Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2023
Trần Thị Diễm Châu 2
CHƯƠNG 14
- Người hùng phải gặp mỹ nhân. Anh Lê Dũng không lôi con Châu
khỏi tay lão già, tôi chê anh đó.
Tôi ra mở cửa. Quả đấm vừa xoay, người bên ngoài đẩy mạnh. Hắn
hùng hổ lao vô:
- Chị dành ưu tiên cho nhật báo Hy Vọng một cuộc phỏng vấn
nhé?
Có một cái gì thật xót xa, thật chua chát rơi vào lòng tôi.
Tôi không ngờ Thanh Triều dám tâm sự với lời đau đớn như thế. Cái ý nghĩ mỉa
mai, gớm ghiếc tài viết văn của Thanh Triều bỗng dưng, chạy trốn khỏi tôi. Và
thay bằng một sự thương xót, một sự cảm phục. Ai dám nhìn nhận mình bất tài? Ai
đã biết con đường mình đeo đuổi không bao giờ nhường chỗ cho mình đi? Chỉ có mỗi
Thanh Triều. Tôi đâm ra mến con người văn nghệ nhỏ nhoi này quá. Tôi chớp mắt
khuyến khích anh ta:
- Chiều nay tụi này đi ăn ở Chung Nam, mày đi cho vui không?
- Anh sẽ bắt thằng khốn nạn đó về đây cho em. Rồi làm gì nó?
- Ối cái ông bố cù lần đó, chả hiểu tí mẹ gì về tuổi trẻ hôm
nay. Nữ hoàng Châu Kool hiểu gì về tuổi trẻ hôm nay không?
Không ai tưởng tượng nổi một thằng ranh con đã dám chích “đô
lô đan” vào thịt nó. Tôi rùng mình. Triết lý sống “coi như chị đã sang sông đắm
đò” được khai thác triệt để ở các sòng hút này. Những kẻ khai thác, toàn là bọn
trẻ hoặc chưa tới tuổi trưởng thành hoặc vừa tới tuổi trưởng thành. Chúng nó đều
tự làm băng hoại cái tuổi đẹp của chúng nó. Chúng nó ung thư tâm hồn cả rồi.
Tôi có nhiều tri kỷ. Thì ra, trên đời này không riêng gì mình sa ngã. Và mình
chẳng cần trả thù bọn con trai, tự chúng, chúng đã chịu tội bằng thuốc phiện.
Tony Phước dắt tôi sang chiếc divan khác. Nó giới thiệu tôi với con trai bà chủ
báo nổi tiếng có tài làm báo đông độc giả nhất Việt Nam. Thằng này nghiện nặng.
Nó bỏ sở, bỏ nhà. Thỉnh thoảng về cạy tủ ăn cắp món tiền, đi biệt tích hàng
tháng rồi lại trở về ăn cắp món tiền khác. Không ai đầy đọa chúng nó cả. Chúng
nó đã a dua, lao vào cuộc sống thác loạn. Đây là những “bít ních” địa phương, sống
chui rúc nham nhở, đê tiện. Thằng này tên là Nguyễn Đức. Nó có vẻ hào hoa. Ngồi
một lát thì lại thấy nó là thứ du đãng tập sự. Chúng nó văng tục, tán nhảm và
gây sự với bất cứ một dân nghiện nào chúng ghé. Hai ông già nằm một bàn đèn thủ
thỉ tâm sự, chúng tưởng nói gì chúng. Và chúng chửi bới hai ông già thậm tệ,
còn thách thức đánh nhau nữa. Hình ảnh bọn du đãng con ông cháu cha đấy. Chúng
nó hèn, bất tài. Tư cách chúng nó kém cả một du đãng Cầu Muối.
Bọn Nghiêm Quân, Nguyễn Đức, Lương con đã rình nó từ lâu.
George Tạo vừa bước vào phòng tôi là bọn Nghiêm Quân ùa vào theo. George Tạo
rút súng. Nhanh gấp mười lần nó, Lương con đã chụp tay George Tạo, dùng một thế
khóa mạnh đến nỗi khẩu súng từ tay George Tạo rớt xuống sàn phòng. Tôi ngồi bất
động. Để tỏ vẻ bình tĩnh, tôi rút thuốc, châm lửa hút.
Tôi nằm nhà, chờ Lương con về báo kết quả.
Còn tôi, tôi bị cuộc đời ghét bỏ mới đâm tởm cuộc đời.
Nó trao cho tôi gói quà và nói nhỏ: “Chúng nó cố tình hại chị,
mấy thằng khốn nạn ở trại Tế Bần nhận việc này để được tha bổng, em sẽ giết
chúng nó”. Nước mắt Lương con ứa ra. Lần đầu tiên tôi biết một đứa bị cuộc đời
khinh bỉ, thương xót tôi. Lương con chưa hư hỏng. Lương tâm nó còn lành lặn. Nó
cao đẹp hơn những kẻ nhận lệnh lên án tôi và đầy tôi vào tù ngục. Tôi vỗ vai
Lương con, cảm động: “Ba tháng sau, chị sẽ giúp em, chị sẽ cho em nhiều thứ mà
chưa ai cho em cả”. May mắn cho tôi là tôi bị xộ khám sau năm ngày nhật báo Đối
Lập bị đóng. Thành thử, báo chí, trừ những tờ chính phủ, không loan tin gì có hại
cho danh dự của tôi. Dư luận càng nhắc nhở tôi hơn vì tôi dám chống chính phủ.
Những đàn em không bao giờ tôi biết mặt chiêm ngưỡng tôi mãnh liệt, cuồng tín
hơn. Lương con được bầu làm phó đảng trưởng Đảng Châu Kool, toàn quyền ra lệnh.
Chính Lương con đã chỉ huy một bọn thanh toán mấy tên du đãng hèn hạ. Bản án
treo trước ngực mấy tên này gồm mấy câu sắt thép: “Du đãng không làm chỉ điểm,
du đãng đi chém mướn nhưng không ai thuê nổi du đãng hại anh em trong vùng trời
giang hồ. Kẻ hại người cùng nghề sẽ bị xử tử”. Lương con thuật cho tôi nghe đầy
đủ chuyện bên ngoài. Nó ghi cả bản án nhét trong ổ bánh mì tiếp tế cho tôi. Tôi
không có ý kiến gì. Những cái chết trong bóng tối của mấy thằng du đãng khốn nạn
không được ánh sáng của công lý chiếu rọi. Người ta mong chúng chết đi. Coi như
chúng nó bị tù ba năm và đã chết rũ trong tù. Những cái chết ấy rất... cuộc đời.
Nó dạy những kẻ sống sót phải thận trọng. Luật đời không có điều thương xót ân
hận. Đứa ngu dại hãy chết cho đứa khôn ngoan khỏi lo lắng.
Lương con lầm lũi bỏ đi. Nó giận tôi ra mặt. Bọn du đãng ái mộ
tôi bắt đầu dứt hình tôi vất đi. Chúng nó coi tôi là thứ đồ bỏ không xứng đáng
làm nữ chúa. Chúng nó thêu dệt những điều hết sức bỉ ổi để phá bỏ thần tượng của
chúng nó. Nhưng đặc biệt một điều, những vụ đánh lộn, cướp giật thanh toán nhau
chấm dứt. Báo chí lại thổi phồng uy tín của tôi. Họ làm như tôi giáo dục nổi bọn
đầu trâu mặt ngựa. Tôi thu hình trong cái vỏ ốc, không muốn nói năng với cuộc đời.
Mỗi ngày, tôi đều soi mình trong gương, đo tóc xem nó dài hơn hôm trước bao
nhiêu. Tôi sống thầm lặng như một sương phụ đã vơi nỗi nhớ nhung sầu muộn. Thỉnh
thoảng, tôi mới ngủ một đêm ở nhà Hồ Hải. Con trai tôi càng lớn càng kháu khỉnh.
Đôi mắt đen nhánh hạt nhãn của nó làm cho tôi sợ thời gian. Khi nó lớn khôn, nó
hiểu biết mà tôi vẫn sống trôi dạt thế này, nó sẽ nghĩ gì về tôi. Hồ Hải thì vẫn
nóng lòng chuyện chồng con. Nhưng lại không dám ngỏ thẳng với Thanh Triều. Nàng
đã đau khổ nên sợ hãi đau khổ. Cứ dầm mình trong ảo tưởng yêu đương để tưởng tượng
rằng đang được yêu đương. Bước ra khỏi cái bồn ảo tưởng, biết đâu chẳng tan vỡ
cả ảo tưởng. Và người ta sẽ tiếc nuối vô vàn. Hồ Hải đang dầm mình trong ảo tưởng
yêu Thanh Triều. Người gái nhảy ấy không còn gì nữa ngoài một chút rung động cuối
chiều. Tình yêu của Hồ Hải là thứ tình yêu nắng chiều. Nó bừng lên mãnh liệt,
tuyệt vời. Nhưng rồi nó sẽ tắt lịm và đi vào đêm tối nếu Thanh Triều không biết
bắt chước Xuân Diệu níu nó lại, thủ thỉ bên tai nó:
- Tôi tin chứ, tin tưởng chị còn làm được những việc ngoại khổ
hơn nữa.
- Chỉ có Trời mới bắt được người này yêu người kia. Nhưng với
tôi, khi tôi yêu một người thì Trời bắt tôi yêu người khác, sợ bắt cũng không nổi,
nữa là chị.
- Hãy còn may mắn cho tao là tao chưa tỏ tình với thằng khốn
đó. Giá nó chê tao trước mặt tao, chắc tao sẽ đâm nó nhầu mình. Tao đã đeo kính
đen khi ngủ nên giấc mơ nó không lọt vào mắt tao. Thôi chả cần. Số phận nó bắt
mình lênh đênh thì cũng đành chịu vậy. Mày nhất định bỏ ngôi vị nữ chúa rằn ri
à?
Hồ Hải đạp tung cái bàn nhỏ, đứng dậy. Nàng tìm rượu, nốc ừng
ực. Rồi nàng bỏ đi. Tôi ngồi một lát, dặn dò người giúp việc của tôi, vuốt ve
cháu bé rồi cũng bỏ về bin-đinh Núi Trắng. Lương con ghim mẩu giấy hẹn gặp tôi.
Nó đã đến tìm tôi. Nó ghét bỏ tôi, nay còn đến làm gì? Tôi tự hỏi thế. Lột mẩu
giấy xé vụn nát, tôi mở cửa phòng, bước vào. Khóa trái cửa lại, tôi để nguyên
quần áo, nằm dài trên giường, suy nghĩ vớ vẩn.
Thanh Triều rút khăn thấm nước mắt:
- Ý nghĩ của tôi, theo anh, có phải là ý nghĩ của kẻ giả đạo
đức không?
Nhưng thấy cam xanh lại chối từ.
Tôi đưa tiền cho Lương con, dặn nó đi cắt tóc, mua quần áo mới
và cử hút thuốc phiện. Nó hứa sẽ lên Đà Lạt cai một tuần. Tôi bắt Lương con
thông tin cho bọn du đãng ngưỡng mộ tôi hay rằng: nữ chúa Châu Kool lại xuất hiện
giữa bụi đời. Không lâu gì, hình nữ chúa rằn ri Châu Kool được bọn du đãng đeo
trước ngực như cũ. Tôi tìm về nội trú Hòa Hưng.
- Em nói Sơ đừng cười nhé!
- Ở nước ngoài, các vị linh mục đã thành công trong nhiệm vụ dẫn dắt những thanh thiếu niên du đãng trở về con đường sáng sủa. Con biết không, mới đầu, các ngài đều khốn khổ. Họ hành tội các ngài đủ điều. Các ngài nghe họ chửi bới, các ngài bị họ đánh đập để trốn khỏi trại. Ấy vậy mà, cuối cùng, người hung hãn, ít hy vọng làm lại đời nhất lại là người ngoan ngoãn nhất. Và khi rời trại, họ quên hẳn dĩ vãng du đãng của họ. Điều cốt yếu trong công cuộc cải tạo du đãng là có lý tưởng trao tặng du đãng. Phải làm cho họ tin tưởng mãnh liệt rằng, họ thừa tài đạt tới lý tưởng đó. Họ sẽ trở thành anh hùng, vĩ nhân, nghệ sĩ, ký giả, bác sĩ, kỹ sư, luật sư như mọi tinh hoa của xã hội, dù họ đã là du đãng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cái còn lại hóa cái không
Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét