NHẶT LÁ BÀNG
(Thay mấy lời nói đầu)
Cơn gió thổi... lá vàng rơi lác đác,
Càng rơi theo loạt nước đọng trên cành,
Những cây khô đã chết cả màu xanh,
Trong giây phút lạnh lùng, tê tái ấy.
THẾ LỮ
"Ở đời tôi có hai người bạn thân nhất, mà đành phải lần lượt, hết xa người nọ đến người kia: xa anh là một và xa... Tôi không nói tên nhưng tôi chắc anh đã đoán được người ấy là ai rồi. Lạ thật, tôi đã ngỏ chuyện riêng của tôi với các bạn khác, nhưng còn anh, anh cùng sống với tôi bao nhiêu năm trời thì tôi không dám. Đối với người bạn thân nhất, tôi lại ngượng nhất khi nói đến chuyện một người bạn thân nhất khác.
"Anh còn nhớ không? Đêm sáng trăng mơ, chúng mình đi chơi trên con đường Ngọc-Hà, tôi đã định nói với anh rồi lại thôi. Bao giờ cũng thế, nhưng mình không thể nói câu chuyện tâm sự gì hơi cảm động với nhau được ba phút. Anh thì lúc nào cũng nói đùa được, còn tôi cứ hay cự anh về cái tính đó, thànhh thử chúng mình chỉ đâm ra cãi nhau.
"Lần nầy tôi viết thư, chắc là anh phải xem, dẫu anh muốn nói đùa cũng không biết nói với ai nữa.
"Chưa nói, nhưng tôi chắc anh đã rõ chuyện tôi với Loan rồi, biết và hiểu hơn là tôi với Loan. Anh biết đã lâu và chắc anh vẫn thương chúng tôi lắm.
"Đến bây giờ tôi mới dám ngỏ cho anh biết vì từ nay không bao giờ tôi và Loan còn gặp anh, đến thư, tôi cũng không thể viết cho ai được nữa. Còn anh, anh viết văn quen, nếu anh có nhớ đến tôi, không gì hơn là anh thử cố viết để kể đời tôi ra. Những nỗi đau khổ, băn khoăn của tôi hẳn là nỗi băn khoăn của anh, của các bạn chúng ta. Đời bọn ta, một bọn sống ở trong một xã hội đương thay đổi có những nỗi khổ chung, mà oái ăm thật, những nỡi đau khổ lại là những nỗi vui độc nhất của chúng ta bấy lâu. Anh xem, tôi viết câu nầy bí hiểm không kém gì anh:
"Xa anh, nếu tôi còn sống, được đọc văn anh..."
Đêm hôm nay, tôi đem bức thu của Dũng viết hai năm trước ra đọc lại, không biết là mấy lần. Hai năm trời, sau khi từ biệt Dũng, tôi đã viết được vài cuốn sách, nhưng tôi không dám nghĩ đến việc viết chuyện riêng của Dũng và Loan, hai người bạn thân nhất của tôi.
Tôi biết là cần viết, muốn viết lắm, nhưng không sao có đủ can đảm để bắt đầu, mà bao giờ cũng vậy, chỉ có lúc bắt đầu là khó thôi,
"Để lúc khác, có vội gì đâu.
Đó là một cớ tôi đem ra để tha thứ cho mình. Thành ra tôi cứ đợi, hết năm ấy sang năm khác.
Giá tôi có thể bắt đầu được, viết ngay xong câu chuyện đó, có lẽ tôi sẽ nhẹ nhàng sung sướng lắm. Không viết nhưng bao lâu nào có quên được: cả một thế giới rạo rực ở trong hồn tôi.
Trong bức thư, Dũng kể cho tôi nghe hết cả những nỗi khổ của anh và cuộc tình duyên đau đớn của anh với Loan. Anh không kể tôi đã biết rõ rồi.
Mấy ngày sau khi nhận được bức thư, tôi đương ngồi nói chuyện với vợ chồng anh M... và Loan thì đột nhiên anh vào chơi. Anh làm như nhân dịp đi qua ghé vào hỏi thăm anh M... Nhưng tôi, đã thừa hiểu rằng anh biết có Loan ở trong đó và đến từ biệt Loan lần cuối cùng. Tôi đưa mắt nhìn Loan thấy Loan vẫn không đổi sắc mặt, điềm nhiên Loan lấy ngón tay và một mẫu giấy con bỏ rơi xuống bàn, rồi lại nhặt lên bỏ xuống? Anh Dũng hỏi thăm vợ chồng anh M... mấy câu rồi đứng dậy xin đi ngay, hình như vội vàng lắm. Anh tỏ ý khó chịu, nhưng dáng cương quyết. Loan ngửng lên chào Dũng, vẻ mặt thờ ơ, xa xăm, rồi cuối xuống ngay, rồi lại bắt đầu nhặt viên giấy lên vê. Một lúc sau, trong khi ở ngoài có tiếng khóa cửa thì tôi thấy Loan bỏ viên giấy xuống bàn và lấy đầu ngón tay ấn thật mạnh cho đầu giấy bẹp hẳn lại. Rồi Loan ngửng lên vô cớ mĩm cười...
Đọc bức thư, cái cảnh hôm ấy, hiện ra rõ rệt trước mắt tôi. Đêm ấy trời cũng lạnh như đêm nay, cũng về cuối thu. Tôi còn nghe thấy cả tiếng một chiếc lá bàng khô rơi, chạm vào tường rồi mới rớt xuống sân.
Từ bấy đến nay, tôi không gặp anh, không được tin gì về anh cả. Tôi chắc Loan cũng vậy. Nhưng tôi có cái cảm tưởng rằng anh hãy còn sống. Tôi mong thế để viết truyện về anh đuợc dễ dàng hơn.
Chiều hôm qua, tôi nhận được của một bạn đọc, một bức thư giấy màu xanh, đề: Sàigòn, ngày mồng 7 tháng 3 năm 193..., dưới ký tên: một người xa xăm, ở trọ nhà ông Trương Viễn, 188 đường Albert 1er, Đakao.
Chữ viết không phải chữ của Dũng, nhưng cái tên ký "người xa xăm" làm tôi nghĩ đến anh và như một lời xa xăm thúc dục tôi viết.
Chuông đồng hồ điểm một giờ. Trời lạnh lắm. Tôi mặc áo vội vàng, quyết tâm lại buồng giấy bắt đầu viết. Đêm nay không bắt đầu được thì không bao giờ viết được nữa.
Trời lạnh, tôi đi bộ cho ấm, đi thật mau, vện mạnh gót giầy và cúi nhìn đường, nghĩ trước đến cuốn truyện sắp bắt đầu viết. Một con chuột chạy ngang qua đường rồi lại vụt biến vào trong bóng tối. Biết bao nhiêu người bạn của Dũng tôi đã được gặp, gặp chỉ trong chốc lát rồi cũng lại vụt biến đi không để lại một vết tích gì. Cứ một quãng tôi lại thấy hiện ra những con chuột khác, đương kiếm mồi: có người đi tới, chúng chạy tán loạn, rồi tìm các lỗ cống chui xuống lánh thân. Nhờ có anh đèn, tôi thấy lông chúng ướt át, ướt những nước cống nước rãnh và tôi đoán thấy trên thân hình chúng sự bẩn thỉu, hôi hám của những nơi tối tăm mà chúng phải sống đày đọa. Anh Dũng đã có lần nói với tôi:
- Tôi sinh ra đã phải chịu một sự bất công là sống trong một cảnh giàu sang không đích đáng, tôi không có quyền hưởng, tôi không muốn hưởng. Tôi đau khổ. Vậy nếu sống an nhàn sang trọng mà đau khổ ngấm ngầm mãi thì thà cực khổ tấm thân mà có được sự vui vẻ trong lòng.
Tôi, tôi cho là anh đã tưởng lầm. Những cái vui khổ của anh không ở cảnh đời anh: sống sang trọng trong một tòa nhà lộng lẫy, hay sống nay đây mai đó trong cảnh nghèo nàn như hiện giờ, lúc nào anh cũng vẫn là anh, anh cũng vẫn có chừng ấy cái vui, cái khổ.
Anh phải sống vượt ra ngoài xã hội bình thường, vượt ra ngoài hoàn cảnh gia đình của anh, đó là một sự không thể tránh được mà không thể tùy ý anh muốn.
Cái vui khổ của đời anh chỉ là cái vui khổ của một người hay nghĩ ngợi, không lúc nào mãn nguyện, nên phải mãi mãi đi tìm một sự bình tĩnh cho tâm hồn, một sự bình tĩnh có mà lại không, gặp được nhưng lại mất ngay vì xã hội của anh sống là một xã hội đương thay đổi.
Dầu anh sống theo cảnh đời nào mặc dầu lòng tôi yêu anh, thương anh không vì thế mà khác. Lắm lúc tôi muốn tìm cách khuyên anh về với gia đình, với cảnh đời cũ, nhưng đã chậm quá rồi. Không thể được mà có lẽ vô ích nữa. Không thể thay đổi được hồn anh, trí anh, thì cảnh đời anh sống có quan hệ gì. Thà cứ để anh trong cảnh đời ấy, để anh đi tìm kiếm mãi, sự tìm kiếm không bao giờ ngưng ấy có lẽ là sự an ủi độc nhất của anh. Vả lại, nếu anh có được điều anh muốn, anh có được sự yên ổn hoàn toàn, anh có được Loan thì câu chuyện anh bảo tôi viết, tôi đã không cần viết nữa.
Những ý nghĩ ấy làm tôi quên bẵng đường dài, tôi đến của buồng viết lúc nào không biết.
Buồng làm việc của tôi đêm nay có phần sáng hơn mọi khi. Gió rét đã làm rụng bớt lá ở những cành bàng vẫn che khuất ánh đèn điện ngoài phố chiếu vào. Trong cái khung sáng của cửa sổ chấn song in lên tường, bóng một chiếc lá vừa rụng.
Tôi bật đèn điện. Lúc ngồi vào bàn, giở sách và cầm đến bút, tôi thấy một sự yên lặng như tràn vào óc tôi, hai trang giấy đối với tôi lúc đó sao trắng thế, trắng một cách ngao ngán. Để qua khỏi cái phút trống rỗng không tránh được lúc bắt đầu viết, theo thói quen tôi viết liều một câu, bất cứ câu gì vụt hiện ra trong trí:
- Trời muốn trở rét...
Rồi tôi ngồi yên lặng tự bắt buộc phải nhớ lại, gần như sống hẳn lại, cái thời kỳ còn gần gụi hai người, cái thời quá vãng nặng nề mà tôi muốn quên hẳn đi. Gió lọt vào phòng: tôi lật cổ áo cho khỏi lạnh. Nhìn đồng hồ lúc đó kim chỉ đúng ba giờ. Trời đã rét, tôi lại ngồi nhà để đón một cơn gió lạnh ở xa hiu hắt thổi lại, một cơn gió rất nhẹ, như dần dần làm tôi giá buốt cả tâm can...
Bao nhiêu nỗi băn khoăn mà anh Dũng đã phải chịu bấy lâu, tất cả những nổi đau khổ của một đời anh như thấm lọt vào hồn tôi.
Tôi chán lần tự hỏi:
- Nhắc lại như thế làm gì?
Nghĩ vậy, nhưng tôi vẫn cố lắng đợi những cơn rung động mà gió lạnh thời gian đem tới và nay tôi vẫn không rời bóng ngòi bút chạy trên tờ giấy trắng...
Ở ngoài có lẽ gió thổi mạnh hơn vì tôi nghe tiếng lá bàng rụng trên đưòng mau hơn.
- Gió lên... gióng nhựa.
Tôi vội tắt đèn trong phòng đi.
Trên đường khô ráo tôi ngạc nhiên không thấy một chiếc lá rụng nào. Tôi vẫn biết có những người đi nhặt lá khô đem về bán lấy tiền: họ chờ đợi rồi hôm nào lá đã chín, lại có gió to, họ đem rổ, đem thúng, lũ bảy lũ ba chia nhau các phố tới tấp quét lượm. Ban ngày tôi đã nhiều lần ngắm cảnh tượng đó. Nhưng tôi không ngờ đâu, đêm khuya lạnh, họ ngồi ở ngoài gió để chờ nhặt từng cái lá một. Tôi cũng đứng yên lặng ở cửa sổ đợi cơn gió đến.
Lại có tiếng lúc nãy nói:
- Ngồi sau gốc cây nầy khuất gió đỡ lạnh.
Một tiếng khác trả lời:
- Lạnh chả làm gió, làm gì có gió lúc nầy.
- Khi nào có gió thì lạnh ghê.
- Chuyện! Không có gió thì lá đã không rụng...
Yên lặng một lúc lâu, rồi có tiếng tức bực.
- Mãi không có gió.
Ở phía sau một gốc bàng, một cái bóng chạy. Tôi nhìn kỹ mới biết đó là một đứa bé, vào trạc mười tuổi, đầu nó chích một cái khăn đỏ phủ kín hai bên má: áo nó rách để hở cả hai vai. Một ít lá rụng ở cuối phố. Đứa bé chạy vội lại. Một con bé, ở sau gốc bàng khác cũng chạy, rồi hai chị em - tôi đoán là hai chị em - chạy lăng quăng đuổi những lá bàng mà gió thổi lăn trên đường.
Một cơn gió mạnh nổi lên. Lá rụng ồn ào, một lát đã đầy đường:
- Mau lên chị ơi... Nhặt cả hai tay chị ạ.
- Tao bảo mầy đem chổi đi, mầy lại bỏ quên, thằng nỡm. Tao đã biết trước là đêm nay có gió to. Mầy chẳng nghe tao bao giờ, thằng nỡm.
Tôi mĩm cười vì sao chị lại không mang chổi đi. Tôi mĩm cười vì thấy con bé mắng một cách thông thạo lắm: lúc mắng nó lại tỏ ra vẻ người lớn đã biết mắng em, dạy em rồi.
Đứa bé không để ý đến tới chị nó, vừa nhặt vừa reo:
- Gió lên... lại Trời gió lên nữa.
Chúng vẫn nhặt không ngừng tay, lá vẫn rụng không ngớt; nhiều khi vì màu áo lẫn với màu đường, tôi không nom rõ người, chỉ thấy cái bóng đen lăng quăng. Chúng chạy vụt ra xa rồi, lại quay vòng trở lại, có khi đương chạy về một phía bỗng nhiên đứng dừng: một đám lá rơi lỏa tỏa trên người chúng, khiến chúng ngập ngừng bối rối không biết quay nhặt phía nào.
- Lạnh quá!
- Chạy mau lên cho ấm... thằng nỡm.
Thấy chị mắng em luôn mồm là thằng nỡm. Tôi mĩm cười đoán có lẽ đứa bé tên là thằng Nỡm chăng. Tôi tự nhiên cũng thấy vui với chúng, mặc dầu trời rét, tôi cũng như chúng mong mỏi gió thổi thật mạnh. Mỗi lần cơn gió tới làm rụng lá, là một lần tôi hồi hộp và sung sướng một cách thành thực.
Nhưng chỉ gió được có một lúc rồi lạnh hẳn. Thỉnh thoảng còn thưa thớt một hai chiếc lá rơi. Lá trên đường chúng nhặt đã hết.
- Em được tám bó
- Tao được năm bó.Tại mầy tranh hết của tao, thằng ranh con.
Tôi lại mĩm cười vui vẻ vì thằng nỡm lại đặt ra thằng ranh con.
Rồi chúng lại về ngồi chỗ cũ, mỗi đứa một gốc bàng, cho "khuất gió",khuất những cơn gió làm chúng rét run mà chúng vẫn mong nổi lên.
Tôi quay trở vào, bật đèn rồi lại ngồi vào bàn giấy viết tiếp, trong lòng tự nhiên thấy đỡ chán nản. Ở ngoài, thỉnh thoảng lại có tiếng đứa bé:
- Gió lên...lạy Trời gió lên.
Trời sáng rõ lúc nào tôi không để ý. Ánh nắng lấp lánh trên những lá bàng bóng như sơn son.Tôi nhìn xuống đường. Hai đứa bé còn đứng đó, đương buộc mấy gánh lá bàng nhặt được đêm qua. Chúng vui vẻ, nhưng tôi không thể dựa theo nét mặt chúng mà đoán được chừng ấy lá là nhiều hay ít.
Một người đi qua nhìn gánh lá bàng nói:
- Lá bàng nầy sưởi ấm lắm đấy.
Tôi quay lại nhìn lên bàn: suốt đêm tôi viết được lèo tèo vài trang giấy, lại dập dập xóa xóa gần nửa. Tôi thất vọng.
Đối với tôi, những cơn gió tôi chờ đón đã có nổi lên, đã khiến tôi đêm qua lạnh cả tâm hồn, nhưng lá bàng nhặt được không là bao. Lại không biết có ấm được lòng ai ở xa không?
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy,
Nghìn năm chưa dễ đã ai quên...
THẾ LỮ
Cơn gió thổi... lá vàng rơi lác đác,
Càng rơi theo loạt nước đọng trên cành,
Những cây khô đã chết cả màu xanh,
Trong giây phút lạnh lùng, tê tái ấy.
THẾ LỮ
"Ở đời tôi có hai người bạn thân nhất, mà đành phải lần lượt, hết xa người nọ đến người kia: xa anh là một và xa... Tôi không nói tên nhưng tôi chắc anh đã đoán được người ấy là ai rồi. Lạ thật, tôi đã ngỏ chuyện riêng của tôi với các bạn khác, nhưng còn anh, anh cùng sống với tôi bao nhiêu năm trời thì tôi không dám. Đối với người bạn thân nhất, tôi lại ngượng nhất khi nói đến chuyện một người bạn thân nhất khác.
"Anh còn nhớ không? Đêm sáng trăng mơ, chúng mình đi chơi trên con đường Ngọc-Hà, tôi đã định nói với anh rồi lại thôi. Bao giờ cũng thế, nhưng mình không thể nói câu chuyện tâm sự gì hơi cảm động với nhau được ba phút. Anh thì lúc nào cũng nói đùa được, còn tôi cứ hay cự anh về cái tính đó, thànhh thử chúng mình chỉ đâm ra cãi nhau.
"Lần nầy tôi viết thư, chắc là anh phải xem, dẫu anh muốn nói đùa cũng không biết nói với ai nữa.
"Chưa nói, nhưng tôi chắc anh đã rõ chuyện tôi với Loan rồi, biết và hiểu hơn là tôi với Loan. Anh biết đã lâu và chắc anh vẫn thương chúng tôi lắm.
"Đến bây giờ tôi mới dám ngỏ cho anh biết vì từ nay không bao giờ tôi và Loan còn gặp anh, đến thư, tôi cũng không thể viết cho ai được nữa. Còn anh, anh viết văn quen, nếu anh có nhớ đến tôi, không gì hơn là anh thử cố viết để kể đời tôi ra. Những nỗi đau khổ, băn khoăn của tôi hẳn là nỗi băn khoăn của anh, của các bạn chúng ta. Đời bọn ta, một bọn sống ở trong một xã hội đương thay đổi có những nỗi khổ chung, mà oái ăm thật, những nỡi đau khổ lại là những nỗi vui độc nhất của chúng ta bấy lâu. Anh xem, tôi viết câu nầy bí hiểm không kém gì anh:
"Xa anh, nếu tôi còn sống, được đọc văn anh..."
Đêm hôm nay, tôi đem bức thu của Dũng viết hai năm trước ra đọc lại, không biết là mấy lần. Hai năm trời, sau khi từ biệt Dũng, tôi đã viết được vài cuốn sách, nhưng tôi không dám nghĩ đến việc viết chuyện riêng của Dũng và Loan, hai người bạn thân nhất của tôi.
Tôi biết là cần viết, muốn viết lắm, nhưng không sao có đủ can đảm để bắt đầu, mà bao giờ cũng vậy, chỉ có lúc bắt đầu là khó thôi,
"Để lúc khác, có vội gì đâu.
Đó là một cớ tôi đem ra để tha thứ cho mình. Thành ra tôi cứ đợi, hết năm ấy sang năm khác.
Giá tôi có thể bắt đầu được, viết ngay xong câu chuyện đó, có lẽ tôi sẽ nhẹ nhàng sung sướng lắm. Không viết nhưng bao lâu nào có quên được: cả một thế giới rạo rực ở trong hồn tôi.
Trong bức thư, Dũng kể cho tôi nghe hết cả những nỗi khổ của anh và cuộc tình duyên đau đớn của anh với Loan. Anh không kể tôi đã biết rõ rồi.
Mấy ngày sau khi nhận được bức thư, tôi đương ngồi nói chuyện với vợ chồng anh M... và Loan thì đột nhiên anh vào chơi. Anh làm như nhân dịp đi qua ghé vào hỏi thăm anh M... Nhưng tôi, đã thừa hiểu rằng anh biết có Loan ở trong đó và đến từ biệt Loan lần cuối cùng. Tôi đưa mắt nhìn Loan thấy Loan vẫn không đổi sắc mặt, điềm nhiên Loan lấy ngón tay và một mẫu giấy con bỏ rơi xuống bàn, rồi lại nhặt lên bỏ xuống? Anh Dũng hỏi thăm vợ chồng anh M... mấy câu rồi đứng dậy xin đi ngay, hình như vội vàng lắm. Anh tỏ ý khó chịu, nhưng dáng cương quyết. Loan ngửng lên chào Dũng, vẻ mặt thờ ơ, xa xăm, rồi cuối xuống ngay, rồi lại bắt đầu nhặt viên giấy lên vê. Một lúc sau, trong khi ở ngoài có tiếng khóa cửa thì tôi thấy Loan bỏ viên giấy xuống bàn và lấy đầu ngón tay ấn thật mạnh cho đầu giấy bẹp hẳn lại. Rồi Loan ngửng lên vô cớ mĩm cười...
Đọc bức thư, cái cảnh hôm ấy, hiện ra rõ rệt trước mắt tôi. Đêm ấy trời cũng lạnh như đêm nay, cũng về cuối thu. Tôi còn nghe thấy cả tiếng một chiếc lá bàng khô rơi, chạm vào tường rồi mới rớt xuống sân.
Từ bấy đến nay, tôi không gặp anh, không được tin gì về anh cả. Tôi chắc Loan cũng vậy. Nhưng tôi có cái cảm tưởng rằng anh hãy còn sống. Tôi mong thế để viết truyện về anh đuợc dễ dàng hơn.
Chiều hôm qua, tôi nhận được của một bạn đọc, một bức thư giấy màu xanh, đề: Sàigòn, ngày mồng 7 tháng 3 năm 193..., dưới ký tên: một người xa xăm, ở trọ nhà ông Trương Viễn, 188 đường Albert 1er, Đakao.
Chữ viết không phải chữ của Dũng, nhưng cái tên ký "người xa xăm" làm tôi nghĩ đến anh và như một lời xa xăm thúc dục tôi viết.
Chuông đồng hồ điểm một giờ. Trời lạnh lắm. Tôi mặc áo vội vàng, quyết tâm lại buồng giấy bắt đầu viết. Đêm nay không bắt đầu được thì không bao giờ viết được nữa.
Trời lạnh, tôi đi bộ cho ấm, đi thật mau, vện mạnh gót giầy và cúi nhìn đường, nghĩ trước đến cuốn truyện sắp bắt đầu viết. Một con chuột chạy ngang qua đường rồi lại vụt biến vào trong bóng tối. Biết bao nhiêu người bạn của Dũng tôi đã được gặp, gặp chỉ trong chốc lát rồi cũng lại vụt biến đi không để lại một vết tích gì. Cứ một quãng tôi lại thấy hiện ra những con chuột khác, đương kiếm mồi: có người đi tới, chúng chạy tán loạn, rồi tìm các lỗ cống chui xuống lánh thân. Nhờ có anh đèn, tôi thấy lông chúng ướt át, ướt những nước cống nước rãnh và tôi đoán thấy trên thân hình chúng sự bẩn thỉu, hôi hám của những nơi tối tăm mà chúng phải sống đày đọa. Anh Dũng đã có lần nói với tôi:
- Tôi sinh ra đã phải chịu một sự bất công là sống trong một cảnh giàu sang không đích đáng, tôi không có quyền hưởng, tôi không muốn hưởng. Tôi đau khổ. Vậy nếu sống an nhàn sang trọng mà đau khổ ngấm ngầm mãi thì thà cực khổ tấm thân mà có được sự vui vẻ trong lòng.
Tôi, tôi cho là anh đã tưởng lầm. Những cái vui khổ của anh không ở cảnh đời anh: sống sang trọng trong một tòa nhà lộng lẫy, hay sống nay đây mai đó trong cảnh nghèo nàn như hiện giờ, lúc nào anh cũng vẫn là anh, anh cũng vẫn có chừng ấy cái vui, cái khổ.
Anh phải sống vượt ra ngoài xã hội bình thường, vượt ra ngoài hoàn cảnh gia đình của anh, đó là một sự không thể tránh được mà không thể tùy ý anh muốn.
Cái vui khổ của đời anh chỉ là cái vui khổ của một người hay nghĩ ngợi, không lúc nào mãn nguyện, nên phải mãi mãi đi tìm một sự bình tĩnh cho tâm hồn, một sự bình tĩnh có mà lại không, gặp được nhưng lại mất ngay vì xã hội của anh sống là một xã hội đương thay đổi.
Dầu anh sống theo cảnh đời nào mặc dầu lòng tôi yêu anh, thương anh không vì thế mà khác. Lắm lúc tôi muốn tìm cách khuyên anh về với gia đình, với cảnh đời cũ, nhưng đã chậm quá rồi. Không thể được mà có lẽ vô ích nữa. Không thể thay đổi được hồn anh, trí anh, thì cảnh đời anh sống có quan hệ gì. Thà cứ để anh trong cảnh đời ấy, để anh đi tìm kiếm mãi, sự tìm kiếm không bao giờ ngưng ấy có lẽ là sự an ủi độc nhất của anh. Vả lại, nếu anh có được điều anh muốn, anh có được sự yên ổn hoàn toàn, anh có được Loan thì câu chuyện anh bảo tôi viết, tôi đã không cần viết nữa.
Những ý nghĩ ấy làm tôi quên bẵng đường dài, tôi đến của buồng viết lúc nào không biết.
Buồng làm việc của tôi đêm nay có phần sáng hơn mọi khi. Gió rét đã làm rụng bớt lá ở những cành bàng vẫn che khuất ánh đèn điện ngoài phố chiếu vào. Trong cái khung sáng của cửa sổ chấn song in lên tường, bóng một chiếc lá vừa rụng.
Tôi bật đèn điện. Lúc ngồi vào bàn, giở sách và cầm đến bút, tôi thấy một sự yên lặng như tràn vào óc tôi, hai trang giấy đối với tôi lúc đó sao trắng thế, trắng một cách ngao ngán. Để qua khỏi cái phút trống rỗng không tránh được lúc bắt đầu viết, theo thói quen tôi viết liều một câu, bất cứ câu gì vụt hiện ra trong trí:
- Trời muốn trở rét...
Rồi tôi ngồi yên lặng tự bắt buộc phải nhớ lại, gần như sống hẳn lại, cái thời kỳ còn gần gụi hai người, cái thời quá vãng nặng nề mà tôi muốn quên hẳn đi. Gió lọt vào phòng: tôi lật cổ áo cho khỏi lạnh. Nhìn đồng hồ lúc đó kim chỉ đúng ba giờ. Trời đã rét, tôi lại ngồi nhà để đón một cơn gió lạnh ở xa hiu hắt thổi lại, một cơn gió rất nhẹ, như dần dần làm tôi giá buốt cả tâm can...
Bao nhiêu nỗi băn khoăn mà anh Dũng đã phải chịu bấy lâu, tất cả những nổi đau khổ của một đời anh như thấm lọt vào hồn tôi.
Tôi chán lần tự hỏi:
- Nhắc lại như thế làm gì?
Nghĩ vậy, nhưng tôi vẫn cố lắng đợi những cơn rung động mà gió lạnh thời gian đem tới và nay tôi vẫn không rời bóng ngòi bút chạy trên tờ giấy trắng...
Ở ngoài có lẽ gió thổi mạnh hơn vì tôi nghe tiếng lá bàng rụng trên đưòng mau hơn.
- Gió lên... gióng nhựa.
Tôi vội tắt đèn trong phòng đi.
Trên đường khô ráo tôi ngạc nhiên không thấy một chiếc lá rụng nào. Tôi vẫn biết có những người đi nhặt lá khô đem về bán lấy tiền: họ chờ đợi rồi hôm nào lá đã chín, lại có gió to, họ đem rổ, đem thúng, lũ bảy lũ ba chia nhau các phố tới tấp quét lượm. Ban ngày tôi đã nhiều lần ngắm cảnh tượng đó. Nhưng tôi không ngờ đâu, đêm khuya lạnh, họ ngồi ở ngoài gió để chờ nhặt từng cái lá một. Tôi cũng đứng yên lặng ở cửa sổ đợi cơn gió đến.
Lại có tiếng lúc nãy nói:
- Ngồi sau gốc cây nầy khuất gió đỡ lạnh.
Một tiếng khác trả lời:
- Lạnh chả làm gió, làm gì có gió lúc nầy.
- Khi nào có gió thì lạnh ghê.
- Chuyện! Không có gió thì lá đã không rụng...
Yên lặng một lúc lâu, rồi có tiếng tức bực.
- Mãi không có gió.
Ở phía sau một gốc bàng, một cái bóng chạy. Tôi nhìn kỹ mới biết đó là một đứa bé, vào trạc mười tuổi, đầu nó chích một cái khăn đỏ phủ kín hai bên má: áo nó rách để hở cả hai vai. Một ít lá rụng ở cuối phố. Đứa bé chạy vội lại. Một con bé, ở sau gốc bàng khác cũng chạy, rồi hai chị em - tôi đoán là hai chị em - chạy lăng quăng đuổi những lá bàng mà gió thổi lăn trên đường.
Một cơn gió mạnh nổi lên. Lá rụng ồn ào, một lát đã đầy đường:
- Mau lên chị ơi... Nhặt cả hai tay chị ạ.
- Tao bảo mầy đem chổi đi, mầy lại bỏ quên, thằng nỡm. Tao đã biết trước là đêm nay có gió to. Mầy chẳng nghe tao bao giờ, thằng nỡm.
Tôi mĩm cười vì sao chị lại không mang chổi đi. Tôi mĩm cười vì thấy con bé mắng một cách thông thạo lắm: lúc mắng nó lại tỏ ra vẻ người lớn đã biết mắng em, dạy em rồi.
Đứa bé không để ý đến tới chị nó, vừa nhặt vừa reo:
- Gió lên... lại Trời gió lên nữa.
Chúng vẫn nhặt không ngừng tay, lá vẫn rụng không ngớt; nhiều khi vì màu áo lẫn với màu đường, tôi không nom rõ người, chỉ thấy cái bóng đen lăng quăng. Chúng chạy vụt ra xa rồi, lại quay vòng trở lại, có khi đương chạy về một phía bỗng nhiên đứng dừng: một đám lá rơi lỏa tỏa trên người chúng, khiến chúng ngập ngừng bối rối không biết quay nhặt phía nào.
- Lạnh quá!
- Chạy mau lên cho ấm... thằng nỡm.
Thấy chị mắng em luôn mồm là thằng nỡm. Tôi mĩm cười đoán có lẽ đứa bé tên là thằng Nỡm chăng. Tôi tự nhiên cũng thấy vui với chúng, mặc dầu trời rét, tôi cũng như chúng mong mỏi gió thổi thật mạnh. Mỗi lần cơn gió tới làm rụng lá, là một lần tôi hồi hộp và sung sướng một cách thành thực.
Nhưng chỉ gió được có một lúc rồi lạnh hẳn. Thỉnh thoảng còn thưa thớt một hai chiếc lá rơi. Lá trên đường chúng nhặt đã hết.
- Em được tám bó
- Tao được năm bó.Tại mầy tranh hết của tao, thằng ranh con.
Tôi lại mĩm cười vui vẻ vì thằng nỡm lại đặt ra thằng ranh con.
Rồi chúng lại về ngồi chỗ cũ, mỗi đứa một gốc bàng, cho "khuất gió",khuất những cơn gió làm chúng rét run mà chúng vẫn mong nổi lên.
Tôi quay trở vào, bật đèn rồi lại ngồi vào bàn giấy viết tiếp, trong lòng tự nhiên thấy đỡ chán nản. Ở ngoài, thỉnh thoảng lại có tiếng đứa bé:
- Gió lên...lạy Trời gió lên.
Trời sáng rõ lúc nào tôi không để ý. Ánh nắng lấp lánh trên những lá bàng bóng như sơn son.Tôi nhìn xuống đường. Hai đứa bé còn đứng đó, đương buộc mấy gánh lá bàng nhặt được đêm qua. Chúng vui vẻ, nhưng tôi không thể dựa theo nét mặt chúng mà đoán được chừng ấy lá là nhiều hay ít.
Một người đi qua nhìn gánh lá bàng nói:
- Lá bàng nầy sưởi ấm lắm đấy.
Tôi quay lại nhìn lên bàn: suốt đêm tôi viết được lèo tèo vài trang giấy, lại dập dập xóa xóa gần nửa. Tôi thất vọng.
Đối với tôi, những cơn gió tôi chờ đón đã có nổi lên, đã khiến tôi đêm qua lạnh cả tâm hồn, nhưng lá bàng nhặt được không là bao. Lại không biết có ấm được lòng ai ở xa không?
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy,
Nghìn năm chưa dễ đã ai quên...
THẾ LỮ
PHẦN THỨ NHẤT
I.
Trời muốn trở rét…
Nói xong và nghe tiếng mình nói, Trúc nhớ lại rằng câu ấy chàng đã thốt ra nhiều lần, năm nào cũng vậy. Sự rung động êm ái và hiu hắt buồn trước cơn gió lạnh đầu tiên khiến vẻ mặt Trúc trở nên dịu dàng và thoáng trong một giây chàng sống lại hết cả những ngày mới trở rét trong đời.
Ở ngoài, như ý mong ước của Trúc, trời bổng nắng to; bóng mái nhà sẫm lại thành một mảng đen trên nền sàn trắng hẳn lên và ánh nắng làm lấp lánh sáng những mảnh sứ, mảnh chai nhỏ trong các luống đất mới xới.
Tuy đã cuối tháng chín nhưng đối với Trúc cứ lúc nào trời đổi gió heo may mới thực là lúc bắt đầu mùa thu.
Trúc đặt chén nước, châm một điếu thuốc lá hút rồi bước vội ra sân.
Thấy Loan ở trong nhà đi ra, Trúc nói:
- Trời đẹp quá cô Loan nhỉ!
Loan đặt rổ bát phơi trên nắp chum rồi quay lại vừa vẩy mạnh hai bàn tay cho ráo nước vừa xuýt xoa nói:
- Sáng ngày sang đây,em sợ trời nóng chỉ mặc cái áo trắng phong phanh, nguy hiểm quá.
Cụ chánh Mạc ngừng tay giả cối trầu, nhìn ra nói:
- Cô đứng vào trong nầy không lạnh. Khổ quá em Hà đi vắng để cô phải rửa bát, đun nước, học trò không quen tay.
Loan mĩm cười vui vẻ và nói cao giọng cho cụ chánh nghe rõ:
- Đứng ngoài nầy nắng ấm hơn. Cháu không rửa thì bác lại phải rửa. Đằng nào cũng thế.
Từ sáng, Loan làm những việc lặt vặt ấy giúp cụ chánh một cách vui vẻ. Nàng tự nhiên thấy sung sướng vẩn vơ. Đời lúc đó đối với nàng đẹp quá, nên chưa chi nàng đã thấy cái lo sợ ngày chóng hết. Sáng ngày đi với Quỳnh sang bên Ý - Dương thăm cụ chánh Mạc và Cận, nàng không ngờ đâu một lúc sau Dũng cũng đến chơi đi với mấy người bạn nữa. Ở nhà được gặp Dũng luôn, nhưng nàng vui, vì cuộc gặp gỡ nầy đối với nàng dường như có ngầm một ý nghĩa. Loan ngẫm nghĩ:
- Sáng ngày hình như Dũng có biết mình sang chơi.
Cụ chánh nhìn Loan, rút khăn lau các chén uống nước, dáng dấp nhanh nhẹn, vui vẻ. Cụ nói:
- Trông cô Loan, tôi lại nhớ cái Phương.
Phương là con cụ chánh và là bạn của Loan, mới chết được hơn ba tháng. Cụ chánh chỉ có mỗi một người con trai là Cận và hai con gái là Phương và Hà. Nhờ có Phương buôn bán giỏi nên nhà cũng đủ tiêu dùng và Cận có thể học thêm được. Từ ngày Phương bị bắt vì tình nghi là có dự vào mấy cuộc phản động thì Cận phải về làng dạy học tư để lấy tiền nuôi mẹ và nuôi em. Phương được tha, về nhà ít lâu, nàng mắc bệnh lao rồi chết. Loan còn trẻ nên chỉ biết thương một người bạn gái mà nàng xem như một người chị, nàng không biết được rõ hơn về cái chết của Phương.
Câu nói của cụ chánh gợi trong óc Loan những ý nghĩ buồn nên nàng muốn xua đuổi ngay.
Nàng quay mặt nhìn về phía Trúc nói đùa, vì nàng biết tính Trúc hay nói pha trò nhất trong bọn:
- Không rửa bát, không đun nước, đợi mấy ông tướng kia thì còn lâu đời lắm. Các ngài chỉ ăn là giỏi.
Trúc đáp:
- Cái đó thì hẳn... Vả lại, đối với tôi đàn bà không rửa bát thì cũng không biết làm gì khác.
Loan mĩm cười:
- Đấy, anh Trúc lại sắp dở cái chứng khinh phụ nữ của anh ra đấy. Đàn bà chúng tôi cũng có người hơn đàn ông... những người đàn ông như anh Trúc.
- Cô Loan sao mà chua ngoa thế...
Lúc đó, Loan đứng dựa vào gốc cau, ngừng tay lau chén, tinh ngịch nhìn Trúc. Nội các bạn, Loan thân nhất với Trúc vì lẽ nàng thấy Dũng và Trúc yêu nhau như anh em ruột. Mà cũng vì lý do ấy nên Loan đối với Trúc rất tự nhiên.
Bỗng Trúc yên lặng nhìn Loan: chàng thấy Loan đẹp nên đăm đăm mãi. Rồi giật mình và lo sợ vẫn vơ. Trúc như mình nói với mình, lẩm bẩm:
- Đàn bà là xoàng, người nào cũng xoàng.
Chàng quay vào phía Dũng, hỏi to:
- Có phải không anh Dũng?
Dũng đương mãi nói chuyện với Xoàn và Thái ở trong nhà, nghe Trúc hỏi, giật mình không hiểu chuyện gì, nhưng cứ đáp liều:
- Chính thế.
Loan nói to:
- Các ngài bàn bạc cái gì đấy.Chắc hết việc cơm lại đến việc nước hẳn.
Cụ chánh Mạc ngửng đầu lên nhìn ngơ ngác. Từ ngày Phương bị bắt, hễ thấy các bạn Cận ở tỉnh về chơi với Cận là cụ sinh ra lo sợ. Cụ đã già lại có mỗi một người con trai nên cụ không muốn con cụ có nhiều bạn. Nhất là hôm nay lại có Thái, một người mà cụ chánh chưa bao giờ thấy đến chơi lần nào. Song Thái cũng đến với Dũng nên cụ cũng hơi yên tâm; đối với cụ, Dũng là con một ông tuần nên bạn của Dũng cụ có thể tin được.
Dũng đã thoáng nhận thấy vẻ nghi ngại trên nét mặt của cụ chánh, nên vội đùa với Loan:
- Có mỗi việc quay máy hát cho anh em nghe mà các anh ấy bàn mãi chưa biết cử ai.
- Phải ấy, cử tôi cho.
Cận nói:
- Nhưng chỉ có một cái đĩa.
Loan nói:
- Chắc lại vẫn cái đĩa Nam-bằng ngày xửa ngày xưa chứ gì?
Nàng vừa quay máy vừa hát khe khẻ:
- Nước non ngàn dặm ra đi...
Một lúc tiếng hát nổi lên, trừ Dũng ra ,còn người nào cũng chú ý lắng tai nghe. Dũng đã được nghe nhiều đĩa hay nên rất khó chịu về tiếng hát rè rè ở cái dĩa đã mòn, vì dùng đã không biết đến bao nhiêu lần. Nhưng vì mọi người ra ý thích, nên Dũng không dám tỏ vẻ khó chịu. Chàng cảm động thấy những bạn nghèo của chàng đương bàn về một việc rất quan trọng mà bỗng chốc đã quên hết, đắm đuối ngồi nghe một cái đĩa hát chỉ đáng vứt đi. Nhà chàng giàu nên chàng hết sức giữ gìn đối với anh em bạn, vì chàng nơm nớp sợ sự giàu sang là cái hàng rào ngăn không cho các bạn dễ dàng yêu mình. Chàng ngẫm nghĩ:
- Sự giàu sang đối với mình bấy lâu như là một sự nhục...
Chàng không tìm được câu trả lời. Chàng chỉ biết rằng sự giàu cần cho chàng và cho các bạn. Nhờ có cái máy chụp ảnh đắt tiền của chàng, nên Tạo đã có cách sinh nhai trong khi đi đây đó. Chàng đã bao nhiêu lần giúp tiền nữa. Nhưng Dũng vẫn không khỏi tự bảo:
- Như thế vẫn chưa là đủ được.
Loan nói:
- Em thích cái đĩa hát nầy lạ.
Có lẽ vì nghe hát, nàng nhớ lại mấy năm trước sang chơi cụ chánh được Phương vặn cho nghe luôn.
Xuân vì muốn nói lại câu chuyện bỏ dở lúc nãy mà tránh được sự nghi ngờ của cụ chánh và Loan, nên bàn:
- Hay là ta ra ao câu cá, nhân tiện xem ngoài vưòn có quả gì ăn tráng miệng.
Ra ngoài, Xuân bảo Thái:
- Thôi đừng làm anh Cận đau khổ vô ích. Năm ngoái thì anh ấy đi được,nhưng bây giờ...
Xuân không nói hết câu. Nhưng Thái đã hiểu: chàng nghĩ ngay đến tình cảnh nghèo của Cận và bà mẹ già đầu tóc bạc phơ. Thái nghĩ đến mẹ chàng đã hai năm nay chưa gặp, giờ nầy có lẽ đương mong ngóng đợi con về. Chàn gnói:
- Tôi vẫn biết thế... Nhưng tôi đã hẹn rủ anh ấy đi thì tôi phải cho anh ấy biết. Vả lại không còn dịp nào tốt hơn, chắc chắn hơn, không nói để lỡ, sợ anh ấy trách. Ngày mai đã đi rồi.
- Cái đó tùy anh. Nhưng đã đủ tiền chưa?
- Cũng không cần bao nhiêu vì có người về đưa đi.
Thái và Xuân ra bờ ao ngồi câu. Thấy Cận đương đứng nói chuyện với Loan và Dũng, Thái gọi Cận lại để ngỏ cho biết:
- Anh Cận lại đây, chỗ nầy xem chừng nhiều cá, phao nhấp nháy luôn.
Chỉ còn Dũng và Loan đứng lại dưới gốc khế. Hai người thấy ngượng. Những câu chuyện thông thường nói trước mặt một người một cách rất dễ dàng, tự nhiên, thì lúc nầy hình như bạo dạn quá, không ai dám nói. Có tiếng máy hát trong nhà. Dũng được dịp làm tan sự yên lặng khó chịu, vội bảo Loan:
- Chắc là của Trúc vặn... Cái đĩa hát nầy nghe xa mới hay.
Chàng muốn nói như Loan lúc nãy:
- Tôi thích đĩa hát nầy lạ.
Nhưng chàng sợ Loan nhận thấy vẻ mặt khó chịu của chàng khi mới nghe đĩa hát và biết là chàng đã nói một câu không thực. Dũng ngâm theo đĩa hát:
- Thấy chim hồng nhạn...bay đi.
Loan không nói gì, vịn một cành khế đầy hoa hồng và lấm tấm những quả khế xanh non, ngước mắt nhìn ra vẻ tìm xem đã có quả nào to ăn được chưa. Mùi hoa khế đưa thoảng qua, thơm nhẹ quá nên Dũng tưởng như không phải là hương thơm của một thứ hoa nữa. Đó là một thứ hương lạ để đánh dấu một quãng thời khắc qua trong đời: Dũng thấy trước rằng độ mười năm sau, thứ hương đó sẽ gợi chàng nhớ đến bây giờ,nhớ đến phút chàng đương đứng với Loan ở đây. Cái phút không có gì lạ ấy, chàng thấy nó sẽ ghi mãi ở trong lòng chàng cũng như hương hoa khế hết mùa nầy sang mùa khác thơm mãi trong vườn cũ.
Những lúc tình cờ Dũng được đứng một mình gần Loan, chàng lấy làm quý hơn, nhưng không hiểu sao chính chàng lại muốn tìm cách để những lúc đó khỏi kéo dài ra.
Thấy Thái giựt được cá, Dũng vội bỏ chạy lại. Con cá săn sắt nhỏ quá khiến Thái cau mày tiếc cái mồi tép. Xuân ngấm nghía con cá hồi lâu rồi lắc đầu nói:
- Cơ sự nhường nầy thì đem cá có câu lấy lại cái mồi tép.
Trúc ở trong nhà thấy câu được cá, sung sướng kêu ầm lên:
- Trời rét thế nầy mà ăn cháo cá ám thì phải biết là ngon.
Cụ chánh thấy bọn trẻ cuời nói vui vẻ bàn tán mãi về một con cá nên cũng vui lây và hơi lo sợ. Cụ nói to, nhưng nói để chính mình nghe như thói thường các cụ già tai nghểnh ngãng:
- Cái ao ấy thế mà nhiều khi cũng câu được cá to.
Trong lúc đó, Cận đứng dựa má vào cành cây vối, đăm đăm nhìn gió thổi cong những sợi dây ở mấy chiếc cần câu. Cả đời chẳng xoay về ngã nào chỉ là ở những phút ngắm những giây cần câu đó.
Chàng không trả lời Thái, lúc tiẽn anh em ra về khi bắt tay Thái, chàng nắm mạnh lấy bàn tay bạn nói:
- Thôi, anh đi một mình.
Thái nhìn thẳng vào mặt Cận, yên lặng ngắm nghĩ. Chàng đã yên trí sẽ đi với Cận nên nghĩ đến cuộc đi xa không có bạn chàng thấy buồn chán lạ thường. Thái toan nói với Cận điều gì lại thôi, chàng kéo tay ra mĩm cười, rồi giơ tay lên cao chào Cận theo lối chào riêng của mấy người với nhau:
- Anh ở lại.
Hai người bạn cùng phảng phất có cái ý tưởng rằng không còn gặp mặt nhau nữa.
Cận quay trở lại đi vội vào trong lũy tre làng cho khuất gió. Lẫn với tiếng lá tre rào rào, thỉnh thoảng lạc vào tai chàng còn từng mẩu tiếng nói và tiếng cười của các bạn mà chàng còn thấy bóng đèn trăng thấp thoáng sau lũy tre.
Phía xa, con đê cạnh làng in thành một vệt thẳng trên nền trời như bức tường.
Một người đã đến vào con đường rẽ về tỉnh lỵ. Bà hàng nước thấy người khách quen đon đả mời:
- Cô Loan, cô vào đây uống nước, ăn trầu đã.
Loan nói:
- Uống nước thì uống,nhung ăn trầu thì chúng tôi răng trắng không biết ăn trầu.
Bà hàng quay lại nhìn mấy người nhà quê ngồi uống nước ở phản, đưa mắt bà nhìn Loan:
- Con cụ hai Hằng ở bên Xuân-lử đấy. Chóng lớn quá. Mới ngaỳ nào... Cô ấy đến nay dễ mười sáu.
Trúc vội chữa:
- Cô ấy mười bảy,bà hàng ạ.
Bà hàng mời Loan ngồi bên cạnh mình:
- Thế bao giờ cô mới nhuộm răng để lấy chồng cho chúng tôi mừng.
Thâý bà hàng chỉ chú ý đến hàm răng trắng của Loan, Trúc nói:
- Nhưng sao lại cứ nhuộm răng mới lấy chồng được, hở bà hàng?
Loan mĩm cười:
- Còn lâu lắm, bà hàng ạ. Có lẽ không bao giờ, vì răng trắng thế nầy thì ai người ta lấy.
Bà kia thân mật nói đùa:
- Đẹp như cô thiếu gì người. Cô thì cần gì phải học nữa.
Loan thốt nhiên nhìn ra chỗ Dũng đứng, rồi sợ ngượng, nàng đưa mắt nhìn cả mọi người. Không thấy Thái, Loan nói:
- Ông Thái đâu?
Dũng đáp:
- Ông ấy về đưòng khác.
Thực ra, đi khỏi làng Cận được ít lâu, Thái yên lặng rẽ xuống cánh đồng đi đường tắt về tỉnh không cho Loan và Quỳnh biết. Trước khi đi, chàng không muốn để có người trông thâý chàng đi với Dũng, Xuân và Trúc.
Loan hỏi:
- Mai ông ấy đi?
Dũng ngơ ngác nhìn Xuân và Trúc, lo sợ hỏi Loan:
- Sao cô biết?
- Anh Cận bảo thế.
Mấy người yên tâm vì nhớ câu Cận chào Thái lúc nãy.
Loan hỏi:
- Ông ấy đi đâu thế,nhỉ?
Dũng đáp:
- Anh ấy đi về thăm nhà.
Thấy ở quán có mấy người lạ mặt, sợ Loan cứ hỏi lôi thôi mãi, Dũng vội ngắt câu chuyện, hỏi các bạn:
- Có ai còn thuốc lá hút không?
Trúc rút bao thuốc lá đã nát ở trong túi ra, đếm rồi nói:
- Còn có hai điếu. Anh Dũng một,còn một...
Loan muốn nói: "còn một phần tôi".
Nhưng nàng nhút nhát không dám ngỏ lời. Trúc đưa bao thuốc lá về phía Loan:
- Còn một về phần cô Loan... Còn tôi,tôi xin nhịn... Tôi bao giờ cũng xin giữ phần kém. Vì tôi đã...
Loan cầm lấy điếu thuốc lá tinh nghịch, nói tiếp lời Trúc, dùng ngay câu mà Trúc vẫn hay nói luôn miệng:
- Vì tôi đã nhất định thế rồi.
Trong lúc nói đùa với Trúc, Loan vẫn không quên nghĩ đến Thái, Loan cũng hơi sợ hãi, hơi khó chịu. Nàng không hiểu tại sao Dũng lại thân với Thái và nàng ngầm muốn Dũng không chơi với Thái nữa.
Ty không biết rõ hết, nhưng nàng cũng đoán là Thái về để rủ người đi. Nàng thấy mấy người quen Thái đi đâu biệt tăm biệt tích đã lâu và cách đây mấy tháng, một người vẫn hay về chơi Dũng bị bắt giải về quê quán vì đã có ý muốn trốn đi ngoại quốc.
- Hay là ông ấy rủ Dũng đi.
Loan lo sợ nhìn Dũng.
Dũng lúc đó vẫn đứng ở trên đê; chàng cầm thuốc lá để yên trước môi, không hút, hai con mắt nhìn ra xa. Gió thổi xỏa cả tóc xuống trán, xuống thái dương. Dũng cố tìm xem có thấy bóng Thái trên những con đường về tỉnh lỵ quanh co trong ruộng mía, ruộng ngô.
Trời về chiều. Mặt nước sông sáng hẳn lên sau những ruộng dâu cành đã tước hết lá.Tiến người gọi nhau ở dưới sông nghe vang động cả buổi chiều. Dũng ngẫm nghĩ:
- Anh Thái đi như vậy để làm gì: Chẳng qua không biết làm gì nữa thì liều lĩnh.
Thái đối với chàng là một người đã chán nản quá, gần như không thiết gì đến sống.
Chàng chỉ muốn thoảng trong một lúc được thấy bóng Thái ở xa. Dũng có cái cảm tưởng rằng Thái đi như là đi thay cho mình, hình như tất cả những nổi chán chường, đau khổ của một đời mình Thái đã đem theo đi hết.
Dũng thở dài, nhẹ nhõm và nhìn vào trong hàng nước đưa mắt tìm hai con mắt Loan.
Chàng sung sướng, cái sung sướng vẩn vơ của một người đón chờ những sự vui mừng rất êm ái chưa đến nhưng biết chắc thế nào cũng đến. Loan hơi ngạc nhiên và cũng nhìn Dũng lâu không chớp như muốn thầm hỏi Dũng. Nàng nói:
- Anh Dũng vào trong nầy. Đứng mãi ngoài ấy gió rét.
Dũng vào ngồi bên cạnh Loan. Bà hàng mở vung múc nước chè,một làn hơi nóng thoảng qua mặt Dũng. Dũng không nghĩ gì đến Thái nữa; những người bạn ngồi quanh chàng, người nào lúc đó nét mặt cũng lộ vẻ bình tỉnh. Dũng có cảm giác êm ả lạ lùng và cái quán hàng trong đó có Loan ngồi, chàng tưởng như một chốn ấm áp để chàng được cách biệt hẳn cuộc đời mà chàng thấy đầy phiền muộn, buồn bã như buổi chiều mờ sương thu ngoài kia.
Nói xong và nghe tiếng mình nói, Trúc nhớ lại rằng câu ấy chàng đã thốt ra nhiều lần, năm nào cũng vậy. Sự rung động êm ái và hiu hắt buồn trước cơn gió lạnh đầu tiên khiến vẻ mặt Trúc trở nên dịu dàng và thoáng trong một giây chàng sống lại hết cả những ngày mới trở rét trong đời.
Ở ngoài, như ý mong ước của Trúc, trời bổng nắng to; bóng mái nhà sẫm lại thành một mảng đen trên nền sàn trắng hẳn lên và ánh nắng làm lấp lánh sáng những mảnh sứ, mảnh chai nhỏ trong các luống đất mới xới.
Tuy đã cuối tháng chín nhưng đối với Trúc cứ lúc nào trời đổi gió heo may mới thực là lúc bắt đầu mùa thu.
Trúc đặt chén nước, châm một điếu thuốc lá hút rồi bước vội ra sân.
Thấy Loan ở trong nhà đi ra, Trúc nói:
- Trời đẹp quá cô Loan nhỉ!
Loan đặt rổ bát phơi trên nắp chum rồi quay lại vừa vẩy mạnh hai bàn tay cho ráo nước vừa xuýt xoa nói:
- Sáng ngày sang đây,em sợ trời nóng chỉ mặc cái áo trắng phong phanh, nguy hiểm quá.
Cụ chánh Mạc ngừng tay giả cối trầu, nhìn ra nói:
- Cô đứng vào trong nầy không lạnh. Khổ quá em Hà đi vắng để cô phải rửa bát, đun nước, học trò không quen tay.
Loan mĩm cười vui vẻ và nói cao giọng cho cụ chánh nghe rõ:
- Đứng ngoài nầy nắng ấm hơn. Cháu không rửa thì bác lại phải rửa. Đằng nào cũng thế.
Từ sáng, Loan làm những việc lặt vặt ấy giúp cụ chánh một cách vui vẻ. Nàng tự nhiên thấy sung sướng vẩn vơ. Đời lúc đó đối với nàng đẹp quá, nên chưa chi nàng đã thấy cái lo sợ ngày chóng hết. Sáng ngày đi với Quỳnh sang bên Ý - Dương thăm cụ chánh Mạc và Cận, nàng không ngờ đâu một lúc sau Dũng cũng đến chơi đi với mấy người bạn nữa. Ở nhà được gặp Dũng luôn, nhưng nàng vui, vì cuộc gặp gỡ nầy đối với nàng dường như có ngầm một ý nghĩa. Loan ngẫm nghĩ:
- Sáng ngày hình như Dũng có biết mình sang chơi.
Cụ chánh nhìn Loan, rút khăn lau các chén uống nước, dáng dấp nhanh nhẹn, vui vẻ. Cụ nói:
- Trông cô Loan, tôi lại nhớ cái Phương.
Phương là con cụ chánh và là bạn của Loan, mới chết được hơn ba tháng. Cụ chánh chỉ có mỗi một người con trai là Cận và hai con gái là Phương và Hà. Nhờ có Phương buôn bán giỏi nên nhà cũng đủ tiêu dùng và Cận có thể học thêm được. Từ ngày Phương bị bắt vì tình nghi là có dự vào mấy cuộc phản động thì Cận phải về làng dạy học tư để lấy tiền nuôi mẹ và nuôi em. Phương được tha, về nhà ít lâu, nàng mắc bệnh lao rồi chết. Loan còn trẻ nên chỉ biết thương một người bạn gái mà nàng xem như một người chị, nàng không biết được rõ hơn về cái chết của Phương.
Câu nói của cụ chánh gợi trong óc Loan những ý nghĩ buồn nên nàng muốn xua đuổi ngay.
Nàng quay mặt nhìn về phía Trúc nói đùa, vì nàng biết tính Trúc hay nói pha trò nhất trong bọn:
- Không rửa bát, không đun nước, đợi mấy ông tướng kia thì còn lâu đời lắm. Các ngài chỉ ăn là giỏi.
Trúc đáp:
- Cái đó thì hẳn... Vả lại, đối với tôi đàn bà không rửa bát thì cũng không biết làm gì khác.
Loan mĩm cười:
- Đấy, anh Trúc lại sắp dở cái chứng khinh phụ nữ của anh ra đấy. Đàn bà chúng tôi cũng có người hơn đàn ông... những người đàn ông như anh Trúc.
- Cô Loan sao mà chua ngoa thế...
Lúc đó, Loan đứng dựa vào gốc cau, ngừng tay lau chén, tinh ngịch nhìn Trúc. Nội các bạn, Loan thân nhất với Trúc vì lẽ nàng thấy Dũng và Trúc yêu nhau như anh em ruột. Mà cũng vì lý do ấy nên Loan đối với Trúc rất tự nhiên.
Bỗng Trúc yên lặng nhìn Loan: chàng thấy Loan đẹp nên đăm đăm mãi. Rồi giật mình và lo sợ vẫn vơ. Trúc như mình nói với mình, lẩm bẩm:
- Đàn bà là xoàng, người nào cũng xoàng.
Chàng quay vào phía Dũng, hỏi to:
- Có phải không anh Dũng?
Dũng đương mãi nói chuyện với Xoàn và Thái ở trong nhà, nghe Trúc hỏi, giật mình không hiểu chuyện gì, nhưng cứ đáp liều:
- Chính thế.
Loan nói to:
- Các ngài bàn bạc cái gì đấy.Chắc hết việc cơm lại đến việc nước hẳn.
Cụ chánh Mạc ngửng đầu lên nhìn ngơ ngác. Từ ngày Phương bị bắt, hễ thấy các bạn Cận ở tỉnh về chơi với Cận là cụ sinh ra lo sợ. Cụ đã già lại có mỗi một người con trai nên cụ không muốn con cụ có nhiều bạn. Nhất là hôm nay lại có Thái, một người mà cụ chánh chưa bao giờ thấy đến chơi lần nào. Song Thái cũng đến với Dũng nên cụ cũng hơi yên tâm; đối với cụ, Dũng là con một ông tuần nên bạn của Dũng cụ có thể tin được.
Dũng đã thoáng nhận thấy vẻ nghi ngại trên nét mặt của cụ chánh, nên vội đùa với Loan:
- Có mỗi việc quay máy hát cho anh em nghe mà các anh ấy bàn mãi chưa biết cử ai.
- Phải ấy, cử tôi cho.
Cận nói:
- Nhưng chỉ có một cái đĩa.
Loan nói:
- Chắc lại vẫn cái đĩa Nam-bằng ngày xửa ngày xưa chứ gì?
Nàng vừa quay máy vừa hát khe khẻ:
- Nước non ngàn dặm ra đi...
Một lúc tiếng hát nổi lên, trừ Dũng ra ,còn người nào cũng chú ý lắng tai nghe. Dũng đã được nghe nhiều đĩa hay nên rất khó chịu về tiếng hát rè rè ở cái dĩa đã mòn, vì dùng đã không biết đến bao nhiêu lần. Nhưng vì mọi người ra ý thích, nên Dũng không dám tỏ vẻ khó chịu. Chàng cảm động thấy những bạn nghèo của chàng đương bàn về một việc rất quan trọng mà bỗng chốc đã quên hết, đắm đuối ngồi nghe một cái đĩa hát chỉ đáng vứt đi. Nhà chàng giàu nên chàng hết sức giữ gìn đối với anh em bạn, vì chàng nơm nớp sợ sự giàu sang là cái hàng rào ngăn không cho các bạn dễ dàng yêu mình. Chàng ngẫm nghĩ:
- Sự giàu sang đối với mình bấy lâu như là một sự nhục...
Chàng không tìm được câu trả lời. Chàng chỉ biết rằng sự giàu cần cho chàng và cho các bạn. Nhờ có cái máy chụp ảnh đắt tiền của chàng, nên Tạo đã có cách sinh nhai trong khi đi đây đó. Chàng đã bao nhiêu lần giúp tiền nữa. Nhưng Dũng vẫn không khỏi tự bảo:
- Như thế vẫn chưa là đủ được.
Loan nói:
- Em thích cái đĩa hát nầy lạ.
Có lẽ vì nghe hát, nàng nhớ lại mấy năm trước sang chơi cụ chánh được Phương vặn cho nghe luôn.
Xuân vì muốn nói lại câu chuyện bỏ dở lúc nãy mà tránh được sự nghi ngờ của cụ chánh và Loan, nên bàn:
- Hay là ta ra ao câu cá, nhân tiện xem ngoài vưòn có quả gì ăn tráng miệng.
Ra ngoài, Xuân bảo Thái:
- Thôi đừng làm anh Cận đau khổ vô ích. Năm ngoái thì anh ấy đi được,nhưng bây giờ...
Xuân không nói hết câu. Nhưng Thái đã hiểu: chàng nghĩ ngay đến tình cảnh nghèo của Cận và bà mẹ già đầu tóc bạc phơ. Thái nghĩ đến mẹ chàng đã hai năm nay chưa gặp, giờ nầy có lẽ đương mong ngóng đợi con về. Chàn gnói:
- Tôi vẫn biết thế... Nhưng tôi đã hẹn rủ anh ấy đi thì tôi phải cho anh ấy biết. Vả lại không còn dịp nào tốt hơn, chắc chắn hơn, không nói để lỡ, sợ anh ấy trách. Ngày mai đã đi rồi.
- Cái đó tùy anh. Nhưng đã đủ tiền chưa?
- Cũng không cần bao nhiêu vì có người về đưa đi.
Thái và Xuân ra bờ ao ngồi câu. Thấy Cận đương đứng nói chuyện với Loan và Dũng, Thái gọi Cận lại để ngỏ cho biết:
- Anh Cận lại đây, chỗ nầy xem chừng nhiều cá, phao nhấp nháy luôn.
Chỉ còn Dũng và Loan đứng lại dưới gốc khế. Hai người thấy ngượng. Những câu chuyện thông thường nói trước mặt một người một cách rất dễ dàng, tự nhiên, thì lúc nầy hình như bạo dạn quá, không ai dám nói. Có tiếng máy hát trong nhà. Dũng được dịp làm tan sự yên lặng khó chịu, vội bảo Loan:
- Chắc là của Trúc vặn... Cái đĩa hát nầy nghe xa mới hay.
Chàng muốn nói như Loan lúc nãy:
- Tôi thích đĩa hát nầy lạ.
Nhưng chàng sợ Loan nhận thấy vẻ mặt khó chịu của chàng khi mới nghe đĩa hát và biết là chàng đã nói một câu không thực. Dũng ngâm theo đĩa hát:
- Thấy chim hồng nhạn...bay đi.
Loan không nói gì, vịn một cành khế đầy hoa hồng và lấm tấm những quả khế xanh non, ngước mắt nhìn ra vẻ tìm xem đã có quả nào to ăn được chưa. Mùi hoa khế đưa thoảng qua, thơm nhẹ quá nên Dũng tưởng như không phải là hương thơm của một thứ hoa nữa. Đó là một thứ hương lạ để đánh dấu một quãng thời khắc qua trong đời: Dũng thấy trước rằng độ mười năm sau, thứ hương đó sẽ gợi chàng nhớ đến bây giờ,nhớ đến phút chàng đương đứng với Loan ở đây. Cái phút không có gì lạ ấy, chàng thấy nó sẽ ghi mãi ở trong lòng chàng cũng như hương hoa khế hết mùa nầy sang mùa khác thơm mãi trong vườn cũ.
Những lúc tình cờ Dũng được đứng một mình gần Loan, chàng lấy làm quý hơn, nhưng không hiểu sao chính chàng lại muốn tìm cách để những lúc đó khỏi kéo dài ra.
Thấy Thái giựt được cá, Dũng vội bỏ chạy lại. Con cá săn sắt nhỏ quá khiến Thái cau mày tiếc cái mồi tép. Xuân ngấm nghía con cá hồi lâu rồi lắc đầu nói:
- Cơ sự nhường nầy thì đem cá có câu lấy lại cái mồi tép.
Trúc ở trong nhà thấy câu được cá, sung sướng kêu ầm lên:
- Trời rét thế nầy mà ăn cháo cá ám thì phải biết là ngon.
Cụ chánh thấy bọn trẻ cuời nói vui vẻ bàn tán mãi về một con cá nên cũng vui lây và hơi lo sợ. Cụ nói to, nhưng nói để chính mình nghe như thói thường các cụ già tai nghểnh ngãng:
- Cái ao ấy thế mà nhiều khi cũng câu được cá to.
Trong lúc đó, Cận đứng dựa má vào cành cây vối, đăm đăm nhìn gió thổi cong những sợi dây ở mấy chiếc cần câu. Cả đời chẳng xoay về ngã nào chỉ là ở những phút ngắm những giây cần câu đó.
Chàng không trả lời Thái, lúc tiẽn anh em ra về khi bắt tay Thái, chàng nắm mạnh lấy bàn tay bạn nói:
- Thôi, anh đi một mình.
Thái nhìn thẳng vào mặt Cận, yên lặng ngắm nghĩ. Chàng đã yên trí sẽ đi với Cận nên nghĩ đến cuộc đi xa không có bạn chàng thấy buồn chán lạ thường. Thái toan nói với Cận điều gì lại thôi, chàng kéo tay ra mĩm cười, rồi giơ tay lên cao chào Cận theo lối chào riêng của mấy người với nhau:
- Anh ở lại.
Hai người bạn cùng phảng phất có cái ý tưởng rằng không còn gặp mặt nhau nữa.
Cận quay trở lại đi vội vào trong lũy tre làng cho khuất gió. Lẫn với tiếng lá tre rào rào, thỉnh thoảng lạc vào tai chàng còn từng mẩu tiếng nói và tiếng cười của các bạn mà chàng còn thấy bóng đèn trăng thấp thoáng sau lũy tre.
Phía xa, con đê cạnh làng in thành một vệt thẳng trên nền trời như bức tường.
Một người đã đến vào con đường rẽ về tỉnh lỵ. Bà hàng nước thấy người khách quen đon đả mời:
- Cô Loan, cô vào đây uống nước, ăn trầu đã.
Loan nói:
- Uống nước thì uống,nhung ăn trầu thì chúng tôi răng trắng không biết ăn trầu.
Bà hàng quay lại nhìn mấy người nhà quê ngồi uống nước ở phản, đưa mắt bà nhìn Loan:
- Con cụ hai Hằng ở bên Xuân-lử đấy. Chóng lớn quá. Mới ngaỳ nào... Cô ấy đến nay dễ mười sáu.
Trúc vội chữa:
- Cô ấy mười bảy,bà hàng ạ.
Bà hàng mời Loan ngồi bên cạnh mình:
- Thế bao giờ cô mới nhuộm răng để lấy chồng cho chúng tôi mừng.
Thâý bà hàng chỉ chú ý đến hàm răng trắng của Loan, Trúc nói:
- Nhưng sao lại cứ nhuộm răng mới lấy chồng được, hở bà hàng?
Loan mĩm cười:
- Còn lâu lắm, bà hàng ạ. Có lẽ không bao giờ, vì răng trắng thế nầy thì ai người ta lấy.
Bà kia thân mật nói đùa:
- Đẹp như cô thiếu gì người. Cô thì cần gì phải học nữa.
Loan thốt nhiên nhìn ra chỗ Dũng đứng, rồi sợ ngượng, nàng đưa mắt nhìn cả mọi người. Không thấy Thái, Loan nói:
- Ông Thái đâu?
Dũng đáp:
- Ông ấy về đưòng khác.
Thực ra, đi khỏi làng Cận được ít lâu, Thái yên lặng rẽ xuống cánh đồng đi đường tắt về tỉnh không cho Loan và Quỳnh biết. Trước khi đi, chàng không muốn để có người trông thâý chàng đi với Dũng, Xuân và Trúc.
Loan hỏi:
- Mai ông ấy đi?
Dũng ngơ ngác nhìn Xuân và Trúc, lo sợ hỏi Loan:
- Sao cô biết?
- Anh Cận bảo thế.
Mấy người yên tâm vì nhớ câu Cận chào Thái lúc nãy.
Loan hỏi:
- Ông ấy đi đâu thế,nhỉ?
Dũng đáp:
- Anh ấy đi về thăm nhà.
Thấy ở quán có mấy người lạ mặt, sợ Loan cứ hỏi lôi thôi mãi, Dũng vội ngắt câu chuyện, hỏi các bạn:
- Có ai còn thuốc lá hút không?
Trúc rút bao thuốc lá đã nát ở trong túi ra, đếm rồi nói:
- Còn có hai điếu. Anh Dũng một,còn một...
Loan muốn nói: "còn một phần tôi".
Nhưng nàng nhút nhát không dám ngỏ lời. Trúc đưa bao thuốc lá về phía Loan:
- Còn một về phần cô Loan... Còn tôi,tôi xin nhịn... Tôi bao giờ cũng xin giữ phần kém. Vì tôi đã...
Loan cầm lấy điếu thuốc lá tinh nghịch, nói tiếp lời Trúc, dùng ngay câu mà Trúc vẫn hay nói luôn miệng:
- Vì tôi đã nhất định thế rồi.
Trong lúc nói đùa với Trúc, Loan vẫn không quên nghĩ đến Thái, Loan cũng hơi sợ hãi, hơi khó chịu. Nàng không hiểu tại sao Dũng lại thân với Thái và nàng ngầm muốn Dũng không chơi với Thái nữa.
Ty không biết rõ hết, nhưng nàng cũng đoán là Thái về để rủ người đi. Nàng thấy mấy người quen Thái đi đâu biệt tăm biệt tích đã lâu và cách đây mấy tháng, một người vẫn hay về chơi Dũng bị bắt giải về quê quán vì đã có ý muốn trốn đi ngoại quốc.
- Hay là ông ấy rủ Dũng đi.
Loan lo sợ nhìn Dũng.
Dũng lúc đó vẫn đứng ở trên đê; chàng cầm thuốc lá để yên trước môi, không hút, hai con mắt nhìn ra xa. Gió thổi xỏa cả tóc xuống trán, xuống thái dương. Dũng cố tìm xem có thấy bóng Thái trên những con đường về tỉnh lỵ quanh co trong ruộng mía, ruộng ngô.
Trời về chiều. Mặt nước sông sáng hẳn lên sau những ruộng dâu cành đã tước hết lá.Tiến người gọi nhau ở dưới sông nghe vang động cả buổi chiều. Dũng ngẫm nghĩ:
- Anh Thái đi như vậy để làm gì: Chẳng qua không biết làm gì nữa thì liều lĩnh.
Thái đối với chàng là một người đã chán nản quá, gần như không thiết gì đến sống.
Chàng chỉ muốn thoảng trong một lúc được thấy bóng Thái ở xa. Dũng có cái cảm tưởng rằng Thái đi như là đi thay cho mình, hình như tất cả những nổi chán chường, đau khổ của một đời mình Thái đã đem theo đi hết.
Dũng thở dài, nhẹ nhõm và nhìn vào trong hàng nước đưa mắt tìm hai con mắt Loan.
Chàng sung sướng, cái sung sướng vẩn vơ của một người đón chờ những sự vui mừng rất êm ái chưa đến nhưng biết chắc thế nào cũng đến. Loan hơi ngạc nhiên và cũng nhìn Dũng lâu không chớp như muốn thầm hỏi Dũng. Nàng nói:
- Anh Dũng vào trong nầy. Đứng mãi ngoài ấy gió rét.
Dũng vào ngồi bên cạnh Loan. Bà hàng mở vung múc nước chè,một làn hơi nóng thoảng qua mặt Dũng. Dũng không nghĩ gì đến Thái nữa; những người bạn ngồi quanh chàng, người nào lúc đó nét mặt cũng lộ vẻ bình tỉnh. Dũng có cảm giác êm ả lạ lùng và cái quán hàng trong đó có Loan ngồi, chàng tưởng như một chốn ấm áp để chàng được cách biệt hẳn cuộc đời mà chàng thấy đầy phiền muộn, buồn bã như buổi chiều mờ sương thu ngoài kia.
II.
Bên ông tuần có mở tiệc thọ mừng cụ Bang, bà nội Dũng. Loan sang
làm giúp từ sáng sớm; nàng cũng rối rít vui vẻ, vì công việc nhà Dũng nàng coi
không khác gì công việc nhà nàng. Trong một lúc rỗi tay, Loan chạy qua về thăm
nhà để lấy cớ đi lại vì ngồi mỏi.
Cách mấy khu vườn rộng, Loan không nghe rõ tiếng ồn ào bên nhà ông tuần nữa.Nàng thấy nhà mình có vẻ yên tỉnh khác hẳn mọi ngày, nàng vui vẻ nhìn bà hai đương ngồi khâu trên phản rồi cất tiếng nói:
- Mẹ chưa sang?
Bà hai ngửng lên nói:
- Sang làm gì bây giờ, cô nầy rõ ngớ ngẩn quá.
Loan mĩm cười vì cũng thấy câu hỏi của mình là ngớ ngẫn, chẳng qua trong lúc vui, nàng hỏi cho có câu mà hỏi:
- Nhưng thế nào me cũng sang chứ? Me sang sớm xem tế, vui lắm me ạ.
Bà hai yên lặng ngẫm nghĩ một lát lâu, rồi nói:
- Tao hơi mệt, không biết lát nữa, có sang được không. Nhưng thầy đi vắng thì mệt cũng phải sang.
Ông hai vì muốn lánh mặt nên hai hôm trước có người bạn ốm nặng cho về mời, ông đi ngay. Ông và ông tuần là hai người bạn học cũ, nhưng không bao giờ ông muốn nhờ vả ông tuần, và ông tuần cũng không hề tỏ ý muốn giúp đở ông. Vườn đất chung quanh nhà ông hai phải bán dần cho ông tuần, chỉ còn giữ lại hơn một mẫu làm chổ ở.
Loan nói:
- Tiếc quá thầy con lại vắng.Chắc thầy con chẳng về kịp.
Bà hai cau mày khó chịu, nhưng bà không muốn nói cho Loan rõ những điều tức tối ngầm của ông hai, trong việc bán đất cho ông tuần. Bà bảo Loan:
- Ở bên ấy đông khách lạ,cô sang làm giúp thì phải liệu giữ gìn. Cô chỉ được cái mau mồm mau miệng hão, người ta không ưa gì cô đâu.
Loan hiểu là bà hai muốn ám chỉ cô Ba, người vợ ba ông tuần. Nhưng đối với Loan thì ở bên nhà Dũng,ngoài Dũng và Hiền người chị ruột của Dũng ra, nàng không để ý đến ai nữa; nàng cũng không ngờ rằng ở đời lại có thể có được lắm sự rắc rối. Loan nhìn cái bàn học của Dũng trên đó có xếp những cuốn sách hầu hết là sách của Dũng. Những cuốn sách ấy, Loan biết rằng Dũng không bao giờ dùng tới chỉ mua về cốt để cho nàng mượn. Một tia nắng chiếu vào làm sáng những chữ thếp vàng trên gáy sách, Loan thấy ấm áp trong lòng.
Tiếng còi ô-tô làm Loan vui mừng reo:
- Khách trên tỉnh đã đến. Chắc là cụ thượng Đặng.
Loan ngắm nghía những chiếc ô-tô bóng loáng đến đỗ sau giậu duối. Mỗi chiếc đến, nàng lại rẽ là chú ý nhìn những ngưòi trong xe bước xuống. Dũng mấy ngày trước có nói đùa với nàng rằng hôm nay sẽ có cô Khánh con cụ thượng Đặng là bạn học cũ của chàng đến chơi.
Cứ mỗi lần có người hơi có tuổi và đeo thẻ bài ở xe xuống thì Loan lại chăm chú đến người xuống sau. Nàng không thấy cô nào có thể gọi là đẹp được:
- Chẳng có ngữ nào ra hồn. Sao mà đánh phấn nhiều thế, họ trát vôi.
Loan không chút ghen tỵ những thiếu nữ sang trọng lần lượt đi qua trước mặt nàng. Nàng tự cho nàng cũng ngang hàng với họ và cảnh đời ấy tất nhiên là cảnh đời của nàng về sau nầy.
Có tiếng chân bước sau lưng, Loan không quay lại chỉ nghe tiếng chân bước cũng biết ngay là Dũng đến.
- Anh Dũng sang có việc gì đấy?
Dũng cười đáp:
- Tài thật... Sao cô biết là tôi. Tôi sang xem những ai đến và cốt nhất là để nhìn trộm một người.
Loan quay lại:
- Em biết là ai rồi.
Dũng nhìn đôi má hồng tự nhiên của Loan và khen Loan:
- Cô vừa về nhà đánh má hồng phải không?
Loan sung sướng vì lời khen kín đáo, nhưng làm như không để ý đến:
- Má em đỏ lắm à? Chắc là vì lúc nãy ở gần lửa.
Dũng đột nhiên hỏi:
- Cô có thấy xe của cụ thượng Đặng đến không?
Loan nói:
- Em chả biết cụ thượng Đặng là ai thì làm sao biết được ô-tô. Nhưng anh hỏi để làm gì?
Dũng hỏi lại:
- Nhưng cô tò mò muốn biết điều đó làm gì?
Loan làm như đã quên câu chuyện Dũng nói về Khánh hôm nọ, tinh nghịch nói:
- Nhưng chắc có điều gì thật, nên khi em hỏi anh mới cho là tò mò.
- Có thế. Vậy cô có mấy ngưòi con gái nào ngồi trong ô-tô cụ thượng Đặng không?
Loan mĩm cười:
- Có, có một ngưòi con gaí rất xấu.
Dũng nói:
- Càng hay, nhưng người ấy đẹp thì sao?
Loan muốn tỏ cho Dũng biết mình đã rõ chuyện ông tuần định hỏi con gái ông thượng Đặng cho Dũng, liền đáp:
- Như thế càng hay cho anh.Vậy ta về xem người con gái ngồi trong ô-tô của cụ Đặng xấu hay đẹp.
Hai người, lúc đi qua trước mặt bà hai cùng đứng lại, Dũng mời:
- Bác sắm sửa sang thì vừa.
Bà hai nhìn ra chỗ Loan, Dũng đứng, và nhận thấy vẻ thân mật lưu luyến giữa hai người. Nhưng bà không một lúc nào có cái ý tưởng mong cho hai người thành vợ chồng. Một là,vì bà không dám ao ước tốt, hai là vì bà đã yên trí từ lâu gả Loan cho Thân, con bà phán Lợi. Bà chỉ biết là Dũng hay săn sóc đến nhà bà và bà cũng tự nhiên quý Dũng như một người con.
Loan bảo Dũng:
- Anh sang trước đi em đợi mẹ em sang một thể.
Bà hai nói:
- Đừng đợi tôi.Tôi sẽ sang nhưng lát nữa cơ.
Tới con đường lát sỏi trên có giàn cây, hai người tự nhiên cùng chậm bước lại, người nọ ý muốn nhường người kia tiến lên trước mình để khi ra đến sân nhà Dũng, người ta khỏi trông thấy hai người cùng đi với nhau. Nhưng vì không ai dám nói hẳn ra nên người nọ tưởng người kia muốn cùng đi chậm lại để nói một câu chuyện riêng, nhất là chỗ đó lại khuất, có cây che phủ kín. Loan cúi nhìn xuống, lấy mũi giầy ấn những hòn sỏi to nổi cao lên, đợi Dũng nói. Dũng cũng đợi Loan, nên hai người đi yên lặng như thế, không ai cất tiếng và cùng ngong ngóng đợi. Đến chỗ rẽ quặt ra sân, Dũng nói:
- Trông những hòn sỏi nầy tôi lại nhớ đến hồi năm ngoái ra Sầm-Sơn.
Chàng nghĩ đến những nổi buồn đầu tiên của chàng khi xa Loan, buổi chiều trong rừng phi lao hiu hắt và trên bãi biển vắng người. Chàng dịu giọng nói tiếp:
- Buổi chiều, những bải bể vắng người với tiếng sóng không bao giờ ngừng... Hôm nay tôi còn nhớ in...
Loan nói:
- Đã lâu lắm, khi em còn bé đi với thầy em qua Thụy-Anh được trông thấy bể ở xa. Năm ngoái hồi anh ra ngoài ấy...
Tiếng người nói gần đấy làm Loan ngừng lại. Hai người cùng đứng dừng lại. Dũng nói:
- Hình như tiếng cụ thượng Đặng.
Chàng hạ thấp giọng có vẻ bí mật:
- Và cả tiếng cô Khánh nữa.
Loan nói:
- Hai ta đứng tạm ở đây đợi cô ả đi qua đã.
Hai người đứng lẩn sau giậu găng ta dưới một cây bồ kết dại. Những cành đầy hoa vàng rủ xuống chạm vào tóc hai người. Loan và Dũng cùng yên lặng. Tiếng giầy trên sàn gạch một lúc một xa và nghe như ở một thế giới khác đưa lại. Trên cành bồ kết,một con bọ ngựa non giơ hai càng tìm chổ níu rồi đánh đu chuyền từ lá nầy sang lá khác. Mùi nước hoa và phấn ở đám người vừa đi qua thơm thoảng đến tận chổ Loan, Dũng đứng.
Dũng hỏi:
- Cô nhìn thấy rõ chứ?
Loan gật đầu luôn mấy cái, khen:
- Đẹp!
Dũng nhắc lại tiếng "đẹp" nhưng nói kéo dài ra có vẻ chế giễu. Nhưng thực ra chàng cũng vừa thốt nhiên cảm động về sắc đẹp lộng lẫy của Khánh mà chàng được thoáng trông thấy. Sau ba năm cách mặt, Khánh đã lớn hơn trước nhiều và đẹp khác hẳn trước.
Dũng giơ tay nâng cao mấy cành bồ kết dại, bảo Loan:
- Hai ta phải ra thôi.
Loan sờ lên tóc vì nàng thấy tóc Dũng vướng đầy nhị hoa vàng:
- Tóc em có vướng không?
Dũng nói:
- Có, ta phải phủi kỹ đi, lỡ...
Dũng không dám nói hết câu. Loan vô tình tiếp lời:
- Có ai biết thì nguy hiểm. Tình ngay lý gian.
Nói xong nàng mới biết là quá bạo. Nhưng nàng có cái thú ngầm của một người đã phạm tội, nhờ một sự vô tình đã nói được một câu có ngụ ý mà lúc thường không thể nào có can đãm nói ra. Lúc đó nàng mới thấy cái ngượng cùng đi với Dũng, nàng nói:
- Em đứng lại đây. Anh về trước đi.
Khách đã đứng đầy ở hiên, Dũng tiến lên thềm, cúi chào và bắt tay những người mới tới. Trúc giơ tay làm hiệu bảo Dũng lại gần: nội các bạn, Dũng chỉ mời có Trúc vì Trúc trông coi ấp của chàng bên Quỳnh-Nê, lui tới nhà chàng luôn luôn. Còn những bạn khác, biết là ông tuần không ưa gì họ, nên Dũng không cho ai biết tin. Cũng tại lẽ chàng thấy rằng tiệc thọ nầy mở ra không phải cốt mừng bà nội chàng, mà chỉ cốt để khoe sự giàu sang hãnh diện với mọi người, cho nên tự nhiên chàng thấy ngượng với các bạn và trong lúc mọi người vui vẻ tấp nập, một mình chàng khó chịu vô cùng.
Ông tuần thường luôn luôn nhắc chàng:
- Hôm ấy cụ thượng Đặng về, anh liệu mà giữ gìn ý tứ.
Ông lại cho Dũng biết hôm đó sẽ có bà tham Hiệu, người cô của Khánh cũng sang. Dũng hiểu là bà tham đến cốt để xem xét gia phong nhà chàng, và việc hôn nhân của Dũng với Khánh thành hay không là chỉ ở một lời nói của bà tham. Dũng nói chuyện ấy với Trúc vì chỉ có Trúc là hiểu chàng.
- Điều thứ nhất là tôi phải tỏ ý kính mến hai bà vợ lẽ của thầy tôi, như thế tỏ rằng cha đã biết phép dạy con, mà cha biết phép dạy con là mọi việc đều tốt cả mặc dầu các bà vợ lẽ ấy không tốt một tí nào với ai cả.
Trúc cười nói:
- Dễ dàng lắm. Hôm đó,anh cứ ngoan ngoãn như một cô con gái? Ai bảo sao làm vậy, ai bảo lễ đâu thì cúi đầu lễ đấy. Thế là thế nào cũng được vợ.
- Thế ngộ tôi không thích lấy vợ.
- Không thể được vì ông cụ đã nhất định thế rồi, mà ông cụ nhất định như thế thì phải như thế.
Hôm nay thấy Dũng ăn mặc quần áo ta, Trúc nhớ đến câu chuyện lấy vợ, mĩm cười. Chàng khẽ nói vào tai Dũng:
- Trông anh có vẻ chú rễ lắm rồi.
Lúc đó Loan vừa ở trong vườn đi ra. Trúc cúi chào và tự nhiên nghĩ thầm:
- Đáng lẽ kia là nàng dâu.
Đột nhiên hỏi Trúc:
- Anh có tin gì về Thái không?
- Không, nhưng hẵn là đi thoát vì đi đã hơn nữa tháng. Chắc qua khỏi biên giới rồi.
Dũng đưa mắt nhìn đám người chung quanh mình, những bộ mặt béo tốt, hồng hào như lộ vẻ vui sống, sống thỏa thuê mãn nguyện. Chàng thấy rằng chỉ có cảnh xán lạn trước mặt ấy là cảnh hiển nhiên có, là sự thực. Hình ảnh Thái đối với chàng mờ mờ như ở trong một giấc mộng xa xôi, giấc mộng ngao ngán đã qua hẳn từ lâu rồi.
Trúc hỏi Loan:
- Bây giờ cô mới sang?
Dũng quay qua phía Loan, chàng nhớ lại câu nói chưa hết của Loan lúc nãy khi nói đến chuyện ra Sầm Sơn:
- Năm ngoái hồi anh ra ngoài ấy...
Chàng vừa nhìn Loan vừa cố tưởng tượng ra đoạn sau của câu nói, tưởng tượng theo ý muốn của chàng. Mấy chấm vàng của nhị hoa trên mái tóc Loan khiến Dũng giật mình. Chàng quay đầu nhìn trong cái gương treo ở buồng khách: trong bóng tối, cái khung vuông của tấm gương in hình chàng và hình Loan với nền sân gạch nắng, chàng tưởng như là một cái cửa sổ mở ra một thế giới trong sáng.
Tiếng trống tế nổi lên, người nào cũng đứng ngay ngắn và nghiêm nét mặt lại như để chờ đón một sự gì rất quan trọng, hai người giả làm hạc chầu đứng hai bên hương án bắt đầu động đậy. Dũng nhìn bà nội mình ngồi trên sập và cơi trầu, khay rượu để ngay trước mặt. Khói trầm trong lư hương toả ra khiến Dũng có cái cảm tưởng rằng cụ như thể không phải là người còn sống nữa. Dũng không sao bỏ được cái ý tưởng so sánh cụ với một cây gỗ cỗi đem bày ra đấy chỉ để khoe khoang.
Dũng cúi lễ như cái máy; chàng thấy con cháu sụp lễ ở trên chiếu với cụ tổ mẫu ngồi ở trên sập không có liên lạc gì với nhau cả. Đối với hết thảy những người đứng xem tế thì lúc đó là lúc cụ Bang sung sướng nhất đời; cụ đương nhận cái phần thưởng quý hóa để tặng cụ đã có công dạy con nên người, làm rỡ ràng cả một họ. Dân làng đứng chung quanh, ai cũng hình như có vẻ thèm thuồng cái cảnh vinh dự ấy và nhận rằng đó là một cái phúc lớn nhờ ông tuần mới có.
Họ chăm chú đến ông tuần nhất, và nhìn vào bộ áo thêu rồng phượng của ông một cách kín cẩn. Xong một tuần tế,ông tuần về đứng chổ cũ thì chỗ ấy hình như sáng hẳn lên. Không ai để ý đến ông cả đứng bên cạnh; tự biết cái cảnh vinh dự nầy không phải ở mình nên ông cố hết sức đứng thu hình, mắt nhìn thẳng làm như để cả tâm hồn vào việc tế lễ nghiêm trọng, không nghĩ ngợi đến sự gì khác. Nhưng mỗi lần rời khỏi đám đông lên chuốc rượu, ông cả tự nhiên thấy lạnh ở hai vai và trên bộ áo tầm thường của ông, ông tưởng người ta trông thấy rõ cả cái tầm thường của đời ông.
Tế xong hai tuần, Dũng bắt đầu thấy chồn chân; chàng khoanh tay lại, nghiêng người và chống mũi giầy xuống nền gạch. Một ý nghĩ ngộ nghĩnh thoáng hiện đến làm chàng mĩm cười một mình; chàng muốn ấn một gót chân xuống gạch và xoay mạnh người hẳn một vòng xem sao. Chàng ngẫm nghĩ:
- Chắc là họ sẽ nhìn mình dữ lắm. Nhất cụ thượng Đặng và cô ả Khánh.
Chàng cố nhịn cười, mím môi và đưa mắt nhìn lên. Nền trời lúc đó, Dũng thấy như một tấm lụa trong; một con bướm trắng ở vườn sau bay vụt lên cao rồi lẫn vào màu trời. Dũng tự nhiên nghĩ đến một bãi cỏ rộng trên đó có Loan và chàng; hai người cùng đi ngược lên chiều gió; nàng mặc một tấm áo lụa trắng, và gió mát thơm những mùi cỏ đưa tà áo nàng phơ phất chạm vào tay chàng êm như những cánh bướm.
Dũng giật mình vì có người chạm vào vai,khẽ nói:
- Cậu ra lễ đi chứ, đứng làm gì đấy?
Cách mấy khu vườn rộng, Loan không nghe rõ tiếng ồn ào bên nhà ông tuần nữa.Nàng thấy nhà mình có vẻ yên tỉnh khác hẳn mọi ngày, nàng vui vẻ nhìn bà hai đương ngồi khâu trên phản rồi cất tiếng nói:
- Mẹ chưa sang?
Bà hai ngửng lên nói:
- Sang làm gì bây giờ, cô nầy rõ ngớ ngẩn quá.
Loan mĩm cười vì cũng thấy câu hỏi của mình là ngớ ngẫn, chẳng qua trong lúc vui, nàng hỏi cho có câu mà hỏi:
- Nhưng thế nào me cũng sang chứ? Me sang sớm xem tế, vui lắm me ạ.
Bà hai yên lặng ngẫm nghĩ một lát lâu, rồi nói:
- Tao hơi mệt, không biết lát nữa, có sang được không. Nhưng thầy đi vắng thì mệt cũng phải sang.
Ông hai vì muốn lánh mặt nên hai hôm trước có người bạn ốm nặng cho về mời, ông đi ngay. Ông và ông tuần là hai người bạn học cũ, nhưng không bao giờ ông muốn nhờ vả ông tuần, và ông tuần cũng không hề tỏ ý muốn giúp đở ông. Vườn đất chung quanh nhà ông hai phải bán dần cho ông tuần, chỉ còn giữ lại hơn một mẫu làm chổ ở.
Loan nói:
- Tiếc quá thầy con lại vắng.Chắc thầy con chẳng về kịp.
Bà hai cau mày khó chịu, nhưng bà không muốn nói cho Loan rõ những điều tức tối ngầm của ông hai, trong việc bán đất cho ông tuần. Bà bảo Loan:
- Ở bên ấy đông khách lạ,cô sang làm giúp thì phải liệu giữ gìn. Cô chỉ được cái mau mồm mau miệng hão, người ta không ưa gì cô đâu.
Loan hiểu là bà hai muốn ám chỉ cô Ba, người vợ ba ông tuần. Nhưng đối với Loan thì ở bên nhà Dũng,ngoài Dũng và Hiền người chị ruột của Dũng ra, nàng không để ý đến ai nữa; nàng cũng không ngờ rằng ở đời lại có thể có được lắm sự rắc rối. Loan nhìn cái bàn học của Dũng trên đó có xếp những cuốn sách hầu hết là sách của Dũng. Những cuốn sách ấy, Loan biết rằng Dũng không bao giờ dùng tới chỉ mua về cốt để cho nàng mượn. Một tia nắng chiếu vào làm sáng những chữ thếp vàng trên gáy sách, Loan thấy ấm áp trong lòng.
Tiếng còi ô-tô làm Loan vui mừng reo:
- Khách trên tỉnh đã đến. Chắc là cụ thượng Đặng.
Loan ngắm nghía những chiếc ô-tô bóng loáng đến đỗ sau giậu duối. Mỗi chiếc đến, nàng lại rẽ là chú ý nhìn những ngưòi trong xe bước xuống. Dũng mấy ngày trước có nói đùa với nàng rằng hôm nay sẽ có cô Khánh con cụ thượng Đặng là bạn học cũ của chàng đến chơi.
Cứ mỗi lần có người hơi có tuổi và đeo thẻ bài ở xe xuống thì Loan lại chăm chú đến người xuống sau. Nàng không thấy cô nào có thể gọi là đẹp được:
- Chẳng có ngữ nào ra hồn. Sao mà đánh phấn nhiều thế, họ trát vôi.
Loan không chút ghen tỵ những thiếu nữ sang trọng lần lượt đi qua trước mặt nàng. Nàng tự cho nàng cũng ngang hàng với họ và cảnh đời ấy tất nhiên là cảnh đời của nàng về sau nầy.
Có tiếng chân bước sau lưng, Loan không quay lại chỉ nghe tiếng chân bước cũng biết ngay là Dũng đến.
- Anh Dũng sang có việc gì đấy?
Dũng cười đáp:
- Tài thật... Sao cô biết là tôi. Tôi sang xem những ai đến và cốt nhất là để nhìn trộm một người.
Loan quay lại:
- Em biết là ai rồi.
Dũng nhìn đôi má hồng tự nhiên của Loan và khen Loan:
- Cô vừa về nhà đánh má hồng phải không?
Loan sung sướng vì lời khen kín đáo, nhưng làm như không để ý đến:
- Má em đỏ lắm à? Chắc là vì lúc nãy ở gần lửa.
Dũng đột nhiên hỏi:
- Cô có thấy xe của cụ thượng Đặng đến không?
Loan nói:
- Em chả biết cụ thượng Đặng là ai thì làm sao biết được ô-tô. Nhưng anh hỏi để làm gì?
Dũng hỏi lại:
- Nhưng cô tò mò muốn biết điều đó làm gì?
Loan làm như đã quên câu chuyện Dũng nói về Khánh hôm nọ, tinh nghịch nói:
- Nhưng chắc có điều gì thật, nên khi em hỏi anh mới cho là tò mò.
- Có thế. Vậy cô có mấy ngưòi con gái nào ngồi trong ô-tô cụ thượng Đặng không?
Loan mĩm cười:
- Có, có một ngưòi con gaí rất xấu.
Dũng nói:
- Càng hay, nhưng người ấy đẹp thì sao?
Loan muốn tỏ cho Dũng biết mình đã rõ chuyện ông tuần định hỏi con gái ông thượng Đặng cho Dũng, liền đáp:
- Như thế càng hay cho anh.Vậy ta về xem người con gái ngồi trong ô-tô của cụ Đặng xấu hay đẹp.
Hai người, lúc đi qua trước mặt bà hai cùng đứng lại, Dũng mời:
- Bác sắm sửa sang thì vừa.
Bà hai nhìn ra chỗ Loan, Dũng đứng, và nhận thấy vẻ thân mật lưu luyến giữa hai người. Nhưng bà không một lúc nào có cái ý tưởng mong cho hai người thành vợ chồng. Một là,vì bà không dám ao ước tốt, hai là vì bà đã yên trí từ lâu gả Loan cho Thân, con bà phán Lợi. Bà chỉ biết là Dũng hay săn sóc đến nhà bà và bà cũng tự nhiên quý Dũng như một người con.
Loan bảo Dũng:
- Anh sang trước đi em đợi mẹ em sang một thể.
Bà hai nói:
- Đừng đợi tôi.Tôi sẽ sang nhưng lát nữa cơ.
Tới con đường lát sỏi trên có giàn cây, hai người tự nhiên cùng chậm bước lại, người nọ ý muốn nhường người kia tiến lên trước mình để khi ra đến sân nhà Dũng, người ta khỏi trông thấy hai người cùng đi với nhau. Nhưng vì không ai dám nói hẳn ra nên người nọ tưởng người kia muốn cùng đi chậm lại để nói một câu chuyện riêng, nhất là chỗ đó lại khuất, có cây che phủ kín. Loan cúi nhìn xuống, lấy mũi giầy ấn những hòn sỏi to nổi cao lên, đợi Dũng nói. Dũng cũng đợi Loan, nên hai người đi yên lặng như thế, không ai cất tiếng và cùng ngong ngóng đợi. Đến chỗ rẽ quặt ra sân, Dũng nói:
- Trông những hòn sỏi nầy tôi lại nhớ đến hồi năm ngoái ra Sầm-Sơn.
Chàng nghĩ đến những nổi buồn đầu tiên của chàng khi xa Loan, buổi chiều trong rừng phi lao hiu hắt và trên bãi biển vắng người. Chàng dịu giọng nói tiếp:
- Buổi chiều, những bải bể vắng người với tiếng sóng không bao giờ ngừng... Hôm nay tôi còn nhớ in...
Loan nói:
- Đã lâu lắm, khi em còn bé đi với thầy em qua Thụy-Anh được trông thấy bể ở xa. Năm ngoái hồi anh ra ngoài ấy...
Tiếng người nói gần đấy làm Loan ngừng lại. Hai người cùng đứng dừng lại. Dũng nói:
- Hình như tiếng cụ thượng Đặng.
Chàng hạ thấp giọng có vẻ bí mật:
- Và cả tiếng cô Khánh nữa.
Loan nói:
- Hai ta đứng tạm ở đây đợi cô ả đi qua đã.
Hai người đứng lẩn sau giậu găng ta dưới một cây bồ kết dại. Những cành đầy hoa vàng rủ xuống chạm vào tóc hai người. Loan và Dũng cùng yên lặng. Tiếng giầy trên sàn gạch một lúc một xa và nghe như ở một thế giới khác đưa lại. Trên cành bồ kết,một con bọ ngựa non giơ hai càng tìm chổ níu rồi đánh đu chuyền từ lá nầy sang lá khác. Mùi nước hoa và phấn ở đám người vừa đi qua thơm thoảng đến tận chổ Loan, Dũng đứng.
Dũng hỏi:
- Cô nhìn thấy rõ chứ?
Loan gật đầu luôn mấy cái, khen:
- Đẹp!
Dũng nhắc lại tiếng "đẹp" nhưng nói kéo dài ra có vẻ chế giễu. Nhưng thực ra chàng cũng vừa thốt nhiên cảm động về sắc đẹp lộng lẫy của Khánh mà chàng được thoáng trông thấy. Sau ba năm cách mặt, Khánh đã lớn hơn trước nhiều và đẹp khác hẳn trước.
Dũng giơ tay nâng cao mấy cành bồ kết dại, bảo Loan:
- Hai ta phải ra thôi.
Loan sờ lên tóc vì nàng thấy tóc Dũng vướng đầy nhị hoa vàng:
- Tóc em có vướng không?
Dũng nói:
- Có, ta phải phủi kỹ đi, lỡ...
Dũng không dám nói hết câu. Loan vô tình tiếp lời:
- Có ai biết thì nguy hiểm. Tình ngay lý gian.
Nói xong nàng mới biết là quá bạo. Nhưng nàng có cái thú ngầm của một người đã phạm tội, nhờ một sự vô tình đã nói được một câu có ngụ ý mà lúc thường không thể nào có can đãm nói ra. Lúc đó nàng mới thấy cái ngượng cùng đi với Dũng, nàng nói:
- Em đứng lại đây. Anh về trước đi.
Khách đã đứng đầy ở hiên, Dũng tiến lên thềm, cúi chào và bắt tay những người mới tới. Trúc giơ tay làm hiệu bảo Dũng lại gần: nội các bạn, Dũng chỉ mời có Trúc vì Trúc trông coi ấp của chàng bên Quỳnh-Nê, lui tới nhà chàng luôn luôn. Còn những bạn khác, biết là ông tuần không ưa gì họ, nên Dũng không cho ai biết tin. Cũng tại lẽ chàng thấy rằng tiệc thọ nầy mở ra không phải cốt mừng bà nội chàng, mà chỉ cốt để khoe sự giàu sang hãnh diện với mọi người, cho nên tự nhiên chàng thấy ngượng với các bạn và trong lúc mọi người vui vẻ tấp nập, một mình chàng khó chịu vô cùng.
Ông tuần thường luôn luôn nhắc chàng:
- Hôm ấy cụ thượng Đặng về, anh liệu mà giữ gìn ý tứ.
Ông lại cho Dũng biết hôm đó sẽ có bà tham Hiệu, người cô của Khánh cũng sang. Dũng hiểu là bà tham đến cốt để xem xét gia phong nhà chàng, và việc hôn nhân của Dũng với Khánh thành hay không là chỉ ở một lời nói của bà tham. Dũng nói chuyện ấy với Trúc vì chỉ có Trúc là hiểu chàng.
- Điều thứ nhất là tôi phải tỏ ý kính mến hai bà vợ lẽ của thầy tôi, như thế tỏ rằng cha đã biết phép dạy con, mà cha biết phép dạy con là mọi việc đều tốt cả mặc dầu các bà vợ lẽ ấy không tốt một tí nào với ai cả.
Trúc cười nói:
- Dễ dàng lắm. Hôm đó,anh cứ ngoan ngoãn như một cô con gái? Ai bảo sao làm vậy, ai bảo lễ đâu thì cúi đầu lễ đấy. Thế là thế nào cũng được vợ.
- Thế ngộ tôi không thích lấy vợ.
- Không thể được vì ông cụ đã nhất định thế rồi, mà ông cụ nhất định như thế thì phải như thế.
Hôm nay thấy Dũng ăn mặc quần áo ta, Trúc nhớ đến câu chuyện lấy vợ, mĩm cười. Chàng khẽ nói vào tai Dũng:
- Trông anh có vẻ chú rễ lắm rồi.
Lúc đó Loan vừa ở trong vườn đi ra. Trúc cúi chào và tự nhiên nghĩ thầm:
- Đáng lẽ kia là nàng dâu.
Đột nhiên hỏi Trúc:
- Anh có tin gì về Thái không?
- Không, nhưng hẵn là đi thoát vì đi đã hơn nữa tháng. Chắc qua khỏi biên giới rồi.
Dũng đưa mắt nhìn đám người chung quanh mình, những bộ mặt béo tốt, hồng hào như lộ vẻ vui sống, sống thỏa thuê mãn nguyện. Chàng thấy rằng chỉ có cảnh xán lạn trước mặt ấy là cảnh hiển nhiên có, là sự thực. Hình ảnh Thái đối với chàng mờ mờ như ở trong một giấc mộng xa xôi, giấc mộng ngao ngán đã qua hẳn từ lâu rồi.
Trúc hỏi Loan:
- Bây giờ cô mới sang?
Dũng quay qua phía Loan, chàng nhớ lại câu nói chưa hết của Loan lúc nãy khi nói đến chuyện ra Sầm Sơn:
- Năm ngoái hồi anh ra ngoài ấy...
Chàng vừa nhìn Loan vừa cố tưởng tượng ra đoạn sau của câu nói, tưởng tượng theo ý muốn của chàng. Mấy chấm vàng của nhị hoa trên mái tóc Loan khiến Dũng giật mình. Chàng quay đầu nhìn trong cái gương treo ở buồng khách: trong bóng tối, cái khung vuông của tấm gương in hình chàng và hình Loan với nền sân gạch nắng, chàng tưởng như là một cái cửa sổ mở ra một thế giới trong sáng.
Tiếng trống tế nổi lên, người nào cũng đứng ngay ngắn và nghiêm nét mặt lại như để chờ đón một sự gì rất quan trọng, hai người giả làm hạc chầu đứng hai bên hương án bắt đầu động đậy. Dũng nhìn bà nội mình ngồi trên sập và cơi trầu, khay rượu để ngay trước mặt. Khói trầm trong lư hương toả ra khiến Dũng có cái cảm tưởng rằng cụ như thể không phải là người còn sống nữa. Dũng không sao bỏ được cái ý tưởng so sánh cụ với một cây gỗ cỗi đem bày ra đấy chỉ để khoe khoang.
Dũng cúi lễ như cái máy; chàng thấy con cháu sụp lễ ở trên chiếu với cụ tổ mẫu ngồi ở trên sập không có liên lạc gì với nhau cả. Đối với hết thảy những người đứng xem tế thì lúc đó là lúc cụ Bang sung sướng nhất đời; cụ đương nhận cái phần thưởng quý hóa để tặng cụ đã có công dạy con nên người, làm rỡ ràng cả một họ. Dân làng đứng chung quanh, ai cũng hình như có vẻ thèm thuồng cái cảnh vinh dự ấy và nhận rằng đó là một cái phúc lớn nhờ ông tuần mới có.
Họ chăm chú đến ông tuần nhất, và nhìn vào bộ áo thêu rồng phượng của ông một cách kín cẩn. Xong một tuần tế,ông tuần về đứng chổ cũ thì chỗ ấy hình như sáng hẳn lên. Không ai để ý đến ông cả đứng bên cạnh; tự biết cái cảnh vinh dự nầy không phải ở mình nên ông cố hết sức đứng thu hình, mắt nhìn thẳng làm như để cả tâm hồn vào việc tế lễ nghiêm trọng, không nghĩ ngợi đến sự gì khác. Nhưng mỗi lần rời khỏi đám đông lên chuốc rượu, ông cả tự nhiên thấy lạnh ở hai vai và trên bộ áo tầm thường của ông, ông tưởng người ta trông thấy rõ cả cái tầm thường của đời ông.
Tế xong hai tuần, Dũng bắt đầu thấy chồn chân; chàng khoanh tay lại, nghiêng người và chống mũi giầy xuống nền gạch. Một ý nghĩ ngộ nghĩnh thoáng hiện đến làm chàng mĩm cười một mình; chàng muốn ấn một gót chân xuống gạch và xoay mạnh người hẳn một vòng xem sao. Chàng ngẫm nghĩ:
- Chắc là họ sẽ nhìn mình dữ lắm. Nhất cụ thượng Đặng và cô ả Khánh.
Chàng cố nhịn cười, mím môi và đưa mắt nhìn lên. Nền trời lúc đó, Dũng thấy như một tấm lụa trong; một con bướm trắng ở vườn sau bay vụt lên cao rồi lẫn vào màu trời. Dũng tự nhiên nghĩ đến một bãi cỏ rộng trên đó có Loan và chàng; hai người cùng đi ngược lên chiều gió; nàng mặc một tấm áo lụa trắng, và gió mát thơm những mùi cỏ đưa tà áo nàng phơ phất chạm vào tay chàng êm như những cánh bướm.
Dũng giật mình vì có người chạm vào vai,khẽ nói:
- Cậu ra lễ đi chứ, đứng làm gì đấy?
III.
Dũng tung chăn ngồi dậy nhìn ra cửa sổ xem trời đã sáng chưa:
- Hôm nay chủ nhật đấy.
Chàng cố nghĩ đến điều đó nhưng không thấy cái vui khi còn đi học. Đã lâu không làm gì cả, chàng thấy ngày nào cũng là ngày chủ nhật, ngày nào cũng là ngày nghĩ ngơi rồi.
Từ ngày bãi khóa, rời khỏi nhà trường và được thư của ông tuần bắt về nhà quê đến nay đã hơn một năm.
Chàng nghĩ lại cũng không hiểu vì sao mình đã bãi khoá.
Sáng hôm ấy thấy Trúc và mấy người bạn rủ nhau nhảy qua hàng rào, chàng cũng nhảy theo. Suốt ngày đi lang thang, chàng thấy có một cái thú mới lạ. Lúc đó đương mùa hoa gạo nở. Lần đầu chàng thấy những cây gạo nở hoa lá đẹp và ngỏ ý ấy với Trúc:
- Anh có thấy thế không?
Trúc gật:
- Đích thị.
Rồi hai anh em nhặt những bông hoa thi nhau ném xuống hồ xem ai ném xa nhất. Bây giờ chàng còn như ngửi thấy mùi hăng và hơi ngọt của những bông hoa nhầu nát trong tay. Chiều đến, Trúc hỏi Dũng:
- Bây giờ chúng mình nghĩ sao?
Trúc bàn:
- Hay ta lại nhảy vào?
Dũng cho là phải:
- Ta lại nhảy vào như ta đã nhảy ra.
Nhưng ý kiến hay ho ấy không thể thi hành được, vì đã có lệnh của ông đốc đuổi hết những học trò nào đã nhảy qua hàng rào trốn ra.
Về nhà quê mới đầu chàng còn thấy vui và cho rằng học ở nhà cũng có thể đỗ được. Ông tuần cũng muốn chàng nghĩ ít lâu, khi nào câu chuyện bãi khoá đã quên đi rồi sẽ liệu cho chàng đi học nơi khác. Dẫu sao ông cũng buồn vì hai con đầu thi mãi không đỗ, ông chỉ còn hy vọng ở mỗi mình Dũng. Ông biết là Dũng thông minh hơn hai anh nhiều và ông quyết rằng Dũng, sau sẽ nối được chí ông.
Dũng mở cửa ra hiên đứng.
Trời chưa sáng rõ, trong sự yên tĩnh, những cái sân gạch chàng thấy rộng hẳn ra. Bóng giàn hoa in mờ mờ trên hiên ngay chỗ chàng đứng. Dũng nhìn lên,mảnh trăng hạ tuần mòn gần hẳn một nửa và trăng nhạt quá nên Dũng tưởng như đương chìm vào trong màu trời, có làn nước phủ qua. Dũng ngồi xuống bực cửa, bên chân chàng rải rác những đám đất vụn. Chàng để ý nhìn kỹ những con kiến đương tha đất đặt trên miệng tổ và ngẫm nghĩ:
- Tụi nầy dậy sớm và chăm làm việc ghê.
Chàng có ý tưởng so sánh công việc đặt những viên đất nhỏ và giống nhau của lũ kiến với cuộc sống của Trường và Đính, hai anh chàng, cuộc sống vô vị và ngày nọ tiếp theo ngày kia giống nhau như những viên đất kia. Hai anh chàng sống một cách bình tĩnh được, chắc vì không bao giờ nghĩ ngợi lôi thôi cũng như những con kiến kia chỉ biết đặt những viên đất và không bao giờ có ý đợi chờ ngày mai để lại làm những công việc đó. Dũng ngẫm nghĩ:
- Đau khổ chỉ những nguời nào sống bao giờ cũng có ý chờ đợi một sự gì mới khác với ngày hôm qua. Nhưng có sống như thế mới là đáng sống.
Chàng đứng hẳn dậy và nói một mình bằng tiếng Pháp:
- Thế còn mình, mình đợi gì?
Chàng nhìn về phía nhà Loan và tự nhiên thấy đỡ băn khoăn.
Chàng sẽ cưới Loan làm vợ, về ở với Loan bên ấp Quỳnh-Nê rồi suốt đời hai người gần nhau, yêu nhau mãi mãi. Dũng không dám nghĩ qua nữa vì câu hỏi: "Thế rồi sau làm sao? Lại ngày nọ kế tiếp ngày kia...không chờ đợi" hình như đương quanh quẩn ở trong trí và sẽ làm mất hẳn cái vui của chàng. Dũng không dám nghĩ xa hơn,c ố tưởng tượng ra vẻ mặt vô tư lự của Loan và đôi môi của nàng lúc nào cũng như sắp sẳn một nụ cười.
- Chắc lúc nầy em tôi chưa dậy.
Một tiếng động làm chàng ngửng lên, chú ý. Bên kia vườn, Dũng thấy ông tuần đương đi vội vàng, nhưng rón rén như không muốn cho ai biết. Chàng vội cúi xuống, nhìn những con kiến.
Nhưng chàng vẫn khó chịu vì không thể nào không nghĩ rằng cha mình ban đêm đã trốn sang nhà cô Ba và phải trở về thật sớm để cho bà Hai không biết.
Một lúc sau, tiếng ông tuần gọi đầy tớ rầm rộ ở nhà trên, có vẻ một người mới thức dậy. Dũng mĩm cười nhưng lắc đầu tức bực vì thấy mình cứ nghĩ lẩn quẫn đến những chuyện đáng lẽ không nên nghĩ tới.
Chàng trở vào giở sách đọc cho đến khi người nhà xuống mời ăn sáng. Ông tuần và bà Hai đã ngồi ở sập bắt đầu ăn. Dũng múc cháo vào bát và vừa ăn vừa cố nghĩ một câu chuyện gì để nói cho đỡ khó chịu.
- Đêm qua con trằn trọc mãi không sao ngủ được.
Bà Hai nhìn ông tuần nói tiếp:
- Thầy đêm qua chắc ngủ cũng không yên.
Ông tuần vuốt râu thật nhanh luôn mấy cái. Bà Hai quay lại bảo đầy tớ lấy thêm bát đũa, tuy trên mâm đã đủ. Dũng lo ngại nhìn bà Hai đoán chắc bà sẽ sinh chuyện nói đay nghiến ông tuần như mọi lần. Dũng vừa ăn vừa đợi nhưng mãi không thấy bà Hai nói gì. Chàng ăn vội ăn vàng cho xong việc nên không có đủ can đảm gỡ con gà hôm ấy nấu không được nhừ. Ra ngoài Dũng nhẹ hẳn người.
Ánh nắng đã xuống đến giữa sân, trên những tấm khăn bàn treo ở dây thép, bóng lũy tre rung động, Dũng nhìn thấy mấy cái sàng cau phơi trên mặt bể nước, những miếng cau lòng đỏ thắm như có ánh nắng đọng lại nhắc Dũng tưởng lại những ngày đám cưới vui vẻ và những gò má đỏ hồng của các cô dâu.
Dũng nghĩ không gì hơn là lại chơi hai vợ chồng Lâm, Thảo. Chàng tư nhiên thấy buồn hộ hai vợ chồng ông giáo có lẽ lúc nầy cũng đương buồn vì không biết làm gì cho hết ngày chủ nhật.
Khi đi chợ huyện, một cái xe đạp để tựa vào gốc cây khiến Dũng ngừng lại. Xe ai như xe của Trúc. Dũng nhìn ngơ ngác.
- Anh Dũng.
Trúc ở trong một quán nước đi ra vừa gọi vừa lấy tay vẫy:
- Anh lại đây!
Dũng nhìn hai ống quần tây vàng lấm bùn của Trúc và tự nhiên thấy vui vẻ. Có lẽ vì tại chàng đoán thấy Trúc sáng nay cũng đã chịu qua nổi buồn như chàng, Dũng nói:
- Sao chịu khó thế, đường lầy lội mà cũng mầy mò lên được. Anh định đến thăm ai?
Trúc kéo Dũng vào ngồi ở ghế hàng:
- Anh vào đây đã. Không gì bằng đi mười cây số rồi tới nơi được uống một bát nước chè tươi nóng và ăn được một bát bún riêu hơi lên nghi ngút.
Chàng quay mặt vào trong:
- Cô hàng làm thêm một bát nữa. Nhớ riêu cho thật nóng như mọi lần và cho nhiều ớt, thật nhiều ớt cay vào... Trời lạnh quá.
Dũng ngắm nghía bạn hồi lâu rồi nói:
- Anh hình như không biết buồn là cái gì?
Trúc đáp:
- Vì tôi đã nhất định thế rồi...Bây giờ ăn đã.
Dũng nhìn những người qua lại,ngần ngừ:
- Lúc nãy đã ăn rồi.
- Ăn gì?
- Ăn cháo gà. Nhưng không ngon lắm.
Dũng nhớ lại vẻ mặt bà dì ghẻ. Trúc nói:
- Bún riêu nóng chắc ngon hơn.
- Ý thế.
- Thế thì ăn nữa. Cứ ngon là ăn, còn ngoài ra là hão huyền cả.
Ăn xong, Trúc dắt xe đạp đi bên cạnh Dũng.
Đoán là Dũng có sự gì buồn, Trúc hỏi:
- Anh hình như lúc nào cũng buồn. Có lẽ tại lúc nào cũng thấy mình không biết làm gì cả.
Trúc cười đáp:
- Ngỡ gì. Tôi cũng vậy. Sáng hôm nay,tôi vác xe đạp ra cổng ấp, không nghĩ ngợi, nhất định đi,b ất cứ đi đâu, miễn sao cho hết ngày. Ra đến ngã ba, thấy cái "ghi" xe đạp xoay về phía nầy.
Ngừng một lát, chàng nói tiếp:
- Có lẽ vì tại phía nầy có cô hàng xinh và có bún riêu ngon. Anh có thấy ngon không?
Dũng gật, nhưng thực ra chàng không để ý đến cô hàng và cũng không biết bún riêu có ngon hay không.
- Bây giờ ta lại anh chị Lâm.
- Tôi cũng định thế.
- Hôm nay chủ nhật đấy.
Chàng cố nghĩ đến điều đó nhưng không thấy cái vui khi còn đi học. Đã lâu không làm gì cả, chàng thấy ngày nào cũng là ngày chủ nhật, ngày nào cũng là ngày nghĩ ngơi rồi.
Từ ngày bãi khóa, rời khỏi nhà trường và được thư của ông tuần bắt về nhà quê đến nay đã hơn một năm.
Chàng nghĩ lại cũng không hiểu vì sao mình đã bãi khoá.
Sáng hôm ấy thấy Trúc và mấy người bạn rủ nhau nhảy qua hàng rào, chàng cũng nhảy theo. Suốt ngày đi lang thang, chàng thấy có một cái thú mới lạ. Lúc đó đương mùa hoa gạo nở. Lần đầu chàng thấy những cây gạo nở hoa lá đẹp và ngỏ ý ấy với Trúc:
- Anh có thấy thế không?
Trúc gật:
- Đích thị.
Rồi hai anh em nhặt những bông hoa thi nhau ném xuống hồ xem ai ném xa nhất. Bây giờ chàng còn như ngửi thấy mùi hăng và hơi ngọt của những bông hoa nhầu nát trong tay. Chiều đến, Trúc hỏi Dũng:
- Bây giờ chúng mình nghĩ sao?
Trúc bàn:
- Hay ta lại nhảy vào?
Dũng cho là phải:
- Ta lại nhảy vào như ta đã nhảy ra.
Nhưng ý kiến hay ho ấy không thể thi hành được, vì đã có lệnh của ông đốc đuổi hết những học trò nào đã nhảy qua hàng rào trốn ra.
Về nhà quê mới đầu chàng còn thấy vui và cho rằng học ở nhà cũng có thể đỗ được. Ông tuần cũng muốn chàng nghĩ ít lâu, khi nào câu chuyện bãi khoá đã quên đi rồi sẽ liệu cho chàng đi học nơi khác. Dẫu sao ông cũng buồn vì hai con đầu thi mãi không đỗ, ông chỉ còn hy vọng ở mỗi mình Dũng. Ông biết là Dũng thông minh hơn hai anh nhiều và ông quyết rằng Dũng, sau sẽ nối được chí ông.
Dũng mở cửa ra hiên đứng.
Trời chưa sáng rõ, trong sự yên tĩnh, những cái sân gạch chàng thấy rộng hẳn ra. Bóng giàn hoa in mờ mờ trên hiên ngay chỗ chàng đứng. Dũng nhìn lên,mảnh trăng hạ tuần mòn gần hẳn một nửa và trăng nhạt quá nên Dũng tưởng như đương chìm vào trong màu trời, có làn nước phủ qua. Dũng ngồi xuống bực cửa, bên chân chàng rải rác những đám đất vụn. Chàng để ý nhìn kỹ những con kiến đương tha đất đặt trên miệng tổ và ngẫm nghĩ:
- Tụi nầy dậy sớm và chăm làm việc ghê.
Chàng có ý tưởng so sánh công việc đặt những viên đất nhỏ và giống nhau của lũ kiến với cuộc sống của Trường và Đính, hai anh chàng, cuộc sống vô vị và ngày nọ tiếp theo ngày kia giống nhau như những viên đất kia. Hai anh chàng sống một cách bình tĩnh được, chắc vì không bao giờ nghĩ ngợi lôi thôi cũng như những con kiến kia chỉ biết đặt những viên đất và không bao giờ có ý đợi chờ ngày mai để lại làm những công việc đó. Dũng ngẫm nghĩ:
- Đau khổ chỉ những nguời nào sống bao giờ cũng có ý chờ đợi một sự gì mới khác với ngày hôm qua. Nhưng có sống như thế mới là đáng sống.
Chàng đứng hẳn dậy và nói một mình bằng tiếng Pháp:
- Thế còn mình, mình đợi gì?
Chàng nhìn về phía nhà Loan và tự nhiên thấy đỡ băn khoăn.
Chàng sẽ cưới Loan làm vợ, về ở với Loan bên ấp Quỳnh-Nê rồi suốt đời hai người gần nhau, yêu nhau mãi mãi. Dũng không dám nghĩ qua nữa vì câu hỏi: "Thế rồi sau làm sao? Lại ngày nọ kế tiếp ngày kia...không chờ đợi" hình như đương quanh quẩn ở trong trí và sẽ làm mất hẳn cái vui của chàng. Dũng không dám nghĩ xa hơn,c ố tưởng tượng ra vẻ mặt vô tư lự của Loan và đôi môi của nàng lúc nào cũng như sắp sẳn một nụ cười.
- Chắc lúc nầy em tôi chưa dậy.
Một tiếng động làm chàng ngửng lên, chú ý. Bên kia vườn, Dũng thấy ông tuần đương đi vội vàng, nhưng rón rén như không muốn cho ai biết. Chàng vội cúi xuống, nhìn những con kiến.
Nhưng chàng vẫn khó chịu vì không thể nào không nghĩ rằng cha mình ban đêm đã trốn sang nhà cô Ba và phải trở về thật sớm để cho bà Hai không biết.
Một lúc sau, tiếng ông tuần gọi đầy tớ rầm rộ ở nhà trên, có vẻ một người mới thức dậy. Dũng mĩm cười nhưng lắc đầu tức bực vì thấy mình cứ nghĩ lẩn quẫn đến những chuyện đáng lẽ không nên nghĩ tới.
Chàng trở vào giở sách đọc cho đến khi người nhà xuống mời ăn sáng. Ông tuần và bà Hai đã ngồi ở sập bắt đầu ăn. Dũng múc cháo vào bát và vừa ăn vừa cố nghĩ một câu chuyện gì để nói cho đỡ khó chịu.
- Đêm qua con trằn trọc mãi không sao ngủ được.
Bà Hai nhìn ông tuần nói tiếp:
- Thầy đêm qua chắc ngủ cũng không yên.
Ông tuần vuốt râu thật nhanh luôn mấy cái. Bà Hai quay lại bảo đầy tớ lấy thêm bát đũa, tuy trên mâm đã đủ. Dũng lo ngại nhìn bà Hai đoán chắc bà sẽ sinh chuyện nói đay nghiến ông tuần như mọi lần. Dũng vừa ăn vừa đợi nhưng mãi không thấy bà Hai nói gì. Chàng ăn vội ăn vàng cho xong việc nên không có đủ can đảm gỡ con gà hôm ấy nấu không được nhừ. Ra ngoài Dũng nhẹ hẳn người.
Ánh nắng đã xuống đến giữa sân, trên những tấm khăn bàn treo ở dây thép, bóng lũy tre rung động, Dũng nhìn thấy mấy cái sàng cau phơi trên mặt bể nước, những miếng cau lòng đỏ thắm như có ánh nắng đọng lại nhắc Dũng tưởng lại những ngày đám cưới vui vẻ và những gò má đỏ hồng của các cô dâu.
Dũng nghĩ không gì hơn là lại chơi hai vợ chồng Lâm, Thảo. Chàng tư nhiên thấy buồn hộ hai vợ chồng ông giáo có lẽ lúc nầy cũng đương buồn vì không biết làm gì cho hết ngày chủ nhật.
Khi đi chợ huyện, một cái xe đạp để tựa vào gốc cây khiến Dũng ngừng lại. Xe ai như xe của Trúc. Dũng nhìn ngơ ngác.
- Anh Dũng.
Trúc ở trong một quán nước đi ra vừa gọi vừa lấy tay vẫy:
- Anh lại đây!
Dũng nhìn hai ống quần tây vàng lấm bùn của Trúc và tự nhiên thấy vui vẻ. Có lẽ vì tại chàng đoán thấy Trúc sáng nay cũng đã chịu qua nổi buồn như chàng, Dũng nói:
- Sao chịu khó thế, đường lầy lội mà cũng mầy mò lên được. Anh định đến thăm ai?
Trúc kéo Dũng vào ngồi ở ghế hàng:
- Anh vào đây đã. Không gì bằng đi mười cây số rồi tới nơi được uống một bát nước chè tươi nóng và ăn được một bát bún riêu hơi lên nghi ngút.
Chàng quay mặt vào trong:
- Cô hàng làm thêm một bát nữa. Nhớ riêu cho thật nóng như mọi lần và cho nhiều ớt, thật nhiều ớt cay vào... Trời lạnh quá.
Dũng ngắm nghía bạn hồi lâu rồi nói:
- Anh hình như không biết buồn là cái gì?
Trúc đáp:
- Vì tôi đã nhất định thế rồi...Bây giờ ăn đã.
Dũng nhìn những người qua lại,ngần ngừ:
- Lúc nãy đã ăn rồi.
- Ăn gì?
- Ăn cháo gà. Nhưng không ngon lắm.
Dũng nhớ lại vẻ mặt bà dì ghẻ. Trúc nói:
- Bún riêu nóng chắc ngon hơn.
- Ý thế.
- Thế thì ăn nữa. Cứ ngon là ăn, còn ngoài ra là hão huyền cả.
Ăn xong, Trúc dắt xe đạp đi bên cạnh Dũng.
Đoán là Dũng có sự gì buồn, Trúc hỏi:
- Anh hình như lúc nào cũng buồn. Có lẽ tại lúc nào cũng thấy mình không biết làm gì cả.
Trúc cười đáp:
- Ngỡ gì. Tôi cũng vậy. Sáng hôm nay,tôi vác xe đạp ra cổng ấp, không nghĩ ngợi, nhất định đi,b ất cứ đi đâu, miễn sao cho hết ngày. Ra đến ngã ba, thấy cái "ghi" xe đạp xoay về phía nầy.
Ngừng một lát, chàng nói tiếp:
- Có lẽ vì tại phía nầy có cô hàng xinh và có bún riêu ngon. Anh có thấy ngon không?
Dũng gật, nhưng thực ra chàng không để ý đến cô hàng và cũng không biết bún riêu có ngon hay không.
- Bây giờ ta lại anh chị Lâm.
- Tôi cũng định thế.
IV.
Hai người đến trước cổng trường học.
Lâm và Thảo chạy ra mừng rỡ rối rít. Dũng biết là Lâm, Thảo đương mong mỏi khách đến chơi mà chàng đến tức là hợp với lòng mong mỏi ấy. Chàng ngẫm nghĩ:
- Chắc hai vợ chồng từ sáng đến giờ nói chuyện vui vẻ với nhau sắp đến lúc chán rồi thì có khách tới.
Dũng chọn một cái ghế bành, kéo ra phía có ánh nắng, rồi ngồi duổi hai chân có vẻ khoan khoái. Chàng châm điếu thuốc lá hút.
- Cứ ngồi như thế nầy suốt cả ngày hôm nay cũng được.
Chàng mỉm cười nghe hai vợ chồng Lâm và Thảo cãi nhau. Lâm nhất định pha nước chè tàu lấy cớ rằng cà-phê uống đau dạ dày, còn Thảo thì nhất định mời uống cà-phê lấy cớ rằng uống chè tầu đau bụng.
Dũng đưa mắt nhìn Trúc:
- Anh còn có thể uống gì được nữa không?
- No nê hết sức rồi. Nhưng nên uống cà-phê vì pha cà-phê lâu , mất được nhiều thì giờ hơn.
Dũng tự nhiên thích nói đùa vì trong óc chàng lúc đó không bận một ý nghĩ gì. Chàng nói:
- Muốn chiều cả anh lẫn chị, chúng tôi xin uống cà-phê lẫn chè tàu... Cà-phê trước chè tàu sau.
Chàng tiếp theo:
- Lưỡng cử, lưỡng tiện vi như thế vừa đau dạ dày vừa đau bụng.
Một lát sau,Trúc xoay về phía Dũng, đột ngột hỏi:
- Cô Loan độ nầy thế nào?
Dũng cúi xuống tìm chỗ gạt tàn thuốc lá thẩn thờ nói:
- Tôi cũng không biết rõ. Đã lâu lắm không sang...
Dũng thầm tính mới biết rằng đã hơn nửa tháng nay chưa gặp mặt Loan. Câu hỏi của Trúc gieo vào lòng chàng một ý muốn tha thiết; chàng mong Loan nhớ chàng hơn là chàng nhớ Loan và Loan sẽ đi tìm chàng để gặp mặt. Chàng tin chắc rằng thế nào Loan cũng đến chơi đây, tuy chàng biết rằng sự tin ấy là vô lý.
Những giọt cà phê rơi xuống làm sóng nước ở trong cốc. Thời giờ thong thả qua. Ánh nắng ở trên tường xuống thấp dần; ngoài hiên mấy con ruồi thỉnh thoảng bay vụt lên rồi lại đổ nguyên chỗ cũ. Mấy cây cải treo ngược trên dây thép còn thừa ít hoa vàng: Dũng nghĩ đến những ngày gần tết, ngoài sàn nhà phơi đầy cải để muối dưa nén và những con ong ở đâu bay về đầy sân. Vì thế mỗi lần hoa cải vàng, chàng lại có cái cảm tưởng ngộ nghĩnh rằng những bông hoa đó hình như đương tưởng nhớ những con ong.
Bốn người ngồi yên cùng đợi cho cà-phê xuống đầy cốc. Trúc nói:
- Chúng mình hình như đương đợi ai.
Lâm nói:
- Không nên đợi ai cả vì đợi bao giờ cũng buồn.
- Chính thế. Nếu sống mà lúc nào cũng đợi thì tự nhiên là chỉ đợi cái chết mà thôi.
Trúc mĩm cười cám ơn Thảo:
- Không nên triết lý cao xa. Ta nên đợi và hiện giờ đợi một việc gần đã, vì hình như chị Lâm muốn cho chúng mình ăn cơm.
Thảo vui vẻ đáp:
- Phải đấy.Nhưng ăn xong ta làm gì?
- Đấy,chị lại nghĩ lôi thôi rồi.Ta hãy thiết nghĩ đến ăn đã.
Thảo gọi người nhà rồi nói với Dũng:
- Hay cho sang mời cô Loan.
Dũng vội can:
- Thôi,tiện thì ăn, không nên mời.
Nhưng Thảo cứ bảo người nhà sang mời Loan. Dũng vội nói:
- Mời mọc thành ra có vẻ long trọng, mất cả tự nhiên.
Thảo có ý hơi ngạc nhiên:
- Mời chị Loan chứ mời ai đâu.
Dũng nói liền:
- Chắc cô ấy chả đi được vì bà Hai mệt.
- Chiều ý anh vậy.
Dũng nhìn Thảo xem nàng nói câu ấy vô tình hay cố ý.
Thảo giảng giải:
- Tại hôm nay tình cờ họp mặt. Thiếu một người thành ra chưa được vui toàn vẹn.
Dũng mở gói thuốc lá lấy một điếu châm tiếp vào điếu đang hút dở.Lâm nói:
- Dễ đã đến điếu thứ ba.
Dũng đếm những điếu thuốc lá còn lại ở trong gói:
- Còn đủ thì hút cho đến chiều.
Có tiếng động ở ngoài vườn: Lâm,Thảo và Trúc cùng nhìn ra.Dũng thốt nhiên thấy quả tim đập mạnh. Nhưng chàng không quay mặt lại, yên lặng nghe tiếng giầy lạo xạo trên đường. Tiếng giầy chàng nghe thấy rất nhẹ như tiếng giầy của người con gái.
Trúc đứng dậy nói:
- Chắc ông hỏi tôi?
Tiếng người khách hỏi lại:
- Ông có phải là ông Trúc không?
- Vâng, chính tôi là Trúc. Tôi trông ông hơi quen quen.
- Thưa ông,tôi là Minh. Lúc nãy tới Quỳnh-Nê, người nhà nói ông đi vắng. Tôi đoán là ông lên huyện chơi, nhân có việc phải qua huyện, tôi tìm ông để báo một tin.
Thảo mời:
- Ông vào chơi trong nhà xơi nước đã.
- Thưa bà,xin lỗi bà, tôi lại phải đi ngay.
Trúc xuống đường tiễn khách ra cổng.
Minh nói:
- Anh Thái bị bắt rồi. Mai giải về đến tỉnh.
- Tôi cứ tưởng anh ấy đi thoát. Các anh em đã biết tin chưa. Xuân đâu?
- Anh Xuân hiện đi Lao-Kay vắng. Mai anh lên tỉnh thật sớm và lại nhà anh Bằng. Việc cũng không quan trọng gì lắm, miễn là anh Thái đừng tố cáo ai?
Trúc nhìn Minh:
- Điều đó thì không phải lo đến.
Trúc quay trở vào đi chậm chậm để ngẫm nghĩ:
- Có nên cho Dũng biết tin không?
Trúc nghĩ nếu để Dũng biết tin chắc Dũng sẽ tìm hết cách giúp và thế nào cũng liên lụy đến Dũng và ông tuần.
- Mình thì không sao! Không nhà, không cửa, không vướng víu đến ai cả. Nhưng Dũng...
Chàng lưỡng lự nhắc lại:
- Có nên không.
Lúc bước lên hiên,Trúc tự nhiên thoáng nghĩ đến bạn. Dũng hỏi:
- Cái gì thế anh?
Trúc thản nhiên đáp:
- Một người bạn học cũ. Bây giờ nghèo muốn bán đất vì tưởng tôi làm chủ ấp. Quỳnh-Nê chắc sẳn tiền.
Rồi Trúc làm bộ tươi cười hỏi Thảo:
- Thế nào chị giáo?Bếp vẫn tro lạnh thế kia à?
Dũng nhìn Trúc biết Trúc muốn giấu mình việc gì, nhưng vì đoán là việc không hay sẽ đến làm mình bận bịu nên Dũng không muốn dò xét cho ra manh mối.
Chàng giơ tay rút một điếu thuốc lá châm tiếp điếu đương hút dỡ, mĩm cười nói:
- Điếu thứ tư. Chị giáo phải cấm tôi, chứ cứ để hút thế này thì nhức đầu mất.
Trúc nhìn bạn lo lắng vì thói thường hễ có việc gì buồn bực là chàng thấy Dũng hút thuốc lá không ngừng. Chàng nhìn ra vườn nói:
- Ít khi thấy một ngày đẹp như hôm nay. Mùa đông mà ấm áp lạ.
Dũng cũng nhìn ra nói:
- Trời trong không có hơi một đám mây nào.
Dũng vừa nói vừa nhìn về phía mái nhà Loan ngẫm nghĩ:
- Lúc này chắc Loan đương ngồi học, thỉnh thoảng lại nhìn ra và cũng như nhìn thấy cảnh trời đẹp, nghĩ đến mình và muốn bỏ đi chơi...
Chàng nói to với Lâm:
- Trời đẹp như thế này mà không đi chơi thật phí...
Trúc chỉ tay về phía làng:
- Kìa là mái nhà anh Dũng, mà chắc kia là mái nhà cô Loan. Chính rồi, trông thấy cả dãy soan ở cổng đi vào nhà anh...
Dũng đáp:
- Có lẽ.
Rồi chàng cầm chén nước chè uống để xoay mặt nhìn về phía khác cho được tự nhiên, Trúc khỏi để ý tới.
Một bóng trắng thoáng qua sau giậu tre. Dũng ngỡ là Loan nhưng lại mĩm cười thất vọng vì bóng đó đi thẳng về phía cánh đồng. Chàng lấy làm lạ rằng sao lại có thể mong Loan tha thiết như vậy, mong Loan như mong một người xa cách đã mấy năm. Muốn gặp Loan không khó gì cả, nhưng Loan phải tự ý đến và đến giữa lúc này thì gặp gỡ ấy mới quý. Mỗi một phút chờ đợi đối với Dũng là một phút hy vọng, cảnh trời đẹp quá mà lòng chàng lúc đó tự nhiên vui vẻ quá nên Dũng chắc rằng không thể thiếu được cái vui gặp mặt Loan. Nếu hết ngaỳ hôm nay mà Loan không đến thì chàng sẽ ghé qua nhà Loan và trách Loan vì cớ sao lại không đến. Chàng mĩm cười vì cái ý trách ấy thật là vô lý.
- Biết thế mình cứ để chị Thảo mời Loan sang có được không?
Trúc hỏi:
- Anh nghĩ gì mà tôi thấy anh cứ mĩm cười luôn.
Dũng đáp:
- Tôi nghĩ...tôi nghĩ đến một chuyện cổ tích thuở nhỏ vú già kể cho nghe.
Thảo nói đùa:
- Chắc là chuyện ngày xưa có một nàng tiên đẹp như tiên...
Bỗng nàng nhìn ra phía cổng reo lên:
- Kìa chị Loan... đương mong chị thì chị đến.
Dũng có cái cảm tưởng rằng thời khắc như ngừng hẳn lại; ánh sáng lấp lánh trên lá cây cũng thôi không lấp lánh nữa. Lòng chàng thốt nhiên êm ả lạ lùng, chàng và cả cảnh vật chung quanh như không có nữa, chỉ là một sự yên tĩnh mông mênh, trong đó có tiếng Loan vang lên như có một nàng tiên đương gieo những bông hoa nở.
- Sao lại đông đủ thế này! Anh Trúc và ai kìa...như anh Dũng...
Thảo nói:
- Chính đó...
Nàng tươi cười mừng rỡ và âu yếm nhìn Loan. Sao lúc đó Dũng thấy mình yêu Thảo thế, yêu Thảo như yêu một người có bụng rất tốt, nét mặt Thảo chàng thấy nhiễm đầy vẻ hiền từ.
- Lúc nãy định cho sang mời chị nhưng sau lại thôi vì chắc thế nào chị cũng đến.
Loan đáp:
- Thế à.
Nàng lên hiên, đứng dựa vào thành ghế, nói:
- Em có định sang đâu. Hôm nay phiên chợ, em ra mua mấy thứ lặt vặt. Đi mãi mỏi chân vào đây nghỉ uống chén nước.
- Nhưng chắc chị không mua được gì?
- Thứ gì cũng đắt cả.
Loan vội cúi xuống vì thấy Dũng nhìn mình như có ý dò xét. Hai má nàng nóng bừng:
- Hôm nay trời đổi gió nồm, em đi một lúc là nóng cả người.
Vẻ ngượng nghịu của Loan và những giọt mồ hôi lấm tấm ở trán khiến Dũng vừa thương hại vừa cảm động. Chắc Loan biết chàng ở đây và định ra đây; nàng ăn mặc trang điểm như thế kia không phải là đi ra chợ mua bán. Ở chợ, đường lầy bùn mà gót quần Loan, Dũng không thấy dính tí bùn nào. Đột ngột Dũng hỏi Loan:
- Ở chợ cô vào thẳng đây?
- Vâng.
Rồi Loan ngừng nhìn Dũng hơi lấy làm lạ vì câu hỏi. Dũng nhớ đến cái bóng trắng thoáng qua sau giậu lúc nãy. Chắc Loan không dám vào ngay, phải đi vượt qua nhà trường một lần để xem thật có mình ở trong này không, lúc đi quay trở lại mới quả quyết vào.
Thảo nói:
- Kìa, mỏi chân vào đây nghĩ mà cứ đứng mãi đấy à. Ngồi xuống cho đở mệt mỏi rồi ở đây ăn cơm cho vui.
Dũng thấy trên ống quần Loan lấm tấm những bông cỏ may, mà đường từ nhà ra trường học toàn lát gạch cả. Mấy bông cỏ may là cái chứng cớ hiển nhiên bảo cho Dũng biết rằng Loan đã một lần vượt qua cổng nhà trường, không vào, cứ đi thẳng về phía cánh đồng.
Loan nhắc chén trà uống thong thả, nàng không có vẻ nhanh nhẹn như mọi ngày. Mỗi lần Trúc hỏi chuyện, nàng đáp lại, tiếng khẽ và yếu ớt. Dũng không mong ước gì nữa; chàng cố ngồi thật yên lặng để hoàn toàn nghĩ đến cái vui sướng của lòng mình.
Trong đời chàng, chàng ước ao có nhiều lúc như lúc này, đương mong Loan lại được Loan đến với chàng, đến như một nàng tiên ở nơi xa xăm về an ủi chàng trong chốc lát rồi lại bay đi.
Nhưng sao trong cái vui của chàng vẫn phảng phất những lo lắng vẫn vơ, khác nào như những bông hoa phù dung về mùa thu đương độ nở đẹp lộng lẫy mà cái chết đã ngấm ngầm ở trong.
Ý nghĩ cưới Loan làm vợ rồi suốt đời hai người yêu nhau, sống vô vị, ngày nọ nối tiếp ngày kia không chờ đợi, ý nghĩ chán nản ban sáng lại đến làm bận trí Dũng một cách ác nghiệt.
Dũng mong sao tấm ái tình của chàng với Loan và nỗi vui trong lòng chàng ngay lúc đó là hết hẳn không còn có phút sau nữa,thời gian ngay lúc đó sẽ ngừng lại mãi mãi để trong thế giới mông mênh, cũng như trong lòng hai người mới yêu nhau, cái phút sung sướng mong manh ấy còn mãi mãi.
Bổng Dũng thâý Loan đưa mắt nhìn mình như lấy làm lạ, chàng tưởng nghe thấy lời Loan trách :
- Anh muốn gì em mà từ nãy đến giờ anh yên lặng nhìn em không nói nửa lời.
Một sự thèm thuồng mới mẻ từ trước đến nay chàng chưa thấy bao giờ làm chàng hổ thẹn, không dám nhìn lâu vào đôi môi của Loan, đôi môi mà chàng ngây ngất thấy trước rằng sẽ mềm và thơm như hai cánh hoa hồng non. Chàng rùng mình ngẫm nghĩ:
- Thời gian sẽ ngừng lại...
Lâm và Thảo chạy ra mừng rỡ rối rít. Dũng biết là Lâm, Thảo đương mong mỏi khách đến chơi mà chàng đến tức là hợp với lòng mong mỏi ấy. Chàng ngẫm nghĩ:
- Chắc hai vợ chồng từ sáng đến giờ nói chuyện vui vẻ với nhau sắp đến lúc chán rồi thì có khách tới.
Dũng chọn một cái ghế bành, kéo ra phía có ánh nắng, rồi ngồi duổi hai chân có vẻ khoan khoái. Chàng châm điếu thuốc lá hút.
- Cứ ngồi như thế nầy suốt cả ngày hôm nay cũng được.
Chàng mỉm cười nghe hai vợ chồng Lâm và Thảo cãi nhau. Lâm nhất định pha nước chè tàu lấy cớ rằng cà-phê uống đau dạ dày, còn Thảo thì nhất định mời uống cà-phê lấy cớ rằng uống chè tầu đau bụng.
Dũng đưa mắt nhìn Trúc:
- Anh còn có thể uống gì được nữa không?
- No nê hết sức rồi. Nhưng nên uống cà-phê vì pha cà-phê lâu , mất được nhiều thì giờ hơn.
Dũng tự nhiên thích nói đùa vì trong óc chàng lúc đó không bận một ý nghĩ gì. Chàng nói:
- Muốn chiều cả anh lẫn chị, chúng tôi xin uống cà-phê lẫn chè tàu... Cà-phê trước chè tàu sau.
Chàng tiếp theo:
- Lưỡng cử, lưỡng tiện vi như thế vừa đau dạ dày vừa đau bụng.
Một lát sau,Trúc xoay về phía Dũng, đột ngột hỏi:
- Cô Loan độ nầy thế nào?
Dũng cúi xuống tìm chỗ gạt tàn thuốc lá thẩn thờ nói:
- Tôi cũng không biết rõ. Đã lâu lắm không sang...
Dũng thầm tính mới biết rằng đã hơn nửa tháng nay chưa gặp mặt Loan. Câu hỏi của Trúc gieo vào lòng chàng một ý muốn tha thiết; chàng mong Loan nhớ chàng hơn là chàng nhớ Loan và Loan sẽ đi tìm chàng để gặp mặt. Chàng tin chắc rằng thế nào Loan cũng đến chơi đây, tuy chàng biết rằng sự tin ấy là vô lý.
Những giọt cà phê rơi xuống làm sóng nước ở trong cốc. Thời giờ thong thả qua. Ánh nắng ở trên tường xuống thấp dần; ngoài hiên mấy con ruồi thỉnh thoảng bay vụt lên rồi lại đổ nguyên chỗ cũ. Mấy cây cải treo ngược trên dây thép còn thừa ít hoa vàng: Dũng nghĩ đến những ngày gần tết, ngoài sàn nhà phơi đầy cải để muối dưa nén và những con ong ở đâu bay về đầy sân. Vì thế mỗi lần hoa cải vàng, chàng lại có cái cảm tưởng ngộ nghĩnh rằng những bông hoa đó hình như đương tưởng nhớ những con ong.
Bốn người ngồi yên cùng đợi cho cà-phê xuống đầy cốc. Trúc nói:
- Chúng mình hình như đương đợi ai.
Lâm nói:
- Không nên đợi ai cả vì đợi bao giờ cũng buồn.
- Chính thế. Nếu sống mà lúc nào cũng đợi thì tự nhiên là chỉ đợi cái chết mà thôi.
Trúc mĩm cười cám ơn Thảo:
- Không nên triết lý cao xa. Ta nên đợi và hiện giờ đợi một việc gần đã, vì hình như chị Lâm muốn cho chúng mình ăn cơm.
Thảo vui vẻ đáp:
- Phải đấy.Nhưng ăn xong ta làm gì?
- Đấy,chị lại nghĩ lôi thôi rồi.Ta hãy thiết nghĩ đến ăn đã.
Thảo gọi người nhà rồi nói với Dũng:
- Hay cho sang mời cô Loan.
Dũng vội can:
- Thôi,tiện thì ăn, không nên mời.
Nhưng Thảo cứ bảo người nhà sang mời Loan. Dũng vội nói:
- Mời mọc thành ra có vẻ long trọng, mất cả tự nhiên.
Thảo có ý hơi ngạc nhiên:
- Mời chị Loan chứ mời ai đâu.
Dũng nói liền:
- Chắc cô ấy chả đi được vì bà Hai mệt.
- Chiều ý anh vậy.
Dũng nhìn Thảo xem nàng nói câu ấy vô tình hay cố ý.
Thảo giảng giải:
- Tại hôm nay tình cờ họp mặt. Thiếu một người thành ra chưa được vui toàn vẹn.
Dũng mở gói thuốc lá lấy một điếu châm tiếp vào điếu đang hút dở.Lâm nói:
- Dễ đã đến điếu thứ ba.
Dũng đếm những điếu thuốc lá còn lại ở trong gói:
- Còn đủ thì hút cho đến chiều.
Có tiếng động ở ngoài vườn: Lâm,Thảo và Trúc cùng nhìn ra.Dũng thốt nhiên thấy quả tim đập mạnh. Nhưng chàng không quay mặt lại, yên lặng nghe tiếng giầy lạo xạo trên đường. Tiếng giầy chàng nghe thấy rất nhẹ như tiếng giầy của người con gái.
Trúc đứng dậy nói:
- Chắc ông hỏi tôi?
Tiếng người khách hỏi lại:
- Ông có phải là ông Trúc không?
- Vâng, chính tôi là Trúc. Tôi trông ông hơi quen quen.
- Thưa ông,tôi là Minh. Lúc nãy tới Quỳnh-Nê, người nhà nói ông đi vắng. Tôi đoán là ông lên huyện chơi, nhân có việc phải qua huyện, tôi tìm ông để báo một tin.
Thảo mời:
- Ông vào chơi trong nhà xơi nước đã.
- Thưa bà,xin lỗi bà, tôi lại phải đi ngay.
Trúc xuống đường tiễn khách ra cổng.
Minh nói:
- Anh Thái bị bắt rồi. Mai giải về đến tỉnh.
- Tôi cứ tưởng anh ấy đi thoát. Các anh em đã biết tin chưa. Xuân đâu?
- Anh Xuân hiện đi Lao-Kay vắng. Mai anh lên tỉnh thật sớm và lại nhà anh Bằng. Việc cũng không quan trọng gì lắm, miễn là anh Thái đừng tố cáo ai?
Trúc nhìn Minh:
- Điều đó thì không phải lo đến.
Trúc quay trở vào đi chậm chậm để ngẫm nghĩ:
- Có nên cho Dũng biết tin không?
Trúc nghĩ nếu để Dũng biết tin chắc Dũng sẽ tìm hết cách giúp và thế nào cũng liên lụy đến Dũng và ông tuần.
- Mình thì không sao! Không nhà, không cửa, không vướng víu đến ai cả. Nhưng Dũng...
Chàng lưỡng lự nhắc lại:
- Có nên không.
Lúc bước lên hiên,Trúc tự nhiên thoáng nghĩ đến bạn. Dũng hỏi:
- Cái gì thế anh?
Trúc thản nhiên đáp:
- Một người bạn học cũ. Bây giờ nghèo muốn bán đất vì tưởng tôi làm chủ ấp. Quỳnh-Nê chắc sẳn tiền.
Rồi Trúc làm bộ tươi cười hỏi Thảo:
- Thế nào chị giáo?Bếp vẫn tro lạnh thế kia à?
Dũng nhìn Trúc biết Trúc muốn giấu mình việc gì, nhưng vì đoán là việc không hay sẽ đến làm mình bận bịu nên Dũng không muốn dò xét cho ra manh mối.
Chàng giơ tay rút một điếu thuốc lá châm tiếp điếu đương hút dỡ, mĩm cười nói:
- Điếu thứ tư. Chị giáo phải cấm tôi, chứ cứ để hút thế này thì nhức đầu mất.
Trúc nhìn bạn lo lắng vì thói thường hễ có việc gì buồn bực là chàng thấy Dũng hút thuốc lá không ngừng. Chàng nhìn ra vườn nói:
- Ít khi thấy một ngày đẹp như hôm nay. Mùa đông mà ấm áp lạ.
Dũng cũng nhìn ra nói:
- Trời trong không có hơi một đám mây nào.
Dũng vừa nói vừa nhìn về phía mái nhà Loan ngẫm nghĩ:
- Lúc này chắc Loan đương ngồi học, thỉnh thoảng lại nhìn ra và cũng như nhìn thấy cảnh trời đẹp, nghĩ đến mình và muốn bỏ đi chơi...
Chàng nói to với Lâm:
- Trời đẹp như thế này mà không đi chơi thật phí...
Trúc chỉ tay về phía làng:
- Kìa là mái nhà anh Dũng, mà chắc kia là mái nhà cô Loan. Chính rồi, trông thấy cả dãy soan ở cổng đi vào nhà anh...
Dũng đáp:
- Có lẽ.
Rồi chàng cầm chén nước chè uống để xoay mặt nhìn về phía khác cho được tự nhiên, Trúc khỏi để ý tới.
Một bóng trắng thoáng qua sau giậu tre. Dũng ngỡ là Loan nhưng lại mĩm cười thất vọng vì bóng đó đi thẳng về phía cánh đồng. Chàng lấy làm lạ rằng sao lại có thể mong Loan tha thiết như vậy, mong Loan như mong một người xa cách đã mấy năm. Muốn gặp Loan không khó gì cả, nhưng Loan phải tự ý đến và đến giữa lúc này thì gặp gỡ ấy mới quý. Mỗi một phút chờ đợi đối với Dũng là một phút hy vọng, cảnh trời đẹp quá mà lòng chàng lúc đó tự nhiên vui vẻ quá nên Dũng chắc rằng không thể thiếu được cái vui gặp mặt Loan. Nếu hết ngaỳ hôm nay mà Loan không đến thì chàng sẽ ghé qua nhà Loan và trách Loan vì cớ sao lại không đến. Chàng mĩm cười vì cái ý trách ấy thật là vô lý.
- Biết thế mình cứ để chị Thảo mời Loan sang có được không?
Trúc hỏi:
- Anh nghĩ gì mà tôi thấy anh cứ mĩm cười luôn.
Dũng đáp:
- Tôi nghĩ...tôi nghĩ đến một chuyện cổ tích thuở nhỏ vú già kể cho nghe.
Thảo nói đùa:
- Chắc là chuyện ngày xưa có một nàng tiên đẹp như tiên...
Bỗng nàng nhìn ra phía cổng reo lên:
- Kìa chị Loan... đương mong chị thì chị đến.
Dũng có cái cảm tưởng rằng thời khắc như ngừng hẳn lại; ánh sáng lấp lánh trên lá cây cũng thôi không lấp lánh nữa. Lòng chàng thốt nhiên êm ả lạ lùng, chàng và cả cảnh vật chung quanh như không có nữa, chỉ là một sự yên tĩnh mông mênh, trong đó có tiếng Loan vang lên như có một nàng tiên đương gieo những bông hoa nở.
- Sao lại đông đủ thế này! Anh Trúc và ai kìa...như anh Dũng...
Thảo nói:
- Chính đó...
Nàng tươi cười mừng rỡ và âu yếm nhìn Loan. Sao lúc đó Dũng thấy mình yêu Thảo thế, yêu Thảo như yêu một người có bụng rất tốt, nét mặt Thảo chàng thấy nhiễm đầy vẻ hiền từ.
- Lúc nãy định cho sang mời chị nhưng sau lại thôi vì chắc thế nào chị cũng đến.
Loan đáp:
- Thế à.
Nàng lên hiên, đứng dựa vào thành ghế, nói:
- Em có định sang đâu. Hôm nay phiên chợ, em ra mua mấy thứ lặt vặt. Đi mãi mỏi chân vào đây nghỉ uống chén nước.
- Nhưng chắc chị không mua được gì?
- Thứ gì cũng đắt cả.
Loan vội cúi xuống vì thấy Dũng nhìn mình như có ý dò xét. Hai má nàng nóng bừng:
- Hôm nay trời đổi gió nồm, em đi một lúc là nóng cả người.
Vẻ ngượng nghịu của Loan và những giọt mồ hôi lấm tấm ở trán khiến Dũng vừa thương hại vừa cảm động. Chắc Loan biết chàng ở đây và định ra đây; nàng ăn mặc trang điểm như thế kia không phải là đi ra chợ mua bán. Ở chợ, đường lầy bùn mà gót quần Loan, Dũng không thấy dính tí bùn nào. Đột ngột Dũng hỏi Loan:
- Ở chợ cô vào thẳng đây?
- Vâng.
Rồi Loan ngừng nhìn Dũng hơi lấy làm lạ vì câu hỏi. Dũng nhớ đến cái bóng trắng thoáng qua sau giậu lúc nãy. Chắc Loan không dám vào ngay, phải đi vượt qua nhà trường một lần để xem thật có mình ở trong này không, lúc đi quay trở lại mới quả quyết vào.
Thảo nói:
- Kìa, mỏi chân vào đây nghĩ mà cứ đứng mãi đấy à. Ngồi xuống cho đở mệt mỏi rồi ở đây ăn cơm cho vui.
Dũng thấy trên ống quần Loan lấm tấm những bông cỏ may, mà đường từ nhà ra trường học toàn lát gạch cả. Mấy bông cỏ may là cái chứng cớ hiển nhiên bảo cho Dũng biết rằng Loan đã một lần vượt qua cổng nhà trường, không vào, cứ đi thẳng về phía cánh đồng.
Loan nhắc chén trà uống thong thả, nàng không có vẻ nhanh nhẹn như mọi ngày. Mỗi lần Trúc hỏi chuyện, nàng đáp lại, tiếng khẽ và yếu ớt. Dũng không mong ước gì nữa; chàng cố ngồi thật yên lặng để hoàn toàn nghĩ đến cái vui sướng của lòng mình.
Trong đời chàng, chàng ước ao có nhiều lúc như lúc này, đương mong Loan lại được Loan đến với chàng, đến như một nàng tiên ở nơi xa xăm về an ủi chàng trong chốc lát rồi lại bay đi.
Nhưng sao trong cái vui của chàng vẫn phảng phất những lo lắng vẫn vơ, khác nào như những bông hoa phù dung về mùa thu đương độ nở đẹp lộng lẫy mà cái chết đã ngấm ngầm ở trong.
Ý nghĩ cưới Loan làm vợ rồi suốt đời hai người yêu nhau, sống vô vị, ngày nọ nối tiếp ngày kia không chờ đợi, ý nghĩ chán nản ban sáng lại đến làm bận trí Dũng một cách ác nghiệt.
Dũng mong sao tấm ái tình của chàng với Loan và nỗi vui trong lòng chàng ngay lúc đó là hết hẳn không còn có phút sau nữa,thời gian ngay lúc đó sẽ ngừng lại mãi mãi để trong thế giới mông mênh, cũng như trong lòng hai người mới yêu nhau, cái phút sung sướng mong manh ấy còn mãi mãi.
Bổng Dũng thâý Loan đưa mắt nhìn mình như lấy làm lạ, chàng tưởng nghe thấy lời Loan trách :
- Anh muốn gì em mà từ nãy đến giờ anh yên lặng nhìn em không nói nửa lời.
Một sự thèm thuồng mới mẻ từ trước đến nay chàng chưa thấy bao giờ làm chàng hổ thẹn, không dám nhìn lâu vào đôi môi của Loan, đôi môi mà chàng ngây ngất thấy trước rằng sẽ mềm và thơm như hai cánh hoa hồng non. Chàng rùng mình ngẫm nghĩ:
- Thời gian sẽ ngừng lại...
V.
Cánh đồng chân rạ vắng người phẳng lì đến tận chân trời, các
làng xa trông gần hẳn lại.
Trời lạnh quá nên Dũng tưởng như không khí trong hơn là vì lạnh.
Trúc nhìn hiểu rồi bảo Dũng rẽ xe đạp xuống con đường đất nhỏ. Đường gổ ghề lại ngược lên chiều gió nên hai người đạp bắt đầu nặng chân. Dũng gắng sức đạp. Gió thổi làm lạnh hai gò má và làm cay hai mắt, nhưng Dũng cứ ngửa mặt như muốn đón lấy gió lạnh. Chàng quay nhìn lại Trúc hỏi:
- Lạnh không?
Trúc mĩm cười cho xe tiến lại gần, đáp:
- Cũng kha khá. Nhưng đã cho anh che gió cho nên tôi lại thấy ấm... Nhưng chỉ ấm trong lòng thôi.
Trúc thốt nhiên cảm thấy tình bạn ấm áp của Dũng với chàng, hai người bạn sống trơ vơ giữa cuộc đời, như cùng đi giữa cánh đồng rộng bao la và lộng gió, Dũng nói:
- Mình càng không sợ lạnh, càng thích cái lạnh thì không thấy lạnh. Đối với những cái nguy hiểm cũng vậy.
Trúc cười hỏi:
- Anh mới nghĩ ra điều cao xa ấy từ bao giờ thế?
- Vừa mới nghĩ ra xong.
Hai người hôm nay tìm đến nhà một người bạn cũ là nơi mà Thái vẫn ẩn núp từ khi vượt ngục ra. Dũng phải đưa ít tiền đến giúp Thái để Thái có cách trốn đi nơi khác, xa, đợi dịp đi ngoại quốc lần nữa. Cuộc đi thăm bạn không có gì nguy hiểm cả. Dũng cũng biết thế, nhưng chàng tự nhiên có cái thú được làm một việc khác hẳn những việc chán nản hằng ngày. Mấy lần Trúc can, chàng nhất định không nghe.
Trúc nói:
- Nếu anh vừa mới nghĩ ra xong, thì bây giờ anh quay về cũng còn kịp. Tôi nghĩ lại mới biết cũng khá nguy hiểm cho anh. Mà nhất là không cần anh phải đi.
Nói vậy nhưng Trúc biết là không bao giờ Dũng quay về nữa. Dũng cũng không cần trả lời Trúc, chàng hỏi sang chuyện khác:
- Cần nhất là phải làm thế nào anh ấy đi ngoại quốc thoát chứ sống ở trong nước mà sống lẫn lút như vậy thì chịu sao nổi. Đến chúng mình đây còn không chịu nữa là.
Yên lặng một lát, rồi chàng lắc đầu tiếp theo:
- Anh ấy có tính liều lắm. Ngay từ trước đã thế, tôi ở trọ với anh ấy hai năm tôi biết. Tôi sợ lắm.
Trúc đáp:
- Tôi chỉ sợ cho anh vì biết đâu anh không phải liều như anh Thái.
- Tôi chẳng nóng đầu bao giờ cả.
Trúc cười:
- Tôi thí dụ việc bại lộ. Người ta tìm bắt anh là đồng đảng quấy rối đến cụ lớn, anh có yên ở nhà không?
Dũng đáp:
- Đến lúc đó thì liều vậy.
Trúc mĩm cười:
- Ấy đó...nhưng bây giờ hãy cứ liều thử xem sao đã. Chưa chết ai mà sợ.
Hai người lại vui vẻ dấn bước đạp. Trúc thoáng nghĩ đến Loan. Vẻ buồn bã của trời đông làm Trúc thấy rộn rạo cái ý muốn hỏi Dũng về Loan. Chàng quay mặt nhìn bạn và lưỡng lự không biết bắt đầu câu hỏi ra sao. Chàng ngẫm nghĩ.
- Hình như Dũng không thích cho ta có một ý nghi ngờ gì về việc ấy.
Dũng không quay lại nhưng đoán biết là Trúc đương nhìn mình một cách chăm chú. Chàng hơi lấy làm lạ, và tự nhiên thấy ngượng, cúi nhìn xuống rồi đưa lái cố theo vết bánh xe trên đường.
Trúc than thở nói:
- Tôi làm gì cứ tụ nhiên như không. Còn anh, bao nhiêu người lo cho anh.
Dũng đáp:
- Chẳng ai lo cho tôi cả. Nội nhà chẳng ai tội gì mà lo cho tôi. Anh đã biết đấy. Anh cả và anh ba tôi thì chỉ mong cho tôi đi đâu cho rảnh để lấy lại ấp Quỳnh-Nê, cô hai, cô ba toi thì chẳng phải ngôn...
Chàng càng nói càng chán nản.Trúc nói:
- Nhưng có một người lo cho anh, lo cho anh lắm.
Trúc nhìn Dũng dò ý tứ. Dũng cười đáp:
- À, có, thầy tôi, thầy tôi lo cho tôi ra làm quan và lấy cô Khánh. Cô ấy cũng khá đẹp, con quan, lại có ấp rộng, cò bay thẳng cánh, đời như thế chẳng là vui đẹp, hay sao?
Dũng cười mai mĩa vì chàng nghĩ đến lòng ghen tức ngấm ngầm nhưng đã nhiều lần lộ ra của Trường và Đính, nhất là Đính.
- Lắm lúc tôi muốn trả lại ấp Quỳnh-Nê. Nhưng nghĩ lại mới biết là vô lý. Ông cụ đã cho đâu. Ấp còn còn đứng tên thầy tôi. Bao nhiêu chuyện rắc rối.
Gió bổng thổi mạnh lên. Một chiếc buồm hiện ra in lên nền trời như cánh một con bướm nâu khổng lồ. Một ít nắng vàng nhạt rung động trên nếp cánh buồm.
- Đi, giá tôi có phải vì Thái trốn đi hay bị bắt càng hay. Ít ra cũng làm vui lòng được nhiều người. Hơn một năm trời tù hãm rồi còn gì. Lắm lúc tôi muốn đi cho khuất.
Trúc hơi lo lắng, biết là bạn hay có tính cố làm theo lời nói nên Trúc vờ như không nghe thấy lời bạn. Chàng nhìn ra phía sông bảo Dũng:
- Không thấy anh Bằng nó phải đi qua đó. Đường này tôi chưa tới bao giờ. Mình đi rất nhiều nơi, nhưng những vùng quanh quẩn đây thì đối với mình hình như xa lạ lắm.
Hai người xuống xe. Phà còn phía bên kia sông. Trúc bảo bạn:
- Ta vào hàng nuớc xem có cái gì ăn được không?
- Anh đã đói rồi à?
- Đói thì chưa, nhưng ăn thì muốn ăn...
Dũng đứng ngoài hỏi bà hàng:
- Bến đò gì đấy, bà hàng?
- Bến đò Gió, thầy ạ.
Trúc cười nói:
- Chắc ở đây nhiều gió. Thảo nào lạnh ghê. Nghe tên "bến đò Gió", Dũng nghĩ ngay đến Loan. Chàng nhớ đã lâu lắm, một buổi chiều sang bên nhà Loan, Loan mời chàng ăn bánh gai và nói:
- Quà nhà quê của em. Bánh này em mua ở bến đò Gió, gần quê ngoại em.
Dũng nhìn ra phong cảnh bến đò nơi mà Loan đã nhiều lần đi qua. Chàng định khi về sẽ mua một ít bánh gai biếu bà Hai, chắc Loan vui lòng lắm.
Tiếng hát sẩm và tiếng nhị trên mặt sông vẳng đến tai Dũng. Trúc chạy ra, tay cầm chiếc bánh gai bóc dỡ. Chàng cắn một miếng to, gật đầu khen:
- Ngon lạ. Phải mua một chục chiếc làm quà cho anh Thái... Cảnh bến đò bao giờ cũng buồn, không hiểu tại sao?
Dũng đáp:
- Có lẽ tại nó gợi trí nghĩ đến sự biệt ly.
Nói vậy nhưng Dũng biết là không phải, nỗi buồn ấy có một duyên cớ sâu xa hơn mà chàng chưa tìm thấy. Dũng châm một điếu thuốc lá hút rồi đưa mắt ngắm nghía đám người nhà quê thảm đạm, quần áo xơ xác trước gió, đương đứng đợi bên bờ sông.
Họ đứng yên, không nói, vẻ mặt bình tỉnh, không nghĩ ngợi gì, chuyến đò mà họ đợi sang. Dũng thấy là hình ảnh của cả cuộc đời, họ sinh ra, sống thản nhiên ít lâu không hiểu vì cớ gì rồi lại khuất đi như những người bộ hành một buổi chiều đông, qua bến đò, in bóng trong chốc lát trên dòng nước trắng của cuộc đời chảy mãi không ngừng.
Dũng ngẫm nghĩ:
- Buồn có lẽ vì tại trong thấy bến đò, mình như thấy rõ hình ảnh cuộc đời. Sống mà nghĩ đến mình sống thì bao giờ cũng buồn. Đã bao lâu, mình không làm gì cả nên mình không có cái gì để quên điều ấy đi...
Chàng mĩm cười nhìn mấy cái quán hàng trên vỉa hè và những khóm chuối lá xơ xác đương chải gió bấc:
- Bến đò không buồn lắm, buồn nhất là những cái quán xơ xác của các bến đò. Mình là những cái quán ấy, đứng yên trong gió lạnh nhìn cuộc đời trôi qua nước mắt.
Chàng nói to hỏi Trúc:
- Có phải thế không anh?
Trúc ngơ ngác không hiểu chuyện gì,cầm một miếng bánh thật to, rồi gật đầu:
- Chính đó. Tôi tưởng không có thứ bánh gì ngon hơn bánh gai. Anh có thấy thế không?
Dũng cười đáp:
- Chính đó.
Trúc vui vẻ nói:
- Thế mới biết chúng mình bao giờ cũng đồng ý với nhau.
Qua độ vài cây số thì đến cái cần lợp. Theo lời Bằng dặn, Trúc đi rẽ về phía trái và hỏi một người về đường lối vào làng Vĩnh-Cổ.
- Chắc các thầy vào nhà ông giáo Hoạt, ăn mừng nhà mới. Các thầy đến chậm quá, hôm nay khách về đã vãn.
Đến chỗ vắng Trúc bảo Dũng:
- Tôi chắc đó là mưu mẹo của anh Hoạt. Nhà làm xong đã tám kiếp nào rồi, nhưng anh ấy bịa ra để tiện cho các anh em đi lại, không ai nghi ngờ. Vì thế hôm nay chúng mình về, ai cũng cho là tự nhiên .
Một câu hỏi vẫn ngập ngừng ở môi bấy giờ Dũng mới định nói ra:
- Sao anh em lại có ý định giấu tôi.
Trúc cãi:
- Họ có định giấu anh đâu. Họ tưởng anh biết rồi.
Dũng nói ngay, giọng bực tức:
- Anh đừng bênh. Tôi , tôi biết vì lẽ gì rồi. Tôi biết lắm. Họ không tin mà họ không tin cũng là phải.
Chàng cau mày, đăm đăm, nhìn thẳng trước mặt, nói một mình:
- Nhưng nào có phải lỗi tôi. Người ta thường lấy điều mình là con quan làm một sự hãnh diện. Tôi khác. Nhưng nếu tôi có đau khổ, anh em chắc chẳng ai biết tới cái đau khổ, ngấm ngầm ấy.
Chàng quay lại phía Trúc nói:
- Anh xem, tôi bị thắt hai đầu.
- Anh hay nổi nóng lắm. Anh có biết ai giấu anh không... Để tôi nói anh nghe hôm ngồi ở nhà Lâm, Thảo với Loan, Minh đến báo tin Thái bị bắt, tôi giấu anh:Xuân ở Lao-Kay về bảo tôi báo tin cho anh biết, tôi lại giấu anh. Nếu anh không tình cờ sang Cận chơi, thì đến bây giờ anh cũng chưa biết một tí gì.
Dũng hỏi:
- Vì cớ gì anh lại giấu tôi?
- Chẳng vì cớ gì cả. Chính tôi, tôi cũng không biết vì cớ gì. Tôi không muốn cho anh biết vì tôi đã định thế rồi. Có thế thôi.
Hai người qua cổng làng. Trúc nói tiếp:
- Bây giờ thì ta hãy tạm gác chuyện đó lại. Để khi về nhà thong thả, anh hãy giận tôi.
Nhờ có cái mưu của Hoạt nên hai anh em bước vào nhà bình thản như đi dự tiệc. Người nhà chạy vào báo tin. T hái đương ngồi đánh tổ tôm với Hoạt và ba người lạ mặt. Thấy Dũng và Trúc vào, chàng điềm nhiên rút một quân bài trong bọc và xướng to:
- Nhị văn, chờ mãi nhị văn bây giờ mới thấy đến.
Hoạt chỉ mấy người lạ mặt nói:
- Anh em cả. Anh Chương, anh Tịch và anh Phác.
Người nhà đương giở chia bài, đuổi đi bất tiện, nên Hoạt phải nói mấy câu với Phác. Trúc nhìn Thái nói:
- Chúng tôi sang cho có mặt thôi. Chẳng lẽ anh có việc mừng lại không sang. Nhưng lại phải về ngay, không thể ở lâu được.
Thái hỏi:
- Thế nào, có tiền không? Có tiền đánh tổ tôm không?
Trúc nhìn Dũng đáp:
- Cái gì chứ cái ấy thì anh Dũng chẳng thiếu. Trong túi anh Dũng lúc nào cũng có trăm bạc là thường.
Thái cười nói:
- Khá nhỉ. Nhưng có lẽ không phải dùng đến.
Chương hỏi:
- Các anh ở làng nào?
Dũng đáp:
- Ở Xuân-Lữ. Cách đây hai chục cây thôi, không xa.
Phác nói:
- Xuân-Lữ, Xuân-Lữ, hình như làng ông Trương Thiệp.
Dũng vội nói ngay:
- Vâng, chính thế, tôi là con ông Trương Thiệp.
Chàng ngượp ngập, khó chịu.
Mỗi lần có người nhắc đến tên ông tuần, Dũng tìm cách cho họ biết ngay chính mình là con. Chàng sợ họ sẽ nói chuyện về cha mình mà chàng lại biết trước rằng họ sẽ nói toàn những chuyện không hay gì.
Chương và Phác im bặt. Hoạt xoay câu chuyện về việc khác cho Dũng khỏi ngượng. Mọi người buông bài, Hoạt sai người nhà xuống bếp rồi hỏi Trúc:
- Có đủ số chứ?
- Đủ số.
Trúc đặt trước mặt Thái một tờ giấy một trăm và bốn giấy năm đồng:
- Trăm nầy là của anh Dũng, còn hai chục là của riêng tôi để dành dụm trong hai tháng nay.
Dũng quay mặt lại. Đem tiền ra giúp bạn, Dũng không thấy một chút gì vui vẻ trong lòng, chàng có ý nghi ngờ rất khó chịu rằng có lẽ các bạn quyến luyến mình vì mình có nhiều tiền. Mà số tiền ấy lại không phải là tiền của chàng, tiền ấy chính chàng cũng biết rằng đã kiếm được bằng cách không đích đáng.
Thái mĩm cười hỏi:
- Muốn dùng về việc gì thì dùng chứ?
Trúc đưa mắt nhìn Dũng rồi đáp, giọng đùa bỡn:
- Tha hồ, miễn là đừng sắm quần áo đẹp diện thôi.
Thái lạnh lùng bỏ tiền vào túi:
- Sắm cái áo quan thật bền... Có lẽ.
Trời lạnh quá nên Dũng tưởng như không khí trong hơn là vì lạnh.
Trúc nhìn hiểu rồi bảo Dũng rẽ xe đạp xuống con đường đất nhỏ. Đường gổ ghề lại ngược lên chiều gió nên hai người đạp bắt đầu nặng chân. Dũng gắng sức đạp. Gió thổi làm lạnh hai gò má và làm cay hai mắt, nhưng Dũng cứ ngửa mặt như muốn đón lấy gió lạnh. Chàng quay nhìn lại Trúc hỏi:
- Lạnh không?
Trúc mĩm cười cho xe tiến lại gần, đáp:
- Cũng kha khá. Nhưng đã cho anh che gió cho nên tôi lại thấy ấm... Nhưng chỉ ấm trong lòng thôi.
Trúc thốt nhiên cảm thấy tình bạn ấm áp của Dũng với chàng, hai người bạn sống trơ vơ giữa cuộc đời, như cùng đi giữa cánh đồng rộng bao la và lộng gió, Dũng nói:
- Mình càng không sợ lạnh, càng thích cái lạnh thì không thấy lạnh. Đối với những cái nguy hiểm cũng vậy.
Trúc cười hỏi:
- Anh mới nghĩ ra điều cao xa ấy từ bao giờ thế?
- Vừa mới nghĩ ra xong.
Hai người hôm nay tìm đến nhà một người bạn cũ là nơi mà Thái vẫn ẩn núp từ khi vượt ngục ra. Dũng phải đưa ít tiền đến giúp Thái để Thái có cách trốn đi nơi khác, xa, đợi dịp đi ngoại quốc lần nữa. Cuộc đi thăm bạn không có gì nguy hiểm cả. Dũng cũng biết thế, nhưng chàng tự nhiên có cái thú được làm một việc khác hẳn những việc chán nản hằng ngày. Mấy lần Trúc can, chàng nhất định không nghe.
Trúc nói:
- Nếu anh vừa mới nghĩ ra xong, thì bây giờ anh quay về cũng còn kịp. Tôi nghĩ lại mới biết cũng khá nguy hiểm cho anh. Mà nhất là không cần anh phải đi.
Nói vậy nhưng Trúc biết là không bao giờ Dũng quay về nữa. Dũng cũng không cần trả lời Trúc, chàng hỏi sang chuyện khác:
- Cần nhất là phải làm thế nào anh ấy đi ngoại quốc thoát chứ sống ở trong nước mà sống lẫn lút như vậy thì chịu sao nổi. Đến chúng mình đây còn không chịu nữa là.
Yên lặng một lát, rồi chàng lắc đầu tiếp theo:
- Anh ấy có tính liều lắm. Ngay từ trước đã thế, tôi ở trọ với anh ấy hai năm tôi biết. Tôi sợ lắm.
Trúc đáp:
- Tôi chỉ sợ cho anh vì biết đâu anh không phải liều như anh Thái.
- Tôi chẳng nóng đầu bao giờ cả.
Trúc cười:
- Tôi thí dụ việc bại lộ. Người ta tìm bắt anh là đồng đảng quấy rối đến cụ lớn, anh có yên ở nhà không?
Dũng đáp:
- Đến lúc đó thì liều vậy.
Trúc mĩm cười:
- Ấy đó...nhưng bây giờ hãy cứ liều thử xem sao đã. Chưa chết ai mà sợ.
Hai người lại vui vẻ dấn bước đạp. Trúc thoáng nghĩ đến Loan. Vẻ buồn bã của trời đông làm Trúc thấy rộn rạo cái ý muốn hỏi Dũng về Loan. Chàng quay mặt nhìn bạn và lưỡng lự không biết bắt đầu câu hỏi ra sao. Chàng ngẫm nghĩ.
- Hình như Dũng không thích cho ta có một ý nghi ngờ gì về việc ấy.
Dũng không quay lại nhưng đoán biết là Trúc đương nhìn mình một cách chăm chú. Chàng hơi lấy làm lạ, và tự nhiên thấy ngượng, cúi nhìn xuống rồi đưa lái cố theo vết bánh xe trên đường.
Trúc than thở nói:
- Tôi làm gì cứ tụ nhiên như không. Còn anh, bao nhiêu người lo cho anh.
Dũng đáp:
- Chẳng ai lo cho tôi cả. Nội nhà chẳng ai tội gì mà lo cho tôi. Anh đã biết đấy. Anh cả và anh ba tôi thì chỉ mong cho tôi đi đâu cho rảnh để lấy lại ấp Quỳnh-Nê, cô hai, cô ba toi thì chẳng phải ngôn...
Chàng càng nói càng chán nản.Trúc nói:
- Nhưng có một người lo cho anh, lo cho anh lắm.
Trúc nhìn Dũng dò ý tứ. Dũng cười đáp:
- À, có, thầy tôi, thầy tôi lo cho tôi ra làm quan và lấy cô Khánh. Cô ấy cũng khá đẹp, con quan, lại có ấp rộng, cò bay thẳng cánh, đời như thế chẳng là vui đẹp, hay sao?
Dũng cười mai mĩa vì chàng nghĩ đến lòng ghen tức ngấm ngầm nhưng đã nhiều lần lộ ra của Trường và Đính, nhất là Đính.
- Lắm lúc tôi muốn trả lại ấp Quỳnh-Nê. Nhưng nghĩ lại mới biết là vô lý. Ông cụ đã cho đâu. Ấp còn còn đứng tên thầy tôi. Bao nhiêu chuyện rắc rối.
Gió bổng thổi mạnh lên. Một chiếc buồm hiện ra in lên nền trời như cánh một con bướm nâu khổng lồ. Một ít nắng vàng nhạt rung động trên nếp cánh buồm.
- Đi, giá tôi có phải vì Thái trốn đi hay bị bắt càng hay. Ít ra cũng làm vui lòng được nhiều người. Hơn một năm trời tù hãm rồi còn gì. Lắm lúc tôi muốn đi cho khuất.
Trúc hơi lo lắng, biết là bạn hay có tính cố làm theo lời nói nên Trúc vờ như không nghe thấy lời bạn. Chàng nhìn ra phía sông bảo Dũng:
- Không thấy anh Bằng nó phải đi qua đó. Đường này tôi chưa tới bao giờ. Mình đi rất nhiều nơi, nhưng những vùng quanh quẩn đây thì đối với mình hình như xa lạ lắm.
Hai người xuống xe. Phà còn phía bên kia sông. Trúc bảo bạn:
- Ta vào hàng nuớc xem có cái gì ăn được không?
- Anh đã đói rồi à?
- Đói thì chưa, nhưng ăn thì muốn ăn...
Dũng đứng ngoài hỏi bà hàng:
- Bến đò gì đấy, bà hàng?
- Bến đò Gió, thầy ạ.
Trúc cười nói:
- Chắc ở đây nhiều gió. Thảo nào lạnh ghê. Nghe tên "bến đò Gió", Dũng nghĩ ngay đến Loan. Chàng nhớ đã lâu lắm, một buổi chiều sang bên nhà Loan, Loan mời chàng ăn bánh gai và nói:
- Quà nhà quê của em. Bánh này em mua ở bến đò Gió, gần quê ngoại em.
Dũng nhìn ra phong cảnh bến đò nơi mà Loan đã nhiều lần đi qua. Chàng định khi về sẽ mua một ít bánh gai biếu bà Hai, chắc Loan vui lòng lắm.
Tiếng hát sẩm và tiếng nhị trên mặt sông vẳng đến tai Dũng. Trúc chạy ra, tay cầm chiếc bánh gai bóc dỡ. Chàng cắn một miếng to, gật đầu khen:
- Ngon lạ. Phải mua một chục chiếc làm quà cho anh Thái... Cảnh bến đò bao giờ cũng buồn, không hiểu tại sao?
Dũng đáp:
- Có lẽ tại nó gợi trí nghĩ đến sự biệt ly.
Nói vậy nhưng Dũng biết là không phải, nỗi buồn ấy có một duyên cớ sâu xa hơn mà chàng chưa tìm thấy. Dũng châm một điếu thuốc lá hút rồi đưa mắt ngắm nghía đám người nhà quê thảm đạm, quần áo xơ xác trước gió, đương đứng đợi bên bờ sông.
Họ đứng yên, không nói, vẻ mặt bình tỉnh, không nghĩ ngợi gì, chuyến đò mà họ đợi sang. Dũng thấy là hình ảnh của cả cuộc đời, họ sinh ra, sống thản nhiên ít lâu không hiểu vì cớ gì rồi lại khuất đi như những người bộ hành một buổi chiều đông, qua bến đò, in bóng trong chốc lát trên dòng nước trắng của cuộc đời chảy mãi không ngừng.
Dũng ngẫm nghĩ:
- Buồn có lẽ vì tại trong thấy bến đò, mình như thấy rõ hình ảnh cuộc đời. Sống mà nghĩ đến mình sống thì bao giờ cũng buồn. Đã bao lâu, mình không làm gì cả nên mình không có cái gì để quên điều ấy đi...
Chàng mĩm cười nhìn mấy cái quán hàng trên vỉa hè và những khóm chuối lá xơ xác đương chải gió bấc:
- Bến đò không buồn lắm, buồn nhất là những cái quán xơ xác của các bến đò. Mình là những cái quán ấy, đứng yên trong gió lạnh nhìn cuộc đời trôi qua nước mắt.
Chàng nói to hỏi Trúc:
- Có phải thế không anh?
Trúc ngơ ngác không hiểu chuyện gì,cầm một miếng bánh thật to, rồi gật đầu:
- Chính đó. Tôi tưởng không có thứ bánh gì ngon hơn bánh gai. Anh có thấy thế không?
Dũng cười đáp:
- Chính đó.
Trúc vui vẻ nói:
- Thế mới biết chúng mình bao giờ cũng đồng ý với nhau.
Qua độ vài cây số thì đến cái cần lợp. Theo lời Bằng dặn, Trúc đi rẽ về phía trái và hỏi một người về đường lối vào làng Vĩnh-Cổ.
- Chắc các thầy vào nhà ông giáo Hoạt, ăn mừng nhà mới. Các thầy đến chậm quá, hôm nay khách về đã vãn.
Đến chỗ vắng Trúc bảo Dũng:
- Tôi chắc đó là mưu mẹo của anh Hoạt. Nhà làm xong đã tám kiếp nào rồi, nhưng anh ấy bịa ra để tiện cho các anh em đi lại, không ai nghi ngờ. Vì thế hôm nay chúng mình về, ai cũng cho là tự nhiên .
Một câu hỏi vẫn ngập ngừng ở môi bấy giờ Dũng mới định nói ra:
- Sao anh em lại có ý định giấu tôi.
Trúc cãi:
- Họ có định giấu anh đâu. Họ tưởng anh biết rồi.
Dũng nói ngay, giọng bực tức:
- Anh đừng bênh. Tôi , tôi biết vì lẽ gì rồi. Tôi biết lắm. Họ không tin mà họ không tin cũng là phải.
Chàng cau mày, đăm đăm, nhìn thẳng trước mặt, nói một mình:
- Nhưng nào có phải lỗi tôi. Người ta thường lấy điều mình là con quan làm một sự hãnh diện. Tôi khác. Nhưng nếu tôi có đau khổ, anh em chắc chẳng ai biết tới cái đau khổ, ngấm ngầm ấy.
Chàng quay lại phía Trúc nói:
- Anh xem, tôi bị thắt hai đầu.
- Anh hay nổi nóng lắm. Anh có biết ai giấu anh không... Để tôi nói anh nghe hôm ngồi ở nhà Lâm, Thảo với Loan, Minh đến báo tin Thái bị bắt, tôi giấu anh:Xuân ở Lao-Kay về bảo tôi báo tin cho anh biết, tôi lại giấu anh. Nếu anh không tình cờ sang Cận chơi, thì đến bây giờ anh cũng chưa biết một tí gì.
Dũng hỏi:
- Vì cớ gì anh lại giấu tôi?
- Chẳng vì cớ gì cả. Chính tôi, tôi cũng không biết vì cớ gì. Tôi không muốn cho anh biết vì tôi đã định thế rồi. Có thế thôi.
Hai người qua cổng làng. Trúc nói tiếp:
- Bây giờ thì ta hãy tạm gác chuyện đó lại. Để khi về nhà thong thả, anh hãy giận tôi.
Nhờ có cái mưu của Hoạt nên hai anh em bước vào nhà bình thản như đi dự tiệc. Người nhà chạy vào báo tin. T hái đương ngồi đánh tổ tôm với Hoạt và ba người lạ mặt. Thấy Dũng và Trúc vào, chàng điềm nhiên rút một quân bài trong bọc và xướng to:
- Nhị văn, chờ mãi nhị văn bây giờ mới thấy đến.
Hoạt chỉ mấy người lạ mặt nói:
- Anh em cả. Anh Chương, anh Tịch và anh Phác.
Người nhà đương giở chia bài, đuổi đi bất tiện, nên Hoạt phải nói mấy câu với Phác. Trúc nhìn Thái nói:
- Chúng tôi sang cho có mặt thôi. Chẳng lẽ anh có việc mừng lại không sang. Nhưng lại phải về ngay, không thể ở lâu được.
Thái hỏi:
- Thế nào, có tiền không? Có tiền đánh tổ tôm không?
Trúc nhìn Dũng đáp:
- Cái gì chứ cái ấy thì anh Dũng chẳng thiếu. Trong túi anh Dũng lúc nào cũng có trăm bạc là thường.
Thái cười nói:
- Khá nhỉ. Nhưng có lẽ không phải dùng đến.
Chương hỏi:
- Các anh ở làng nào?
Dũng đáp:
- Ở Xuân-Lữ. Cách đây hai chục cây thôi, không xa.
Phác nói:
- Xuân-Lữ, Xuân-Lữ, hình như làng ông Trương Thiệp.
Dũng vội nói ngay:
- Vâng, chính thế, tôi là con ông Trương Thiệp.
Chàng ngượp ngập, khó chịu.
Mỗi lần có người nhắc đến tên ông tuần, Dũng tìm cách cho họ biết ngay chính mình là con. Chàng sợ họ sẽ nói chuyện về cha mình mà chàng lại biết trước rằng họ sẽ nói toàn những chuyện không hay gì.
Chương và Phác im bặt. Hoạt xoay câu chuyện về việc khác cho Dũng khỏi ngượng. Mọi người buông bài, Hoạt sai người nhà xuống bếp rồi hỏi Trúc:
- Có đủ số chứ?
- Đủ số.
Trúc đặt trước mặt Thái một tờ giấy một trăm và bốn giấy năm đồng:
- Trăm nầy là của anh Dũng, còn hai chục là của riêng tôi để dành dụm trong hai tháng nay.
Dũng quay mặt lại. Đem tiền ra giúp bạn, Dũng không thấy một chút gì vui vẻ trong lòng, chàng có ý nghi ngờ rất khó chịu rằng có lẽ các bạn quyến luyến mình vì mình có nhiều tiền. Mà số tiền ấy lại không phải là tiền của chàng, tiền ấy chính chàng cũng biết rằng đã kiếm được bằng cách không đích đáng.
Thái mĩm cười hỏi:
- Muốn dùng về việc gì thì dùng chứ?
Trúc đưa mắt nhìn Dũng rồi đáp, giọng đùa bỡn:
- Tha hồ, miễn là đừng sắm quần áo đẹp diện thôi.
Thái lạnh lùng bỏ tiền vào túi:
- Sắm cái áo quan thật bền... Có lẽ.
VI.
Biết là Thái rất cương quyết nói mãi cũng vô ích, không thể đổi
được ý định của Thái, Dũng giơ tay bắt tay bạn từ biệt:
- Chúng tôi không thể giúp được anh gì nữa?
Thái giữ bàn tay Dũng trong tay mình:
- Anh cần gì phải áy náy. Mỗi người một cảnh. Đến như lần trước tôi muốn anh Cận đi với tôi lắm mà cũng đành để anh ấy ở lại. Thế cũng may.
Dũng thấy hai mắt Thái sáng quắc một cách ghê sợ. Thái chậm rãi nói tiếp theo:
- Lần này khác nhiều. Hai anh giúp tôi thế này là đủ lắm rồi. Khi nào đến bước liền thì nên cần đến một người thôi.
Trúc để chân lên bàn đạp nói:
- Thế bây giờ chúng tôi về... Anh nhớ lát nữa bóc bánh gai mà ăn, bánh gai ở bến đò Gió phải biết, ngon có tiếng.
Ra đến ngoài đường cái, Trúc nhìn Dũng,lắc đầu:
- Anh đoán không sai, Thái đã đến bước không cần gì cả, không thiết gì đến cả sống nữa.
Dũng nói:
- Tôi thương anh ấy quá.Anh ấy khổ sở suốt đời.
- Nhưng đã chắc đâu là anh ấy khổ.
Dũng giảng giãi:
- Không phải anh ấy liều thân như thế là khổ đâu. Khổ là vì anh ấy không còn biết sống và làm theo đường nào để đến nổi chỉ còn một nước liều thôi.
Dũng nghĩ đến cách sống khốn đốn của Thái sau khi bị đuổi khỏi nhà trường và nghĩ đến hiện tình của mình và Trúc.
- Còn bao nhiêu các anh khác cũng bó buộc như Thái, cũng phất phơ vô định như Thái, nhưng ít ra các anh kia còn hy vọng, còn tìm. Có lẽ tìm, tìm mãi suốt đời không ra, nhưng cứ sống để tìm, thế cũng đủ.
Trời lấm tấm mưa, nhưng nền trời ở phía xa lại sáng hẳn lên. Rặng cây nhãn trên đê, cạnh bến đò Gió mờ rõ trong mưa bụi và khói ở các mái nhà tỏa ra như mấy vết mực tàu đương lan trên tờ giấy trắng ướt đẫm nước.
Qua đò, vào hàng nghĩ ngơi và mua bánh gai xong.Hai anh em cắm đầu đạp thật nhanh để kịp về tới huyện trước khi tối trời. Mưa đã tạnh,nhưng về chiều gió càng rét. Hai bên đường,tiếng nhái nghe như bay trong gió. Dũng nghĩ đến căn buồng của chàng, hơi ấm trong chăn nệm và những chữ in đẹp trên một sách quý dưới ánh đèn. Nhưng Dũng vẫn không vui vẻ. Chàng thấy một sự ăn năn rạo rực ở trong lòng, một sự ăn năn vô cớ, không cội rễ, lúc xa lúc gần như tiếng rao hai bên đường, không biết nới nào đưa đến.
Tới đầu phố huyện thì trời tối hẳn. Qua hàng rào cây, trường học có ánh đèn thấp thoáng, Dũng và Trúc cùng đạp thong thả lại, trong khung cửa sổ, Dũng nhìn thấy Thảo đứng xoay lưng ra ngoài, cạnh cây đèn có chao bằng lụa xanh, Lâm đương cúi đầu viết. Dũng bấm chuông, liên thanh, Trúc cất tiếng nói thật to:
- Sang năm thế nào cũng đổ tú tài. Thần giáng về báo mộng cho đấy. Học chăm làm gì cho mệt.
Rồi chàng hát tiếp theo:
- Bên anh đọc sách, bên nàng đứng trơ.
Hai người cùng cười rồi đạp nhanh cho Thảo không kịp nhận ra là ai.
Dũng nói:
- Gia đình lạc thú.
Về đến cổng, thấy trong nhà Đính có ánh đèn "măng sông" sáng xanh. Dũng nói:
- Dân này lại tổ tôm chứ gì. Sống để đánh tổ tôm hay sao mà đánh mãi không chán.
Qua đá lộ bộ bằng đồng bóng loáng, lẫn trong đám người ngồi trên sập đánh tổ tôm, Dũng trong thấy ai như Loan, chàng bảo Trúc:
- Ta rẽ qua đây đã. Trong này chắc sẳn thức ăn.
Nghe nói có sẳn thức ăn, Trúc biểu đồng tình ngay. Dũng và Trúc bỏ mũ vào nhà, cùng cất tiếng một loạt:
- Chúng tôi đói lắm rồi. Trong này có thức ăn ngay.
Mọi người quay ra, ngơ ngác nhìn Dũng và Trúc đầu tóc rối bời và quần áo ướt đẫm nước mưa.Hiền nói:
- Ma quỷ ở đâu hiện về thế này?
Dũng nghiêm trang đáp:
- Em sang thăm lúa ở bên ấp.
Đính đáp:
- Lúa đâu bây giờ mà thăm với nom. Rõ chú này!
Dũng cười:
- Ừ nhỉ! Tôi quên đi mất đấy.
Thuận, vợ Đính, nói:
- Chú Dũng thì làm ruộng với làm nương gì. Nay mai chú ấy làm quan rồi, chú ấy cần gì đến ruộng. Hai ông tướng lại đi mò mẫm ở đâu về chứ gì?
Dũng hơi khó chịu đáp:
- Có lẽ.
Không nhìn hẳn vào chỗ Loan ngồi, nhưng Dũng biết rằng từ lúc vào Loan vẫn chăm chú nhìn mình. Loan ngồi khuất sau Hiền để không ai chú ý đến. Nàng không nói, không mĩm cười, chỉ yên lặng nhìn Dũng.
Dũng đặt mũ xuống bàn và đứng dựa vào thành ghế, hơi nghiên người để ẩn mặt trong bóng tối. Loan biết rằng Dũng muốn được tự do nhìn lại mình; hai con mắt nàng bổng tươi hẳn lên dưới ánh đèn và hai hàng lông mi nàng hơi rung động. Nhìn Loan, Dũng thấy rõ ý nàng muốn bằng hai con mắt lặng lẽ diễn cho chàng biết nổi vui sướng âm thầm được trông thấy mặt chàng.
Loan cất tiếng nói:
- Tôi chịu các anh thôi. Dễ thường các anh không biết rét là gì.
Trúc đáp:
- Chuyện, cô bảo làm ruộng mà không tập chịu được rét thì làm thế nào nổi.
Dũng nói tiếp:
- Có đi ra ngoài mưa rét khi về mới biết là ấm, cô Loan ạ.
Trúc nói:
- Mà nhất là đói. Giờ chúng tôi về thay quần áo, lúc sang mong sao lại có sẳn sàng thức ăn.
Loan nói:
- Hai anh không lo. Ông chủ, bà chủ dở bận đánh tổ tôm, để tôi tiếp hộ hai ông quý khách này cho.
Về buồng mình, Dũng hỏi vú già, người vú trước kia nuôi Dũng:
- Bà tham Hiệu hôm nay có đến không?
- Có, cậu ạ. Có cả cụ thượng bà. Cụ lớn truyền tôi tìm cậu mãi, tôi chẳng biết cậu đi đâu, phải nói dối quanh bảo cậu sang bên ấp. Cụ lớn gắt gỏng cả nhà.
Dũng rất khó chịu nhưng vẫn làm như không quan tâm đến điều đó. Chàng hỏi vú già:
- Chắc họ sang trả lời về việc cô Khánh chứ gì?
Chàng mĩm cười và nói bằng một giọng bông đùa coi như là một chuyện chơi không quan trọng gì đối với chàng.
Bao giờ cũng vậy, khi ngồi với ông,chàng hết sức tránh những câu chuyện có liên lạc xa gần tới cụ thượng Đặng và Khánh. Chàng không muốn để ông tuần có dịp nói rõ hẳn câu chuyện cưới Khánh về lamé vợ chàng. Dũng biết trước rằng sẽ có chuyện bất bình giữa hai cha con. Vì muốn tránh một sự xung đột sẽ đến làm cho chàng đau khổ nên chàng phải yên lặng, sự yên lặng khiến ông tuần tưởng lầm rằng chàng đã bằng lòng. Đối với ông, không có lý gì Dũng lại không bằng lòng được. Trúc ra trước gương khoác chiếc áo của Dũng ngắm nghía.
- Vừa như in. Thế mới biết trời sinh voi, trời sinh cỏ.
Dũng mĩm cười. Một lúc sau, Trúc giảng giải:
- Tôi là voi mà anh là cỏ. Nếu trời không sinh tôi ra thì lấy ai mặc áo của anh. Thế cho nên tôi sinh ra không phải là một ngưới thừa. Vả lại, Đức Khổng Tử có nói: "nhân chi kỳ ý, bất nhi đắc kỳ hề". Cũng là nói theo ý ấy vậy.
Dũng quay lại gắt:
- Anh nói cái gì thế. Mau lên mà sang không đói lắm rồi. Khẽ mồm chứ. Ông cụ biết tôi về thì đừng có hòng ăn ngon.
Vừa đi qua sân, Dũng vừa bực tức ngẫm nghĩ:
- Trong lúc mình muốn tránh một sự đau lòng thì việc khó chịu kia nó cứ từ từ tiến, đến một ngày kia, mình không ngăn nổi nữa.
Chàng mĩm cười nghĩ đến con đà điểu khi thấy nguy chui đầu xuống cát, tưởng rằng không thấy cái nguy, thì cái nguy cũng không có nữa.
- Mình là con đà điểu.
Trúc giật mình, quay lại nhìn Dũng, ngạc nhiên:
- Anh bảo anh là con gì kia?
Hai người cất tiếng cười to. Dũng quên cả lời vừa dặn Trúc cẩn thận lúc nãy. Không khí nhẹ nhàng khi mưa xong làm cho Dũng thở dài khoan khoái. Chàng bảo Trúc:
- Không gì dễ chịu bằng ngoài lạnh, má lạnh, tai lạnh, mà trong lại ấm.
Những giọt mưa đọng rơi từ lá này xuống lá khác lộp độp hai bên vườn. Hai người đi qua một quảng đường nức mùi thơm của một cây bưởi gần đó. Trời im gió nên khi ra khỏi chổ hương thơm, hai người tưởng như vừa ra khỏi đám sương mù bằng hương thơm của hoa bưởi đọng lại.
Vào nhà Đính, Dũng đã thấy Loan ngồi đợi bên cạnh bàn ăn.
Trúc nhìn mâm cơm nói:
- Làm gì mà long trọng thế này? Ra phố huyện mua cho một liễn bún riêu có tiện không?
Loan nói:
- Em vừa xuống bếp làm lấy để các anh xơi cho ngon.
- Quý hóa quá! Không ngờ cô Loan làm bếp khéo thế này!
- Ấy, phải tập cho quen. Về sau khỏi bị bà mẹ chồng mắng là hư thân.
- Giản tiện hơn là chọn nơi nào không có mẹ chồng.
Loan cười:
- Nhưng thế là phải chọn nhà chồng chứ không phải chồng.
Tiếng cười ồn ào bên bàn tổ tôm. Đính cười vang và nói to:
- Nuớc bài đánh cao lắm chứ. Quân nhị sách lên nhất định không ăn. Kể cũng gan thật!
Dũng nghĩ đến câu Thái nói lúc chièu khi chàng đến: "Chờ mãi nhị văn, bây giờ nhị văn mới thấy."
Loan hỏi nhỏ Trúc và Dũng:
- Lúc nãy hai anh đi đâu?
Loan không tin là Dũng sang thăm ruộng bên ấy. Mười hôm trước ngồi xem nhật trình với Hiền, tình cờ nàng đọc đến chỗ đăng tin Thái vượt ngục. Nàng thấy cuộc đi chơi của Dũng hôm nay có vẻ bí mật: nàng muốn biết rõ sự bí mật ấy và tự nhiên nàng thấy nẩy ra cái ý thích được dự vào những công cuộc của Dũng và Trúc. Loan mỉm cười và nhìn Dũng nói như có ngầm ý:
- Em biết rồi, đừng giấu em làm gì.
Dũng nói:
- Cô có thích ăn bánh gai không?
- Sao anh lại hỏi thế?
- Vì tôi muốn làm quà cho bác và cô ít bánh gai ở bến đò Gió, ngon có tiếng theo như lời cô nói độ nào.
Loan mĩm cười:
- Anh nhớ lâu nhỉ. Bến đò Gió quê ngoại em... Các anh vừa đi bến đò Gió về đấy à? Thích nhỉ.
Ở ngoài nhà, một cơn gió nổi lên rào rào trong lá cây rồi cất tiếng mưa rơi đều đều. Dũng nói:
- Trời lại mưa. Giá mà lúc nãy còn ở bến đò Gió thì cũng khá nguy.
Loan tiếp theo:
- Nguy nhưng mà thích. Em chưa thấy bến đò nào buồn hơn. Lèo tèo mấy cái quán xơ xác.
Đột nhiên Đính nói to và nhìn về phía Dũng:
- Quên không cho chú biết: Hôm nay cụ thượng đến chơi.
Thuận nói:
- Cậu nói đến chơi không được đúng. Sao không nói hẳn ra cho chú ấy mừng.
Đính ngắt lời vợ:
- Mợ chỉ được cái nói vơ vào. Phải chắc hãy nói kẻo chú ấy thất vọng về sau.
Dũng quay mặt về phía sập tổ tôm, mĩm cười.
Hiền nói:
- Độ này trông chú ấy buồn tệ. Lấy vợ sẽ hết buồn ngay.
Thuận tiếp theo:
- Mà nào chỉ lấy vợ thôi đâu. Rồi khối tin mừng.
Dũng hiểu ý Thuận muốn nói khi chàng lấy Khánh, nhờ thế lực cụ thượng Đặng, chnàg sẽ ra làm quan rất dễ dàng. Dũng định nói:
- Tôi không phải bám vào ai mới lập được thân.
Nhưng câu ấy chàng không nói ra, đã bao nhiều lần như thế rồi, hể muốn nói đến những cái xấu xa, yếu hèn thì chàng thấy như định ám chỉ một người nào trong nhà. Một độ chàng hăng hái bàn chuyện với Trương, công kích những người ham hư danh, chàng không ngờ chính lúc đó Trương đương nhờ bố vợ vào Huế vận động xin chức hàn lâm để người ta khỏi gọi mình là ông cả. Khi biết, Dũng ngượng không dám nhìn mặt Trương đến mấy tháng, người lấy điều đó làm nhục, người hổ thẹn nhứt lại là Dũng chứ không phải Trương:
- Sống bám vào người khác.
Tất cả mọi người trong nhà,trong họ thảy đều sống bám vào ông tuần và cho đó là một sự tự nhiên, một cái phúc. Một lần cụ Bang ốm nặng, con cháu phải về chăm nom. Dũng mới nhận thấy không có người nào làm một việc, một nghề gì cả, mà người nào cũng sống phong lưu, sang trọng.
Tiếng Thuận vừa cười vừa nói:
- Nhưng ông tướng nhà này phải có học chăm thi đổ đi đã rồi hãy nói chuyện.
Dũng nói:
- Tôi sẽ xin hết sức chăm học để được vợ đẹp.
Miệng nói nhưng trí Dũng vẫn theo đuổi ý nghĩ đương bỏ dở:
- Cha mình coi như là một bổn phận, hơn thế nữa, một cái vinh dự lớn được cho mọi người trong họ nhờ vả. Mà như thế ai không coi cha mình là một người rất tốt. Ai không phục.
Loan nói:
- Hôm thượng thọ tôi được ngắm mặt cô dâu. Cô ấy đẹp chứ.
Dũng tiếp:
- Mà người lại nết na, nhu mì, lịch sự đủ hết các tính nết tốt.
Hai người đưa mắt nhìn nhau hơi mĩm cười. Dũng cũng như Loan, đều cho mấy câu đó chỉ là những câu nói cho có chuyện mà thôi.
Loan cầm ấm rót nước mời Dũng và Trúc uống. Lúc nàng rót nước Dũng thấy khủy tay áo của Loan rách hở cả lần áo trong,chàng ngượng vội quay mặt nhìn đi chổ khác.
Dũng biết chắc chắn rằng không bao giờ ông tuần bằng lòng cho chàng cưới Loan. Biết vậy nhưng chàng cũng không tìm cách xa Loan ra, chàng lại có ý muốn éo le càng cố yêu Loan mỗi ngày một hơn. Điều dự định của ông tuần cũng như của bà Hai, chàng cho là không cản trở gì đến ái tình của Loan và chàng. Việc yêu Loan và việc cưới xin, chàng phân tách ra làm hai việc không có liên lạc gì với nhau cả.
Dũng châm thuốc ra hút và để khỏi nghĩ ngợi rắc rối, chàng lắng nghe tiếng mưa rơi ngoài vườn. Chốc chốc một cành cây gió đưa hiện ra gần cửa sổ, lá ướt lấp lánh ánh sáng, rồi lại khuất vào trong bóng tối.
Dũng khẻ nói với Loan:
- Mưa thế này thì cô về làm sao được?
Dũng lấy làm lạ rằng khi hỏi câu hỏi rất thường ấy, giọng chàng đổi khác hẳn đi. Loan áp hai bàn tay vào má, hai ngón tay út khẻ đập trên thái dương, thẩn thờ nói:
- Thì cứ ngồi đây suốt đêm.
Một lúc sau, nàng mĩm cười tiếp theo:
- Ngồi nghe mưa rơi.
Tiếng nói của Loan nghe trong căn phòng ấm áp, thốt nhiên gợi Dũng nghĩ đến cảnh một người phiêu lưu ngủ trọ trong quán hàng nước ở một bến đò xa vắng. Đêm khuya lạnh sực thức dậy nghe tiếng mưa rơi trên sông và nhớ tới người yêu ở quê cũ.
Loan giật mình quay về phía Trúc:
- Từ nãy đến giờ anh Trúc ngồi không nói gì cả. Một sự lạ lùng.
Trúc đang ngồi tựa đầu vào cột nhìn lên mái nhà, nghe tiếng Loan hỏi, chàng thong thả đáp:
- Tôi tự nhiên thấy mình sung sướng quá nên yên lặng để nghe mình sung sướng như cố nghe mưa rơi, như anh Dũng xoay mãi cái chén uống nước mà không uống.
Câu ấy cả Dũng và Loan đều thấy Trúc đã sắp sẳn chỉ đợi dịp nói ra. Dũng nói đùa:
- Bao giờ anh ăn no là anh cũng đâm ra sung sướng.
Nhưng chàng vẫn khó chịu rằng Trúc để ý đến cử chỉ của mình. Chàng nhìn ra phía đánh tổ tôm và có nghĩ đến chuyện khác, không nghĩ đến Loan nữa, cho đỡ ngượng. Chàng tự hỏi:
- Nhưng sao mình lại ngượng với Trúc? Sao lại muốn dấu Trúc?
Dũng thấy rằng tấm tình yêu của chàng như một ngôi sao nhỏ ở một góc trời chỉ riêng đẹp, riêng quý đối với chàng, chính vì chàng đã chọn nó và không cho ai biết. Chỉ cho một người khác biết, người đó tất sẽ ngạc nhiên không hiểu, vì thấy ngôi sao ấy tầm thường không đẹp hơn gì muôn ngàn ngôi sao khác vẫn lấp lánh ở trên nền trời từ nghìn xưa đến giờ. Chắc chàng sẽ buồn về sự ngạc nhiên ấy và chàng sợ rồi sẽ không tin rằng ngôi sao của chàng là đẹp nữa.
Mưa mỗi lúc một to. Loan thở dài khẻ nói:
- Có lẻ mưa suốt đêm chắc.
Dũng thấy lời Loan nói như một lời reo vui. Chàng nhìn Loan ngẫm nghĩ:
- Sao mắt Loan đêm nay đẹp lạ thường.
Nghĩ vậy chàng cất tiếng nói với Loan:
- Lúc nãy qua vườn, có hai bông hoa nhài trắng nở về đêm đẹp quá.
Loan không hiểu tại sao Dũng lại nói đến hai bông hoa nhài. Nhưng nàng cũng mĩm cười và thấy sung sướng.
- Chúng tôi không thể giúp được anh gì nữa?
Thái giữ bàn tay Dũng trong tay mình:
- Anh cần gì phải áy náy. Mỗi người một cảnh. Đến như lần trước tôi muốn anh Cận đi với tôi lắm mà cũng đành để anh ấy ở lại. Thế cũng may.
Dũng thấy hai mắt Thái sáng quắc một cách ghê sợ. Thái chậm rãi nói tiếp theo:
- Lần này khác nhiều. Hai anh giúp tôi thế này là đủ lắm rồi. Khi nào đến bước liền thì nên cần đến một người thôi.
Trúc để chân lên bàn đạp nói:
- Thế bây giờ chúng tôi về... Anh nhớ lát nữa bóc bánh gai mà ăn, bánh gai ở bến đò Gió phải biết, ngon có tiếng.
Ra đến ngoài đường cái, Trúc nhìn Dũng,lắc đầu:
- Anh đoán không sai, Thái đã đến bước không cần gì cả, không thiết gì đến cả sống nữa.
Dũng nói:
- Tôi thương anh ấy quá.Anh ấy khổ sở suốt đời.
- Nhưng đã chắc đâu là anh ấy khổ.
Dũng giảng giãi:
- Không phải anh ấy liều thân như thế là khổ đâu. Khổ là vì anh ấy không còn biết sống và làm theo đường nào để đến nổi chỉ còn một nước liều thôi.
Dũng nghĩ đến cách sống khốn đốn của Thái sau khi bị đuổi khỏi nhà trường và nghĩ đến hiện tình của mình và Trúc.
- Còn bao nhiêu các anh khác cũng bó buộc như Thái, cũng phất phơ vô định như Thái, nhưng ít ra các anh kia còn hy vọng, còn tìm. Có lẽ tìm, tìm mãi suốt đời không ra, nhưng cứ sống để tìm, thế cũng đủ.
Trời lấm tấm mưa, nhưng nền trời ở phía xa lại sáng hẳn lên. Rặng cây nhãn trên đê, cạnh bến đò Gió mờ rõ trong mưa bụi và khói ở các mái nhà tỏa ra như mấy vết mực tàu đương lan trên tờ giấy trắng ướt đẫm nước.
Qua đò, vào hàng nghĩ ngơi và mua bánh gai xong.Hai anh em cắm đầu đạp thật nhanh để kịp về tới huyện trước khi tối trời. Mưa đã tạnh,nhưng về chiều gió càng rét. Hai bên đường,tiếng nhái nghe như bay trong gió. Dũng nghĩ đến căn buồng của chàng, hơi ấm trong chăn nệm và những chữ in đẹp trên một sách quý dưới ánh đèn. Nhưng Dũng vẫn không vui vẻ. Chàng thấy một sự ăn năn rạo rực ở trong lòng, một sự ăn năn vô cớ, không cội rễ, lúc xa lúc gần như tiếng rao hai bên đường, không biết nới nào đưa đến.
Tới đầu phố huyện thì trời tối hẳn. Qua hàng rào cây, trường học có ánh đèn thấp thoáng, Dũng và Trúc cùng đạp thong thả lại, trong khung cửa sổ, Dũng nhìn thấy Thảo đứng xoay lưng ra ngoài, cạnh cây đèn có chao bằng lụa xanh, Lâm đương cúi đầu viết. Dũng bấm chuông, liên thanh, Trúc cất tiếng nói thật to:
- Sang năm thế nào cũng đổ tú tài. Thần giáng về báo mộng cho đấy. Học chăm làm gì cho mệt.
Rồi chàng hát tiếp theo:
- Bên anh đọc sách, bên nàng đứng trơ.
Hai người cùng cười rồi đạp nhanh cho Thảo không kịp nhận ra là ai.
Dũng nói:
- Gia đình lạc thú.
Về đến cổng, thấy trong nhà Đính có ánh đèn "măng sông" sáng xanh. Dũng nói:
- Dân này lại tổ tôm chứ gì. Sống để đánh tổ tôm hay sao mà đánh mãi không chán.
Qua đá lộ bộ bằng đồng bóng loáng, lẫn trong đám người ngồi trên sập đánh tổ tôm, Dũng trong thấy ai như Loan, chàng bảo Trúc:
- Ta rẽ qua đây đã. Trong này chắc sẳn thức ăn.
Nghe nói có sẳn thức ăn, Trúc biểu đồng tình ngay. Dũng và Trúc bỏ mũ vào nhà, cùng cất tiếng một loạt:
- Chúng tôi đói lắm rồi. Trong này có thức ăn ngay.
Mọi người quay ra, ngơ ngác nhìn Dũng và Trúc đầu tóc rối bời và quần áo ướt đẫm nước mưa.Hiền nói:
- Ma quỷ ở đâu hiện về thế này?
Dũng nghiêm trang đáp:
- Em sang thăm lúa ở bên ấp.
Đính đáp:
- Lúa đâu bây giờ mà thăm với nom. Rõ chú này!
Dũng cười:
- Ừ nhỉ! Tôi quên đi mất đấy.
Thuận, vợ Đính, nói:
- Chú Dũng thì làm ruộng với làm nương gì. Nay mai chú ấy làm quan rồi, chú ấy cần gì đến ruộng. Hai ông tướng lại đi mò mẫm ở đâu về chứ gì?
Dũng hơi khó chịu đáp:
- Có lẽ.
Không nhìn hẳn vào chỗ Loan ngồi, nhưng Dũng biết rằng từ lúc vào Loan vẫn chăm chú nhìn mình. Loan ngồi khuất sau Hiền để không ai chú ý đến. Nàng không nói, không mĩm cười, chỉ yên lặng nhìn Dũng.
Dũng đặt mũ xuống bàn và đứng dựa vào thành ghế, hơi nghiên người để ẩn mặt trong bóng tối. Loan biết rằng Dũng muốn được tự do nhìn lại mình; hai con mắt nàng bổng tươi hẳn lên dưới ánh đèn và hai hàng lông mi nàng hơi rung động. Nhìn Loan, Dũng thấy rõ ý nàng muốn bằng hai con mắt lặng lẽ diễn cho chàng biết nổi vui sướng âm thầm được trông thấy mặt chàng.
Loan cất tiếng nói:
- Tôi chịu các anh thôi. Dễ thường các anh không biết rét là gì.
Trúc đáp:
- Chuyện, cô bảo làm ruộng mà không tập chịu được rét thì làm thế nào nổi.
Dũng nói tiếp:
- Có đi ra ngoài mưa rét khi về mới biết là ấm, cô Loan ạ.
Trúc nói:
- Mà nhất là đói. Giờ chúng tôi về thay quần áo, lúc sang mong sao lại có sẳn sàng thức ăn.
Loan nói:
- Hai anh không lo. Ông chủ, bà chủ dở bận đánh tổ tôm, để tôi tiếp hộ hai ông quý khách này cho.
Về buồng mình, Dũng hỏi vú già, người vú trước kia nuôi Dũng:
- Bà tham Hiệu hôm nay có đến không?
- Có, cậu ạ. Có cả cụ thượng bà. Cụ lớn truyền tôi tìm cậu mãi, tôi chẳng biết cậu đi đâu, phải nói dối quanh bảo cậu sang bên ấp. Cụ lớn gắt gỏng cả nhà.
Dũng rất khó chịu nhưng vẫn làm như không quan tâm đến điều đó. Chàng hỏi vú già:
- Chắc họ sang trả lời về việc cô Khánh chứ gì?
Chàng mĩm cười và nói bằng một giọng bông đùa coi như là một chuyện chơi không quan trọng gì đối với chàng.
Bao giờ cũng vậy, khi ngồi với ông,chàng hết sức tránh những câu chuyện có liên lạc xa gần tới cụ thượng Đặng và Khánh. Chàng không muốn để ông tuần có dịp nói rõ hẳn câu chuyện cưới Khánh về lamé vợ chàng. Dũng biết trước rằng sẽ có chuyện bất bình giữa hai cha con. Vì muốn tránh một sự xung đột sẽ đến làm cho chàng đau khổ nên chàng phải yên lặng, sự yên lặng khiến ông tuần tưởng lầm rằng chàng đã bằng lòng. Đối với ông, không có lý gì Dũng lại không bằng lòng được. Trúc ra trước gương khoác chiếc áo của Dũng ngắm nghía.
- Vừa như in. Thế mới biết trời sinh voi, trời sinh cỏ.
Dũng mĩm cười. Một lúc sau, Trúc giảng giải:
- Tôi là voi mà anh là cỏ. Nếu trời không sinh tôi ra thì lấy ai mặc áo của anh. Thế cho nên tôi sinh ra không phải là một ngưới thừa. Vả lại, Đức Khổng Tử có nói: "nhân chi kỳ ý, bất nhi đắc kỳ hề". Cũng là nói theo ý ấy vậy.
Dũng quay lại gắt:
- Anh nói cái gì thế. Mau lên mà sang không đói lắm rồi. Khẽ mồm chứ. Ông cụ biết tôi về thì đừng có hòng ăn ngon.
Vừa đi qua sân, Dũng vừa bực tức ngẫm nghĩ:
- Trong lúc mình muốn tránh một sự đau lòng thì việc khó chịu kia nó cứ từ từ tiến, đến một ngày kia, mình không ngăn nổi nữa.
Chàng mĩm cười nghĩ đến con đà điểu khi thấy nguy chui đầu xuống cát, tưởng rằng không thấy cái nguy, thì cái nguy cũng không có nữa.
- Mình là con đà điểu.
Trúc giật mình, quay lại nhìn Dũng, ngạc nhiên:
- Anh bảo anh là con gì kia?
Hai người cất tiếng cười to. Dũng quên cả lời vừa dặn Trúc cẩn thận lúc nãy. Không khí nhẹ nhàng khi mưa xong làm cho Dũng thở dài khoan khoái. Chàng bảo Trúc:
- Không gì dễ chịu bằng ngoài lạnh, má lạnh, tai lạnh, mà trong lại ấm.
Những giọt mưa đọng rơi từ lá này xuống lá khác lộp độp hai bên vườn. Hai người đi qua một quảng đường nức mùi thơm của một cây bưởi gần đó. Trời im gió nên khi ra khỏi chổ hương thơm, hai người tưởng như vừa ra khỏi đám sương mù bằng hương thơm của hoa bưởi đọng lại.
Vào nhà Đính, Dũng đã thấy Loan ngồi đợi bên cạnh bàn ăn.
Trúc nhìn mâm cơm nói:
- Làm gì mà long trọng thế này? Ra phố huyện mua cho một liễn bún riêu có tiện không?
Loan nói:
- Em vừa xuống bếp làm lấy để các anh xơi cho ngon.
- Quý hóa quá! Không ngờ cô Loan làm bếp khéo thế này!
- Ấy, phải tập cho quen. Về sau khỏi bị bà mẹ chồng mắng là hư thân.
- Giản tiện hơn là chọn nơi nào không có mẹ chồng.
Loan cười:
- Nhưng thế là phải chọn nhà chồng chứ không phải chồng.
Tiếng cười ồn ào bên bàn tổ tôm. Đính cười vang và nói to:
- Nuớc bài đánh cao lắm chứ. Quân nhị sách lên nhất định không ăn. Kể cũng gan thật!
Dũng nghĩ đến câu Thái nói lúc chièu khi chàng đến: "Chờ mãi nhị văn, bây giờ nhị văn mới thấy."
Loan hỏi nhỏ Trúc và Dũng:
- Lúc nãy hai anh đi đâu?
Loan không tin là Dũng sang thăm ruộng bên ấy. Mười hôm trước ngồi xem nhật trình với Hiền, tình cờ nàng đọc đến chỗ đăng tin Thái vượt ngục. Nàng thấy cuộc đi chơi của Dũng hôm nay có vẻ bí mật: nàng muốn biết rõ sự bí mật ấy và tự nhiên nàng thấy nẩy ra cái ý thích được dự vào những công cuộc của Dũng và Trúc. Loan mỉm cười và nhìn Dũng nói như có ngầm ý:
- Em biết rồi, đừng giấu em làm gì.
Dũng nói:
- Cô có thích ăn bánh gai không?
- Sao anh lại hỏi thế?
- Vì tôi muốn làm quà cho bác và cô ít bánh gai ở bến đò Gió, ngon có tiếng theo như lời cô nói độ nào.
Loan mĩm cười:
- Anh nhớ lâu nhỉ. Bến đò Gió quê ngoại em... Các anh vừa đi bến đò Gió về đấy à? Thích nhỉ.
Ở ngoài nhà, một cơn gió nổi lên rào rào trong lá cây rồi cất tiếng mưa rơi đều đều. Dũng nói:
- Trời lại mưa. Giá mà lúc nãy còn ở bến đò Gió thì cũng khá nguy.
Loan tiếp theo:
- Nguy nhưng mà thích. Em chưa thấy bến đò nào buồn hơn. Lèo tèo mấy cái quán xơ xác.
Đột nhiên Đính nói to và nhìn về phía Dũng:
- Quên không cho chú biết: Hôm nay cụ thượng đến chơi.
Thuận nói:
- Cậu nói đến chơi không được đúng. Sao không nói hẳn ra cho chú ấy mừng.
Đính ngắt lời vợ:
- Mợ chỉ được cái nói vơ vào. Phải chắc hãy nói kẻo chú ấy thất vọng về sau.
Dũng quay mặt về phía sập tổ tôm, mĩm cười.
Hiền nói:
- Độ này trông chú ấy buồn tệ. Lấy vợ sẽ hết buồn ngay.
Thuận tiếp theo:
- Mà nào chỉ lấy vợ thôi đâu. Rồi khối tin mừng.
Dũng hiểu ý Thuận muốn nói khi chàng lấy Khánh, nhờ thế lực cụ thượng Đặng, chnàg sẽ ra làm quan rất dễ dàng. Dũng định nói:
- Tôi không phải bám vào ai mới lập được thân.
Nhưng câu ấy chàng không nói ra, đã bao nhiều lần như thế rồi, hể muốn nói đến những cái xấu xa, yếu hèn thì chàng thấy như định ám chỉ một người nào trong nhà. Một độ chàng hăng hái bàn chuyện với Trương, công kích những người ham hư danh, chàng không ngờ chính lúc đó Trương đương nhờ bố vợ vào Huế vận động xin chức hàn lâm để người ta khỏi gọi mình là ông cả. Khi biết, Dũng ngượng không dám nhìn mặt Trương đến mấy tháng, người lấy điều đó làm nhục, người hổ thẹn nhứt lại là Dũng chứ không phải Trương:
- Sống bám vào người khác.
Tất cả mọi người trong nhà,trong họ thảy đều sống bám vào ông tuần và cho đó là một sự tự nhiên, một cái phúc. Một lần cụ Bang ốm nặng, con cháu phải về chăm nom. Dũng mới nhận thấy không có người nào làm một việc, một nghề gì cả, mà người nào cũng sống phong lưu, sang trọng.
Tiếng Thuận vừa cười vừa nói:
- Nhưng ông tướng nhà này phải có học chăm thi đổ đi đã rồi hãy nói chuyện.
Dũng nói:
- Tôi sẽ xin hết sức chăm học để được vợ đẹp.
Miệng nói nhưng trí Dũng vẫn theo đuổi ý nghĩ đương bỏ dở:
- Cha mình coi như là một bổn phận, hơn thế nữa, một cái vinh dự lớn được cho mọi người trong họ nhờ vả. Mà như thế ai không coi cha mình là một người rất tốt. Ai không phục.
Loan nói:
- Hôm thượng thọ tôi được ngắm mặt cô dâu. Cô ấy đẹp chứ.
Dũng tiếp:
- Mà người lại nết na, nhu mì, lịch sự đủ hết các tính nết tốt.
Hai người đưa mắt nhìn nhau hơi mĩm cười. Dũng cũng như Loan, đều cho mấy câu đó chỉ là những câu nói cho có chuyện mà thôi.
Loan cầm ấm rót nước mời Dũng và Trúc uống. Lúc nàng rót nước Dũng thấy khủy tay áo của Loan rách hở cả lần áo trong,chàng ngượng vội quay mặt nhìn đi chổ khác.
Dũng biết chắc chắn rằng không bao giờ ông tuần bằng lòng cho chàng cưới Loan. Biết vậy nhưng chàng cũng không tìm cách xa Loan ra, chàng lại có ý muốn éo le càng cố yêu Loan mỗi ngày một hơn. Điều dự định của ông tuần cũng như của bà Hai, chàng cho là không cản trở gì đến ái tình của Loan và chàng. Việc yêu Loan và việc cưới xin, chàng phân tách ra làm hai việc không có liên lạc gì với nhau cả.
Dũng châm thuốc ra hút và để khỏi nghĩ ngợi rắc rối, chàng lắng nghe tiếng mưa rơi ngoài vườn. Chốc chốc một cành cây gió đưa hiện ra gần cửa sổ, lá ướt lấp lánh ánh sáng, rồi lại khuất vào trong bóng tối.
Dũng khẻ nói với Loan:
- Mưa thế này thì cô về làm sao được?
Dũng lấy làm lạ rằng khi hỏi câu hỏi rất thường ấy, giọng chàng đổi khác hẳn đi. Loan áp hai bàn tay vào má, hai ngón tay út khẻ đập trên thái dương, thẩn thờ nói:
- Thì cứ ngồi đây suốt đêm.
Một lúc sau, nàng mĩm cười tiếp theo:
- Ngồi nghe mưa rơi.
Tiếng nói của Loan nghe trong căn phòng ấm áp, thốt nhiên gợi Dũng nghĩ đến cảnh một người phiêu lưu ngủ trọ trong quán hàng nước ở một bến đò xa vắng. Đêm khuya lạnh sực thức dậy nghe tiếng mưa rơi trên sông và nhớ tới người yêu ở quê cũ.
Loan giật mình quay về phía Trúc:
- Từ nãy đến giờ anh Trúc ngồi không nói gì cả. Một sự lạ lùng.
Trúc đang ngồi tựa đầu vào cột nhìn lên mái nhà, nghe tiếng Loan hỏi, chàng thong thả đáp:
- Tôi tự nhiên thấy mình sung sướng quá nên yên lặng để nghe mình sung sướng như cố nghe mưa rơi, như anh Dũng xoay mãi cái chén uống nước mà không uống.
Câu ấy cả Dũng và Loan đều thấy Trúc đã sắp sẳn chỉ đợi dịp nói ra. Dũng nói đùa:
- Bao giờ anh ăn no là anh cũng đâm ra sung sướng.
Nhưng chàng vẫn khó chịu rằng Trúc để ý đến cử chỉ của mình. Chàng nhìn ra phía đánh tổ tôm và có nghĩ đến chuyện khác, không nghĩ đến Loan nữa, cho đỡ ngượng. Chàng tự hỏi:
- Nhưng sao mình lại ngượng với Trúc? Sao lại muốn dấu Trúc?
Dũng thấy rằng tấm tình yêu của chàng như một ngôi sao nhỏ ở một góc trời chỉ riêng đẹp, riêng quý đối với chàng, chính vì chàng đã chọn nó và không cho ai biết. Chỉ cho một người khác biết, người đó tất sẽ ngạc nhiên không hiểu, vì thấy ngôi sao ấy tầm thường không đẹp hơn gì muôn ngàn ngôi sao khác vẫn lấp lánh ở trên nền trời từ nghìn xưa đến giờ. Chắc chàng sẽ buồn về sự ngạc nhiên ấy và chàng sợ rồi sẽ không tin rằng ngôi sao của chàng là đẹp nữa.
Mưa mỗi lúc một to. Loan thở dài khẻ nói:
- Có lẻ mưa suốt đêm chắc.
Dũng thấy lời Loan nói như một lời reo vui. Chàng nhìn Loan ngẫm nghĩ:
- Sao mắt Loan đêm nay đẹp lạ thường.
Nghĩ vậy chàng cất tiếng nói với Loan:
- Lúc nãy qua vườn, có hai bông hoa nhài trắng nở về đêm đẹp quá.
Loan không hiểu tại sao Dũng lại nói đến hai bông hoa nhài. Nhưng nàng cũng mĩm cười và thấy sung sướng.
PHẦN THỨ HAI
I.
Ngủ trưa dậy thấy người nhà vào phòng mời sang bên ông tuần uống
nước chè, Dũng đoán chắc có chuyện gì lạ. Nhưng ngồi uống đã gần tàn ấm chè, Dũng
chưa thấy cha mình nói gì.
Trước mặt chàng, những chậu sứ trồng lan xếp đều đặn thành mấy hàng cạnh núi non bộ. Quả núi ấy, nguyên một tản đá, ông tuần đã bỏ ra mấy trăm bạc để mua lại của một người Tàu, đối với Dũng khi còn nhỏ, quả núi với những khe đá hiểm hóc, những chòm cây um tùm là một thế giới thần tiên đầy bí mật. Đã bao nhiêu lần chàng đứng hàng giờ ngắm nghía không biết chán, chàng thường chỉ cho Loan và những trẻ bên hàng xóm xem một con đường ở sát mặt nước đi khuất vào trong bóng tối một cái hốc đá, chàng bảo đó là đường vào Đào Nguyên và tả cảnh Đào Nguyên lại cho Loan nghe theo như lời ông tú đã kể chuyện với chàng. Ngay từ lúc còn nhỏ, chàng đã có cái ý muốn rời khỏi nhà để đi tìm cảnh Đào Ngyên đẹp đẽ. Có khi đêm khuya sực thức dậy, chàng chạy ra nhìn con đường ấy xem có xảy ra việc gì lạ không. Dưới ánh trăng, hai ông tiên ngồi đánh ván cờ thiên cổ, chàng tưởng họ vừa ngừng đánh và ngạc nhiên nhìn chàng. Mấy con cá vàng lên đớp ánh trăng trên mặt nước, dưới những cụm sương bồ ướt sương, chàng cho là những con vật kỳ quái biết cử động giữa một thế giới yên lặng nhưng có linh hồn.
Nhớ lại, Dũng mĩm cười. Sau bao nhiêu năm tháng chàng vẫn còn ở nguyên chổ cũ. Núi non bộ với những nguời chăn trâu, những ngôi chùa, những tiều phu bằng đất nung chàng thấy không có gì là thần tiên nữa, có vẻ ngờ ngệch, vụn vặt trẻ con.
Dũng uống cạn chén nước, nhìn ông tuần, toan đứng dậy.
- Anh hãy ngồi đây tôi nói câu chuyện đã.
Dũng biết là cha mình đã nghĩ lâu lắm về câu chuyện sắp nói. Ông phải nói ra chắc vì ông đã tức tối lắm không thể nén được nữa. Nghĩ vậy nên Dũng định cố sức giữ vẻ mặt bình tỉnh khi phải nghe lời trách mắng của cha.
Ông tuần nói:
- Anh đã lớn rồi, anh phải liệu lấy thân anh, cho tôi khỏi phải lo.
Bà Hai rút ống vôi, ngửa mặt,quệt vội chiếc que vôi vào lưỡi, rồi vừa nhai trầu vừa nói:
- Ông nói làm gì.Tôi đã mấy lần nhờ anh cả khuyên anh ấy thôi đi mà anh ấy có nghe đâu.
Bà cười và nói tiếp theo giọng đùa bởn và cố làm như âu yếm để cho Dũng khỏi giận mình:
- Tôi chịu ông tướng cứng đầu cứng cổ nhất nhà. Ngay từ hồi còn bé đã thế rồi.
Ông tuần ngắt lời vợ:
- Bà để tôi nói nào. Tôi không muốn mang tiếng có một người con du đãng.
Dũng quay lại phía ông tuần, dạ khẽ một tiếng làm như chưa nghe rõ lời cha. Ông tuần nói luôn:
- Độ này anh bỏ cả học hành, đi bè bạn với bọn du thủ du thực, anh làm tiếng xấu cho cả họ.
Dũng toan nói phân trần để bênh vực những người bạn, nhưng ông tuần gạt đi:
- Anh đừng cãi. Tôi biết lắm. Anh làm việc gì mà tôi không biết. Dẫu sao thì tôi chỉ muốn anh ở nhà nghĩ đến sự học hành cho nên người xứng đáng. Người ta trông vào không thẹn. Anh đã lớn, tôi mong anh biết nghĩ và đừng để tôi nói nhiều.
Ngừng một lát, ông tiếp theo:
- Nhất là giữa lúc này. Anh muốn tương lai anh khá thì anh phải để yên cho tôi cố sức lo lắng cho anh mới được.
Muốn khỏi cãi lại ông tuần, Dũng cầm ấm nước rót vào chén, chàng thấy tay chàng run run. Biết là một phút rất nghiêm trọng, Dũng phải cố sức giữ cho lòng được thản nhiên. Lời mắng của ông tuần chàng cho là không quan hệ gì, ông tuần khuyên chàng học chăm chỉ thì chàng sẽ học chăm. Nhưng sự xung đột của chàng với ông tuần ngấm ngầm đã từ lâu rồi, những sự trái ngược, những cái mà chàng ghét, những việc khiến chàng khó chịu đến nổi bỏ cả học, Dũng biết là ông tuần không sao hiểu được. Chàng không phải việc gì sống sung sướng nhàn nhã hơn một năm trời, đối với ông tuần,chàng không có quyền phẩn uất. Nếu ngay lúc này nói ra, chắc ông tuần không chịu nghe, ông sẽ nổi giận mắng chàng là con bất hiếu, có lỗi mà không chịu nghe lời cha, rồi câu chuyện nhỏ sẽ thành to.
Dũng đưa mắt nhìn ra vườn hoa. Trong một chậu sứ, giữa mấy hòn đá cuội trắng, một chồi lan, mới nhú lên, bóng và sạch như một lưỡi gươm. Một cơn gió thoảng qua nhẹ đưa đẩy những ngọn lá dài và làm lấp lánh ánh sáng ở chỗ lá cong cong rủ xuống. Dũng ngấm nghía những giò hoa thẳng xanh mềm mại lẩn trong đám cuống lá. Chàng thở dài, trong người nhẹ nhỏm và từ lúc đó chàng biết chắc là sẽ không xảy ra chuyện gì nữa.
Dũng không đáp lại lời ông tuần. Chàng cố ngồi ráng lại để làm như chàng còn muốn nghe lời cha dạy nửa. Trước sự yên lặng của Dũng, ông tuần ngượng không nói được nữa. Nhưng ông vẫn tức bực như thường. Giá Dũng cãi lại, ông có dịp nổi giận nói to và mắng tàn tệ, thì có lẻ ông mới hả được nỗi tức bực ngấm ngầm bấy lâu... Ông tuần đã toan nói cho Dũng biết về việc hỏi Khánh, nhưng lại thôi. Bà tham Hiệu có nói với ông tỏ ý chê Dũng chơi bời lêu lỏng. Ông sợ nói cho Dũng biết về sau việc không thành, ông sẽ ngượng với con.
Ông tuần gọi người nhà bảo pha thêm nước rồi ông với cái điếu khảm, anh người nhà chạy lại thông điếu, đặt thuốc rồi đánh diêm.
Ông hút một hơi dài rồi gắt:
- Thằng này hỏng. Khi cháy thuốc, mày phải bỏ diêm ra cho nóng chứ...
Ông quắt mắt nhìn anh người nhà một cách độc ác:
- Thôi, cút xuống dưới nhà.
Cho đở khó chịu. Dũng bảo người nhà:
- Bận sau phải nhớ kỹ lấy.
Dũng quay mặt đi. Tự nhiên, Dũng thấy hiện ra trước mặt cảnh một công đường khi ông tuần còn làm tri phủ. Một hôm vào công đường, chàng sợ hải ngừng lại:cha chàng đang dập đầu một người nhà quê vào tường và tát luôn mấy cái nửa, mặt, đầu, trán và má người kia đã ướt đẫm máu. Ông phủ quay lại bảo người lính lấy thau nước và kho trông thấy chàng, ông gắt:
- Anh lại cho nó vào đây.
Hồi đó chàng còn nhỏ, nhưng sau mười mấy năm, chàng vẫn còn thấy rõ trước mắt, tuy chàng vẫn cố hết sức quên đi.
Dũng cầm chén nước xoay trong tay, mặt cúi nhìn xuống nền gạch. Bà Hai bảo:
- Anh đưa chén đây, tôi rót nước.
Dũng biết là xong chuyện. Chàng đỡ lấy ấm nước, đứng dậy rót đầy chén, uống một hơi cạn rồi bước xuống sân.
Khi qua vườn, chàng rứt một bông hoa mẫu đơn rồi cầm lấy nhị hoa đưa lên miệng thổi mạnh cho bông hoa quay như chong chóng. Chàng cố mê mãi với trò chơi ấy để khỏi nghĩ ngợi lôi thôi.
- Lạy cậu ạ.
Dũng ngửng lên và khi thấy hai Lẫm, chàng quắt mắt nhìn rồi tránh ra một bên. Lẫm chắp hai tay trước ngực và vaí chàng luôn mấy cái, giọng nói sặc mùi rượu:
- Bẩm con sang hầu cụ lớn. Hôm nọ cụ lớn mệt, con vào mấy lần hỏi thăm, mợ Hàn không cho vào.
Hai Lẫm vừa đi theo Dũng vừa lải nhải.
Dũng nói:
- Say rượu bí tỉ thế kia, vào cụ đánh cho đấy.
- Bảm, cụ lớn đánh là cụ lớn thương. Hôm thượng thọ cố, cụ lớn cầm đầu con rập vào tường mấy cái đau chết cha chết mẹ, sưng bươu cả đầu lên. Thế mới biết cụ lớn còn khỏe. U cháu bảo con còn uống rượu thì con bị đòn. Nhưng hôm ấy con có uống đâu.
Dũng bật cười nói:
- Hôm nay cũng không uống?
Chàng đi thật mau để hai Lẫm không theo kịp. Câu nói của hai Lẫm nhắc chàng nghĩ lại một lần nữa cái cảnh ở phủ đường mười mấy năm về trước. Chàng không khó chịu vì cha mình độc ác đánh người, chàng khó chịu vì những người bị đánh không kháng cự lại, không thấy thế làm nhục...
Có lẽ cha mình không độc ác. Có lẽ vì quen tay, thấy dễ tức thì cứ tức, dễ đánh thì cứ đánh...
Dũng nhận thấy rằng những lúc tức giận chàng không dám đánh ai,vì cứ tưởng đánh thì người bị đánh sẽ kháng cự, cha chàng dễ đánh người ta vì đã biết chắc là người dưới sẽ yên lặng chịu đòn.
Tìm được cách giảng nghĩa cử chỉ của cha và đổ lỗi cho những người bị đánh, Dũng thấy trong lòng hơi yên tĩnh.
Trước mặt chàng, những chậu sứ trồng lan xếp đều đặn thành mấy hàng cạnh núi non bộ. Quả núi ấy, nguyên một tản đá, ông tuần đã bỏ ra mấy trăm bạc để mua lại của một người Tàu, đối với Dũng khi còn nhỏ, quả núi với những khe đá hiểm hóc, những chòm cây um tùm là một thế giới thần tiên đầy bí mật. Đã bao nhiêu lần chàng đứng hàng giờ ngắm nghía không biết chán, chàng thường chỉ cho Loan và những trẻ bên hàng xóm xem một con đường ở sát mặt nước đi khuất vào trong bóng tối một cái hốc đá, chàng bảo đó là đường vào Đào Nguyên và tả cảnh Đào Nguyên lại cho Loan nghe theo như lời ông tú đã kể chuyện với chàng. Ngay từ lúc còn nhỏ, chàng đã có cái ý muốn rời khỏi nhà để đi tìm cảnh Đào Ngyên đẹp đẽ. Có khi đêm khuya sực thức dậy, chàng chạy ra nhìn con đường ấy xem có xảy ra việc gì lạ không. Dưới ánh trăng, hai ông tiên ngồi đánh ván cờ thiên cổ, chàng tưởng họ vừa ngừng đánh và ngạc nhiên nhìn chàng. Mấy con cá vàng lên đớp ánh trăng trên mặt nước, dưới những cụm sương bồ ướt sương, chàng cho là những con vật kỳ quái biết cử động giữa một thế giới yên lặng nhưng có linh hồn.
Nhớ lại, Dũng mĩm cười. Sau bao nhiêu năm tháng chàng vẫn còn ở nguyên chổ cũ. Núi non bộ với những nguời chăn trâu, những ngôi chùa, những tiều phu bằng đất nung chàng thấy không có gì là thần tiên nữa, có vẻ ngờ ngệch, vụn vặt trẻ con.
Dũng uống cạn chén nước, nhìn ông tuần, toan đứng dậy.
- Anh hãy ngồi đây tôi nói câu chuyện đã.
Dũng biết là cha mình đã nghĩ lâu lắm về câu chuyện sắp nói. Ông phải nói ra chắc vì ông đã tức tối lắm không thể nén được nữa. Nghĩ vậy nên Dũng định cố sức giữ vẻ mặt bình tỉnh khi phải nghe lời trách mắng của cha.
Ông tuần nói:
- Anh đã lớn rồi, anh phải liệu lấy thân anh, cho tôi khỏi phải lo.
Bà Hai rút ống vôi, ngửa mặt,quệt vội chiếc que vôi vào lưỡi, rồi vừa nhai trầu vừa nói:
- Ông nói làm gì.Tôi đã mấy lần nhờ anh cả khuyên anh ấy thôi đi mà anh ấy có nghe đâu.
Bà cười và nói tiếp theo giọng đùa bởn và cố làm như âu yếm để cho Dũng khỏi giận mình:
- Tôi chịu ông tướng cứng đầu cứng cổ nhất nhà. Ngay từ hồi còn bé đã thế rồi.
Ông tuần ngắt lời vợ:
- Bà để tôi nói nào. Tôi không muốn mang tiếng có một người con du đãng.
Dũng quay lại phía ông tuần, dạ khẽ một tiếng làm như chưa nghe rõ lời cha. Ông tuần nói luôn:
- Độ này anh bỏ cả học hành, đi bè bạn với bọn du thủ du thực, anh làm tiếng xấu cho cả họ.
Dũng toan nói phân trần để bênh vực những người bạn, nhưng ông tuần gạt đi:
- Anh đừng cãi. Tôi biết lắm. Anh làm việc gì mà tôi không biết. Dẫu sao thì tôi chỉ muốn anh ở nhà nghĩ đến sự học hành cho nên người xứng đáng. Người ta trông vào không thẹn. Anh đã lớn, tôi mong anh biết nghĩ và đừng để tôi nói nhiều.
Ngừng một lát, ông tiếp theo:
- Nhất là giữa lúc này. Anh muốn tương lai anh khá thì anh phải để yên cho tôi cố sức lo lắng cho anh mới được.
Muốn khỏi cãi lại ông tuần, Dũng cầm ấm nước rót vào chén, chàng thấy tay chàng run run. Biết là một phút rất nghiêm trọng, Dũng phải cố sức giữ cho lòng được thản nhiên. Lời mắng của ông tuần chàng cho là không quan hệ gì, ông tuần khuyên chàng học chăm chỉ thì chàng sẽ học chăm. Nhưng sự xung đột của chàng với ông tuần ngấm ngầm đã từ lâu rồi, những sự trái ngược, những cái mà chàng ghét, những việc khiến chàng khó chịu đến nổi bỏ cả học, Dũng biết là ông tuần không sao hiểu được. Chàng không phải việc gì sống sung sướng nhàn nhã hơn một năm trời, đối với ông tuần,chàng không có quyền phẩn uất. Nếu ngay lúc này nói ra, chắc ông tuần không chịu nghe, ông sẽ nổi giận mắng chàng là con bất hiếu, có lỗi mà không chịu nghe lời cha, rồi câu chuyện nhỏ sẽ thành to.
Dũng đưa mắt nhìn ra vườn hoa. Trong một chậu sứ, giữa mấy hòn đá cuội trắng, một chồi lan, mới nhú lên, bóng và sạch như một lưỡi gươm. Một cơn gió thoảng qua nhẹ đưa đẩy những ngọn lá dài và làm lấp lánh ánh sáng ở chỗ lá cong cong rủ xuống. Dũng ngấm nghía những giò hoa thẳng xanh mềm mại lẩn trong đám cuống lá. Chàng thở dài, trong người nhẹ nhỏm và từ lúc đó chàng biết chắc là sẽ không xảy ra chuyện gì nữa.
Dũng không đáp lại lời ông tuần. Chàng cố ngồi ráng lại để làm như chàng còn muốn nghe lời cha dạy nửa. Trước sự yên lặng của Dũng, ông tuần ngượng không nói được nữa. Nhưng ông vẫn tức bực như thường. Giá Dũng cãi lại, ông có dịp nổi giận nói to và mắng tàn tệ, thì có lẻ ông mới hả được nỗi tức bực ngấm ngầm bấy lâu... Ông tuần đã toan nói cho Dũng biết về việc hỏi Khánh, nhưng lại thôi. Bà tham Hiệu có nói với ông tỏ ý chê Dũng chơi bời lêu lỏng. Ông sợ nói cho Dũng biết về sau việc không thành, ông sẽ ngượng với con.
Ông tuần gọi người nhà bảo pha thêm nước rồi ông với cái điếu khảm, anh người nhà chạy lại thông điếu, đặt thuốc rồi đánh diêm.
Ông hút một hơi dài rồi gắt:
- Thằng này hỏng. Khi cháy thuốc, mày phải bỏ diêm ra cho nóng chứ...
Ông quắt mắt nhìn anh người nhà một cách độc ác:
- Thôi, cút xuống dưới nhà.
Cho đở khó chịu. Dũng bảo người nhà:
- Bận sau phải nhớ kỹ lấy.
Dũng quay mặt đi. Tự nhiên, Dũng thấy hiện ra trước mặt cảnh một công đường khi ông tuần còn làm tri phủ. Một hôm vào công đường, chàng sợ hải ngừng lại:cha chàng đang dập đầu một người nhà quê vào tường và tát luôn mấy cái nửa, mặt, đầu, trán và má người kia đã ướt đẫm máu. Ông phủ quay lại bảo người lính lấy thau nước và kho trông thấy chàng, ông gắt:
- Anh lại cho nó vào đây.
Hồi đó chàng còn nhỏ, nhưng sau mười mấy năm, chàng vẫn còn thấy rõ trước mắt, tuy chàng vẫn cố hết sức quên đi.
Dũng cầm chén nước xoay trong tay, mặt cúi nhìn xuống nền gạch. Bà Hai bảo:
- Anh đưa chén đây, tôi rót nước.
Dũng biết là xong chuyện. Chàng đỡ lấy ấm nước, đứng dậy rót đầy chén, uống một hơi cạn rồi bước xuống sân.
Khi qua vườn, chàng rứt một bông hoa mẫu đơn rồi cầm lấy nhị hoa đưa lên miệng thổi mạnh cho bông hoa quay như chong chóng. Chàng cố mê mãi với trò chơi ấy để khỏi nghĩ ngợi lôi thôi.
- Lạy cậu ạ.
Dũng ngửng lên và khi thấy hai Lẫm, chàng quắt mắt nhìn rồi tránh ra một bên. Lẫm chắp hai tay trước ngực và vaí chàng luôn mấy cái, giọng nói sặc mùi rượu:
- Bẩm con sang hầu cụ lớn. Hôm nọ cụ lớn mệt, con vào mấy lần hỏi thăm, mợ Hàn không cho vào.
Hai Lẫm vừa đi theo Dũng vừa lải nhải.
Dũng nói:
- Say rượu bí tỉ thế kia, vào cụ đánh cho đấy.
- Bảm, cụ lớn đánh là cụ lớn thương. Hôm thượng thọ cố, cụ lớn cầm đầu con rập vào tường mấy cái đau chết cha chết mẹ, sưng bươu cả đầu lên. Thế mới biết cụ lớn còn khỏe. U cháu bảo con còn uống rượu thì con bị đòn. Nhưng hôm ấy con có uống đâu.
Dũng bật cười nói:
- Hôm nay cũng không uống?
Chàng đi thật mau để hai Lẫm không theo kịp. Câu nói của hai Lẫm nhắc chàng nghĩ lại một lần nữa cái cảnh ở phủ đường mười mấy năm về trước. Chàng không khó chịu vì cha mình độc ác đánh người, chàng khó chịu vì những người bị đánh không kháng cự lại, không thấy thế làm nhục...
Có lẽ cha mình không độc ác. Có lẽ vì quen tay, thấy dễ tức thì cứ tức, dễ đánh thì cứ đánh...
Dũng nhận thấy rằng những lúc tức giận chàng không dám đánh ai,vì cứ tưởng đánh thì người bị đánh sẽ kháng cự, cha chàng dễ đánh người ta vì đã biết chắc là người dưới sẽ yên lặng chịu đòn.
Tìm được cách giảng nghĩa cử chỉ của cha và đổ lỗi cho những người bị đánh, Dũng thấy trong lòng hơi yên tĩnh.
II.
Dũng mỉm cười bước vào nhà Định, cất tiếng hỏi:
- Cho tôi đánh một hội với. Có ai muốn nghỉ không?
Thuận nói:
- Có, đánh xong ván này thì bác Bản thôi, chú vào thay.
Nàng cười ngặt nghẽo rồi tiếp theo:
- Độ này nghe chừng đã quen, gọi bác cả là bác Hàn không thấy ngượng mồm, chướng tai nữa.
Lời nói bông đùa mỉa mai của Thuận, Dũng thấy ngụ ý tức tối; Thuận luôn luôn chế giễu cái chức hàn lâm của Trường để khỏi tủi thân khi người ta gọi mình trơ trẻn là mợ Hai. Trường yên lặng. Dũng đứng gần nên nhận thấy hai tai Trường đỏ rần rần.
Dũng ngồi xuống ghế đưa mắt nhìn mọi người, mỉm cười nói:
- Vui đấy, mình đương buồn không biết làm gì?
Thuận hỏi:
- Chú tú vừa sang thăm đất trên Lạch về đấy à?
- Vâng, nhưng tôi đã đỗ tú tiếc gì đâu. Lười như tôi thì đỗ thế nào được. Chị gọi tâng bốc thế làm tôi tủi nhục.
Nói xong, Dũng mới biết mình lỡ lời. Chàng ngẫm nghĩ:
- Không thể nói câu chuyện gì thẳng thắn, tự nhiên được, lúc nào cũng phải giữ kẽ.
Định hạ bài ù, Trường vứt mạnh bài xuống chiếu, mắt đỏ ngầu, nói một mình:
- Phải, thằng này xấu hổ, thằng này nhục nhã.
Thuận nói:
- Chú Dũng đâu dám bảo bác thế. Bác nghĩ lầm.
Trường vịn vào câu của Thuận, nói luôn:
- Tôi chẳng nghĩ làm gì cả. Tôi biết thừa đi rồi. Chẳng phải bây giờ chú ấy mới kính tôi. Phải, tôi đâu được bằng chú ấy...
Trường đứng dậy chụp khăn lên đầu:
- Nhưng tôi bảo thật cho chú ấy biết. Chú ấy đừng có lấy nê thầy yêu mà lộng hành. Không xong đâu.
- Ô hay chưa?
Dũng bàng hoàng, nhìn Trường không hiểu là mình tỉnh hay mê. Lời nói của Trường cho chàng biết những điều mà chàng không thể nào tưởng tượng ra được. Trường giận chàng không phải vì câu nói lỡ, kể ra chưa độc ác bằng những câu mỉa mai của Thuận, Dũng buột miệng nói:
- À ra thế?
Đã từ lâu, cách cư xử không được công bằng của ông tuần đã làm cho Trường và Định ngấm ngầm ghét Dũng; Dũng vẫn biết thế nhưng thực chàng không ngờ rằng Trường lại cho là chàng định tâm mua chuộc lòng yêu của cha để cướp lấy hết của về phần mình.
Dũng không muốn phân bày phải trái về một chuyện có dính líu đến tiền tài, của cải. Chàng cúi đầu yên lặng.
Khi Trường đi khỏi, Thuận nhìn Dũng nói:
- Bác cả vẫn nóng tính. Chú Dũng đừng nghĩ ngợi làm gì.
Dũng cười nhạt. Hiền nói:
- Có gì đâu, bác ấy vẫn tức sẵn chú vì hôm nọ bác ấy xin thầy bán miếng đất ở trên Lạch để ăn khao, nhưng thầy không nghe, vì miếng đất ấy thầy muốn để cho chú. Vả lại cứ để tự do thì bao nhiêu bác cả cũng bán hết. Thật là oan cho chú Dũng quá.
Dũng cầm bài lên tay, nhìn mọi người và giục:
- Thôi đánh đi chứ. Việc đã qua không nên nhắc đến làm gì nữa.
Hiền nói:
- Phải đấy.
Nàng đưa mắt nhìn sang gian bên, bảo Chi, đứa con gái đầu lòng của Định:
- Cháu đọc nốt chỗ ấy đi.
Chi cầm tờ báo lên hỏi:
- Thưa cô, chỗ nào cơ ạ?
- Chỗ người sắp bị bắt, bắn súng lục tự tử. Tên anh ta là gì, anh Hai nhỉ?
Định nói:
- Tên là Thái, người huyện ta đấy.
Dũng giật mình, buột miệng hỏi to:
- Ai? Làm sao?
Mấy quân bài trên tay chàng rơi xuống chiếu.
Định hỏi:
- Chú quen anh ta?
Dũng nhặt mấy quân bài lên đặt liền vào một chỗ, rồi nói:
- Không. Thấy nói là người huyện ta, nên ngỡ là quen. Chị Hai đánh cho xin một cây đi.
Dũng nhìn quân bài Thuận vừa đánh ra, lắc đầu:
- Ván đầu mà bài xấu quá, đến phải ngụp thôi.
Chàng hất cây bài cho Định ngồi cuối cánh rồi hút thuốc lá, đánh diêm châm hút. Hai tay chàng run mạnh nên châm mãi thuốc mới cháy, Dũng ngồi ưỡn người tựa vào thành ghế rồi bảo Chi:
- Cháu đưa cho chú tờ nhật trình. Chú đương đọc giở tiểu thuyết, đến đoạn này.
Định nói:
- Cái anh Thái ấy hình như bắn xoàng. Bắn ông phủ hai phát không trúng, bắn mình một phát lại trúng ngay.
Nói xong Định cười vì câu hỏi khôi hài của mình, Thuận cười theo chồng, nói:
- Còn kém cậu một tí. Hôm nọ bắn hai còng giằng lại chết một con cò. Anh chàng Thái ý chừng mới tập súng lục.
Định nói:
- Chừng như thế. Không biết anh ta con cái nhà ai? Chắc nhà giàu vì người ta khám thi thể thấy có gần trăm bạc trong túi. Bao nhiêu, chú Dũng nhỉ?
Dũng đương mãi đọc không nghe thấy lời Định hỏi, Hiền nói:
- Kìa chú Dũng, anh Hai hỏi. Đọc truyện gì mê mải thế?
Dũng gấp báo lại, hỏi:
- Anh Hai ù đấy à?
Mọi người cất tiếng cười rộ. Thuận nói:
- Chú Dũng mê ngủ hay sao. Chưa đánh được hai quân bài.
Dũng nói:
- Hay tôi nghỉ đánh thôi. Anh cả anh ấy làm tôi đánh mất cả hứng thú.
- Được, chú để đấy, ván sau tôi cầm hộ cho.
Dũng đứng lên, bước vội ra sân. Chàng lấy làm lạ rằng mình chỉ bàng hoàng ngây ngất như người mới nhận được một tin đột ngột quá, chứ không thấy đau khổ, không thấy thương xót người bạn mới khuất. Sau một hồi khích động mãnh liệt, Dũng thấy dần dần thấm vào lòng một nỗi êm ả xưa nay chưa từng thấy. Chàng có cái cảm tưởng rằng mình sắp thoát một nơi u ám nặng nề và một sự gì mới mẻ sắp nảy nở ra trong tâm hồn. Cái chết của Thái đối với Dũng chỉ là một sự thoát ly, nhưng Dũng thấy rằng người được thoát ly lại là chàng chứ không phải Thái. Nhiều ý nghĩ trái ngược hỗn độn hiện ra một lúc khiến Dũng không biết rõ hẳn lòng mình ra sao. Chàng cũng không muốn nhân cái chết của một người bạn để suy nghĩ về mình và hờn tủi cho mình.
Không muốn nghĩ ngợi mặc dầu, Dũng cũng tự nhiên cảm thấy rằng đã có thể không cần gì cả, liều chết như không thì những nỗi bực dọc của chàng ở trong gia đình, những duyên cớ vẫn làm chàng đau khổ bấy lâu, chiều hôm nay không đáng kể đến làm gì nữa, Dũng lẩm bẩm:
- Hay phải lúc nào cũng đợi cái chết thì sống mới không sợ sống.
Dũng ngửng đầu lên. Trời về chiều cao và yên tĩnh: Mảnh trăng thượng tuần sau rặng cây soan trông như một cái diều trắng ai mới thả lên ở đầu làng.
Dũng nghĩ đến Trúc và các bạn khác ở rải rác trong các làng quê, giờ này có lẽ cũng đương như chàng nghĩ đến Thái và ngẫm đến thân phận riêng của mình. Các bạn chàng đối với nhau chỉ có mỗi một dây liên lạc chung là tình bạn hữu, còn ngoài ra mỗi người đi theo một ngả đường, sống theo một cảnh đời riêng, yếu ớt, rời rạc. Thỉnh thoảng lại nghe tin một người trong bọn chết đi hay bị tù tội, rồi ai nấy trước số mệnh, chỉ việc cúi đầu, yên lặng, nơm nớp đợi đến lượt mình.
- Cho tôi đánh một hội với. Có ai muốn nghỉ không?
Thuận nói:
- Có, đánh xong ván này thì bác Bản thôi, chú vào thay.
Nàng cười ngặt nghẽo rồi tiếp theo:
- Độ này nghe chừng đã quen, gọi bác cả là bác Hàn không thấy ngượng mồm, chướng tai nữa.
Lời nói bông đùa mỉa mai của Thuận, Dũng thấy ngụ ý tức tối; Thuận luôn luôn chế giễu cái chức hàn lâm của Trường để khỏi tủi thân khi người ta gọi mình trơ trẻn là mợ Hai. Trường yên lặng. Dũng đứng gần nên nhận thấy hai tai Trường đỏ rần rần.
Dũng ngồi xuống ghế đưa mắt nhìn mọi người, mỉm cười nói:
- Vui đấy, mình đương buồn không biết làm gì?
Thuận hỏi:
- Chú tú vừa sang thăm đất trên Lạch về đấy à?
- Vâng, nhưng tôi đã đỗ tú tiếc gì đâu. Lười như tôi thì đỗ thế nào được. Chị gọi tâng bốc thế làm tôi tủi nhục.
Nói xong, Dũng mới biết mình lỡ lời. Chàng ngẫm nghĩ:
- Không thể nói câu chuyện gì thẳng thắn, tự nhiên được, lúc nào cũng phải giữ kẽ.
Định hạ bài ù, Trường vứt mạnh bài xuống chiếu, mắt đỏ ngầu, nói một mình:
- Phải, thằng này xấu hổ, thằng này nhục nhã.
Thuận nói:
- Chú Dũng đâu dám bảo bác thế. Bác nghĩ lầm.
Trường vịn vào câu của Thuận, nói luôn:
- Tôi chẳng nghĩ làm gì cả. Tôi biết thừa đi rồi. Chẳng phải bây giờ chú ấy mới kính tôi. Phải, tôi đâu được bằng chú ấy...
Trường đứng dậy chụp khăn lên đầu:
- Nhưng tôi bảo thật cho chú ấy biết. Chú ấy đừng có lấy nê thầy yêu mà lộng hành. Không xong đâu.
- Ô hay chưa?
Dũng bàng hoàng, nhìn Trường không hiểu là mình tỉnh hay mê. Lời nói của Trường cho chàng biết những điều mà chàng không thể nào tưởng tượng ra được. Trường giận chàng không phải vì câu nói lỡ, kể ra chưa độc ác bằng những câu mỉa mai của Thuận, Dũng buột miệng nói:
- À ra thế?
Đã từ lâu, cách cư xử không được công bằng của ông tuần đã làm cho Trường và Định ngấm ngầm ghét Dũng; Dũng vẫn biết thế nhưng thực chàng không ngờ rằng Trường lại cho là chàng định tâm mua chuộc lòng yêu của cha để cướp lấy hết của về phần mình.
Dũng không muốn phân bày phải trái về một chuyện có dính líu đến tiền tài, của cải. Chàng cúi đầu yên lặng.
Khi Trường đi khỏi, Thuận nhìn Dũng nói:
- Bác cả vẫn nóng tính. Chú Dũng đừng nghĩ ngợi làm gì.
Dũng cười nhạt. Hiền nói:
- Có gì đâu, bác ấy vẫn tức sẵn chú vì hôm nọ bác ấy xin thầy bán miếng đất ở trên Lạch để ăn khao, nhưng thầy không nghe, vì miếng đất ấy thầy muốn để cho chú. Vả lại cứ để tự do thì bao nhiêu bác cả cũng bán hết. Thật là oan cho chú Dũng quá.
Dũng cầm bài lên tay, nhìn mọi người và giục:
- Thôi đánh đi chứ. Việc đã qua không nên nhắc đến làm gì nữa.
Hiền nói:
- Phải đấy.
Nàng đưa mắt nhìn sang gian bên, bảo Chi, đứa con gái đầu lòng của Định:
- Cháu đọc nốt chỗ ấy đi.
Chi cầm tờ báo lên hỏi:
- Thưa cô, chỗ nào cơ ạ?
- Chỗ người sắp bị bắt, bắn súng lục tự tử. Tên anh ta là gì, anh Hai nhỉ?
Định nói:
- Tên là Thái, người huyện ta đấy.
Dũng giật mình, buột miệng hỏi to:
- Ai? Làm sao?
Mấy quân bài trên tay chàng rơi xuống chiếu.
Định hỏi:
- Chú quen anh ta?
Dũng nhặt mấy quân bài lên đặt liền vào một chỗ, rồi nói:
- Không. Thấy nói là người huyện ta, nên ngỡ là quen. Chị Hai đánh cho xin một cây đi.
Dũng nhìn quân bài Thuận vừa đánh ra, lắc đầu:
- Ván đầu mà bài xấu quá, đến phải ngụp thôi.
Chàng hất cây bài cho Định ngồi cuối cánh rồi hút thuốc lá, đánh diêm châm hút. Hai tay chàng run mạnh nên châm mãi thuốc mới cháy, Dũng ngồi ưỡn người tựa vào thành ghế rồi bảo Chi:
- Cháu đưa cho chú tờ nhật trình. Chú đương đọc giở tiểu thuyết, đến đoạn này.
Định nói:
- Cái anh Thái ấy hình như bắn xoàng. Bắn ông phủ hai phát không trúng, bắn mình một phát lại trúng ngay.
Nói xong Định cười vì câu hỏi khôi hài của mình, Thuận cười theo chồng, nói:
- Còn kém cậu một tí. Hôm nọ bắn hai còng giằng lại chết một con cò. Anh chàng Thái ý chừng mới tập súng lục.
Định nói:
- Chừng như thế. Không biết anh ta con cái nhà ai? Chắc nhà giàu vì người ta khám thi thể thấy có gần trăm bạc trong túi. Bao nhiêu, chú Dũng nhỉ?
Dũng đương mãi đọc không nghe thấy lời Định hỏi, Hiền nói:
- Kìa chú Dũng, anh Hai hỏi. Đọc truyện gì mê mải thế?
Dũng gấp báo lại, hỏi:
- Anh Hai ù đấy à?
Mọi người cất tiếng cười rộ. Thuận nói:
- Chú Dũng mê ngủ hay sao. Chưa đánh được hai quân bài.
Dũng nói:
- Hay tôi nghỉ đánh thôi. Anh cả anh ấy làm tôi đánh mất cả hứng thú.
- Được, chú để đấy, ván sau tôi cầm hộ cho.
Dũng đứng lên, bước vội ra sân. Chàng lấy làm lạ rằng mình chỉ bàng hoàng ngây ngất như người mới nhận được một tin đột ngột quá, chứ không thấy đau khổ, không thấy thương xót người bạn mới khuất. Sau một hồi khích động mãnh liệt, Dũng thấy dần dần thấm vào lòng một nỗi êm ả xưa nay chưa từng thấy. Chàng có cái cảm tưởng rằng mình sắp thoát một nơi u ám nặng nề và một sự gì mới mẻ sắp nảy nở ra trong tâm hồn. Cái chết của Thái đối với Dũng chỉ là một sự thoát ly, nhưng Dũng thấy rằng người được thoát ly lại là chàng chứ không phải Thái. Nhiều ý nghĩ trái ngược hỗn độn hiện ra một lúc khiến Dũng không biết rõ hẳn lòng mình ra sao. Chàng cũng không muốn nhân cái chết của một người bạn để suy nghĩ về mình và hờn tủi cho mình.
Không muốn nghĩ ngợi mặc dầu, Dũng cũng tự nhiên cảm thấy rằng đã có thể không cần gì cả, liều chết như không thì những nỗi bực dọc của chàng ở trong gia đình, những duyên cớ vẫn làm chàng đau khổ bấy lâu, chiều hôm nay không đáng kể đến làm gì nữa, Dũng lẩm bẩm:
- Hay phải lúc nào cũng đợi cái chết thì sống mới không sợ sống.
Dũng ngửng đầu lên. Trời về chiều cao và yên tĩnh: Mảnh trăng thượng tuần sau rặng cây soan trông như một cái diều trắng ai mới thả lên ở đầu làng.
Dũng nghĩ đến Trúc và các bạn khác ở rải rác trong các làng quê, giờ này có lẽ cũng đương như chàng nghĩ đến Thái và ngẫm đến thân phận riêng của mình. Các bạn chàng đối với nhau chỉ có mỗi một dây liên lạc chung là tình bạn hữu, còn ngoài ra mỗi người đi theo một ngả đường, sống theo một cảnh đời riêng, yếu ớt, rời rạc. Thỉnh thoảng lại nghe tin một người trong bọn chết đi hay bị tù tội, rồi ai nấy trước số mệnh, chỉ việc cúi đầu, yên lặng, nơm nớp đợi đến lượt mình.
III.
Dũng tới trước cổng sang vườn nhà Loan lúc nào không biết.
Qua lá cây thấy thấp thoáng có bóng người mặc áo trắng, Dũng liền đi rẽ ra phía
vườn sau nhà.
Bà Hai ngồi xới đất cạnh một luống cải. Ngay gần chỗ Dũng đứng, dưới giàn đậu ván, Loan đương mãi hái đậu cho vào rá. Loan biết là Dũng sang nhưng không quay lại. Dũng cũng làm như chưa trông thấy Loan, chàng đứng dựa vào hàng rào nứa yên lặng nhìn những luống cải, luống rau vuông vắn như những miếng thảm xanh, đất khô và trắng; chỗ nào mới tưới xong, đất màu sẫm lại, và trên lá cần, lá mùi, những giọt nước còn đọng long lanh. Một cơn gió nhẹ lướt qua mặt đất, các lá rau non, ướt nước rung động trước gió như muốn tỏ cái vui sướng được mát mẻ sau một ngày mong đợi khô khan.
Ánh sáng buổi chiều đều đều và êm dịu: Tiếng sáo diều ở đâu rất xa đưa lại, nhẹ như hơi gió. Dũng cảm thấy có một sự hòa hợp nhịp nhàng giữa cảnh chiều và lòng chàng lúc đó. Thấy bà Hai nhìn về phía mình, Dũng mỉm cười yên lặng cúi đầu chào, chàng không muốn cất tiếng nói to sợ làm tan mất sự hòa hợp rất mong manh của chàng và cảnh chiều êm ả.
Loan đặt rá đậu xuống đất, quay mặt về phía Dũng đứng, lấy tay rẽ những cành đậu rủ xuống, mỉm cười hỏi giọng tinh nghịch:
- Anh Dũng đấy à?
Nàng giơ hai tay ôm lấy gáy rồi ngửa mặt lên mỉm cười nói:
- Hái chưa được mấy mà mỏi cổ quá.
Bà Hai bảo Loan:
- Nếu cô hái xong rồi thì lại đây giúp tôi một tay.
Loan vội cúi xuống cầm rá lên, đáp lại:
- Thưa mẹ, chưa xong ạ.
Tay nàng lùa vào trong giàn đậu, nhanh nhẹn như con chim non tìm mồi nhưng qua lá cây, Dũng thấy hai con mắt nàng đương long lanh nhìn chàng cố xét. Loan hạ thấp giọng để bà Hai nghe không rõ, bảo Dũng:
- Lúc nào em cũng thấy anh buồn.
Rồi nàng vờ như không để ý đến câu hỏi của mình, kiễng chân với một cành cao, vui vẻ nói:
- Cành này vô số là quả nhưng cao quá, anh Dũng ạ.
Dũng hiểu ý, nói:
- Ý cô muốn tôi giúp cô.
Loan mỉm cười đáp:
- Ý thế.
Bà Hai nói
- Cô muốn ăn đậu ván mà có một việc hái cũng hết nhờ người nọ đến người kia.
Dũng giữ ý nên trước còn đứng ở xa, khi đã hái được một nắm đầy, chàng lại gần Loan để tiện vứt đậu vào rá Loan cầm. Một lúc sau, Loan nghỉ tay; nàng đợi mỗi lần Dũng hái được nhiều lá, nàng giơ tay gom lấy những quả đậu ở trong lòng bàn tay Dũng.
Dũng thốt nhiên đáp lại câu hỏi của Loan lúc nãy:
- Sao cô lại cho là tôi có sự gì buồn?
- Em trông anh, em đủ biết. Em đoán không sai bao giờ đâu. Có phải không anh?
Dũng yên lặng một lúc lâu rồi đáp:
- Cô đoán nửa phần đúng và nửa phần sai.
- Thế là anh nửa buồn và nửa vui. Em, em không muốn cho ai buồn cả. Vui vẻ có phải hơn không?
Dũng quay lại đặt những quả đậu vào lòng bàn tay Loan. Hai người đứng gần nhau quá; Loan ngượng cúi mặt xuống nhìn những quả đậu trong tay rồi đưa cho Dũng xem:
- Anh hái những quả non quá. Ăn làm sao được. Lại có lẫn cả lá, cả cành thế này à? Anh này lơ đãng quá.
Dũng mỉm cười âu yếm nhìn Loan:
- Xin lỗi cô.
Rồi Dũng nghiêm nét mặt lại vừa nhặt những cành lá vứt xuống đất vừa nói rất khẽ:
- Anh Thái vừa mới chết.
Loan thản nhiên nói:
- Em biết rồi. Em vừa đọc báo xong.
- Cô nên cẩn thận đừng nói với ai biết rằng cô đã gặp anh ta và đừng cho ai biết anh ta là bạn của tôi, nếu không sẽ lôi thôi đến cô và tôi ngay.
Loan đáp:
- Anh không cần phải dặn. Em phải giữ gìn cho anh vì em đã biết hết cả, tuy anh vẫn giấu em. Như hôm anh qua bến đò Gió là hôm anh đến thăm anh Thái.
Dũng ngạc nhiên và lo sợ nhìn Loan. Chàng nghĩ đến số tiền gần trăm bạc người ta khám thấy trong người Thái. Loan nhìn Dũng thương hại rồi nói như van lơn:
- Từ rày anh nên ở luôn nhà, xa dần họ ra. Em lo lắm. Anh và cả anh Trúc nữa, các anh có tính liều lĩnh quá.
Dũng yên lặng nghe Loan nói. Chung quanh chỗ hai người đứng, những chiếc lá xé vụn rơi lấm tấm xanh trên mặt đất. Dũng thấy trong lòng sung sướng chàng nói:
- Nếu cô biết được những nỗi khổ của tôi... Nếu tôi cũng được như cô, có một gia đình toàn người yêu...
Loan nói:
- Chị Hiền..
Dũng ngắt lời:
- Một người chị không bao giờ bằng một người mẹ.
Chàng thốt nhiên nhìn ra chỗ bà Hai ngồi. Loan nói:
- Tại lâu nay ở trong nhà có nhiều tin đồn về anh, bảo anh hay lên tỉnh cờ bạc và giao du với những bạn không được tốt. Em nghe tin rất khó chịu, nhưng em không biết nói sao.
Dũng nói:
- Tôi cũng không biết nói sao vì mình cũng có lỗi. Thật ra, những người không đáng trọng tí nào lại có quyền được khinh những người đã coi cái chết là thường vì không muốn sống đê hèn.
Loan nhắc lại:
- Sống đê hèn... em không hiểu
- Cô chẳng thể hiểu được.
Dũng nói giọng nửa đùa nửa thực:
- Như tôi sống bây giờ là sống đê hèn. Nhưng thôi, nói làm gì cho cô bận tâm, tôi muốn như cô lúc nào cũng cười luôn được. Loan mỉm cười nói:
- Cười luôn chưa hẳn là vui. Tại tính em thế.
Dũng tiếp theo:
- Tại tính, có lẽ nhưng có lẽ tại cô có cái núm đồng tiền ở má rất xinh mà khi cười mới trông thấy, mà càng cười càng xinh hơn.
Lần đầu chàng nói thẳng khen Loan; chàng cố giữ vẻ tự nhiên như nói một câu khen đùa chơi. Nhưng nói xong, Dũng lại ngượng với mình vì câu khen ấy Dũng thấy nó tầm thường quá, chàng muốn cứ để Loan nhìn chàng mà đoán ra được rằng chàng đang thầm khen Loan hơn là diễn ra bằng lời nói, không bao giờ ý vị bằng sự yên lặng của hai con mắt.
Bóng chiều sẫm dần dần, không khí mỗi lúc một trong hơn lên, trong như không có nữa, mong manh như sắp tan đi để biến thành bóng tối. Một mùi thơm nhẹ thoảng đưa hương thơm của tóc Loan hay hương thơm của buổi chiều? Mắt Loan lặng nhìn Dũng, nàng nói:
- Em nghe thấy tiếng sáo diều ở đâu
Dũng đặt tay vào rá đậu ván tìm mấy chiếc lá lẫn trong quả đậu.
- Tôi thích trước cửa buồng có một giàn đậu ván vì hoa đậu ván đẹp
Loan đáp:
- Hoa đậu ván màu tím tím...
Nàng nói câu ấy, tiếng khẽ quá như sợ hãi điều gì. Một bàn tay Loan rời cạnh rá, đặt gần tay Dũng. Mấy ngón tay thong thả cời những quả đậu lên lại bỏ xuống. Dũng nghĩ nếu lúc này đặt tay mình lên tay Loan và nắm lấy, Loan sẽ yên lặng; Loan, cũng như chàng, chắc sẽ phải cho thế là một sự tự nhiên. Một giây phút đợi chờ...
Dũng kéo tay ra. Loan ngửng về phía bà Hai nói to:
- Được lưng rá, mẹ ạ. Con tưởng cũng đủ rồi.
Dũng cười to nói tiếp:
- Vả lại trời tối quá. Trông quả lẫn với lá không sao hái được nữa.
Hai người vui vẻ bước ra khỏi giàn đậu ván nhìn nhau tự nhiên như không xảy ra chuyện gì. Dũng nghĩ thầm:
- Ý định của mình lúc nãy, Loan chưa nhận thấy.
Chàng chắc Loan cũng đương nghỉ như chàng.
Bà Hai ngồi xới đất cạnh một luống cải. Ngay gần chỗ Dũng đứng, dưới giàn đậu ván, Loan đương mãi hái đậu cho vào rá. Loan biết là Dũng sang nhưng không quay lại. Dũng cũng làm như chưa trông thấy Loan, chàng đứng dựa vào hàng rào nứa yên lặng nhìn những luống cải, luống rau vuông vắn như những miếng thảm xanh, đất khô và trắng; chỗ nào mới tưới xong, đất màu sẫm lại, và trên lá cần, lá mùi, những giọt nước còn đọng long lanh. Một cơn gió nhẹ lướt qua mặt đất, các lá rau non, ướt nước rung động trước gió như muốn tỏ cái vui sướng được mát mẻ sau một ngày mong đợi khô khan.
Ánh sáng buổi chiều đều đều và êm dịu: Tiếng sáo diều ở đâu rất xa đưa lại, nhẹ như hơi gió. Dũng cảm thấy có một sự hòa hợp nhịp nhàng giữa cảnh chiều và lòng chàng lúc đó. Thấy bà Hai nhìn về phía mình, Dũng mỉm cười yên lặng cúi đầu chào, chàng không muốn cất tiếng nói to sợ làm tan mất sự hòa hợp rất mong manh của chàng và cảnh chiều êm ả.
Loan đặt rá đậu xuống đất, quay mặt về phía Dũng đứng, lấy tay rẽ những cành đậu rủ xuống, mỉm cười hỏi giọng tinh nghịch:
- Anh Dũng đấy à?
Nàng giơ hai tay ôm lấy gáy rồi ngửa mặt lên mỉm cười nói:
- Hái chưa được mấy mà mỏi cổ quá.
Bà Hai bảo Loan:
- Nếu cô hái xong rồi thì lại đây giúp tôi một tay.
Loan vội cúi xuống cầm rá lên, đáp lại:
- Thưa mẹ, chưa xong ạ.
Tay nàng lùa vào trong giàn đậu, nhanh nhẹn như con chim non tìm mồi nhưng qua lá cây, Dũng thấy hai con mắt nàng đương long lanh nhìn chàng cố xét. Loan hạ thấp giọng để bà Hai nghe không rõ, bảo Dũng:
- Lúc nào em cũng thấy anh buồn.
Rồi nàng vờ như không để ý đến câu hỏi của mình, kiễng chân với một cành cao, vui vẻ nói:
- Cành này vô số là quả nhưng cao quá, anh Dũng ạ.
Dũng hiểu ý, nói:
- Ý cô muốn tôi giúp cô.
Loan mỉm cười đáp:
- Ý thế.
Bà Hai nói
- Cô muốn ăn đậu ván mà có một việc hái cũng hết nhờ người nọ đến người kia.
Dũng giữ ý nên trước còn đứng ở xa, khi đã hái được một nắm đầy, chàng lại gần Loan để tiện vứt đậu vào rá Loan cầm. Một lúc sau, Loan nghỉ tay; nàng đợi mỗi lần Dũng hái được nhiều lá, nàng giơ tay gom lấy những quả đậu ở trong lòng bàn tay Dũng.
Dũng thốt nhiên đáp lại câu hỏi của Loan lúc nãy:
- Sao cô lại cho là tôi có sự gì buồn?
- Em trông anh, em đủ biết. Em đoán không sai bao giờ đâu. Có phải không anh?
Dũng yên lặng một lúc lâu rồi đáp:
- Cô đoán nửa phần đúng và nửa phần sai.
- Thế là anh nửa buồn và nửa vui. Em, em không muốn cho ai buồn cả. Vui vẻ có phải hơn không?
Dũng quay lại đặt những quả đậu vào lòng bàn tay Loan. Hai người đứng gần nhau quá; Loan ngượng cúi mặt xuống nhìn những quả đậu trong tay rồi đưa cho Dũng xem:
- Anh hái những quả non quá. Ăn làm sao được. Lại có lẫn cả lá, cả cành thế này à? Anh này lơ đãng quá.
Dũng mỉm cười âu yếm nhìn Loan:
- Xin lỗi cô.
Rồi Dũng nghiêm nét mặt lại vừa nhặt những cành lá vứt xuống đất vừa nói rất khẽ:
- Anh Thái vừa mới chết.
Loan thản nhiên nói:
- Em biết rồi. Em vừa đọc báo xong.
- Cô nên cẩn thận đừng nói với ai biết rằng cô đã gặp anh ta và đừng cho ai biết anh ta là bạn của tôi, nếu không sẽ lôi thôi đến cô và tôi ngay.
Loan đáp:
- Anh không cần phải dặn. Em phải giữ gìn cho anh vì em đã biết hết cả, tuy anh vẫn giấu em. Như hôm anh qua bến đò Gió là hôm anh đến thăm anh Thái.
Dũng ngạc nhiên và lo sợ nhìn Loan. Chàng nghĩ đến số tiền gần trăm bạc người ta khám thấy trong người Thái. Loan nhìn Dũng thương hại rồi nói như van lơn:
- Từ rày anh nên ở luôn nhà, xa dần họ ra. Em lo lắm. Anh và cả anh Trúc nữa, các anh có tính liều lĩnh quá.
Dũng yên lặng nghe Loan nói. Chung quanh chỗ hai người đứng, những chiếc lá xé vụn rơi lấm tấm xanh trên mặt đất. Dũng thấy trong lòng sung sướng chàng nói:
- Nếu cô biết được những nỗi khổ của tôi... Nếu tôi cũng được như cô, có một gia đình toàn người yêu...
Loan nói:
- Chị Hiền..
Dũng ngắt lời:
- Một người chị không bao giờ bằng một người mẹ.
Chàng thốt nhiên nhìn ra chỗ bà Hai ngồi. Loan nói:
- Tại lâu nay ở trong nhà có nhiều tin đồn về anh, bảo anh hay lên tỉnh cờ bạc và giao du với những bạn không được tốt. Em nghe tin rất khó chịu, nhưng em không biết nói sao.
Dũng nói:
- Tôi cũng không biết nói sao vì mình cũng có lỗi. Thật ra, những người không đáng trọng tí nào lại có quyền được khinh những người đã coi cái chết là thường vì không muốn sống đê hèn.
Loan nhắc lại:
- Sống đê hèn... em không hiểu
- Cô chẳng thể hiểu được.
Dũng nói giọng nửa đùa nửa thực:
- Như tôi sống bây giờ là sống đê hèn. Nhưng thôi, nói làm gì cho cô bận tâm, tôi muốn như cô lúc nào cũng cười luôn được. Loan mỉm cười nói:
- Cười luôn chưa hẳn là vui. Tại tính em thế.
Dũng tiếp theo:
- Tại tính, có lẽ nhưng có lẽ tại cô có cái núm đồng tiền ở má rất xinh mà khi cười mới trông thấy, mà càng cười càng xinh hơn.
Lần đầu chàng nói thẳng khen Loan; chàng cố giữ vẻ tự nhiên như nói một câu khen đùa chơi. Nhưng nói xong, Dũng lại ngượng với mình vì câu khen ấy Dũng thấy nó tầm thường quá, chàng muốn cứ để Loan nhìn chàng mà đoán ra được rằng chàng đang thầm khen Loan hơn là diễn ra bằng lời nói, không bao giờ ý vị bằng sự yên lặng của hai con mắt.
Bóng chiều sẫm dần dần, không khí mỗi lúc một trong hơn lên, trong như không có nữa, mong manh như sắp tan đi để biến thành bóng tối. Một mùi thơm nhẹ thoảng đưa hương thơm của tóc Loan hay hương thơm của buổi chiều? Mắt Loan lặng nhìn Dũng, nàng nói:
- Em nghe thấy tiếng sáo diều ở đâu
Dũng đặt tay vào rá đậu ván tìm mấy chiếc lá lẫn trong quả đậu.
- Tôi thích trước cửa buồng có một giàn đậu ván vì hoa đậu ván đẹp
Loan đáp:
- Hoa đậu ván màu tím tím...
Nàng nói câu ấy, tiếng khẽ quá như sợ hãi điều gì. Một bàn tay Loan rời cạnh rá, đặt gần tay Dũng. Mấy ngón tay thong thả cời những quả đậu lên lại bỏ xuống. Dũng nghĩ nếu lúc này đặt tay mình lên tay Loan và nắm lấy, Loan sẽ yên lặng; Loan, cũng như chàng, chắc sẽ phải cho thế là một sự tự nhiên. Một giây phút đợi chờ...
Dũng kéo tay ra. Loan ngửng về phía bà Hai nói to:
- Được lưng rá, mẹ ạ. Con tưởng cũng đủ rồi.
Dũng cười to nói tiếp:
- Vả lại trời tối quá. Trông quả lẫn với lá không sao hái được nữa.
Hai người vui vẻ bước ra khỏi giàn đậu ván nhìn nhau tự nhiên như không xảy ra chuyện gì. Dũng nghĩ thầm:
- Ý định của mình lúc nãy, Loan chưa nhận thấy.
Chàng chắc Loan cũng đương nghỉ như chàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét