Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy đã trân trọng chọn vào phần
"Thơ người Thơ đã mất" vào một trong những tập sách "Thơ bạn Thơ"một
bài thơ hay, lạ: KHI NÀO THẤY, vàthương nhớ Bạn Thơ của anh : "Anh Xuân
Hoàng ơi, tôi đã tìm thấy bí quyết vì sao Anh viết được những bài thơ hay và vì
sao Anh sống hoàn thành một đời thơ đẹp... Thơ Anh, đời thơ Anh còn cần
thêm lời đò đưa gì nữa ?"
Tôi cũng đồng tình với nhà thơ đàn
anh NNB. Nhưng tôi vẫn không thể an lòng, nếu chưa nói ra được đôi cảm nhận về
bài thơ này mà khi đọc lên một cách chậm rãi, tôi chợt như nghe tiếng đàn dương
cầm thánh thót, buồn và trong trẻo của mẹ tôi giữa một trưa hè nóng nực, khiến
tôi lặng người ứa lệ...
KHI NÀO THẤY
Khi nào thấy trên đường dài mệt mỏi
Cần nghỉ ngơi đôi chút cạnh dòng sông
Em hãy đến tìm tôi nơi bến đợi
Tán đa tôi bóng mát vẫn quen dừng.
Khi nào thấy đời buồn gặm nhấm
Cần một lời tiếp sức để đi xa
Em hãy đến tìm tôi nơi bãi vắng
Biển tôi chờ, con sóng mãi ngân nga.
Khi nào đó, lòng mang thương tích
(Những vết thương vô ý tự gây nên)
Em hãy đến bên tôi, chiều tĩnh mịch
Tôi xin làm con suối tắm cho em.
Nếu cần nữa, tôi là hồ trên núi
Trong hoang vu, im lặng ngắm mây trời
Em hãy đến, chim thiên nga cánh mỏi
Đậu yên lành trên gương mặt hồ tôi.
1/1984
Cần nghỉ ngơi đôi chút cạnh dòng sông
Em hãy đến tìm tôi nơi bến đợi
Tán đa tôi bóng mát vẫn quen dừng.
Khi nào thấy đời buồn gặm nhấm
Cần một lời tiếp sức để đi xa
Em hãy đến tìm tôi nơi bãi vắng
Biển tôi chờ, con sóng mãi ngân nga.
Khi nào đó, lòng mang thương tích
(Những vết thương vô ý tự gây nên)
Em hãy đến bên tôi, chiều tĩnh mịch
Tôi xin làm con suối tắm cho em.
Nếu cần nữa, tôi là hồ trên núi
Trong hoang vu, im lặng ngắm mây trời
Em hãy đến, chim thiên nga cánh mỏi
Đậu yên lành trên gương mặt hồ tôi.
1/1984
Trong tập KHI NÀO THẤY - Xuân Hoàng, NXB Hội Nhà Văn,
2006.
Trong văn chương nghệ thuật Đông -Tây kim - cổ, chúng ta vẫn
thường gặp khát vọng lấy thiên nhiên làm chỗ dựa cho tâm hồn, thậm chí lấy
chúng làm sự đối lập & tương phản với những mặt trái của xã hội - tác nhân
trực tiếp hay gián tiếp gây thương tổn tinh thần. Điều mới lạ ở thơ Xuân Hoàng
là: cái khát vọng đó đã hòa nhập hoàn toàn giữa tác giả với nhân vật trữ tình (lòng
mang thương tích, đời buồn gặm nhấm...). Nhà thơ tự nguyện hóa thân vào thiên
nhiên - tán cây đa, bãi vắng biển cả, dòng suối nhỏ, chiều tĩnh mịch, bầu trời
chốn hoang vu, gương mặt hồ trên núi, để dành cho những cảnh ngộ: Cần nghỉ
ngơi đôi chút, Cần một lời tiếp sức để đi xa, chim thiên nga cánh mỏi... Và
cũng không hứa hẹn gì to tát, chỉ rất khiêm nhường: làm chút bóng mát, làm con
sóng ngân nga, làm dòng nước tắm nhỏ, làm bến đậu yên lành... cho những tâm hồn
thương tích hay mệt mỏi. Những thi liệu - thi ảnh ở đây đều quen thuộc, thậm
chí rất gần gũi, nhưng không hề gây nhàm chán và chút cảm giác sáo mòn nào, bởi
chúng được liên kết trong một hệ thống hình tượng thấm đẫm cảm xúc và sự trìu mến
của nhà thơ với cuộc đời - điều này bộc lộ rõ qua những từ ngữ thơ gợi cảm chọn
lọc: "bến đợi", "quen dừng", "biển tôi chờ", cùng
bốn lần kêu gọi da diết "em hãy đến" ở cả bốn khổ thơ!
Tôi tin rằng, đây là bài thơ của một người đã sống qua nhiều
năm tháng biến động, từng mệt mỏi, buồn đau, trải nhiều thất vọng lẫn hy vọng,
và chắc chắn đã đạt tới sự "thuận thiên" của Trang Tử, thảnh thơi tự
tại (Tiêu dao du - tên chương đầu của phần Nội thiên, sách Nam
Hoa kinh). Đó không phải là lời kêu gọi thoát ly đời sống, hay đối kháng với nó
- như văn học lãng mạn thế kỷ XIX, hoặc văn học siêu thực thế kỷ XX ở Châu Âu (và có ảnh hưởng khá sâu sắc đến văn chương Việt trước CM Tháng 8-1945). Đây chỉ
là lời kêu gọi thầm thì, lời khuyên nhủ khẽ khàng: hãy tìm một sự tĩnh lặng tạm
thời khi trở về thiên nhiên, để có thêm sức mạnh đi tiếp trên đường đời nóng bỏng...
Nhân vật trữ tình "Em" có thể đại diện cho số đông độc giả đang cần tới những lời nhắn nhủ tựa sóng ngân nga, như gió thì thào kia! Nhưng điều trước tiên, quan trọng hơn cả là: bản thân nhà thơ cũng là người đã đến với thiên nhiên không vụ lợi, sống hết lòng với thiên nhiên - như một cách tối ưu để tìm được những gì nguyên sơ, trong lành, không phải để lẩn tránh khổ não, chạy trốn bất hạnh. Bài thơ này có khả năng giúp người đọc chợt nhận thấy tận đáy lòng mình cái "cảm giác ngưỡng mộ", cao hơn thế, là "sự tôn kính những gì phát sinh từ cái đẹp vĩ đại" của thiên nhiên, nơi sẽ diễn ra quá trình tự chữa trị vết thương lòng kỳ diệu - như triết gia danh tiếng người Ấn Độ Krishnamurti từng nói tới: "Việc chữa trị ấy sẽ dần xảy tới nếu bạn sống với thiên nhiên." (Krishnamurti tinh yếu, Nguyễn Ước dịch. Nxb Văn học, 2002). Khi có được "sự tôn kính" ấy đối với Thiên nhiên, nhà thơ có đủ tư thế, sự tự tin và cả lòng dũng cảm nữa để có thể kêu gọi: "Em hãy đến" và sẵn lòng an ủi, sẵn lòng tiếp nhận sự trao gửi niềm tin cậy. Và không chỉ một lần, nhà thơ Xuân Hoàng đã nhờ thơ ca mang tình yêu thiên nhiên của ông và hương thơm của đất trời đến cho mọi người:
Nhân vật trữ tình "Em" có thể đại diện cho số đông độc giả đang cần tới những lời nhắn nhủ tựa sóng ngân nga, như gió thì thào kia! Nhưng điều trước tiên, quan trọng hơn cả là: bản thân nhà thơ cũng là người đã đến với thiên nhiên không vụ lợi, sống hết lòng với thiên nhiên - như một cách tối ưu để tìm được những gì nguyên sơ, trong lành, không phải để lẩn tránh khổ não, chạy trốn bất hạnh. Bài thơ này có khả năng giúp người đọc chợt nhận thấy tận đáy lòng mình cái "cảm giác ngưỡng mộ", cao hơn thế, là "sự tôn kính những gì phát sinh từ cái đẹp vĩ đại" của thiên nhiên, nơi sẽ diễn ra quá trình tự chữa trị vết thương lòng kỳ diệu - như triết gia danh tiếng người Ấn Độ Krishnamurti từng nói tới: "Việc chữa trị ấy sẽ dần xảy tới nếu bạn sống với thiên nhiên." (Krishnamurti tinh yếu, Nguyễn Ước dịch. Nxb Văn học, 2002). Khi có được "sự tôn kính" ấy đối với Thiên nhiên, nhà thơ có đủ tư thế, sự tự tin và cả lòng dũng cảm nữa để có thể kêu gọi: "Em hãy đến" và sẵn lòng an ủi, sẵn lòng tiếp nhận sự trao gửi niềm tin cậy. Và không chỉ một lần, nhà thơ Xuân Hoàng đã nhờ thơ ca mang tình yêu thiên nhiên của ông và hương thơm của đất trời đến cho mọi người:
Phố nhỏ quê ta thức nhiều kỷ niệm
Dạ lan hương thơm ngát những canh dài
Em đi nhé, bóng em lồng bóng biển
Bài thơ lành anh đến ngủ bên vai...
Tôi bỗng chợt nghĩ: trong đời sống thi ca, nếu mọi người làm
thơ đều mang tâm nguyện của thi sĩ Xuân Hoàng: "Em hãy đến tìm tôi nơi bến
đợi", chắc sẽ bớt đi nhiều bài thơ và tập thơ vô thưởng vô phạt, thậm
chí có thể "làm nghẽn mạch giao thông tinh thần" - như có người từng
thốt lên báo động trong thời gian qua!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét