Một em bé học sinh trường THCS Chu Văn An thị trấn Chư Sê, tỉnh Gia Lai vào siêu thị, chỉ vì "quá thích hai quyển truyện tranh" giá bằng nửa tiền bát phở, em đã lấy giấu chúng trong người. Nhóm bảo vệ ở siêu thị Vĩ Yên đã trói chân tay em bé vào lan can, dán lên ngực em phía dưới khăn quàng đỏ một bảng chữ viết to như tội phạm: TÔI LÀ NGƯỜI ĂN TRỘM. Nhiều người đã xin cho em bé, nhưng không được. Một bảo vệ còn thích thú chụp ảnh em trong cảnh ngộ đó rồi tung lên mạng xã hội sau đó và giải thích hồn nhiên: “để cho vui”!
Là một người làm cha, đã và đang làm thầy, nhìn cảnh em bé bằng tuổi con gái mình bị làm nhục trước đông người như vậy chỉ vì lòng yêu sách và chót dại dột, tôi đau xót đến bàng hoàng ứa lệ, và phẫn nộ!
Nhóm bảo vệ kia, họ có con nhỏ, cháu nhỏ không? Họ nhân danh ai, nhân danh cái gì mà đã hành động như vậy? Nếu họ hành động để thỏa mãn chốc lát sự cay cú, chút thú vui ích kỷ, thì đó là một sự hồn nhiên man rợ mà tôi chỉ có thể nói rằng: nó là sản phẩm của một tình trạng thiếu hụt nhân cách nghiêm trọng, thiếu hụt một sự hiểu biết sơ đẳng về giáo dục cần có ở những người đã trưởng thành! Họ cần hiểu rằng: trẻ thơ vốn bản chất cực kỳ trong sạch, yếu đuối và nhạy cảm. Nếu chúng có mắc lỗi gì đó là chuyện đương nhiên, và cần có thái độ đối lập với sự thù nghịch để bảo ban, dạy dỗ chúng... Nhà thơ lớn Ấn Độ R. Tagore đã chẳng viết: "Bé có hàng đống vàng đống ngọc, nhưng bé sinh ra trên trái đất này trước hết như một kẻ ăn xin". Vâng, "ăn xin" người lớn, điều đầu tiên, cần thiết nhất chưa phải là thức ăn, áo quần, vật dụng sinh hoạt, mà là tình yêu thương, sự trân trọng, khát vọng thấu hiểu. Thế giới văn minh hàng trăm năm nay coi trọng nhân cách của trẻ thơ ngay từ lúc lọt lòng, và điều đó được thể hiện trong biết bao tác phẩm văn học, điện ảnh, hội họa, âm nhạc, sân khấu... có giá trị; và mới đây nhất ta có thể nhận ra điều đó ở một cuốn sách tuyệt diệu: "Bí ẩn tuổi thơ " của bác sĩ-nhà giáo dục người Ý Maria Montessori in lần đầu năm 1936 (Nghiêm Phương Mai dịch - Nxb Tri thức, HN, 2014).
Ta thử đọc đôi dòng: "Trẻ em thật thà, cởi mở và linh động. Chúng thiết tha sôi nổi, tràn đầy từ tâm và đồng cảm sâu sắc hơn bất cứ người lớn nào" (dẫn luận của Sandra Girlato, trg 26). Bác sĩ Montessori đã gọi quá trình tìm hiểu tâm hồn - nhân cách trẻ thơ là một "sự lao động bí ẩn" mà nếu không ý thức được rõ về nó, việc giáo dục sẽ giống như việc xây lâu đài trên bãi cát! (Sđd, trg 27). Sự việc đau lòng trên- cùng với biết bao chuyện hành hạ trẻ thơ tràn ngập thông tin thời gian qua đã cho thấy phần chìm của tảng băng: sự bất cập, yếu kém, hỗn loạn của tư tưởng và chính sách giáo dục trẻ thơ từ gia đình tới xã hội mà tuy chúng ta nói rất nhiều, nói rất to trong các diễn đàn, các chỉ thị... song hiệu quả chỉ tựa cái đuôi chuột nhắt!.
Ta thử đọc đôi dòng: "Trẻ em thật thà, cởi mở và linh động. Chúng thiết tha sôi nổi, tràn đầy từ tâm và đồng cảm sâu sắc hơn bất cứ người lớn nào" (dẫn luận của Sandra Girlato, trg 26). Bác sĩ Montessori đã gọi quá trình tìm hiểu tâm hồn - nhân cách trẻ thơ là một "sự lao động bí ẩn" mà nếu không ý thức được rõ về nó, việc giáo dục sẽ giống như việc xây lâu đài trên bãi cát! (Sđd, trg 27). Sự việc đau lòng trên- cùng với biết bao chuyện hành hạ trẻ thơ tràn ngập thông tin thời gian qua đã cho thấy phần chìm của tảng băng: sự bất cập, yếu kém, hỗn loạn của tư tưởng và chính sách giáo dục trẻ thơ từ gia đình tới xã hội mà tuy chúng ta nói rất nhiều, nói rất to trong các diễn đàn, các chỉ thị... song hiệu quả chỉ tựa cái đuôi chuột nhắt!.
Nhưng không chỉ có vậy! Cái hành động cần phải gọi đúng tên là "Bất nhân" của nhóm bảo vệ kia cần phải coi là một giọt nước làm tràn đầy cốc nước, có thể gióng lên hồi chuông báo động khẩn cấp về một thực trạng nguy hiểm đang bắt đầu chiếm lĩnh tâm lý đám đông xã hội: tâm lý thích hành hạ thể xác và tâm hồn người khác, nó đang nảy nở như nấm sau mưa và không chừa lứa tuổi nào! (Như: rạch quần phụ nữ, đánh hội đồng trong học sinh, đánh con đến chết vì mất mấy chục nghìn, bắt giữ và đánh trẻ em tại trụ sở UB đến thương tật vì nghi ăn trộm, "ném đá" thoải mái trên mạng xã hội, v.v...) Điều này cho thấy tình trạng tê cóng, bại liệt lòng nhân đức của con người!
(Các khái niệm nhân đức, tê cóng, bại liệt này tôi dùng lại theo Mạnh Tử mà tư tưởng Đức Nhân của ông đã được nhà triết học pháp Francois Jullien khảo sát kỹ lưỡng trong công trình "Xác lập cơ sở cho đạo đức - Đối thoại của Mạnh Tử với một nhà triết học Khai sáng": "Bất nhân, đó là bị tê cóng. Có nhân, tỏ ra nhân đức, trái lại là đưa lương tâm mình ra khỏi trạng thái tê cóng đối với người khác, là nhậy cảm với với những gì xẩy đến với họ, là cảm thấy mối liên hệ sinh tồn của mình với họ được củng cố"- Hoàng Ngọc Hiến dịch và giới thiệu, Nxb Đà Nẵng, 2000-trg132).
(Các khái niệm nhân đức, tê cóng, bại liệt này tôi dùng lại theo Mạnh Tử mà tư tưởng Đức Nhân của ông đã được nhà triết học pháp Francois Jullien khảo sát kỹ lưỡng trong công trình "Xác lập cơ sở cho đạo đức - Đối thoại của Mạnh Tử với một nhà triết học Khai sáng": "Bất nhân, đó là bị tê cóng. Có nhân, tỏ ra nhân đức, trái lại là đưa lương tâm mình ra khỏi trạng thái tê cóng đối với người khác, là nhậy cảm với với những gì xẩy đến với họ, là cảm thấy mối liên hệ sinh tồn của mình với họ được củng cố"- Hoàng Ngọc Hiến dịch và giới thiệu, Nxb Đà Nẵng, 2000-trg132).
Nhưng than ôi, những tư tưởng cao siêu về chủ nghĩa nhân đạo, về giáo dục trẻ thơ sẽ trở nên vô nghĩa, nếu như chúng không thực sự được coi trọng, rồi được thực hiện một cách hiệu quả trong các chương trình giáo dục, không được một hệ thống pháp luật chân chính bảo trợ. Tôi, một người làm cha, một nhà giáo đang hy vọng hệ thống Giáo dục và Pháp luật đó vận hành một cách lành mạnh để sự việc đau lòng kia không bao giờ có cơ hội lặp lại trong cái xã hội được mang tiếng là Nhân đạo của chúng ta!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét