Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

Con lợn trong văn hóa dân gian Việt Nam - Trong góc nhìn của một nhà nghiên cứu văn hóa nước ngoài

Con lợn trong văn hóa dân gian Việt Nam
Trong góc nhìn của một nhà
nghiên cứu văn hóa nước ngoài

Phó giáo sư, dịch giả, nhà thơ Hạ Lộ, là một giảng viên môn tiếng Việt và văn học Việt Nam tại khoa Đông Nam Á, Học viện ngôn ngữ, trường Đại học Bắc Kinh. Bên cạnh việc giảng dạy, Phó giáo sư còn dành nhiều thời gian để dịch thuật và nghiên cứu văn hóa, văn học Việt Nam. Hiện chị đang công tác dài ngày tại Hoa Kỳ. Chị đã thực hiện bài viết này để giới thiệu vài nét với các độc giả Trung Quốc về văn hoá dân gian Việt Nam và bài viết đã được Tác giả giới thiệu trên một số trang mạng xã hội của Trung Quốc trong ngày mùng một tết Kỷ Hợi (5.2.2019).
(Chu Quang Mạnh Thắng lược dịch & giới thiệu)
Phó giáo sư, dịch giả, nhà thơ Hạ Lộ.
Phó giáo sư, dịch giả, nhà thơ Hạ Lộ, là một giảng viên môn tiếng Việt và văn học Việt Nam tại khoa Đông Nam Á, Học viện ngôn ngữ, trường Đại học Bắc Kinh. Bên cạnh việc giảng dạy, Phó giáo sư còn dành nhiều thời gian để dịch thuật và nghiên cứu văn hoá, văn học Việt Nam. Hiện, chị đang công tác dài ngày tại Hoa Kỳ. Chị đã thực hiện bài viết này để giới thiệu vài nét với các độc giả Trung Quốc về văn hoá dân gian Việt Nam và bài viết đã được Tác giả giới thiệu trên một số trang mạng xã hội của Trung Quốc trong ngày mùng một tết Kỷ Hợi (5.2.2019).
Bức tranh được thực hiện bởi con gái của Tác giả Hạ Lộ.
Giống như miền nam Trung Quốc, Việt Nam cũng là một quốc gia có nền nông nghiệp lúa nước rất phát triển. Từ lâu, Lợn đã có liên quan mật thiết đến cuộc sống của người Việt Nam trong một xã hội nông nghiệp lâu đời. Trong một thời gian dài, chăn nuôi lợn đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng đối với các gia đình ở nông thôn Việt Nam. Giống như Trung Quốc, Lợn có ba ý nghĩa biểu tượng chính trong cuộc sống của người Việt, đó là, sự sung túc ấm no, hiền lành đáng yêu, và lười biếng. Người Việt thường có câu nói đùa “sướng như Lợn” hoặc “sướng như heo”, để chỉ ai đó lười biếng, mà vẫn được ăn ngủ sung sướng như con Lợn.
Nói về hình ảnh của con Lợn, người ta thường liên tưởng đến con Lợn trong “Hành trình về phương Tây” (Tây Du Ký). Tuy nhiên, hình ảnh của con Lợn này từ lâu đã không được người Trung Quốc đánh giá cao. Nhưng ở Việt Nam, “Hành trình về phương Tây”, từ lâu, đã được người Việt chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật như thơ kể chuyện, sân khấu, hội hoạ, điêu khắc.v.v… Và từ lâu, người Việt Nam đã rất quen thuộc với hình ảnh của chú lợn Trư Bát Giới. Tôi nhớ rằng vào năm 2003, khi Nhóm Hữu nghị Thanh niên Trung – Việt đến thăm Việt Nam, một nhóm thanh niên Việt Nam đã biểu diễn trên tàu du lịch ở Sài Gòn với hình ảnh của Trư Bát Giới rất sống động và hài hước.
Trong văn hóa dân gian Việt Nam, có rất nhiều điều thú vị liên quan đến Lợn. Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có Tết nguyên đán và những lễ hội mùa xuân giống như Trung Quốc. Vào những dịp Tết nguyên đán, họ cũng thường mua những bức tranh dân gian về treo trong nhà. Trong loạt tranh dân gian nổi tiếng của Đông Hồ, có nhiều bức tranh với những hình ảnh quen thuộc của những con Lợn. Treo tranh Lợn trong nhà, để biểu trưng cho sự an lành và thịnh vượng của năm mới. Phổ biến nhất là bức tranh “Đàn Lợn” gồm một con Lợn nái và năm con Lợn con với năm màu sắc khác nhau, trên thân hình các chú Lợn đều có vẽ những vòng xoáy âm dương để thể hiện sự sinh sôi, phát triển.
Đàn Lợn – Tranh dân gian Việt Nam.
Lợn cũng được nhìn thấy rộng rãi trong các phong tục và nghi lễ của Việt Nam. Ở Việt Nam, hàng năm, có rất nhiều lễ hội được tổ chức ở khắp các địa phương. Lợn thường là vật hiến tế trong tất cả các lễ hội đền chùa, đám giỗ, đám tang và cả đám cưới. Trước đây, ở một số địa phương của Việt Nam, khi vấn đề trinh tiết của phụ nữ còn được coi trọng quá mức, sau đêm tân hôn, nếu cô dâu bị phát hiện đã không còn trinh tiết trước khi về nhà chồng, trong lễ “lại mặt”, nhà trai sẽ mang đầu lợn bị cắt mất một bên tai đến nhà người phụ nữ, ngầm thông báo cho gia đình cô gái biết rằng, cô dâu đã không còn trinh tiết trước khi về nhà chồng.
Ngoài những câu chuyện đó, Việt Nam còn có rất nhiều những câu chuyện và những giai thoại thú vị về Lợn. Nếu bạn đến Việt Nam trong dịp Tết nguyên đán và nhũng lễ hội mùa xuân năm nay (năm Kỷ Hợi), bạn chỉ cần nói chuyện với người Việt về chủ đề Lợn, chắc cả ngày cũng chưa thể hết chuyện. Và khi bạn rời khỏi Việt Nam, chắc chắn bạn sẽ mang về được rất nhiều điều thú vị từ những câu chuyện, những giai thoại về Lợn trong văn hóa dân gian của họ.
4/2/2019
Hạ Lộ
Theo https://vanchuongphuongnam.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Bùi Việt Phương và những vần thơ lạ từ miền núi Bùi Việt Phương thuộc thế hệ 8X. Phương sinh ra và lớn lên ở miền núi, học xong khoa Ngữ...