Thứ Năm, 23 tháng 1, 2025

Người đi tìm hương sắc văn chương

Người đi tìm hương sắc văn chương

Thời trẻ, tôi có biết Nhạc sĩ Trương Quang Lục phổ nhạc bài thơ “Vàm Cỏ Đông” của nhà thơ Hoài Vũ, lúc đó chưa hề đến Long An. Nhà thơ Hoài Vũ cho biết lúc mới vượt Trường Sơn vào Long An, khi đến sông Vàm Cỏ Đông, tàu chiến đi tuần liên tục trên sông, phải chờ ám hiệu của cơ sở, chiếc ghe gắn máy mới băng ngang. Nhưng chưa đến bờ bên kia, chân vịt vướng, phải đưa lên gỡ búi tóc phụ nữ gắn vào đó. Cô giao liên nói đó là tóc một cán bộ nữ bị bắn chết khi băng qua sông và chân vịt chỉ lấy được tóc. Hoài Vũ nước mắt đầm đìa viết bài thơ “Vàm Cỏ Đông” gửi ra bắc in báo.
Báo ra, nhạc sĩ Trương Quang Lục đang ở nhà máy phốt phát Lâm Thao, đọc trong đêm và phổ nhạc cho bài thơ. “Với dòng sông quê hương” của tác giả Nguyễn Thanh in trên Tuần Báo Văn Nghệ số xuân Quý Mão 2023 (số 2+3+4) ra ngày 17/01/2023; ông viết thêm chị Bảy Nhàn góp phần trong cảm hứng và có rất nhiều bài hát tân nhạc, vọng cổ… nổi tiếng lại là thơ Hoài Vũ được phổ nhạc. Nhiều độc giả ngưỡng mộ câu triết luận của anh: “Trong lịch sử văn học thế giới từ xưa đến nay, thi ca với hội họa, âm nhạc có mối tương quan định mệnh” – Đó là chuyện tất nhiên của nhân loại. Nhà thơ Hoài Vũ có trích một đoạn trong bài này đưa vào tập thơ, thơ phổ nhạc “THÌ THẦM VỚI DÒNG SÔNG”: “Trong văn chương, người ta thường coi hình ảnh con đường và dòng sông là biểu tượng sinh mệnh của lịch sử và tình yêu. Sông Vàm Cỏ Đông của Long An đã đi vào thi ca thời nhân dân chống giặc ngoại xâm. Hoài Vũ là một tác giả tiêu biểu của những vần thơ đẹp về dòng sông quê yêu thương ấy. Với Hoài Vũ hay nhiều nghệ sỹ khác, nỗi đau khổ dường như là mảnh đất màu mỡ hình thành những kiệt tác của kẻ tài hoa. Thảm cảnh chết chóc từ chiến tranh, nỗi khắc khoải khổ đau trong xa cách hay nhung nhớ đợi chờ, đã giúp cho nhà thơ Hoài Vũ sở hữu những vần thơ tuyệt bút lưu lại mai sau”. Trong căn nhà riêng của nhà thơ Hoài Vũ, số 21 đường D52, phường 12, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh; tôi đọc xong những dòng này và buột miệng nói với nhà thơ Hoài Vũ: “Trong 13 trích đoạn đánh giá về thơ của anh (Hoài Vũ) in trong cuốn này, nhà văn Nguyễn Thanh đánh giá đầy đủ nhất theo nghĩa văn hóa: hiện thực đi vào tâm hồn nhà thơ để hóa thành thi ca”.
Tôi xem lại các bài anh viết về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước tác giả bài ca Giải Phóng miền Nam đã đi vào lịch sử. Nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh còn viết về các nhà thơ, nhà văn khác của Sài Gòn trong vùng chế độ Việt Nam cộng hòa quản lý. Trong 2400 chữ bài chân dung “NHÀ THƠ NGUYÊN SA VÀ TÌNH YÊU TUỔI NGỌC”, Nguyễn Thanh đã khắc họa đầy đủ chi tiết sự nghiệp của nhà thơ đồng thời là thầy dạy văn của anh lúc học lớp Đệ Nhất trường Chu Văn An – Sài Gòn. “Trên văn đàn từ thập niên 50-60 thế kỷ trước ở Sài Gòn, nhà thơ Nguyên Sa là một ngôi sao lớn có ánh sáng đặc thù trong vũ trụ thi ca. Ngoài những tác phẩm văn xuôi, thơ của Nguyên Sa vừa có tính cách tân vừa hòa hợp ít tìm thấy trong thơ của các thi sĩ cùng thời”.
Không chỉ viết phê bình văn học, Nguyễn Thanh còn viết phê bình nghệ thuật. Sử dụng khả năng của một họa sĩ, cộng với ngôn từ của một nhà văn; “LUNG LINH TRANH LỤA NGUYỄN THỊ TÂM” của Đan Thanh, tác giả nêu bật đóng góp cho cách tân tranh lụa của nữ họa sĩ. “Điểm nổi bật làm mọi người không quên ở họa sĩ Nguyễn Thị Tâm trước tiên là nghệ sĩ đã dám mạnh dạn cách tân kỹ thuật vẽ tranh lụa…”. Ở đây, không chỉ muốn vinh danh họa sĩ Nguyễn Thị Tâm mà độc giả tìm thấy trong đó tấm lòng họa sĩ Đan Thanh mong muốn ngành thủ công mỹ nghệ nổi tiếng từ thời xưa đang có xu hướng phôi phai do phát triển nghệ thuật và do phản văn hóa; sẽ được xã hội góp công vực dậy và phát triển…
Nhà văn Nguyễn Thanh tâm sự: Văn nghệ sĩ có vị trí trong sự nghiệp kháng chiến với điều kiện không bỏ đất nước ra hải ngoại, hầu hết được ông viết bài giới thiệu sự nghiệp gắn với những tư liệu mới về cuộc đời và sáng tác với các góc nhìn mới mẻ. Dựa trên các tư liệu thật, trong bối cảnh cuộc đời, ông chắt lọc không chỉ để tôn vinh cống hiến mà chỉ ra nét riêng có trong bức tranh toàn cảnh cuộc đời của người được vinh danh. Lấy nhạc sĩ Văn Cao, tác giả bài “TIẾN QUÂN CA” đã đi vào lịch sử dân tộc chẳng hạn; bài “Văn Cao – Một lòng vì Tổ quốc” Tuần báo Văn Nghệ – Hội Nhà văn Việt Nam ra thứ bảy ngày 10/9/2016; Nguyễn Thanh khắc họa Văn Cao xuất thân con nhà nghèo. “Năm 1938, khi mới 15 tuổi, gia đình sa sút, Văn Cao phải nghỉ học”. Từng theo chị ruột vào Sài Gòn mưu sinh thất bại phải trở ra Bắc. “Văn Cao đi làm điện thoại viên ở Nhà Bưu điện Hải Phòng. Nhưng làm được một tháng, Văn Cao bỏ việc…” Tài hoa nở sớm: Về sáng tác âm nhạc: “Từ 16 đến 18 tuổi, Văn Cao đã cắm những cái mốc trong âm nhạc với những tác phẩm trữ tình man mác: SUỐI MƠ, TRƯƠNG CHI, BUỒN TÀN THU… Riêng với THIÊN THAI, tác giả Văn Cao đã mượn cái không khí Đường thi lung linh huyền diệu như sương khói trong thơ Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai của Tào Đường. Năm 2001, ca khúc Thiên Thai được dùng làm nhạc nền cho phim “Người Mỹ trầm lặng…”. Khi mới 21 tuổi, Văn Cao viết “Tiến quân ca” để rồi một năm sau đó trở thành Quốc ca (1944)… Năm 1947, sau chiến thắng sông Lô, Văn Cao viết “Trường ca Sông Lô” – một tác phẩm vĩ đại, chẳng thua bất cứ một tuyệt phẩm nào của nhạc cổ điển Tây phương… – bản nhạc đánh dấu sự trưởng thành của Tân nhạc, là đỉnh cao của nhạc kháng chiến. Trong sự tương tác vượt không gian, thời gian và cả ý thức hệ: “Sau năm 1954, những ca sĩ hàng đầu của Sài Gòn
như: Thái Thanh, Khánh Ly, Hà Thanh, Ánh Tuyết…đã trình diễn và ghi âm nhạc phẩm của Văn Cao”…Về thi ca: “Nhớ lại, năm 1940, Văn Cao, trong chuyến đi vào Nam. Khi dừng chân ở Huế, Văn Cao sáng tác bài thơ đầu tay: “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế”, còn mang phong cách nghệ thuật thơ mới rất điêu luyện, mượt và không kém các bậc đàn anh trong làng thơ mới trước đó. Và sau này, bài thơ “Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc” (sáng tác năm 1945),  họa khủng khiếp của đồng bào thủ đô Hà Nội trong nạn đói năm đó”…
Về hội họa: “Năm 1943 và 1944, trong hai lần Triển lãm Salon Unique, tổ chức tại nhà Khai Trí Tiến Đức, Hà Nội, Văn Cao đã gởi các bức tranh sơn dầu: “Cô gái dậy thì”, “Sám hối”, Nửa đêm” và “Cuộc khiêu vũ của những người tự tử” (Le Bal aux Suicidés)… “Cuộc khiêu vũ của những người tự tử”, được Văn Cao trưng bày tại phòng Triển lãm Duy nhất Hà Nội (Salon Unique, -1944), đã làm giới mỹ thuật ngạc nhiên về bút pháp và màu sắc của tác giả.”…
Nhưng có một mảng cống hiến cả sinh mạng của mình cho cách mạng không ai biết đến. Do giỏi võ nên “Tháng 12 năm 1944, Văn Cao được phân công thành lập một đội vũ trang với tên gọi là “Đội danh dự Việt Minh” do Văn Cao làm Đội trưởng, có nhiệm vụ tiêu diệt những tên Việt gian phản động… Tháng 12 năm 1946, Lê Giản – Giám đốc Nha Công an Trung ương tìm gặp Văn Cao tại quán Cà phê Thiên Thai ở phố Hàng Gai và đề nghị: “Mình muốn cậu sang giúp ngành công an. Cậu sẽ phụ trách đội Điều tra Liên khu 10. Với kinh nghiệm hoạt động bí mật trước đây, lại có vỏ bọc là nhạc sĩ, chỉ có cậu mới đủ khả năng trong công việc khó khăn và phức tạp này”. Tháng 3 năm 1947, Văn Cao cùng vợ là Nghiêm Thúy Băng lên Lào Cai. Một địa điểm gần chợ Cốc Lếu được Văn Cao chọn làm cơ sở hoạt động của đội Điều tra.”…
Đánh giá từ thế giới: “Năm 1989, tạp chí National Geographic đã đăng một bức ảnh của nhạc sĩ Văn Cao đang ngồi trầm tư bên chiếc đàn dương cầm của ông. Chính tấm hình này đã tạo cảm hứng để nhà soạn nhạc đương đại người Mỹ Robert Ashley sáng tác nên bản Solo cho piano mang
tên Văn Cao’s Meditation (Sự trầm tư của Văn Cao) vào năm 1992…” Khi viết về sáng tác của Nguyễn Thanh trong lĩnh vực hội họa, sáng tác, ca khúc, võ thuật… tôi gặp khó khăn do không được đào tạo trong 3 lĩnh vực này.
Nguyễn Thanh là võ sư, nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ… nên ông dễ dàng cảm thụ, phân tích đánh giá Văn Cao và với một tấm lòng trân quý,  trong 4002 ký tự, Nguyễn Thanh đã dựng được chân dung khá đầy đủ, chân thực và sống động người nhạc sỹ, nhà thơ, họa sỹ và người chiến sỹ cách mạng tài hoa Nam Cao.
Là giáo viên dạy tiếng Đức, tiếng Pháp, thông thạo tiếng Anh, tiếng Trung Hoa… Nguyễn Thanh có điều kiện đọc trực tiếp các tác phẩm nước ngoài từ nguyên bản và có vốn văn hóa của các nước đó để hiểu, cảm thụ đúng tầm của tác phẩm… Do đó Nguyễn Thanh còn viết về những văn hào nước ngoài để lại dấu ấn văn hóa nhân loại của thế giới.
“Thơ Wordswrth là tiếng hát ca ngợi lòng yêu thiên nhiên nồng thắm, lòng yêu người sâu lắng và tinh thần lạc quan, yêu thương gắn bó thiết tha với cuộc sống quý giá duy nhất của đời người”. Khắc họa cuộc đời, sự nghiệp nhà thơ William Wordswrth sống cách đây 2 thế kỹ, nhà văn Nguyễn Thanh ngầm nhắc nhở người Việt hãy biết bảo vệ thiên nhiên và nền văn hóa “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” đang có phần mai một trước sức quyến rũ của đồng tiền.
Bài “Lời giả biệt “ (L’Adieu”), được nhà thơ Bùi Giáng nhiều lần dịch ra tiếng Việt và nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc với tựa đề “Mùa thu chết”. Nó cho thấy thi ca là vốn chung của nhân loại và tác giả Nguyễn Thanh như muốn đặt câu hỏi tại sao các thi nhân Việt Nam không mạnh dạn bước vào đại dương văn hóa để cống hiến cho nhân loại.
“Cuộc đời của Victor Hugo không chỉ nặng trĩu nỗi đau về gia đình mà còn canh cánh với bao biến thiên thịnh suy của đất nước. Điều đáng trân trọng là trong hoàn cảnh chính trị nào, nhà thơ cũng luôn dùng ngọn bút hoa
sắc bén của mình phục vụ nhân dân”. Victor Hugo biến nỗi đau, những bất công đè nén thành “mãnh đất mầu mỡ cho một danh mộc văn chương tỏa trùm bóng mát trong lịch sử văn học thế giới…”
Bài phê bình văn học không chỉ dựng lại ngắn gọn, đầy đủ cuộc đời, những đóng góp cho văn học thế giới của Victor Hugo; mà qua đó, động viên những nhà văn vượt qua nghịch cảnh, bớt cái tôi để dành bút lực phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân. “Tinh thần lạc quan vô tận trong văn chương Goethe là mùa xuân tươi thắm, làm hạt nhân mãnh liệt, thôi thúc con người trong bất cứ hoàn cảnh nào trong đời cũng không ngừng phấn đấu, hăm hở vượt xa và mãi mãi bay cao hơn”. Cộng hòa liên bang Đức là quê hương của các nhà triết học nổi tiếng như Các Mác, George Wilhelm Friedrich Hegel … Trong một bài phê bình văn học ngắn 4000 từ, Nguyễn Thanh đã tóm tắt tác phẩm nổi tiếng “Faust”, tạm dịch “Nắm tay nhau”; đủ để độc giả hiểu nội dung và vấn đề của một tác phẩm đồ sộ, cũng là một trong vài tác phẩm mang tính triết lý cao nhất trong lịch sử văn học thế giới. Ở bài phê bình văn học này, Nguyễn Thanh sử dụng kiến thức Văn học – triết học bậc cao một cách giản dị, dễ hiểu như cuộc đời dù phức tạp, rộng lớn, mênh mang nhưng vẫn có thể tìm ra cách diễn đạt đơn giản cho tất cả mọi người. 
“Làm bí thư hoài có bí thơ”. Nguyễn Thanh có một loạt bài phê bình văn học về các nhà thơ vốn là các chính trị gia cách mạng như “Tố Hữu – đinh ninh một mầu cờ”, “Lê Đức Thọ – nhà thơ từ chối giải Nobel Hòa bình”…
Nguyễn Thanh có tư chất nhà trí thức lớn của Nam Bộ ở phương diện tư duy phản biện, cụ thể: viết về danh nhân đúng, minh bạch và ông không viết một chiều, mà đưa ra một số góc nhìn cho độc giả, ta gọi là tư duy phản biện. Không như một số nhà phê bình văn học viết những lý luận cao siêu, khó hiểu để chủ yếu khoe hiểu biết, trong các bài phê bình văn học của mình, Nguyễn Thanh lồng ghép vào những kiến thức văn hóa đông tây kim cổ có liên quan đến tác giả, tác phẩm để nâng tầm hiểu biết của mình và qua đó mài giũa thêm tiêu chí văn học phải vì con người có các tố chất Chân - Thiện - Mỹ.
Sài Gòn, 3/10/2023
Lê Thanh Huệ
Theo https://vanchuongphuongnam.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Văn hóa chửi

Văn hóa chửi Nhiều lúc tôi cứ tự hỏi sao chưa có nhà văn hóa nào nghiên cứu về cái sự “Chửi” nhỉ? Hôm nay ngồi buồn tôi mở máy vi tính, th...