Thứ Hai, 13 tháng 2, 2023
Dấu ấn văn học đương đại Cuba
Những ai từng nghiên cứu hoặc chí ít chỉ tìm hiểu vài nét cơ
bản về văn học Cuba đều biết Cuba chính là nơi sinh ra tiểu thuyết gia Alejo
Carpentier với Sự tráo trở của phương pháp. Ông là người khởi đầu cho chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo ở Mĩ Latinh, và đến lượt Gabriel García Márquez với tiểu
thuyết Trăm năm cô đơn thì trường phái đó đã phát triển một cách rực
rỡ.
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều từng có bốn
năm tuổi trẻ học tại quốc đảo Cuba thừa nhận rằng, ngòi bút của mình cũng mang
tinh thần hiện thực huyền ảo, nhưng với mục đích “biến hiện thực văn hóa Việt
trở nên đẹp đẽ hơn, lộng lẫy hơn và chiều kích rộng hơn”. Chính trí tưởng tượng,
lòng nhiệt thành, khả năng sáng tạo vô bờ trong nền văn hóa Cuba đã “chêm” cho
ông những yếu tố cơ bản. Ông nghiệm ra rằng, khi biết thêm một ngôn ngữ (tiếng
Tây Ban Nha) khiến cho ngôn ngữ mẹ đẻ trong văn thơ ông trở nên sâu sắc và rành
mạch hơn. Cũng là du học sinh học tại quốc đảo, hơn ai hết, tôi – người viết
bài này – hiểu được văn học Cuba ảnh hưởng tác động như thế nào tới giới văn sĩ
từng sống và học tập tại đây như nhà văn Nguyễn Quang Thiều. Bắt nhịp được nguồn
cảm hứng đó, tôi muốn phác thảo một vài nét đặc trưng nhất của nền văn học Cuba
đương đại.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thành phố vắng bóng mặt trời Nhà văn Trần Quốc Cưỡng là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Phú Yên. Xuất thân...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét