Chương 17
Hiền vừa thì thầm hát, vừa sửa sang những bông hoa hồng, hoa
tử vi trong các bình thủy tinh màu ám khói. Nàng quay lại hỏi mẹ:
- Mẹ ngắm xem có đẹp không?
- Đẹp lắm!
Bà Hậu âu yếm đăm đăm nhìn con mỉm cười như cố tìm hiểu ý nghĩ của một cô thiếu nữ ‘đến thì’.
Buổi sáng, Hiền đã ngỏ lời xin phép mời các bạn đến dự tiệc trà vào lúc năm giờ và nghe nàng kéo violon (vĩ- cầm). Bà Hậu bằng lòng ngay. Bà cho rằng con gái thời nay cần phải quảng giao để kén chọn lấy người chồng xứng đáng. Thấy con gái đã 20 mà chưa ưng một ai, bà cũng hơi sốt ruột, lo lắng. Vì thế, ở Hà- Nội bà thường vẫn thường hay mở tiệc thết bạn bè của con, cả trai lẫn gái. Trong số đến dự tiệc cố nhiên ó đầy đủ sinh viên các trường Luật Khoa, trường Y- Khoa..., những người năng lui tới với mẹ con bà. Những buổi tiệc ấy có khi trở thành những cuộc hội họp nói về văn- chương, khoa học trong một phòng khách thính. Ai nấy thi nhau trổ tài để làm rung động những cặp mắt đen và những quả tim vàng.
- Con đã gửi thiệp mời rồi đấy chứ?
- Thưa mẹ, rồi ạ.
- Con mời những ai
- Thưa mẹ, con mời hết thảy những ngươi thường đến nhà mình. Tất cả độ chừng chín, mười người thôi.
- Có Lưu, Thiện, Thanh chứ?
Hiền mỉm cười tinh ranh:
- Lẽ cố nhiên phải có Lưu, Thiện, Thanh.
Rồi nhận thấy mình có vẻ hơi ‘hỗn’ xược với mẹ, Hiền bèn nói chữa:
- Thưa mẹ, ở Sầm Sơn này chẳng mời các anh ấy thì còn mời ai? Có bao nhiêu người mời được, con đều mời cả. Thế là hay hơn hết, mẹ nhỉ?
Lúc ấy có tiếng chuông ở cổng. Hiền bèn chạy ra.
- Anh Lưu! Chào anh! Anh vẫn được mạnh?
- Cám ơn chị. Còn chị, ‘ngọc thể’ vẫn được an khang chứ?
Hiền cười đáp:
- Cám ơn anh. ‘Ngọc thể’ tôi vẫn được như thường.
Lưu vào phòng khách chào bà Hậu. Bà ta vui vẻ bảo chàng:
- Ông Lưu đến trước nhất, chắc hôm nay may mắn lắm.
Lưu cũng cười:
- Thưa cụ, thánh nhân đã dạy: ‘ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau’!
Hiền nghe nói lẩm bẩm:
- Nhạt!
Lưu đoán nghe được lời bình phẩm của Hiền, cười bảo nàng:
- Vâng, kể cũng hơi nhạt.
Rồi chàng ngồi yên lặng ngắm bình hoa đặt trên cái bàn thấp phủ khăn ren. Thấy Lưu nét mặt có vẻ hơi giận, bà Hậu khéo léo tìm cách gợi chuyện để có dịp ‘tán tụng’chàng; nào hỏi đến việc học, đến các kỳ thi rồi lân la đến nhà cửa, gia đình cha mẹ, anh em chàng. Lưu tập tễnh mừng thầm vì chàng biết rằng khi nào các bà mẹ có con gái kén chồng mà nói với mình những câu chuyện thân mật như thế là tất có ý chọn mình vào chỗ ‘đồng sàng’. Vì thế, chàng giở hết tài ngôn luận ra khoe khoang một cách kín đáo nhún nhường:
- Thưa cụ, con học đã có gì. Được đỗ đầu kỳ thi lên lớp cũng là may.
Bà Hậu toan nâng câu khiêm tốn của Lưu lên thì Hiền đã đỡ lời:
- Thưa mẹ, anh Lưu nói thật đấy.
Thấy mẹ lườm có ý thầm trách cái tính ngỗ ngịch vô lễ của mình, Hiền nói chữa:
- Vì so với các luật- sư, tiến- sĩ, thạc- sĩ thì học lực của anh Lưu kể cũng chưa có gì thật. Nhưng người ta sao thì rồi mình cũng thế phải không, thưa anh!
Biết rằng một làn không khí lạnh lẽo đang phảng phất trong phòng, Hiền tươi cười đánh trống lảng vì cũng như các cô thiếu nữ có học, nàng rất tài về khoa nói chuyện.
- Anh Lưu ạ, thạc- sĩ nghĩa là cái quái gì nhỉ!
- Vâng, tôi cũng tưởng vậy. Sao không dùng chữ giáo- sư chuyên môn có giản dị hơn không?
- Mẹ ngắm xem có đẹp không?
- Đẹp lắm!
Bà Hậu âu yếm đăm đăm nhìn con mỉm cười như cố tìm hiểu ý nghĩ của một cô thiếu nữ ‘đến thì’.
Buổi sáng, Hiền đã ngỏ lời xin phép mời các bạn đến dự tiệc trà vào lúc năm giờ và nghe nàng kéo violon (vĩ- cầm). Bà Hậu bằng lòng ngay. Bà cho rằng con gái thời nay cần phải quảng giao để kén chọn lấy người chồng xứng đáng. Thấy con gái đã 20 mà chưa ưng một ai, bà cũng hơi sốt ruột, lo lắng. Vì thế, ở Hà- Nội bà thường vẫn thường hay mở tiệc thết bạn bè của con, cả trai lẫn gái. Trong số đến dự tiệc cố nhiên ó đầy đủ sinh viên các trường Luật Khoa, trường Y- Khoa..., những người năng lui tới với mẹ con bà. Những buổi tiệc ấy có khi trở thành những cuộc hội họp nói về văn- chương, khoa học trong một phòng khách thính. Ai nấy thi nhau trổ tài để làm rung động những cặp mắt đen và những quả tim vàng.
- Con đã gửi thiệp mời rồi đấy chứ?
- Thưa mẹ, rồi ạ.
- Con mời những ai
- Thưa mẹ, con mời hết thảy những ngươi thường đến nhà mình. Tất cả độ chừng chín, mười người thôi.
- Có Lưu, Thiện, Thanh chứ?
Hiền mỉm cười tinh ranh:
- Lẽ cố nhiên phải có Lưu, Thiện, Thanh.
Rồi nhận thấy mình có vẻ hơi ‘hỗn’ xược với mẹ, Hiền bèn nói chữa:
- Thưa mẹ, ở Sầm Sơn này chẳng mời các anh ấy thì còn mời ai? Có bao nhiêu người mời được, con đều mời cả. Thế là hay hơn hết, mẹ nhỉ?
Lúc ấy có tiếng chuông ở cổng. Hiền bèn chạy ra.
- Anh Lưu! Chào anh! Anh vẫn được mạnh?
- Cám ơn chị. Còn chị, ‘ngọc thể’ vẫn được an khang chứ?
Hiền cười đáp:
- Cám ơn anh. ‘Ngọc thể’ tôi vẫn được như thường.
Lưu vào phòng khách chào bà Hậu. Bà ta vui vẻ bảo chàng:
- Ông Lưu đến trước nhất, chắc hôm nay may mắn lắm.
Lưu cũng cười:
- Thưa cụ, thánh nhân đã dạy: ‘ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau’!
Hiền nghe nói lẩm bẩm:
- Nhạt!
Lưu đoán nghe được lời bình phẩm của Hiền, cười bảo nàng:
- Vâng, kể cũng hơi nhạt.
Rồi chàng ngồi yên lặng ngắm bình hoa đặt trên cái bàn thấp phủ khăn ren. Thấy Lưu nét mặt có vẻ hơi giận, bà Hậu khéo léo tìm cách gợi chuyện để có dịp ‘tán tụng’chàng; nào hỏi đến việc học, đến các kỳ thi rồi lân la đến nhà cửa, gia đình cha mẹ, anh em chàng. Lưu tập tễnh mừng thầm vì chàng biết rằng khi nào các bà mẹ có con gái kén chồng mà nói với mình những câu chuyện thân mật như thế là tất có ý chọn mình vào chỗ ‘đồng sàng’. Vì thế, chàng giở hết tài ngôn luận ra khoe khoang một cách kín đáo nhún nhường:
- Thưa cụ, con học đã có gì. Được đỗ đầu kỳ thi lên lớp cũng là may.
Bà Hậu toan nâng câu khiêm tốn của Lưu lên thì Hiền đã đỡ lời:
- Thưa mẹ, anh Lưu nói thật đấy.
Thấy mẹ lườm có ý thầm trách cái tính ngỗ ngịch vô lễ của mình, Hiền nói chữa:
- Vì so với các luật- sư, tiến- sĩ, thạc- sĩ thì học lực của anh Lưu kể cũng chưa có gì thật. Nhưng người ta sao thì rồi mình cũng thế phải không, thưa anh!
Biết rằng một làn không khí lạnh lẽo đang phảng phất trong phòng, Hiền tươi cười đánh trống lảng vì cũng như các cô thiếu nữ có học, nàng rất tài về khoa nói chuyện.
- Anh Lưu ạ, thạc- sĩ nghĩa là cái quái gì nhỉ!
- Vâng, tôi cũng tưởng vậy. Sao không dùng chữ giáo- sư chuyên môn có giản dị hơn không?
Chương 18
Nửa giờ sau khách đến đông đủ. Bà Hậu vịn cớ có người mời đi
đánh tổ tôm nên đã ra đi, để lại trong phòng một bọn thanh niên nam nữ. Chẳng
qua bà Hậu muốn cho họ được tự do nói chuyện chứ không phải giữ kẻ vì có một phụ-
huynh lớn tuổi.
Đồng hồ treo điểm 5 giờ 15. Ai nấy đưa mắt nhìn quanh một vòng như để thầm bảo nhau rằng đã đông đủ mà sao chưa có ai bưng nước, bưng bánh ngọt ra. Chừng chủ nhân cũng hiểu ý nghĩ của cái nhìn yên lặng ấy nên tươi cười nói:
- Mong các anh các hị tha cho sự chậm trễ và xin làm ơn ‘du di’ cho 10 phút nữa vì còn thiếu một anh.
Mọi người lại nhao lên:
- Thiếu ai thế chị?
- Một nhà thi- sĩ, một nhà ẩn- sĩ.
Một cô bạn của Hiền tên Phụng lên giọng khôi hài:
- Vị chi là ‘hai nhà’.
- Không, nghĩa là thi- sĩ kiêm ẩn- sĩ.
Thanh vẫn có thơ đăng trên các báo, muốn khoe, tỏ cho mọi người biết rằng mình là thi sĩ:
- Thưa cô, không phải thi- sĩ nào cũng là ẩn- sĩ.
Hiền mỉm một nụ cười ‘thông minh’:
- Thưa anh, tôi có dám nói anh đâu, vì tôi biết anh là một thi- sĩ của các cô thiếu nữ; một nhà thi sĩ của thế tục, một phù hoa thi sĩ; nghĩa là ‘un poète mondain’. Còn nhà thi sĩ của tôi tầm thường, bình dị hơn.
Nghe Hiền nói, ai nấy đều phá lên cười:
- Sao mà chị Hiền lắm chữ thế?
Giữa lúc ấy, một người nhà quê đi chân không, đầu chụp cái khăn lượt cũ, mình mặc chiếc áo lương dài rụt rè tiến vào phòng, ngơ ngác sợ hãi nhìn quanh. Hiền đang đứng rót trà nên không trông thấy, chỉ nghe tiếng Thanh nói:
- ‘Bác’ kia hỏi gì?
Quay lại nhìn thấy Vọi, nàng reo lên:
- Kìa anh Vọi! Sao hôm nay anh nho nhã thế?
Vọi bẽn lẽn cười gượng:
- Thưa cô bảo tôi đến có việc gì thế ạ?
- Chả có việc gì cả. Chỉ là mời anh đến xơi chén nước, nghe âm nhạc và sau hết bàn luận về văn thơ.
Sự lãnh đạm thổi qua tâm hồn làm cho đám thanh- niên đang vui vẻ nô đùa bỗng trở nên ủ rũ buồn rầu, ngồi yên lặng trước những chén nước trà mạn khói ngát hương sen.
- Kìa, mời anh Vọi ngồi chơi.
- Thưa cô, tôi không dám.
- Không dám cái gì? Ở đây toàn là anh em, chị em thân đấy mà!
Vừa nói, Hiền vừa đặt hai tay lên vai Vọi ấn chàng ngồi xuống ghế. Tự dưng không ai bảo ai, cử tọa đồng thanh phá lên cười vang phòng. Hình như có luồng điện huyền bí chạy chuyển đạt một ý định từ khối óc nọ sang khối óc kia. Chủ nhân nghiêm trang mời mọi người uống nước, nhưng ai nấy vẫn cười lớn, thành thử chính nàng cũng phải cười theo nốt.
Dịp cười dài có lẽ đã đuổi được sự lãnh đạm. Những câu chuyện vui vẻ đã trở lại trong gian phòng sáng sủa. Nhưng Vọi vẫn bẽn lẽn ngồi cúi mặt nhìn hai bàn chân lấm. Rồi khi thấy mọi người vừa cười vừa nói tiếng Pháp với nhau, chàng cho rằng người ta chế nhạo mình liền đứng xin về.
- Ấy, mời thi sĩ hãy ‘ngồi chơi xơi nước’ đã.
Vọi trân trân nhìn thẳng vào mặt Lưu không đáp. Hiền biết chàng căm tức lắm liền đến gần thì thầm một câu khiến chàng ‘ngoan ngoãn’ ngồi xuống. Lưu nói tiếng Pháp bảo mọi người:
- Con ‘khỉ đột thuần thục’ của cô Hiền.
Hiền cũng dùng tiếng Pháp cãi lại:
- ‘Con khỉ đột’ của tôi khỏe, đẹp hơn tất cả các anh!
- Nếu bàn về cái đẹp hình thức thì vô tận. Con chó bông của cô Thi còn đẹp hơn các cô thiếu nữ diễm lệ nhiều!
Biết rằng câu chuyện đã đi ra ngoài giới hạn của văn chương nhã nhặn, Hiền nhớ ngay đến địa vị của mình liền tươi cười bảo Lưu:
- Vâng, anh nói đúng. Tìm cái đẹp về hình- thức thì biết nói sao cho hết! Nhưng thôi, xin mới các anh các chị nghĩ đến đĩa bánh ngọt nó đang ngáp dài chờ mọi người chiếu cố.
- Xin vâng.
Thanh vừa nhai bánh vừa nói:
- Anh... anh gì?
- Anh Vọi.
- Anh Vọi ăn đi chứ! Sao lại ngồi thừ người ra thế?
- Chừng ‘thi sĩ’ làm thơ.
Tiếng cười lại vang lên. Lần thứ hai Vọi lại đứng dậy xin về. Hiền chau mày đưa mắt ra hiệu bảo ngồi xuống rồi bưng một chén nước đưa cho chàng.
- Anh uống chén nước xong ngồi nghe tôi kéo violon, kéo nhị tây nhé!
Mọi người ai nấy liền reo mừng:
- Phải đấy, chị Hiền kéo nhị tây!
Hiền không để nài đến hai lần, cầm đàn dạo qua mấy tiếnt rồi kéo luôn một bài theo điệu Tango: “Un Jour Loin de Toi”. 1.
Một tràng vỗ tay trổi lên trong khi Vọi nhớn nhác trố mắt nhìn không hiểu. Lưu ‘tán’ một câu:
- Tài âm nhạc của chị Hiền đáng vào ‘conservatoire’ 2. Nhưng chị vừa đàn vừa hát thì còn thú hơn.
Hiền mỉm cười, ‘ngả đầu’ nói:
- Hân hạnh cho tôi lắm lắm...
Rồi nàng vừa cầm đàn dùng ngón tay cái gảy đoạn điệp điệu vừa ca:
Một ngày em xa anh là một ngày em buồn tênh
Như linh hồn muốn bay bổng trên đám mây mờ...
Một ngày em xa anh là một ngày em buồn tênh,
Ngồi một mình em thổn thức như anh đang chờ.
Này em còn nhớ những khi cùng ngồi
Dưới cây cùng nô, dưới trăng chuyện trò.
Thật một ngày em xa anh là một ngày em buồn tênh,
Tình yêu nhau không còn chi êm ái cho bằng...
Tiếng vỗ tay xen tiếng cười:
- Chị dịch ra quốc- âm 3. à?
- Không, bài dịch của ông Ein Tag Ohne.
- Tên gì mà dữ dội thế?
- Có lẽ một người Tàu.
Vọi lại đứng dậy. Đây là lần thứ ba chàng xin về. Thấy Vọi khổ sở như ‘muốn khóc’, Hiền không nỡ giữ nữa.
- Vậy anh về nhé. Bây giờ đã nghe đàn rồi thì về được.
Lưu nói đùa:
- Anh nên lấy phần vài cái bánh.
Vọi chào Hiền rồi cắm đầu cắm cổ đi thẳng. Ra tới cổng, chàng còn nghe rõ tiếng cười mai mỉa vang lại. Trong đó có lẫn cả tiếng cười của Hiền. Vọi chau mày, lẩm bẩm nói một mình...
Đồng hồ treo điểm 5 giờ 15. Ai nấy đưa mắt nhìn quanh một vòng như để thầm bảo nhau rằng đã đông đủ mà sao chưa có ai bưng nước, bưng bánh ngọt ra. Chừng chủ nhân cũng hiểu ý nghĩ của cái nhìn yên lặng ấy nên tươi cười nói:
- Mong các anh các hị tha cho sự chậm trễ và xin làm ơn ‘du di’ cho 10 phút nữa vì còn thiếu một anh.
Mọi người lại nhao lên:
- Thiếu ai thế chị?
- Một nhà thi- sĩ, một nhà ẩn- sĩ.
Một cô bạn của Hiền tên Phụng lên giọng khôi hài:
- Vị chi là ‘hai nhà’.
- Không, nghĩa là thi- sĩ kiêm ẩn- sĩ.
Thanh vẫn có thơ đăng trên các báo, muốn khoe, tỏ cho mọi người biết rằng mình là thi sĩ:
- Thưa cô, không phải thi- sĩ nào cũng là ẩn- sĩ.
Hiền mỉm một nụ cười ‘thông minh’:
- Thưa anh, tôi có dám nói anh đâu, vì tôi biết anh là một thi- sĩ của các cô thiếu nữ; một nhà thi sĩ của thế tục, một phù hoa thi sĩ; nghĩa là ‘un poète mondain’. Còn nhà thi sĩ của tôi tầm thường, bình dị hơn.
Nghe Hiền nói, ai nấy đều phá lên cười:
- Sao mà chị Hiền lắm chữ thế?
Giữa lúc ấy, một người nhà quê đi chân không, đầu chụp cái khăn lượt cũ, mình mặc chiếc áo lương dài rụt rè tiến vào phòng, ngơ ngác sợ hãi nhìn quanh. Hiền đang đứng rót trà nên không trông thấy, chỉ nghe tiếng Thanh nói:
- ‘Bác’ kia hỏi gì?
Quay lại nhìn thấy Vọi, nàng reo lên:
- Kìa anh Vọi! Sao hôm nay anh nho nhã thế?
Vọi bẽn lẽn cười gượng:
- Thưa cô bảo tôi đến có việc gì thế ạ?
- Chả có việc gì cả. Chỉ là mời anh đến xơi chén nước, nghe âm nhạc và sau hết bàn luận về văn thơ.
Sự lãnh đạm thổi qua tâm hồn làm cho đám thanh- niên đang vui vẻ nô đùa bỗng trở nên ủ rũ buồn rầu, ngồi yên lặng trước những chén nước trà mạn khói ngát hương sen.
- Kìa, mời anh Vọi ngồi chơi.
- Thưa cô, tôi không dám.
- Không dám cái gì? Ở đây toàn là anh em, chị em thân đấy mà!
Vừa nói, Hiền vừa đặt hai tay lên vai Vọi ấn chàng ngồi xuống ghế. Tự dưng không ai bảo ai, cử tọa đồng thanh phá lên cười vang phòng. Hình như có luồng điện huyền bí chạy chuyển đạt một ý định từ khối óc nọ sang khối óc kia. Chủ nhân nghiêm trang mời mọi người uống nước, nhưng ai nấy vẫn cười lớn, thành thử chính nàng cũng phải cười theo nốt.
Dịp cười dài có lẽ đã đuổi được sự lãnh đạm. Những câu chuyện vui vẻ đã trở lại trong gian phòng sáng sủa. Nhưng Vọi vẫn bẽn lẽn ngồi cúi mặt nhìn hai bàn chân lấm. Rồi khi thấy mọi người vừa cười vừa nói tiếng Pháp với nhau, chàng cho rằng người ta chế nhạo mình liền đứng xin về.
- Ấy, mời thi sĩ hãy ‘ngồi chơi xơi nước’ đã.
Vọi trân trân nhìn thẳng vào mặt Lưu không đáp. Hiền biết chàng căm tức lắm liền đến gần thì thầm một câu khiến chàng ‘ngoan ngoãn’ ngồi xuống. Lưu nói tiếng Pháp bảo mọi người:
- Con ‘khỉ đột thuần thục’ của cô Hiền.
Hiền cũng dùng tiếng Pháp cãi lại:
- ‘Con khỉ đột’ của tôi khỏe, đẹp hơn tất cả các anh!
- Nếu bàn về cái đẹp hình thức thì vô tận. Con chó bông của cô Thi còn đẹp hơn các cô thiếu nữ diễm lệ nhiều!
Biết rằng câu chuyện đã đi ra ngoài giới hạn của văn chương nhã nhặn, Hiền nhớ ngay đến địa vị của mình liền tươi cười bảo Lưu:
- Vâng, anh nói đúng. Tìm cái đẹp về hình- thức thì biết nói sao cho hết! Nhưng thôi, xin mới các anh các chị nghĩ đến đĩa bánh ngọt nó đang ngáp dài chờ mọi người chiếu cố.
- Xin vâng.
Thanh vừa nhai bánh vừa nói:
- Anh... anh gì?
- Anh Vọi.
- Anh Vọi ăn đi chứ! Sao lại ngồi thừ người ra thế?
- Chừng ‘thi sĩ’ làm thơ.
Tiếng cười lại vang lên. Lần thứ hai Vọi lại đứng dậy xin về. Hiền chau mày đưa mắt ra hiệu bảo ngồi xuống rồi bưng một chén nước đưa cho chàng.
- Anh uống chén nước xong ngồi nghe tôi kéo violon, kéo nhị tây nhé!
Mọi người ai nấy liền reo mừng:
- Phải đấy, chị Hiền kéo nhị tây!
Hiền không để nài đến hai lần, cầm đàn dạo qua mấy tiếnt rồi kéo luôn một bài theo điệu Tango: “Un Jour Loin de Toi”. 1.
Một tràng vỗ tay trổi lên trong khi Vọi nhớn nhác trố mắt nhìn không hiểu. Lưu ‘tán’ một câu:
- Tài âm nhạc của chị Hiền đáng vào ‘conservatoire’ 2. Nhưng chị vừa đàn vừa hát thì còn thú hơn.
Hiền mỉm cười, ‘ngả đầu’ nói:
- Hân hạnh cho tôi lắm lắm...
Rồi nàng vừa cầm đàn dùng ngón tay cái gảy đoạn điệp điệu vừa ca:
Một ngày em xa anh là một ngày em buồn tênh
Như linh hồn muốn bay bổng trên đám mây mờ...
Một ngày em xa anh là một ngày em buồn tênh,
Ngồi một mình em thổn thức như anh đang chờ.
Này em còn nhớ những khi cùng ngồi
Dưới cây cùng nô, dưới trăng chuyện trò.
Thật một ngày em xa anh là một ngày em buồn tênh,
Tình yêu nhau không còn chi êm ái cho bằng...
Tiếng vỗ tay xen tiếng cười:
- Chị dịch ra quốc- âm 3. à?
- Không, bài dịch của ông Ein Tag Ohne.
- Tên gì mà dữ dội thế?
- Có lẽ một người Tàu.
Vọi lại đứng dậy. Đây là lần thứ ba chàng xin về. Thấy Vọi khổ sở như ‘muốn khóc’, Hiền không nỡ giữ nữa.
- Vậy anh về nhé. Bây giờ đã nghe đàn rồi thì về được.
Lưu nói đùa:
- Anh nên lấy phần vài cái bánh.
Vọi chào Hiền rồi cắm đầu cắm cổ đi thẳng. Ra tới cổng, chàng còn nghe rõ tiếng cười mai mỉa vang lại. Trong đó có lẫn cả tiếng cười của Hiền. Vọi chau mày, lẩm bẩm nói một mình...
Chú thích:
Un Jour Loin de Toi: Một Ngày Xa Anh (Em).
|
|
Conservatoire: tương tự như trường quốc gia âm nhạc của
chúng ta sau này.
|
|
Quốc âm: ý nói là chữ quốc ngữ, tức là tiếng Việt ngày
nay chúng ta dùng.
|
Chương 19
Vọi lững thững đi ra phía biển, đến ngồi ở một cái mảng nát,
tay chống cằm, đăm đăm nhìn phương xa...
Những người tắm về đã gần hết, mà dân chài đều đã chở mảng đi thả lưới. Từng cánh buồm lấm chấm điểm trên nền trời xanh nhạt. Những nét đen động đậy khi ở gần bờ và đứng im tăm tắp khi ra ngoài khơi.
Vọi mơ màng, tưởng mình đang ngồi trên một trong những cái mảng ấy, và đang cùng anh em cùng nghề làm việc...
- Kìa, anh Vọi!
Vọi giật nẩy mình ngẩng đầu lên. Vợ Canh, người em họ Vọi đang mỉm cười đứng nhìn chàng.
- Anh không đi nghề?
- Không!
- Mà anh mặc quần áo chững chạc lắm nghỉ! Ý chừng anh đi ăn cỗ ở đâu về?
- Không!
Câu hỏi làm cho Vọi chau mày, khó chịu vì chàng lại nhớ tới bữa tiệc bánh ở nhà Hiền. Chàng nghĩ thầm:
- “Có lẽ họ đang cười đùa, cô Hiền đang kéo nhị tây. Mà chắc hẳn là họ đang chế diễu mình!”.
Vọi sau đó căm tức làu nhàu nguyền rủa. Người em dâu họ nghe không rõ nhưng cũng hỏi:
- Anh bảo gì cơ?
- Không!
Thấy Vọi có vẻ không được vui, và như chẳng có hứng nói chuyện, người em dâu họ khẽ chào một tiếng rồi đi thẳng.
Vọi ngồi cố lắng hết tinh thần, nghe xem tiếng đàn của Hiền có thoảng được đến tai không. Nhưng chàng chỉ nghe thấy tiếng sóng biển ầm ầm dữ dội. Cái vạt áo lương tuột cúc, bị gió thổi mạnh bay tạt ngang quấn vào cái nạng. Vọi cởi phắt ra khoác ở cánh tay rồi đứng dậy đi về.
Bỗng nhiên có tiếng cười ròn rã ở gần đấy. Lúc bấy giờ trời đã nhá nhem tối nên Vọi không trông rõ là ai. Nhưng nghe những câu chuyện ồn ào theo gió bay tới, chàng cũng đoán được rằng đám người kia rất đông.
Vọi chỉ kịp chạy lại ẩn núp ở đàng lái cái mảng đặt gác lên trên chiếc chống cao. Gần mười người lũ lượt đi qua, tranh nhau cười nói huyên thiên. Vọi nhận rõ tiếng Hiền và tiếng Lưu. Chàng nghĩ thầm:
- “Chắc thế nào họ cũng nói chuyện mình!”.
Chàng đã toan gọi Hiền, nhưng lại sợ hãi rụt rè không dám. Rồi chờ đoàn người đi khuất, chàng rẽ đường về nhà.
Những người tắm về đã gần hết, mà dân chài đều đã chở mảng đi thả lưới. Từng cánh buồm lấm chấm điểm trên nền trời xanh nhạt. Những nét đen động đậy khi ở gần bờ và đứng im tăm tắp khi ra ngoài khơi.
Vọi mơ màng, tưởng mình đang ngồi trên một trong những cái mảng ấy, và đang cùng anh em cùng nghề làm việc...
- Kìa, anh Vọi!
Vọi giật nẩy mình ngẩng đầu lên. Vợ Canh, người em họ Vọi đang mỉm cười đứng nhìn chàng.
- Anh không đi nghề?
- Không!
- Mà anh mặc quần áo chững chạc lắm nghỉ! Ý chừng anh đi ăn cỗ ở đâu về?
- Không!
Câu hỏi làm cho Vọi chau mày, khó chịu vì chàng lại nhớ tới bữa tiệc bánh ở nhà Hiền. Chàng nghĩ thầm:
- “Có lẽ họ đang cười đùa, cô Hiền đang kéo nhị tây. Mà chắc hẳn là họ đang chế diễu mình!”.
Vọi sau đó căm tức làu nhàu nguyền rủa. Người em dâu họ nghe không rõ nhưng cũng hỏi:
- Anh bảo gì cơ?
- Không!
Thấy Vọi có vẻ không được vui, và như chẳng có hứng nói chuyện, người em dâu họ khẽ chào một tiếng rồi đi thẳng.
Vọi ngồi cố lắng hết tinh thần, nghe xem tiếng đàn của Hiền có thoảng được đến tai không. Nhưng chàng chỉ nghe thấy tiếng sóng biển ầm ầm dữ dội. Cái vạt áo lương tuột cúc, bị gió thổi mạnh bay tạt ngang quấn vào cái nạng. Vọi cởi phắt ra khoác ở cánh tay rồi đứng dậy đi về.
Bỗng nhiên có tiếng cười ròn rã ở gần đấy. Lúc bấy giờ trời đã nhá nhem tối nên Vọi không trông rõ là ai. Nhưng nghe những câu chuyện ồn ào theo gió bay tới, chàng cũng đoán được rằng đám người kia rất đông.
Vọi chỉ kịp chạy lại ẩn núp ở đàng lái cái mảng đặt gác lên trên chiếc chống cao. Gần mười người lũ lượt đi qua, tranh nhau cười nói huyên thiên. Vọi nhận rõ tiếng Hiền và tiếng Lưu. Chàng nghĩ thầm:
- “Chắc thế nào họ cũng nói chuyện mình!”.
Chàng đã toan gọi Hiền, nhưng lại sợ hãi rụt rè không dám. Rồi chờ đoàn người đi khuất, chàng rẽ đường về nhà.
Chương 20
Hơn một giờ sau, Hiền cùng bạn bè vẫ còn đi chơi ngoài bãi biển.
Trời đã tối hẳn vì là một đêm hạ tuần, và mãi đến chín, mười giờ trăng mới mọc.
Rặng đèn điện trên đường cao chiếu ánh xuống những đợt sóng thành những hình trạng
rất lạ lùng... Có lúc trông giống một cái tầu bằng kim cương chạy ngang một
quãng dài theo ven bờ rồi vụt biến vào trong đêm tối, chìm lắng xuống đáy biển...
Có lúc trông giống như một đàn quái vật vẩy dát lân tinh. Chúng gầm thét đuổi
nhau, nuốt nhau, biến đi hiện ra mãi mãi không cùng.
Hiền lặng lẽ ngắm cái hiện tượng biến cải trong giây lát mà tưởng như đứng trước một cảnh mộng ảo thần tiên. Bên tai nàng, Lưu thì thầm bài “Un Jour Loin de Toi”.
“Một ngày em xa anh là một ngày em buồn tênh...”
Với cái nghĩa lãng mạn của câu ca, bao nhiêu thi vị của cảnh sóng biển ban đêm càng tăng lên. Hiền ngây ngất mê man, sung sướng cất tiếng hát một bài ca Pháp. Giọng nàng cao và trong. Tiếng sóng trầm và đục như tiếng cây hồ lớn gẩy chen nhịp hát. Dứt lời ca, tiếng ngân còn như kéo dài qua những tiếng vỗ tay.
Cặp đèn ô- tô (xe hơi) từ trên đường cao chiếu ánh sáng xuống biển làm cho những lớp sóng vụt hiện rõ ra như lúc ban ngày, và trong một giây làm mất hết cái hình ảnh huyền diệu... Hiền cũng vụt tỉnh giấc mộng yêu đương, lắng tai nghe mấy người bạn bình phẩm về bản chất ngây thơ, đần độn của Vọi. Nàng chỉ mỉm cười...
Bây giờ có lẽ đã gần chín giờ vì đèn khách sạn đã tắt. Mọi người chia tay, ai về nhà nấy. Lưu bảo Hiền:
- Tôi xin đưa cô về.
- Cám ơn anh. Kể thì tôi đi một mình cũng chẳng ai bắt nạt nổi. Nhưng anh đã có lòng tốt muốn hộ vệ, tôi quả không dám từ chối.
Đi được một quãng, Lưu ngập ngừng nói:
- Thưa cô...
Hiền nghe chữ ‘cô’ đã hơi lạ tai vì lâu nay Lưu chỉ kêu nàng là ‘chị’. Nhưng lần này nàng chẳng hiểu sao không những nàng không muốn cự lại mà còn nhận ra rằng tiếng ‘cô’ dịu dàng êm ái hơn tiếng ‘chị’.
- Anh bảo gì?
- Thưa cô...
Lưu định tìm những lời âu yếm kín đáo để gợi tình yêu trong lòng cô thiếu nữ nhưng đột nhiên luống cuống, chẳng biết bắt đầu ra sao.
- Cô ở Sầm Sơn lâu ngày đã thấy chán chưa?
- Thưa anh, chán thì chưa chán. Nhưng cũng sắp phải về Hà- Nội thôi!
Lưu có vẻ hốt hoảng:
- Cô sắp về Hà Nội?
- Vâng, tôi sắp về Hà Nội. Nghĩa là mẹ tôi muốn về.
- Để cụ về. Cô ở ngoài này một mình cũng được chứ gì?
Biết rằng mình vừa nói một câu vô lý, Lưu bèn gượng cười nói tiếp luôn:
- Nhưng chắc cụ chẳng cho phép!
Hiền vẫn lặng thinh nhìn những đợt sóng trắng xóa xô nhau trên mặt biển tối đen.
- Cô về thì Sầm Sơn vắng ngắt buồn tênh.
Hiền bật cười hát:
“Một ngày em xa anh là một ngày em buồn tênh...”
Lưu đang hí hửng mừng thầm, đi sát vào người Hiền thì Hiền lại nói:
- Sao mà chữ ‘buồn tênh’ nghe nó ngớ ngẩn buồn tẻ thế? Nó cũng buồn tẻ như như ý nghĩ của anh. Vâng, sao vắng mặt em Sầm Sơn lại buồn tênh được?
Lưu không để ý đến câu nói của Hiền. Chàng chỉ nhận thấy chữ ‘em’ lần đầu thốt ra từ miệng người mình yêu, nghe thấm thía đến tận tâm hồn khiến chàng yên lặng một lúc lâu, mơ màng sung sướng...
Bỗng Hiền trỏ tay bảo Lưu:
- Kìa anh trông, đẹp không?
Một đám mây đen viền vàng chói giải ngang trên làn nước, chiếu lên mặt biển một vết dài ánh sáng lăn tăn chạy thẳng từ chân trời.
Hai người dừng bước đứng chờ xem trăng lên. Nhưng Hiền vừa quay lại hỏi Lưu một câu thì một cảm giác là lạ làm cho nàng rùng mình ngoảnh lại trông... Trăng nửa vành đã ló trên đám mây cao hơn mặt biển đến một sải. Ánh sáng hình như chạy lan rộng mãi ra và vẽ một vạch vàng bóng từ đầu nọ đến đầu kia làn nước, ở nơi trời biển gặp nhau...
Hiền liếc mắt nhìn Lưu, cảm thấy Lưu đẹp trai lên bội phần và đang mỉm cười âu yếm nhìn mình.
Sự yên lặn làm cho nàng sợ hãi và vội tìm câu nói để khỏi nghĩ liên miên:
- Anh Lưu ạ, đã nhiều lần tôi chờ xem trăng lên, mà chưa lần nào tôi trông thấy trăng đang lúc mọc. Thấy ánh sáng tỏa ra rồi vụt một cái, chẳng biết từ đâu nhảy vọt lên, trăng đã cách mặt nước đến mấy thước.
Lưu cười, nịnh khéo một câu:
- Văn sĩ tả cảnh trăng mọc đúng lắm. Nhưng văn sĩ chỉ quên một điều là ban đêm ở chân trời thường có mây. Trăng phải vượt qua đám mây, vì thế lúc ta trông thấy thì đã lên cao. Chỉ có thế!
Hiền suy nghĩ giây lâu rồi mới nói:
- Có lẽ thế. Nhưng tôi đâu phải là văn sĩ đâu, anh đừng quờ quạng, dại dột. A anh Lưu, anh có biết vì sao tôi gọi anh Vọi là thi sĩ không?
Nghe Hiền nhắc đến tên Vọi, Lưu sa sầm nét mặt, lạnh lùng đáp:
- Thưa cô, không.
- Bữa nọ cũng cảnh sáng trăng, nhưng trăng tròng kia. Anh ấy bảo tôi rằng bàn chân đặt trên cát ướt như in xuống đấy những vết dát bạc sáng loáng.
Rồi nàng vừa bước vừa nói:
- Đây này, anh coi có đúng thế không? Thật là: ‘gót vàng lững thững’... lững thững gì nữa nhỉ?
Lưu đọc tiếp:
- Bên làn nước... trong.
Hiền cười:
- Trong thì cũng chẳng trong gì!
Thấy Hiền rẽ vào phố, Lưu hỏi:
- Cô về?
- Anh chóng quên nhỉ? Anh hứa đưa tôi về nhà kia mà!
- Nhưng đêm trăng đẹp lắm, về làm gì vội?
- Khuya lắm rồi, phải về chứ.
Hiền rảo bước. Từ nãy Lưu vẫn theo đuổi một ý nghĩ. Chàng muốn biết Hiền có năng đi chơi ngắm trăng với Vọi không, và nàng đi một mình hay đi với mẹ. Khi lên đến đường, chàng đánh bạo hỏi:
- Cụ với cô thích ngắm cảnh trăng lên lắm phải không?
- Cũng chẳng thích lắm.
- Đêm hôm nọ tôi gặp cô đi với anh Vọi.
- Thế à?
- Hình như có cả cụ nữa thì phải.
- Hình như thế.
Đến cổng, Hiền giơ tay bắt tay Lưu:
- Cám ơn anh. Thôi, anh về nhé.
Tiếng bà Hậu ở trong nhà vọng ra:
- Hiền đã về đấy à?
- Thưa mẹ, vâng.
- Sao con đi chơi khuya thế? Ai đưa con về đấy?
- Thưa mẹ, anh Vọi đấy mẹ ạ.
Lưu nghe Hiền nói dối mẹ thì khấp khởi mừng thầm. Vì chàng chắc chắn rằng trong hai người chỉ mình là đáng kể, đáng sợ. Chàng có biết đâu rằng vì bà Hậu ngờ vực chàng ranh quái nên Hiền phải nói dối để mẹ yên lòng mà thôi chứ chẳng có ý gì khác.
Hiền lặng lẽ ngắm cái hiện tượng biến cải trong giây lát mà tưởng như đứng trước một cảnh mộng ảo thần tiên. Bên tai nàng, Lưu thì thầm bài “Un Jour Loin de Toi”.
“Một ngày em xa anh là một ngày em buồn tênh...”
Với cái nghĩa lãng mạn của câu ca, bao nhiêu thi vị của cảnh sóng biển ban đêm càng tăng lên. Hiền ngây ngất mê man, sung sướng cất tiếng hát một bài ca Pháp. Giọng nàng cao và trong. Tiếng sóng trầm và đục như tiếng cây hồ lớn gẩy chen nhịp hát. Dứt lời ca, tiếng ngân còn như kéo dài qua những tiếng vỗ tay.
Cặp đèn ô- tô (xe hơi) từ trên đường cao chiếu ánh sáng xuống biển làm cho những lớp sóng vụt hiện rõ ra như lúc ban ngày, và trong một giây làm mất hết cái hình ảnh huyền diệu... Hiền cũng vụt tỉnh giấc mộng yêu đương, lắng tai nghe mấy người bạn bình phẩm về bản chất ngây thơ, đần độn của Vọi. Nàng chỉ mỉm cười...
Bây giờ có lẽ đã gần chín giờ vì đèn khách sạn đã tắt. Mọi người chia tay, ai về nhà nấy. Lưu bảo Hiền:
- Tôi xin đưa cô về.
- Cám ơn anh. Kể thì tôi đi một mình cũng chẳng ai bắt nạt nổi. Nhưng anh đã có lòng tốt muốn hộ vệ, tôi quả không dám từ chối.
Đi được một quãng, Lưu ngập ngừng nói:
- Thưa cô...
Hiền nghe chữ ‘cô’ đã hơi lạ tai vì lâu nay Lưu chỉ kêu nàng là ‘chị’. Nhưng lần này nàng chẳng hiểu sao không những nàng không muốn cự lại mà còn nhận ra rằng tiếng ‘cô’ dịu dàng êm ái hơn tiếng ‘chị’.
- Anh bảo gì?
- Thưa cô...
Lưu định tìm những lời âu yếm kín đáo để gợi tình yêu trong lòng cô thiếu nữ nhưng đột nhiên luống cuống, chẳng biết bắt đầu ra sao.
- Cô ở Sầm Sơn lâu ngày đã thấy chán chưa?
- Thưa anh, chán thì chưa chán. Nhưng cũng sắp phải về Hà- Nội thôi!
Lưu có vẻ hốt hoảng:
- Cô sắp về Hà Nội?
- Vâng, tôi sắp về Hà Nội. Nghĩa là mẹ tôi muốn về.
- Để cụ về. Cô ở ngoài này một mình cũng được chứ gì?
Biết rằng mình vừa nói một câu vô lý, Lưu bèn gượng cười nói tiếp luôn:
- Nhưng chắc cụ chẳng cho phép!
Hiền vẫn lặng thinh nhìn những đợt sóng trắng xóa xô nhau trên mặt biển tối đen.
- Cô về thì Sầm Sơn vắng ngắt buồn tênh.
Hiền bật cười hát:
“Một ngày em xa anh là một ngày em buồn tênh...”
Lưu đang hí hửng mừng thầm, đi sát vào người Hiền thì Hiền lại nói:
- Sao mà chữ ‘buồn tênh’ nghe nó ngớ ngẩn buồn tẻ thế? Nó cũng buồn tẻ như như ý nghĩ của anh. Vâng, sao vắng mặt em Sầm Sơn lại buồn tênh được?
Lưu không để ý đến câu nói của Hiền. Chàng chỉ nhận thấy chữ ‘em’ lần đầu thốt ra từ miệng người mình yêu, nghe thấm thía đến tận tâm hồn khiến chàng yên lặng một lúc lâu, mơ màng sung sướng...
Bỗng Hiền trỏ tay bảo Lưu:
- Kìa anh trông, đẹp không?
Một đám mây đen viền vàng chói giải ngang trên làn nước, chiếu lên mặt biển một vết dài ánh sáng lăn tăn chạy thẳng từ chân trời.
Hai người dừng bước đứng chờ xem trăng lên. Nhưng Hiền vừa quay lại hỏi Lưu một câu thì một cảm giác là lạ làm cho nàng rùng mình ngoảnh lại trông... Trăng nửa vành đã ló trên đám mây cao hơn mặt biển đến một sải. Ánh sáng hình như chạy lan rộng mãi ra và vẽ một vạch vàng bóng từ đầu nọ đến đầu kia làn nước, ở nơi trời biển gặp nhau...
Hiền liếc mắt nhìn Lưu, cảm thấy Lưu đẹp trai lên bội phần và đang mỉm cười âu yếm nhìn mình.
Sự yên lặn làm cho nàng sợ hãi và vội tìm câu nói để khỏi nghĩ liên miên:
- Anh Lưu ạ, đã nhiều lần tôi chờ xem trăng lên, mà chưa lần nào tôi trông thấy trăng đang lúc mọc. Thấy ánh sáng tỏa ra rồi vụt một cái, chẳng biết từ đâu nhảy vọt lên, trăng đã cách mặt nước đến mấy thước.
Lưu cười, nịnh khéo một câu:
- Văn sĩ tả cảnh trăng mọc đúng lắm. Nhưng văn sĩ chỉ quên một điều là ban đêm ở chân trời thường có mây. Trăng phải vượt qua đám mây, vì thế lúc ta trông thấy thì đã lên cao. Chỉ có thế!
Hiền suy nghĩ giây lâu rồi mới nói:
- Có lẽ thế. Nhưng tôi đâu phải là văn sĩ đâu, anh đừng quờ quạng, dại dột. A anh Lưu, anh có biết vì sao tôi gọi anh Vọi là thi sĩ không?
Nghe Hiền nhắc đến tên Vọi, Lưu sa sầm nét mặt, lạnh lùng đáp:
- Thưa cô, không.
- Bữa nọ cũng cảnh sáng trăng, nhưng trăng tròng kia. Anh ấy bảo tôi rằng bàn chân đặt trên cát ướt như in xuống đấy những vết dát bạc sáng loáng.
Rồi nàng vừa bước vừa nói:
- Đây này, anh coi có đúng thế không? Thật là: ‘gót vàng lững thững’... lững thững gì nữa nhỉ?
Lưu đọc tiếp:
- Bên làn nước... trong.
Hiền cười:
- Trong thì cũng chẳng trong gì!
Thấy Hiền rẽ vào phố, Lưu hỏi:
- Cô về?
- Anh chóng quên nhỉ? Anh hứa đưa tôi về nhà kia mà!
- Nhưng đêm trăng đẹp lắm, về làm gì vội?
- Khuya lắm rồi, phải về chứ.
Hiền rảo bước. Từ nãy Lưu vẫn theo đuổi một ý nghĩ. Chàng muốn biết Hiền có năng đi chơi ngắm trăng với Vọi không, và nàng đi một mình hay đi với mẹ. Khi lên đến đường, chàng đánh bạo hỏi:
- Cụ với cô thích ngắm cảnh trăng lên lắm phải không?
- Cũng chẳng thích lắm.
- Đêm hôm nọ tôi gặp cô đi với anh Vọi.
- Thế à?
- Hình như có cả cụ nữa thì phải.
- Hình như thế.
Đến cổng, Hiền giơ tay bắt tay Lưu:
- Cám ơn anh. Thôi, anh về nhé.
Tiếng bà Hậu ở trong nhà vọng ra:
- Hiền đã về đấy à?
- Thưa mẹ, vâng.
- Sao con đi chơi khuya thế? Ai đưa con về đấy?
- Thưa mẹ, anh Vọi đấy mẹ ạ.
Lưu nghe Hiền nói dối mẹ thì khấp khởi mừng thầm. Vì chàng chắc chắn rằng trong hai người chỉ mình là đáng kể, đáng sợ. Chàng có biết đâu rằng vì bà Hậu ngờ vực chàng ranh quái nên Hiền phải nói dối để mẹ yên lòng mà thôi chứ chẳng có ý gì khác.
Chương 21
Vòi đứng trước cổng nhà bà Hậu, ghé mắt nhìn qua hàng chấn
song xem có ai qua lại trong sân để gọi, nhưng chờ mãi chẳng gặp một người nào.
Mọi khi mang trứng, mang gà đến bán, Vòi chỉ việc rao: “Bà có mua trứng, mua gà
không?” là cô Hiền ra mở cổng ngay. Lần này Vòi không bán chác nên do dự sợ
hãi.
Hai, ba lần nó lản đi rồi lại quay đến chỗ cũ, vẻ mặt băn khoăn mong đợi. Cũng có lúc nó mỉm cười... Một nụ cười vơ vẩn nhưng rất có duyên, nhất là lúc đưa tay vuốt mái tóc đen hay cúi xuống kéo thẳng cái thắt lưng quan lục.
Năm nay Vòi 15 tuổi. Tuy phải làm việc nhiều quá sớm nên thân thể hơn lùn, nhưng rất đậm đà dễ coi. Đôi mắt sáng và to tròn lại càng làm tôn vẻ thông minh lanh lợi của một cô gái quê mới lớn.
Vòi đương vân vê cái hoa bìm bìm đứng suy nghĩ thì một người vận tây đến cổng kéo chuông. Hiền chạy ra.
- Ồ, anh Lưu! Đến sớm nhỉ?
Lưu cười:
- Tôi đến rủ cô ra biển hóng mát. Trời đẹp lắm.
Rồi chàng quay lại trỏ Vòi:
- Có con bé này hình như muốn hỏi cô điều gì.
Hiền mở cổng nhìn sang bên:
- Kìa, Vòi đấy à? Hỏi gì thế em?
Vòi rụt rè tiến đến gần:
- Thưa cô... cháu đến xin cô mấy viên thuốc.
- Thuốc gì kia, em?
- Cháu cũng chả biết thuốc gì. Anh cháu ốm, hai hôm nay chẳng chịu ăn cơm. Tối hôm qua mẹ cháu dặn cháu lên xin cô vài viên thuốc.
- Anh Vọi ốm?
Thấy Hiền buồn rầu ngẫm nghĩ, Lưu phì cười:
- Mày xin thuốc mà không nói anh mày ốm bệnh gì thì còn biết chữa ra làm sao?
Hiền ôn tồn bảo Vòi:
- Được, em cứ về rồi tôi đem thuốc đến cho.
Vòi ngần ngừ vì không nghe rõ câu Hiền nói. Vả lại, không khi nào nó dám ngờ rằng cô Hiền lại đích thân đến thăm anh nó.
- Thưa cô, cháu về tay không sợ mẹ cháu mắng. Hay cô cứ cho cháu... thứ thuốc hôm trước ấy mà.
Hiền mỉm cười:
- Không được. Em sốt thì mới dùng thuốc ấy, chứ anh Vọi biết có sốt không?
Vòi đáp liều:
- Anh cháu cũng sốt.
- Vậy em đứng đấy chờ nhé.
Hiền chạy vào trong nhà lấy ống thuốc ký- ninh đưa cho Vòi và dặn chỉ nên dùng mỗi lần một viên thôi. Vòi đỡ lấy, ngớ ngẩn nói:
- Cô cho anh cháu tất cả?
- Ừ, tất cả. Nhưng nhớ đừng dùng tất cả một lúc nhé. Uống như thế sẽ hóa điên đấy!
Vòi cười láu lỉnh:
- Vâng, cháu xin nhớ kỹ.
Đoạn nó chắp tay chào rồi sung sướng cắm đầu chạy. Hiền ngây người đứng nhìn theo.
Không thấy Hiền lưu ý đến mình, Lưu ngắt một bông hoa dại xé vụn từng cánh, miệng huýt sáo một bài ca Pháp.
- Chết, quên! Xin lỗi anh nhé.
Lưu cố giữ nét mặt thản nhiên, nhưng giọng vẫn nhiễm đầy vẻ tức giận:
- Có gì mà cô phải xin lỗi!
Rồi chàng cười gượng, tiếp luôn một câu nói đùa:
- ‘Bà lang’ kia đấy! Nhưng chẳng biết có ‘băm’ không?
Hiền không đáp. Nàng đang mải theo đuổi những ý nghĩ miên man. Đã bốmn hôm nay nàng không gặp Vọi. Mà hình như nàng quên bẵng rằng ở Sầm Sơn có một anh đánh cá tên là Vọi. Chiều chiều nàng ra tắm, sáng sáng nàng ra dạo mát trên bãi cát. Những người kéo lưới không hề nhắc nàng nhớ đến hình ảnh anh chàng tráng kiện đẹp trai.
Vì bên nàng lúc nào cũng có đám bạn khuê các phong lưu. nhất là có Lưu, người đã làm cho nàng bắt đầu cảm thấy rung động... Trái tim nàng bắt đầu đập mạnh ngay từ hôm cùng nàng nói chuyện trong một cảnh nhuộm toàn màu yêu đương của một buổi tối trăng mờ, biển réo.
- Cô nghĩ gì mà thờ thẫn cả người ra thế?
Không thấy Hiền trả lời, Lưu giận đi thẳng vào trong nhà chào bà Hậu rồi ngồi tiếp chuyện với bà, để mặc Hiền đứng nghĩ vơ vẩn ở ngoài cổng.
Hiền cố nhớ lại những sự việc đã xảy ra và tự trách thầm:
- “Vô tình ta đã phạm một tội ác là mời Vọi đến dự tiệc trà!”.
Hiền cho rằng Vọi ốm chỉ vì bị người ta chế giễu. Sức tưởng tượng của nàng tả Vọi ra một người biết tự trọng như bọn trí thức. Và nàng nhận thấy đám bạn nàng và chính nàng là một lũ ‘tàn ác’, đem một trái tim ngây thơ thành thật ra làm trò đùa. Vẫn biết mời Vọi đến dự tiệc nàng không có ý muốn trêu ghẹo mà chỉ cốt tỏ cho bạn hữu nàng hiểu rằng nàng không hề phân biệt giai cấp. Nhưng đó chỉ là một sự vụng về, một tính toán sai lầm. Mời Vọi vào trong phòng khách hôm ấy có khác gì nhốt một con chim đang bay nhảy tự do ngoài trời vào trong một chiếc lồng.
Hiền mơ màng như thấy Vọi hiện ra ở trước mặt với tấm thân cân đối nở nang... Nhưng tấm thân ấy không làm rung động được lòng nàng như trước nữa. Nàng nghĩ thầm:
- “Cái đẹp về hình thức khó cảm được trái tim một người có trí thức nếu cái đẹp hình thức ấy không chứa một tâm hồn tương đương.
Nhưng Hiền lại nghĩ:
- “Biết thế nào là tương đương? Tâm hồn không hẳn là trí thức. Có trí thức mà gian trá, lừa dối, tàn ác thì không bằng có một tâm hồn ngây thơ và thành thật tuy thô lỗ.”.
Nàng nhận thấy Vọi đứng riêng ra một xã hội khác hẳn với cái xã hội nàng đang sống. Cái xã hội ấy chỉ nghĩ đến dùng trí thức để che đậy một tâm hồn có khi xấu xa, đê hèn...
- “Ừ, biết đâu rằng anh Lưu cảm về trí thức, về tâm hồn mình, hay chỉ cảm về tài sản của mình? Còn một người như Vọi nếu yêu ai thì chắc chắn là yêu thành thật, không bao giờ biết mơ ước những gì xa xôi.”.
Sẵn có một nền học vấn lãng mạn, Hiền bài trí rất mau ra một cuộc đời đầy đủ, êm đềm: Hai vợ chồng cùng đẹp, khỏe mạnh, chỉ biết yêu nhau và làm việc bằng chân tay.
Và nàng cảm thấy rằng không những Vọi biết yêu, mà có lẽ Vọi còn yêu tha thiết hơn những người thường.
- “Ừ, anh ta ốm... Biết đâu không phải vì say mê nhớ tiếc một cô thiếu nữ mà anh ta nhận biết hơi muộn rằng mình không thể yêu được..., mà anh ta coi như đã sắp lọt vào tay một người khác xứng đáng hơn anh ta... Cô thiếu nữ ấy chính là ta!”.
Hiền mỉm cười, nụ cười tự phụ của cô thiếu nữ đã làm cho nhiều anh choáng váng đêm mê vì học vấn trí thức và nhan sắc của mình.
- Anh Lưu!
Nghe Hiền gọi, Lưu vội chạy ra hỏi:
- Cô truyền?
Hiền cười:
- Anh cứ dạy quá lời thế? Ta ra bãi biển hóng mát đi.
Lưu vui vẻ đáp:
- Xin vâng.
Bà Hậu gọi Hiền bảo thong thả ăn sáng chờ bà cùng đi chơi với, nhưng nàng mời mẹ cứ ăn trước. Bà mỉm cười âu yếm bảo Lưu:
- Cũng được. Cậu Lưu đưa em nó về ngay nhé!
- Bẩm, vâng.
Bà Hậu biết rằng Lưu thành thật muốn làm rể bà nên bà thôi không nghi kỵ nữa. Hơn nữa, bà ta muốn hai người năng được gần nhau để hiểu nhau, quý trọng nhau... Và để sau này con bà khỏi phải phàn nàn rằng bà ép lấy người chồng mà nàng không thuận...
Hai, ba lần nó lản đi rồi lại quay đến chỗ cũ, vẻ mặt băn khoăn mong đợi. Cũng có lúc nó mỉm cười... Một nụ cười vơ vẩn nhưng rất có duyên, nhất là lúc đưa tay vuốt mái tóc đen hay cúi xuống kéo thẳng cái thắt lưng quan lục.
Năm nay Vòi 15 tuổi. Tuy phải làm việc nhiều quá sớm nên thân thể hơn lùn, nhưng rất đậm đà dễ coi. Đôi mắt sáng và to tròn lại càng làm tôn vẻ thông minh lanh lợi của một cô gái quê mới lớn.
Vòi đương vân vê cái hoa bìm bìm đứng suy nghĩ thì một người vận tây đến cổng kéo chuông. Hiền chạy ra.
- Ồ, anh Lưu! Đến sớm nhỉ?
Lưu cười:
- Tôi đến rủ cô ra biển hóng mát. Trời đẹp lắm.
Rồi chàng quay lại trỏ Vòi:
- Có con bé này hình như muốn hỏi cô điều gì.
Hiền mở cổng nhìn sang bên:
- Kìa, Vòi đấy à? Hỏi gì thế em?
Vòi rụt rè tiến đến gần:
- Thưa cô... cháu đến xin cô mấy viên thuốc.
- Thuốc gì kia, em?
- Cháu cũng chả biết thuốc gì. Anh cháu ốm, hai hôm nay chẳng chịu ăn cơm. Tối hôm qua mẹ cháu dặn cháu lên xin cô vài viên thuốc.
- Anh Vọi ốm?
Thấy Hiền buồn rầu ngẫm nghĩ, Lưu phì cười:
- Mày xin thuốc mà không nói anh mày ốm bệnh gì thì còn biết chữa ra làm sao?
Hiền ôn tồn bảo Vòi:
- Được, em cứ về rồi tôi đem thuốc đến cho.
Vòi ngần ngừ vì không nghe rõ câu Hiền nói. Vả lại, không khi nào nó dám ngờ rằng cô Hiền lại đích thân đến thăm anh nó.
- Thưa cô, cháu về tay không sợ mẹ cháu mắng. Hay cô cứ cho cháu... thứ thuốc hôm trước ấy mà.
Hiền mỉm cười:
- Không được. Em sốt thì mới dùng thuốc ấy, chứ anh Vọi biết có sốt không?
Vòi đáp liều:
- Anh cháu cũng sốt.
- Vậy em đứng đấy chờ nhé.
Hiền chạy vào trong nhà lấy ống thuốc ký- ninh đưa cho Vòi và dặn chỉ nên dùng mỗi lần một viên thôi. Vòi đỡ lấy, ngớ ngẩn nói:
- Cô cho anh cháu tất cả?
- Ừ, tất cả. Nhưng nhớ đừng dùng tất cả một lúc nhé. Uống như thế sẽ hóa điên đấy!
Vòi cười láu lỉnh:
- Vâng, cháu xin nhớ kỹ.
Đoạn nó chắp tay chào rồi sung sướng cắm đầu chạy. Hiền ngây người đứng nhìn theo.
Không thấy Hiền lưu ý đến mình, Lưu ngắt một bông hoa dại xé vụn từng cánh, miệng huýt sáo một bài ca Pháp.
- Chết, quên! Xin lỗi anh nhé.
Lưu cố giữ nét mặt thản nhiên, nhưng giọng vẫn nhiễm đầy vẻ tức giận:
- Có gì mà cô phải xin lỗi!
Rồi chàng cười gượng, tiếp luôn một câu nói đùa:
- ‘Bà lang’ kia đấy! Nhưng chẳng biết có ‘băm’ không?
Hiền không đáp. Nàng đang mải theo đuổi những ý nghĩ miên man. Đã bốmn hôm nay nàng không gặp Vọi. Mà hình như nàng quên bẵng rằng ở Sầm Sơn có một anh đánh cá tên là Vọi. Chiều chiều nàng ra tắm, sáng sáng nàng ra dạo mát trên bãi cát. Những người kéo lưới không hề nhắc nàng nhớ đến hình ảnh anh chàng tráng kiện đẹp trai.
Vì bên nàng lúc nào cũng có đám bạn khuê các phong lưu. nhất là có Lưu, người đã làm cho nàng bắt đầu cảm thấy rung động... Trái tim nàng bắt đầu đập mạnh ngay từ hôm cùng nàng nói chuyện trong một cảnh nhuộm toàn màu yêu đương của một buổi tối trăng mờ, biển réo.
- Cô nghĩ gì mà thờ thẫn cả người ra thế?
Không thấy Hiền trả lời, Lưu giận đi thẳng vào trong nhà chào bà Hậu rồi ngồi tiếp chuyện với bà, để mặc Hiền đứng nghĩ vơ vẩn ở ngoài cổng.
Hiền cố nhớ lại những sự việc đã xảy ra và tự trách thầm:
- “Vô tình ta đã phạm một tội ác là mời Vọi đến dự tiệc trà!”.
Hiền cho rằng Vọi ốm chỉ vì bị người ta chế giễu. Sức tưởng tượng của nàng tả Vọi ra một người biết tự trọng như bọn trí thức. Và nàng nhận thấy đám bạn nàng và chính nàng là một lũ ‘tàn ác’, đem một trái tim ngây thơ thành thật ra làm trò đùa. Vẫn biết mời Vọi đến dự tiệc nàng không có ý muốn trêu ghẹo mà chỉ cốt tỏ cho bạn hữu nàng hiểu rằng nàng không hề phân biệt giai cấp. Nhưng đó chỉ là một sự vụng về, một tính toán sai lầm. Mời Vọi vào trong phòng khách hôm ấy có khác gì nhốt một con chim đang bay nhảy tự do ngoài trời vào trong một chiếc lồng.
Hiền mơ màng như thấy Vọi hiện ra ở trước mặt với tấm thân cân đối nở nang... Nhưng tấm thân ấy không làm rung động được lòng nàng như trước nữa. Nàng nghĩ thầm:
- “Cái đẹp về hình thức khó cảm được trái tim một người có trí thức nếu cái đẹp hình thức ấy không chứa một tâm hồn tương đương.
Nhưng Hiền lại nghĩ:
- “Biết thế nào là tương đương? Tâm hồn không hẳn là trí thức. Có trí thức mà gian trá, lừa dối, tàn ác thì không bằng có một tâm hồn ngây thơ và thành thật tuy thô lỗ.”.
Nàng nhận thấy Vọi đứng riêng ra một xã hội khác hẳn với cái xã hội nàng đang sống. Cái xã hội ấy chỉ nghĩ đến dùng trí thức để che đậy một tâm hồn có khi xấu xa, đê hèn...
- “Ừ, biết đâu rằng anh Lưu cảm về trí thức, về tâm hồn mình, hay chỉ cảm về tài sản của mình? Còn một người như Vọi nếu yêu ai thì chắc chắn là yêu thành thật, không bao giờ biết mơ ước những gì xa xôi.”.
Sẵn có một nền học vấn lãng mạn, Hiền bài trí rất mau ra một cuộc đời đầy đủ, êm đềm: Hai vợ chồng cùng đẹp, khỏe mạnh, chỉ biết yêu nhau và làm việc bằng chân tay.
Và nàng cảm thấy rằng không những Vọi biết yêu, mà có lẽ Vọi còn yêu tha thiết hơn những người thường.
- “Ừ, anh ta ốm... Biết đâu không phải vì say mê nhớ tiếc một cô thiếu nữ mà anh ta nhận biết hơi muộn rằng mình không thể yêu được..., mà anh ta coi như đã sắp lọt vào tay một người khác xứng đáng hơn anh ta... Cô thiếu nữ ấy chính là ta!”.
Hiền mỉm cười, nụ cười tự phụ của cô thiếu nữ đã làm cho nhiều anh choáng váng đêm mê vì học vấn trí thức và nhan sắc của mình.
- Anh Lưu!
Nghe Hiền gọi, Lưu vội chạy ra hỏi:
- Cô truyền?
Hiền cười:
- Anh cứ dạy quá lời thế? Ta ra bãi biển hóng mát đi.
Lưu vui vẻ đáp:
- Xin vâng.
Bà Hậu gọi Hiền bảo thong thả ăn sáng chờ bà cùng đi chơi với, nhưng nàng mời mẹ cứ ăn trước. Bà mỉm cười âu yếm bảo Lưu:
- Cũng được. Cậu Lưu đưa em nó về ngay nhé!
- Bẩm, vâng.
Bà Hậu biết rằng Lưu thành thật muốn làm rể bà nên bà thôi không nghi kỵ nữa. Hơn nữa, bà ta muốn hai người năng được gần nhau để hiểu nhau, quý trọng nhau... Và để sau này con bà khỏi phải phàn nàn rằng bà ép lấy người chồng mà nàng không thuận...
Chương 22
Thấy Lưu rẽ về bên tay trái, Hiền gọi:
- Phía này, anh Lưu!
- Ra biển kia mà!
- Thì anh cứ đi với tôi.
Hiền với vẻ mặt cau có nhưng quả quyết. Lưu hiểu rằng những lúc ấy mà làm trái ý nàng thì không có lợi gì nên lẳng lặng đi theo, không hỏi, không nói một lời. Gần đến on đường rẽ sang nhà bưu- điện, Hiền gặp Phụng liền rủ cùng đi chơi. Cô kia nhận lời ngay.
- Nhưng đi đâu thế chị?
Hiền thản nhiên đáp:
- Đến thăm anh Vọi.
Nghe nói đôi mắt Lưu trợn trừng:
- Đến nhà Vọi?
- Vâng.
Phụng suy nghĩ, cố nhớ lại:
- Anh Vọi? Có phải cái anh đánh cá đến dự tiệc hôm nọ không?
- Phải đấy chị ạ. Anh ấy ốm.
Lưu tìm được một câu ngăn cản:
- Biết anh ta mắc bệnh gì mà cô dám đến thăm? Nhỡ anh ta bị thổ tả, ho lao, hay sốt rét, thương hàn thì có lây chết không?
Hiền lạnh lùng nói:
- Vậy thì anh đừng đi nữa là hơn hết, cả chị Phụng cũng vậy. Nếu sợ lây thì xin ở lại, tôi đi một mình. Riêng tôi, tôi biết anh Vọi không mắc những bệnh nguy hiểm ấy.
Rồi nàng biểu lộ lòng độc ác của nàng bằn một câu bí hiểm, đầy những ý nghĩa mờ ám:
- Mà anh ấy mắc bệnh gì có lẽ tôi cũng đoán ra được.
Nàng muốn nói Vọi ốm tương tư vì nàng, nhưng Lưu không hiểu, cho rằng nàng đã một mình lẻn đến thăm anh ta rồi. Lưu cười gượng nói:
- Cô nóng quá! Cô còn chẳng sợ lây nữa là tôi đây, thân một nam nhi dũng cảm.
Hiền vẫn còn căm tức, và chẳng hiểu sao nàng cảm thấy ghét Lưu về đủ các phương diện. Nàng nhíu mày nhìn đi nơi khác và bật lên một tiếng cười chua chát, cay cú lạ lùng.
- Đi thì đi, không đi thì thôi! Làm gì mà phải giở những thân danh ‘nam nhi dũng cảm’ ra như thế! Nó có vẻ...
Nàng toan nói ‘có vẻ tuồng’, nhưng kềm ngay được vì nàng chợt nhận ra là mình ‘tàn nhẫn quá’.
Từ đó ba người yên lặng đi bên cạnh nhau không ai nói với ai. Mãi đến lúc leo hết con đường dốc lên núi, Lưu mới dừng lại thở và bảo hai cô thiếu nữ:
- Các cô trèo khỏe quá!
Phụng tự phụ, mỉm cười:
- Chuyện!
Hiền hỏi:
- Thế nào? Anh đã mệt rồi sao? Vậy cái ‘dũng cảm nam nhi’ của anh cất ở đâu, không đem ra dùng?
Lưu bèn ngồi nghỉ một lát để ngắm cảnh, nhưng Hiền nóng ruột muốn biết ngay bệnh trạng của Vọi ra sao nên bảo chàng:
- Chịu khó một tí nữa, sắp tới rồi! Đó cũng là cách tập thể thao. Anh phải biết, ngày nào chúng tôi cũng tập chạy, tập đi ít ra cả tiếng đồng hồ. Phải không chị Phụng?
Lưu nghĩ mà thêm xấu hổ với hai cô bạn gái nên đứng dậy đi liền. Ngắm họ, chàng nhận thấy có sự liên hệ của tấm thân dịu dàng uyển chuyển với cái sức mạnh của sự tập luyện công phu. Và chàng hiểu rằng thời nay không còn là thời chia hẳn ra bên đàn ông là mạnh mẽ, và bên đàn bà là yếu đuối nữa. Chàng nghĩ thầm:
- “Ta sống ở thế kỷ trọng ‘cá nhân chủ nghĩa’. Nhưng muốn cho chủ nghĩa này đắc thắng thì không gì bằng làm cho nam nữ bình đẳng về mọi phương diện. Những danh từ ‘phái mạnh phái yếu’ kia vẫn còn thì chưa thể bình đẳng được.”.
Nhìn hai người bạn gái, chàng tự hỏi:
- “Họ với mình, ai thuộc phái mạnh và ai thuộc phái yếu?”.
Vấn đề phụ nữ rõ rệt hiện ra trước mắt chàng hiện ra thành thịt thành xương. Cái vấn đề mà trước kia chàng cho rằng chỉ có ở trong lý tưởng, vì chàng mới đọc những lời bàn tán khô khan lờ mờ, kiểu cách đăng trên báo chí chứ không bao giờ chịu nghĩ đến một cách thiết thực như hôm nay...
- Phía này, anh Lưu!
- Ra biển kia mà!
- Thì anh cứ đi với tôi.
Hiền với vẻ mặt cau có nhưng quả quyết. Lưu hiểu rằng những lúc ấy mà làm trái ý nàng thì không có lợi gì nên lẳng lặng đi theo, không hỏi, không nói một lời. Gần đến on đường rẽ sang nhà bưu- điện, Hiền gặp Phụng liền rủ cùng đi chơi. Cô kia nhận lời ngay.
- Nhưng đi đâu thế chị?
Hiền thản nhiên đáp:
- Đến thăm anh Vọi.
Nghe nói đôi mắt Lưu trợn trừng:
- Đến nhà Vọi?
- Vâng.
Phụng suy nghĩ, cố nhớ lại:
- Anh Vọi? Có phải cái anh đánh cá đến dự tiệc hôm nọ không?
- Phải đấy chị ạ. Anh ấy ốm.
Lưu tìm được một câu ngăn cản:
- Biết anh ta mắc bệnh gì mà cô dám đến thăm? Nhỡ anh ta bị thổ tả, ho lao, hay sốt rét, thương hàn thì có lây chết không?
Hiền lạnh lùng nói:
- Vậy thì anh đừng đi nữa là hơn hết, cả chị Phụng cũng vậy. Nếu sợ lây thì xin ở lại, tôi đi một mình. Riêng tôi, tôi biết anh Vọi không mắc những bệnh nguy hiểm ấy.
Rồi nàng biểu lộ lòng độc ác của nàng bằn một câu bí hiểm, đầy những ý nghĩa mờ ám:
- Mà anh ấy mắc bệnh gì có lẽ tôi cũng đoán ra được.
Nàng muốn nói Vọi ốm tương tư vì nàng, nhưng Lưu không hiểu, cho rằng nàng đã một mình lẻn đến thăm anh ta rồi. Lưu cười gượng nói:
- Cô nóng quá! Cô còn chẳng sợ lây nữa là tôi đây, thân một nam nhi dũng cảm.
Hiền vẫn còn căm tức, và chẳng hiểu sao nàng cảm thấy ghét Lưu về đủ các phương diện. Nàng nhíu mày nhìn đi nơi khác và bật lên một tiếng cười chua chát, cay cú lạ lùng.
- Đi thì đi, không đi thì thôi! Làm gì mà phải giở những thân danh ‘nam nhi dũng cảm’ ra như thế! Nó có vẻ...
Nàng toan nói ‘có vẻ tuồng’, nhưng kềm ngay được vì nàng chợt nhận ra là mình ‘tàn nhẫn quá’.
Từ đó ba người yên lặng đi bên cạnh nhau không ai nói với ai. Mãi đến lúc leo hết con đường dốc lên núi, Lưu mới dừng lại thở và bảo hai cô thiếu nữ:
- Các cô trèo khỏe quá!
Phụng tự phụ, mỉm cười:
- Chuyện!
Hiền hỏi:
- Thế nào? Anh đã mệt rồi sao? Vậy cái ‘dũng cảm nam nhi’ của anh cất ở đâu, không đem ra dùng?
Lưu bèn ngồi nghỉ một lát để ngắm cảnh, nhưng Hiền nóng ruột muốn biết ngay bệnh trạng của Vọi ra sao nên bảo chàng:
- Chịu khó một tí nữa, sắp tới rồi! Đó cũng là cách tập thể thao. Anh phải biết, ngày nào chúng tôi cũng tập chạy, tập đi ít ra cả tiếng đồng hồ. Phải không chị Phụng?
Lưu nghĩ mà thêm xấu hổ với hai cô bạn gái nên đứng dậy đi liền. Ngắm họ, chàng nhận thấy có sự liên hệ của tấm thân dịu dàng uyển chuyển với cái sức mạnh của sự tập luyện công phu. Và chàng hiểu rằng thời nay không còn là thời chia hẳn ra bên đàn ông là mạnh mẽ, và bên đàn bà là yếu đuối nữa. Chàng nghĩ thầm:
- “Ta sống ở thế kỷ trọng ‘cá nhân chủ nghĩa’. Nhưng muốn cho chủ nghĩa này đắc thắng thì không gì bằng làm cho nam nữ bình đẳng về mọi phương diện. Những danh từ ‘phái mạnh phái yếu’ kia vẫn còn thì chưa thể bình đẳng được.”.
Nhìn hai người bạn gái, chàng tự hỏi:
- “Họ với mình, ai thuộc phái mạnh và ai thuộc phái yếu?”.
Vấn đề phụ nữ rõ rệt hiện ra trước mắt chàng hiện ra thành thịt thành xương. Cái vấn đề mà trước kia chàng cho rằng chỉ có ở trong lý tưởng, vì chàng mới đọc những lời bàn tán khô khan lờ mờ, kiểu cách đăng trên báo chí chứ không bao giờ chịu nghĩ đến một cách thiết thực như hôm nay...
Chương 23
Hiền đưa Phụng và Lưu đi thẳng vào nhà Vọi như chủ dẫn khách
vậy. Con chó trắng đã quen với cô thiếu nữ thường vuốt ve nó nên lại gần vẫy
đuôi mừng quýnh, kêu rít lên. Hiền cất tiếng gọi, tức thì bà Bật đang rửa rau ở
sân liền vứt ‘phịch’ cái rổ xuống đất mà chạy ra.
Cảnh tượng ‘quá thân mật’ ấy làm cho Lưu tức giận, mặt hơi tái đi. Chàng đứng im, trừng trừng nhìn hết chỗ nọ chỗ kia, tỏ vẻ khinh bỉ.
Bà Bật vừa lau tay ướt vào áo, vừa vui mừng nói:
- Trời ơi, quý hóa quá! Xin rước cô... Xin rước thầy và hai cô vào chơi.
Hiền hỏi:
- Anh Vọi ốm ra sao thế bác?
- Vâng, cháu ốm. Sao cô biết cháu ốm mà đến hỏi thăm?
Thì ra Vòi nói dối rằng mẹ sai lên xin thuốc. Nhưng nói dối như thế để làm gì? Hay Vòi láu lỉnh, ranh mãnh định có mục đích quỷ quái chi đây? Hiền ngờ vực, nhưng chỉ mỉm cười đáp lại với bà Bật:
- À, tôi gặp cái Vòi. Hỏi thăm mới biết. Tôi có gửi nó cầm về cho anh Vọi một ống thuốc sốt. Chẳng hay nó đã đưa cho anh ấy uống chưa?
- Thưa cô, nó chưa về. Chừng nó còn chạy ra chợ.
Hiền và Phụng bước ra thềm. Còn Lưu thì đứng ngoài sân chắp tay sau lưng chúm môi huýt sáo làm bộ mặt ra vẻ thản nhiên lãnh đạm, nhưng bao nhiêu giận dữ căm hờn vẽ rành rành trên nét mặt.
- Mời thầy vào trong nhà ngồi chơi xơi nước.
- Được, mặc tôi.
Bà Bật kéo vội chiếc mới gác trên cái giá gỗ treo ở hiên rồi đem đến phản vừa giải trùm lên chiếu rách vừa mời:
- Xin rước thầy với cô ngồi chơi tạm.
- Được, bác. Đưa chúng tôi vào thăm anh Vọi đã.
Hiền và Phụng lách vào trong gian nhà kín mít tối om. Vọi nghe rõ tiếng Hiền vội đứng xuống đất chắp tay chào:
- Lạy cô ạ. Mẹ ơi! Chống hộ con cái phên nứa cho sáng một tí, chứ chẳng nhìn rõ gì sốt!
Tiếng Hiền đáp:
- Được, anh cứ nằm nghỉ. Anh sao thế?
- Thưa cô, tôi cũng cảm qua loa.
Vọi biết có một cô đi với Hiền, nhưng chưa rõ là ai. Mãi đến lúc bà Bật chống cao cái phên lên, chàng mới nhận ra là một cô dự tiệc trà bữa nọ. Chàng sa sầm ngay nét mặt. Cái cảnh trong phòng khách nhà Hiền với tiếng đàn réo rắt hòa tiếng cười nói mỉa mai đã ám ảnh chàng luôn mấy hôm liền nay lại hiện ra.
- Kìa, anh không nằm nghỉ? Sao lại dậy thế?
- Thưa cô, cứ để mặc tôi ạ. Tôi đỡ nhiều rồi.
Câu nói thành thật của anh đánh cá chất phác làm Hiền nghe như có ngụ ý tình tứ, đầy xúc động trong đó. Nàng hiểu câu nói kia của Vọi có nghĩa là:
- “Tôi đỡ nhiều rồi vì cô hạ cố đến thăm tôi.”.
Hiền mỉm cười sung sướng ghé tai Phụng thì thầm:
- Chị coi, người nhà quê chẳng biết ‘tán’ là gì?
Phụng ngơ ngác không hiểu ‘tán’ ở chỗ nào. Vọi thì cho là hai cô lại ‘giễu’ mình nên thở dài ngồi xuống phản, hai tay ôm đầu. Hiền tưởng Vọi mệt lắm, lại gần bên, đặt tay lên trán chàng.
- Đầu anh nóng lắm, phải nằm xuống mà nghỉ chứ!
Nhưng Vọi vẫn ngồi. Thấy vậy, Hiền nói tiếp:
- Nằm xuống! Bảo ngoan, không tôi giận!
Bàn tay cô thiếu nữ vừa thơm tho, vừa mát rượi cộng thêm giọng nói dịu dàng êm đềm khiến anh nhà quê choáng váng mê man như mất cả hồn. Thân chàng thong thả, nghiêng mình xuống phản.
Lúc ấy Lưu sốt ruột nên đi vào. Chàng mím môi, trợn mắt đứng nhìn rồi bước thẳng đến gần Hiền khẽ nói:
- Về thôi, không ở nhà cụ mong đợi.
Hiền như chẳng chú ý đến lời của Lưu nói. Nàng dịu dàng bảo Vọi:
- Anh nằm nghỉ, lát nữa Vòi nó đem thuốc về. Anh uống một viên sẽ khỏi ngay.
Bà Bật mời ba người ra phản ngoài hiên xơi nước. Hiền và Phụng nhận lời, bưng cái bát sành mẻ đựng nước chè tươi nóng uống ‘xì xụp’ có vẻ ngon lành lắm. Còn Lưu thì hai tay thọc túi quần đi đi lại lại ngoài sân và luôn miệng kêu:
- Mùi gì tanh quá!
Bà Bật ở trong nhà chạy ra đáp:
- Thưa thầy, mùi lưới phơi đàng kia đấy! Thưa thầy, con nhà chài lưới thì sạch làm sao được?
Quay qua Hiền và Phụng, bà vừa cười vừa nói:
- Thưa thầy với hai cô, cá tanh thế mới có cơm ăn.
Hiền lấy làm khó chịu về tính nết của Lưu nên nói chọc tức một câu:
- Phải, cũng như sau này anh Lưu ra làm trạng sư 1, người ta càng hay kiện cáo nhau thì anh càng có nhiều tiền tiêu thôi!
Bà Bật chẳng hiểu gì nhưng cũng đáp liều:
- Vâng, chính thế thưa thầy với hai cô. Thời buổi này khó kiếm ăn lắm! Một đồng bạc cá ngày xưa bây giờ chỉ bán được năm, sáu hào thôi!
Cảnh tượng ‘quá thân mật’ ấy làm cho Lưu tức giận, mặt hơi tái đi. Chàng đứng im, trừng trừng nhìn hết chỗ nọ chỗ kia, tỏ vẻ khinh bỉ.
Bà Bật vừa lau tay ướt vào áo, vừa vui mừng nói:
- Trời ơi, quý hóa quá! Xin rước cô... Xin rước thầy và hai cô vào chơi.
Hiền hỏi:
- Anh Vọi ốm ra sao thế bác?
- Vâng, cháu ốm. Sao cô biết cháu ốm mà đến hỏi thăm?
Thì ra Vòi nói dối rằng mẹ sai lên xin thuốc. Nhưng nói dối như thế để làm gì? Hay Vòi láu lỉnh, ranh mãnh định có mục đích quỷ quái chi đây? Hiền ngờ vực, nhưng chỉ mỉm cười đáp lại với bà Bật:
- À, tôi gặp cái Vòi. Hỏi thăm mới biết. Tôi có gửi nó cầm về cho anh Vọi một ống thuốc sốt. Chẳng hay nó đã đưa cho anh ấy uống chưa?
- Thưa cô, nó chưa về. Chừng nó còn chạy ra chợ.
Hiền và Phụng bước ra thềm. Còn Lưu thì đứng ngoài sân chắp tay sau lưng chúm môi huýt sáo làm bộ mặt ra vẻ thản nhiên lãnh đạm, nhưng bao nhiêu giận dữ căm hờn vẽ rành rành trên nét mặt.
- Mời thầy vào trong nhà ngồi chơi xơi nước.
- Được, mặc tôi.
Bà Bật kéo vội chiếc mới gác trên cái giá gỗ treo ở hiên rồi đem đến phản vừa giải trùm lên chiếu rách vừa mời:
- Xin rước thầy với cô ngồi chơi tạm.
- Được, bác. Đưa chúng tôi vào thăm anh Vọi đã.
Hiền và Phụng lách vào trong gian nhà kín mít tối om. Vọi nghe rõ tiếng Hiền vội đứng xuống đất chắp tay chào:
- Lạy cô ạ. Mẹ ơi! Chống hộ con cái phên nứa cho sáng một tí, chứ chẳng nhìn rõ gì sốt!
Tiếng Hiền đáp:
- Được, anh cứ nằm nghỉ. Anh sao thế?
- Thưa cô, tôi cũng cảm qua loa.
Vọi biết có một cô đi với Hiền, nhưng chưa rõ là ai. Mãi đến lúc bà Bật chống cao cái phên lên, chàng mới nhận ra là một cô dự tiệc trà bữa nọ. Chàng sa sầm ngay nét mặt. Cái cảnh trong phòng khách nhà Hiền với tiếng đàn réo rắt hòa tiếng cười nói mỉa mai đã ám ảnh chàng luôn mấy hôm liền nay lại hiện ra.
- Kìa, anh không nằm nghỉ? Sao lại dậy thế?
- Thưa cô, cứ để mặc tôi ạ. Tôi đỡ nhiều rồi.
Câu nói thành thật của anh đánh cá chất phác làm Hiền nghe như có ngụ ý tình tứ, đầy xúc động trong đó. Nàng hiểu câu nói kia của Vọi có nghĩa là:
- “Tôi đỡ nhiều rồi vì cô hạ cố đến thăm tôi.”.
Hiền mỉm cười sung sướng ghé tai Phụng thì thầm:
- Chị coi, người nhà quê chẳng biết ‘tán’ là gì?
Phụng ngơ ngác không hiểu ‘tán’ ở chỗ nào. Vọi thì cho là hai cô lại ‘giễu’ mình nên thở dài ngồi xuống phản, hai tay ôm đầu. Hiền tưởng Vọi mệt lắm, lại gần bên, đặt tay lên trán chàng.
- Đầu anh nóng lắm, phải nằm xuống mà nghỉ chứ!
Nhưng Vọi vẫn ngồi. Thấy vậy, Hiền nói tiếp:
- Nằm xuống! Bảo ngoan, không tôi giận!
Bàn tay cô thiếu nữ vừa thơm tho, vừa mát rượi cộng thêm giọng nói dịu dàng êm đềm khiến anh nhà quê choáng váng mê man như mất cả hồn. Thân chàng thong thả, nghiêng mình xuống phản.
Lúc ấy Lưu sốt ruột nên đi vào. Chàng mím môi, trợn mắt đứng nhìn rồi bước thẳng đến gần Hiền khẽ nói:
- Về thôi, không ở nhà cụ mong đợi.
Hiền như chẳng chú ý đến lời của Lưu nói. Nàng dịu dàng bảo Vọi:
- Anh nằm nghỉ, lát nữa Vòi nó đem thuốc về. Anh uống một viên sẽ khỏi ngay.
Bà Bật mời ba người ra phản ngoài hiên xơi nước. Hiền và Phụng nhận lời, bưng cái bát sành mẻ đựng nước chè tươi nóng uống ‘xì xụp’ có vẻ ngon lành lắm. Còn Lưu thì hai tay thọc túi quần đi đi lại lại ngoài sân và luôn miệng kêu:
- Mùi gì tanh quá!
Bà Bật ở trong nhà chạy ra đáp:
- Thưa thầy, mùi lưới phơi đàng kia đấy! Thưa thầy, con nhà chài lưới thì sạch làm sao được?
Quay qua Hiền và Phụng, bà vừa cười vừa nói:
- Thưa thầy với hai cô, cá tanh thế mới có cơm ăn.
Hiền lấy làm khó chịu về tính nết của Lưu nên nói chọc tức một câu:
- Phải, cũng như sau này anh Lưu ra làm trạng sư 1, người ta càng hay kiện cáo nhau thì anh càng có nhiều tiền tiêu thôi!
Bà Bật chẳng hiểu gì nhưng cũng đáp liều:
- Vâng, chính thế thưa thầy với hai cô. Thời buổi này khó kiếm ăn lắm! Một đồng bạc cá ngày xưa bây giờ chỉ bán được năm, sáu hào thôi!
Chú thích:
1.
|
Trạng sư: ngày nay gọi là ‘luật sư’.
|
Chương 24
Lưu nghe câu nói thản nhiên của người đàn bà lại càng căm giận,
nhưng chàng vừa nghĩ ra được một kế vội tươi ngay nét mặt bảo Phụng:
- Để cô Hiền ngồi đây, cô Phụng với tôi ra bãi bể chơi đi.
Chàng tưởng nói thế là trêu tức được Hiền, nào ngờ Hiền vui vẻ bảo Phụng:
- Phải đấy! Chị ra đó mà hóng mát. Bãi xóm Sơn đẹp lắm. Tôi đã tắm ở đó mấy lần rồi.
- Thôi, chờ chị cùng đi cả.
- Thì hai người cứ đi trước, tôi sẽ ra sau.
Phụng xưa nay vẫn ghen với Hiền được Lưu luyến ái và coi như người vợ chưa cưới. Nàng cho rằng nàng giàu có, xinh đẹp chẳng kém gì Hiền thì sao nàng lại không xứng làm vợ Lưu? Mà có lẽ Lưu sở dĩ không để ý đến nàng chỉ vì chưa có dịp nào được chuyện trò thân mật với nàng mà thôi. Phải biết rõ tâm hồn nhau mới thành thật yêu nhau được. Vì thế, nàng nhận lời, đứng dậy cùng Lưu đi liền.
Nhưng nàng đâu ngờ đó chỉ là một mưu kế của Lưu dùng để gợi lòng ghen tuông của Hiền. Chàng vẫn kiêu căng, tự cho mình là một người chồng mộng tưởng của các cô tân thời. Chẳng thế mà tiệc trà nào, bọn họ cũng phải mời chàng cho bằng được. Cái ý nghĩ âm thầm ở đây, trái tim các cô thiếu nữ kén chồng cùng những bà mẹ kén rể, chàng đều tự hào rằng chàng đọc được vanh vách.
Ra tới bãi biển, thấy Lưu buồn rầu nghĩ ngợi, Phụng khẽ hỏi:
- Thưa cô, quả có thế.
- Ai lại đến thăm một anh đánh cá bao giờ!
Không thấy Lưu trả lời, Phụng bèn nói tiếp:
- Chẳng còn nghĩ đến thể diện, thể diếc gì nũa! Chẳng còn sợ những lời dị nghị của công chúng nữa!
Nghe Phụng nói xấu ‘người yêu’, Lưu đã có mòi hơi cáu. Chàng gằn giọng hỏi:
- Cô tính, lời dị nghị của công chúng thì phỏng đáng kể vào đâu?
- Vẫn biết thế, nhưng nhỡ ra...
- Nhỡ ra sao?
Phụng muốn Lưu hiểu ngầm câu nói đầy nọc độc của mình nên mỉm cười vờ chữa:
- Không, chẳng sao cả. Chết chưa! Em quên hẳn chị Hiền là ‘vị hôn thê’ của anh!
Lưu dằn từng tiếng:
- Thưa cô, thế thì cô lầm to. Cô Hiền chỉ là một người bạn rất đáng kính của tôi thôi, cũng như cô, cô Thi, cô Lan và hết thảy các cô thiếu nữ khác mà tôi có hân hạnh được quen biết.
Phụng tinh ranh nhìn Lưu:
- Thì ra thế! Tôi cứ tưởng...
Lưu ngắt lời:
- Thưa cô, không bao giờ nên ‘tưởng’ cả!
Phụng cười nắc nẻ:
- Không thì thôi, làm gì mà ‘anh’ giận ‘em’ thế?... Nếu chị Hiền không phải là vị hôn thê của anh thì ‘càng hay’ chứ sao!
Lưu chau mày:
- Thưa cô, sao lại ‘càng hay’?
- Vì ban nãy tôi lỡ lời nói xấu chị ấy mất câu.
- Vâng, tôi cũng tưởng điều ấy không nên, nhất là khi nguời bạn lại không có mặt ở đây.
Phụng càng cười to:
- Tôi có thể ví anh với anh Alceste trong vở hài kịch của Molière. Ai lại nói chuyện với một thiếu nữ mà cau có gắt gỏng đến thế!
Lư chợt hồi tâm tỉnh ngộ:
- Xin lỗi cô, tôi thường có nết xấu ấy thực, cô tha thứ cho. Nhưng ta về thôi kẻo cô Hiền mong.
Phụng vẫn còn tai ác:
- Biết đâu rằng chỉ Hiền mong?
Khi hai người trở lại nhà Vọi thì Hiền đang đứng bên phản hỏi chuyện anh đánh cá. Gần đó, Vòi tay cầm bát nước với ống thuốc. Thấy Lưu và Phụng, Hiền thản nhiên hỏi:
- Về vội thế?
Phụng đưa mắt liếc Lưu, có ý bảo:
- “Đấy anh coi! Chị Hiền có mong đợi chúng ta đâu!”.
Hiền chỉ hỏi một câu vơ vẩn rồi lại quay về phía Vọi:
- Anh uống rồi?
- Thưa, đã. Cám ơn cô.
- Vậy nằm nghỉ nhé, chúng tôi về thôi. Hễ chưa khỏi thì tôi lại đem thuốc đến. Nhưng chắc thế nào cũng khỏi, phải không?
Vọi trở mình quay vào phía trong. Hiền vừa thoáng trông thấy hai giòng lệ lặng lẽ chảy hai bên má chàng. Đó có lẽ là những giọt nước mắt sung sướng trong đời Vọi. Hiền cũng sung sướng mỉm cười...
- Để cô Hiền ngồi đây, cô Phụng với tôi ra bãi bể chơi đi.
Chàng tưởng nói thế là trêu tức được Hiền, nào ngờ Hiền vui vẻ bảo Phụng:
- Phải đấy! Chị ra đó mà hóng mát. Bãi xóm Sơn đẹp lắm. Tôi đã tắm ở đó mấy lần rồi.
- Thôi, chờ chị cùng đi cả.
- Thì hai người cứ đi trước, tôi sẽ ra sau.
Phụng xưa nay vẫn ghen với Hiền được Lưu luyến ái và coi như người vợ chưa cưới. Nàng cho rằng nàng giàu có, xinh đẹp chẳng kém gì Hiền thì sao nàng lại không xứng làm vợ Lưu? Mà có lẽ Lưu sở dĩ không để ý đến nàng chỉ vì chưa có dịp nào được chuyện trò thân mật với nàng mà thôi. Phải biết rõ tâm hồn nhau mới thành thật yêu nhau được. Vì thế, nàng nhận lời, đứng dậy cùng Lưu đi liền.
Nhưng nàng đâu ngờ đó chỉ là một mưu kế của Lưu dùng để gợi lòng ghen tuông của Hiền. Chàng vẫn kiêu căng, tự cho mình là một người chồng mộng tưởng của các cô tân thời. Chẳng thế mà tiệc trà nào, bọn họ cũng phải mời chàng cho bằng được. Cái ý nghĩ âm thầm ở đây, trái tim các cô thiếu nữ kén chồng cùng những bà mẹ kén rể, chàng đều tự hào rằng chàng đọc được vanh vách.
Ra tới bãi biển, thấy Lưu buồn rầu nghĩ ngợi, Phụng khẽ hỏi:
- Thưa cô, quả có thế.
- Ai lại đến thăm một anh đánh cá bao giờ!
Không thấy Lưu trả lời, Phụng bèn nói tiếp:
- Chẳng còn nghĩ đến thể diện, thể diếc gì nũa! Chẳng còn sợ những lời dị nghị của công chúng nữa!
Nghe Phụng nói xấu ‘người yêu’, Lưu đã có mòi hơi cáu. Chàng gằn giọng hỏi:
- Cô tính, lời dị nghị của công chúng thì phỏng đáng kể vào đâu?
- Vẫn biết thế, nhưng nhỡ ra...
- Nhỡ ra sao?
Phụng muốn Lưu hiểu ngầm câu nói đầy nọc độc của mình nên mỉm cười vờ chữa:
- Không, chẳng sao cả. Chết chưa! Em quên hẳn chị Hiền là ‘vị hôn thê’ của anh!
Lưu dằn từng tiếng:
- Thưa cô, thế thì cô lầm to. Cô Hiền chỉ là một người bạn rất đáng kính của tôi thôi, cũng như cô, cô Thi, cô Lan và hết thảy các cô thiếu nữ khác mà tôi có hân hạnh được quen biết.
Phụng tinh ranh nhìn Lưu:
- Thì ra thế! Tôi cứ tưởng...
Lưu ngắt lời:
- Thưa cô, không bao giờ nên ‘tưởng’ cả!
Phụng cười nắc nẻ:
- Không thì thôi, làm gì mà ‘anh’ giận ‘em’ thế?... Nếu chị Hiền không phải là vị hôn thê của anh thì ‘càng hay’ chứ sao!
Lưu chau mày:
- Thưa cô, sao lại ‘càng hay’?
- Vì ban nãy tôi lỡ lời nói xấu chị ấy mất câu.
- Vâng, tôi cũng tưởng điều ấy không nên, nhất là khi nguời bạn lại không có mặt ở đây.
Phụng càng cười to:
- Tôi có thể ví anh với anh Alceste trong vở hài kịch của Molière. Ai lại nói chuyện với một thiếu nữ mà cau có gắt gỏng đến thế!
Lư chợt hồi tâm tỉnh ngộ:
- Xin lỗi cô, tôi thường có nết xấu ấy thực, cô tha thứ cho. Nhưng ta về thôi kẻo cô Hiền mong.
Phụng vẫn còn tai ác:
- Biết đâu rằng chỉ Hiền mong?
Khi hai người trở lại nhà Vọi thì Hiền đang đứng bên phản hỏi chuyện anh đánh cá. Gần đó, Vòi tay cầm bát nước với ống thuốc. Thấy Lưu và Phụng, Hiền thản nhiên hỏi:
- Về vội thế?
Phụng đưa mắt liếc Lưu, có ý bảo:
- “Đấy anh coi! Chị Hiền có mong đợi chúng ta đâu!”.
Hiền chỉ hỏi một câu vơ vẩn rồi lại quay về phía Vọi:
- Anh uống rồi?
- Thưa, đã. Cám ơn cô.
- Vậy nằm nghỉ nhé, chúng tôi về thôi. Hễ chưa khỏi thì tôi lại đem thuốc đến. Nhưng chắc thế nào cũng khỏi, phải không?
Vọi trở mình quay vào phía trong. Hiền vừa thoáng trông thấy hai giòng lệ lặng lẽ chảy hai bên má chàng. Đó có lẽ là những giọt nước mắt sung sướng trong đời Vọi. Hiền cũng sung sướng mỉm cười...
Chương 25
- Kìa anh Vọi!
Vọi đang đứng đánh rút, nghe tiếng gọi quen quen liền ngoảnh đầu lại, thấy Lưu chăm chú nhìn chàng.
- Anh khỏi hẳn rồi?
- Cám ơn thầy, tôi khỏi rồi.
Nụ cười nở trên cặp môi mỏng của Lưu khiến Vọi phải chau mày khó chịu, quay mặt đi.
- Này anh Vọi, cô Hiền ấy mà...
Vọi cho là Lưu nhắc đến tên cô Hiền chỉ để cốt ý trêu ghẹo mình nên lặng thinh không buồn đáp. Lưu vờ như Vọi không hiểu, nói tiếp:
- Cô Hiền, cô gửi thuốc cho anh bữa nọ đó! Anh đã quên rồi sao?
Vọi nói bâng quơ như không phải trả lời Lưu:
- Quên sao được!
Lưu cười phá lên:
- Tình nhỉ!... Vậy cô Hiền gửi lời chào anh đấy. Cô Hiền về Hà Nội hôm qua.
Vọi hơi tái mặt, lẩn thẩn hỏi:
- Về Hà Nội?
- Phải, về Hà Nội! Nhưng anh sao thế? Mà anh xanh quá nhỉ? Nếu còn ốm thì phải nghỉ hẳn cho khỏi đã chứ! Đi làm vội thế?
Lưu tàn nhẫn đứng thuật cho Vọi nghe những cử chỉ, hành vi ngộ nghĩnh của Hiền. Rồi chàng kết luận:
- Đùa bỡn, hay nghịch ngợm, nhưng rất thương người.
Ngừng một lát, Lưu lại nghiễm nhiên nói tiếp:
- Năm ngoái ở Đồ Sơn, gặp một anh đánh cá ngây thơ, cô ấy trêu chọc anh ta mãi. Anh ta phải lạy van, cô ấy mới tha.
Thật ra, Lưu mới quen biết bà Hậu và Hiền được năm, sáu tháng nay. Nhưng lòng ghen ghét đã xui chàng bịa đặt ra những câu chuyện không đâu để anh chàng đánh cá hiểu rằng cô Hiền không có chút rung động gì về anh ta hết. Trót buông lời, Lưu nghĩ lại tự lấy làm thẹn. Chàng tự thẹn không phải vì đã vừa nói dối, nhưng vì chàng cảm thấy mình hèn nhát! Chàng nghĩ thầm:
- “Ai lại đi ghen với một anh nhà quê cộc cằn, theo nghề chài lưới bao giờ?”.
Rồi Lưu tò mò đứng ngắm Vọi làm việc. Hai chân Vọi giẫm đều xuống cát ướt nghe ‘bành bạch’, thân ngả hẳn về phía sau, cặp mắt không ‘thần’ nhìn ra khơi. Chàng lẩm bẩm:
- “Khối óc kia làm gì có được một mẩu trí tuệ cỏn con!”.
Bỗng chẳng biết nghĩ gì, Vọi quay đầu lại nhìn Lưu yên lặng và mỉm cười. Trước mặt chàng sinh viên trường luật hiện ra một ‘pho tượng cổ Hy Lạp’ nét mặt hiền lành, thông minh, hai hàm răng trắng nuột. Lưu giật mình hỏi:
- Anh mới cạo răng?
Vọi bẽn lẽn:
- Thưa thầy, răng tôi vẫn thế.
Quả Vọi vẫn để trắng, trắng một cách tự nhiên như người dân quê không nhuộm. Nhưng từ trước đến giờ, vì chàng không một lần cọ rửa nên đủ các thứ ‘không tên’ bám đầy lên thành nhiều tầng. Một hôm đến nhà Hiền, Vọi gặp Hiền đang đánh răng liền hỏi:
- Cô làm gì thế?
- Tôi đánh răng.
- Đánh để làm gì?
Hiền nghe hỏi bật cười:
- Để cho nó trắng, nó đẹp.
- Để cho răng trắng đẹp? Thế sao người ta còn nhuộm đen?
Hiền diễn thuyết, giảng giải cho Vọi nghe một bài học sử ký về răng... Những lý do vì sao người ta nhuộm răng... Vì sao ngày nay người ta để răng trắng... Vì sao đàn ông bắt đầu để răng trắng trước đàn bà... Vì sao hàm răng trắng đẹp và tự nhiên hơn hàm răng đen... Vọi suy nghĩ rồi ngần ngừ hỏi Hiền:
- Thưa cô... Nhưng các cô giàu có mới sẵn có tiền mà mua thuốc nhuộm răng chứ?
Hiền mỉm cười:
- Ai lại nhuộm răng trắng?
- Thưa cô, tôi vừa thấy cô bóp thuốc ở ống kia ra bàn chải.
- Thuốc ấy chỉ cọ sạch chất bẩn bám vào răng thôi.
Vọi nhấc cái bàn chải đánh răng hỏi:
- Chắc cái này mua đắt tiền lắm?
- Độ vài hào thôi. Nhưng ở nhà quê thì cần gì phải mua bàn chải! Đã có cau tươi hay cau khô cũng được.
Hiền vào tráp trầu của bà Hậu lấy ra một miếng cau, vứt hạt đi, dùng làm bàn chải mà đánh răng để Vọi xem và nói:
- Tán nhỏ than ra dùng thay bột càng hay, càng trắng.
Bài học đánh răng đó Vọi lẩm nhẩm mãi trong trí. Khi vừa khỏi bệnh, chàng đem thực hành ngay, mặc cho Vòi chế giễu hát ví những câu trêu ghẹo:
Hoài tiền mua thuốc nhuộm răng,
Để mà mua mía đánh khăn vào mồm.
Anh ơi! Có thấu cùng chăng?
Lấy chồng em phải đánh răng cho chồng.
Nhưng khi thấy hai hàm răng của anh trắng bóng như ngà, Vòi không thể không ngây người ra đứng ngắm, cảm phục:
- Trông anh đẹp như thầy Lưu!
Sáng hôm sau, Vọi sung sướng vác lưới ra đi, vẫn tưởng sẽ gặp cô Hiền để cho cô ta kinh ngạc. Ai ngờ chàng chỉ gặp Lưu, người bạn sang trọng của Hiền. Còn Hiền thì trời ơi, về Hà- Nội mất rồi, và có lẽ sẽ ở Hà- Nội mãi mà không bao giờ còn trở lại Sầm Sơn nữa! Chàng ngây thơ nghĩ thầm:
- ‘Thật là phí công đánh răng!”.
Những câu khen ngọi của Lưu cũng an ủi Vọi được đôi chút.
- Để răng trắng thế dễ coi hơn, đẹp trai hơn.
Vọi thật thà hỏi lại:
- Thế à, thưa thầy?
- Chứ sao! Giá cô Hiền gặp anh hôm nay thì rất bằng lòng anh lắm.
Hai má Vọi đỏ bừng. Chàng bẽn lẽn cúi gầm mặt xuống. Đám chài lưới phá lên cười vì họ thường thấy anh bạn ‘đẹp trai’ của họ dạo mát, ‘đùa ngịch’ với cô thiếu nữ tân thời. Lưu nói tiếp:
- Rõ đáng tiếc, cô Hiền về mất rồi.
Vọi toan đánh bạo hỏi xem cô Hiền có ra Sầm Sơn nữa không, nhưng chàng vẫn ngượng ngùng, sợ hãi đứng lặng thinh.
Lưu chưa chịu buông tha. Chàng cố ý làm đau lòng anh đánh cá mà chàng coi như một tình địch, nhất là từ lúc chàng thấy anh nhoẻn miệng miệng cười với hai hàm răng mới rất có duyên làm nổi bật hẳn gương mặt đều đặn và nước da hồng hào.
- Cô Hiền rõ dở hơi quá! Tôi bảo hãy ở lại chơi một tuần lễ nữa, nhưng cô ấy cứ nằng nặc đòi về Hà Nội.
Đó là câu nói dối thứ hai của Lưu. Thật ra, hôm đi thăm Vọi về, Lưu vờ làm thân với Phụng rồi xúi Phụng đem câu chuyện ‘lố lăng’ của Hiền và Vọi mách bà Hậu. Chàng dụng ý muốn để cho bà Hậu mắng con gái bà một trận. Phụng cũng đáo để. Nàng biết Lưu chỉ vì ghen vô lý nên mới xúi nàng làm một việc càng vô lý hơn. Song nàng cũng nhận lời, và chờ khi có mặt Lưu ở đó, nàng mới thuật cho bà Hậu nghe buổi đến thăm Vọi ốm để bà ngượng với Lưu, chàng ‘rể tương lai’ mà bà muốn kén.
Hôm sau, bà Hậu nhất định đưa con về Hà Nội, nói có việc rất cần. Hiền vốn thông minh, thấy mẹ quả quyết thì hiểu ngay rằng là một ‘công trình’ hèn nhát của Lưu. Nhưng nàng thản nhiên thu xếp hành lý vào va ly, không đả động một câu xin ở lại và vẫn tươi cười tiếp chuyện khi Lưu đến tiễn chân.
Mãi lúc xe hơi mở máy sắp chạy, Hiền mới dặn Lưu một câu chua chát:
- Này anh Lưu, tôi giao anh Vọi cho anh đấy nhé! Anh làm ơn đến thăm anh ấy luôn và bệnh tình anh ấy thế nào, anh nhớ biên thư về Hà Nội cho tôi biết.
Bà Hậu giục tài xế cho xe đi. Hiền còn thò đầu ra cửa kính ‘nói với’ thêm một câu:
- Nhớ bảo anh Vọi rằng tôi gửi lời hỏi thăm và ít bữa nữa tôi lại vào.
Lưu tê tái cả người, cố gượng đáp:
- Vâng, tôi xin nhớ.
Lưu vừa nhìn Vọi nhặt cá bỏ vào thúng vừa nghĩ tới cảnh tiễn biệt hôm trước. Vọi lạnh lùng bới đống cá con trắng sáng như bạc nấu và giận dữ ném mạnh những con ốc, những con bạch tuộc nhỏ xuống cát. Thản nhiên, chàng làm cho xong công việc rồi để mặc người mua buôn mặc cả với hai em con cậu. Chàng lội xuống biển rửa mặt và tay chân.
- Anh Vọi!
- Thầy gọi tôi?
- Chiều nay anh cho tôi thuê mảng nhé? Cái mảng mà anh vẫn cho cô Hiền thuê mọi khi.
Vọi ngẫm nghĩ nhìn ra khơi, cặp mắt liếc nhìn Lưu với một vẻ dữ tợn:
- Vâng.
- Vậy chiều nay vào khoảng bốn giờ lại đón tôi ở đây nhé.
- Vâng.
Lưu nở một nụ cười ‘đắc thắng’ quay đi...
Vọi đang đứng đánh rút, nghe tiếng gọi quen quen liền ngoảnh đầu lại, thấy Lưu chăm chú nhìn chàng.
- Anh khỏi hẳn rồi?
- Cám ơn thầy, tôi khỏi rồi.
Nụ cười nở trên cặp môi mỏng của Lưu khiến Vọi phải chau mày khó chịu, quay mặt đi.
- Này anh Vọi, cô Hiền ấy mà...
Vọi cho là Lưu nhắc đến tên cô Hiền chỉ để cốt ý trêu ghẹo mình nên lặng thinh không buồn đáp. Lưu vờ như Vọi không hiểu, nói tiếp:
- Cô Hiền, cô gửi thuốc cho anh bữa nọ đó! Anh đã quên rồi sao?
Vọi nói bâng quơ như không phải trả lời Lưu:
- Quên sao được!
Lưu cười phá lên:
- Tình nhỉ!... Vậy cô Hiền gửi lời chào anh đấy. Cô Hiền về Hà Nội hôm qua.
Vọi hơi tái mặt, lẩn thẩn hỏi:
- Về Hà Nội?
- Phải, về Hà Nội! Nhưng anh sao thế? Mà anh xanh quá nhỉ? Nếu còn ốm thì phải nghỉ hẳn cho khỏi đã chứ! Đi làm vội thế?
Lưu tàn nhẫn đứng thuật cho Vọi nghe những cử chỉ, hành vi ngộ nghĩnh của Hiền. Rồi chàng kết luận:
- Đùa bỡn, hay nghịch ngợm, nhưng rất thương người.
Ngừng một lát, Lưu lại nghiễm nhiên nói tiếp:
- Năm ngoái ở Đồ Sơn, gặp một anh đánh cá ngây thơ, cô ấy trêu chọc anh ta mãi. Anh ta phải lạy van, cô ấy mới tha.
Thật ra, Lưu mới quen biết bà Hậu và Hiền được năm, sáu tháng nay. Nhưng lòng ghen ghét đã xui chàng bịa đặt ra những câu chuyện không đâu để anh chàng đánh cá hiểu rằng cô Hiền không có chút rung động gì về anh ta hết. Trót buông lời, Lưu nghĩ lại tự lấy làm thẹn. Chàng tự thẹn không phải vì đã vừa nói dối, nhưng vì chàng cảm thấy mình hèn nhát! Chàng nghĩ thầm:
- “Ai lại đi ghen với một anh nhà quê cộc cằn, theo nghề chài lưới bao giờ?”.
Rồi Lưu tò mò đứng ngắm Vọi làm việc. Hai chân Vọi giẫm đều xuống cát ướt nghe ‘bành bạch’, thân ngả hẳn về phía sau, cặp mắt không ‘thần’ nhìn ra khơi. Chàng lẩm bẩm:
- “Khối óc kia làm gì có được một mẩu trí tuệ cỏn con!”.
Bỗng chẳng biết nghĩ gì, Vọi quay đầu lại nhìn Lưu yên lặng và mỉm cười. Trước mặt chàng sinh viên trường luật hiện ra một ‘pho tượng cổ Hy Lạp’ nét mặt hiền lành, thông minh, hai hàm răng trắng nuột. Lưu giật mình hỏi:
- Anh mới cạo răng?
Vọi bẽn lẽn:
- Thưa thầy, răng tôi vẫn thế.
Quả Vọi vẫn để trắng, trắng một cách tự nhiên như người dân quê không nhuộm. Nhưng từ trước đến giờ, vì chàng không một lần cọ rửa nên đủ các thứ ‘không tên’ bám đầy lên thành nhiều tầng. Một hôm đến nhà Hiền, Vọi gặp Hiền đang đánh răng liền hỏi:
- Cô làm gì thế?
- Tôi đánh răng.
- Đánh để làm gì?
Hiền nghe hỏi bật cười:
- Để cho nó trắng, nó đẹp.
- Để cho răng trắng đẹp? Thế sao người ta còn nhuộm đen?
Hiền diễn thuyết, giảng giải cho Vọi nghe một bài học sử ký về răng... Những lý do vì sao người ta nhuộm răng... Vì sao ngày nay người ta để răng trắng... Vì sao đàn ông bắt đầu để răng trắng trước đàn bà... Vì sao hàm răng trắng đẹp và tự nhiên hơn hàm răng đen... Vọi suy nghĩ rồi ngần ngừ hỏi Hiền:
- Thưa cô... Nhưng các cô giàu có mới sẵn có tiền mà mua thuốc nhuộm răng chứ?
Hiền mỉm cười:
- Ai lại nhuộm răng trắng?
- Thưa cô, tôi vừa thấy cô bóp thuốc ở ống kia ra bàn chải.
- Thuốc ấy chỉ cọ sạch chất bẩn bám vào răng thôi.
Vọi nhấc cái bàn chải đánh răng hỏi:
- Chắc cái này mua đắt tiền lắm?
- Độ vài hào thôi. Nhưng ở nhà quê thì cần gì phải mua bàn chải! Đã có cau tươi hay cau khô cũng được.
Hiền vào tráp trầu của bà Hậu lấy ra một miếng cau, vứt hạt đi, dùng làm bàn chải mà đánh răng để Vọi xem và nói:
- Tán nhỏ than ra dùng thay bột càng hay, càng trắng.
Bài học đánh răng đó Vọi lẩm nhẩm mãi trong trí. Khi vừa khỏi bệnh, chàng đem thực hành ngay, mặc cho Vòi chế giễu hát ví những câu trêu ghẹo:
Hoài tiền mua thuốc nhuộm răng,
Để mà mua mía đánh khăn vào mồm.
Anh ơi! Có thấu cùng chăng?
Lấy chồng em phải đánh răng cho chồng.
Nhưng khi thấy hai hàm răng của anh trắng bóng như ngà, Vòi không thể không ngây người ra đứng ngắm, cảm phục:
- Trông anh đẹp như thầy Lưu!
Sáng hôm sau, Vọi sung sướng vác lưới ra đi, vẫn tưởng sẽ gặp cô Hiền để cho cô ta kinh ngạc. Ai ngờ chàng chỉ gặp Lưu, người bạn sang trọng của Hiền. Còn Hiền thì trời ơi, về Hà- Nội mất rồi, và có lẽ sẽ ở Hà- Nội mãi mà không bao giờ còn trở lại Sầm Sơn nữa! Chàng ngây thơ nghĩ thầm:
- ‘Thật là phí công đánh răng!”.
Những câu khen ngọi của Lưu cũng an ủi Vọi được đôi chút.
- Để răng trắng thế dễ coi hơn, đẹp trai hơn.
Vọi thật thà hỏi lại:
- Thế à, thưa thầy?
- Chứ sao! Giá cô Hiền gặp anh hôm nay thì rất bằng lòng anh lắm.
Hai má Vọi đỏ bừng. Chàng bẽn lẽn cúi gầm mặt xuống. Đám chài lưới phá lên cười vì họ thường thấy anh bạn ‘đẹp trai’ của họ dạo mát, ‘đùa ngịch’ với cô thiếu nữ tân thời. Lưu nói tiếp:
- Rõ đáng tiếc, cô Hiền về mất rồi.
Vọi toan đánh bạo hỏi xem cô Hiền có ra Sầm Sơn nữa không, nhưng chàng vẫn ngượng ngùng, sợ hãi đứng lặng thinh.
Lưu chưa chịu buông tha. Chàng cố ý làm đau lòng anh đánh cá mà chàng coi như một tình địch, nhất là từ lúc chàng thấy anh nhoẻn miệng miệng cười với hai hàm răng mới rất có duyên làm nổi bật hẳn gương mặt đều đặn và nước da hồng hào.
- Cô Hiền rõ dở hơi quá! Tôi bảo hãy ở lại chơi một tuần lễ nữa, nhưng cô ấy cứ nằng nặc đòi về Hà Nội.
Đó là câu nói dối thứ hai của Lưu. Thật ra, hôm đi thăm Vọi về, Lưu vờ làm thân với Phụng rồi xúi Phụng đem câu chuyện ‘lố lăng’ của Hiền và Vọi mách bà Hậu. Chàng dụng ý muốn để cho bà Hậu mắng con gái bà một trận. Phụng cũng đáo để. Nàng biết Lưu chỉ vì ghen vô lý nên mới xúi nàng làm một việc càng vô lý hơn. Song nàng cũng nhận lời, và chờ khi có mặt Lưu ở đó, nàng mới thuật cho bà Hậu nghe buổi đến thăm Vọi ốm để bà ngượng với Lưu, chàng ‘rể tương lai’ mà bà muốn kén.
Hôm sau, bà Hậu nhất định đưa con về Hà Nội, nói có việc rất cần. Hiền vốn thông minh, thấy mẹ quả quyết thì hiểu ngay rằng là một ‘công trình’ hèn nhát của Lưu. Nhưng nàng thản nhiên thu xếp hành lý vào va ly, không đả động một câu xin ở lại và vẫn tươi cười tiếp chuyện khi Lưu đến tiễn chân.
Mãi lúc xe hơi mở máy sắp chạy, Hiền mới dặn Lưu một câu chua chát:
- Này anh Lưu, tôi giao anh Vọi cho anh đấy nhé! Anh làm ơn đến thăm anh ấy luôn và bệnh tình anh ấy thế nào, anh nhớ biên thư về Hà Nội cho tôi biết.
Bà Hậu giục tài xế cho xe đi. Hiền còn thò đầu ra cửa kính ‘nói với’ thêm một câu:
- Nhớ bảo anh Vọi rằng tôi gửi lời hỏi thăm và ít bữa nữa tôi lại vào.
Lưu tê tái cả người, cố gượng đáp:
- Vâng, tôi xin nhớ.
Lưu vừa nhìn Vọi nhặt cá bỏ vào thúng vừa nghĩ tới cảnh tiễn biệt hôm trước. Vọi lạnh lùng bới đống cá con trắng sáng như bạc nấu và giận dữ ném mạnh những con ốc, những con bạch tuộc nhỏ xuống cát. Thản nhiên, chàng làm cho xong công việc rồi để mặc người mua buôn mặc cả với hai em con cậu. Chàng lội xuống biển rửa mặt và tay chân.
- Anh Vọi!
- Thầy gọi tôi?
- Chiều nay anh cho tôi thuê mảng nhé? Cái mảng mà anh vẫn cho cô Hiền thuê mọi khi.
Vọi ngẫm nghĩ nhìn ra khơi, cặp mắt liếc nhìn Lưu với một vẻ dữ tợn:
- Vâng.
- Vậy chiều nay vào khoảng bốn giờ lại đón tôi ở đây nhé.
- Vâng.
Lưu nở một nụ cười ‘đắc thắng’ quay đi...
Chương 26
Buổi chiều y hẹn, Vọi đem mảng lại chờ Lưu. Chàng ngồi xổm
trong bóng rặng phi lao, lấy ngón tay vẽ lên cát ướt mịn hình con cá mà chàng
thường cất lưới được. Mơ mơ màng màng... chàng tưởng đến Hiền đang đứng bên...
Một hôm, Hiền hỏi chàng về hình dáng các loài cá biển. Không có đủ từ ngữ để diễn tả bằng lời nói cho Hiền hiểu được, Vọi dùng ngón tay vẽ xuống cát rất mau và giống hệt loài cá nọ đến cá kia... Cá thủ thế này... Cá đuối thế này... Cá chim thế này... Cá thu thế này... Cứ như vậy, chàng kéo hơn một giờ, cố moi óc tìm ra nhiều loại cá lạ để được vẽ mãi. Hiền tấm tắc khen chàng khéo tay. Có khi nàng gợi ra để nhắc Vọi hoặc bảo chàng vẽ cho xem một giống cá mà chàng đã hai lần vạch hình lên cát rồi. Lần thứ ba, thấy Vọi vẽ hệt như hai lần trước không thiếu một nét, không sai một cái vẩy, Hiền phá lên cười sung sướng bảo chàng rằng:
- Giá anh vào trường Mỹ thuật mà học thì thế nào cũng trở nên một nhà ‘danh họa’...
- Anh Vọi, anh đến sớm nhỉ?
Nghe tiến Lưu, Vọi giật mình tỉnh giấc mộng, lấy tay xóa vội những hình vẽ trên cát.
- Thưa, thầy tắm ngay bây giờ?
- Cái mảng này mọi khi anh vẫn cho cô Hiền thuê đấy chứ?
- Vâng.
Thật ra Vọi đã nói dối. Cái mảng chàng sắp dùng chở Lưu đi xấu hơn, nát hơn nhiều... Cặp mắt chàng đăm đăm không rời nơi chân trời như ngại ngùng áy náy.
- Đi tắm thôi chứ?
Vọi ngơ ngác quay lại nhìn nói:
- Vâng, mời thầy xuống mảng.
Rồi Vọi loay hoay dựng buồm. Lưu định tâm chỉ muốn tắm ở gần bờ thôi, nhưng vì nhớ buổi sáng Vọi khoe Hiền thường dùng mảng ra khơi, và vì sợ anh đánh cá chê mình nhát gan hơn một cô thiếu nữ nên chàng để mặc anh ta muốn đưa mình đi tới đâu tùy ý.
Mảng chạy rất mau, chỉ trong khoảnh khắc đã rời bờ một quãng xa. Hai người ngồi yên lặng, thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn nhau. Thấy anh đánh cá trở nên lạnh lùng dữ tợn khác thường, Lưu hơi chột dạ, trở nên lo lắng vẩn vơ. Bỗng Vọi hỏi:
- Thưa thầy, chắc hẳn thầy cũng sắp về Hà- Nội?
Lưu ngẫm nghĩ tìm câu trả lời:
- Phải, có lẽ tôi sắp về... Gần hết mùa tắm rồi còn gì!
Vọi trông càng có vẻ dữ tợn, nhất là chàng lại đứng sững ở bên cánh buồm nâu để tóc rối tung bay lòa xòa xuống trán, xuống tai.
- Anh Vọi!
Vọi nhếch môi, nở một nụ cười bí mật:
- Thầy bảo gì?
- Sao đi xa thế?
Nụ cười bí mật vẫn không rời cặp môi khô của anh dân chài. Hai hàm răng trắng và khít luôn luôn hé ra.
- Thầy muốn dừng lại đây?
- Phải, dừng lại đây.
Vọi cười thét lên khiến Lưu sợ đến dựng tóc gáy vì chàng ngắm thấy anh đánh cá mặt đổi hẳn, không còn ngây thơ hiền lành như mọi khi nữa.
Thật vậy, một ý tưởng ghê gớm đan lởn vởn trong óc anh ta. Anh muốn để mặc cái mảng đưa hai người đi biệt tăm biệt tích.
Hai cặp mặt đối nhau. Vọi bỗng luống cuống. Chàng cố quay đi nơi khác nhưng không làm sao được. Hình như có một sức thiêng liêng huyền ảo ngăn cấm, và rỉ tai bảo chàng không được tưởng nghĩ đến những điều tàn ác, bậy bạ.
Vọi lặn lẽ hạ buồm rồi thả neo cho mảng đứng lại. Lưu mỉm cười nghĩ thầm:
- “Rõ mình ngờ oan cho hắn. Phải! Người nhà quê chất phác khi nào lại có được những tính tình phức tạp!”.
- Thưa, thầy tắm ở đây?
Sự sung sướng như vừa thoát được một ‘tai nạn tưởng tượng’ làm cho Lưu trở nên ‘tốt bụng’. Chàng bảo Vọi:
- Anh cùng tắm với tôi nhé?
Vọi mỉm cười:
- Tôi không dám. Mời thầy tắm.
Lưu nhảy xuống nước bơi. Lội được một quãng ngăn ngắn, chàng lại quay về mảng. Thấy Lưu thở hổn hển, Vọi cười nói:
- Cô Hiền bơi xa hơn thầy nhiều mà ít khi mệt như thầy.
Lấy làm thẹn với anh đánh cá, Lưu bèn tìm cách chống chế:
- Vì tôi vừa ốm khỏi, chứ mọi lần tôi bơi khỏe hơn. Cái lối vòng tay qua đầu 1. tôi học mãi mới được. Nhưng cô Hiền bơi giỏi lắm à?
- Vâng, giỏi lắm! Mà cô ấy biết bơi nhiều lối khác nhau 2. Cái lối vòng tay qua đầu, tôi học mãi mới được.
Lưu nhìn Vọi trân trân hỏi:
- Cô Hiền dạy anh tập bơi?
Vọi nói với giọng đầy tự phụ:
- Con nhà lưới, thầy tính còn phải nhờ ai dạy bơi nữa? Nhưng cái lối ‘bơi Tây’ ấy tôi cũng muốn tập chơi. Mà bơi thế mau thực thầy ạ. Để tôi bơi thử cho thầy coi nhé?
Vọi cởi quần áo, chỉ đóng một cái khố sơ sài, mạnh mẽ nhảy ‘ùm’ xuống nước. Lưu đứng trên mảng gật đầu khen thầm nhưng không khỏi căm tức vì chàng đinh ninh rằng Vọi đã nhiều lần ‘được’ bơi chung hay ‘bơi thi’ với cô ‘bạn gái’ của chàng. Cái thân thể tráng kiện ‘rất đẹp’ của Vọi càng làm tăng lên lòng ghen tuông của chàng.
- “Trời ơi! Trước mặt cô Hiền nó cũng để thân thể ‘lõa lồ’ thế kia ư?”
Chàng bỗng cảm thấy như được hiểu thêm rất nhiều những cái lố lăng của đám phụ- nữ tân thời mà chàng không thể chấp nhận và yêu thương được.
Lúc ấy, Vọi đã nhanh nhẹn trèo lại lên mảng. Mặc quần áo xong, Vọi hỏi Lưu:
- Thưa thầy, thầy coi có mau không?
- Mau lắm! Nhưng giá anh vận ‘may- ô’ vào thì dễ coi hơn.
- Thưa thầy, ‘may- ô’ có phải là bộ áo tắm thầy đang mặc đó không?
- Phải đấy.
- Bữa nọ cô Hiền đưa cho tôi mượn một bộ nhưng chật quá, không sao mặc vừa.
Lưu tức uất người, chỉ muốn ‘tát’ cho anh đánh cá mấy cái nhưng cũng cố gượng cười bảo chàng:
- Tôi chưa thấy ai lố lăng và liều lĩnh như cô Hiền!
- Thưa thầy, tôi chỉ thấy cô Hiền tử tế mà thôi.
Câu nói như thùng dầu đổ vào đống củi đương ngùn ngụt cháy. Lưu cau có nói một mình:
- Sao mà phóng đãng kiêu sa, dâm dật vô lý lạ lùng đến thế!
Vọi ngây người nhìn Lưu vì không rõ Lưu nói những gì. Nhưng chàng cũng đoán biết rằng Lưu tức giận lắm. Nhưng tức giận vì điều gì? Vì cô Hiền về Hà Nội trước chăng? Hay vì cô ấy đã tử tế với mình? Thật Vọi không thể hiểu được!
Bỗng Lưu phá lên cười. Cái ý nghĩ đã bao lần an ủi chàng lại vụt hiện ra.
- “Chính mình cũng vô lý nốt! Ai lại đi ghen với một anh đánh cá bao giờ!”
Vọi thấy Lưu cười chế nhạo, nét mặt lại trở nên dữ tợn. Và ý định man rợ lại lởn vởn trong óc chàng...
Lưu đã nhảy xuống nước bơi xa được mười sải. Vọi định bụng dựng buồm cho mảng chạy vào bờ để Lưu chết đuối. Nhưng chàng chợt lo sợ nghĩ thầm:
- “Thấy ta về thì họ bỏ tù ta, thì họ chặt đầu ta còn gì! Như thế ta chẳng sao thấy được mặt cô Hiền...”
Vọi chợt thấy hình ảnh cô thiếu nữ với bộ áo tắm đỏ tươi hiện ra trong đám mây hồng... Chàng nhớ một lần Lưu khoe với chàng rằng sắp xin cưới cô Hiền làm vợ...
Vọi lạnh lùng tháo con dao nhọn vẫn buộc vào cái nạng gác buồm để có khi bất thần phải dùng đến. Chàng toan chặt đứt các mối lạt cho những cây bương trôi phăng mỗi cây đi một ngả...
- “Rồi ta bơi vào bờ. Từ đây vào bờ chỉ nhá nhem tối là ta đến nơi. Thế là thầy Lưu chết đuối mà ta không bị tội. Ta sẽ nói dối rằng mảng nát quá, nút lạt lại mục mà thầy Lưu cứ bắt giương buồm ra khơi nên khi gặp sóng lớn mảng bị đánh tan. Còn ai ngờ mình giết thầy Lưu nữa mà sợ!”
Vọi ngước mắt nhìn lại đám mây hồng giống ‘hình dáng cô Hiền’ như để hỏi thầm ý kiến. Nhưng chàng kinh ngạc. Màu đỏ bỗng biến thành màu nâu tím, màu đồng sẫm, màu thân thể bọn dân chài... Mà cái hình ảnh cô Hiền đã đổi ra hình ảnh một dân nghề to lớn vạm vỡ...
Tự nhiên Vọi nhớ đến cha mình, đến cái chết đáng thương của ông ta giữa biển khơi... Thi thể cha có lẽ đã táng trong bụng cá mập... Trong một giây, biết bao nhiêu cảnh đau thương xót xa hiện ra... Mẹ Vọi than khóc, anh em Vọi bơ vơ...
Vọi vứt mạnh con dao xuống nước, úp hai tay vào mặt ngồi khóc. Lúc đó, Lưu đã bơi vào tới mảng. Thấy Vọi khóc nức nở, chàng dịu giọng hỏi:
- Anh làm sao thế?
Vọi vẫn như không nghe thấy gì. Lưu vỗ vai chàng hỏi lại:
- Anh đau phải không?
Vọi giật mình, lau nước mắt đáp:
- Không?
- Nhưng anh sao thế?
Vọi luống cuống, cố tìm câu trả lời:
- Không... tôi thương cha tôi...
- Ông cụ làm sao? Ốm nặng à?
- Cha tôi đã mất hơn mười năm nay.
Rồi Vọi bình tĩnh kể câu chuyện cha chết mà đã hai ba lần chàng thuật cho Hiền nghe...
Một lát sau, hai người lại dựng buồm trở vào bờ. Không ai ngờ vì tình... Vì tình, một người suýt bị hại, một người suýt trở thành kẻ sát nhân...
Một hôm, Hiền hỏi chàng về hình dáng các loài cá biển. Không có đủ từ ngữ để diễn tả bằng lời nói cho Hiền hiểu được, Vọi dùng ngón tay vẽ xuống cát rất mau và giống hệt loài cá nọ đến cá kia... Cá thủ thế này... Cá đuối thế này... Cá chim thế này... Cá thu thế này... Cứ như vậy, chàng kéo hơn một giờ, cố moi óc tìm ra nhiều loại cá lạ để được vẽ mãi. Hiền tấm tắc khen chàng khéo tay. Có khi nàng gợi ra để nhắc Vọi hoặc bảo chàng vẽ cho xem một giống cá mà chàng đã hai lần vạch hình lên cát rồi. Lần thứ ba, thấy Vọi vẽ hệt như hai lần trước không thiếu một nét, không sai một cái vẩy, Hiền phá lên cười sung sướng bảo chàng rằng:
- Giá anh vào trường Mỹ thuật mà học thì thế nào cũng trở nên một nhà ‘danh họa’...
- Anh Vọi, anh đến sớm nhỉ?
Nghe tiến Lưu, Vọi giật mình tỉnh giấc mộng, lấy tay xóa vội những hình vẽ trên cát.
- Thưa, thầy tắm ngay bây giờ?
- Cái mảng này mọi khi anh vẫn cho cô Hiền thuê đấy chứ?
- Vâng.
Thật ra Vọi đã nói dối. Cái mảng chàng sắp dùng chở Lưu đi xấu hơn, nát hơn nhiều... Cặp mắt chàng đăm đăm không rời nơi chân trời như ngại ngùng áy náy.
- Đi tắm thôi chứ?
Vọi ngơ ngác quay lại nhìn nói:
- Vâng, mời thầy xuống mảng.
Rồi Vọi loay hoay dựng buồm. Lưu định tâm chỉ muốn tắm ở gần bờ thôi, nhưng vì nhớ buổi sáng Vọi khoe Hiền thường dùng mảng ra khơi, và vì sợ anh đánh cá chê mình nhát gan hơn một cô thiếu nữ nên chàng để mặc anh ta muốn đưa mình đi tới đâu tùy ý.
Mảng chạy rất mau, chỉ trong khoảnh khắc đã rời bờ một quãng xa. Hai người ngồi yên lặng, thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn nhau. Thấy anh đánh cá trở nên lạnh lùng dữ tợn khác thường, Lưu hơi chột dạ, trở nên lo lắng vẩn vơ. Bỗng Vọi hỏi:
- Thưa thầy, chắc hẳn thầy cũng sắp về Hà- Nội?
Lưu ngẫm nghĩ tìm câu trả lời:
- Phải, có lẽ tôi sắp về... Gần hết mùa tắm rồi còn gì!
Vọi trông càng có vẻ dữ tợn, nhất là chàng lại đứng sững ở bên cánh buồm nâu để tóc rối tung bay lòa xòa xuống trán, xuống tai.
- Anh Vọi!
Vọi nhếch môi, nở một nụ cười bí mật:
- Thầy bảo gì?
- Sao đi xa thế?
Nụ cười bí mật vẫn không rời cặp môi khô của anh dân chài. Hai hàm răng trắng và khít luôn luôn hé ra.
- Thầy muốn dừng lại đây?
- Phải, dừng lại đây.
Vọi cười thét lên khiến Lưu sợ đến dựng tóc gáy vì chàng ngắm thấy anh đánh cá mặt đổi hẳn, không còn ngây thơ hiền lành như mọi khi nữa.
Thật vậy, một ý tưởng ghê gớm đan lởn vởn trong óc anh ta. Anh muốn để mặc cái mảng đưa hai người đi biệt tăm biệt tích.
Hai cặp mặt đối nhau. Vọi bỗng luống cuống. Chàng cố quay đi nơi khác nhưng không làm sao được. Hình như có một sức thiêng liêng huyền ảo ngăn cấm, và rỉ tai bảo chàng không được tưởng nghĩ đến những điều tàn ác, bậy bạ.
Vọi lặn lẽ hạ buồm rồi thả neo cho mảng đứng lại. Lưu mỉm cười nghĩ thầm:
- “Rõ mình ngờ oan cho hắn. Phải! Người nhà quê chất phác khi nào lại có được những tính tình phức tạp!”.
- Thưa, thầy tắm ở đây?
Sự sung sướng như vừa thoát được một ‘tai nạn tưởng tượng’ làm cho Lưu trở nên ‘tốt bụng’. Chàng bảo Vọi:
- Anh cùng tắm với tôi nhé?
Vọi mỉm cười:
- Tôi không dám. Mời thầy tắm.
Lưu nhảy xuống nước bơi. Lội được một quãng ngăn ngắn, chàng lại quay về mảng. Thấy Lưu thở hổn hển, Vọi cười nói:
- Cô Hiền bơi xa hơn thầy nhiều mà ít khi mệt như thầy.
Lấy làm thẹn với anh đánh cá, Lưu bèn tìm cách chống chế:
- Vì tôi vừa ốm khỏi, chứ mọi lần tôi bơi khỏe hơn. Cái lối vòng tay qua đầu 1. tôi học mãi mới được. Nhưng cô Hiền bơi giỏi lắm à?
- Vâng, giỏi lắm! Mà cô ấy biết bơi nhiều lối khác nhau 2. Cái lối vòng tay qua đầu, tôi học mãi mới được.
Lưu nhìn Vọi trân trân hỏi:
- Cô Hiền dạy anh tập bơi?
Vọi nói với giọng đầy tự phụ:
- Con nhà lưới, thầy tính còn phải nhờ ai dạy bơi nữa? Nhưng cái lối ‘bơi Tây’ ấy tôi cũng muốn tập chơi. Mà bơi thế mau thực thầy ạ. Để tôi bơi thử cho thầy coi nhé?
Vọi cởi quần áo, chỉ đóng một cái khố sơ sài, mạnh mẽ nhảy ‘ùm’ xuống nước. Lưu đứng trên mảng gật đầu khen thầm nhưng không khỏi căm tức vì chàng đinh ninh rằng Vọi đã nhiều lần ‘được’ bơi chung hay ‘bơi thi’ với cô ‘bạn gái’ của chàng. Cái thân thể tráng kiện ‘rất đẹp’ của Vọi càng làm tăng lên lòng ghen tuông của chàng.
- “Trời ơi! Trước mặt cô Hiền nó cũng để thân thể ‘lõa lồ’ thế kia ư?”
Chàng bỗng cảm thấy như được hiểu thêm rất nhiều những cái lố lăng của đám phụ- nữ tân thời mà chàng không thể chấp nhận và yêu thương được.
Lúc ấy, Vọi đã nhanh nhẹn trèo lại lên mảng. Mặc quần áo xong, Vọi hỏi Lưu:
- Thưa thầy, thầy coi có mau không?
- Mau lắm! Nhưng giá anh vận ‘may- ô’ vào thì dễ coi hơn.
- Thưa thầy, ‘may- ô’ có phải là bộ áo tắm thầy đang mặc đó không?
- Phải đấy.
- Bữa nọ cô Hiền đưa cho tôi mượn một bộ nhưng chật quá, không sao mặc vừa.
Lưu tức uất người, chỉ muốn ‘tát’ cho anh đánh cá mấy cái nhưng cũng cố gượng cười bảo chàng:
- Tôi chưa thấy ai lố lăng và liều lĩnh như cô Hiền!
- Thưa thầy, tôi chỉ thấy cô Hiền tử tế mà thôi.
Câu nói như thùng dầu đổ vào đống củi đương ngùn ngụt cháy. Lưu cau có nói một mình:
- Sao mà phóng đãng kiêu sa, dâm dật vô lý lạ lùng đến thế!
Vọi ngây người nhìn Lưu vì không rõ Lưu nói những gì. Nhưng chàng cũng đoán biết rằng Lưu tức giận lắm. Nhưng tức giận vì điều gì? Vì cô Hiền về Hà Nội trước chăng? Hay vì cô ấy đã tử tế với mình? Thật Vọi không thể hiểu được!
Bỗng Lưu phá lên cười. Cái ý nghĩ đã bao lần an ủi chàng lại vụt hiện ra.
- “Chính mình cũng vô lý nốt! Ai lại đi ghen với một anh đánh cá bao giờ!”
Vọi thấy Lưu cười chế nhạo, nét mặt lại trở nên dữ tợn. Và ý định man rợ lại lởn vởn trong óc chàng...
Lưu đã nhảy xuống nước bơi xa được mười sải. Vọi định bụng dựng buồm cho mảng chạy vào bờ để Lưu chết đuối. Nhưng chàng chợt lo sợ nghĩ thầm:
- “Thấy ta về thì họ bỏ tù ta, thì họ chặt đầu ta còn gì! Như thế ta chẳng sao thấy được mặt cô Hiền...”
Vọi chợt thấy hình ảnh cô thiếu nữ với bộ áo tắm đỏ tươi hiện ra trong đám mây hồng... Chàng nhớ một lần Lưu khoe với chàng rằng sắp xin cưới cô Hiền làm vợ...
Vọi lạnh lùng tháo con dao nhọn vẫn buộc vào cái nạng gác buồm để có khi bất thần phải dùng đến. Chàng toan chặt đứt các mối lạt cho những cây bương trôi phăng mỗi cây đi một ngả...
- “Rồi ta bơi vào bờ. Từ đây vào bờ chỉ nhá nhem tối là ta đến nơi. Thế là thầy Lưu chết đuối mà ta không bị tội. Ta sẽ nói dối rằng mảng nát quá, nút lạt lại mục mà thầy Lưu cứ bắt giương buồm ra khơi nên khi gặp sóng lớn mảng bị đánh tan. Còn ai ngờ mình giết thầy Lưu nữa mà sợ!”
Vọi ngước mắt nhìn lại đám mây hồng giống ‘hình dáng cô Hiền’ như để hỏi thầm ý kiến. Nhưng chàng kinh ngạc. Màu đỏ bỗng biến thành màu nâu tím, màu đồng sẫm, màu thân thể bọn dân chài... Mà cái hình ảnh cô Hiền đã đổi ra hình ảnh một dân nghề to lớn vạm vỡ...
Tự nhiên Vọi nhớ đến cha mình, đến cái chết đáng thương của ông ta giữa biển khơi... Thi thể cha có lẽ đã táng trong bụng cá mập... Trong một giây, biết bao nhiêu cảnh đau thương xót xa hiện ra... Mẹ Vọi than khóc, anh em Vọi bơ vơ...
Vọi vứt mạnh con dao xuống nước, úp hai tay vào mặt ngồi khóc. Lúc đó, Lưu đã bơi vào tới mảng. Thấy Vọi khóc nức nở, chàng dịu giọng hỏi:
- Anh làm sao thế?
Vọi vẫn như không nghe thấy gì. Lưu vỗ vai chàng hỏi lại:
- Anh đau phải không?
Vọi giật mình, lau nước mắt đáp:
- Không?
- Nhưng anh sao thế?
Vọi luống cuống, cố tìm câu trả lời:
- Không... tôi thương cha tôi...
- Ông cụ làm sao? Ốm nặng à?
- Cha tôi đã mất hơn mười năm nay.
Rồi Vọi bình tĩnh kể câu chuyện cha chết mà đã hai ba lần chàng thuật cho Hiền nghe...
Một lát sau, hai người lại dựng buồm trở vào bờ. Không ai ngờ vì tình... Vì tình, một người suýt bị hại, một người suýt trở thành kẻ sát nhân...
Chú thích:
1.
|
Bơi Sải.
|
2.
|
Dân chài Việt Nam thời đó giỏi về lặn. Họ bơi đương nhiên
cũng rất ‘cừ’, nhưng chỉ là ‘Bơi Chó’, hay cùng lắm là ‘Bơi Nhái’ [cũ] thôi cứ
hoàn toàn không biết các kiểu bơi như chúng ta thường được xem ở Thế Vận Hội
như: Bơi Bướm (Butterfly); Bơi Ngửa (Backstroke); Bơi Sải (Freestyle) hay bơi
Nhái [mới] (Breastroke). Kiểu Bơi Nhái [mới] ngày nay sự thật là sự kết hợp
giữa hai kiểu Bơi Chó và Bơi Nhái [cũ] của thời xa xưa.
|
Chương 27
Và rồi Lưu về Hà Nội. Và rồi những người nghỉ mát lần lần rời
Sầm Sơn. Mới sang đầu tháng 9, bãi biển đã vắng ngắt...
Năm nay cảnh Sầm Sơn cũng vậy, nào có chi lạ cho Vọi. Nhưng năm nay Vọi mới nhận thức được cái cảnh tiêu điều của một thành phố hầu như không có người ở.
Đã hơn nửa tháng, ngày hai buổi sáng chiều, Vọi vẫn thản nhiên cùng phường bạn ra bãi xóm Sơn, bãi Sầm Sơn đánh rút hay lên mảng đi đánh lõng, đánh khơi. Nhưng cái lòng yêu nghề, cái vui sướng tung lưới ở ngoài biển rộng, cái ham thích phiêu dạt lang thang mấy ngày trời trên làn sóng dữ không còn trong Vọi nữa!
Từ vui vẻ nhanh nhẹn, chàng trở nên buồn tẻ nặng nề. Trước kia chàng hay nói bông đùa với bạn nghề bao nhiêu thì nay chàng bần thần ít lời bấy nhiêu. Ai ai cũng nhận thấy rằng chàng đổi hẳn tính nết.
Một buổi chiều Vọi thoái thác đau bụng trong khi hai em con cậu lên mảng đi thả lưới. Khi mảng đã ra xa, chàng lững thững đi từ đầu nọ đến đầu kia bãi Sầm Sơn.
Trời vùng biển đã xanh trong trông thăm thẳm vòi vọi, không một gợn mây nhỏ làm vẩn đục. Nước biển xanh biếc ở gần bờ, rồi càng xa càng nhạt cho tới khi thành một làn trắng xóa ở nơi chân trời. Trong cái cảnh rực rỡ ánh sáng, Vọi ủ dột như bông hoa tàn héo rũ bên hàng dậu.
Vọi thơ thẩn đi suốt bãi biển không biết bao nhiêu lượt, thỉnh thoảng lại nhìn lên phía đường xem có ai mới ra tắm không. Vì chàng nhớ năm trước cuối tháng 9 vẫn còn lác đác có người ở Hà- Nội vào nghỉ mát.
Khoảng hơn bốn giờ, Vọi thấy một đám người từ trên đường rẽ xuống. Chỉ thoáng phớt qua, chàng cũng nhận ra bà cụ với hai cô cháu bà già. Theo sau là vợ chồng một phú thương đứng tuổi. Họ vận quần áo thường và ra bãi biển ngồi hóng gió, chứ không mấy khi chịu tắm. Đó là một gia đình mà năm nào cũng năm nào, đến Sầm Sơn muộn nhất. Chừng họ chờ ai nấy mới rủ nhau vào cho được yên tĩnh. Hoặc giả họ đi nghỉ nơi khác về hay có nhà ở Sầm Sơn, họ đợi hết hạn cho thuê mới vào vớt vát lấy cái ‘mát thừa’.
Không bao giờ Vọi có những ý nghĩ ấy. Chàng chỉ cho là hai gia đình kia hơi lạ, hơi khác mọi người đi tắm biển thường một chút. Hàng năm, cứ đến khi phố Sầm Sơn trở nên vắng, các hàng giải khát đã dọn đi là tự nhiên Vọi tưởng đến ‘bà cụ’ với vợ chồng ‘thầy phán’.
Hai cô cháu gái mỗi năm Vọi thấy một đổi khác, từ năm 13- 14 tuổi cho tới nay đã suýt soát 20. Nhưng mọi lần, Vọi chỉ thoáng nhìn qua như nhìn những người tắm biển mà thôi. Lần này, chàng có vẻ tò mò hơn. Có lẽ vì chàng quen ngắm nghía Hiền nên cái ý tưởng so sánh về nhan sắc đã lờ mờ nảy ra trong khối óc ‘ngây thơ’ của chàng.
Vọi lại gần những người kia, chắp tay chào. Bà cụ gật đầu đáp lại rồi thản nhiên quay ra tiếp chuyện vợ chồng người phú thương. Còn hai cô thiếu nữ thì không thèm lưu ý đến chàng, chỉ cười nói, giơ tay trỏ ra phía biển.
- Thưa, hai cô mới ra nghỉ mát?
- Phải.
- Hai cô ra muộn quá. Bây giờ là cuối mùa tắm rồi, buồn lắm.
Hai người thiếu nữ lặng thinh, thong thả theo ven làn nước đi ngược lên phía núi. Vọi hiểu ngay rằng không phải cô gái nào cũng dễ dãi như cô Hiền nên buồn rầu lảng ra xa.
Mọt lát sau, trên bãi biển chỉ còn Vọi với cái bóng chàng nằm dài trên cát, với những bóng rung động của hàng cây phi lao tha thướt.
Lơ đãng, Vọi dẫm phải cây cỏ kim nên chau mày đứng lại rút chiếc lá nhọn ra, rồi vừa nặn máu, vừa lẩm bẩm rủa thầm. Bỗng Vọi mỉm cười, chàng nghĩ đến thứ đồ chơi của Hiền: cuộc thi xe cỏ kim. Chàng liền ngắt hai chùm lá thả theo chiều gió rồi đứng ngắm cho tới lúc làn sóng nhấp nhô ‘lè lưỡi trắng’ liếm đi. Có lần chàng thả luôn một lúc sáu, bảy cái. Trên khoảng ánh chiều tà vàng nhạt, chàng thấy những chùm lá lăn chạy giống hệt đàn dã tràng như cô Hiền thường nói.
Vọi giật mình vì vừa tưởng như có tiếng Hiền cười lanh lảnh bên tai... Chàng sung sướng quay lại. Vòi đứng sững nhìn chàng. Vọi cau có nói:
- Mày ra đây làm gì?
Vòi vẫn cười:
- Em đến nhà cậu mượn cái bào khoai... Nhưng... anh không đi nghề ư?
- Không.
- Anh sao vậy?
- Chẳng sao cả. Mày đi đi.
Vòi cười ranh mãnh. Cô bé nhà quê rất tinh quái, thừa biết vì sao độ này anh mình hay buồn rầu gắt gỏng. Nàng vui vẻ bảo Vọi:
- Em thi với anh nào!
- Thi cái gì?
- Thì xem con ngựa của ai chạy nhanh hơn!
- Mày bảo ngựa gì?
- Ngựa cỏ anh vừa thả ấy mà.
Vọi trừng mắt dữ tợn trân trân nhìn em như đoán biết rằng cô em ranh mãnh đang trêu cợt trên sự đau khổ của mình.
- Mày cút đi! Tao không thi gì với mày hết. Tao về đây.
Dứt lời Vọi quay đi và cắm đầu bước thật mau. Vòi đứng nhìn anh lắc đầu thương hại. Nàng coi Vọi không những chỉ là một người anh mà còn như một người bạn rất thân. Ít lâu nay, thấy anh không vui đùa với mình, không chiếu cố đến mình nữa, Vòi đem lòng oán trách ‘cô Hiền’, biết rằng chỉ vì Hiền mà ra hết cả. Không bao giờ Vòi dám hy vọng anh nàng lấy được cô gái giàu có sang trọng ấy. Vòi cho là cô ta chỉ thích nghịch ngợm, thấy anh mình thật thà trêu chơi, cũng như nàng thường trêu những anh trai làng hay tán tỉnh.
- “Nhưng anh Vọi có biết tán tỉnh đâu mà cô Hiền lại trêu ghẹo?”
Thật tình, Vòi không hiểu nổi cái tính nết lạ lùng của cô gái nhà giàu kia...
Năm nay cảnh Sầm Sơn cũng vậy, nào có chi lạ cho Vọi. Nhưng năm nay Vọi mới nhận thức được cái cảnh tiêu điều của một thành phố hầu như không có người ở.
Đã hơn nửa tháng, ngày hai buổi sáng chiều, Vọi vẫn thản nhiên cùng phường bạn ra bãi xóm Sơn, bãi Sầm Sơn đánh rút hay lên mảng đi đánh lõng, đánh khơi. Nhưng cái lòng yêu nghề, cái vui sướng tung lưới ở ngoài biển rộng, cái ham thích phiêu dạt lang thang mấy ngày trời trên làn sóng dữ không còn trong Vọi nữa!
Từ vui vẻ nhanh nhẹn, chàng trở nên buồn tẻ nặng nề. Trước kia chàng hay nói bông đùa với bạn nghề bao nhiêu thì nay chàng bần thần ít lời bấy nhiêu. Ai ai cũng nhận thấy rằng chàng đổi hẳn tính nết.
Một buổi chiều Vọi thoái thác đau bụng trong khi hai em con cậu lên mảng đi thả lưới. Khi mảng đã ra xa, chàng lững thững đi từ đầu nọ đến đầu kia bãi Sầm Sơn.
Trời vùng biển đã xanh trong trông thăm thẳm vòi vọi, không một gợn mây nhỏ làm vẩn đục. Nước biển xanh biếc ở gần bờ, rồi càng xa càng nhạt cho tới khi thành một làn trắng xóa ở nơi chân trời. Trong cái cảnh rực rỡ ánh sáng, Vọi ủ dột như bông hoa tàn héo rũ bên hàng dậu.
Vọi thơ thẩn đi suốt bãi biển không biết bao nhiêu lượt, thỉnh thoảng lại nhìn lên phía đường xem có ai mới ra tắm không. Vì chàng nhớ năm trước cuối tháng 9 vẫn còn lác đác có người ở Hà- Nội vào nghỉ mát.
Khoảng hơn bốn giờ, Vọi thấy một đám người từ trên đường rẽ xuống. Chỉ thoáng phớt qua, chàng cũng nhận ra bà cụ với hai cô cháu bà già. Theo sau là vợ chồng một phú thương đứng tuổi. Họ vận quần áo thường và ra bãi biển ngồi hóng gió, chứ không mấy khi chịu tắm. Đó là một gia đình mà năm nào cũng năm nào, đến Sầm Sơn muộn nhất. Chừng họ chờ ai nấy mới rủ nhau vào cho được yên tĩnh. Hoặc giả họ đi nghỉ nơi khác về hay có nhà ở Sầm Sơn, họ đợi hết hạn cho thuê mới vào vớt vát lấy cái ‘mát thừa’.
Không bao giờ Vọi có những ý nghĩ ấy. Chàng chỉ cho là hai gia đình kia hơi lạ, hơi khác mọi người đi tắm biển thường một chút. Hàng năm, cứ đến khi phố Sầm Sơn trở nên vắng, các hàng giải khát đã dọn đi là tự nhiên Vọi tưởng đến ‘bà cụ’ với vợ chồng ‘thầy phán’.
Hai cô cháu gái mỗi năm Vọi thấy một đổi khác, từ năm 13- 14 tuổi cho tới nay đã suýt soát 20. Nhưng mọi lần, Vọi chỉ thoáng nhìn qua như nhìn những người tắm biển mà thôi. Lần này, chàng có vẻ tò mò hơn. Có lẽ vì chàng quen ngắm nghía Hiền nên cái ý tưởng so sánh về nhan sắc đã lờ mờ nảy ra trong khối óc ‘ngây thơ’ của chàng.
Vọi lại gần những người kia, chắp tay chào. Bà cụ gật đầu đáp lại rồi thản nhiên quay ra tiếp chuyện vợ chồng người phú thương. Còn hai cô thiếu nữ thì không thèm lưu ý đến chàng, chỉ cười nói, giơ tay trỏ ra phía biển.
- Thưa, hai cô mới ra nghỉ mát?
- Phải.
- Hai cô ra muộn quá. Bây giờ là cuối mùa tắm rồi, buồn lắm.
Hai người thiếu nữ lặng thinh, thong thả theo ven làn nước đi ngược lên phía núi. Vọi hiểu ngay rằng không phải cô gái nào cũng dễ dãi như cô Hiền nên buồn rầu lảng ra xa.
Mọt lát sau, trên bãi biển chỉ còn Vọi với cái bóng chàng nằm dài trên cát, với những bóng rung động của hàng cây phi lao tha thướt.
Lơ đãng, Vọi dẫm phải cây cỏ kim nên chau mày đứng lại rút chiếc lá nhọn ra, rồi vừa nặn máu, vừa lẩm bẩm rủa thầm. Bỗng Vọi mỉm cười, chàng nghĩ đến thứ đồ chơi của Hiền: cuộc thi xe cỏ kim. Chàng liền ngắt hai chùm lá thả theo chiều gió rồi đứng ngắm cho tới lúc làn sóng nhấp nhô ‘lè lưỡi trắng’ liếm đi. Có lần chàng thả luôn một lúc sáu, bảy cái. Trên khoảng ánh chiều tà vàng nhạt, chàng thấy những chùm lá lăn chạy giống hệt đàn dã tràng như cô Hiền thường nói.
Vọi giật mình vì vừa tưởng như có tiếng Hiền cười lanh lảnh bên tai... Chàng sung sướng quay lại. Vòi đứng sững nhìn chàng. Vọi cau có nói:
- Mày ra đây làm gì?
Vòi vẫn cười:
- Em đến nhà cậu mượn cái bào khoai... Nhưng... anh không đi nghề ư?
- Không.
- Anh sao vậy?
- Chẳng sao cả. Mày đi đi.
Vòi cười ranh mãnh. Cô bé nhà quê rất tinh quái, thừa biết vì sao độ này anh mình hay buồn rầu gắt gỏng. Nàng vui vẻ bảo Vọi:
- Em thi với anh nào!
- Thi cái gì?
- Thì xem con ngựa của ai chạy nhanh hơn!
- Mày bảo ngựa gì?
- Ngựa cỏ anh vừa thả ấy mà.
Vọi trừng mắt dữ tợn trân trân nhìn em như đoán biết rằng cô em ranh mãnh đang trêu cợt trên sự đau khổ của mình.
- Mày cút đi! Tao không thi gì với mày hết. Tao về đây.
Dứt lời Vọi quay đi và cắm đầu bước thật mau. Vòi đứng nhìn anh lắc đầu thương hại. Nàng coi Vọi không những chỉ là một người anh mà còn như một người bạn rất thân. Ít lâu nay, thấy anh không vui đùa với mình, không chiếu cố đến mình nữa, Vòi đem lòng oán trách ‘cô Hiền’, biết rằng chỉ vì Hiền mà ra hết cả. Không bao giờ Vòi dám hy vọng anh nàng lấy được cô gái giàu có sang trọng ấy. Vòi cho là cô ta chỉ thích nghịch ngợm, thấy anh mình thật thà trêu chơi, cũng như nàng thường trêu những anh trai làng hay tán tỉnh.
- “Nhưng anh Vọi có biết tán tỉnh đâu mà cô Hiền lại trêu ghẹo?”
Thật tình, Vòi không hiểu nổi cái tính nết lạ lùng của cô gái nhà giàu kia...
Chương 28
Đến núi Trống Mái, Vọi không sao đứng lại. Chàng leo lên tảng
đá đứng vơ vẩn nhìn ra biển. Gió lạnh thổi thông qua chỗ hổng giữa hòn Trống và
hòn Mái. Nhưng Vọi chẳng thấy lạnh. Cả thân thể lẫn đầu óc chàng nóng bừng.
Hai tay Vọi vịn vào thành đá bỗng sờ vào nét sơn của hàng chữ. Vọi nhớ lại những tảng đá... Câu giảng nghĩa của Hiền không bao giờ Vọi quên được một tiếng.
- “Những chữ viết đó là những chữ bắt đầu tên người con trai và người con gái. Ví dụ, Vọi và Hiền chẳng hạn, thì viết chữ V và chữ H.”
Sao Hiền đem ‘Vọi với Hiền’ ra thí dụ? Thật Vọi không hiểu, hay sợ không dám hiểu. Mà Vọi cũng chẳng biết chữ V và chữ H viết ra sao.
Nắng chiều còn phảng phất quanh vùng cao, kéo dài cái bóng tím hai hòn Trống Mái lên mặt đồi. Vọi ghé gần tò mò ngắm những chữ viết trên đá rồi nhặt viên gạch theo từng nét vạch ra bên cạnh một cặp chữ, ước ao rằng đó là hai chữ V và H.
Trong một kẽ đá, Vọi thấy có một mảnh vỏ dừa khô liền ‘cởi’ ra xem. Một cảnh âu yếm êm đềm vụt hiện ra trước mắt Vọi...
Hôm ấy cô Hiền bảo Vọi đưa đi coi dãy núi Đường Trèo. Khi trở về, Hiền kêu khát nước. Vọi chạy tức tốc vào làng mua được một quả dừa đem đến. Không có cốc hay bát, Hiền phải cầm quả dừa dốc ngược vào miệng mà uống. Sau đó nàng cười ngất đưa chỗ còn lại cho Vọi. Trong đời Vọi, thật không một lần nào Vọi được uống một thứ nước dừa ngọt và dịu như thế..., vừa phảng phất mùi thơm của hơi thở lẫn mùi phấn hồng của đôi môi...
Hiền toan cầm quả dừa hết nước ném xuống đồi thì Vọi ngăn lại, lấy dao rựa bổ đôi ra. Hiền chợt hiểu ý, vui sướng cầm một nửa gặm cùi ăn, còn nửa kia đưa cho Vọi. Ăn xong, Hiền ‘tinh nghịch’ dấu mảnh vỏ vào kẽ đá và bảo Vọi:
- Để người nào lúc khát tìm thấy mà thèm nhỏ rãi...
Vọi ngắm nghía mảnh vỏ dừa khô, trong lòng ngao ngán. Trời đã nhá nhem tối, chàng vẫn còn ngồi trên đá như một pho tượng. Rồi chẳng biết nghĩ gì, Vọi bưng mặt khóc rưng rức.
Giọng hát của Vòi ở đàng xa làm cho Vọi giật mình. Chàng lau vội nước mắt, chạy ẩn núp sau tảng đá. Nhưng chậm quá rồi, Vòi đã trông thấy bóng anh và đã cất tiếng gọi:
- Anh Vọi ơi! Anh chưa về nhà ư?
Chẳng đạng đừng, Vọi phải bước xuống đồi. Vòi đi với một người con gái, nhưng vì trời tối quá nên chàng không nhận được là ai.
- Anh Vọi ơi, mang hộ chúng em cái bào này với! Nặng lắm, chúng em phải hai người mới khiêng nổi đấy.
Vọi lim dim cặp mắt, cố nhìn:
- Nhưng ai đi với mày thế?
- Chị Thu!
- Thế à?
- Vì nặng quá nên em nhờ chị Thu khiêng giúp em.
Vọi lẳng lặng đỡ lấy cái bào, nhẹ nhàng vác lên vai bước rảo tiến lên trước.
- Thong thả chờ chúng em với!
Vọi không đáp, cứ thoăn thoắt bước xuống đồi. Thu và Vòi lẽo đẽo theo sau. Thu là người Sầm Sơn, nhà ở liền bên cạnh nhà cậu mợ Vọi. Mẹ và cậu mợ chàng thường khen nàng đảm đang, ngoan ngoãn và vẫn có ý hỏi nàng cho Vọi. Nay thấy Vọi buồn và Thu mới lớn lên, có cặp má đỏ hây hây, Vòi muốn se hai người lại với nhau. Trong đám gái quê, Vòi nổi tiếng láu lỉnh và sớm khôn biết.
Về đến nhà, bà Bật kỳ kèo rầy con sao không đi nghề. Vọi chẳng nói chẳng rằng, bỏ ra bãi biển. Vòi ra tìm anh về ăn cơm, nhưng Vọi kêu đau bụng, vào giường đắp chiếu nằm ngủ...
Hai tay Vọi vịn vào thành đá bỗng sờ vào nét sơn của hàng chữ. Vọi nhớ lại những tảng đá... Câu giảng nghĩa của Hiền không bao giờ Vọi quên được một tiếng.
- “Những chữ viết đó là những chữ bắt đầu tên người con trai và người con gái. Ví dụ, Vọi và Hiền chẳng hạn, thì viết chữ V và chữ H.”
Sao Hiền đem ‘Vọi với Hiền’ ra thí dụ? Thật Vọi không hiểu, hay sợ không dám hiểu. Mà Vọi cũng chẳng biết chữ V và chữ H viết ra sao.
Nắng chiều còn phảng phất quanh vùng cao, kéo dài cái bóng tím hai hòn Trống Mái lên mặt đồi. Vọi ghé gần tò mò ngắm những chữ viết trên đá rồi nhặt viên gạch theo từng nét vạch ra bên cạnh một cặp chữ, ước ao rằng đó là hai chữ V và H.
Trong một kẽ đá, Vọi thấy có một mảnh vỏ dừa khô liền ‘cởi’ ra xem. Một cảnh âu yếm êm đềm vụt hiện ra trước mắt Vọi...
Hôm ấy cô Hiền bảo Vọi đưa đi coi dãy núi Đường Trèo. Khi trở về, Hiền kêu khát nước. Vọi chạy tức tốc vào làng mua được một quả dừa đem đến. Không có cốc hay bát, Hiền phải cầm quả dừa dốc ngược vào miệng mà uống. Sau đó nàng cười ngất đưa chỗ còn lại cho Vọi. Trong đời Vọi, thật không một lần nào Vọi được uống một thứ nước dừa ngọt và dịu như thế..., vừa phảng phất mùi thơm của hơi thở lẫn mùi phấn hồng của đôi môi...
Hiền toan cầm quả dừa hết nước ném xuống đồi thì Vọi ngăn lại, lấy dao rựa bổ đôi ra. Hiền chợt hiểu ý, vui sướng cầm một nửa gặm cùi ăn, còn nửa kia đưa cho Vọi. Ăn xong, Hiền ‘tinh nghịch’ dấu mảnh vỏ vào kẽ đá và bảo Vọi:
- Để người nào lúc khát tìm thấy mà thèm nhỏ rãi...
Vọi ngắm nghía mảnh vỏ dừa khô, trong lòng ngao ngán. Trời đã nhá nhem tối, chàng vẫn còn ngồi trên đá như một pho tượng. Rồi chẳng biết nghĩ gì, Vọi bưng mặt khóc rưng rức.
Giọng hát của Vòi ở đàng xa làm cho Vọi giật mình. Chàng lau vội nước mắt, chạy ẩn núp sau tảng đá. Nhưng chậm quá rồi, Vòi đã trông thấy bóng anh và đã cất tiếng gọi:
- Anh Vọi ơi! Anh chưa về nhà ư?
Chẳng đạng đừng, Vọi phải bước xuống đồi. Vòi đi với một người con gái, nhưng vì trời tối quá nên chàng không nhận được là ai.
- Anh Vọi ơi, mang hộ chúng em cái bào này với! Nặng lắm, chúng em phải hai người mới khiêng nổi đấy.
Vọi lim dim cặp mắt, cố nhìn:
- Nhưng ai đi với mày thế?
- Chị Thu!
- Thế à?
- Vì nặng quá nên em nhờ chị Thu khiêng giúp em.
Vọi lẳng lặng đỡ lấy cái bào, nhẹ nhàng vác lên vai bước rảo tiến lên trước.
- Thong thả chờ chúng em với!
Vọi không đáp, cứ thoăn thoắt bước xuống đồi. Thu và Vòi lẽo đẽo theo sau. Thu là người Sầm Sơn, nhà ở liền bên cạnh nhà cậu mợ Vọi. Mẹ và cậu mợ chàng thường khen nàng đảm đang, ngoan ngoãn và vẫn có ý hỏi nàng cho Vọi. Nay thấy Vọi buồn và Thu mới lớn lên, có cặp má đỏ hây hây, Vòi muốn se hai người lại với nhau. Trong đám gái quê, Vòi nổi tiếng láu lỉnh và sớm khôn biết.
Về đến nhà, bà Bật kỳ kèo rầy con sao không đi nghề. Vọi chẳng nói chẳng rằng, bỏ ra bãi biển. Vòi ra tìm anh về ăn cơm, nhưng Vọi kêu đau bụng, vào giường đắp chiếu nằm ngủ...
Chương 29
Rồi thu qua. Kế đến là những ngày đông giá lạnh. Những đêm
đông dài vang động tiếng sóng gầm dữ dội. Tiếng gió thét rào rào trong rừng phi
lao. Anh em dân chài có khi hàng tuần không dám thả mảng đi khơi, sáng chiều chỉ
cùng nhau vác thuổng ra bãi cát đào bới dã tràng về làm món tạm bợ.
Vọi bỗng trở nên vui vẻ. Chàng không còn bẽn lẽn như xưa khi ‘bị’ các cô con gái trêu ghẹo nữa. Hơn nữa, chàng thường bảo em dạy hát đủ các giọng. Rồi những đêm trăng sáng, Vọi lại cùng vài ba anh em kéo nhau ra quán Cầu hát đối. Vọi hầu như đã quên hẳn được câu chuyện tình vô lý kia...
Thấy con hết thở dài buồn bực, gắt gỏng, bà Bật cảm thấy vui sướng. Vòi tự phụ rằng đó là công trình của mình. Thật ra, nàng cũng thông minh và ranh quái. Nàng biết đem kể cho anh nghe những câu chuyện thần tiên mang rất nhiều ý nghĩa mà nàng thuộc lòng ngay từ thuở còn bé. Chuyện bà công chúa khinh rẻ anh học trò nghèo... Chuyện người lấy cóc, rồi cóc biến thành một cô gái đẹp nhất đời. Con cóc ấy, Vọi chẳng cần suy nghĩ cũng biết là những cô gái quê mộc mạc như Thu, người đã hát đối với Vọi nhiều lần.
Những đêm trăng ca hát ấy cũng chính Vòi bày ra. Nàng khôn khéo dạy anh những câu hát đáp lại, thành thử hai người hát đáp chọi nhau chan chát khiến ai đứng nghe cũng phải ngợi khen. Hát xong, Vòi còn láu lỉnh rủ anh đưa Thu về tận nhà của cô nàng rồi mới trở lại xóm Sơn.
Trong mấy tháng qua, Thu sung sướng vì đã chiếm được tình yêu của người con trai đẹp nhất vùng. Còn Vọi, chàng thản nhiên khi nghe thấy mẹ và em bàn đến chuyện hỏi vợ. Và nhiều lần bị các cô cắt cỏ chọc ghẹo, kêu Vọi là ‘anh Thu’, chàng cũng chỉ mỉm cười bước qua.
Cuộc đời giản dị bình thường của Vọi đã quay về lối xưa. Và nhờ quen biết Hiền, chàng lại ‘sáng sủa’, dạn dĩ thêm ra, bớt ngây thơ khù khờ, bẽn lẽn, nhút nhát.
Vọi bỗng trở nên vui vẻ. Chàng không còn bẽn lẽn như xưa khi ‘bị’ các cô con gái trêu ghẹo nữa. Hơn nữa, chàng thường bảo em dạy hát đủ các giọng. Rồi những đêm trăng sáng, Vọi lại cùng vài ba anh em kéo nhau ra quán Cầu hát đối. Vọi hầu như đã quên hẳn được câu chuyện tình vô lý kia...
Thấy con hết thở dài buồn bực, gắt gỏng, bà Bật cảm thấy vui sướng. Vòi tự phụ rằng đó là công trình của mình. Thật ra, nàng cũng thông minh và ranh quái. Nàng biết đem kể cho anh nghe những câu chuyện thần tiên mang rất nhiều ý nghĩa mà nàng thuộc lòng ngay từ thuở còn bé. Chuyện bà công chúa khinh rẻ anh học trò nghèo... Chuyện người lấy cóc, rồi cóc biến thành một cô gái đẹp nhất đời. Con cóc ấy, Vọi chẳng cần suy nghĩ cũng biết là những cô gái quê mộc mạc như Thu, người đã hát đối với Vọi nhiều lần.
Những đêm trăng ca hát ấy cũng chính Vòi bày ra. Nàng khôn khéo dạy anh những câu hát đáp lại, thành thử hai người hát đáp chọi nhau chan chát khiến ai đứng nghe cũng phải ngợi khen. Hát xong, Vòi còn láu lỉnh rủ anh đưa Thu về tận nhà của cô nàng rồi mới trở lại xóm Sơn.
Trong mấy tháng qua, Thu sung sướng vì đã chiếm được tình yêu của người con trai đẹp nhất vùng. Còn Vọi, chàng thản nhiên khi nghe thấy mẹ và em bàn đến chuyện hỏi vợ. Và nhiều lần bị các cô cắt cỏ chọc ghẹo, kêu Vọi là ‘anh Thu’, chàng cũng chỉ mỉm cười bước qua.
Cuộc đời giản dị bình thường của Vọi đã quay về lối xưa. Và nhờ quen biết Hiền, chàng lại ‘sáng sủa’, dạn dĩ thêm ra, bớt ngây thơ khù khờ, bẽn lẽn, nhút nhát.
Chương 30
Nhưng một buổi trưa... Hôm ấy Vòi mắc bận đi chợ, nhờ anh
chăn hộ con bò một lát. Vọi ngồi trên tảng đá trước chùa Sầm Sơn lơ đãng nhìn
con vật cúi ngoặm cỏ ở sườn đồi.
Trời giá lạnh. Mỗi khi cơn gió bấc thổi rung mấy chiếc lá lộc vừng và đưa là là bay qua mặt, Vọi lại rùng mình run lập cập tuy chàng ngồi ‘sưởi’ dưới ánh nắng.
Một chiếc lá rơi vào lòng Vọi. Chàng cầm vân vê trong tay, tò mò ngắm nghía. Bỗng Vọi kinh hoảng kêu:
- Trời ơi! Cô Hiền!
Màu chiếc lá rụng đỏ sẫm như là vỏ sò vừa nhắc chàng nhớ tới bộ áo tắm Hiền thường mặc.
Tất cả cái thời tắm biển lại hiện ra rõ rệt với những cô thiếu nữ trắng trẻo xinh tươi mà trong số đó, cô Hiền trắng trẻo xinh tươi nhất.
Rồi lần lượt những cảnh sinh hoạt êm đềm rõ dần ra... Cảnh bơi thi với cô Hiền... Cảnh đẩy mảng cho cô Hiền tắm... Cảnh đứng nói chuyện với cô Hiền ở bãi Lãn, khe Thờ, trên hòn Trống Mái...
- Anh Vọi!
Tiếng Vòi gọi làm Vọi giật mình, để chiếc lá đang cầm ở tay rơi xuống đất.
- Mày đi chợ về?
- Em mua được cặp gà đẹp quá, anh coi!
Vừa nói, Vòi vừa xách ngược hai ‘chú gà con’ đang giẫy giụa và kêu chiêm chiếp giơ lên.
- Mày mua ngữ gà ấy về chừng để cho quạ nó tha giùm.
- Phỉ phui! Anh chỉ nói dại! Cặp gà này đến Tết thì vừa vặn làm cỗ.
- À, ra mày mua để làm cỗ Tết.
Vòi liếc nhìn ranh mãnh:
- Không đâu! Để ‘tết nhà vợ’ cho anh đấy.
Vọi nghe nói cau mặt quay đi.
- Nhưng sao anh buồn thế, anh Vọi? Mà mắt anh ướt như người mới khóc.
Vọi cố gượng cười:
- Tại tao rét quá, rét đến chảy cả nước mắt nước mũi.
- Ừ, năm nay rét quá nhỉ? Rét thế mà còn có người ra biển nghỉ mát đấy anh ạ!
- Bậy! Ai nghỉ mát bao giờ!
- Thật đấy! Em vừa gặp cái cô ra đây độ nọ. Cái cô đã đến nhà ta ấy mà.
Vọi hoảng hốt đứng dậy. Rồi không kịp hỏi xem cô ấy là ai, chàng vùng chạy xuống đồi.
- Anh đi đâu mà vội thế?
Vọi vẫn cứ rảo bước, không buồn quay đầu lại...
Trời giá lạnh. Mỗi khi cơn gió bấc thổi rung mấy chiếc lá lộc vừng và đưa là là bay qua mặt, Vọi lại rùng mình run lập cập tuy chàng ngồi ‘sưởi’ dưới ánh nắng.
Một chiếc lá rơi vào lòng Vọi. Chàng cầm vân vê trong tay, tò mò ngắm nghía. Bỗng Vọi kinh hoảng kêu:
- Trời ơi! Cô Hiền!
Màu chiếc lá rụng đỏ sẫm như là vỏ sò vừa nhắc chàng nhớ tới bộ áo tắm Hiền thường mặc.
Tất cả cái thời tắm biển lại hiện ra rõ rệt với những cô thiếu nữ trắng trẻo xinh tươi mà trong số đó, cô Hiền trắng trẻo xinh tươi nhất.
Rồi lần lượt những cảnh sinh hoạt êm đềm rõ dần ra... Cảnh bơi thi với cô Hiền... Cảnh đẩy mảng cho cô Hiền tắm... Cảnh đứng nói chuyện với cô Hiền ở bãi Lãn, khe Thờ, trên hòn Trống Mái...
- Anh Vọi!
Tiếng Vòi gọi làm Vọi giật mình, để chiếc lá đang cầm ở tay rơi xuống đất.
- Mày đi chợ về?
- Em mua được cặp gà đẹp quá, anh coi!
Vừa nói, Vòi vừa xách ngược hai ‘chú gà con’ đang giẫy giụa và kêu chiêm chiếp giơ lên.
- Mày mua ngữ gà ấy về chừng để cho quạ nó tha giùm.
- Phỉ phui! Anh chỉ nói dại! Cặp gà này đến Tết thì vừa vặn làm cỗ.
- À, ra mày mua để làm cỗ Tết.
Vòi liếc nhìn ranh mãnh:
- Không đâu! Để ‘tết nhà vợ’ cho anh đấy.
Vọi nghe nói cau mặt quay đi.
- Nhưng sao anh buồn thế, anh Vọi? Mà mắt anh ướt như người mới khóc.
Vọi cố gượng cười:
- Tại tao rét quá, rét đến chảy cả nước mắt nước mũi.
- Ừ, năm nay rét quá nhỉ? Rét thế mà còn có người ra biển nghỉ mát đấy anh ạ!
- Bậy! Ai nghỉ mát bao giờ!
- Thật đấy! Em vừa gặp cái cô ra đây độ nọ. Cái cô đã đến nhà ta ấy mà.
Vọi hoảng hốt đứng dậy. Rồi không kịp hỏi xem cô ấy là ai, chàng vùng chạy xuống đồi.
- Anh đi đâu mà vội thế?
Vọi vẫn cứ rảo bước, không buồn quay đầu lại...
Chương 31
Ra tới bãi biển, Vọi ngơ ngác nhìn quanh để xem cô Hiền đứng ở
đâu, vì chàng đoán chắc rằng người mà Vòi vừa gặp chỉ có thể là cô Hiền.
Xa xa, một thiếu nữ vận áo tơ da, hai giải khăn quàng trắng bay phất phới. Vọi sung sướng đi thật mau hầu như chạy.
Khi đến gần thì hóa ra không phải là Hiền! Vọi chau mày căm tức làu nhàu mắng thầm em gái đã ‘lừa dối’ mình, định bụng trở về ngay để ‘tát cho nó mấy cái’. Nhưng cô kia đăm đăm nhìn chàng gọi:
- Anh Vọi! Phải anh Vọi không?
Vọi còn đang nhớn nhác thì cô ta lại vui vẻ nói tiếp:
- Anh coi, tôi nhớ lâu thế đó! Còn anh, anh chóng quên quá. Hôm anh ốm tôi với chị Hiền cùng anh Lưu đến thăm anh...
- À! Tôi nhớ ra rồi! Cô Phụng!
- Ừ, có thế chứ! Tôi tưởng anh quên tôi rồi!
Phụng lại cười, giọng cười đùa bỡn, chế nhạo. Nhưng Vọi chẳng thèm gnhĩ gì đến những chuyện đó. Chàng chỉ nghĩ thầm:
- “Cô Phụng là bạn thân của cô Hiền.”
Thấy Phụng toan quay đi, Vọi cuống quít tìm câu hỏi:
- Thưa cô... Rét thế này mà cô cũng ra... cô cũng vào Sầm Sơn?
- Tôi vào chữa nhà. Đáng lẽ cho người nhà vào cũng được, nhưng tôi muốn xem biển mùa rét ra sao.
Vọi trở nên lém lỉnh:
- Thưa cô, lắm hôm trời quang 1, biển đẹp lắm, đẹp hơn mùa hè nhiều. Nước xanh trong vắt, khi lội xuống biển trông rõ cả bàn chân.
- Lội xuống biển? Rét thế mà lội xuống nước?
- Thưa cô, đi nghề mà sợ nước thế nào được?
Và Phụng lại quay đi.
- Thưa cô...
Phụng dừng lại yên lặng tò mò nhìn Vọi.
- Thưa cô về...?
- Phải! Chẳng lẽ đứng mãi đây mà hứng gió lạnh?
- Thầy cô... thầy Lưu... lâu nay cô có gặp thầy Lưu không?
Phụng càng tò mò hơn, cố tìm ẩn ý trong câu hỏi lúng túng của anh dân chài.
- “Hỏi thăm Lưu làm gì thế?... À, hiểu rồi...”
Nàng hiểu và nàng nhớ lại những buổi tối họp nhau uống trà, nghe nhạc ở nhà Hiền. Không lần nào Hiền không nói đến Sầm Sơn. Mà hễ nói đến Sầm Sơn là thế nào cũng nhắc đến tên Vọi. Có lẽ Hiền làm thế chỉ cốt để trêu tức, để hạ cái tính kiêu hãnh của mấy chàng ‘công tử’ và mấy chàng sinh viên. Nàng đem cái đẹp nở nang của thân thể, cái sức mạnh đều đặn của gân cốt để đối địch với cái tinh thần ủy mị, cái trí thức góp nhặt trong sách mà bọn ‘thư sinh mặt trắng’ không lúc nào quên ‘diễn giải khoe khoang’.
Nhưng Phụng tinh ranh, lại nghĩ theo ý khác. Nàng cho rằng tâm trí Hiền chứa đầy hình ảnh của anh chàng đánh cá đẹp trai nên phải cố kiếm dịp nói chuyện cho đỡ nhớ.
Nay gặp Vọi và thấy chàng ngập ngừng hỏi thăm những người ở Hà- Thành, Phụng càng tin chắc rằng mình xét đoán tâm lý người đời không sai.
- “Hai anh chị chừng đã có thế nào với nhau rồi đây? Trời! Lãng mạn!”
Nàng nhìn Vọi, lại mỉm cười nghĩ tiếp:
- “Thì sao không hỏi thẳng ngay tin tức Hiền? Thế mà cứ bảo người nhà quê thành thật!”
Thấy Phụng cười, Vọi luống cuống chắp tay chào, ấp úng cáo biệt.
- Ô kìa! Anh hỏi tôi, tôi chưa kịp trả lời mà anh đã vội vàng thế? Hình như anh hỏi thăm tin tức anh Lưu phải không? Anh ấy vẫn mạnh khỏe như thường, vẫn đi học như thường, vẫn đến chơi đằng nhà tôi như thường và nhất là đằng chị Hiền.
Dứt lời, nàng cười nhạt nhẽo, mát mẻ:
- Anh chỉ hỏi thăm một mình anh Lưu thôi sao? Còn những nguời khác? Chẳng hạn như chị Hiền, người đem thuốc đến cho anh, sao anh không hỏi thăm? Anh quên chị Hiền rồi sao? Bây giờ có lẽ chị ấy cũng chẳng nghĩ đến anh đâu! Cùng lắm là cái biển đẹp của anh...
Vọi đứng sững, cặp mắt vờ nhìn thẳng ra xa mà tinh thần lắng hết vào câu chuyện của Phụng. Cô thiếu nữ bỗng cười lớn nói:
- Nhưng này anh Vọi! Tôi hỏi thật, anh có yêu Hiền không?
Vọi cho là một câu mỉa mai nên bẽn lẽn không đáp. Phụng tinh quái nói tiếp:
- Ừ, phải! Anh không yêu gì chị Hiền, tôi cũng biết. Không yêu là phải, vì chỉ một vài tháng nữa chị ấy đã là vợ người ta rồi.
Mặt Vọi tái đi. Người chàng run lẩy bẩy. Phụng thản nhiên hỏi:
- Anh rét lắm phải không? Hôm nay nắng ráo, nhưng lạnh quá!
Vọi cố mỉm một nụ cười gượng buồn thảm, trong khi Phụng vẫn ‘thao thao bất tuyệt’:
- Rét thì về thôi! Tôi cũng về đây. Phải đấy, ta vừa đi vừa nói chuyện. Hôm nọ fiancailles chị Hiền, nghĩa là ăn hỏi ấy mà. Chúng tôi ‘đăng- xê’ 2. dữ quá.
Vọi chậm chạp lảo đảo đi theo Phụng. Tiếng Phụng nghe như trong giấc chiêm bao.
- Chỉ độ ra giêng là cưới, chị Hiền nhờ tôi đi phù dâu đấy... Anh có hiểu phù dâu là thế nào không? Phù dâu là demoiselle d’honneur ấy mà, nghĩa là những cô thiếu nữ đi kèm cô dâu về nhà chú rể, anh hiểu chưa?
Vọi chỉ muốn biết ‘chú rể là ai’ nhưng chàng không dám hỏi thăm.
- Giá anh ra ăn cưới được thì chắc chị Hiền và anh Lưu sung sướng lắm. Vậy cố mà ra nhé!
- “Thì ra anh chàng rể là ‘thầy Lưu’! Biết thế...”
Nét mặt Vọi trở nên dữ tợn. Chàng nắm chặt hai bàn tay lại. Lúc đó vừa tới nhà Phụng. Nàng thản nhiên mở cổng đi vào để mặc anh đánh cá với niềm thống khổ trong lòng...
Chiều hôm ấy khi trời mưa phùn âm u giá rét... Tuy gió rít dài trong lá phi lao xơ xác... Tuy biển văng sóng bạc dữ dội lên mỏm đá hà... Người ta vẫn thấy một anh chàng đánh cá đi đi lại lại trên bãi cát. Chàng chắp hai tay sau lưng, ngửa mặt nhìn trời. Quần áo chàng ướt đẫm. Hai má chàng ướt đẫm. Chẳng biết đó là nước mưa hay nước mắt?...
Xa xa, một thiếu nữ vận áo tơ da, hai giải khăn quàng trắng bay phất phới. Vọi sung sướng đi thật mau hầu như chạy.
Khi đến gần thì hóa ra không phải là Hiền! Vọi chau mày căm tức làu nhàu mắng thầm em gái đã ‘lừa dối’ mình, định bụng trở về ngay để ‘tát cho nó mấy cái’. Nhưng cô kia đăm đăm nhìn chàng gọi:
- Anh Vọi! Phải anh Vọi không?
Vọi còn đang nhớn nhác thì cô ta lại vui vẻ nói tiếp:
- Anh coi, tôi nhớ lâu thế đó! Còn anh, anh chóng quên quá. Hôm anh ốm tôi với chị Hiền cùng anh Lưu đến thăm anh...
- À! Tôi nhớ ra rồi! Cô Phụng!
- Ừ, có thế chứ! Tôi tưởng anh quên tôi rồi!
Phụng lại cười, giọng cười đùa bỡn, chế nhạo. Nhưng Vọi chẳng thèm gnhĩ gì đến những chuyện đó. Chàng chỉ nghĩ thầm:
- “Cô Phụng là bạn thân của cô Hiền.”
Thấy Phụng toan quay đi, Vọi cuống quít tìm câu hỏi:
- Thưa cô... Rét thế này mà cô cũng ra... cô cũng vào Sầm Sơn?
- Tôi vào chữa nhà. Đáng lẽ cho người nhà vào cũng được, nhưng tôi muốn xem biển mùa rét ra sao.
Vọi trở nên lém lỉnh:
- Thưa cô, lắm hôm trời quang 1, biển đẹp lắm, đẹp hơn mùa hè nhiều. Nước xanh trong vắt, khi lội xuống biển trông rõ cả bàn chân.
- Lội xuống biển? Rét thế mà lội xuống nước?
- Thưa cô, đi nghề mà sợ nước thế nào được?
Và Phụng lại quay đi.
- Thưa cô...
Phụng dừng lại yên lặng tò mò nhìn Vọi.
- Thưa cô về...?
- Phải! Chẳng lẽ đứng mãi đây mà hứng gió lạnh?
- Thầy cô... thầy Lưu... lâu nay cô có gặp thầy Lưu không?
Phụng càng tò mò hơn, cố tìm ẩn ý trong câu hỏi lúng túng của anh dân chài.
- “Hỏi thăm Lưu làm gì thế?... À, hiểu rồi...”
Nàng hiểu và nàng nhớ lại những buổi tối họp nhau uống trà, nghe nhạc ở nhà Hiền. Không lần nào Hiền không nói đến Sầm Sơn. Mà hễ nói đến Sầm Sơn là thế nào cũng nhắc đến tên Vọi. Có lẽ Hiền làm thế chỉ cốt để trêu tức, để hạ cái tính kiêu hãnh của mấy chàng ‘công tử’ và mấy chàng sinh viên. Nàng đem cái đẹp nở nang của thân thể, cái sức mạnh đều đặn của gân cốt để đối địch với cái tinh thần ủy mị, cái trí thức góp nhặt trong sách mà bọn ‘thư sinh mặt trắng’ không lúc nào quên ‘diễn giải khoe khoang’.
Nhưng Phụng tinh ranh, lại nghĩ theo ý khác. Nàng cho rằng tâm trí Hiền chứa đầy hình ảnh của anh chàng đánh cá đẹp trai nên phải cố kiếm dịp nói chuyện cho đỡ nhớ.
Nay gặp Vọi và thấy chàng ngập ngừng hỏi thăm những người ở Hà- Thành, Phụng càng tin chắc rằng mình xét đoán tâm lý người đời không sai.
- “Hai anh chị chừng đã có thế nào với nhau rồi đây? Trời! Lãng mạn!”
Nàng nhìn Vọi, lại mỉm cười nghĩ tiếp:
- “Thì sao không hỏi thẳng ngay tin tức Hiền? Thế mà cứ bảo người nhà quê thành thật!”
Thấy Phụng cười, Vọi luống cuống chắp tay chào, ấp úng cáo biệt.
- Ô kìa! Anh hỏi tôi, tôi chưa kịp trả lời mà anh đã vội vàng thế? Hình như anh hỏi thăm tin tức anh Lưu phải không? Anh ấy vẫn mạnh khỏe như thường, vẫn đi học như thường, vẫn đến chơi đằng nhà tôi như thường và nhất là đằng chị Hiền.
Dứt lời, nàng cười nhạt nhẽo, mát mẻ:
- Anh chỉ hỏi thăm một mình anh Lưu thôi sao? Còn những nguời khác? Chẳng hạn như chị Hiền, người đem thuốc đến cho anh, sao anh không hỏi thăm? Anh quên chị Hiền rồi sao? Bây giờ có lẽ chị ấy cũng chẳng nghĩ đến anh đâu! Cùng lắm là cái biển đẹp của anh...
Vọi đứng sững, cặp mắt vờ nhìn thẳng ra xa mà tinh thần lắng hết vào câu chuyện của Phụng. Cô thiếu nữ bỗng cười lớn nói:
- Nhưng này anh Vọi! Tôi hỏi thật, anh có yêu Hiền không?
Vọi cho là một câu mỉa mai nên bẽn lẽn không đáp. Phụng tinh quái nói tiếp:
- Ừ, phải! Anh không yêu gì chị Hiền, tôi cũng biết. Không yêu là phải, vì chỉ một vài tháng nữa chị ấy đã là vợ người ta rồi.
Mặt Vọi tái đi. Người chàng run lẩy bẩy. Phụng thản nhiên hỏi:
- Anh rét lắm phải không? Hôm nay nắng ráo, nhưng lạnh quá!
Vọi cố mỉm một nụ cười gượng buồn thảm, trong khi Phụng vẫn ‘thao thao bất tuyệt’:
- Rét thì về thôi! Tôi cũng về đây. Phải đấy, ta vừa đi vừa nói chuyện. Hôm nọ fiancailles chị Hiền, nghĩa là ăn hỏi ấy mà. Chúng tôi ‘đăng- xê’ 2. dữ quá.
Vọi chậm chạp lảo đảo đi theo Phụng. Tiếng Phụng nghe như trong giấc chiêm bao.
- Chỉ độ ra giêng là cưới, chị Hiền nhờ tôi đi phù dâu đấy... Anh có hiểu phù dâu là thế nào không? Phù dâu là demoiselle d’honneur ấy mà, nghĩa là những cô thiếu nữ đi kèm cô dâu về nhà chú rể, anh hiểu chưa?
Vọi chỉ muốn biết ‘chú rể là ai’ nhưng chàng không dám hỏi thăm.
- Giá anh ra ăn cưới được thì chắc chị Hiền và anh Lưu sung sướng lắm. Vậy cố mà ra nhé!
- “Thì ra anh chàng rể là ‘thầy Lưu’! Biết thế...”
Nét mặt Vọi trở nên dữ tợn. Chàng nắm chặt hai bàn tay lại. Lúc đó vừa tới nhà Phụng. Nàng thản nhiên mở cổng đi vào để mặc anh đánh cá với niềm thống khổ trong lòng...
Chiều hôm ấy khi trời mưa phùn âm u giá rét... Tuy gió rít dài trong lá phi lao xơ xác... Tuy biển văng sóng bạc dữ dội lên mỏm đá hà... Người ta vẫn thấy một anh chàng đánh cá đi đi lại lại trên bãi cát. Chàng chắp hai tay sau lưng, ngửa mặt nhìn trời. Quần áo chàng ướt đẫm. Hai má chàng ướt đẫm. Chẳng biết đó là nước mưa hay nước mắt?...
Chú thích:
1.
|
Quang: quang đãng, nghĩa là sáng.
|
2.
|
Đăng Xê: phiên âm chữ ‘Danser’ (tiếng Pháp), có nghĩa là
khiêu vũ, nhảy đầm.
|
Chương 32
Vụ hè năm sau, Hiền cùng mẹ vào Sầm Sơn nghỉ mát rất sớm. Hiền
đã quen với sự buồn tẻ, vắng ngắt của những buổi đầu mùa tắm nên không chán nản,
bứt rứt khó chịu như năm trước nữa. Cho đến cả những tiếng chào mời nhộn nhịp tới
tấp của các cô hàng dừa, hàng trứng, hàng gà, hàng cau cũng chỉ làm cho nàng nhếch
một nụ cười thẳng thắn vui sướng.
Rồi dần dần theo vào từng cánh bạn thân, sơ của Hiền. Một thiếu nữ đẹp và giàu đi nghỉ mát thì bao giờ chẳng có bạn bè cả trai lẫn gái đi ủng hộ tháp tùng?
Trong đó tất nhiên phải có Lưu, người vừa chiếm số một trong kỳ thi lên năm thứ ba trường Luật, và có lẽ chiếm luôn cả số một trong những người hy vọng được trái tim của Hiền.
Rồi những tiểu thuyết êm đềm dịu dàng, ầm ĩ, lả lơi bắt đầu... Những tiểu thuyết bất di bất dịch ở ngoài biển từ khi người Việt Nam biết mến chuộng cái ‘trò đùa’ với ‘nước mặn’...
Hiền như đã quên hẳn ‘anh chàng đánh cá đẹp trai’. Trong ký ức của nàng, cái tên ‘Vọi’ đã hầu như không còn hiện hữu ở trên đời.
Một buổi sáng, Hiền, Phụng và Lưu rủ nhau đến chơi hòn Trống Mái để xem lại dấu vết kỷ niệm của mình năm trước.
Tới nơi, khi Hiền còn đang loay hoay sửa soạn máy ảnh để chụp thì Phụng cười ròn rã bảo bạn:
- Chị Hiền ơi! Tên chị đây này!
- Biết rồi, viết bằng sơn trắng chứ gì?
- Không. Đục sâu vào đá kia!
Hiền cũng cười:
- Bậy! Tôi có đục tên tôi vào đá bao giờ đâu? Hoạ chăng đục vào cát ngoài bãi biển.
- Không mà! Đục vào đá thật! Đâu này, anh Lưu thử xem có phải là tôi nói dối không?
Lưu quan sát ngắm nghía xong gật đầu:
- Phải đấy, nhưng đứng chung với một tên khác. Ngộ lắm!
Phụng lại phá lên cười:
- Còn ngộ hơn nữa kia, anh Lưu coi! Tên ấy khắc nhan nhản khắp mọi nơi.
Hiền chạy vội lên tảng đá hỏi:
- Đâu?
Quả thật, trên thành hai tảng đá Trống và Mái có tới hơn một chục cặp chữ ‘V.H.’ khắc trong những khung, hoặc tròn, hoặc vuông, hoặc hình chữ nhật hay hình bầu dục. Tác giả những công trình ấy kể đã tỉ mỉ và mất nhiều thời giờ, tuy rằng nét chữ lệch lạc xiêu vẹo như người mới tập viết. Phụng nói đùa:
- Gớm thật! Sao mà anh chị lãng mạn, nồng nàn đến thế? Có lẽ khắc tên lên trên khắp núi Sầm Sơn chăng?
- Dễ thực đấy. Kìa chị coi!
Vừa nói, Phụng vừa giơ tay trỏ những tảng đá đứng nằm vây bọc hòn Trống Mái. Trên tảng đá nào cũng có ít nhất một cặp chữ ‘V.H.’. Phụng lại cười hỏi:
- H. là Hiền. V. là ai? Hay Vọi đấy?
Hiền buồn rầu đứng ngây người suy nghĩ, mắt mơ màng nhìn biển xa. ‘Anh chàng đánh cá đẹp trai’ hiện ra rõ rệt trong ký ức nàng. Đã vào chơi Sầm Sơn được gần nửa tháng mà không một lần nàng nhớ đến người năm trước đã làm cho cuộc nghỉ mát của nàng đỡ buồn tẻ, và hầu như trở nên thiên ái tình thuần khiết. Bỗng nàng phá lên cười rũ rượi..., cười đến chảy nước mắt rồi bảo Lưu:
- May mà tên Lưu bắt đầu bằng chữ L đấy đấy. Chứ tên là Văn, Viên, hay Vằn thì chết, tôi cũng ngờ chính anh là thủ phạm.
- Hay cô cho phép tôi bắt chước kẻ vô danh kia cũng khắc một cặp chữ. Một cặp thôi.
- Cặp chữ gì?
- L.H.
Hiền lạnh lùng nói:
- Tùy ý. Ai cấm anh khắc chữ?
- Hay cho tôi chữa chữ V. ra chữ L. cho tiện?
Hiền hoảng hốt, như muốn ngăn cản:
- Ấy chớ! Kỷ niệm ái tình là một vật rất thiêng liêng. Xin anh đừng đụng chạm tới của người ta.
Phụn lim dim đôi mắt đứng ngẫm nghĩ, nói một mình:
- Chẳng lẽ...
Lưu hỏi:
- Cô bảo gì?
- Tôi bảo chẳng lẽ V. là Vọi?
Lưu cười:
- Cô nghĩ lẩn thẩn quá! Anh ta có biết viết đâu!
- Ừ nhỉ.
Hiền yên lặng bước lại gần, tò mò ngắm từng chữ. Cái cảnh ngồi nói chuyện với ‘anh chàng đánh cá đẹp trai’ dưới bóng hòn Trống Mái lại vụt hiện ra trong trí nhớ.
- Từ hôm nào vào đây tới nay dễ ta chưa gặp anh Vọi lần nào?
Lưu lạnh lùng đáp:
- Có lẽ anh ta đi kiếm ăn ở vùng khác.
- Vô lý!
Phụng tinh quái đùa rằng:
- Hay chị lại đặt một tiệc trà mời anh ấy đến dự?
Hiền vui mừng reo lên:
- Ồ, phải đấy! Vậy ta đến mời anh Vọi đi.
Dứt lời, nàng đi thẳng. Lưu và Phụng đưa mắt nhìn nhau rồi thong thả bướ theo sau. Ba người mỗi lúc một thêm kinh ngạc vì trên con đường từ hòn Trống Mái đến xóm Sơn, chốc chốc lại gặp tảng đá có khắc hai chữ V.H. Hiền có vẻ lo lắng buồn rầu. Nàng như linh cảm, đoán biết đã xảy ra một sự việc gì quái lạ...
Tới cổng nhà Vọi, Hiền càng lo lắng vì nàng không thấy con chó trắng chạy ra mừng, mà cũng chẳng nghe thấy tiếng sủa của nó. Trong sân, một cảnh tiêu điều lạnh lùng. Không còn có buồm hay lưới phơi... Những sợi lưới mà năm trước Hiền ví với cái rèm che cửa. Vứt lăn lóc đó đây là mấy mảnh bát sành và mấy mẩu khoai lang. Hàng giậu dong xơ xác, trống trải...
- Anh Vọi! Anh Vọi! Vọi ơi!... Vọi!...
Hiền gọi ba bốn lần mà vẫn không có tiếng trả lời. Thằng bé con bên láng giềng thò đầu ra cổng nhìn sang rồi ‘ù té chạy’ thụt vào trong nhà.
Ba người định quay về thì từ ruộng lúa đi tới một người đàn bà lưng bẻ gập trên cây gậy trúc, miếng vải màn giắt dưới vành khăn nâu che cặp mắt lòa:
- Ông bà nào hỏi cháu? Cháu Vòi ra chợ sắp về đấy.
- Còn anh Vọi? Anh Vọi đâu bác Bật?
Người đàn bà òa lên khóc rồi sụt sịt hỏi:
- Ông bà... là ai... mà... biết... cháu... Cháu... cháu... chết rồi... còn đâu!...
Bà ta lại khóc... khóc thật thảm thiết. Hiền và Phụng kinh hoàng:
- Chết rồi! Chết rồi?
- Vâng... chết rồi!
Hai cô thiếu nữ sợ người đàn bà khốn khổ ngã gục xuống đất vội xốc nách đỡ vào trong hiên, đặt ngồi trên cái phản thấp mọt không chiếu. Ai nấy đều yên lặng đứng ngắm bà Bật ngồi khóc. Một lúc lâu, bà mới lau nước mắt, ngẩng mặt lên hỏi:
- Ông bà sao biết mà đến hỏi thăm?
Hiền buồn rầu đáp:
- Tôi là Hiền, bà quên rồi sao? Năm ngoái anh Vọi ốm, tôi đem thuốc đến cho...
Bà Bật vội kêu lên:
- À, cô Hiền!.. Tôi nhớ ra rồi!
Bà lại khóc kể lể:
- Thưa cô... cháu nói đến cô luôn... Quý hóa quá... Cô tử tế... cô thương người thế! Ối Vọi ơi! Cô Hiền đến thăm mày đó mà mày bỏ... mày đi đâu...
Hiền đưa khăn lên lau nước mắt. Lưu khó chịu, quay mặt nhìn đi nơi khác để giấu sự xúc động lộ trên nét mặt.
- Thôi đi về, hai cô...
Hiền không trả lời, kéo Phụng ngồi xuống phản. Phụng hầu như mất hết nghị lực, tâm thần bàng hoàng nên Hiền bảo sao làm vậy. Hình như một sự hối hận ghê gớm đang chuyển động trong lòng nàng. Hiền vuốt ve, an ủi bà Bật:
- Thôi bà ạ. Chẳng qua là số phận. Số anh Vọi có thế! Bà cũng không nên quá thương xót mà sinh ra đau ốm...
Giữa lúc ấy, Vòi ở cổng đi vào, thấy mẹ khóc cũng òa lên khóc. Đó là một thói quen ở nhà quê. Có khách lạ đến thăm viếng người nhà mình bao giờ cũng phải đem tiếng khóc ra cám ơn, chứ lòng thương anh của Vòi không sâu đậm bằng lòng thương con của người mẹ khốn khổ kia...
Thật vậy, chỉ một lát sau Vòi đã bình tĩnh, thản nhiên thuật cho mọi người nghe cái chết thảm khốc của anh mình...
Hôm ấy vào cuối canh tư sang đầu canh năm, Vọi cùng một người bạn trong nghề thả mảng ra khơi. Trời đẹp, biển êm. Sáng tinh sương, mảng đã ra xa. Hai người bỏ neo quăng lưới. Bỗng lưới mắc phải vật gì...
Nghe tới đoạn ấy, Hiền nhớ lại câu chuyện Vọi thường kể... câu chuyện thầy của Vọi mất tích ở ngoài khơi. Nàng kêu rú lên:
- Trời ơi! Cá nhà táng!
Vòi trừng mắt nhìn hỏi:
- Cô biết chuyện à?
- Vậy ra anh Vọi bị cá nhà táng ăn thịt?
- Thưa cô, em cũng không biết. Nhưng anh Vọi lặn xuống gỡ lưới rồi không thấy lên nữa.
Bà Bật vẫn hai tay ôm mặt khóc nức nở. Phụng hỏi vẩn vơ:
- Trước khi chết, anh ấy còn buồn rầu không?
Vòi ngẫm nghĩ một lúc rồi mới đáp:
- Thưa cô... có, buồn lắm. Rồi một dạo, anh ấy đã đi hát đối với chúng em. Rồi vào khoảng gần Tết, anh ấy lại buồn. Nhưng mấy hôm trước khi anh ấy chết, anh ấy đã vui vẻ trở lại như xưa, chiều nào cũng rủ em lên núi chơi.
Hiền giật mình hỏi:
- Lên núi Trống Mái?
- Vâng.
- Những chữ đóng khung vuông, tròn do chính anh ấy khắc vào đá phải không?
Lưu chau mày:
- Cô hỏi lẩn thẩn quá, đã bảo anh ấy không biết chữ!
Vòi vội cãi:
- Thưa thầy, những chữ ấy chính anh Vọi, anh ấy khắc thật đấy. Anh em nhờ anh Câu viết mãi, anh em bảo đó là chữ V với chữ H thì em cũng biết vậy. Đây này, thầy với cô coi, cũng chữ anh Vọi viết cả.
Vòi vừa nói vừa trỏ lên vách quét vôi trắng. Ở đấy có từng hàng chữ V.H. viết bằng gạch non. Phụng và Hiền mắt lặng lẽ nhìn nhau.
- Anh Lưu!
- Dạ!
- Không dám, anh dạ trời! Anh cho tôi xem cái ví được không?
Lưu vui mừng:
- Sao lại không được?
Vừa nói, chàng vừa rút ví đưa cho Hiền. Hiền nghiễm nhiên mở ra coi.
- Trời ơi! Anh giàu nhỉ? Có nhiều tiền thế này!
Lưu cười:
- Nhiều gì? Tôi có hơn một trăm đó thôi.
- Hơn một trăm mà lại không nhiều?
- Vậy một trăm với bao nhiêu?
- Với mười lăm đồng. Thôi, có một trăm cũng giàu lắm rồi! Tôi vay chỗ lẻ.
Cầm ba tờ giấy năm đồng, Hiền đưa cho bà Bật nói:
- Chúng tôi đãi...
Người đàn bà khổ sở đưa tay đỡ lấy tiền, mếu máo nói:
- Ơn này... tôi biết làm thế nào trả được...
Hiền buồn rầu, đáp lại một câu đầy ẩn ý:
- Tôi là người có tội! Dẫu có làm phúc bao nhiêu cũng không chuộc được tội đâu bà ạ.
Đoạn nàng đứng dậy chào bà Bật rồi cùng Lưu và Phụng ra về. Vòi tiễn mọi người đến cổng. Hiền ghé tai thì thầm bảo cô bé nhà quê láu lỉnh:
- Khi nào em cần chị giúp điều gì thì cứ lại đàng nhà.
Đến hòn Trống Mái, Hiền xúc động quá ngồi xuống, hai tay ôm đầu nghĩ ngợi. Phụng cũng ngồi xuống thở dài ứa nước mắt, lẩm bẩm:
- Chỉ tại mình!
Lưu đứng tựa tảng đá nhìn ra xa. Ngoài kia tiếng sóng biển vẫn rầm rộ đổ hồi...
Rồi dần dần theo vào từng cánh bạn thân, sơ của Hiền. Một thiếu nữ đẹp và giàu đi nghỉ mát thì bao giờ chẳng có bạn bè cả trai lẫn gái đi ủng hộ tháp tùng?
Trong đó tất nhiên phải có Lưu, người vừa chiếm số một trong kỳ thi lên năm thứ ba trường Luật, và có lẽ chiếm luôn cả số một trong những người hy vọng được trái tim của Hiền.
Rồi những tiểu thuyết êm đềm dịu dàng, ầm ĩ, lả lơi bắt đầu... Những tiểu thuyết bất di bất dịch ở ngoài biển từ khi người Việt Nam biết mến chuộng cái ‘trò đùa’ với ‘nước mặn’...
Hiền như đã quên hẳn ‘anh chàng đánh cá đẹp trai’. Trong ký ức của nàng, cái tên ‘Vọi’ đã hầu như không còn hiện hữu ở trên đời.
Một buổi sáng, Hiền, Phụng và Lưu rủ nhau đến chơi hòn Trống Mái để xem lại dấu vết kỷ niệm của mình năm trước.
Tới nơi, khi Hiền còn đang loay hoay sửa soạn máy ảnh để chụp thì Phụng cười ròn rã bảo bạn:
- Chị Hiền ơi! Tên chị đây này!
- Biết rồi, viết bằng sơn trắng chứ gì?
- Không. Đục sâu vào đá kia!
Hiền cũng cười:
- Bậy! Tôi có đục tên tôi vào đá bao giờ đâu? Hoạ chăng đục vào cát ngoài bãi biển.
- Không mà! Đục vào đá thật! Đâu này, anh Lưu thử xem có phải là tôi nói dối không?
Lưu quan sát ngắm nghía xong gật đầu:
- Phải đấy, nhưng đứng chung với một tên khác. Ngộ lắm!
Phụng lại phá lên cười:
- Còn ngộ hơn nữa kia, anh Lưu coi! Tên ấy khắc nhan nhản khắp mọi nơi.
Hiền chạy vội lên tảng đá hỏi:
- Đâu?
Quả thật, trên thành hai tảng đá Trống và Mái có tới hơn một chục cặp chữ ‘V.H.’ khắc trong những khung, hoặc tròn, hoặc vuông, hoặc hình chữ nhật hay hình bầu dục. Tác giả những công trình ấy kể đã tỉ mỉ và mất nhiều thời giờ, tuy rằng nét chữ lệch lạc xiêu vẹo như người mới tập viết. Phụng nói đùa:
- Gớm thật! Sao mà anh chị lãng mạn, nồng nàn đến thế? Có lẽ khắc tên lên trên khắp núi Sầm Sơn chăng?
- Dễ thực đấy. Kìa chị coi!
Vừa nói, Phụng vừa giơ tay trỏ những tảng đá đứng nằm vây bọc hòn Trống Mái. Trên tảng đá nào cũng có ít nhất một cặp chữ ‘V.H.’. Phụng lại cười hỏi:
- H. là Hiền. V. là ai? Hay Vọi đấy?
Hiền buồn rầu đứng ngây người suy nghĩ, mắt mơ màng nhìn biển xa. ‘Anh chàng đánh cá đẹp trai’ hiện ra rõ rệt trong ký ức nàng. Đã vào chơi Sầm Sơn được gần nửa tháng mà không một lần nàng nhớ đến người năm trước đã làm cho cuộc nghỉ mát của nàng đỡ buồn tẻ, và hầu như trở nên thiên ái tình thuần khiết. Bỗng nàng phá lên cười rũ rượi..., cười đến chảy nước mắt rồi bảo Lưu:
- May mà tên Lưu bắt đầu bằng chữ L đấy đấy. Chứ tên là Văn, Viên, hay Vằn thì chết, tôi cũng ngờ chính anh là thủ phạm.
- Hay cô cho phép tôi bắt chước kẻ vô danh kia cũng khắc một cặp chữ. Một cặp thôi.
- Cặp chữ gì?
- L.H.
Hiền lạnh lùng nói:
- Tùy ý. Ai cấm anh khắc chữ?
- Hay cho tôi chữa chữ V. ra chữ L. cho tiện?
Hiền hoảng hốt, như muốn ngăn cản:
- Ấy chớ! Kỷ niệm ái tình là một vật rất thiêng liêng. Xin anh đừng đụng chạm tới của người ta.
Phụn lim dim đôi mắt đứng ngẫm nghĩ, nói một mình:
- Chẳng lẽ...
Lưu hỏi:
- Cô bảo gì?
- Tôi bảo chẳng lẽ V. là Vọi?
Lưu cười:
- Cô nghĩ lẩn thẩn quá! Anh ta có biết viết đâu!
- Ừ nhỉ.
Hiền yên lặng bước lại gần, tò mò ngắm từng chữ. Cái cảnh ngồi nói chuyện với ‘anh chàng đánh cá đẹp trai’ dưới bóng hòn Trống Mái lại vụt hiện ra trong trí nhớ.
- Từ hôm nào vào đây tới nay dễ ta chưa gặp anh Vọi lần nào?
Lưu lạnh lùng đáp:
- Có lẽ anh ta đi kiếm ăn ở vùng khác.
- Vô lý!
Phụng tinh quái đùa rằng:
- Hay chị lại đặt một tiệc trà mời anh ấy đến dự?
Hiền vui mừng reo lên:
- Ồ, phải đấy! Vậy ta đến mời anh Vọi đi.
Dứt lời, nàng đi thẳng. Lưu và Phụng đưa mắt nhìn nhau rồi thong thả bướ theo sau. Ba người mỗi lúc một thêm kinh ngạc vì trên con đường từ hòn Trống Mái đến xóm Sơn, chốc chốc lại gặp tảng đá có khắc hai chữ V.H. Hiền có vẻ lo lắng buồn rầu. Nàng như linh cảm, đoán biết đã xảy ra một sự việc gì quái lạ...
Tới cổng nhà Vọi, Hiền càng lo lắng vì nàng không thấy con chó trắng chạy ra mừng, mà cũng chẳng nghe thấy tiếng sủa của nó. Trong sân, một cảnh tiêu điều lạnh lùng. Không còn có buồm hay lưới phơi... Những sợi lưới mà năm trước Hiền ví với cái rèm che cửa. Vứt lăn lóc đó đây là mấy mảnh bát sành và mấy mẩu khoai lang. Hàng giậu dong xơ xác, trống trải...
- Anh Vọi! Anh Vọi! Vọi ơi!... Vọi!...
Hiền gọi ba bốn lần mà vẫn không có tiếng trả lời. Thằng bé con bên láng giềng thò đầu ra cổng nhìn sang rồi ‘ù té chạy’ thụt vào trong nhà.
Ba người định quay về thì từ ruộng lúa đi tới một người đàn bà lưng bẻ gập trên cây gậy trúc, miếng vải màn giắt dưới vành khăn nâu che cặp mắt lòa:
- Ông bà nào hỏi cháu? Cháu Vòi ra chợ sắp về đấy.
- Còn anh Vọi? Anh Vọi đâu bác Bật?
Người đàn bà òa lên khóc rồi sụt sịt hỏi:
- Ông bà... là ai... mà... biết... cháu... Cháu... cháu... chết rồi... còn đâu!...
Bà ta lại khóc... khóc thật thảm thiết. Hiền và Phụng kinh hoàng:
- Chết rồi! Chết rồi?
- Vâng... chết rồi!
Hai cô thiếu nữ sợ người đàn bà khốn khổ ngã gục xuống đất vội xốc nách đỡ vào trong hiên, đặt ngồi trên cái phản thấp mọt không chiếu. Ai nấy đều yên lặng đứng ngắm bà Bật ngồi khóc. Một lúc lâu, bà mới lau nước mắt, ngẩng mặt lên hỏi:
- Ông bà sao biết mà đến hỏi thăm?
Hiền buồn rầu đáp:
- Tôi là Hiền, bà quên rồi sao? Năm ngoái anh Vọi ốm, tôi đem thuốc đến cho...
Bà Bật vội kêu lên:
- À, cô Hiền!.. Tôi nhớ ra rồi!
Bà lại khóc kể lể:
- Thưa cô... cháu nói đến cô luôn... Quý hóa quá... Cô tử tế... cô thương người thế! Ối Vọi ơi! Cô Hiền đến thăm mày đó mà mày bỏ... mày đi đâu...
Hiền đưa khăn lên lau nước mắt. Lưu khó chịu, quay mặt nhìn đi nơi khác để giấu sự xúc động lộ trên nét mặt.
- Thôi đi về, hai cô...
Hiền không trả lời, kéo Phụng ngồi xuống phản. Phụng hầu như mất hết nghị lực, tâm thần bàng hoàng nên Hiền bảo sao làm vậy. Hình như một sự hối hận ghê gớm đang chuyển động trong lòng nàng. Hiền vuốt ve, an ủi bà Bật:
- Thôi bà ạ. Chẳng qua là số phận. Số anh Vọi có thế! Bà cũng không nên quá thương xót mà sinh ra đau ốm...
Giữa lúc ấy, Vòi ở cổng đi vào, thấy mẹ khóc cũng òa lên khóc. Đó là một thói quen ở nhà quê. Có khách lạ đến thăm viếng người nhà mình bao giờ cũng phải đem tiếng khóc ra cám ơn, chứ lòng thương anh của Vòi không sâu đậm bằng lòng thương con của người mẹ khốn khổ kia...
Thật vậy, chỉ một lát sau Vòi đã bình tĩnh, thản nhiên thuật cho mọi người nghe cái chết thảm khốc của anh mình...
Hôm ấy vào cuối canh tư sang đầu canh năm, Vọi cùng một người bạn trong nghề thả mảng ra khơi. Trời đẹp, biển êm. Sáng tinh sương, mảng đã ra xa. Hai người bỏ neo quăng lưới. Bỗng lưới mắc phải vật gì...
Nghe tới đoạn ấy, Hiền nhớ lại câu chuyện Vọi thường kể... câu chuyện thầy của Vọi mất tích ở ngoài khơi. Nàng kêu rú lên:
- Trời ơi! Cá nhà táng!
Vòi trừng mắt nhìn hỏi:
- Cô biết chuyện à?
- Vậy ra anh Vọi bị cá nhà táng ăn thịt?
- Thưa cô, em cũng không biết. Nhưng anh Vọi lặn xuống gỡ lưới rồi không thấy lên nữa.
Bà Bật vẫn hai tay ôm mặt khóc nức nở. Phụng hỏi vẩn vơ:
- Trước khi chết, anh ấy còn buồn rầu không?
Vòi ngẫm nghĩ một lúc rồi mới đáp:
- Thưa cô... có, buồn lắm. Rồi một dạo, anh ấy đã đi hát đối với chúng em. Rồi vào khoảng gần Tết, anh ấy lại buồn. Nhưng mấy hôm trước khi anh ấy chết, anh ấy đã vui vẻ trở lại như xưa, chiều nào cũng rủ em lên núi chơi.
Hiền giật mình hỏi:
- Lên núi Trống Mái?
- Vâng.
- Những chữ đóng khung vuông, tròn do chính anh ấy khắc vào đá phải không?
Lưu chau mày:
- Cô hỏi lẩn thẩn quá, đã bảo anh ấy không biết chữ!
Vòi vội cãi:
- Thưa thầy, những chữ ấy chính anh Vọi, anh ấy khắc thật đấy. Anh em nhờ anh Câu viết mãi, anh em bảo đó là chữ V với chữ H thì em cũng biết vậy. Đây này, thầy với cô coi, cũng chữ anh Vọi viết cả.
Vòi vừa nói vừa trỏ lên vách quét vôi trắng. Ở đấy có từng hàng chữ V.H. viết bằng gạch non. Phụng và Hiền mắt lặng lẽ nhìn nhau.
- Anh Lưu!
- Dạ!
- Không dám, anh dạ trời! Anh cho tôi xem cái ví được không?
Lưu vui mừng:
- Sao lại không được?
Vừa nói, chàng vừa rút ví đưa cho Hiền. Hiền nghiễm nhiên mở ra coi.
- Trời ơi! Anh giàu nhỉ? Có nhiều tiền thế này!
Lưu cười:
- Nhiều gì? Tôi có hơn một trăm đó thôi.
- Hơn một trăm mà lại không nhiều?
- Vậy một trăm với bao nhiêu?
- Với mười lăm đồng. Thôi, có một trăm cũng giàu lắm rồi! Tôi vay chỗ lẻ.
Cầm ba tờ giấy năm đồng, Hiền đưa cho bà Bật nói:
- Chúng tôi đãi...
Người đàn bà khổ sở đưa tay đỡ lấy tiền, mếu máo nói:
- Ơn này... tôi biết làm thế nào trả được...
Hiền buồn rầu, đáp lại một câu đầy ẩn ý:
- Tôi là người có tội! Dẫu có làm phúc bao nhiêu cũng không chuộc được tội đâu bà ạ.
Đoạn nàng đứng dậy chào bà Bật rồi cùng Lưu và Phụng ra về. Vòi tiễn mọi người đến cổng. Hiền ghé tai thì thầm bảo cô bé nhà quê láu lỉnh:
- Khi nào em cần chị giúp điều gì thì cứ lại đàng nhà.
Đến hòn Trống Mái, Hiền xúc động quá ngồi xuống, hai tay ôm đầu nghĩ ngợi. Phụng cũng ngồi xuống thở dài ứa nước mắt, lẩm bẩm:
- Chỉ tại mình!
Lưu đứng tựa tảng đá nhìn ra xa. Ngoài kia tiếng sóng biển vẫn rầm rộ đổ hồi...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét