Thứ Ba, 21 tháng 1, 2025
Tính khách quan trong thơ Nguyễn Thị Hải
Tính khách quan trong
Tôi nhớ có lần đàm đạo cùng nhà thơ, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn trong một quán trà ở Hải Phòng. Ông hỏi, liệu có thể chọn một từ để gọi ra bản chất của thơ cách tân hiện nay không? Tôi đáp nhanh: Khách quan. Tiếp đó tôi có đọc cho ông nghe thơ của một vài tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng này để minh chứng cho lựa chọn của mình. Câu chuyện hôm đó hầu như chưa đi đến hồi kết, và nó luôn làm tôi trăn trở tới tận hôm nay và chắc còn đến mãi sau này. Rồi tình cờ, tôi đọc được thơ Nguyễn Thị Hải trên một số website và mạng xã hội. Mới lướt nhanh đôi bài, tôi đã bị cuốn hút bởi lối thơ dung dị, khách quan, đầy ắp những cảm thức về làng quê Việt xưa và nay. Sau đấy, tôi may mắn có được hai tập thơ của chị: “Con cừu của hoàng tử bé, cổng ngõ của tôi” (NXB Đà Nẵng, 2017) và “Một dòng tiểu sử của bạn tôi” (NXB Đà Nẵng, 2018). Hai tập thơ này của Nguyễn Thị Hải là một minh chứng thuyết phục về tính khách quan của thơ cách tân, khiến tôi những mong gặp lại Đỗ Minh Tuấn để tiếp tục luận bàn câu chuyện thơ hôm nào.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Nhà thơ Huỳnh Hữu Võ - Bị quên tên trong những ca khúc
Nhà thơ Huỳnh Hữu Võ Bị quên tên trong những ca khúc... Ở thị trấn Phan Rí (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) có một nhà thơ tuổi sáu mươi H...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét