Thứ Tư, 22 tháng 1, 2025

Nỗi buồn tháng ba

Nỗi buồn tháng ba

Nỗi buồn tháng ba
Một buổi sáng nắng reo trên hàng bông xứ. Mặt biển nhấp nhô những gợn sóng bình yên. Trời này đẹp thật, từng mãng mây trắng sáng thả trôi trên nền trời trong xanh, Yến thững thờ rảo bước cố tìm vui trong cơn nắng.
Nhưng nhạt nhẽo quá! Tất cả như cô đọng đối với Yến vì làm sao vui được khi Yến đang thấp thỏm lo âu trông chờ Sa. Hơn tuần rồi Sa về Đà Lạt, quê Sa nơi có những cô gái má ửng hồng dầu trời không nắng và phong cảnh thì lúc nào cũng hữu tình. Yến nghe lo lo. Sa về nơi ấy rồi sẽ gặp lại những ai và sẽ quen với những ai. Dáng người Sa, ánh mắt Sa rồi không khéo sẽ sinh chuyện. Yến bổng bật cười vì những ý nghĩ lẩm cẩm của mình. Mình đã yêu Sa rồi ư? Không hiểu nữa. Chỉ biết rằng Yến thích cái nét bướng bướng của Sa, giọng nói cứng cứng và tướng đi liu khiu thêm một chút ngang tàng. Ánh mắt nữa, ánh mắt nửa ngổ ngáo, nửa hiền từ. Sa có lối sống bất cần nhưng không phóng túng. Thế nhưng tâm hồn Sa thì sao nhỉ có thành thật như lối sống không. Sa thường bướng bỉnh với cả Yến. Có nhiều lúc Sa thật hiền thật chìu chuộng Yến, có lúc Sa sẳn sàng tranh hơn thua với Yến. Có lẻ Yến yêu cái tự nhiên đó quá đi mất. Yến đã nghe ray rức trong những lúc giận hờn và nghe nhớ nhiều trong những ngày Sa đi phép. Nếu Sa không đi vắng thì có thể trưa này Yến cùng Sa sánh bước trên còn đường rời sở, để rồi đến ngả ba, Sa vào một quán cơm ăn tháng và trở về sở làm con bà phước, còn Yến trở về căn nhà bé nhỏ của mình.
Yến chợt nghe tâm hồn lắng xuống. Yến không hiểu Sa đã nghĩ gì về mình cũng như những người khác. Những người khác mọi ý nghĩ của họ về Yến, Yến bất cần. Chỉ có Sa, chỉ có những ý nghĩ của Sa mới làm Yến đăm lo. Yến không hiểu tại sao nữa và cũng vì thế mà Yến thường gây gỗ với Sa mỗi khi Sa lỡ lời. Yến không biết mình có nên nói thật với Sa vì sao mình trôi dạt đến đây không? vì cũng như mọi người Sa đã thắc mắc và đã hỏi Yến:
- Tại sao Yến bỏ Sài Gòn. Tại sao Yến lại chọn cái miền khô cằn sỏi đá này mà đến. Ở trỏng với gia đình chả sướng hơn sao?
Những lúc đó Yến muốn bật khóc, muốn kể lể hết tâm sự. Nhưng Yến lại sợ - sợ bị thương hại – và sợ nhiều điều khác nữa. Thế là Yến lại dấp diếm cho qua chuyện và tiếp tục dối người dối mình. – Yến cố gieo vào họ những ý tưởng không mấy có lợi cho mình. Nhưng Yến không biết làm sao. Yến đã thóat ly cuộc sống tù hãm và bước chân vào một cuộc thử thách lớn.
Đã tự lâu lắm rồi Yến mơ ước được sống trong yên tỉnh, vì ở đó tâm trí Yến lúc nào cũng căng thẳng. Yến bị bỏ rơi trong tình cảm gia đình, Yến bị mất hẳn tự do...Yến không tìm đâu ra một trìu mến nhỏ nhoi trong gia đình từ ngày Yến thấy cần những thứ đó. Đáng lẻ Yến phải được cưng chìu vì Yến là con út. Đáng lẻ Yến phải được thương nhiều vì Yến là đứa trẻ ngoan. Nhưng Yến chỉ nghe lời phũ phàng của cha khi bênh chị của mẹ khi bênh anh. Yến không thiếu thốn vật chất nhưng Yên không có tình thương, một điều mà Yến trực cảm được, và câu hỏi - vì sao? Luôn hiện diện trong tâm trí Yến. Yến không trực giấc nửa đêm vì nụ hôn của mẹ hay ánh mắt lo lắng của cha ở đầu giường. Mỗi lần Yến bệnh. Yến chỉ bàng hòang vì gió lạnh quên đắp chăn và cơn ho kéo dài giữa đêm mà chỉ mình Yến thức. Yến muốn được như Ly nhè mỗi lần đau để được tưng tiu hơn, Yến muốn giả bệnh nặng để được chăm sóc kỹ như anh, nhưng Yến hiểu mình không có diễm phúc đó. Yến đã khóc, khóc thật nhiều cho số phận của mình và cũng chính vì thế mắt Yến lúc nào cũng xa xăm.
Trước những dằn dật nội tâm, Yến bấn lọan lên và tưởng như mình có thể điên được, thế nhưng Yến không thê điên vì Yến còn biết Yến là Yến. Yến muốn chạy trốn, muốn tìm bằng yên nhưng Yến chưa dám quyết định. Để rồi một buổi chiều, một buổi chiều mưa mà như Chúa đã xui khiến Yến phải dứt khóat trong tư tưởng. Dứt khóat đi xa bỏ lại một cuộc tình vừa chớm nhưng không lối thóat, và cũng là để cứu một người...
Mưa ngâu
Chiều hôm đó trời âm u vì sắp đổ cơn mưa. Phòng làm việc của Yến vắng lặng vì vào buổi chiều, việc ít mọi người thường tản xuống Câu lạc bộ chè chén tán gẩu. Sở của Yến nằm trên vùng đất bồi của sông. Những dãy nhà được cất một cách sơ sài ở phía trước rào bằng 1 vòng kẻm gai, phía sau 1 bức tường lau sậy chắn ngang vì đất ở đó còn là bùn lầy. Yến cảm thấy nó đẹp man dại làm sao. Và Yến thường thả hồn trong nó. Buổi trưa gió hiu hiu hàng lau uốn mình theo nhịp gió, đám lau sậy kia giống như nỗi niềm riêng của Yến. Chúng ẻo lả theo sức giận của gió, gượng đứng dậy sau một cơn giông và cuối đầu buồn khi những giọt mưa từ trời rơi xuống. Yến thấy những giây phút ở đó êm đềm làm sao và Yến không muốn xa rời nó. Đó cũng là lý do tại sao Yến về muộn hơn tất cả mọi người dù được phép về sớm để tranh những cơn mưa chiều như trút.
Ly lại đến giữa lúc trời bắt đầu đổ cơn mưa. Cô bé loi ngoi lóp ngóp vì ướt cả. Tóc rũ xuống và gương mặt bám đầy nước những hạt nước trong lành như gương mặt của em. Chừng một năm nay, Yến thấy Ly có nhiều thay đổi, trông cô bé lớn hẳn ra và gương mặt sắc xảo hơn. Ly đã bước vào tuổi 17, tuổi của mơ mộng, của tình si...
Yến không biết Ly có bồ bịch gì chưa nhưng nhìn dáng cô bé Yến biết có khối anh si. Đôi mắt lúc nào cũng ươn ướt, hai hàng mi cong, cánh mũi thẳng và đôi môi lúc nào cũng đỏ mộng. Yến không biết mình đã thương con bé từ dạo nào, chỉ biết bây giờ Yến có bổn phận phải chăm sóc nó. Yến vui khi thấy nó hồn nhiên trửng giởn và Yến buồn khi nó mê man trong cơn đau.
Yến kêu mẹ Ly bằng vú - người mẹ đỡ đầu thiêng liêng mà Chúa đã ràng buộc cho Yến. Bà thương Yến nhiều dĩ nhiên không bằng Ly nhưng đối với Yến như vậy là nhiều lắm. Mỗi lần lể, Tết hay Noel, bà dẫn hai chị em đi chợ Sài Gòn cho hai đứa tự chọn một chiếc áo dài mình thích như lo cho hai đứa con ruột. Bà rất vất vả bương chãi nuôi con, nhưng Ly không thiếu món gì. Chỉ phải cái là bà quá khắt khe cổ hủ. Cứ mỗi cuối tuần, muốn dắt Ly đi chơi Yến phải phụ làm hết những công việc vặt với Ly và thuyết phục đến gảy lưỡi thì họa may hai đưa mới dong ruổi được. Bạn bè của Ly đến chơi thì hầu như bà không đồng ý. Và Ly chỉ có Yến vừa là chị vừa là bạn. Đã thế! hơn hai tuần nay Yến lại bị mẹ cấm không cho sang nhà Ly chơi dù hai nhà sát vách. Với lý do nhà của Ly thường có Hòang người họ hàng xa của Ly đến chơi, mẹ không muốn Yến sang đó rồi mang tai tiếng. Sao mà cổ hủ thế! Nhưng mẹ đã có lệnh thì Yến không dám cãi. Và Yến thật là buồn vì Yến chỉ có Ly là nguồn an ủi. Chỉ có Ly là thường nghĩ đến Yến. Ly như một đứa em ngoan, mỗi lần làm Yến giận, Ly thường làm trò rồi xin lỗi. Trong nổi căng thẳng đến trường thi, Ly đã chở Yến đi, đón Yến về, chớ không phải là ba. Và chính những nồng nàn mà Ly giành cho Yến đã làm cuộc đời Yến chuyển đi một ngã không định hướng...
Chính trong cơn mưa đó, gương mặt rủ rượi gì nước mưa đó đã vẽ cho Yến một con đường mới...
Ly dựng xe, chạy ùa vào phòng làm việc của Yến, nước mắt tuông ra đầm đìa, Yến hỏang hốt, Yến không biết chuyện gì đã xảy ra với Ly và mường tượng những điều không hay nhưng Yến cố xóa những ý nghĩ đen tối ấy. Ly ôm chầm lấy Yến tiếng nói nó nấc nghẹn. Nó cố nuốt những gì là sợ hải để nói, nói những tiếng nói không thóat ra khỏi cổ họng. Yến lay nhẹ Ly và vỗ về:
- Nín đi, nín đi. Việc gì thế? Bình tỉnh cho chị biết đừng làm chị rối cả lên.
Ly lắc nhẹ đầu như lấy can đảm và nhìn ra cơn mưa:
- Anh Hòang, chị ơi Anh Hòang.
Yến không hiểu gì cả. Tại sao lại có Hòang và việc gì lại liên quan đến Ly?
- Hòang? Hòang thế nào mới được.
- Em không biết nữa! Em nghĩ là ảnh tự tử chị à!
Yến càng khó hiểu hơn. Hòang tự tử mà sao Ly khóc, và tại sao Ly lại bảo là có lẻ. Yến chẳng hiểu gì cả.
- Em nói rõ cho chị nghe coi? Chị không hiểu gì cả việc gì liên quan đến Hòang, và việc gì Hòang tự tử?
Ly chợt nhớ ra là chị Yến chẳng hiểu gì:
- Em quên, từ lâu em dấu chị một chuyện. đó là em và anh Hòang đã quen nhau, sau những ngày anh ấy lui tới nhà mình.
- À ra thế!
- Trước đây em gái anh ấy cũng đồng ý cho tụi em quen nhau, và chính cô ta đã tạo điều kiện cho bọn em đi chơi chung, nhưng gần đây bạn của em anh ấy lại bảo cô ta làm mai anh ấy cho cô ta, anh ấy không chịu và câu chuyện bắt đầu rắc rối!
- Sao lại phức tạp dử vậy.
- Da! Cô ta là con một ông chủ nhà bank, rất giàu có, gia đình anh ấy muốn anh ấy quen với cô ta.
- Có điên không? Con trai mà cũng cần quen với con gái nhà giàu để nhờ tấm thân nữa sao?
- Em không biết, nhưng vừa rồi gia đình anh ấy lên gặp má, và ra ý cấm đóan làm má giận bắt em phải chấm dứt.
Như vậy là hai tuần lể vừa qua tôi không sang nhà Ly chơi là xảy ra bao nhiêu chuyện mà tôi không biết. Tôi hỏi:
- Nhưng ý của Hòang thì sao?
- Dĩ nhiên là anh ấy không chìu theo ý họ.
- Rồi sao nữa?
- Thế là họ làm cớ này cớ nọ thúc bách,. Họ đem hiếu nghĩa ra để dọa dẫm...và buộc anh Hòang phải chia tay với em.
- Hòang đã nói gì với em?
- Anh ấy hẹn em đến sở, đưa cho em một gói đồ (là những vật kỷ niệm của hai đứa), mấy lá thư, và nói lời từ giả..
- Chỉ có vậy thôi à! Sao em nghi là tự tử?
- Em thấy sắc mặt của ảnh khác thường và giọng nói của ảnh run run.
Yến bắt đầu thấy hơi lo, bây giờ là hơn 5 giờ chiều rồi, sở đã tan. Nếu trước 5 giờ, Yến mới có thể vào sở của Hòang để biết hư thực. Còn giờ này thì không lý do gì vào đó được vì cơ quan của Hòang là cơ quan quân sự. Ly nói:
- Hôm nay là ngày trực của ảnh. Ảnh trực chung với một người bạn nữa.
Giải pháp duy nhất của Yến là gọi điện vào đó. Yến dẫn Ly vào phòng của xếp để mượn điện thọai.
- Alô! Hòang đó hả, Yến đây.
- Hòang đây.
- Hòang đang làm gì đó.
- Hôm nay Hòang trực.
- Hòang nói cho Yến nghe là Hòang đã làm gì?
- Hòang có làm gì đâu, Hòang...ngồi đây... trực thôi!
Sốt ruột vì những câu nói lững lơ của Hòang, Yên nói:
- Ly đã đến đây và kể cho Yến nghe hết mọi chuyện. Hòang làm sao thế?
- Chẳng có sao cả.
- Chẳng có là sao? Hai người yêu nhau phải không? Hai người bị cấm đóan phải không? Và bây giờ Hòang định làm gì?
Hòang đáp:
- Sống khó quá thôi thì..
Yến như muốn điên tiết lên, và hét lên trong điện thọai:
- Chết phải không? Chết giải quyết được gì.?
Hòang đáp:
- Không được gì..., nhưng... không phải khó xử!
Giọng nói của Hòang như đứt quãng và hơi yếu không giống thường ngày. Yến không biết phải giải quyết thế nào qua điện thọai. Vì thật sự nếu làm rùm beng lên, có thể cứu sống Hòang, nhưng không tránh khỏi kỷ luật của quân đội. Bằng im lặng đối đáp qua điện thọai, Yến không biết chuyện sẽ đi đến đâu. Yến hỏi Hòang:
- Hòang đã uống thuốc phải không?
- Ừ, thì...mới có 20 viên thôi, từ từ.. uống tiếp.
Ly giật máy điện thọai trong tay Yến,
- Anh,! Rồi lại giọt ngắn giọt dài, chẳng câu nào thành câu. Nước mắt cứ thế lã chã rơi. Xếp tôi ngồi gần đó, thỉnh thỏang nhìn tôi và không hiểu chuyện gì xảy ra. Trời đã sụp tối.
Như cố nuốt những gì còn nghèn nghẹn ở cổ Ly lại gọi tiếp:
- Anh! Ruột Yến rối cả lên. Văn phòng của xếp phải đóng cửa, cô phải ra về, cô phải làm sao đây. Yến giật phắt điện thọai trên tay Ly và nói một cách vội vàng:
- Thôi được, Hòang muốn chết thì cứ chết, còn muốn sống tìm cách mà qua bệnh xá xin thuốc giải bảo là bệnh - uống thuốc quá liều rồi từ từ Yến sẽ giúp cho. Không có việc gì qua thời gian mà không giải quyết được. Một năm không được thì năm năm, mười năm. Có đợi được thì mới chứng tỏ được lòng thành...
Lấy hơi thêm một chút cương quyết, Yến nói:
- Bây giờ Hoàng muốn được kết hợp thì nghe lời Yến, còn muốn chết thì cứ việc...
Và Yến cúp máy.
Yến điên đầu vì cặp nhân tình này, Ly thì vắt cái khăn ràng rụa nước mắt, tiếp tục lau..., rồi vắt. Xếp Yến thì ngơ ngác nhìn cái cảnh đau thương đầy nước mắt này mà không biết có hiểu gì không?
Niềm hy vọng mong manh
Trời vẫn còn mưa lắt rắt, những giọt mưa làm ướt đẩm áo của hai đứa trên đường về.
Vừa đi hai đưa vừa bàn luận; Ly nói:
- Sao bây giờ chị? Liệu anh ấy có nghe lời của chị không?
- Làm sao chị biết? Chị đã giải thích hết lời rồi, nếu không chịu nghe thì chết cũng là đáng thôi.
Mặt Ly tái đi vì câu nói của Yến, có lẽ tình yêu đã quá sâu đậm trong tâm tư cô gái mới 17 tuổi này. Ly lại khóc, những giọt nước mắt cứ tuôn trào trên má hòa với những giọt mưa. Còn cách nhà khỏang 500 mét, cả hai dừng lại để tìm một giải pháp chung cho ngày mai.
Ly nói:
- Ngày mai em sẽ vờ xe hư không đi xe và đợi chị ở đây?
Yến đồng ý. Thế là hai đứa tiếp tục đi hết đọan đường để về nhà.
Chẳng ai để ý về việc Yến về sớm hay muộn cả, Yến cứ thản nhiên cất xe vào nhà tắm rửa và bới một đĩa cơm ăn...vừa ăn Yến vừa ngẫm nghĩ:
- Cái lão Hòang đó nhằng nhì quá, cứ than thở chẳng đâu đi đến đâu cả và để dứt khóac mình đã phán rằng mình sẽ giúp, nhưng giúp sao đây, và không biết lão có nghe lời mình không nữa! Mình chưa nghe lão trả lời đã cúp máy, bây giờ cũng hơi lo thiệt.
Đang ngẫm nghĩ thì Yến nghe tiếng gỏ nhè nhẹ bên vách, tiếng của Ly. Hai nhà phía trứơc là tường nhưng phía sau là một đoạn vách ngắn bằng gỗ được che chắn thêm để làm sân phơi. Yến đến bên vách.
Ly thủ thỉ:
- Chị ơi, em lo quá!
- Lo gì, đi nghỉ đi - mai tính.
Bình thường, nếu mẹ không ngăn cấm thì Yến có thể sang bên đó chơi, hai đứa có thể rù rì tâm sự, Yến có thể ngủ ở đó với Ly để trấn an tinh thần con bé. Nhưng hôm nay thì không thể. Bằng giọng cứng rắn Yến nói:
- Em đi ngủ đi, chuyện này nằm ngòai khả năng của mình, mình không thể làm gì cho người ta nếu người ta không biết tự cứu mình.
- Nhưng nhỡ ảnh chết thì sao?
- Chết thì chôn chớ có sao?
Ly lại thúc thích khóc bên kia bức vách. Yến nói:
- Đi ngủ đi và cầu nguyện, chỉ có thượng đế mới giải quyết được chuyện này, em lao xao quá má biết thì sáng mai không đi đến đó được đâu?
Mẹ Ly, một người đàn bà rất hiền lành, nhưng cũng rất nóng tính và sĩ diện. Ly cho Yến biết gia đình Hòang đến nhà và có những lời lẽ như là Ly quyến rủ con họ, và họ tuyên bố là không bao giờ thành sui gia với mẹ Ly. Những lời lẽ trịch thượng xúc phạm như thế tôi nghĩ bà không dễ gì tha thứ. Vậy thì làm sao Yến có thể năn nỉ bà đây? Rồi phần gia đình của Hòang nữa, họ mê tiền, họ muốn có nàng dâu giàu sang danh vang vọng tộc, họ có dễ gì thay đổi ý để cho cả hai kết hợp với nhau chăng. Lúc đó Yến có cảm tưởng như là mình đã hứa bừa.
Mãi lăn lộn, Yến không thể nào chợp mắt được. Thỉnh thoảng, Yến lại nghe tiếng gỏ lộc cộc của Ly ở phía sau. Yến vờ đi như không nghe thấy gì hết. Đêm hôm đó quả thật là dài. Suốt đêm, Yến tưởng tượng không biết lúc nào là lúc chấm dứt một cuộc đời. Yến liên tưởng đến cái phút mà hay tin Hòang chết, và liên tưởng đến cảnh gia đình Hòang gào khóc thương tiếc vì đứa con của họ đã qua đời do những hành động sai lầm của họ. Yến lại nghĩ không biết lúc đó họ có ăn năn hối lỗi vì những suy nghĩ lệch lạc của họ không hay họ lại đổ tội cho người khác, rồi trách móc, rồi óan hờn. Yến lại nghĩ, đêm nay một sinh mạng đang treo trên một sợi dây, không biết đứt lúc nào, và chỉ có hai người biết được cái ngàn cân treo sợi chỉ đó mà không làm gì được, và thấp thỏm chờ đợi đến bình minh.
Rồi đêm cũng qua, ngày đến. Yến vội vã xuống nhà rửa mặt, thay quần áo để đi làm! Tay vơ lấy túi xách, chân xỏ đôi hài thêu rồi gấp gáp đẩy xe đi. Chạy được một khỏang nhìn xuống, Yến phát giát ra rằng mình đã mang lộn đôi hài, Yến có hai đôi hài, một đôi bít mủi, một đôi hở mủi. Và vì đều là hài của mình nên Yến mang vào mà không nhìn nên không phát giác được sự lạ lẳm của bàn chân. Thế là Yến lại phải quay đầu xe trở về nhà...Quay trở ra, và đến chỗ hẹn với Ly, Ly đứng đó mặt mày hốc hác, bồn chồn.
- Sao chị lâu quá vậy, em đợi chị nãy giờ đó!
- Ừ hồi nãy chị mang lộn hài nên phải quay trở lại đổi, mà em nói với má thế nào để đi bộ?
Vẫn là gương mặt hồn nhiên, em cười nhe răng cái rằng khểnh ra bảo:
- Em xì bánh xe, và sáng ra bảo là không kịp giờ vá nên đi dần xuống đây đón chị quá giang.
Tuy đang lo lắng nhưng Yến cũng thấy tức cười, vì hai chị em mà cứ như hai người tình trốn cha mẹ hẹn hò. Đã thể còn làm giống như là điệp viên, xì bánh xe...để không ai nghi ngờ việc phải đi chung. Ly leo lên xe Yến, và hối Yến đến sở. Yến nói:
- Vào sớm quá cũng không liên hệ được đâu, vì bắt đầu 7g30 người ta mới làm việc. Trường em vào lớp lúc mấy giờ? Ly đáp:
- 7 giờ 30.
- Vậy thì em đi học đi, để chị liên lạc cho.
Ly từ chối,
- Không? Em không thể nào vào lớp mà không biết được tin của ảnh!
- Trể học rồi làm sao? Trường em khó lắm mờ.
Trường của Ly là trường Trưng Vương, một ngôi trường Công Lập rất khó khăn. Ly đáp:
- Thì chị chở em đến sở, hỏi thăm tin ảnh xong rồi em về trường.
- Thôi được rồi!
Yến chở Ly đến sở của mình để gọi điện thọai sang cơ quan của Hòang. Yến lại sang phòng thủ trưởng mượn điện thọai và gọi sang bên đó.
- A lô, phải phòng QT không?
- Khanh, Phòng QT đây!
- Anh Khanh hả, Làm ơn cho Yến gặp Hòang đi!
- À! Yến hả! Anh không thấy Hòang ở đây!
- Đêm qua Hòang trực mà!
- Ờ đúng rồi, hôm qua Hòang trực chung với Thái, nhưng sáng nay anh vào thì chỉ thấy có Thái thôi! Không thấy Hòang đâu cả...
Yến thừ người suy nghĩ: Phải hỏi sao đây?
- Anh cho Yến gặp Anh Thái chút đi!
- Thái giao ca rồi về nhà rồi.
Theo nguyên tắc, người nào trực đêm đó thì sáng hôm sau đựợc nghĩ một ngày. Như vậy làm sao biết được tin của Hòang. Đến nhà Hòang ư? Làm sao mà đến? Trời đã sáng nhưng hai đứa Yến và Ly như còn ở trong đêm. Yến chỡ Ly đến trường. Trường đã đóng cửa, thế là Ly không thể vào lớp hôm đó, nhưng cũng không thể về nhà vì sợ mẹ bảo tại sao không đi học, và có thể bị đánh đòn. Yến bảo Ly chỡ mình đến sở làm, và Ly lấy xe Yến đến nhà thờ Bình Triệu, nơi có tượng Đức Mẹ Fatima, được chỡ từ tòa thánh sang. Bức tượng mà mọi người đồn đãi rằng Đức Mẹ rất linh hiển... Đến giờ tan học, Ly về sở đón Yến rồi cả hai cùng về nhà với tâm tư tróng rổng vì chưa biết Hòang đã ra sao.
Chuyện Hòang chưa sáng tỏ, bây giờ cả hai lại phải giải quyết việc học của Ly. Làm sao ngày mai Ly vào học khi không có phép của phụ huynh? Ly bảo Yến:
- Chị vào trường nói chị là chị của em, hôm qua em bệnh, mẹ lại đi xa nên chị thay mẹ đến xin phép.
Tình thật, Yến chẳng bao giờ phải nói dối, nhưng đến nước này thì chắc phải thôi. Thế là hôm sao Yến vào trường và xin phép cho Ly để Ly được vào lớp học bình thường. Cô giám hiệu hỏi Yến:
- Thế mẹ các em đâu?
Yến đáp:
- Dạ đi Đà Lạt rồi!
- Ừ thì cô cho vào lớp, nhưng đến lúc mẹ về thì phải vào đây xin phép lại!
Yến ngẫn ngơ vì câu thòng này của cô! Làm sao đây? Nhưng thôi đến đâu hay đến đó.
Yến ra khỏi trường mà trong dạ cứ bồn chồn...
Ô thước bắt cầu
Con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm hàng ngày rất dễ thương vì đầy bóng mát, nhưng hôm đó đất trời như đổi khác, trong lòng Yến nóng như hơ...
Yến vào sở gọi điện tìm Hòang nhưng vẫn không gặp. Hỏi thăm mấy người bạn của Hòang, thì họ bảo là từ hôm nghỉ trực đến giờ không thấy Hòang vào sở. Vậy thì Hòang ở đâu, chuyện gì đã xảy đến cho Hòang...Yến liên nghĩ đến bộ phim ăn khách Roméo và Julliet, Yến không biết Hòang có biến thành Roméo không? Và Julliet Ly thì sẽ ra sao? Đầu Yến rối tung lên...
Trưa hôm đó Ly tan học và bồn chồn tìm đến Yến, nhưng câu trả lời vẫn là chưa có.. cả hai trong hoang mang trong lo lắng vì không hiểu việc gì đã xảy đến với Hòang.
Tối đến, Hòang đã đến nhà Ly, đến vào lúc mẹ Ly đi vắng. Dáng đi của Hòang trông liu xiu. Yến thấy nhưng không tiện qua thăm hỏi. Sau đó,được biết Hòang đã đi về từ tối hôm đó sau khi nói chuyện với Yến, Hòang cáo bệnh gởi ca trực lại cho Thái và đến nhà một người bạn thân nghỉ dưỡng mấy hôm nay. Căng thẳng mấy ngày qua được giải tỏa, Yến có cảm giác mình vừa cứu được một mạng người. Nhưng tiếp theo Yến phải làm gì đây để giúp họ. Yến hy vọng có một cơ hội để có thể thuyết phục mẹ Ly không cấm đóan chuyện tình của họ, nhưng phần gia đình Hòang thì sao? Có thể mẹ Ly thương con, bỏ qua sự xúc phạm của gia đình Hòang. Nhưng để tiến tới hôn nhân thì lại là một chuyện khác. Tự nhiên Yến thấy mình bị rơi vào một mớ bồng bông mà lối ra không thấy.
Nhiều ngày trôi qua, Yến vẫn chưa tìm được cơ hội để nói chuyện với mẹ Ly, trong khi bà vẫn thỉnh thỏang càm ràm về việc gia đình Hòang đến nhà nói những điều bất nhã. Một chiều cuối tuần cả ba hẹn nhau ở Hà Nội, một quán cà phê nhỏ dọc Lê Lợi, Hòang hỏi Yến:
- Yến nói có cách giúp bọn mình. Yến nói đi, cách đó như thê nào?
Với ly nước chanh trong tay, Yến không biết phải trả lời với Hòang sao nữa. Chẳng nhẽ Yến bảo bữa đó quýnh quá Yến nói đại để thuyết phục Hòang bỏ ý định tự tử. Nhìn Ly ngồi đó gương mặt buồn bã đáng thương, Yến từ tốn đáp:
- Việc gì cũng từ từ, trước hết cố gắng thuyết phục họ xem sao, bây giờ mọi người còn nóng giận, khó mà nói chuyện được. Hòang phải kiên nhẫn một chút...
Hòang không đến nhà Ly chơi như lúc trước được nữa, chỉ là đón Ly trên đường tan trường nói dăm ba câu chuyện rồi Ly phải về nhà. Mẹ Ly rất khó, nếu về trể thì không xong với bà. Tình yêu và sự xa cách làm họ bị quay quắt, họ buồn khổ và họ đang là một Roméo – Julliet thời đại.
Giữa họ, tình yêu lúc đó là duy nhất, là không thể thay đổi, không thể rời xa. Yến nghĩ, không biết khi mình yêu ai đó, mình có suy nghĩ giống họ không? Mình có sống chết vì tình yêu không hay chỉ có những kẻ điên tình mới thế!
Áp lực giữa hai bên gia đình Hòang – Ly vẫn không có gì thay đổi? Ly lại gặp Yến, lại khóc lóc và bảo rằng có lẻ hai đứa phải thóat ly gia đình thôi! Thóat ly ư! Sống không hợp pháp với nhau ư! Điều này Yến nghĩ là không thể! Ly mới có 17 tuổi, một lứa tuổi còn quá trẻ, chưa đủ chính chắn để có thể đơn thân độc mã sống với người mình yêu. Rồi xã hội, rồi phong tục, tập quán! Ly có thể vượt qua những cái đó để sống một đời hạnh phúc không? Mẹ Ly bà sẽ phải chịu miệng tiếng như thế nào khi đứa con gái bỏ nhà ra đi theo tiếng gọi của tình yêu, không rựợu trà bánh lễ. Càng nghĩ, Yến càng đâm tức cho những bậc làm cha làm mẹ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi, đến hư danh,chớ không nghĩ đến ước mơ tình cảm, hạnh phúc của con mình.
Và Hòang nữa, Hòang có yêu Ly đến cuối đời không hay một lúc nào đó, theo thói đời đen bạc, tình yêu đã chiếm hữu được thì đâm chán chường rồi từ bỏ, ai sẽ bảo vệ Ly lúc đó, cái thời mà một người có chồng, rồi chồng chết lấy chồng khác dễ dàng hơn là một cô gái không chồng nhưng có con mà muốn lập lại cuộc đời. Mù mịt quá, Yến thấy tương lai của Ly mù mịt quá! Phải chi Ly đã trưởng thành, phải chi Ly có thể đi làm để tự nuôi sống bản thân thì vấn đề không đến nỗi phức tạp, nhưng... Ly chỉ là cô gái trẻ, Ly còn 6 tháng nữa mới tốt nghiệp phổ thông. Yến cố khuyên can Ly:
- Em phải cố gắng học, còn mấy tháng nữa là thi tốt nghiệp rồi. Khi tốt nghiệp em mới có thể đi làm nuôi sống lấy bản thân, và lúc đó em quyết định sao cũng được. Em có nghĩ, bây giờ em và Hòang sống với nhau, Hòang nuôi em. Nhưng ngộ nhỡ Hòang thay đổi bỏ em thì em phải sống thế nào?
Ly chớp mắt suy nghĩ những lời Yến nói, nhưng có lẽ tình yêu trong Ly nó bùng cháy mãnh liệt, Ly tin tưởng vào Hòang và không hề nghĩ đến chuyện đổi thay...
Yến nhắc nhỡ đến mẹ Ly:
- Em có biết mẹ thương em rất nhiều không, mẹ hy sinh cho em rất nhiều không? Không phải đứa con nào cũng được một người mẹ như thế. Chị nghĩ em không nên làm mẹ buồn lòng...
Ly cuối đầu im lặng. Ly không thể phủ nhận tình thương mà mẹ giành cho mình, một người mẹ cả đời lam lũ lo cho con ăn học. Mẹ có khó khăn, nhưng mẹ vẫn là một người mẹ nhân từ.
Những suy nghĩ thóat ly lắng xuống được vài hôm, rồi Ly lại tìm gặp Yến và báo một tin không hay ho gì lắm, đó là nhà trường cho gọi mẹ Ly vào để xác minh cái ngày nghĩ học hôm đó. Cô giám hiệu cho rằng đã hơn hai tháng, dù có đi đâu cũng phải về rồi và kỳ hạn trong vòng 15 ngày nữa mẹ Ly phải vào gặp bà thì Ly mới có thể tiếp tục học. Cả hai đứa Yến – Ly rối lọan cả lên, phải làm sao đây. Nói thiệt với mẹ Ly về cái ngày nghĩ ấy! Bà có chấp nhận hay không hay bà lại nổi giận và chuyện gì sẽ xảy ra.
Với cái tuổi 20, Yến không biết suy nghĩ như thế nào là đúng. Nếu nói thiệt với mẹ Ly, bà làm dữ và Ly bỏ đi theo Hòang, rồi đời Ly sẽ ra sao? Nếu bền vững thì không sao, nếu không bền vững lúc đó Ly có thể đi từ sai lầm này đến sai lầm khác và lúc đó không còn trong tầm tay mà Yến có thể giúp đỡ được.
Yến bạo gan nói chuyện với bà, Yến đề cặp đến chuyện tình cảm của Hòang và LY, Bà giận dữ, bà nổi nóng:
- Không bao giờ có chuyện gã con Ly cho thằng Hoàng. Thằng Hoàng bao nhiêu tuổi, con Ly bao nhiêu tuổi mà gia đình nó đến đây bảo là nó quyến rũ thằng Hoàng, con Ly nó mà cãi vú vú băm nó ra làm ba khúc...trong cơn giận của bà, Yến có cảm tưởng bà có thể giết con mình nếu nó làm nhục gia phong. Và Yến lại nín lặng...
Bộ ba lại hẹn nhau đến quán Hà Nội, cũng những ly nước chanh được quậy mãi như không tan, và rồi ra về với bài tóan không đáp số. Thời hẹn của nhà trường đã gần đến.
Trong đầu Yến lóe lên một ý nghĩ: tại sao mình không dàn cảnh một chuyến đi để lay lòng của mẹ Ly. Thế là Yến nghĩ ra một cách, hơi mạo hiểm nhưng tương đối an tòan cho Ly.
Suy nghĩ của tuổi 20
Sau những đêm dài suy nghĩ, Yến đã nảy ra một kế sách giải quyết vấn đề, và nói với Ly:
- Bây giờ chị sẽ xin đổi đi xa, chị sẽ không báo cho gia đình biêt, em sẽ âm thầm đi theo chị. Trước khi đi, em viết một lá thư kể hết cho mẹ em, và để xem mẹ em phản ứng như thế nào? Nếu mẹ suy nghĩ lại và chấp nhận cho hai đứa thì em lại trở về sau một chuyến ngao du với chị, nếu mẹ cố chấp thì chúng ta phải chờ đợi thôi. Trong thời gian chờ đợi, em sống với chị, chị có thể lo cho em. Một năm, hai năm, ba năm, khi em thật sự trưởng thành, Hòang vẫn không thay đổi. Hòang có thể cưới em một cách danh chánh ngôn thuận chỉ là không có mặt cha mẹ thôi. Nhưng chị tin mẹ sẽ sớm thay đổi ý định khi em ra đi... vì mẹ không thể bỏ em. Nói thế với Ly nhưng Yên nghĩ xa hơn nữa: Việc ra đi này của Ly với Yến cũng là một thử thách đối với Hoàng, nếu xa mặt mà cách lòng thì tình yêu này cũng chẳng có gì đáng giá, và lúc đó coi như Ly thoát được cơn mê và không một vết thương nào lưu lại.
Kế họach nghe thật đơn giản, nhưng không đơn giản chút nào. Vì hai nhà ở cạnh nhau, sự vắng mặt của hai đứa một lượt làm gì mọi người không nghĩ ra! Vấn đề là ở chỗ đó, và Yến phải suy nghĩ làm thế nào để hai gia đình không nghĩ rằng hai đứa đi chung. Đầu óc non nớt của hai người trẻ một hai mươi, một mười bảy bắt đầu lên kế họach cho một cuộc hành trình...
Thế là Yến làm đơn xin đổi đi xa, Yến xin đổi đến một vùng duyên hải rất đẹp mà có lần Yến đã đi qua, có liều lắm không? Hơi liều đấy nhưng cũng tốt hơn là để Ly bỏ đi theo Hòang. Trong tâm tư Yến, việc đi hay ở đối với gia đình không là một vấn đề, chẳng ai quan tâm đến Yến, và Yến muốn xa gia đình một thời gian để tìm sự yên tỉnh cho tâm hồn, tuy nhiên, Yến cảm thấy bức rức khi nghĩ đến việc phải xa những người bạn cùng sở ở đây, phải xa hàng phi lau mỗi chiều nhún nhảy theo cơn gió. Và xa những câu bông đùa đáng yêu của bạn bè.
Suy nghĩ về những ngày tháng làm việc ở đây, Yến thấy sao mọi người thương yêu mình quá, họ gọi Yến là hoa lạc giữa rừng gươm, vì cả cơ quan hơn trăm người chỉ có Yến là nữ. Làm đúng hay sai, Yến chẳng bao giờ bị rầy rà gì cả, thỉnh thỏang có một vài dê cụ đi lạc vào văn phòng Yến, là bị trưởng phòng đuổi cổ đi ngay vì biết con dê đó thành tích không tốt. Yến luôn có cảm tưởng được che chỡ, được nuông chìu bao bọc ở đây. Nơi Yến làm là một đội văn nghệ, các bạn lúc nào cũng duyên dáng dễ thương, lúc chọc cười, khi chọc khóc. Nhưng dù cười hay khóc thì vẫn là vui và lúc nào Yến cũng được mọi người chung quanh tôn trọng. Nhưng biết sao bây giờ?
Ngồi thần thừ trong văn phòng dã chiến trống trước trống sau, Yến nghe có tiếng vĩ cầm của Chú Hòang, tiếng vĩ cầm réo rắt. Buổi chiều, chú thường lượn lờ với cây vĩ cằm trong tay đi quanh quẩn, vừa đi vừa kéo một bài nào đó như Sérénate. Chú lớn tuổi rồi, nhưng rất vui tính. Thỉnh thỏang chú ghẹo Yến: “Yến ơi ta bảo Yến này,..? Yến tự hỏi, làm sao mình có thể tìm được một khung cảnh làm việc khác giống như ở đây! Buổi chiều ở đây thật sự là êm ả.
Yến đánh máy cái đơn xin thuyên chuyển, ký tên và đưa cho xếp. Xếp ngẩn ngơ cầm cái đơn xin thuyên chuyển trong tay Yến, xếp hỏi:
- Tại sao Yến lại xin đổi đi.
- Dạ, có việc riêng.
Xếp hỏi:
- Yến đã nghĩ kỹ chưa?
Yến gật đầu nhưng không thể giải thích gì với xếp. làm sao giải thích được.
Cũng từ cái hôm nhận đơn xin thuyên chuyển, căn phòng làm việc của Yến không khí như đặc lại, mọi người ít nói, ít cười. Và Yến bắt đầu bị rầy rà khi làm việc sơ sót. Yến rất bực tức, rất buồn bã, tại sao mọi người lại đối với Yến như vậy. Mọi người có biết rằng Yến rất thương mọi người không? Tại sao mọi người không giành cho Yến những ngày tháng còn sót lại ở đây thật đẹp! Yến bị bắt bí từng chút, từng chút một. Một điều mà Yến không thể quên là Luật, Luật đã say khướt mấy ngày trước khi Yến đi mặc dầu trứơc đây Luật chẳng hề uống rượu. Yến biết, Luật có cảm tình với mình, nhưng phần Yến, Yến thấy mình không thích hợp với Luật nên Yến đành thôi...
Kế họach ra đi thế nào đây, Yến dự trù nói với gia đình là phải đi công tác một thời gian chớ không nói là thuyên chuyển. Yến sẽ đi trước một hôm đến nhà chị của Thu bạn thân của Yến ở tạm, rồi hôm sau sẽ đón Ly ở đó cả hai cùng đi. Yến nhờ Thu, đến nhà trong khỏang thời gian Yến và Ly đi vắng để tìm hiểu ý của mẹ Ly và liên lạc cho Yến biết...
Thời gian lúc đó đối với Yến thật là căng thẳng, Yến không biết mình đã làm đúng hay sai. Yến nghĩ đến việc hai chị em ở một nơi xa xôi không người quen biết, không biết có ổn không? Và không biết sẽ ở như vậy bao lâu? Nhưng điều mà Yến tin là mình vẫn có việc làm, và Ly đi với mình thì chỉ là em gái đi chơi với chị thôi chớ chẳng mang tai tiếng gì cả.
Ly nói:
- Ra đó, chị đi làm, sáng em sẽ pha cà phê cho chị, em ở nhà sẽ nấu cơm cho chị ăn và chờ chị về.
Nghĩ thấy cũng vui, nhưng nếu mẹ Ly thay đổi ý kiến sớm và rước Ly về thì sao? Yến nghĩ có sớm cũng phải cả tháng, và lúc đó chắc mình cũng quen biết với những người chung quanh rồi, chắc không đến nổi buồn.
Trong Yến cũng có một chút máu lãng tử, một chút máu phiêu lưu. Nhưng quả thật chuyến phiêu lưu này thật đầy dẩy cam go với hai đứa.
Thời gian chấm dứt công tác ở nhiệm sở cũ đã đến, cả phòng mời Yến đến dự buổi tiệc chia tay. Xếp Yến nói:
- Cả phòng không ai muốn Yến đổi đi đâu, và đó là lý do một tuần qua cả phòng khó khăn với Yến, Yến phải biết đến chỗ lạ người ta không dễ dãi như ở đây đâu, và Yến nhắm có chịu được không? Yến muốn bật khóc vì đã hiểu lầm họ.
Xếp lại nói tiếp:
- Ngay cả lúc này, nếu Yến thay đổi ý định, xếp vẫn có thể rút lệnh thuyên chuyển và Yến lại ở đây làm việc bình thường.
Yến cố ngăn mọi cảm xúc, tại sao mọi người tốt với mình quá vậy? Tại sao mình phải bỏ họ mà đi. Yến rươm rướm nước mắt và mĩm cười nhẹ nhàng với những người bạn già có - trẻ có này.
- Dạ không, Yến không thể thay đổi gì được. Yến có việc và Yến muốn đi xa một thời gian thôi. Các chú các anh đừng bận tâm. Rồi Yến sẽ quay về thăm các người khi nào có dịp.
Họ tặng Yến một cây viết, cây viết có khắc tên Yến và lời tặng của họ. Một cây viết đơn sơ nhưng thật là dễ thương mà Yến không bao giờ quên.
Như đã họach định, Yến đến căn hộ chị của Thu, một appartement ở đường Nguyễn Đình Chiểu và ngủ ở đó một đêm chờ đến chiều hôm sau Ly đến thì hai chị em cùng ra bến xe chuẩn bị đi. Chị của Thu ở một mình, chồng thường đi công tác xa. Nhưng việc không suông sẽ lắm - hôm sau, chồng của chị Thu về hai người có mâu thuẫn gì với nhau đó và gia đình không vui nên Yến không thể ở đó chờ Ly. Vậy là Yến phải để lại lời nhắn và ra bên xe trước, chờ ở đó. Chờ suốt một buổi chiều, rồi đến tối vẫn không thấy bóng dáng Ly đâu, Yến chẳng biết phải làm thế nào nữa. Nhưng dù gì cũng phải đi thôi, vì lệnh thuyên chuyển đã có rồi... Yến lớ ngớ đứng trước bến xe, chắc mình phải mướn khách sạn ngủ thôi. Có một thanh niên chạy đến hỏi Yến,
- Cô mướn chỗ ngủ chờ sáng đi phải không?
Yến gật đầu. Hắn nhanh nhẹn xách va li của Yến đi vào phía trong sau bến xe. Yến thấy một khách sạn, nhưng hắn không dẫn Yến vào khách sạn mà lại đi một đường nhỏ bên hong khách sạn và cuối cùng dẫn vào một căn phòng nhỏ hẹp, có lẽ là phòng trọ ăn theo khách sạn. Lần đầu tiên đi xa một mình, Yến có biết gì đâu, hắn đưa cho Yến một chìa khóa phòng lấy tiền phòng rồi đi. Bây giờ Yến bắt đầu thấy sợ. Đây có phải là một chỗ cho mướn thuần túy không hay là một động ổ gian manh nào đó. Yến cảm thấy mình hơi ngờ nghệch khi theo tên này thay vì đi thẳng vào khách sạn muớn phòng. Đóng vội cánh cửa và khóa trái lại, đây là một căn phòng đơn sơ giành làm phòng trọ qua đêm thôi. Cửa nẻo chẳng có gì là chắc chắn. Yến không dám ra ngòai dù còn sớm vì không muốn ai để ý đến mình có thể nguy hiểm. Trên vách lại có những chữ nguêch ngọac nào là “hận đời đen bạc” nào “giết người trong mộng”, nào là “tình thù rực lửa”, ôi những câu nặc mùi giang hồ làm Yến thêm căng thẳng.
Thả người nằm trên chiếc giường khăn drap cũng sạch sẽ, Yến thấy đầu óc mình tơ lơ mơ, và tự hỏi: “ Ly giờ này ở đâu, có đi ra khỏi nhà chưa?” Làm sao tìm nó đây? Làm sao nó biết mình ở đây? Nếu nó thay đổi ý và không đi, thì mình ở đây vì cái gì và cho ai? “ Tự nhiên nước mắt Yến ràng rụa vì sợ hải. Mà sợ thật vì đây là lần đầu tiên Yến ra khỏi nhà ban đêm một mình lại ở giữa chốn phức tạp này. Yến lắng nghe mọi động tỉnh ở bên ngòai. Nhưng êm lắm không có một tiếng động. Yến lại nghĩ: “có thể Ly đã ra khỏi nhà rồi, nhưng do sai chỗ hẹn vậy thì ở đâu? Nhưng chắc không sao vì cũng còn có Hòang, trong kế họach Hòang sẽ đón nó tìm Yến. Yến lại cầu nguyện, xin bình an mặc dù chính mình đã từ bỏ bình an mà đi... và Yến đã ngủ lúc nào không biết.
Buổi sáng đến, Yến thu dọn va li ra bến xe, Yến cố nắm nuối ngó quanh quất một hồi, nhưng chẳng thấy gì cả. Thôi đành ra ngòai đó trước vậy, rồi việc gì tính sau, và Yến đã mua vé xe, chuyến xe car miền Trung - chuyến sớm nhất sắp sửa khởi hành. Trong dạ bồi hồi làm sao.. tài xế nổ máy và bắt đầu khởi hành. Trong tít tắt ngắn ngủi đó, bổng Yến thấy Hòang chở Ly chạy chậm chậm trước mặt xe, Yến tay xách va li nhảy phóc xuống và hai chị em ôm chầm lấy nhau nức nở. Hồi tưởng lại Yến thấy cảnh đó như phim. Hòang đã mua hai vé xe microbus, lọai xe nhỏ chạy nhanh ở đầu trên của bến, trong khi Yến lại đến bến xe car lớn ở đây và đó là lý do không tìm được nhau. Hòang và Ly cố đi tìm Yến một lần chót và vận cũng còn may.
Hai chị em được Hòang đưa lên tuyến xe trên, hai chị em ngồi bên nhau và xe bắt đầu chuyển bánh...
Khung trời xứ Khánh
Nhìn những dãy phố, những căn nhà dần dần lui về phía sau, Yến nghe tâm trạng của mình nao nao làm sao ấy, có chút lo lắng, có chút nuối tiếc, có chút phân vân... Lo lắng vì không biết rồi sẽ ra sao, nuối tiếc vì phải xa thành phố này, xa những người thân, thương và phân vân vì không biết mình đang đúng hay sai. Nhưng có lẽ mọi việc như một cơn lốc xóay cuốn dần, cuốn dần Yến vào cuộc rồi vút đi theo cơn lốc mà không biết mình sẽ đến bến bờ nào! Chẳng mấy chốc chiếc xe đã ra đến ngọai ô. Cơn gió sớm lành lạnh lùa theo cửa xe phất vào mặt Yến, và Yến có cảm giác thanh thản hơn, xoay qua nhìn Ly, gương mặt cô em bé bỏng này như sáng hơn, hy vọng hơn cho một ngày mai. Ly nhìn Yến mĩm cười với một chút băn khoăn:
- Không biết bây giờ Mẹ biết em đi chưa chị nhỉ?
- Chắc có lẽ Mẹ đang lo quýnh lên đó, nhưng chắc chưa biết là em bỏ đi đâu?
Ly đáp:
- Ừ em có viết một lá thư, nhưng em nghĩ Mẹ chưa thấy để đọc đâu. Phải đến trưa không thấy em về rồi lục lọi, họa may mới đọc được lá thư của em. Chị nghĩ Mẹ sẽ thay đổi ý kiến không?
Yến không thể trả lời được câu hỏi, nhưng Yến vẫn hy vọng là Mẹ Ly nghĩ lại và chấp thuận. Yến nhìn mông lung ra ngòai cửa xe, những hàng cây lùi về sau như nhường lại cho những cái gì mới lạ đang ở phía trước. Trong mắt Yến, Ly vẫn là một cô gái bé bỏng thơ ngây, nhìn đời bằng ánh mắt nai tơ. Ly dễ cười, dễ khóc, và dễ quên những chuyện không vui... nhưng Yến thì không. Ít ai có thể đóan được tâm trạng của Yến như thế nào, vui hay buồn, thương hay giận. Tất cả những điều đó Yến luôn giữ kín trong lòng. Yến như luôn có một lớp võ bọc để tự bảo vệ mình. Đó là cách sống của Yến. Ân cần nhưng không dễ thân thiện, vui vẻ nhưng không dễ dãi. Yến muốn nhìn thấu đáo sự việc rồi mới quyết định, Yến muốn hiểu người nào đó rõ ràng rồi mới kết thân... Hai đứa như là hai thái cực, vậy mà lại thân nhau và thương nhau hơn những ruột thịt.
Yến chẳng quan tâm đến đôi giày nào mới ra, kiểu quần nào mod nhất. Ly thì ngược lại. Và thật buồn cười có một hôm Ly mang một đôi giày mới đứng trước mặt Yến, nhưng Yến chẳng để ý gì cả, Ly đi đi lại lại mong Yến cho một lời khen nhưng đi mãi đến mỏi cả chân mà chẳng nghe Yến nói gì cả, cuối cùng Ly phải ngồi xuống xách đôi giày lên để khoe:
- Chị không thấy giày mới của em sao? Em qua đây khoe chị giày mới mà chị chẳng chịu nói gì cả! đẹp không?
Yến phì cười vì tính đỏm dáng của Ly, Yến nói:
- Muốn khoe thì phải nói: chị ơi em có giày mới nè! Đẹp không? Chớ đi đi lại lại thì ai mờ biết được.
Yến thích những chiếc áo dài màu lạnh như sương như khói, Ly lại thích những chiếc áo màu nóng sặc sỡ. Tuy nhiên, thỉnh thỏang hai đứa vẫn có những chiếc áo giống nhau như hai chị em ruột...
Yến nghe trong bụng nao nao, khó tả. Chắc có lẽ ở nhà đã vở chợ và mọi việc đang ì xèo nên tâm tư mình cũng rối rắm bồi hồi theo.
Yến rất thích ngắm cảnh, những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Nhưng hôm nay, tâm trạng Yến không đủ thỏai mái để ngắm nghía và chiếc xe đã lướt qua không biết bao nhiêu chợ, bao nhiều rừng để dần đến một khung trời mới. Khỏang 3 giờ trưa, xe dừng lại nơi vườn dừa cho khách nghỉ ăn cơm. Yến và Ly cũng xuống xe, rửa mặt ăn cơm. Yến có cảm giác bắt đầu từ giờ phút này mình phải chăm sóc cho Ly.
Những trái dừa ngọt lịm làm dịu đi cơn mệt mỏi của chuyến hành trình gần 400 cây số.
Không khí ở đây rất thông thóang vì là gió biển. Xa kia là biển xanh, bên nay là những hàng dừa ngút ngàn trãi dài mấy cây số. Đến đây Yến có thể yên tâm là kế họach của mình đã thực hiện được bước dạo đầu chớ không thất bại. Nhưng ngày mai ngày kia thì ra sao?
Chẳng bao lâu xe đã đi vào địa phận Nha Trang, một địa phận cây cối trông có vẽ xinh tốt. Hôm đó là ngày Chúa Nhật, trời âm u như muốn mưa. Hai chị em xuống xe và đón xích lô đến địa chỉ một người bà con của bạn Yến. Yến được biết nhà này rất rộng, họ ở một phần, một phần cho thuê. Và Yến hy vọng đây sẽ là một chỗ ở an tòan cho hai chị em. Với lá thư của người bạn trong tay, Yến bước vào căn nhà hòan tòan xa lạ này.
Căn nhà cất theo hình chữ U, giữa là một cái sân rộng bên trong một dãy nhà ngang và dọc theo sân là hai dãi nhà nhỏ đối mặt nhau nhìn vào trung tâm. Đa số nhà ở đây kiến trúc theo kiểu tựu trung như thế.
Chủ nhà, một người đàn bà tương đối lớn tuổi, gương mặt trắng hồng trông rất phúc hậu. Yến nói:
- Dạ, em là bạn chung sở với Quang, em thích không khí ở đây và muốn ra đây sống một thời gian nên xin thuyên chuyển ra đây. Nghe Quang nói chị có phòng cho mướn và em nghĩ đến ở với chị chắc tốt hơn, yên tâm hơn.
Người đàn bà ấy là chị cả của Quang, hai người có nét mặt hao hao nhau. Chị Cả nhìn Yến và Ly một cách thân thiện vì biết là bạn của em mình. Bằng một giọng nói hơi quê mùa nhưng chân thật:
- Ở đây tui có mấy căn cho mướn, nhưng đã có người ở hết rồi. Bây giờ cũng tối rồi, thôi thì cứ ngủ ở đây, mai hẳn tính. Chị bảo đứa con gái lớn sang ngủ với chị nhường giường cho Yến và Ly.
Thấy chị nhìn Ly có ý thắc mắc, Yến hiểu ý và giải thích:
- Dạ đây là em của em, nó theo em ra đây chơi ít hôm rồi nó về.
Thế là chị chấp nhận không nghĩ ngợi gì.
- Hai cô đi tắm đi, rồi muốn đi chơi đâu thì đi chiều về ăn cơm.
Yến và Ly tranh thủ vào căn nhà tắm tương đối rộng rãi tắm chung với nhau để còn đi một vòng cho biết đường đất. Ngày mai là ngày Yến phải trình diện đi làm, và như vậy Yến sẽ không có thời gian rãnh.
Trước tiên Yến phải tìm vị trí của sở để sớm mai đến sớm. Yến được biết sở của mình nằm trên đường Duy Tân đối diện với biển, nhưng Yến không mường tượng được nó ở chỗ nào. Thế là Yến thuê một chiếc xích lô chở hai đứa đi một vòng, trước tiên là đi từ chợ xuống Duy Tân, đọan đường rất dài chớ không ngắn như Yến nghĩ, nhưng đẹp quá, Yến như say đắm trong cái cảnh trời mây bát ngát nơi đây. Đã thế những giọt mưa lất phất như bụi làm cho khung cảnh trở nên mờ ảo hơn, thơ mộng hơn. Kia rồi, sở của Yến kia rồi, nó rất rộng, gồm mấy dãy nhà, cái ngang, cái dọc. Bao quanh sở là một hàng dương, từ cổng đi vào cũng là một hàng dương trông oai ra phết. phía trong sân là một thảm cỏ và mấy cây bông sứ. Bác xích lô thong thả đạp hết đọan đường Trần Phú là nơi tận cùng: Cảng Nha Trang, với một bên khu nhà Hải Dương Học, một bên là tháp Hải đăng, hay còn là trạm kiểm lưu. Nhà cửa ở đây lưa thưa thôi, nhưng trông gọn ghẽ sạch sẽ. Chiếc xích lô quay lại và đi nốt đọan đường Duy Tân thẳng ra cầu Hà Ra, xóm Bóng để đến Hòn Chồng. Con đường đi vào Hòn Chồng cũng thật là thơ mộng. Từ ngòai ngỏ vào khỏang 50 mét là một tu viện với kiến trúc thật thanh nhã, khuôn viên tu viện rất lớn trãi dài ra tới mép biển, dọc theo ranh người ta trồng những hàng rào sống với những khóm hoa thật xinh. Cấu trúc ở đây, đá chồng chất lên nhau lớn nhỏ, trong ngòai. Đi hết con đường nhỏ ra tới bờ biển, Ly và Yến ngồi xuống những gộp đá để tận hưởng một chút gì đó thỏai mái tự do. Nước rất trong, nhìn xuống những khe đá có thể thấy những bầy cá nhỏ tung tăng lội. Trời đã chiều, cơn mưa hơi nặng hạt, hai đứa phải về thôi. Thế là hai đứa đứng lên ra về không quên ghé ngang tu viện giành mấy phút mặc niệm cầu kinh.
Tối hôm đó Yến và Ly ăn cơm cùng gia đình chị Cả, gia đình gồm có 7 người, hai vợ chồng chị Cả, và 5 đứa con. Đứa lớn nhất thì cũng mới 15 tuổi thôi, đứa nhỏ thì khỏang 6 – 7 tuổi. Tất cả đều như rất hiền lành. Sự hiền lành của họ làm Yến phải giữ ý hơn, Yến không muốn họ có những suy nghĩ không tốt về mình. Trong đọan đường đi dạo biển, Yến đã dặn Ly không nên nói lộ ra những việc mà họ đang làm... vì làm sao giải thích được một câu chuyện như thế!
Một đêm bình yên trôi qua, Yến thay quần áo đi làm và dặn Ly ở nhà không nên đi đâu ra ngòai một mình vì còn là nước lạ cái. Ly ngoan ngỏan vâng lời, ở đây Yến cảm thấy rất yên tâm và đón xe xuống sở. Hôm nay là ngày đầu tiên trình diện nhiệm sở mới, Yến hồi hộp, lo lắng không biết mình sẽ gặp những ai, và Yến không biết những người mới này có dễ thương như những người bạn cũ của Yến ở Sài gòn không? Yến chọn chiếc áo dài đăng ten màu rêu, đôi guốc cũng màu rêu cho hợp với cái trời hình như cũng muốn rêu vì không nắng.
Xe dừng trước cổng sở, Yến chuẩn bị vào thì - ở kìa: Mẹ Ly và mẹ Yến đang đứng đó, họ đã tìm ra đến đây. Yến tỉnh táo như không có việc gì, Yến chào họ. Mẹ Ly đến gần Yến, bà nói:
- Ly đâu rồi con, Vú biết hết cả rồi. Con chỉ nó ở đâu đi, vú hứa không la rầy, cấm cản gì tụi nó nữa đâu. Yến vờ như chưa hiểu gì, Yến nói:
- Con trể giờ trình diện rồi! Hai người cứ ở đây, con vào trong trình diện rồi xin phép ra đây nói chuyện sau.
Hai người không thể cản Yến, thế là Yến vào trong trình diện nhiệm sở mới. Vừa đi Yến vừa suy nghĩ, như thế này thì thế nào? Sao họ tìm được nhanh quá vậy. Nhưng nhìn gương mặt bình tĩnh của mẹ Ly, Yến nghĩ chắc êm thôi.
Yến vào trong trình diện và diện cớ mới ra chưa sắp xếp được chỗ ở nên xin phép nghĩ một ngày. Cấp trên đồng ý, thế là Yến quay trở ra với họ. Ở quảng giữa đường này chỉ có một phương tiện duy nhất là xe lam, họ đón một chiếc xe lam để đi quay về chợ.
Yến không cần giải thích, mọi việc đã được Ly giải thích trong thư.
Mẹ Ly không một lời trách cứ gì Yến, bà năn nỉ và hứa sẽ bỏ qua tất cả cho Ly. Như vậy là sự việc được giải quyết một cách quá nhanh gọn hơn Yến nghĩ.
Yến đề nghị với họ:
- Tụi con ở chung với một gia đình tử tế, họ chẳng biết gì cả, chỉ biết là Ly theo con ra đây chơi ít hôm, do đó hai người ở ngòai xe, con vào kêu Ly ra ngòai nói chuyện.
Cả hai đồng ý.
Yến vào nhà, Ly ngạc nhiên khi thấy Yến về quá sớm; Ly hỏi:
- Hôm nay chị chưa phải làm sao?
Kéo Ly vào chỗ vắng, Yến nói:
- Chị mới gặp mẹ em và mẹ chị ở trước sở, vào thay đồ đi rồi ra chợ nói chuyện, mẹ không rầy đâu đừng sợ.
Thế là Ly im lặng đi thay quần áo và theo tôi ra ngòai.
Chiếc xe Lam vẫn đậu ở đó chờ cả hai. Mọi việc diễn ra thật im lặng, im lặng đến độ cả hai không thể ngờ được. Trước đây gia đình Ly có cho sinh viên trọ học, và một cậu sinh viên đó nhà ở tại chợ Nha Trang, mẹ Ly và mẹ Yến đã ra đó từ chiều hôm qua và ngủ ở đó. Vậy là cả bốn đến đó. Mẹ Yến thì chẳng nói lời nào vì Yến ở đâu đi đâu thì hình như không có gì quan trọng, mẹ Ly thì thuyết phục con gái quay trở về cùng mình. Ly và Yến chẳng thể làm gì khác hơn. Ly phải trở về cùng mẹ Ly thôi và Yến thì phải ở lại vì công việc của Yến bây giờ là ở đây.
Yến quay trở về căn nhà của chị Cả để lấy hành lý cho Ly với lý do gia đình có việc Ly không thể ở chơi lâu. Tâm trạng của Yến lúc này thật khó tả, mừng ư! Thì đúng là mừng vì mọi việc coi như đã giải quyết xong. Nhưng cảm giác hụt hẩng vẫn không thể không có, những tưởng Ly cũng sẽ ở đây với Yến vài tháng hay ít nhất cũng vài tuần. Nhưng việc đã không diễn ra như vậy vậy. Vậy là ngày mai Yến sẽ sống một mình ở đây chung quanh những người xa lạ, và cảnh vật cũng hòan tòan xa lạ...
Sáng hôm đó ba người họ lên chuyến xe sớm quay trở lại Sài gòn, Yến đứng bên bến xe giơ tay vẩy họ mà có cảm tưởng như mình đang vẩy chào chính mình...
Những người bạn mới

Nhà chị Cả nằm trên đường Khổng tử, con đường cũng tương đối rộng rãi nhưng vắng vẻ, Yến phải đi bộ một đọan khá xa qua hai ngã tư mới đến chợ Mới Nha Trang, ngôi chợ khá đông đúc, có lẽ hình thành từ một chợ tự nhóm chớ không phải là chợ do nhà nước xây cất như chợ Đầm. Và lại phải đi thêm một đọan đường dài nữa thì mới đến bãi biển, ở đó Yến mới có thể đón xe xuống sở. Con đường tuy xa nhưng đặc điểm là rất sạch sẽ chớ không phải bùn xình lầy lội như ở Sài gòn. Có lẽ vì đất ở đó là cát. Lủi thủi đi trên con đường mà hình như chỉ có một mình mình đi, Yến nghe ngao ngán làm sao. Chả bù những ngày ở Sài Gòn, bước ra cửa chạy vèo là đến sở.Trong giây phút này lời bài ca: “ Ơ hay tại sao ta ở chốn này.. của Trịnh Công sơn thật là hợp cách và thấm thía làm sao. Yến không biết mình phải mất bao nhiêu phút để ra đến bãi biển, nhưng Yến biết rằng: “rất mỏi!” Tuy nhiên, ra đến đây rồi thì khung cảnh biển buổi sáng làm cho Yến quên hết những nhọc mệt mà mình vừa trãi qua. Yến muốn đi bộ để ngắm cảnh ở đây, nhưng không thể nào kịp với đọan đường gần 3 cây số. Yến phải lên xe lam thôi để đến sở đúng giờ. Yến rất hồi hộp với nhiệm sở mới, và tự nghĩ mình có phải gặp những kẻ hắc ám mà xếp mình đã hăm he từ mấy hôm trứơc không? Nếu họ thật sự như vậy thì làm sao mình chịu nỗi. Nhưng vốn vĩ là một lọai người không chùn chân trước bất kỳ một sự khó khăn nào, nên Yến lại tỉnh táo xuống xe và bước vào nơi làm việc mới. Hôm nay Yến mặc chiếc áo dài màu tím than, màu tím mà Yến thích nhất. Trời vẫn là một trời mây giăng xám của những ngày cuối thu. Gió biển thổi nhẹ làm tà áo Yến phất phơ và Yến cảm thấy vui hơn trong nắng sáng. Với mái tóc dài chấm vai, dáng dóc dễ nhìn, và bước đi nhẹ nhàng như sương khói từ xa người ta đã có thể có thiện cảm với Yến, và Yến lại có giọng nói êm ái dịu dàng, kèm theo một nụ cười hiền hậu nên rất dễ thân thiện. Và có lẽ những yếu tố đó đã giúp cho Yến không mấy khó khăn trong việc chinh phục cảm tình những bạn bè mới chung quanh mình. Tất cả rồi cũng trở thành dễ thương với Yến...Tuy nhiên, khác với những người bạn ở Sài gòn, ở đây trong mắt họ Yến là một người trưởng thành...
Ngày một rồi ngày hai, vẫn con đường dìu dịu nắng vì trời thu Yến như rút dần khỏang cách và không còn cảm thấy xa mấy. Một bác xe ôm chạy dọc dọc theo Yến mời đi xe...Yến quay qua cười với bác cám ơn và chối từ:
- Cháu làm công chức, lương ít lắm cháu đi xe ôm là hết tiền lương luôn đó.
Lúc đó Taxi ở những tỉnh như thế lại không có, và xe ôm là một thứ xa xỉ mà chỉ có những cô gái bán rượu, cặp bồ với mấy ông Mỹ mới có tiền đi thôi. Ông ta nài nỉ mãi Yến không đi.. ông đành - ông đường ông, Yến đường Yến. Mấy hôm sau Yến lại gặp ông ta trên đường, ông lại mời Yến lên xe và Yến lại mĩm cười từ chối. Thế rồi đến một hôm, Yến dậy trể, và Yến không còn kịp giờ để đi nữa. Yến đã đón ông để đi. Ông chở Yến đến sở, Yến trả tiền, nhưng ông không lấy bảo rằng chở giùm Yến thôi. Vùng vằng mãi cũng kỳ, Yến đành cám ơn và đi vào sở. Thế là coi như hai chú cháu quen nhau. Mấy lần sau gặp lại ông nói với Yến rằng:
- Cô đừng ngại, nếu ra đây không gặp tôi thì thôi, nếu gặp tôi thì tôi cho cô quá giang một đọan ra biển và cô đón xe đi xuống sở, như vậy thì cô không phải ái ngại gì cả. Chỉ là tiện đường cho cô quá giang thôi.
Thấy dáng dóc ông hiền lành, Yến nghĩ chắc không có gì đâu? Nghĩ là nghĩ vậy nhưng ở giữa chốn xa lạ này làm sao biết chắc được mọi việc như thế nào!
Tuy nhiên gặp riết rồi cũng quen và thỉnh thỏang ông lại cho Yến quá giang. Yến mong rằng ông là một người tốt, và Yến rất vui vì mình gặp được những người tốt bụng như vậy. Ông hỏi Yến làm lương có đủ sống không? Có muốn đi dạy học thêm không? Ông có quen với mấy gia đình cần người dạy kềm trẻ,Yến rất muốn làm thêm cho vui và kiếm thêm ít tiền, nhưng trong lòng cũng hơi e ngại...vì không biết người ta có thật với mình không hay là một cái bẩy được giăng, và Yến đành từ chối.
Chị Cả lấy lại một căn phòng mà trước đây cho một me Mỹ mướn với giá cao, và giao nó lại cho Yến. Căn phòng nhỏ thôi với một cái giường, một bàn viết, và một tủ áo. Như vậy cũng quá đầy đủ với Yến rồi. Mỗi ngày chị luôn chờ Yến về ăn cơm chung, các con của chị cũng rất thích Yến và chúng thường quay quần bên Yến vào buổi tối. Yến nhớ có lần, Hoa con chị Cả bưng tô cơm đến ngồi kế bên Yến và nói:
- Chị ơi! Hôm nay má kho cá mẹn chèn hà!
Yến thương giọng nói trọ trẹ của chúng, và những tâm hồn ngây thơ chân thật.
Với lý lịch trong hồ sơ những người bạn cùng sở biết Yến là người Sài Gòn,
Họ thắc mắc tại sao Yến đang làm ở Sài Gòn lại đổi ra đây, Yến nói Yến thích sống một mình, và xin đổi ra đây cho yên tỉnh. Họ không tin lời Yến – có thể là họ đang nghĩ Yến là một cô gái phóng túng thích sống tự do thỏai mái xa rời sự kềm hảm của gia đình hoặc đổi ra đây theo ai đó! Yến không muốn mình là con nai tơ trước họ, nên lúc nào Yến cũng tạo cho mình một nét đường hòang vững chãi để không ai hòng “dụ dỗ”. Và Yến vui với họ trong một giới hạn để tránh những bước lầm lỡ sa chân. Yến có nhiều mộng ước cho tương lai, cho sự nghiệp, và Yến nghĩ mình sẽ đạt được điều mình ước mơ...
Trong một chuyến công tác, Yến theo một tóan người ra đảo, Quyền là trưởng nhóm, trông Quyền cũng phong nhã, điển trai lắm, giọng nói lịch sự nhẹ nhàng. Một chuyến đi thật nhiều ấn tượng, Bọn Yến đến đó để cắt tóc, phát thuốc, xà bông cho những người dân nghèo trên đảo. Việc làm thật ý nghĩa, khi tàu vừa cặp bến những đứa trẻ mặt mày đen đủi vì nắng gió, tóc thì khô xoắn lại có lẽ do hơi nước biển, bu theo bọn Yến. Bọn Yến đã cắt tóc và phát cho chúng cùng gia đình một ít vật phẩm cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Buổi chiều đứng trên mũi tàu hướng về đất liền Yến hít thật sâu những luồng khí mát trong lành của biển khơi. Yến cảm nhận cuộc đời mình đang nhấp nhô như con thuyền trên sóng. Quyền luôn theo sát Yến chuyện trò. Quyền chỉ về hướng một đảo ở tít đằng xa và kể cho Yến nghe về cuộc sống của lòai chim mang tên Yến. Đấy là lần đầu tiên Yến được biết về điều đó và nghe thương những cánh chim đó làm sao? Quyền kể rằng đảo đó rất xa bờ, muốn đến đó chơi cũng phải mất nửa ngày và không thể nào về kịp, địa thế của đảo rất hiểm trở và cũng chính vì thế mà lòai chim Yến đã chọn làm nơi xây tổ. Chim yến mẹ phải bay xa có khi đến hàng trăm cây số để kiếm ăn cũng như mang mồi về cho con. Để tạo nên những tổ ấp ủ con thơ, yến mẹ đã phải nhả bọt từ trong miệng mình để bện tổ. Bay đi rồi bay về vượt qua bao trùng dương gió bảo nhưng cánh yến vẫn dang rộng và tìm về bên con. Nhưng con người cho rằng tổ yến ăn rất bổ, họ đã đến đó khai thác, và Yến đã mất những cái tổ cho con mình, thế là yến lại miệt mài bện cái tổ khác, và cứ thế đến khi cạn dòng sinh lực chỉ còn là máu và tổ yến bấy giờ là huyết yến và họ cho rằng đấy mới chính là cái quí nhất. Sức chim yến mẹ đến lúc rồi cũng cùng cực và rồi một ngày cũng phải gục chết ở một ghềnh đá hay trên một đường bay chưa trọn chuyến. Yến cảm thấy con người thật tàn nhẫn...
Sau chuyến công tác đó Quyền thường hay gọi điện mời Yến đi chơi, Yến vờ như bằng lòng, nhưng chiều đến lại bảo là mắc bận. Quyền rũ rê dăm ba lần Yến luôn tìm cách từ chối vì Yến nghĩ có lẻ Quyền cho rằng Yến là người dễ tính, thích quay cuồng trong điệu nhạc, thích sống hết mình. Nhưng không phải như thế... và thôi. Yến vui thú với cuộc sống lầm lũi của mình.
Thắm thóat mà Yến sống ở đó đã được ba tháng. Chiều thứ bảy được nghĩ thay về nhà sớm Yến lại đi theo chị bạn xuống chợ Chụt chơi. Đây là một chợ cá của người dân ở đây. Cứ sáng sớm hoặc chiều đến ghe thuyền lại về và đem vào đây bán. Những con cá tươi roi rói với cặp mắt còn trong khe và da dẽ còn săn chắc, cá câu cũng có cá lưới cũng có. Yến thấy một con cá rất đẹp, màu sắc sặc sở, Yến hỏi, người ta bảo đó là cá cọp hay cá hổ. Rất độc và họ còn bảo rằng ở biển, cá càng sặc sở bao nhiêu thì càng độc bấy nhiêu. Đặc sản của vùng biển này là những con cá mú rất ngon. Người ta thường dùng nó làm món gỏi cá. Và ai đi đến Nha Trang mà không ghé cầu Hà Ra ăn gỏi cá là một thiếu sót lớn. Thế nhưng Yến và chị bạn lại xuống chợ Chụt ăn hàng chớ không phải mua cá. Ở đây có món bánh cuốn tráng nóng trát ít mở hành lên và chấm với: “mấm nêm” một món ăn không thể thấy ở Sài Gòn, một món ăn rất độc đáo. Cả hai làm một chầu no nóc rồi mới tan hàng. Về đến nhà chị Cả lúc đó là hơn 2 giờ. Yến nhìn thấy chị đang ngồi ở bàn cơm trông ngóng, Yến giật thót cả mình. Chị Cả hỏi:
- Sao em về trể quá vậy? Chị chờ em mãi chưa ăn cơm đây! Thôi thay đồ đi rồi ra ăn cơm.
Yến bàng hòang trước câu nói đó, và Yến cảm thấy hối hận vì mình đã không để ý đến những tình cảm thân thương mà họ giành cho mình. Nơi đây đâu phải là gia đình mình đâu! Tại sao mình lại được quan tâm đến thế! Yến không dám nói là mình đã ăn rồi, Yến xin lỗi vì về trể và lật đật thay quần áo rồi vào mâm cùng chị...
Càng ngày Yến càng có thêm bạn bè và họ đến chỡ Yến đi, Yến ngại quá, nhưng đi bộ trên đọan đường dài thì cũng không lấy gì làm sung sướng. Yến nghĩ đến chuyện dời chỗ ở đến gần sở, để khỏi phải từ chối những người bạn đến chỡ mình đi. Yến nghe luyến tiếc nơi này thật nhiều, nhưng biết làm sao đây vì đường quá xa...
Yến đã xin và được cấp một gian nhà gần cơ quan, thế là Yến chuyển đến đó. Yến từ giả chị Cả, từ giả những đứa em nhỏ bé dễ thường mà mình đã quen trong mấy tháng qua. Yến gởi chị Cả một số tiền và khi đi Yến kêu chị trừ tiền nhà rồi đưa lại phần dư cho Yến. Chị đã không lấy tiền nhà mà chị lấy tiền cơm một cách tượng trưng cho Yến đỡ ngại thôi? Yến có cảm tưởng như chị ấy là một người chị ruột thịt của mình, trong khi Yến có một người chị ruột nhưng đối với Yến thật là hờ hững. Và Yến không biết phải bồi đáp họ làm sao?
Gôm hết đồ đạc vào va ly, Yến chào chị mà bước đi như không đành. Chị bùi ngùi, mấy đứa em nhỏ cũng bùi ngùi, Yến hứa mỗi chúa nhật sẽ lên chơi cùng chị.
Bước vào căn nhà trống Yến có một cảm giác lạ làm sao, cảm giác như một con chim thật sự sổ lồng và đang tung cánh. Thời gian qua sống với chị Cả, Yến không thấy mình xa nhà, không thấy mình độc lập. Ở đây giây phút này Yến mới thấy mình có cả một khung trời riêng... Yến vất cái valy vào một góc, Yến vất túi xách ở một nơi và Yến ngồi phệt xuống sàn nhà, duỗi thẳng chân tay để tận hưởng cái cảm giác thỏai mái. Căn nhà tương đối khá rộng đối với một người độc thân như Yến, vì đây là nơi dùng để cấp cho những công chức có gia đình.
Có tiếng gỏ cửa, cốc.. cốc.., Yến ra mở cửa.. một người đàn bà trung niên với dáng dóc của người miền ngòai hơi vạm vỡ, nước da ngâm ngâm và đôi môi hơi dày thể hiện lọai người chất phát thật thà. Chị ấy ở nhà kế bên, vợ của một người làm chung sở Yến. Chị Nghiệp, chị hỏi thăm Yến, và mời Yến sang nhà chơi. Yến khép vội cánh cửa và sang đó làm quen với chị một lát. Chị khiêng cái hai cái bàn một lớn một nhỏ sang cho Yến, và trong ngôi nhà đó cũng đã có sẳn một chiếc giường nệm kiểu nhà binh. Vậy là Yến đã đầy đủ. Mấy hôm sau, Yến tự tạo cho mình một cái bàn bếp và Yến đã có một cái tổ cho riêng mình. Yến bắt đầu dọn những thứ mình đã sắm sửa cho những ngày định sống riêng với Ly, nào là 2 cái ly, 2 cái chén, 2 đôi đủa... và nhìn những thứ ấy Yến lại bùi ngùi. Ly hứa sẽ pha cà phê cho Yến vào buổi sáng, nhưng cô bé có pha được ly nào đâu? Cô bé đã đi về bỏ Yến ở đây một mình từ những ngày đầu mới mẻ. Tuy có thỏai mái với một sống riêng tư yên ổn, nhưng cũng hơi buồn vì sự vắng lặng thật sự của nơi mà buổi tối thật là im vắng, im vắng đến độ dễ sợ, vì phía trước tróng, phía sau trống. Nếu cần cái gì phải lên quán mua thì Yến phải gồng mình lấy hết can đảm để mà đi trong bóng đêm. Thỉnh thỏang Yến nghĩ đến những tình huống không hay xảy ra và mình phải đối phó làm sao? Cứ như là chuyện hit cóc... Nước ở đây rất cứng, Yến không thể uống được và chỉ uống tòan là nước có ga để giải khát. Và phải qua một thời gian dài nấu thức ăn bằng nước ở đó quen rồi Yến mới có thể uống nước đó đun sôi. Và đó là lý do mà giọng nói của người miền này cứng cứng giống như nước.
Thỉnh thỏang Yến vẫn nhận được thư Ly và Hòang, họ rất vui vì đã được mẹ Ly chấp nhận. Và mẹ Ly đã vào trường xin phép cho Ly học lại để thi cuối cấp. Như vậy mọi việc của họ đã tạm ổn. Vấn đề chỉ là gia đình của Hòang...
Thương người nghệ sĩ nghèo
Trong một cuộc thi sáng tác nhạc tòan quốc của chính quyền miền Nam thời trước 1975, nhạc sĩ Y Vân là người được hạng nhất, và nhạc sĩ Huy Lai là người được hạng nhì với bài Trường Ca Bạch Đằng Giang (không phải Bạch Đằng Giang). Tôi đã được nghe bài ca này, rất hay...Nhạc sĩ Huy Lai cũng là cha đẻ của nhạc phẩm “Sao anh lỗi hẹn”. Lúc đó, ông là nhạc sĩ không tên tuổi lại nghèo, nên ông đã đến nhờ ông Mạnh Phát, xem và tiến dẫn, ông Mạnh Phát đã giúp đở, sửa chấm phá một ít vào đó và cuối cùng tác phẩm được ra đời với tên tác giả là Mạnh Phát – Huy Lai mà đài phát thanh Sài gòn thường phát với giọng ca Thanh Tuyền. Có một lần ông đến khoe với tôi ông vừa sáng tác mấy bản nhạc mới, đó là bài, Phiên gác đêm xuân và Bóng đêm. Bài Bóng Đêm ông viết chỉ trong một phiên gác, nhưng rất hay, lời bài hát tôi còn nhớ man mán như thế này:
Lại đây bóng đêm,
Ngồi đây với tôi,
Mà nghe xót xa,
Thương sao thương cho một người
Mãi đơn côi.
Buồn nào hơn kiếp sống mãi đợi chờ,
Chỉ còn vui qua những phút ước mơ thôi!
Lại đây bóng đêm ngồi đây với tôi,
Mà nghe xót xa, thương sao thương cho đồng lọai.
Hận thù nào theo nhau tiếp nối bóng đêm ơi!
Chừng nào yêu thương mới đến với con người.
Tôi xin dâng hiến trọn tình này
Với hy vọng được sống trong lâu dài,
Tôi xin dâng híền trọn tình này,
Với ước vọng đẹp về tương lai..
Tác giả Huy Lai
Ông có giọng ca rất trầm và ấm và đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ.. mặc dầu tôi rất nhỏ.
Ông cũng sáng tác được một số bài nhạc khác, nhưng lại phải bán bản quyền để hy vọng tác phẩm của mình được mọi người biết đến. Cái ước mơ của người văn nghệ sĩ là thế đó, muốn đem tim óc mình vắt thành thơ thành nhạc, cống hiến cho mọi người. Ông cũng thường chơi nhạc trong phòng trà Kim Sơn ngay góc đường Lê Lợi, gần chợ Bến Thành vào mỗi tối,. Cuộc sống tuy thầm lặng nhưng cũng vui...vì là đời nghệ sĩ thì như con tầm, cứ nhả tơ... nhả được, giăng được là coi như hòan thành sứ mệnh của trời.
Thế rồi bước ngoặc lịch sử đến. Cuộc đời văn nghệ sĩ của ông chấm dứt ở đó. Không thể sống ở Sài gòn, ông lui về vùng kinh tế mới Hà Tiên làm rẩy. Những đứa con quá nhỏ, gia đình ông lại không quen với cuộc sống trồng trọt, vất vả vô cùng. Gia đình ông bửa đói bửa no, ông lại bị lóet bao tử, nay đau mai mạnh, nhưng khi nước lủ đến ông vẫn phải lặn hụp trong nước cùng đứa con lên10 vớt củi trôi về bán, có lần đứa con nhỏ vuột tay khỏi bè tưởng chết, may sao cứu được. Cuộc sống đã vất vã lại càng thêm vất vả. Thỉnh thoảng lại bị giặc từ biên giới Kampuchia - Việt kéo đến bắt gia súc. Đến lúc không còn chịu đựng cơn đau được nữa ông phải lên TP.HCM cắt một phần bao tử và vội vã trở về khi vết thương mới có 10 ngày vì sợ bỏ vợ bỏ con. Lúc đó sức lao động của ông cũng không còn, ông kéo dài cuộc sống thêm được mấy tháng rồi cuối cùng chấm dứt ở vùng đất nghèo nàn đó, nghèo đến nổi chết chỉ có một chiếc chiếu quấn quanh rồi đem chôn. Lúc đó ai cũng nghèo hết, không ai có thể lo cho ai được...
Mười năm sau, tình cờ nghe một băng nhạc hải ngọai hát bài “Sao anh lỗi hẹn”, nhưng lại ghi tác giã là “Thùy anh”, Tôi buồn cho ông vô cùng vì đứa con tinh thần của ông cũng bị sang tên trước mắt công chúng mà không có giấy phép. Đời nghệ sĩ nghèo là vậy đó sao?
Nỗi kinh hòang một ngày giông bão
Còn mấy ngày nữa là hết tháng 10, người dân ở đây thường dùng câu: ”Ông tha mà bà không tha” để chỉ những cơn giông bão phải có trong mùa. Nếu trời thương thì giông bão nhỏ, còn không thương.. Và mọi người lúc nào cũng trông tư thế đón bão. Mái nhà luôn luôn được ghịt chặt xuống đà ngang bằng một cái móc sắt gọi là ti tole chớ không đóng đinh như trong nam. Và những khi được thông báo giông bão sắp đến, họ cẩn thận mang từng bao cát (bao 20kg) lên giằng từng mép tole để tránh gió giật. Thậm chí có người còn mang cả dây thừng gịt tole xuống đất. Yến thì có biết giông bão là gì, ở Sài gòn làm gì có bão, mưa giông to lắm thì cũng chỉ đánh gảy một hai cành cây nào đó trên đường. Hay họa hoằng lắm thì mới có nghe gió thổi một miếng tole trên một cái nhà cao bay đi, hay nhổ một cây to bên đường nào đó. Sấm sét thì đùng đùng gầm gừ giống như dử dằn lắm, ấy vậy mà chẳng là gì cả. Yến bắt đầu biết bão từ đêm đó Nhà này xây dựng theo kiểu khu gia binh, chúng liền nhau với 10 căn một dãy. Căn Yến là căn thứ ba. Vì sống có một mình, nên Yến chẳng có đồ đạc gì trong nhà ngòai một chiếc bàn thấp tự đóng dùng làm bàn cơm, bàn tiếp khách. Phía sau tấm bạt ngăn phòng khách với phòng ngủ Yến kê một cái bàn cao dùng để ngồi viết lách gì đó. Trên vách Yến treo một ảnh tưởng Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu, nên nơi đây cũng được xem như là cái bàn thờ của Yến. Chiếc giường ngủ của Yến được kê ngang dọc theo bức tường bếp. Trong những ngày tháng mưa phùn gió bấc đó, Yến thường lên giường sớm. Khỏang 10 giờ đêm, tự nhiên không gian im lặng đến phát sợ, một cảm giác mà Yến chưa bao giờ thấy trước đây. Lúc không khí chuyển động bình thường chúng ta chẳng có cảm giác gì cả vì có lẻ chúng ta quá quen với nó. Nhưng khi tất cả đều lắng động thì cái tỉnh mịch đó làm cho ta phát hỏang lên. Sự im lặng kéo dài trong 5 – 10 phút rồi bắt đầu gió rít lên từng cơn, từng cơn. Chúng như tụ xuống rồi vút đi, tụ xuống rồi vút đi.. Yến nghe tiếng người kêu nhau ơi ới bên ngòai, gió bắt đầu giập trên mái tole rầm rập. Yến bắt đầu hỏang sợ thật sự, Yến vội đi đến cửa cái, định mở cửa ra xem bên ngòai như thế nào? Nhưng khi vừa hé cửa ra, Yến nghe có một luồng gió ập mạnh vào cửa. Yến chợt nghĩ đến người ta dặn khi giông bão không được mở cửa vì gió sẽ luồng vào bốc mái nhà đi. Thế là Yến phải cố hết sức mình mới đóng sập cửa lại được. Yến không biết chuyện gì sẽ xảy ra! Yến lại leo lên giường trùm chăn tiếp. Một thân một mình trong căn nhà tróng trãi, Yến cảm thây cô đơn và bắt đầu biết sợ! Gió cứ như lượn trên mái tole rập rà rập rờn không ngớt. Và rồi Yến thấy một khỏang trời nhỏ bằng hai sóng tole ở mép bên trái nhà yến. Gió cứ như vật lộn với nhau trên mái nhà, Yến lại sợ, Yến trùm chăn lại. Chẳng bao lâu sau, sọat một cái, mép bên phải nhà Yến cũng mất hai sóng tole. Điều này chứng tỏ hai miếng tole nằm giữa nhà Yến và hai nhà bên cạnh đã được mang đi. Sự lo lắng trong lòng Yến lại tăng lên: chừng nào thì chúng sẽ dọn hết mái nhà? Chúng có làm sập tường không? Không ai có thể trả lời cho Yến câu này cả. Bên ngòai Yến lại nghe tiếng ơi ới gọi nhau? Yến cứ đóng cửa im thin thít. Chúng quanh Yến đa số là những người có gia đình, ai cũng phải có việc để lo và Yến cũng không muốn làm phiền họ. Gió lại giật phần phật với những tiếng hú kinh hồn. Ngay trên đầu Yến cây xà ngang cứ được dở lên dở xuồng dọng vào bờ tường làm gạch đá rớt ngổn ngang. Yến mở mắt nhìn nó và lo sợ nó sẽ bay đi Trong nổi lo sợ Yến chỉ biết dựa vào niềm tin của Yến là Chúa, là Đức Mẹ và Yến cầu nguyện...Mấy hôm rồi trời lạnh quá, tay không thể nhún vào nước nổi, Yến bày bừa ly chén tô tộ lung tung sau bếp, Yến nghe tiếng gạch đá từ trên tường văng vụn xuống, Yến nghĩ chắc là bể hết mấy cái ly chén dễ thương của mình rồi, và Yến cầu xin cho nó đừng bị bể. Càng lúc cây xà ngang càng nhịp mạnh hơn, trong một tít tắt Yến nghĩ có lẻ chui xuống bàn là tốt nhất, ở đó Chúa sẽ che chở, thế là Yến lôi cái mền xuống gầm bàn và đúng ngay lúc đó cây xà ngang đã rớt xuống đúng vào đầu giường của Yến. Cây đà này dài hơn 4 m, kích thước khỏang 10 x 15cm. Yến cám ơn Chúa vì Chúa đã cho Yến sáng suốt đi kịp lúc. Yến cảm thấy yên tâm hơn khi chui xuống gầm bàn. Nổi kinh hòang chưa chấm dứt ở đây, gió vẫn giật từng cơn, Yến cứ dở mền ra nhìn lên mái nhà xem nó đã bay hết đi chưa rồi đóng mền lại, và cũng trong lúc đó Yến nghe có tiếng thì thầm, Yến hơi lấy làm lạ: nhà Yến là vách tường, làm sao Yến có thể nghe tiếng thì thầm từ nhà bên kia, nếu có thì chỉ là những tiếng kêu ơi ới thôi! Yến cố lắng tai nghe kỷ xem ai đó nói gì; và Yến lại nghe tiếng thì thầm đó rỏ hơn: “con nhỏ này chiếm chỗ của mình, tao với mày khiêng nó ra ngòai kia.”Đầu Yến lóe lên một suy nghĩ, đây là một chỗ ẩn náu tốt trong cơn giông bão, và hai hồn ma nào đó đã ẩn nấp và bị Yến giành chỗ nên bất bình! Yến lại thêm một phen hỏang vía, và Yến dùng đức tin để trấn tỉnh bằng cách cầu nguyện. Tiếng nói thì thầm im bặt, nhưng gió vẫn giật trên mái nhà yến, Yến lại trùm mền một lúc, rồi lại mở ra xem mái nhà còn không? Vài giọt mưa bắt đầu rơi xuống...,mãi đợi chờ những điều xấu nhất, Yến mệt mỏi, đuối sức và Yến quyết định không thèm để ý đến nửa. Yến trùm kín chăn lại và Yến thiếp đi lúc nào không biết?
Yến nghe có tiếng dọng cửa từ phía sau. Yến chòang tỉnh dậy, lúc đó Yến mới biết mình đang nằm trên vũng nước vì mưa chảy theo khe tole bị mất xuống nền nhà và được chứa như một cái hồ, Yến đứng lên nước thấm vào chiếc áo len chảy nhiểu xuống tỏng tỏng, Yến cởi nó ra và đi mở cửa. Trời đã sáng, chú Nghiệp kế bên thấy Yến im thin thít không biết chuyện gì đã xảy ra và họ đã gọi yến. Đến lúc đó Yến mới biết dãy nhà mười căn mà Yến đang ở, ngọai trừ nhà Yến không căn nào còn một miếng tole nào. Bão đã mang đi cả mái lẫn xà ngang và lôi nó vào chân núi cách xa hàng cây số. Thế là mọi người phải tự đi tìm lại mái nhà của mình và đem về đóng lại. Yến có cái may mắn là không bị mất mát gì cả, kể cả những ly chén ngổn ngang ở phía sau vẫn con nguyên nằm xen kẻ với những mãnh vụn của gạch, nhưng nệm gối mền thì coi như ướt sủng, Yến thấm lạnh qua đêm và mệt nhòai vì cơn lo lắng Yến phải vào cơ quan nghỉ nhờ một giường trực của một người bạn...
Mấy hôm sau trời vẫn mưa ầm ỉ, những máy tôn đã bị lõng lẽo qua cơn bão lại khua nhịp rộn ràng hơn. Nỗi ám ảnh trước cơn giận của thần gió làm Yến mềm ra, tan lõang ra.
Chiều phi trường
Yến thích ngồi một mình để tưởng nhớ, tưởng nhớ những kỷ niệm vui cũng như những cay đắng trong đời. Yến thích ôn lại những chuyện tình lãng đãng đã qua để mà vui để mà buồn rơi nước mắt. Yến thích vương vấn một chút rồi xa để nghe thương nhớ chồng chất lên cao và để một hôm nào đó tình cờ gặp lại tình cảm sẽ mãnh liệt hơn sẽ đầm ấm hơn. Nhưng có lẽ đó chỉ là suy nghĩ của những người trót mang giòng máu nghệ sĩ, còn thông thường xa mặt thì đã cách lòng... Đôi lúc Yến nghe ghét Sài gòn thật nhiều và định không bao giờ trở lại, nhưng cũng có nhiều lúc nghe thương thật nhiều và muốn chấp cánh bay về phương trời đó để gom gọn những ánh đèn màu vào đáy mắt, những hàng cây rợp mát
của Nguyễn Du – Duy Tân của những con đường “nắng đổ êm đềm” vào tận đáy lòng, để kéo mòn bước chân ngòai vĩa hè Lê Lợi. Và hôm nay Yến đang thực hiện ước muốn đó...
Một buổi sáng giá rét Yến xách va ly ra phi trường để đợi tàu về Sài gòn. Giòng điện tính gọi về cấp bách thúc giục Yến bước nhanh và mạnh dù rét căm trong chiếc áo thun ngắn tay. Bước vào phòng chờ đợi, số đông người hiện diện trong ấy làm Yến lo âu. Hôm nay không biết có tàu để về không? Yến muốn quày quả đi ra để đón xe đò về cho chắn chắn. Nhưng khi nghĩ đến con đường dài mấy trăm cây số mà mình phải ngồi suốt 7 tiếng đồng hồ, Yến nghe bãi hõai. Nhìn quanh quất tìm một gương mặt dễ dãi để hỏi thăm. Một Tr/uy PB cách Yến ít bước chính là người Yến có thể hỏi, nhưng mau mắn hơn ông ta đã hỏi thăm Yến đi về đâu và khi Yến bày tỏ nỗi lo âu, ông đã trấn an và cho biết hôm nay có rât nhiều tàu. Qua vài câu xã giao Yến trở thành người bạn đồng hành của ông ta và hai người bạn cùng đi chung. Một người là SQ /KQ, một người mặc đồ civil với quần sangai xanh màu biển mặn và chiếc áo sơ mi màu thiên thanh. Anh tên Nguyễn, nhìn dáng người anh, y phục của anh Yến cứ in trí anh là một chàng thủy thủ rời đảo về thăm nhà, Ông Tr/Úy PB được gọi đi trước, kế đến là ông SQ/KQ, chỉ còn lại Yến và Nguyễn, cả hai phải ra CLB ăn cơm trưa chờ đầu giờ mới có tàu bay tiếp. Chỉ là những chuyện trò thăm hỏi vớ vẫn cho qua giờ giấc và Yến được biết Nguyễn là một SQ đặc nhiệm được nghỉ phép sau những ngày dài căng thẳng vì công tác. Nguyễn có cách nói chuyện rất thật không nịnh hót, có lẽ Yến thích thế. Là tùy viên của quan chức tối cao Nguyễn luôn luôn bị căng thẳng vì công việc của mình, quan hệ của Nguyễn với mọi người chung quanh phải trong nghiêm nhặt và trong Nguyễn có một chút bất mãn, chán đời yếm thế. Yến cũng cảm thấy tội tội cho người bạn mới quen này.
Nguyễn hỏi Yến:
- Em về Sài gòn có đi chơi đâu không?
Yến lắc đầu!
- Yến về có việc, ít bữa thì lại ra đây lại vì sở của Yến ở đây.
Nguyễn hỏi:
- Vậy muốn gặp em thì phải kiếm em ở đâu?
Yến mĩm cười thầm và nghĩ, mình với anh như bèo mây gặp gỡ, anh ta rồi phải về nhiệm sở của anh ta ở Sài gòn, mình lại phải trở về đây nơi mình làm việc, vậy thì gặp nhau để làm gì?
Và Yến đáp:
- Thôi quen biết nhau ở đây là vui rồi, nếu có duyên gặp gỡ thì lúc nào đó sẽ lại gặp...
Buổi chiều hôm đó gió rất buốt, Nguyễn cảm thấy hơi nhức đầu, Yến phải dùng tay xoa nhẹ cho anh hai bên thái dương mãi một lúc mới khỏi, Nguyễn nắm tay Yến và nói:
- Cám ơn em!
Yến không hiểu sao mình cứ để tay mình trong tay Nguyễn. Nguyễn lại vân vê tay Yến và nói:
- Bàn tay em như có một sức sống kỳ diệu mà anh cảm nhận được. Buổi tối sau giờ làm việc anh thường viết lại những gì đã qua, anh sẽ viết về em về cuộc gặp gỡ tình cờ này.
Nguyễn nói nhiều lắm nhưng Yến chỉ nhớ loáng thoáng một ít:
- Công việc của anh nhiều nguy hiểm và anh thường chơi hết mình sau những ngày công tác căng thẳng. Anh có những người bạn gái rất kiêu sa, rất lãng mạn, nhưng anh nghĩ em là người con gái mà anh sẽ không bao giờ quên!
Yến không biết Nguyễn nói thật hay nói lấy lòng. Nhưng đàng nào thì cũng vui.
Lại có tiếng gọi tên Nguyễn lên vol. Nguyễn đến năn nỉ người xếp danh sách để Yến đi theo cùng, nhưng không được vì những ngày đó rất căng thẳng, ai cũng phải chờ lâu và không thể sai nguyên tắc được. Thế là Nguyễn phải đi trước, Yến hơi tần ngần một chút, rồi trầm tĩnh trở lại, Nguyễn đứng lên chia tay với Yến, và đi ra phi đạo, đến cổng lên máy bay rồi, nhưng có lẽ Nguyễn lưu luyến thật và không nỡ rời xa người con gái mới quen này, và Nguyễn đã quay trở lại – bổng dưng nước mắt Yến trào ra – vui hay buồn đây – chắc cả hai, vui vì trong phút chốc mà mình đã có một tình cảm khá nhẹ nhàng dễ thương và buồn vì có lẽ tình cảm này rồi sẽ bay xa thôi. Nguyễn bỏ xách tay xuống và hôn lên đôi mắt Yến, một cử chỉ thật trân trọng, thật đáng yêu, và cứ như không thể tách rời. Ngòai kia máy bay đã chuẩn bị cất cánh, phát ngôn viên gọi tên Nguyễn thêm một lần nữa để thúc hối...
Yến đẩy nhẹ Nguyễn và bảo:
- Đi đi anh để trễ, Yến sẽ đi chuyến sau thôi, có duyên thì mình sẽ gặp nhau!
Nguyễn bước đi mà chân cứ như không thể cất...
Đúng ra chiều hôm đó, Yến phải về Sài gòn thôi, nhưng một số chuyến bay bị hủy bỏ vì lý do gì không biết, và Yến lại phải khăn gói về ngôi nhà vắng lặng của mình. Đường từ sân bay ra cổng phải hơn hai cây số, nhưng Yến không phải xách va ly vì đã có một người bạn tình nguyện xách hộ giùm Yến...Yến không hiểu tại sao mình phải chịu ơn nhiều người quá trong bước đường lưu lạc của mình. Nhưng biết sao bây giờ. Thôi thì cám ơn mọi người, cám ơn đời đã giành cho Yến những ưu ái.
Sáng hôm sau, Yến lại vào sân bay. Chuyến đi thật nhanh nhẹn suông sẽ, chẳng mấy chốc Yến đã đặt chân ở phi trường Tân Sơn Nhất. Yến nhìn quanh và chạnh nghĩ, không biết Nguyễn hôm qua xuống phi trường có chờ mình không? Nhưng chờ làm gì – chỉ là bèo mây gặp gỡ thôi mà. Thế là Yến quay về thực tại, quay về với khung trời thân yêu mà mình đã bỏ nó ra đi. Và quay về với bức điện tính nhắn về gấp... Trong lòng Yến nôn nao không biết chuyện gì đã xảy ra...
Về đến nhà, việc đầu tiên của Yến là chạy đến một khạp đựng nước uống, uống lấy uống để, và cảm nhận được sự ngọt ngào vô cùng tận của nó, sự ngọt ngào của giòng sông Đồng Nai để nghe lưỡi mình mềm lại sau những tháng ngày dài xa vắng. Yến về đã trễ, hôm qua là ngày cưới của Hòang và Ly, họ đã đánh điện khẩn để Yến có thể xin về gấp. Vậy là đôi uyên ương này đã vượt qua được một đọan đường gai chông, và phía trước họ có phải là chân trời hạnh phúc hay không? Ba Mẹ của Hòang vẫn không chịu nhường bước và với tư cách một người trưởng thành, Hòang đã nhờ một người bác đứng ra chủ hôn và đến hỏi cưới Ly, Mẹ Ly thương con không muốn duyên con dang dỡ, đành phải bỏ qua những thành kiến lễ nghi mà người đời đặt nặng.
Trông hai người Hòang và Ly thật hạnh phúc, họ đã đạt được cái đích mà họ mong mỏi, ít nhất trong lúc này. Yến nhìn hạnh phúc của họ và cảm thấy hài lòng với chính mình. Hài lòng về một kế họach tương đối hòan hảo. Lúc đầu Yến nghĩ có những người cha, người mẹ rất cố chấp, và có thể bỏ rơi con mình vì suy nghĩ độc đóan của mình, Yến sợ mẹ Ly cũng như thế, và nếu thế thì Ly sẽ ở với Yến một năm, hai năm cho đến khi trưởng thành, và rồi việc gì sẽ kế tiếp..?
Trở về thăm sở cũ, nơi có những người bạn dễ thương ngày nào? Yến rất vui gặp lại họ. Xếp lớn đón Yến trong vòng tay như một người anh đón đứa em gái đi xa về. Không biết ông có hiểu gì không trong chuyến đổi đi xa của Yến, nhưng có lẽ ông đã hiểu và ánh mắt ông nhìn Yến rất trìu mến như thông cảm một điều gì đó. Yến còn nhớ, một người trong ban văn nghệ muốn huấn luyện Yến thành một tay chơi nhạc để đi theo ban cho có nếp có tẻ, nhưng ông đã không đồng ý, ông không muốn Yến có một cuộc sống lang bạt của nghệ sỹ. Thế nhưng bây giờ thì Yến cũng lang bạt rồi...
Cuộc hành trình đơn độc
Thời gian ngắn ngủi ở Sài Gòn đã qua, Yến phải trở về nhiệm sở của mình thôi, và thế là hành trình lại bắt đầu, và lần này là một cuộc hành trình đơn độc. Ngồi trên xe, Yến miên man suy nghĩ, Yến nhớ lại cảnh tượng ngày nào hai chị em ngồi bên nhau trong tâm trạng hoang mang hồi hộp, nếu mẹ Ly cố chấp không bằng lòng và rồi một năm, hai năm hai đứa sống với nhau, Yến phải nói câu”
“Em ơi nhẹ vén bức rèm thưa,
Nhìn thử chân mấy khỏi tỏa mờ,
Có bóng tình quân muôn dặm ruỗi
Ngựa hồng tuôn đuổi cõi xa mơ..
Thì bây giờ Yến lại phải ngâm câu:
“Kẻ vui duyên ước bên thềm cũ,
Kẻ lội nghìn xa bỏ bến bờ..."
Sau chuyến trở lại miền thùy dương đó, Yến đã bắt gặp một gương mặt mới, một hình ảnh mới, đó là Sa. Sa mới đổi về và cả hai lại làm chung một bộ phận. Và cũng trong những ngày đó, Yến thấy tâm hồn mình thật xao xuyến. Sa người gốc Huế, nhưng lại mất cái giọng trọ trẹ của dân Huế vì gia đình đã dời về Đà Lạt từ lâu, Sa yêu cái quê hương thứ hai này và cứ đòi dời cái sở này về Đà Lạt. Không biết từ trong tiền kiếp họ có quen biết nhau không, nhưng Yến cứ thấy như là rất gần gủi. Yến biết rằng mình thích Sa, nhưng Sa thì sao? Nhìn qua cách cư xử cách đối đãi, Yến ngầm hiểu rằng Sa cũng giành những tình cảm ưu ái cho mình. Nhưng nói với nhau những lời gì đó thì hình như chưa! Có một lần Yến kéo hộc tủ bàn của Sa để mượn cây viết, Yến thấy một mãnh giấy trong đó có ghi mấy giòng:
- Anh đến thăm em đêm ba mươi, còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi, anh nói với người phu quét đường, xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em.
Yến lặng người đi và suy nghĩ, như vậy là Sa đã có người yêu rồi ư! Và tình yêu này thật là một tình yêu đầm ấm, lãng mạn...Mấy ngày sau, trong đầu Yến cứ lởn vởn những câu thơ trong trang giấy, và Yến cương quyết giữ ý tứ hơn để không lộ ra những tình cảm mà mình giành cho Sa.
Một cô gái từ Qui Nhơn đến thăm Sa, Yến nghe trong lòng mình rối tung lên, và một nỗi buồn man mác xâm chiếm tâm hồn. Vậy đúng là Sa đã có người yêu rồi. Ngày hôm đó, gặp Sa, Yến không nói nửa lời, Yến cũng không biết tại sao mình lại như thế. Và gương mặt của Yến lúc đó chắc khó coi lắm. Nhưng biết sao khi con tim nó luôn làm chủ cảm giác, làm chủ thái độ trong những hòan cảnh như thế đó. Sa đâu có làm gì Yến giận đâu, nên Sa cũng tỉnh bơ như chẳng có chuyện gì. Yến yên lặng, Yến chờ đợi một câu nói xác định của Sa, nhưng chờ mãi chẳng nghe Sa nói gì cả. Thế là Yến không yên lặng được nữa, Yến hỏi:
- Mấy nay có người yêu đến thăm vui quá hén!
Sa cười rất tỉnh:
- Cô gái bữa đó hả? Không phải người yêu, cô ấy là em của người bạn, có dịp qua đây ghé thăm thôi!
Yến nghe như trút được cả khối đá ở trong lòng. Mặt Yến tươi lại lúc nào không biết, và bắt đầu vui vẻ nói chuyện lại với Sa.
Thế nhưng còn người con gái anh đến thăm đêm 30 thì sao? Và Yến đã tìm cách dọ hỏi Kha bạn của Sa về cô gái Qui Nhơn, về bạn bè khác của Sa. Kha bảo, đúng lá cô gái đó rất thích Sa nhưng Sa lại không thích...Kha, Sa và Yến như là một bộ ba thường tan sở đi chung với nhau, không biết họ có tâm sự gì với nhau không nên Yến rất giữ ý không để lộ những suy nghĩ riêng tư của mình cho họ biết. Yến đối xử với cả hai như nhau, như hai người bạn.
Một buỗi chiều, gió biển nhè nhẹ thổi, cả ba thả bộ trên con đường rời sở, Yến có cảm giác như Sa muốn chòang tay qua vai mình, nhưng rồi lại thôi. Và cả ba lại nói chuyện vu vơ.
Có lần Sa hỏi Yến:
- Yến là người Thiên Chúa giáo, thông thường lấy chồng thì phải người cùng đạo hoặc là chồng phải theo, nhưng nếu gia đình chồng khó khăn không cho con trai theo đạo vợ thì sao?
Yến cười nhẹ và trả lời một cách hờ hửng:
- Thì thôi!
Sa nói:
- Gia đình anh là người gốc Huế, cha mẹ theo xưa rất khó khăn, anh nghĩ nếu anh mà xin theo đạo để cưới vợ, chắc là ba má anh không cho!
Yến lại cười vu vơ, vì chẳng ăn nhập đâu vào đâu cả? Có ai nói thương ai đâu! Có ai nói sẽ cưới ai đâu để có một câu trả lời xác đáng.
Bẳng đi một lúc, Sa lại nói với Yến:
- Ông bà già kêu về nhà hỏi vợ, Yến thấy sao?
Yến cũng không biết lấy tư cách gì để trả lời câu hỏi đó của Sa, và Yến lại lờ vờ:
- Ừ thì ba má kêu về cưới vợ thì về coi được cưới đi. Yến vẫn giữ vẽ thản nhiên, nhưng trong lòng Yến, nhịp thở như dừng lại một chút. Nếu nói theo nhà thơ Nguyễn Du thì: “tình trong như đã mặt ngòai còn e”
Ngày tháng lại trôi đi, những tình cảm nhẹ nhàng ấy cứ quấn quít bên Yến, và Yến không hiểu mình phải làm gì, phải cư xử ra sao để xác định một tình yêu mà cứ như mơ như thật.
Một Chúa Nhật đẹp trời, cả bọn 6 người rủ nhau đi ăn ăn tiệc ở nhà một người bạn. Sáng hôm đó, Yến thấy trời cao hơn, trong xanh hơn. Cả bọn đi về Thành một thị trấn nhỏ cách Nha Trang khỏang 15 cây số, trong đó có Kim Phụng bạn Yến, Hải, Sa, Kha và Thi. Trong buỗi tiệc, cả bọn cười nói huyên thuyên, Yến thì lúc nào cũng cười trong yên lặng. Bọn con trai uống mấy cốc bia, thế là ì xèo lốp đốp hơn, Yến nghe họ nói chuyện qua lại cứ như là Yến là gì của Sa vậy, mặc dù cả hai chẳng bao giờ có một cử chỉ nào thân mật hơn là hai người bạn. Thi là một công tử bột, nước da trắng trẻo, người thì lại liêu khiêu như mấy anh chàng trong chuyện cao bồi Lucky Lucke, bình thường Thi cũng rất hiền lành. Sau khi ly ly, chén chén ngà ngà, Thi cởi chiếc khăn mù xoa chòang trên cổ mình (như cao bồi) rồi chòang lên cổ Yến. Thi nói:
- Khăn của tôi, tôi quàng cho bà, bà muốn nghĩ sao thì nghĩ! Đấy là lối xưng hô mà Yến và Thi thường hay giởn nói chuyện với nhau. Yến hay làm khó Thi vì biết Thi luôn nhường nhịn mình. Và Yến luôn coi Thi như một người anh, chung sở.
Thi lại nói xa nói gần về mối quan hệ của Yến và Sa. Chắc có lẽ mọi người chỉ suy đóan, vì đâu có điều gì thật sự chứng tỏ hai người có quan hệ tình cảm với nhau.
Thi rũ cả bọn xuống Cam Lâm, một nông trại của ba Thi để đi săn. Lúc đó Yến nhận thấy trong Thi có một cái gì khác lạ, và hình như Thi có một chút cảm tình đặc biệt giành cho Yến. Yến nhớ lại những cư xử của Thi đối với mình trước đây, và Yến mơ hồ được một phần nào cái tình cảm ấy.
Thế là cả bọn kéo nhau xuống Cam Lâm, ngôi nhà của gia đình Thi là một ngôi nhà sàn kiểu Pháp, sơn màu trắng, bước lên những bậc thang bằng đá mới đến sàn nhà, mọi sinh họat ở tầng trên và ở dưới thì trống để phòng thú dử, rắn rết. Xa xa phía sau nhà là một cánh rừng. Khung cảnh thật yên tỉnh, thật thóang mát, và Yến liên tưởng đến cảnh trong tác phẩm “Trôi theo giòng đời” của Quỳnh Dao mà Yến vừa đọc xong cách đó mấy ngày.
Cả bọn ngồi quây quần trên những chiếc ghế bành bằng mây, và lại chuyện gẩu. Thi vào trong lấy mấy cây súng săn ra để chuẩn bị cho cuộc đi săn.
Yến bổng nhớ lại đọan viết về một cuộc đi săn trong tác phẩm trên, với Văn, một người bị trúng đạn vì bị bạn bắn nhằm! và một cuộc tình tay ba...bổng nhiên Yến lo lắng, và không biết việc gì sẽ xảy ra khi mọi người hơi có hơi men...Trong khi mọi người ngồi tán chuyện, Yến cảm thấy đầu mình căng thẳng và gọi mấy người đi về...cuộc chơi chấm dứt, và mọi người cùng ra về. Về đến chợ Nha Trang, Thi bảo mọi người ghé qua nhà Thi ở đó ăn cơm nghỉ ngơi rồi hãy về, thế là cả bọn lại kéo đến nhà Thi. Yến cáo bệnh vào phòng em gái Thi nhắm mắt như ngủ, Thi bước nhẹ vào, và sụyt khẻ em mình không cho lớn tiếng để Yến có một giấc ngủ yên. Yến nghe trong lòng ray rứt và vờ như đang ngủ say không biết gì cả. Buổi đi chơi rồi cũng chấm dứt, nhưng Yến nghe như nó không được bình thường, nó làm sao đó mà Yến không thể diễn tả.
Ngày hôm sau, gặp lại Thi, Yến thấy không thể hồn nhiên như trứơc được. Yến trầm lắng hơn.
Gia đình Sa lại điện tính gọi Sa xin nghĩ phép về thăm gia đình. Sa lại nói với Yến,
- Ông bà già kêu về hỏi vợ?
Yến cũng không biết nói gì hơn là:
- Ừ thì anh về coi mắt thấy được thì cưới vợ đi.
Đúng là ngu ngơ, đúng là những con nai tơ trong cuộc sống tình cảm thời trung cổ.
Và Sa đã đi phép, đã về Đà Lạt bỏ Yến ở lại ngẩn ngơ trông ngóng...
Yến cùng Kim Phụng lên chợ, hai đứa đi rảo một vòng cho thư thái rồi vào nghỉ chân trong một quán kem. Đã lâu lắm, kể từ khi rời Sài gòn, Yến không vào những quán xá để ăn kem hay uống cà phê nghe nhạc. Giọng ca trầm ấm của Khánh Ly từ trong máy hát vọng ra:
-“ Tôi đến thăm em đêm ba mươi, còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi, tôi nói với người phu quét đường, xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em...”
Yến bổng bật cười vì sự ngu ngơ lạc hậu của mình trong âm nhạc...đây là lời một bài nhạc của Vũ Thành An phổ từ thơ Nguyễn Đình Toàn do Khánh Ly trình bày. Vậy mà mình cứ ngỡ.., và Yến cứ cười, cười mãi một mình khiến Kim Phụng phải giương đôi mắt to ngơ ngác nhìn Yến. Ở đó Yến chơi thân với Kim Phụng, hai đứa làm chung nhau, nhưng mọi suy nghĩ tình cảm Yến đều không thố lộ. Và trước mắt Kim Phụng, Yến là một người bạn cởi mở, vui tính, hồn nhiên thế thôi. Nhà Kim Phụng ở tại thị trấn, nhưng thỉnh thỏang Kim Phụng lại xuống nhà Yến và ở lại với Yến cho có bạn.
Trăn trở
Kể từ hôm đó, Yến bắt đầu thích bài ca “Anh đến thăm em đêm 30” và nó là một kỷ niệm khó quên trong ký ức của Yến. Thế là không còn sợ anh đến thăm ai đêm 30 nữa, nhưng Yến lại lo lắng về chuyến về thăm nhà này của Sa. Có thật là gia đình kêu về coi mắt vợ không hay là Sa nói để dọ dẫm ý mình. Yến viết thư tâm sự với Hòang Sâm, một người bạn thời còn đi học, hai đứa rất ăn ý với nhau vì có những suy nghĩ trên mây trên gió giống nhau. Và hè đó, Hòang Sâm một cô gái dáng dóc mảnh khảnh như nàng thơ mà các họa sĩ thường phát họa trong tranh ra chơi với Yến. Hòang Sâm mê cái cảnh vật mà Yến tả trong những bức thư, và Hòang Sâm cũng muốn nhìn mặt cái anh chàng ngang tàng bương bướng mà Yến đã để ý. Vậy là căn nhà của Yến ấm cúng hơn, với Hòang Sâm.
Ban ngày Yến đi làm không thể đưa Hòang Sâm đi chơi được, nhưng Hòang Sâm vẫn tỉnh táo:
- Mặc ta, mi cứ đi làm đi, ta ở nhà đi chơi vòng vòng một chút rồi về nấu cơm cho mi ăn.
Thế là một mình Hòang Sâm mặc tình tha thẩn trên bãi cát mà mơ màng, mà mộng mị. Có một con lạch nhỏ đổ nước ra biển, nơi đó rẽ cát thành hai lối nhỏ. Sâm đã đi ở đó một mình rồi kể lại cho Yến nghe:
- Ta đi dọc theo bãi cát đến nơi đó có một nguồn nước nhỏ từ bên trong đổ ra biển, tách cát thành hai giòng mà ta đặt cho nó cái tên là bờ quạnh hiu! Phong cảnh ở đây đúng như mi tả, thật đẹp! Ngắm mãi không biết chán và ta đi mãi đi mãi chắc là xa lắm biển thì trong xanh, cát thì trắng và dài như vô tận, và ta đi ngang qua một kho chứa vật liệu trong đó có một căn nhà tiền chế, có lẻ chỗ đó để cho người giữ kho ở, ta mỏi chân và ngồi xuống một trụ đá gần ngôi nhà. Có một ông già xồn xồn, từ trong nhà bước ra, ông ngoắc ta vào chơi, mời ta uống nước. Ta thấy ông cũng lớn tuổi nên không ngại, và ta theo ông vào đó định ngồi xuống nói chuyện chơi. Bổng dưng ta có cảm giác làm sao đó, và ta bước ra ngòai, ông ta đi theo nắm tay kéo ta lại và ta vụt thóat ra vì nơi đó rất thóang nên ông ta không dám đi theo ta. Thế là ta đi một mạch vượt cát, vượt bờ quạnh hiu trở về đây!
Yến giật mình hỏang hốt:
- Mi ơi là mi. ở trên mây nhưng cũng có lúc phải xuống đất chứ? Ở chỗ vắng vẻ xa lạ vậy mà dám đi vô nhà lở ổng đóng cửa làm gì đó thì sao?
Hòang Sâm cười đáp:
- Bởi vậy mới ngu!
Yến nói:
- Có chuyện gì xảy ra cho mi ta không biết ăn nói làm sao với gia đình mi nữa? Làm ơn đi giữa trời hiu quạnh thôi chớ đừng vào những nơi um tùm vắng vẻ kẻ xấu làm gì không ai thấy! Muốn đi chơi thì đợi ta tan sở rồi hai đứa đi chung. Đừng đi một mình nguy hiểm lắm. Nói theo kiểu dân gian mi là kẻ “điếc không sợ súng”.
Hai đứa nhìn nhau cười xòa.
Hòang Sâm là một cô con gái cưng trong một gia đình trung lưu. Chẳng bao giờ biết nấu nướng, nên những ngày ra chơi với Yến, Yến được thưởng những món ăn thật hải hùng...nhưng vui. Yến mua một trái bầu để xúc hột vịt, Hòang Sâm sắt bầu bỏ lên xào, thay gì để bầu chín mới đập trứng vào, Hòang Sâm lại cho tất cả vào xào chung một lượt, thế là trứng chín mà bầu chưa chín, và với sự hổ trợ của Kim Phụng, nước được đổ vào ngểnh ngảng, nước theo đàng nước, bầu theo đàn bầu, và trứng thì trôi lơ lững. Cả bọn có một trận cười no vì món ăn độc nhất vô nhị. Chuyến về Sài gòn vừa rồi, Yến mang theo cây đàn, thế là buổi tối mấy đứa ngồi chụm đầu vào nhau vừa đờn vừa ca bè những bài như “my way”, hay “Trong nắng trong gió” hoặc “Chiều tím” rất vui. Và Yến không cảm thấy cô đơn nữa.
Sa đi phép và đã quay về, Yến giới thiệu Hòang Sâm với Sa và Kha nhưng hôm sau thì Hòang Sâm lại phải trở về Sài gòn để đi học tiếp, trên đường đưa Hòang Sâm ra bến xe, Hòang Sâm mĩm cười nói với Yến rằng: “được đấy!”.
Căn nhà của Yến lại yên lặng trở lại, Yến không thích tiếp bạn trai trong nhà, nên nếu ai đó đến chơi lần thứ hai thì lần thứ ba Yến đã đóng cửa vờ ngủ. Và Yến nghĩ như thế tốt hơn.
Gặp lại nhau Yến hỏi Sa:
- Sao rồi! Về coi mắt thế nào rồi!
Sa cười họm hỉnh:
- Cũng được! Nhưng...
Yến hỏi:
- Nhưng sao?
Sa nói:
- Nhưng anh nói với ba má là con chưa muốn cưới vợ!
Thế là cả bọn lại đi chơi chung lại lững lơ chẳng đâu ra đâu..
Sa nhờ Yến giặt giùm mấy đôi vớ, Yến giặt giùm, nhưng bảo là tay bây giờ còn khấm mùi, Sa nắm lấy tay Yến và bảo rằng vẫn con thơm chán. Và cứ như là đôi bạn.
Cái thời của Yến là cái thời mà người ta nói học tài thi phận, và Yến nằm trong những người đó, lúc thi Tú Tài 2, Yến nghĩ rằng mình sẽ đổ cao, sẽ xin du học, nhưng đã không đỗ cao mà lại trượt vì một điểm số không hợp lý, nhưng biết thưa kiện ai, và Yến đành ấm ức đi làm chờ mùa thi khác. Đổi ra đây là Yến đã bỏ một mùa thi và lần này, Yến phải về Sài Gòn để nộp đơn thi lại thôi, Yến muốn vào đại học. Trong Yến lại có sự trăn trở, nếu mình thi đậu thì mình lại phải trở về trong ấy để đi học, và những tình cảm ở đây thì sao? Sau nhiều đêm suy nghĩ Yến đi đến quyết định, tương lai là tương lai của mình, tình cảm là mơ hồ là không vĩnh cữu, nếu thật sự có duyên nợ thì lại gặp lại nhau thôi. Thế là Yến xin đổi về Sài gòn với bao ngỡ ngàng của những bạn bè ở đó. Họ cố dùng quyền hành để níu kéo Yến ở lại đó với họ, nhưng khi Yến đã cả quyết, thì Yến sẽ thực hiện được thôi.
Yến biết ở đó có nhiều người giành tình cảm cho mình, những tình cảm cao đẹp, dễ thương. Họ xem Yến như con chim non nhẹ bước trong vườn.. mà họ không bao giờ làm kinh động. Và chính vì vậy Yến không muốn làm ai buồn cả nên đành chia tay vì Yến chỉ có một trái tim...
Có phải là số mệnh
(tuần triệt cư thân mệnh)
Yến đã về Sài Gòn, Yến đã đổ Tòan phần và Yến đã có cơ hội vào đại học như lòng mong muốn. Nhưng tình cảm thì sao? Yến vẫn luôn nghĩ đến Sa và mong có một cơ hội nào gặp lại. Con đường dẫn vào sở mới bây giờ không là biển, không là những hàng dương. Chỉ là nhà, hết dãy nhà này đến dãy nhà khác, thỉnh thỏang được tô điểm một cây phượng vĩ cho đỡ buồn chán. Vào những buổi trưa Yến đứng tư lự hàng giờ ngắm nhìn cây phượng vĩ mà nhớ đến trời nước mênh mông nơi vùng xa tít đó. Trong tâm tưởng Yến, Yến mông lung không biết giờ này người ấy ở đâu, còn nhớ hay quên... và những người khác nữa!
Nhiệm vụ mới của Yến bây giờ là theo đòan đo đạc. Yến rất thích những buổi chiều công trường lộng gió, đứng trên những ụ cảng theo dõi chiếc tàu sonar để định vị tọa độ và xác định độ sâu của lòng lạch, lòng cảng. Yến thích thú vì biết lúc nào nước lớn, lúc nào nước ròng. Nhìn những áng mây tratus, anto tratus, hoặc comulus để biết phải đi về hay tíếp tục làm việc.
Yến lại có những người bạn mới cũng rất hòa nhã dễ thương. Nhưng hình ảnh của người cũ thì hình như cứ vương vấn mãi trong tim.
Những bạn gái mới ở đây của Yến rất phá phách, cứ vào giờ nghỉ trưa là gọi điện chọc phá hết người này đến người nọ, họ làm quen nhau, rồi hẹn gặp nhau ở nơi nào đó, nhưng không ai chịu ra mặt, người này đưa người kia đến thể là chẳng ai biết ai cả. Trong những người họ chọc ghẹo có một tên, gọi điện đến gặp Yến, thế là hắn làm quen với Yến. Hắn có một giọng nói rất dễ mến, lại ăn nói rất lưu lóat, hắn tưởng tượng Yến là một cô gái tuyệt hảo, và hắn muốn gặp mặt Yến. Chính cái tưởng tượng tuyệt hảo, Yến nghĩ mình chỉ là một cô gái bình thường và thế là Yến từ chối gặp gỡ, và cũng không buồn nhận điện.
Yến muốn tìm lại sự bình yên cho tâm hồn, Yến không muốn nghĩ ngợi gì đến những chuyện tình cảm linh tinh rồi mắc công sầu nhớ...
Thế rồi Yến gặp lại Kha, và được biết mọi người đã đổi đi mỗi ngả gần hết, Kha nói:
- Sa bây giờ đang làm chúa đảo. Nghe thì oai đấy nhưng Yến hiểu chẳng qua là bị đì ra quan ải mà thôi vì quá ba gai với xếp. Nhưng cũng tốt thôi vì nam nhi chí tại bốn phương mà. Nhưng đã thế thì khả năng gặp lại nhau là chuyện không phải dễ dàng gì!
Suốt một tháng trời tàu neo ở cảng Sài gòn, Kha thường đến sở Yến chơi, tán gẩu lúc rảnh rang. Nhưng không hiểu sao cả hai chẳng ai nhắc nhở gì đến Sa, như là cố né tránh... Yến lại gặp một vài người bạn khác cũng vào đây công tác và Yến ước ao: Phải chi Sa cũng vào đây!
Một buổi trưa, Yến đang cặm cụi bên tập san hải hành, thì một bóng dáng liu khiu quen thuộc xuất hiện bên cánh cửa, Yến ngẩng đầu lên và không tin vào mắt của mình. Tim Yến đập mạnh, và Yến buộc miệng hỏi một câu ngu ngơ mà không thể nào hiểu nổi:
- Ủa đi đâu đây?
- Tìm Yến chứ đi đâu? Sa đáp.
- Anh vô đây hồi nào vậy?
- Mới vô thôi – Anh đi học TMTC.
Yến mời Sa lên câu lạc bộ để nói chuyện, trong khi Hòa, một sếp mới của Yến đang cau mày khó chịu.
Câu lạc bộ của sở, rất ồn ào, rất đông đúc, Sa nói Sa vào đây học 2 tuần, cả hai lại nói những chuyện vu vơ như đã từng nói, nhìn vào khuôn mặt ngổ ngáo đó, Yến thấy vẫn đáng yêu như ngày nào, Yến khoe Yến đã đổ tòan phần, Sa khoe Sa sắp được thăng chức. Nói lòng vòng thì Sa lại nhắc lại chuyện của một năm trước, đó là chuyện ông bà già hối thúc Sa cưới vợ. Yến nghĩ, cả hai cần phải có một khung cảnh nào đó để nói chuyện thỏai mái hơn, tự nhiên hơn. Yến mời Sa đến nhà chơi, và Yến nghĩ trong khung cảnh gia đình, Yến không còn mặc cảm một người lang bạt, và Yến có thể nói chuyện một cách chân thành hơn. Thế là Yến hẹn Sa vào chiều thứ bảy, và Yến nghĩ mình sẽ làm một bữa cơm đãi Sa. Ở đó Sa không có phương tiện, Sa bảo sẽ đến cùng một người bạn và Yến đồng ý. Yến mong cho mau đến cuối tuần để có những giây phút đối đãi với nhau một cách thực lòng. Chiều thứ bảy đến, vừa tan sở Yến vội vã về nhà ngay để chuẩn bị buổi cơm chiều, nhà bấy giờ thì chỉ có ba mẹ và Yến thôi, chị gái thì đã đi lấy chồng, ông anh thì đi làm xa. Dựng xe vào nhà Yến thấy không khí sao yên lặng một cách lạ lùng, Yến hỏi mẹ:
- Chiều nay mẹ nấu gì ăn vậy? Con đi chợ mua thêm đồ ăn nghen? Mẹ Yến đáp:
- Ăn uống gì nỗi mà ăn! Mặt mẹ Yến buồn rầu!
Yến hỏi:
- Chuyện gì vậy?
Mẹ Yến đáp:
- Không biết ai thưa gởi gì trên bót, họ xuống mời ba con lên bót rồi?
Yến tần ngần, chết lặng. Và tự hỏi:
- Chuyện gì nữa đây?
Sống trong cái thời lọan lạc, người thương kẻ ghét, không biết chuyện gì đã xảy ra cho ba nữa. Niềm vui háo hức đón tiếp Sa như một quả bóng bị xì hơi. Và Yến không lòng dạ nào đi chợ nấu nướng hay làm một cái gì nữa. Hai mẹ con ngồi ủ rủ và lâm râm khấn nguyện cho ba tai qua nạn khỏi. Lúc đó ba Yến cũng đã lớn tuổi rồi, nhưng không biết liên quan đến việc gì mà bị mời lên bót (Lúc đó Yến không nghĩ gì đến chuyện chính trị). Mẹ Yến lại mang cơm vào cho ba vì họ còn thẩm tra gì đó. Sa đã đến với một người bạn, Yến pha cho họ hai ly cà phê với lời xin lỗi vì nhà có việc không thể làm cơm đãi họ, Yến không thể giải thích việc ba mình bị mời vào bót vì một lý do chưa rõ. Yến nói chuyện qua loa để khỏa lấp cái không khí không giống ai của ngày hôm đó. Hôm đó Sa bệnh, Yến đưa Sa một cái khăn mù soa, và một quyển tiểu thuyết để đọc lúc rổi rảnh. Và rồi chia tay.
Ở đây Sa không có phương tiện cũng như thời gian, và Sa đã ghé sở Yến lúc Yến không có mặt, với quyển tiểu thuyết và mấy giòng chữ trong mãnh giấy ghi vội: Tạm biệt, Sa phải đi gấp. Mãnh giấy mà Yến còn mãi giữ sau nhiều năm. Yến cảm thấy định mệnh với mình quá trớ trêu.
Tháng ba năm 1975, khi dòng người di tản từ miền Trung vào Nam, Yến không hiểu những bạn bè của mình ở ngòai đó ra sao. Yến nhớ những người đã từng giúp đỡ mình trong những tháng ngày xa xứ, Yến nhớ đến chú thiếm Nghiệp là người đã hết lòng giúp đỡ mình trong những khi tối lửa tắt đèn. Yến nghĩ đến cảnh họ phải chen chúc sống trong những liều tạm cư thiếu thốn. Yến xin phép nghĩ một ngày để đi tìm họ, nếu cuộc sống ở đó có quá khó khăn, Yến có thể mời họ về nhà ở tạm chờ ổn định. Trên con đường vào căn cứ Cát Lái, Yến miên man suy nghĩ, cuộc diện rồi sẽ đi về đâu, mọi người rồi sẽ ra sao? Trời hôm đó là tháng ba, nhưng nắng không gắt, bầu trời có vẽ u ám của trời thu hơn là trời hạ.
Vượt qua nhiều căn liều tạm cư để đến khu của những người đến từ xứ Khánh, Yến gặp Chú Sùng, một người cùng sở mà cũng cùng một dãy nhà với Yến ở nhưng là cuối dãy, Yến muốn tìm vợ chồng chú Nghiệp, hai vợ chồng sát bên nhà Yến, luôn giúp đỡ Yến như người thân... nhưng không gặp. Chú Sùng nói:
- Ông Sa cũng vào đây rồi!
Yến đáp:
- Vậy hả!
Mà lòng buồn vô hạn...
Yến chào chú để đi tìm những người kia, và quay ra; Sa từ ngòai bước vào bốn mắt nhìn nhau, không biết có phải mừng vì tình cờ gặp lại nhau không cả hai chạy ào đến trước mặt nhau và như muốn ôm chầm lấy nhau, nhưng cả hai đều dừng lại ở một cự ly thật gần, và rồi lại giữ khỏang cách như ngày nào. Sa hỏi Yến;
- Đi đâu đây?
Yến đáp:
- Nghe mấy người di tản vào đây, Yến nghĩ chắc chú thiếm Nghiệp cũng vào, trong khi Đòan còn nhỏ quá sợ ở đây cực khổ, Yến định tìm họ kêu họ về nhà mình ở đỡ.
Sa đáp:
- Anh không thấy họ trong đòan người này, có lẽ họ không di tản.
Yến hỏi:
- Còn anh thì sao?
Sa cười với con dấu trong tay:
- Lưu vong chớ còn sao!
Yến nhìn Sa như muốn hỏi gì nhưng ngại không hỏi? Và có lẽ Sa hiểu nên nói:
- Anh cưới vợ rồi!
Giọng Sa trầm xuống:
- Bốn tháng rồi!
Yến nghe lòng mình thật xốn xang, bối rối. Như vậy là sau mới đây thôi. Cuộc gặp gở lần chót ở nhà Yến không cho Sa một ấn tượng nào để có một quyết định khác hơn... Không biết mặt Yến có đổi sắc không nhưng giọng thì hơi lạc đi:
- Thế à? Vậy vợ đâu rồi?
Gương mặt Sa sầm xuống:
- Ổng bà cứ bắt cưới hòai thì cưới cho ông bà vừa lòng chớ biêt sao bây giờ! Cưới rồi để ở đó với ông bà đến nay chưa về lại.
Yến không hiểu mình nên buồn hay vui khi nghe những lời như thế. Nhưng Yến vẫn nói với Sa:
- Anh làm thế đâu được, đã cưới thì phải quan tâm tới người ta chứ!
Trời đã về chiều, Yến phải về thôi, Sa đưa Yến ra cổng đề về... Trong khỏang thời gian mà tâm trạng ai cũng hoang mang hoảng lọan mọi suy nghĩ vu vơ nhường chỗ cho bao suy tư trăn trở về đất nước, về một tương lai một số mệnh mà không ai biết mình sẽ ra sao và đi về đâu.
Hòa xếp mới của Yến đề nghị Yến cùng gia đình theo Hòa di tản, nhưng ba Yến thì không, ông là một người yêu nước đến độ cực đoan, ông không chấp nhận xa quê hương xứ sở dù bất cứ lý do gì? Và việc Yến ở lại coi như là một việc hiển nhiên.
Có lẽ Sa đã theo đoàn lưu dân ra đi kể từ ngày đó. Và cơ hội gặp lại nhau chỉ còn là mộng tưởng. Thỉnh thoảng Yến nhớ lại những tình cảm vụn dại, vu vơ mà cười buồn với chính mình rồi tự nhủ: tử vi của mình thân mệnh bị tuần triệt án ngữ nên việc gì cũng chẳng hanh thông, thôi thì "Trôi theo dòng đời vậy...".
Huyền Băng
Theo http://vietnamthuquan.eu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhà thơ Huỳnh Hữu Võ - Bị quên tên trong những ca khúc

Nhà thơ Huỳnh Hữu Võ Bị quên tên trong những ca khúc... Ở thị trấn Phan Rí (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) có một nhà thơ tuổi sáu mươi H...