Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2023

"Đá xanh máu đỏ" cuốn tiểu thuyết gây xúc động lớn cho người đọc

"Đá xanh máu đỏ" cuốn tiểu thuyết
gây xúc động lớn cho người đọc

Tiểu thuyết “Đá xanh máu đỏ” là ấn phẩm  thứ 7 của Nguyễn Ngọc Lợi vừa được Nhà xuất bản Nghệ An cho ra mắt bạn đọc. Cuốn sách dày 240 trang. Sau phần giới thiệu ngắn gọn của xhà xuất bản, cuốn sách có ba phần chính: Phần 1- Đá; Phần hai – Máu; Phần ba – Nụ cười nước mắt và lòng biết ơn.
Đọc xong cuốn sách chúng tôi không ngần ngại khi nói rằng đây là cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh tuy nội dung miêu tả các biến cố và các sự kiện  của chiến tranh không nhiều và không gian diễn ra  cuộc chiến không rộng lớn nhưng Lại có sức cuốn hút và gây xúc động lớn cho người đọc. Câu chuyện mà Nguyễn Ngọc Lợi dưa vào tiểu thuyết của mình là câu chuyện  kể về một bộ phận  trên ba mươi nam nữ thanh niên thuộc lực lượng thanh niên xung phong  đang phới phới tuổi thanh xuân được huy động về hỗ trợ cho một công ty khai thác đá cung cấp cho ngành Giao thông vận tải san lấp sửa sang  mặt đường. Mục đích là để làm nhiệm vụ bảo vệ  sự thông suốt tuyến giao thông huyết mạch của đất nước đi qua Hoàng Mai, chống lại  cuộc chiến tranh leo thang ném bom phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ vào những năm từ năm 1964 đến 1968. Hoàng Mai thời đó là một xã thuộc phía Bắc của huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.
Tiểu thuyết “Đá xanh máu đỏ” của Nguyễn Ngọc Lợi
Hoàng Mai trong sự hiểu biết hiểu của nam nữ thanh niên xung phong và một lãnh đạo của họ vừa được cấp trên điều vào Nghệ An  là các nhân vật đã được Nguyễn Ngọc Lợi diễn tả  trong phần đầu của cuốn tiểu thuyết  là một vị trí trọng điểm của cuộc chiến tranh khốc liệt:“Nhận được lệnh tăng cường cho mặt trận Hoàng Mai đội 271 gồm tổ 3 và tổ 4 phải  gấp rút đi trước. Từ ngoài kia Thám đã nghe tin Hoàng Mai đang rất ác liệt. Hoàng Mai ở đầu Nghệ An  có địa hình phức tạp, nghe nói trên một quảng ngắn và hẹp đã tập trung nào đường sắt, đường bộ, nhà ga, kênh nhà Lê và sông Hoàng Mai quanh co ngay cạnh đường số 1. Đặc biệt chỉ khoảng hơn trăm mét mà có tới 2 cây cầu. Kèm theo đó là cầu đường sắt cách không xa. Bom ném vào một khu vực dày đặc trong điểm như thế sẽ dễ dàng cắt đứt mạch máu giao thông ngay lập tức. Chỉ cần hình dung như thế là đủ biết những ngày sắp tới tổ của anh sẽ vất vả và nguy hiểm như thế nào”.. Với việc đưa ra nét phác thảo ngắn gọn về ý nghĩ của những người làm việc ở Hoàng Mai trong khoảng thời gian đó, tác giả đã giúp người đọc hình dung ra khoảng thời gian đó cuộc chiến tranh ném bom của Đế quốc Mỹ leo thang ra miền Bắc nói chung và leo tháng ra Hoàng Mai khốc liệt đến mức nào. Sự khốc liệt của cuộc chiến càng được cảm nhận rõ vào các phần tiếp theo của cuốn sách. Sự lựa chọn một không gian khốc liệt một địa điểm quá quen thuộc  trong ký ức chiến tranh của người đọc đó là Hoàng Mai để  làm đối tượng miêu tả, trần thuật của cuốn tiểu thuyết  đã sớm tạo sự cộng hưởng về tâm lý cho người đọc là yếu tố đầu tiên gây sự chú ý và đã đưa đến sức hấp dẫn lôi cuốn và gây xúc động người đọc của cuốn tiểu thuyết .
Lý do thứ hai tạo nên sức hấp dẫn  và sự  xúc động của cuốn tiểu thuyết  đối với người đọc chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật khá thành công cả về miêu tả hành động quên mình xông pha trong bom đạn để chuyển đá san đường bảo đảm giao thông thông suốt và việc miêu tả những cung bậc tình cảm  những cảnh đời tư với nhưng tâm trạng  khác nhau của các nhân vật trong Đá xanh máu đỏ của Nguyễn Ngọc Lợi . Nhà văn không miêu tả hết tâm trạng, tính cách của 38 cán bộ và đoàn viên đội thanh niên xung phong mà chỉ dành sự chú ý của mình vào việc xây dựng nội tâm và tính cách của một  số nhân vật mang tính điển hình cho các nhóm nhân vật khác nhau  có chung và có riêng những suy nghĩ hành động khác nhau với nguyên tắc là phải miêu tả  thật rõ nét những hành động quả cảm bên ngoài và phần sâu thẳm về nội tâm  của các nhân vật, các đặc điểm tính cách đó mang tính đại diện và mang tính điển hình cho cuộc sống của các mẫu  nhân vật đó.
Về lãnh đạo của tập thể thanh niên xung phong Hoàng Mai tác giả chỉ tập trung miêu tả và kể lại khá kỹ lượng về đời tư của một người, đó Thám là một cán bộ quê gốc ở Huế tập kết ra Bắc. Đời tư của anh có nhiều trắc ẩn. Anh có vợ trước khi tập kết ra Bắc. Do xa cách nên có tin đồn làm anh hiểu nhầm vợ anh đã không giũ nổi thủy chung  với chồng  mà đã đi thêm bước nữa.Ở ngoài này khi nhận được tin đó anh cũng đã kết hôn với người phụ nữ khác.Nhưng mãi gần mới đây, anh biết được tin vợ cũ của anh đi lấy chồng chỉ là tin đồn cho nên nổi day dứt muốn biết thực hư, mong cho chiến tranh được  sớm chấm dứt để anh được trở lại quê nhà sau bao năm xa cách là niềm mong ước lớn của anh lại trở nên mạnh liệt hơn.Niềm khát khao cháy bỏng đó của anh cũng chính là nguồn động lực luôn thúc đẩy anh phải hoàn thành tốt nhiệm vụ để rút ngắn khoảng thời gian đất nước bị chia cắt. Đối với lực lượng thanh niên xung phong được điều động về hỗ trợ công ty khai thác đá  có trên ba mươi người cả nam và nữ  nhưng Nguyễn  Ngọc Lợi chỉ tập trung miêu ta nhân vật Mai và điểm qua  miêu tả tính cách của một số ít nhân vật nam nữ thanh niên khác.Tác giả miêu tả nhân vật Mai  theo nhiều cách. Cách thứ nhất là cho tính cách của Mai  được bộc lộ qua sự đánh giá của các nhân vật trong tác phẩm. Cách khác là qua ngôn ngữ kể chuyện của tác giả. Cách thứ ba là cho chính nhân vật tự bộc lộ tính cách của mình qua ngôn ngữ trữ tình của nhân vật. Qua sự nhìn nhận của Tổ trưởng phụ trách các tổ thanh niên xung phong ở Hoàng Mai nữ thanh niên xung phong đẹp người, đẹp nết  tên Mai đã được khắc họa như sau:“Thám để ý đến Phạm Thị Mai người Quỳnh Lưu, cô gái mười tám tuổi cao dong dỏng có khuôn mặt xinh xắn và dáng người cân đối làm việc rất hăng hái. Chẳng chịu thua kém anh chị nào… Mai giản dị và mộc mạc, sống rất chân thành và tình cảm, công việc tận tình và chu đáo”(Trang 11). Còn qua lời kể của tác giả thì Mai có cuộc đời khá éo le. Mai là con của vợ hai của một công chức người Quỳnh Lưu vì hoàn cảnh đặc biệt đã vào Nam làm việc ở một vùng xa xôi. Sau khi vợ hai mất cha của Mai đã đưa Mai về Quỳnh Lưu  cho vợ cũ chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ. Tuy sống với  người không đẻ ra mình nhưng Mai đã được người vợ đầu và những người con của bà thương yêu Mai hết mực.Người lại Mai cũng yêu thương quý mến họ rất chân tình. Mặc dù trong bom đạn ác liệt của chiến tránh  nhưng cái gì tuổi trẻ cần có  thì cũng đã đến với tuổi trẻ. Qua các cuộc giao lưu giữa đơn vị bộ đội pháo binh bảo vệ Hoàng Mai với đơn vị thanh niên xung phong mỏ đá, Mai đã đem lòng yêu Nhiễu  một chiến sỹ pháo binh gốc Bắc.Tình yêu của họ đã được Nguyễn  Ngọc Lợi  miêu thả hết sức trung thực nhưng cũng hết sức lãng mạn. Cùng với mối quan hệ tình cảm giữa Mai và Nhiễu,  Qua một cuốc  chăm sóc thương binh sau khi giặc Mỹ tấn công vào  một tiểu đội pháo binh cô thanh niên xung phong tên Doan cũng đã đem lòng yêu anh chiến sỹ trẻ có tên là Hiệp. Bối cảnh của tình yêu là do cô đã từng chăm sóc anh khi anh bị thương nặng. Từ sự thương cảm chia sẻ của những người đồng chí trong cảnh bom đạn họ đã đi tới yêu nhau. Mối tình cảm của họ cũng đã được tác giả dành nhiều trang miêu tả khá xúc động, trải dài suốt cả cuốn sách.
Nhà phê bình Nguyễn Đình Anh
Ngòi bút miêu tả của Nguyễn Văn Lợi khá chắc tay khi kể đến câu chuyện hai nam thanh niên  xung phong không chịu nổi áp lực khốc liệt của cảnh đối mặt với sự sống và cái chết với bom đạn giặc Mỹ tại nơi tuyến lửa nên họ đã cùng nhau bàn bạc và đã cùng lúc đào ngũ về tuyến sau. Họ có thể đào ngũ khỏi đơn vị nhưng khi về quê họ không thể nào chịu sự chấp nhận của hậu phương. Sức mạnh của hậu phương mà Nguyễn Văn Lợi nói tới ở đây là lòng yêu nước. Yêu nước đã trở thành tâm lý, đã trở thành tình cảm cố hữu của người hậu phượng. Nguyễn  Ngọc Lợi đã thực sự thành công khi miêu tả sự căng thẳng về sự đối mặt của người đào ngũ với bức tường tâm lý yêu nước vốn đã trở thành giá trị thường trực trong đời sống tình cảm của người hậu phương. Ông bố bà mẹ nào cũng đều thương con nhưng họ không thể chấp nhận chịu tiếng gia đình mình có những đúa con đào ngũ, Trước bức tường vô hình nhưng đầy sức mạnh của hậu phương hai thanh niên Vinh và Lục không thể ở lại tại quê mình nổi hai ngày. Một  người  đã trở lại đơn vị và được anh em trong đơn vị  thông cảm giang vòng tay nhân ái kéo vào lòng đơn vị. Một người tên Lục quyết đào ngũ thì đã tìm cách đào ngũ tiếp bằng cách rời quê nơi có gia đình mình đang sinh sống chạy trốn ra người nhà ở một tỉnh xa phía Bắc để tránh sự mặc cảm đối với truyền thống và tâm lý yêu nước tốt đẹp của người hậu phương với mong muốn được an thân không bị cảnh chết chóc của chiến tranh ám ảnh đe dọa mạng sống. Những trang miêu tả cuộc đấu tranh trong nội tâm của hai thanh niên đào ngũ Vinh và Lục khi  đưa bước chân đầu tiên bước về nhà với tư cách của người lùi lại tuyến sau là nhưng trang miêu ta khá hấp dẫn và  để lại sự hồi hộp khá lâu trong tâm khảm người đọc.
Bao quát của nội dung phần I Đá xanh Nguyễn Văn Lợi đã ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của một thế hệ thanh niên có thể họ là là những chiến binh khoác áo lính, có thể họ là những thanh niên xung phong không biên chế, không tiền lương chỉ nhận một mức phụ cấp ít ỏi nhưng đều chung một lòng yêu nước sâu sắc.Họ đã dám  tình nguyện hiến dâng tuổi trẻ của mình cho công cuộc chống Mỹ cứu nước.
Thành công thứ ba của Nguyễn Ngọc Lợi ở tiểu thuyết Đá xanh máu đỏ là miêu tả phần bi kịch của tuổi trẻ Việt Nam trong chiến tranh nhưng những trang tiểu thuyết  miêu tả về cái bi không hề gây sự bi lụy cho người đọc mà ngược lại lại đưa đến niềm cảm phục cho người đọc về sự hy sinh vì nước của trên ba mươi thanh niên xung phong tại cung đường Hoàng Mai trong thời máu lửa của chiến tranh. Có thể nói những  tháng ngày họ sống, chiến đấu và lao động trên tuyến lửa Hoàng Mai là những ngày họ luôn luôn đối mặt với cái chết nhưng họ vẩn kiên trì bám tuyến lửa để làm việc trong một bối cảnh khẩn trương. Đúng như một nhân vật trong Đá xanh máu đỏ đã khẳng khái phát biểu: “Thì cũng vừa hút chết đây. Lúc nào mà chả khẩn trương, suốt đời khẩn trương, quanh năm khẩn trương” (Trang 14). Lực lượng thanh niên xung phong ở cung đường Hoàng Mai trong thời điểm đó là hàng ngày dù là trong những ngày làm việc dưới làn bom nhưng luôn phải bảo đảm:“ Xác định mức độ thiệt hại cũng như ước lượng khối lượng đất đá cho việc khắc phục những nơi hư hỏng. Đồng thời phải nhớ số bom chưa nổ để báo cáo cho công binh kịp thời khắc phục”.…
Điều đáng kính trọng hơn như một nhân vật nam thanh niên xung phong có tên là Tố đã từng chia sẻ. Đáng lẽ việc xông pha nơi tuyến lửa này là chuyện của đàn ông nhưng các nữ thanh niên cũng đã không quản gian nguy gia nhập thanh niên xung phong để chống Mỹ bảo vệ tổ quốc:“ Tố nói đúng chiến tranh xông pha nơi trận mạc là chuyện của đàn ông. Đàn bà con gái mà cũng bị thương thì ..”
Điều ghi nhận thứ tư về thành công của tiểu thuyết là đã tái hiện lại một cách xúc động tấn bị kịch đã xẩy ra đối với lực lượng thanh niên xung phong ở mỏ đá Hoàng Mai. Đó là việc sau khi đã chọn được nơi trú  ngụ sau giò làm việc là một hang đá rộng có hai nhánh  thông nhau để bố trí nơi ăn ngủ  riêng cho nam nữ thanh niên xung phong. Mọi chuyện tưởng như đã bảo đảm an toàn tính mạng. Và cái hang đá đã trở nên nơi  trú ẩn an toàn cho đơn vị thanh niên xung phong trên ba mươi người trong một thời gian khá dài mặc dầu: “Đã gần nửa tháng  không hôm nào Hoàng Mai không bị bom và pháo kích. Pháo từ tàu địch bắn vào bất kể lúc nào. Vừa mấy loạt ở khe Nước Lạnh thì đã nghe chíu chíu rồi oành oành ở ở Mo Kẽm pháo kích làm chết trâu bò, con nít đi tát cá mò cua. Làm cháy xe cháy hàng. Hàng ngày ra đường cứ phải nơm nớp chẳng biết đâu mà tránh .Còn máy bay thì một ngày ít nhất cũng hai trận. Có ngày lên đến năm trận”. Nào ngờ  một ngày kia máy bay Mỹ đã dùng hỏa tiễn pháo kích vào hang  vùi lấp gần hết số thanh niên xung phong của khu mỏ.Và đó chính là ngày máu đỏ đổ đầy khu mỏ đá. Cái ngày đau thương đã cướp đi sinh mạng của hơn ba mươi nam, nữ thanh niên đang ở độ thanh xuân. Cái hang đá không tên mà cả hai tiểu đội thanh niên xung phong đã có một khoảng thời gian khá dài tá túc đã được đặt tên là hang Hỏa Tiễn  để làm chỉ dấu cái hang này đã bị Hỏa Tiễn  từ máy bay Mỹ phóng xuống làm đổ sập và đã làm cho cho đất đá  nơi đây trộn lẫn với máu xương của trên ba mươi con người, trên ba mơi trái tim ở tuổi đang yêu và phải được yêu.
Sau trận hỏa tiễn làm sập hang một không khí tang thương trùm khắp Hoàng Mai. chảy tràn Máu và nước mắt.
Bởi vậy mà phần II diễn tả sự kiện nói trên của cuốn tiểu thuyết được đặt tên là  Máu.
Không khí bi thương sau khi trên 30 thanh niên xung phong bị bom đạn Mỹ sát hại đã được nhà văn Nguyễn Ngọc Lợi miêu tả một cách sống động, mọi cái của quá khứ vẩn hiện về rõ mồn một trước mắt người đọc: “Khói nhang tỏa mù mịt, lúc này thì có bao nhiêu là nhang được đốt lên, từng bó, từng nắm. Như vậy là Mai đã chết. Mọi người cũng đã chết, đã chết hết cả. Hóa ra chết là như thế này ư? Sao cái chết lại dễ dàng như thế được. Hơn ba chục cuộc đời đã phải dừng lại. Hơn ba chục con người tốn công chăm bẵm của cha mẹ”. Trong cảnh tang thương đó anh lính pháo binh người yêu của Mai có tên là Nhiễu đã đau xót lịm người bên thi thể người yêu và những đồng đội của Mai. Cô cán bộ nhân sự phải gọi mấy người đến giữ Nhiễu:. “Nhiễu quằn quại bên thi thể Mai…”. Phải thừa nhận rằng với ngôn ngữ tiểu thuyết có sức truyền cảm cao của nhà văn xứ Nghệ Nguyễn Ngọc Lợi, khi đọc tới phần 2 được dặt tên là Máu hết sức bi thương này cùng với cách kể chuyện bằng một ngôn ngữ chân chất mộc mạc nhưng điêu luyện phản ánh trung thực các tư liệu chiến tranh và phần thứ III có hậu của cuốn tiểu thuyết được lấy tên với tiêu đề: “Nụ cười nước mắt và lòng biết ơn” đã làm cho tất cả người đọc đều rơi nước mắt
Chúng ta có thể mừng vui để khẳng đỉnh rằng: Với tiểu thuyết "Đá xanh máu đỏ” nhà văn Nguyễn Ngọc Lợi đã ghi dấu ấn thành công mới, đóng góp mới cho tiểu thuyết Việt Nam viết về đề tài chiến tranh; Một đề tài cần được nền văn học nước nhà quan tâm đặt ở vị trí xứng đáng nhất Nhà văn Nguyễn Ngọc Lợi đã thực sự thành công trên  cả hai phương diện: Thành công trong việc lựa chọn đề tài,  trong thể hiện nội dung và vận dụng các phong cách nghệ thuật để đưa tiểu thuyết “Đá xanh máu đỏ” của mình trở thành cuốn tiểu thuyết có giá trị. Cuốn tiểu thuyết đáng để độc giả tìm đọc trong bối cảnh hiện nay. 
6/4/2021
Nguyễn Đình Anh
Theo https://vanhocsaigon.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nguyễn Khải - Vui buồn một đời văn

Nguyễn Khải - Vui buồn một đời văn Xuất phát điểm từ một nhà báo cơ sở ở địa phương đã in đậm dấu ấn trong văn nghiệp của Nguyễn Khải: Mọi...