Ðoạn tuyệt 2
IX.
Loan cúi xuống, đặt trên mộ một gói bánh bích quy và một bó
hoa con, trong lúc Thảo ngồi lúi húi đánh diêm đốt hương. Nhìn mấy chiếc bánh
mà trước kia con nàng thích ăn, nhìn làn khói lam gió xuân đưa là là trên cỏ, rồi
tan dần vào quãng không. Loan thấy trong dạ bùi ngùi, thổn thức.
Loan ngẩng lên và muốn xua đuổi những cảm tưởng sầu thảm vấn vương qua tâm trí, nàng đưa mắt nhìn ra cánh đồng ruộng, phồng ngực hít mạnh gió xa thổi lại.
Thảo nói:
- Chóng thật, mới ba tháng trời mà cỏ đã mọc xanh um như một cái mộ cũ.
Loan thẫn thờ nói:
- Từ độ nó chết đến giờ, em coi như là đã lâu lắm. Bây giờ em mới đến thăm mộ là lần đầu đấy, chị ạ, vì em bận luôn.
Thảo nói:
- Hai tháng trời tôi không thấy chị đến chơi, tôi đã mừng rằng chị được yên thân, vì tôi nghiệm ra rằng cứ mỗi lần chị đến là một lần chị cho nghe một câu chuyện rắc rối và buồn cho chị.
Loan cười rồi bảo bạn lại ngồi trên một bức tường hoa thấp gần đó, nói:
- Em tưởng không có con nữa thì đời em sẽ đổi khác, nhưng bây giờ em mới biết dẫu không có con cũng khó lòng thoát ra khỏi cái cảnh đời em đương sống. Khó lòng lắm. Bây giờ em mới hiểu cô Minh Nguyệt và không trách cô ta như trước nữa.
Thảo thấy đôi mắt Loan sáng quắc có vẻ dữ tợn khác thường. Hai người cùng yên lặng chỉ còn nghe thấy tiếng dế kêu ở đằng xa theo gió đưa lại. Thảo tình cờ chạm tay vào tay Loan và thấy Loan nóng bừng, tuy gió ở ngoài đồng thổi lạnh. Bỗng Thảo thấy bạn cất tiếng cười, tiếng cười nghe ghê sợ rùng mình. Thảo vội nói:
- Chị làm sao vậy?
Loan vẫn đăm đăm nhìn thẳng trước mặt rồi như nói một mình:
- Có gặp những bước chán nản đến không thiết gì sống nữa mới hiểu được. Không thiết gì sống thì còn nghĩ làm gì đến cách thoát thân.
Rồi Loan quay lại nhìn bạn:
- Em xin lỗi chị. Rủ chị đi chơi lại làm chị phiền lòng... Em sợ lắm... chị ạ, em chắc chị không ngờ rằng khi đi với chị ra đây, em đã có cái ý tưởng dại dột muốn bắt chước cô Minh Nguyệt.
Loan lắc đầu:
- Bây giờ thì may đã qua rồi... Nhưng em vẫn còn sợ lắm. Ước gì em được ở gần chị luôn để em tránh được những lúc chán nản như thế này.
Thảo nói:
- Chị phải năng đi chơi mới được.
- Nhưng em có thì giờ rỗi đâu mà đi chơi.
- Một phần nữa chỉ tại chị cứ hay nghĩ quanh, nghĩ quẩn. Chị phải quả quyết bỏ mặc cả những chuyện đó đi.
- Em vẫn biết. Em vẫn muốn mình chỉ biết sống đời mình, còn thì mặc cả, nhưng nào người ta có để em yên thân. Bây giờ chỉ có một cách bỏ chồng. Hôm qua em vừa nói chuyện ấy với mẹ xong.
Thảo đưa mắt ngạc nhiên hỏi:
- Thế cụ bảo làm sao?
- Chắc em không nói chị cũng đoán ra. Mẹ em không đời nào hiểu được cái khổ, nhất là cái khổ về tinh thần của em. Mẹ em không thể tưởng tượng được em có thể bỏ chồng được. Nếu em bỏ chồng thì lại làm mẹ đau lòng hơn là trước kia em không nghe lời mẹ em. Em đã biết thế nên chỉ nói qua loa để dò ý kiến mẹ em thôi. Em viện lẽ cần phải về nhà để giúp đỡ, chứ không đả động đến cái khổ của em ở nhà chồng, mà xưa nay em vẫn cố giữ kín. Không những thế, đối với pháp luật em cũng không sao bỗng chốc bỏ chồng em được. Bao nhiêu thứ nó trói buộc em lại với cái đời này không thể ruồng rẫy một cách dễ dàng như trước kia em tưởng.
Loan nói tiếp giọng chua chát:
- Tình cảnh em bây giờ lại giống hệt như tình cảnh em khi mới lấy chồng, chỉ khác một nỗi là trước kia em còn hy vọng tìm được sự yên vui trong gia đình nhà chồng, cho dẫu là một gia đình cũ, mà bây giờ thật là tuyệt vọng, tuyệt vọng hẳn.
Thấy mình đã nói nhiều và thấy Thảo từ nãy cứ ngồi yên có dáng nghĩ ngợi, Loan quay lại nói với bạn như để phân trần:
- Em chỉ còn có cách ấy mà thôi. Đời em đành coi như là một đời bỏ đi... từ nay, em chỉ còn nhẫn nại, yên lặng sống mãi với sự đau khổ cho đến trọn đời.
Rồi Loan thở dài, nghĩ đến chẳng bao lâu nữa, ngày tháng trôi mau sẽ em lại cho nàng cái tuổi già với tấm lòng thờ ơ, nguội lạnh để kết liễu một cuộc đời cằn cỗi, ảm đạm, không từng có chút ánh sáng của một ngày vui tươi chiếu rọi.
Loan ngẩng lên và muốn xua đuổi những cảm tưởng sầu thảm vấn vương qua tâm trí, nàng đưa mắt nhìn ra cánh đồng ruộng, phồng ngực hít mạnh gió xa thổi lại.
Thảo nói:
- Chóng thật, mới ba tháng trời mà cỏ đã mọc xanh um như một cái mộ cũ.
Loan thẫn thờ nói:
- Từ độ nó chết đến giờ, em coi như là đã lâu lắm. Bây giờ em mới đến thăm mộ là lần đầu đấy, chị ạ, vì em bận luôn.
Thảo nói:
- Hai tháng trời tôi không thấy chị đến chơi, tôi đã mừng rằng chị được yên thân, vì tôi nghiệm ra rằng cứ mỗi lần chị đến là một lần chị cho nghe một câu chuyện rắc rối và buồn cho chị.
Loan cười rồi bảo bạn lại ngồi trên một bức tường hoa thấp gần đó, nói:
- Em tưởng không có con nữa thì đời em sẽ đổi khác, nhưng bây giờ em mới biết dẫu không có con cũng khó lòng thoát ra khỏi cái cảnh đời em đương sống. Khó lòng lắm. Bây giờ em mới hiểu cô Minh Nguyệt và không trách cô ta như trước nữa.
Thảo thấy đôi mắt Loan sáng quắc có vẻ dữ tợn khác thường. Hai người cùng yên lặng chỉ còn nghe thấy tiếng dế kêu ở đằng xa theo gió đưa lại. Thảo tình cờ chạm tay vào tay Loan và thấy Loan nóng bừng, tuy gió ở ngoài đồng thổi lạnh. Bỗng Thảo thấy bạn cất tiếng cười, tiếng cười nghe ghê sợ rùng mình. Thảo vội nói:
- Chị làm sao vậy?
Loan vẫn đăm đăm nhìn thẳng trước mặt rồi như nói một mình:
- Có gặp những bước chán nản đến không thiết gì sống nữa mới hiểu được. Không thiết gì sống thì còn nghĩ làm gì đến cách thoát thân.
Rồi Loan quay lại nhìn bạn:
- Em xin lỗi chị. Rủ chị đi chơi lại làm chị phiền lòng... Em sợ lắm... chị ạ, em chắc chị không ngờ rằng khi đi với chị ra đây, em đã có cái ý tưởng dại dột muốn bắt chước cô Minh Nguyệt.
Loan lắc đầu:
- Bây giờ thì may đã qua rồi... Nhưng em vẫn còn sợ lắm. Ước gì em được ở gần chị luôn để em tránh được những lúc chán nản như thế này.
Thảo nói:
- Chị phải năng đi chơi mới được.
- Nhưng em có thì giờ rỗi đâu mà đi chơi.
- Một phần nữa chỉ tại chị cứ hay nghĩ quanh, nghĩ quẩn. Chị phải quả quyết bỏ mặc cả những chuyện đó đi.
- Em vẫn biết. Em vẫn muốn mình chỉ biết sống đời mình, còn thì mặc cả, nhưng nào người ta có để em yên thân. Bây giờ chỉ có một cách bỏ chồng. Hôm qua em vừa nói chuyện ấy với mẹ xong.
Thảo đưa mắt ngạc nhiên hỏi:
- Thế cụ bảo làm sao?
- Chắc em không nói chị cũng đoán ra. Mẹ em không đời nào hiểu được cái khổ, nhất là cái khổ về tinh thần của em. Mẹ em không thể tưởng tượng được em có thể bỏ chồng được. Nếu em bỏ chồng thì lại làm mẹ đau lòng hơn là trước kia em không nghe lời mẹ em. Em đã biết thế nên chỉ nói qua loa để dò ý kiến mẹ em thôi. Em viện lẽ cần phải về nhà để giúp đỡ, chứ không đả động đến cái khổ của em ở nhà chồng, mà xưa nay em vẫn cố giữ kín. Không những thế, đối với pháp luật em cũng không sao bỗng chốc bỏ chồng em được. Bao nhiêu thứ nó trói buộc em lại với cái đời này không thể ruồng rẫy một cách dễ dàng như trước kia em tưởng.
Loan nói tiếp giọng chua chát:
- Tình cảnh em bây giờ lại giống hệt như tình cảnh em khi mới lấy chồng, chỉ khác một nỗi là trước kia em còn hy vọng tìm được sự yên vui trong gia đình nhà chồng, cho dẫu là một gia đình cũ, mà bây giờ thật là tuyệt vọng, tuyệt vọng hẳn.
Thấy mình đã nói nhiều và thấy Thảo từ nãy cứ ngồi yên có dáng nghĩ ngợi, Loan quay lại nói với bạn như để phân trần:
- Em chỉ còn có cách ấy mà thôi. Đời em đành coi như là một đời bỏ đi... từ nay, em chỉ còn nhẫn nại, yên lặng sống mãi với sự đau khổ cho đến trọn đời.
Rồi Loan thở dài, nghĩ đến chẳng bao lâu nữa, ngày tháng trôi mau sẽ em lại cho nàng cái tuổi già với tấm lòng thờ ơ, nguội lạnh để kết liễu một cuộc đời cằn cỗi, ảm đạm, không từng có chút ánh sáng của một ngày vui tươi chiếu rọi.
X.
Hai chị em thong thả đi bộ từ nghĩa trang Quảng Thiện về ấp
Thái Hà. Đến tận cổng nhà Loan, Thảo mới từ biệt bạn, quay ra để lên xe điện về
Hà Nội. Loan tuy mỏi mệt, nhưng thấy trong lòng nhẹ nhõm. Nàng nghĩ thầm:
- Sao chồng mình đối với mình ít ra lại không là một người bạn như Thảo và Lâm cho đời mình đỡ khổ đôi chút. Thân chắc cũng yêu mình, nhưng yêu ấy... chỉ là một cái yêu theo lối riêng... Một cái yêu đần độn.
Loan vòng ra phía sau để về buồng. Khi qua cửa sổ đầu trái, nàng bước rón rén đi thật khẽ, vì thấy có tiếng bà Phán ở trong đưa ra. Bỗng nàng đứng dừng lại, vì nàng vừa nghe rõ bà Phán nói:
- Tôi cho anh lấy nó làm nàng hầu.
Loan đứng núp sau một cây chanh, nín thở lắng tai nghe. Đột có tiếng Thân nói rất khẽ:
- Con chỉ sợ nhà con nó không bằng lòng.
Bà Phán cao giọng:
- Tôi cho phép anh lấy. Quyền đâu ở vợ anh mà anh sợ. Vả lại anh vừa bảo mợ ấy không sinh đẻ gì được nữa. Nếu việc này không xảy ra thì tôi cũng phải nghĩ đến việc lấy vợ bé cho anh kia mà. Thế nó có thai độ mấy tháng rồi?
- Thưa mẹ, độ bốn, năm tháng nay.
- Sao anh không bảo cho tôi biết trước?
Yên lặng một lúc rồi có tiếng Thân:
- Để hôm nào con nói chuyện với nhà con.
- Anh không cần nói. Để tôi bảo mợ ấy. Việc đó không khó. Việc khó là không biết bà Lục có bằng lòng không? Vả lại con nuôi thì con nuôi, chứ ở ngoài thế nào họ cũng dị nghị.
Loan nói thầm trong miệng:
- Con Tuất.
Bấy giờ Loan mới hiểu vì cớ gì Tuất hay sang chơi, Loan thấy Loan như người có tính tò mò, vừa có cái thú được nghe một câu chuyện kín, chứ không hề mảy may sửng sốt hay đau đớn vì cái tin đó. Nàng nhận rằng sở dĩ có chuyện này là vì nàng không sinh đẻ nữa, mà Thân thì không bao giờ chịu suốt đời không có con, còn bà Phán sở dĩ bằng lòng ngay chỉ vì Tuất nay mai sẽ cho bà một đứa cháu, biết đâu không là cháu trai - để nối dõi - Còn nàng thì là một người vô dụng và nên biết thân phận như thế.
Loan đi quay trở lại để vào cửa trước, và khi bước lên hiên, nàng cố ý nện mạnh gót giày cho trong nhà nghe thấy. Nàng đứng ở phòng khách một lúc rồi mới bước sang buồng phía trái là chỗ bà Phán với Thân đương bàn định.
Khác hẳn mọi lần, bà Phán không mỉa mai hỏi nàng đi đâu về. Loan thấy Thân ngượng nghịu đứng dậy đi lảng ra ngoài. Bà Phán ngọt ngào bảo Loan:
- Mợ ngồi đây tôi nói câu chuyện.
Tuy đã biết trước là chuyện gì, Loan cũng ngồi giả vờ lắng tai chú ý. Bà Phán nói:
- Cậu ấy đi lại với con Tuất, nay con Tuất đã có mang, vậy mợ nghĩ sao về việc ấy.
Không đợi Loan trả lời, bà Phán nói tiếp:
- Tôi thì tôi cho con nào cũng là con. Cậu ấy đã trót lỡ mà bỏ nó thì tội nghiệp, nên tôi định cưới nó về cho cậu ấy. Nếu mợ còn sinh đẻ mà cậu ấy đa mang như thế thì cũng đáng trách; mà biết điều chắc cũng không kiếm chuyện khó khăn. Sự đã qua rồi, nghĩ không còn cách nào khác để thu xếp cho ổn cả.
Bà Phán nói đến đây ngừng lại, đợi Loan trả lời, Loan cúi mặt lẳng lặng một lúc, rồi đáp:
- Thưa mẹ, việc đó tùy mẹ cả.
Là vì nàng biết rằng bà Phán hỏi ý kiến để lấy lệ, chứ thật ra không kể nàng vào đâu. Nàng không có một quyền nhỏ mọn nào về việc lấy vợ lẽ cho chồng. Nàng không ngăn cản nổi, mà nàng cũng không thiết, không cần ngăn cản làm gì.
- Sao chồng mình đối với mình ít ra lại không là một người bạn như Thảo và Lâm cho đời mình đỡ khổ đôi chút. Thân chắc cũng yêu mình, nhưng yêu ấy... chỉ là một cái yêu theo lối riêng... Một cái yêu đần độn.
Loan vòng ra phía sau để về buồng. Khi qua cửa sổ đầu trái, nàng bước rón rén đi thật khẽ, vì thấy có tiếng bà Phán ở trong đưa ra. Bỗng nàng đứng dừng lại, vì nàng vừa nghe rõ bà Phán nói:
- Tôi cho anh lấy nó làm nàng hầu.
Loan đứng núp sau một cây chanh, nín thở lắng tai nghe. Đột có tiếng Thân nói rất khẽ:
- Con chỉ sợ nhà con nó không bằng lòng.
Bà Phán cao giọng:
- Tôi cho phép anh lấy. Quyền đâu ở vợ anh mà anh sợ. Vả lại anh vừa bảo mợ ấy không sinh đẻ gì được nữa. Nếu việc này không xảy ra thì tôi cũng phải nghĩ đến việc lấy vợ bé cho anh kia mà. Thế nó có thai độ mấy tháng rồi?
- Thưa mẹ, độ bốn, năm tháng nay.
- Sao anh không bảo cho tôi biết trước?
Yên lặng một lúc rồi có tiếng Thân:
- Để hôm nào con nói chuyện với nhà con.
- Anh không cần nói. Để tôi bảo mợ ấy. Việc đó không khó. Việc khó là không biết bà Lục có bằng lòng không? Vả lại con nuôi thì con nuôi, chứ ở ngoài thế nào họ cũng dị nghị.
Loan nói thầm trong miệng:
- Con Tuất.
Bấy giờ Loan mới hiểu vì cớ gì Tuất hay sang chơi, Loan thấy Loan như người có tính tò mò, vừa có cái thú được nghe một câu chuyện kín, chứ không hề mảy may sửng sốt hay đau đớn vì cái tin đó. Nàng nhận rằng sở dĩ có chuyện này là vì nàng không sinh đẻ nữa, mà Thân thì không bao giờ chịu suốt đời không có con, còn bà Phán sở dĩ bằng lòng ngay chỉ vì Tuất nay mai sẽ cho bà một đứa cháu, biết đâu không là cháu trai - để nối dõi - Còn nàng thì là một người vô dụng và nên biết thân phận như thế.
Loan đi quay trở lại để vào cửa trước, và khi bước lên hiên, nàng cố ý nện mạnh gót giày cho trong nhà nghe thấy. Nàng đứng ở phòng khách một lúc rồi mới bước sang buồng phía trái là chỗ bà Phán với Thân đương bàn định.
Khác hẳn mọi lần, bà Phán không mỉa mai hỏi nàng đi đâu về. Loan thấy Thân ngượng nghịu đứng dậy đi lảng ra ngoài. Bà Phán ngọt ngào bảo Loan:
- Mợ ngồi đây tôi nói câu chuyện.
Tuy đã biết trước là chuyện gì, Loan cũng ngồi giả vờ lắng tai chú ý. Bà Phán nói:
- Cậu ấy đi lại với con Tuất, nay con Tuất đã có mang, vậy mợ nghĩ sao về việc ấy.
Không đợi Loan trả lời, bà Phán nói tiếp:
- Tôi thì tôi cho con nào cũng là con. Cậu ấy đã trót lỡ mà bỏ nó thì tội nghiệp, nên tôi định cưới nó về cho cậu ấy. Nếu mợ còn sinh đẻ mà cậu ấy đa mang như thế thì cũng đáng trách; mà biết điều chắc cũng không kiếm chuyện khó khăn. Sự đã qua rồi, nghĩ không còn cách nào khác để thu xếp cho ổn cả.
Bà Phán nói đến đây ngừng lại, đợi Loan trả lời, Loan cúi mặt lẳng lặng một lúc, rồi đáp:
- Thưa mẹ, việc đó tùy mẹ cả.
Là vì nàng biết rằng bà Phán hỏi ý kiến để lấy lệ, chứ thật ra không kể nàng vào đâu. Nàng không có một quyền nhỏ mọn nào về việc lấy vợ lẽ cho chồng. Nàng không ngăn cản nổi, mà nàng cũng không thiết, không cần ngăn cản làm gì.
XI.
Loan cúi mặt không dám nhìn cái cảnh Tuất cúi rạp trên chiếu
lễ tổ tiên và lễ ông Phán, bà Phán; vì cảnh đó làm Loan nhớ đến mấy năm trước hồi
nàng mới bước chân về nhà chồng. Nàng thấy nàng hồi đó cũng như Tuất bây giờ; địa
vị nàng với Tuất tuy có khác, nhưng cũng là những người bị người ta mua về hì hục
lạy người ta để nhận làm cái máy đẻ, làm con sen hầu hạ không công. Trước khi
Loan được người ta cưới về làm vợ một cách chính thức, những lễ nghi đó không
có vẻ giả dối bằng bây giờ khi người ta đem nó ra che đậy và hơn nữa để công nhận
một sự hoang dâm.
Bỗng có tiếng bà Phán nói:
- Mợ cả đâu? Mợ ngồi lên cho chị ấy làm lễ.
Loan đưa mắt nhìn mọi người không hiểu. Nàng ngạc nhiên tự hỏi:
- Tuất lạy mình? Tuất lạy Thân?
Bấy giờ Tuất đã tiến đến trước mặt nàng, cúi nhìn xuống đất hai má ửng đỏ, có vẻ tủi thân xấu hổ nhưng rất ngoan ngoãn hình như chỉ đợi nàng truyền cho một câu là sụp xuống lạy như lạy một ông thần tác phúc tác họa. Nàng nghĩ thầm:
- Hai người cùng chung một phận như nhau còn lạy nhau làm gì cho thêm tủi nhục.
Trong lúc luống cuống, nàng vô tình đưa mắt nhìn Đức, Đức cũng đương đăm đăm nhìn nàng. Loan và Đức cùng nhận ra rằng trong bọn hai chục người đứng đó chỉ có Loan và Đức là hiểu nhau. Thân thì ngồi yên ở ghế, vẻ mặt trịnh trọng như sắp sửa vào dự một cuộc lễ trang nghiêm.
Loan giơ tay ra hiệu từ chối vừa nói:
- Thôi thế là đủ, tôi không dám nhận đâu.
Bỗng có tiếng bà Đạo:
- Thế không được! Cô cứ ngồi lên cho chị ấy lễ. Cô không muốn, cái đó tùy cô, nhưng lễ nghi thì phải cho ra lễ nghi, phải trên ra trên, dưới ra dưới. Người ta còn ăn ở với mình lâu dài, không nhận để cho người ta người ta nghĩ ngợi, thêm phiền ra.
Bấy giờ Loan mới hiểu vì cớ gì bà Đạo đến. Bà là người thay mặt họ nhà vợ cả và công việc của bà đến đây là chỉ để hạch sách thôi. Loan toan đứng dậy đi ra chỗ khác thì Tuất đã ngồi bệt xuống chiếu cúi đầu lễ. Loan đành ngồi lại vì sự đã như thế rồi, nàng không muốn tỏ ý bất bình, sợ người khác lại nghi cho nàng không bằng lòng về việc lấy vợ lẽ cho chồng. Loan thấy nóng bừng cả mặt và ngượng thay cho Tuất. Nàng nhíu đôi lông mày nhìn Tuất cúi rạp dưới chân nghĩ thầm:
- Người hay vật?
Rồi nàng quay lại nhìn Thân tự hỏi không biết trong óc Thân, lúc đó có những cảm tưởng ra sao? Nàng tự hỏi không biết ái tình của Thân đối với một người lạy mình nó sẽ là thứ ái tình gì?
Có một điều chắc chắn là lúc đó Loan không thấy mảy may ghen tuông, vì nàng ghen làm gì một người hầu như không có cái phẩm giá của con người.
Nhưng đến chiều, Loan thấy trong lòng khó chịu. Nàng lánh mặt Thân, vì nàng nhìn thấy mặt, nàng lại tưởng đến Tuất và lẩn thẩn nghĩ rằng nàng và Tuất tuy khác nhau về trí thức, nhưng về đường tình ái thì chỉ là hai người xếp ngang hàng, hai người cùng thuộc quyền sở hữu của một người chồng chung.
Ăn cơm chiều xong, Loan lẳng lặng không nói cho ai nghe, thuê xe lên phố Mới và định tâm ở đó một vài ngày.
Bà Hai thấy nàng về, nói một cách rất tự nhiên:
- Con không nên đi, vì người ta sẽ cho là không được quân tử. Vả lại mình là bực trên, làm như thế, vợ lẽ tưởng lầm rằng mình sợ nó, rồi quen dần đi, nó lần quyền, sau có uốn nắn lại cũng không kịp nữa.
Loan đáp:
- Con thì có quyền gì mà sợ người ta cướp nữa. Vả lại quyền hành mà làm gì?
Rồi Loan hỏi sang chuyện khác, vì nàng biết rằng bà Hai không thể nào hiểu nàng được. Nàng buồn rầu nhớ lại hôm hỏi ý kiến mẹ về việc chồng lấy vợ bé. Bà Hai không những không có lời an ủi nàng, lại còn cho việc làm của Thân là đúng lý. Bà khuyên Loan không nên ngăn cản, vì nàng đã không sinh đẻ được nữa, thì nên để chồng lấy vợ lẽ kiếm đứa con nối dõi. Nghĩa là mẹ nàng cũng cho rằng nàng không đẻ nữa thì cái chức làm vợ không có nữa, nàng là người vô dụng rồi.
Sáng hôm sau, bà Hai vừa giục nàng về xong thì có người nhà ở dưới ấp lên mời nàng về ngay. Loan lẩm bẩm:
- Mẹ đẻ đuổi về, mẹ chồng cũng bắt về, muốn thoát thân một lúc không xong.
Loan vừa ra cửa thì gặp ngay Thảo đến. Thảo chào bà Hai rồi bảo Loan:
- Chị đi với tôi vào nhà thương. Chị cả Đạm ốm sắp chết muốn gặp chị.
Loan sửng sốt hỏi:
- Chị ấy ốm từ bao giờ thế?
- Đã mấy tháng nay rồi. Chị đi ngay thôi.
Loan nhìn bác người nhà nói:
- Rầy rà quá. Em lại phải về gấp ngay giờ. Mẹ em cho gọi về.
Thảo hỏi:
- Có việc gì cần không?
Loan đáp lại rất khẽ cho bác người nhà không nghe rõ:
- Chắc là không... Nhưng về thì em cần phải về.
Ngẫm nghĩ một lát, rồi Loan gọi bác người nhà lại bảo:
- Anh về nói với bà rằng đến trưa tôi mới về được. Sáng hôm nay tôi phải đi thăm một người chị em đang hấp hối.
Lúc bác người nhà đi rồi, Loan bảo bạn:
- Mẹ chồng cho gọi mà không về ngay thì thế nào cũng bị mắng. Ấy thế, người ta tưởng người ta có quyền sai khiến từ cái đi cái đứng của mình.
Lúc lên xe, Thảo nói với Loan:
- Trước tôi cũng tưởng chị Đạm ốm qua loa, vả lại thấy chị bận việc nhà luôn, nên tôi không nói chuyện.
- Thế chị ấy ốm về bịnh gì?
- Ốm ho lao. Bà Chánh ho phải lên Hà Nội chữa thuốc, chị Đạm phải lên theo trông nom, hầu hạ rồi không biết giữ mình, nên mắc lây. Bà Chánh vừa mới chết được vài tháng nay. Chị ấy thì cũng chỉ nay mai...
Loan hỏi:
- Chị ấy đã đi học mà không biết giữ vệ sinh.
- Ấy ngay khi lên đây, tôi đã bảo cẩn thận. Nhưng chị ấy đã đổi khác trước. Chị ấy rụt rè không dám cẩn thận, sợ người nhà cho là vẽ vời, không hết lòng, mất cả tiếng dâu thảo bấy nay.
Loan thở dài:
- Thế chồng làm gì?
- Chồng ở Hà Nội mở một hiệu cho thuê xe đạp đã hơn năm nay. Chị ấy xin phép mãi mà bà Chánh không bằng lòng cho theo chồng lên.
- Phải, ai người ta thả lỏng cho. Còn phải ở nhà hầu hạ chứ.
- Nhưng đến khi bà mẹ chồng mắc bệnh lên đây thì tự nhiên người ta nghĩ đến chị ấy và bắt chị ấy lên để trông nom thuốc thang, cơm nước, vì tính bà Chánh rất kiệt, không muốn nuôi đầy tớ.
Loan nói:
- Phải, đầy tớ thì bao giờ bằng được nàng dâu.
Ngừng một lát rồi Loan mỉm cười chua chát tiếp theo:
- Em cũng sợ có ngày thành như chị Đạm. Bây giờ em đã thấy em đổi tính khác nhiều. Mỗi tuổi một già lại thêm nhiều mối lo buồn, hết cả nghị lực để chống cự lại, rồi sống uể sống oải thế nào xong thôi. Tiến chẳng mấy tiến, chỉ thấy lùi, lùi dần. Chị có nhận thấy bây giờ em khác trước nhiều không?
Không thấy bạn trả lời, Loan lại nói:
- Ấy thế mà trừ chị ra, ai cũng tưởng em gặp được cảnh yên vui trong gia đình. Không những thế, có người lại cho em là dâu thảo nữa ấy. Thảo vì mẹ chồng bảo gì, em cũng nghe theo ngay, em lại còn là người vợ tốt, vì người ta thấy em mới cưới vợ bé cho chồng, hẳn hoi lắm.
Thấy hai thiếu nữ suýt bị xe cán phải, quay lại nhìn, rồi vô cớ cất tiếng cười khúc khích với nhau, Loan buồn rầu nói với Thảo:
- Em bây giờ đã già rồi, mất hẳn cái vui tươi hồi trước.
Lúc xe đi qua phố hàng Ngang, Loan cố ý nhìn vào mấy cái gương ở cửa hiệu Khách để xem vẻ mặt mình lúc đó. Nàng rất vui lòng khi thấy mấy chàng tuổi trẻ đăm đăm nhìn nàng; lúc xe đi qua, họ còn quay cổ trông theo. Vô tình, Loan giơ tay sửa lại mái tóc, nhưng nàng lại chép miệng tự hỏi:
- Để làm gì nữa?
Khi tới nhà thương thì vừa đúng giờ mở cửa. Cô cả Đạm thấy Loan và Thảo vào, gượng ngồi dậy mỉm cười, muốn nói nhưng nói không ra tiếng. Nàng ôm lấy ngực rồi lại ngả lưng xuống, dương mắt nhìn hai bạn, lắc đầu.
Thấy con ở bước vào phòng, Thảo hỏi:
- Ông Cả đi đâu vắng?
- Bẩm, cậu con về nhà quê.
Loan, Thảo đưa mắt nhìn nhau, tỏ ý ngạc nhiên. Con sen nói tiếp:
- Hôm nay trăm ngày bà cụ Chánh con.
Loan gật đầu thốt ra một tiếng:
- À!
Đạm lấy tay ra hiệu bảo bạn ghé lại gần, rồi cố nói, giọng thều thào:
- Chị Thảo đến thăm em luôn nhé!
Rồi Đạm đăm đăm nhìn Loan như muốn hỏi Loan về việc gia đình, song sợ nói không ra tiếng. Loan đoán rằng bạn muốn hỏi:
- Chị Loan, chị thì chắc được sung sướng.
Nửa giờ sau, Loan và Thảo từ biệt ra về. Đạm đưa mắt nhìn theo một cách đáng thương. Hai con mắt Đạm đen nhánh trước kia, giờ đã mờ và sắp gần ngày nhắm hẳn, lộ ra một vẻ não nùng như trách móc, oán hờn ai.
Lúc qua sân, Loan thấy tâm hồn lạnh lẽo, đi sát vào người Thảo. Một chiếc lá vàng thong thả là là rơi qua mặt hai người. Loan nói:
- Gió hôm nay lạnh chị nhỉ?
Qua hàng rào sắt, thấp thoáng bóng mấy cô nữ học sinh tươi cười, vui vẻ. Loan nhớ lại cả một quãng đời thơ ấu mới ngày nào khi nàng với Đạm còn là hai cô học trò cắp sách đi học, thơ ngây mong ước một cuộc đời tốt đẹp.
Loan buồn rầu ngẫm nghĩ:
- Cái học kia chỉ làm cho mình biết và cảm thấy rõ những nỗi khổ phải gặp trên đường đời.
Bỗng có tiếng bà Phán nói:
- Mợ cả đâu? Mợ ngồi lên cho chị ấy làm lễ.
Loan đưa mắt nhìn mọi người không hiểu. Nàng ngạc nhiên tự hỏi:
- Tuất lạy mình? Tuất lạy Thân?
Bấy giờ Tuất đã tiến đến trước mặt nàng, cúi nhìn xuống đất hai má ửng đỏ, có vẻ tủi thân xấu hổ nhưng rất ngoan ngoãn hình như chỉ đợi nàng truyền cho một câu là sụp xuống lạy như lạy một ông thần tác phúc tác họa. Nàng nghĩ thầm:
- Hai người cùng chung một phận như nhau còn lạy nhau làm gì cho thêm tủi nhục.
Trong lúc luống cuống, nàng vô tình đưa mắt nhìn Đức, Đức cũng đương đăm đăm nhìn nàng. Loan và Đức cùng nhận ra rằng trong bọn hai chục người đứng đó chỉ có Loan và Đức là hiểu nhau. Thân thì ngồi yên ở ghế, vẻ mặt trịnh trọng như sắp sửa vào dự một cuộc lễ trang nghiêm.
Loan giơ tay ra hiệu từ chối vừa nói:
- Thôi thế là đủ, tôi không dám nhận đâu.
Bỗng có tiếng bà Đạo:
- Thế không được! Cô cứ ngồi lên cho chị ấy lễ. Cô không muốn, cái đó tùy cô, nhưng lễ nghi thì phải cho ra lễ nghi, phải trên ra trên, dưới ra dưới. Người ta còn ăn ở với mình lâu dài, không nhận để cho người ta người ta nghĩ ngợi, thêm phiền ra.
Bấy giờ Loan mới hiểu vì cớ gì bà Đạo đến. Bà là người thay mặt họ nhà vợ cả và công việc của bà đến đây là chỉ để hạch sách thôi. Loan toan đứng dậy đi ra chỗ khác thì Tuất đã ngồi bệt xuống chiếu cúi đầu lễ. Loan đành ngồi lại vì sự đã như thế rồi, nàng không muốn tỏ ý bất bình, sợ người khác lại nghi cho nàng không bằng lòng về việc lấy vợ lẽ cho chồng. Loan thấy nóng bừng cả mặt và ngượng thay cho Tuất. Nàng nhíu đôi lông mày nhìn Tuất cúi rạp dưới chân nghĩ thầm:
- Người hay vật?
Rồi nàng quay lại nhìn Thân tự hỏi không biết trong óc Thân, lúc đó có những cảm tưởng ra sao? Nàng tự hỏi không biết ái tình của Thân đối với một người lạy mình nó sẽ là thứ ái tình gì?
Có một điều chắc chắn là lúc đó Loan không thấy mảy may ghen tuông, vì nàng ghen làm gì một người hầu như không có cái phẩm giá của con người.
Nhưng đến chiều, Loan thấy trong lòng khó chịu. Nàng lánh mặt Thân, vì nàng nhìn thấy mặt, nàng lại tưởng đến Tuất và lẩn thẩn nghĩ rằng nàng và Tuất tuy khác nhau về trí thức, nhưng về đường tình ái thì chỉ là hai người xếp ngang hàng, hai người cùng thuộc quyền sở hữu của một người chồng chung.
Ăn cơm chiều xong, Loan lẳng lặng không nói cho ai nghe, thuê xe lên phố Mới và định tâm ở đó một vài ngày.
Bà Hai thấy nàng về, nói một cách rất tự nhiên:
- Con không nên đi, vì người ta sẽ cho là không được quân tử. Vả lại mình là bực trên, làm như thế, vợ lẽ tưởng lầm rằng mình sợ nó, rồi quen dần đi, nó lần quyền, sau có uốn nắn lại cũng không kịp nữa.
Loan đáp:
- Con thì có quyền gì mà sợ người ta cướp nữa. Vả lại quyền hành mà làm gì?
Rồi Loan hỏi sang chuyện khác, vì nàng biết rằng bà Hai không thể nào hiểu nàng được. Nàng buồn rầu nhớ lại hôm hỏi ý kiến mẹ về việc chồng lấy vợ bé. Bà Hai không những không có lời an ủi nàng, lại còn cho việc làm của Thân là đúng lý. Bà khuyên Loan không nên ngăn cản, vì nàng đã không sinh đẻ được nữa, thì nên để chồng lấy vợ lẽ kiếm đứa con nối dõi. Nghĩa là mẹ nàng cũng cho rằng nàng không đẻ nữa thì cái chức làm vợ không có nữa, nàng là người vô dụng rồi.
Sáng hôm sau, bà Hai vừa giục nàng về xong thì có người nhà ở dưới ấp lên mời nàng về ngay. Loan lẩm bẩm:
- Mẹ đẻ đuổi về, mẹ chồng cũng bắt về, muốn thoát thân một lúc không xong.
Loan vừa ra cửa thì gặp ngay Thảo đến. Thảo chào bà Hai rồi bảo Loan:
- Chị đi với tôi vào nhà thương. Chị cả Đạm ốm sắp chết muốn gặp chị.
Loan sửng sốt hỏi:
- Chị ấy ốm từ bao giờ thế?
- Đã mấy tháng nay rồi. Chị đi ngay thôi.
Loan nhìn bác người nhà nói:
- Rầy rà quá. Em lại phải về gấp ngay giờ. Mẹ em cho gọi về.
Thảo hỏi:
- Có việc gì cần không?
Loan đáp lại rất khẽ cho bác người nhà không nghe rõ:
- Chắc là không... Nhưng về thì em cần phải về.
Ngẫm nghĩ một lát, rồi Loan gọi bác người nhà lại bảo:
- Anh về nói với bà rằng đến trưa tôi mới về được. Sáng hôm nay tôi phải đi thăm một người chị em đang hấp hối.
Lúc bác người nhà đi rồi, Loan bảo bạn:
- Mẹ chồng cho gọi mà không về ngay thì thế nào cũng bị mắng. Ấy thế, người ta tưởng người ta có quyền sai khiến từ cái đi cái đứng của mình.
Lúc lên xe, Thảo nói với Loan:
- Trước tôi cũng tưởng chị Đạm ốm qua loa, vả lại thấy chị bận việc nhà luôn, nên tôi không nói chuyện.
- Thế chị ấy ốm về bịnh gì?
- Ốm ho lao. Bà Chánh ho phải lên Hà Nội chữa thuốc, chị Đạm phải lên theo trông nom, hầu hạ rồi không biết giữ mình, nên mắc lây. Bà Chánh vừa mới chết được vài tháng nay. Chị ấy thì cũng chỉ nay mai...
Loan hỏi:
- Chị ấy đã đi học mà không biết giữ vệ sinh.
- Ấy ngay khi lên đây, tôi đã bảo cẩn thận. Nhưng chị ấy đã đổi khác trước. Chị ấy rụt rè không dám cẩn thận, sợ người nhà cho là vẽ vời, không hết lòng, mất cả tiếng dâu thảo bấy nay.
Loan thở dài:
- Thế chồng làm gì?
- Chồng ở Hà Nội mở một hiệu cho thuê xe đạp đã hơn năm nay. Chị ấy xin phép mãi mà bà Chánh không bằng lòng cho theo chồng lên.
- Phải, ai người ta thả lỏng cho. Còn phải ở nhà hầu hạ chứ.
- Nhưng đến khi bà mẹ chồng mắc bệnh lên đây thì tự nhiên người ta nghĩ đến chị ấy và bắt chị ấy lên để trông nom thuốc thang, cơm nước, vì tính bà Chánh rất kiệt, không muốn nuôi đầy tớ.
Loan nói:
- Phải, đầy tớ thì bao giờ bằng được nàng dâu.
Ngừng một lát rồi Loan mỉm cười chua chát tiếp theo:
- Em cũng sợ có ngày thành như chị Đạm. Bây giờ em đã thấy em đổi tính khác nhiều. Mỗi tuổi một già lại thêm nhiều mối lo buồn, hết cả nghị lực để chống cự lại, rồi sống uể sống oải thế nào xong thôi. Tiến chẳng mấy tiến, chỉ thấy lùi, lùi dần. Chị có nhận thấy bây giờ em khác trước nhiều không?
Không thấy bạn trả lời, Loan lại nói:
- Ấy thế mà trừ chị ra, ai cũng tưởng em gặp được cảnh yên vui trong gia đình. Không những thế, có người lại cho em là dâu thảo nữa ấy. Thảo vì mẹ chồng bảo gì, em cũng nghe theo ngay, em lại còn là người vợ tốt, vì người ta thấy em mới cưới vợ bé cho chồng, hẳn hoi lắm.
Thấy hai thiếu nữ suýt bị xe cán phải, quay lại nhìn, rồi vô cớ cất tiếng cười khúc khích với nhau, Loan buồn rầu nói với Thảo:
- Em bây giờ đã già rồi, mất hẳn cái vui tươi hồi trước.
Lúc xe đi qua phố hàng Ngang, Loan cố ý nhìn vào mấy cái gương ở cửa hiệu Khách để xem vẻ mặt mình lúc đó. Nàng rất vui lòng khi thấy mấy chàng tuổi trẻ đăm đăm nhìn nàng; lúc xe đi qua, họ còn quay cổ trông theo. Vô tình, Loan giơ tay sửa lại mái tóc, nhưng nàng lại chép miệng tự hỏi:
- Để làm gì nữa?
Khi tới nhà thương thì vừa đúng giờ mở cửa. Cô cả Đạm thấy Loan và Thảo vào, gượng ngồi dậy mỉm cười, muốn nói nhưng nói không ra tiếng. Nàng ôm lấy ngực rồi lại ngả lưng xuống, dương mắt nhìn hai bạn, lắc đầu.
Thấy con ở bước vào phòng, Thảo hỏi:
- Ông Cả đi đâu vắng?
- Bẩm, cậu con về nhà quê.
Loan, Thảo đưa mắt nhìn nhau, tỏ ý ngạc nhiên. Con sen nói tiếp:
- Hôm nay trăm ngày bà cụ Chánh con.
Loan gật đầu thốt ra một tiếng:
- À!
Đạm lấy tay ra hiệu bảo bạn ghé lại gần, rồi cố nói, giọng thều thào:
- Chị Thảo đến thăm em luôn nhé!
Rồi Đạm đăm đăm nhìn Loan như muốn hỏi Loan về việc gia đình, song sợ nói không ra tiếng. Loan đoán rằng bạn muốn hỏi:
- Chị Loan, chị thì chắc được sung sướng.
Nửa giờ sau, Loan và Thảo từ biệt ra về. Đạm đưa mắt nhìn theo một cách đáng thương. Hai con mắt Đạm đen nhánh trước kia, giờ đã mờ và sắp gần ngày nhắm hẳn, lộ ra một vẻ não nùng như trách móc, oán hờn ai.
Lúc qua sân, Loan thấy tâm hồn lạnh lẽo, đi sát vào người Thảo. Một chiếc lá vàng thong thả là là rơi qua mặt hai người. Loan nói:
- Gió hôm nay lạnh chị nhỉ?
Qua hàng rào sắt, thấp thoáng bóng mấy cô nữ học sinh tươi cười, vui vẻ. Loan nhớ lại cả một quãng đời thơ ấu mới ngày nào khi nàng với Đạm còn là hai cô học trò cắp sách đi học, thơ ngây mong ước một cuộc đời tốt đẹp.
Loan buồn rầu ngẫm nghĩ:
- Cái học kia chỉ làm cho mình biết và cảm thấy rõ những nỗi khổ phải gặp trên đường đời.
XII.
Dưới ánh đèn lờ mờ Loan đương ngồi cặm cụi thái mực. Lúc bấy
giờ vào quãng một giờ đêm. Mai là ngày giỗ to nhất trong năm. Loan là con dâu
trưởng, hôm đó phải cáng đáng mọi công việc, tuy nàng vẫn nghĩ rằng nếu có quyền
thì nàng sẽ bỏ hết cả cỗ bàn. Nghĩ vậy nhưng bây giờ nàng hãy biết phải nai
lưng ra làm cho trọn công việc một cô nàng dâu đã.
Quay lại, thấy con sen đương ngồi vừa thái su hào, vừa ngủ gật, Loan hỏi:
- Bình, từ tối đến giờ, mày đã ngủ chưa?
- Thưa cô, chưa, bà con dặn phải xong chỗ này mới được đi ngủ.
Loan nhìn rổ rau nói:
- Còn chừng kia mà mày vừa ngủ vừa thái thì đời nào xong. Để tao làm hộ. Cho mày đi ngủ kẻo mệt.
Khi con sen đi ra rồi, Loan lấy su hào ngồi cặm cụi thái. Bốn bề yên lặng, Loan thở dài, ôn lại trong trí những việc mới xảy ra trong vòng mấy tháng, trong khi tay nàng nhấc dao lên, ấn dao xuống như cái máy, Loan không biết trong mấy tháng nay có phải nàng đã sống thật hay là liên miên ở trong một giấc mộng dài. Nàng thấy ngày nào cũng giống ngày nào, nối tiếp nhau một cách nặng nề buồn tẻ. Nếu đời nàng cứ như thế mà kéo mãi thì có lẽ nàng đến hóa điên mất. Những nỗi đau khổ nàng phải chịu, những người chung sống với nàng, bấy lâu đã làm cho nàng hầu thành ra một người khác, tính nết cay chua và tâm hồn cằn cỗi.
Chính Loan cũng lấy làm lo sợ về sự thay đổi đó. Như hồi mới cưới Tuất về, mỗi lần Tuất bị bà Phán mắng - có khi bị đánh nữa - thì Loan tự nhiên thấy sung sướng trong lòng. Nghĩ lại, Loan tự mắng mình là khốn nạn, vì Loan thấy Loan cũng như những người kia lấy cái khổ của người khác làm cái sướng của mình, không biết tìm cách che chở cho một người hèn yếu. Hay đâu cái lòng thương người đó làm cho nàng đã khổ lại khổ thêm. Tuất mới đầu còn cảm động về tấm lòng tử tế của Loan, nhưng dần dần lầm sự tử tế với sự hiền lành, tìm cách lấn vợ cả, và được thể mẹ chồng cũng ghét Loan nên về bè với mẹ chồng. Đến khi đẻ được đứa con trai, thì Tuất nghiễm nhiên là người có công với gia đình nhà chồng; bà Phán Lợi cũng bắt đầu bênh vực Tuất ra mặt, nhất là khi Tuất có việc lôi thôi với Loan.
Loan còn nhớ rõ ràng vẻ mặt kiêu hãnh của Tuất, mấy hôm vì có việc bất bình, bà Phán nhắc đến chuyện nàng không biết đường dạy vợ lẽ. Tuất lúc ấy đương bế con, vênh mặt ngước mắt nhìn trần nhà, rồi lên giọng thẽo thợt, nói:
- Ở nhà này chỉ có mẹ tôi dạy tôi... chồng tôi dạy được tôi!
Bà Phán và Thân ngồi im như cho lời Tuất nói là phải. Loan toan mắng lại, nhưng cố nuốt giận và tự nhủ:
- Chấp làm gì một đứa vô giáo dục, không hiểu được lời mình nói. Thân phận đã tủi nhục như thế mà không biết, lại còn hợm mình làm cao.
Loan ngừng tay cắt, ngẫm nghĩ:
- Phiền nhất là mình cứ mãi mãi sống với những người vô học đó để họ quấy rầy mình.
Loan không bao giờ yêu Thân, ở với Thân không mong gì sinh con đẻ cái, nhưng bây giờ cũng như trước kia, nàng cũng là một vật sở hữu của Thân. Từ ngày có Tuất, nàng thấy Thân hững hờ với nàng... chỉ trừ ra độ Tuất có chửa sắp ở cữ thì nàng mới thấy Thân nhớ đến nàng là vợ mình, một người vợ tuy không yêu nhưng vì thói quen phải cần đến.
Loan cau mày, thương cho thân nàng, cái tuổi xanh của nàng đã phải phí đi để hiến cho một người không yêu nàng và không đáng có quyền được yêu nàng. Nghĩ đến đấy, Loan cắm đầu chăm chú đưa dao cắt thật mau, rồi muốn cho khỏi nghĩ ngợi, nàng vừa cắt vừa lẩm bẩm nói một mình:
- Miếng su hào này chưa được vuông vắn... Ừ mà phải cắt mỏng ít nữa. Cắt nốt chỗ su hào này phải tỉa cho hết bát củ cải kia...
Loan đã bắt đầu thấy mỏi lưng. Nàng ngồi dựa vào tường cho đỡ mệt và thấy thiu thiu buồn ngủ. Ngọn đèn gần hết dầu mờ mờ dần... chuông đồng hồ nhà trên thong thả gõ năm tiếng.
Tiếng bà Phán quát tháo bên tai làm Loan sực thức dậy. Con sen lúc đó đương đứng nép vào góc bếp, trên má còn in lằn mấy ngón tay. Loan vội nói:
- Thưa mẹ, con cho nó đi ngủ ấy ạ. Con thấy nó vừa thái vừa ngủ gật.
Bà Phán quay lại:
- Ngủ gật thì đập vào xác nó ấy.
- Thưa mẹ, con thái hộ nó, vì từ tối nó chưa được ngủ.
Bà Phán gắt:
- Tôi nói câu gì mợ cũng cãi lại xa xả... thế này làm sao đủ dùng cho người ta nấu nướng... Mợ lại bắt tôi phải hầu nó à...? Ừ, phải rồi, đã có gái già này!
Bích đi theo sau bà Phán, đưa mắt nhìn mấy rổ rau còn cắt dở, nói:
- Biết thế này thì mình cố thức cho xong. Cứ chắc ở nó... chẳng được tích sự gì, lỡ cả việc.
Bà Phán hỏi:
- Chị hai đã dậy chưa?
- Thưa mẹ chưa. Đêm qua, cháu nó quấy nên cô ấy phải thức.
- Thôi được, để nó ngủ.
Loan nghĩ bụng:
- Đứa bế quấy mà cả đêm không thấy tiếng khóc. Phải để cho cô hai nghỉ. để cô hai tốt sữa, nuôi cậu quý tử.
Dần dần, mọi người trong họ xuống đông đủ và bắt đầu làm việc.
Loan ngồi riêng ra một nơi cúi đầu yên lặng, không dự vào câu chuyện của các chị em họ. Nàng biết trước rằng hễ có dịp gặp nhau là họ nói cạnh nói khóe nhau, và đem những chuyện tư, chuyện riêng nói cho hả dạ. Ngoài những chuyện ấy ra, họ cũng không biết chuyện gì, cũng như sống ở trên đời, ngoài những cỗ bàn bếp núc, họ cũng không còn công việc khác nữa. Loan tính ra trong một họ Thân mỗi năm gần ba mươi cái giỗ. Một đời chỉ sống để lo công việc kỵ giỗ cũng là một đời đầy đủ, bận rộn lắm rồi.
- Gớm, chị trưởng hôm nay sao mà nghiêm trang thế?
Loan phải vội ngửng lên mỉm cười vì nàng biết là họ bắt đầu muốn sinh sự. Một cô nữa vừa cười vừa nói tiếp:
- Nghiêm trang không đúng. Phải nói là khinh khỉnh. Người ta là nữ văn sĩ kia mà, ai thèm nói chuyện với bọn quê mùa như các chị.
Bỗng có tiếng trẻ khóc ở nhà trên, bà Phán bảo Loan:
- Mợ trông hộ con hai nồi hải sâm để nó lên cho con bú.
Ngồi được một lúc thấy trong nồi thiếu nước, Loan cầm bát ra bể để lấy nước mưa.
Ngoài vườn trời nắng rực rỡ, một cơn gió thổi mạnh làm rung rinh những bông hoa cải màu vàng tươi. Vài con bướm trắng bị gió thổi bay tỏa ra trên luống cải, rồi chập chờn lượn quanh chỗ Loan đứng. Trên trời xanh trong vắt từng đám mây trắng bay thật nhanh như rủ rê nhau đi tìm những quãng không rộng rãi hơn.
Loan nghiêng mình toan múc nước bỗng ngừng lại, đăm đăm nhìn xuống đáy bể. Cũng như nước mưa in bóng những đám mây trắng bay qua, làn nước thu của đôi mắt Loan lúc đó long lanh thoáng in hình ảnh một giấc mộng xa xăm. Nhìn bóng mây, Loan thờ thẫn nhìn đến Dũng, bây giờ không biết trôi dạt tận nơi nào. Bấy lâu mê mải với cuộc đời phiêu lưu, không biết có khi nào chàng dừng chân tưởng nhớ tới người bạn gái xưa lẩn quất trong nơi tù hãm, và năm tháng vẫn mòn mỏi trông chàng; tuy biết rằng không còn ngày tụ họp nữa.
Loan thở dài, lẩm bẩm:
- Thế mà thấm thoát đã bốn năm rồi!
Lúc trở vào bếp thấy mọi người nhìn ra mà mình thì rơm rớm nước mắt, Loan cười gượng:
- Gớm, vào đây khói cay cả mắt.
Nghĩ đến nồi hải sâm, Loan giật mình nói:
- Thôi chết tôi rồi!
Bà Phán đến mở vung coi, rồi kêu:
- Khê mẹ nó rồi còn gì nữa!
Loan bảo khẽ Bích ngồi gần ấy:
- Sao cô không trông hộ tôi một tí.
- Tôi biết đâu. Mẹ bảo chị, chị không cẩn thận, chị lại sắp đổ lỗi cho tôi ấy phải không?
Mọi người đều ngửng lên nhìn. Bà huyện Tịch nói:
- Bà trưởng ơi là bà trưởng ơi! Khéo sao mà khéo thế.
Tuất cũng vừa dỗ con xong chạy xuống. Bà Phán nói:
- Nó dở bận con một tí mà cũng tìm cách làm hỏng của nó.
Thấy Tuất đến mở vung xem lại, bà Phán nói:
- Còn ăn gì được mà xem. Đem của khê ra không sợ người ta nói cho mục mả.
- Thế bây giờ làm thế nào?
- Làm thế nào? Đổ nó đi chứ còn thế nào nữa. Thế là cô hai có mỗi một món khéo hỏng be bét cả.
Tuất vùng vằng nhắc nồi hải sâm ra hiên đổ cả xuống rãnh.
- Thế này là xong!
Rồi nàng ngồi xuống bực cửa, ôm mặt khóc sụt sịt. Bà Phán hầm hầm chạy lại chỗ Loan đứng, nhiếc:
- Sao mà mợ ác, mợ xấu bụng lắm thế!
Tuy rất căm tức về cử chỉ của Tuất, Loan cũng cố nén lòng, ôn tồn đáp lại bà Phán:
- Thưa mẹ, con trót lỡ tay. Con làm hỏng thì con nhận chứ nếu muốn làm hại thì thiếu gì cách khác.
Bà Phán nói:
- Lỡ tay! Mợ bỏ đấy, đi đến nửa giờ đồng hồ, mợ định tâm làm khê của nó, mợ lại còn cãi. Điêu ngoa vừa vừa chứ.
Loan cũng không biết phân trần ra sao, đành cúi đầu nhận lỗi. Nàng toan nói với bà Phán nhận mua đền, nhưng nghĩ trong người không có lấy một xu, nên lại thôi.
Bà Phán quát:
- Mợ muốn sống thì mợ cầm ngay cái nồi kia đem ra ao rửa sạch đi. Mợ còn muốn đợi ai hầu nữa. Tôi, chứ người mẹ chồng khác thì người ta hết cả nồi hải sâm vào mặt ấy!
Rồi như nói thế cũng chưa đủ hả giận, bà Phán dí ngón tay vào trán Loan, quệt mạnh một cái và mai mỉa:
- Ác như thế... không trách được tuyệt đường sinh đẻ!
Quay lại, thấy con sen đương ngồi vừa thái su hào, vừa ngủ gật, Loan hỏi:
- Bình, từ tối đến giờ, mày đã ngủ chưa?
- Thưa cô, chưa, bà con dặn phải xong chỗ này mới được đi ngủ.
Loan nhìn rổ rau nói:
- Còn chừng kia mà mày vừa ngủ vừa thái thì đời nào xong. Để tao làm hộ. Cho mày đi ngủ kẻo mệt.
Khi con sen đi ra rồi, Loan lấy su hào ngồi cặm cụi thái. Bốn bề yên lặng, Loan thở dài, ôn lại trong trí những việc mới xảy ra trong vòng mấy tháng, trong khi tay nàng nhấc dao lên, ấn dao xuống như cái máy, Loan không biết trong mấy tháng nay có phải nàng đã sống thật hay là liên miên ở trong một giấc mộng dài. Nàng thấy ngày nào cũng giống ngày nào, nối tiếp nhau một cách nặng nề buồn tẻ. Nếu đời nàng cứ như thế mà kéo mãi thì có lẽ nàng đến hóa điên mất. Những nỗi đau khổ nàng phải chịu, những người chung sống với nàng, bấy lâu đã làm cho nàng hầu thành ra một người khác, tính nết cay chua và tâm hồn cằn cỗi.
Chính Loan cũng lấy làm lo sợ về sự thay đổi đó. Như hồi mới cưới Tuất về, mỗi lần Tuất bị bà Phán mắng - có khi bị đánh nữa - thì Loan tự nhiên thấy sung sướng trong lòng. Nghĩ lại, Loan tự mắng mình là khốn nạn, vì Loan thấy Loan cũng như những người kia lấy cái khổ của người khác làm cái sướng của mình, không biết tìm cách che chở cho một người hèn yếu. Hay đâu cái lòng thương người đó làm cho nàng đã khổ lại khổ thêm. Tuất mới đầu còn cảm động về tấm lòng tử tế của Loan, nhưng dần dần lầm sự tử tế với sự hiền lành, tìm cách lấn vợ cả, và được thể mẹ chồng cũng ghét Loan nên về bè với mẹ chồng. Đến khi đẻ được đứa con trai, thì Tuất nghiễm nhiên là người có công với gia đình nhà chồng; bà Phán Lợi cũng bắt đầu bênh vực Tuất ra mặt, nhất là khi Tuất có việc lôi thôi với Loan.
Loan còn nhớ rõ ràng vẻ mặt kiêu hãnh của Tuất, mấy hôm vì có việc bất bình, bà Phán nhắc đến chuyện nàng không biết đường dạy vợ lẽ. Tuất lúc ấy đương bế con, vênh mặt ngước mắt nhìn trần nhà, rồi lên giọng thẽo thợt, nói:
- Ở nhà này chỉ có mẹ tôi dạy tôi... chồng tôi dạy được tôi!
Bà Phán và Thân ngồi im như cho lời Tuất nói là phải. Loan toan mắng lại, nhưng cố nuốt giận và tự nhủ:
- Chấp làm gì một đứa vô giáo dục, không hiểu được lời mình nói. Thân phận đã tủi nhục như thế mà không biết, lại còn hợm mình làm cao.
Loan ngừng tay cắt, ngẫm nghĩ:
- Phiền nhất là mình cứ mãi mãi sống với những người vô học đó để họ quấy rầy mình.
Loan không bao giờ yêu Thân, ở với Thân không mong gì sinh con đẻ cái, nhưng bây giờ cũng như trước kia, nàng cũng là một vật sở hữu của Thân. Từ ngày có Tuất, nàng thấy Thân hững hờ với nàng... chỉ trừ ra độ Tuất có chửa sắp ở cữ thì nàng mới thấy Thân nhớ đến nàng là vợ mình, một người vợ tuy không yêu nhưng vì thói quen phải cần đến.
Loan cau mày, thương cho thân nàng, cái tuổi xanh của nàng đã phải phí đi để hiến cho một người không yêu nàng và không đáng có quyền được yêu nàng. Nghĩ đến đấy, Loan cắm đầu chăm chú đưa dao cắt thật mau, rồi muốn cho khỏi nghĩ ngợi, nàng vừa cắt vừa lẩm bẩm nói một mình:
- Miếng su hào này chưa được vuông vắn... Ừ mà phải cắt mỏng ít nữa. Cắt nốt chỗ su hào này phải tỉa cho hết bát củ cải kia...
Loan đã bắt đầu thấy mỏi lưng. Nàng ngồi dựa vào tường cho đỡ mệt và thấy thiu thiu buồn ngủ. Ngọn đèn gần hết dầu mờ mờ dần... chuông đồng hồ nhà trên thong thả gõ năm tiếng.
Tiếng bà Phán quát tháo bên tai làm Loan sực thức dậy. Con sen lúc đó đương đứng nép vào góc bếp, trên má còn in lằn mấy ngón tay. Loan vội nói:
- Thưa mẹ, con cho nó đi ngủ ấy ạ. Con thấy nó vừa thái vừa ngủ gật.
Bà Phán quay lại:
- Ngủ gật thì đập vào xác nó ấy.
- Thưa mẹ, con thái hộ nó, vì từ tối nó chưa được ngủ.
Bà Phán gắt:
- Tôi nói câu gì mợ cũng cãi lại xa xả... thế này làm sao đủ dùng cho người ta nấu nướng... Mợ lại bắt tôi phải hầu nó à...? Ừ, phải rồi, đã có gái già này!
Bích đi theo sau bà Phán, đưa mắt nhìn mấy rổ rau còn cắt dở, nói:
- Biết thế này thì mình cố thức cho xong. Cứ chắc ở nó... chẳng được tích sự gì, lỡ cả việc.
Bà Phán hỏi:
- Chị hai đã dậy chưa?
- Thưa mẹ chưa. Đêm qua, cháu nó quấy nên cô ấy phải thức.
- Thôi được, để nó ngủ.
Loan nghĩ bụng:
- Đứa bế quấy mà cả đêm không thấy tiếng khóc. Phải để cho cô hai nghỉ. để cô hai tốt sữa, nuôi cậu quý tử.
Dần dần, mọi người trong họ xuống đông đủ và bắt đầu làm việc.
Loan ngồi riêng ra một nơi cúi đầu yên lặng, không dự vào câu chuyện của các chị em họ. Nàng biết trước rằng hễ có dịp gặp nhau là họ nói cạnh nói khóe nhau, và đem những chuyện tư, chuyện riêng nói cho hả dạ. Ngoài những chuyện ấy ra, họ cũng không biết chuyện gì, cũng như sống ở trên đời, ngoài những cỗ bàn bếp núc, họ cũng không còn công việc khác nữa. Loan tính ra trong một họ Thân mỗi năm gần ba mươi cái giỗ. Một đời chỉ sống để lo công việc kỵ giỗ cũng là một đời đầy đủ, bận rộn lắm rồi.
- Gớm, chị trưởng hôm nay sao mà nghiêm trang thế?
Loan phải vội ngửng lên mỉm cười vì nàng biết là họ bắt đầu muốn sinh sự. Một cô nữa vừa cười vừa nói tiếp:
- Nghiêm trang không đúng. Phải nói là khinh khỉnh. Người ta là nữ văn sĩ kia mà, ai thèm nói chuyện với bọn quê mùa như các chị.
Bỗng có tiếng trẻ khóc ở nhà trên, bà Phán bảo Loan:
- Mợ trông hộ con hai nồi hải sâm để nó lên cho con bú.
Ngồi được một lúc thấy trong nồi thiếu nước, Loan cầm bát ra bể để lấy nước mưa.
Ngoài vườn trời nắng rực rỡ, một cơn gió thổi mạnh làm rung rinh những bông hoa cải màu vàng tươi. Vài con bướm trắng bị gió thổi bay tỏa ra trên luống cải, rồi chập chờn lượn quanh chỗ Loan đứng. Trên trời xanh trong vắt từng đám mây trắng bay thật nhanh như rủ rê nhau đi tìm những quãng không rộng rãi hơn.
Loan nghiêng mình toan múc nước bỗng ngừng lại, đăm đăm nhìn xuống đáy bể. Cũng như nước mưa in bóng những đám mây trắng bay qua, làn nước thu của đôi mắt Loan lúc đó long lanh thoáng in hình ảnh một giấc mộng xa xăm. Nhìn bóng mây, Loan thờ thẫn nhìn đến Dũng, bây giờ không biết trôi dạt tận nơi nào. Bấy lâu mê mải với cuộc đời phiêu lưu, không biết có khi nào chàng dừng chân tưởng nhớ tới người bạn gái xưa lẩn quất trong nơi tù hãm, và năm tháng vẫn mòn mỏi trông chàng; tuy biết rằng không còn ngày tụ họp nữa.
Loan thở dài, lẩm bẩm:
- Thế mà thấm thoát đã bốn năm rồi!
Lúc trở vào bếp thấy mọi người nhìn ra mà mình thì rơm rớm nước mắt, Loan cười gượng:
- Gớm, vào đây khói cay cả mắt.
Nghĩ đến nồi hải sâm, Loan giật mình nói:
- Thôi chết tôi rồi!
Bà Phán đến mở vung coi, rồi kêu:
- Khê mẹ nó rồi còn gì nữa!
Loan bảo khẽ Bích ngồi gần ấy:
- Sao cô không trông hộ tôi một tí.
- Tôi biết đâu. Mẹ bảo chị, chị không cẩn thận, chị lại sắp đổ lỗi cho tôi ấy phải không?
Mọi người đều ngửng lên nhìn. Bà huyện Tịch nói:
- Bà trưởng ơi là bà trưởng ơi! Khéo sao mà khéo thế.
Tuất cũng vừa dỗ con xong chạy xuống. Bà Phán nói:
- Nó dở bận con một tí mà cũng tìm cách làm hỏng của nó.
Thấy Tuất đến mở vung xem lại, bà Phán nói:
- Còn ăn gì được mà xem. Đem của khê ra không sợ người ta nói cho mục mả.
- Thế bây giờ làm thế nào?
- Làm thế nào? Đổ nó đi chứ còn thế nào nữa. Thế là cô hai có mỗi một món khéo hỏng be bét cả.
Tuất vùng vằng nhắc nồi hải sâm ra hiên đổ cả xuống rãnh.
- Thế này là xong!
Rồi nàng ngồi xuống bực cửa, ôm mặt khóc sụt sịt. Bà Phán hầm hầm chạy lại chỗ Loan đứng, nhiếc:
- Sao mà mợ ác, mợ xấu bụng lắm thế!
Tuy rất căm tức về cử chỉ của Tuất, Loan cũng cố nén lòng, ôn tồn đáp lại bà Phán:
- Thưa mẹ, con trót lỡ tay. Con làm hỏng thì con nhận chứ nếu muốn làm hại thì thiếu gì cách khác.
Bà Phán nói:
- Lỡ tay! Mợ bỏ đấy, đi đến nửa giờ đồng hồ, mợ định tâm làm khê của nó, mợ lại còn cãi. Điêu ngoa vừa vừa chứ.
Loan cũng không biết phân trần ra sao, đành cúi đầu nhận lỗi. Nàng toan nói với bà Phán nhận mua đền, nhưng nghĩ trong người không có lấy một xu, nên lại thôi.
Bà Phán quát:
- Mợ muốn sống thì mợ cầm ngay cái nồi kia đem ra ao rửa sạch đi. Mợ còn muốn đợi ai hầu nữa. Tôi, chứ người mẹ chồng khác thì người ta hết cả nồi hải sâm vào mặt ấy!
Rồi như nói thế cũng chưa đủ hả giận, bà Phán dí ngón tay vào trán Loan, quệt mạnh một cái và mai mỉa:
- Ác như thế... không trách được tuyệt đường sinh đẻ!
PHẦN THỨ BA
I.
- Mợ tắt đèn!
- Để tôi đọc nốt đoạn này đã. Cậu cứ quen như ở ấp. Bây giờ mới hơn tám giờ, ở Hà Nội ai lại ngủ sớm.
Nói vậy song không phải vì Loan muốn đọc sách nên để đèn sáng. Tuy mắt nàng nhìn vào trang giấy, nhưng trí nàng để vào những chuyện đâu đâu. Thnh thoảng nàng lại với con dao díp để ở đầu bàn và thong thả đưa dao rọc sách, mắt vẫn nhìn vào trang giấy như một người đương xem mê mải.
Loan thấy Thân nằm bên cạnh chốc chốc lại vật mình, thở dài. Nàng biết Thân bực lắm, vì Thân chỉ đợi nàng tắt đèn đi ngủ là xuống nhà dưới với Tuất, vì từ hôm dọn nhà lên Hà Nội để chữa lại nhà ở dưới ấp, Tuất về quê vắng, hôm nay vừa mới lên.
- Sao bảo mợ tắt đèn, mợ lại không tắt đèn?
- Ô hay! Cậu cứ đi ngủ đi, tôi cần đèn để xem sách.
- Mợ để đèn tôi không ngủ được.
- Cậu xoay mặt vào tường mà ngủ.
Loan hơi lấy làm lạ về câu nói gắt gỏng và lần đầu có ý trịch thượng của mình đối với chồng. Là vì bị bắt nạt lâu, đến khi muốn chống cự lại thì bao giờ cũng làm quá để tỏ ra rằng mình không thể chịu nhịn được nữa. Loan đã đến cái thời kỳ ấy. Mới hơn một tuần lễ nay, nàng có cái ý tưởng rằng: hễ người ta còn dễ bắt nạt, thì người ta còn bắt nạt mãi, và muốn cho người ta vị nể mình, thì không gì hơn là chống cự lại. Loan có ngờ đâu rằng làm như thế, chính là bắt đầu bất phục tùng cái chế độ hiện có trong gia đình. Loan đã đến thời kỳ không cần nữa, nên nàng không hiểu được cớ sao bấy lâu nàng đã chịu nhịn được như thế. Nàng vẫn tự hỏi:
- Cái gì bắt ta phải đau đớn, khổ nhục mãi mãi?
Cái cớ hy sinh để được vừa lòng mẹ trước kia bây giờ không đủ sức mạnh để dìu dắt nàng nữa. Nàng chỉ nhận thấy bấy lâu nàng đã hèn nhát sống theo tục lệ, không có cái can đảm phá tan những tục lệ mà cái học của nàng đã cho nàng biết được rằng đáng bỏ, đáng phá.
- Tôi bảo mợ không nghe à? Phép ở đâu thế?
- Tôi xin cậu để yên cho tôi xem. Cậu muốn tắt đèn thì ra mà tắt.
Yên lặng một lúc rồi Loan thấy chồng giật lấy quyển sách ở tay nàng vứt mạnh xuống đất. Loan đặt con dao lên bàn, cúi xuống nhặt sách, phủ bụi rồi lẳng lặng giở ra đọc, làm như không xảy ra sự gì cả. Loan thấy Thân ngồi nhỏm dậy, liền quay lại hỏi:
- Cậu làm gì thế?
- Mợ không được láo.
- Tôi láo cái gì?
Thân đập mạnh hai tay xuống chiếu quát:
- Mợ cãi à?
Rồi tiện chân đạp mạnh vào lưng Loan, làm Loan ngã lăn xuống đất. Nàng vừa lóp ngóp dậy đương vấn lại tóc thì ở ngoài nhà có tiếng bà Phán:
- Làm cái gì mà huỳnh huỵch trong ấy thế? Có dạy vợ thì lúc khác hãy dạy, để yên cho người ta ngủ.
Loan nói:
- Ai dạy ai? Động một tí thì dạy. Tôi không cần ai dạy tôi.
Thân cầm cái gối lăm le ném vào Loan:
- Phải, có thế mới là đồ mất dạy.
Loan đáp:
- Mất dạy là đánh người đàn bà yếu ớt, hèn nhát một lũ...
Bà Phán vội quá, đi chân đất vào buồng, nhìn Loan hỏi:
- Mợ nói gì thế?... Mày nói gì thế, con kia?
Loan quay mặt vào trong không đáp. Bà Phán nói tiếp:
- Bà thử đánh mày một cái tát xem mày còn bảo là hèn nhát nữa không?
Loan nói:
- Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi.
- Tao có quyền, mày cứ chửi lại xem nào.
Loan quay lại:
- Tôi không quen chửi. Chửi người khác tức bẩn mồm mình.
Lần đầu bà Phán thấy một câu như vậy ở miệng Loan nói ra. Bà nhảy chồm lên, hai mắt tròn xoe rồi sấn lại nắm lấy Loan tát túi bụi. Con Bình thấy có tiếng động chạy vào xin hộ Loan:
- Con lạy bà, lạy cậu tha cho mợ con.
Bà Phán ngừng tay ngoảnh lại:
- Tha gì, đánh cho chết!
Rồi bà vừa thở vừa bảo Thân:
- Tao không thèm tát nữa bẩn tay. Mày dần xác nó ra cho tao.
Loan vuốt tóc ngửng lên nhìn thẳng vào mặt mẹ chồng:
- Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai. Bà đánh tôi, tôi không...
Nói chưa dứt lời, Loan giật mạnh tay ra, đứng lùi lại sau. Bà Phán ôm lấy ngực rồi nằm vật xuống giường kêu:
- Trời ơi! Nó đánh chết tôi!
Loan nói:
- Bà đừng vu oan.
Rồi thấy Thân chạy lại, Loan bảo:
- Tôi xin cậu đừng chạm vào người tôi.
Vừa nói hết câu thì một cái đấm mạnh vào ngực làm Loan chau mày, cúi gục đầu vào tường, rồi người nàng bị đẩy ngã lăn xuống đất. Nàng cố sức đứng dậy đi lùi vào góc giường và cảm thấy cái phẩm giá mình lúc ấy không bằng phẩm giá một con vật.
- Mợ muốn sống thì đứng lại!
Bà Phán đã ngồi dậy, trỏ tay, mồm nói:
- Đánh chết nó đi cho tôi. Chết đã có tôi chịu tội.
Loan vẫn lùi. Thân hục hặc nhìn quanh, rồi tiện tay cầm ngay lấy cái lọ đồng sấn lại phía nàng. Loan thấy Thân đã đến gần mình, trong lúc hốt hoảng liền vớ ngay con dao díp rọc sách để ở bàn định giơ đỡ, Thân như con hổ dữ đạp đổ một cái lọ đồng đập vào Loan. Loan né mình tránh được và trượt chân ngã xuống giường, con dao cầm chắc trong tay. Thân quá đà cũng ngã mạnh vào người Loan, Loan thấy cái cán dao ấn mạnh lên tay nàng và Thân kêu lên một tiếng. Con sen cũng kêu theo:
- Trời ơi, cậu giết chết mợ con rồi!
Loan buông dao, rút mạnh tay đứng dậy, còn Thân thì nằm ngửa ra hai tay ôm ngực. Bỗng Loan mở to mắt nhìn một vết đỏ loang trên áo Thân. Nàng sợ hãi đưa tay lên che mồm, bỗng dừng lại: mấy ngón tay nàng vấy máu đỏ lòe.
Loan đứng sững không nhúc nhích trong lúc bà Phán kêu gọi thất thanh. Bích, Châu và Tuất ở ngoài chạy vào ngơ ngác, rồi xúm quanh chỗ Thân nằm. Loan vẫn đứng yên mê man, bên tai nàng văng vẳng tiếng nói cuống quít lẫn với tiếng kêu khóc. Bà Phán đứng lên quay lại nhìn Loan, Loan suốt đời không quên được hai con mắt của bà Phán nhìn nàng:
- Con bà mà chết thì mày bỏ xác mày với bà.
Một y sĩ ở gần đó thấy tiếng kêu chạy lại. Mọi người đều dãn ra. Y sĩ cúi xuống xem xét một lúc rồi lắc đầu nói:
- Trúng tim... cụ cho đi trình cẩm và bảo người về nhà tôi lấy thuốc và bông lại đây ngay. Cụ cho thuê xe đưa ông vào nhà thương.
Nhưng nghĩ một lát, y sĩ lắc đầu nói:
- Không kịp.
Loan hiểu ngay, liền chạy vội lại chỗ Thân nằm. Thấy bà Phán kêu rú lên xua tay đuổi, y sĩ vội nói:
- Không sao, cụ cứ để bà ấy đến.
Vì chàng biết rằng Thân không còn sống được mấy lúc nữa.
Loan ngồi ghé bên giường nhìn Thân, Thân lúc bấy giờ mặt đã xám lại, hai con mắt nhìn hết cả tinh thần.
- Tôi xin lỗi cậu.
Loan ngừng lại vì nàng vừa thấy Thân trợn ngược mắt và y sĩ thốt ra một câu bằng tiếng Pháp:
- Thế là hết!
Y sĩ cúi mình, giơ tay vuốt mắt Thân. Loan phải đứng dậy, lùi ra phía sau để nhường chỗ cho bà Phán và Bích cùng Tuất. Thấy cái cảnh chồng nằm chết tự tay mình, với mấy người xúm quanh khóc lóc thảm thiết, Loan ngồi gục xuống bàn, mắt mở to nhìn thẳng ra trước mặt. Nàng lẩm bẩm:
- Đó, kết quả của một đời nhẫn nhục, đau khổ.
Rồi hai dòng nước mắt từ từ chảy xuống má.
Viên cẩm và lính cảnh sát vào lúc nào Loan cũng không biết. Bỗng có tiếng hỏi thật to bằng tiếng Pháp:
- Ai giết?
Loan giật mình ngửng lên. Người đội dịch ra tiếng ta xong, thì Loan thấy bà Phán chỉ vào nàng nói:
- Nó giết chồng nó.
Loan đứng phắt dậy nói tiếng Pháp với viên cẩm:
- Không! Chồng tôi định đánh tôi và ngã vào con dao tôi cầm ở tay.
- Bà giảng nghĩa với ông dự thẩm sau.
Rồi viên cẩm bảo người cảnh sát:
- Đứng canh lấy người này... và bảo những người kia đứng ra xa để ông dự thẩm đến làm biên bản.
Khi ông dự thẩm đến, Loan cũng cứ theo đúng sự thực cung khai. Thấy bà Phán nói liều và bịa thêm vào để đổ tội cho mình, Loan tức mình nói to:
- Bà nói sai cả. Ai giết con bà?
Nhưng ông dự thẩm ra hiệu bảo nàng im, để lấy cung Bích, Châu, Tuất và con sen. Chỉ có con sen là khai giống như lời khai của Loan, nghĩa là đúng sự thật.
Làm xong biên bản, người sen đầm theo lệnh ông dự thẩm cho còng xích vào tay Loan. Vòng sắt lạnh làm Loan rùng mình, cúi đầu, nhắm mắt, nhưng nàng ngửng lên ngay, thản nhiên nhìn mọi người. Tuy lần này là lần đầu nàng cho tay vào xiềng xích, nhưng cái thân nàng vẫn bị giam hãm từ lâu.
Nàng lẳng lặng theo người sen đầm ra cửa không quay mặt lại. Đã bốn năm nay, từ ngày bước chân về nhà chồng đến giờ, lần này mới là lần nàng đi khỏi cửa mà biết rằng đi hẳn, không bao giờ còn có ngày trở lại nữa.
Tuy hai tay bị xích và thân mình sắp bị giam cầm, lúc Loan bước qua ngưỡng cửa, nàng vẫn có cái cảm tưởng rằng vừa bước ra khỏi một nơi tù tội.
- Để tôi đọc nốt đoạn này đã. Cậu cứ quen như ở ấp. Bây giờ mới hơn tám giờ, ở Hà Nội ai lại ngủ sớm.
Nói vậy song không phải vì Loan muốn đọc sách nên để đèn sáng. Tuy mắt nàng nhìn vào trang giấy, nhưng trí nàng để vào những chuyện đâu đâu. Thnh thoảng nàng lại với con dao díp để ở đầu bàn và thong thả đưa dao rọc sách, mắt vẫn nhìn vào trang giấy như một người đương xem mê mải.
Loan thấy Thân nằm bên cạnh chốc chốc lại vật mình, thở dài. Nàng biết Thân bực lắm, vì Thân chỉ đợi nàng tắt đèn đi ngủ là xuống nhà dưới với Tuất, vì từ hôm dọn nhà lên Hà Nội để chữa lại nhà ở dưới ấp, Tuất về quê vắng, hôm nay vừa mới lên.
- Sao bảo mợ tắt đèn, mợ lại không tắt đèn?
- Ô hay! Cậu cứ đi ngủ đi, tôi cần đèn để xem sách.
- Mợ để đèn tôi không ngủ được.
- Cậu xoay mặt vào tường mà ngủ.
Loan hơi lấy làm lạ về câu nói gắt gỏng và lần đầu có ý trịch thượng của mình đối với chồng. Là vì bị bắt nạt lâu, đến khi muốn chống cự lại thì bao giờ cũng làm quá để tỏ ra rằng mình không thể chịu nhịn được nữa. Loan đã đến cái thời kỳ ấy. Mới hơn một tuần lễ nay, nàng có cái ý tưởng rằng: hễ người ta còn dễ bắt nạt, thì người ta còn bắt nạt mãi, và muốn cho người ta vị nể mình, thì không gì hơn là chống cự lại. Loan có ngờ đâu rằng làm như thế, chính là bắt đầu bất phục tùng cái chế độ hiện có trong gia đình. Loan đã đến thời kỳ không cần nữa, nên nàng không hiểu được cớ sao bấy lâu nàng đã chịu nhịn được như thế. Nàng vẫn tự hỏi:
- Cái gì bắt ta phải đau đớn, khổ nhục mãi mãi?
Cái cớ hy sinh để được vừa lòng mẹ trước kia bây giờ không đủ sức mạnh để dìu dắt nàng nữa. Nàng chỉ nhận thấy bấy lâu nàng đã hèn nhát sống theo tục lệ, không có cái can đảm phá tan những tục lệ mà cái học của nàng đã cho nàng biết được rằng đáng bỏ, đáng phá.
- Tôi bảo mợ không nghe à? Phép ở đâu thế?
- Tôi xin cậu để yên cho tôi xem. Cậu muốn tắt đèn thì ra mà tắt.
Yên lặng một lúc rồi Loan thấy chồng giật lấy quyển sách ở tay nàng vứt mạnh xuống đất. Loan đặt con dao lên bàn, cúi xuống nhặt sách, phủ bụi rồi lẳng lặng giở ra đọc, làm như không xảy ra sự gì cả. Loan thấy Thân ngồi nhỏm dậy, liền quay lại hỏi:
- Cậu làm gì thế?
- Mợ không được láo.
- Tôi láo cái gì?
Thân đập mạnh hai tay xuống chiếu quát:
- Mợ cãi à?
Rồi tiện chân đạp mạnh vào lưng Loan, làm Loan ngã lăn xuống đất. Nàng vừa lóp ngóp dậy đương vấn lại tóc thì ở ngoài nhà có tiếng bà Phán:
- Làm cái gì mà huỳnh huỵch trong ấy thế? Có dạy vợ thì lúc khác hãy dạy, để yên cho người ta ngủ.
Loan nói:
- Ai dạy ai? Động một tí thì dạy. Tôi không cần ai dạy tôi.
Thân cầm cái gối lăm le ném vào Loan:
- Phải, có thế mới là đồ mất dạy.
Loan đáp:
- Mất dạy là đánh người đàn bà yếu ớt, hèn nhát một lũ...
Bà Phán vội quá, đi chân đất vào buồng, nhìn Loan hỏi:
- Mợ nói gì thế?... Mày nói gì thế, con kia?
Loan quay mặt vào trong không đáp. Bà Phán nói tiếp:
- Bà thử đánh mày một cái tát xem mày còn bảo là hèn nhát nữa không?
Loan nói:
- Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi.
- Tao có quyền, mày cứ chửi lại xem nào.
Loan quay lại:
- Tôi không quen chửi. Chửi người khác tức bẩn mồm mình.
Lần đầu bà Phán thấy một câu như vậy ở miệng Loan nói ra. Bà nhảy chồm lên, hai mắt tròn xoe rồi sấn lại nắm lấy Loan tát túi bụi. Con Bình thấy có tiếng động chạy vào xin hộ Loan:
- Con lạy bà, lạy cậu tha cho mợ con.
Bà Phán ngừng tay ngoảnh lại:
- Tha gì, đánh cho chết!
Rồi bà vừa thở vừa bảo Thân:
- Tao không thèm tát nữa bẩn tay. Mày dần xác nó ra cho tao.
Loan vuốt tóc ngửng lên nhìn thẳng vào mặt mẹ chồng:
- Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai. Bà đánh tôi, tôi không...
Nói chưa dứt lời, Loan giật mạnh tay ra, đứng lùi lại sau. Bà Phán ôm lấy ngực rồi nằm vật xuống giường kêu:
- Trời ơi! Nó đánh chết tôi!
Loan nói:
- Bà đừng vu oan.
Rồi thấy Thân chạy lại, Loan bảo:
- Tôi xin cậu đừng chạm vào người tôi.
Vừa nói hết câu thì một cái đấm mạnh vào ngực làm Loan chau mày, cúi gục đầu vào tường, rồi người nàng bị đẩy ngã lăn xuống đất. Nàng cố sức đứng dậy đi lùi vào góc giường và cảm thấy cái phẩm giá mình lúc ấy không bằng phẩm giá một con vật.
- Mợ muốn sống thì đứng lại!
Bà Phán đã ngồi dậy, trỏ tay, mồm nói:
- Đánh chết nó đi cho tôi. Chết đã có tôi chịu tội.
Loan vẫn lùi. Thân hục hặc nhìn quanh, rồi tiện tay cầm ngay lấy cái lọ đồng sấn lại phía nàng. Loan thấy Thân đã đến gần mình, trong lúc hốt hoảng liền vớ ngay con dao díp rọc sách để ở bàn định giơ đỡ, Thân như con hổ dữ đạp đổ một cái lọ đồng đập vào Loan. Loan né mình tránh được và trượt chân ngã xuống giường, con dao cầm chắc trong tay. Thân quá đà cũng ngã mạnh vào người Loan, Loan thấy cái cán dao ấn mạnh lên tay nàng và Thân kêu lên một tiếng. Con sen cũng kêu theo:
- Trời ơi, cậu giết chết mợ con rồi!
Loan buông dao, rút mạnh tay đứng dậy, còn Thân thì nằm ngửa ra hai tay ôm ngực. Bỗng Loan mở to mắt nhìn một vết đỏ loang trên áo Thân. Nàng sợ hãi đưa tay lên che mồm, bỗng dừng lại: mấy ngón tay nàng vấy máu đỏ lòe.
Loan đứng sững không nhúc nhích trong lúc bà Phán kêu gọi thất thanh. Bích, Châu và Tuất ở ngoài chạy vào ngơ ngác, rồi xúm quanh chỗ Thân nằm. Loan vẫn đứng yên mê man, bên tai nàng văng vẳng tiếng nói cuống quít lẫn với tiếng kêu khóc. Bà Phán đứng lên quay lại nhìn Loan, Loan suốt đời không quên được hai con mắt của bà Phán nhìn nàng:
- Con bà mà chết thì mày bỏ xác mày với bà.
Một y sĩ ở gần đó thấy tiếng kêu chạy lại. Mọi người đều dãn ra. Y sĩ cúi xuống xem xét một lúc rồi lắc đầu nói:
- Trúng tim... cụ cho đi trình cẩm và bảo người về nhà tôi lấy thuốc và bông lại đây ngay. Cụ cho thuê xe đưa ông vào nhà thương.
Nhưng nghĩ một lát, y sĩ lắc đầu nói:
- Không kịp.
Loan hiểu ngay, liền chạy vội lại chỗ Thân nằm. Thấy bà Phán kêu rú lên xua tay đuổi, y sĩ vội nói:
- Không sao, cụ cứ để bà ấy đến.
Vì chàng biết rằng Thân không còn sống được mấy lúc nữa.
Loan ngồi ghé bên giường nhìn Thân, Thân lúc bấy giờ mặt đã xám lại, hai con mắt nhìn hết cả tinh thần.
- Tôi xin lỗi cậu.
Loan ngừng lại vì nàng vừa thấy Thân trợn ngược mắt và y sĩ thốt ra một câu bằng tiếng Pháp:
- Thế là hết!
Y sĩ cúi mình, giơ tay vuốt mắt Thân. Loan phải đứng dậy, lùi ra phía sau để nhường chỗ cho bà Phán và Bích cùng Tuất. Thấy cái cảnh chồng nằm chết tự tay mình, với mấy người xúm quanh khóc lóc thảm thiết, Loan ngồi gục xuống bàn, mắt mở to nhìn thẳng ra trước mặt. Nàng lẩm bẩm:
- Đó, kết quả của một đời nhẫn nhục, đau khổ.
Rồi hai dòng nước mắt từ từ chảy xuống má.
Viên cẩm và lính cảnh sát vào lúc nào Loan cũng không biết. Bỗng có tiếng hỏi thật to bằng tiếng Pháp:
- Ai giết?
Loan giật mình ngửng lên. Người đội dịch ra tiếng ta xong, thì Loan thấy bà Phán chỉ vào nàng nói:
- Nó giết chồng nó.
Loan đứng phắt dậy nói tiếng Pháp với viên cẩm:
- Không! Chồng tôi định đánh tôi và ngã vào con dao tôi cầm ở tay.
- Bà giảng nghĩa với ông dự thẩm sau.
Rồi viên cẩm bảo người cảnh sát:
- Đứng canh lấy người này... và bảo những người kia đứng ra xa để ông dự thẩm đến làm biên bản.
Khi ông dự thẩm đến, Loan cũng cứ theo đúng sự thực cung khai. Thấy bà Phán nói liều và bịa thêm vào để đổ tội cho mình, Loan tức mình nói to:
- Bà nói sai cả. Ai giết con bà?
Nhưng ông dự thẩm ra hiệu bảo nàng im, để lấy cung Bích, Châu, Tuất và con sen. Chỉ có con sen là khai giống như lời khai của Loan, nghĩa là đúng sự thật.
Làm xong biên bản, người sen đầm theo lệnh ông dự thẩm cho còng xích vào tay Loan. Vòng sắt lạnh làm Loan rùng mình, cúi đầu, nhắm mắt, nhưng nàng ngửng lên ngay, thản nhiên nhìn mọi người. Tuy lần này là lần đầu nàng cho tay vào xiềng xích, nhưng cái thân nàng vẫn bị giam hãm từ lâu.
Nàng lẳng lặng theo người sen đầm ra cửa không quay mặt lại. Đã bốn năm nay, từ ngày bước chân về nhà chồng đến giờ, lần này mới là lần nàng đi khỏi cửa mà biết rằng đi hẳn, không bao giờ còn có ngày trở lại nữa.
Tuy hai tay bị xích và thân mình sắp bị giam cầm, lúc Loan bước qua ngưỡng cửa, nàng vẫn có cái cảm tưởng rằng vừa bước ra khỏi một nơi tù tội.
II.
Thảo đặt vội chén nước xuống bàn, lắng tai nghe, mắt ngơ
ngác. Lâm hỏi:
- Việc gì thế mợ?
Bỗng có tiếng trẻ báo bán báo rao ở xa xa:
- Tân Văn... 6 trang... cô Loan giết chồng...
Lâm hỏi:
- Cô Loan nào? Mợ thử mua một số xem. Hay là Loan...
Thảo ra cổng một lúc rồi chạy vào hoảng hốt:
- Chính chị Loan, cậu ạ!
Rồi hai người vội trải tờ báo xuống bàn, cắm cúi đọc:
"Cô Loan, một gái tân thời, sau một cuộc cãi lộn với chồng và mẹ chồng, cầm dao đâm chồng chết. Hiện cô đã bị bắt giam... "
Lâm nói:
- Làm thế nào bây giờ?
- Cậu viết thư xin phép nghỉ chiều hôm nay. Ta lại cụ Hai hỏi thăm tin tức rồi ta lại thăm chị ấy... Tôi có ngờ đâu nông nỗi này.
Lâm nói:
- Tôi thì vẫn sợ từ lâu. Loan rất nóng tính mà bấy lâu chịu nhịn được như thế, thể nào chẳng có ngày lôi thôi. Nhưng biết đâu là Loan đã giết chồng. Về chỗ Loan đâm chồng, báo nói mập mờ lắm...
Thảo cau mày đáp:
- Báo này xưa nay vẫn ghét bọn gái mới. Hễ được dịp là họ công kích, họ cần gì đăng đúng sự thực. Chưa chi họ đã đặt điều nói xấu Loan rồi ấy. Cậu viết thư ngay đi rồi ta lại cụ Hai.
Lúc Lâm và Thảo đến nơi thì bà Hai đương ngồi khóc. Sau khi đã nghe bà Hai kể chuyện lại, Thảo nhìn chồng nói:
- Thế này không sợ lắm. Loan có quyền chống cự lại.
Rồi nàng quay lại nói với bà Hai:
- Xin cụ đừng lo. Thưa cụ, chỗ chị Loan với con là bạn chí thân. Cụ cho phép con lo liệu mọi việc. Con xin chạy thầy kiện. May ra thì không việc gì.
Bà Hai kể chuyện xong lại khóc. Hai tay đấm vào ngực than vãn:
- Nó làm khổ tôi. Nó làm dơ riễu cả nhà tôi. Hai bác tính, tôi hiếm hoi có một đứa con, cũng tưởng gây dựng cho nó nên người tử tế, có ngờ đâu bây giờ tôi hóa ra mẹ một đứa con giết chồng. Nhục nhã chưa?
Thảo đưa mắt nhìn Lâm, khó chịu. Người mẹ mà Loan yêu nhất đời, mà Loan vì muốn cho vui lòng, hy sinh cả hạnh phúc ái tình, ngờ đâu lại là người thốt ra những câu trách móc, thóa mạ Loan như thế. Thảo muốn nói một vài câu phân trần, nhưng lại thôi, nàng biết là không phải lúc: nàng biết là bà Hai không sao hiểu được Loan. Bây giờ Thảo mới thấy đúng câu của Loan vẫn nói với
nàng hồi trước: "Hai mẹ con, hai thế giới, khó có thể hiểu nhau được".
Lâm và Thảo từ biệt bà Hai để vào thăm Loan. Gặp Loan ở nhà pha, sau mấy tháng cách biệt, Thảo cảm động quá, ứa nước mắt khóc.
Loan nhìn bạn, ôn tồn nói:
- Chị vẫn bảo em nên can đảm. Em xin can đảm cho đến phút cuối cùng, xin chị đừng buồn vì em.
Thảo đưa vạt áo lau nước mắt, trông thấy bạn gầy gò, xanh xao và nghĩ đến bạn bấy lâu đã khổ sở, lại còn có ngày sa chân vòng tù tội, Thảo thở dài bảo Loan:
- Tôi hối hận lắm. Lúc khuyên chị, tôi không tưởng đến nông nỗi này.
- Không, chị không có lỗi gì cả. Mà cũng không có lỗi gì với ai. Em chỉ buồn rằng vì em mà một người đã chết, chứ em không hối hận gì cả. Chồng em chết oan không phải em giết, em không phải là một người giết chồng. Ra tòa em cứ sự thực em khai, nếu có phải tội, em cũng đành chịu thứ hình phạt mà xã hội đã định cho kẻ lỡ tay giết người.
Rồi Loan kể rành mạch việc đã xảy ra cho hai bạn nghe.
- Đấy, chị xem, là một việc cãi nhau xoàng như người ta thường thấy ở các gia đình. Xảy ra ánh mạng như thế này là một sự bất ngờ chỉ vì lỡ tay mà ra.
Lâm nói:
- Chỉ sợ người ta dựa vào cớ mình bất phục tòng chồng, cho mình định tâm giết người vì căm tức.
Thảo ngắt lời chồng:
- Dẫu sao, chị ấy cũng có quyền chống cự lại những khi thấy nguy đến tính mệnh. Việc này không lo, đã có trạng sư.
Rồi Thảo cầm tay Loan âu yếm nói:
- Chị cứ để chúng tôi lo liệu hết cách cho chị khỏi tù tội. Vì một người như chị đã chịu đau khổ trong bao lâu, không lẽ nào lại còn phải chịu đau khổ nữa.
Lúc sắp từ biệt Loan. Thảo ghé vào tai bạn dặn nhỏ:
- Cốt nhất là chị đừng đả động gì đến việc của chị với Dũng.
Loan mỉm cười chua chát, đôi mắt mơ màng nhìn bạn sẽ gật.
- Việc gì thế mợ?
Bỗng có tiếng trẻ báo bán báo rao ở xa xa:
- Tân Văn... 6 trang... cô Loan giết chồng...
Lâm hỏi:
- Cô Loan nào? Mợ thử mua một số xem. Hay là Loan...
Thảo ra cổng một lúc rồi chạy vào hoảng hốt:
- Chính chị Loan, cậu ạ!
Rồi hai người vội trải tờ báo xuống bàn, cắm cúi đọc:
"Cô Loan, một gái tân thời, sau một cuộc cãi lộn với chồng và mẹ chồng, cầm dao đâm chồng chết. Hiện cô đã bị bắt giam... "
Lâm nói:
- Làm thế nào bây giờ?
- Cậu viết thư xin phép nghỉ chiều hôm nay. Ta lại cụ Hai hỏi thăm tin tức rồi ta lại thăm chị ấy... Tôi có ngờ đâu nông nỗi này.
Lâm nói:
- Tôi thì vẫn sợ từ lâu. Loan rất nóng tính mà bấy lâu chịu nhịn được như thế, thể nào chẳng có ngày lôi thôi. Nhưng biết đâu là Loan đã giết chồng. Về chỗ Loan đâm chồng, báo nói mập mờ lắm...
Thảo cau mày đáp:
- Báo này xưa nay vẫn ghét bọn gái mới. Hễ được dịp là họ công kích, họ cần gì đăng đúng sự thực. Chưa chi họ đã đặt điều nói xấu Loan rồi ấy. Cậu viết thư ngay đi rồi ta lại cụ Hai.
Lúc Lâm và Thảo đến nơi thì bà Hai đương ngồi khóc. Sau khi đã nghe bà Hai kể chuyện lại, Thảo nhìn chồng nói:
- Thế này không sợ lắm. Loan có quyền chống cự lại.
Rồi nàng quay lại nói với bà Hai:
- Xin cụ đừng lo. Thưa cụ, chỗ chị Loan với con là bạn chí thân. Cụ cho phép con lo liệu mọi việc. Con xin chạy thầy kiện. May ra thì không việc gì.
Bà Hai kể chuyện xong lại khóc. Hai tay đấm vào ngực than vãn:
- Nó làm khổ tôi. Nó làm dơ riễu cả nhà tôi. Hai bác tính, tôi hiếm hoi có một đứa con, cũng tưởng gây dựng cho nó nên người tử tế, có ngờ đâu bây giờ tôi hóa ra mẹ một đứa con giết chồng. Nhục nhã chưa?
Thảo đưa mắt nhìn Lâm, khó chịu. Người mẹ mà Loan yêu nhất đời, mà Loan vì muốn cho vui lòng, hy sinh cả hạnh phúc ái tình, ngờ đâu lại là người thốt ra những câu trách móc, thóa mạ Loan như thế. Thảo muốn nói một vài câu phân trần, nhưng lại thôi, nàng biết là không phải lúc: nàng biết là bà Hai không sao hiểu được Loan. Bây giờ Thảo mới thấy đúng câu của Loan vẫn nói với
nàng hồi trước: "Hai mẹ con, hai thế giới, khó có thể hiểu nhau được".
Lâm và Thảo từ biệt bà Hai để vào thăm Loan. Gặp Loan ở nhà pha, sau mấy tháng cách biệt, Thảo cảm động quá, ứa nước mắt khóc.
Loan nhìn bạn, ôn tồn nói:
- Chị vẫn bảo em nên can đảm. Em xin can đảm cho đến phút cuối cùng, xin chị đừng buồn vì em.
Thảo đưa vạt áo lau nước mắt, trông thấy bạn gầy gò, xanh xao và nghĩ đến bạn bấy lâu đã khổ sở, lại còn có ngày sa chân vòng tù tội, Thảo thở dài bảo Loan:
- Tôi hối hận lắm. Lúc khuyên chị, tôi không tưởng đến nông nỗi này.
- Không, chị không có lỗi gì cả. Mà cũng không có lỗi gì với ai. Em chỉ buồn rằng vì em mà một người đã chết, chứ em không hối hận gì cả. Chồng em chết oan không phải em giết, em không phải là một người giết chồng. Ra tòa em cứ sự thực em khai, nếu có phải tội, em cũng đành chịu thứ hình phạt mà xã hội đã định cho kẻ lỡ tay giết người.
Rồi Loan kể rành mạch việc đã xảy ra cho hai bạn nghe.
- Đấy, chị xem, là một việc cãi nhau xoàng như người ta thường thấy ở các gia đình. Xảy ra ánh mạng như thế này là một sự bất ngờ chỉ vì lỡ tay mà ra.
Lâm nói:
- Chỉ sợ người ta dựa vào cớ mình bất phục tòng chồng, cho mình định tâm giết người vì căm tức.
Thảo ngắt lời chồng:
- Dẫu sao, chị ấy cũng có quyền chống cự lại những khi thấy nguy đến tính mệnh. Việc này không lo, đã có trạng sư.
Rồi Thảo cầm tay Loan âu yếm nói:
- Chị cứ để chúng tôi lo liệu hết cách cho chị khỏi tù tội. Vì một người như chị đã chịu đau khổ trong bao lâu, không lẽ nào lại còn phải chịu đau khổ nữa.
Lúc sắp từ biệt Loan. Thảo ghé vào tai bạn dặn nhỏ:
- Cốt nhất là chị đừng đả động gì đến việc của chị với Dũng.
Loan mỉm cười chua chát, đôi mắt mơ màng nhìn bạn sẽ gật.
III.
Hoạch ra bàn giấy vừa tìm quyển sổ tay vừa hỏi Dũng:
- Bây giờ thì anh định đi đâu?
Dũng cười đáp:
- Đi cắt tóc để còn diện với tiểu thư Hà Thành. Anh tính ở rừng về, đầu tóc thế này thì ma nào nhìn. Còn anh, anh đi đâu bây giờ?
- Tôi ra tòa.
- Hôm nào anh cũng ra?
- Không, hôm nay bất thường.
Dũng hỏi gặng:
- Có việc gì quan hệ không?
Hỏi vậy nhưng Dũng đã biết bạn ra tòa về việc xử Loan.
- Chắc anh biết cô Loan ở phố Mới?
Dũng thẫn thờ đáp:
- Có hơi quen. Từ độ cô ấy còn đi học, mà hồi ấy thì ai không biết Loan.
Hoạch nói:
- Sau cô ấy lấy chồng ở ấp Thái Hà, lôi thôi với chồng; với mẹ chồng, cô chồng, và họ hàng nhà chồng. Mới đây cầm dao giết chồng. Hôm nay tòa xử việc ấy.
Rồi Hoạch kể cho Dũng nghe đầu đuôi câu chuyện, tuy Dũng đã xem báo biết rõ cả.
Dũng đáp:
- Tôi phải lại đằng kia, nhưng nếu kịp tôi sẽ đến xem. Anh phải đi viết tường thuật?
Hoạch đáp:
- Không, nhà báo nào đã có người riêng về việc ấy. Tôi ra coi cho biết, vì việc này là một việc to tát. Các báo cãi nhau dữ dội lắm.
Dũng về Hà Nội giấu không cho ai biết, giấu cả Lâm và Thảo. Thấy Hoạch là người bạn thân mà lại không biết chàng có quen Loan, nên Dũng về Hà Nội tìm ngay đến nhà Hoạch, Dũng lại có cảm tình với Hoạch, nhất là từ khi thấy tờ báo mà Hoạch đứng chủ bút, về phe mới, bênh Loan một cách sốt sắng.
Dũng hỏi Hoạch:
- Báo anh về phe nào?
- Bên Loan. Không phải bên Loan vì Loan giết người. Loan giết chồng hay không, hôm nay còn đợi tòa xử. Bây giờ chỉ biết, Loan một cô gái mới, lôi thôi với nhà chồng, một gia đình cũ. Một bên thì cho là lỗi ở Loan, cho Loan là một gái hư thân mất nết, một bên thì cho là lỗi gia đình cũ và công kích cái chế độ gia đình đã bắt một người không có quyền sống một đời riêng. Một bên thì cho là Loan lộng quyền, một bên thì cho là mẹ chồng và chồng lạm quyền.
Dũng nói:
- Tôi thì cho không lỗi ở bên nào cả, vì nếu thế thì hiện giờ biết bao nhiêu người có lỗi. Trong bất cứ gia đình nào, hễ cứ có người mới người cũ, là xảy ra những câu chuyện bất bình như thế. Lỗi đó ở chế độ, ở hai quan niệm khác nhau của hai bọn người phải chung sống.
Nói đến đây, Dũng buồn rầu nghĩ tới việc riêng của chàng đối với gia đình.
Người nhà bưng lên hai cốc cà phê. Dũng vừa cầm thìa khuấy đường vừa nói:
- Biết bao nhiêu người chịu khổ yên lặng mà không ai biết. Loan cũng vậy. Nếu không xảy ra án mạng này mà các báo nói đến, thì Loan cũng chỉ là một người yên lặng chịu đau khổ một thời...
Dũng nghĩ thầm:
- Mình sinh làm trai nên có cái may thoát khỏi ra ngoài vòng.
Chàng hối hận rằng chính chàng đã vô tình đẩy Loan vào nơi sầu khổ. Chàng lẩm bẩm:
- Cũng may mà Loan không tự tử như bao nhiêu người con gái khác.
Chàng cất tiếng bảo Hoạch:
- Anh chắc còn nhớ việc cô Minh Nguyệt, cô Lệ Hồng tự tử. Đấy, cách thoát ly thông thường của những cô gái mới.
Hoạch buồn rầu nói:
- Cô Minh Nguyệt, cô Lệ Hồng là những người đã chết rồi mà họ cũng nhẫn tâm không tha, còn mai mỉa, chê bai, huống chi như bây giờ đối với Loan, một gái mới mà họ cho rằng đã định tâm giết chồng để thoát ly... Đối với những người tận tâm với chủ nghĩa đại gia đình như thế, thì hễ thuận với gia đình là tốt, mà ngược với gia đình là xấu, cái quyền sống riêng không kể đến được. Phen này mà Loan được tha...
Dũng đặt cốc rượu vội hỏi:
- Anh chắc Loan được tha?
- Không chắc lắm. Nhưng nếu Loan được tha thì đố Loan yên thân với họ. Anh tính Loan còn có thể nào sống lẫn với những người nệ cổ ấy được nữa. Mà những người này ở xã hội mình còn nhiều lắm. Loan thoát móng vuốt mẹ chồng, khỏi tù tội, nhưng sự giày vò cay nghiệt của cái xã hội cũ kỹ này thì suốt đời Loan, Loan khó lòng tránh nổi.
Lúc Hoạch đi rồi, Dũng ngồi ánh diêm châm thuốc lá hút. Còn một giờ đồng nữa thì tòa án bắt đầu xử. Dũng định ngồi hút thuốc lá đợi đến giờ ra tòa án, nhưng chàng nóng ruột không sao ngồi yên được, cầm mũ ra phố chơi cho khuây khỏa. Càng có ý chọn những con đường vắng để khỏi gặp người quen và định đến tòa án chậm một chút cho mọi người khỏi để ý đến. Chàng chỉ phập phồng sợ việc của Loan lại hoãn đến phiên tòa khác, chàng không thể đợi được lâu, mà lần sau, không chắc chàng đã về được.
Lúc Dũng đến nơi, tòa bắt đầu xử. Người đến xem đông quá, phải đứng chen chúc cả ngoài hiên gác. Dũng kiễng chân, ngước mắt nhìn vào trong, nhưng vì lúc đó còn xử việc khác mà Loan lại đứng hiên bên kia nên chàng không nom thấy.
Đã hơn hai năm nay, Dũng chưa gặp mặt Loan.
Đứng nấp sau bức tường, chàng phập phồng, hồi hộp đợi đến giờ xử việc Loan, chàng cố ý nhìn quanh xem có gặp người quen nào không. Chàng thoáng thấy Hoạch ngồi ở bàn các nhà báo mắt nhìn lên trần, và cũng như đang nóng ruột đợi họ xử việc này cho chóng xong đi.
Bỗng có tiếng mõ tòa gọi:
- Nguyễn Thị Loan!
Bao nhiêu người trong phòng đều nghiêng đầu về đằng trước. Dũng được cái may đứng ở chỗ có thể nhìn mặt Loan một cách rõ ràng. Chàng thấy quả tim ập mạnh và thoáng trong một lúc, chàng quên cả việc xử Loan, mà chỉ biết rằng lúc đó là lúc chàng được cái mừng gặp Loan, gặp một người chàng vẫn yêu trong bao lâu mà bây giờ mới được thấy. Tuy vậy, nhưng chàng vẫn đứng nấp sau một người khác nhìn ra, chỉ sợ Loan trông thấy mình. Lúc Loan theo người sen đầm bước vào và vô tình quay nhìn về phía Dũng, Dũng vội vàng ngoảnh mặt đi.
Lúc gọi những nhân chứng lên, Dũng nhận thấy có Lâm và Thảo trong đó.
Sau khi những người là chứng đã ra cả ngoài rồi, Loan thong thả bước ra đứng vịn vào vành móng ngựa. Lúc ấy Dũng mới dám nhìn kỹ: chàng thấy Loan gầy và xanh hơn trước nhiều. Nét mặt nàng lúc đó thản nhiên, không lộ một chút sợ hãi lo lắng.
Những người đến coi ngạc nhiên, nhất là khi thấy Loan cất tiếng trả lời ông chánh án bằng tiếng Pháp một cách dõng dạc, điềm đạm.
Nàng cứ thong thả kể lại một cách rõ ràng những việc xảy ra. Nàng không nhận đã giết người, nàng chỉ tỏ ý hối hận rằng vì muốn giữ mình mà một người phải chết oan.
Đến lượt bà Phán lên kể, thì những việc lại xảy ra một cách khác hẳn. Bà nói là Loan đã định tâm từ lâu và hôm đó trước khi sinh sự, vờ xem sách để tiện có dao giết chồng.
Trong đám người đến xem, tiếng nói chuyện bỗng rào rào lên một lúc. Ông chánh án phải ra lệnh bảo yên.
Dũng chỉ đăm đăm nhìn Loan ngồi ở giữa hai người sen đầm, dựa lưng vào thành ghế, hai tay xếp vào lòng, thẫn thờ như không để ý đến những lời khai của mọi người lên làm chứng.
Một lúc sau, ông chưởng lý giũ tay áo đứng lên, quay mặt về phía mấy người bồi thẩm, Dũng cũng nhìn lên và nghĩ thầm:
- Không may cho Loan gặp mấy ông bồi thẩm già này là những người xưa nay vẫn có tiếng bênh vực cho nền luân lý cổ.
Ông chưởng lý, sau khi từ tốn kể lại việc xảy ra, bỗng giơ thẳng tay chỉ vào mặt Loan và cao tiếng buộc tội:
"Người này đã giết! Tay người đã nhuộm máu của một người chồng, một người chồng hiền lành, cả đời chỉ có mỗi một cái lỗi là cái lỗi lấy phải một người ác. Thị Loan này đã có đi học, mà đi học đến năm thứ tư bậc Cao đẳng tiểu học, ở xã hội An Nam, như thế hẳn là một người thông minh. Đã là một người thông minh có lẽ nào để cho hết thảy mọi người trong nhà, trong họ, không một ai là không chê, không ghét. chỉ tại Thị Loan vì thông minh nên sanh ra kiêu hãnh, không coi ra gì cả. Khinh mẹ chồng, khinh chồng, khinh bố chồng. Người nào Thị cũng cho là vô học thức, các ngài hẳn hiểu rõ cái đại học tiểu thuyết của những bọn thanh niên biết tiếng Pháp; một luồng gió lãng mạn cuối mùa thổi qua để lại biết bao tai hại.
"Vì kiêu căng, vì lãng mạn, lại vì so sánh những cảnh thần tiên thấy trong tiểu thuyết với sự thực tầm thường trước mắt, nên Thị Loan tìm cách thoát ly.
"Cho là Thị Loan muốn thoát ly nữa, nhưng thiếu gì cách. Thị không nghĩ thế. Thị nỡ giết chồng trong một lúc giận dữ. Thị dùng một cách thoát ly nhẫn tâm, vô nhân đạo. Lúc đó Thị chỉ cốt cho hả giận riêng. Thị không biết rằng người làm cho Thị giận lại chính là Thị đó.
"Thị Loan không thể cãi rằng không định tâm giết chồng. Nói rằng cầm dao để đỡ cái lọ đồng trong khi né mình tránh khỏi là một sự vô lý. Mà không cái gì tỏ ra rằng người chồng vác lọ đồng để đánh chết vợ, một người vợ đã hỗn với mẹ mình! Thị Loan đã khôn khéo, phải, rất khôn khéo, vì đã giết chồng mà khéo làm ra như là chồng tự giết mình. Tôi rất phục. Nhưng cái khéo đó là của một người nham hiểm, một người gian trá.
"Tôi xin tòa trị tội thật nặng để làm gương cho người khác. Không phải là lần đầu, tòa phải xử một việc như thế này. Những việc lôi thôi trong gia đình không biết bao nhiêu mà kể. Biết bao gái non quay cuồng vì cái luồng gió lãng mạn mà tôi nói đến lúc nãy, đã quên hẳn cái thiên chức một người dâu thảo, một người vợ hiền, làm cột trụ cho gia đình như những bực hiền nữ trong xã hội An Nam cũ. Họ quay cuồng muốn phá bỏ gia đình mà họ tưởng là nơi tù tội của họ. Gia đình lung lay, xã hội sẽ bị lung lay vì cái xã hội An Nam này được vững chãi chỉ là nhờ ở gia đình.
"Người Pháp đến đây là để giữ lấy nền tảng xã hội dân bảo hộ. Mình không thể khoan dung được, vì khoan dung tức là yếu ớt. Để cho gia đình tan nát, xã hội tan nát, ấy là lỗi ở ta. Nhất là những bọn gái này lại dựa vào những thuyết ta đem dạy họ để phá những cái mà bổn phận ta phải giữ. Vẫn biết là họ hiểu lắm! Chính vì vậy, ta phải tỏ cho họ biết rằng họ hiểu lắm mà việc cải cách xã hội không phải là việc của những bọn tuổi còn non nớt, học thức còn dở dang, chỉ được cái kiêu căng là không bờ bến.
"Thị Loan là một người có tội với gia đình. Nhưng cái tội lớn của thị là tội giết người, cố ý giết người".
Lúc ông chưởng lý ngồi xuống, trong phòng yên lặng không một tiếng động. Ai nấy đều chăm chú nhìn ông trạng sư. Dũng để ý nhìn Loan, vẫn thấy Loan ngồi không nhúc nhích, như xa xăm, không mảy may lộ chút cảm động. Thật ra thì lúc đó, khi nghe mấy câu cuối cùng của ông chưởng lý, sự liên tưởng đưa trí Loan nghĩ đến Dũng; nàng không ngờ đâu, cách nàng chỉ có mấy thước, Dũng đương đăm đăm nhìn nàng và hồi hộp, lo sợ cho nàng.
Thấy trạng sư cúi xuống hỏi, Loan giật mình ngửng mặt lên đáp mấy câu vắn tắt. Trong phòng lại có tiếng ồn ào. Dũng lắng tai nghe hai người đứng cạnh thì thào nói chuyện. Một người nói:
- Thế này ít ra cũng phải mười năm... Tội nghiệp cho con người đẹp thế mà phải ngồi tù.
Trạng sư bắt đầu cãi, tiếng nói to lớn làm át cả những tiếng thì thào trong phòng. Tuy không biết tên ông trạng sư, nhưng thấy ông còn trẻ và nói mấy câu đầu có vẻ thiết tha, Dũng đã vững tâm và mừng cho Loan có người hết lòng cãi hộ và cãi bằng một giọng hùng hồn cảm động.
Trạng sư đem hết lẽ ra để chứng minh rằng Loan không định tâm giết chồng, chỉ vì Thân muốn đánh Loan và vô ý ngã vào con dao. Ông đọc giấy chứng nhận của thầy thuốc khám nghiệm rồi kết luận:
- Loan không giết chồng! Điều đó là một sự tự nhiên rồi. Giấy chứng của đốc tờ, lời khai sự thực của con sen đúng với lời khai sự thực của bị cáo nhân, đã tỏ ra một cách rõ ràng rằng, những lời khai khác hẳn nhau của gia nhân người thiệt mạng toàn là những lời vu khống vì thù ghét. Còn như Thị Loan cầm dao, đó không phải là một cái tội. Cái lọ đồng kia có thể làm chết người. Thị Loan có quyền giữ mình, giữ mình bằng cách nào cũng được.
"Tôi vừa nói đến chữ thù ghét, và nếu tôi không lầm, thì lúc nãy ông chưởng lý cũng nói rằng cả nhà ghét Thị Loan. Nhưng không có gì tỏ rằng lỗi đó về cả phần Thị Loan.
"Người ta lại ghét Thị, đó không phải là một chứng cớ rằng Thị kiêu hãnh. Thị Loan là một cô gái có học, nghĩa là một cô gái đã tiến, nhưng tiến không phải một nghĩa với lãng mạn. Thị Loan là một cô gái mới mà đã vui lòng nghe theo lời mẹ đi lấy một người chồng cổ, sống trong một gia đình cổ. Tôi nói thế là dựa theo chứng cớ hẳn hoi".
Rồi trạng sư giơ ra một tờ giấy và nói tiếp:
- Đây là bức thư của Thị Loan viết cho một người bạn là bà giáo Thảo hiện có mặt tại đây. Tôi xin đọc một câu của Thị Loan viết trong đó: "Em sẽ sống như mọi người khác, em sẽ cố thuần thục, lấy gia đình chồng làm gia đình mình, coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ, biết đâu em không thấy được hạnh phúc ở chỗ đó".
"Đấy các ngài nghe rõ chưa? Thị Loan muốn yên mà người ta không để Thị yên.
"Tôi không muốn nhắc đến người đã thiệt mạng, mà nhất là nhắc đến một cách không hay ho cho người đó, nhưng cái ngài hãy nhìn lại Thị Loan ngồi đây; một người có nhan sắc như Thị Loan..."
Nghe tiếng cười trong phòng, trạng sư nhắc lại câu đó:
- Phải, tôi cần nhắc đến nhan sắc của Thị Loan. Thị Loan có học thức, có nhan sắc, đương vào độ chan chứa lòng nguyện ước về một cuộc đời tốt đẹp, thế mà vì hiếu với cha mẹ đã vui lòng lấy một người chồng dốt nát và bao năm đã cố yên vui với số phận mình. Và hơn nữa, Thị Loan, một cô gái mới, vì không có con nên đã lấy vợ lẽ cho chồng để gia đình nhà chồng có người nối dõi! Một người như thế không phải là một gái non quay cuồng như ông chưởng lý đã nói.
"Trong bao nhiêu năm, Thị Loan đã chịu bao nhiêu điều khổ sở cay ắng. Tôi chỉ xin nhắc lại việc đứa con trai Thị Loan chết oan".
Rồi trạng sư kể lại việc bà Phán giao đứa cháu cho thầy cúng: câu chuyện đó, Thảo đã kể cho ông ta biết một cách rành mạch:
- Chính bà mẹ chồng đã giết cháu bà mà không biết. Mà lại còn đổ cho Thị Loan cái tội giết con! Đến nay, bà đổ cho Thị Loan cái tội giết chồng, nhưng bà có biết đâu, con bà chết là lỗi ở bà, lỗi ở cái luân lý trái mùa và quá ư nghiêm ngặt kia. Người có tội chính là bà mẹ chồng Thị Loan và cái luân lý cổ hủ kia.
"Nhưng nếu vượt lên trên, và nghĩ rộng ra không kể đến cá nhân nữa, thì bao nhiêu những việc xảy ra không phải lỗi ở người nào cả, mà lỗi ở sự xung đột hiện thời đương khốc liệt của hai cái mới, cũ.
"Ta không thể không nhận thấy điều đó. Chính người Pháp đến đây để đem văn hóa tây phương, chính người Pháp đã dạy họ những lý lẽ mới, đã cho họ những quan niệm mới về cuộc đời.
"Ông chưởng lý có nói rằng người Pháp đến đây để giữ lấy nền tảng dân bảo hộ, và nền tảng ấy là gia đình. Tôi cũng nhận như thế. Nhưng ta đã hết sức dạy cho họ tiến thì phải cho họ tiến lên. Giữ họ lại là một việc thất sách, mà giữ lại cũng không được nào.
"Xã hội An Nam bây giờ không như xã hội An Nam về thế kỷ thứ 19. Gia đình bây giờ không thể để nguyên như gia đình về thế kỷ trước được nữa. Ở các nước Viễn Đông, Nhật, Tàu, Xiêm, nhất là nước Tàu thủy tổ của nền văn hóa Á đông, cái phạm vi gia đình bây giờ cũng không như trước nữa.
"Giữ lấy gia đình! Nhưng xin đừng lầm giữ gia đình với lại giữ nô lệ. Cái chế độ nô lệ bỏ từ lâu, mỗi lần ta nghĩ đến không khỏi rùng mình ghê sợ! Ấy thế mà, có ai ngờ đâu còn cái chế độ khốn nạn đó trong gia đình An Nam.
"Bà mẹ chồng Thị Loan, vì vô tình, vì thói quen lưu truyền đã dùng đến cái quyền đó cũng như trăm nghìn bà mẹ chồng khác ở xã hội An Nam.
"Những người đã được hấp thụ văn hóa mới đã được tiêm nhiễm những ý tưởng về nhân đạo, về cái quyền tự do cá nhân, lẽ cố nhiên là tìm cách thoát ly ra ngoài chế độ đó, ý muốn ấy chánh đáng lắm. Nhưng thoát ly không phải dễ dàng như ta tưởng. Ngoài những người nhẫn nại sống trong sự phục tùng như Thị Loan đây, biết bao nhiêu người không chịu nổi cái chế độ cay nghiệt ấy đã liều mình hy sinh cho thoát nợ".
Trạng sư rút trong cặp ra mấy tập thuật trình cũ có đánh dấu bút chì đỏ và đọc vài đoạn thí dụ:
- Đó, các ngài coi, chính chúng ta mới là có tội lớn. Cho họ học cái mới mà không tạo ra cho họ một hoàn cảnh hợp với quan niệm mới của họ.
"Buộc cho Thị Loan cái tội giết người ư? Thị Loan không giết người!
"Buộc cho Thị Loan cái tội quấy rối gia đình ư? Chính Thị Loan lại là người tha thiết muốn được yên sống trong gia đình.
"Thị Loan chỉ có mỗi một tội là cắp sách đi học để rèn luyện tâm trí thành một người mới, rồi về chung sống với người cũ. Thị Loan chỉ có mỗi tội đó. Nhưng tội ấy, Thị Loan đã chuộc lại bằng bao nhiêu đau khổ.
"Tha cho Thị Loan tức là các ngài làm một việc công bằng, tức là tỏ ra rằng cái chế độ gia đình vô nhân đạo kia đã đến ngày tàn và phải nhường chỗ cho một chế độ gia đình khác hợp với cái đời mới bây giờ, hợp với quan niệm của những người có học mới.
"Các ngài tha cho Thị Loan tức là tha cho một người đã bị buộc tội oan, tha cho một người đau khổ vì đã bị phí cả một đời thanh xuân và đã đem thân hy sinh cho cái xã hội mới cũ khắt khe này".
Tiếng trạng sư im bặt, Dũng nhìn thoáng thấy Thảo ngồi cạnh Lâm đương đưa khăn lên thấm nước mắt. Đến lúc ông chánh án hỏi bị cáo nhân có muốn nói gì thêm không, Loan lạnh lùng đứng dậy, ra vịn vào vành móng ngựa và thong thả nói:
- Trạng sư đã nói thay cho tôi. Những ý tưởng về mới, cũ, trạng sư vừa phân bày rất đúng với tình cảnh bọn chị em bạn gái mới chúng tôi. Tôi tiếc rằng chính tôi là người ở trong cảnh mà không có giọng hùng hồn để nói cho mọi người cảm thấy rõ những nỗi thống khổ mà chúng tôi đã phải chịu. Không phải tôi cốt để tòa rủ lòng thương riêng đến một mình tôi, vì tôi đã đành cam chịu lấy hết các thứ hình phạt mà xã hội bắt tôi phải chịu. Tôi nói cốt để chị em gái mới, đến đây nghe, biết rằng nếu các chị muốn được hưởng hạnh phúc với chồng con, thì điều trước nhất, các chị em phải tìm cách sống một đời riêng, một đời tự lập, tránh sự chung sống với bố mẹ, họ hàng nhà chồng và nhất là cố vượt hẳn ra ngoài quyền của cha mẹ chồng thì mới mong gia đình hòa thuận.
Rồi Loan quay lại phía bà Phán:
- Tôi xin lỗi bà và rất hối hận rằng vì tôi mà con bà đã thiệt mạng oan. Đến bây giờ, tôi không còn là con dâu bà nữa, tôi có thể nói ra một cách chân thật cảm tưởng của tôi đối với bà trong bao lâu. Bà với tôi là hai người không thể hiểu nhau được. Đã như thế mà phải ở với nhau, tất không sao tránh được sự xung đột. Lỗi đó không phải ở ai cả. Biết vậy nên dẫu có bị tù tội chăng nữa, tôi cũng không oán hờn ai chút nào, còn như bà, nếu bà vẫn coi tôi như kẻ thù, đó là quyền riêng của bà. Tôi xin lỗi cô hai đã vì tôi mà góa bụa, trên tay còn đứa con thơ mồ côi cha sớm. Tôi xin hết cả những người trong họ chồng tôi nghĩ lại và nếu không hiểu được tôi chăng nữa, thì cũng nên khoan dung mà biết cho rằng trong hết thảy những người bấy lâu phải xô xát nhau, vì không hiểu nhau, tôi là người đã chịu nhiều đau đớn nhất, là người đáng thương nhất.
Loan cúi đầu yên lặng. Ông chánh án ân cần hỏi:
- Cô còn muốn nói gì nữa không?
Loan đáp:
- Tôi nói thế đủ rồi.
Rồi Loan lại thong thả về ngồi chỗ cũ.
Ông chánh án quay mặt hỏi ý kiến hai ông bồi thẩm, rồi đứng lên. Cả tòa cùng đứng dậy một loạt, tiếng người rào rào lẫn với tiếng hô bồng súng. Dũng vội vàng ra phía cửa sổ: chàng cúi nhìn xuống dưới vườn hoa và chống hai tay vào má cho mọi người khỏi nhận thấy mặt.
- Bây giờ thì anh định đi đâu?
Dũng cười đáp:
- Đi cắt tóc để còn diện với tiểu thư Hà Thành. Anh tính ở rừng về, đầu tóc thế này thì ma nào nhìn. Còn anh, anh đi đâu bây giờ?
- Tôi ra tòa.
- Hôm nào anh cũng ra?
- Không, hôm nay bất thường.
Dũng hỏi gặng:
- Có việc gì quan hệ không?
Hỏi vậy nhưng Dũng đã biết bạn ra tòa về việc xử Loan.
- Chắc anh biết cô Loan ở phố Mới?
Dũng thẫn thờ đáp:
- Có hơi quen. Từ độ cô ấy còn đi học, mà hồi ấy thì ai không biết Loan.
Hoạch nói:
- Sau cô ấy lấy chồng ở ấp Thái Hà, lôi thôi với chồng; với mẹ chồng, cô chồng, và họ hàng nhà chồng. Mới đây cầm dao giết chồng. Hôm nay tòa xử việc ấy.
Rồi Hoạch kể cho Dũng nghe đầu đuôi câu chuyện, tuy Dũng đã xem báo biết rõ cả.
Dũng đáp:
- Tôi phải lại đằng kia, nhưng nếu kịp tôi sẽ đến xem. Anh phải đi viết tường thuật?
Hoạch đáp:
- Không, nhà báo nào đã có người riêng về việc ấy. Tôi ra coi cho biết, vì việc này là một việc to tát. Các báo cãi nhau dữ dội lắm.
Dũng về Hà Nội giấu không cho ai biết, giấu cả Lâm và Thảo. Thấy Hoạch là người bạn thân mà lại không biết chàng có quen Loan, nên Dũng về Hà Nội tìm ngay đến nhà Hoạch, Dũng lại có cảm tình với Hoạch, nhất là từ khi thấy tờ báo mà Hoạch đứng chủ bút, về phe mới, bênh Loan một cách sốt sắng.
Dũng hỏi Hoạch:
- Báo anh về phe nào?
- Bên Loan. Không phải bên Loan vì Loan giết người. Loan giết chồng hay không, hôm nay còn đợi tòa xử. Bây giờ chỉ biết, Loan một cô gái mới, lôi thôi với nhà chồng, một gia đình cũ. Một bên thì cho là lỗi ở Loan, cho Loan là một gái hư thân mất nết, một bên thì cho là lỗi gia đình cũ và công kích cái chế độ gia đình đã bắt một người không có quyền sống một đời riêng. Một bên thì cho là Loan lộng quyền, một bên thì cho là mẹ chồng và chồng lạm quyền.
Dũng nói:
- Tôi thì cho không lỗi ở bên nào cả, vì nếu thế thì hiện giờ biết bao nhiêu người có lỗi. Trong bất cứ gia đình nào, hễ cứ có người mới người cũ, là xảy ra những câu chuyện bất bình như thế. Lỗi đó ở chế độ, ở hai quan niệm khác nhau của hai bọn người phải chung sống.
Nói đến đây, Dũng buồn rầu nghĩ tới việc riêng của chàng đối với gia đình.
Người nhà bưng lên hai cốc cà phê. Dũng vừa cầm thìa khuấy đường vừa nói:
- Biết bao nhiêu người chịu khổ yên lặng mà không ai biết. Loan cũng vậy. Nếu không xảy ra án mạng này mà các báo nói đến, thì Loan cũng chỉ là một người yên lặng chịu đau khổ một thời...
Dũng nghĩ thầm:
- Mình sinh làm trai nên có cái may thoát khỏi ra ngoài vòng.
Chàng hối hận rằng chính chàng đã vô tình đẩy Loan vào nơi sầu khổ. Chàng lẩm bẩm:
- Cũng may mà Loan không tự tử như bao nhiêu người con gái khác.
Chàng cất tiếng bảo Hoạch:
- Anh chắc còn nhớ việc cô Minh Nguyệt, cô Lệ Hồng tự tử. Đấy, cách thoát ly thông thường của những cô gái mới.
Hoạch buồn rầu nói:
- Cô Minh Nguyệt, cô Lệ Hồng là những người đã chết rồi mà họ cũng nhẫn tâm không tha, còn mai mỉa, chê bai, huống chi như bây giờ đối với Loan, một gái mới mà họ cho rằng đã định tâm giết chồng để thoát ly... Đối với những người tận tâm với chủ nghĩa đại gia đình như thế, thì hễ thuận với gia đình là tốt, mà ngược với gia đình là xấu, cái quyền sống riêng không kể đến được. Phen này mà Loan được tha...
Dũng đặt cốc rượu vội hỏi:
- Anh chắc Loan được tha?
- Không chắc lắm. Nhưng nếu Loan được tha thì đố Loan yên thân với họ. Anh tính Loan còn có thể nào sống lẫn với những người nệ cổ ấy được nữa. Mà những người này ở xã hội mình còn nhiều lắm. Loan thoát móng vuốt mẹ chồng, khỏi tù tội, nhưng sự giày vò cay nghiệt của cái xã hội cũ kỹ này thì suốt đời Loan, Loan khó lòng tránh nổi.
Lúc Hoạch đi rồi, Dũng ngồi ánh diêm châm thuốc lá hút. Còn một giờ đồng nữa thì tòa án bắt đầu xử. Dũng định ngồi hút thuốc lá đợi đến giờ ra tòa án, nhưng chàng nóng ruột không sao ngồi yên được, cầm mũ ra phố chơi cho khuây khỏa. Càng có ý chọn những con đường vắng để khỏi gặp người quen và định đến tòa án chậm một chút cho mọi người khỏi để ý đến. Chàng chỉ phập phồng sợ việc của Loan lại hoãn đến phiên tòa khác, chàng không thể đợi được lâu, mà lần sau, không chắc chàng đã về được.
Lúc Dũng đến nơi, tòa bắt đầu xử. Người đến xem đông quá, phải đứng chen chúc cả ngoài hiên gác. Dũng kiễng chân, ngước mắt nhìn vào trong, nhưng vì lúc đó còn xử việc khác mà Loan lại đứng hiên bên kia nên chàng không nom thấy.
Đã hơn hai năm nay, Dũng chưa gặp mặt Loan.
Đứng nấp sau bức tường, chàng phập phồng, hồi hộp đợi đến giờ xử việc Loan, chàng cố ý nhìn quanh xem có gặp người quen nào không. Chàng thoáng thấy Hoạch ngồi ở bàn các nhà báo mắt nhìn lên trần, và cũng như đang nóng ruột đợi họ xử việc này cho chóng xong đi.
Bỗng có tiếng mõ tòa gọi:
- Nguyễn Thị Loan!
Bao nhiêu người trong phòng đều nghiêng đầu về đằng trước. Dũng được cái may đứng ở chỗ có thể nhìn mặt Loan một cách rõ ràng. Chàng thấy quả tim ập mạnh và thoáng trong một lúc, chàng quên cả việc xử Loan, mà chỉ biết rằng lúc đó là lúc chàng được cái mừng gặp Loan, gặp một người chàng vẫn yêu trong bao lâu mà bây giờ mới được thấy. Tuy vậy, nhưng chàng vẫn đứng nấp sau một người khác nhìn ra, chỉ sợ Loan trông thấy mình. Lúc Loan theo người sen đầm bước vào và vô tình quay nhìn về phía Dũng, Dũng vội vàng ngoảnh mặt đi.
Lúc gọi những nhân chứng lên, Dũng nhận thấy có Lâm và Thảo trong đó.
Sau khi những người là chứng đã ra cả ngoài rồi, Loan thong thả bước ra đứng vịn vào vành móng ngựa. Lúc ấy Dũng mới dám nhìn kỹ: chàng thấy Loan gầy và xanh hơn trước nhiều. Nét mặt nàng lúc đó thản nhiên, không lộ một chút sợ hãi lo lắng.
Những người đến coi ngạc nhiên, nhất là khi thấy Loan cất tiếng trả lời ông chánh án bằng tiếng Pháp một cách dõng dạc, điềm đạm.
Nàng cứ thong thả kể lại một cách rõ ràng những việc xảy ra. Nàng không nhận đã giết người, nàng chỉ tỏ ý hối hận rằng vì muốn giữ mình mà một người phải chết oan.
Đến lượt bà Phán lên kể, thì những việc lại xảy ra một cách khác hẳn. Bà nói là Loan đã định tâm từ lâu và hôm đó trước khi sinh sự, vờ xem sách để tiện có dao giết chồng.
Trong đám người đến xem, tiếng nói chuyện bỗng rào rào lên một lúc. Ông chánh án phải ra lệnh bảo yên.
Dũng chỉ đăm đăm nhìn Loan ngồi ở giữa hai người sen đầm, dựa lưng vào thành ghế, hai tay xếp vào lòng, thẫn thờ như không để ý đến những lời khai của mọi người lên làm chứng.
Một lúc sau, ông chưởng lý giũ tay áo đứng lên, quay mặt về phía mấy người bồi thẩm, Dũng cũng nhìn lên và nghĩ thầm:
- Không may cho Loan gặp mấy ông bồi thẩm già này là những người xưa nay vẫn có tiếng bênh vực cho nền luân lý cổ.
Ông chưởng lý, sau khi từ tốn kể lại việc xảy ra, bỗng giơ thẳng tay chỉ vào mặt Loan và cao tiếng buộc tội:
"Người này đã giết! Tay người đã nhuộm máu của một người chồng, một người chồng hiền lành, cả đời chỉ có mỗi một cái lỗi là cái lỗi lấy phải một người ác. Thị Loan này đã có đi học, mà đi học đến năm thứ tư bậc Cao đẳng tiểu học, ở xã hội An Nam, như thế hẳn là một người thông minh. Đã là một người thông minh có lẽ nào để cho hết thảy mọi người trong nhà, trong họ, không một ai là không chê, không ghét. chỉ tại Thị Loan vì thông minh nên sanh ra kiêu hãnh, không coi ra gì cả. Khinh mẹ chồng, khinh chồng, khinh bố chồng. Người nào Thị cũng cho là vô học thức, các ngài hẳn hiểu rõ cái đại học tiểu thuyết của những bọn thanh niên biết tiếng Pháp; một luồng gió lãng mạn cuối mùa thổi qua để lại biết bao tai hại.
"Vì kiêu căng, vì lãng mạn, lại vì so sánh những cảnh thần tiên thấy trong tiểu thuyết với sự thực tầm thường trước mắt, nên Thị Loan tìm cách thoát ly.
"Cho là Thị Loan muốn thoát ly nữa, nhưng thiếu gì cách. Thị không nghĩ thế. Thị nỡ giết chồng trong một lúc giận dữ. Thị dùng một cách thoát ly nhẫn tâm, vô nhân đạo. Lúc đó Thị chỉ cốt cho hả giận riêng. Thị không biết rằng người làm cho Thị giận lại chính là Thị đó.
"Thị Loan không thể cãi rằng không định tâm giết chồng. Nói rằng cầm dao để đỡ cái lọ đồng trong khi né mình tránh khỏi là một sự vô lý. Mà không cái gì tỏ ra rằng người chồng vác lọ đồng để đánh chết vợ, một người vợ đã hỗn với mẹ mình! Thị Loan đã khôn khéo, phải, rất khôn khéo, vì đã giết chồng mà khéo làm ra như là chồng tự giết mình. Tôi rất phục. Nhưng cái khéo đó là của một người nham hiểm, một người gian trá.
"Tôi xin tòa trị tội thật nặng để làm gương cho người khác. Không phải là lần đầu, tòa phải xử một việc như thế này. Những việc lôi thôi trong gia đình không biết bao nhiêu mà kể. Biết bao gái non quay cuồng vì cái luồng gió lãng mạn mà tôi nói đến lúc nãy, đã quên hẳn cái thiên chức một người dâu thảo, một người vợ hiền, làm cột trụ cho gia đình như những bực hiền nữ trong xã hội An Nam cũ. Họ quay cuồng muốn phá bỏ gia đình mà họ tưởng là nơi tù tội của họ. Gia đình lung lay, xã hội sẽ bị lung lay vì cái xã hội An Nam này được vững chãi chỉ là nhờ ở gia đình.
"Người Pháp đến đây là để giữ lấy nền tảng xã hội dân bảo hộ. Mình không thể khoan dung được, vì khoan dung tức là yếu ớt. Để cho gia đình tan nát, xã hội tan nát, ấy là lỗi ở ta. Nhất là những bọn gái này lại dựa vào những thuyết ta đem dạy họ để phá những cái mà bổn phận ta phải giữ. Vẫn biết là họ hiểu lắm! Chính vì vậy, ta phải tỏ cho họ biết rằng họ hiểu lắm mà việc cải cách xã hội không phải là việc của những bọn tuổi còn non nớt, học thức còn dở dang, chỉ được cái kiêu căng là không bờ bến.
"Thị Loan là một người có tội với gia đình. Nhưng cái tội lớn của thị là tội giết người, cố ý giết người".
Lúc ông chưởng lý ngồi xuống, trong phòng yên lặng không một tiếng động. Ai nấy đều chăm chú nhìn ông trạng sư. Dũng để ý nhìn Loan, vẫn thấy Loan ngồi không nhúc nhích, như xa xăm, không mảy may lộ chút cảm động. Thật ra thì lúc đó, khi nghe mấy câu cuối cùng của ông chưởng lý, sự liên tưởng đưa trí Loan nghĩ đến Dũng; nàng không ngờ đâu, cách nàng chỉ có mấy thước, Dũng đương đăm đăm nhìn nàng và hồi hộp, lo sợ cho nàng.
Thấy trạng sư cúi xuống hỏi, Loan giật mình ngửng mặt lên đáp mấy câu vắn tắt. Trong phòng lại có tiếng ồn ào. Dũng lắng tai nghe hai người đứng cạnh thì thào nói chuyện. Một người nói:
- Thế này ít ra cũng phải mười năm... Tội nghiệp cho con người đẹp thế mà phải ngồi tù.
Trạng sư bắt đầu cãi, tiếng nói to lớn làm át cả những tiếng thì thào trong phòng. Tuy không biết tên ông trạng sư, nhưng thấy ông còn trẻ và nói mấy câu đầu có vẻ thiết tha, Dũng đã vững tâm và mừng cho Loan có người hết lòng cãi hộ và cãi bằng một giọng hùng hồn cảm động.
Trạng sư đem hết lẽ ra để chứng minh rằng Loan không định tâm giết chồng, chỉ vì Thân muốn đánh Loan và vô ý ngã vào con dao. Ông đọc giấy chứng nhận của thầy thuốc khám nghiệm rồi kết luận:
- Loan không giết chồng! Điều đó là một sự tự nhiên rồi. Giấy chứng của đốc tờ, lời khai sự thực của con sen đúng với lời khai sự thực của bị cáo nhân, đã tỏ ra một cách rõ ràng rằng, những lời khai khác hẳn nhau của gia nhân người thiệt mạng toàn là những lời vu khống vì thù ghét. Còn như Thị Loan cầm dao, đó không phải là một cái tội. Cái lọ đồng kia có thể làm chết người. Thị Loan có quyền giữ mình, giữ mình bằng cách nào cũng được.
"Tôi vừa nói đến chữ thù ghét, và nếu tôi không lầm, thì lúc nãy ông chưởng lý cũng nói rằng cả nhà ghét Thị Loan. Nhưng không có gì tỏ rằng lỗi đó về cả phần Thị Loan.
"Người ta lại ghét Thị, đó không phải là một chứng cớ rằng Thị kiêu hãnh. Thị Loan là một cô gái có học, nghĩa là một cô gái đã tiến, nhưng tiến không phải một nghĩa với lãng mạn. Thị Loan là một cô gái mới mà đã vui lòng nghe theo lời mẹ đi lấy một người chồng cổ, sống trong một gia đình cổ. Tôi nói thế là dựa theo chứng cớ hẳn hoi".
Rồi trạng sư giơ ra một tờ giấy và nói tiếp:
- Đây là bức thư của Thị Loan viết cho một người bạn là bà giáo Thảo hiện có mặt tại đây. Tôi xin đọc một câu của Thị Loan viết trong đó: "Em sẽ sống như mọi người khác, em sẽ cố thuần thục, lấy gia đình chồng làm gia đình mình, coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ, biết đâu em không thấy được hạnh phúc ở chỗ đó".
"Đấy các ngài nghe rõ chưa? Thị Loan muốn yên mà người ta không để Thị yên.
"Tôi không muốn nhắc đến người đã thiệt mạng, mà nhất là nhắc đến một cách không hay ho cho người đó, nhưng cái ngài hãy nhìn lại Thị Loan ngồi đây; một người có nhan sắc như Thị Loan..."
Nghe tiếng cười trong phòng, trạng sư nhắc lại câu đó:
- Phải, tôi cần nhắc đến nhan sắc của Thị Loan. Thị Loan có học thức, có nhan sắc, đương vào độ chan chứa lòng nguyện ước về một cuộc đời tốt đẹp, thế mà vì hiếu với cha mẹ đã vui lòng lấy một người chồng dốt nát và bao năm đã cố yên vui với số phận mình. Và hơn nữa, Thị Loan, một cô gái mới, vì không có con nên đã lấy vợ lẽ cho chồng để gia đình nhà chồng có người nối dõi! Một người như thế không phải là một gái non quay cuồng như ông chưởng lý đã nói.
"Trong bao nhiêu năm, Thị Loan đã chịu bao nhiêu điều khổ sở cay ắng. Tôi chỉ xin nhắc lại việc đứa con trai Thị Loan chết oan".
Rồi trạng sư kể lại việc bà Phán giao đứa cháu cho thầy cúng: câu chuyện đó, Thảo đã kể cho ông ta biết một cách rành mạch:
- Chính bà mẹ chồng đã giết cháu bà mà không biết. Mà lại còn đổ cho Thị Loan cái tội giết con! Đến nay, bà đổ cho Thị Loan cái tội giết chồng, nhưng bà có biết đâu, con bà chết là lỗi ở bà, lỗi ở cái luân lý trái mùa và quá ư nghiêm ngặt kia. Người có tội chính là bà mẹ chồng Thị Loan và cái luân lý cổ hủ kia.
"Nhưng nếu vượt lên trên, và nghĩ rộng ra không kể đến cá nhân nữa, thì bao nhiêu những việc xảy ra không phải lỗi ở người nào cả, mà lỗi ở sự xung đột hiện thời đương khốc liệt của hai cái mới, cũ.
"Ta không thể không nhận thấy điều đó. Chính người Pháp đến đây để đem văn hóa tây phương, chính người Pháp đã dạy họ những lý lẽ mới, đã cho họ những quan niệm mới về cuộc đời.
"Ông chưởng lý có nói rằng người Pháp đến đây để giữ lấy nền tảng dân bảo hộ, và nền tảng ấy là gia đình. Tôi cũng nhận như thế. Nhưng ta đã hết sức dạy cho họ tiến thì phải cho họ tiến lên. Giữ họ lại là một việc thất sách, mà giữ lại cũng không được nào.
"Xã hội An Nam bây giờ không như xã hội An Nam về thế kỷ thứ 19. Gia đình bây giờ không thể để nguyên như gia đình về thế kỷ trước được nữa. Ở các nước Viễn Đông, Nhật, Tàu, Xiêm, nhất là nước Tàu thủy tổ của nền văn hóa Á đông, cái phạm vi gia đình bây giờ cũng không như trước nữa.
"Giữ lấy gia đình! Nhưng xin đừng lầm giữ gia đình với lại giữ nô lệ. Cái chế độ nô lệ bỏ từ lâu, mỗi lần ta nghĩ đến không khỏi rùng mình ghê sợ! Ấy thế mà, có ai ngờ đâu còn cái chế độ khốn nạn đó trong gia đình An Nam.
"Bà mẹ chồng Thị Loan, vì vô tình, vì thói quen lưu truyền đã dùng đến cái quyền đó cũng như trăm nghìn bà mẹ chồng khác ở xã hội An Nam.
"Những người đã được hấp thụ văn hóa mới đã được tiêm nhiễm những ý tưởng về nhân đạo, về cái quyền tự do cá nhân, lẽ cố nhiên là tìm cách thoát ly ra ngoài chế độ đó, ý muốn ấy chánh đáng lắm. Nhưng thoát ly không phải dễ dàng như ta tưởng. Ngoài những người nhẫn nại sống trong sự phục tùng như Thị Loan đây, biết bao nhiêu người không chịu nổi cái chế độ cay nghiệt ấy đã liều mình hy sinh cho thoát nợ".
Trạng sư rút trong cặp ra mấy tập thuật trình cũ có đánh dấu bút chì đỏ và đọc vài đoạn thí dụ:
- Đó, các ngài coi, chính chúng ta mới là có tội lớn. Cho họ học cái mới mà không tạo ra cho họ một hoàn cảnh hợp với quan niệm mới của họ.
"Buộc cho Thị Loan cái tội giết người ư? Thị Loan không giết người!
"Buộc cho Thị Loan cái tội quấy rối gia đình ư? Chính Thị Loan lại là người tha thiết muốn được yên sống trong gia đình.
"Thị Loan chỉ có mỗi một tội là cắp sách đi học để rèn luyện tâm trí thành một người mới, rồi về chung sống với người cũ. Thị Loan chỉ có mỗi tội đó. Nhưng tội ấy, Thị Loan đã chuộc lại bằng bao nhiêu đau khổ.
"Tha cho Thị Loan tức là các ngài làm một việc công bằng, tức là tỏ ra rằng cái chế độ gia đình vô nhân đạo kia đã đến ngày tàn và phải nhường chỗ cho một chế độ gia đình khác hợp với cái đời mới bây giờ, hợp với quan niệm của những người có học mới.
"Các ngài tha cho Thị Loan tức là tha cho một người đã bị buộc tội oan, tha cho một người đau khổ vì đã bị phí cả một đời thanh xuân và đã đem thân hy sinh cho cái xã hội mới cũ khắt khe này".
Tiếng trạng sư im bặt, Dũng nhìn thoáng thấy Thảo ngồi cạnh Lâm đương đưa khăn lên thấm nước mắt. Đến lúc ông chánh án hỏi bị cáo nhân có muốn nói gì thêm không, Loan lạnh lùng đứng dậy, ra vịn vào vành móng ngựa và thong thả nói:
- Trạng sư đã nói thay cho tôi. Những ý tưởng về mới, cũ, trạng sư vừa phân bày rất đúng với tình cảnh bọn chị em bạn gái mới chúng tôi. Tôi tiếc rằng chính tôi là người ở trong cảnh mà không có giọng hùng hồn để nói cho mọi người cảm thấy rõ những nỗi thống khổ mà chúng tôi đã phải chịu. Không phải tôi cốt để tòa rủ lòng thương riêng đến một mình tôi, vì tôi đã đành cam chịu lấy hết các thứ hình phạt mà xã hội bắt tôi phải chịu. Tôi nói cốt để chị em gái mới, đến đây nghe, biết rằng nếu các chị muốn được hưởng hạnh phúc với chồng con, thì điều trước nhất, các chị em phải tìm cách sống một đời riêng, một đời tự lập, tránh sự chung sống với bố mẹ, họ hàng nhà chồng và nhất là cố vượt hẳn ra ngoài quyền của cha mẹ chồng thì mới mong gia đình hòa thuận.
Rồi Loan quay lại phía bà Phán:
- Tôi xin lỗi bà và rất hối hận rằng vì tôi mà con bà đã thiệt mạng oan. Đến bây giờ, tôi không còn là con dâu bà nữa, tôi có thể nói ra một cách chân thật cảm tưởng của tôi đối với bà trong bao lâu. Bà với tôi là hai người không thể hiểu nhau được. Đã như thế mà phải ở với nhau, tất không sao tránh được sự xung đột. Lỗi đó không phải ở ai cả. Biết vậy nên dẫu có bị tù tội chăng nữa, tôi cũng không oán hờn ai chút nào, còn như bà, nếu bà vẫn coi tôi như kẻ thù, đó là quyền riêng của bà. Tôi xin lỗi cô hai đã vì tôi mà góa bụa, trên tay còn đứa con thơ mồ côi cha sớm. Tôi xin hết cả những người trong họ chồng tôi nghĩ lại và nếu không hiểu được tôi chăng nữa, thì cũng nên khoan dung mà biết cho rằng trong hết thảy những người bấy lâu phải xô xát nhau, vì không hiểu nhau, tôi là người đã chịu nhiều đau đớn nhất, là người đáng thương nhất.
Loan cúi đầu yên lặng. Ông chánh án ân cần hỏi:
- Cô còn muốn nói gì nữa không?
Loan đáp:
- Tôi nói thế đủ rồi.
Rồi Loan lại thong thả về ngồi chỗ cũ.
Ông chánh án quay mặt hỏi ý kiến hai ông bồi thẩm, rồi đứng lên. Cả tòa cùng đứng dậy một loạt, tiếng người rào rào lẫn với tiếng hô bồng súng. Dũng vội vàng ra phía cửa sổ: chàng cúi nhìn xuống dưới vườn hoa và chống hai tay vào má cho mọi người khỏi nhận thấy mặt.
IV.
Tòa tha trắng án.
Sau một hồi vỗ tay ran, người trong phòng kéo ra ngoài quá nửa, vì phần nhiều họ chỉ đến để xem xử việc Loan.
Dũng đi lẩn vào đám ông, cố lánh ra hiên gác bên kia, rồi đưa mắt nhìn lại chỗ Loan đứng. Chàng thấy bà Hai và vợ chồng Lâm quấn quýt bên người Loan, vui mừng hớn hở, luôn luôn cười nói.
Loan, vẻ mặt vẫn thản nhiên như không, chỉ thỉnh thoảng hơi mỉm cười nhìn Thảo bằng đôi mắt dịu dàng mà Dũng thấy ngụ không biết bao nhiêu tình âu yếm. Lúc đó Dũng chỉ muốn Loan trông ra phía chàng để trong giây lát chàng cũng được hưởng cái nhìn âu yếm của Loan. Chàng đã toan không giấu giếm nữa, lại gần để mừng Loan, nhưng nghĩ lại chàng mới biết ý định của chàng là vô lý: chàng chưa thể gặp Loan ngay bây giờ được.
Chàng lẩm bẩm:
- Để lúc khác vội gì.
Rồi chàng đi rẽ sang bên tòa nam án để lánh mặt vì sen đầm đang dẫn Loan đi về phía chàng, xuống dưới nhà. Đợi cho mọi người đã ra cả, Dũng thong thả xuống gác, rồi ra cửa sau lần theo phố hàng Bông Thợ Nhuộm về nhà Hoạch.
Nửa giờ sau, ở trong tòa án, bốn cái xe song song đi ra. Ngồi trên xe, nhìn gió đùa ánh sáng trong rặng cây sơn điệp, nhìn mây bay lẹ làng trên trời xanh, Loan mỉm cười sung sướng:
- Bây giờ mình mới thật là tự do, hoàn toàn tự do.
Đôi mắt Loan bỗng thoáng qua vẻ buồn xa xăm nghĩ đến người ở bên trời, Loan thở dài thì thầm:
- Anh Dũng...
Một tiếng gọi to làm Loan giật mình nhìn sang Thảo hỏi:
- Việc gì thế chị?
Thảo đáp:
- Ông Hoạch nhờ tôi nói với chị để ông ta đến phỏng vấn.
- Báo nào thế?
- Báo Minh Nhật.
Thấy Loan nghĩ ngợi, Thảo nói luôn:
- Nên để ông ta đến, vì báo này xưa nay vẫn binh chị.
Xe đến phố Mới, Loan cảm động khi nhìn thấy nhà nàng và cái cửa hàng xơ xác của mẹ nàng: đã bốn tháng nay Loan chưa về đến nhà. Lần này là lần nàng về hẳn, như con chim bay về tổ cũ.
Bà Hai bảo con:
- Tao lo buồn nên cửa hàng để mặc cho người nhà trông nom.
Loan nói:
- Để từ nay, con sẽ ráng hết sức trông nom việc buôn bán cho mẹ.
Rồi nàng đưa mắt nhìn cửa hàng khắp một lượt, mỉm cười nói với Thảo:
- Em trở lại một cô hàng chiếu, giá me em cứ để cho em buôn bán từ trước thì đâu đến nỗi.
Loan ngừng lại vì nàng biết nói lỡ lời: câu nói của nàng có một câu nói trách bà Hai.
Loan đã biết rằng mẹ nàng không thể nào hiểu được những việc xảy ra từ xưa đến nay, nhưng thấy vẻ mặt, Loan cũng đoán chắc rằng mẹ nàng rất hối hận mà không nói ra.
Lúc mọi người đến thăm đã về cả, trong nhà chỉ còn lại hai mẹ con trơ trọi, bà Hai ứa nước mắt gọi Loan lại, toan kể lôi thôi, nhưng Loan gạt đi:
- Con xin mẹ từ nay đừng nghĩ lôi thôi gì thêm phiền lòng. Mẹ nên quên đi, quên hẳn những chuyện ấy đi, coi như là không có, coi như là con vẫn ở nhà với me như độ con còn con gái, chưa lấy chồng.
Ngừng một lát Loan lại nói tiếp:
- Vả con cũng không bao giờ lấy chồng nữa. Suốt đời ở cạnh me để cho me được vui tuổi già.
Nói vậy, nhưng trong thâm tâm Loan, Loan biết rằng mình vừa tự dối mình.
Sau một hồi vỗ tay ran, người trong phòng kéo ra ngoài quá nửa, vì phần nhiều họ chỉ đến để xem xử việc Loan.
Dũng đi lẩn vào đám ông, cố lánh ra hiên gác bên kia, rồi đưa mắt nhìn lại chỗ Loan đứng. Chàng thấy bà Hai và vợ chồng Lâm quấn quýt bên người Loan, vui mừng hớn hở, luôn luôn cười nói.
Loan, vẻ mặt vẫn thản nhiên như không, chỉ thỉnh thoảng hơi mỉm cười nhìn Thảo bằng đôi mắt dịu dàng mà Dũng thấy ngụ không biết bao nhiêu tình âu yếm. Lúc đó Dũng chỉ muốn Loan trông ra phía chàng để trong giây lát chàng cũng được hưởng cái nhìn âu yếm của Loan. Chàng đã toan không giấu giếm nữa, lại gần để mừng Loan, nhưng nghĩ lại chàng mới biết ý định của chàng là vô lý: chàng chưa thể gặp Loan ngay bây giờ được.
Chàng lẩm bẩm:
- Để lúc khác vội gì.
Rồi chàng đi rẽ sang bên tòa nam án để lánh mặt vì sen đầm đang dẫn Loan đi về phía chàng, xuống dưới nhà. Đợi cho mọi người đã ra cả, Dũng thong thả xuống gác, rồi ra cửa sau lần theo phố hàng Bông Thợ Nhuộm về nhà Hoạch.
Nửa giờ sau, ở trong tòa án, bốn cái xe song song đi ra. Ngồi trên xe, nhìn gió đùa ánh sáng trong rặng cây sơn điệp, nhìn mây bay lẹ làng trên trời xanh, Loan mỉm cười sung sướng:
- Bây giờ mình mới thật là tự do, hoàn toàn tự do.
Đôi mắt Loan bỗng thoáng qua vẻ buồn xa xăm nghĩ đến người ở bên trời, Loan thở dài thì thầm:
- Anh Dũng...
Một tiếng gọi to làm Loan giật mình nhìn sang Thảo hỏi:
- Việc gì thế chị?
Thảo đáp:
- Ông Hoạch nhờ tôi nói với chị để ông ta đến phỏng vấn.
- Báo nào thế?
- Báo Minh Nhật.
Thấy Loan nghĩ ngợi, Thảo nói luôn:
- Nên để ông ta đến, vì báo này xưa nay vẫn binh chị.
Xe đến phố Mới, Loan cảm động khi nhìn thấy nhà nàng và cái cửa hàng xơ xác của mẹ nàng: đã bốn tháng nay Loan chưa về đến nhà. Lần này là lần nàng về hẳn, như con chim bay về tổ cũ.
Bà Hai bảo con:
- Tao lo buồn nên cửa hàng để mặc cho người nhà trông nom.
Loan nói:
- Để từ nay, con sẽ ráng hết sức trông nom việc buôn bán cho mẹ.
Rồi nàng đưa mắt nhìn cửa hàng khắp một lượt, mỉm cười nói với Thảo:
- Em trở lại một cô hàng chiếu, giá me em cứ để cho em buôn bán từ trước thì đâu đến nỗi.
Loan ngừng lại vì nàng biết nói lỡ lời: câu nói của nàng có một câu nói trách bà Hai.
Loan đã biết rằng mẹ nàng không thể nào hiểu được những việc xảy ra từ xưa đến nay, nhưng thấy vẻ mặt, Loan cũng đoán chắc rằng mẹ nàng rất hối hận mà không nói ra.
Lúc mọi người đến thăm đã về cả, trong nhà chỉ còn lại hai mẹ con trơ trọi, bà Hai ứa nước mắt gọi Loan lại, toan kể lôi thôi, nhưng Loan gạt đi:
- Con xin mẹ từ nay đừng nghĩ lôi thôi gì thêm phiền lòng. Mẹ nên quên đi, quên hẳn những chuyện ấy đi, coi như là không có, coi như là con vẫn ở nhà với me như độ con còn con gái, chưa lấy chồng.
Ngừng một lát Loan lại nói tiếp:
- Vả con cũng không bao giờ lấy chồng nữa. Suốt đời ở cạnh me để cho me được vui tuổi già.
Nói vậy, nhưng trong thâm tâm Loan, Loan biết rằng mình vừa tự dối mình.
V.
- Sao chị đến chậm thế?
Thảo vừa cười nói vừa dẫn Loan sang bàn ăn. Loan đáp:
- Em bị phỏng vấn.
- Ông Hoạch phải không?
- Vâng, ông ấy hỏi mãi, cho nên em đến chậm. Em bây giờ thành ra nổi tiếng... Nhưng chẳng biết tiếng tốt hay xấu.
Đưa mắt nhìn bàn ăn thấy trên bàn phủ vải trắng có để một bình đầy hoa cúc với chai rượu và mấy chiếc cốc pha lê trong phản chiếu ánh đèn sáng loáng. Loan tắc lưỡi bảo bạn:
- Làm gì mà sang thế này?
Rồi Loan nhìn hết món đồ ăn nọ đến món đồ ăn kia, hí hởn như đứa trẻ ngây thơ:
- Đã mấy năm nay em mới được bữa cơm ăn vui vẻ như thế này. Mà vui thì chắc là ngon... Em sẽ uống thật say.
Loan trạnh nhớ lại những bữa cơm ở nhà chồng, những bữa cơm buồn tẻ, ăn cốt lấy no, trong một bầu không khí nặng nề, người ngồi cùng mâm nhìn nhau một cách hằn học khó chịu.
Loan uống cạn hai cốc đầy, trong người đã thấy choáng váng, còn đưa cốc rót thêm:
- Em sẽ uống thật nhiều để kỷ niệm cái ngày hôm nay... ngày em đoạn tuyệt với cái đời cũ...
Hai con mắt Loan lúc đó sáng quắc, đôi má đỏ hồng, mấy sợi tóc mai rủ xuống thái dương bóng loáng ánh đèn. Thảo thấy Loan trẻ hẳn lại, nói đùa:
- Trông Loan trẻ đi được hai mươi bốn tiếng đồng hồ, hồng hào như độ còn con gái.
Loan hơi thẹn, nhấc cốc lên và thoáng trong giây lát nhớ cái đêm trước hôm về nhà chồng, Dũng nâng cốc mời nàng uống rượu. Nàng nói:
- Xin anh chị uống cạn chén rượu này, để mừng em, mừng em thoát ly...
Rồi Loan cất tiếng cười giòn giã tiếp luôn:
- Và để tiễn em lên đường...
Thảo sửng sốt hỏi:
- Đi đâu mà lên đường?
Loan vừa cười vừa nói:
- Không, để tiễn em lên con đường mới... Đó là em nói bóng ấy, và đố chị đoán ra... em sắp thành nữ văn sĩ...
Thấy bạn không hiểu, Loan nói tiếp:
- Nghĩa là em tập sự... Ông Hoạch bảo em cố viết, rồi ông ấy đăng lên báo cho. Ông ấy lại hứa cho em công việc làm ở nhà; đánh máy chữ tính tiền. Viết thì em chịu, nhưng rồi em sẽ đi học đánh máy để kiếm thêm giúp mẹ em, em phải nghĩ đến cách kiếm ăn chứ...
Loan chỉ giữ được tỉnh táo đến lúc ấy thôi, hơi rượu bốc lên làm nàng quên cả đứng đắn, nghiêm trang, nàng nói:
- Để cái ông mặc áo thụng đen khỏi mắng em nữa.
Rồi nàng đứng dậy, giơ thẳng tay bắt chước giọng nói của chưởng lý:
- Tôi xin tòa trị tội thật nặng để làm gương cho người khác. Thị Loan là một người kiêu hãnh, Thị Loan là một người nham hiểm, gian trá... Có tội với gia đình.
Ba người cùng cười vang.
Phần thì say quá, phần thì nói nhiều hóa mệt, Loan ra ngồi ở ghế đệm dài, gục đầu vào tay, thiếp đi. Mãi đến lúc người nhà bưng cà phê lên, nàng uống hết cốc cà phê nóng và ăn hết nửa quả cam mới thấy tỉnh hẳn.
Nàng đưa tay vuốt tóc, nhìn hai bạn bâng khuâng như người ta vừa tỉnh mộng.
- Vui quá nhỉ?
Lâm nói:
- Hôm nay thật là hoàn toàn vui... chỉ còn thiếu...
Thảo đoán được ngay ý chồng, vội đưa mắt nhìn chồng ra hiệu. Lâm hiểu ý vợ, nói chữa:
- Chỉ còn thiếu cái lò sưởi.
Thảo đỡ lời chồng:
- Phải ấy, hôm nay rét mà quên bẵng đi mất.
Ngồi trước lò sưởi đã bắt đầu cháy đỏ lửa, nghe tiếng củi lách cách, Loan mơ mộng nhớ lại cả quãng đời quá khứ, hồi cùng Dũng từ biệt, mỗi người đi một ngả, nay nàng lại trở về đời cũ, nhưng trở về một mình.
Nàng thu người co hai tay ôm lấy ngực như người sợ lạnh, nhưng thật ra, nàng thấy một nỗi buồn lạnh lẽo thấm vào tâm hồn. Hơi rượu tàn, cuộc vui gượng đã qua, Loan chua chát nhắc lại mấy câu của Hoạch tình cờ nói đến Dũng khi phỏng vấn nàng. Vì mấy câu đó, Loan chắc rằng Dũng bây giờ không phải như Dũng ngày trước nữa, nàng biết rằng Dũng đã đổi khác và nàng đối với Dũng, nay chỉ như một người xa lạ... Là trong khi phỏng vấn Loan và nói chuyện xa gần về mới cũ, Hoạch đã vô tình nhắc đến tên Dũng, một người bạn của chàng để làm thí dụ, và khi Loan hỏi gặn, Hoạch vô tình cho biết rằng Dũng có về Hà Nội, nhưng không ra tòa án, về Hà Nội vì có việc riêng rồi lại phải đi ngay.
Loan không thể hỏi tường tận để biết hơn nữa, vì không tiện, nhưng thế cũng đủ cho nàng hiểu rõ rằng Dũng không yêu nàng, và không những thế, lại hững hờ không thèm để ý đến nàng nữa.
Thảo hỏi:
- Chị lạnh hay sao mà ngồi co ro thế kia?
Loan nói:
- Uống rượu vào nên dễ thấy lạnh. Chị ngồi xuống đây nói chuyện cho vui.
Lúc nói chuyện, Thảo lấy làm lạ không thấy Loan đả động gì đến Dũng, nàng đoán Loan có sự gì muốn giấu. Nhìn Loan thu hình trước lò sưởi, hai con mắt lờ đờ nhìn lửa cháy, Thảo không thể không nhớ lại mấy năm về trước đây, cũng một đêm mùa đông như đêm nay, Loan ngồi với nàng nói chuyện về Dũng; nàng còn như nghe rõ bên tai câu nói rất buồn rầu của Loan:
- Em sẽ đợi...
Năm năm qua... Loan bây giờ lại gặp một cảnh ngộ như trước, mà người Loan đợi trước kia không biết bây giờ Loan còn đợi nữa không? Tò mò muốn biết, Thảo khơi câu chuyện hỏi lân la:
- Ngồi lại đây nhớ lại mấy năm trước... Kể lại cũng chóng thật.
Yên lặng một lúc, rồi Loan thong thả nói, mắt vẫn đăm đăm nhìn lửa cháy:
- Em thật như vừa tỉnh một giấc mộng. Em không muốn bao giờ nhắc đến cái đời cũ nữa. Coi như là không có. Em không muốn nghĩ nữa để có can đảm kéo nốt những ngày sống thừa của đời em.
Thấy hai giọt lệ long lanh ở khóe mắt Loan, Thảo tưởng bạn muốn nói đến cái đời làm dâu của bạn, nên ngạc nhiên không hiểu, vội nói một câu an ủi:
- Từ nay trở đi thì chị không còn lần nào phải khóc nữa.
Loan lấy khăn thấm nước mắt nói:
- Giá em có tỏ nỗi lòng cho chị biết được thì cái khổ của em nhẹ đi đôi chút.
Nói xong Loan lại sợ Thảo đoán rõ ý riêng mà Loan biết là chưa thể ngỏ cho Thảo được, nên vội nói tránh:
- Nhưng không sao, dần dần rồi em cũng có thể quên, quên hẳn được... Em chỉ ước ao rằng nhờ em mà có người thoát được cái cảnh đời đau lòng như cái cảnh đời em vừa qua.
Thảo vừa cười nói vừa dẫn Loan sang bàn ăn. Loan đáp:
- Em bị phỏng vấn.
- Ông Hoạch phải không?
- Vâng, ông ấy hỏi mãi, cho nên em đến chậm. Em bây giờ thành ra nổi tiếng... Nhưng chẳng biết tiếng tốt hay xấu.
Đưa mắt nhìn bàn ăn thấy trên bàn phủ vải trắng có để một bình đầy hoa cúc với chai rượu và mấy chiếc cốc pha lê trong phản chiếu ánh đèn sáng loáng. Loan tắc lưỡi bảo bạn:
- Làm gì mà sang thế này?
Rồi Loan nhìn hết món đồ ăn nọ đến món đồ ăn kia, hí hởn như đứa trẻ ngây thơ:
- Đã mấy năm nay em mới được bữa cơm ăn vui vẻ như thế này. Mà vui thì chắc là ngon... Em sẽ uống thật say.
Loan trạnh nhớ lại những bữa cơm ở nhà chồng, những bữa cơm buồn tẻ, ăn cốt lấy no, trong một bầu không khí nặng nề, người ngồi cùng mâm nhìn nhau một cách hằn học khó chịu.
Loan uống cạn hai cốc đầy, trong người đã thấy choáng váng, còn đưa cốc rót thêm:
- Em sẽ uống thật nhiều để kỷ niệm cái ngày hôm nay... ngày em đoạn tuyệt với cái đời cũ...
Hai con mắt Loan lúc đó sáng quắc, đôi má đỏ hồng, mấy sợi tóc mai rủ xuống thái dương bóng loáng ánh đèn. Thảo thấy Loan trẻ hẳn lại, nói đùa:
- Trông Loan trẻ đi được hai mươi bốn tiếng đồng hồ, hồng hào như độ còn con gái.
Loan hơi thẹn, nhấc cốc lên và thoáng trong giây lát nhớ cái đêm trước hôm về nhà chồng, Dũng nâng cốc mời nàng uống rượu. Nàng nói:
- Xin anh chị uống cạn chén rượu này, để mừng em, mừng em thoát ly...
Rồi Loan cất tiếng cười giòn giã tiếp luôn:
- Và để tiễn em lên đường...
Thảo sửng sốt hỏi:
- Đi đâu mà lên đường?
Loan vừa cười vừa nói:
- Không, để tiễn em lên con đường mới... Đó là em nói bóng ấy, và đố chị đoán ra... em sắp thành nữ văn sĩ...
Thấy bạn không hiểu, Loan nói tiếp:
- Nghĩa là em tập sự... Ông Hoạch bảo em cố viết, rồi ông ấy đăng lên báo cho. Ông ấy lại hứa cho em công việc làm ở nhà; đánh máy chữ tính tiền. Viết thì em chịu, nhưng rồi em sẽ đi học đánh máy để kiếm thêm giúp mẹ em, em phải nghĩ đến cách kiếm ăn chứ...
Loan chỉ giữ được tỉnh táo đến lúc ấy thôi, hơi rượu bốc lên làm nàng quên cả đứng đắn, nghiêm trang, nàng nói:
- Để cái ông mặc áo thụng đen khỏi mắng em nữa.
Rồi nàng đứng dậy, giơ thẳng tay bắt chước giọng nói của chưởng lý:
- Tôi xin tòa trị tội thật nặng để làm gương cho người khác. Thị Loan là một người kiêu hãnh, Thị Loan là một người nham hiểm, gian trá... Có tội với gia đình.
Ba người cùng cười vang.
Phần thì say quá, phần thì nói nhiều hóa mệt, Loan ra ngồi ở ghế đệm dài, gục đầu vào tay, thiếp đi. Mãi đến lúc người nhà bưng cà phê lên, nàng uống hết cốc cà phê nóng và ăn hết nửa quả cam mới thấy tỉnh hẳn.
Nàng đưa tay vuốt tóc, nhìn hai bạn bâng khuâng như người ta vừa tỉnh mộng.
- Vui quá nhỉ?
Lâm nói:
- Hôm nay thật là hoàn toàn vui... chỉ còn thiếu...
Thảo đoán được ngay ý chồng, vội đưa mắt nhìn chồng ra hiệu. Lâm hiểu ý vợ, nói chữa:
- Chỉ còn thiếu cái lò sưởi.
Thảo đỡ lời chồng:
- Phải ấy, hôm nay rét mà quên bẵng đi mất.
Ngồi trước lò sưởi đã bắt đầu cháy đỏ lửa, nghe tiếng củi lách cách, Loan mơ mộng nhớ lại cả quãng đời quá khứ, hồi cùng Dũng từ biệt, mỗi người đi một ngả, nay nàng lại trở về đời cũ, nhưng trở về một mình.
Nàng thu người co hai tay ôm lấy ngực như người sợ lạnh, nhưng thật ra, nàng thấy một nỗi buồn lạnh lẽo thấm vào tâm hồn. Hơi rượu tàn, cuộc vui gượng đã qua, Loan chua chát nhắc lại mấy câu của Hoạch tình cờ nói đến Dũng khi phỏng vấn nàng. Vì mấy câu đó, Loan chắc rằng Dũng bây giờ không phải như Dũng ngày trước nữa, nàng biết rằng Dũng đã đổi khác và nàng đối với Dũng, nay chỉ như một người xa lạ... Là trong khi phỏng vấn Loan và nói chuyện xa gần về mới cũ, Hoạch đã vô tình nhắc đến tên Dũng, một người bạn của chàng để làm thí dụ, và khi Loan hỏi gặn, Hoạch vô tình cho biết rằng Dũng có về Hà Nội, nhưng không ra tòa án, về Hà Nội vì có việc riêng rồi lại phải đi ngay.
Loan không thể hỏi tường tận để biết hơn nữa, vì không tiện, nhưng thế cũng đủ cho nàng hiểu rõ rằng Dũng không yêu nàng, và không những thế, lại hững hờ không thèm để ý đến nàng nữa.
Thảo hỏi:
- Chị lạnh hay sao mà ngồi co ro thế kia?
Loan nói:
- Uống rượu vào nên dễ thấy lạnh. Chị ngồi xuống đây nói chuyện cho vui.
Lúc nói chuyện, Thảo lấy làm lạ không thấy Loan đả động gì đến Dũng, nàng đoán Loan có sự gì muốn giấu. Nhìn Loan thu hình trước lò sưởi, hai con mắt lờ đờ nhìn lửa cháy, Thảo không thể không nhớ lại mấy năm về trước đây, cũng một đêm mùa đông như đêm nay, Loan ngồi với nàng nói chuyện về Dũng; nàng còn như nghe rõ bên tai câu nói rất buồn rầu của Loan:
- Em sẽ đợi...
Năm năm qua... Loan bây giờ lại gặp một cảnh ngộ như trước, mà người Loan đợi trước kia không biết bây giờ Loan còn đợi nữa không? Tò mò muốn biết, Thảo khơi câu chuyện hỏi lân la:
- Ngồi lại đây nhớ lại mấy năm trước... Kể lại cũng chóng thật.
Yên lặng một lúc, rồi Loan thong thả nói, mắt vẫn đăm đăm nhìn lửa cháy:
- Em thật như vừa tỉnh một giấc mộng. Em không muốn bao giờ nhắc đến cái đời cũ nữa. Coi như là không có. Em không muốn nghĩ nữa để có can đảm kéo nốt những ngày sống thừa của đời em.
Thấy hai giọt lệ long lanh ở khóe mắt Loan, Thảo tưởng bạn muốn nói đến cái đời làm dâu của bạn, nên ngạc nhiên không hiểu, vội nói một câu an ủi:
- Từ nay trở đi thì chị không còn lần nào phải khóc nữa.
Loan lấy khăn thấm nước mắt nói:
- Giá em có tỏ nỗi lòng cho chị biết được thì cái khổ của em nhẹ đi đôi chút.
Nói xong Loan lại sợ Thảo đoán rõ ý riêng mà Loan biết là chưa thể ngỏ cho Thảo được, nên vội nói tránh:
- Nhưng không sao, dần dần rồi em cũng có thể quên, quên hẳn được... Em chỉ ước ao rằng nhờ em mà có người thoát được cái cảnh đời đau lòng như cái cảnh đời em vừa qua.
VI.
Một mình Loan ngồi trên cái hòm da đen, dựa lưng vào tường,
khoanh tay, đưa mắt nhìn quanh gian nhà trống không. Đồ đạc đã cho lên cả xe bò
đem lại nhà nàng mới thuê, vì cái nhà này, cái nhà của cha mẹ nàng, của nàng
nay đã bán cho người ta rồi. Loan nhờ Thảo tìm hộ người mua, trong hai tháng mới
bán được đúng ba nghìn bạc đủ tiền trả món nợ bà phán Lợi. Từ ngày bà Hai mất
đi đó đến nay trên bốn tháng đó Loan chỉ quanh quẩn với cái ý tưởng bán nhà để
trả nợ. Nàng muốn không còn dính dáng một tí gì với đời cũ nữa. Còn lại một
mình, nàng mong giũ sạch bụi đường cũ, để thảnh thơi tiến bước một cảnh đời mới
mà nàng vẫn khao khát bấy lâu.
Từ sáng đến giờ, trong lúc dọn nhà, nàng có cái cảm tưởng như người sắp sửa bắt đầu một cuộc đi chơi xa; nàng hồi hộp lo sợ, nhưng trong cái sợ có lẫn cái vui sắp được sống một cuộc đời tự lập, không lụy đến ai và không ai quấy rầy mình được.
Tiếng người hỏi ở cửa làm nàng giật mình ngoảnh mặt trông ra. Bà Đạo và bà Cả Toại, một người dì của Loan vừa đi vào vừa ngơ ngác nhìn quanh:
- Làm sao thế này?
Loan mỉm cười đáp:
- Thưa cô, cháu dọn nhà.
- Làm sao lại dọn nhà?
- Nhà bán thì phải dọn đi, không đi người ta cũng không cho ở.
Bà Đạo còn ngạc nhiên:
- Chị bán nhà mà chị không nói qua với tôi một lời.
Loan yên lặng không đáp. Nàng cũng biết rằng nói qua với bà cô cũng không sao, nhưng nàng có ý giấu để tỏ ra rằng nàng muốn toàn quyền hành động, mà việc của nàng là việc riêng, không dự đến ai cả.
- Làm sao chị bán nhà.
- Cháu cũng vừa định nói để cô rõ. Cháu bán nhà để trả nợ bà Phán ở dưới ấp... Cháu phải bán vội, nếu không thì bà ấy cũng tịch ký. Bà ấy đã có thư dọa ngay từ khi mẹ cháu mất. Cháu bán vừa đủ trả nợ, bây giờ chỉ còn có hai bàn tay không.
Bà cả Toại nói:
- Hôm nay xấu ngày thế mà chị dọn nhà. Bây giờ chị định đi đâu?
- Cháu đã thuê được nhà ở dưới kia. Cháu định mở trường dạy học.
- Thế chị ở một mình.
Loan mỉm cười đáp:
- Thưa cô, không ở một mình thì ở hai mình sao?
Bà Đạo ngắt lời:
- Chị này lúc nào cũng đùa được. Chị ở thế bất tiện lắm. Tìm nhà dạy học thôi, còn chị thì về nhà tôi mà ở.
Loan biết bà Đạo thật tình muốn Loan về ở với mình, nhưng chính vì thế mà Loan sợ. Loan tìm cớ thoái thác:
- Thưa cô, khác nhà chớ có khác gì đâu. Bấy lâu cháu ở nhà một mình được, thì đến đằng kia không ở một mình được sao?
Thấy bà Đạo nói khẩn khoản mãi mà lời nói có ngụ ý bắt buộc, Loan không nhịn được nữa, nói vắn tắt mấy câu:
- Thưa cô, cháu đã nghĩ kỹ rồi.
Nghe giọng nói quả quyết của Loan, bà Đạo hiểu ngay rằng bà không thể sai khiến được Loan nữa, đối với đứa cháu ấy, bà không có quyền hành gì cả.
Bà nhìn vào trong, thấy bàn thờ ông Hai, bà Hai còn để đó, liền nói:
- Chị chưa đem bàn thờ đi?
Loan đáp:
- Lư hương với cây nến cháu đã bán đi rồi, đấy chỉ có cái bàn không, cháu để lại cho chủ mới.
Bà Đạo nói giọng trách móc:
- Tôi chỉ thương hại anh chị tôi không người thừa tự; để tôi đem bát hương về thờ vậy.
Loan nói:
- Cháu thì cháu chỉ biết thờ ở trong lòng. Cần gì phải bàn thờ, cần gì phải cần người thừa tự. Thừa tự làm gì để cho họ ngồi đấy hưởng, rồi lạy bày vẽ lắm trò lôi thôi.
Loan nhớ lại đưa đám bà Hai, một mình nàng chống cự với tất cả họ, nàng nhất định không tế lễ, cỗ bàn gì cả, lẳng lặng thuê xe đòn đưa mẹ đi nghĩa địa mặc những lời nhiếc móc, mỉa mai.
Có tiếng xe đỗ, bà Toại nhìn ra hỏi Loan:
- Ai ấy?
- Bà chủ nhà này.
- Thôi, chúng tôi về. Chị dặn bà chủ nhà để tôi cho người lại lấy bát hương. Chị văn minh thì thôi từ rày mặc chị.
Loan cố giữ vẻ tươi, tiễn hai bà ra cửa.
Sau khi đã giao nhà cẩn thận cho bà chủ nhà, Loan lên xe về chỗ ở mới. Nàng có cái cảm tưởng rằng lúc lên xe mới thực hẳn là lúc bắt đầu cuộc đời mới của nàng.
Chỗ ở của Loan là một lớp nhà hai gian ở vào góc vườn một cái đền cổ. Gian nhà nhỏ Loan dùng làm buồng ngủ, còn gian rộng dùng làm lớp học. Bàn ghế và bảng đen thì Loan đã nhờ Thảo mua rẻ lại của một trường học tư. Tuy ở trong đền, nhưng vì vườn rộng và có cửa ra vào riêng, nên cũng không có gì bất tiện. Đầy tớ của nàng thì vẫn là con sen trước kia ở với bà phán Lợi, sau Loan gọi về nuôi từ khi nó bị bà Phán đuổi đi.
Lúc Loan về tới đền thì Lâm và Thảo đã có ở đấy rồi. Thảo cười nói:
- Vợ chồng tôi đến xem nhà mới của chị... Và trường học của chị.
Thảo vừa nói vừa chỉ tay ra hiệu bảo Loan nhìn vào trong nhà. Loan ngạc nhiên mừng rỡ:
- Kìa có bàn ghế rồi kìa! Ai đem lại bao giờ thế?
- Tôi vừa cho khiêng lại trong khi dọn nhà. Bây giờ bàn ghế đã có, chỉ còn đợi học trò nữa là có thể gọi bạn tôi là bà giáo được rồi.
Lâm nói chữa:
- Cô giáo chứ lại, cô giáo nghe trẻ hơn...
Thảo cười:
- Cậu khá đấy. Đã mấy năm nay, bây giờ mới thấy cậu nói một câu có duyên.
Loan bẽn lẽn cúi mặt, đôi má hay hay đỏ:
- Anh giáo nói thế mà đúng. Em chỉ muốn làm cô giáo suốt đời... Không làm bà...
Rồi nàng nói lảng sang chuyện khác:
- Em được như thế này thực là mãn nguyện lắm rồi. Có lẽ từ nay em sẽ được sung sướng.
Rồi Loan mời Thảo ngồi ở bức tường lan can. Bên cạnh nàng, một cây lựu gió đưa phơ phất, hoa đỏ nở đầy như những nụ cười tươi thắm đón chào mùa hè rực rỡ sắp tới. Loan nói:
- Có lẽ em còn vất vả nhiều, nhưng em không ngại. Trong bao lâu em chỉ ao ước sống cái đời tự do, rộng rãi, không cái gì bó buộc, bây giờ được như thế, em hãy vui đã...
Nàng giơ tay ngắt một bông lựu vừa tẩn mẩn bứt cánh vừa nói:
- Thế mới biết cái hạnh phúc ở đời giá cũng đắt thật... Kể ra muốn như thế này thì phỏng có khó gì đâu, đáng lẽ có thể được ngay từ bao giờ rồi, thế mà...
Loan dịu giọng nói thong thả như người kể chuyện:
- Đáng buồn nhất là phải đợi đến lúc những người thân yêu mất đi rồi mới thấy được hạnh phúc. Sao ngay từ độ thầy me em còn, lại không thể thế được. Cớ sao vậy?
Nhìn những cánh hoa lựu rơi rải rác trên vạt áo trắng, Loan tự nhiên thấy thoáng hiện trong trí cái ý tưởng so sánh những cánh hoa với những giọt máu còn tươi. Nàng cau mày chua chát nói tiếp:
- Dễ dàng như thế mà trải qua bao nhiêu khổ sở, tay nhuộm máu, thân phải tù tội mới có thể được.
Thấy con sen bưng khay nước ra, Loan giũ những cánh hoa trên áo, đứng dậy vui vẻ mời Lâm và Thảo:
- Anh chị xơi nước... Em bây giờ sống cô độc thế này, chỉ mong anh chị đến chơi cho vui.
Thoáng nghĩ đến Dũng, nàng đăm đăm nhìn nước ở trong chén bốc lên, giọng nói xa xăm:
- Ở đời không biết thế nào cả. Bao nhiêu người thân yêu mất dần. Bây giờ chỉ còn có anh chị mà thôi. Còn ai nữa?
Thảo muốn nhân câu nói của Loan để hỏi dò ý tứ Loan đối với Dũng, điều mà nàng vẫn muốn biết rõ từ hôm ăn tiệc mừng Loan. Nàng làm như người vô tình, thẫn thờ nói:
- Còn anh Dũng không biết độ này ẩn núp ở đâu mà không thấy tin tức gì cả.
Loan đáp:
- Bây giờ thì anh ấy còn nghĩ gì đến chúng mình nữa. Từ ngày anh ấy đi tới giờ dễ thường đã năm, sáu năm rồi, còn gì...
Thảo nói:
- Giá bây giờ anh ấy về thì chắc thấy nhiều sự thay đổi. Không biết anh ấy có xem nhật trình không?
Lâm cười đáp:
- Anh ấy mà lại không đọc nhật trình.
- Thế thì chắc anh Dũng biết việc chị Loan?
- Sao lại không biết.
Câu chuyện đến đây thì ngừng hẳn lại, ba người lẳng lặng uống nước và cùng một ý tưởng như nhau, nhưng không ai dám nói cho ai hay.
Loan làm như không nghĩ đến việc ấy nữa, vội vàng hỏi Thảo:
- Mai là chủ nhật phải không chị? Tôi quên cả ngày, giờ.
Lâm nói đùa:
- Cô giáo thế thì hỏng. Cần nhất ngày chủ nhật lại quên.
Loan vui mừng nói:
- Thế thì sáng mai anh chị lại xơi cơm với em mừng trường học mới và... Mừng em lên chức cô giáo.
Từ sáng đến giờ, trong lúc dọn nhà, nàng có cái cảm tưởng như người sắp sửa bắt đầu một cuộc đi chơi xa; nàng hồi hộp lo sợ, nhưng trong cái sợ có lẫn cái vui sắp được sống một cuộc đời tự lập, không lụy đến ai và không ai quấy rầy mình được.
Tiếng người hỏi ở cửa làm nàng giật mình ngoảnh mặt trông ra. Bà Đạo và bà Cả Toại, một người dì của Loan vừa đi vào vừa ngơ ngác nhìn quanh:
- Làm sao thế này?
Loan mỉm cười đáp:
- Thưa cô, cháu dọn nhà.
- Làm sao lại dọn nhà?
- Nhà bán thì phải dọn đi, không đi người ta cũng không cho ở.
Bà Đạo còn ngạc nhiên:
- Chị bán nhà mà chị không nói qua với tôi một lời.
Loan yên lặng không đáp. Nàng cũng biết rằng nói qua với bà cô cũng không sao, nhưng nàng có ý giấu để tỏ ra rằng nàng muốn toàn quyền hành động, mà việc của nàng là việc riêng, không dự đến ai cả.
- Làm sao chị bán nhà.
- Cháu cũng vừa định nói để cô rõ. Cháu bán nhà để trả nợ bà Phán ở dưới ấp... Cháu phải bán vội, nếu không thì bà ấy cũng tịch ký. Bà ấy đã có thư dọa ngay từ khi mẹ cháu mất. Cháu bán vừa đủ trả nợ, bây giờ chỉ còn có hai bàn tay không.
Bà cả Toại nói:
- Hôm nay xấu ngày thế mà chị dọn nhà. Bây giờ chị định đi đâu?
- Cháu đã thuê được nhà ở dưới kia. Cháu định mở trường dạy học.
- Thế chị ở một mình.
Loan mỉm cười đáp:
- Thưa cô, không ở một mình thì ở hai mình sao?
Bà Đạo ngắt lời:
- Chị này lúc nào cũng đùa được. Chị ở thế bất tiện lắm. Tìm nhà dạy học thôi, còn chị thì về nhà tôi mà ở.
Loan biết bà Đạo thật tình muốn Loan về ở với mình, nhưng chính vì thế mà Loan sợ. Loan tìm cớ thoái thác:
- Thưa cô, khác nhà chớ có khác gì đâu. Bấy lâu cháu ở nhà một mình được, thì đến đằng kia không ở một mình được sao?
Thấy bà Đạo nói khẩn khoản mãi mà lời nói có ngụ ý bắt buộc, Loan không nhịn được nữa, nói vắn tắt mấy câu:
- Thưa cô, cháu đã nghĩ kỹ rồi.
Nghe giọng nói quả quyết của Loan, bà Đạo hiểu ngay rằng bà không thể sai khiến được Loan nữa, đối với đứa cháu ấy, bà không có quyền hành gì cả.
Bà nhìn vào trong, thấy bàn thờ ông Hai, bà Hai còn để đó, liền nói:
- Chị chưa đem bàn thờ đi?
Loan đáp:
- Lư hương với cây nến cháu đã bán đi rồi, đấy chỉ có cái bàn không, cháu để lại cho chủ mới.
Bà Đạo nói giọng trách móc:
- Tôi chỉ thương hại anh chị tôi không người thừa tự; để tôi đem bát hương về thờ vậy.
Loan nói:
- Cháu thì cháu chỉ biết thờ ở trong lòng. Cần gì phải bàn thờ, cần gì phải cần người thừa tự. Thừa tự làm gì để cho họ ngồi đấy hưởng, rồi lạy bày vẽ lắm trò lôi thôi.
Loan nhớ lại đưa đám bà Hai, một mình nàng chống cự với tất cả họ, nàng nhất định không tế lễ, cỗ bàn gì cả, lẳng lặng thuê xe đòn đưa mẹ đi nghĩa địa mặc những lời nhiếc móc, mỉa mai.
Có tiếng xe đỗ, bà Toại nhìn ra hỏi Loan:
- Ai ấy?
- Bà chủ nhà này.
- Thôi, chúng tôi về. Chị dặn bà chủ nhà để tôi cho người lại lấy bát hương. Chị văn minh thì thôi từ rày mặc chị.
Loan cố giữ vẻ tươi, tiễn hai bà ra cửa.
Sau khi đã giao nhà cẩn thận cho bà chủ nhà, Loan lên xe về chỗ ở mới. Nàng có cái cảm tưởng rằng lúc lên xe mới thực hẳn là lúc bắt đầu cuộc đời mới của nàng.
Chỗ ở của Loan là một lớp nhà hai gian ở vào góc vườn một cái đền cổ. Gian nhà nhỏ Loan dùng làm buồng ngủ, còn gian rộng dùng làm lớp học. Bàn ghế và bảng đen thì Loan đã nhờ Thảo mua rẻ lại của một trường học tư. Tuy ở trong đền, nhưng vì vườn rộng và có cửa ra vào riêng, nên cũng không có gì bất tiện. Đầy tớ của nàng thì vẫn là con sen trước kia ở với bà phán Lợi, sau Loan gọi về nuôi từ khi nó bị bà Phán đuổi đi.
Lúc Loan về tới đền thì Lâm và Thảo đã có ở đấy rồi. Thảo cười nói:
- Vợ chồng tôi đến xem nhà mới của chị... Và trường học của chị.
Thảo vừa nói vừa chỉ tay ra hiệu bảo Loan nhìn vào trong nhà. Loan ngạc nhiên mừng rỡ:
- Kìa có bàn ghế rồi kìa! Ai đem lại bao giờ thế?
- Tôi vừa cho khiêng lại trong khi dọn nhà. Bây giờ bàn ghế đã có, chỉ còn đợi học trò nữa là có thể gọi bạn tôi là bà giáo được rồi.
Lâm nói chữa:
- Cô giáo chứ lại, cô giáo nghe trẻ hơn...
Thảo cười:
- Cậu khá đấy. Đã mấy năm nay, bây giờ mới thấy cậu nói một câu có duyên.
Loan bẽn lẽn cúi mặt, đôi má hay hay đỏ:
- Anh giáo nói thế mà đúng. Em chỉ muốn làm cô giáo suốt đời... Không làm bà...
Rồi nàng nói lảng sang chuyện khác:
- Em được như thế này thực là mãn nguyện lắm rồi. Có lẽ từ nay em sẽ được sung sướng.
Rồi Loan mời Thảo ngồi ở bức tường lan can. Bên cạnh nàng, một cây lựu gió đưa phơ phất, hoa đỏ nở đầy như những nụ cười tươi thắm đón chào mùa hè rực rỡ sắp tới. Loan nói:
- Có lẽ em còn vất vả nhiều, nhưng em không ngại. Trong bao lâu em chỉ ao ước sống cái đời tự do, rộng rãi, không cái gì bó buộc, bây giờ được như thế, em hãy vui đã...
Nàng giơ tay ngắt một bông lựu vừa tẩn mẩn bứt cánh vừa nói:
- Thế mới biết cái hạnh phúc ở đời giá cũng đắt thật... Kể ra muốn như thế này thì phỏng có khó gì đâu, đáng lẽ có thể được ngay từ bao giờ rồi, thế mà...
Loan dịu giọng nói thong thả như người kể chuyện:
- Đáng buồn nhất là phải đợi đến lúc những người thân yêu mất đi rồi mới thấy được hạnh phúc. Sao ngay từ độ thầy me em còn, lại không thể thế được. Cớ sao vậy?
Nhìn những cánh hoa lựu rơi rải rác trên vạt áo trắng, Loan tự nhiên thấy thoáng hiện trong trí cái ý tưởng so sánh những cánh hoa với những giọt máu còn tươi. Nàng cau mày chua chát nói tiếp:
- Dễ dàng như thế mà trải qua bao nhiêu khổ sở, tay nhuộm máu, thân phải tù tội mới có thể được.
Thấy con sen bưng khay nước ra, Loan giũ những cánh hoa trên áo, đứng dậy vui vẻ mời Lâm và Thảo:
- Anh chị xơi nước... Em bây giờ sống cô độc thế này, chỉ mong anh chị đến chơi cho vui.
Thoáng nghĩ đến Dũng, nàng đăm đăm nhìn nước ở trong chén bốc lên, giọng nói xa xăm:
- Ở đời không biết thế nào cả. Bao nhiêu người thân yêu mất dần. Bây giờ chỉ còn có anh chị mà thôi. Còn ai nữa?
Thảo muốn nhân câu nói của Loan để hỏi dò ý tứ Loan đối với Dũng, điều mà nàng vẫn muốn biết rõ từ hôm ăn tiệc mừng Loan. Nàng làm như người vô tình, thẫn thờ nói:
- Còn anh Dũng không biết độ này ẩn núp ở đâu mà không thấy tin tức gì cả.
Loan đáp:
- Bây giờ thì anh ấy còn nghĩ gì đến chúng mình nữa. Từ ngày anh ấy đi tới giờ dễ thường đã năm, sáu năm rồi, còn gì...
Thảo nói:
- Giá bây giờ anh ấy về thì chắc thấy nhiều sự thay đổi. Không biết anh ấy có xem nhật trình không?
Lâm cười đáp:
- Anh ấy mà lại không đọc nhật trình.
- Thế thì chắc anh Dũng biết việc chị Loan?
- Sao lại không biết.
Câu chuyện đến đây thì ngừng hẳn lại, ba người lẳng lặng uống nước và cùng một ý tưởng như nhau, nhưng không ai dám nói cho ai hay.
Loan làm như không nghĩ đến việc ấy nữa, vội vàng hỏi Thảo:
- Mai là chủ nhật phải không chị? Tôi quên cả ngày, giờ.
Lâm nói đùa:
- Cô giáo thế thì hỏng. Cần nhất ngày chủ nhật lại quên.
Loan vui mừng nói:
- Thế thì sáng mai anh chị lại xơi cơm với em mừng trường học mới và... Mừng em lên chức cô giáo.
VII.
Loan ngửng mặt chăm chú nhìn qua rặng cây và rất lấy làm lạ
khi thấy hai cô học trò nhỏ đi qua lại ngoài cổng mấy lượt, thập thò không dám
vào. Khi đã nhận thấy mặt, Loan cất tiếng gọi:
- Phương, Hảo vào đây?
Hai chị em đi tắt qua bãi vào, vẫn có dáng rụt rè, e sợ. Loan hỏi:
- Việc gì thế, hai em?
Phương sợ hãi nói:
- Thưa cô không.
Lúc đó Loan mới sực nhớ ra hai chị em trò này sáng nay không đến học.
- Sao sáng nay hai chị em nghỉ học?
Phương đáp ngập ngừng:
- Thưa cô... Thưa cô...
Loan hiểu ngay; Phương và Hảo đến xin phép nàng thôi học, cũng như những học trò khác. Loan dạy học được hai tháng, thầy trò đã bắt đầu mến nhau thì bỗng nàng thấy số học trò một ngày một kém, hết trò nọ xin thôi lại đến trò kia. Loan không cần nghĩ ngợi cũng biết được rằng không phải là nàng dạy kém, vì học trò nào thôi cũng có ý mến tiếc nàng. Loan chắc có người mưu hại nàng bằng cách nói xấu nàng với bố mẹ học trò. Mà không cần nói xấu nữa, cứ việc kể lại chuyện cũ của nàng cũng đủ cho bố mẹ học trò sợ không dám cho con đi học. Loan biết vậy từ trước nên đã phải hết sức giấu giếm quãng đời quá khứ của mình, nàng phải thuê nhà ở chỗ hẻo lánh này cho khỏi gặp người quen thuộc và nàng đã phải cẩn thận đổi tên và bảo học trò gọi mình là cô giáo Hồng. Nghĩ đến bà phán Lợi, Loan cau mày lẩm bẩm:
- Mình muốn quên, nhưng người ta lại không muốn quên.
Rồi nàng dịu dàng bảo Phương:
- Em không sợ, cô không phạt về tội nghỉ học sáng nay đâu. Phạt làm gì nữa, vì hai em đến xin phép cô thôi học, có phải thế không?
Phương và Hảo đưa mắt nhìn nhau như lấy làm lạ rằng sao cô giáo đoán trúng. Phương lúc đó mới dám nói thật:
- Thưa cô vâng, chúng con đến xin phép cô cho chúng con nghỉ học... ít lâu.
Loan hỏi gặng:
- Cô biết hai em không bao giờ nói dối, vậy hai em cứ nói rõ cho cô biết vì lẽ gì hai em nghỉ học?
- Thưa cô chúng con sắp phải về quê.
Loan không nghe câu trả lời của học trò, tắc lưỡi, nói một mình:
- Mình cũng lẩn thẩn lắm. Chúng nó biết thế nào được.
Rồi nàng nói to:
- Thôi hai em về. Còn tiền học tháng này chưa trả, hai em nói với thầy mẹ rằng cô giáo không lấy nữa đâu.
Phương và Hảo vừa ra khỏi một lúc thì một cô bé, vẻ mặt sáng sủa cắp sách vào chào Loan. Loan âu yếm hỏi:
- Có gì lạ không, em Bảo?
Bảo đáp:
- Cô giáo sáng này có cho con một bài tính khó quá, con nghĩ mãi không hiểu.
- Vào đây cô giảng cho.
Bảo mấy tuần lễ trước còn là học trò của Loan và cũng bị cha mẹ bắt thôi để đi học trường khác. Bảo thông minh học giỏi nhất lớp cho nên khi Bảo thôi, Loan lấy làm buồn hơn cả. Nhưng vì thầy trò mến nhau, nên Bảo lẻn nhà sang trường Loan để hỏi han Loan và học thêm.
Hai thầy trò vừa mới ngồi vào bàn, thì ở ngoài có tiếng người đàn bà hỏi con sen:
- Tôi muốn hỏi cô giáo Hồng.
Loan chưa oán được tiếng ai cả, thì một người đàn bà to béo đã đứng ở bậc cửa nhìn vào, Loan vội hỏi:
- Bà muốn gì?
Người đàn bà, nét mặt hầm hầm sẽ gật đầu chào Loan, rồi cất tiếng giận dữ gọi:
- Bảo ra ngay đây.
Loan thấy Bảo mặt tái mét, run sợ vội vàng ôm sách vào lòng, rụt rè ra cửa. Người đàn bà không nói một lời, tay trái níu lấy vai Bảo, rồi giơ tay phải tát hết sức vào má. Loan vừa sửng sốt, vừa giận đứng lên nói:
- Bà không được làm thế.
- Nó là con tôi.
Thấy bà kia toan tát Bảo cái nữa, Loan sấn lại cản:
- Tôi vẫn biết nó là con bà... Nhưng đây là nhà tôi, bà không có quyền đánh con bà ở nhà tôi.
- Tôi dạy con tôi.
Loan chỉ tay ra cửa:
- Bà về nhà bà dạy con bà.
Người đàn bà đẩy con ra ngoài, nhìn thẳng vào mặt Loan:
- Tôi không cho con tôi học cô. Nếu cô còn cứ để nó đi lại đây thì tôi sẽ trình cẩm cho cô biết.
Loan giận lắm, nhưng vẫn mỉm cười:
- Bà cứ việc giữ con bà, còn tôi, tôi không muốn nói chuyện với một người vô lễ. Bà ra ngay khỏi nhà tôi tức khắc, bà biết điều đừng để đến nỗi tôi đuổi bà ra.
Thấy Loan nói giọng quả quyết, người đàn bà hơi chột dạ lùi dần ra cửa, rồi cầm tay con kéo đi, vừa kéo vừa lẩm bẩm chửi mắng. Loan đứng nhìn theo:
- Cô nào tốt số về làm dâu bà này thì phải biết. Đấy là đối với mình, một người không thuộc quyền họ, mà còn thế ấy.
Loan cau mày:
- Bây giờ mình không thuộc quyền ai nữa, nhưng còn dính dáng với bọn này thì chưa yên thân.
Đưa mắt nhìn sang lớp học thấy học trò đã tới đông đủ, Loan thong thả vào lớp, rồi đứng cạnh bàn đưa mắt thầm đếm số học trò. Loan ngồi xuống, một tay uể oải mở cửa sổ, một tay ôm trán, nghĩ ngợi. Học trò vẫn yên lặng đợi mãi không thấy cô giáo gọi đọc bài. Một lúc Loan mới ngửng lên, nhìn khắp một loạt rồi ôn tồn nói:
- Thôi cho các chị nghỉ học...
Học trò ngơ ngác nhìn cô giáo không hiểu.
- Cho các chị nghỉ học hẳn. Bắt đầu từ nay, tôi không dạy học nữa.
Thấy học trò nhao nhao muốn hỏi, Loan giơ tay:
- Các chị thu xếp sách vở rồi về ngay, nói với thầy mẹ ở nhà rằng cô giáo phải đi xa, nên không dạy học nữa. Tôi khuyên các chị có đi học trường khác vẫn được chăm chỉ và ngoan ngoãn như ở đây. Thôi, các chị về, cô còn phải xếp dọn.
Học trò đứng cả lên xúm quanh bàn Loan hỏi chuyện, nhưng Loan gạt đi và bảo ra ngay.
Lúc học trò về cả rồi, ở lại một mình trong lớp học vắng tanh, Loan ngồi gục đầu xuống bàn yên lặng như pho tượng.
Tiếng con sen làm Loan giật mình ngửng lên:
- Cô cho học trò nghỉ học?
- Ừ, cho nghỉ hẳn, từ nay tôi không dạy học nữa.
Rồi Loan bảo con sen:
- Chị liệu xem đâu có việc thì đi tìm việc mà làm. Cô không thể mướn chị được nữa.
- Thưa cô, cô định đi đâu bây giờ?
- Cô không đi đâu được cả, nhưng cô hết tiền thì thầy trò phải liệu đi tìm việc làm riêng kiếm ăn.
Con sen đứng cúi đầu ngẫm nghĩ một lát, rồi nói giọng chân thật:
- Thưa cô, miễn ở với cô có đủ cơm ăn là con xin ở mãi. Tiền công cô cho con mấy tháng nay, con chỉ ăn quà tiêu nhảm.
- Thế còn chồng con chị?
- Thưa cô, con chưa có cháu nào. Còn chồng con nó đi làm thợ mộc cũng đủ tiêu, con không phải lo.
Rồi con sen cười để che cảm động:
- Ở với cô chẳng bao giờ sợ đói. Thế là đủ. Mà dẫu có đói nữa thì hai cô cháu cùng đói. Xin cô đừng ngại.
Loan cũng cười theo, nói:
- Bây giờ phải lo việc nhà cửa. Cái nhà này thuê đắt quá, phải đi tìm cái rẻ hơn.
Con sen đáp:
- Con nghe phong phanh hình như bà Đồng đến cuối tháng này muốn đòi lại nhà.
- Tôi đã biết trước. Bà Đồng thế nào chẳng quen bà phán Lợi. Lạ gì!
Rồi Loan dặn con sen:
- Cốt nhất là đừng nói cho bà giáo Thảo biết. Cứ nói là cô tìm được việc làm ở nhà báo nhiều tiền hơn, nên thôi dạy học.
- Phương, Hảo vào đây?
Hai chị em đi tắt qua bãi vào, vẫn có dáng rụt rè, e sợ. Loan hỏi:
- Việc gì thế, hai em?
Phương sợ hãi nói:
- Thưa cô không.
Lúc đó Loan mới sực nhớ ra hai chị em trò này sáng nay không đến học.
- Sao sáng nay hai chị em nghỉ học?
Phương đáp ngập ngừng:
- Thưa cô... Thưa cô...
Loan hiểu ngay; Phương và Hảo đến xin phép nàng thôi học, cũng như những học trò khác. Loan dạy học được hai tháng, thầy trò đã bắt đầu mến nhau thì bỗng nàng thấy số học trò một ngày một kém, hết trò nọ xin thôi lại đến trò kia. Loan không cần nghĩ ngợi cũng biết được rằng không phải là nàng dạy kém, vì học trò nào thôi cũng có ý mến tiếc nàng. Loan chắc có người mưu hại nàng bằng cách nói xấu nàng với bố mẹ học trò. Mà không cần nói xấu nữa, cứ việc kể lại chuyện cũ của nàng cũng đủ cho bố mẹ học trò sợ không dám cho con đi học. Loan biết vậy từ trước nên đã phải hết sức giấu giếm quãng đời quá khứ của mình, nàng phải thuê nhà ở chỗ hẻo lánh này cho khỏi gặp người quen thuộc và nàng đã phải cẩn thận đổi tên và bảo học trò gọi mình là cô giáo Hồng. Nghĩ đến bà phán Lợi, Loan cau mày lẩm bẩm:
- Mình muốn quên, nhưng người ta lại không muốn quên.
Rồi nàng dịu dàng bảo Phương:
- Em không sợ, cô không phạt về tội nghỉ học sáng nay đâu. Phạt làm gì nữa, vì hai em đến xin phép cô thôi học, có phải thế không?
Phương và Hảo đưa mắt nhìn nhau như lấy làm lạ rằng sao cô giáo đoán trúng. Phương lúc đó mới dám nói thật:
- Thưa cô vâng, chúng con đến xin phép cô cho chúng con nghỉ học... ít lâu.
Loan hỏi gặng:
- Cô biết hai em không bao giờ nói dối, vậy hai em cứ nói rõ cho cô biết vì lẽ gì hai em nghỉ học?
- Thưa cô chúng con sắp phải về quê.
Loan không nghe câu trả lời của học trò, tắc lưỡi, nói một mình:
- Mình cũng lẩn thẩn lắm. Chúng nó biết thế nào được.
Rồi nàng nói to:
- Thôi hai em về. Còn tiền học tháng này chưa trả, hai em nói với thầy mẹ rằng cô giáo không lấy nữa đâu.
Phương và Hảo vừa ra khỏi một lúc thì một cô bé, vẻ mặt sáng sủa cắp sách vào chào Loan. Loan âu yếm hỏi:
- Có gì lạ không, em Bảo?
Bảo đáp:
- Cô giáo sáng này có cho con một bài tính khó quá, con nghĩ mãi không hiểu.
- Vào đây cô giảng cho.
Bảo mấy tuần lễ trước còn là học trò của Loan và cũng bị cha mẹ bắt thôi để đi học trường khác. Bảo thông minh học giỏi nhất lớp cho nên khi Bảo thôi, Loan lấy làm buồn hơn cả. Nhưng vì thầy trò mến nhau, nên Bảo lẻn nhà sang trường Loan để hỏi han Loan và học thêm.
Hai thầy trò vừa mới ngồi vào bàn, thì ở ngoài có tiếng người đàn bà hỏi con sen:
- Tôi muốn hỏi cô giáo Hồng.
Loan chưa oán được tiếng ai cả, thì một người đàn bà to béo đã đứng ở bậc cửa nhìn vào, Loan vội hỏi:
- Bà muốn gì?
Người đàn bà, nét mặt hầm hầm sẽ gật đầu chào Loan, rồi cất tiếng giận dữ gọi:
- Bảo ra ngay đây.
Loan thấy Bảo mặt tái mét, run sợ vội vàng ôm sách vào lòng, rụt rè ra cửa. Người đàn bà không nói một lời, tay trái níu lấy vai Bảo, rồi giơ tay phải tát hết sức vào má. Loan vừa sửng sốt, vừa giận đứng lên nói:
- Bà không được làm thế.
- Nó là con tôi.
Thấy bà kia toan tát Bảo cái nữa, Loan sấn lại cản:
- Tôi vẫn biết nó là con bà... Nhưng đây là nhà tôi, bà không có quyền đánh con bà ở nhà tôi.
- Tôi dạy con tôi.
Loan chỉ tay ra cửa:
- Bà về nhà bà dạy con bà.
Người đàn bà đẩy con ra ngoài, nhìn thẳng vào mặt Loan:
- Tôi không cho con tôi học cô. Nếu cô còn cứ để nó đi lại đây thì tôi sẽ trình cẩm cho cô biết.
Loan giận lắm, nhưng vẫn mỉm cười:
- Bà cứ việc giữ con bà, còn tôi, tôi không muốn nói chuyện với một người vô lễ. Bà ra ngay khỏi nhà tôi tức khắc, bà biết điều đừng để đến nỗi tôi đuổi bà ra.
Thấy Loan nói giọng quả quyết, người đàn bà hơi chột dạ lùi dần ra cửa, rồi cầm tay con kéo đi, vừa kéo vừa lẩm bẩm chửi mắng. Loan đứng nhìn theo:
- Cô nào tốt số về làm dâu bà này thì phải biết. Đấy là đối với mình, một người không thuộc quyền họ, mà còn thế ấy.
Loan cau mày:
- Bây giờ mình không thuộc quyền ai nữa, nhưng còn dính dáng với bọn này thì chưa yên thân.
Đưa mắt nhìn sang lớp học thấy học trò đã tới đông đủ, Loan thong thả vào lớp, rồi đứng cạnh bàn đưa mắt thầm đếm số học trò. Loan ngồi xuống, một tay uể oải mở cửa sổ, một tay ôm trán, nghĩ ngợi. Học trò vẫn yên lặng đợi mãi không thấy cô giáo gọi đọc bài. Một lúc Loan mới ngửng lên, nhìn khắp một loạt rồi ôn tồn nói:
- Thôi cho các chị nghỉ học...
Học trò ngơ ngác nhìn cô giáo không hiểu.
- Cho các chị nghỉ học hẳn. Bắt đầu từ nay, tôi không dạy học nữa.
Thấy học trò nhao nhao muốn hỏi, Loan giơ tay:
- Các chị thu xếp sách vở rồi về ngay, nói với thầy mẹ ở nhà rằng cô giáo phải đi xa, nên không dạy học nữa. Tôi khuyên các chị có đi học trường khác vẫn được chăm chỉ và ngoan ngoãn như ở đây. Thôi, các chị về, cô còn phải xếp dọn.
Học trò đứng cả lên xúm quanh bàn Loan hỏi chuyện, nhưng Loan gạt đi và bảo ra ngay.
Lúc học trò về cả rồi, ở lại một mình trong lớp học vắng tanh, Loan ngồi gục đầu xuống bàn yên lặng như pho tượng.
Tiếng con sen làm Loan giật mình ngửng lên:
- Cô cho học trò nghỉ học?
- Ừ, cho nghỉ hẳn, từ nay tôi không dạy học nữa.
Rồi Loan bảo con sen:
- Chị liệu xem đâu có việc thì đi tìm việc mà làm. Cô không thể mướn chị được nữa.
- Thưa cô, cô định đi đâu bây giờ?
- Cô không đi đâu được cả, nhưng cô hết tiền thì thầy trò phải liệu đi tìm việc làm riêng kiếm ăn.
Con sen đứng cúi đầu ngẫm nghĩ một lát, rồi nói giọng chân thật:
- Thưa cô, miễn ở với cô có đủ cơm ăn là con xin ở mãi. Tiền công cô cho con mấy tháng nay, con chỉ ăn quà tiêu nhảm.
- Thế còn chồng con chị?
- Thưa cô, con chưa có cháu nào. Còn chồng con nó đi làm thợ mộc cũng đủ tiêu, con không phải lo.
Rồi con sen cười để che cảm động:
- Ở với cô chẳng bao giờ sợ đói. Thế là đủ. Mà dẫu có đói nữa thì hai cô cháu cùng đói. Xin cô đừng ngại.
Loan cũng cười theo, nói:
- Bây giờ phải lo việc nhà cửa. Cái nhà này thuê đắt quá, phải đi tìm cái rẻ hơn.
Con sen đáp:
- Con nghe phong phanh hình như bà Đồng đến cuối tháng này muốn đòi lại nhà.
- Tôi đã biết trước. Bà Đồng thế nào chẳng quen bà phán Lợi. Lạ gì!
Rồi Loan dặn con sen:
- Cốt nhất là đừng nói cho bà giáo Thảo biết. Cứ nói là cô tìm được việc làm ở nhà báo nhiều tiền hơn, nên thôi dạy học.
VIII
Tuy mồ hôi đã ướt đẫm lưng, Loan vẫn cảm thấy người dễ chịu;
nàng nhanh nhẹn bước đều trên con đường nắng, nhìn những bông gạo trắng lấp
lánh ánh sáng như những ngôi sao gió đưa tản mạn chung quanh người. Loan vừa ở
tòa báo Minh-Nhựt về và được Hoạch hứa cho công việc đánh máy chữ và dịch những
bài lặt vặt ở các báo tây. Tuy biết rằng không kiếm được bao nhiêu, nhưng Loan
vui, vì biết mình làm nỗi, và nhất là không sợ ai làm phiền đến mình nữa.
Loan nóng ruột về nhà, về cái nhà tồi tàn, nhưng mà rất quý đối với Loan vì ở nhà đó Loan có cảm tưởng sống cái đời của Dũng sống trước kia, độ Dũng mới từ bỏ gia đình. Ở tòa báo về nhà Loan xa hơn một cây số, nhưng Loan không ngại, một ngày chỉ đến tòa báo có một lần để nhận công việc cũng là một việc cho nàng đi bộ khoẻ người.
Lúc qua phố bờ sông, nàng gặp một cái xe bò chở đầy cỏ đương nặng nhọc lên dốc. Một người đàn ông cúi rạp đầu xuống càng xe và phía sau một người đàn bà thẳng tay hết sức đẩy. Loan chú ý nhìn người đàn bà khoẻ mạnh, trán đẫm mồ hôi, mắt sáng và hai má đỏ ửng vì nắng, hết sức giúp chồng cho xe vượt khỏi chỗ dốc. Loan cảm thấy rõ cái vẻ đẹp của bức tranh hoạt động đã diễn ra trước mắt Loan cái cảnh làm lụng vui vẻ và nỗ lực của đôi vợ chồng cùng giúp sức để tiến lên.
- Mình cũng có thể làm như họ được, nếu cần phải làm. Không phải mình sợ làm việc, vì làm việc là một cái vui, sợ là sợ không được làm theo ý muốn của mình.
Loan thấy trong lòng sung sướng vì nàng nhận ra rằng nàng không lầm, sự ao ước bấy lâu sống một cuộc đời khoáng đạt là sự ao ước đích đáng, do sự nhu cầu thiết thực của tâm hồn mà ra. Có sống thế này, nàng mới cảm thấy rõ cái buồn tẻ trống không một cuộc đời sống dựa vào người khác, sống dựa vào gia đình, quanh quẩn trong vòng lễ nghi phiền phức. Có sống thế này, nàng mới được nếm cái vui thú cua sự làm giá trị của một cuộc đời rộng rãi, tự lập.
Lúc về đến nhà, thấy Thảo đương đứng đợi, Loan vừa cười vừa nói:
- Em vừa ở trên nhà báo Minh-Nhật đi bộ về đây. Nóng hết sức.
Rồi nàng với cái quạt nan, vừa quạt vừa kêu:
- Khát nước quá.
Nói đến đây Loan mới sực nhớ rằng không mời Thảo uống nước, mà nhà hết chè từ lâu. Loan cười bảo con sen:
- Chị lấy tôi chai nước lọc.
Chai nước lọc của nàng là chai nước đã đun sôi để nguội.
Thảo nghiêm trang nói:
- Tôi không khát đâu.
Rồi nàng yên lặng nhìn Loan. Loan đoán là bạn sắp muốn hỏi vì lẽ gì thôi dạy học, nên nói luôn:
- Em làm công việc này vừa nhẹ vừa kiếm được nhiều hơn dạy học.
Nhưng Thảo không nghĩ thế. Ngay từ lúc nãy, khi bước chân vào chỗ ở mới của Loan, nhìn qua một lượt, Thảo đã nhận rõ rệt cái nghèo của bạn. Chiếc hòm da sơn đen còn mới để ở một góc lại càng tăng vẻ điêu tàn của chiếc bàn gỗ mọt, cái giường đã xiêu vẹo trên giải chiếu sạch sẽ, nhưng rách nát.
Loan nói:
- Mai em phải lại đằng kia mượn cái máy chữ cũ.
Thảo đưa mắt nhìn áo Loan, cái áo vải trắng đã bắt đầu rách ở khuỷu tay, dịu dàng bảo bạn:
- Chị mới bắt đầu nhận công việc thì chắc chị chưa có lương...
Loan đoán được ý bạn định cho vay tiền, vội ngăn lời:
- Em đã còn nhiều tiền đây, cám ơn chị.
Rồi thấy bạn mặt ủ rũ như ái ngại hộ mình, Loan cất tiếng cười nói đùa:
- Em vui quá, mê man quên cả việc tiền nong. Chị ạ bây giờ em mới thật là hoàn toàn sung sướng.
Loan nói câu ấy là nói câu chân thật. Lúc đó, thật tình nàng thấy đời vui vẻ, đẹp đẽ, đáng sống. Có lẽ nàng thấy đời vui đẹp, vì trong một lúc, nàng đã quên không nghĩ đến Dũng.
Loan nóng ruột về nhà, về cái nhà tồi tàn, nhưng mà rất quý đối với Loan vì ở nhà đó Loan có cảm tưởng sống cái đời của Dũng sống trước kia, độ Dũng mới từ bỏ gia đình. Ở tòa báo về nhà Loan xa hơn một cây số, nhưng Loan không ngại, một ngày chỉ đến tòa báo có một lần để nhận công việc cũng là một việc cho nàng đi bộ khoẻ người.
Lúc qua phố bờ sông, nàng gặp một cái xe bò chở đầy cỏ đương nặng nhọc lên dốc. Một người đàn ông cúi rạp đầu xuống càng xe và phía sau một người đàn bà thẳng tay hết sức đẩy. Loan chú ý nhìn người đàn bà khoẻ mạnh, trán đẫm mồ hôi, mắt sáng và hai má đỏ ửng vì nắng, hết sức giúp chồng cho xe vượt khỏi chỗ dốc. Loan cảm thấy rõ cái vẻ đẹp của bức tranh hoạt động đã diễn ra trước mắt Loan cái cảnh làm lụng vui vẻ và nỗ lực của đôi vợ chồng cùng giúp sức để tiến lên.
- Mình cũng có thể làm như họ được, nếu cần phải làm. Không phải mình sợ làm việc, vì làm việc là một cái vui, sợ là sợ không được làm theo ý muốn của mình.
Loan thấy trong lòng sung sướng vì nàng nhận ra rằng nàng không lầm, sự ao ước bấy lâu sống một cuộc đời khoáng đạt là sự ao ước đích đáng, do sự nhu cầu thiết thực của tâm hồn mà ra. Có sống thế này, nàng mới cảm thấy rõ cái buồn tẻ trống không một cuộc đời sống dựa vào người khác, sống dựa vào gia đình, quanh quẩn trong vòng lễ nghi phiền phức. Có sống thế này, nàng mới được nếm cái vui thú cua sự làm giá trị của một cuộc đời rộng rãi, tự lập.
Lúc về đến nhà, thấy Thảo đương đứng đợi, Loan vừa cười vừa nói:
- Em vừa ở trên nhà báo Minh-Nhật đi bộ về đây. Nóng hết sức.
Rồi nàng với cái quạt nan, vừa quạt vừa kêu:
- Khát nước quá.
Nói đến đây Loan mới sực nhớ rằng không mời Thảo uống nước, mà nhà hết chè từ lâu. Loan cười bảo con sen:
- Chị lấy tôi chai nước lọc.
Chai nước lọc của nàng là chai nước đã đun sôi để nguội.
Thảo nghiêm trang nói:
- Tôi không khát đâu.
Rồi nàng yên lặng nhìn Loan. Loan đoán là bạn sắp muốn hỏi vì lẽ gì thôi dạy học, nên nói luôn:
- Em làm công việc này vừa nhẹ vừa kiếm được nhiều hơn dạy học.
Nhưng Thảo không nghĩ thế. Ngay từ lúc nãy, khi bước chân vào chỗ ở mới của Loan, nhìn qua một lượt, Thảo đã nhận rõ rệt cái nghèo của bạn. Chiếc hòm da sơn đen còn mới để ở một góc lại càng tăng vẻ điêu tàn của chiếc bàn gỗ mọt, cái giường đã xiêu vẹo trên giải chiếu sạch sẽ, nhưng rách nát.
Loan nói:
- Mai em phải lại đằng kia mượn cái máy chữ cũ.
Thảo đưa mắt nhìn áo Loan, cái áo vải trắng đã bắt đầu rách ở khuỷu tay, dịu dàng bảo bạn:
- Chị mới bắt đầu nhận công việc thì chắc chị chưa có lương...
Loan đoán được ý bạn định cho vay tiền, vội ngăn lời:
- Em đã còn nhiều tiền đây, cám ơn chị.
Rồi thấy bạn mặt ủ rũ như ái ngại hộ mình, Loan cất tiếng cười nói đùa:
- Em vui quá, mê man quên cả việc tiền nong. Chị ạ bây giờ em mới thật là hoàn toàn sung sướng.
Loan nói câu ấy là nói câu chân thật. Lúc đó, thật tình nàng thấy đời vui vẻ, đẹp đẽ, đáng sống. Có lẽ nàng thấy đời vui đẹp, vì trong một lúc, nàng đã quên không nghĩ đến Dũng.
IX.
Dũng và một người bạn cùng xuôi thuyền về đồn điền Độ. Lúc
thuyền ở sông Thao rẽ sang sông Đà, đi sang đồi thông bến đò Trung Hà được ít
lâu, thì trời đã chiều. Dũng bảo bạn:
- Khó lòng mà về kịp được, anh Chúc ạ. Tới Thanh Thủy thì tối mất.
Chúc nói:
- Hôm nay có trăng.
- Có trăng cũng không thể đi được, vì phải qua rừng. Đành phải ngủ lại dưới thuyền vậy.
Chúc cười đáp:
- Ngủ lại càng hay. Đêm lạnh, tôi đã có cái áo này.
Rồi hai người yên lặng trông ra cảnh chiều trên sông cùng nghĩ đến cái thú sắp được nghỉ ngơi sau mấy tháng trời vất vả.
Về phía tay phải, núi Tản Viên đã bắt đầu mờ mờ trong sương. Những bãi cát nổi trên mặt sông lúc nãy nhuộm vàng dưới ánh chiều tà lướt qua, bây giờ đã biến ra sắc trắng dịu. Trong một vài chiếc thuyền, cắm sào đậu bên cạnh bãi, ánh lửa thổi cơm chiều thấp thoáng giãi vàng trên mặt nước đen.
Bỗng trên sông yên lặng, một tiếng hát ở đâu văng vẳng đưa lại, Chúc tắc lưỡi, rồi muốn đáp lại câu hát, Chúc nghịch bắt chước giọng buồn rầu se se ngâm:
... Thuyền ai đỗ bến mặc ai
Quanh thuyền trăng giãi, nước trôi lạnh lùng
Hát xong, Chúc nói:
- Chúng mình tưởng như được ở bến Tầm Dương vậy.
Không thấy Dũng nói gì, Chúc quay lại. Dũng như không biết có Chúc ở bên cạnh, ngồi chống tay vào cằm, mắt nhìn ra chân trời, yên lặng lắng tai nghe một tiếng gọi từ ở nơi đâu xa đưa lại.
Con thuyền vẫn từ từ lướt trên mặt nước.
Dũng quay lại hỏi Chúc:
- Trong đời anh, anh đã yêu ai chưa?
Chúc lấy làm lạ:
- Anh hỏi đùa chơi?
Dũng nói:
- Anh thì cái gì cũng cho là đùa. Tôi chắc anh chưa biết thế nào là tình yêu?
Chúc cười đáp:
- Cũng có lẽ... vì tôi đã nhất định không yêu ai. Tội gì yêu một người để bận bịu vì nhau, trong lúc mình có thể yêu khắp mọi người được. Trong cuộc đời nay đây mai đó của tôi, tôi đã gặp biết bao nhiêu người đẹp, người nào tôi cũng yêu, tuy chỉ yêu thoảng qua trong chốc lát... Nhưng tôi không để ai yêu tôi bao giờ.
Chúc lấy ngón tay gõ xuống mạn thuyền, nói tiếp:
- Vì để người ta yêu tức là để người ta giữ lại. Tôi, tôi cho đời là một cuộc du lịch dài, thấy cảnh đẹp chỉ ngắm qua chứ không thể dừng chân lại được; phải đi, đi tìm cảnh mới lạ mãi mãi.
Dũng thẩn thờ nói:
- Anh là một người sung sướng. Nếu tôi cũng có thể như anh được...
Chúc nhìn bạn mỉm cười:
- Hôm nay trông anh có vẻ bí mật tệ.
Dũng đáp:
- Đời người nào mà không có sự bí mật ẩn ở trong.
Thấy đã đến chỗ sông rẽ đôi trước huyện, Dũng gọi người lái ò:
- Bác cho thuyền ghé vào bờ, mua thức ăn xuống đây, rồi cho thuyền ra đậu ở bãi, mai chúng tôi mới lên bộ.
Chúc dặn với:
- Và nhớ mua nửa chai rượu nữa.
Đêm hôm ấy, trong cái khoang nhỏ, dưới ánh đèn le lói, hai anh em ngồi uống rượu quên cả trời đất.
Dũng chỉ yên lặng nhìn Chúc cười nói, hát luôn mồm. Mệt quá, Chúc vừa đặt mình xuống chiếu đã ngủ thiếp đi. Dũng nhìn bạn lẩm bẩm:
- Một người vô tư lự!
Chàng kéo cái áo dạ đắp cẩn thận lên người bạn, rồi ngồi dựa vào khoang, nhìn ra ngoài sông rộng; bấy giờ trăng đã lên, tỏa ánh sáng lạnh lẽo xuống bãi cát trắng mờ mờ. Những thuyền đậu đằng xa đã lẫn vào trong sương. Về phía tay trái, giữa lưng chừng mây có ánh lửa lập lòe: Dũng đoán chắc là người ta đốt rừng trên núi, nhưng không biết rõ là núi nào vì chàng đã say, nên không định được phương hướng.
Đã lâu lắm, chàng ngồi yên, mê man như đương ở trong một giấc mộng. Gió trên sông càng về đêm càng lạnh, hiu hắt thổi lọt vào khoang. Tiếng nước róc rách vỗ vào mạn thuyền như tiếng nói của đêm thanh thì thầm kể lể với Dũng những nỗi nhớ nhung thương tiếc...
Dũng đưa mắt nhìn bạn; thấy bạn vẫn ngủ yên, chàng lấy trong túi ra mấy mảnh giấy, rồi rút bút chì, cắm đầu viết...
- Khó lòng mà về kịp được, anh Chúc ạ. Tới Thanh Thủy thì tối mất.
Chúc nói:
- Hôm nay có trăng.
- Có trăng cũng không thể đi được, vì phải qua rừng. Đành phải ngủ lại dưới thuyền vậy.
Chúc cười đáp:
- Ngủ lại càng hay. Đêm lạnh, tôi đã có cái áo này.
Rồi hai người yên lặng trông ra cảnh chiều trên sông cùng nghĩ đến cái thú sắp được nghỉ ngơi sau mấy tháng trời vất vả.
Về phía tay phải, núi Tản Viên đã bắt đầu mờ mờ trong sương. Những bãi cát nổi trên mặt sông lúc nãy nhuộm vàng dưới ánh chiều tà lướt qua, bây giờ đã biến ra sắc trắng dịu. Trong một vài chiếc thuyền, cắm sào đậu bên cạnh bãi, ánh lửa thổi cơm chiều thấp thoáng giãi vàng trên mặt nước đen.
Bỗng trên sông yên lặng, một tiếng hát ở đâu văng vẳng đưa lại, Chúc tắc lưỡi, rồi muốn đáp lại câu hát, Chúc nghịch bắt chước giọng buồn rầu se se ngâm:
... Thuyền ai đỗ bến mặc ai
Quanh thuyền trăng giãi, nước trôi lạnh lùng
Hát xong, Chúc nói:
- Chúng mình tưởng như được ở bến Tầm Dương vậy.
Không thấy Dũng nói gì, Chúc quay lại. Dũng như không biết có Chúc ở bên cạnh, ngồi chống tay vào cằm, mắt nhìn ra chân trời, yên lặng lắng tai nghe một tiếng gọi từ ở nơi đâu xa đưa lại.
Con thuyền vẫn từ từ lướt trên mặt nước.
Dũng quay lại hỏi Chúc:
- Trong đời anh, anh đã yêu ai chưa?
Chúc lấy làm lạ:
- Anh hỏi đùa chơi?
Dũng nói:
- Anh thì cái gì cũng cho là đùa. Tôi chắc anh chưa biết thế nào là tình yêu?
Chúc cười đáp:
- Cũng có lẽ... vì tôi đã nhất định không yêu ai. Tội gì yêu một người để bận bịu vì nhau, trong lúc mình có thể yêu khắp mọi người được. Trong cuộc đời nay đây mai đó của tôi, tôi đã gặp biết bao nhiêu người đẹp, người nào tôi cũng yêu, tuy chỉ yêu thoảng qua trong chốc lát... Nhưng tôi không để ai yêu tôi bao giờ.
Chúc lấy ngón tay gõ xuống mạn thuyền, nói tiếp:
- Vì để người ta yêu tức là để người ta giữ lại. Tôi, tôi cho đời là một cuộc du lịch dài, thấy cảnh đẹp chỉ ngắm qua chứ không thể dừng chân lại được; phải đi, đi tìm cảnh mới lạ mãi mãi.
Dũng thẩn thờ nói:
- Anh là một người sung sướng. Nếu tôi cũng có thể như anh được...
Chúc nhìn bạn mỉm cười:
- Hôm nay trông anh có vẻ bí mật tệ.
Dũng đáp:
- Đời người nào mà không có sự bí mật ẩn ở trong.
Thấy đã đến chỗ sông rẽ đôi trước huyện, Dũng gọi người lái ò:
- Bác cho thuyền ghé vào bờ, mua thức ăn xuống đây, rồi cho thuyền ra đậu ở bãi, mai chúng tôi mới lên bộ.
Chúc dặn với:
- Và nhớ mua nửa chai rượu nữa.
Đêm hôm ấy, trong cái khoang nhỏ, dưới ánh đèn le lói, hai anh em ngồi uống rượu quên cả trời đất.
Dũng chỉ yên lặng nhìn Chúc cười nói, hát luôn mồm. Mệt quá, Chúc vừa đặt mình xuống chiếu đã ngủ thiếp đi. Dũng nhìn bạn lẩm bẩm:
- Một người vô tư lự!
Chàng kéo cái áo dạ đắp cẩn thận lên người bạn, rồi ngồi dựa vào khoang, nhìn ra ngoài sông rộng; bấy giờ trăng đã lên, tỏa ánh sáng lạnh lẽo xuống bãi cát trắng mờ mờ. Những thuyền đậu đằng xa đã lẫn vào trong sương. Về phía tay trái, giữa lưng chừng mây có ánh lửa lập lòe: Dũng đoán chắc là người ta đốt rừng trên núi, nhưng không biết rõ là núi nào vì chàng đã say, nên không định được phương hướng.
Đã lâu lắm, chàng ngồi yên, mê man như đương ở trong một giấc mộng. Gió trên sông càng về đêm càng lạnh, hiu hắt thổi lọt vào khoang. Tiếng nước róc rách vỗ vào mạn thuyền như tiếng nói của đêm thanh thì thầm kể lể với Dũng những nỗi nhớ nhung thương tiếc...
Dũng đưa mắt nhìn bạn; thấy bạn vẫn ngủ yên, chàng lấy trong túi ra mấy mảnh giấy, rồi rút bút chì, cắm đầu viết...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét