự. Nikolai quay lại nhìn cô em họ và con gái bà khách: cả hai đều nhìn anh, miệng cười tủm tỉm tỏ ý đồng tình. - Hôm nay đại tá Subert, chỉ huy trung đoàn phiêu kỵ - Pavlograd dùng bữa chiều ở nhà chúng tôi. Ông ta hiện đang nghỉ phép ở đây và khi đi sẽ đem cháu đi luôn. Biết làm thế nào được? Bà bá tước nhún vai nói: - Việc này chắc đã làm cho bá tước buồn phiền rất nhiều, nhưng ông vẫn nói đến nó với một giọng bỡn cợt. - Kìa ba, - cậu con trai nói - con đã thưa với ba rằng nếu ba không muốn cho con đi, thì con xin ở lại. Nhưng con biết rằng ngoài việc quân ra, con không còn có thể làm được trò trống gì nữa; con không phải là nhà ngoại giao, không phải là quan lại, con không biết che giấu những cảm nghĩ. Nikolai vừa nói vừa nhìn Sonya và con gái bà khách, với cái vẻ làm duyên mà những người thiếu niên đẹp trai thường có. Con mèo Sonya mắt dán chặt vào cậu anh họ, tưởng chừng như lúc nào cũng nhấp nhổm chực nhào ra nô giỡn và lộ rõ rất căn bản chất mèo của mình. - Thôi được rồi, được rồi! - Bá tước nói. - Anh chàng này bao giờ cũng nóng nảy…, cái thằng cha Bonaparte nó làm cho bọn chúng phát cuồng cả lên rồi đấy; anh nào cũng cứ tưởng có thể từ thiếu uý nhảy lên làm hoàng đế như hắn cả. Thôi thì cũng phó mặc ý trời, - bá tước nói thêm, không để ý thấy nụ cười chế nhạo của bà khách. Nhóm người lớn quay sang nói chuyện về Bonaparte. Julya [18] con gái Karaghin, nói với chàng thanh niên Nikolai Roxtov: - Hôm thứ năm anh không đến nhà họ Arkharov rõ tiếc. - Rồi cô ta mỉm cười âu yếu nói thêm - không có anh tôi thấy chán quá. Chàng thanh niên thích chí nở một nụ cười đỏm dáng, ngồi nhích lại gần và bắt đầu nói chuyện riêng với cô khách đang cười tủm tỉm, không hề nhận thấy nụ cười hồn nhiên của mình đã đâm một phát dao đau nhói vào lòng ghen tuông của Sonya, bấy giờ đang đỏ mặt lên và cố gượng cười. Giữa chừng câu chuyện Nikolai nhìn cô em họ. Sonya đưa mắt hờn giận và nụ cười gượng gạo, đứng dậy bước ra khỏi phòng. Vẻ linh hoạt của Nikolai vụt biến mất. Chàng đợi đến chỗ câu chuyện hơi ngừng một tí liền ra khỏi phòng, ve mặt nhớn nhác bổ đi tìm Sonya. Anna Mikhailova nhìn theo Nikolai nói: - Chà, những chuyện bí ẩn của các cô các cậu này thật như vải đen may chỉ trắng. - Rồi bà nói thêm - Anh em họ ở với nhau cũng như lửa gần rơm ấy mà. - Phải - bá tước phu nhân nói, khi ánh nắng xuân lúc nãy cùng lũ thanh niên kia lùa vào phòng khách đã dập tắt hẳn, như muốn đáp lại một câu hỏi mà không ai đặt ra, nhưng vẫn luôn luôn khiến mình bận tâm. - Khổ sở lo lắng bao nhiêu, ngày nay mới được trông thấy chúng nó khôn lớn mà mừng! Mà đến bây giờ nữa quả thật cũng vẫn lo sợ nhiều hơn là vui sướng. Thật không lúc nào khỏi lo sợ? Chính cái tuổi này là tuổi nguy hiểm nhất cho chúng nó, con gái hay con trai cũng vậy. - Cũng tuỳ cách giáo dục cả - bà khách nói. - Phải, bà nói đúng đấy - bá tước phu nhân nói tiếp. - Từ trước tới nay nhờ trời các cháu nó xem tôi như bạn và hoàn toàn tin cậy ở tôi, cũng như nhiều bậc cha mẹ khác, phu nhân cứ tưởng rằng đối với mình các con không hề có điều gì giấu giếm. Tôi biết rằng tôi bao giờ cũng là người bạn tâm sự của hai cháu gái, còn thằng Nikolai nhà tôi tuy tính tình bồng bột, nhưng nó có nghịch ngợm (con trai thì bao giờ chả thế) thì cũng không phải như các ông tướng ở Peterburg. - Phải, bọn chúng khá lắm, khá lắm, - bá tước xác nhận, ông ta bao giờ cũng giải quyết những vấn đề khiến mình bối rối bằng cách cho rằng tất cả đều “khá” như vậy. - Đấy bà xem, nó muốn vào quân phiêu kỵ binh cơ đấy! Bà muốn thể nào nữa hở bà bạn? - Cô con gái út của ông bà hay quá! Thật như thuốc súng vậy! - Bà khách nói: - Phải, thuốc súng đấy. Giống tính tôi lạ lùng! Mà giọng hát của nó thì thật là… tuy là con tôi, không tôi cũng phải nói thật: thế nào cháu cũng sẽ trở thành một nữ danh ca cho mà xem, cháu sẽ thành một Salamoni [19] mới! Chúng tôi đã thuê một người ý về dạy cho cháu. - Như vậy có sớm quá chăng? Họ bảo là vào tuổi này mà học hát thì hại giọng. - Ồ không đâu, còn sớm gì nữa! - Bá tước đáp - Thì các bà lớp trước cứ đến mười hai, mười ba tuổi là đi lấy chồng cả đấy thôi. - Cái con ấy chưa chi mà đã cảm cậu Boris rồi đấy? Bà thấy nó thế nào? - Bá tước phu nhân nói, miệng hơi mỉm cười mắt nhìn sang bà mẹ Boris, và hình như để đáp lại một câu hỏi lâu nay vẫn khiến mình bận tâm, phu nhân nói tiếp - Đấy, bà xem, tôi mà nghiêm khắc với nó, cấm đoán này nọ… thì rồi có trời biết chúng nó còn vụng trộm những gì với nhau (ý phu nhân muốn nói rằng nếu thế chắc chúng sẽ hôn hít nhau), nhưng có lẽ như vậy mà hơn đấy. Còn con chị thì tôi xử nghiêm hơn. - Vâng, cháu thì được giáo dục khác hẳn, - cô con gái lớn, bá tước tiểu thư Vera xinh đẹp, mỉm cười nói. Nhưng nụ cười không làm khuôn mặt của Vera đẹp thêm như ở những người con gái khác; trái lại, nó làm cho khuôn mặt có vẻ thiếu tự nhiên hơi khó chịu. Vera đẹp, cô cũng không đến nỗi khờ khạo, cô học rất giỏi, có nền nếp, giọng dễ ưa, câu nói vừa rồi của cô cũng phải lễ và đúng chỗ; nhưng lạ thay, là khách cũng như bá tước phu nhân nghe nói đều ngoảnh lại nhìn Vera dường như ngạc nhiên không hiểu tại sao cô lại nói điều đó, và hai người đều thấy ngượng nghịu. Bà khách nói: - Với đứa con đầu lòng bao giờ cũng vậy: người ta bao giờ cũng làm khôn khéo, ai cũng muốn làm một cái gì cho thật phi thường. Bá tước nói: - Chả giấu gì bà bạn, nhà tôi làm khôn làm khéo với con Vera thật đấy - Rồi bá tước nhìn sang Vera nháy mắt có vẻ đồng tình nói thêm - Mà kể ra thì kết quả cũng khá đấy chứ. Mẹ con bà khách đứng dậy ra về, hứa sẽ trở lại dự bữa tiệc chiều nay. Bá tước phu nhân tiễn khách ra xe. Khi khách đã đi, phu nhân nói: - Cái lối ở đầu mà ngồi dai thế không biết?
Chương 10
Ra khỏi phòng khách, Natasa chỉ chạy ra đến phòng ủ hoa thì dừng lại, lắng nghe tiếng nói chuyện từ phòng khách vẳng đến và chờ Boris ra. Natasa đã bắt đầu sốt ruột, giẫm chân và đã toan khóc vì Boris không chịu ra ngay, thì vừa lúc ấy có tiếng chân bước đĩnh đạc, không nhanh, không chậm của chàng thanh niên từ phòng khách đi lại. Natasa nhanh nhẹn chạy ra nấp sau cái thùng trồng hoa. Boris dừng lại ở giữa phòng nhìn quanh một lúc, lấy tay phủi mấy hạt bụi bám trên ông tay áo quân phục rồi lại gần lấm gương ngắm nghía khuôn mặt tuấn tú của mình. Natasa nín lặng thu mình sau thùng cây nhìn ra, chờ xem anh ta sẽ làm gì. Boris đứng trước gương mặt một lát, mỉm cười rồi bước ra cửa. Natasa đã toan gọi, nhưng nghĩ thế nào lại thôi. - Để cậu ta tìm một lúc cho vui! - Natasa tự nhủ. Boris vừa ra ngoài thì Sonya từ phía phòng khách bước lại mặt đỏ bừng, vừa khóc vừa lẩm bẩm những gì trong miệng, ra vẻ giận lắm. Natasa thoạt tiên muốn chạy ra với Sonya nhưng rồi lại kìm mình ngồi yên trong chỗ nấp, như người đội mũ tàng hình trong chuyện cổ tích, xem xét những việc xảy ra trên thế gian. Natasa thấy có một cảm giác thích thú rất mới lạ, Sonya miệng vẫn lẩm bẩm đưa mắt nhìn về phía phòng khách: Nikolai từ trong cửa bước ra. - Sonya. Em làm sao thế? Lạ quá! - Nikolai chạy lại gần Sonya nói. - Chẳng sao cả, chẳng sao cả, mãc xác tôi! - Sonya nói đoạn khóc nức nở. - Không, anh biết tại sao rồi. - Anh biết à, thế thì tốt lắm, đi vào với cô ấy đi. Nikolai nắm tay Sonya nói: - So - o - onya? Nghe anh nói tí nào! Sao em cứ làm khổ anh và làm khổ cả mình nữa vì những chuyện vớ vẩn không đâu ấy thế? Sonya không rút tay lại và thôi khóc. Natasa nín thở ngồi im sau thùng cây, hai mắt sáng long lanh nhìn ra hau háu “Rồi sẽ thế nào nữa đây?”, Natasa tự hỏi. - Sonya? - Nikolai nói. - Cả vũ trụ đối với anh có nghĩ gì đâu! Đối với anh em là tất cả. Anh sẽ chúng minh cho em thấy rõ điều đó - Em không thích anh nói thế đâu. - Thế thì thôi anh không nói nữa, thôi, xin lỗi em nhé, Sonya? - Nikolai kéo Sonya. Natasa nghĩ thầm: “Chà! Thích quá!” và khi Sonya cùng Nikolai ra khỏi phòng. Natasa liền ra theo và gọi Boris lại. - Boris lại đây, - Natasa nói, vẻ quan trọng và ranh mãnh. Em cần nói với anh một điều. Lại đây, lại đây. Natasa dẫn Boris vào phòng hoa, đến chỗ mấy thùng cô ta nấp lúc nãy. Boris mỉm cười đi theo. - Một điều… là điều gì thế? Natasa luống cuống nhìn quanh và chợt trông thấy con búp bê vừa vứt bên thùng cây, liền ẵm nó lên. - Anh hôn con búp bê đi, - Natasa nói. Boris chăm chú và dịu dàng nhìn gương mặt hân hoan của Natasa và im lặng không đáp. - Không thích à? Thế thì lại đây, - Natasa nói, rồi đi sâu thêm vào mấy thùng cây và vút con búp bê xuống đất. - Lại gần đây, lại gần đây - Natasa thì thào. Cô gái nắm lấy tay áo chàng sĩ quan và gương mặt xúc động của cô ta lộ rõ vẻ trang trọng sợ hãi - Còn tôi thì anh có thích hôn không nào? - Natasa thì thào nói rất khẽ, mắt ngước nhìn lên Boris, miệng mỉm cười và suýt bật khóc vì xúc động. Boris đỏ mặt. Chàng cúi xuống phía Natasa nói: - Cô buồn cười quá đi mất! Boris nói đoạn, mặt lại càng đỏ thêm, nhưng vẫn không dám làm gì, ngập ngừng chờ đợi. Natasa bỗng nhảy lên một chiếc thùng trồng hoa, thành thử bây giờ cô ta cao hơn hẳn Boris, rồi dang hai cách tay trần mảnh dẻ ôm lấy cổ chàng trai, hất đầu một cái cho mãi tóc xòa về phía sau và hôn lên môi Boris. Đoạn cô ta lẩn ra sau khóm hoa và cúi đầu đứng im. Boris nói: - Natasa, cô cũng biết đây, tôi yêu cô, nhưng… - Thế anh mê em chứ? - Natasa ngắt lời. - Vâng, tôi mê cô, nhưng mong cô hiểu cho, ta không nên làm những việc mà hiện nay chưa… Bốn năm nữa… Đến lúc ấy tôi sẽ đến xin hỏi cô… Natasa ngẫm nghĩ một lúc. - Mười ba, mười bốn, mười lăm, mười sáu… - Cô ta vừa nói vừa xòe mấy ngón tay thon thon ra đếm - Được? Thế nghĩa là thỏa thuận xong xuôi rồi đấy nhé. Và một nụ cười vui sướng và hể hả sáng bừng trên gương mặt linh hoạt của Natasa. Thỏa thuận rồi - Boris nói. - Vĩnh viễn chứ? - Cô bé hỏi. - Suốt đời chứ? Rồi khoác tay chàng sĩ quan trẻ tuổi, Natasa cùng sánh vai chàng thong thả bước vào phòng đi văng [20] , gương mặt tràn đầy hạnh phúc.
Ra khỏi phòng khách, Natasa chỉ chạy ra đến phòng ủ hoa thì dừng lại, lắng nghe tiếng nói chuyện từ phòng khách vẳng đến và chờ Boris ra. Natasa đã bắt đầu sốt ruột, giẫm chân và đã toan khóc vì Boris không chịu ra ngay, thì vừa lúc ấy có tiếng chân bước đĩnh đạc, không nhanh, không chậm của chàng thanh niên từ phòng khách đi lại. Natasa nhanh nhẹn chạy ra nấp sau cái thùng trồng hoa. Boris dừng lại ở giữa phòng nhìn quanh một lúc, lấy tay phủi mấy hạt bụi bám trên ông tay áo quân phục rồi lại gần lấm gương ngắm nghía khuôn mặt tuấn tú của mình. Natasa nín lặng thu mình sau thùng cây nhìn ra, chờ xem anh ta sẽ làm gì. Boris đứng trước gương mặt một lát, mỉm cười rồi bước ra cửa. Natasa đã toan gọi, nhưng nghĩ thế nào lại thôi. - Để cậu ta tìm một lúc cho vui! - Natasa tự nhủ. Boris vừa ra ngoài thì Sonya từ phía phòng khách bước lại mặt đỏ bừng, vừa khóc vừa lẩm bẩm những gì trong miệng, ra vẻ giận lắm. Natasa thoạt tiên muốn chạy ra với Sonya nhưng rồi lại kìm mình ngồi yên trong chỗ nấp, như người đội mũ tàng hình trong chuyện cổ tích, xem xét những việc xảy ra trên thế gian. Natasa thấy có một cảm giác thích thú rất mới lạ, Sonya miệng vẫn lẩm bẩm đưa mắt nhìn về phía phòng khách: Nikolai từ trong cửa bước ra. - Sonya. Em làm sao thế? Lạ quá! - Nikolai chạy lại gần Sonya nói. - Chẳng sao cả, chẳng sao cả, mãc xác tôi! - Sonya nói đoạn khóc nức nở. - Không, anh biết tại sao rồi. - Anh biết à, thế thì tốt lắm, đi vào với cô ấy đi. Nikolai nắm tay Sonya nói: - So - o - onya? Nghe anh nói tí nào! Sao em cứ làm khổ anh và làm khổ cả mình nữa vì những chuyện vớ vẩn không đâu ấy thế? Sonya không rút tay lại và thôi khóc. Natasa nín thở ngồi im sau thùng cây, hai mắt sáng long lanh nhìn ra hau háu “Rồi sẽ thế nào nữa đây?”, Natasa tự hỏi. - Sonya? - Nikolai nói. - Cả vũ trụ đối với anh có nghĩ gì đâu! Đối với anh em là tất cả. Anh sẽ chúng minh cho em thấy rõ điều đó - Em không thích anh nói thế đâu. - Thế thì thôi anh không nói nữa, thôi, xin lỗi em nhé, Sonya? - Nikolai kéo Sonya. Natasa nghĩ thầm: “Chà! Thích quá!” và khi Sonya cùng Nikolai ra khỏi phòng. Natasa liền ra theo và gọi Boris lại. - Boris lại đây, - Natasa nói, vẻ quan trọng và ranh mãnh. Em cần nói với anh một điều. Lại đây, lại đây. Natasa dẫn Boris vào phòng hoa, đến chỗ mấy thùng cô ta nấp lúc nãy. Boris mỉm cười đi theo. - Một điều… là điều gì thế? Natasa luống cuống nhìn quanh và chợt trông thấy con búp bê vừa vứt bên thùng cây, liền ẵm nó lên. - Anh hôn con búp bê đi, - Natasa nói. Boris chăm chú và dịu dàng nhìn gương mặt hân hoan của Natasa và im lặng không đáp. - Không thích à? Thế thì lại đây, - Natasa nói, rồi đi sâu thêm vào mấy thùng cây và vút con búp bê xuống đất. - Lại gần đây, lại gần đây - Natasa thì thào. Cô gái nắm lấy tay áo chàng sĩ quan và gương mặt xúc động của cô ta lộ rõ vẻ trang trọng sợ hãi - Còn tôi thì anh có thích hôn không nào? - Natasa thì thào nói rất khẽ, mắt ngước nhìn lên Boris, miệng mỉm cười và suýt bật khóc vì xúc động. Boris đỏ mặt. Chàng cúi xuống phía Natasa nói: - Cô buồn cười quá đi mất! Boris nói đoạn, mặt lại càng đỏ thêm, nhưng vẫn không dám làm gì, ngập ngừng chờ đợi. Natasa bỗng nhảy lên một chiếc thùng trồng hoa, thành thử bây giờ cô ta cao hơn hẳn Boris, rồi dang hai cách tay trần mảnh dẻ ôm lấy cổ chàng trai, hất đầu một cái cho mãi tóc xòa về phía sau và hôn lên môi Boris. Đoạn cô ta lẩn ra sau khóm hoa và cúi đầu đứng im. Boris nói: - Natasa, cô cũng biết đây, tôi yêu cô, nhưng… - Thế anh mê em chứ? - Natasa ngắt lời. - Vâng, tôi mê cô, nhưng mong cô hiểu cho, ta không nên làm những việc mà hiện nay chưa… Bốn năm nữa… Đến lúc ấy tôi sẽ đến xin hỏi cô… Natasa ngẫm nghĩ một lúc. - Mười ba, mười bốn, mười lăm, mười sáu… - Cô ta vừa nói vừa xòe mấy ngón tay thon thon ra đếm - Được? Thế nghĩa là thỏa thuận xong xuôi rồi đấy nhé. Và một nụ cười vui sướng và hể hả sáng bừng trên gương mặt linh hoạt của Natasa. Thỏa thuận rồi - Boris nói. - Vĩnh viễn chứ? - Cô bé hỏi. - Suốt đời chứ? Rồi khoác tay chàng sĩ quan trẻ tuổi, Natasa cùng sánh vai chàng thong thả bước vào phòng đi văng [20] , gương mặt tràn đầy hạnh phúc.
Chương 11
Bá tước phu nhân đã quá mệt vì những cuộc thăm hỏi, cho nên đã ra lệnh không tiếp ai nữa, và dặn người đầy tớ đứng chực ở cửa là hễ có ai đến mừng thì cứ mời đến dự tiệc tất. Bá tước phu nhân muốn nói chuyện riêng với những người bạn cũ từ thời thơ ấu là công tước phu nhân Anna Mikhailovna mà từ ngày bà ta rời Peterburg cho đến nay phu nhân chưa có một lần nào được gặp. Anna Mikhailovna với vẻ mặt tiều tuỵ và dễ có thiện cảm của một người đã khóc quá nhiều, ngồi nhích lại gần ghế bành của bà bá tước phu nhân. - Với chị tôi xin nói thật - Anna Pavlovna Mikhailovna nói - Ngày nay bạn cũ có còn được mấy người nữa đâu! Cho nên tôi càng quý tình bạn của chị. Anna Mikhailovna đưa mắt nhìn Vera và ngừng lại. Bá tước phu nhân nắm chặt tay bạn. - Vera, - bá tước phu nhân quay sang nói với cô con gái lớn (người ta có thể thấy rõ là phu nhân không quý Vera cho lắm) - Con không có ý tứ gì sao? Con không thấy ngồi đây là thừa ư? Con ra ngoài kia với các em, nếu không… Cô Vera xinh đẹp nở một nụ cười khinh khỉnh, hình như cô ta không thấy bẽ mặt tí nào. - Giá mẹ bảo con sớm hơn có phải con đã đi ngay rồi không - Vera nói đoạn bỏ về phòng mình. Nhưng khi đi ngang qua phòng đi-văng, cô ta thấy hai cặp thanh niên ngồi cạnh hai cửa sổ đối diện nhau. Vera dừng lại và mỉm cười khinh bỉ. Sonya đang ngồi nép vào người Nikolai xem anh ta chép cho mình bài thơ đầu tiên của anh ta sáng tác. Boris và Natasa đang ngồi nói chuyện cạnh cửa sổ trước mặt, thấy Vera vào thì im bặt. Sonya và Natasa đưa mắt nhìn Vera, vẻ mặt ngượng ngùng và sung sướng. Ai trông thấy hai cô gái mới biết yêu đương này chắc chắn cũng phải thấy vui và cảm động, nhưng Vera thì tỏ ra không vừa lòng. Cô nói: - Đã bao lần tôi xin các cô chú đừng có lấy đồ đạc của tôi ra dùng. Sao không về phòng mình mà lấy. - Nói đoạn Vera giằng lấy bình mực Nikolai đang cầm. - Tí nữa thôi, tí nữa thôi mà, - Nikolai vừa nói vừa chấm thêm một ngòi mực. - Cái gì cũng tìm cách làm không đúng lúc - Vera nói. - Ai lại tự dưng chạy ùa vào phòng khách, làm cho mọi người phát ngượng lên. Những điều Vera nói hoàn toàn có lý. Tuy vậy - hay chính vì vậy - mà không ai đáp lại cả; bốn người chỉ đưa mặt nhìn nhau. Vera, tay cầm lọ mực, vẫn đứng chần chừ ở trong phòng. Cô ta nói: - Giữa Natasa với Boris lại còn chuyện gì bí mật nữa thế? Cả Sonya với Nikolai nữa. Vào tuổi các cô các chú thì có những chuyện bí mật gì? Toàn là chuyện vớ vẩn cả! - Kìa, Vera việc gì đến chị nào? - Natasa nói khẽ như muốn giảng hòa. Hẳn là hôm nay đối với mọi người cô ta còn hiền hòa và thân mật hơn bao giờ hết. - Thật là vớ vẩn - Vera nói tiếp - Tôi thấy ngượng cho các cô quá Những chuyện gì bí mật thế hả? Natasa phát cáu lên nói: - Mỗi người đều có những chuyện riêng. Chúng tôi có động chạm gì đến chuyện chị với Berg đâu nào? - Tôi nghĩ các cô các chú không đả động là vì trong những việc tôi làm không bao giờ có điều gì xấu cả. Rồi tôi sẽ nói cho mẹ biết cô đối với Boris như thế nào. - Natalia Ilynisna đối với tôi rất tốt. - Boris nói - Tôi không có gì phải than phiền cả. Natasa nói giọng run lên vì tức giận: - Thôi đừng nói nữa Boris, anh thì cứ ngoại giao) thôi (thiếu niên rất thích dùng chữ “ngoại giao” theo cái nghĩa riêng của họ gán cho chữ này). Thật phát chán lên được! Tại sao chị ấy cứ ám lấy tôi? Natasa nói tiếp với Vera - Chị chẳng bao giờ hiểu được cái đó đâu, vì chị không bao giờ biết yêu ai hết: Chị không có tim, chị chỉ là mađam đờ Giănglix [21] thôi (biệt hiệu này là do Nikolai đặt cho Vera, và được xem như là một biệt hiệu rất nhục nhã), và chị chỉ thích làm cho người khác khó chịu. Chị cứ đi mà làm duyên làm dáng với Berg đi, muốn lả lơi bao nhiêu cũng được kia mà, - câu này Natasa nói rất nhanh. - Dù sao thì trước mặt khách khứa tôi cũng không xoắn lấy một người con trai nào… - Thôi thế là chị đạt được mục đích rồi đấy, chị ạ - Nikolai nói xen - chị kiếm chuyện phá đám như vậy cũng đủ làm cho mọi người khó chịu lắm rồi. Thôi ta sang phòng trẻ đi. Và cả bốn người, như một bầy chim hoảng sợ, đứng dậy ra khỏi phòng. Vera nói: - Người ta kiếm chuyện nói những câu khó chịu với tôi, chứ nào tôi có kiếm chuyện với ai đâu. “Madam đờ Giănglix. Madam đờ Giănglix?” - những câu chuyện nói chen lẫn tiếng cười từ sau cánh cửa đưa ra. Cô Vera xinh đẹp, sau khi đã làm cho mọi người khó chịu và bực bội như vậy, liền mỉm cười có vẻ như không hề mảy may động lòng vì những điều người ta nói về mình, đến đứng trước gương sửa lại chiếc khăn choàng và mái tóc. Ngắm khuôn mặt xinh đẹp của mình trong gương, Vera hình như càng trở nên lãnh đạm và điềm tĩnh hơn. Trong phòng khách, những câu trò chuyện vẫn tiếp tục. Bá tước phu nhân nói: - Chà, bà chị ạ, trong đời tôi có phải cái gì cũng màu hồng cả đâu. Tôi cũng thấy cứ cái đà này, tài sản chúng tôi cũng chẳng kéo dài được bao lâu nữa! Cơ sự chẳng qua cũng vì cái câu lạc bộ và lòng tốt của nhà tôi. Chúng tôi ở nông thôn, mà có được nghỉ ngơi gì đâu? Hết diễn kịch lại đến săn bắn, và còn bao nhiêu thứ nữa. - Thôi nói chuyện tôi làm gì!… Nào, thế chị dàn xếp công việc ra sao? Annet ạ, tôi thường phục chị không hiểu tại sao chị ngần ấy tuổi mà còn đi đi về về được một mình hết Moskva lại đến Petersburg, ông thượng thư nào chị cũng đến yết kiến, khắp cả giới quyền quý chị đều đến thăm hỏi, với ai chị cũng biết lấy lòng, thật tôi cũng lấy làm lạ? Thế công việc sao rồi? Như tôi thì cũng đến chịu, không sao làm được như chị. Công tước phu nhân Anna Mikhailovna nói: - Ối dào? Chỉ mong sao chị đừng bao giờ phải nếm cái cảnh góa bụa không có nơi nương tựa, một thân một mình với một đứa con mà mình yêu như điên như dại. Cái gì rồi cũng quen đi cả, - phu nhân nói tiếp, giọng không khỏi có phần kiêu hãnh, - cái vụ kiện ấy đã dạy khôn cho tôi nhiều. Cứ mỗi khi cần gặp một ông to nào là tôi lại viết: “Công tước phu nhân mỗ” mong được gặp vị nọ vị kia” - rồi thân hành đi xe đến, hai lần, ba lần hay bốn lần cũng không từ - cho đến khi nào được việc mới thôi. Họ muốn nghĩ gì, họ cho tôi là người thế nào cũng mặc, tôi có cần gì đâu. - Thế việc cháu Boris thì chị xin ai? - bá tước phu nhân hỏi - Con chị thế là đã được làm sĩ quan ngự lâm, còn thằng Nikolai nhà tôi thì chỉ được làm hạ sĩ quan thôi. Chả biết xin xỏ ai. Chị xin ai thế? - Xin công tước Vaxili. Ông ấy tốt lắm, bằng lòng ngay; công tước đã trình việc này lên hoàng thượng rồi. - Anna Mikhailova nói giọng hân hoan, quên hẳn những nỗi tủi nhục mà mình đã phải trải qua để đạt được mục đích. - Thế công tước Vaxili độ này có già đi không? - Bá tước phu nhân hỏi. - Từ dạo tổ chức diễn kịch ở nhà ông Rumiantxev lôi không gặp công tước lần nào. Tôi chắc bây giờ ông ta quên tôi rồi. Dạo trước ông ta theo tán tỉnh tôi mãi đấy! - bá tước phu nhân mỉm cười nhớ lại thời xưa. - Vẫn thế thôi, vẫn lịch sự, hòa nhã - Anna Mikhailova đáp - Quyền cao chức trọng không hề cho ông ta choáng váng, ông ấy nói với tôi thế này: “Tiếc rằng tôi giúp phu nhân được ít quá, công tước phu nhân ạ, xin cứ truyền bảo”. Quả công tước là một người rất tốt, một người bà con rất có tình. Nhưng Natalia, chắc chị cũng biết tôi quý con thế nào. Vì hạnh phúc của nó thật tôi không từ một việc gì. Mà gia cảnh của tôi thì nay thật chẳng ra gì, - Anna Mikhailova hạ thấp giọng, buồn rầu nói tiếp - đề tôi đang lâm vào một tình cảnh hết sức khốn đốn. Cái vụ kiện tai hại của tôi đã ngốn hết cả số tài sản tôi còn để dành lại, mà vẫn không nhích thêm được một bước nào. Chị thử tưởng tượng, nay tôi không còn lấy một đồng nào, thật thế đấy, thật tôi không còn biết lấy đâu ra tiền mà may quân phục cho thằng Boris nữa - Anna Mikhailovna rút chiếc khăn tay và khóc. - Tôi cần năm trăm rup, mà trong túi tôi vẻn vẹn chỉ có một tờ giấy hai mươi lăm. Tình cảnh của tôi thật… Tôi chỉ còn biết hy vọng vào bá tước Kiril Vladimirovich Bezukhov nữa thôi. Nếu bá tước không muốn giúp đứa con đỡ đầu - vì chính bá tước đã đỡ đầu cho thằng Boris - và trợ cấp cho nó ít nhiều, thì bao nhiêu công sức của tôi đều hóa ra công cốc cả: Tôi sẽ không còn biết lấy gì mà may mặc cho nó nữa. Công tước phu nhân khóc và im lặng ngẫm nghĩ một lát rồi nói. - Tôi thường nghĩ, có lẽ nghĩ như thế là có tội, nhưng nhiều khi tôi vẫn nghĩ: bá tước Kiril Vladimirovich Bezukhov sống một mình, với một gia tài kếch xù, như vậy thì sống để làm gì? Đối với bá tước sống đã thành một cái nợ, còn thằng Boris thì lại đang bước vào cuộc sống. - Chắc bá tước sẽ để lại ít nhiều cho cháu Boris, - bá tước phu nhân nói. - Có trời mới biết được bạn ạ! Các ông lớn nhà giàu ấy thường ích kỷ lắm kia. Tuy vậy tôi cũng sẽ đưa thằng Boris đến nhà bá tước và sẽ nói thẳng việc này ra với bá tước. Người ta muốn nghĩ tôi là người thế nào thì nghĩ, quả tình một khi cả vận mệnh của con tôi đã phụ thuộc vào đấy thì tôi có ngại gì đâu. - Công tước phu nhân đứng dậy - Bây giờ là hai giờ, đến bốn giờ chị mới dùng bữa chiều. - Tôi sẽ có đủ thì giờ trở lại. Và với những cách thức của một người đàn bà quý tộc bận rộn ở Petersburg luôn luôn biết tận dụng thời gian, Anna Mikhailovna cho người đi gọi Boris, rồi cùng cậu con trai đi ra phòng ngoài. Bà nói với bá tước phu nhân bấy giờ đang tiễn bạn ra cửa: - Thôi chào chị nhé, Natalia thân mến, - và nói thêm, giọng thì thào rất khẽ để con khỏi nghe thấy - Chị cầu mong cho tôi may mắn nhé. Bá tước Roxtov đứng ở trong phòng ăn cũng vừa đi ra phòng ngoài vừa nói: - Bà sang nhà bá tước Kiril Vladimirovich đấy à? Nếu bá tước đỡ rồi thì bảo cậu Piotr sang tôi ăn bữa chiều nhé. Cậu ấy trước đây thỉnh thoảng vẫn đến chỗ tôi chơi khiêu vũ với các cháu luôn đấy mà. Thế nào bà cũng bảo cậu ấy sang đây nhé. Nào, để rồi xem chú Tarax hôm nay có những cao lương mỹ vị gì. Chú ta bảo là ở nhà bá tước Orlov [22] cũng chưa có bữa tiệc nào như bữa tiệc chiều nay ở nhà tôi đấy.
Bá tước phu nhân đã quá mệt vì những cuộc thăm hỏi, cho nên đã ra lệnh không tiếp ai nữa, và dặn người đầy tớ đứng chực ở cửa là hễ có ai đến mừng thì cứ mời đến dự tiệc tất. Bá tước phu nhân muốn nói chuyện riêng với những người bạn cũ từ thời thơ ấu là công tước phu nhân Anna Mikhailovna mà từ ngày bà ta rời Peterburg cho đến nay phu nhân chưa có một lần nào được gặp. Anna Mikhailovna với vẻ mặt tiều tuỵ và dễ có thiện cảm của một người đã khóc quá nhiều, ngồi nhích lại gần ghế bành của bà bá tước phu nhân. - Với chị tôi xin nói thật - Anna Pavlovna Mikhailovna nói - Ngày nay bạn cũ có còn được mấy người nữa đâu! Cho nên tôi càng quý tình bạn của chị. Anna Mikhailovna đưa mắt nhìn Vera và ngừng lại. Bá tước phu nhân nắm chặt tay bạn. - Vera, - bá tước phu nhân quay sang nói với cô con gái lớn (người ta có thể thấy rõ là phu nhân không quý Vera cho lắm) - Con không có ý tứ gì sao? Con không thấy ngồi đây là thừa ư? Con ra ngoài kia với các em, nếu không… Cô Vera xinh đẹp nở một nụ cười khinh khỉnh, hình như cô ta không thấy bẽ mặt tí nào. - Giá mẹ bảo con sớm hơn có phải con đã đi ngay rồi không - Vera nói đoạn bỏ về phòng mình. Nhưng khi đi ngang qua phòng đi-văng, cô ta thấy hai cặp thanh niên ngồi cạnh hai cửa sổ đối diện nhau. Vera dừng lại và mỉm cười khinh bỉ. Sonya đang ngồi nép vào người Nikolai xem anh ta chép cho mình bài thơ đầu tiên của anh ta sáng tác. Boris và Natasa đang ngồi nói chuyện cạnh cửa sổ trước mặt, thấy Vera vào thì im bặt. Sonya và Natasa đưa mắt nhìn Vera, vẻ mặt ngượng ngùng và sung sướng. Ai trông thấy hai cô gái mới biết yêu đương này chắc chắn cũng phải thấy vui và cảm động, nhưng Vera thì tỏ ra không vừa lòng. Cô nói: - Đã bao lần tôi xin các cô chú đừng có lấy đồ đạc của tôi ra dùng. Sao không về phòng mình mà lấy. - Nói đoạn Vera giằng lấy bình mực Nikolai đang cầm. - Tí nữa thôi, tí nữa thôi mà, - Nikolai vừa nói vừa chấm thêm một ngòi mực. - Cái gì cũng tìm cách làm không đúng lúc - Vera nói. - Ai lại tự dưng chạy ùa vào phòng khách, làm cho mọi người phát ngượng lên. Những điều Vera nói hoàn toàn có lý. Tuy vậy - hay chính vì vậy - mà không ai đáp lại cả; bốn người chỉ đưa mặt nhìn nhau. Vera, tay cầm lọ mực, vẫn đứng chần chừ ở trong phòng. Cô ta nói: - Giữa Natasa với Boris lại còn chuyện gì bí mật nữa thế? Cả Sonya với Nikolai nữa. Vào tuổi các cô các chú thì có những chuyện bí mật gì? Toàn là chuyện vớ vẩn cả! - Kìa, Vera việc gì đến chị nào? - Natasa nói khẽ như muốn giảng hòa. Hẳn là hôm nay đối với mọi người cô ta còn hiền hòa và thân mật hơn bao giờ hết. - Thật là vớ vẩn - Vera nói tiếp - Tôi thấy ngượng cho các cô quá Những chuyện gì bí mật thế hả? Natasa phát cáu lên nói: - Mỗi người đều có những chuyện riêng. Chúng tôi có động chạm gì đến chuyện chị với Berg đâu nào? - Tôi nghĩ các cô các chú không đả động là vì trong những việc tôi làm không bao giờ có điều gì xấu cả. Rồi tôi sẽ nói cho mẹ biết cô đối với Boris như thế nào. - Natalia Ilynisna đối với tôi rất tốt. - Boris nói - Tôi không có gì phải than phiền cả. Natasa nói giọng run lên vì tức giận: - Thôi đừng nói nữa Boris, anh thì cứ ngoại giao) thôi (thiếu niên rất thích dùng chữ “ngoại giao” theo cái nghĩa riêng của họ gán cho chữ này). Thật phát chán lên được! Tại sao chị ấy cứ ám lấy tôi? Natasa nói tiếp với Vera - Chị chẳng bao giờ hiểu được cái đó đâu, vì chị không bao giờ biết yêu ai hết: Chị không có tim, chị chỉ là mađam đờ Giănglix [21] thôi (biệt hiệu này là do Nikolai đặt cho Vera, và được xem như là một biệt hiệu rất nhục nhã), và chị chỉ thích làm cho người khác khó chịu. Chị cứ đi mà làm duyên làm dáng với Berg đi, muốn lả lơi bao nhiêu cũng được kia mà, - câu này Natasa nói rất nhanh. - Dù sao thì trước mặt khách khứa tôi cũng không xoắn lấy một người con trai nào… - Thôi thế là chị đạt được mục đích rồi đấy, chị ạ - Nikolai nói xen - chị kiếm chuyện phá đám như vậy cũng đủ làm cho mọi người khó chịu lắm rồi. Thôi ta sang phòng trẻ đi. Và cả bốn người, như một bầy chim hoảng sợ, đứng dậy ra khỏi phòng. Vera nói: - Người ta kiếm chuyện nói những câu khó chịu với tôi, chứ nào tôi có kiếm chuyện với ai đâu. “Madam đờ Giănglix. Madam đờ Giănglix?” - những câu chuyện nói chen lẫn tiếng cười từ sau cánh cửa đưa ra. Cô Vera xinh đẹp, sau khi đã làm cho mọi người khó chịu và bực bội như vậy, liền mỉm cười có vẻ như không hề mảy may động lòng vì những điều người ta nói về mình, đến đứng trước gương sửa lại chiếc khăn choàng và mái tóc. Ngắm khuôn mặt xinh đẹp của mình trong gương, Vera hình như càng trở nên lãnh đạm và điềm tĩnh hơn. Trong phòng khách, những câu trò chuyện vẫn tiếp tục. Bá tước phu nhân nói: - Chà, bà chị ạ, trong đời tôi có phải cái gì cũng màu hồng cả đâu. Tôi cũng thấy cứ cái đà này, tài sản chúng tôi cũng chẳng kéo dài được bao lâu nữa! Cơ sự chẳng qua cũng vì cái câu lạc bộ và lòng tốt của nhà tôi. Chúng tôi ở nông thôn, mà có được nghỉ ngơi gì đâu? Hết diễn kịch lại đến săn bắn, và còn bao nhiêu thứ nữa. - Thôi nói chuyện tôi làm gì!… Nào, thế chị dàn xếp công việc ra sao? Annet ạ, tôi thường phục chị không hiểu tại sao chị ngần ấy tuổi mà còn đi đi về về được một mình hết Moskva lại đến Petersburg, ông thượng thư nào chị cũng đến yết kiến, khắp cả giới quyền quý chị đều đến thăm hỏi, với ai chị cũng biết lấy lòng, thật tôi cũng lấy làm lạ? Thế công việc sao rồi? Như tôi thì cũng đến chịu, không sao làm được như chị. Công tước phu nhân Anna Mikhailovna nói: - Ối dào? Chỉ mong sao chị đừng bao giờ phải nếm cái cảnh góa bụa không có nơi nương tựa, một thân một mình với một đứa con mà mình yêu như điên như dại. Cái gì rồi cũng quen đi cả, - phu nhân nói tiếp, giọng không khỏi có phần kiêu hãnh, - cái vụ kiện ấy đã dạy khôn cho tôi nhiều. Cứ mỗi khi cần gặp một ông to nào là tôi lại viết: “Công tước phu nhân mỗ” mong được gặp vị nọ vị kia” - rồi thân hành đi xe đến, hai lần, ba lần hay bốn lần cũng không từ - cho đến khi nào được việc mới thôi. Họ muốn nghĩ gì, họ cho tôi là người thế nào cũng mặc, tôi có cần gì đâu. - Thế việc cháu Boris thì chị xin ai? - bá tước phu nhân hỏi - Con chị thế là đã được làm sĩ quan ngự lâm, còn thằng Nikolai nhà tôi thì chỉ được làm hạ sĩ quan thôi. Chả biết xin xỏ ai. Chị xin ai thế? - Xin công tước Vaxili. Ông ấy tốt lắm, bằng lòng ngay; công tước đã trình việc này lên hoàng thượng rồi. - Anna Mikhailova nói giọng hân hoan, quên hẳn những nỗi tủi nhục mà mình đã phải trải qua để đạt được mục đích. - Thế công tước Vaxili độ này có già đi không? - Bá tước phu nhân hỏi. - Từ dạo tổ chức diễn kịch ở nhà ông Rumiantxev lôi không gặp công tước lần nào. Tôi chắc bây giờ ông ta quên tôi rồi. Dạo trước ông ta theo tán tỉnh tôi mãi đấy! - bá tước phu nhân mỉm cười nhớ lại thời xưa. - Vẫn thế thôi, vẫn lịch sự, hòa nhã - Anna Mikhailova đáp - Quyền cao chức trọng không hề cho ông ta choáng váng, ông ấy nói với tôi thế này: “Tiếc rằng tôi giúp phu nhân được ít quá, công tước phu nhân ạ, xin cứ truyền bảo”. Quả công tước là một người rất tốt, một người bà con rất có tình. Nhưng Natalia, chắc chị cũng biết tôi quý con thế nào. Vì hạnh phúc của nó thật tôi không từ một việc gì. Mà gia cảnh của tôi thì nay thật chẳng ra gì, - Anna Mikhailova hạ thấp giọng, buồn rầu nói tiếp - đề tôi đang lâm vào một tình cảnh hết sức khốn đốn. Cái vụ kiện tai hại của tôi đã ngốn hết cả số tài sản tôi còn để dành lại, mà vẫn không nhích thêm được một bước nào. Chị thử tưởng tượng, nay tôi không còn lấy một đồng nào, thật thế đấy, thật tôi không còn biết lấy đâu ra tiền mà may quân phục cho thằng Boris nữa - Anna Mikhailovna rút chiếc khăn tay và khóc. - Tôi cần năm trăm rup, mà trong túi tôi vẻn vẹn chỉ có một tờ giấy hai mươi lăm. Tình cảnh của tôi thật… Tôi chỉ còn biết hy vọng vào bá tước Kiril Vladimirovich Bezukhov nữa thôi. Nếu bá tước không muốn giúp đứa con đỡ đầu - vì chính bá tước đã đỡ đầu cho thằng Boris - và trợ cấp cho nó ít nhiều, thì bao nhiêu công sức của tôi đều hóa ra công cốc cả: Tôi sẽ không còn biết lấy gì mà may mặc cho nó nữa. Công tước phu nhân khóc và im lặng ngẫm nghĩ một lát rồi nói. - Tôi thường nghĩ, có lẽ nghĩ như thế là có tội, nhưng nhiều khi tôi vẫn nghĩ: bá tước Kiril Vladimirovich Bezukhov sống một mình, với một gia tài kếch xù, như vậy thì sống để làm gì? Đối với bá tước sống đã thành một cái nợ, còn thằng Boris thì lại đang bước vào cuộc sống. - Chắc bá tước sẽ để lại ít nhiều cho cháu Boris, - bá tước phu nhân nói. - Có trời mới biết được bạn ạ! Các ông lớn nhà giàu ấy thường ích kỷ lắm kia. Tuy vậy tôi cũng sẽ đưa thằng Boris đến nhà bá tước và sẽ nói thẳng việc này ra với bá tước. Người ta muốn nghĩ tôi là người thế nào thì nghĩ, quả tình một khi cả vận mệnh của con tôi đã phụ thuộc vào đấy thì tôi có ngại gì đâu. - Công tước phu nhân đứng dậy - Bây giờ là hai giờ, đến bốn giờ chị mới dùng bữa chiều. - Tôi sẽ có đủ thì giờ trở lại. Và với những cách thức của một người đàn bà quý tộc bận rộn ở Petersburg luôn luôn biết tận dụng thời gian, Anna Mikhailovna cho người đi gọi Boris, rồi cùng cậu con trai đi ra phòng ngoài. Bà nói với bá tước phu nhân bấy giờ đang tiễn bạn ra cửa: - Thôi chào chị nhé, Natalia thân mến, - và nói thêm, giọng thì thào rất khẽ để con khỏi nghe thấy - Chị cầu mong cho tôi may mắn nhé. Bá tước Roxtov đứng ở trong phòng ăn cũng vừa đi ra phòng ngoài vừa nói: - Bà sang nhà bá tước Kiril Vladimirovich đấy à? Nếu bá tước đỡ rồi thì bảo cậu Piotr sang tôi ăn bữa chiều nhé. Cậu ấy trước đây thỉnh thoảng vẫn đến chỗ tôi chơi khiêu vũ với các cháu luôn đấy mà. Thế nào bà cũng bảo cậu ấy sang đây nhé. Nào, để rồi xem chú Tarax hôm nay có những cao lương mỹ vị gì. Chú ta bảo là ở nhà bá tước Orlov [22] cũng chưa có bữa tiệc nào như bữa tiệc chiều nay ở nhà tôi đấy.
Chương 12
Khi chiếc xe song mã của bá tước phu nhân Roxtova đưa hai mẹ con Anna Mikhailovna qua một con đường rải rơm và tiến vào cái sân rộng của bá tước Kiril Vladimirovich Bezukhov, công tước phu nhân rút bàn tay ra khỏi cái áo khoác cũ kỹ rồi với một cử chỉ dịu dàng và rụt rè đặt nó lên cánh tay con trai, nói: - Boris con ạ, con phải ngoan ngoãnn, ân cần nhé: dù sao bá tước Kiril Vladimirovich cũng là cha đỡ đầu của con, tương lai của con là tuỳ ở bá tước cả. Con đừng quên đấy, phải cố sao cho thật hòa nhã đấy, con thường vẫn là người biết cư xử. Boris đáp, giọng lạnh lùng. - Không biết rồi có được gì không, hay chỉ chuốc lấy cái nhục… Nhưng thôi, vì con đã hứa với mẹ con, con sẽ làm mẹ vui lòng. Mặc dầu lúc bấy giờ có một chiếc xe ngựa khác không rõ của ai, vừa đỗ ở bên thềm, người giữ cửa vẫn đưa mắt nhìn hai mẹ con Boris. Hai người bước thẳng vào dãy hành lang bằng kính, giữa hai dãy tượng đặt trong những chiếc hốc tường, không báo cho người giữ cửa biết mình là ai. Người giữ cửa nhìn cái áo khoác cũ kỹ một cách đầy ý nghĩa và hỏi họ muốn đến thăm ai, đến thăm các công tước tiểu thư hay đến thăm bá tước. Khi biết rằng họ muổn đến thăm bá tước, anh ta nói bá tước đại nhân hiện đang ốm nặng hơn trước và không muốn tiếp ai cả. Boris nói bằng tiếng Pháp. - Ta có thể đi về được rồi đấy. - Này con - bà mẹ nói, giọng cầu khẩn, bàn tay lại chạm lên cánh tay con, tưởng chừng sờ như vậy có thể an ủi và khích lệ Boris Boris không nói gì nữa, chàng nhìn mẹ như muốn dò hỏi, nhưng vẫn không cởi áo khoác. Anna Mikhailovna nói với người giữ cửa, giọng dịu dàng. - Này anh, tôi biết bá tước Kiril Vladimirovich ốm rất nặng… Chính vì vậy tôi mới đến đây… vì tôi là bà con. Tôi sẽ không làm phiền bá tước đâu anh ạ… Tôi muốn gặp công tước Vaxili Xergeyevich. Ông ta hiện đang ở đây. Nhờ anh báo giúp. Người giữ cửa hầm hầm giật dây chuông và quay lưng vào. Anh ta gọi to người hầu đi giày có bít tất cao, mặc lễ phục bấy giờ đang chạy từ trên lầu xuống, nhìn qua hàng tay vịn của cầu thang gác: - Công tước phu nhân Drubeskaya muốn gặp công tước Vaxili Xergeyevich. Người mẹ sửa lại các nếp áo trên chiếc áo dài bằng lụa nhuộm, nhìn vào tấm gương Vênêxi ở trên tường rồi chân đi đôi giầy đã mòn, nhanh nhẹn bước lên những bậc cầu thang gác lót thảm. - Này con, con đã hứa với mẹ rồi đấy nhé! - bà nói với con một lần nữa và lấy bàn tay sờ lên tay con để thúc giục. Boris cúi mặt, điềm nhiên bước theo mẹ. Hai người bước vào cãn phòng dành cho công tước Vaxili. Đến giữa phòng, họ đang định hỏi một người hầu già chạy đến khi nghe có tiếng chân người, xem phải đi dường nào, thì quả đấm bằng đồng ở cánh cửa quay một vòng và công tước Vaxili bước ra, mình mặc một cái áo choàng bằng nhung theo lối ăn mặc thường trong nhà, chỉ đeo một huy chương ngôi sao, theo sau là một người đàn ông tóc đen rất đẹp. Người này là Lorrain, thầy thuốc nổi tiếng Peterburg. Công tước hỏi: - Đúng thế đấy chứ? - Thưa công tước “errare humanum est” [23] nhưng mà… - người thầy thuốc trả lời: ông phát những chữ r la-tinh bằng gốc lưỡi như trong tiếng Pháp. - Được, được! Nhận thấy hai mẹ con Anna Mikhailovna, công tước Vaxili cúi chào tiễn thầy thuốc ra rồi im lặng đến gần họ, có ý dò hỏi. Boris nhận thấy trong khóe mắt của mẹ mình đột nhiên hiện ra một vẻ đau xót ủ ê. Chàng khẽ nhếch môi mỉm cười. - Thưa công tước, chúng ta lại gặp nhau trong một tình cảnh thực thương tâm… Người bệnh yêu quý của chúng ta như thế nào rồi? - Bà nói, giả vờ không nhận thấy cái nhìn lãnh đạm và xấc xược đang dán chặt vào mình. Công tước Vaxili nhìn bà rồi lại nhìn Boris có ý dò hỏi, gản như sửng sốt. Boris lễ phép cúi chào. Công tước Vaxili không đáp lễ quay sang nhìn Anna Mikhailovna và trả lời câu hỏi cùa bà bằng cách lắc đầu mấp máy đôi môi, ý muốn nói rằng tình trạng đã cơ hồ tuyệt vọng. Anna Mikhailovna kêu lên: - Thế kia ư? Ô thật là kinh khủng, nghĩ mà rợn cả người. Con trai tôi đấy - bà nói thêm đưa tay chỉ Boris - nó muốn thân hành đến cảm ơn ông đấy. Boris lại cung kính nghiêng mình một lần nữa. - Xin công tước hãy tin rằng lòng người mẹ quyết không bao giờ quên những điều mà công tước đã giúp cho chúng tỏi. - Tôi rất lấy làm sung sướng là đã giúp ích được phần nào cho bà Anna Mikhailovna thân mến - công tước Vaxili vừa nói vừng sửa lại cổ áo, giọng nói và cử chỉ biểu lộ cho người đã chịu ơn ông biết rằng, ở đây, tại Moskva, ông lại còn quan trọng hơn nhiều so với khi ở Peterburg trong tối tiếp tân tại nhà Annet Serer. - Anh hãy nỗ lực làm tròn bổn phận và tỏ ra là một người đứng đắn - Ông quay về phía Boris nói thêm, giọng nghiêm khắc. - Tôi rất hài lòng… Anh được nghỉ phép đấy chứ? - Ông hỏi, lãnh đạm và dõng dạc. - Thưa ngài tôi đang đợi lệnh để đi nhận chức vụ mới - Boris đáp, không tỏ ra bực tức về cái giọng khó chịu của công tước Vaxili, cũng không tỏ ra muốn tham dự vào câu chuyện, giọng chàng điềm nhiên và lễ độ đến nỗi công tước phải chăm chú nhìn chàng. - Anh ở với phu nhân phải không? - Tôi ở nhà bá tước Roxtov - Boris đáp, rồi nói thêm - Thưa ngài. - Tức là cái ông Ilya Roxtov - đã lấy Natali [24] Sinxina ấy - Anna Mikhailovna nói. - Tôi biết, tôi biết. - Công tước Vaxili nói, giọng đều đều. - Tôi không tài nào hiểu được tại sao Natali lại chịu lấy anh chàng thô lậu ấy. Một con người hoàn toàn ngốc nghếch và lố bịch. Lại là tay cờ bạc nữa thì phải. - Nhưng, thưa công tước, cũng là người rất trung hậu! - Anna Mikhailovna nói và mỉm một nụ cười cảm động, làm như bà biết rằng tay bá tước Roxtov quả xứng đáng với lời đánh giá kia, nhưng bà xin công tước thương hại cho cái ông già tội nghiệp ấy một chút. Công tước phu nhân im lặng một lát rồi hỏi. - Các bác sĩ nói thế nào? - Và trên khuôn mặt tiều tuỵ lại lộ cái vẻ xót xa thương cảm. - Ít hy vọng lắm - Công tước đáp. - Tôi rất muốn cảm ơn cậu tôi một lần nữa về những ân huệ của cậu đối với tôi và cháu Boris. Đây là con đỡ đầu của cậu tôi đấy - Bà nói thêm, với cái giọng làm như điều này lẽ ra phải làm cho công tước Vaxili sung sướng mới phải. Công tướcVaxili suy nghĩ một lát và cau mày, Anna Mikhailovna hiểu ngay ông ta sợ gặp ở bà một tay kình địch trong việc thừa hưởng gia tài bá tước Bezukhov. Bà vội vàng nói cho công tước yên tâm. - Chỉ vì tôi yêu mến chân thành và ăn ở hết lòng với cậu tôi - bà tiếp, nói chữ “cậu” một các đặc biệt có hiệu quả và lơ đễnh. - Chứ tôi vẫn biết tính nết bá tước như thế nào. Tôi biết bá tước là người cao thượng và thẳng thắn, nhưng bên cạnh bá tước chỉ có ba công tước tiểu thư… Họ còn trẻ… - Bà cúi đầu và nói thêm, giọng thì thào - Thưa công tước, bá tước đã làm xong những nhiệm vụ cuối cùng chưa? Những giây phút cuối cùng quả là vàng ngọc. Tình hình nghe như nguy kịch lắm rồi, - thế nào cũng phải sửa soạn cho bá tước, nếu quả bá tước ốm nặng như vậy. Thưa công tước, đàn bà chúng tôi, - bà mỉm cười dịu dàng - bao giờ cũng biết cách nói những điều ấy. Thế nào tôi cũng phải gặp cậu tôi; dù điều đó có làm cho tôi não lòng đến đâu; tôi vốn đã quen chịu đau khổ. Chắc hẳn công tước đã hiểu, hiểu lắm. Cũng như trong buổi tối ở nhà Annet Serer, ông ta đã hiểu rằng rất khó lòng mà rút khỏi cái mụ Anna Mikhailovna. Ông ta nói: - Bà Anna Mikhailovna ạ, việc gặp mặt này có thể làm cho bá tước mệt thêm. Chúng ta hãy đợi đến chiều, các bác sĩ dự đoán thế nào bệnh cũng sẽ lên một cơn nữa. - Nhưng thưa công tước, trong những giờ phút như thế này không thể nào chờ đợi được! Công tước thử nghĩ xem: đây là việc cứu vớt linh hồn bá tước [25] . Ô, bổn phận một người Cơ đốc giáo thật là nặng nề. Cánh cửa dẫn vào phòng trong mở ra, và một công tước tiểu thư, cháu gái của bá tước, hiện ra, vẻ mặt ảo não và lạnh lùng, thân hình quá dài so với đôi chân. Công tước Vaxili quay về phía tiểu thư hỏi: - Thế nào, bá tước thế nào? - Vẫn cứ thế, ồn, như thế này thì biết làm sao được… - Công tước tiểu thư nói mắt nhìn Anna Mikhailovna từ đầu đến chân như nhìn một người lạ. Anna Mikhailovna: - Chị đấy à? Thế mad tôi không nhận ra! - Bà nói, miệng mỉm cười sung sướng và bước lại gần người cháu gái của bá tước - Tôi vừa đến đây. Tôi đến để giúp chị săn sóc cậu lôi. Tôi biết chị đau khổ rất nhiều - Bà nói thêm, mắt ngước nhìn lên tỏ vẻ ái ngại. Công tước tiểu thư không đáp, cũng không mỉm cười, lập tức rời khỏi phòng. Bà Anna Mikhailovna tháo găng tay và ngồi xuống ghế bành như một người thắng trận, mời công tước Vaxili ngồi xuống cạnh mình. Bà mỉm cười nói với con: - Boris! Mẹ vào thăm bá tước, thăm cậu, còn con thì đến thăm anh Piotr và nhớ nói với anh Piotr rằng gia đình Roxtov mời anh đến đấy nhé. Họ mời anh ấy đến ăn bữa chiều - Rồi bà nói tiếp với bá tước Vaxili. - Nhưng tôi chắc anh ấy sẽ không đến, có phải không công tước? Công tước đáp lại, có vẻ bực mình rõ rệt: - Trái lại, tôi rất bằng lòng nếu bà giúp tôi thoát khỏi cái anh chàng ấy. Anh ta cứ ở lì đây… Bá tước không hề nhắc gì đến anh ta cả. Ông nhún vai. Một người đầy tớ đưa chàng thanh niên xuống thang gác rồi cùng chàng đi lên cái thang gác đến phòng Piôtr Kirilovich.
Khi chiếc xe song mã của bá tước phu nhân Roxtova đưa hai mẹ con Anna Mikhailovna qua một con đường rải rơm và tiến vào cái sân rộng của bá tước Kiril Vladimirovich Bezukhov, công tước phu nhân rút bàn tay ra khỏi cái áo khoác cũ kỹ rồi với một cử chỉ dịu dàng và rụt rè đặt nó lên cánh tay con trai, nói: - Boris con ạ, con phải ngoan ngoãnn, ân cần nhé: dù sao bá tước Kiril Vladimirovich cũng là cha đỡ đầu của con, tương lai của con là tuỳ ở bá tước cả. Con đừng quên đấy, phải cố sao cho thật hòa nhã đấy, con thường vẫn là người biết cư xử. Boris đáp, giọng lạnh lùng. - Không biết rồi có được gì không, hay chỉ chuốc lấy cái nhục… Nhưng thôi, vì con đã hứa với mẹ con, con sẽ làm mẹ vui lòng. Mặc dầu lúc bấy giờ có một chiếc xe ngựa khác không rõ của ai, vừa đỗ ở bên thềm, người giữ cửa vẫn đưa mắt nhìn hai mẹ con Boris. Hai người bước thẳng vào dãy hành lang bằng kính, giữa hai dãy tượng đặt trong những chiếc hốc tường, không báo cho người giữ cửa biết mình là ai. Người giữ cửa nhìn cái áo khoác cũ kỹ một cách đầy ý nghĩa và hỏi họ muốn đến thăm ai, đến thăm các công tước tiểu thư hay đến thăm bá tước. Khi biết rằng họ muổn đến thăm bá tước, anh ta nói bá tước đại nhân hiện đang ốm nặng hơn trước và không muốn tiếp ai cả. Boris nói bằng tiếng Pháp. - Ta có thể đi về được rồi đấy. - Này con - bà mẹ nói, giọng cầu khẩn, bàn tay lại chạm lên cánh tay con, tưởng chừng sờ như vậy có thể an ủi và khích lệ Boris Boris không nói gì nữa, chàng nhìn mẹ như muốn dò hỏi, nhưng vẫn không cởi áo khoác. Anna Mikhailovna nói với người giữ cửa, giọng dịu dàng. - Này anh, tôi biết bá tước Kiril Vladimirovich ốm rất nặng… Chính vì vậy tôi mới đến đây… vì tôi là bà con. Tôi sẽ không làm phiền bá tước đâu anh ạ… Tôi muốn gặp công tước Vaxili Xergeyevich. Ông ta hiện đang ở đây. Nhờ anh báo giúp. Người giữ cửa hầm hầm giật dây chuông và quay lưng vào. Anh ta gọi to người hầu đi giày có bít tất cao, mặc lễ phục bấy giờ đang chạy từ trên lầu xuống, nhìn qua hàng tay vịn của cầu thang gác: - Công tước phu nhân Drubeskaya muốn gặp công tước Vaxili Xergeyevich. Người mẹ sửa lại các nếp áo trên chiếc áo dài bằng lụa nhuộm, nhìn vào tấm gương Vênêxi ở trên tường rồi chân đi đôi giầy đã mòn, nhanh nhẹn bước lên những bậc cầu thang gác lót thảm. - Này con, con đã hứa với mẹ rồi đấy nhé! - bà nói với con một lần nữa và lấy bàn tay sờ lên tay con để thúc giục. Boris cúi mặt, điềm nhiên bước theo mẹ. Hai người bước vào cãn phòng dành cho công tước Vaxili. Đến giữa phòng, họ đang định hỏi một người hầu già chạy đến khi nghe có tiếng chân người, xem phải đi dường nào, thì quả đấm bằng đồng ở cánh cửa quay một vòng và công tước Vaxili bước ra, mình mặc một cái áo choàng bằng nhung theo lối ăn mặc thường trong nhà, chỉ đeo một huy chương ngôi sao, theo sau là một người đàn ông tóc đen rất đẹp. Người này là Lorrain, thầy thuốc nổi tiếng Peterburg. Công tước hỏi: - Đúng thế đấy chứ? - Thưa công tước “errare humanum est” [23] nhưng mà… - người thầy thuốc trả lời: ông phát những chữ r la-tinh bằng gốc lưỡi như trong tiếng Pháp. - Được, được! Nhận thấy hai mẹ con Anna Mikhailovna, công tước Vaxili cúi chào tiễn thầy thuốc ra rồi im lặng đến gần họ, có ý dò hỏi. Boris nhận thấy trong khóe mắt của mẹ mình đột nhiên hiện ra một vẻ đau xót ủ ê. Chàng khẽ nhếch môi mỉm cười. - Thưa công tước, chúng ta lại gặp nhau trong một tình cảnh thực thương tâm… Người bệnh yêu quý của chúng ta như thế nào rồi? - Bà nói, giả vờ không nhận thấy cái nhìn lãnh đạm và xấc xược đang dán chặt vào mình. Công tước Vaxili nhìn bà rồi lại nhìn Boris có ý dò hỏi, gản như sửng sốt. Boris lễ phép cúi chào. Công tước Vaxili không đáp lễ quay sang nhìn Anna Mikhailovna và trả lời câu hỏi cùa bà bằng cách lắc đầu mấp máy đôi môi, ý muốn nói rằng tình trạng đã cơ hồ tuyệt vọng. Anna Mikhailovna kêu lên: - Thế kia ư? Ô thật là kinh khủng, nghĩ mà rợn cả người. Con trai tôi đấy - bà nói thêm đưa tay chỉ Boris - nó muốn thân hành đến cảm ơn ông đấy. Boris lại cung kính nghiêng mình một lần nữa. - Xin công tước hãy tin rằng lòng người mẹ quyết không bao giờ quên những điều mà công tước đã giúp cho chúng tỏi. - Tôi rất lấy làm sung sướng là đã giúp ích được phần nào cho bà Anna Mikhailovna thân mến - công tước Vaxili vừa nói vừng sửa lại cổ áo, giọng nói và cử chỉ biểu lộ cho người đã chịu ơn ông biết rằng, ở đây, tại Moskva, ông lại còn quan trọng hơn nhiều so với khi ở Peterburg trong tối tiếp tân tại nhà Annet Serer. - Anh hãy nỗ lực làm tròn bổn phận và tỏ ra là một người đứng đắn - Ông quay về phía Boris nói thêm, giọng nghiêm khắc. - Tôi rất hài lòng… Anh được nghỉ phép đấy chứ? - Ông hỏi, lãnh đạm và dõng dạc. - Thưa ngài tôi đang đợi lệnh để đi nhận chức vụ mới - Boris đáp, không tỏ ra bực tức về cái giọng khó chịu của công tước Vaxili, cũng không tỏ ra muốn tham dự vào câu chuyện, giọng chàng điềm nhiên và lễ độ đến nỗi công tước phải chăm chú nhìn chàng. - Anh ở với phu nhân phải không? - Tôi ở nhà bá tước Roxtov - Boris đáp, rồi nói thêm - Thưa ngài. - Tức là cái ông Ilya Roxtov - đã lấy Natali [24] Sinxina ấy - Anna Mikhailovna nói. - Tôi biết, tôi biết. - Công tước Vaxili nói, giọng đều đều. - Tôi không tài nào hiểu được tại sao Natali lại chịu lấy anh chàng thô lậu ấy. Một con người hoàn toàn ngốc nghếch và lố bịch. Lại là tay cờ bạc nữa thì phải. - Nhưng, thưa công tước, cũng là người rất trung hậu! - Anna Mikhailovna nói và mỉm một nụ cười cảm động, làm như bà biết rằng tay bá tước Roxtov quả xứng đáng với lời đánh giá kia, nhưng bà xin công tước thương hại cho cái ông già tội nghiệp ấy một chút. Công tước phu nhân im lặng một lát rồi hỏi. - Các bác sĩ nói thế nào? - Và trên khuôn mặt tiều tuỵ lại lộ cái vẻ xót xa thương cảm. - Ít hy vọng lắm - Công tước đáp. - Tôi rất muốn cảm ơn cậu tôi một lần nữa về những ân huệ của cậu đối với tôi và cháu Boris. Đây là con đỡ đầu của cậu tôi đấy - Bà nói thêm, với cái giọng làm như điều này lẽ ra phải làm cho công tước Vaxili sung sướng mới phải. Công tướcVaxili suy nghĩ một lát và cau mày, Anna Mikhailovna hiểu ngay ông ta sợ gặp ở bà một tay kình địch trong việc thừa hưởng gia tài bá tước Bezukhov. Bà vội vàng nói cho công tước yên tâm. - Chỉ vì tôi yêu mến chân thành và ăn ở hết lòng với cậu tôi - bà tiếp, nói chữ “cậu” một các đặc biệt có hiệu quả và lơ đễnh. - Chứ tôi vẫn biết tính nết bá tước như thế nào. Tôi biết bá tước là người cao thượng và thẳng thắn, nhưng bên cạnh bá tước chỉ có ba công tước tiểu thư… Họ còn trẻ… - Bà cúi đầu và nói thêm, giọng thì thào - Thưa công tước, bá tước đã làm xong những nhiệm vụ cuối cùng chưa? Những giây phút cuối cùng quả là vàng ngọc. Tình hình nghe như nguy kịch lắm rồi, - thế nào cũng phải sửa soạn cho bá tước, nếu quả bá tước ốm nặng như vậy. Thưa công tước, đàn bà chúng tôi, - bà mỉm cười dịu dàng - bao giờ cũng biết cách nói những điều ấy. Thế nào tôi cũng phải gặp cậu tôi; dù điều đó có làm cho tôi não lòng đến đâu; tôi vốn đã quen chịu đau khổ. Chắc hẳn công tước đã hiểu, hiểu lắm. Cũng như trong buổi tối ở nhà Annet Serer, ông ta đã hiểu rằng rất khó lòng mà rút khỏi cái mụ Anna Mikhailovna. Ông ta nói: - Bà Anna Mikhailovna ạ, việc gặp mặt này có thể làm cho bá tước mệt thêm. Chúng ta hãy đợi đến chiều, các bác sĩ dự đoán thế nào bệnh cũng sẽ lên một cơn nữa. - Nhưng thưa công tước, trong những giờ phút như thế này không thể nào chờ đợi được! Công tước thử nghĩ xem: đây là việc cứu vớt linh hồn bá tước [25] . Ô, bổn phận một người Cơ đốc giáo thật là nặng nề. Cánh cửa dẫn vào phòng trong mở ra, và một công tước tiểu thư, cháu gái của bá tước, hiện ra, vẻ mặt ảo não và lạnh lùng, thân hình quá dài so với đôi chân. Công tước Vaxili quay về phía tiểu thư hỏi: - Thế nào, bá tước thế nào? - Vẫn cứ thế, ồn, như thế này thì biết làm sao được… - Công tước tiểu thư nói mắt nhìn Anna Mikhailovna từ đầu đến chân như nhìn một người lạ. Anna Mikhailovna: - Chị đấy à? Thế mad tôi không nhận ra! - Bà nói, miệng mỉm cười sung sướng và bước lại gần người cháu gái của bá tước - Tôi vừa đến đây. Tôi đến để giúp chị săn sóc cậu lôi. Tôi biết chị đau khổ rất nhiều - Bà nói thêm, mắt ngước nhìn lên tỏ vẻ ái ngại. Công tước tiểu thư không đáp, cũng không mỉm cười, lập tức rời khỏi phòng. Bà Anna Mikhailovna tháo găng tay và ngồi xuống ghế bành như một người thắng trận, mời công tước Vaxili ngồi xuống cạnh mình. Bà mỉm cười nói với con: - Boris! Mẹ vào thăm bá tước, thăm cậu, còn con thì đến thăm anh Piotr và nhớ nói với anh Piotr rằng gia đình Roxtov mời anh đến đấy nhé. Họ mời anh ấy đến ăn bữa chiều - Rồi bà nói tiếp với bá tước Vaxili. - Nhưng tôi chắc anh ấy sẽ không đến, có phải không công tước? Công tước đáp lại, có vẻ bực mình rõ rệt: - Trái lại, tôi rất bằng lòng nếu bà giúp tôi thoát khỏi cái anh chàng ấy. Anh ta cứ ở lì đây… Bá tước không hề nhắc gì đến anh ta cả. Ông nhún vai. Một người đầy tớ đưa chàng thanh niên xuống thang gác rồi cùng chàng đi lên cái thang gác đến phòng Piôtr Kirilovich.
Lev Tolstoy
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thành,
Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên.
Nguồn: vnthuquan
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thành,
Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên.
Nguồn: vnthuquan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét