Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

Một không gian văn hóa bên dòng sông Hương

Một không gian văn hóa 
bên dòng sông Hương
Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị tọa lạc 
tại số 17 Lê Lợi, phường Phú Nhuận, thành phố Huế, 
bên cạnh dòng sông Hương thơ mộng.
Nơi đây đang trưng bày và lưu giữ gần 400 tác phẩm nghệ thuật 
với nhiều thể loại chất liệu độc đáo của nhà điêu khắc 
Điềm Phùng Thị tặng cho nhân dân thành phố Huế.
Điềm Phùng Thị sinh ngày 18 tháng 8 năm 1920 tại làng 
Châu Ê, xã Thủy Bằng, ngoại thành Huế mất năm 2002 tại Huế. 
Sống và làm việc nhiều năm tại Pháp và là nha sĩ trước khi 
cống hiến trọn đời cho nghệ thuật điêu khắc.
Tên tuổi và sự nghiệp sáng tác của bà được ghi trong từ điển Larousse: “Nghệ thuật thế kỷ 20; Từ điển hội họa và điêu khắc” 
vào năm 1991. Bà cũng là viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học, văn học và nghệ thuật Châu Âu vào năm 1992.

Bà đã dựng 38 tượng đài trên nước Pháp. Tác phẩm của bà 
đã được triển lãm ở nhiều nước như: Pháp, Đan Mạch, Ý...
Bằng sự sắp xếp dưới nhiều hình dạng theo những hình khối 
gọi là mô-đun một cách khéo léo và tinh tế tạo nên 
nét độc đáo, riêng biệt của Điềm Phùng Thị.
Mỗi một hình chữ không hề mang ý nghĩa gì, thế nhưng chúng 
được lắp ráp lại với nhau lại tạo nên một nghệ thuật tuyệt vời.
Bà đã sáng tạo nhiều tác phẩm độc đáo, thể hiện sâu sắc 
khát vọng Chân - Thiện - Mỹ của con người mang đậm 
phong cách hiện đại, vừa gần gũi với tâm tình 
Á Đông và tâm tình của con người Việt Nam.
Tác phẩm của Điềm Phùng Thị là dòng chảy nghệ thuật 
với một quá trình không ngừng tìm tòi và sáng tạo cái mới 
được trưng bày theo 3 giai đoạn (thử nghiệm, khẳng định 
ngôn ngữ Điềm Phùng Thị và ứng dụng).
Giai đoạn thử nghiệm là giai đoạn nghệ sĩ bắt đầu 
bước vào nghề với các tác phẩm ngôn ngữ khối căng tròn, 
đơn giản thể hiện khác vọng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Ở giai đoạn khẳng định ngôn ngữ Điềm Phùng Thị 
đã có sự chuyển biến về tư duy nhận thức, từ đó 
các khối đường nét mạnh hơn, khỏe hơn, dứt khoát hơn 
nhưng vẫn tư duy liền mạch với các tác phẩm trước.
Giai đoạn ứng dụng là giai đoạn tác giả bắt đầu hé mở quan niệm lắp ghép các hình khối với nhau để tạo ra tác phẩm mới.

Lê Huy Hoàng Hải
Nguồn: VOV.VN
Theo http://www.truyenhinhdulich.vn/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cà phê vườn Hà Nội - Cho một ngày suy nghĩ

Cà phê vườn Hà Nội Cho một ngày suy nghĩ… Cà phê Hà Nội mà dung từ “uống” nghe có vẻ thô tục và không đúng. Cà phê Hà Nội là cái khoảng th...