Một chiều cuối năm. 61 tuổi đời. Nguyễn Huyền Thạch lặng lẽ từ giã người thân và bạn bè; từ giã cái “cây đời mãi mãi xanh tươi” để về với cái thế giới mà tiền bối Bích Khê đã đến đó cách nay gần tròn 70 năm chẵn: Tôi gọi vang vang Huyền Huyễn Thạch/ Thiên Bút ngừng tay đọc mây thơ/ Thiên Ấn chuông ngân thần tử mách/ Bến mộng Bích Khê rót rượu chờ! (thơ tiễn Thạch của Trần Thoại Nguyên).
Huyền Thạch mất, lần giỡ lại những bài tản văn, tiểu luận và từng trang thơ anh nằm rải rác khắp nơi (chưa kịp in thành tập), tôi chợt giật mình: Hình như anh đã tiên liệu về cuộc giã từ sớm của mình! “Bóng ai về” tìm anh kia mà khiến anh không thể đủ thời gian để đợi những điều anh muốn đợi lại phải đến với thế giới hư không sớm thế: Đã có lúc tôi dừng chân muốn đợi/ Vầng trăng non về lặng lẽ sau lưng/ Quay lại nhìn tôi chỉ thấy hư không/ Đang đổ xuống một màu trăng úa/ Tôi vội vã chạy về bên liếp cửa/ Bỗng thấy mình vừa đụng phải bóng ai/ Đang ngã xuống rồi tan vào bóng tối (Bóng ai về). Và lạ chưa! “Những sợi tóc rụng” có dính dáng gì đến căn bệnh nan y của anh không mà giờ đọc lại ta cứ nghe như lời anh gửi lại trong chút nắng chiều cong trên lư hương thờ mờ mờ khói phủ và thoang thoảng hương trầm: Hỡi chút nắng cong trong lư hương đầy/ Lỡ mai này không hòng về đây/ Hãy đốt giùm mớ trầm chưa chẻ kịp/ Vì một đời tôi không quen biết ai (Những sợi tóc đã rụng)...
Nhưng, điều đáng quý của người thơ chính là khi biết tiên liệu về cuộc ra đi sớm của mình, anh không hề bi quan mà vẫn luôn biết thơ cần phải làm gì để gửi lại cho đời những niềm tin yêu, hy vọng với tóc xanh, mây trắng, ngàn sao, màu hoa cúc; có sương sớm, mai hồng và rộn rã tiếng chim: Mỗi đêm về tuyệt vọng trong tôi/ Một cuộc đời không đủ để rong chơi/ Gửi tóc xanh cho cỏ chiều vàng úa/ Gửi mây trắng cho trời xanh một thuở/ Gửi ngàn sao cho những đêm khuya/ Gửi hoa cúc cho mùa thu giữ hộ/ Và sương sớm gửi cho ngàn nội cỏ/ Gửi mai hồng cho rộn tiếng chim ca.
Và vì thế, sinh thời, khi tâm sự với bạn thơ Bùi Văn Cang, anh ước mong “Chỉ cần thấy màu xanh của lá” (Tên bài thơ). Đọc đến đây, ta mới hiểu vì sao Huyền Thạch yêu cái trần gian này đến vậy cho dù cuộc trần ai thì quá lắm nhọc nhằn. Cái ngõ phố Chợ trời Phạm Xuân Hòa - nơi anh ở, ngổn ngang những hàng hóa, chen chúc những hàng ăn, eo sèo những tiếng rao hàng; vậy mà anh vẫn thấy đắm yêu: Con mèo núp nơi nào trên mái ngói/ Kêu meo meo rồi vụt chạy đi đâu/ Tiếng còi xe ai hối hả qua mau/ Hòa với tiếng rao hàng xe hủ tiếu (Trước hiên nhà). Anh yêu đến cả những con vật gần gũi ở hẻm phố nhà mình, luẩn quẩn loanh quanh giành nhau từng mẫu xương thừa ven quán hẻm: Tôi không hiểu vì sao tôi thương mến/ Những con mèo, con chó ở quanh tôi/ Những con đường lầy lội mưa rơi/ Những dãy phố chập chùng sau hẻm tối (Chiều ba mươi tết). Đúng! Tình yêu thì muôn đời vẫn rất khó lý giải, cứ miễn là ta yêu. Yêu đến mê đắm, đến phải buột ra thơ thì tình yêu ấy ở Nguyễn Huyền Thạch là không hề đơn giản. Từ cái phố Chợ trời nhà mình, anh khái quát nên những câu chuyện đời mang dấu ấn của thời buổi thị trường mà đôi lúc “đèn đỏ pháp luật” cũng phải nhiều phen hú vía: Có một lần không thấy ai chung quanh/ Giữa trưa nắng, đèn xanh, anh đứng mãi/ Thật may mắn… Ở tuyến đường ngược lại/ Một gã say, đèn đỏ, phóng vèo qua (Ngã tư đường và một người loạn sắc). May mắn thật! Nếu anh chủ quan vì mình đi đúng luật, tiếp tục rồ ga, thì gã say, vượt đèn đỏ kia đã cướp mạng anh rồi chứ không phải đợi đến một ngày đông Giáp Ngọ.
Và vì thế, sinh thời, khi tâm sự với bạn thơ Bùi Văn Cang, anh ước mong “Chỉ cần thấy màu xanh của lá” (Tên bài thơ). Đọc đến đây, ta mới hiểu vì sao Huyền Thạch yêu cái trần gian này đến vậy cho dù cuộc trần ai thì quá lắm nhọc nhằn. Cái ngõ phố Chợ trời Phạm Xuân Hòa - nơi anh ở, ngổn ngang những hàng hóa, chen chúc những hàng ăn, eo sèo những tiếng rao hàng; vậy mà anh vẫn thấy đắm yêu: Con mèo núp nơi nào trên mái ngói/ Kêu meo meo rồi vụt chạy đi đâu/ Tiếng còi xe ai hối hả qua mau/ Hòa với tiếng rao hàng xe hủ tiếu (Trước hiên nhà). Anh yêu đến cả những con vật gần gũi ở hẻm phố nhà mình, luẩn quẩn loanh quanh giành nhau từng mẫu xương thừa ven quán hẻm: Tôi không hiểu vì sao tôi thương mến/ Những con mèo, con chó ở quanh tôi/ Những con đường lầy lội mưa rơi/ Những dãy phố chập chùng sau hẻm tối (Chiều ba mươi tết). Đúng! Tình yêu thì muôn đời vẫn rất khó lý giải, cứ miễn là ta yêu. Yêu đến mê đắm, đến phải buột ra thơ thì tình yêu ấy ở Nguyễn Huyền Thạch là không hề đơn giản. Từ cái phố Chợ trời nhà mình, anh khái quát nên những câu chuyện đời mang dấu ấn của thời buổi thị trường mà đôi lúc “đèn đỏ pháp luật” cũng phải nhiều phen hú vía: Có một lần không thấy ai chung quanh/ Giữa trưa nắng, đèn xanh, anh đứng mãi/ Thật may mắn… Ở tuyến đường ngược lại/ Một gã say, đèn đỏ, phóng vèo qua (Ngã tư đường và một người loạn sắc). May mắn thật! Nếu anh chủ quan vì mình đi đúng luật, tiếp tục rồ ga, thì gã say, vượt đèn đỏ kia đã cướp mạng anh rồi chứ không phải đợi đến một ngày đông Giáp Ngọ.
Bây giờ… một ngày đông tháng Chạp anh đã ra đi. Anh không kịp cùng vợ con, bè bạn đón tết Ất Mùi, nhưng thơ anh cơ hồ như đã đón sớm tết cho mình, gửi lại cho đời những gì cần gửi, rồi thanh thản ra đi mà chẳng ai hay biết: Gửi mùa xuân kịp về cho mai nở/ Những lộc mới đang âm thầm mở cửa/ Nhựa rộn ràng như máu gửi thân cây/ Máu rộn ràng như rượu gửi tim say/ Chảy mênh mang trong tôi hồn túy lúy (Chỉ cần thấy màu xanh của lá). Chỉ còn vẻn vẹn 5 ngày nữa là đến chiều ba mươi Tết. Nhưng dường như anh biết mình sẽ sớm “mờ mịt khói sương” nên thấy ai cũng chào mình rất vội. Và dường như đúng chiều ba mươi Tết Ất Mùi vừa qua, ta vẫn thấy bóng dáng một nhà thơ “đang lớ ngớ” đón xuân về bên con hẻm thân quen cho dù anh đã thật sự mịt mờ sương khói: Những ai đó đã chào tôi rất vội/ Rồi chìm tan trong khói bụi ven đường/ Đâu biết tôi cũng mờ mịt khói sương/ Đang lớ ngớ giữa chiều ba mươi Tết (Chiều ba mươi tết). Yêu tha thiết màu xanh cây đời, lại biết mình sẽ giã từ sớm cái cây đời “xanh rì” ấy, nên… màu thơ Nguyễn Huyền Thạch là một một xanh phai: Đêm xưa lá cỏ xanh rì mộng/ Người đến bên tôi chẳng nói gì/ Chỉ thấy một ngàn mây quá mỏng/ Bên trời thu mộng sắp phai đi (Sắp phai đi).
Và xin mượn lời thơ Nguyễn Minh Phúc - một người bạn thơ xa viếng anh để cùng anh giã biệt: biệt ly nào mà chẳng buồn rơi lệ/ huống chi là xa cách sẽ nghìn năm/ ly rượu đắng chiều nay buồn như thể/ bạn rồi đi xa mãi một chỗ nằm (Chiều cuối năm, bạn mất). Vĩnh biệt Nguyễn Huyền Thạch! Nhưng thơ anh vẫn còn mãi “một chỗ nằm” trong lòng bạn, lòng đời. Tạp chí Sông Trà xin giới thiệu một số bài thơ của anh như một lời chia biệt.
CHIỀU BA MƯƠI TẾT
Tôi không hiểu khi mọi người say ngủ
Những ngôi sao còn lấp lánh vì ai?
Và bên đường hoa mắc cỡ loay hoay
Lá vội khép khi có gì khẽ động.
Tôi không hiểu vì sao tôi đuối mộng
Khi bàn tay cầm nắm một bàn tay
Đâu có gì ẩn giấu dưới chân mây?
Sao những cánh chim trời hăm hở đến.
Tôi không hiểu vì sao tôi thương mến
Những con mèo, con chó ở quanh tôi
Những con đường lầy lội mưa rơi
Những dãy phố chập chùng sau hẻm tối.
Những ai đó đã chào tôi rất vội
Rồi chìm tan trong khói bụi ven đường
Đâu biết tôi cũng mờ mịt khói sương
Đang lớ ngớ giữa chiều ba mươi Tết.
Trước hiên nhà chiều nay tôi đứng ngắm
Mây từ đâu bay tạt ngang trời
Bên kia đường trên vách cũ tường vôi
Rêu tràn ngập một màu xanh mới.
Con mèo núp nơi nào trên mái ngói
Kêu meo meo rồi vụt chạy đi đâu
Tiếng còi xe ai hối hả qua mau
Hòa với tiếng rao hàng xe hủ tiếu.
Chiều đang xuống nắng chiều đang dịu
Một màu vàng sắp sửa biến thành cam
Một ngày đông đang sắp sửa sang xuân
Tôi đứng trước hiên nhà trông thấy cả.
NGÃ TƯ ĐƯỜNG VÀ MỘT NGƯỜI LOẠN SẮC
Anh dừng lại khi mọi người dừng lại
Anh xông lên khi tất cả ào lên
Có một lần không thấy ai chung quanh
Giữa trưa nắng, đèn xanh, anh đứng mãi
Thật may mắn ở tuyến đường ngược lại
Một gã say, đèn đỏ, phóng vèo qua.
GỬI BẠN Ở LÝ SƠN
Những hôm biển động trời gầm
Ngó ra hải đảo sóng ầm ào xô
Ngoài kia con nước lô nhô
Trong ta ngọn hải đăng chờ đợi ai
Ngoài kia trăng ngập non đoài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét