Bèo dạt mây trôi - Bài dân ca hay trong
Bèo dạt mây trôi chính là sản phẩm của sự kết tinh
trong kho tàng phong phú đồ sộ của âm nhạc dân gian Việt Nam.
Bèo dạt mây trôi là một bài hát dân ca Việt Nam, với nội
dung thể hiện nỗi nhớ của người con gái hoặc chàng trai đối với người yêu ở
phương xa. Những giai điệu của bài dân ca này đã rất quen thuộc với người Việt,
thậm chí được nghiều nghệ sĩ nước ngoài yêu thích và biểu diễn. Thế nhưng, cho
đến nay vẫn chưa có nghiên cứu xác định được chính xác nguồn gốc của bài dân ca
này. Các website âm nhạc Việt Nam phần lớn đều cho rằng bài xuất xứ từ quan họ
Bắc Ninh, trong khi đó các phương tiện thông tin đại chúng lại nhận định bài là
dân ca đồng bằng Bắc bộ, thậm chí là dân ca Nghệ Tĩnh.
Với ca từ giản dị, gần gũi với nông thôn Việt Nam, Bèo dạt
mây trôi sử dụng những hình tượng nghệ thuật như cánh bèo, chim, cá, mây,
trăng, gió v.v... tạo ra một khung cảnh nhớ nhung sâu lắng. Cảnh vật nông thôn thời
xưa thể hiện rõ nét, không gian và thời gian như nhập vào một, chất trữ tình mạch
lạc. Đặc biệt ở nhan đề "Bèo dạt mây trôi" sử dụng một câu tục ngữ
quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nông dân Việt, tạo ra cho ca khúc một đặc
điểm quan trọng đó là dễ đi vào lòng người nghe.
Về nguồn gốc bài Bèo dạt mây trôi hiện tại chưa có
căn cứ xác định nó sinh ra ở đâu, thậm chí do ai sáng tác và là dân ca vùng miền
nào. Trên làn sóng đài TNVN hiện nay vẫn giới thiệu Bèo dạt mây trôi là dân ca
bắc bộ bởi những giai điệu mang đậm âm hưởng bắc bộ của nó, khác biệt hoàn toàn
với các làn điệu dân ca ở các vùng miền trên cả nước.
Chỉ một bài dân ca vậy thôi, nhưng sức hấp dẫn của nó cho đến
nay vẫn còn nguyên vẹn. Bèo dạt mây trôi được công diễn rất nhiều và
dưới nhiều hình thức. Các nhạc công, nhạc sĩ cũng luôn tìm tòi, khám phá để thể
hiện nó theo cách cảm thụ riêng của mình...
Bèo dạt mây trôi
Quan họ Bắc Ninh - Mai Phương
Tưng bừng lễ hội hoa Tulip
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét