Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Taras Shevchenko - Người luôn đồng hành cùng chúng ta

Taras Shevchenko - Người luôn
đồng hành cùng chúng ta

Mỗi dân tộc đều có một nhà thơ lớn nhất của mình. Khí phách của dân tộc thông qua nhà thơ lớn đó được thể hiện trọn vẹn và rực rỡ nhất. Mỗi khi đọc một nhà thơ như thế, chúng ta sẽ hình dung và thấy rõ tính cách độc đáo của dân tộc mà nhà thơ được tôn vinh là đại diện xứng đáng.
Nhà thơ lớn của dân tộc Ukraine – Taras Shevchenko đã chứng minh một cách quả cảm rằng: Con người ta hoàn toàn có thể bước qua số phận của mình. Cuộc đời trần trụi từ một thân phận nô lệ vươn lên thành một họa sĩ, một nhà thơ vĩ đại của ông đã là một bản anh hùng ca thuyết phục nhất, có sức lôi cuốn hấp dẫn nhất đối với thanh niên sinh viên Ukraine mà không cần đến các hư cấu nghệ thuật.
Trong một thế giới đầy bất công, trước đây cũng như hiện nay, với những tiếng kêu lầm than của người nghèo, kẻ yếu trong xã hội, thì vai trò của văn chương là gì, nếu không phải là bênh vực những kẻ yếu, lên án những bất công?
Thi hào Taras Shevchenko thời sinh viên
Toàn bộ cuộc đời và tác phẩm của Taras Shevchenko không mất đi tính hiện đại, tính thời sự và trường tồn với thời gian chính vì nó luôn luôn đứng về phía kẻ yếu trong xã hội, thấm đẫm tính nhân văn, tình yêu đối với tầng lớp lao động nghèo, những số phận bị chà đạp trong xã hội.
Ông sinh ngày 9/03/1814 tại làng Morinsyh, trong một gia đình nông nô. Sớm phải mồ côi cha mẹ, ông hiểu rõ thân phận bèo bọt của người nông dân trong tay các chủ nô. Năm 1828, Shevchenko làm công cho địa chủ Elgengard. Phát hiện ra tài năng hội họa của cậu bé, ông chủ quyết định gửi cậu đến học một họa sĩ danh tiếng V. Shyraev tại Kiev. Năm 1836, Shevchenko làm quen với danh họa lừng danh người Nga Bryulov và nhà thơ Zykovsky. Hai người anh lớn có con mắt xanh đã nhận ra thiên bẩm của cậu và quyết định giúp cậu thoát khỏi thân phận của kẻ nô lệ.
Năm 1838 Bryulov đã vẽ chân dung Zykovsky và đem bán cho gia đình Sa Hoàng với giá 2500 rúp. Shevchenko được tự do. Cũng trong năm này, chàng trai trẻ được trúng tuyển vào viện hàn lâm nghệ thuật Nga. Có thể nói, chặng đường tiếp theo của Shevchenko là một cuộc chạy việt dã liên tục không mệt mỏi trên con đường chinh phục các đỉnh cao nghệ thuật: Đọc sách ngốn ngấu, nghiên cứu các tác phẩm nghệ thuật thế giới, hoàn thiện kỹ năng hình họa và tranh phong cảnh, đồng thời am hiểu tường tận các sáng tác của các nhà văn nhà thơ Nga và Ukraine.
Trường tổng hợp Quốc gia Kiev mang tên Taras Shevchenko
Năm 1840 tại Xanh-Peterburg đã ra mắt tập thơ đầu tiên bằng tiếng Ukraine của Shevchenko “Kovzap”, đánh dấu một kỷ nguyên mới trong lịch sử văn học Ukraine. Ông viết rất nhiều. Năm 1843 ông quay trở về quê hương Ukraine, đi sâu vào nghiên cứu cuộc sống của người dân thường để lấy tư liệu cho một cuốn album “Phong cảnh Ukraine”. Năm 1844 Shevchenko tốt nghiệp học viện mỹ thuật Nga và quyết định về sống tại Kiev. Thời gian này, trong đầu ông đã nảy sinh nhiều ý tưởng sáng tác những tác phẩm lớn như: Trường ca “Giấc mộng”, “Kavkaz” và “Ertik”.
Năm 1846 ông tham gia vào hội kín “Những người anh em của Kiril và Mephody” và bị Nga Hoàng bắt, đày đi Xiberia. Sau đó, ông được chuyển sang lưu đày tại bán đảo Magyshlyh trên biển Kaspia. Chính tại nơi phong cảnh tuyệt vời này, rất nhiều kiệt tác hội họa của ông được chào đời và được lưu giữ đến tận hôm nay, trong bảo tàng Quốc gia Taras Shevchenko, ngay cạnh trường Tổng hợp Kiev cũng mang tên ông.
Sau khi Sa Hoàng Nikolai I băng hà, Shevchenko được phóng thích và quay trở lại thủ đô Peterburg sống. Tại đây, ông trở thành trung tâm chú ý và tiếp xúc gần gũi với các nhóm cách mạng dân chủ Nga và Ba Lan. Năm 1860 Hội đồng Viện hàn lâm Nga bỏ phiếu chức danh viện sĩ cho ông. Từ năm 1859-1861, trong các sáng tác thơ ca, hội họa của mình Shevchenko đã sử dụng các cốt truyện trong kinh thánh để cổ súy cho các tư tưởng cách mạng.
Ông mất ngày 10 tháng 3 năm1861 tại Xanh-Peterbuarg.
Sau khi mất, ông trở thành một biểu tượng văn hóa, một nhân vật lỗi lạc trong việc hình thành cảm quan dân tộc trong giới trí thức Ukraine. Ảnh hưởng của ông tới văn hóa Ukraine còn tiếp tục đến tận ngày hôm nay.
Trong bài phát biểu kỷ niệm 200 năm ngày sinh của thi hào Shevchenko, rất nhiều các học giả từ nhiều quốc gia trên thế giới tới dự, trong đó có Việt Nam. Các bản tham luận, tuy từ nhiều góc độ quan sát và đánh giá khác nhau về sáng tác và con người Shevchenko nhưng tựu chung đều toát lên một chân lý:
“Văn hóa của nhân loài, bao gồm cả văn học nghệ thuật, không đơn nhất, không “đồng thanh” mà có tính “giao hưởng”. Mỗi một nền văn hóa dân tộc với những nét độc đáo riêng đóng vai trò như một nhạc cụ cần thiết cho cả dàn nhạc. Bởi vậy, văn hóa của các nước, các dân tộc, dù lớn hay nhỏ, luôn luôn tương hỗ với nhau, bổ sung cho nhau. Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng sự phân tách văn hóa thành văn hóa phương Đông và phương Tây cũng chỉ là tương đối”.
Sau đây là hai bài thơ của ông được Vũ Tuấn Hoàng dịch và giới thiệu
 
Nếu hai ta lại gặp nhau
Nếu hai ta lại gặp nhau
Mắt em liệu có đổi màu, thất kinh?
Hay em buông tiếng khỉnh khinh
“Anh là ai nhỉ, chúng mình từng quen?”
Rồi sau, chợt nhớ, chua thêm
“Một cơn ác mộng” không tên gọi là.
 Còn anh, trái lại, vỡ òa
 Niềm vui bất tận, ngỡ là chiêm bao
 Em tôi, tuyệt sắc nhường nào
 Nét ngài đen nhánh, nao nao nụ cười.
 Anh đau khổ, anh ngậm ngùi
Nhớ thời trai trẻ ngọt bùi bên em.
Cầu trời, sự thật buông rèm
Mộng đời tan vỡ đường em em về
Lệ tuôn mưa xối dầm dề
Thiên thần tuyệt sắc, bùa mê lòng người!
 
ЯКБИ ЗУСТРІЛИСЯ МИ ЗНОВУ
Якби зустрілися ми знову,
Чи ти злякалася б, чи ні?
Якеє тихеє ти слово
Тойді б промовила мені?
Ніякого. І не пізнала б.
А може б, потім нагадала,
Сказавши: «Снилося дурній».
А я зрадів би, моє диво!
Моя ти доле чорнобрива!
Якби побачив, нагадав
Веселеє та молодеє
Колишнє лишенько лихеє.
Я заридав би, заридав!
І помоливсь, що не правдивим,
А сном лукавим розійшлось,
Слізьми-водою розлилось
Колишнєє святеє диво!
 
Ấu thơ tự thủa trong nôi
Quấn quýt hai bé khó rời nhau ra
Hai bà mẹ ước lo xa
Nhìn mái đầu trẻ thiết tha tính bàn
Rồi đây chim sẽ ra ràng
Kết duyên hai đứa tóc vàng se đôi.
Than ôi, người tính một nơi
Ông trời lại bắt chuyển rời trái ngang
Hai mẹ nhẹ bước thiên đàng
Để cho con trẻ tan đàn mỗi phương
Để cho mỗi đứa một đường
Chẳng còn gặp lại trên dương gian này.
Dòng đời xô đẩy đó đây
Đời tôi lang bạt tháng ngày phiêu diêu
Tuổi già xộc đến, xế chiều
Dừng chân trở lại chốn yêu quê nhà.
Xóm làng xưa vốn hiền hòa
Giờ đây đổ nát ánh tà liêu xiêu
Giống tôi, nhác cảnh chợ chiều
Lần đưa mắt ngắm thôn nghèo hắt hiu
Xung quanh, chẳng đổi bao nhiêu
Xây mới không có, còn nhiều nét xưa.
Vẫn cánh đồng vẫn hàng dương
Vẫn cây liễu rủ bên mương giếng nguồn
Cúi đầu gieo một nốt buông
Cô đơn trời vắng nét buồn xa xăm.
Cối xay gió, hồ lăn tăn
Bờ lau, cánh gỗ vẫy khăn đón chào.
Cây sồi xanh, nét hao hao
Chàng trai cô-dắc bước cao trên đồi
Khu vườn bóng phủ bồi hồi
Người thân xưa cũ của tôi đây rồi.
Trong đất lạnh, chín tầng trời
Nghiêng nghiêng thập ác gỗ sồi liêu xiêu
Lời nguyện mưa át gió phiêu…
Tú cầu hóa giải bao điều nhẹ bâng
Người thân yên nghỉ thánh thần…
Hỏi xem Nàng có ngọc thân vẹn toàn?
Anh trai đôi chút ngỡ ngàng
Hỏi đi hỏi lại tên nàng là chi?
Ok-san-ka đó lạ gì
Tóc xoăn, thủa nhỏ vẫn đi chơi cùng
Em ơi, lòng rối nhớ nhung
Nàng du hành tới một vùng nước Nga
Để rồi mất tích phương xa
Một năm sau mới tìm ra đường về
Con thơ nhếch nhác một bề
Bờ rào đêm đến tựa kê khóc thầm
Giống như con cú đầu sân
Lúc kêu lúc hát muôn phần nỉ non
Tóc nàng xõa xượi mỏi mòn
Đi đâu sau đó mẹ con lên đường
Chỉ trời biết rõ trốn nương
Vì sao khiếp sợ tìm phương ẩn mình?
Một kiều nữ thật tuyệt xinh!
Vận may tuột vỡ, trời hình như quên
Hay có kẻ nẫng tay trên
Đánh lừa Thần Thánh, thay tên họ nàng. 
 
Ми вкупочці колись росли,
Маленькими собі любились.
А матері на нас дивились
Та говорили, що колись
Одружимо їх. Не вгадали.
Старі зараннє повмирали,
А ми малими розійшлись
Та вже й не сходились ніколи.
Мене по волі і неволі
Носило всюди. Принесло
На старість ледве і додому.
Веселеє колись село
Чомусь тепер мені, старому,
Здавалось темним і німим,
Таким, як я тепер, старим.
І бачиться, в селі убогім,
Мені так бачиться, нічого
Не виросло і не згнило,
Таке собі, як і було.
І яр, і поле, і тополі,
І над криницею верба.
Нагнулася, як та журба
Далеко в самотній неволі.
Ставок, гребелька, і вітряк
З-за гаю крилами махає.
І дуб зелений, мов козак
Із гаю вийшов та й гуляє
Попід горою. По горі
Садочок темний, а в садочку
Лежать собі у холодочку,
Мов у Раю, мої старі.
Хрести дубові посхилялись,
Слова дощем позамивались… /204/
І не дощем, і не слова
Гладесенько Сатурн стирає…
Нехай з святими спочивають
Мої старії… — Чи жива
Ота Оксаночка? — питаю
У брата тихо я. — Яка?
— Ота маленька, кучерява,
Що з нами гралася колись.
Чого ж ти, брате, зажуривсь?
— Я не журюсь. Помандрувала
Ота Оксаночка в поход
За москалями та й пропала.
Вернулась, правда, через год,
Та що з того. З байстрям вернулась,
Острижена. Було, вночі
Сидить під тином, мов зозуля,
Та кукає, або кричить,
Або тихесенько співає
Та ніби коси розплітає.
А потім знов кудись пішла,
Ніхто не знає, де поділась,
Занапастилась, одуріла.
А що за дівчина була,
Так так що краля! І невбога,
Та талану Господь не дав… —
А може, й дав, та хтось украв,
І одурив святого Бога.
(Từ tập thơ ” Kobzar” của Shevchenko)
V.T.H dịch
 
27/3/2020
Taras Shevchenko
Vũ Tuấn Hoàng dịch
Theo https://vanchuongphuongnam.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Khơi lên ngọn khói chiều no ấm Đường đê cong, dáng mẹ hao gầy/ Chân bám bùn trong chiều mưa gió/ Lại có ngày nắng như đổ lửa/ Mẹ trở về ...