Ở HUẾ
Từ thập niên 60, nghĩa là lúc đó tôi khoảng 14 tuổi. Vậy
mà không hiểu sao tôi luôn trăn trở về phận người và mê hai câu thơ của thi sĩ
Vũ Hoàng Chương như điếu đổ:
… Lũ chúng ta lạc loài năm bảy đứa
Bị quê hương ruồng
bỏ , giống nòi khinh…
Và càng thấm thía hơn
khi ghiền “Đoạn Trường Tân Thanh” của thi hào Nguyễn Du.
Càng đọc càng soi và càng thấy:
Trăm năm
trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh
khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc
bể dâu
Những điều trông
thấy mà đau đớn lòng… (truyện Kiều)
Thời gian này chiến tranh đang manh nha để gặm nhấm hai miền Nam Bắc.
Tôi ở vùng “xôi đậu” nên
đêm đêm phải lên ngủ nhờ nhà anh Lê Bá Lăng, là thầy giáo là bạn văn nghệ của tôi ở Vỹ Dạ.Thời gian này anh tôi thành lập
Thi Văn Đoàn Mây Ngàn.
Báo tự chép tay quy tụ một nhóm bạn bè Quốc Học. Nội dung họ
viết là những thao thức đầy nhân bản về Tình yêu Quê Hương, Đất Nước. Thấy họ nhóm họp, trao đổi văn chương mỗi cuối tuần mà tôi háo hức đến lạ. Thế rồi
một ngày tôi đưa bài thơ cho anh ấy xem. Anh gật đầu rồi cho tôi vào nhóm. Ngoài
nhóm bạn của anh, tôi còn biết đến những người làm văn nghệ như Mường Mán, Từ Hoài Tấn, Nguyễn Miên Thảo,
Lê Bá Lăng, Hồ Minh Dũng, Lương Viết Khiêm, Võ Quê, Tần Hoài Dạ Vũ…
Nhờ trái tim và đầu óc trời cho mà chỉ 2 năm sau
là tôi thay thế chỗ anh tôi để miệt mài lo tờ báo viết tay ấy. Vừa học, vừa đi dạy
kèm vừa sáng tác, tôi đã tự mình đi vào các tạp chí thời ấy như Văn Học, Văn, Thời Nay, Bách Khoa… mà
không thông qua một người nào giới thiệu. Thật hạnh phúc khi thấy báo đăng thơ
mình vừa phát hành còn thơm mùi giấy mực…
Đặc biệt là 3 người rất ấn tượng với tôi. Đó là chị Lê Thị Ái
Niệm, anh Lê Bá Lăng và anh Lương Viết Khiêm. Chị Niệm là chị con cô ruột của
tôi. Hồi đó chị cũng tập tành làm thơ và cũng tham gia thi văn đoàn Mây Ngàn. Hai
chị em thương yêu nhau như là tri kỷ. Lúc đó chị học trường nữ Trung Học Đồng
Khánh. Nhà ở quê chỉ đèn dầu tù mù nhưng đêm đêm tôi và chị thường trao đổi chuyện
thơ văn. Có khi say mê viết, muỗi cắn không cần biết. Sau năm 68 chị theo gia
đình vào Đà Nẵng nhưng không quên đứa em con cậu ruột. Thơ chị viết bằng trái
tim nên dễ đi vào lòng người đọc: THƠ LÊ THỊ ÁI NIỆM
TIỄN ĐƯA
Tin em đi chị
bỗng buồn như biển
Trời thu mưa
hiu hắt mấy dặm xa
Áo sờn
vai mưa thơ em có ướt
Bến sông nào
em dừng nhớ quê xưa?
Mai em
đi gầy gò thân lữ thứ
Tiễn
đưa em có lá rụng ven sông
Em đi
rồi ai làm thơ chị đọc
Suốt một
đời chị làm bến trông mong
Dăm ba
người thân bỏ đi trăm ngả
Mùa
thu nào cũng vàng lá chia ly
Chị ngồi
lại bên bờ thương nhớ cũ
Giọt nước mắt
nào thầm đưa tiễn người đi
Mai em
đi vui với khung trời rộng
Đem
tim lòng hòa điệu với đại dương
Hát vỡ
cổ những khúc tình ca biếc
Hãy
yêu người như chị đã yêu em…
Người
thứ 2 tôi muốn nhắc đến là anh Lê Bá Lăng. Nhà anh ở chợ Vỹ Dạ. Quen nhau cũng nhờ
đọc báo cọp ở nhà sách đối diện chợ Vỹ Dạ. Nơi này tôi còn gặp và quen cả Viêm Tịnh,
Võ Công Liêm. Nhà sách này là của bố hai anh ấy. (Vừa là tiệm vàng vừa nhà
sách). Anh Lăng là nhà giáo rất nghiêm túc nhưng tâm hồn thì rất phóng
khoáng. Nhà anh là chỗ trú cho anh em văn nghệ mà tôi là “ủy viên thường trực”
ngủ nhờ… Tôi còn nhớ Hồ Minh Dũng, em rễ của anh) Lê Khắc Cầm, Lê Văn Ngăn, Ngụy
Ngữ, Trần Hoài Thư. Hồi ấy có thanh niên nào lớn lên mà không trăn trở về Quê
Hương, Đất Nước khi không bình yên nhỉ? Kỷ niệm khó quên nhất là có một
đêm Trần Hoài Thư từ Quy Nhơn về thăm rồi ngủ lại. Sau khi nhâm nhi cà
phê, nhắc chuyện văn nghệ, 3 anh em (LBL, THT và tôi) cùng viết bài gửi cho tạp
chí Văn ở SG. Và cả 3 đều được Văn giới thiệu trang trọng. Mẹ và anh Lê Bá
Lăng rất thương tôi. Suýt là em rễ anh ấy. Điều tôi không tin mà đã chứng nghiệm. Có
lần tôi rủ L, em gái anh Lăng lên chùa Thiên Mụ… và sau đó thì chia xa biền
biệt!
Anh LBL không chỉ làm thơ mà còn viết truyện nữa. Truyện
thì không thể trích ra đây nên tôi post một bài thơ của anh:
Nuôi
bây giờ ta nuôi tình yêu em bằng nỗi nhớ
nỗi nhớ đã khiến ta nhắc tên em nhiều lần
mỗi ngày mỗi đêm
mỗi khi ăn cơm
mỗi lần uống nước
mỗi khi cầm súng đứng canh
mỗi khi nằm ngủ dưới hào
mỗi lần soi gương
mỗi khi muỗi cắn
bây giờ ta nuôi ước vọng ta bằng mồ hôi
mồ hôi đã làm mỏi tay ta
đã làm sạm mặt ta
đã giết chết thơ ta
đã làm hôi hám ta
bây giờ ta nuôi căm thù cho quê hương ta bằng nước mắt
nước mắt đã khiến ta phiền muộn
đã làm ta đau thương
nước mắt đã làm cho ta khóc bạn bè
khóc mẹ cha
khóc nhà tan cửa nát
và bây giờ ta chỉ còn biết nuôi tình yêu em bằng nỗi
nhớ
nuôi ước vọng ta bằng mồ hôi
và nuôi căm thù cho quê hương ta bằng nước mắt.
Sau anh Lê Bá Lăng, tôi không thể
không nhắc đến anh Lương Viết Khiêm. Cũng là một nhà giáo nhưng sống hết
mình. Cháy hết mình khác nào que diêm sinh chờ ngún, mà tôi và bạn bè hay đùa
là M.113.
Anh học giỏi và là người đi dạy rất sớm. Khi
tôi đang còn mài đũng quần ở trường Nguyễn Tri Phương thì anh đã là giáo sinh
vào thực tập ở đây. Một buổi thực lớp đệ ngũ A 2 anh hỏi: Ở đây có em nào viết
trên tạp chí Văn lấy bút hiệu là Trần Dzạ Lữ? (Tôi đoán không lầm là anh
hỏi báo chí). Tôi rụt rè giơ tay.Anh bước đến bắt tay và giới thiệu với cả lớp:
Em này làm thơ hay đấy. Từ buổi thực tập tôi và anh có những giao tình cũng rất
hay. Nhà ba mẹ anh ở Vân Dương nhưng anh có một căn phòng riêng ở sát bờ Đập
Đá. Tôi cũng thường hay lui tới. Hồi ấy nghe đâu anh cũng đã có một nhóm văn nghệ
với nhà văn Trần Duy Phiên. Tôi cũng có một mối tình không may với LTTB,
em gái của anh. Thơ anh cũng như người anh đầy triết lý hiện sinh. Anh khoái J.P
Satre là thế. Tôi thích những bài 4 câu của anh ý tại ngôn ngoại:
Người thì làm thơ thật
Ta thì làm thơ chơi
Mượn tạm trang giấy trắng
Cho thơ có chỗi ngồi (Bài Tự Bạch)
Hay:
Ta thả tình ta xuống biển em
Mênh mông sóng nước biết đâu tìm
Cuối nẻo trần gian sông biển cạn
Ta vớt tình lên đâu thấy em (Bài Thả Tình)
Hoặc:
Dừng ngay từ dấu hỏi
Vì không thể trả lời
Đã đánh mất tiếng nói
Tôi thích tính cách của anh. Nhân hậu và bao dung. Vì thế
anh rất nhiều bạn.
Một người tôi muốn nhắc đến là
Võ Quê. Bạn ở Quảng Trị song gốc gác là làng Chuồn - An Truyền (Vào Huế học). Cũng tham gia vào tờ Mây Ngàn. Thơ bạn ấy đầy lửa đấu tranh. Lúc giao tình bạn
hay nhắc về nhà thơ Ngô Kha (bạn mê anh Ngô Kha thì đúng hơn). Chúng tôi hay ngồi
cà phê Lạc Sơn. Có khi gặp cả anh Ngô Kha (anh cũng rủ tôi tham gia tranh đấu). Tôi cười cười bảo là thích thuần túy văn nghệ thôi. Võ Quê có chí hướng
riêng.Tôi vẫn tôn trọng bạn. Và thích bài thơ:
Thừa Phủ ơi! Lòng ta hồng biển lửa!
khi mùa đông rớt xuống vai người
chiếc lá vàng khô chết hồn vui
lòng em có đau ơi người tù thiếu nữ
manh áo nâu bùn em
nép mình đằng sau cánh cửa
những cánh cửa chua ngoa
giam hãm bóng chim hiền
giọt nước mắt em rưng rức từng đêm
ta biết em đang vo thành lửa bỏng
ngày em đến đây
ngờ nghệch vô cùng
tội tình gì
một sáng ven sông
lũ chúng bạo hành em
lưỡi lê ghìm đầu súng
mẹ rên xiết gào lên uất hận
con tôi! tội nghiệp con tôi
Hai ơi con đã đi rồi
vườn hoang cỏ cháy mẹ ngồi khóc con
từ đó không còn bay áo mỏng
trên quê hương hào khí ngất Trường Sơn
trong khám lạnh lòng càng cao căm phẫn
em lớn khôn theo chí căm hờn
em đang mơ ngày bứt xiềng bạo lực
đời hồn nhiên hoa bướm thong dong
sau cánh cửa nhà giam nụ cười thơm giấy mực
tiếng hát em về réo rắt giòng sông
ơi người tù thiếu nữ trưa nay
đang quét lá khô rơi trên vỉa hè Lê Lợi
hồn em đau trong từng nhát chổi lạnh lùng
ta biết lòng em đang rực hồng biển lửa
chờ gió ngày bão lớn thổi bùng lên
Chí Hòa Tân Hiệp Côn Sơn
cuồng phong Thừa Phủ cuốn tan ngục tù
mắt em sáng nắng mùa thu
tình long lanh ý ngoc
em đang mơ ngày bạo quyền ngã gục
xác chúng phơi trên ngưỡng cửa đề lao
kiêu hùng tóc biếc bay cao
em tung nón rách
em gào tự do!
ngày mai trên những chuyến đò
có cô con gái học trò sang sông
áo bay thơm má em hồng
cờ vươn cao ngọn gió
Thừa Phủ ơi! Thừa Phủ ơi!
Lòng ta hồng biển lửa!
chiếc lá vàng khô chết hồn vui
lòng em có đau ơi người tù thiếu nữ
manh áo nâu bùn em
nép mình đằng sau cánh cửa
những cánh cửa chua ngoa
giam hãm bóng chim hiền
giọt nước mắt em rưng rức từng đêm
ta biết em đang vo thành lửa bỏng
ngày em đến đây
ngờ nghệch vô cùng
tội tình gì
một sáng ven sông
lũ chúng bạo hành em
lưỡi lê ghìm đầu súng
mẹ rên xiết gào lên uất hận
con tôi! tội nghiệp con tôi
Hai ơi con đã đi rồi
vườn hoang cỏ cháy mẹ ngồi khóc con
từ đó không còn bay áo mỏng
trên quê hương hào khí ngất Trường Sơn
trong khám lạnh lòng càng cao căm phẫn
em lớn khôn theo chí căm hờn
em đang mơ ngày bứt xiềng bạo lực
đời hồn nhiên hoa bướm thong dong
sau cánh cửa nhà giam nụ cười thơm giấy mực
tiếng hát em về réo rắt giòng sông
ơi người tù thiếu nữ trưa nay
đang quét lá khô rơi trên vỉa hè Lê Lợi
hồn em đau trong từng nhát chổi lạnh lùng
ta biết lòng em đang rực hồng biển lửa
chờ gió ngày bão lớn thổi bùng lên
Chí Hòa Tân Hiệp Côn Sơn
cuồng phong Thừa Phủ cuốn tan ngục tù
mắt em sáng nắng mùa thu
tình long lanh ý ngoc
em đang mơ ngày bạo quyền ngã gục
xác chúng phơi trên ngưỡng cửa đề lao
kiêu hùng tóc biếc bay cao
em tung nón rách
em gào tự do!
ngày mai trên những chuyến đò
có cô con gái học trò sang sông
áo bay thơm má em hồng
cờ vươn cao ngọn gió
Thừa Phủ ơi! Thừa Phủ ơi!
Lòng ta hồng biển lửa!
Và có một chàng trai gốc Quảng
Nam khiến tôi khó quên đó là Tần Hoài Dạ Vũ.Thập niên 60 anh anh về Huế học Quốc
Học. Đệ Tam là anh đã có thơ đăng trên các tạp chí ở SG. Đặc biệt là thơ
tình. Lúc này mà giọng điệu thơ anh như vậy là rất mới và thi cảm đầy hồn
vía. Tôi rất thích. Huể nhỏ nên đi lui đi tới rồi cũng quen nhau. Tôi thích nhất
là 2 bài DI NGÔN và HẸN VỀ VỚI HUẾ.
THƠ TẦN HOÀI DẠ VŨ
DI NGÔN
Rồi anh sẽ gối đầu lên giấc mộng
ngủ quên đời trong giường mộ bình yên
em hãy khuấy hai tay làm biển động
che giùm anh tiếng đại bác vang rền
Xin em hãy liệm anh bằng tiếng hát
đắp mặt anh bằng mái tóc em buồn
cho anh quên những xác người tan nát
những kẽm gai còn rào kín tâm hồn
Em có nhớ, thắp hương bằng nước mắt
ngọt vô cùng anh sẽ uống no say
để anh quên chuyện trần gian đói khát
chén cơm đen muối mặn nuốt qua ngày
Và em hãy viết thư bằng cổ tích
đừng nhắc chuyện quê hương chinh chiến hận thù
anh sẽ tưởng hồn anh không xiềng xích
bay tìm em dù gió cát, sương mù
Ở ĐÀ NẴNG
Năm 1968 tôi bỏ học vào ĐN để trốn lính… Ở nhà người cậu được
một thời gian rồi cũng bị bắt đưa vào TTHL Hòa Cầm. Số gặp may được quý nhân giúp đỡ tôi trở thành
lính cậu mà không phải ra mặt trận. Vô cùng cảm ơn Trời Phật. Những ngày tháng ở
Đà Nẵng từ 1968 đến 1973 là những xâu chuỗi kỷ niềm tràn đầy tôi mang vào hồn đăm đắm. Ở đấy tôi
gặp gỡ các bạn bè như những đốm lửa kết nối thân thương: Trường Thi (đã có bài
viết riêng về anh), Đynh Trầm Ca, Hoàng Đặng, Hồ Đắc Ngọc, Đoàn Huy Giao, Hà
Nguyên Thạch, Trần Quang Lộc, Vũ Hữu Định, Trần Thị Loan, Thành Tôn, Thái Tú Hạp,
Hạ Quốc Huy, Lý Văn Chương, Phạm Thị Lộc, Lê Thị Ngọc Quý, Vô Ưu, Cao Bá Minh,
Nguyễn Tam Phù Sa, Nguyễn Gia Hữu, Phạm Phú Hải, Trần Trung Sáng… và sau này là
Nguyễn Ngọc Hạnh, Gia Nguyễn, Nguyễn Duy Ninh, Vũ Ngọc Giao, Lê Công Đào…
Một thời đáng nhớ vì tình bạn trong văn nghệ chân tình, không ganh ghét đố kỵ nhau. Những quán cà phê ở ĐN là nơi để anh em hẹn hò đọc thơ, hát nhạc cho nhau nghe... Từ đó khơi nguồn, thúc giục nhau trong sáng tác. Đặc biệt là Vũ Hữu Định. Luôn kêu tôi về ngủ lại với anh trong căn nhà nhỏ ở chợ Cồn. Nhà nghèo nhưng anh và vợ anh (chị Vân) rất tốt bụng. Khi nào tôi về chị Vân cũng đi ngủ riêng để tôi và VHĐ nằm trò chuyện, đọc thơ, hát nhạc… một chút mà đến sáng! Trước đó VHĐ viết cũng nhiều lấy tên là Hàn Phong Lệ. Anh khoe với tôi bài thơ Còn Một Chút gì Để Nhớ viết ở tận Pleiku. Tôi đọc xong vỗ đét một cái. Hay. Rất Hay. Chưa ai viết về Pleiku hay như thế. Vậy là tôi xúi anh gửi bài cho các tạp chí và động viên anh vào SG gặp nhạc sĩ Phạm Duy.
Sau đó anh giang hồ và vào gặp Phạm Duy thật. Ông ta khoái chí nên phổ bài thơ. Từ đó tên tuổi anh bắt đầu nổi…
Một thời đáng nhớ vì tình bạn trong văn nghệ chân tình, không ganh ghét đố kỵ nhau. Những quán cà phê ở ĐN là nơi để anh em hẹn hò đọc thơ, hát nhạc cho nhau nghe... Từ đó khơi nguồn, thúc giục nhau trong sáng tác. Đặc biệt là Vũ Hữu Định. Luôn kêu tôi về ngủ lại với anh trong căn nhà nhỏ ở chợ Cồn. Nhà nghèo nhưng anh và vợ anh (chị Vân) rất tốt bụng. Khi nào tôi về chị Vân cũng đi ngủ riêng để tôi và VHĐ nằm trò chuyện, đọc thơ, hát nhạc… một chút mà đến sáng! Trước đó VHĐ viết cũng nhiều lấy tên là Hàn Phong Lệ. Anh khoe với tôi bài thơ Còn Một Chút gì Để Nhớ viết ở tận Pleiku. Tôi đọc xong vỗ đét một cái. Hay. Rất Hay. Chưa ai viết về Pleiku hay như thế. Vậy là tôi xúi anh gửi bài cho các tạp chí và động viên anh vào SG gặp nhạc sĩ Phạm Duy.
Sau đó anh giang hồ và vào gặp Phạm Duy thật. Ông ta khoái chí nên phổ bài thơ. Từ đó tên tuổi anh bắt đầu nổi…
THƠ VŨ HỮU ĐỊNH
CÒN MỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ
Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương
Phố núi cao phố núi trời gần
Phố xá không xa nên phố tình thân
Đi dăm phút đã về chốn cũ
Một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng
Phố xá không xa nên phố tình thân
Đi dăm phút đã về chốn cũ
Một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng
Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
Nên mắt em ướt và tóc em ướt
Da em mềm như mây chiều trong
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
Nên mắt em ướt và tóc em ướt
Da em mềm như mây chiều trong
Xin cảm ơn thành phố có em
Xin cảm ơn một mái tóc mềm
Mai xa lắc bên đồn biên giới
Còn một chút gì để nhớ để quên
Xin cảm ơn một mái tóc mềm
Mai xa lắc bên đồn biên giới
Còn một chút gì để nhớ để quên
Bài thơ được phù thủy âm nhạc Phạm Duy chắp thêm cánh cho thơ
bay lên cao cùng âm nhạc. Rất nhiều người nghe, thuộc và hát. Vậy mà có một dạo
trên FB, có người tự nhận mình là tác giả bài thơ trên. Tôi đã lên tiếng thì người
đó lặn mất tăm. Buồn cười thật!
Tôi mừng cho anh. Từ đó anh cũng “đi bụi” nhiều hơn. Để chị Vân gánh vác hết mọi chuyện. Thấy tình cảnh chị tôi thật se lòng. Càng” đi bụi“ thơ anh càng hay và sâu sắc hơn nữa. Năm 1981 anh qua đời trong một bữa rượu tại nhà em trai anh. Tôi chẳng hay. Sau này Lữ Thượng Thọ vào SG gặp tôi mới hay. Thọ nói với tôi là trước khi chết VHĐ có làm 2 bài thơ thật cảm động. Đó là một bài thơ viết cho vợ và một bài viết cho tôi. Thọ đưa bản thảo chép tay cho tôi. Tôi đọc mà lòng rưng rưng nỗi nhớ thương bạn.
Bạn qua đời. Con cái lớn lên làm ăn khấm khá. Chị Vân được hưởng an nhàn. Tôi mừng vì gần hết đời người chị khổ vì chồng vì con mà chẳng bao giờ buông ra một câu than thở…
Người thứ 2 ở Đà Nẵng tôi nói đến là Đynh Trầm Ca (tên thật là Mạc Phụ). Anh ở con phố nhỏ là Vĩnh Điện. Gặp nhau anh hay rủ tôi vào chơi. Cuối tuần đến hẹn lại lên. Con phố buồn hiu. Hồi ấy chưa có đèn điện. Đêm xuống anh giăng mùng xong là ôm đàn hát cho tôi nghe từ nhạc Phạm Duy, Trịnh Công Sơn rồi nhạc anh sáng tác. Anh sớm nổi tiếng bởi bài hát RU CON TÌNH CŨ qua giọng hát của Lệ Thu. Nghe anh hát tôi se lòng không chịu nỗi bởi nỗi buồn cứ quấn chặt lấy trái tim không buông tha:
Tôi mừng cho anh. Từ đó anh cũng “đi bụi” nhiều hơn. Để chị Vân gánh vác hết mọi chuyện. Thấy tình cảnh chị tôi thật se lòng. Càng” đi bụi“ thơ anh càng hay và sâu sắc hơn nữa. Năm 1981 anh qua đời trong một bữa rượu tại nhà em trai anh. Tôi chẳng hay. Sau này Lữ Thượng Thọ vào SG gặp tôi mới hay. Thọ nói với tôi là trước khi chết VHĐ có làm 2 bài thơ thật cảm động. Đó là một bài thơ viết cho vợ và một bài viết cho tôi. Thọ đưa bản thảo chép tay cho tôi. Tôi đọc mà lòng rưng rưng nỗi nhớ thương bạn.
Bạn qua đời. Con cái lớn lên làm ăn khấm khá. Chị Vân được hưởng an nhàn. Tôi mừng vì gần hết đời người chị khổ vì chồng vì con mà chẳng bao giờ buông ra một câu than thở…
Người thứ 2 ở Đà Nẵng tôi nói đến là Đynh Trầm Ca (tên thật là Mạc Phụ). Anh ở con phố nhỏ là Vĩnh Điện. Gặp nhau anh hay rủ tôi vào chơi. Cuối tuần đến hẹn lại lên. Con phố buồn hiu. Hồi ấy chưa có đèn điện. Đêm xuống anh giăng mùng xong là ôm đàn hát cho tôi nghe từ nhạc Phạm Duy, Trịnh Công Sơn rồi nhạc anh sáng tác. Anh sớm nổi tiếng bởi bài hát RU CON TÌNH CŨ qua giọng hát của Lệ Thu. Nghe anh hát tôi se lòng không chịu nỗi bởi nỗi buồn cứ quấn chặt lấy trái tim không buông tha:
Ba năm qua em trở thành thiếu phụ
Ngồi ru con như ru tình buồn
Xin một đời thôi tiếc thương nhau
Xin một đời ngủ yên dĩ vãng
Ngồi ru con như ru tình buồn
Xin một đời thôi tiếc thương nhau
Xin một đời ngủ yên dĩ vãng
Ba năm qua em trở thành thiếu phụ
Ngồi ru con như ru tình sầu
Kỷ niệm nào ghi dấu trên tay
Cho lòng này dài những cơn đau
Ngồi ru con như ru tình sầu
Kỷ niệm nào ghi dấu trên tay
Cho lòng này dài những cơn đau
Thôi anh ơi anh đừng hờn trách nữa
Đời em như rong rêu tội tình
Xin gục đầu ghi dấu ăn năn
Thôi đừng buồn em nữa nghe anh...
(Nhạc và lời Đynh Trầm Ca)
Đời em như rong rêu tội tình
Xin gục đầu ghi dấu ăn năn
Thôi đừng buồn em nữa nghe anh...
(Nhạc và lời Đynh Trầm Ca)
Đynh Trầm Ca sống chân tình và hết lòng vì bè bạn. Sau năm 75
anh lưu lạc phương Nam và lấy một người con gái Cần Thơ nhỏ hơn anh cả con
giáp. Anh vẫn âm thầm sáng tác cả nhạc cả thơ. Cuối cùng vợ chồng anh cũng quay về Vĩnh Điện mở quán cà phê làm
kế sinh nhai… Nhiều năm rồi tôi chưa gặp. Lúc có dịp tôi ra đó anh lại đi Cần
Thơ. Nhưng thế nào rồi tôi cũng sẽ gặp.
Người thứ 3 tôi muốn nhắc đến là Đoàn Huy Giao. Một người làm thơ đầy trăn trở về phận người. Thơ anh viết một cách rất riêng. Tính cách cũng rất lạ nhưng là người có trái tim nhân hậu. Chúng tôi quen biết nhau ở tòa soạn tuần báo Thời mới ở ĐN do anh Nguyễn Hương Nhân làm chủ bút. Đoàn Huy Giao biên tập bài vở. Ở đây tôi cũng quen luôn anh Thiếu Khanh, Ngy Xuân Sơn (Phạm Sĩ Sáu)
Sau năm 1975 anh làm cho đài truyền hình. Hết làm việc anh cất công lên tận Tây Nguyên tìm tòi những dấu tích văn hóa… và xây dựng được một Bảo Tàng bên núi Sơn Trà. Một kỳ công thầm lặng nhưng đáng bái phục. Một chuyện nhỏ song tôi cũng khó quên. Số là sau năm 1975, tôi đem vợ về quê ở Ngọc Anh làm ruộng. Tuy làm ruộng mà vẫn thiếu gạo ăn vì tôi được giao ruộng “đốt lóng’ tức là ruộng xấu nhất. Thu nhập không bao nhiêu thì phải đóng cho Hợp tác Xã. Một ngày nọ vợ chồng tôi đang ở ngoài ruộng thì có người báo tin là có hai người vào nhà nhà chờ. Tôi tất tả chạy vào. Ngó quanh quất chẳng thấy ai. Một chặp Đoàn Huy Giao và Vũ Hữu Định tung mền dậy cười ngặt nghẻo. Để tạo bất ngờ hai bạn vào giường ngủ của vợ chồng tôi nằm. Nhà thiếu gạo ăn, trống huơ nên đâu sợ trộm mà đóng cửa? Thấy bạn mừng muốn chết! Hai bạn đưa ra một bao cát gạo khoảng 10 ký tặng tôi. Hồi đó còn ngăn sông cấm chợ, không biết bằng cách nào mà Giao mang gạo ra Huế được cũng là chuyện lạ!
Cặp kè với Đoàn Huy Giao là Hồ Đắc Ngọc.
Anh này thật đúng là quái kiệt. Bất cứ nơi đâu, làm gì miệng anh luôn lẩm bẩm QUỐC TẾ (ý nói mình là cỡ quốc tế). Tôi và Ngọc quen nhau qua Đoàn Huy Giao. Lúc này anh đã nổi tiếng trên tạp chí Văn qua hình minh họa bìa bằng bút sắt. Anh cũng trốn lính, vào ở một ngôi chùa gần phi trường. Tôi tới chơi với anh thì gặp một người nữ rất Huế tên Loan (sau này mới biết là tình nhân của nhau) ăn nói dịu ngọt và duyên dáng lạ kỳ. Có lần Loan đến, tôi đang ngồi chơi thì Ngọc xua đuổi tôi ”Mi về đi. Mi về đi…” Thế là tôi biết mình phải như thế nào rồi. Loan yêu da diết Ngọc có lẽ từ bức tranh anh triển lãm ở Trung Tâm Văn Hóa Hoa Kỳ.
Bức sơn dầu anh vẽ thiếu nữ áo vàng đẹp mê hồn. Anh không bán mà để dành tặng cho Loan thì phải. Mối tình giữa chàng họa sĩ và cô giáo gốc Cầu Hai đẹp như cổ tích. Sau 75 cô ấy đưa Ngọc qua Mỹ. Một thời gian nghe đâu hai người chia tay. Vẫn còn biết tin Trần Thị Loan nhưng Hồ Đắc Ngọc thì biệt vô âm tín. Không biết anh chàng “quốc tế“ ấy bây giờ ra sao? Cứ mỗi lần xem lại hình bìa bút sắt tôi lại mường tượng ra bạn: Một con người thật kỳ lạ!.
Người thứ 3 tôi muốn nhắc đến là Đoàn Huy Giao. Một người làm thơ đầy trăn trở về phận người. Thơ anh viết một cách rất riêng. Tính cách cũng rất lạ nhưng là người có trái tim nhân hậu. Chúng tôi quen biết nhau ở tòa soạn tuần báo Thời mới ở ĐN do anh Nguyễn Hương Nhân làm chủ bút. Đoàn Huy Giao biên tập bài vở. Ở đây tôi cũng quen luôn anh Thiếu Khanh, Ngy Xuân Sơn (Phạm Sĩ Sáu)
Sau năm 1975 anh làm cho đài truyền hình. Hết làm việc anh cất công lên tận Tây Nguyên tìm tòi những dấu tích văn hóa… và xây dựng được một Bảo Tàng bên núi Sơn Trà. Một kỳ công thầm lặng nhưng đáng bái phục. Một chuyện nhỏ song tôi cũng khó quên. Số là sau năm 1975, tôi đem vợ về quê ở Ngọc Anh làm ruộng. Tuy làm ruộng mà vẫn thiếu gạo ăn vì tôi được giao ruộng “đốt lóng’ tức là ruộng xấu nhất. Thu nhập không bao nhiêu thì phải đóng cho Hợp tác Xã. Một ngày nọ vợ chồng tôi đang ở ngoài ruộng thì có người báo tin là có hai người vào nhà nhà chờ. Tôi tất tả chạy vào. Ngó quanh quất chẳng thấy ai. Một chặp Đoàn Huy Giao và Vũ Hữu Định tung mền dậy cười ngặt nghẻo. Để tạo bất ngờ hai bạn vào giường ngủ của vợ chồng tôi nằm. Nhà thiếu gạo ăn, trống huơ nên đâu sợ trộm mà đóng cửa? Thấy bạn mừng muốn chết! Hai bạn đưa ra một bao cát gạo khoảng 10 ký tặng tôi. Hồi đó còn ngăn sông cấm chợ, không biết bằng cách nào mà Giao mang gạo ra Huế được cũng là chuyện lạ!
Cặp kè với Đoàn Huy Giao là Hồ Đắc Ngọc.
Anh này thật đúng là quái kiệt. Bất cứ nơi đâu, làm gì miệng anh luôn lẩm bẩm QUỐC TẾ (ý nói mình là cỡ quốc tế). Tôi và Ngọc quen nhau qua Đoàn Huy Giao. Lúc này anh đã nổi tiếng trên tạp chí Văn qua hình minh họa bìa bằng bút sắt. Anh cũng trốn lính, vào ở một ngôi chùa gần phi trường. Tôi tới chơi với anh thì gặp một người nữ rất Huế tên Loan (sau này mới biết là tình nhân của nhau) ăn nói dịu ngọt và duyên dáng lạ kỳ. Có lần Loan đến, tôi đang ngồi chơi thì Ngọc xua đuổi tôi ”Mi về đi. Mi về đi…” Thế là tôi biết mình phải như thế nào rồi. Loan yêu da diết Ngọc có lẽ từ bức tranh anh triển lãm ở Trung Tâm Văn Hóa Hoa Kỳ.
Bức sơn dầu anh vẽ thiếu nữ áo vàng đẹp mê hồn. Anh không bán mà để dành tặng cho Loan thì phải. Mối tình giữa chàng họa sĩ và cô giáo gốc Cầu Hai đẹp như cổ tích. Sau 75 cô ấy đưa Ngọc qua Mỹ. Một thời gian nghe đâu hai người chia tay. Vẫn còn biết tin Trần Thị Loan nhưng Hồ Đắc Ngọc thì biệt vô âm tín. Không biết anh chàng “quốc tế“ ấy bây giờ ra sao? Cứ mỗi lần xem lại hình bìa bút sắt tôi lại mường tượng ra bạn: Một con người thật kỳ lạ!.
Hình ảnh tôi và họa sĩ Duy
Ninh Nguyen
Viết về Hồ Đắc Ngọc mà không nói đến Trần Thị Loan là một thiếu sót bởi vì Loan
chính là “hậu phương lớn “của bạn mình. Cô người Cầu Hai, Nước Ngọt. Môt cô giáo thông minh
và bản lĩnh lạ thường. Rất nhan sắc về hai khía cạnh: Thân xác và tâm hồn. Vì yêu Ngọc
mà hy sinh tất cả. Qua ngày tháng cưu mang Ngọc ở Đà Nẵng cô ấy không biết bằng cách nào mà
dắt Ngọc qua thấu Mỹ. Được một thời gian vì Ngọc lúc nào cũng “quốc tế” nên họ
chia tay nhau.
Sau đó Loan sống với Phạm Công Thiện. Họ có một đứa con riêng rồi cũng ok bye tác giả Ngày Sinh Của Rắn này. Một mình đơn thân nuôi con ăn học thành tài và cháu ấy đã thành luật sư. Lần lượt Loan đưa cả gia đình gần 20 người ở VN quá xứ Cờ Hoa. Mấy năm trước Loan có về VN gặp cả Hoàng Đặng và tôi. Nghe cô ấy nói là làm trong một công ty hàng không của Mỹ. Tôi thật bái phục.
Người thứ 4 là Vô Ưu. Vô ưu xuất hiện trên Bách Khoa với những truyện ngắn hay và lạ. Là cây bút trẻ của Đà Nẵng hồi đó. Do yêu thích văn chương mà tôi và Vô ưu quen biết nhau. Vô Ưu học cùng lớp với Lê Thị Ngọc Quý. Là hai hoa khôi của trường Phan Chu Trinh. Từ đó chúng tôi luôn trao đổi với nhau mọi vấn đề, nhất là vấn đề thanh niên trước thời cuộc. Cùng có chung suy nghĩ để cùng sáng tác. Như là anh em thân thiết nên chẳng bao giờ che giấu nhau điều gì. Năm 1973 tôi vào SG. Dần dà Vô Ưu cũng vào SG học đại học. Sợi dây liên hệ vẫn được kết nối. Năm 1974 sắp giải ngũ tôi về phụ giúp lo tờ Văn Học cùng anh chị Phan Kim Thịnh và Lê Vĩnh Thọ. Sang năm 1975. Số Văn Học đang in nửa chừng giới thiệu Vô Ưu với bạn đọc thì biến cố xảy ra. Thật tiếc là tờ báo in chưa xong để thấy cái tâm của tạp chí Văn Học và bài giới thiệu của tôi về Vô Ưu. Bẵng đi một thời gian vì kế sinh nhai tôi không còn gặp được Vô Ưu.
Đến năm 1995, khi xuất bản tập thơ đầu tay Hát Dạo Bên trời tôi đến báo Tuổi Trẻ kiếm Vô Ưu để tặng. Không gặp, tôi đành gửi lại cho tòa soạn. Hôm sau đọc báo Tuổi Trẻ số 106/95 ra ngày 9.9.1995 trang Văn Hóa Nghệ Thuật thấy bài của Vô Ưu (Ngô Thị Kim Cúc) với tựa VỚI THƠ ANH KHÔNG LỖI HẸN. Tôi đọc liền một mạch và rưng rưng cảm động vì tình anh em ngày cũ vẫn chứa chan. Bài viết thật hay và sâu sắc. Chỉ có là người thấu hiểu tôi mới viết được như thế. Sau này do công việc của mỗi người không gặp được nhau nhưng vẫn biết tin và thăm hỏi nhau qua mạng FB. Cô vẫn là một Vô Ưu tài hoa và một Ngô Thị Kim Cúc có những bài viết trên báo mà bạn đọc ưa thích. Tôi mừng vì từ ấy đến giờ Vô Ưu vẫn là chính mình.
Sau đó Loan sống với Phạm Công Thiện. Họ có một đứa con riêng rồi cũng ok bye tác giả Ngày Sinh Của Rắn này. Một mình đơn thân nuôi con ăn học thành tài và cháu ấy đã thành luật sư. Lần lượt Loan đưa cả gia đình gần 20 người ở VN quá xứ Cờ Hoa. Mấy năm trước Loan có về VN gặp cả Hoàng Đặng và tôi. Nghe cô ấy nói là làm trong một công ty hàng không của Mỹ. Tôi thật bái phục.
Người thứ 4 là Vô Ưu. Vô ưu xuất hiện trên Bách Khoa với những truyện ngắn hay và lạ. Là cây bút trẻ của Đà Nẵng hồi đó. Do yêu thích văn chương mà tôi và Vô ưu quen biết nhau. Vô Ưu học cùng lớp với Lê Thị Ngọc Quý. Là hai hoa khôi của trường Phan Chu Trinh. Từ đó chúng tôi luôn trao đổi với nhau mọi vấn đề, nhất là vấn đề thanh niên trước thời cuộc. Cùng có chung suy nghĩ để cùng sáng tác. Như là anh em thân thiết nên chẳng bao giờ che giấu nhau điều gì. Năm 1973 tôi vào SG. Dần dà Vô Ưu cũng vào SG học đại học. Sợi dây liên hệ vẫn được kết nối. Năm 1974 sắp giải ngũ tôi về phụ giúp lo tờ Văn Học cùng anh chị Phan Kim Thịnh và Lê Vĩnh Thọ. Sang năm 1975. Số Văn Học đang in nửa chừng giới thiệu Vô Ưu với bạn đọc thì biến cố xảy ra. Thật tiếc là tờ báo in chưa xong để thấy cái tâm của tạp chí Văn Học và bài giới thiệu của tôi về Vô Ưu. Bẵng đi một thời gian vì kế sinh nhai tôi không còn gặp được Vô Ưu.
Đến năm 1995, khi xuất bản tập thơ đầu tay Hát Dạo Bên trời tôi đến báo Tuổi Trẻ kiếm Vô Ưu để tặng. Không gặp, tôi đành gửi lại cho tòa soạn. Hôm sau đọc báo Tuổi Trẻ số 106/95 ra ngày 9.9.1995 trang Văn Hóa Nghệ Thuật thấy bài của Vô Ưu (Ngô Thị Kim Cúc) với tựa VỚI THƠ ANH KHÔNG LỖI HẸN. Tôi đọc liền một mạch và rưng rưng cảm động vì tình anh em ngày cũ vẫn chứa chan. Bài viết thật hay và sâu sắc. Chỉ có là người thấu hiểu tôi mới viết được như thế. Sau này do công việc của mỗi người không gặp được nhau nhưng vẫn biết tin và thăm hỏi nhau qua mạng FB. Cô vẫn là một Vô Ưu tài hoa và một Ngô Thị Kim Cúc có những bài viết trên báo mà bạn đọc ưa thích. Tôi mừng vì từ ấy đến giờ Vô Ưu vẫn là chính mình.
Người kế tiếp tôi muốn nói đến là Lý Văn Chương. Chương và Phạm
Thị Lộc là cặp bài trùng trong phong trào du ca ở Đà Nẵng mà hai người đầu đàn là anh Trần
Đình Quân và Tôn Thất Lan. Không có buổi nào Lý văn Chương và Phạm Thị Lộc hát mà thiếu
tôi. Là một người trẻ tuổi say mê ca nhạc đến lạ kỳ. Chính niềm say mê đó đã khiến
Chương sáng tác lúc chưa bước chân vào đại học. Lúc đó Chương phổ thơ tôi rồi. Hai bài mà tôi
thích là Tình Ca Ngày Về và Đưa Người Đi (do Ẩn Lan - Phạm Thị Lộc hát). Sau
này qua Mỹ Chương phổ thơ tôi thêm mấy bài. Nhưng tôi ưa nhất là bài Đêm Mưa
Nghe Tiếng Đàn Bầu. Gần 30 năm xa quê hương. Có dạo Chương về thăm VN đầu tiên và cũng là lần cuối cùng. Gặp bạn
bè, người thân cũ Chương vui quá nên uống suốt ngày dù đang bệnh tiểu đường. Khi
về Mỹ Chương qua đời ở tuổi trên 40. Tương lai của Chương khép lại thiên thu. Nếu còn sống chắc Chương còn làm được nhiều việc và sáng tác nhạc sẽ thăng hoa. Nói đến Lý Văn Chương là phải nhắc đến Phạm Thị Lộc bởi hai người này như hình
với bóng từa tựa như nhạc Trịnh Công Sơn phải có Khánh Ly hát vậy. Lộc gốc An Cựu
nhưng theo gia đình vào Đà Nẵng sinh sống. Khi Chương đi rồi cô tiếp tục học lấy cử
nhân thanh nhạc để làm việc ở nhà văn hóa. Và đêm đêm, cô vẫn cất tiếng hát như
con chim họa mi phải hót giữa trời xanh. Có lần về ĐN, gặp nhau kể chuyện xưa nay không ngớt. Cô
cũng phổ thơ tôi mấy bài như Gửi Người Xa Huế, Gửi Người Năm Cũ. Lúc gặp nhau Phạm
Thị Lộc đã tròm trèm 50. Vậy mà tiếng hát của cô còn trầm ấm và truyền cảm lạ
lùng. Nếu người nghe mà không thấy dung nhan sẽ nghĩ cô còn rất thanh xuân trời ạ!
Một chuyện rất tức cười khi nhắc đến cô cháu Vũ Ngọc Giao (con gái của Đoàn Huy Giao) xinh đẹp và cá tính. Là vậy: Hơn 3 năm trước, nghĩa là năm 2013 tôi có trang cá nhân FB. Người kết bạn với tôi cũng ngót nghét cả ngàn. Qua thời gian, tôi sàng lọc bớt vì thích những câu văn chương chứ không thích đùa cợt… Trong số người đó có Vũ Ngọc Giao xin kết bạn mà tôi không Ok. Mấy tháng sau qua tin nhắn chat cô bé kêu tôi chảnh và khai là con gái của bố ĐHG. Tôi sửng người và nói với Giao: “Sao cháu không nói cho chú biết? Nếu nói sớm là chú ok cái rột. Cô bé cười nói là để chú bất ngờ chơi” Chú biết không, lúc còn nhỏ xíu bố Giao đã kể về chú và đọc thơ cho cháu nghe rồi (cũng có thể từ lúc còn trong bụng mẹ!).
Cuối năm 2013 tôi và cháu thỉnh thoảng trò chuyện qua FB hoặc điện thoại. Cháu động viên tôi: Cháu biết thím mất mấy năm rồi. Chú nên kiếm một người để hủ hỉ vì người xưa nói: ''Con chăm cha không bằng bà chăm ông“ con hiểu điều này nên muốn bố tục huyền cho đỡ hiu quanh. Giao thấu đáo khi nói vậy với tôi. Nhưng tôi nói với cháu là con gái chú không được như cháu. Vả lại chú quen hiu quạnh rồi. Khi tôi gặp người tri kỷ, báo cho Giao hay cháu rất mừng. Năm 2015 tôi và tri kỷ của tôi về ĐN có hẹn gặp cháu Vũ Ngọc Giao. Cuộc gặp gỡ thật thú vị, sau cà phê Giao đãi tôi bữa bún chả cá Đà Nẵng ngon nhớ đời. Cô bé này trên FB rất cá tính. Hay đưa hình tự chụp mình rất nghệ thuật. Có những bài viết về bố mẹ cảm động. Cô bé thường trích thơ Nguyễn Đình Toàn. Chắc cô ấy quý tác giả này nhất (bởi chính tôi cũng thích thơ của anh ấy). Cũng có lúc tôi điện thoại để nhờ cháu “Gỡ rối tơ lòng” thay thế bà Tùng Long cơ đấy! Tranh bút sắt của Hồ Đắc Ngọc trên tạp chí Văn hình dưới Viết đến đây sực nhớ họa sĩ Hoàng Đặng. Anh là người gốc Huế “thiên di” vào Đà Nẵng sống và vẽ. Họa sĩ không gặp thời thì sống được là may. Tôi quen Hoàng Đặng qua Hồ Đắc Ngọc. Anh không bươn chải như người khác nhưng sống cũng “phiêu“ tận cùng.
Một chuyện rất tức cười khi nhắc đến cô cháu Vũ Ngọc Giao (con gái của Đoàn Huy Giao) xinh đẹp và cá tính. Là vậy: Hơn 3 năm trước, nghĩa là năm 2013 tôi có trang cá nhân FB. Người kết bạn với tôi cũng ngót nghét cả ngàn. Qua thời gian, tôi sàng lọc bớt vì thích những câu văn chương chứ không thích đùa cợt… Trong số người đó có Vũ Ngọc Giao xin kết bạn mà tôi không Ok. Mấy tháng sau qua tin nhắn chat cô bé kêu tôi chảnh và khai là con gái của bố ĐHG. Tôi sửng người và nói với Giao: “Sao cháu không nói cho chú biết? Nếu nói sớm là chú ok cái rột. Cô bé cười nói là để chú bất ngờ chơi” Chú biết không, lúc còn nhỏ xíu bố Giao đã kể về chú và đọc thơ cho cháu nghe rồi (cũng có thể từ lúc còn trong bụng mẹ!).
Cuối năm 2013 tôi và cháu thỉnh thoảng trò chuyện qua FB hoặc điện thoại. Cháu động viên tôi: Cháu biết thím mất mấy năm rồi. Chú nên kiếm một người để hủ hỉ vì người xưa nói: ''Con chăm cha không bằng bà chăm ông“ con hiểu điều này nên muốn bố tục huyền cho đỡ hiu quanh. Giao thấu đáo khi nói vậy với tôi. Nhưng tôi nói với cháu là con gái chú không được như cháu. Vả lại chú quen hiu quạnh rồi. Khi tôi gặp người tri kỷ, báo cho Giao hay cháu rất mừng. Năm 2015 tôi và tri kỷ của tôi về ĐN có hẹn gặp cháu Vũ Ngọc Giao. Cuộc gặp gỡ thật thú vị, sau cà phê Giao đãi tôi bữa bún chả cá Đà Nẵng ngon nhớ đời. Cô bé này trên FB rất cá tính. Hay đưa hình tự chụp mình rất nghệ thuật. Có những bài viết về bố mẹ cảm động. Cô bé thường trích thơ Nguyễn Đình Toàn. Chắc cô ấy quý tác giả này nhất (bởi chính tôi cũng thích thơ của anh ấy). Cũng có lúc tôi điện thoại để nhờ cháu “Gỡ rối tơ lòng” thay thế bà Tùng Long cơ đấy! Tranh bút sắt của Hồ Đắc Ngọc trên tạp chí Văn hình dưới Viết đến đây sực nhớ họa sĩ Hoàng Đặng. Anh là người gốc Huế “thiên di” vào Đà Nẵng sống và vẽ. Họa sĩ không gặp thời thì sống được là may. Tôi quen Hoàng Đặng qua Hồ Đắc Ngọc. Anh không bươn chải như người khác nhưng sống cũng “phiêu“ tận cùng.
Khi vẽ đam mê bừng cháy. Lúc nhậu cũng tận sáng. Giao du cũng nhiều. Anh có một xưởng
vẽ bên Sơn Trà. Năm 2015 tôi về ngủ lại. Thế là chuyện đời, chuyện văn nghệ huyên
thuyên. Tuy lận đận nhưng anh cũng có hai cuộc triển lãm tranh ở nước ngoài. Một lần ở
Ireland mà báo Thanh Niên ngày 19.8.2006 giới thiệu: ”Để được cầm cọ vẽ, suốt
35 năm Hoàng Đặng lầm lũi làm đủ thứ công việc; thợ hồ, phụ lò bánh mì, dạy
kèm, vẽ Pa-nô Xi-nê… Từng phải vào chùa trốn lính để thỏa mãn một đam mê duy nhất
trong đời là hội họa. Đó là chuyện đời, chuyện nghề của họa sĩ Hoàng Đặng, hội
viên hội Mỹ Thuật Việt nam. Những ngày này, Hoàng Đặng đang ở Ireland, có lẽ anh là người đầu tiên được mời đến để vẽ và triển lãm
tranh tại xứ sở hoa hồng” Và báo Đà Nẵng cuối tuần ra ngày 25.10.2009 chạy tít: TRIỂN LÃM TRANH CỦA HỌA SĨ HOÀNG ĐẶNG TẠI MỸ. Với chủ đề “Phong Cảnh và Đời Sống
VN“ từ ngày 18.10.2009 họa sĩ Hoàng Đặng đã lên đường sang Hoa Kỳ cùng 30 bức tranh với chất liệu sơn
dầu và Arcrylic để khai mạc cuộc triển lãm theo lời mời của 2 trường đại học St
Benedict, St John. Sự thành công của anh cũng có cái giá của nó: Vượt qua gian
nan đời sống và đốt hết đem mê của tâm hồn trên ngọn thời gian…
Khi nhắc nhở bạn bè ngoài Hồ Đắc Ngọc, anh thường nói đến Đỗ Toàn. Một nhà điêu khắc đáng quý với cái tâm mà trong giới văn nghệ gọi là Bồ Tát (cùng thời với điêu khắc gia Phạm Văn Hạng - một người rất nổi tiếng và sống đầy chất nghệ sĩ). Khi vào SG, tỉnh thoảng tôi điện thoại thăm bạn. Vẫn sống và làm việc không ngừng và cũng chẳng quên rong chơi.
Trái lại, họa sĩ Nguyễn Duy Ninh mỗi ngày một đẹp ra và sống hạnh phúc với vợ con đầm ấm. Anh có những cuộc triển lãm thành công. Tạp chí Sông Hương đã viết về anh: Họa sĩ Duy Ninh là một trong những gương mặt điển hình, thuộc thế hệ đầu tiên của mỹ thuật Đà Nẵng sau 1975. Suốt nhiều năm qua, Duy Ninh đã có những đóng góp sáng tạo không mệt mỏi, qua nhiều thể loại: sơn dầu, lụa, khắc gỗ… Thế nhưng, đến hiện nay, nhắc đến họa sĩ Duy Ninh, dường như nhiều người nghĩ ngay cái tên anh gắn liền với thể loại thủ ấn họa (monoprint). Bởi đây cũng chính là thể loại mà anh tâm đắc nhất, như có lần anh từng bộc bạch: “Với thể loại này, người nghệ sĩ có thể bày tỏ trên tranh những suy nghĩ sâu kín nhất, hoặc cũng có thể là những ý tưởng bất chợt. Cái hay của thể loại này là sự ngẫu nhiên mà người xem cảm nhận được lại chính là điều tác giả đã sắp xếp trước”. Với Duy Ninh, hẳn lĩnh vực này là một trò chơi lý thú của người khéo tay, vừa là tâm huyết của một họa sĩ trên con đường tìm kiếm tiếng nói của riêng mình. Tranh của anh thường thể hiện qua nhiều đề tài dàn trải phong phú, từ cụ thể… đến trừu tượng, bằng các chất liệu màu dầu, sơn ta, phấn tiên, thuốc nước… trên giấy trắng, giấy dó. Có thể nói, mọi ưu thế phóng túng trong việc sử dụng chất liệu cho thủ ấn họa đã được Duy Ninh khai thác một cách triệt để và hiệu quả.
Năm 1991, Duy Ninh có cuộc Triển lãm cá nhân tại TP Hồ Chí Minh. Đây cũng là lần đâu tiên Duy Ninh đã đem đến với công chúng một cái nhìn khá đầy đủ về nghệ thuật Thủ ấn họa của mình. Với 51 tác phẩm mang nặng những nội dung suy niệm sâu lắng về những thân phận, những mảnh đời giữa trần gian đầy bất trắc… đã khiến đông đảo người thưởng ngoạn và giới chuyên môn đánh giá cao. Cũng chính dịp này, chương trình nghệ thuật Đông dương (Indochina Art Project) của Hoa Kỳ, do David Thomas đại diện, đã chọn của Duy Ninh 7 tranh (trong tổng số 45 tranh được chọn tại Việt Nam) để trưng bày tại cuộc triển lãm chủ đề Two peoples - One land (Hai dân tộc - Một miền đất) ở Mỹ vào năm 1992….
Tính tình Nguyễn Duy Ninh lại hiền hòa dễ mến. Trước 75 là khóa khăn xanh Thủ Đức. Tôi khóa khăn tím (khóa huynh trưởng). Hồi ấy học thì ít mà chơi thì nhiều. Buổi chiều gần chạng vạng là Tôi, Nguyễn Duy Ninh, Lê Công Đào, Nguyễn Minh Nữu thường kéo nhau lên đồi Tăng Nhơn Phú hát nhạc, đọc thơ cho nhau nghe.
Năm 2015 tôi về thăm.Nguyễn Duy Ninh hú gọi bạn bè. Thế là các bạn Lê Công Đào, Hoàng Đặng, Trần Trung Sáng “e” tôi mấy bữa, cà phê, nhậu khắp Đà Nẵng. Bây giờ khi nghe ai nói về ĐN lại nhớ…
Đang viết tự nhiên nhớ đến Hoàng Đăng Nhuận. Một người không học trường lớp nào về Mỹ Thuật lại rất nổi tiếng như sóng lừng do lòng đam mê hội họa ngời ngời.Trước 75 tôi hay lên chơi chỗ họa sĩ Lê Văn Tài ở đường Trần Hưng Đạo Huế. Gặp và quen Hoàng Đăng
Nhuận từ đó. Sau năm 1968 anh vào Đà Nẵng sinh sống và làm việc. Nhưng nghiệp hội họa vẫn là chính. Anh có mấy xưởng vẽ nhưng một xưởng vẽ ở Thanh Bồ là ấn tượng với tôi nhất.
Lâu lâu anh rủ tôi về đó ngủ lại. Hoàng Đăng Nhuận như một kiếm sĩ trên khung vải và màu. Anh miệt mài không kể giờ giấc đêm ngày. Khu biển có rừng cây và gió hú ở Thanh Bồ có lúc khiến tôi rợn người. Nhưng với anh là bất sá và hiện hình cung cách của một đạo sĩ. Cũng chính nỗ lực nội tại cộng thêm thiên phú anh đã bước vào vườn địa đàng của hội họa HỌA SĨ HOÀNG ĐĂNG NHUẬN: GIẤC MƠ TRÀN NGẬP SẮC MÀU
Báo Đà Nẵng cuối tuần số ra ngày 10.10.2015 có giới thiệu như sau:
Khi nhắc nhở bạn bè ngoài Hồ Đắc Ngọc, anh thường nói đến Đỗ Toàn. Một nhà điêu khắc đáng quý với cái tâm mà trong giới văn nghệ gọi là Bồ Tát (cùng thời với điêu khắc gia Phạm Văn Hạng - một người rất nổi tiếng và sống đầy chất nghệ sĩ). Khi vào SG, tỉnh thoảng tôi điện thoại thăm bạn. Vẫn sống và làm việc không ngừng và cũng chẳng quên rong chơi.
Trái lại, họa sĩ Nguyễn Duy Ninh mỗi ngày một đẹp ra và sống hạnh phúc với vợ con đầm ấm. Anh có những cuộc triển lãm thành công. Tạp chí Sông Hương đã viết về anh: Họa sĩ Duy Ninh là một trong những gương mặt điển hình, thuộc thế hệ đầu tiên của mỹ thuật Đà Nẵng sau 1975. Suốt nhiều năm qua, Duy Ninh đã có những đóng góp sáng tạo không mệt mỏi, qua nhiều thể loại: sơn dầu, lụa, khắc gỗ… Thế nhưng, đến hiện nay, nhắc đến họa sĩ Duy Ninh, dường như nhiều người nghĩ ngay cái tên anh gắn liền với thể loại thủ ấn họa (monoprint). Bởi đây cũng chính là thể loại mà anh tâm đắc nhất, như có lần anh từng bộc bạch: “Với thể loại này, người nghệ sĩ có thể bày tỏ trên tranh những suy nghĩ sâu kín nhất, hoặc cũng có thể là những ý tưởng bất chợt. Cái hay của thể loại này là sự ngẫu nhiên mà người xem cảm nhận được lại chính là điều tác giả đã sắp xếp trước”. Với Duy Ninh, hẳn lĩnh vực này là một trò chơi lý thú của người khéo tay, vừa là tâm huyết của một họa sĩ trên con đường tìm kiếm tiếng nói của riêng mình. Tranh của anh thường thể hiện qua nhiều đề tài dàn trải phong phú, từ cụ thể… đến trừu tượng, bằng các chất liệu màu dầu, sơn ta, phấn tiên, thuốc nước… trên giấy trắng, giấy dó. Có thể nói, mọi ưu thế phóng túng trong việc sử dụng chất liệu cho thủ ấn họa đã được Duy Ninh khai thác một cách triệt để và hiệu quả.
Năm 1991, Duy Ninh có cuộc Triển lãm cá nhân tại TP Hồ Chí Minh. Đây cũng là lần đâu tiên Duy Ninh đã đem đến với công chúng một cái nhìn khá đầy đủ về nghệ thuật Thủ ấn họa của mình. Với 51 tác phẩm mang nặng những nội dung suy niệm sâu lắng về những thân phận, những mảnh đời giữa trần gian đầy bất trắc… đã khiến đông đảo người thưởng ngoạn và giới chuyên môn đánh giá cao. Cũng chính dịp này, chương trình nghệ thuật Đông dương (Indochina Art Project) của Hoa Kỳ, do David Thomas đại diện, đã chọn của Duy Ninh 7 tranh (trong tổng số 45 tranh được chọn tại Việt Nam) để trưng bày tại cuộc triển lãm chủ đề Two peoples - One land (Hai dân tộc - Một miền đất) ở Mỹ vào năm 1992….
Tính tình Nguyễn Duy Ninh lại hiền hòa dễ mến. Trước 75 là khóa khăn xanh Thủ Đức. Tôi khóa khăn tím (khóa huynh trưởng). Hồi ấy học thì ít mà chơi thì nhiều. Buổi chiều gần chạng vạng là Tôi, Nguyễn Duy Ninh, Lê Công Đào, Nguyễn Minh Nữu thường kéo nhau lên đồi Tăng Nhơn Phú hát nhạc, đọc thơ cho nhau nghe.
Năm 2015 tôi về thăm.Nguyễn Duy Ninh hú gọi bạn bè. Thế là các bạn Lê Công Đào, Hoàng Đặng, Trần Trung Sáng “e” tôi mấy bữa, cà phê, nhậu khắp Đà Nẵng. Bây giờ khi nghe ai nói về ĐN lại nhớ…
Đang viết tự nhiên nhớ đến Hoàng Đăng Nhuận. Một người không học trường lớp nào về Mỹ Thuật lại rất nổi tiếng như sóng lừng do lòng đam mê hội họa ngời ngời.Trước 75 tôi hay lên chơi chỗ họa sĩ Lê Văn Tài ở đường Trần Hưng Đạo Huế. Gặp và quen Hoàng Đăng
Nhuận từ đó. Sau năm 1968 anh vào Đà Nẵng sinh sống và làm việc. Nhưng nghiệp hội họa vẫn là chính. Anh có mấy xưởng vẽ nhưng một xưởng vẽ ở Thanh Bồ là ấn tượng với tôi nhất.
Lâu lâu anh rủ tôi về đó ngủ lại. Hoàng Đăng Nhuận như một kiếm sĩ trên khung vải và màu. Anh miệt mài không kể giờ giấc đêm ngày. Khu biển có rừng cây và gió hú ở Thanh Bồ có lúc khiến tôi rợn người. Nhưng với anh là bất sá và hiện hình cung cách của một đạo sĩ. Cũng chính nỗ lực nội tại cộng thêm thiên phú anh đã bước vào vườn địa đàng của hội họa HỌA SĨ HOÀNG ĐĂNG NHUẬN: GIẤC MƠ TRÀN NGẬP SẮC MÀU
Báo Đà Nẵng cuối tuần số ra ngày 10.10.2015 có giới thiệu như sau:
Nhiều người sinh ra trong khoảng thập niên 40 của thế kỷ XX
nói Hoàng Đăng Nhuận vì mê vẽ tranh mà bỏ nghề thợ vàng, lang thang theo người
bạn họa sĩ là Lê Văn Tài để học vẽ từ cuối thập niên 60.
Câu chuyện Hoàng Đăng Nhuận trở thành họa sĩ nổi tiếng cũng có nhiều ẩn khuất được truyền miệng từ các thế hệ cùng thời ông. Nhà phê bình mỹ thuật Huỳnh Hữu Ủy nhận xét: “Mê thế giới của giá vẽ và màu sắc, nên thời còn rất trẻ, trước năm 1968, Nhuận rời gia đình và sống trong cảnh phiêu lãng với họa sĩ Lê Văn Tài ở Huế, rồi khi Lê Văn Tài trở thành người lính của Mặt trận Giải phóng, đi lên rừng, rồi đi ra miền Bắc, thì Hoàng Đăng Nhuận đã trở thành họa sĩ lúc nào mà cũng chẳng hay. Tự học vẽ, không vào trường Mỹ thuật, vậy mà bước đầu triển lãm thì lại bày tranh với hai họa sĩ rất danh tiếng thời bấy giờ là Đinh Cường và Rừng”.
Tranh của anh triển lãm nhiều nơi và được Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam sưu tập.
Sau năm nhiều năm giang hồ, Hoàng Đăng Nhuận cũng đã quay về Huế để sống và vẽ.
Cơn tai biến đã khiến anh ngưng vẽ mấy năm. Nghe đâu bây giờ anh đã dần phục hồi sức khỏe và cầm cọ trở lại. Năm 2015 tôi về Huế có ghé thăm. Lúc ấy anh nằm trên giường mừng vui khi thấy lại bạn cũ nhưng đọc trong mắt anh tôi biết anh rất buồn… khi phải tạm ngưng cuộc hôn phối với hội họa.
Thêm một người hiện rõ trong hồi ức tôi: Anh Luân Hoán. Từ thập niên 60 anh đã nổi tiếng Và là một người mà tạp chí Văn Học luôn quan tâm.Hai tập thơ của anh được được nhà xuất bản Văn Học SaiGon ấn hành năm 1964. Tôi quen biết anh từ năm 1970. Một cây bút tài hoa của đất Quảng. Trần Trung Thuần đã viết về anh như sau: Luân Hoán là một người làm thơ có tiếng tăm, điều này ai cũng công nhận - từ thập niên 60 Thế Kỷ 20, các báo miền Nam Việt Nam đều thường xuyên đăng thơ Luân Hoán, anh cũng có nhiều tập thơ xuất bản đàng hoàng ở tuổi khi còn rất trẻ. Luân Hoán nổi tiếng nhờ tài làm thơ mau, hay… và xuất chúng. Anh là người sinh trưởng ở đất Quảng Nam, nơi có nhiều người làm thơ nổi danh nhất Việt Nam mình, cả hai miền Nam - Bắc, nhưng anh là người làm thơ sung sức và trường thọ. Nào Vũ Hữu Định, Hoàng Trúc Ly, Tạ Ký, Bùi Giáng…đều đã chết, họ làm thơ một thời với Luân Hoan đấy thôi. Sau Luân Hoán không bao lâu thì có Hoàng Lộc, Thành Tôn, Phan Xuân Sinh, Nguyễn Lương Vỵ, Hồ Thành Đức, Thái Tú Hạp, Ý Nga, Bích Xuân… Những người này hay lắm về thơ, tức về “chất lượng”, nhưng “số lượng” thơ thì tùy theo thời tiết, tức không bình thường, nay trồi, mai sụt, nay tăng, mai giảm, tùy hứng mà có thơ! Bền bỉ thi gan cùng tuế nguyệt thì duy nhất Luân Hoán. Anh vốn không “bình thường” về thể chất, chỉ còn một chân, một chân gửi trên chiến trường Quảng Ngãi năm 1969, mà anh làm thơ “bá cháy” và không bài thơ nào của anh bị gọi là “thơ sượng” hay “thơ gượng”. Anh em đọc thơ Luân Hoán đều tấm tắc: “cha này còn ngon”, và ngon thật…ở cái tuổi hết chừng mực rồi, Luân Hoán vẫn có thơ cho…nữ sinh Huế ngày xưa! Luân Hoán… như một người bình thường, làm tròn bổn phận đối với đất nước, với bạn bè (trai và gái), với vợ, với con, với thân thuộc còn ở quê nhà… Tôi không thấy trong thơ Luân Hoán lời ai oán nào, lời than van nào, thơ anh đượm tình và đậm tình…Quả thật xưa nay hiếm vậy!
Đến năm 1973 tôi vào SG thì không còn gặp anh nữa. Năm 1985 anh được gia đình bảo lãnh qua CANADA. Trước khi đi anh có ghé thăm tôi. Hai anh em chở nhau lên Lái Thiêu thăm nhà thơ Lê Vĩnh Thọ. Khi qua xứ người, dù mất một bàn chân trái nhưng anh vẫn làm việc cật lực và đã xuất bản thêm nhiều tập thơ nữa. Nhớ và thương anh. Nhất là khi đọc được bài thơ viết cho vợ có những khổ thơ khiến tôi giật mình:
GIẶT ÁO QUẦN CHO VỢ
Trộn chút tình ta vào bột giặt
vò nhẹ nhàng bởi lo sợ em đau
vải còn đượm mùi thịt da em thơm ngát
tay bùi ngùi như đang vuốt ve nhau
Câu chuyện Hoàng Đăng Nhuận trở thành họa sĩ nổi tiếng cũng có nhiều ẩn khuất được truyền miệng từ các thế hệ cùng thời ông. Nhà phê bình mỹ thuật Huỳnh Hữu Ủy nhận xét: “Mê thế giới của giá vẽ và màu sắc, nên thời còn rất trẻ, trước năm 1968, Nhuận rời gia đình và sống trong cảnh phiêu lãng với họa sĩ Lê Văn Tài ở Huế, rồi khi Lê Văn Tài trở thành người lính của Mặt trận Giải phóng, đi lên rừng, rồi đi ra miền Bắc, thì Hoàng Đăng Nhuận đã trở thành họa sĩ lúc nào mà cũng chẳng hay. Tự học vẽ, không vào trường Mỹ thuật, vậy mà bước đầu triển lãm thì lại bày tranh với hai họa sĩ rất danh tiếng thời bấy giờ là Đinh Cường và Rừng”.
Tranh của anh triển lãm nhiều nơi và được Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam sưu tập.
Sau năm nhiều năm giang hồ, Hoàng Đăng Nhuận cũng đã quay về Huế để sống và vẽ.
Cơn tai biến đã khiến anh ngưng vẽ mấy năm. Nghe đâu bây giờ anh đã dần phục hồi sức khỏe và cầm cọ trở lại. Năm 2015 tôi về Huế có ghé thăm. Lúc ấy anh nằm trên giường mừng vui khi thấy lại bạn cũ nhưng đọc trong mắt anh tôi biết anh rất buồn… khi phải tạm ngưng cuộc hôn phối với hội họa.
Thêm một người hiện rõ trong hồi ức tôi: Anh Luân Hoán. Từ thập niên 60 anh đã nổi tiếng Và là một người mà tạp chí Văn Học luôn quan tâm.Hai tập thơ của anh được được nhà xuất bản Văn Học SaiGon ấn hành năm 1964. Tôi quen biết anh từ năm 1970. Một cây bút tài hoa của đất Quảng. Trần Trung Thuần đã viết về anh như sau: Luân Hoán là một người làm thơ có tiếng tăm, điều này ai cũng công nhận - từ thập niên 60 Thế Kỷ 20, các báo miền Nam Việt Nam đều thường xuyên đăng thơ Luân Hoán, anh cũng có nhiều tập thơ xuất bản đàng hoàng ở tuổi khi còn rất trẻ. Luân Hoán nổi tiếng nhờ tài làm thơ mau, hay… và xuất chúng. Anh là người sinh trưởng ở đất Quảng Nam, nơi có nhiều người làm thơ nổi danh nhất Việt Nam mình, cả hai miền Nam - Bắc, nhưng anh là người làm thơ sung sức và trường thọ. Nào Vũ Hữu Định, Hoàng Trúc Ly, Tạ Ký, Bùi Giáng…đều đã chết, họ làm thơ một thời với Luân Hoan đấy thôi. Sau Luân Hoán không bao lâu thì có Hoàng Lộc, Thành Tôn, Phan Xuân Sinh, Nguyễn Lương Vỵ, Hồ Thành Đức, Thái Tú Hạp, Ý Nga, Bích Xuân… Những người này hay lắm về thơ, tức về “chất lượng”, nhưng “số lượng” thơ thì tùy theo thời tiết, tức không bình thường, nay trồi, mai sụt, nay tăng, mai giảm, tùy hứng mà có thơ! Bền bỉ thi gan cùng tuế nguyệt thì duy nhất Luân Hoán. Anh vốn không “bình thường” về thể chất, chỉ còn một chân, một chân gửi trên chiến trường Quảng Ngãi năm 1969, mà anh làm thơ “bá cháy” và không bài thơ nào của anh bị gọi là “thơ sượng” hay “thơ gượng”. Anh em đọc thơ Luân Hoán đều tấm tắc: “cha này còn ngon”, và ngon thật…ở cái tuổi hết chừng mực rồi, Luân Hoán vẫn có thơ cho…nữ sinh Huế ngày xưa! Luân Hoán… như một người bình thường, làm tròn bổn phận đối với đất nước, với bạn bè (trai và gái), với vợ, với con, với thân thuộc còn ở quê nhà… Tôi không thấy trong thơ Luân Hoán lời ai oán nào, lời than van nào, thơ anh đượm tình và đậm tình…Quả thật xưa nay hiếm vậy!
Đến năm 1973 tôi vào SG thì không còn gặp anh nữa. Năm 1985 anh được gia đình bảo lãnh qua CANADA. Trước khi đi anh có ghé thăm tôi. Hai anh em chở nhau lên Lái Thiêu thăm nhà thơ Lê Vĩnh Thọ. Khi qua xứ người, dù mất một bàn chân trái nhưng anh vẫn làm việc cật lực và đã xuất bản thêm nhiều tập thơ nữa. Nhớ và thương anh. Nhất là khi đọc được bài thơ viết cho vợ có những khổ thơ khiến tôi giật mình:
GIẶT ÁO QUẦN CHO VỢ
Trộn chút tình ta vào bột giặt
vò nhẹ nhàng bởi lo sợ em đau
vải còn đượm mùi thịt da em thơm ngát
tay bùi ngùi như đang vuốt ve nhau
trông thau nước đục lờ những cáu bẩn
ta bỗng thương lớp bụi nổi màng màng
chúng là những nhọc nhằn em gánh chịu
nuôi chồng con dài năm tháng gian nan
ta bỗng thương lớp bụi nổi màng màng
chúng là những nhọc nhằn em gánh chịu
nuôi chồng con dài năm tháng gian nan
vòi nước nhỏ chảy qua từng thớ vải
như chảy vào trong cùng tận lòng ta
em có thấy giọt lệ ta thầm nhỏ
và tan trên màu vải những thiết tha?…
như chảy vào trong cùng tận lòng ta
em có thấy giọt lệ ta thầm nhỏ
và tan trên màu vải những thiết tha?…
đời không giữ giùm ta hai chân đứng
có lẽ nào vô dụng mãi hay sao
giặt giũ làm thơ đọc vài trang báo
hai mươi bốn giờ thường trực chiêm bao
có lẽ nào vô dụng mãi hay sao
giặt giũ làm thơ đọc vài trang báo
hai mươi bốn giờ thường trực chiêm bao
Luân Hoán
Dù ở nơi đâu, chân trời góc bể nào mà cái CHÂN - THIỆN - MỸ ta
lấy làm đầu cho văn chương thì thì đó là ĐẠO vậy…
Hình 1: Họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận bởi Bửu Chỉ
Hình 2: Họa sĩ Hoàng Đặng tại xưởng vẽ
Hình 3: Họa sĩ Nguyễn Duy Ninh
chụp trước tranh của anh
chụp trước tranh của anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét