Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2023
Trại tập trung 3
CHƯƠNG 15
Anh phục em từ đó. Chúng ta thân nhau. Trong tù, dĩ nhiên. Em
kể anh nghe cái động lực xui em chiến đấu và sự trở về đời sống thảnh thơi, im
lặng của em. Thế thôi. Là đã hừng hực mặt trời tuổi trẻ. Là đã vằng vặc mặt
trăng tuổi trẻ. Ở tù không hứa hẹn gần nhau lâu, anh bị chuyển xà-lim, chuyển
dài dài, chuyển phờ phạc. Anh phiêu lưu khắp cõi đề lao. Cuối cùng, anh gặp Ngô
Tỵ tại xà lim số 3C1. Ngô Tỵ nói về em: “Em không hề biết mặt thằng Trường khi
em gia nhập tổ chức của nó. Em vẫn tưởng nó phải lớn tuổi, to con, đầy vẻ bí mật.
Nằm khu A, buổi sáng, đi đổ rác em gặp tráng sĩ chùa An Lạc, em hỏi tráng sĩ chứ
đảng trưởng đâu, tráng sĩ kéo một thằng lùn tỉ, đeo kính cận ra cửa xà lim khoe
em. Em bèn hỡi ơi, đảng trưởng của mình nhóc hơn mình”. Anh hỏi Ngô Tỵ: “Bây giờ,
em còn phục nó không?” Ngô Tỵ cười: “Nó hay thật, anh ạ”! Em đã quyến rũ bao
nhiêu bạn bè, em đã quyến rũ anh. Em tuyệt diệu.
Bạn còn nhớ những người tuổi trẻ Sàigòn 1955 khởi sự công cuộc
chống cộng sản không? Họ đã dấn thân tích cực. Họ đòi “treo cổ Hồ Chí Minh.” Họ
muốn “chặt ngang thây Trường Chinh.” Họ truy lùng Văn Tiến Dũng giữa Sàigòn. Họ
đốt “Gallieni, Majestic.” Họ khai phóng một phong trào. Họ lay động bọn khiếp
nhược, tiêu cực. Họ làm sinh động đời sống. Trong họ, nhiều người bị bỏ tù, bị
đánh đập, bị bắn mù mắt. Chế độ vững vàng nhờ tinh thần sư tử của họ. Và chế độ
bắt bớ, đàn áp họ. Chế độ chỉ ban phát ân huệ cho bọn “cai thầu tuổi trẻ.” Bọn
cai thầu trúng mối lớn của ông Ngô Đình Nhu. Bọn cai thầu đang có mặt ở Paris.
Bạn muốn biết chúng nó là ai không? Có đứa nhờ thầu tuổi trẻ mà vinh hiển suốt
đời. Có đứa mon men mãi cũng leo lên chức Bộ Trưởng. Kinh nghiệm đấu thầu tuổi
trẻ của chúng nó là cẩm nang của bọn thầu khoán tuổi trẻ quốc ngoại hôm nay.
Kinh nghiệm của cai thầu tuổi trẻ, buồn thay, chỉ là thương đau của dân tộc, là
xoáy mòn niềm tin của tuổi trẻ, là phôi pha nhiệt tình, là ngờ vực, là lừng khừng
với đời sống. Sau hết, là bọn bon chen trên đường khoa bảng giá áo túi cơm và nổi
loạn vô duyên cớ và tích lũy thù hận đàn anh. Chừng thù hận có dịp bung ra, đó
là cơ hội rạch nát lịch sử. Tuổi trẻ Việt Nam bị trúng một phát tên độc ngóc đầu
lên không nổi: Mũi tên USA. Người Mỹ sách động tuổi trẻ tiêu diệt chế độ Ngô
Đình Diệm để được suy tôn “thần tượng” Tôn Thất Đính, Đỗ Mậu, Dương Văn Minh,
Trần Văn Đôn! Bọn phản nghịch dốt nát biến thành thần tượng của tuổi trẻ. Mỉa
mai quá. Sự mỉa mai thấm vào tim phổi tuổi trẻ, sự nổi loạn có duyên cớ khai
sinh. Và hậu quả của thức tỉnh là tuổi trẻ triền miên hưởng phi tiễn, dùi cui,
lựu đạn cay và ngục tù của đám bảo vệ chế độ, đám công an, cảnh sát, đám cò cơm
vô liêm sĩ.
Tự bản chất, tôi không hề có tham vọng chính trị.Như những
người tuổi trẻ cùng thế hệ, tôi sinh ra và lớn lên trong chiến tranh Việt Nam
triền miên. Khi tôi thật sự trưởng thành, tôi chỉ thấy, khắp quê hương tôi những
biến động và biến động. Những biến động tạo ra bởi tham vọng bất nhân của chủ
nghĩa tư bản, tham vọng phi nhân của chủ nghĩa cộng sản. Những biến động gây ra
binh lửa, chết chóc, đói khổ, ngu dốt và chia rẽ. Để khiêu vũ trên bãi tha ma,
để đua thuyền trên giòng sông nước mắt, chủ nghĩa cưa đôi dân tộc tôi và toa rập
với nhau kiến trúc hai miền thù hận. Bằng ý thức hệ và bằng cả vũ khí tư bản cộng
sản. Tham vọng của chủ nghĩa đẻ thêm tham vọng quyền bính của lũ tôi đòi bản xứ.
Một bên là đám ăn cướp. Một bên là đám ăn cắp. Đúng nghĩa nhất, lãnh tụ Hà nội
và mọi cơ cấu của nó là phỉ quyền. Bởi vì nó hằng phô trương thành tích cướp
chính quyền. Lãnh tụ Sài gòn và mọi cơ cấu của nó là ngụy quyền. Bởi vì nó được
nặn ra do thế lực và áp lực ngoại nhân do bầu cử gian dối, lừa gạt. Đám ăn cướp
hò hét chuyên chế. Đám ăn cắp hò hét độc chiếm. Với mệnh lệnh của chủ nghĩa với
ân huệ của chủ nghĩa, phỉ quyền và ngụy quyền tranh giành quyền bính. Những
khúc xương dính chút mảng thịt ném xuống mặt tổ quốc, chúng nhào tới quần thảo.
Đề gặm. Để cạp. Khi chúng nuốt những miếng nuôi chim mồi của chủ nghĩa, dân tộc
tôi cay đắng, đòi đoạn, thù hận chia lìa. Bỗng nhiên. dân tộc tôi biến thành một
dân tộc hiếu chiến, man rợ!
Những suy tư trong thống khổ của tôi dành nhiều cho tuổi trẻ.
Từ ngày bị chuyển về Z30 D, tôi ít quan tâm tới thân phận tù đầy của tôi và những
hình phạt tôi phải chịu đựng. Trại tập trung chẳng còn gì hấp dẫn tôi nữa. Nếu
tôi đã thấy niềm bí ẩn của đời sống thì niềm bí ẩn ấy chỉ có dưới hầm phân
nhung nhúc hàng tỷ con ròi, chỉ có dưới đáy sông Ray những sáng mùa đông đói lạnh
lặn xuống móc đá tảng. Niềm bí ẩn ấy đã được soi sáng nhờ con gọng vó và triết
lý sống bất hủ của nó. Sa Ác, trại tập trung khổ sai lao động, mang bí số TH6,
với riêng tôi, là nơi chốn mà cái động đã rung rinh tận lóng xương, ống tủy của
tôi:
7. Tác giả đã gợi ý cho tuổi trẻ Việt Nam về chủ thuyết tiểu
tư sản và tân cách mạng Tây Sơn ở những tiểu thuyết Sỏi đá ngậm ngùi, Bầy sư tử
lãng mạn, Một người tên là Trần văn Bá và rõ rệt nhất ở Hồn say phấn lạ. Theo
tác giả, hai chủ nghĩa tư bản và vô sản đã bất lực trong mưu cầu hạnh phúc cho
nhân loại, đã cầy nát dân tộc Việt Nam, đã đưa dân tộc Việt Nam vào chiến
tranh, thù hận, ngục tù, đói khổ, ngu dốt, lạc hậu.
- Đồng ý với anh. Nhưng anh em quá khích hơi đông. Đầu óc lại
hơi ít.
- Từ ban giám thị, từ cộng sản. Bạn ạ, ở tù cộng sản phương
pháp 3 W chưa đủ, 4 W vẫn chưa đủ. Who, What, Where, When vất đi hết. Các bình
luận gia lỗi lạc của thế giới đều đã trật lất khi suy đoán, tiên đoán về cộng sản.
Với cộng sản, chỉ khi công khai hóa một vấn đề, cụ thể hóa một sự kiện, người
ta mới ngã bổ chửng. Không ai đoán nổi, hiểu nổi cộng sản sắp làm gì, sẽ làm
gì, mà chỉ vỡ lẽ cộng sản đã làm gì! Anh Nguyễn Mạnh Côn, tác giả Cộng sản là
gì, người tự cho mình hiểu cộng sản hơn bất cứ người nào chống cộng sản, đã tưởng
mình tuyệt thực dọa, cộng sản sẽ lạy mình ăn, sẽ đè ra chích nước biển và bồi
dưỡng cả két sữa đặc như Như Phong, nhưng kết cuộc thấy mình lầm lớn, mình chưa
hiểu nổi những giai đoạn, những đối tượng cộng sản cần đối phó. Bạn ta biết cộng
sản mỉa mai ra sao không?
Sáng sớm hôm sau, cửa các nhà bị khóa chặt. Không có điểm danh.
Không có lao động. 300 tù nhân được tha khẩn trương rời hội trường sang K2. Ở đấy
họ sẽ làm mọi thủ tục ra trại. Người tù được tha ngồi lại tham dự Đêm Không Ngủ
cũng sang K2 luôn. Trật tự vẫn lưu vong. Chỉ có tổ vệ sinh bên ngoài quét dọn
sân trại và đổ rác. Không khí Z30 D căng thẳng. Khu B nằm nhà hết. Một vài nhà
hò hét, vỗ tay. Khu A thì hoàn toàn im lặng. Buổi trưa, tổ vệ sinh phải khiêng
cơm, canh cho từng nhà. Cửa mở. Cơm canh vào là khép chặt, khóa kỹ. Xế trưa,
các cửa nhà đội cũ mở. Trật tự đã về đủ. Quản giáo các đội đến phát giấy cho đội
làm tự kiểm. Quán giáo hướng dẫn viết tự kiểm. Tự kiểm nhận khuyết điểm tham dự
Đêm Không Ngủ vì bị cưỡng bức và lên án một số người chủ mưu vô danh. Không một
ai được viết ngoài cái ý đó. Ngày 29 tháng Chạp, mọi chuyện kể như đã qua. Cửa
nhà Hà Nam Ninh mở tung. Miễn lao động toàn trại. Đi lại tự do. Nước bơm đầy hồ.
Không ai bị kỷ luật cả. Ngay buổi sáng, một phái đoàn của bộ nội vụ đến thăm viếng
anh em Hà Nam Ninh. Phái đoàn chuyện trò thân mật và hỏi anh em có cần đề xuất
gì không. Tuyệt nhiên, phái đoàn không đề cập chuyện mới xảy ra.
Đền ơn Cung củ đậu chế ngự Hà Nam Ninh, trại cho anh ta ngủ với
vợ hai ngày hai đêm. Vợ Cung củ đậu là cô vũ nữ xếch-xi. Tội nghiệp cho cô ta,
Cung củ đậu hành lạc tả tơi, về trại khoe cùng khắp. Khu A, tù nhân già thì nể,
tù nhân trẻ thì sợ Cung củ đậu. Anh ta được khám xét hành lý tù nhân nên biết hết
tù nhân có những món gì. Ở Z30 D K1 không có hoạt cảnh … tổng vệ sinh. Tù nhân
đi lao động, trực trại dẫn trật tự vào nhà, lục tung hành lý của tù nhân mà kiểm
tra, loại bỏ và tịch thu. Tổ vệ sinh làm công việc kéo xe cải tiến đậu trước
nhà. Hễ lục soát xong, vệ sinh quét dọn nhà và chở đồ loại bỏ đem đốt. Tù nhân
đi lao động về phải cất xếp đồ đạc của mình bị lục bừa bãi. Những tù nhân lưu cữu,
đồ đạc còn gì loại bỏ? Những bó đũa mài vót bằng gỗ mun công phu, trực trại tịch
thu, sợ tù nhân dùng đũa chọc mắt, chọc tai nhau! Những cái plaques làm bằng
inox tỉ mỉ, trực trại tịch thu gởi về cho em, cho tình nhân, sợ tù nhân « mua
bán đổi chác »! Những tượng Phật, tượng Chúa khắc nghệ thuật, trực trại cho trật
tự tịch thu. Những kinh sách tôn giáo bị loại bỏ. Những bản nhạc không có lời bị
xé nát. Những thư từ viết khó hiểu bị giữ lại « nghiên cứu ». Vệ sinh thường
lén giữ kinh sách tôn giáo, không đốt, đem về tìm đúng « đương sự » mà hoàn trả.
Cung củ đậu « nắm vững » tù nhân và những món hàng quý. Và anh ta bắt địa kiểu
xin xỏ khá nhiều kem đánh răng Close Up, xà phòng thơm Camay, quần xà lỏn, áo
thun, xì líp Mỹ … Tôi cũng bị Cung củ đậu bắt địa cái kính lão đắt tiền. Thiên
thần mũ đỏ Cung củ đậu nhảy các « xô » hủ tíu, mì, tôm khô, mỡ, lạp xường …
Ngày nào cũng có người nhận quà thăm nuôi và ngày nào Cung củ đậu cũng enjoy với
… anh em. Cung củ đậu bắt địa thuốc lá State Express 555 để cống cán bộ trực trại,
chấp pháp. Anh ta không nghiện thuốc lá thuốc lào. Tôi đã nghe Cung củ đậu bô
bô kể chuyện lính nhảy dù ăn gan Việt Cộng cho tù nhân và cả cai tù nghe. Anh
ta tự thú anh ta cũng đã ăn gan người xào hành tây! Đến đây thì không còn gì
đáng nói về thiên thần ghẻ Cung củ đậu. Anh ta đã làm ô uế hai tiếng nhảy dù mà
tôi hằng ngưỡng mộ yêu mến. Bây giờ, tôi viết về thằng vô lại Cung củ đậu. Nó dọa
đánh hết người này đến người khác. Nó hung hăng, phách lối. Nạn nhân khốn khổ của
Cung củ đậu là chú bé tên Cường, can tội vượt biên, mẹ đã là « tài pán » của
Maxim Sài gòn. Cung củ đậu còn sắm vai công an chấp pháp, gọi tù nhân nó ghét
lên phòng trật tự « làm việc » và viết tự kiểm. Khi Hà Nam Ninh bị dẹp, Cung củ
đậu trở thành hung thần. Nó chửi bới trật tự Phú già, đòi đánh trung úy Nhẫn nấu
bếp phục vụ bệnh nhân, đì trung úy Hanh nhảy dù đến nỗi trung úy Hanh, hỗn danh
Hanh thịt chó, hiền lành, ít nói, phải sang nhà kỷ luật. Chỉ vì trung úy Hanh
khinh bỉ thiếu tá Phạm Đình Cung, chỉ vì trung úy Hanh xấu hổ thấy thiếu tá
Cung củ đậu vênh váo cầm xâu chìa khóa, khoanh tay đứng sau tên trung sĩ công
an trực trại.
Tôi nói tiếp hai căn nhà kỷ luật của Z30 D, K1. Tù nhân sống
mòn mỏi ở đó mà đếm từng giọt thời gian. Đô mi nô, cờ tướng, kinh sách, thư từ,
giấy bút, diêm thuốc, ống điếu, đàn sáo, ca coóng, muỗng nhôm, giây thép… bị tịch
thu đốt bỏ hết. Tinh thần họ căng thẳng. Thỉnh thoảng, Z30 D còn kéo căng thần
kinh của họ bằng cách đem thư gia đình của họ vào đọc tên người gửi, người nhận
rồi tuyên bố: « Thư của các anh bị xé bỏ, vì các anh bị kỷ luật. Chúng tôi đã
duyệt thư, nội dung là vợ con các anh đang gặp nhiều khó khăn ». Tù nhân muốn
điên lên. Chưa đủ, Z30 D đọc tên những người vợ con đến thăm nuôi, rồi tuyên bố:
« Các anh bị kỷ luật, trại đã mời vợ con các anh về. Các anh đã làm tốn nước mắt
của vợ con các anh vô ích! ». Sự nhân đạo và khoan hồng của Cộng Sản đó. Nhưng
cậu Đoàn văn Toại đã biểu dương sự khoan hồng và nhân đạo này bằng cách bịa đặt
tù nhân lập kiến nghị và ký kiến nghị trong đề lao Gia Định còn khe khắt hơn
trong nhà kỷ luật tập thể Z30 D và các trại trừng giới. Tù nhân ở hai nhà kỷ luật
K1 và Z30 D thèm nước … tắm hơn thèm cơm. Hễ trời có vẻ muốn mưa, cửa nhà khóa
chặt ngay. Không sợ tù nhân trốn trại, mà không thích tù nhân tắm mưa thoải
mái. Các ca, xô nhựa hứng nước mái nhà cũng bị dẹp.
Tôi xin phép quý vị để được nói đôi chút về sự liên hệ của chúng tôi với người Mỹ và những cái còng. Vâng, người Mỹ, chúng tôi, kẻ thù, còng khóa chỉ là những con đô-mi-nô tội nghiệp. Lục ngũ phải dính với ngũ tứ, ngũ tứ phải dính với tứ tam vân vân… Cái chủ thuyết domino thật trứ danh. Nó là trò chơi của tư tưởng. Nó có luật giết bò, gài triệt, triệt buộc… Dĩ nhiên, nó còn có cả gian lận, chạy làng nữa. Chúng tôi vốn đôn hậu, hồn nhiên, ngây thơ và nồng nhiệt. Theo tiếng gọi tân biên cương và quyền sống con người trên trái đất của cố tổng thống Kennedy, chúng tôi lớn lên, phóng tầm mắt nhìn sang nước Mỹ như nhìn hạnh phúc của dân tộc mình sau một trăm năm buồn tủi. Cái lý tưởng tự do, dân chủ của Hiệp Chủng Quốc đã hấp dẫn thế hệ chúng tôi, đã thúc dục chúng tôi móc trái tim dâng hiến sự nghiệp xây dựng tự do, dân chủ. Như những chiến sĩ Mỹ đã anh dũng hy sinh tại Việt Nam, chúng tôi không cần tiết kiệm xương máu. Cho tới phút này, hình ảnh người lính thủy Mỹ cuối năm 1954 vẫn là hình ảnh ngoại nhân đẹp nhất đối với chúng tôi. Chúng tôi đã nhìn chính sách của nước Mỹ ở Việt Nam như đã nhìn lính thủy Mỹ thật thà, dễ thương xuất hiện trên vỉa hè Sài gòn năm xưa. Bất hạnh cho chúng tôi là chính sách của quý vị đã không giống hình ảnh người lính thủy cuối năm 1954, càng khác xa chính sách của quý vị ở ngay nước Mỹ. Chúng tôi già nua trong nỗi thất vọng và những dâu biển của thời thế do quý vị tạo ra trên quê hương chúng tôi. Tôi vẫn để dành những giọt nước mắt khóc những người lính Mỹ bỏ xác tại Việt Nam. Hôm nay, tôi xin được khóc thương họ trước mặt quý vị, vì tôi biết quý vị đã quên họ. Nước mắt cho những con người chết cho lý tưởng giả dối và cho sự lừa gạt của con người trên trái đất. Nhưng quý vị, quý vị luôn luôn cao cả, luôn luôn là ngọn đuốc sáng biểu tượng lương tri của dân tộc Hoa kỳ, luôn luôn là thứ quyền uy vô địch kể từ nhân loại có quyền uy.
Khi những cái còng Mỹ viện trợ Việt Nam còn do Cộng Sản dùng để siết chân tay những người Việt Nam chống Cộng Sản cô đơn, những người Việt Nam chân chính, quả cảm, quyết thắp sáng ngọn đuốc lý tưởng tự do, dân chủ thì lịch sử hiện đại của Hoa kỳ hai mươi năm can thiệp ở Việt Nam chưa sang trang. Khi ấy, quốc hội Mỹ nên đeo một chiếc còng vào cổ tay cầm bó đuốc của Nữ thần Tự do và hoán chuyển thế đứng cho nữ thần yêu dấu. Và, chính phủ Mỹ cũng nên treo một chiếc còng lớn lên đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Hoa kỳ bỏ mình vì lý tưởng tự do, dân chủ ở Việt Nam. “Bởi vì, còng Mỹ còn hoạt động tại các ngục tù Việt Nam là người Mỹ còn có mặt tại Việt Nam. Và vết ô nhục phản bội còn hằn trên lương tâm quý vị, hằn trên lương tri dân tộc Hoa kỳ; còn là lưỡi lê dơ bẩn cắm xuống mồ các vĩ nhân Mỹ, đâm vào trái tim những người lính anh hùng Mỹ đã chiến đấu, đã đổ mồ hôi và máu, đã hiến dâng tuổi trẻ của mình cho ngọn cờ dân chủ và hạnh phúc loài người…”
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cái còn lại hóa cái không
Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét