Thứ Tư, 28 tháng 2, 2024
Đông Trình - Người đi "Giữa thực và mơ"
Đông Trình - Người đi
Không phải ngẫu nhiên, trong hành trình sáng tác thơ của
mình, khi làm tuyển tập thơ viết cho thiếu nhi, Đông Trình lại đặt tên cho tập
thơ là Đi giữa thực và mơ (Nxb. Đà Nẵng, 2009). Còn Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện
thì cho rằng: “Đọc thơ Đông Trình, nhiều lúc bắt gặp những chuyện mơ mơ thực thực”. Nhận
định mang tính luận đề này của một Bác sĩ, một nhà nghiên cứu tâm lý và văn hóa
danh tiếng như Nguyễn Khắc Viện, chắc hẳn không phải là chuyện “nói cho vui” mà
chính là đúc kết những cảm nhận từ sự nghiệm sinh của một người đã trải qua nhiều
“bão giông” cuộc đời đối với thơ của một thi nhân đã và đang đi qua cuộc nhân
sinh gắn với những thăng trầm của lịch sử đất nước mà thi nhân không chỉ trải
nghiệm nhưng còn dự phần như một chứng nhân. Thơ Đông Trình, vì thế, là thơ của
một sự kết tinh từ hành trình sống của anh trong sự song hành với lịch sử dân tộc
mà dấu ấn lịch sử ấy đã trở thành một ám ảnh trong anh và những người cùng thế
hệ, một thế hệ luôn mang khát vọng về một xã hội, ở đó những giá trị nhân văn
như: dân chủ, tự do, công bằng, bác ái… được đề cao, gìn giữ và trân quý. Nhưng
cuộc đời không phải lúc nào cũng đẹp như những giấc mơ mà còn có cả sự hiện hữu
của những cái thực. Và những cái thực ấy, nhiều khi trần trụi đến đớn đau, cho
dù con người không chấp nhận thì nó vẫn tồn tại như một phần tất yếu của đời sống.
Thơ Đông Trình, vì thế là thơ luôn đi giữa hai bờ thực và mộng, giữa có và
không, giữa hiện hữu và không hiện hữu, trong cuộc nhân sinh vốn đầy những bất
an này. Và đây là một căn phần tạo nên thi giới riêng của thơ Đông Trình trong
hành trình sáng tạo.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cái còn lại hóa cái không
Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét