Hôm nay ngày 12/5/2019, theo văn hóa của Phương Tây thì hôm nay là Ngày Của Mẹ (Mothers’ Day). Nhân dịp này, Dòng Nhạc Xưa xin tổng hợp lại những ca khúc hay về tình Mẹ. Thật ra chúng tôi cũng đã có một chuyên mục về ‘Tình mẫu tử‘ trên trang DongNhacXua.com, nhưng bài viết tổng hợp này sẽ giúp các bạn trẻ nhanh chóng có một danh sách khi cần.
Biết rằng khả năng của mình là có giới hạn nên mọi sự đóng góp, bổ sung luôn được hoan nghênh.
Nhắc đến Y Vân là giới yêu nhạc nghĩ ngay đến ‘Lòng mẹ’ bất hủ dù ông có trên dưới 200 sáng tác thuộc đủ mọi thể loại. Theo Dòng Nhạc Xưa.
‘Lòng mẹ’ là bản nhạc hay nhất và tiêu biểu nhất cho tình yêu bao la của người mẹ Việt Nam.
Lòng mẹ 2 (Ngọc Sơn)
Có một bản cũng có tựa ‘Lòng mẹ’ do nam ca nhạc sĩ Ngọc Sơn
sáng tác, thường gọi là ‘Lòng mẹ 2’ cũng đong đầy tình mẫu tử. Theo tâm sự của
chính Ngọc Sơn (nguồn):
anh đã khóc sưng cả mắt khi viết nên ca khúc Lòng mẹ. Anh kể vào một tối
cuối năm 1987, anh đợi rất lâu sau sân khấu quận 10 để được cất tiếng
hát. “Lúc đó các ca sĩ chính như Bảo Yến, Cẩm Vân đi diễn không về kịp thì
mới đến lượt tôi. Khi hát về tôi rất cảm động với tình cảm mà đại gia đình dành
cho tôi và nhớ về mẹ. Tối đó, tôi sáng tác ngay bài Lòng mẹ”.
Cảm tác từ đoản văn cùng tên của Thiền sư Nhất Hạnh, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã cho ra đời một giai điệu rất đẹp trên những ca từ mượt mà như những
vần thơ. Có thể nói ‘Bông hồng cài áo’ là bản nhạc nổi tiếng thứ nhì sau ‘Lòng mẹ’ của
Y Vân trong số những bài hát về tình mẫu tử.
Là anh cả trong gia đình, hơn mười tuổi phải sớm lìa bỏ quê
nhà Rạch Giá để lên Sài Gòn kiếm sống, cộng với nỗi mất mát tình cảm với người
cha, cậu bé Lâm Đình Phùng (tên thật của nhạc sĩ Lam Phương) dồn hết cả tình
thương cho mẹ, người phải gánh vác trách nhiệm với cả gia đình. Có lẽ chính vì
điều ấy mà trong một đêm mưa, nhà nhạc sĩ đã cảm tác nên “Đèn khuya”.
Ơn
Nghĩa Sinh Thành (Dương Thiệu Tước)
Nếu như ‘Lòng Mẹ” của
Y Vân là bản nhạc hay nhất về tình mẹ thì có thể nói không ngoa rằng
“Ơn Nghĩa Sinh Thành” của Dương Thiệu Tước (1915 - 1995) là ca khúc hay nhất về
tình phụ mẫu.
Mẹ già như chuối chín
cây (Mừng Tuổi Mẹ - Trần Long Ẩn)
Lấy cảm hứng từ hai câu ca dao:
“Mẹ già như cưới chín cây,
Gió lay mẹ rụng, con rày mồ côi”,
nhạc sỹ Trần Long Ẩn đã bổ sung vào dòng nhạc Việt một sáng tác có giá trị về tình mẫu tử.
“Mẹ già như cưới chín cây,
Gió lay mẹ rụng, con rày mồ côi”,
nhạc sỹ Trần Long Ẩn đã bổ sung vào dòng nhạc Việt một sáng tác có giá trị về tình mẫu tử.
Mẹ tôi
(Trần Tiến)
Trong kho tài âm nhạc đồ sộ, nhạc sĩ Trần Tiến dành một vị
trí trân trọng khi viết về người Mẹ.
Mẹ tôi (Nhị Hà)
Một bản nhạc cùng tên ‘Mẹ tôi’ của nhạc sĩ Nhị Hà cũng rất được
những thế hệ lớn tuổi yêu thích.
Ghi chú: chúng tôi không có nhiều thông tin về nhạc sĩ Nhị
Hà. Nếu quý vị biết thêm chi tiết nào, xin liên hệ với Dòng Nhạc Xưa.
Cầu cho Cha Mẹ 2 (Cha Phanxico)
Với những Kito hữu, bản ‘Cầu cho Cha Mẹ 2’ của Linh mục
Phanxico là bài thánh ca không thể thiếu trong những dịp phụng vụ liên quan đến
tình mẫu tử.
Đôi nét về nhạc sĩ Nhị Hà
Chỉ với một bản ‘Mẹ tôi’ cũng đủ lưu danh nhạc sĩ Nhị Hà vào nền tân nhạc Việt Nam như là tác giả của một trong những nhạc phẩm hay nhất về tình mẫu tử. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về nhà nhạc sĩ gốc Huế này để thế hệ trẻ có nhiều thông tin hơn.
Nhạc sĩ Nhị Hà.
Tác giả nhạc phẩm “Mẹ tôi”, một trong vài nhạc phẩm ca ngợi lòng mẹ đặc sắc của tân nhạc Việt Nam đã vĩnh viễn xa rời cuộc sống vào ngày 10 tháng 10 năm 1988 tại thành phố Houston do ung thư gan.
Nhạc sĩ Nhị Hà tên thật là Lê Quang Mại, sinh ngày 24 tháng 8 năm 1935 ở Quảng Bình. Ông là người con thứ 2 trong một gia đình có 5 người con.
Vào năm 1958, Nhị Hà trở ra Huế để lập gia đình tại đây với người bạn gái học chung năm cuối ở trường Khải Định tên Kim Khuê. Hai người có với nhau 7 người con. Năm 1960, ông vào Saigon tiếp tục học. Sau một thời gian sang Mỹ tu nghiệp, ông về Việt Nam làm việc tại Nha Cải Huấn cho đến năm 1975.
Năm 1975, Nhị Hà di tản sang Mỹ và cư ngụ tại tiểu bang Arizona. Sau đó, ông dời về tiểu bang Washington. Sau cùng ông và gia đình về cư ngụ tại thành phố Houston (Texas) vào năm 1979 cho đến khi ông qua đời. Tổng số tác phẩm của Nhị Hà khoảng 20 bài. Nhạc phẩm đầu tiên ông sáng tác lúc mới 13 tuổi là bài “Mẹ tôi”, một sự phối hợp đặc biệt giữa khả năng thiên phú về âm nhạc và lòng thương yêu hết lòng người mẹ đã cả đời tận tụy vì con cái. Một vài nhạc phẩm khác đã đưa tên tuổi của ông lên cao là Trở Về Thôn Cũ và Nhớ Một Mùa Hoa, v.v… Tác phẩm cuối cùng của ông là Yêu, viết trước khi qua đời, trong thời gian điều trị tại bệnh viện“.
Trở về thôn cũ- Nhị Hà - YouTube
Sakura! Nhớ một mùa hoa-MUSIC: Ngô Huy ... - YouTube
Yêu [Lyric Audio] - Khắc Việt - YouTube
Nhạc sĩ Nhị Hà tên thật là Lê Quang Mại, sinh ngày 24 tháng 8 năm 1935 ở Quảng Bình. Ông là người con thứ 2 trong một gia đình có 5 người con.
Vào năm 1958, Nhị Hà trở ra Huế để lập gia đình tại đây với người bạn gái học chung năm cuối ở trường Khải Định tên Kim Khuê. Hai người có với nhau 7 người con. Năm 1960, ông vào Saigon tiếp tục học. Sau một thời gian sang Mỹ tu nghiệp, ông về Việt Nam làm việc tại Nha Cải Huấn cho đến năm 1975.
Năm 1975, Nhị Hà di tản sang Mỹ và cư ngụ tại tiểu bang Arizona. Sau đó, ông dời về tiểu bang Washington. Sau cùng ông và gia đình về cư ngụ tại thành phố Houston (Texas) vào năm 1979 cho đến khi ông qua đời. Tổng số tác phẩm của Nhị Hà khoảng 20 bài. Nhạc phẩm đầu tiên ông sáng tác lúc mới 13 tuổi là bài “Mẹ tôi”, một sự phối hợp đặc biệt giữa khả năng thiên phú về âm nhạc và lòng thương yêu hết lòng người mẹ đã cả đời tận tụy vì con cái. Một vài nhạc phẩm khác đã đưa tên tuổi của ông lên cao là Trở Về Thôn Cũ và Nhớ Một Mùa Hoa, v.v… Tác phẩm cuối cùng của ông là Yêu, viết trước khi qua đời, trong thời gian điều trị tại bệnh viện“.
Trở về thôn cũ- Nhị Hà - YouTube
Sakura! Nhớ một mùa hoa-MUSIC: Ngô Huy ... - YouTube
Yêu [Lyric Audio] - Khắc Việt - YouTube
Tiếp nối dòng nhạc về Tình Mẫu Tử thiêng liêng, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bản ‘Nhật ký của Mẹ’, một nhạc phẩm chứa chan tình Mẹ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung.
Theo một bài viết của tác giả Hà Thu trên VNExpress:
Nguyễn Văn Chung kể Nhật ký của mẹ được sáng tác
năm 2008, xuất phát từ ý tưởng muốn viết một ca khúc làm quà tặng mẹ anh. Khi ấy,
gia đình anh gặp biến cố. Sự quan tâm, chăm lo của mẹ đã khiến anh xúc động.
Anh nghĩ lại những điều mẹ đã hy sinh cho các con từ nhỏ và đặt bút viết ca
khúc.
Lúc hoàn thành bài hát, nhạc sĩ đưa Hiền Thục xem. Tuy nhiên,
vì vướng một số dự án khác, cô không kịp thu âm. Ba năm sau, Nguyễn Văn Chung lại
ngỏ ý mời Hiền Thục hát Nhật ký của mẹ một lần nữa và được cô đồng ý.
Là một người mẹ, Hiền Thục không khỏi xúc động khi thể hiện ca khúc. Cô tâm sự
từng nhiều lần khóc trong phòng thu.
Nhật ký của mẹ dài tám phút, vì thế, Nguyễn Văn Chung từng
e ngại ca khúc khó được đưa lên biểu diễn trên sân khấu và truyền hình. Tuy
nhiên, anh không cắt gọt nhạc phẩm vì muốn tái hiện đầy đủ hành trình mẹ theo
sát con qua từng giai đoạn: chào đời, tập nói, tập đi, đi học, trưởng thành, có
tình cảm với người khác giới và đi làm xa. “Đó là những điều mà ở bất kể
quốc gia, hoàn cảnh, tôn giáo nào, người mẹ cũng làm cho con. Tôi viết theo từng
giai đoạn và khi đó ‘Nhật ký của Me’ hoàn thành”, Nguyễn Văn Chung kể.
Video ca khúc được thể hiện bằng tranh
cát, do chính nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung vẽ. “‘Nhật ký của Mẹ’ là bài
hát tôi rất tự hào, tôi muốn thể hiện ca khúc một cách mộc mạc, giản đơn và bao
quát nhất, vì thế, tôi chọn cách thể hiện bằng tranh cát”, Nguyễn Văn Chung kể.
Nhạc sĩ đã nhờ nghệ nhân Trí Đức hướng dẫn. Sau một thời gian luyện tập chăm chỉ,
anh tự vẽ minh họa cho nhạc phẩm của mình. Video có kinh phí vẻn vẹn ba triệu đồng
nhưng gây xúc động mạnh cho người xem.
Đôi nét về nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung (theo Wikipedia)
Nguyễn Văn Chung sinh ngày 12 tháng 4 năm 1983 tại thành
phố Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp bậc Trung học tại trường
Lê Hồng Phong, anh theo học tại Khoa Ngoại ngữ, chuyên ngành Du lịch, Đại học
Ngoại ngữ - Tin học. Năm nhất đại học, Nguyễn Văn Chung nảy nở tình yêu với một
cô gái ở Long
Xuyên. Sau đó, cô gái này di cư, Nguyễn Văn Chung không nhận được bất cứ
tin tức nào. Anh bắt đầu sáng tác nhạc để chia sớt những nỗi buồn của bản thân,
những nhớ thương về mối tình đầu không thể quên này.
Ban đầu, việc sáng tác của Chung chỉ là không chuyên. Nhưng
những tác phẩm của anh rất được công chúng đón nhận và đã có được chỗ đứng vững
chắc trong làng âm nhạc. Ca khúc đầu tiên khi Nguyễn Văn Chung mới vào nghề
là Người Thầy Năm Xưa, được ca sĩ Nguyên
Vũ mua lại và trình bày, gặt hái được rất nhiều thành công. Sau đó,
Nguyễn Văn Chung ký hợp đồng chuyên nghiệp với công ty Nhạc Xanh và cho ra đời
những ca khúc đầu tiên như Đêm trăng tình yêu, Vầng trăng khóc, Tình yêu
mang theo, Mộng thủy tinh… đều trở thành những ca khúc hit.
Khoảng thời gian sau, Nguyễn Văn Chung gặp gỡ và yêu thương một
cô gái khác (vợ anh sau này). Chính mối tình nhiều sóng gió nhưng cuối cùng lại
có kết thúc đẹp này đã mang lại cho Nguyễn Văn Chung những cảm hứng sáng tác bất
tận. Nguyễn Văn Chung cho biết đã có lúc tưởng chừng như sẽ mất cô mãi mãi
nhưng cuối cùng lại được thấy nhau, lại mang cho nhau những nụ cười hạnh phúc.
Hiện tại, Nguyễn Văn Chung đang mở công ty Sư Tử Bạc
Entertainment, chuyên đào tạo, quản lý ca sĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét