Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2023
Trại tập trung 4
CHƯƠNG 20
Câu chuyện chuyển sang đề mục nghề nghiệp tương lai của tôi.
Uống hết ấm trà móc câu Thái Nguyên, phó giám thị Phúc bảo tôi về trại. Ông ta
tặng tôi gói Phù Đổng chưa bóc và tiễn tôi ra cuối hành lang. Người ta đã bảo
tôi có «cơ hội thuận lợi về sớm» từ 17 tháng trước. Chắc chắn, cái « sắp về »
sẽ kéo dài thêm 17 tháng nữa để «làm việc» lần thứ ba. Ngày 2-9-1981, Z30 D,
K1 loan báo xổ số có văn nghệ chào mừng quốc khánh. Toàn thể tù nhân K1 tập họp
ở hội trường, trừ hai nhà kỷ luật và cachot. Tổ vệ sinh đã quét dọn hội trường
từ sáng sớm. Bàn ghế, máy móc kê sẵn. Kỳ này có những ba danh sách trúng số.
Danh sách giữ bí mật tối đa, ngay trật tự Trần Trọng Thanh cũng không biết. Tôi
vẫn nghĩ rằng, nếu được tha, tôi sẽ về lặng lẽ, không chung danh sách tù nhân cải
tạo. Và tôi tự xếp tôi vào loại không mua vé số không thể trúng xổ số. Tôi đi
quét sân, không vô hội trường. Trực trại Chiến bắt tôi vào tham dự văn nghệ
liên hoan mừng 2-9.
- Anh nào vưa nói ninh tinh náo nếu thế?
Sự chờ đợi của James chẳng bao giờ xảy đến. Khi chàng há miệng
lớn, người ta hắt nước xuống ngực chàng, xuống bụng chàng, xuống chân chàng.
Như thế, nỗi ước ao nuốt một ngụm nước của chàng tăng trưởng. Sự khát hãi hùng
hơn sự đói. Khát là động, đói là tĩnh. Con người dễ dàng bộc lộ sự yếu hèn, sự
đê tiện khi bị khát khô đến lóng xương ống tủy. Người ta nhìn James. Chàng đứng
sát cửa conex, mũi, miệng và hai nửa con mắt dính chặt vào khe gió. Lưỡi chàng
vẫn thè ra, động đậy. Miệng chàng vẫn há hốc. Người ta cười, đổ xô nước tưới đất
và bỏ đi. James tuyệt vọng. Chàng ngỡ chàng sẽ chết khát, sắp chết khát. Conex
hấp hơi. Nắng tụ trên nóc xoáy sức nóng phũ phàng vào James. Những giọt nước
bám vô thân thể chàng đã là nước nóng. Mồ hôi tuôn ra nóng theo luôn.
Lần này, người ta đưa cho chàng một tờ giấy và yêu cầu chàng
thú nhận tội lỗi. “Yêu cầu thật đơn giản. Anh khai sơ yếu lý lịch rồi nhận tội
lỗi và hứa ăn năn sám hối. Thế thôi”. Chàng chưa viết. Người ta không dục.
Chàng ăn rồi ngủ. Ngủ rồi tắm. Rồi chàng bỗng tương tư cái quan tài xi măng FG
Chí Hòa, chàng bỗng thèm đứng không ngủ thâu đêm chờ quần áo khô và nghe từ
trong hiu quạnh cái nỗi niềm ray rứt. Nhờ hỏi ngày tháng người công an bảo vệ,
chàng biết mình đã nằm trong quan tài xi măng 11 tháng. Mười một tháng chân
mang xích, sống trong bóng tối cô quạnh, ăn ngủ chung với phân và nước đái,
không nghe tiếng người nói, cười, khóc, chỉ nghe tiếng kẻng gầm gừ dọa nạt,
chàng chưa điên là nhờ chàng biết ước mơ. Chàng vừa khám phá một niềm bí ẩn mới:
Sức chịu đựng của con người đã chế ngự hình phạt của thù hận.
Người ta nghỉ chơi hình phạt này và cho Lương Việt Cương nghỉ
ngơi tĩnh dưỡng ít lâu. Rồi có trò chơi khác cho Lương Việt Cương. Khi các thứ
trò chơi của chủ nghĩa không làm Cương nhận tội, ăn năn sám hối tội lỗi, người
ta xếp Lương Việt Cương vào thành phần “không thể cải tạo”, người ta giả vờ
quên Cương. Hai năm sau, người ta gọi Lương Việt Cương ra làm việc. Người ta hỏi
Cương có muốn trở về xum họp gia đình không, Cương đáp không, không, không.
Chàng thôi vùng vẫy đôi tay. Hầm nước thinh không. Bóng tối
hư vô. Chuột bọ chui vào hàng lỗ. Ếch nhái im lặng. Giun dế nín câm. Côn trùng
không hẳn chỉ có lòng trắc ẩn, mà còn biết cảm thông với con người. Côn trùng
xúc động nỗi thống khổ của con người. Nhưng con người không xúc động nỗi thống
khổ của con người. Con người luôn bày đặt những trò chơi hành hạ con người điêu
đứng, khốn đốn. Chủ nghĩa, ý thức hệ, chiến tranh, thù hận, ngục tù, hình phạt
… Đó là những trò chơi của con người. Những trò chơi này đã làm hư hỏng con người,
đã dẫn dắt con người phiêu lưu quá xa khỏi quê hương đích thực của nó. Rốt cuộc,
con người tự hủy diệt tâm hồn con người. Vì nó khước từ niềm cung kính đối với
Thượng đế. Con người càng tiến vượt mức văn minh kỹ thuật bao nhiêu, càng mất
mát vơi đạo nghĩa bấy nhiêu. Con người chế máy móc điều khiển con người. Riết rồi,
con người quên gốc gác người, còn người đồng hóa cùng máy móc. Và sự độc ác nảy
sinh, mọc rễ ở tim óc con người. Con người hết là cây sậy của Pascal. Nó đã là
công cụ của ý thức hệ mù lòa, của kỹ thuật câm điếc.
Trong bửu bối chỉ dẫn cách chơi của ý thức hệ, trò chơi buộc
hai ngón tay treo người vừa tầm mười đầu ngón chân kiễng chỉ có thể kéo dài đến
ngày thứ bảy. Kẻ nhập cuộc chơi khó lòng kiên nhẫn thêm. Nó sẽ hét lớn, xin được
làm bất cứ việc gì người ta cưỡng bức nó. Nó sẽ ngoan ngoãn chống lại tất cả những
gì nó đã khước từ chống đối. Nó mất nhân tính, mất lý trí. Nó không còn là con
người nữa. Óc nó đã bị gột rửa sạch sẽ chất người. Và đó là tẩy não. Người ta bắt
nó viết. Người ta bắt nó ký tên. Người ta bắt nó đọc vào máy ghi âm. Nó hân
hoan viết, hân hoan ký, hân hoan đọc. Nó khiếp sợ nỗi nhức nhối râm ran khắp cơ
thể, nỗi nhức nhối bắt nguồn từ đầu mười sợi giây thần kinh mọng máu ở mười đầu
ngón chân. Có tế bào trong cơ thể nó thúc dục nó đầu hàng. Nó trở thành đồ bỏ
sau khi viết, ký tên và ghi âm. Nhân loại khí phách ngoài nhà tù sẽ phán xét
nó, sẽ khinh bỉ nó. Giữa nó và cuộc đời sẽ có một phân cách thăm thẳm. Cuộc đời
ly dị nó. Cuộc đời đoạn tuyệt nó. Nó cô đơn. Bởi vì, cửa hẹp nó mở, đường hẹp
nó đi tìm sự sống đã có những trò chơi đốn mạt của ý thức hệ mà những kẻ đi đường
rộng cho là chuyện hoang đường. Những kẻ đó chưa bị nhốt ở conex, cachot đá, hầm
nước, hầm giam, cachot bàn chông; chưa bị khát rã họng, lạnh thấu xương; chưa bị
tóc mọc dựng đứng, mắt lồi ra; chưa bị còng các kiểu, treo các lối; chưa hiểu
giá trị của ngụm nước lã, miếng cơm bốc bằng tay dính bùn bẩn thỉu; chưa nuốt
con dán sống; chưa ngủ đứng, ngủ quỳ, ngủ ngồi … Những kẻ đó sẵn sàng kết tội bất
cứ ai không chịu đựng nổi thống khổ ngục tù và sẵn sàng hoan hô bất cứ ai chết,
dẫu chết hèn hạ, trong ngục tù, trong nhục nhằn thống khổ. Tuy nhiên, những kẻ
đó lại bủn xỉn một bông hồng ném xuống nấm mồ tưởng tượng của bất cứ ai được họ
vinh tôn cái chết anh hùng!
Nóng quá, tôi không ngủ nổi, cứ ngồi dựa lưng vào vách đất ẩm,
thả dài chân, ngủ gà ngủ vịt. Ban ngày mong chóng tối cho đỡ phí mồ hôi, ban
đêm mong chóng sáng cho đỡ lạnh cóng. Ngày khổ, đêm khổ. Nắng khổ, lạnh khổ. Nếu
nhằm mùa mưa còn khổ cực chừng nào! Chú Tường bảo ý nghĩa của đời sống chỉ tìm
thấy trong những nỗi thống khổ. Và niềm bí ẩn, từ đó, phóng ra lung linh màu sắc,
rực rỡ hào quang. Tôi chưa tìm thấy trong nỗi thống khổ một ý nghĩa nào của đời
sống. Phải đến một tuổi nào chăng, hoặc là, ý nghĩa ấy đã thâm nhập vào tim óc
tôi, đã biến thành máu, thành thịt làm tôi lớn lên, khôn ra mà tôi chẳng hề biết.
Tôi không muốn làm thanh thép non nhưng đã là thanh thép non, thanh thép non
đang tôi luyện trong lò lửa cực nóng. Thép không thể chảy. Tôi không thể chết.
Tôi mới biết tin thế, và điều đó liệu có thể gọi là ý nghĩa của đời sống chưa
nhỉ?
- Vũ, Vũ, mày thức chưa? Mai bím đã tới.
Mai bím suýt buột miệng nói “Tao đéo hiểu”, nó ghìm được. Nó đã hứa với tôi không chửi thề, văng tục mà. Nó về, sau khi đã chuyền cơm, nước và cái “lát nữa mày sẽ biết” gói trong tờ báo cũ. Tôi ngạc nhiên thích thú. Đó là cái bánh làm bằng bột sắn. Mai bím phàn nàn “xoay mãi không ra đường” thì chắc là bánh mặn. Tôi biết cách Mai bím làm cái bánh này. Nó kiếm miếng nhôm mỏng hoặc vỏ hộp bia, cắt ra, bẻ phẳng rồi lấy đinh nhọn đóng lỗ lí nhí sát nhau. Rồi bẻ cong lại. Nó mài củ sắn bằng cái bào trong ca nước. Bột củ sắn tươi với nước đặc quánh. Mai bím quấy chút muối, đổ vô nồi, nhóm bếp nướng, khơi than hồng đặt kín nắp. Nếu có đường, có nho, có bơ, bánh sẽ ngon lắm. Vì không đường, không cả mỡ phết đáy nồi nên cái bánh bị cháy đít. Chúa đã hiểu lòng Mai bím rồi.
- Mày có đau đầu không? Nó hỏi.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cái còn lại hóa cái không
Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét