Đây mùa thu tới - Bài thơ thu
của nhà thơ tình Xuân Diệu
Khi cái chớm lạnh của mùa thu đến, khi những cơn mưa dài bất
chợt về, từng cơn gió cuốn theo đó là phảng phất mùi hương hoa ta lại nhớ về
mùa thu. Ngồi quán cafe nhìn từng giọt cafe rơi, ngồi nghe những bản nhạc tình,
chợt nhớ về nhà thơ tình Xuân Diệu, nhớ về bài thơ thu của ông, xao xuyến
bâng khuâng, đậm chất tình tất cả đều có trong bài thơ ”Đây mùa thu tới”
của nhà thơ tình nổi tiếng ấy.
Xuân Diệu (1916-1985) là nhà thơ tình, viết hay nhất và nhiều
nhất trong thời đại chúng ta. Thi sĩ đã để lại trên 400 bài thơ tình; là nhà
thơ “mới nhất trong những nhà thơ mới”. Xuân Diệu cũng là thi sĩ của mùa thu. Với
Xuân Diệu nếu “Tình không tuổi và xuân không ngày tháng” thì cảnh thu chứa đựng
biết bao tình thu, bao rung động xôn xao, bởi lẽ “Thu đến - nơi nơi động tiếng
huyền”.
Trong hai tập thơ viết trước Cách mạng: “Thơ thơ” và “Gửi
hương cho gió ” có rất nhiều bài thơ nói đến sắc thu, hương thu, trăng thu,
tình thu, thiếu nữ buổi thu về… Mùa thu thật đáng yêu, làm cho tâm hồn thi sĩ
như dây đàn huyền diệu đang rung lên xao xuyến…
“Đây mùa thu tới” là một bài thơ thu tuyệt bút của Xuân Diệu,
rút trong tập “Thơ thơ”, xuất bản năm 1938. Thu đến, xôn xao rung động đất trời.
Cảnh vật đẹp mà thoáng buồn man mác. Lòng thiếu nữ càng trở nên bâng khuâng buổi
thu về.
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng:
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng:
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rữa mầu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá…
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Trong vườn sắc đỏ rữa mầu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá…
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…
Non xa khởi sự nhạt sương mờ…
Đã nghe rét mướt luồn trong gió…
Đã vắng người sang những chuyến đò…
Non xa khởi sự nhạt sương mờ…
Đã nghe rét mướt luồn trong gió…
Đã vắng người sang những chuyến đò…
Mây vẩn từng không chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.
Cảm nhận đầu tiên của thi sĩ Xuân Diệu về mùa thu không phải
là âm thanh tiếng chày đập vải, không phải là ấn tượng “Ngô đồng nhất diệp lạc
- Thiên hạ cộng trì thu” mà là ở dáng liễu, rặng liễu ven hồ, hay bên đường:
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”.
Cả một không gian “đìu hiu”, buồn và vắng vẻ. Rặng liễu trầm
mặc như “đứng chịu tang”. Lá liễu buông dài như tóc nàng cô phụ “buồn buông xuống”.
Lá liễu ướt đẫm sương thu tưởng như “lệ ngàn hàng”. Liễu được nhân hóa “đứng chịu
tang”, từ tóc liễu đến lệ liễu đều mang theo bao nỗi buồn thấm thía. Một nét liễu,
một dáng liễu được miêu tả và cảm nhận đầy chất thơ. Biện pháp láy âm được Xuân
Diệu vận dụng tài tình để tạo nên vần thơ giàu âm điệu, nhạc điệu: “đìu hiu -
chịu”, “tang - ngàn - hàng”, “buồn - buông - xuống”. Đó là một điểm mạnh, khá mới
mẻ trong thi pháp mà Xuân Diệu đã học tập được trong trường phái thơ tượng
trưng Pháp trong thế kỷ XIX.
“Đây mùa thu tới mùa thu tới”
Lặp 2 lần động từ “tới” báo hiệu một mùa thu vội vã, một sự
giao cảm tinh tế nhạy bén. Nhịp câu thơ 4/3, sự lặp lại mùa thu tới như một tiếng
reo ngỡ ngàng như chợt nhận ra mùa thu vô hình đã trở thành mùa thu hữu hình.
Xuân diệu đón mùa thu bằng cả tấm lòng
Xuân diệu đã vẽ nên mùa thu bằng chiếc áo mơ phai tạo cho mùa
thu một dáng vẻ tươi sáng thanh nhẹ quý phái, đây là màu sắc hư ảo. động từ dệt
đem đến cho ta cảm nhận màu vàng nhưng không tĩnh lặng, một màu xanh đậm không
chịu úa tàn mà vẫn tiềm ẩn một sức mạnh của thiên nhiên. Câu thơ mất đi một
chút rõ ràng nhưng được thêm rất nhiều thơ mộng. Khổ thơ 1 sử dụng biện pháp
nhân hóa từ ngữ tinh tế tạo nên một bức tranh thiên nhiên chớm thu lộng lẫy
nhưng không buồn
Mỗi ngày mỗi đêm đi qua. Thu đã về và thu dần dần trôi qua. Cảnh
vật biến đổi. Hoa đã “rụng cành”. Tác giả không nói “đôi ba…”, mà lại viết “hơn
một” cách dùng số từ ấy cũng là một cách nói rất mới. Trong vườn, màu đỏ (từng
chấm nhỏ) đang lấn dần, đã và đang “rũa màu xanh”! Cũng nói về sự biến đổi ấy,
trong bài “Cảm thu, tiễn thu” thi sĩ Tản Đà viết:
“Sắc đâu nhuộm ố quan hà
Cỏ vùng cây đỏ bóng tà tà dương”.
Cây cối bắt đầu rụng lá trơ cành như đang “run rẩy”, khẽ
“rung rinh” trước những làn gió thu lành lạnh, se sắt. Khổ thơ thứ hai, chất
thơ ấy là sự lay động xôn xao từ cảnh vật, từ hoa lá hơi may mà thấm vào hồn
thi sĩ:
“Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh.
Những luồng run rẩy, rung rinh lá,
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”.
Các từ láy: “run rẩy”, “rung rinh”, “mỏng manh” là những nét
vẽ thần diệu gợi tả cái run rẩy, cái rùng mình của cây lá buổi chiều thu. Nghệ
thuật sử dụng các phụ âm , “r” (rụng, rũa, run rẩy, rung rinh) và phụ âm “m” (một,
màu, mỏng manh) với dụng ý thẩm mỹ trong gợi tả và biểu cảm đặc sắc. Đó cũng là
một nét mới trong thi pháp của Xuân Diệu.
Sang đến khổ thơ thứ 3:
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
Sự xuất hiện hình ảnh trăng cô lẻ, ngẩn ngơ buồn, hình ảnh
non xa nhạt nhòa tạo cảm giác không gian quạnh hiu xa vắng, đặc biệt là chữ “vắng”
càng giúp người đọc cảm nhận nỗi buồn vô cùng.
“Nghe” có sự chuyển đổi cảm giác từ xúc giác sang thính giác.
Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa rét mướt - luồn, gió rét đã hòa
làm một, nhưng từ luồn đã tách đôi gió rét ra làm 2 vật thể riêng biệt. Đó là một
cách vật thể hóa cái lạnh, chỉ mức độ cái lạnh của mùa thu, cái vô hình đã
thành cái hữu hình nhờ động từ luồn. tác giả đã mở hết các giác quan để thụ cảm
cái nhạt nhòa quạnh hiu buồn. Ta thấy đất trời quạnh quẽ xa mờ hơn, vầng trăng
như cùng bơ vơ, ngẩn ngơ, núi không rõ nét, tất cả như đang chia ly như rời bỏ
nhau.
Khổ thơ thứ 4 là cái nhìn lên bầu trời “mây vẩn từng không…”
nếu bầu trời trong thơ Nguyễn Khuyến là bầu trời trong nhẹ cao thì trong thơ
Xuân Diệu là “mây vẩn từng không chim bay đi” là chim đi khi trời u uất, không
gian rộng xa vắng tạo sự chia ly tan tác, cảnh vận động theo mạch từ cái xác định
cụ thể đến cái không xác định.
Mây vẩn từng không chim bay đi
Khí trời u uất hận chia ly
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì
Cái tình đậm nét dần, những nỗi buồn, cái buồn của cái tôi cá
nhân càng đi sâu càng thấy lạnh càng cô đơn, cái tôi tách khỏi cái ta (đặc
trưng của thơ mới). Hai câu thơ cuối là sự xuất hiện của ít nhiều từ ngữ khônng
làm cho cảnh vui hơn mà trái lại càng sầu thảm hơn, đây là lối diễn đạt rất tây
trong cấu trúc đảo ngữ “ít nhiều thiếu nữ buồn không nói”đã vẽ lên nỗi sầu buồn
lẻ loi cô đơn của thiếu nữa trước không gian mênh mang, hai câu thơ nói lên nỗi
buồn xa xăm thương nhớ, sự ngơ ngác của các cô gái chàng trai và cũng chính là
tâm trạng nhà thơ, những con người mơ mộng và say đắm yêu thương. Con người đã
xuất hiệnt rong tâm trạng u buồn suy tư, tình thu đã đâm sâu vào cảnh vào lòng
người .
Đây mùa thu tới” là một bài thơ thu tuyệt bút của Xuân Điệu.
Bao nhiêu nét thu là bấy nhiêu nét vẽ tài hoa. Dáng thu, sắc thu, tình thu đều
đẹp mà buồn, bao nên cái hồn thu mênh mang, xao xuyến. Đáng yêu nhất là hình ảnh
thiếu nữ, một dáng thu yêu kiều mộng tưởng “Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”. Một
trái tim đa tình, một ngòi bút tài hoa. Cách cảm và cách diễn tả rất mới, rất
thơ. Đằng sau những sắc thu của đất trời, hoa lá, cây cỏ, của núi xa, của nàng
trăng, của làn gió thu se lạnh,… là tiếng thu xôn xao, rung động trong tâm hồn
thi sĩ tuổi đôi mươi và trong lòng thiếu nữ tuổi trăng tròn. Bài thơ cho ta nhiều
ngẩn ngơ say cái hương sắc mùa thu xưa, mùa thu Hà Nội hơn nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét