Cảm nhận về tiếng đàn của
người kỹ nữ trên bến Tầm Dương
Âm nhạc là một sự diệu kỳ không thể thiếu được trong đời sống
tình thần của con người. Người ta đã dùng biết bao mỹ từ, bao lời văn hoa để ngợi
ca cái đẹp của âm nhạc, cái sức sống mãnh liệt và niềm hy vọng vô bờ bến mà âm
nhạc đã đem lại cho cuộc sống. Thơ và nhạc luôn luôn gắn liền với nhau: trong
nhạc có chất thơ, trong thơ có âm điệu tiết tấu của nhạc. Thơ làm đẹp cho nhạc
và âm nhạc làm đẹp cho thơ…
Nhiều nhà văn, nhà thơ đã rất thành công nhờ việc sử dụng âm
nhạc một cách tài tình, khéo léo, để lại dấu ấn sâu sắc trong tác phẩm của
mình. Trong đó phài kể đến Bạch Cư Dị với khúc Tỳ bà hành. Có thể nói, Bạch Cư
Dị đã rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngừ vừa giàu hình ảnh, âm thanh; vừa
có nhạc điệu, tiết tấu để diễn tà cái kỳ diệu của tiếng đàn người kỹ nữ.
Đọc Tỳ bà hành, ta cảm thấy cái say của một kẻ khát khi tỉm
thấy một chén rượu ngon - tìm thấy sức sống và dường như chìm đắm trong cái say
mãnh liệt của âm thanh tiếng đàn. Từng lời thơ, từng âm thanh điệu phách tình tứ
cứ như thấm vào lòng người, làm rung động đến tận những chỗ sâu kín nhất của
tâm hồn.
Những tưởng rằng mỉnh đang ngôi trên chiếc thuyên nhỏ, lướt
hai bên bờ lau sậy đìu hiu, bồng bềnh trên dòng sông lạnh. Mảnh trăng thu treo
giữa bầu trời xanh ngắt và trôi theo con thuyền dưới đáy nước. Và dường như,
trước mắt ta đây là người kỹ nữ bến Tầm Dương đang nỉ non, tâm sự với khách
lãng du…
Tiếng đàn của nàng lúc buổn man mác, lúc nức nở nghẹn ngào,
lúc đau đớn sót xa oán hờn. Con người ta như quên đi tất cả, phút chốc thả mình
bồng bềnh theo cái ma lực hấp dẫn của âm thanh kia. tiếng đàn kia. Mà có lẽ,
cái ma lực của tiếng đàn. điệu phách, cùa âm nhạc còn chinh phục lòng người hơn
cả những dòng chữ:
Ngón buông, bắt khoan khoan dìu dặt.
Trước Nghê Thường sau thoát Lục Yêu
Dây to dường đổ mưa rào,
Nỉ non dây nhỏ như là chuyện riêng.
Sau mấy phút “tình đã thoảng bay”, tiếng đàn cất lên dìu dặt,
du dương dưới những ngón tay gảy của kỹ nữ. Lần lượt, ta được thưởng thức khúc
Nghê Thường và khúc Lục Yêu - hai khúc nhạc cổ đậm đà hương sắc tình yêu mà xưa
kia Dương Quý Phi đã làm Dường Minh Hoàng phải mê đám. Cả không gian tĩnh lặng,
cô đơn trước đó giờ như trở nên ấm áp, rung động lòng người đến lạ thường.
Tiếng đàn nỉ non, khi trầm khi bổng lại có cả tiếng gió, mưa,
tiếng của thiên nhiên đất trời. Tiếng đàn mang cả cái náo nhiệt của cuộc sống
nhưng có lúc lại mang nỗi niềm thủ thỉ tâm tình của lòng người… Rồi từ đó, dường
như nỗi lòng kỹ nữ cất cao tiếng hát tâm tình. Tiếng đàn chính là nơi gửi gắm
và bộc lộ nỗi lòng đó. Mỗi tiếng đàn là một hạt châu long lanh nảy từ mâm ngọc
làm hoa nở, chim oanh ríu rít. có cả tiếng suối, tiếng nước chảy trong vắt, khi
róc rách ri rầm. lúc nhanh, lúc chậm:
“Tiếng cao thấp lựa chen lần gẩy,
Mâm ngọc đâu bỗng nảy hạt châu.
Trong hoa oanh riu rít nhau,
Có lẽ, chính các sức sóng mảnh liệt của âm nhạc đã tạo ra sự
kì diệu của âm thanh, của tiếng đàn đó. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã từng viết:
Phím đàn dìu dặt tay tiên
Khói trầm cao thấp, khúc huyền gần xa.
Trong như tiếng hạc bay qua,
Dục như nước suối mới sa nửa vời.
Hay:
Trong sao châu nhỏ duyềnh quyên
Ấm sao hạt ngọc lam điền mới đông.
Từng giọt âm thanh buông rơi tựa như tiếng rơi quy tụ của
tình hoa đất trời. Song đó cũng là “Một cung gió thảm mưa sầu - Bốn gỉây nhỏ
máu năm đầu ngón tay”. Mỗi tiếng đàn là một tiếng lòng phát ra từ trái tim của
người kỹ nữ. Cái âm thanh rỉ máu ấy thật sầu muộn, đau đớn và nghẹn ngào. Xót
xa trong nỗi cô đơn! Tủi hờn trong phận lạnh lùng! Cái kiếp hồng nhan bạc mệnh
sao thật lắm đắng cay!
Nước suối lạnh, dây mành ngừng dứt,
Ngừng dứt nên phút bật tiếng tơ,
Ôm sầu, mang giận ngẩn ngơ,
Tiếng tơ lặng ngắt, bây giờ càng hay.
Tiếng đàn còn gợi ra cà quá khứ lịch sử, về cuộc chiến tranh
An Lộc Sơn, chỉ rõ cái phi nghĩa của cuộc chiến tranh đó, và dường như về ra
cái khung cảnh một xã hội loạn lạc, đấy rẫy những bất công:
Bình bạc vỡ tuôn dầy dòng nước,
Ngựa sắt giong, xô xát tiếng dao…
Tiếng đàn nửa như oán trách, nửa như phẫn nộ. Âu cũng là bởi
chính cái xã hội đó đă gây nên những khổ đau bất hạnh cho người kỹ nữ. Số phận
nàng hiện lên trong tiếng đàn tài hoa: khi tuổi xuân phơi phới tài sắc tàn
phai, nhạt nhòa thì bị lãng quên trong cô đơn. Trong xã hội đó, kỹ nữ bị coi
như một món hàng rẻ rúng. Cái số kiếp “Sống lam vợ khắp người ta - Đến khi thác
xuống làm ma không chồng” mãi đeo đẳng người kỹ nữ trong xã hội phong kiến. Dường
như sự căm phẫn đau đớn của người kỹ nữ đã lên tới tột đỉnh… Người phụ nữ có
tài, có tình, có sắc ấy lẽ ra phải được hưởng một cuộc sống hạnh phúc nhưng lại
bị xã hội phong kiến tàn ác đẩy vào cuộc:
Vành lược bạc gãy tan nhịp gõ
Bức quần hồng hoen ố rượu rơi.
Có thế nói, ngôn ngữ hình ảnh đã được Bạch Cư Dị kết hợp một
cách nhuần nhuyễn, uyển chuyển khiến cho tác phẩm trở nên có hồn. có sức sống
hơn qua sự biến hình lung linh của tiếng đàn. Nó vừa là tiếng đàn thơ ngọt ngào
say đắm lòng người, lại vừa là tiếng đàn hiện thực phản ánh sâu sắc xã hội
Trung Đường bấy giờ… Làm sao có thể không rung động trước một tiếng đàn như thế?…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét