Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2023
Trại tập trung 2
CHƯƠNG 7
Ở thời đại tôi và với đồng bào của tôi, lòng trắc ẩn, hình
như, đã tê liệt. Và tôi đành nhận lòng trắc ẩn của con dán, con thạch thùng,
con muỗi, con chuột, nhân danh tất cả những gì tôi biết về thống khổ, về thù hận,
về hình phạt của thù hận.
- Tôi hơn anh hai năm. Anh tù trong còn được gặp mặt vợ con,
còn được tiếp tế đủ thứ. Tôi tù ngoài ai thăm, ai cho cái gì?
Tôi đã manh nha một cuộc chiến đấu của con người chế ngự thù
hận và hình phạt của thù hận. Trước hết, con người cần phải là nạn nhân khốn khổ
của thù hận và hình phạt của thù hận.
Tôi nói thẳng: Tôi chống đối chính sách của Mỹ đối xử với các
nước nhỏ nhiệt tình như tôi chống đối chủ nghĩa cộng sản. Tư bản là cộng sản giầu.
Mỹ và Liên Xô cùng bản chất gian manh khốn nạn. Hai đứa đang ghét nhau chuyện
giầu nghèo. Thề thôi. Chẳng còn ý thức hệ gì cả. Muốn thoát đại hồng thủy, dân
tộc Mỹ phải làm cách mạng xóa bỏ chủ nghĩa tư bản để cùng các dân tộc khác,
thành tâm và lương thiện xóa bỏ nốt chủ nghĩa cộng sản. Khi hai chủ nghĩa khốn
kiếp này bị hủy diệt, tham vọng đê tiện của chúng bị hủy diệt luôn. Loài người
sẽ sống hòa bình, hữu nghị, hạnh phúc mà không cần bất cứ một chủ nghĩa nào.
Khách quan mà nhận xét mà phê phán hai chủ nghĩa này đã bất lực trong mưu cầu hạnh
phúc cho nhân loại. Chúng còn tồn tại ngày nào nhân loại còn phải chới với
trong chiến tranh ngục tù và thù hận Vậy nên hủy diệt chúng. Dân tộc Mỹ sẽ lãnh
đạo cuộc chiến của Thiên Thần chổng ác quỷ, của con người chống quái vật 1.>
Những nhà văn trước khi trở thành nạn nhân của cộng sản đều đã là nạn nhân của
tư bản Mỹ. Diễn nghĩa rộng hơn, nhiều dân tộc bị tư bản Mỹ làm mồi dâng cộng sản.
Cuba, Việt Nam, Angola, Nicaragua. Sẽ thêm nữa. Bởi vì, ở đâu chính sách Mỹ can
thiệp trực tiếp ở đó chính nghĩa cộng sản rực rỡ và sức mạnh cộng sản đuổi Mỹ
cuốn cờ chạy dài. Nước Mỹ thay vì xây Đài Chiến Thắng… giả vờ, nên tạc tượng Đại
sứ John Dean ôm cờ sao sọc, mặt mày tái mét “nhanh bước chân nhi đồng”. Đừng
quên khắc câu nói bất hủ của hoàng thân Sim Matak giữa trái tim John Dean: “Cái
chết đối với tôi không quan trọng. Điều quan trọng là tôi đã trót tin người Mỹ”.
Tượng John Dean nên dựng ở thủ phủ mỗi tiểu bang Hiệp Chủng Quốc. Để nhắc nhở
cái dân tộc ngạo mạn, xấc xược ấy sự thua trận nhục nhã và sự phản bội có chứng
cớ. Tất cả những danh từ, động từ, tĩnh từ liên quan tới chung thủy, thành thật,
đồng minh, gắn bó, hữu nghị trong tự điền Hoa kỳ cần xóa bỏ. Muốn để lại, cần
ghi chú: Chỉ áp dụng cho kẻ thù, không áp dụng cho bạn và đầy tớ.
Cách một hàng rào tre và cái cổng qua nhà bếp của trại tù,
khu B y hệt Sa Ác A TH6. Tệ hơn nữa, mái lợp lá Buông và tường phên lá Buông bọc
ngoài tường cây cắm dầy khít. Chế độ đại tiện là…đổ thùng! Thiên đường khu A và
địa ngục khu B. Vì là trại kiểu mẫu nên kỷ luật cũng kiểu mẫu. Dẫy cachot gồm 5
phòng sát khít hội trường. Giây kẽm gai không được xử dụng ở Z30 D. Vây quanh
trại là hàng rào cây cao chôn sâu và sát khít. Lại thêm cây nhỏ làm nẹp ngang
siết kỹ bằng giây thép. Cứ một thước rào có một cột trụ cây thật lớn. Hàng rào
cây…đúp. Ở giữa là lối đi. Ngoài hàng rào, người ta trồng tre. Khi xe lên cao
xanh um, trại sẽ là cái làng... êm ấm. Z30 D có đài phát thanh, phát thanh mỗi
tối từ 8 giờ đến 9 giờ. Phụ trách chương trình là tù nhân Bùi Hoàng Cầm cảnh
sát đặc biệt kiêm cựu ký giả của nhật báo Đồng Nai của chủ nhiệm Huỳnh Thành Vị.
Ông Vị và danh ca Duy Trác đã nằm tại khu B Z30 D, K1. Họ bị chuyển ra trại trừng
gjới Phủ Khánh trước ngày tôi tới Z30 D. Đài phát thanh là “kẻ thù” của tù
nhân. Bởi rằng, chương trình của họ là đọc tên những tù nhân khai bệnh nằm nhà.
Nhiều tù nhân bị phê bình ốm giả vờ. Nhiệm vụ của Bùi Hoàng Cầm là, sáng sáng,
qua bệnh xá ghi chép tên tù nhân khai bệnh, kiểm điểm xem trong tháng tù nhân
khai bệnh nằm nhà mấy lần, bao nhiêu ngày. Anh ta làm việc theo chỉ thị thôi.
Nhưng anh ta bị tù nhân lên án nặng nề và chụp mũ “ăng ten” tổ bố. Z30 D tổ chức
khác hẳn TH6. Tù nhân hình sự, chính trị lẫn lộn một đội. Tù nhân chính trị được
làm trật tự, thăm nuôi và lâm sản.
Song, buồn bao nhiêu, tiếng nói của sự thật là tiếng nói Việt
Nam viết bằng chữ Việt Nam. Thế giới không biết nghe tiếng Việt Nam, không biết
đọc chữ Việt Nam. Mà chúng ta thì không ai thích đóng góp tiền để chuyển dịch
tiếng nói của sự thật vàng mười sang Anh ngữ, Pháp ngữ, Y pha nho ngữ, Đức ngữ,
Ý ngữ. Người Pháp và người Mỹ sẽ chỉ thấy ngục tù Việt Nam qua cuốn Goulang
vietnamien, Vietnamese Gulag của gã tù nhân de luxe 11 tháng ở đề lao Gia Định.
Nhà tù được viết kiến nghị, được tự do đi xin chữ ký, cả trăm tù nhân ký vào kiến
nghị thì nhà tù cộng sản là... thiên đường, cần gì phải đòi nhân quyền và tự do
cho tù nhân!
Những ngày ở Đội văn nghệ và thể thao, tôi có dịp đi lao động
ngoài quốc lộ. Quản giáo đội này tên Hào, ham chơi hơn giáo dục tù nhân. Chúng
tôi thường cuốc bộ theo hướng ra Phan Thiết. Chừng hai cây số cách trại, có một
cái chợ nhỏ của một xã nằm sát quốc lộ. Tên chợ tôi quên rồi. Chợ có vài quán
cà phê, hủ tíu, bún bò xào. Mỗi sáng, đội của chúng tôi dừng chân nơi đây ăn điểm
tâm uống cà phê rồi mới vào rừng. Quản giáo và vệ binh ở lại đá banh bàn, thụt
bi da và ngủ. Đội muốn đi đâu muốn làm gì tùy ý, miễn là trở lại tập họp tại chợ
đúng 14 giờ. Đội lao động rất lè phè và “tự do” mua bán, ăn uống. Đó là lý do
phải chấp nhận sự ghét bỏ của các đội khác.
Trật tự khu A gồm 4 người tạo thành một giai cấp đặc quyền, đặc
lợi và trở thành đối tượng thù hận của tù nhân. Người thứ nhất là ông già Tới,
can tội hình sự, mẫn cán với cai tù nhưng vô tội vạ với tù nhân, nóng tính mà
tâm địa tốt. Người thứ hai là ông già Phú, giảng sư Đại học Vạn Hạnh, can tội
vượt biên, thông thạo Anh, Pháp ngữ, kiến thức rộng, giỏi toán học, được chỉ định
làm trật tự để dạy một ông chấp pháp học toán và Anh văn. Người thứ ba, tôi
quên tên, một ông già cảnh sát hiền lành, cả khu yêu mến. (Ông này được tha hồi
tháng 4 1980, người thay thế là một viên chức của VTX, tôi không nhớ tên). Người
thứ tư là Trần Trọng Thanh trung uý cảnh sát đặc biệt, chuyên thẩm vấn Việt cộng
ở Biên Hoà. Trần Trọng Thanh dân Quảng Ngải, một loại ngụy quân tử trong tù. Hắn
xúi ông già Tới gây khó dễ cho tù nhân. Còn hằn, hắn đóng vai thiện. Khuôn mặt
Trần Trọng Thanh xám xịt, vui buồn khó đoán. Hắn là cáo già của phòng trật tự.
Ăn sắn lát thảm hơn ăn bo bo, ăn bắp đá. Với khoai, bắp, sắn,
bo bo là thực phẩm lý tưởng. Răng rụng và bao tử loét vì bắp đá, bo bo, sắn
lát.
Tôi đã thèm qua nhiều nhà tù, nhiều trại tập trung. Thế mà, đến
Z30D thì tôi không muốn bị chuyển trại nữa. Ở đâu cũng vậy, ngục tù rập một
khuôn y hệt cuộc đời, rập một khuôn xã hội chủ nghĩa. Còn lâu mới tiến lên xã hội
cộng sản. Ông Phạm Văn Đồng đã khẳng định vậy, trong một cuốn sách văn nô viết
ký tên ông ta. Con người phải nhục nhằn, mòn mỏi thêm nữa, thêm mãi; phải trường
kỳ thống khổ để khi đạt được lý tưởng cộng sản, nó trở thành kẻ mất hết cảm
xúc, cảm giác; nó không thèm muốn đến cả hạnh phúc nó mơ ước. Bởi vì, lúc ấy,
nó hết là con người. Năm 1848, Engels phóng ra Tuyên ngôn Đảng cộng sản, tính đến
nay, 1987, đã là 139 năm. 139 năm loài người “có” chủ nghĩa và Đảng cộng sản mà
chủ nghĩa và Đảng ấy mới chỉ hồ hởi phấn khởi thông báo rằng, đã có những hai
công dân hưởng quy chế xã hội cộng sản ở Đông Đức! Nếu thành tích khiêm tốn này
chưa đủ nói lên sự “ưu việt” của chủ nghĩa cộng sản “bách chiến bách thắng”, của
“đỉnh cao trí tuệ” loài người, nên ghi chú thêm rằng: Hai công dân Đông Đức hưởng
quy chế xã hội cộng sản là hai nhà bác học! Mà quy chế xã hội cộng sản là gì?
Đó là mua sắm ăn uống ở bất cứ nơi nào cũng không phải trả tiền. Đặc biệt không
phải… xếp hàng, chen lấn! Như thế, còn lâu ngục tù mới rập khuôn cộng sản. Và
nó chẳng thể giúp tù nhân hiểu thêm sự thống khổ mới của quy chế ngục tù cộng sản.
Nên trại lao cải nào cũng giống trại lao cải nào, nhà tù nào cũng giống nhà tù
nào. Đã sống tĩnh ở Chí Hỏa, đã sống động ở Sa ác là đã sống trong bóng tối,
ngoài ánh sáng, sống trọn vẹn cuộc đời tù tội không xét xử, không án tích.
Đoàn Kế Tường thuộc, ít nhất, hai chục bài ca cách mạng lời… hai. Anh ta chế lời bài Gia tài của mẹ của Trịnh Công Sơn mới thú vị:
Một triệu bài báo viết về sự nghèo đói của thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không hơn một bức hí họa không lời của dân gian vẽ trên tường rêu của Hà Nội. Bức tranh rất đơn sơ: Cái xe đạp không chuông, không “phanh”, không đèn, không “gác đờ bu”, “gác đờ sen”, chỉ có có mỗi cái “poọc ba ga” chở ba bó rau muống. Mỗi bó rau muống được ghi chú bằng lời một bài hát ca ngợi Đảng: Cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau. Vậy thì ba bó rau muống trên cái “poọc ba ga” của cái xe đạp tam tứ ngũ lục thất bát...vô, bó thứ nhất cho ngày nay, bó thứ hai cho ngày mai, bó thứ ba cho muôn đời sau, tưởng đã đủ “chửi cha” Đảng và chủ nghĩa cộng sản. Giá trị chống cộng của bức hí họa là nó đánh cộng sản ngay trên đất cộng sản, nó đánh Đảng, đánh bọn thống trị bóc lột quần chúng và làm ngu dốt quần chúng. Nó không đánh nạn nhân của cộng sản, những người sống trong quỹ đạo cộng sản và bị trở thành công cụ tội nghiệp của cộng sản. Nó không đánh con người khờ khạo nói ngọng.
Tôi không mấy tin tưởng vào “sự nghiệp chống cộng” của những kẻ thiếu nhiệt tình và chưa hề thể nghiệm nỗi thống khổ kinh qua đoạn trường cộng sản. Những lãnh tụ mèo già hen suyễn khò khè chống cộng chỉ khiến tôi buồn nôn. Từ trong ngục tù tôi đã nghĩ rắng những cái sẹo cộng sản trên thể xác đàn anh, những dấu ấn cộng sản khó phai nhòa trong tâm khảm đàn anh, sự lương thiện chiến đấu của đàn anh cộng với nhiệt tình và lòng tự phụ của đàn em, chắc chắn, sẽ làm nên đại sự. Đàn em đủ sức công kênh nhau hái trái chín vàng mơ ước nấp sau chùm lá nào đó trên cây cao mỏi mắt chờ đợi đàn anh hướng dẫn. Nhưng đàn anh biết trái chín vàng mơ ước ở chỗ nào mà không chịu chỉ hay đã chỉ láo, chỉ bậy để đàn em múa tay vu vơ rồi tuyệt vọng và sa đọa. Tôi nhớ Đoàn Kế Tường, nhớ Chí Hòa và nhớ vô cùng những con sư tử lãng mạn tôi đã gặp ở đề lao Gia Định… Dù bị quốc gia giả đạo đức, dù bị cộng sản đánh dập đánh vùi và gắn cho tước hiệu “nhà văn du đãng”, đọc lại Điệu ru nước mắt, Sa mạc tuổi trẻ, tôi vẫn thấy tự hào là đã nói lên được nỗi niềm u ẩn của tuổi trẻ. Tôi lại tiếp tục nói giùm tâm sự của họ, của tuổi trẻ thế hệ sau 30-4-1975, khi tôi gặp họ trong tù, ngoài đời; trong nước, ngoài nước. Tuổi trẻ trong nước đã kinh qua thống khổ cộng sản. Tôi tin rằng tuổi trẻ ngoài nước cũng đã kinh qua thống khổ cộng sản hoặc đã cảm thông nỗi thống khổ cộng sản mà dân tộc đang ngậm ngùi chịu đựng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cái còn lại hóa cái không
Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét