Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2023
Trần Thị Diễm Châu 1
CHƯƠNG 1
Đó là mẫu chuyện “tình cảm” sau những ngày ông giận tôi vì
Dũng lại thăm tôi. Người cha dượng “trẻ tuổi đẹp trai” của tôi giảng luân lý
như một ông giáo già lu khụ, làm tôi phải xét lại cái sự thông minh của tôi.
Tuy thế, tình tôi và Dũng không suy giảm chút nào. Cha dượng tôi càng công kích
Dũng tôi càng yêu chàng. Dũng đã lợi dụng chút nào đâu. Ái tình của chúng tôi
là thứ ái tình hiếm hoi trong thời đại này. Thứ ái tình cổ lỗ xĩ, hãy còn hẹn
hò nhau ở công viên bờ sông, ngồi gần nhau ngửi hương tóc của nhau và ngắm
trăng lên hay nghe sóng vỗ vào bờ. Và khi chia tay, hãy còn nhìn quyến luyến,
không dám hôn nhau từ biệt. Để đêm về nằm một mình, cả hai đều tiếc đã quên hôn
nhau. Không phải là tôi không thèm được hôn. Tôi sẵn sàng hiến dâng đôi môi tôi
cho Dũng uống hương tình. Tôi sẵn sàng nằm gọn trong bàn tay của Dũng. Nhưng
Dũng đã từ chối mọi sẵn sàng câm nín ấy. Chàng cũng thèm hôn tôi, thèm ôm chặt
lấy thân hình nảy nở của tôi. Chàng không dám, sợ tôi khinh bỉ. Tôi không dám dục
chàng hôn tôi, ôm tôi, sợ chàng khinh bỉ. Cái sự sợ bị khỉnh bỉ của cả hai đứa
đã làm cho mối tình trở nên thanh cao, lãng mạn, thơ mộng. Nhiều nhà văn cho thế
là giả dối, giả đạo đức, muốn mà cứ vờ, sống không thực với lòng mình. Đạo đức
là gì? Chính là sự thèm muốn nhưng giữ nỗi lòng mình. Nếu trơ trơ trước thèm muốn
dục tình thì đâu còn là con người. Và hai tiếng đạo đức đặt ra làm chi cho rờm
rà ngôn ngữ.
Quảng cáo ngải xong mụ quảng cáo bùa, hổ phù Ai Cập, nước hoa
ái tình bí tích Ấn Độ... và hỏi tôi:
Huy cho tôi biết nó sắp được qua Mỹ học lái máy bay phản lực.
Nó là mẫu người muốn tự làm lấy đời mình nên có vẻ khô khan. Nhưng tôi hiểu nó.
Hoàn cảnh gia đình tôi đã khiến một thằng con trai như nó mất dần sự mềm yếu
tình cảm. Từ ngày tôi bỏ nhà tôi không được tin tức gì cả. Tôi muốn quên trận
bão hai tháng trước. Quên đi chứ. Sau cơn bão còn lại gì, còn lại sự hoang tàn.
Nếu chẳng hy vọng thì sẽ chết buồn trên đống gạch nát của hoang tàn cô liêu đó.
Hôm qua mua tờ báo Văn đọc truyện “Chim hót trong lồng” của Nhật Tiến. Buồn
kinh khủng. Quăng tập báo xuống đường và nói khẽ. “Buồn ơi từ giã” Nhưng khó mà
giã từ được nỗi buồn có tên tuổi có dấu vết.
- Em muốn tặng chị sự định đoạt này.
Tôi đọc xong bài báo, thương chị Hồng khôn tả. Lòng tôi sôi
lên một nỗi căm hờn. Kẻ tàn phá hiện tại của chị Hồng là kẻ tàn phá tương lai của
tôi. Đêm hôm đó, tôi không ngủ. Một đêm không ngủ, người già đi. Một đêm không
ngủ suy nghĩ và căm hờn, người lớn lên, cằn cỗi. Một đêm dài một đời người, dài
hơn cả đêm bị cha dượng tôi cưỡng hiếp êm ái. Sáng sau tôi xin phép Mẹ Bề Trên,
tới bệnh viện thăm chị Hồng. Mẹ Bề Trên nhìn tôi ái ngại. Cái nhìn đó, giá lúc
khác, tôi đã có thể ứa nước mắt. Nhưng hôm nay, tâm hồn tôi đanh lại. Tưởng tượng
chất át-xít cháy xèo xèo trên sắt thép và đã cháy chín da thịt chị Hồng, sự mềm
yếu bỗng nhiên mất đi. Mẹ Bề Trên an ủi tôi:
- Nếu cô tin tôi, tôi sẽ giúp cô bắt bọn tàn nhẫn này đền tội
trước pháp luật, đền tội xứng đáng. Báo chí sẽ đứng về chị cô, nhân danh lòng
nhân đạo, chống đối mọi hình phạt bất nhân như vụ tạt át-xít. Chúng tôi bắt ông
Trần Thức Thời phải lên tiếng. Hiện thời, ông ta cố tình làm ngơ.
Tôi chủ quan vô cùng. Nhưng thốt khỏi miệng “để xem”, tôi bỗng
e ngại. Không dễ dàng gì cho kẻ tự tin ở đấu trường tình ái. Nhất cho kẻ tự tin
mà còn đần độn như tôi.
- Tôi chẳng hiểu gì thật. Cô thay đổi quá nhiều. Sơ Joséphine
mà không giữ nổi cô thì tôi giữ sao nổi. Tôi sẽ về trong vài phút nữa. Tôi muốn
nói để cô hiểu tại sao tôi theo dõi cô. Cô Châu ạ, tôi yêu cô. Tiếc rằng tôi có
việc đi xa lâu quá, khi trở về cô đã đổi thay tất cả.
Tôi muốn giật tay khỏi tay Thái Anh, nhưng lại muốn được
chàng siết chặt hơn. Tôi chợt hiểu mình không thể nào tàn nhẫn được dù cuộc đời
đã quá tàn nhẫn với mình. Ai đem phân chất tâm trạng tôi giùm tôi lúc này nhỉ?
Tôi lại quên phứt những lời của Hồ Hải. Đàn ông đâu có chó má, vì, ít ra, đàn
ông còn có một người như Thái Anh.
Ngày tháng êm đềm trôi. Chàng viết văn, viết báo. Tôi ngồi
nhìn chàng suy nghĩ và ký thác trên những trang giấy. Phải tận mắt nhìn nhà văn
sáng tác cô đơn trong đêm vắng mới hiểu nỗi vất vả, khổ đau của họ. Tàn thuốc
lá bừa bãi. Một đoạn bí là vài điếu thuốc cháy liên tiếp. Viết hì hục cả đêm để
độc giả đọc trong vài phút. Đọc xong hoặc khen, hoặc chê. Chê hay khen, tôi thấy
đều bất nhẫn cả. Phải kính trọng các nhà văn. Vì họ là những người, dù viết văn
tồi tệ đang âm thầm xây dựng một cuộc đời lý tưởng hơn chúng ta đang sống.
Tôi không hỏi thêm nghề nghiệp của Thái Anh nữa. Nhà văn luôn
luôn bất mãn và không hài lòng những gì mình đã tạo ra. Khi một nhà văn hài
lòng tác phẩm của mình, một là, ông ta đã chín mùi danh vọng, gần đất xa trời rồi,
hai là ông ta đã đào sẵn cái huyệt sâu để tự chôn vùi ông ta. Tôi hơi tự hào một
chút về sự hiểu biết của tôi. Có gì đâu, hồi học đệ nhị ban văn chương, thầy
giáo tôi đã khuyên tôi nên đọc bất cứ loại sách báo nào, kể cả những tờ báo lá
cải. Thầy Việt văn của tôi là cụ Nghiêm Toản. Tôi học cụ trước rồi mới học
“Giáo sư” Dũng. Cụ Toản vào lớp, nếu hứng thú, cụ có thể kể hết những truyện lẩm
cẩm ở những tờ báo bình dân như Saigon Mới, Tiếng Chuông. Cụ còn đọc thuộc cả
những cái rao vặt ngộ nghĩnh. Tôi nghe lời cụ, đọc hết các tạp chí, tuần báo Việt
ngữ. Những gì tôi biết tôi đều đọc ở các tạp chí, tuần báo Việt ngữ. Vì hình
như, những gì các tác giả Việt Nam viết ra, họ đều đọc qua ở báo chí ngoại quốc.
Tôi chưa đủ sinh ngữ để đọc các chiều hướng tư tưởng ngoại quốc, phải đọc lại
qua những nhà biên khảo Việt Nam, đó cũng là một điều bất lợi. Thái Anh ghét
nghề viết văn nhưng không ghét tôi. Thế là đủ, cần gì phải đòi hỏi thêm. Con
sông hạnh phúc êm lặng, gây sóng gió làm chi để phải sợ đắm thuyền. Tới tháng
thứ bảy, tôi bị băng huyết. Thái Anh lo lắng vô cùng. Chàng chở tôi tới một bảo
sanh viện. May quá không phải là bảo sanh viện Duy Tân. Tôi nghĩ tới lần phá
thai, tới những bài báo trong tờ tuần báo Đàn Bà số đặc biệt về nạn phá thai mà
rụng rời. Tại sao sau này chị Hồng không có con? Tại sao Hồ Hải không có con? Tại
sao nhiều ả giang hồ, nhiều vũ nữ không có con? Chắc nó chịu hậu quả tai hại của
một lần phá thai?
Đôi mắt Thái Anh, bỗng dưng ánh lên một niềm tin tưởng:
Tôi không ngạc nhiên đâu. Những người say rượu đều giống
nhau. Lúc say không ai nhận ra mình, ra người thân yêu quanh mình. Lúc say người
ta vượt cuộc đời thực tại, sống với ảo mộng hay ác mộng. Tôi đã học thơ văn của
Cao Bá Quát, Tản Đà. Và hiểu rẳng khi sầu đau lên cơn sốt tột độ, những con người
bất mãn thường dùng rượu tiêu sầu để dám coi cuộc đời như lớp mây trôi để dám
coi công danh sự nghiệp như chiếc lá vèo bay.
- Anh dám hành hạ tôi không? Nếu không tôi khỏi thèm trả lời,
tự anh, chắc anh đã hiểu.
- Tôi trở về thế giới của tôi. Giữa chúng ta thế là hết. Tôi
nhiều tự ái lắm. Anh có thể hỏi thằng Dũng thì biết. Khi anh đã dùng những tiếng
“chài” “đá” miệt thị tôi, dẫu tôi có đoán trước được con đường chông gai đang
chờ đợi tôi, tôi vẫn không còn can đảm sống chung với anh nữa. Tôi quen chịu đựng
đau khổ, ê chề rồi. Tôi sẽ làm những đứa gieo oan nghiệt vào đời tôi đau khổ ê
chề như tôi.
- Thưa bà, bà sinh không vất vả lắm, máu mất rất ít. Nhưng
bác sĩ lạ lùng là sau đó, bà bị hỗn loạn tinh thần như một người bệnh thần
kinh. Bác sĩ thử chụp thuốc mê cho bà xem khi tỉnh dậy, tâm thần bà ra sao.
Ông chủ nhiệm nhật báo Hy Vọng không muốn làm phiền tôi. Ông
chúc tôi sớm lấy lại sức và ra về. Còn một mình người bạn thân của Thái Anh ở lại.
Anh ta có bút hiệu Thanh Triều. Thanh Triều thường tới nhà chúng tôi ăn cơm, uống
trà và bàn việc văn học, nghệ thuật. Anh ra rất ngưỡng mộ Thái Anh, chỉ ao ước
viết hay bằng Thái Anh. Vì thế, không bao giờ anh ta bằng Thái Anh cả. Hình
như, André Gide có một câu thuộc loại “hoa thơm cỏ lạ” rằng “Bạn hãy nghĩ bạn sẽ
hơn người khác và đừng nghĩ sẽ bằng người khác”. Thanh Triều chưa biết câu này
chăng? Nên anh ta đã dại dột phục sát đất một người đi chung với anh một đường.
Nhưng tôi không để ý chuyện này lắm. Thanh Triều là người bạn tốt của chúng
tôi. Vậy đủ rồi. Anh ta kéo ghế gần đầu giường tôi khẽ hỏi:
Thanh Triều đưa tôi đến nữ bác sĩ ở đường Trương Công Định:
bà Nguyễn văn Ái. Bác sĩ Ái khám bệnh, vỗ bụng tôi và quả quyết tôi không bị
sót nhau. Thuốc trụ sinh đã làm tôi sốt khốn khổ. Không thèm dùng bất cứ thứ
thuốc gì nữa, hoặc chỉ nên uống thuốc bổ, sẽ hết sốt. Đi đổi gió ở miền biển
càng tốt. Tôi nghe lời bác sĩ Ái. Quả nhiên cơn sốt giã từ tôi. Tôi khỏi bệnh,
suốt đời nhớ ơn bác sĩ Nguyễn văn Ái. Hình như bác sĩ Ái có cho tôi cái đơn mua
thuốc bổ và bà chỉ lấy sáu chục bạc.
- Chàng yêu nàng. Nàng dấn thân vào vũ trường. Chàng lôi nàng ra khỏi vũng bùn nhơ. Hai người lấy nhau. Rồi một hôm xấu trời, chàng muốn bỏ nàng, bèn nghĩ rằng đã nhiều đứa ôm nàng. Và chàng giả vờ ghen. Rồi hạnh phúc tan vỡ.
Hồ Hải ngồi gọn lỏn trong chiếc ghế xa-lông. Mười ngón tay
móng dài nhọn hoắt, bôi sơn đỏ chói. Trông nàng y hệt con mèo cái vừa đẻ. Mười
ngón tay đó chả biết đã bóp cổ bao nhiêu đàn ông, con trai? Điếu thuốc “Con
Mèo” ngậm giữa làn môi, đôi mắt trở nên hiền lành mơ mộng. Hồ Hải nhìn lên trần
nhà. Rồi bỗng nàng duỗi dài chân, đặt thoải mái trên mặt bàn nhỏ. Nàng dập điếu
thuốc, đưa hai tay xoa mắt:
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Hoàng hôn có nắng Nhà văn trẻ Hoàng Thị Trúc Ly vừa được bầu chọn làm hội viên mới Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Chị sinh ngày 24.5.198...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét