Chiến tranh và hòa bình - Phần XVb
Chương 11
Ngày hôm sau, nguyên soái mở tiệc và vũ hội, được hoàng đế hạ cố tham đự. Kutuzov được thưởng huân chương Georges hạng nhất; nhà vua tỏ ra hết sức trọng vọng ông; nhưng mọi người đều biết nhà vua bất bình với vị nguyên soái. Những nghi thức bề ngoài vẫn được giữ đúng lệ, và nhà vua là người nêu gương đầu trong việc đó; nhưng ai nấy đều biết rằng ông già có lỗi và đã trở thành vô dụng. Trong buổi vũ hội, khi Kutuzov theo một tục lệ cũ thời Ekaterina, ra lệnh đem đặt các quân kỳ cướp được của giặc dưới chân hoàng đế khi ngài bước vào phòng khiêu vũ, nhà vua nhăn mặt tỏ vẻ khó chịu và nói câu gì trong đó có người nghe mấy tiếng “lão kép hát già”. Ở Vilna nỗi bất bình của nhà vua đối với Kutuzov càng tăng thêm, đặc biệt là vì Kutuzov hiển nhiên không chịu hoặc không thể hiểu nổi ý nghĩa của chiến dịch sắp tới. Sáng hôm sau, khi nhà vua nói với các sĩ quan được triệu đến rằng: “Các vị đã cứu thoát không riêng gì nước Nga: các vị đã cứu thoát cả châu Âu”, thì mọi người ngay từ lúc ấy đã hiểu rằng cuộc chiến tranh chưa phải đã kết thúc. Chỉ riêng một mình Kutuzov không muốn hiểu điều đó và công khai nói rằng một cuộc chiến tranh không thể cải thiện tình hình và làm tăng vinh quang của nước Nga, mà chỉ có thể làm cho tình hình sút kém đi và giảm bớt vinh quang của nước Nga hiện nay là lúc ông cho là đã đến tuyệt đỉnh. Ông ra sức chứng minh cho nhà vua thấy rõ rằng không thể nào tập hợp thêm được những binh lực mới; ông nói đến tình cảnh cơ cực của nhân dân, đến khả năng thất bại v.v… Với một tâm trạng như vậy, lẽ tự nhiên vị nguyên soái chỉ có thể là một trở ngại kìm hãm cuộc chiến tranh sắp tới. Để tránh xung đột với ông già, một lối thoát tự nó hiện ra cũng như ở Auxterlitx và như ở thời kỳ đầu chiến dịch với Barclay, là phải rút khỏi chân vị nguyên soái - không làm cho ông ta kmh động, không cho ông hay biết việc đó - cái bệ quyền hành mà ta đang đứng và trao lại cho bản thân hoàng thượng. Với mục đích ấy, người ta dần dần cải tổ bộ tham mưu, bao nhiêu thực quyền của, bộ tham mưu Kutuzov đều bị thủ tiêu và chuyển vào tay nhà vua. Toll, Konovnitxyn, Yermolov được giao những công vụ khác. Mọi người đều lớn tiến nói rằng vị nguyên soái nay đã suy yếu lắm lắm và tình trạng sức khỏe của ông rất đáng lo ngại. Sức khỏe của ông phải suy sút như vậy thì mới có thể chuyển cương vị của ông cho người thế chân. Và quả nhiên sức khỏe của ông suy sút thật. Trước đây, Kutuzov đã từ Thổ Nhì Kỳ đến Viện Tài chính ở Petersburg trưng tập danh binh, rồi sau đó đến nhậm chức ở quân đội một cách tự nhiên, đơn giản và tuần tự, đúng vào lúc người ta cần đến ông, thì nay cũng vậy, khi vai trò của Kutuzov đã kết thúc, lại có một người mới, một “người thích hợp” đến thay chân ông, cũng một cách tự nhiên, đơn giản và tuần tự như thế. Chiến cuộc 1812, ngoài cái ý nghĩa của chiến tranh nhân dân vốn được lòng dân Nga nâng niu trìu mến, còn phải có một ý nghĩa khác nữa, ý nghĩa của một cuộc chiến tranh châu Âu. Sau cuộc di chuyển của các dân tộc từ phương Tây sang phương Đông còn phải có một cuộc di chuyển của các dân tộc từ phương Đông sang phương Tây, và cuộc chiến tranh này cần có một nhân vật mới có những thuộc tính, quan điểm và động cơ khác Kutuzov. Alekxandr đệ nhất, đối với việc di chuyển của các dân tộc từ phương Đông sang phương Tây và việc phục hồi lại biên giới các dân tộc, cũng cần thiết như Kutuzov cần thiết cho việc cứu sống và nêu cao vinh quang nước Nga. Kutuzov không hiểu thế nào là châu Âu, là thế cân bằng, là Napoléon. Ông không thể hiểu những cái đó được. Người đại diện của nhân dân Nga, sau khi quân thù đã bị tiêu diệt, nước Nga đã được giải phóng và đưa lên đến tuyệt đỉnh của vinh quang, không còn việc gì để mà làm nữa. Người đại diện của chiến tranh nhân dân chỉ còn một việc chết nữa mà thôi. Cho nên ông đã chết. Chương 12 Piotr, như thói thường vẫn thế, chỉ cảm thấy hết nỗi cơ cực của những cảnh thiếu thốn và cảnh sống tù hãm trong thời gian bị bắt khi những nỗi thiếu thốn và cảnh sống tù hãm ấy đã chấm dứt. Sau khi được giải thoát, chàng về Orel và ở đấy được hai ngày, trong khi đang sửa soạn đi Kiev, thì chàng lăn ra ốm và phải nằm lại ở Orel ba tháng ròng; các bác sĩ nói rằng chàng bị bệnh sốt mệt. Mặc dầu các bác sĩ đã chạy chữa, trích huyết và cho chàng uống đầy đủ các thứ thuốc chàng vẫn cứ khỏi như thường. Tất cả những việc đã xảy ra từ khi Piotr được giải thoát cho đến khi chàng lâm bệnh đều không để lại một ấn tượng gì trong tâm trí chàng. Chàng chỉ nhớ tiết trời xám xịt, u ám, hết mưa lại tuyết dầm dề, nhớ cái cảm giác day dứt thể xác, cảm giác đau rát ở chân, chàng nhớ lại một ấn tượng chung bao quát những nỗi bất hạnh, những nỗi thống khổ của con người; chàng nhớ lại cái vẻ soi mói đã khiến chàng lo sợ, chàng nhớ lại những khi chàng chạy vạy đi tìm xe và ngựa, và nhất là nhớ lại cái tình trạng mất khả năng tư duy và cảm giác của chàng trong thời gian ấy. Hôm được giải phóng, chàng đã trông thấy xác Petya Roxtov. Cùng ngày hôm ấy chàng được biết rằng sau trận Borodino công tước Andrey còn sống thêm hơn một tháng nữa và mãi gần đây mới chết ở Yaroxlav, trong nhà họ Roxtov. Cũng ngày hôm ấy Denixov, sau khi cho Piotr biết tin này, giữa chừng câu chuyện có nhắc đến cái chết của Elen, Denixov tưởng Piotr đã biết tin này từ lâu. Lúc bấy giờ Piotr chỉ lấy làm lạ về tất cả những việc đó. Chàng cảm thấy mình không thể hiểu được ý nghĩa của những tin tức ấy. Lúc bấy giờ chàng chỉ nóng lòng mong sao chóng thoát khỏi những nơi người ta đang chém giết lẫn nhau, tìm lấy một nơi ẩn náu yên tĩnh để rồi định thần lại, nghỉ ngơi và suy nghĩ về tất cả những điều mới mẻ và kỳ lạ mà chàng đã được biết trong thời gian ấy. Nhưng vừa đến Orel chàng đã lăn ra ốm. Hồi tỉnh lại sau trận ốm, Piotr thấy bên mình có hai người đầy tớ của chàng là Terenti và Vaxka từ Moskva đến, và công tước tiểu thư Katerina - người chị cả trong ba cô nữ công tước kia ở nhà cha chàng. Thời gian gần đây cô tiểu thư trú ngụ ở Eletx, trong trang viên của Piotr, nghe tin chàng ốm sau khi được giải phóng, cô ta đã lên Orel để săn sóc chàng. Trong thời gian bình phục, dần dần Piotr mới thoát khỏi những ấn tượng của mấy tháng gần đây đã trở thành quen thuộc đối với chàng, và mãi mới quen được với cái ý nghĩ là ngày mai chẳng còn ai lừa chàng đi đâu cả, chẳng có ai tước mất chiếc gường ngủ ấm áp của chàng, và chắc chắn thế nào cũng có bữa ăn trưa, bữa dùng trà và bữa ăn tối. Nhưng trong một thời gian dài chàng vẫn còn chiêm bao thấy mình sống trong hoàn cảnh tù đày như cũ. Cũng dần dà Piotr mới hiểu được những tin tức chàng được biết sau khi được giải phóng: cái chết của công tước Anđey, cái chết của vợ chàng, sự diệt vong của quân Pháp. Cái cảm giác vui mừng khi thấy mình tự do - sự tự do toàn vẹn, bất khả xâm phạm, vốn có trong bản chất con người, mà chàng đã nhận thức được ở trạm nghỉ đêm đầu tiên từ Moskva - cảm giác ấy tràn ngập lòng Piotr trong thời gian dưỡng bệnh. Chàng ngạc nhiên nhận thấy sự tự do bên trong ấy, không lệ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài, nay dường như lại được chắp thêm một thứ tự do bên ngoài, như thêm một cái gì thừa thãi, xa hoa. Chàng sống một mình, trong một thành phố xa lạ, không quen ai. Không ai đòi hỏi gì ở chàng cả; không ai bắt ép chàng đi đâu cả. Tất cả những gì chàng muốn có đều ở bên cạnh chàng; những ý nghĩ về vợ chàng xưa kia vẫn ám ảnh chàng không ngớt nay không còn nữa, vì nàng cũng không còn nữa. - Ơ thích thật! Khoái thật! - chàng tự nhủ những khi người nhà đẩy đến cạnh giường chiếc bàn phủ tấm khăn trắng tinh trên có đặt bát xúp thơm phức những chi chàng nằm xuống chiếc gường sạch sẽ êm ái, hay những khi chàng chợt nhớ ra rằng nay vợ chàng và quân Pháp đều không còn nữa - Ồ, thích quá, khoái quá! Và theo thói quen cũ chàng lại tự hỏi: “Nào, thế rồi sao? Ta sẽ làm gì?” Và lập tức, chàng lại tự trả lời: “Chả sao cả. Ta sẽ sống. Chà thích quá!” Cái điều trước kia đã day dứt chàng, điều mà chàng đã hoài công tìm kiếm - mục đích của cuộc đời - nay đối với chàng không còn tồn tại nữa. Không phải tình cờ, không phải chỉ trong giờ phút ấy cái mục đích kia mới không tồn tại đối với chàng; chàng cảm thấy cái ấy không làm gì có và không thể nào có được. Và chính cái tình trạng không có mục đích ấy đã đem lại cho chàng cái cảm giác tự do hoan hỉ đã là hạnh phúc của chàng trong thời gian ấy. Chàng không thể có mục đích, vì bây giờ chàng có niềm tin, - không phải tin vào những quy tắc; những từ ngữ, hay những tư tưởng này nọ, mà tin vào một Thượng đế sinh động, luôn luôn cảm giác được. Trước kia chàng tìm Thượng đế trong những, mục đích mà chàng tự đặt ra cho mình. Việc đi tìm mục đích ấy chẳng qua là đi tìm Thượng đế, và đột nhiên trong thời gian bị cầm tù chàng được biết, không phải bằng những từ ngữ, bằng suy luận, mà bằng cảm giác trực tiếp, cái điều mà u già của chàng đã nói với chàng từ lâu: Thượng đế ở đây ở kia, ở khắp nơi. Trong khi bị cầm tù chàng đã được biết rằng đấng Thượng đế trong Karataiev còn vĩ đại, vô tận và khó hiểu thấu hơn cả đấng kiến trúc sư của vũ trụ mà hội Tam điểm thừa nhận. Chàng có cái cảm giác của một con người chợt thấy mình đang tìm kiếm nằm ngay dưới chân, trong khi mình ra sức vận dụng nhãn lực nhìn thật xa. Suốt đời chàng đã nhìn ở đâu đâu phía trên đầu những người xung quanh, nhưng thật ra việc cần làm không phải là vận dụng nhãn lực, mà chỉ là nhìn thẳng trước mặt mình. Trước kia, chàng không biết nhìn thấy cái vĩ đại cái không thể hiểu thấu, cái vô cùng, dù là trong vật gì cũng thế. Chàng chỉ cảm thấy rằng chắc nó phải ở đâu đây, và chàng tìm nó. Trong những cái gần gũi, dễ hiểu, chàng chỉ thấy một cái gì hữu hạn, nhỏ nhặt, tầm thường vô nghĩa. Chàng tự vũ trang bằng một chiếc viễn kính tinh thần và nhìn ra xa, nơi mà cái nhỏ nhặt, tầm thường kia mờ đi trong khoảng không mù mịt, rồi tưởng chính đó là cái vĩ đại, là vô cùng chỉ vì mình không trông được rõ. Chàng đã hình dung cuộc sinh hoạt âu châu, chính trị, hội Tam điển, triết học, lòng từ thiện như vậy đấy Nhưng ngay những lúc ấy, những giờ phút mà chàng cho là mình yếu đuối, trí tuệ của chàng đã đi sâu vào cõi xa xăm ấy, và ở đấy chàng vẫn trông thấy những cái nhỏ nhặt, tầm thường vô nghĩa kia. Còn bây giờ thì chàng đã biết được cách nhìn thấy cái vĩ đại cái vĩnh viễn là cái vô cùng trong mọi vật, cho nên lẽ tự nhiên là để thấy nó, để hưởng thụ cái khoái cảm được chiêm ngưỡng nó, chàng đã vứt bỏ chiếc viễn kính mà trước nay chàng vẫn dùng để nhìn qua đầu những con người, và vui mừng ngắm cuộc sống không ngừng thly đổi vĩnh viễn vĩ đại, không sao hiểu thấu và vô cùng vô tận đang diễn ra quanh chàng. Và càng nhìn gần bao nhiêu, chàng lại càng thấy yên tĩnh và sung sướng bấy nhiêu. Cái câu hỏi khủng khiếp trước kia đã làm sụp đổ tất cả những kiến trúc trí tuệ của chàng: “Vì sao?” Bây giờ không còn tồn tại đối với chàng nữa. Bây giờ trong lòng chàng bao giờ cũng có một câu trả lời đơn giản sẵn sàng đáp lại câu hỏi đó: Vì Thượng đế, đấng Thượng đế mà nếu không phải do ý chí của Người thì không có một sợi tóc nào của chúng sinh có thể rơi xuống. Chương 13 Piotr hầu như không có gì thay đổi trong phong thái bên ngoài. Trông chàng vẫn hệt như xưa. Cũng như xưa, chàng thường đãng trí và có vẻ không chú ý tới những việc đang diễn ra trước mắt mà lại mải mê bận tâm về một điều gì riêng tư, đặc biệt. Có khác chăng là trước kia khi chàng quên những việc đang diễn ra trước mắt, quên những điều người ta đang nói với chàng, thì chàng cau trán lại một cách đau đớn, dường như đang cố sức mà không sao thấy rõ một cái gì cách chàng rất xa. Bây giờ chàng vẫn thường quên những điều người ta nói với chàng, quên những việc diễn ra trước mắt, nhưng bây giờ, với một thoáng nụ cười dường như ngạo nghễ, chàng nhìn ngay vào những điều đang diễn ra trước mắt, lắng nghe những điều người ta đang nói với chàng, tuy có thể thấy rõ rằng chàng nhìn thấy và nghe thấy một điều gì khác hẳn. Trước kia, chàng có vẻ là một người tuy có hiền lành nhưng lại khổ sở, cho nên người ta bất giác xa lánh chàng. Bây giờ nụ cười vui sướng luôn luôn thấp thoáng trên môi chàng, và mắt chàng long lanh niềm đồng cảm với những người chung quanh, như có ý hỏi: họ có sung sướng như chàng không, và khi có mặt chàng người ta thấy dễ chịu. Trước kia chàng nói nhiểu, khi nói thường nổi nóng lên và nghe rất ít, bây giờ chàng ít khi sôi nổi trong khi nói chuyện, chàng có một cách nghe chuyện làm cho người ta sẵn lòng thổ lộ với chàng những điều sâu kín nhất. Nữ công tước Katerina xưa nay vốn chẳng ưa gì Piotr và nhất là từ khi lão bá tước chết lại càng có ác cảm với chàng, vì thấy mình phải chịu ơn chàng; nhưng đến nay, sau khi đến Orel một thời gian ngắn với ý định tỏ rõ cho Piotr biết rằng tuy chàng bạc nghĩa như vậy cô ta cũng vẫn thấy mình có nhiệm vụ săn sóc chàng, nữ công tước đã bực mình và ngạc nhiên nhận thấy mình mến chàng. Piotr không hề làm gì để gây thiện cảm của nữ công tước. Chàng chỉ tò mò nhìn cô ta. Trước kia mỗi khi chàng nhìn cô ta, nữ công tước cảm thấy trong khóe mắt chàng chỉ có sự thờ ơ và chế giễu, và cũng như trước mặt những người khác, cô ta đã co rụt lại và chỉ đưa ra cái khía cạnh đối phó của mình; bây giờ thì ngược lại, nữ công tước cảm thấy dường như chàng tìm cách hiểu thấu những khía cạnh sâu kín nhất của tâm hồn cô ta; và lúc đầu còn e ngại, rồi dần dần cảm khích, cô tả đã mở ra cho chàng những khía cạnh tốt đẹp ẩn kín trong tâm hồn mình. Dù là người xảo quyệt đến đâu cũng không thể nào len lỏi vào lòng tin của nữ công tước một cách khéo léo như Piotr. Chàng gợi lại những kỷ niệm đẹp nhất trong thời niên thiếu của nữ công tước và tỏ lòng đồng cảm với cô. Nhưng thật ra tất cả cái khôn khéo của Piotr chẳng qua là ở chỗ chàng chỉ muốn thỏa mãn ý thích của mình trong công việc thức tỉnh những tỉnh cảm tốt đẹp của con người ở cô nữ công tước chua chát, khô khan và kiêu hãnh theo một kiểu riêng ấy. - Phải, anh ấy là một người tốt, rất tốt, khi nào không bị ảnh hưởng của những người xấu, mà chịu ảnh hưởng của những người như ta, - nữ công tước tự nhủ như vậy. Sự thay đổi diễn ra trong Piotr cũng được các gia nhân của chàng - Terenty và Vaxka, nhận thấy theo cách riêng của họ. Họ cho rằng chàng nay đã giản dị đi nhiều. Đêm đêm sau khi cởi áo cho chủ đi nằm và chúc ngủ ngon giấc, Terenty, tay cầm đôi ủng, chiếc áo, thường nấn ná lại một lúc chờ xem ông chủ có bắt chuyện không. Và phấn lớn Piotr đều giữ Terenty lại mỗi khi thấy anh ta muốn nói chuyện. - Này, anh thử kể tôi nghe… dạo ấy các anh làm cách nào kiếm được thức ăn? - chàng hỏi. Và Terenty bắt đầu kể chuyện về cảnh điều linh của thành Moskva, về bá tước quá cố. Anh ta cầm chiếc áo đứng hồi lâu trong phòng Piotr, kể chuyện cho chàng nghe và đôi khi nghe chàng kể chuyện, rồi lui ra phòng ngoài với cảm giác dễ chịu thấy chàng gần gũi mình và thấy mình mến chàng như một người bạn. Người thầy thuốc chữa bệnh cho Piotr và ngày nào cũng đến thăm chàng, tuy tự thấy mình có nhiệm vụ làm ra vẻ như mỗi phút của mình đều quý giá cho nhân loại khổ đau - như thói thường các bác sĩ vẫn thế - nhưng cũng ngồi hàng giờ ở phòng Piotr kể cho chàng nghe những mẩu chuyện ưa thích về những điều quan sát về thái độ những người bệnh nói chung và đặc biệt là thái độ các nữ bệnh nhân. - Phải, với một người như vậy nói chuyện thật thú vị, không phải như ở tỉnh xép nhà mình, - ông ta thường nói. Ở Orel có mấy viên sĩ quan tù binh Pháp trú ngụ; ông thầy thuốc đưa đến nhà Piotr một trong các sĩ quan đó, một người Ý trẻ tuổi. Viên sĩ quan bắt đầu lui tới nhà Piotr, và nữ công tước thường đùa cợt về những tình cảm đằm thắm mà viên sĩ quan người Ý biểu lộ với Piotr. Người Ý ấy hình như chỉ sung sướng khi nào có thể đến nói chuyện với Piotr, kể cho chàng nghe về những quãng đời dĩ vãng, về cuộc sống gia đình, về những cuộc tình duyên của mình và thổ lộ cho chàng biết lòng căm giận quân Pháp và nhất là Napoléon. - Nếu người Nga đều giống ông cả, dù chỉ ít nhiều thôi, - viên sĩ quan người Ý nói với Piotr - thì gây chiến tranh với một dân tộc như dân tộc ông thật là một tội báng bổ. Ông đã phải chịu khổ sở vì quân Pháp như vậy mà thậm chí cũng không hề có ý oán trách gì họ cả. Và sở dĩ Piotr chiếm được tình yêu mến bồng bột của người Ý kia cũng chỉ vì chàng đã thức tỉnh được những khía cạnh tốt đẹp nhất trong tâm hồn anh ta và đã biết quý trọng những khía cạnh ấy. Vào cuối thời gian Piotr ở Orel, có một người quen cũ đến thăm chàng. Đó là bá tước Vinarxki là một người hội viên Tam điểm đã kết nạp chàng năm 1807. Vinarxki lấy một người vợ Nga giầu có, có những điền trang lớn ở tỉnh Orel, và bấy giờ ông ta đang giữ một chức vụ lâm thời trong sở tiếp tế lương thực của thành phố. Nghe tin Piotr ở Orel, Vinarxki, tuy xưa nay chưa bao giờ quen thân với chàng, cũng đến gặp chàng với thái độ niềm nở và thân mật mà những người tình cờ gặp nhau trên sa mạc thường có. Ở Orel, Vinarxki thấy chán, nên rất vui mừng khi được gặp một người cùng giới và cũng chí hướng - ông ta tưởng thế. Nhưng chẳng bao lâu, Vinarxki phải ngạc nhiên nhận thấy rằng Piotr lạc hậu đối với tình hình sinh hoạt hiện tại và, như lời ông ta dùng để định nghĩa Piotr, đã trở nên thờ ơ và vị kỷ. - Anh mụ mẫm đi đấy anh bạn ạ! - ông ta nói với chàng. Tuy vậy, khi giao thiệp với Piotr, Vinarxki vẫn thấy dễ chịu hơn ngày trước. Và ngày nào ông ta cũng lại đến nhà chàng. Còn Piotr, bây giờ mỗi khi nhìn thấy Vinarxki và nghe ông ta nói chuyện, lại lấy làm lạ và khó lòng có thể tin rằng mới gần đây thôi chính chàng cũng giống như thế. Vinarxki là một người đã có vợ có con, bận rộn với những công việc quản lý điền trang của vợ, với ông cụ, với gia đình. Ông ta cho rằng tất cả những thứ đó đều là những vật chướng ngại trong cuộc sống và đều đáng khinh, vì mục đích của ông đó là mưu cầu phúc lợi cho bản thân và gia đình. Những vấn đề quân sự, hành chính, chính trị, hội Tam điểm, luôn luôn thu hút hết sức chú ý của ông ta. Và Piotr không tìm cách thay đổi quan điểm của Vinarxki, không chê trách ông ta, chàng chỉ xem xét, với cái thái độ giễu cợt luôn luôn điềm tĩnh và vui vẻ của chàng, cái hiện tượng kỳ lạ mà chàng biết quá rõ. Trong khi tiếp xúc với Vinarxki, với nữ công tước, với bác sĩ, với tất cả những người thường gặp chàng, Piotr có một nét mới khiến cho tất cả mọi người đều có thiện cảm với chàng: chàng thừa nhận rằng mỗi người đều có thể có suy nghĩ, cảm xúc và nhìn nhận sự vật theo cách của mình; thừa nhận rằng lời lẽ không thể làm cho con người từ bỏ quan niệm của mình đi được. Đó là đặc tính chính đáng của mỗi người, cái đặc tính trước kia đã khiến Piotr bối rối và bực dọc, nhưng bây giờ lại chính là nền tảng của sự quan tâm và thiện cảm của chàng đối với người khác. Sự bất đồng, đôi khi là sự mâu thuẫn hoàn toàn giữa quan điểm với cách sống của họ và giữa người này với người khác làm cho Piotr vui thích, đưa lai cho chàng nụ cười châm biếm dịu dàng Trong những công việc thực tiễn bây giờ Piotr đột nhiên cảm thấy mình có một chỗ dựa vững vàng mà trước kia chàng không hề có và không ngờ là mình có thể có được. Trước kia, khi có vấn đề tiền bạc, nhất là khi có người xin tiền - giàu có như chàng dù những trường hợp như thế rất hay xảy ra - chàng đều lâm vào một tình trạng bối rối nan giải. “Có nên cho không? - chàng thường tự hỏi - Mình thì có tiền, mà người ấy thì đang cần. Nhưng người kia còn cần hơn. Ai cần hơn? Hay có lẽ cả hai đều bịp bợm?” Trước kia chàng không thể nào tìm được một giải pháp để thoát khỏi những băn khoăn ấy, và có được bao nhiêu chàng cứ đem cho tất cả mọi người. Trước kia chàng cứ phải băn khoăn như thế mỗi khi có vấn đề liên quan đến tài sản của chàng, khi mỗi người khuyên chàng một cách. Bây giờ chàng ngạc nhiên nhận thấy rằng trong tất cả những vấn đề ấy chàng không còn băn khoăn, ngờ vực gì nữa. Trong chàng nay đã có một vị quan tòa căn cứ trên những đạo luật nào đấy mà chính chàng cũng không rõ để đoán định cái gì cần làm và cái gì không. Chàng nay cũng vẫn dửng dưng với những công việc tiền nong như trước, nhưng bây giờ chàng biết chắc chắn cái gì cần phải làm và cái gì không nên làm. Vị quan tòa mới trong chàng đã tuyên án lần đầu tiên khi có một viên đại tá Pháp đến gặp chàng, kể lể rất nhiều về những chiến công của mình và cuối cùng với một giọng gần như hách dịch yêu cầu Piotr đưa cho ông ta bốn nghìn phơ-răng để gửi cho vợ con. Piotr đã từ chối một cách dễ dàng, chẳng có sự giằng co gì cả; về sau chàng chỉ lấy làm lạ, không hiểu tại sao một việc trước kia tưởng đâu nan giải như vậy mà nay chàng lại có thể giải quyết dễ dàng và giản dị đến thế. Đồng thời, ngay trong khi từ khước viên đại tá, chàng cũng quyết định là khi rời Orel ra đi phải dùng mưu mẹo để buộc viên sĩ quan người Ý phải nhận cho kỳ được một số tiền mà chàng biết là anh ta đang cần. Thêm một việc nữa chứng minh cho Piotr thấy rõ cái quan điểm mới của mình đối với những công việc thực tiễn là cách chàng giải quyết vấn đề trả nợ cho vợ chàng và vấn đề tu sửa hay không tu sửa các tòa nhà và dinh thự của chàng ở Moskva. Viên tổng quản đến Orel tìm chàng và hai người cùng tính toán những sổ thu thập của chàng nay đã thay đổi. Theo những khoản tính của viên tổng quán, vụ hỏa hoạn Moskva đã làm tốn mất của chàng khoảng hai triệu rúp. Mặt khác viên tổng quản lại tính toán cho Piotr thấy rằng mặc dầu có những tổn thất đó, số thu nhập của chàng những không giảm sút mà còn tăng lên, nếu chàng từ khước việc trả nợ những món nợ của bá tước phu nhân để lại, vì không có bổn phận phải trả, và nếu chàng không tu sửa các tòa nhà ở Moskva và trang dinh thự ở ngoại thành, vì những thứ này tốn của chàng mỗi năm tám vạn rúp mà chẳng đưa lại lợi tức gì cả. - Phải, phải đúng đấy, - Piotr nói, miệng mỉm cười vui vẻ - Phải, phải, tôi chẳng cần gì những cái đó. Nhờ bị phá sản, tôi đã giầu lên rất nhiều. Nhưng vào tháng giêng Xavelits từ Moskva đến, kể cho chàng nghe về tình hình Moskva, về bản thiết kế của viên kiến trúc sư nhằm tu sửa tòa nhà và dinh thự, Xavelits nói đến việc đó như một việc đã quyết định xong xuôi. Cũng thời gian ấy Piotr nhận được những bức thư của công tước Vaxili và của những người quen khác ở Petersburg, nói về những món nợ của vợ chàng. Và Piotr quyết định rằng giải pháp của viên tổng quản đã được chàng tán thưởng thật ra không ổn, rằng chàng phải đi Petersburg thanh toán nợ nần của vợ và xây dựng lại nhà cửa ở Moskva. Tại sao phải làm như thế mới được. Quyết định này làm cho sổ thu thập cả chàng giảm mất ba phần tư. Nhưng vẫn phải quyết định như vậy, chàng cảm thấy thế. Vinarxki cũng sắp đi Moskva, nên hai người hẹn nhau cùng đi. Suốt thời gian dưỡng bệnh ở Orel, Piotr luôn luôn có một cảm giác vui mừng, yêu đời. Nhưng trong khi đi đường, khi chàng thấy mình ở giữa khoảng trời rộng thoáng, trông thấy hàng trăm khuôn mặt mới mẻ, cảm giác ấy lại càng mãnh liệt hơn. Trong suốt cuộc hành trình chàng thấy vui như cậu học sinh được đi nghỉ hè. Tất cả những con người gặp trên đường: người đánh xe, người trạm trưởng, những người nông dân đi trên đường hay ở trong làng - tất cả đều có một ý nghĩa mới mẻ đối với chàng. Sự có mặt và những lời nhận xét của Vinarxki luôn luôn phàn nàn về tình trạng nghèo nàn, dốt nát và lạc hậu của nước Nga so với châu Âu, chỉ làm cho Piotr thêm vui. Chỗ nào Vinarxki chỉ thấy có sự đình trệ thì Piotr lại thấy một sinh lực mãnh mẽ phi thường, cái sinh lực đã duy trì, trên khoảng đất ba la phủ tuyết này, sự sống của một dân tộc vẹn thuần, đặc biệt và thống nhất. Chàng không cãi lại Vinarxki, và dường như để tán đồng ông ta (vì giả vờ tán đồng là cách đơn giản nhất để tránh những cuộc cãi vã không đưa lại kết quả nào) chàng vui vẻ mỉm cười nghe ông ta nói.
Ngày hôm sau, nguyên soái mở tiệc và vũ hội, được hoàng đế hạ cố tham đự. Kutuzov được thưởng huân chương Georges hạng nhất; nhà vua tỏ ra hết sức trọng vọng ông; nhưng mọi người đều biết nhà vua bất bình với vị nguyên soái. Những nghi thức bề ngoài vẫn được giữ đúng lệ, và nhà vua là người nêu gương đầu trong việc đó; nhưng ai nấy đều biết rằng ông già có lỗi và đã trở thành vô dụng. Trong buổi vũ hội, khi Kutuzov theo một tục lệ cũ thời Ekaterina, ra lệnh đem đặt các quân kỳ cướp được của giặc dưới chân hoàng đế khi ngài bước vào phòng khiêu vũ, nhà vua nhăn mặt tỏ vẻ khó chịu và nói câu gì trong đó có người nghe mấy tiếng “lão kép hát già”. Ở Vilna nỗi bất bình của nhà vua đối với Kutuzov càng tăng thêm, đặc biệt là vì Kutuzov hiển nhiên không chịu hoặc không thể hiểu nổi ý nghĩa của chiến dịch sắp tới. Sáng hôm sau, khi nhà vua nói với các sĩ quan được triệu đến rằng: “Các vị đã cứu thoát không riêng gì nước Nga: các vị đã cứu thoát cả châu Âu”, thì mọi người ngay từ lúc ấy đã hiểu rằng cuộc chiến tranh chưa phải đã kết thúc. Chỉ riêng một mình Kutuzov không muốn hiểu điều đó và công khai nói rằng một cuộc chiến tranh không thể cải thiện tình hình và làm tăng vinh quang của nước Nga, mà chỉ có thể làm cho tình hình sút kém đi và giảm bớt vinh quang của nước Nga hiện nay là lúc ông cho là đã đến tuyệt đỉnh. Ông ra sức chứng minh cho nhà vua thấy rõ rằng không thể nào tập hợp thêm được những binh lực mới; ông nói đến tình cảnh cơ cực của nhân dân, đến khả năng thất bại v.v… Với một tâm trạng như vậy, lẽ tự nhiên vị nguyên soái chỉ có thể là một trở ngại kìm hãm cuộc chiến tranh sắp tới. Để tránh xung đột với ông già, một lối thoát tự nó hiện ra cũng như ở Auxterlitx và như ở thời kỳ đầu chiến dịch với Barclay, là phải rút khỏi chân vị nguyên soái - không làm cho ông ta kmh động, không cho ông hay biết việc đó - cái bệ quyền hành mà ta đang đứng và trao lại cho bản thân hoàng thượng. Với mục đích ấy, người ta dần dần cải tổ bộ tham mưu, bao nhiêu thực quyền của, bộ tham mưu Kutuzov đều bị thủ tiêu và chuyển vào tay nhà vua. Toll, Konovnitxyn, Yermolov được giao những công vụ khác. Mọi người đều lớn tiến nói rằng vị nguyên soái nay đã suy yếu lắm lắm và tình trạng sức khỏe của ông rất đáng lo ngại. Sức khỏe của ông phải suy sút như vậy thì mới có thể chuyển cương vị của ông cho người thế chân. Và quả nhiên sức khỏe của ông suy sút thật. Trước đây, Kutuzov đã từ Thổ Nhì Kỳ đến Viện Tài chính ở Petersburg trưng tập danh binh, rồi sau đó đến nhậm chức ở quân đội một cách tự nhiên, đơn giản và tuần tự, đúng vào lúc người ta cần đến ông, thì nay cũng vậy, khi vai trò của Kutuzov đã kết thúc, lại có một người mới, một “người thích hợp” đến thay chân ông, cũng một cách tự nhiên, đơn giản và tuần tự như thế. Chiến cuộc 1812, ngoài cái ý nghĩa của chiến tranh nhân dân vốn được lòng dân Nga nâng niu trìu mến, còn phải có một ý nghĩa khác nữa, ý nghĩa của một cuộc chiến tranh châu Âu. Sau cuộc di chuyển của các dân tộc từ phương Tây sang phương Đông còn phải có một cuộc di chuyển của các dân tộc từ phương Đông sang phương Tây, và cuộc chiến tranh này cần có một nhân vật mới có những thuộc tính, quan điểm và động cơ khác Kutuzov. Alekxandr đệ nhất, đối với việc di chuyển của các dân tộc từ phương Đông sang phương Tây và việc phục hồi lại biên giới các dân tộc, cũng cần thiết như Kutuzov cần thiết cho việc cứu sống và nêu cao vinh quang nước Nga. Kutuzov không hiểu thế nào là châu Âu, là thế cân bằng, là Napoléon. Ông không thể hiểu những cái đó được. Người đại diện của nhân dân Nga, sau khi quân thù đã bị tiêu diệt, nước Nga đã được giải phóng và đưa lên đến tuyệt đỉnh của vinh quang, không còn việc gì để mà làm nữa. Người đại diện của chiến tranh nhân dân chỉ còn một việc chết nữa mà thôi. Cho nên ông đã chết. Chương 12 Piotr, như thói thường vẫn thế, chỉ cảm thấy hết nỗi cơ cực của những cảnh thiếu thốn và cảnh sống tù hãm trong thời gian bị bắt khi những nỗi thiếu thốn và cảnh sống tù hãm ấy đã chấm dứt. Sau khi được giải thoát, chàng về Orel và ở đấy được hai ngày, trong khi đang sửa soạn đi Kiev, thì chàng lăn ra ốm và phải nằm lại ở Orel ba tháng ròng; các bác sĩ nói rằng chàng bị bệnh sốt mệt. Mặc dầu các bác sĩ đã chạy chữa, trích huyết và cho chàng uống đầy đủ các thứ thuốc chàng vẫn cứ khỏi như thường. Tất cả những việc đã xảy ra từ khi Piotr được giải thoát cho đến khi chàng lâm bệnh đều không để lại một ấn tượng gì trong tâm trí chàng. Chàng chỉ nhớ tiết trời xám xịt, u ám, hết mưa lại tuyết dầm dề, nhớ cái cảm giác day dứt thể xác, cảm giác đau rát ở chân, chàng nhớ lại một ấn tượng chung bao quát những nỗi bất hạnh, những nỗi thống khổ của con người; chàng nhớ lại cái vẻ soi mói đã khiến chàng lo sợ, chàng nhớ lại những khi chàng chạy vạy đi tìm xe và ngựa, và nhất là nhớ lại cái tình trạng mất khả năng tư duy và cảm giác của chàng trong thời gian ấy. Hôm được giải phóng, chàng đã trông thấy xác Petya Roxtov. Cùng ngày hôm ấy chàng được biết rằng sau trận Borodino công tước Andrey còn sống thêm hơn một tháng nữa và mãi gần đây mới chết ở Yaroxlav, trong nhà họ Roxtov. Cũng ngày hôm ấy Denixov, sau khi cho Piotr biết tin này, giữa chừng câu chuyện có nhắc đến cái chết của Elen, Denixov tưởng Piotr đã biết tin này từ lâu. Lúc bấy giờ Piotr chỉ lấy làm lạ về tất cả những việc đó. Chàng cảm thấy mình không thể hiểu được ý nghĩa của những tin tức ấy. Lúc bấy giờ chàng chỉ nóng lòng mong sao chóng thoát khỏi những nơi người ta đang chém giết lẫn nhau, tìm lấy một nơi ẩn náu yên tĩnh để rồi định thần lại, nghỉ ngơi và suy nghĩ về tất cả những điều mới mẻ và kỳ lạ mà chàng đã được biết trong thời gian ấy. Nhưng vừa đến Orel chàng đã lăn ra ốm. Hồi tỉnh lại sau trận ốm, Piotr thấy bên mình có hai người đầy tớ của chàng là Terenti và Vaxka từ Moskva đến, và công tước tiểu thư Katerina - người chị cả trong ba cô nữ công tước kia ở nhà cha chàng. Thời gian gần đây cô tiểu thư trú ngụ ở Eletx, trong trang viên của Piotr, nghe tin chàng ốm sau khi được giải phóng, cô ta đã lên Orel để săn sóc chàng. Trong thời gian bình phục, dần dần Piotr mới thoát khỏi những ấn tượng của mấy tháng gần đây đã trở thành quen thuộc đối với chàng, và mãi mới quen được với cái ý nghĩ là ngày mai chẳng còn ai lừa chàng đi đâu cả, chẳng có ai tước mất chiếc gường ngủ ấm áp của chàng, và chắc chắn thế nào cũng có bữa ăn trưa, bữa dùng trà và bữa ăn tối. Nhưng trong một thời gian dài chàng vẫn còn chiêm bao thấy mình sống trong hoàn cảnh tù đày như cũ. Cũng dần dà Piotr mới hiểu được những tin tức chàng được biết sau khi được giải phóng: cái chết của công tước Anđey, cái chết của vợ chàng, sự diệt vong của quân Pháp. Cái cảm giác vui mừng khi thấy mình tự do - sự tự do toàn vẹn, bất khả xâm phạm, vốn có trong bản chất con người, mà chàng đã nhận thức được ở trạm nghỉ đêm đầu tiên từ Moskva - cảm giác ấy tràn ngập lòng Piotr trong thời gian dưỡng bệnh. Chàng ngạc nhiên nhận thấy sự tự do bên trong ấy, không lệ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài, nay dường như lại được chắp thêm một thứ tự do bên ngoài, như thêm một cái gì thừa thãi, xa hoa. Chàng sống một mình, trong một thành phố xa lạ, không quen ai. Không ai đòi hỏi gì ở chàng cả; không ai bắt ép chàng đi đâu cả. Tất cả những gì chàng muốn có đều ở bên cạnh chàng; những ý nghĩ về vợ chàng xưa kia vẫn ám ảnh chàng không ngớt nay không còn nữa, vì nàng cũng không còn nữa. - Ơ thích thật! Khoái thật! - chàng tự nhủ những khi người nhà đẩy đến cạnh giường chiếc bàn phủ tấm khăn trắng tinh trên có đặt bát xúp thơm phức những chi chàng nằm xuống chiếc gường sạch sẽ êm ái, hay những khi chàng chợt nhớ ra rằng nay vợ chàng và quân Pháp đều không còn nữa - Ồ, thích quá, khoái quá! Và theo thói quen cũ chàng lại tự hỏi: “Nào, thế rồi sao? Ta sẽ làm gì?” Và lập tức, chàng lại tự trả lời: “Chả sao cả. Ta sẽ sống. Chà thích quá!” Cái điều trước kia đã day dứt chàng, điều mà chàng đã hoài công tìm kiếm - mục đích của cuộc đời - nay đối với chàng không còn tồn tại nữa. Không phải tình cờ, không phải chỉ trong giờ phút ấy cái mục đích kia mới không tồn tại đối với chàng; chàng cảm thấy cái ấy không làm gì có và không thể nào có được. Và chính cái tình trạng không có mục đích ấy đã đem lại cho chàng cái cảm giác tự do hoan hỉ đã là hạnh phúc của chàng trong thời gian ấy. Chàng không thể có mục đích, vì bây giờ chàng có niềm tin, - không phải tin vào những quy tắc; những từ ngữ, hay những tư tưởng này nọ, mà tin vào một Thượng đế sinh động, luôn luôn cảm giác được. Trước kia chàng tìm Thượng đế trong những, mục đích mà chàng tự đặt ra cho mình. Việc đi tìm mục đích ấy chẳng qua là đi tìm Thượng đế, và đột nhiên trong thời gian bị cầm tù chàng được biết, không phải bằng những từ ngữ, bằng suy luận, mà bằng cảm giác trực tiếp, cái điều mà u già của chàng đã nói với chàng từ lâu: Thượng đế ở đây ở kia, ở khắp nơi. Trong khi bị cầm tù chàng đã được biết rằng đấng Thượng đế trong Karataiev còn vĩ đại, vô tận và khó hiểu thấu hơn cả đấng kiến trúc sư của vũ trụ mà hội Tam điểm thừa nhận. Chàng có cái cảm giác của một con người chợt thấy mình đang tìm kiếm nằm ngay dưới chân, trong khi mình ra sức vận dụng nhãn lực nhìn thật xa. Suốt đời chàng đã nhìn ở đâu đâu phía trên đầu những người xung quanh, nhưng thật ra việc cần làm không phải là vận dụng nhãn lực, mà chỉ là nhìn thẳng trước mặt mình. Trước kia, chàng không biết nhìn thấy cái vĩ đại cái không thể hiểu thấu, cái vô cùng, dù là trong vật gì cũng thế. Chàng chỉ cảm thấy rằng chắc nó phải ở đâu đây, và chàng tìm nó. Trong những cái gần gũi, dễ hiểu, chàng chỉ thấy một cái gì hữu hạn, nhỏ nhặt, tầm thường vô nghĩa. Chàng tự vũ trang bằng một chiếc viễn kính tinh thần và nhìn ra xa, nơi mà cái nhỏ nhặt, tầm thường kia mờ đi trong khoảng không mù mịt, rồi tưởng chính đó là cái vĩ đại, là vô cùng chỉ vì mình không trông được rõ. Chàng đã hình dung cuộc sinh hoạt âu châu, chính trị, hội Tam điển, triết học, lòng từ thiện như vậy đấy Nhưng ngay những lúc ấy, những giờ phút mà chàng cho là mình yếu đuối, trí tuệ của chàng đã đi sâu vào cõi xa xăm ấy, và ở đấy chàng vẫn trông thấy những cái nhỏ nhặt, tầm thường vô nghĩa kia. Còn bây giờ thì chàng đã biết được cách nhìn thấy cái vĩ đại cái vĩnh viễn là cái vô cùng trong mọi vật, cho nên lẽ tự nhiên là để thấy nó, để hưởng thụ cái khoái cảm được chiêm ngưỡng nó, chàng đã vứt bỏ chiếc viễn kính mà trước nay chàng vẫn dùng để nhìn qua đầu những con người, và vui mừng ngắm cuộc sống không ngừng thly đổi vĩnh viễn vĩ đại, không sao hiểu thấu và vô cùng vô tận đang diễn ra quanh chàng. Và càng nhìn gần bao nhiêu, chàng lại càng thấy yên tĩnh và sung sướng bấy nhiêu. Cái câu hỏi khủng khiếp trước kia đã làm sụp đổ tất cả những kiến trúc trí tuệ của chàng: “Vì sao?” Bây giờ không còn tồn tại đối với chàng nữa. Bây giờ trong lòng chàng bao giờ cũng có một câu trả lời đơn giản sẵn sàng đáp lại câu hỏi đó: Vì Thượng đế, đấng Thượng đế mà nếu không phải do ý chí của Người thì không có một sợi tóc nào của chúng sinh có thể rơi xuống. Chương 13 Piotr hầu như không có gì thay đổi trong phong thái bên ngoài. Trông chàng vẫn hệt như xưa. Cũng như xưa, chàng thường đãng trí và có vẻ không chú ý tới những việc đang diễn ra trước mắt mà lại mải mê bận tâm về một điều gì riêng tư, đặc biệt. Có khác chăng là trước kia khi chàng quên những việc đang diễn ra trước mắt, quên những điều người ta đang nói với chàng, thì chàng cau trán lại một cách đau đớn, dường như đang cố sức mà không sao thấy rõ một cái gì cách chàng rất xa. Bây giờ chàng vẫn thường quên những điều người ta nói với chàng, quên những việc diễn ra trước mắt, nhưng bây giờ, với một thoáng nụ cười dường như ngạo nghễ, chàng nhìn ngay vào những điều đang diễn ra trước mắt, lắng nghe những điều người ta đang nói với chàng, tuy có thể thấy rõ rằng chàng nhìn thấy và nghe thấy một điều gì khác hẳn. Trước kia, chàng có vẻ là một người tuy có hiền lành nhưng lại khổ sở, cho nên người ta bất giác xa lánh chàng. Bây giờ nụ cười vui sướng luôn luôn thấp thoáng trên môi chàng, và mắt chàng long lanh niềm đồng cảm với những người chung quanh, như có ý hỏi: họ có sung sướng như chàng không, và khi có mặt chàng người ta thấy dễ chịu. Trước kia chàng nói nhiểu, khi nói thường nổi nóng lên và nghe rất ít, bây giờ chàng ít khi sôi nổi trong khi nói chuyện, chàng có một cách nghe chuyện làm cho người ta sẵn lòng thổ lộ với chàng những điều sâu kín nhất. Nữ công tước Katerina xưa nay vốn chẳng ưa gì Piotr và nhất là từ khi lão bá tước chết lại càng có ác cảm với chàng, vì thấy mình phải chịu ơn chàng; nhưng đến nay, sau khi đến Orel một thời gian ngắn với ý định tỏ rõ cho Piotr biết rằng tuy chàng bạc nghĩa như vậy cô ta cũng vẫn thấy mình có nhiệm vụ săn sóc chàng, nữ công tước đã bực mình và ngạc nhiên nhận thấy mình mến chàng. Piotr không hề làm gì để gây thiện cảm của nữ công tước. Chàng chỉ tò mò nhìn cô ta. Trước kia mỗi khi chàng nhìn cô ta, nữ công tước cảm thấy trong khóe mắt chàng chỉ có sự thờ ơ và chế giễu, và cũng như trước mặt những người khác, cô ta đã co rụt lại và chỉ đưa ra cái khía cạnh đối phó của mình; bây giờ thì ngược lại, nữ công tước cảm thấy dường như chàng tìm cách hiểu thấu những khía cạnh sâu kín nhất của tâm hồn cô ta; và lúc đầu còn e ngại, rồi dần dần cảm khích, cô tả đã mở ra cho chàng những khía cạnh tốt đẹp ẩn kín trong tâm hồn mình. Dù là người xảo quyệt đến đâu cũng không thể nào len lỏi vào lòng tin của nữ công tước một cách khéo léo như Piotr. Chàng gợi lại những kỷ niệm đẹp nhất trong thời niên thiếu của nữ công tước và tỏ lòng đồng cảm với cô. Nhưng thật ra tất cả cái khôn khéo của Piotr chẳng qua là ở chỗ chàng chỉ muốn thỏa mãn ý thích của mình trong công việc thức tỉnh những tỉnh cảm tốt đẹp của con người ở cô nữ công tước chua chát, khô khan và kiêu hãnh theo một kiểu riêng ấy. - Phải, anh ấy là một người tốt, rất tốt, khi nào không bị ảnh hưởng của những người xấu, mà chịu ảnh hưởng của những người như ta, - nữ công tước tự nhủ như vậy. Sự thay đổi diễn ra trong Piotr cũng được các gia nhân của chàng - Terenty và Vaxka, nhận thấy theo cách riêng của họ. Họ cho rằng chàng nay đã giản dị đi nhiều. Đêm đêm sau khi cởi áo cho chủ đi nằm và chúc ngủ ngon giấc, Terenty, tay cầm đôi ủng, chiếc áo, thường nấn ná lại một lúc chờ xem ông chủ có bắt chuyện không. Và phấn lớn Piotr đều giữ Terenty lại mỗi khi thấy anh ta muốn nói chuyện. - Này, anh thử kể tôi nghe… dạo ấy các anh làm cách nào kiếm được thức ăn? - chàng hỏi. Và Terenty bắt đầu kể chuyện về cảnh điều linh của thành Moskva, về bá tước quá cố. Anh ta cầm chiếc áo đứng hồi lâu trong phòng Piotr, kể chuyện cho chàng nghe và đôi khi nghe chàng kể chuyện, rồi lui ra phòng ngoài với cảm giác dễ chịu thấy chàng gần gũi mình và thấy mình mến chàng như một người bạn. Người thầy thuốc chữa bệnh cho Piotr và ngày nào cũng đến thăm chàng, tuy tự thấy mình có nhiệm vụ làm ra vẻ như mỗi phút của mình đều quý giá cho nhân loại khổ đau - như thói thường các bác sĩ vẫn thế - nhưng cũng ngồi hàng giờ ở phòng Piotr kể cho chàng nghe những mẩu chuyện ưa thích về những điều quan sát về thái độ những người bệnh nói chung và đặc biệt là thái độ các nữ bệnh nhân. - Phải, với một người như vậy nói chuyện thật thú vị, không phải như ở tỉnh xép nhà mình, - ông ta thường nói. Ở Orel có mấy viên sĩ quan tù binh Pháp trú ngụ; ông thầy thuốc đưa đến nhà Piotr một trong các sĩ quan đó, một người Ý trẻ tuổi. Viên sĩ quan bắt đầu lui tới nhà Piotr, và nữ công tước thường đùa cợt về những tình cảm đằm thắm mà viên sĩ quan người Ý biểu lộ với Piotr. Người Ý ấy hình như chỉ sung sướng khi nào có thể đến nói chuyện với Piotr, kể cho chàng nghe về những quãng đời dĩ vãng, về cuộc sống gia đình, về những cuộc tình duyên của mình và thổ lộ cho chàng biết lòng căm giận quân Pháp và nhất là Napoléon. - Nếu người Nga đều giống ông cả, dù chỉ ít nhiều thôi, - viên sĩ quan người Ý nói với Piotr - thì gây chiến tranh với một dân tộc như dân tộc ông thật là một tội báng bổ. Ông đã phải chịu khổ sở vì quân Pháp như vậy mà thậm chí cũng không hề có ý oán trách gì họ cả. Và sở dĩ Piotr chiếm được tình yêu mến bồng bột của người Ý kia cũng chỉ vì chàng đã thức tỉnh được những khía cạnh tốt đẹp nhất trong tâm hồn anh ta và đã biết quý trọng những khía cạnh ấy. Vào cuối thời gian Piotr ở Orel, có một người quen cũ đến thăm chàng. Đó là bá tước Vinarxki là một người hội viên Tam điểm đã kết nạp chàng năm 1807. Vinarxki lấy một người vợ Nga giầu có, có những điền trang lớn ở tỉnh Orel, và bấy giờ ông ta đang giữ một chức vụ lâm thời trong sở tiếp tế lương thực của thành phố. Nghe tin Piotr ở Orel, Vinarxki, tuy xưa nay chưa bao giờ quen thân với chàng, cũng đến gặp chàng với thái độ niềm nở và thân mật mà những người tình cờ gặp nhau trên sa mạc thường có. Ở Orel, Vinarxki thấy chán, nên rất vui mừng khi được gặp một người cùng giới và cũng chí hướng - ông ta tưởng thế. Nhưng chẳng bao lâu, Vinarxki phải ngạc nhiên nhận thấy rằng Piotr lạc hậu đối với tình hình sinh hoạt hiện tại và, như lời ông ta dùng để định nghĩa Piotr, đã trở nên thờ ơ và vị kỷ. - Anh mụ mẫm đi đấy anh bạn ạ! - ông ta nói với chàng. Tuy vậy, khi giao thiệp với Piotr, Vinarxki vẫn thấy dễ chịu hơn ngày trước. Và ngày nào ông ta cũng lại đến nhà chàng. Còn Piotr, bây giờ mỗi khi nhìn thấy Vinarxki và nghe ông ta nói chuyện, lại lấy làm lạ và khó lòng có thể tin rằng mới gần đây thôi chính chàng cũng giống như thế. Vinarxki là một người đã có vợ có con, bận rộn với những công việc quản lý điền trang của vợ, với ông cụ, với gia đình. Ông ta cho rằng tất cả những thứ đó đều là những vật chướng ngại trong cuộc sống và đều đáng khinh, vì mục đích của ông đó là mưu cầu phúc lợi cho bản thân và gia đình. Những vấn đề quân sự, hành chính, chính trị, hội Tam điểm, luôn luôn thu hút hết sức chú ý của ông ta. Và Piotr không tìm cách thay đổi quan điểm của Vinarxki, không chê trách ông ta, chàng chỉ xem xét, với cái thái độ giễu cợt luôn luôn điềm tĩnh và vui vẻ của chàng, cái hiện tượng kỳ lạ mà chàng biết quá rõ. Trong khi tiếp xúc với Vinarxki, với nữ công tước, với bác sĩ, với tất cả những người thường gặp chàng, Piotr có một nét mới khiến cho tất cả mọi người đều có thiện cảm với chàng: chàng thừa nhận rằng mỗi người đều có thể có suy nghĩ, cảm xúc và nhìn nhận sự vật theo cách của mình; thừa nhận rằng lời lẽ không thể làm cho con người từ bỏ quan niệm của mình đi được. Đó là đặc tính chính đáng của mỗi người, cái đặc tính trước kia đã khiến Piotr bối rối và bực dọc, nhưng bây giờ lại chính là nền tảng của sự quan tâm và thiện cảm của chàng đối với người khác. Sự bất đồng, đôi khi là sự mâu thuẫn hoàn toàn giữa quan điểm với cách sống của họ và giữa người này với người khác làm cho Piotr vui thích, đưa lai cho chàng nụ cười châm biếm dịu dàng Trong những công việc thực tiễn bây giờ Piotr đột nhiên cảm thấy mình có một chỗ dựa vững vàng mà trước kia chàng không hề có và không ngờ là mình có thể có được. Trước kia, khi có vấn đề tiền bạc, nhất là khi có người xin tiền - giàu có như chàng dù những trường hợp như thế rất hay xảy ra - chàng đều lâm vào một tình trạng bối rối nan giải. “Có nên cho không? - chàng thường tự hỏi - Mình thì có tiền, mà người ấy thì đang cần. Nhưng người kia còn cần hơn. Ai cần hơn? Hay có lẽ cả hai đều bịp bợm?” Trước kia chàng không thể nào tìm được một giải pháp để thoát khỏi những băn khoăn ấy, và có được bao nhiêu chàng cứ đem cho tất cả mọi người. Trước kia chàng cứ phải băn khoăn như thế mỗi khi có vấn đề liên quan đến tài sản của chàng, khi mỗi người khuyên chàng một cách. Bây giờ chàng ngạc nhiên nhận thấy rằng trong tất cả những vấn đề ấy chàng không còn băn khoăn, ngờ vực gì nữa. Trong chàng nay đã có một vị quan tòa căn cứ trên những đạo luật nào đấy mà chính chàng cũng không rõ để đoán định cái gì cần làm và cái gì không. Chàng nay cũng vẫn dửng dưng với những công việc tiền nong như trước, nhưng bây giờ chàng biết chắc chắn cái gì cần phải làm và cái gì không nên làm. Vị quan tòa mới trong chàng đã tuyên án lần đầu tiên khi có một viên đại tá Pháp đến gặp chàng, kể lể rất nhiều về những chiến công của mình và cuối cùng với một giọng gần như hách dịch yêu cầu Piotr đưa cho ông ta bốn nghìn phơ-răng để gửi cho vợ con. Piotr đã từ chối một cách dễ dàng, chẳng có sự giằng co gì cả; về sau chàng chỉ lấy làm lạ, không hiểu tại sao một việc trước kia tưởng đâu nan giải như vậy mà nay chàng lại có thể giải quyết dễ dàng và giản dị đến thế. Đồng thời, ngay trong khi từ khước viên đại tá, chàng cũng quyết định là khi rời Orel ra đi phải dùng mưu mẹo để buộc viên sĩ quan người Ý phải nhận cho kỳ được một số tiền mà chàng biết là anh ta đang cần. Thêm một việc nữa chứng minh cho Piotr thấy rõ cái quan điểm mới của mình đối với những công việc thực tiễn là cách chàng giải quyết vấn đề trả nợ cho vợ chàng và vấn đề tu sửa hay không tu sửa các tòa nhà và dinh thự của chàng ở Moskva. Viên tổng quản đến Orel tìm chàng và hai người cùng tính toán những sổ thu thập của chàng nay đã thay đổi. Theo những khoản tính của viên tổng quán, vụ hỏa hoạn Moskva đã làm tốn mất của chàng khoảng hai triệu rúp. Mặt khác viên tổng quản lại tính toán cho Piotr thấy rằng mặc dầu có những tổn thất đó, số thu nhập của chàng những không giảm sút mà còn tăng lên, nếu chàng từ khước việc trả nợ những món nợ của bá tước phu nhân để lại, vì không có bổn phận phải trả, và nếu chàng không tu sửa các tòa nhà ở Moskva và trang dinh thự ở ngoại thành, vì những thứ này tốn của chàng mỗi năm tám vạn rúp mà chẳng đưa lại lợi tức gì cả. - Phải, phải đúng đấy, - Piotr nói, miệng mỉm cười vui vẻ - Phải, phải, tôi chẳng cần gì những cái đó. Nhờ bị phá sản, tôi đã giầu lên rất nhiều. Nhưng vào tháng giêng Xavelits từ Moskva đến, kể cho chàng nghe về tình hình Moskva, về bản thiết kế của viên kiến trúc sư nhằm tu sửa tòa nhà và dinh thự, Xavelits nói đến việc đó như một việc đã quyết định xong xuôi. Cũng thời gian ấy Piotr nhận được những bức thư của công tước Vaxili và của những người quen khác ở Petersburg, nói về những món nợ của vợ chàng. Và Piotr quyết định rằng giải pháp của viên tổng quản đã được chàng tán thưởng thật ra không ổn, rằng chàng phải đi Petersburg thanh toán nợ nần của vợ và xây dựng lại nhà cửa ở Moskva. Tại sao phải làm như thế mới được. Quyết định này làm cho sổ thu thập cả chàng giảm mất ba phần tư. Nhưng vẫn phải quyết định như vậy, chàng cảm thấy thế. Vinarxki cũng sắp đi Moskva, nên hai người hẹn nhau cùng đi. Suốt thời gian dưỡng bệnh ở Orel, Piotr luôn luôn có một cảm giác vui mừng, yêu đời. Nhưng trong khi đi đường, khi chàng thấy mình ở giữa khoảng trời rộng thoáng, trông thấy hàng trăm khuôn mặt mới mẻ, cảm giác ấy lại càng mãnh liệt hơn. Trong suốt cuộc hành trình chàng thấy vui như cậu học sinh được đi nghỉ hè. Tất cả những con người gặp trên đường: người đánh xe, người trạm trưởng, những người nông dân đi trên đường hay ở trong làng - tất cả đều có một ý nghĩa mới mẻ đối với chàng. Sự có mặt và những lời nhận xét của Vinarxki luôn luôn phàn nàn về tình trạng nghèo nàn, dốt nát và lạc hậu của nước Nga so với châu Âu, chỉ làm cho Piotr thêm vui. Chỗ nào Vinarxki chỉ thấy có sự đình trệ thì Piotr lại thấy một sinh lực mãnh mẽ phi thường, cái sinh lực đã duy trì, trên khoảng đất ba la phủ tuyết này, sự sống của một dân tộc vẹn thuần, đặc biệt và thống nhất. Chàng không cãi lại Vinarxki, và dường như để tán đồng ông ta (vì giả vờ tán đồng là cách đơn giản nhất để tránh những cuộc cãi vã không đưa lại kết quả nào) chàng vui vẻ mỉm cười nghe ông ta nói.
- Và cũng là vì - Piotr nói tiếp, - chỉ có người nào tin có
Thượng đế dìu dắt chúng ta mới có thể chịu đựng được một tổn thất như tổn thất
của phu nhân và của cô, - Piotr nói. Natasa đã mở miệng nói một câu gì, nhưng bỗng
dừng lại. Piotr hấp tấp ngoảnh mặt đi và lại quay sang hỏi tiểu thư Maria về những
ngày cuối cùng của bạn chàng. Vẻ bối rối của Piotr bây giờ hầu như đã biến hết,
nhưng đồng thời chàng cẩm thấy cả sự tự do thoái mái trước kia của chàng cũng
biến mất: chàng thấy rằng trước mọi lời lẽ, mọi hành động của chàng bây giờ đều
có một vị quan tòa, và lời phán xử của vị quan tòa ấy chàng tôn trọng hơn hết
thảy bất cứ lời phán xét nào của mọi tòa án trên thế gian. Chàng nói, và cứ mỗi
lời nói ra chàng lại cân nhắc xem xét nó có thể gợi lên trong lòng Natasa một ấn
tượng như thế nào. Chàng không cố ý nói ra những điều có thể làm nàng vừa lòng,
nhưng khi nói ra một điều gì chàng đều đứng trên quan điểm của nàng mà tự phê
phán. Công tước tiểu thư Maria, như xưa nay vẫn thế, miễn cưỡng kể lại tình trạng
công tước Andrey khi nàng gặp lại. Nhưng những câu hỏi của Piotr, đôi mắt thảng
thốt của chàng, khuôn mặt run run vì xúc động của chàng dần dần buộc nàng phải
đi sâu vào những chi tiết mà nàng vẫn sợ không dám ôn lại dù chỉ trong tâm trí
mình. - Phải, phải, thế đấy! - Piotr nói, cả người cúi về phía tiểu thư Maria
và khát khao nghe nàng kể. - Phải, phải thế là anh ấy đã bình tâm lại? Anh ấy
đã dịu lại? Anh ấy xưa nay vẫn dốc hết tâm hồn đi tìm một điều duy nhất; làm
sao trở thành một người tốt hoàn toàn, cho nên anh ấy không thể sợ chết được.
Những khuyết điểm của anh ấy - nếu có - không phải do tự bản chất. Thế nghĩa là
anh ấy đã dịu lại? - Piotr nói - Anh ấy gặp lại cô như vậy thật hạnh phúc quá
chàng bỗng quay sang nói với Natasa và nhìn nàng với đôi mắt đẫm lệ. Mặt Natasa
run run. Nàng cau mày và cúi đầu nhìn xuống đất một lát. Nàng phân vân không biết
có nên nói không. - Phải, đó là hạnh phúc, - nàng nói khẽ, giọng trần trầm - Đối
với tôi thì đó chắc chắn là một niềm hạnh phúc - Nàng im lặng một lát - Mà anh ấy…
anh ấy… cũng nói rằng anh ấy đang mong gặp tôi khi tôi đến. - Giọng nói của
Natasa nghẹn ngào. Nàng đỏ mặt, xiết chặt hai tay trên đầu gối và bỗng nhiên, hẳn
là cố lấy sức tự chủ, nàng ngẩng đầu lên và bắt đầu nói nhanh: - Khi rời Moskva
ra đi chúng tôi chẳng hay biết gì cả. Tôi không dám hỏi thăm tin tức anh ấy. Thế
rồi bỗng nhiên Sonya nói với tôi là anh ấy đang cùng đi với chúng tôi. Tôi
không nghĩ ngợi gì hết, tôi không thể hình dung tình trạng ấy ra sao, tôi chỉ thấy
cần gặp anh ấy, cần ở bên cạnh anh ấy. Nàng nói hổn hển, giọng run run. Và
không để ai ngắt lời, nàng kể một hơi những điều mà nàng chưa bao giờ kể với
ai, tất cả những gì mà nàng đã trải qua trong ba tuần lễ đi đường và ở lại
Yaroxlav. Piotr há miệng nghe nàng kể, đôi mắt đẫm lệ không rời nàng. Trong khi
nghe nàng, chàng không nghĩ tới công tước Andrey, không nghĩ đến cái chết hay đến
những điều nàng kể. Chàng nghe nàng nói và chỉ thấy xót thương nỗi đau khổ mà
hiện nay nàng đang trải qua trong khi kể. Công tước tiểu thư, mặt mếu máo vì cố
nén nước mắt, ngồi cạnh Natasa và lần đầu tiên nghe kể lại những ngày cuối cùng
trong cuộc tình duyên của anh nàng với Natasa. Có thể thấy rõ rằng câu chuyện kể
đau đớn và vui mừng này là một nhu cầu thiết yếu đối với Natasa. Nàng kể, pha
trộn những chi tiết vụn vặt không đâu với những điều bí mật sâu kín nhất, và có
thể tưởng chừng nàng sẽ không bao giờ kể xong được. Có những điều nàng nhắc đi
nhắc lại đến mầy lần. Sau cánh cửa chợt nghe tiếng Dexal xin phép cho Nikoluska
vào chào cô đi ngủ. - Thế là hết, chỉ có thế thôi… - Natasa nói. Nàng vụt đứng
dậy khi Nikoluska vào, bước nhanh gần như chạy ra cửa, va đầu vào cánh cửa lấp
sau bức rèm, và với một tiếng rên rỉ không hiểu vì đau hay vì buồn, nàng chạy
ra khỏi phòng. Piotr nhìn khung cửa nàng vừa chạy và không hiểu nổi vì sao bỗng
thấy mình chỉ còn trơ trọi lại một mình bơ vơ trong vũ trụ. Công tước tiểu thư
Maria chợt làm cho chàng sực tỉnh, nàng nhắc chàng lưu ý đến đứa cháu trai vừa
đi vào phòng. Khuôn mặt Nikoluska hao hao giống bố, giây phút mủi lòng này đã
làm cho Piotr xúc động đến nỗi sau khi ôm hôn đứa bé chàng vội vã đứng dậy, lục
tìm chiếc khăn mùi xoa và đi ra phía cửa sổ. Chàng muốn cáo từ tiểu thư Maria,
nhưng nàng giữ chàng lại. - Không, tôi với Natasa nhiều khi đến hai giờ sáng mới
đi ngủ, xin anh ngồi lại một lát. Tôi bảo dọn bữa khuya. Anh xuống nhà đi,
chúng tôi sẽ xuống ngay. Trước khi Piotr bước ra, tiểu thư Maria bảo chàng: -
Đây là lần đầu tiên Natasa nói đến anh ấy như thế đấy! Chương 17 Người nhà đưa
Piotr vào gian phòng ăn rộng rãi thắp nến sáng trưng, mấy phút sau nghe có tiếng
chân bước, rồi công tước tiểu thư Maria và Natasa vào phòng. Natasa khá điềm
tĩnh, tuy cái phong thái nghiêm nghị, không có bóng dáng nụ cười, bây giờ đã trở
lại trên gương mặt nàng. Công tước tiểu thư, Natasa và Piotr cùng một cảm giác
ngượng nghịu thường thấy sau một câu chuyện tâm sự nghiêm trang. Nói tiếp câu
chuyện ban nãy thì không được, nói những chuyện vu vơ thì không tiện, mà im lặng
thì khó chịu, vì thật ra người ta muốn nói, và nếu im lặng thì có vẻ như vờ
vĩnh. Họ lặng lẽ đến cạnh bàn. Những người hầu dịch ghế cho họ ngồi. Piotr mở tấm
khăn mát lạnh ra và định tâm là sẽ lên tiếng để chấm dứt quãng im lặng, chàng
đưa mắt nhìn Natasa và tiểu thư Maria. Cùng một lúc cả hai người cùng có định ấy:
mắt họ đều sáng long lanh niềm yêu đời và ý thừa nhận rằng ngoài nỗi buồn ra
còn cả niềm vui nữa. - Bá tước uống vodka nhé? - công tước tiểu thư Maria nói,
và câu nói bỗng xua tan bóng tối của dĩ vãng. - Anh kể chuyện anh đi, - tiểu
thư nói - Người ta kể về anh những chuyện thật là thần kỳ. - Vâng, - Piotr đáp,
nụ cười quen thuộc được vẻ chế giễu dịu dàng bây giờ đã trở lại trên gương mặt
chàng. - Chính tôi cũng đã nghe họ kể về mình những chuyện thần kỳ mà trong
chiêm bao tôi cũng chưa từng thấy. Marva Abramovna mời tôi lại nhà rồi kể cho
tôi nghe những sự việc mà tôi đã sống qua hoặc chắc hẳn phải sống qua. Stepan
Stepanovich cũng dạy cho tôi biết cần phải kể như thế nào. Nói chung tôi nhận
thấy là làm một con người thú vị cũng hay (bây giờ tôi là một con người thú vị
đấy), họ gọi tôi đến và kể chuyện cho tôi ntơhe., Natasa mỉm cười và toan nói
điều gì. - Chúng tôi nghe họ kể lại - tiểu thư Maria ngắt lời nàng - rằng anh
đã thiệt hại mất hai triệu rúp ở Moskva có đúng không? - Nhưng tôi đã giàu lên
gấp ba, - Piotr nói. Tuy những công nợ của vợ chàng và việc xây lại nhà cửa đã
làm cho tình cảnh của chàng thay đổi hẳn, Piotr vẫn tiếp tục kể rằng chàng đã
giàu lên gấp ba. - Món lãi mà tôi thu được một cách chắc chắn là tôi đã được tự
do. Chàng mở đầu, giọng nghiêm trang, nhưng rồi chàng không nói tiếp nữa, vì nhận
thấy đó là một đề tài nói chuyện quá vị kỷ. - Thế anh cho xây nhà lại à? -
Vâng, Xavelits muốn thế. - Anh ạ, thế khi còn ở Moskva anh chưa biết bá tước
phu nhân mất à? - Tiểu thư Maria nói đoạn lập tức đỏ mặt lên, vì nhận thấy mình
hỏi như vậy ngay sau khi Piotr đã được tự do tức là đã gán cho câu nói của
chàng một nghĩa mà có lẽ nó không hề có. Chưa Piotr đáp, hẳn là không thấy ngượng
nghịu gì về cách tiểu thư Maria lý giải câu nói của mình về tự do. Mãi đến dạo ở
Orel tôi mới biết, và chắc hai tiểu thư không thể tưởng tượng tin ấy làm cho
tôi kinh hãi đến nhường nào. Chúng tôi trước kia chẳng là một đôi vợ chồng
gương mẫu - chàng nói nhanh, mắt liếc nhìn Natasa và nhận thấy gương mặt nàng lộ
vẻ tò mò muốn biết chàng đối với vợ ra sao - nhưng cái chết ấy đã gây cho tôi một
ấn tượng thật khủng khiếp. Khi hai người xích mích với nhau, bao giờ cả hai người
đều có lỗi. Và đối với một người không còn nữa, thì lỗi của mình bỗng nặng lên
lạ thường. Vả lại chết như vậđược, chẳng có bạn bè, chẳng có ai an ủi - Tôi rất
thương, rất thương nhà tôi, - chàng kết thúc, và thích thú nhận thấy vẻ tán đồng
vui vẻ trên gương mặt Natasa. - Phải, thế bây giờ anh đã lại thành một người độc
thân, một người chưa vợ, - tiểu thư Maria nói. Piotr bỗng đỏ tía mặt lên và hổi
lâu chàng cố gắng không nhìn Natasa. Khi chàng đã dám nhìn nàng, vẻ mặt nàng lạnh
lùng, nghiêm nghị và thậm chí còn có vẻ khinh bỉ nữa - chàng có cảm tưởng như vậy.
- Nhưng có đúng là anh đã gặp và nói chuyện với Napoléon như họ vẫn kể không? -
tiểu thư Maria nói. Piotr cười. - Không, không hề có như thế. Bao giờ họ cũng cứ
tưởng đâu hễ bị Pháp bắt tức là trở thành một tân khách của Napoléon. Tôi không
những không hề trông thấy ông ta, mà thậm chí cũng không hề nghe nói đến ông ta
nữa. Tôi tiếp xúc với những người thấp hơn ông ta nhiều. Bữa ăn khuya đã xong
và Piotr, tuy lúc đầu không muốn kể lại thời gian mình bị cầm tù, dần dần bị
lôi cuốn theo đà kể chuyện. - Nhưng đúng là anh ở lại để giết Napoléon chứ? -
Natasa hỏi chàng, miệng hơi chúm chím cười - Tôi đã đoán được việc ấy từ khi gặp
anh ở tháp Xukharev, anh có nhớ không? Piotr thú nhận rằng quả đúng như thế, và
từ đấy những câu chuyện hỏi của tiểu thư Maria và nhất là của Natasa dần dần
lái chàng đi vào tỉ mỉ về những chuyện phiêu lưu của chàng
Thoạt tiên chàng kể với cái sắc thái giễu cợt dịu dàng nay đã
trở thành một cách nhìn của chàng đối với mọi người và nhất là đối với bản
thân, nhưng về sau, khi chàng kể đến những nỗi khổ, những cảnh khủng khiếp mà
chàng đã chứng kiến, chàng sôi nổi hẳn lên và bắt đầu nói với nỗi xúc động đã cố
nén bớt của một con người đang nhớ lại những ấn tượng mãnh liệt. Công tước tiểu
thư Maria mỉm cười dịu dàng, khi thì nhìn Piotr, khi thì nhìn Natasa. Trong suốt
câu chuyện nàng chỉ nhìn thấy Piotr và tấm lòng nhân hậu của chàng. Natasa, đầu
tựa lên khuỷu tay, vẻ mặt luôn luôn thay đổi theo câu chuyện, chăm chú theo dõi
Piotr không rời một phút, rõ ràng là đang cùng chàng sống lại những sự việc
chàng đang kể - không phải chỉ có đôi mắt nàng, mà những tiếng kêu và những câu
hỏi vắt tắt của nàng cũng cho Piotr thấy rõ rằng những điều mà chàng kể Natasa
đã hiểu đúng được những gì chàng muốn truyền đạt. Có thể thấy rõ nàng không hững
hiểu được những điều chàng kể, mà còn hiểu được những điều chàng muốn nói ra
nhưng không sao diễn đạt được bằng lời. Đến đoạn chàng đi tìm đứa bé và bênh vực
người đàn bà rồi bị bắt, Piotr kể như sau: -Thật là một cảnh tượng khủng khiếp,
trẻ con bị bỏ rơi, có đứa bị bỏ rơi ở giữa đám cháy… Tôi đã trông thấy người ta
cứu một đứa ra… có những người đàn bà, bị chúng cướp đồ đạc, giật mất hoa tai.
Piotr đỏ mặt, lúng túng. - Lúc bấy giờ có một đội tuần tiễu đến, họ bắt tất cả
những người nào không cướp bóc, bao nhiêu đàn ông đều bị bắt hết. Cả tôi cũng vậy.
- Chắc là anh không kể hết, chắc anh có làm việc gì… Natasa ngừng một lát, - một
việc gì rất tốt. Piotr lại kể tiếp. Trong khi kể lại cuộc hành trình chàng định
bỏ qua những chi tiết khủng khiếp, nhưng Natasa cứ khẩn khoản xin chàng đừng bỏ
sót một chút gì. Piotr bắt đầu kể về Karataiev (chàng đã rời bàn ăn đứng dậy đi
đi lại lại trong phòng, Natasa đưa mắt nhìn theo), nhưng rồi nghĩ thế nào lại
thôi. - Không, hai tiểu thư không thể hiểu tôi đã học được những điều quý giá
như thế nào ở con người vô học, tưởng chừng như ngu ngốc ấy. - Không, không,
anh kể đi, - Natasa nói, - Thế người ấy bây giờ ra sao? - Chúng nó giết chết
bác ấy gần như ngay trước mặt tôi - và Piotr bắt đầu kể lại thời kỳ cuối của cuộc
hành trình, bệnh trạng của Karataiev (giọng chàng cứ phút phút lại run lên) và
cái chết của bác ta. Piotr kể lại những chuyện chàng đã trải qua, và chưa bao
giờ chàng nhớ lại người chuyện ấy dưới một ánh sáng giống như lúc này. Chàng dường
như thấy một ý nghĩa mới trong những sự việc chàng đã sống qua. Bây giờ, khi kể
tất cả những sự việc đó cho Natasa nghe, chàng được hưởng cái thú hiếm có mà phụ
nữ thường đem lại cho những người đàn ông khi nghe họ kể chuyện - không phải những
người phụ nữ thông minh trong khi nghe thường cố nhớ lại những điều mà người ta
nói để làm cho trí tuệ mình phong phú thêm và hễ có dịp là đem ra kể, hoặc cố gắng
xếp đặt lại những điều đã nghe kể theo kiểu của mình và nóng lòng nói ra cho
nhanh những câu nhận xét thông minh rút ra từ cái cơ ngợi trí tuệ nhỏ bé của
mình, mà là những người phụ nữ chân chính có cái năng khiếu lựa chọn và hấp thụ
tất cả những cái gì tốt đẹp trong những biểu hiện của nam giới. Natasa, tuy
chính nàng cũng không toàn tâm toàn ý nghe Piotr kể: nàng không hề bỏ qua một mảy
may nào, dù là một câu một chữ, một chỗ dao động trong giọng nói, một cái nhìn,
một cử chỉ, một thớ thịt rung động trên gương mặt của Piotr. Một từ vừa phát ra
đã được nàng đón lấy và đưa thẳng vào cõi lòng cởi mở của nàng, và nàng đoán được
cái ý nghĩa bí ẩn của tất cả hoạt động nội tâm Piotr. Công tước tiểu thư Maria
hiểu câu chuyện kể, đồng cảm với chàng, nhưng bây giờ có một điều khác thu hút
hết sức chú ý của nàng, nàng thấy rằng giữa Natasa và Piotr có thể có tình yêu
và hạnh phúc được. Và ý nghĩ ấy, lần đầu tiên đến với nàng, đã khiến lòng nàng
vui mừng khấp khởi. Lúc ấy trời đã sáng. Những người hầu bàn vẻ mặt rầu rĩ và
nghiêm nghị chốc chốc lại thay nến, nhưng không ai để ý đến họ. Piotr đã kể hết.
Natasa với đôi mắt sáng long lanh vẫn nhìn chàng chăm, chú như muốn hiểu biết
những điều còn lại mà có lẽ chàng không nói ra. Piotr, vẻ bối rối và sung sướng,
thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn nàng và ngẫm xem bây giờ nên nói gì để chuyển câu
chuyện sang một đề tài khác. Tiểu thư Maria ừn lặng. Không ai thoáng có ý nghĩ
rằng bây giờ đã là ba giờ sáng và đã đến lúc nên đi nghỉ. - Người ta thường
nói: tai họa, đau khổ, - Piotr nói - Nhưng nếu bây giờ, ngay giây phút này có
ai nói với tôi: anh có muốn tiếp tục sống như hồi bị bắt, hay sống lại từ đầu tất
cả những sự việc ấy không? Thì tôi sẽ trả lời rằng xin trời cứ cho tôi bị tù và
ăn thịt ngựa lần nữa. Ta cứ tưởng hễ bị vứt ra khỏi con đường quen thuộc là đã
mất hết: nhưng thật ra lúc đó mới bắt đầu có một cái gì mới mẻ, tốt đẹp. Một
khi hãy còn cuộc sống thì tất là hãy còn hạnh phúc. Trước mắt chúng ta còn nhiều,
nhiều lắm. Điều này tôi nói với cô đấy, - chàng nói thêm với Natasa. - Phải, phải,
- nàng nói, đáp lại một điều gì khác hẳn, - và tôi không ao ước gì hơn là sống
lại tất cả từ đầu. Piotr chăm chú nhìn nàng. - Vâng, không còn ao ước gì hơn nữa,
- Natasa nhắc lại. - Không đúng, không đúng, - Piotr nói to lên - Tôi còn sống
và muốn sống, thì đó chẳng phải là lỗi của tôi, cô cũng thế. Bỗng Natasa gục đầu
vào tay và khóc. - Natasa làm sao thế? - công tước tiểu thư Maria nói. - Không,
không sao cả - Nàng nhìn Piotr, mỉm cười qua làn nước mắt - Chào anh nhé, đã đến
lúc đi ngủ. Piotr đứng dậy cáo từ. Công tước tiểu thư Maria và Natasa vẫn thường
như vậy, lại gặp nhau trong phòng ngủ. Họ nói chuyện về những điều Piotr đã kể.
Tiểu thư Maria không nói ý kiến của nàng về Piotr. Natasa cũng không nhắc đến
chàng. - Thôi, Maria ngủ ngon nhé, - Natasa nói - Maria biết không, nhiều khi
em sợ rằng chúng mình không nói đến anh ấy (công tước Andrey) như thể sợ làm
cho tình cảm chúng mình thấp kém đi thế rồi dần dần đâm ra quên anh ấy. Công tước
tiểu thư buông một tiếng thở dài nặng trĩu và tiếng thở dài ấy thừa nhận rằng
Natasa nói đúng, nhưng ngoài miệng nàng không đồng ý với bạn. Làm sao có thế
quên được? - nàng nói. - Hôm nay em kể được hết mọi việc, thấy nhẹ nhõm quá, em
vừa thấy khổ tâm, vừa đau xót, vừa thấy nguôi lòng. Rất nguôi lòng, - Natasa
nói, - Em tin chắc rằng Piotr quý anh ấy lắm. Chính vì vậy em kể cho Piotr
nghe… kể như vậy có làm sao không - nàng bỗng đỏ mặt hỏi. - Kể cho Piotr ấy à?
- Ồ, không! Anh ấy quá tốt, - tiểu thư Maria nói. - Maria ạ, - Natasa bỗng nói
với một nụ cười tinh nghịch mà từ lâu tiểu thư Maria không trông thấy trên
gương mặt nàng - Anh ấy trông sạch sẽ, trơn tru, tươi tắn như là vừa mới tắm ấy,
Maria có hiểu không? - Về tinh thần ấy mà, có đúng không? - Phải, - tiểu thư
Maria nói, - Anh ấy hơn trước nhiều Lại mặc áo đuôi én ngăn ngắn, tóc cũng cắt
ngắn, đúng thật, đúng như vừa mới tắm xong… như ba cũng có khi… - Mình hiểu rằng
anh ấy (công tước Andrey) chưa mến ai bằng Piotr - tiểu thư Maria nói. - Đúng,
và anh ấy khác Piotr lắm. Người ta thường nói là đàn ông họ thân nhau khi nào họ
thật khác nhau. Chắc chắn là đúng như vậy Có đúng là Piotr chẳng giống anh ấy
tí nào không? - Đúng, và Piotr thật là một người tốt tuyệt trần. - Thôi Maria
ngủ ngon nhé, - Natasa đáp. Và nụ cười tinh nghịch lúc nãy như bị bỏ quên vẫn
vương lại trên gương mặt nàng. Chương 18 Đêm hôm ấy Piotr không ngủ được, chàng
đi đi lại lại trong phòng, khi thì cau mày nghĩ đến một việc gì khó khăn, rồi bỗng
so vai rùng mình, khi thì mỉm cười vui sướng. Chàng nghĩ đến công tước Andrey,
đến Natasa, đến tình yêu của hai người và khi thì ghen với dĩ vãng của nàng,
khi thì trách mình đã tự dung thứ ý nghĩ đó. Đã sáu giờ mà chàng vẫn đi đi lại
lại trong phòng. “Thôi thì biết làm thế nào, nếu không thể tránh được? Biết làm
thế nào? Như vậy tức là phải thế mới được”, - chàng tự nhủ, rồi vội vã cởi áo
lên gường nằm, lòng sung sướng và bồi hồi xúc động nhưng không còn ngờ vực và
hoang mang nữa. “Dù cái hạnh phúc ấy có kỳ lạ, có vô lý đến đâu chăng nữa, vẫn
phải làm hết cách để nàng với ta nên vợ chồng” - chàng tự nhủ. Trước đây mấy
hôm Piotr đã định ngày thứ sáu sẽ đến Petersburg. Hôm thứ năm, khi chàng tỉnh dậy,
Xavelits vào phòng chàng xin sửa soạn hành lý để lên đường. “Sao lại đi
Petersburg? Petersburg là cái gì nhỉ? Có ai ở Petersburg? - chàng bất giác tự hỏi
một mình. - Phải, trước khi việc này xảy ra khá lâu ta đã định đi Petersburg,
chả biết để làm gì, - chàng nhớ lại. - Tại sao lại không nhỉ? Ta sẽ đi cũng
nên. Chà bác ấy tốt bụng và chu đáo quá, cái gì cũng nhớ? - chàng nghĩ thầm
trong khi nhìn khuôn mặt Xavelits - mà nụ cười mới dễ chịu làm sao! - chàng
nghĩ. - Này thế bác, vẫn không muốn được giải phóng à? - Piotr hỏi. - Để làm gì
kia ạ? Từ sinh thời cụ bá tước - Chúa đón linh hồn cụ - Tôi đã hầu hạ ở đây và
đến đời ngài tôi cũng không có điều gì phải than phiền. - Thế còn con cái bác
thì sao? - Con cái tôi cũng thế, ngài ạ. Được ở với những vị chủ nhân như ngài
còn đòi hỏi gì nữa? - Thế rồi đến đời con cháu tôi thì sao - Piotr nói - Nhỡ
tôi có cưới vợ cũng có thể như thế lắm, - chàng nói tiếp, bất giác mỉm cười. -
Xin ngài bỏ quá cho: được như vậy thì tốt lắm ạ. “Bác ta nghĩ đến việc ấy một
cách dễ dàng thật - Piotr nghĩ. Bác ta không biết nó đáng sợ, nguy hiểm đến chờng
nào. Còn sớm quá hay đã muộn quá rồi… Thật đáng sợ!”. - Thế ngài dạy sao ạ?
Ngày mai lên đường chứ ạ? - Xavelits hỏi. - Không, để ít hôm nữa đã. Lúc nào cần
tôi sẽ nói. Làm phiền bác quá, bác bỏ qua cho nhé, - Piotr nói, và nhìn nụ cười
của Xavelits, chàng nghĩ thầm: “Nhưng kể cũng lạ, sao bác ta lại không biết rằng
bây giờ không còn có Petersburg nào hết, và trước tiên là phải làm sao giải quyết
cho xong việc ấy. Vả lại chắc bác ta cũng biết nhưng giả vờ thế thôi. Nói với
bác ấy chăng? Bác ta nghĩ thế nào? - Piotr tự nhủ - Không, rồi sau này sẽ nói”.
Đến bữa ăn sáng, Piotr kể lại với nữ công tước Katerina rằng hôm qua chàng đến
nhà công tước tiểu thư Maria và đã gặp, cô thử tưởng tượng xem gặp ai nào? - Cô
Natasa Roxtova đấy. Nữ công tước làm ra vẻ như chẳng thấy điều này có gì lạ hơn
việc gặp Piotr một bà Anna Xemionovna nào đấy. - Cô có biết cô ấy không? -
Piotr hỏi. - Tôi có gặp công tước tiểu thư, cô ta đáp - Tôi có nghe nói là họ
đang làm mối tiểu thư cho bá tước Roxtov. Được việc này thì hay cho gia đình
Roxtov lắm, nghe nói nhà họ khánh kiệt rồi. - Không, cô có biết cô Roxtov không
kia! - Dạo trước tôi chỉ nghe kể lại chuyện ấy. Thật là đáng thương. “Không, cô
ta không hiểu, hoặc giả vờ không hiểu, - Piotr nghĩ - Chi bằng cũng đừng nói với
cô ta nữa”. Nữ công tước cũng đang soạn thức ăn đi đường cho Piotr. “Họ đều tốt
thật, - Piotr nghĩ, - Bây giờ thì chắc hẳn là những việc ấy không còn có gì thú
vị đối với họ nữa, thế mà họ vẫn làm. Và tất cả những việc đó chỉ vì ta, thế mới
lạ chứ! Hôm ấy có viên cảnh sát trưởng đến gặp Piotr đề nghị chàng cho người
nhà đến điện Granovitia nhận những đồ đạc đang được hoàn lại cho các chủ nhân.
“Cả anh này nữa, - Piotr nghĩ thầm trong khi nhìn gương mặt viên ảnh sát trưởng,
- Thật là một viên sĩ quan đẹp trai, đáng yêu, mà lại tốt bụng quá! Bây giờ mà
anh ta vẫn chịu khó lo đến những vtệc không đâu như thế. Thế mà người ta còn bảo
anh ta không thật thà, anh ta lợi dụng. Anh ta đã được giáo dục như thế. Và ai
cũng đều làm như thế cả. Chà, khuôn mặt mới hiền lành, dễ chịu làm sao, lại
nhìn ta mà mỉm cười nữa chứ?”. Piotr đến nhà công tước tiểu thư Maria ăn bữa
chiều. Đi qua các dãy phố, giữa những tòa nhà bị cháy, chàng ngạc nhiên vì vẻ đẹp
của cảnh hoang tàn ấy. Những ống khói, những bức tường đỏ kéo dài ra, che lấp
nhau trên những khu phố cháy dở làm thành một quanh cảnh ngoạn mục gợi lại những
lâu đài đổ nát trên bờ sông Ranh hoặc hí trường Coliseum [277] hoang tàn. Dọc
đường, những người xà ích và những người đi xe, những người thợ mộc đang đẽo xà
nhà, những nhà bán hàng và những ông chủ hiệu, mọi người đều nhìn Piotr với
gương mặt tươi roi rói, tựa như muốn nói: “A, anh ta đây rồi! Để xem kết quả sẽ
ra sao đây!”. Khi bước vào nhà tiểu thư Maria, Piotr bỗng đâm ra ngờ vực không
biết hôm qua có thật là mình đã đến đây đã gặp Natasa và nói chuyện với nàng
không. “Có lẽ ta tưởng ra cũng nên, có thể là bây giờ ta vào nhà chẳng trông thấy
ai hết”. Nhưng chàng chưa kịp bước vào phòng thì cả linh hồn và thể xác chàng đều
cảm thấy có nàng ở đây, vì trong khoảnh khắc chàng đã thấy mình không còn ung
dung thoải mái nữa. Nàng vẫn mặc chiếc áo dài đen với những nếp gấp mềm mại; đầu
chải như hôm qua, nhưng nàng đã là một người khác hẳn. Giả sử hôm qua nàng cũng
như thế này thì khi bước vào phòng chàng không thể không nhận ngay ra nàng được.
Nàng bây giờ hệt như hồi chàng biết nàng, khi nàng còn là một cô bé lớn lên, rồi
khi nàng là vợ chưa cưới của công tước Andrey. Mắt nàng ánh lên vui vẻ và như
dò hỏi, gương mặt Natasa dịu dàng và có vẻ gì âu yếm và tinh nghịch lạ lùng.
Piotr ăn bữa chiều và đã định ngồi lại suốt buổi tối, nhưng công tước tiểu thư
Maria phải đi chầu lễ chiều, nên Piotr cũng ra về một thể. Ngày hôm sau Piotr đến
sớm, ăn bữa chiều và ở lại suốt buổi tối. Mặc dầu tiểu thư Maria và Natasa rõ
ràng đều vui sướng được tiếp chàng, mặc dầu bao nhiêu hứng thú của đời Piotr
nay đã tập trung vào ngôi nhà này, đến tối họ cũng vẫn chẳng còn chuyện gì để
nói với nhau nữa, và câu chuyện cứ luôn luôn chuyển từ một đề tài không đâu
sang một đề tài không đâu khác, và chốc chốc lại bị đứt quãng. Tối hôm ấy,
Piotr ngồi lâu đến nỗi nữ công tước Maria và Natasa đưa mắt nhìn nhau, rõ ràng
là băn khoăn không biết chàng đã sắp về chưa. Piotr biết thế nhưng không ra về
được. Chàng thấy khó khăn ngượng ngùng, nhưng chàng vẫn ngồi, bởi vì chàng
không sao đứng dậy ra về được. Công tước tiểu thư Maria mãi không thấy chàng
cáo từ, bèn đứng dậy trước và kêu nhức đầu xin đi nghỉ. - Thế ngày mai anh đi
Petersburg à? - nàng nói. - Không, tôi không đi, - Piotr hấp tấp nói, có vẻ ngạc
nhiên và dường như có ý giận. - À, đi Petersburg ấy à? Mai tôi sẽ đi, nhưng tôi
chưa từ biệt hai tiểu thư. Tôi còn ghé lại xem hai tiểu thư có gửi gì không -
chàng đứng trước tiểu thư Maria, mặt đỏ bừng, và vẫn không ra về. Natasa đưa
tay cho chàng rồi lui ra. Công tước tiểu thư Maria thì ngược lại, không lui ra
mà lại gieo mình xuống ghế bành và đưa đôi mắt trong sáng, sâu thẳm nhìn Piotr
nghiêm nghị và chăm chú. Vẻ mệt mỏi rõ rệt của nàng lúc này đã mất hẳn. Nàng
buông một tiếng thở dài nặng trĩu, dường như sửa soạn nói một câu chuyện dài.
Khi Natasa đã ra ngoài, tất cả vẻ bối rối và ngượng nghịu của Piotr biến đi
trong khoảnh khắc, nhường chỗ cho vẻ phấn khích và xúc động. Chàng hấp tấp dịch
ghế lại gần tiểu thư Maria. - Vâng chính tôi cũng muốn nói với tiểu thư, -
chàng nói để đáp lại cái nhìn của nàng như đáp lại một câu hỏi - Tiểu thư giúp
tôi với. Tôi cần phải làm gì? Tôi có thể hy vọng được không? Tiểu thư ạ, hãy
nghe tôi nói. Tôi biết hết. Tôi biết rằng tôi không xứng đáng với nàng, tôi biết
nàng hiện nay không thể nói đến việc ấy được. Nhưng tôi muốn làm một người anh
của nàng. Không, không phải thế… tôi không muốn, tôi không thể… Chàng dừng lại,
giơ tay lên vuốt mặt và dụi mắt: - Thế này tiểu thư ạ, - chàng nói tiếp, hẳn là
đang cố tự chủ để nói cho có mạch lạc - Tôi không biết tôi yêu nàng từ lúc nào.
Nhưng tôi chỉ yêu có một mình nàng, suốt đời chỉ yêu nàng, và tôi yêu tha thiết
đến nỗi tôi không thể nào hình dung một cuộc sống không có nàng được. Ngỏ lời cầu
hôn bây giờ thì không dám nhưng khi nghĩ rằng có lẽ nàng có thể thành vợ tôi mà
tôi lại bỏ lỡ mất: khả năng ấy khủng khiếp quá. Chị ạ, tôi cần phải làm gì?… Tiểu
thư thân mến ạ, - chàng nói sau một lát im lặng và chạm vào tay nàng, vì không
thấy nàng trả lời. - Tôi đang nghĩ về việc anh vừa nói, - công tước tiểu thư
Maria đáp, - Ý tôi thế này anh ạ. Anh nghĩ thế là phải, bây giờ mà nói chuyện
tình yêu với Natasa… - công tước tiểu thư ngừng bặt. Nàng muốn nói: bây giờ mà
nói chuyện tình yêu với Natasa thì không thể được, nhưng nàng dừng lại, và đã
ba ngày nay sự thay đổi của Natasa đã cho nàng thấy rõ rằng nếu Piotr thổ lộ
tình yêu, không những Natasa sẽ không phật lòng, mà thậm chí đó còn là điều duy
nhất nàng mong mỏi. Tuy vậy nàng vẫn nói: - Bây giờ mà nói với Natasa… thì
không được. - Nhưng tôi cần phải làm gì? Anh cứ để tôi thu xếp cho - công tước
tiểu thư Maria nói - Tôi biết. Piotr nhìn vào mắt tiểu thư Maria
- Thế thì, thế thì… - Tôi biết rằng cô ấy yêu… sẽ yêu anh, -
tiểu thư Maria chữa lại. Nàng chưa kịp nói hết câu thi Piotr đã đứng phắt dậy
và vẻ mặt hoảng hốt, chàng nắm lấy tay tiểu thư Maria. - Tại sao chị nghĩ như
thế? Chị cho rằng tôi có thể hy vọng được ư? Chị nghĩ thế thật à? - Vâng tôi
nghĩ như thế, - tiểu thư Maria mỉm cười nói, - Anh viết thư cho hai cụ đi. Và cứ
để tôi lo liệu. Có dịp tôi sẽ nói với cô ấy. Tôi cũng mong thế. Và lòng tôi đã
cảm thấy rằng điều đó sẽ thực hiện. - Không, không thể như thế được! Tôi sung
sướng quá! Nhưng lẽ nào lại có thể như thế. Tôi sung sướng quá! Không, không thể
được! - Piotr vừa nói vừa hôn tay tiểu thư Maria. - Anh đi Petersburg đi, như
thế tốt hơn. Tôi sẽ viết thư cho anh, nàng nói. - Đi Petersburg ư? Vâng, tôi sẽ
đi. Nhưng ngày mai tôi có thể đến đây chứ? Ngày hôm sau Piotr đến chào hai người
để lên đường. Natasa không có vẻ sôi nổi như mấy ngày trước, nhưng hôm ấy thỉnh
thoảng nhìn vào mặt nàng, Piotr thấy mình như tan biến đi, chẳng còn chàng, chẳng
còn nàng nữa, mà chỉ còn một niềm hạnh phúc tràn trề. “Có lẽ nào? Không, không
thể được”, - cứ mỗi khóe nhìn, mỗi cử chỉ, mỗi lời nói của nàng Piotr lại tự nhủ,
lòng tràn đầy hạnh phúc. Khi từ biệt nàng, Piotr cầm lấy bàn tay thon gầy của
nàng và bất giác giữ lại lâu lâu trong tay mình. “Có lẽ bàn tay này, khuôn mặt
này, tất cả những cái kiều diễm quý giá vô ngần trong một người đàn bà xa lạ đối
với ta, có lẽ nào tất cả những cái ấy sẽ vĩnh viễn là của ta, sẽ thành một cái
gì quen thuộc như bản thân ta đối với ta? Không, không thể như thế được!” -
Thôi bá tước đi nhé, - nàng nói to - Tôi sẽ nóng lòng chờ anh - nàng thì thầm
nói thêm. Và những lời đơn giản này, khóe nhìn và vẻ mặt của nàng khi nói ra những
lời ấy, trong hai tháng trời đã làm một cội nguồn không bao giờ cạn của những hổi
tưởng, những cách lý giải và những ước mơ êm đẹp của Piotr. “Tôi sẽ nóng lòng
chờ anh. Ô, ta sung sướng quá! Làm sao thế nhỉ, ta sung sướng quá” - Piotr tự
nhủ. Chương 19 Trong tâm hồn Piotr lúc này không thề thấy diễn ra một cái gì giống
như trong thời gian chàng đính hôn với Elen, tuy hoàn cảnh có thể tưởng chừng
như tương tự. Bây giờ chàng không thầm nhắc đi nhắc lại những lời đã nói ra với
một nỗi hổ thẹn da diết như dạo ấy, chàng không tự nhủ: “Ờ, tại sao ta lại
không nói như thế, và tại sao, tại sao lúc ấy ta lại nói “Tôi yêu cô”. Bây giờ
thì trái lại, mỗi lời nói của nàng hay của chàng, Piotr đều nhắc lại trong tưởng
tựng cùng với tất cả những chi tiết của gương mặt, nụ cười, và chàng không hề
muốn thêm bớt gì vào đấy cả: chàng chỉ muốn nhắc lại mãi. Những nỗi ngờ vực
không biết việc mình đang làm là tốt hay là xấu bây giờ không còn lấy một dấu vết
nào nữa. Chỉ còn một nỗi nghi hoặc khủng khiếp thỉnh thoảng hiện lên trong tâm
trí chàng. Tất cả những điều đó là chiêm bao chăng? Công tước tiểu thư Maria nhầm
chăng? Ta có hợm mình và tự tin quá chăng? Ta cứ tin tưởng thế này, rồi bỗng
nhiên - mà chắc rồi cơ sự phải như thế - rồi một hôm công tước tiểu thư sẽ nói
với nàng, thế là nàng cười mỉm và đáp: “Lạ quá! Chắc anh ấy nhầm. Chả nhẽ anh ấy
không biết rằng anh ấy là một con người, chỉ là một con người mà thôi, còn tôi?
Tôi là một cái gì khác hẳn cao hơn”. Chỉ có nỗi ngờ vực ấy thường đến với
Piotr. Bây giờ chàng cũng không dự tính trước điều gì cả. Chàng thấy hạnh phúc
trước mắt có vẻ khó tin đến nỗi chỉ riêng điều đó thực hiện là đủ rồi, còn về
sau không thể có gì khác nữa. Tất cả đều đã kết thúc. Một trạng thái điên rồ
hoan hỉ, bất ngờ mà Piotr tưởng mình không thể có được, làm chủ tâm hồn chàng.
Tất cả ý nghĩa cuộc sống, không phải đối với mình chàng mà đối với cả thế giới
chàng thấy đều bao hàm trong tình yêu của chàng và cái khả năng được nàng yêu lại.
Đôi khi chàng có cảm tưởng mọi người đều chỉ bận tâm nghĩ đến một điều duy nhất:
hạnh phúc tương lai của chàng. Đôi khi chàng có cảm tưởng họ cũng vui mừng như
chính chàng, chẳng qua họ cố che giấu nỗi vui mừng đi và giả vờ như đang bận lo
đến những việc khác mà thôi. Trong mỗi lời nói, mỗi cử chỉ chàng đều thấy họ có
ý ám chỉ đến hạnh phúc của chàng. Chàng thường làm cho những người gặp chàng phải
ngạc nhiên vì những cái nhìn và nụ cười sung sướng đầy ý nghĩa biểu lộ sự thỏa
thuận thầm kín giữa chàng và họ. Nhưng những khi chàng hiểu rằng người ta có thể
không biết đến hạnh phúc của chàng, chàng thành tâm thương hại họ và muốn tìm
cách cắt nghĩa cho họ rằng tất cả những điều đang khiến họ bận tâm đều là những
điều hoàn toàn nhảm nhí, vô nghĩa, không đáng cho họ lưu ý. Những khi người ta
đề nghị chàng ra làm việc nhà nước, hoặc những khi người ta bàn luận những vấn
đề chung chung về tổ quốc, về chiến tranh, làm như là hạnh phúc của mọi người đều
lệ thuộc vào kết quả này nọ của các biến cố, chàng lắng nghe với: một nụ cười
thương hại dịu dàng và làm cho những người nói chuyện với chàng phải ngạc nhiên
vì những lời nhận xét kỳ quặc của chàng. Nhưng dù là những người mà Piotr cho
là hiểu rõ ý nghĩa chân chính của cuộc sống - tức là tình yêu của chàng - hay
là những kẻ bất hạnh hiển nhiên không hiểu nổi điều đó cũng vậy, trong thời
gian ấy mọi người đều hiện ra trước mắr chàng dưới ánh hào quang của cái tình cảm
đang chói lọi trong lòng chàng, cho nên hê gặp người nào, là chàng thấy rõ
ngay, không phải cố gắng một mảy may nào, tất cả những gì tốt đẹp và đáng mến
trong con người đó. Xem xét những công việc và giấy tờ của người vợ quá cố,
chàng không thấy có cảm xúc gì ngoài lòng thương hại đối với nàng, vì nàng
không biết cái hạnh phúc mà chàng đang được hưởng. Công tước Vaxili, bấy giờ
đang rất hãnh diện vì mới được thăng chức và được thưởng bội tinh, chàng lại thấy
là một ông già tốt bụng hiền lành, đáng thương. Về sau. Piotr hay nhớ lại thời
gian điên rồ đầy hạnh phúc này. Tất cả những điều phê phán của chàng về người
và việc trong thời gian ấy, mãi mãi về sau chàng vẫn thấy là đúng. Về sau không
những chàng không từ bỏ cách nhìn ấy đối với người và ưiệc, mà trái lại trong
những lúc ngờ vực và mâu thuẫn nội tâm, chàng còn tìm đến cách nhìn của chàng
trong thời gian điên rồ ấy, và cách nhìn ấy bao giờ cũng tỏ ra đúng đắn. “Có lẽ
hồi ấy ta có kỳ quặc buồn cười thật, - chàng thường nghĩ, nhưng hồi ấy ta không
đến nỗi điên rồ như họ có thể tưởng. Trái lại, hồi ấy ta thông minh và sắc sảo
hơn lúc nào hết, và hiểu được tất cả những gì đáng hiểu trong cuộc sống, bởi vì
hồi ấy ta sung sướng”. Sự điên rồ của Piotr là ở chỗ chàng không chờ đợi tìm thấy
như trước kia những lý do cá nhân, mà chàng gọi là giá trị của con người rồi
sau mới yêu mến họ, mà tình yêu mến tràn ngập lòng chàng, chàng yêu mọi người một
cách vô cớ, và tìm thấy những lý do chắc chắn khiến cho họ xứng đáng được yêu mến.
Chương 20 Từ cái buổi tối đầu tiên sau khi Piotr ra về,
Natasa với nụ cười tinh nghịch vui vẻ nói với công tước tiểu thư Maria rằng
Piotr trông hệt như người vừa mới tắm xong. Với chiếc áo đuôi én, với bộ tóc cắt
ngắn từ giờ phút ấy có một cái gì thầm kín mà chính nàng cũng không biết, không
sao cưỡng nổi, đã bừng tỉnh trong lòng Natasa. Tất cả vẻ mặt dáng đi, khóe
nhìn, giọng nói - Tất cả đều bỗng nhiên thay đổi trong người nàng. Những điều
mà chính nàng cũng không ngờ tới, - Sức sống, những niềm hy vọng hạnh phúc - Đã
trỗi dậy và đòi được thỏa mãn. Từ tối hôm đầu, Natasa dường như đã quên tất cả
những việc đã xảy ra đến với nàng. Từ buổi ấy, nàng không lần nào than phiền về
cảnh ngộ của mình, không nói lấy một lời về d vãng và không còn sợ xây đắp những
dự định vui vẻ cho tương lai. Nàng ít nói đến Piotr, nhưng khi tiểu thư Maria
nhắc đến chàng, một ánh sáng đã tắt ngấm từ lâu bỗng dưng lại bừng sáng lên
trong mắt nàng, và môi nàng mỉm cười một nụ cười kỳ lạ. Sự thay đổi của Natasa
thoạt tiên làm cho công tước tiểu thư Maria ngạc nhiên, nhưng khi nàng đã hiểu
được ý nghĩa của sự thay đổi ấy, nó lại làm cho nàng phiền lòng. “Lẽ nào cô ấy
yêu anh mình ít đến nỗi có thể quên chóng như vậy?” - Nữ công tước Maria tự nhủ
mỗi khi ngẫm nghĩ về sự thay đổi đã diễn ra trong Natasa. Nhưng khi ở bên cạnh
Natasa thì tiểu thư không giận và không trách nàng. Cái sức sống mới bừng tỉnh
dậy và đang khống chế Natasa rõ ràng là mãnh liệt, bất ngờ và không sao cưỡng nổi
đối với chính bản thân Natasa, đến nỗi những khi có Natasa bên cạnh, tiểu thư
Maria cảm thấy mình không có quyền trách móc nàng dù chỉ trong thâm tân cũng vậy.
Natasa buông mình theo tình cảm mới một cách trọn vẹn và chân thành đến nỗi
nàng cũng không cố che dấu rằng bây giờ nỗi buồn đã nhường chỗ cho niềm vui.
Đêm hôm ấy, khi công tước tiểu thư Maria về phòng sau cuộc nói chuyện với
Piotr, Natasa đón nàng trên ngưỡng cửa. - Anh ấy nói rồi à? Đúng không? Anh ấy nói
rồi à? - Natasa hỏi lại. Và một sắc thái vừa vui mừng vừa tội nghiệp, như van
lơn bạn tha thứ cho nỗi vui mừng của mình, ngưng lại trên gương mặt Natasa. -
Em định đứng nghe lỏm ở ngoài cửa, nhưng em biết rằng chị sẽ nói lại với em.
Công tước tiểu thư Maria rất hiểu và rất cảm động trước đôi mắt của Natasa đang
nhìn nàng, nàng rất thương xót khi thấy bạn xúc động như vậy, nhưng thoạt tiên
những lời nói của Natasa vẫn làm cho công tước tiểu thư Maria chạnh lòng. Nàng
nhớ đến công tước Andrey đến tình yêu của chàng. “Nhưng biết làm thế nào được!
Natasa không thể có cách nào khác”. - Tiểu thư Maria thầm nghĩ, và với vẻ mặt
buồn rầu và hơi nghiêm nghị, nàng thuật lại cho Natasa nghe tất cả Natasa điều
mà Piotr đã nói với nàng. Nghe nói chàng sắp đi Petersburg, Natasa sửng sốt: -
Đi Petersburg? - nàng nhắc lại, tựa hồ như không hiểu. Nhưng nhìn vào vẻ mặt buồn
rầu của tiểu thư Maria nàng đoán ra nguyên do khiến cho bạn buồn và bỗng khóc
òa lên. - Maria, - nàng nói, - chị hãy cho em biết nên thế nào, em sợ em xấu
xa. Maria bảo gì, em cũng sẽ làm theo, bảo với em. - Natasa yêu anh ấy chứ. -
Vâng, - Natasa thì thầm. - Thế tại sao Natasa lại khóc. Mình mừng cho Natasa -
công tước tiểu thư Maria nói, chỉ những giọt nước mắt ấy thôi cũng đã đủ cho
nàng hoàn toàn tha thứ cho nỗi vui mừng của Natasa. Sẽ còn lâu, sau này kia,
Maria, chị thử nghĩ mà xem sướng biết chừng nào khi em sẽ là vợ anh ấy, còn chị
thì lấy anh Nikolai. - Natasa, mình đã xin Natasa đừng nói đến việc ấy. Chúng
mình hãy nói đến Natasa thôi. Hai người im lặng một lát. - Nhưng tại sao lại phải
đi Petersburg? - Natasa bỗng thốt lên, rồi tự mình vội vã, trả lời - Không,
không, cần phải thế… Đúng không, Maria? Cần phải như thế…
Lev Tolstoy
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thành,
Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên.
Nguồn: vnthuquan
Dịch giả: Cao Xuân Hạo, Nhữ Thành,
Hoàng Thiếu Sơn, Thường Xuyên.
Nguồn: vnthuquan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét