Nếu bảo tôi chọn ba nhạc sĩ Việt Nam nổi danh nhất, tôi xin
chọn Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn. Nếu bảo tôi chỉ chọn hai nhạc sĩ có sự
nghiệp âm nhạc đồ sộ và được đông đảo công chúng hâm mộ nhất thì tôi xin chọn
Phạm Duy và Trịnh Công Sơn. Nói đến Trịnh Công Sơn, ở Việt Nam ai cũng biết
nhưng sẽ có vài người hỏi: Phạm Duy là ai vậy?
Phạm Duy (1921 - 2013) quê ở Hà Nội, từng gia nhập một gánh
hát rong đi cả nước và bắt đầu nổi tiếng từ những năm tháng lưu diễn này. Ông
tham gia kháng chiến chống Pháp nửa chừng thì bỏ về Hà Nội rồi vào Sài Gòn lập
nghiệp. Trong thời gian 1955 - 1975, ông là chủ soái của làng âm nhạc Nam Việt
Nam, thường đại diện giới văn nghệ sĩ đi giao lưu các nước và dự nhiều hội nghị
âm nhạc quốc tế. Sau 1975, khi ông sang định cư ở nước ngoài thì vị trí ấy mới
nhường cho Trịnh Công Sơn. Sau khi Trịnh Công Sơn qua đời, chủ soái cũ mới quay
lại Việt Nam nhưng sáng tác không còn sung sức nữa mà chủ yếu sống bằng dư âm của
một thời vang bóng. Ở miền Nam, những người lớn tuổi hiểu về ông cặn kẽ hơn hơn
giới trẻ. Vì nhạc của ông đã từng có một thời vang vọng khắp hang cùng ngõ hẻm
và nhiều tác phẩm vẫn còn sống mãi đến ngày nay. Phạm Duy đã sáng tác cả hàng
ngàn ca khúc thuộc nhiều thể loại khác nhau. Ngoài ra ông cũng viết nhiều công
trình biên khảo có giá trị.
Phạm Duy là nhạc sĩ nổi tiếng nên cũng không tránh khỏi tai
tiếng. Ông đi đến đâu thì gây bàn cãi đến đó. Người ta cãi nhau về việc ông bỏ
chiến khu về Hà Nội rồi từ Hà Nội vào Sài Gòn. Sau đó công chúng lại xôn xao về
việc ông bỏ Việt Nam sang Mỹ rồi sự kiện ông bỏ nước Mỹ để quay lại Việt Nam lại
càng gây tranh cãi nhiều hơn.
Sau 1975, nhiều ca sĩ bị khốn khổ vì hát nhạc Phạm Duy mặc dù những tác phẩm này chỉ nói chuyện tình yêu thuần túy. Nhiều người cứ vô tư hát những bản tình ca không rõ tác giả, đến khi bị nhắc nhở là nhạc Phạm Duy thì mới giật mình. Sau Đổi mới, người ta lại tranh luận về việc cấp giấy phép cho nhạc Phạm Duy phổ biến ở Việt Nam. Rồi trong chuyện tình cảm riêng tư, ông cũng bị dư luận để ý khá nhiều. Nói chung, ông đi đến đâu thì gây xôn xao đến đó. Mặc dù trong công chúng, có người thích hoặc không thích tính cách Phạm Duy nhưng hết thảy đều thừa nhận ông là người có tài và có nhiều công lớn cho nền tân nhạc Việt Nam.
Sau 1975, nhiều ca sĩ bị khốn khổ vì hát nhạc Phạm Duy mặc dù những tác phẩm này chỉ nói chuyện tình yêu thuần túy. Nhiều người cứ vô tư hát những bản tình ca không rõ tác giả, đến khi bị nhắc nhở là nhạc Phạm Duy thì mới giật mình. Sau Đổi mới, người ta lại tranh luận về việc cấp giấy phép cho nhạc Phạm Duy phổ biến ở Việt Nam. Rồi trong chuyện tình cảm riêng tư, ông cũng bị dư luận để ý khá nhiều. Nói chung, ông đi đến đâu thì gây xôn xao đến đó. Mặc dù trong công chúng, có người thích hoặc không thích tính cách Phạm Duy nhưng hết thảy đều thừa nhận ông là người có tài và có nhiều công lớn cho nền tân nhạc Việt Nam.
Gia đình Phạm Duy cũng có nhiều đóng góp lớn cho nền nghệ thuật
dân tộc. Cha của ông là nhà văn Phạm Duy Tốn, một trong những người đặt nền
móng cho văn xuôi Việt Nam hiện đại. Vợ của ông là ca sĩ Thái Hằng. Các con ông
cũng là những nghệ sĩ nổi tiếng như Duy Quang, Duy Cường, Thái Hiền, Thái Thảo…
Ngoài ra còn phải kể nhiều nghệ sĩ khác trong đại gia đình Phạm Duy như nhà văn
Phạm Duy Khiêm, nhạc sĩ Phạm Duy Nhượng, ca sĩ Thái Khanh, nhạc sĩ Phạm Đình
Chương… Nhờ có lực lượng hùng hậu như vậy nên ông đã mở gánh hát Gia đình Phạm
Duy (The Pham Duy family singers) để kiếm cơm trong những ngày lưu lạc trên đất
Mỹ.
So sánh ba cây đại thụ Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, ta
thấy có nhiều điểm thú vị như sau: Văn Cao thuần miền Bắc, Trịnh Công Sơn thuần
miền Nam còn Phạm Duy nửa Bắc nửa Nam. Văn Cao tham gia kháng chiến đến cùng,
Phạm Duy có tham gia kháng chiến nhưng cũng như không, còn Trịnh Công Sơn không
làm chính trị. Trịnh Công Sơn ít lận đận, còn Phạm Duy lận đận nhất. Văn Cao xuất
hiện trên văn đàn sớm nhất nhưng ít tác phẩm, Trịnh Công Sơn xuất hiện muộn
nhưng lại có nhiều tác phẩm để đời. Văn Cao ra đi sớm nhất, Phạm Duy ra đi sau
cùng, bây giờ, cả ba người đã đoàn tụ ở thế giới bên kia. Họ ra đi, để lại ba
khoảng trống trong khu rừng âm nhạc Việt Nam. Dẫu biết rằng, sau này sẽ có những
cây đại thụ khác che lấp khoảng trống ấy nhưng liệu có cứng cáp bằng những cây
đại thụ trưởng thành qua thời bão táp?.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét