Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023
Thẩm Thệ Hà - Một tài hoa và nhân cách văn học
Thẩm Thệ Hà - Một tài hoa
Thẩm Thệ Hà (1923-2009), tên thật là Tạ Thành Kỉnh, người huyện
Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Là con ông Tạ Thành Tàu và bà Nguyễn Thị Tám, thuộc
gia đình trung lưu. Học tiểu học tại quê nhà, trung học tại Sài Gòn, đỗ Tú Tài
Pháp. Tham gia Cách mạng từ 1945 trong ban Điệp báo Sài Gòn. Cùng nhà
văn Vũ Anh Khanh (1926-1956) mở nhà Xuất bản Tân Việt Nam. Từ 1952, dạy Việt
văn tại nhiều tư thục lớn ở Sài Gòn : Nguyễn Văn Khuê, Chi Lăng, Đức Trí,
Trần Hưng Đạo…Năm 1966, cùng Tô Nguyệt Đình (1920-1988) còn gọi là Tiêu Kim Thủy,
thành lập nhà Xuất bản Lá Dâu (1966) và hoạt động trong ban Văn-Báo-Giáo
Sài Gòn. Cả hai nhà xuất bàn đã in được nhiều tác phẩm mang nội dung đấu tranh
cách mạng. Trước 1975, Thẩm Thệ Hà viết bài và biên tập cho các báo và tạp
chí: Văn hóa, Việt Bút, Tiếng chuông, Dân tộc, Nhân loại, Tiểu thuyết thứ
bảy… , phụ trách mục “Phê bình sách mới’’ và Những áng thơ hay trên
tạp chí Phổ thông (1958-1965) của Nguyễn Vỹ (1912-1971). Sau 1975, Thẩm Thệ Hà
viết cho các báo và tạp chí : Văn, Văn nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, Sân khấu,
Sài Gòn Giải phóng Thứ bảy, Giác ngộ. Ông là hội viên Hội Văn nghệ Tây
Ninh và hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Khơi lên ngọn khói chiều no ấm Đường đê cong, dáng mẹ hao gầy/ Chân bám bùn trong chiều mưa gió/ Lại có ngày nắng như đổ lửa/ Mẹ trở về ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét